Wednesday, November 23, 2016

Lúc nào Việt Nam ‘phá sản hàng loạt?’

Phạm Chí Dũng
Ngân sách khốn quẫn và thực trạng một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án hẳn là nguyên do chính để Quốc Hội Việt Nam phải ra một bản nghị quyết về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
49%!
Trong lúc công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) khẩn thiết kêu gào phải dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu,” còn giới chuyên gia ẵm bồng lợi ích phụ họa theo cách “không còn cách nào khác” và “để giải quyết dứt điểm nợ xấu, có quốc gia phải dùng đến 10-15% GDP,” một bằng chứng về nguồn gốc nợ xấu vừa hiện ra, húc đổ toàn bộ cơ sở luận của những kẻ chỉ muốn “lấy của người nghèo chia cho người giàu.”
Tháng 10, 2016, một báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh TP.HCM cho biết “nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nợ xấu liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng cao tới gần 49% trong tổng nợ xấu. Đây là khoản nợ khó xử lý và phần lớn các khoản nợ này vẫn chưa xử lý thu hồi được.”
Một trong những vụ án “người tốt việc tốt” mà đã khiến vài ngân hàng thương mại bị trôi sông đến 5,000 tỷ đồng là vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như. Ai có thể và dám quyết định rằng những ngân hàng “bị lừa” như Vietinbank và ACB sẽ được đền bù bằng chính ngân sách nhà nước và do đó bằng tiền đóng thuế của người dân?
Hay vụ Phạm Công Danh cùng Ngân Hàng Xây Dựng với 9,000 tỷ thất thoát, quan chức chính quyền nào sẽ dám khẳng định rằng dân sẽ phải nội tiền nhiều hơn nữa để bù đắp cho nạn tham nhũng kinh hoàng trong giới cá mập ngân hàng?
Chỉ riêng 3 ngân hàng có lãnh đạo bị bắt nhưng sau đó đã được Ngân Hàng Nhà Nước ưu ái đến mức nghi ngờ khi mua lại với giá 0 đồng – Ngân Hàng Xây Dựng, Ngân Hàng Đại Dương và Ngân Hàng GP – đã có tổng nợ xấu lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Và tuy đã bị làm án,khả năng thu hồi số thất thoát do tham nhũng là rất thấp.
Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam lại quá tệ so với mặt bằng chung trên thế giới. Nếu Việt Nam luôn bị Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) liệt vào nhóm cuối của các nước trên thế giới về độ minh bạch nhưng lại đứng ở top đầu về nạn tham nhũng, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam chỉ khoảng 8% theo số báo cáo, so với yêu cầu quốc tế ít nhất 30%.
Vấn nạn có thể trở thành quốc nạn “vỡ ngân hàng” như trên đã khiến nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại đang biến diễn thành khối ung thư di căn giai đoạn cuối và rất có thể sẽ khiến chế độ phải “hạ cánh cứng.”
Và đó cũng là lý do chủ yếu để khẳng định rằng một khi giới quan chức ngân hàng và quan chức nhà nước phải kêu gào “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu,” tình thế đã trở nên vô phương cứu chữa.
$25 tỷ!
Một trong những quan chức tỏ ra nhiệt tình đột biến khi hô hào phải dùng ngân sách để mua nợ xấu là ông Trương Văn Phước – phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia.
Với nhận định “cần $25 tỷ để xử lý nợ xấu,” ông Trương Văn Phước đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng, khác rất xa so với những báo cáo giả dối về nợ xấu chỉ chiếm khoảng 3% GDP hiện thời.
“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực,” ông Phước “hô khẩu hiệu.” Viên phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát tính toán, để xử lý nợ xấu thì cần $25 tỷ, và cần khoảng 180,000 tỷ để xử lý tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.
Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro thì mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng. Theo ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.
Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế do Viện Kinh Tế Việt Nam tổ chức sáng 12 tháng 10, 2016.
Cần nhắc lại, con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống Đốc Nguyễn Văn Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu được công bố của Ngân hàng nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước ban hành vào tháng 3, 2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm thời làm mất khái niệm nợ xấu.
Đến sát Đại Hội 12, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân Hàng Nhà Nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của chính phủ đều “đẹp” đến quái lạ.
Chỉ sau Đại Hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe khi Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%.
Tuy nhiên, có “xử lý” được nợ xấu hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm 2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác nghiệp.”
Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính, cùng một dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài “không có ngân sách thì không thể xử lý nợ xấu,” có thể hình dung tình hình đã khốn khó đến thế nào.
“Nền kinh tế con tin”
Khốn quẫn đến mức mà ngay một chuyên gia trước đây có hơi hướng phản biện sự thật về thực trạng kinh tế và có vẻ nghiêng về khuynh hướng dân túy, nay cũng “uốn lưỡi”:
“Chúng ta không nên sa đà vào việc tranh luận có nên dùng tiền thuế của người dân để xử lý nợ xấu hay không. Vấn đề cốt lõi là bài toán đánh đổi. Nếu sử dụng 5% GDP để xử lý nợ xấu ngay bây giờ thì 5 năm sau, nền kinh tế thu lại 10% GDP từ tăng trưởng thì đây là việc các nhà quản lý phải suy nghĩ. Nếu không, nền kinh tế cứ như cỗ xe di chuyển chậm chạp, không có sức để bứt lên,” lời của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Thành, viện trưởng Viện Nghiên Kinh Tế và Chính Sách – đại học quốc gia Hà Nội.
Một lần nữa kể từ năm 2011 khi chính phủ mới của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình thành hình, toàn bộ nền kinh tế và đời sống người dân bị các nhóm lợi ích đồng hành cùng giới đảng bắt làm “con tin.” Cứu ngân hàng chính là cứu kinh tế, nếu không cứu ngân hàng thì đất nước sẽ tàn mạt!
Còn với chuyên gia Bùi Trinh, người đã đưa ra luận điểm “Dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy tiền người nghèo chia cho người giàu” thì sao?
“Nợ là con số thật còn GDP là con số chưa đáng tin cậy. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các nhà hoạch định chính sách và cả các tổ chức quốc tế đều chỉ nhìn vào công bố tăng trưởng GDP để vui, buồn và bình luận.”
Và “Ở các quốc gia khác, họ lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu là có thể được vì họ minh bạch. Trong khi đó tại Việt Nam, có ngân hàng và một ông đại gia nào đó định giá các tài sản có khi chỉ 2 tỷ lên đến 20 tỷ. Vậy tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này. Tiền ngân sách là tiền của dân dù là tiền thuế hay tiền đi vay, không thể bắt người dân trả nợ cho cái mà họ không nợ,” ông Bùi Trinh như nói một lần để chẳng bao giờ muốn nhắc lại sự tình “khốn nạn” này.
Dấu hỏi còn lại là trong tương lai gần nào sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng loạt?

