Sunday, September 15, 2019

Sài Gòn kêu gọi ‘không ăn thịt chó’

Một bà bán thịt chó tại cửa hàng ở Hà Nội. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/GettyImages)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn qua “Ban Quản lý An toàn thực phẩm” vừa mới “khuyến cáo người dân không ăn thịt chó vì nhiều rủi ro cho sức khoẻ, chó thân thiết như bạn của con người.”
Báo mạng VNExpress hôm Chủ Nhật đưa tin như vừa kể viện dẫn lý do “Thịt chó hiện không được kiểm dịch, thường nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại; có thể nhiễm hóa chất tồn dư, nhất là các hóa chất dùng để đánh bả chó rất độc có thể gây chết người.”
Cách đây một năm người ta đã thấy thủ đô Hà Nội ra một khuyến cáo tương tự, ngoài các lý do liên quan đến không tốt cho sức khỏe, mà còn viện dẫn lý do “gây ra hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế.”
Để làm cho người ta sợ mà bỏ ăn thịt chó, cơ quan nêu trên nói “thịt chó còn có khả năng nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào não và mắt. Hiện tượng này được gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.”
Theo luật lệ hiện hành ở Việt Nam “Thịt chó không bị cấm nhưng cũng không được đưa vào danh mục vật nuôi làm thực phẩm cho người.” Không thấy có những quy định về các cơ sở giết thịt chó nên những cửa hàng bán thịt chó giết chó thường bằng cách đập cho chúng chết để khỏi bị chúng cắn trước khi cắt tiết, làm lông và mổ bụng.
Nói khác, các hàng quán bán thịt chó không hề tuân hành các quy định về “kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm” như các lò sát sinh chuyên nghiệp.
Ngoài