RCEP lối Tầu khác TPP lối Mỹ

Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Hai, tổng thống tân cử Donald Trump đã nói lại rằng ông sẽ xóa bỏ Hiệp Ước TPP, Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, thay thế bằng những hiệp ước mậu dịch tự do với từng nước một. Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, tại Buenos Aires, Argentina, tuyên bố rằng nếu không có Mỹ tham dự thì TPP trở thành vô nghĩa, chẳng cần bàn lại nữa.
Hiệp ước TPP do bốn nước Châu Á đề nghị năm 2002, gồm New Zealand, Singapore, Chile và Brunei. Năm 2009 nước Mỹ mới sốt sắng góp mặt, mời thêm Peru, Australia và 4 nước khác, bản hiệp ước được 12 nước ký kết đầu năm 2016. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã đưa cho Quốc Hội thông qua.
TPP đã chết, các nước thành viên cũ muốn cổ động thương mại tự do đang nhìn vào hai hiệp ước mà họ có thể tham dự trong tương lai, cả hai đều có Trung Quốc, trong khi TPP cố ý không mời. Hai thỏa ước này là Hợp Tác Kinh Tế Toàn Vùng, Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) và Vùng Mậu Dịch Tự Do Á Châu Thái Bình Dương, Free Trade Area of the Asia-Pacific (FTAAP).
Hiệp Ước RCEP bao gồm 16 quốc gia, trong đó có các khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Ðộ, với sản lượng (GDP) tổng cộng lớn bằng một phần ba kinh tế toàn cầu (GDP chung của TPP lớn bằng 40%). Nước Mỹ có thể được mời.
Giống như TPP, RCEP cũng nhắm xóa bỏ các hàng rào quan thuế và những rào cản về thương mại giữa các thành viên. FTAAP bao gồm 21 quốc gia trong khối APEC, Á Châu Thái Bình Dương trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ. Tại hội nghị APEC năm 2014 tại Bắc Kinh, các nước APEC ủng hộ dự án này, gọi là “Lộ trình Bắc Kinh.” Sau năm đó, Cộng Sản Trung Quốc đã cổ động cho FTAAP, nhưng không thành công vì các nước khác đang muốn xây dựng TPP, trong đó không có Trung Quốc.
Sau khi ông Donald Trump đắc cử và xóa bỏ TPP, cả hai dự án RCEP và FTAAP đều được hâm nóng lại, sôi nổi lên tại hội nghị APEC vừa qua ở Peru; đặc biệt là RCEP, trong đó Mỹ chưa tham dự vào thành phần sáng lập.
Các dự án do Trung Cộng cổ võ đều giống TPP về các điều khoản xóa bỏ quan thuế và các rào cản mại và đầu tư, nhưng không bao gồm nhiều điều kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của giới lao động, không có những hạn chế trên các doanh nghiệp nhà nước, và không quan tâm đến việc bài trừ tham nhũng và bảo vệ môi trường sống. Ðặc biệt, điều lưu ý đặc biệt của TPP về tự do thông tin trong lãnh vực tin học cũng bị bỏ qua.
Thí dụ, PP buộc các quốc gia phải tôn trọng quyền lợi người lao động theo những quy tắc của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (International Labour Organisation); trong đó có quyền thương thuyết tập thể với chủ nhân về các vấn đề lương bổng; cấm dùng trẻ em lao động, cấm cưỡng bách lao động và kỳ thị trong việc tuyển dụng. Các thành viên cũng cam kết đưa ra những đạo luật về lương tối thiểu, hạn chế số giờ làm việc, bảo vệ an toàn và sức khỏe của công nhân. RCEP đã bỏ qua tất cả các điều kiện này.
PP cũng buộc các nước ký kết phải đặt ra luật lệ bắt các xí nghiệp phải bảo vệ môi trường sống, RCEP không hề chú ý tới.
Ðối với các doanh nghiệp nhà nước, TPP bắt buộc họ phải theo những quy tắc công bằng hoàn toàn theo mục tiêu thương mại trong khi mua bán, không được kỳ thị và chính quyền không được ưu đãi như trợ cấp, cho vay với lãi suất thấp, vân vân.
Hiệp Ước TPP cũng ghi những điều kiện yêu cầu các quốc gia bảo đảm việc trao đổi thông tin thương mại qua phương pháp điện tử phải được tự do, công bằng, một hệ quả là ngăn cấm không cho bưng bít thông tin qua các điểm mạng lưới (websites).
Mô phỏng theo những đạo luật cấm các công ty hối lộ quan chức, đã được Mỹ áp dụng, cũng được các quốc gia thành viên của TPP cam kết. Hiệp ước này buộc các nước thành viên đặt ra luật trừng trị các quan chức đòi hối lộ cũng như những người hối lộ. các quốc gia đồng ý công bố tất cả các luật lệ thương mại một cách công khai minh bạch cho mọi người nước khác đều biết.
Khi so sánh nội dung TPP và RCEP thì chúng ta thấy cũng khác nhau như giữa các xã hội dân chủ tự do và các chế độ độc tài chuyên chế. Nếu ký kết RCEP, các quốc gia hội viên sẽ không phải bận tâm về các vấn đề nhân quyền, trong đó có quyền lợi của người lao động; không cần lo diệt trừ tham nhũng, trái lại tham nhũng còn có thể bành trướng khi có nhiều xí nghiệp ngoại quốc tham gia. Các chính quyền độc tài sẽ được tự do nuôi những doanh nghiệp nhà nước để chia chác lợi lộc cho đảng cầm quyền, bắt dân đóng thuế để nuôi những xí nghiệp quốc doanh.
TPP là một trong hai cái chân của chính sách chuyển trục qua Châu Á của chính phủ Barack Obama, mà bà Hillary Clinton là người xướng xuất. Cái chân thứ hai là chủ trương chuyển 60% lực lượng Hải Quân Mỹ qua Thái Bình Dương, đưa thêm thủy quân lục chiến qua Australia, ký lại hiệp ước an ninh với Phillipnes, và đưa tàu chiến tới sử dụng hải cảng của Singapore.
Tổng thống tân cử Donald Trump có thể gia tăng cho phần thứ hai nặng hơn, với những lực lượng quân sự; nhưng cả chính sách chuyển trục sẽ mất cân bằng nếu thiếu cái chân kinh tế. Trong khi đó giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không ngồi yên mà chỉ mong khai thác cơ hội này. Họ muốn đóng vai trò “anh lớn” trong vùng, đặt các nguyên tắc thương mại quốc tế chỉ hoàn toàn chú trọng đến tiền bạc, họ sẽ đóng vai cầm cân nảy mực trong các tranh chấp giữa các nước thành viên, nghiêng về nước nào thì nước đó được lợi. Vai trò anh lớn này sẽ được áp dụng trong các lãnh vực ngoại giao và cả các vấn đề quân sự.
Nếu RCEP thành hình để thay thế TPP, thì một hậu quả trước mắt là nước Mỹ sẽ mất vai trò “lãnh đạo” trong vùng Thái Bình Dương phía Châu Á.
Nếu chính quyền Trung Cộng đưa RCEP ra mời gọi, những nước độc tài đảng trị có thể hoan nghênh vì họ có thể được lợi về mặt kinh tế, chế độ độc tài của họ có thể vững vàng hơn, trong khi quyền lợi của người dân thường sẽ bị hy sinh.
Những quốc gia đang sống tự do dân chủ như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nam Hàn, có thể cũng ký kết nếu họ thấy không cần quan tâm tới các giá trị như nhân quyền, tự do, dân chủ mà chỉ chú trọng tới các lợi ích kinh tế. Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng những nước Ðông Á và Ðông Nam Á sẽ nhìn thấy rằng họ không thể sống trong một thế giới do Cộng Sản Trung Quốc thống lãnh. Người dân các nước đó và các đảng chính trị đối lập sẽ phản đối.
Một điều không còn nghi ngờ nữa là người dân và giới trí thức các nước trong vùng không tin chế độ Cộng Sản Trung Quốc.
Ðối diện với một nước Trung Hoa đang lên, tâm lý của giới lãnh đạo dư luận ở Ðông Nam Á đã biến chuyển vì một hình ảnh diễn ra vào Tháng Bảy năm 2010, ở ngay Hà Nội. Trong cuộc họp giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Ủy Viên Ngoại Vụ Trung Ương Ðảng Trung Cộng Dương Thiết Trì (Yang Jiechi) đã chỉ tay vào mặt ngoại trưởng Singapore tuyên bố một câu giản dị: “Trung Quốc là một nước lớn. Nước ông chỉ là một nước nhỏ!”
Bất cứ một “nước nhỏ” nào sống bên cạnh Trung Quốc, khi nghe lời nói đó, cũng có thể vừa rợn tóc gáy vừa đỏ mặt nổi giận. Trong thế giới ngày nay, ai còn công nhiên phân biệt “nước lớn, nước nhỏ” thì không thể tin được là họ coi các nước nhỏ ra gì! Năm sau, bà Hillary Clinton đã viết một bài về vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương, đánh dấu chính sách chuyển trục được công bố năm 2012.
Cho tới nay, ngày 22 Tháng Mười Một năm 2016, chúng ta vẫn chưa biết tổng thống Mỹ tân cử có một chính sách nào về Châu Á. Sau khi nhậm chức chắc ông Donald Trump sẽ được các chuyên gia chiến lược cho biết chính sách chuyển trục không thể chỉ đi một chân, chân quân sự. Trước mặt thế giới, nước Mỹ không thể tự mình làm mất địa vị lãnh đạo kinh tế và vai trò cổ động cho những giá trị tự do dân chủ, nhân quyền.
http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/rcep-loi-tau-khac-tpp-loi/

Bức ảnh Thảm sát Mỹ Lai thay đổi cuộc đời vợ John Lennon

Thảm sát Mỹ Lai.
Thảm sát Mỹ Lai.
Theo VOA-23.11.2016
Các bạn có nhận ra bức ảnh này? Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Time, bà Yoko Ono – vợ của nghệ sĩ quá cố John Lennon, khi được hỏi về bức ảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời bà, đã lựa chọn bức Thảm sát Mỹ Lai của nhiếp ảnh gia Ronald L. Haeberle.
Bà Yoko Ono nói: “Đây là bức ảnh đầu tiên khiến tôi nhận thức được rằng quân đội của chúng ta (quân đội Mỹ) đã giết hại thường dân, đàn ông, đàn bà và cả trẻ thơ vô tội một cách phi lý. Bức ảnh đã thay đổi nhận thức của tôi về chiến tranh. Thật độc ác. Tại sao?”
Vào ngày 16 tháng 03 năm 1968, các binh sĩ Mỹ đã giết hại từ 300 đến 500 thường dân tại thôn Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi. Đây được coi như một trong những biểu tượng quan trọng về sự can dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Sau khi vụ việc bị phanh phui vào cuối năm 1969, chỉ có Thiếu úy William Calley, trung đội trưởng, bị kết án về những hành vi dã man tại Mỹ Lai.
Ông Calley được phóng thích nhờ hạnh kiểm tốt vào năm 1974, sau 3 năm thọ án tù.

Chủ nghĩa dân túy Mỹ điều chỉnh bởi quan điểm toàn cầu hóa

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump.
Bùi Tín 
Theo VOA-22.11.2016
Ông Donald Trump đã đắc cử, và Tòa Bạch Ốc đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong hơn 2 tháng, cho đến ngày 20/1/2017 ông chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Công việc chuyển giao, khởi động chính quyền mới rất quan trọng. Ông Trump phải bổ nhiệm hơn 4.000 chức vụ cao cấp nhất của chính quyền Liên bang, làm quen với các thượng nghị sĩ, dân biểu, thống đốc các bang, nắm các hồ sơ tuyệt mật về an ninh, quốc phòng, tình báo, đối ngoại, các hiệp ước, hiệp định Hoa kỳ đã ký kết. Đây là việc hoàn toàn mới mẻ cho một doanh nhân chưa từng đảm nhiệm một chức vụ công cử nào.
Tổng thống Barack Obama chào đón Tổng thống tân cử Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, ngày 10/11/2016.Tổng thống Barack Obama chào đón Tổng thống tân cử Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, ngày 10/11/2016.
Tổng thống Barack Obama sẵn sàng giới thiệu những bài học vỡ lòng cho ông tỷ phú Trump về chức vụ tổng thống Hoa kỳ, từ việc tiếp khách Nhà nước đến việc mở khóa, bấm nút khởi đầu cuộc chiến tranh nguyên tử. Buổi gặp gỡ đầu tiên tại Tòa Bạch Ốc ngày 10/11 đã có vẻ nhẹ nhàng, thân mật. Sau mấy tháng trời công kích sát phạt nhau quyết liệt có khi thậm tệ trên các diễn đàn, giờ đây ông Trump "tỏ lòng kính trọng" ông Obama, còn "khen ngợi một số điểm chính trong sáng kiến Obamacare" mà ông từng phủ định toàn bộ, còn mong "sớm gặp lại nhau" để được nghe những ý kiến quý báu. Ông Trump trong tranh cử có vẻ khác ông Trump đã đắc cử.
Có thể ghi nhận nhiều điều khác nữa. Trong tranh cử ông Trump nhiều lần lên án, miệt thị bà Hillary Clinton là "người phụ nữ xấu xa", vậy mà sau khi đắc cử ông đã "cám ơn bà đã có những cống hiến cho đất nước" và tỏ ý ca ngợi bà "thông minh, đầy nghị lực". Trong tranh cử ông tỏ ra không mặn mà với các liên minh của Hoa Kỳ với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên..., cho là tốn kém, thiệt thòi cho Mỹ, nhưng ngay sau khi đắc cử ông đã trực tiếp trấn an các nước này về mối quan hệ bền chặt truyền thống không thay đổi.
Ông Trump theo chủ nghĩa dân túy, nói thẳng ra là mị dân, lợi dụng sự bất mãn của người dân bình thường khi thành quả phát triển không được phân chia đồng đều, công bằng, chênh lệch giàu nghèo ngày càng quá đáng, chi phí cho chiến tranh, đối ngoại quá lớn nên chủ trương co mình lại, tự cô lập, lo cho Hoa Kỳ trước hết, "Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại" (Make America great again). Đó là chủ nghĩa mị dân theo kiểu "tự cô lập", để lo cho mình giàu mạnh đã, tạm quên bớt các mối lo về thế giới bên ngoài.
Đó là cái nhãn quan của nhà tỷ phú ngồi trong cao ốc Trump Tower 72 tầng ở trung tâm New York, với các kính viễn vọng nhìn xuống các vùng ngoại ô và các vùng xa, vùng sâu nước Mỹ, nơi xung đột, khủng bố, tệ nạn hoành hành, quần chúng bất mãn về tệ hành chính, quan liêu dai dẳng, chán ghét các chính khách xôi thịt, nói và hứa hươu hứa vượn quá nhiều, nhưng làm quá ít… Ông đã bắt mạch xã hội khá đúng và đánh trúng tâm lý một số khá đông thầm lặng bất mãn để làm nên lịch sử.
Thế nhưng ông Trump đã có một lầm lẫn lớn. Ông quên rằng thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa. Đó là quy luật của thế giới mới. Có họa là điên mới xây tường sống riêng biệt như trên một hòn đảo vắng. Cho nên khẩu hiệu "Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại" không thể thực hiện được bằng cách tự cô lập, đứng riêng một mình, mà phải đứng chung giữa một thế giới văn minh, tiến bộ, chung sống hòa bình và thịnh vượng với mọi nước, nghĩa là giữa một thế giới toàn cầu hóa.
Cách đây một trăm năm, Tổng thống Hoa kỳ Theodore Roosevelt từng chủ trương chủ nghĩa cô lập. Nhưng tình thế buộc Hoa kỳ phải tham gia Thế chiến II từ năm 1941. Không một nước nào tự đóng cửa mà giải quyết được các quốc nạn như tham nhũng, buôn lậu, đầu cơ, nghiện ngập, khủng bố, cướp biển, mafia, thiên tai, trái đất hâm nóng, bệnh truyền nhiễm, người di cư, v.v. Chính vì vậy mà ngay sau khi đắc cử ông Trump đã phải điều chỉnh, tự uốn nắn những cách nhìn theo quan điểm dân túy cực đoan của mình khi còn sống riêng biệt trong Trump Tower. Ông phải lắng nghe những lời khuyên, góp ý chân thực của Tổng thống Obama, của các nhà lãnh đạo khác trong Đảng Cộng hòa, các cố vấn chính trị, kinh tế, tài chính, ngoại giao, an ninh, quốc phòng dày dạn kinh nghiệm ở quanh ông, và phải sớm điều chỉnh tự uốn nắn những quan điểm, chính sách, cách nhìn của riêng mình nếu không muốn bị thất bại ngay trong những ngày đầu chấp chính.
Cho nên dù cho ông Trump có muốn bình thường hóa quan hệ với nước Nga của Putin hay với Trung Quốc của Tập Cận Bình thì ông cũng không thể bỏ qua thái độ của Putin coi phương Tây và Hoa Kỳ là đối trọng của nước Nga trên trường quốc tế, không thể bỏ qua việc Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến về tiền tệ, hối đoái, về an ninh, quân sự, về chiến tranh mạng, về ý thức hệ và văn hóa để lạnh nhạt với phong trào dân chủ ở Đài Loan và Hồng Kông. Ông không thể buông lỏng cho Trung Cộng mặc sức hoành hành ở Biển Đông và ở vùng Biển Hoa Đông.
Dù cho khi tranh cử ông ăn nói ra sao, khi vào Tòa Bạch Ốc ông Trump buộc phải nắm chắc các đòn bẩy quyết định làm nền tảng cho sức mạnh vĩ đại toàn cầu của Hoa Kỳ - đó là bộ máy Liên Hiệp Quốc hùng mạnh trên đất Mỹ, ngay trước mặt Trump Tower ở New York; đó là các công cụ Ngân hàng Thế giới, là Quỹ Tiền tệ Quốc tế, là các Liên minh chiến lược bền chặt với các nước dân chủ khắp các khu vực của thế giới.
Ông Trump sốt ruột muốn vào gấp Tòa Bạch Ốc để bắt tay vào các việc quan trọng nhất cho có hiệu quả. Việc đầu tiên là xem lại ngân sách, xóa và bớt hẳn những chi tiêu hình thức ít hiệu quả do nạn giấy tờ cực kì lãng phí đã kéo dài quá lâu. Ông hứa sẽ chuyển số tiền lãng phí ấy cho chi phí an sinh xã hội, cho ngân sách quốc phòng để tăng đáng kể thủy quân lục chiến, tăng vài chục tàu tuần dương cho hải quân và cho các phát minh khoa học... Đó là cách nhìn sâu sắc của một doanh nhân thành đạt, lấy công thức "chi phí - hiệu quả" là phương châm đầu tư. Ông cũng kiên quyết cấm các viên chức liên bang về hưu đi làm người vận động hành lang cho các đại công ty liên quốc gia, một tập quán mua bán quyền thế ích kỷ tệ hại.
Ông tuyên bố sẽ không lãnh số lương 400.000 đôla hàng năm của tổng thống để sung vào công quỹ, chỉ nhận mỗi năm 1 đôla lương tượng trưng, và cũng giảm chi phí của Tòa Bạch Ốc. Ông cũng hủy các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông kéo dài của tổng thống để tăng thời gian lo công vụ.
Trong khi ông Trump muốn thay đổi Hoa Kỳ theo một số tư duy mới của ông thì tư duy mới của Thời đại cũng đang thay đổi uốn nắn quan điểm của ông. Đây là điều đáng mừng.
Vì trong ông là chủ nghĩa thực dụng thâm căn cố đế của một nhà kinh doanh lão luyện tuyệt vời với hàng chục đại công ty ở khắp nơi, nay mang thương hiệu Trump ăn khách trưng trên nóc Tòa Bạch Ốc.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nhà giáo: Học sinh quá tải, cần xem lại mục tiêu giáo dục

Một mặt cho rằng các bậc phụ huynh có một phần lỗi khi luôn muốn con mình giỏi, nữ nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên cũng chỉ ra rằng các giáo viên có một phần vai trò khi học sinh bị quá tải trong việc học. (Ảnh minh hoạ)
Một mặt cho rằng các bậc phụ huynh có một phần lỗi khi luôn muốn con mình giỏi, nữ nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên cũng chỉ ra rằng các giáo viên có một phần vai trò khi học sinh bị quá tải trong việc học. (Ảnh minh hoạ)
An Tôn - VOA
 23.11.2016 
Vấn đề áp lực học hành lại được bàn luận nhiều trên một số trang tin Việt Nam sau khi xuất hiện trên mạng một đoạn video ghi cảnh hai học sinh nam dường như phải ăn cơm hộp khi được chở bằng xe máy trên đường đi học thêm.
Ít nhất hai báo mạng, Dân Trí và Phụ Nữ Online, đã đăng đoạn video dài hơn 20 giây được cho là của một người có tên Chu Chí Khanh ghi lại ở thành phố Hồ Chí Minh và đăng lên trên Facebook cá nhân của anh hôm 21/11.
Anh Khanh đặt tiêu đề cho đoạn video là “Thực trạng ‘ĂN - HỌC’ tại Việt Nam hiện nay!” và chú thích thêm: “Video được quay vào tầm 5h chiều khi tụi nhỏ vừa tan học về, không biết có phải vì bận ‘chạy show học thêm’ tiếp hay không mà ba mẹ lại để 2 đứa nhỏ ăn cơm hộp trong khi đường kẹt xe và bụi bặm như vậy...trông tội quá!”
Chị Hương Mai, 38 tuổi, một người dân ở tp. HCM, nói với VOA rằng cảnh học sinh phải “ăn cơm hay gặm bánh mỳ” trên xe sau lưng ba mẹ trên đường đi học thêm đã có ở thành phố cả 20 năm nay, kể từ khi bản thân chị là một học sinh. Chị cho rằng cả trẻ em lẫn người lớn đều chịu thiệt hại do những áp lực học hành:
“Cái này cho thấy một áp lực học hành quá lớn đối với trẻ em. Ở đây, ở Việt Nam, phải học rất là nặng từ nhỏ, và nhiều em không có thời gian để ăn như đã thấy trong hình. Nhiều em còn không có thời gian để ngủ. Còn cái áp lực học hành, chương trình học quá nặng về toán, lý, hóa và các môn chủ yếu sử dụng não trái. Những đứa trẻ có thiên hướng về não phải không chịu được áp lực học hành đó, dẫn tới phải căng sức hơn bình thường. Cha mẹ cũng phải lo lắng rất là nhiều. Họ cũng mất rất nhiều thời gian thay vì là dùng thời gian đó để nghỉ ngơi hay tái tạo sức lao động”.
Một mặt cho rằng các bậc phụ huynh có một phần lỗi khi luôn muốn con mình giỏi, đạt thành tích cao trong học tập, nữ nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên cũng chỉ ra rằng các giáo viên có một phần vai trò khi học sinh bị quá tải trong việc học.
Từ tp. HCM, nhà giáo 49 tuổi nói với VOA:
“Tất cả những thầy cô giáo đang làm trong ngành giáo dục cũng cảm thấy mình cũng có một phần trách nhiệm, cũng một phần lỗi trong đó. Vì làm sao để các em đạt điểm thi tốt cho nên là nhiều thày cô giáo cũng tìm cách này cách nọ để dạy luyện thi thêm cho các em nữa. Chúng ta phải xác định lại mục tiêu của giáo dục, thì lúc bấy giờ mới có thể giảm bớt được cái cảnh chạy đua với nhau để mà học tập. Rất đơn giản đó là mục tiêu học để làm người và học để lao động. Còn hiện giờ, chúng ta đang học để giải quyết lượng kiến thức. Khi mà thay đổi mục tiêu giáo dục như vậy, nó phải đi kèm theo là thay đổi cách đánh giá”.
Về cách thức thay đổi phương pháp giáo dục, chị Hương Mai - hiện làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nhưng trước đây được đào tạo để trở thành giáo viên ngoại ngữ - nêu ra các gợi ý:
“Nếu mà muốn cải tổ, làm cho tốt hơn, cần phải ngồi lại để tạo ra những chương trình học phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng nhóm tuổi. Ví dụ như tuổi nhỏ, các em không nên học nhiều mà các em nên chơi nhiều để có thời gian ngủ để tăng trưởng chiều cao. Cái thứ hai là chương trình phải phù hợp với từng năng lực, từng khả năng trí não của từng nhóm. Nhóm nào thích tự nhiên phải có chương trình riêng của các em, các chương trình phù hợp với các em có thiên hướng về xã hội, và chương trình học phù hợp với các em có thiên hướng về nghệ thuật. Bộ não của con người không có cân bằng mà thường là sẽ phát triển lệch, thì chúng ta tạo ra một chương trình chống học lệch thì nó rất là phản khoa học”.
Nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên cho biết không chỉ riêng học sinh Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới, vẫn còn tình trạng các em cùng một lứa tuổi vào học cùng một lớp với cùng một cách giảng dạy, cùng một bài kiểm tra, đánh giá, và cùng một yêu cầu đầu ra. Bà cho rằng điều này là phản khoa học.
Ở cương vị hiện nay là chuyên viên của Sở Giáo dục tp. HCM, bà Quyên cho VOA biết thành phố đang tiến hành những thay đổi trong công tác giáo dục để giảm bớt tình trạng kể trên:
“Hiện giờ là đã thay đổi được rồi, mặc dù là chưa hoàn toàn đồng bộ. Bởi vì vẫn còn phải có những quy trình thi cử, đánh giá vẫn có đi theo nếp cũ. Nhưng ở tp. HCM rất nhiều phụ huynh đã hiểu ra mục tiêu giáo dục thực sự tốt nhất cho con mình là gì”.
Từng là một trong 250 người được Microsoft chọn là chuyên gia cố vấn giáo dục toàn cầu, bà Quyên lưu ý rằng “trong thế kỷ 21 kỹ năng tư duy sẽ quan trọng hơn kiến thức chúng ta nhận được”.
Bà cho biết tp. HCM sắp tổ chức một cuộc thi để các giáo viên nêu ra hàng nghìn ý tưởng về giảng dạy một cách sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin. Theo bà, sự kiện này cũng là một dịp tốt để các phụ huynh đến và “nhìn thấy con họ bây giờ cần phải học điều gì”.

Không làm khổ dân không chịu được sao?

Việc hạn chế các dòng xe không sang tên đổi họ sau khi mua là một việc làm cần thiết để quản lý trật tự an ninh. Tuy nhiên, không thể vì thích ăn một thanh xúc xích mà mổ cả một con lợn. (Ảnh minh họa)
Việc hạn chế các dòng xe không sang tên đổi họ sau khi mua là một việc làm cần thiết để quản lý trật tự an ninh. Tuy nhiên, không thể vì thích ăn một thanh xúc xích mà mổ cả một con lợn. (Ảnh minh họa)
Cao Huy Huân 
Theo VOA- 23.11.2016 
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa chỉ đạo cảnh sát giao thông các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017. Nếu không giải quyết theo thời hạn, người đi xe không "chính chủ" sẽ bị phạt.
Theo đó, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình). Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản".
Cuộc tranh cãi về xe chính chủ vốn đã có từ năm trước, với kết quả phần thắng vẫn thuộc về dư luận số đông với những câu hỏi mà nhà chức trách không thể nào lý giải được. Tôi lấy ví dụ, nếu nhà tôi có 1 chiếc xe máy thôi nhưng có đến ba, bốn người dùng chung cho những công việc khác nhau vào những thời gian khác nhau trong ngày và trong tuần, thì không lẽ mỗi lần đi đâu chúng tôi cũng phải đi cùng người đứng tên xe? Hoặc tôi mượn xe bạn tôi đi chơi, làm sao để chứng minh tôi là người mượn khi cảnh sát thổi phạt, không lẽ phải làm "giấy cho mượn" mang theo làm bằng chứng? Hay như các cửa hàng nhỏ lẻ có xe riêng chuyên để nhân viên chở hàng đi giao (không có đặc điểm nhận dạng cụ thể), làm sao để công việc giao hàng thuận lợi khi nay người này, mai kẻ khác dùng chung một chiếc xe? Và hàng trăm trường hợp tương tự hoàn toàn có thể xảy ra và sự phiền phức không cần thiết ùn ùn kéo đến.
Phía ngành chức năng cũng có giải trình, nhưng giải trình rất... buồn cười. Tôi lấy ví dụ, "cha cho con mượn xe thì không phạt, nhưng cha cho con xe thì phải sang tên, nếu không sẽ bị phạt". Thưa các ngài "bề trên làm luật", làm sao các ngài biết đó là xe cho hay xe cho mượn. Ví dụ là cha cho con, nhưng gặp cảnh sát thì cha bảo là "cho mượn thôi", các ngài có xử phạt được không? Hay như các ngài bảo "khi mượn xe bị thổi thì có thể gọi điện cho chủ xe để xác nhận là xe cho mượn, vậy không bị phạt". Làm sao các ngài biết người điều khiển phương tiện sẽ gọi cho chủ xe hay gọi cho... sếp của các ngài hoặc một ai đó mà ngài có thể mắt nhắm mắt mở cho qua? Chẳng phải việc "gọi điện cầu cứu" khi bị cảnh sát thổi, hay như cảnh sát nghe điện thoại của người khác khi thổi phạt là điều đáng lên án vì nó khó có thể xác định sự minh bạch hay sao? Tại sao lại đề xuất những giải pháp vô cùng thiếu khả thi và tăm tối như vậy.
Tôi không hiểu tại sao nhà nước vẫn chạy theo cái bộ luật đầy tranh cãi như vậy, trong khi giải pháp khả thi thì không thấy đâu. Trước đây ra quy định không được vô cớ thổi dừng xe người dân khi họ không vi phạm luật; thì bây giờ luật xe chính chủ có thể sẽ gạt bỏ quy định trước đó, tạo không gian cho cảnh sát giao thông tha hồ dừng xe người dân bất kỳ lúc nào nếu họ nghi ngờ xe không chính chủ? Cần lưu ý, luật pháp phải xuất phát từ việc phòng ngừa tội phạm hoặc ngăn chặn phạm tội, nhưng quan trọng nhất là không ngăn cản quyền tự do của người dân, trong đó bao gồm cả quyền mượn xe, dùng chung xe với nhau. Tất cả những quyền tự do này có quy định trong Hiến pháp, thế nên nếu ra luật làm hạn chế quyền tự do tức là có khả năng dẫn đến tình trạng vi hiến.
Mặc khác, động cơ của việc ban hành một bộ luật phải được xem xét về tính thỏa đáng. Việc hạn chế các dòng xe không sang tên đổi họ sau khi mua là một việc làm cần thiết để quản lý trật tự an ninh. Tuy nhiên, không thể vì thích ăn một thanh xúc xích mà mổ cả một con lợn. Điều đó gây thiệt hại hơn là lợi ích cho dân. Động cơ làm luật phải xuất phát từ việc tạo điều kiện cho dân chúng thi hành luật, chứ không phải để ghè chân của người dân trong các hoạt động đi lại, sinh hoạt, chuyên chở hàng hóa,... của mình.
Để quản lý các dòng "xe đen", tức xe mua bán vì trộm cắp, cướp bóc tài sản, biện pháp căn cốt nhất là thắt chặt quản lý an ninh và truy quét các kho xe đen. Đó là cái gốc rễ của vấn đề. Thứ hai, mỗi hộ gia đình đề có đăng ký giấy sở hữu xe, cứ dựa vào số lượng xe để truy vấn, từ đó yêu cầu họ làm thủ tục san tên đổi chủ và dùng các biện pháp chế tài với riêng các đối tượng này ở khu vực quản lý hành chính, tài sản; chứ không thể lôi chuyện này lên mặt đường – nơi rất khó khăn, phức tạp, rắc rối để phân định chủ sở hữu.
Ngay khi báo chí vừa đưa tin về thông tin xử phạt xe không chính chủ từ năm 2017, cộng đồng mạng lại dậy sóng. Họ vẫn hoang mang và bất bình, vì chuyện cũ bị lôi lại và hướng giải quyết vẫn là con số không. Phải chăng, các nhà chức trách "không làm khổ dân thì không chịu được?"
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.

Phạm Chí Dũng
 Theo VOA-23.11.2016 
Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.
Những tín hiệu đồng pha
Từ trung tuần tháng 11/2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là Chủ tịch Quảng Nam cho đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.
Cùng thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội đòi lật lại vụ Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.
Đáng chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những nguồn tin từ nội bộ đảng.
Trong lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương.
Theo tướng Lê Quý Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol Quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Các thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!
Tuy nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol Quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công an vẫn không biết được Interpol Quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?
Những bài viết công kích mới nhất đối với Thủ tướng Phúc trên mạng xã hội cũng có một màu sắc na ná với những bài viết từng công kích ông Phúc trên trang mạng Chân Dung Quyền Lực - trang mạng nặc danh đã làm chấn động dư luận không chỉ trong chính trường mà còn cả trong gần như toàn bộ xã hội Việt Nam vào thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015 với vụ “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” - và sau đó công kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó đặc biệt công kích Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau chiến dịch tổng công kích ấy, Chân Dung Quyền Lực đột ngột biến mất không để lại bất kỳ tung tích nào từ đó đến nay.
Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp Quốc hội, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.
Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận thình lình rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra nộp mình, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam…
Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời.
Sắp đột biến?
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thường có thể rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột rằng một chiến dịch công kích các quan chức cao cấp rất hay diễn ra trước khi nổ ra một biến động lớn trong đảng. Cuối năm 2012, mạng xã hội sôi động trước khi xảy ra biến động tại Hội nghị Trung ương 6 với ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2014, Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Trung ương 10 về việc thăm dò uy tín các ủy viên Bộ Chính trị cho chức vụ tổng bí thư. Cuối năm 2015, dư luận bùng nổ trên một số trang mạng xã hội về “đời tư” của một số ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội XII của đảng cầm quyền. Cứ theo lẽ đó và với một ít bài công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ giữa tháng 11/2016, cùng bóng ma của Chân Dung Quyền Lực đang thấp thoáng ở đâu đó, người ta có thể cảm nhận sẽ diễn ra một biến động nào đó đủ lớn trong đảng trong thời gian tới.
Biến động đó là gì? “Tái sắp xếp nhân sự” như thường lệ hay còn nguyên do nào khác? Liệu có liên quan gì với vai trò mới nổi của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh - người đang được giới phân tích xem là sẽ “nối dõi” Tổng Bí thư Trọng? Hay có liên đới gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh?
Nhiều người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều “chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ hơn 3.000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ”, mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.
Cũng đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo...”
Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6/2016.
Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.
Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.
Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí thư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt”. Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Đình Duy - một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng - cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế”.
Một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng Bí thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh”.
Kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.
Thêm một yếu tố nữa: nếu trước Đại hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị, thì từ sau Đại hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở thành… tổng bí thư.
Hoặc nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.
Nếu Tổng Bí thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Đánh tham nhũng là ta tự đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ”, thậm chí còn có thể sớm hơn nữa.
Bầu không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

LHQ quan ngại về việc bắt giữ các nhà hoạt động ở Việt Nam



Từ trái sang: ông Lưu Văn Vịnh, blogger Hồ Văn Hải và ông Nguyễn Văn Đức Độ.
 AFP
Theo VOA-23.11.2016
Cơ quan giám sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 22/11 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 3 nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ hồi gần đây. LHQ còn kêu gọi điều tra những cáo buộc cho rằng ba nhà hoạt động này đã bị tra tấn trong tù.
Nước Việt Nam Cộng sản thường xuyên dập tắt những tiếng nói bất đồng, tùy tiện bắt giam và kết án tù dài ngày đối với các nhà hoạt động.
Tuyên bố từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đề cập tới các blogger Hồ Văn Hải, cùng với Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ - hai nhà hoạt động chính trị đấu tranh để đòi nhiều quyền tự do hơn.
Ba người đã bị bắt giữ hồi đầu tháng này và đã bị biệt giam từ đó.
Tuyên bố nói Liên Hiệp Quốc "cũng quan ngại sâu sắc về các báo cáo cho rằng các nhà hoạt động đã bị tra tấn".
Việt Nam sử dụng các luật về an ninh quốc gia có từ ngữ mơ hồ để bỏ tù những người chống đối hoặc chỉ trích. Tất cả các tờ báo và kênh truyền hình đều do nhà nước quản lý ở Việt Nam, trong khi truyền thông tư nhân bị cấm.
Nhưng các trang blog và các diễn đàn truyền thông xã hội ngày càng trở thành một nơi quen thuộc để người dân bày tỏ những sự bất bình về chính phủ.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, nói với AFP rằng bà không được gặp chồng kể từ khi cảnh sát đến nhà hai vợ chồng ở tp HCM và bắt ông hôm 6/11.

Nỗi buồn Thương Phế Binh VNCH

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Cuộc đời này lắm đoạn trường, đối với Anh Em TPB VNCH là cả một kiếp đọa đày khổ ải kể từ ngày 30/4/1975. Ngày mà mọi người đều sợ hãi, lo lắng không biết rồi sẽ ra sao, nhưng với Anh Em TPB VNCH thì ngày đó Anh Em bắt đầu kiếp sống địa ngục trần gian. Cuộc sống kể như chết lặng từng ngày.

Đang nằm trong Bệnh Viện vì mới cưa chân, vết thương còn rỉ máu, bụng vừa khâu xong có khi chưa kịp băng bó đã phải lê lết, người còn đi được dìu người không thể lết được, có người còn ôm chân cụt mới cắt máu còn đang nhỏ tong tong, có người tay còn đang ôm bụng mới được khâu chưa kịp băng bó, tất cả đều bị đuổi ra khỏi Bệnh Viện khi lũ Khỉ Trường Sơn tiến vào Sài Gòn.

Ai có thân nhân thì tự tìm phương tiện quá giang về nhà. Ai không có thân nhân thì đi xin những người đi đường nhìn mình với ánh mắt ái ngại. Phải nói lúc bấy giờ người miền Nam vẫn còn tình người, họ bảo nhau mỗi người một tay giúp đỡ Anh Em, người cho quần áo, người cho tiền, người cho thức ăn, trong nhà ai có bông băng chạy vào lấy ra băng bó vết thương cho Anh Em. Nhìn thấy cái cảnh này không ai cầm được nước mắt. Ngay tại cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa lúc đó có một số Chị Em làm gái nghe tin Sài Gòn thất thủ cũng tìm đường về quê, nhưng thấy hoàn cảnh Anh Em như thế cũng động lòng trắc ẩn gom tiền, mỗi người một chút chia sẻ với Anh Em về đường. Nhiều Chị Em còn rơm rớm nước mắt vì thương hại.

Sau cái ngày đó Anh Em TPB mỗi người một ngả, kẻ đi buôn chuyến, người ngồi góc đường vá miếng xăm xe đạp, có một số rủ nhau đi xin ăn, nói chung ai mướn gì thì làm cái nấy.

Tuy bữa no bữa đói, nhưng Anh Em rất thương nhau, nhường nhịn nhau từng miếng cơm, manh áo, từng ngụm nước, từng mẩu thuốc lá người đi đường bỏ đi. Họ đùm bọc lẫn nhau.

Nếu dòng đời cứ êm ả trôi đi thì cũng không đến nỗi nào, có thời gian Anh Em bị gom hết vào trại có thể nói là trại lao động, sáng kẻng dậy đi lao động, trưa về ăn chén Bo Bo, hay bắp bung, có khi độn chung với Mì khô, chiều đi làm tới muộn mới được về, ăn uống như thế mà bắt lao động, sức người khỏe mạnh bình thường còn chịu không nổi, nói chi Anh Em TPB, mất đi một phần thân thể, nếu ai mở miệng khiếu nại coi như dở sống dở chết vì bị lôi lên phòng Bảo Vệ đánh đập, nhiều Anh Em chịu không nổi đã chết trong chốn này.

Từ khi có chương trình Tri Ân TPB VNCH do Hòa Thượng Thích Không Tánh sáng lập, giúp đỡ và tặng quà cho Anh Em TPB, sau này bị Côn An quậy phá ngăn cản nên bàn giao lại cho DCCT tiếp tục chương trình này. Anh Em được sống lại phần nào từ những lời an ủi, giúp đỡ tận tình của các Linh Mục DCCT, những Tình Nguyện Viên và những Mạnh Thường Quân, những nụ cười mếu máo đã lại nở trên môi khi được mời tham dự buổi Tri Ân cuối năm do DCCT tổ chức hàng năm.

Năm nay cũng như mọi năm trước, sau ngày Noel DCCT bắt đầu tổ chức tri ân cho khoảng 5000 Anh Em TPB có hồ sơ và danh sách, mỗi đợt sẽ mời khoảng từ 200-300 Anh Em đến để nhận quà Xuân 2017.

Lần này chương trình sẽ mang tên "Vườn Tao Ngộ" như một LM DCCT đã tuyên bố.

Mỗi Anh Em sẽ nhận được một phần quà, nghe Văn Nghệ tự biên, tự diễn, sau đó mỗi người được nhận thêm 200-300$ tiền về xe tùy theo gần hay xa.

Năm ngoái có nghe tin bà Janet Nguyễn Nghị Sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ đang can thiệp cho các Anh Em TPB còn ở lại VN được cùng gia đình đi định cư tại đó, Thượng và Hạ Viện Cali đã chấp thuận, đang chuyển lên Thượng và Hạ Viện Liên Bang cứu xét, ai cũng mừng, nhất là các Anh Em TPB thì khỏi nói. Một tia hy vọng cuối đường hầm lóe lên, thế rồi Ông Trump đắc cử Tổng Thống tuyên bố sẽ xem xét lại vấn đề người tỵ nạn, và sẽ trục xuất những người định cư bất hợp pháp, nên Anh Em TPB lại một lần lữa hụt hẫng vì cuộc đời mới có tia hy vọng, giờ thì tiêu tan theo mây khói khi nghe Ông Trump tuyên bố, vì biết chất vấn để định cư tới đây sẽ rất khó khăn.

Đúng là thân tàn ma dại mới thoi thóp thở một chút thì giờ đây lại phải nín thở qua cầu.

23/11/2016


Việt Nam giữa gọng kìm Trump-Nga-Tàu

Phạm Trần (Danlambao) - Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tầu.

Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối Thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội.

Lời tuyên bố của Donald Trump, tất nhiên đã khiến cả Nga và Trung Quốc mở cờ trong bụng vì trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã thảo luận tại Peru ngày 19/11/2016, bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Ecenomic Conference), về việc hợp tác để thành lập “một khu vực mậu dịch tự do ở Á Châu và Thái Bình Dương” thay thế TPP. 

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama, không nhắc đến ý định rút khỏi TPP của ông Trump, nhưng đã tuyên bố tại Peru rằng “nếu Mỹ ngừng thúc đẩy TPP, thì điều đó sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Hãng tin chuyên về tài chính và kinh tế Bloomberg viết từ Peru rằng: "Lãnh đạo một số quốc gia khác tham dự APEC cho biết họ có thể sẽ tìm cách điều chỉnh TPP để khiến thỏa thuận này trở nên hấp dẫn hơn đối với Tổng thống đắc cử của Mỹ, hoặc tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này mà không có Mỹ."

Ông Donald Trump khi tuyên bố sẽ bỏ TPP đã nói ông muốn thương thảo “song phương” với các nước để đạt được thỏa hiệp thương mại tốt hơn và công bằng cho nước Mỹ. Điều này cho thấy chính phủ Donald Trump đã nhất quyết từ giã TPP như để xóa đi dấu vết lịch sử sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.

Nhưng Donald Trump không cho biết thương thuyết song phương cái gì, bao giờ và với nước nào?

Cả Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull lẫn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều bầy tỏ quan ngại đối với quyết định của ông Trump. Ông Turnbull nói TPP "là một chiến lược quan trọng đối với Mỹ." Còn Thủ tướng Nhật thì cũng chán nản không ít khi bảo rằng "TPP sẽ không có ý nghĩa gì nếu vắng mặt Mỹ".

Tại cuộc họp báo ở Á Căn Đình (Argentina), sau hội nghị APEC, Thủ tướng Abe nói: "Hiệp định này (TPP) không thể đàm phán lại. Vì "việc này sẽ phá vỡ thế cân bằng nền tảng về lợi ích"

Vậy quyết định bỏ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đưa đến hậu quả chính trị và kinh tế ra sao?

Hậu quả bỏ TPP

Trước hết, có nhiều người lầm tưởng TPP chỉ là một Hiệp định thuần túy kinh tế giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Gia Nã Đại (Canada), Chí Lợi (Chile), Nhật (Japan), Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Tân Gia Ba (Singapore), Tân Tây Lan (New Zealand), Peru, USA (Mỹ) và Việt Nam. Thật ra TPP là một Thỏa hiệp mang tầm vóc chiến lược an ninh và quốc phòng phản ảnh qua chính sách xoay trục quân sự từ Âu sang Á của Hoa Kỳ, sau ngày Tổng thống Dân chủ Barack Obama đắc cử năm 2008.

Vì vậy nó mới có tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP).

Tuy không nói ra nhưng các chuyên gia quân sự, quốc phòng chiến lược và kinh tế toàn cầu đều đồng ý, nếu được thi hành, TPP sẽ giúp cho tuyến phòng vệ của Mỹ và các nước đồng minh bền vững hơn trước đe dọa bành trướng quân sự và kinh tế mỗi ngày một lan rộng trong khu vực của Trung Quốc.

TPP và biển đông

Bằng chứng là Mỹ luôn luôn cảnh giác Trung Hoa về các hoạt động gây bất ổn định của họ trên Biển Đông từ mấy năm qua. Nghiêm trọng nhất là việc Bắc Kinh đã biến dạng để xây dựng các bãi đá thành đảo mà họ chiếm của Việt Nam ở Trường Sa để cho quân đồn trú và tầu Hải quân qua lại.

Trung Quốc nói họ có quyền tự do hành động trên các bãi đá và vùng nước chung quanh ở Biển Đông vì đó là chủ quyền lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, sự tiếm nhận của Bắc Kinh đã bị Tòa án trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc "Permanent Court of Arbitration, PCA)” phủ nhận. Tòa này phán ngày 12/07/2016 rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.”

Tòa quyết định như vậy trong vụ án Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế để yêu cầu phủ nhận quyền chủ quyền của Bắc Kinh tự vẽ trong hình lưỡi bò (hay còn gọi là Đường 9 Đoạn) đối với các vùng đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Phi, Việt Nam, Trung Hoa, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei cùng tranh chấp trong vùng Trường Sa.

Trong thông cáo phổ biến, Tòa cũng nói: "Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc, cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây."

Dù thất bại nhưng Trung Quốc tiếp tục bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo để làm bàn đạp quân sự khi cần. Đó đó, nếu còn TPP thì đối trọng kinh tế có trị giá 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới, TPP sẽ là một khối kinh tế hùng mạnh và có khả năng ngăn chặn các hành động quá khích của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Nguy cho Việt Nam

Rất tiếc TPP sẽ không có cơ may sống lại dưới chính quyền Trump như một khối Kinh tế thống nhất có lợi cho cả Mỹ lẫn 11 nước thành viên. Nếu một Hiệp ước kinh tế mới do Nga và Trung Quốc sáng lập và được các nước Châu Á và Thái Bình Dương tham gia như họ đã làm, sau 7 năm thượng thuyết vất vả của TPP, thì chính nước Mỹ sẽ bị khối kinh tế này bao vây chứ không phải Nga hay Tầu.

Chính sách “xoay trục quân sự thời Tổng thống Obama”, tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là lâm nguy ở Á Châu và Thái Bình Dương khi 2 nước Nga-Hoa liên kết với nhau ở khu vực.

Đối với Việt Nam thì mất TPP là mất cả thế đứng kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới. Về kinh tế, Việt Nam không còn cơ may thoát khỏi kìm kẹp của Trung Quốc. Nếu bị thêm nước Nga đè đầu nữa thì hòn đá tảng ngàn cân Nga-Trung sẽ nặng thêm hàng triệu cân nữa, vì ngay bây giờ, Việt Nam đã nằm gọn trong đống vũ khí, tầu ngầm và máy bay chiến đấu của thỏa hiệp quốc phòng Việt-Nga.

Riêng về áp lực Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông thì một tài liệu xuất hiện trên báo VNEXPRESS (trong nước) ngày 10/6/2015 đã liệt kê 7 Bãi đá mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở Trường Sa đã được biến thành đảo cho nhu cầu Quân sự như sau:

1) Bãi đá Châu Viên nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền với bãi đá này.

Châu Viên bị Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong hè năm 2014. Quá trình xây dựng các cơ sở, tòa nhà hiện vẫn tiếp tục.

2) Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110m và một cơ sở cảng biển.

(chú thích của Phạm Trần: Chữ Thập chỉ cách Đà Nẵng 400 cây số)

3) Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003.

4) Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây. Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014.

5) Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú.

(chú thích của Phạm Trần: Đá Gạc Ma, đang tiếp tục được mở mang, nằm trên đường tiếp tế cho quân Việt Nam, tính từ Khánh Hòa. Nếu bị chặn, liệu lương thực có đến được lực lượng đồn trú ở Trường Sa?)

6) Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn dọc theo rìa phía tây kể từ đầu năm 2015.

7) Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km. Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988

Như vậy thì Việt Nam đã bị mất biển đảo chưa hay khi nào quân Tầu vào đến tận Hà Nội thì mới chịu thua?

Vì những hoạt động trái phép của Trung Quốc đe dọa an ninh lưu thông ở Biển Đông mà Tổng thống Obama, từ năm 2008, đã chuyển phần lớn lực lượng Quân sự và Hải quân của Mỹ sang Châu Á và Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh lưu thông cho tầu bè đi lại trên vùng biển quan trọng này.

Lý do ông Obama quyết định ưu tiên bảo vệ vùng biển này vì nó chiếm tới 70% bề mặt của địa cầu, và 50% mặt đại dương. Mỗi năm có gần 42,000 chiếc tầu hàng hóa lưu thông qua Biển Nam Hải (Biển Đông). 

Đường biển chiến lược quan trọng này nối liền 3 khu vực từ Đông bắc Châu Á với Đông Nam Á và Trung Đông. Hàng hóa trao đổi giữa các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương được ước tính lên tới 1.5 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng toàn cầu. (Tài liệu của Asia Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii)

Như vậy, liệu chính quyền Donald Trump có thấy được lợi hại khi giết TPP đối với Việt Nam, hay cứ để cho nước này tự do nhào lộn trong cơn lốc Trump-Nga-Trung? -/-

(11/016)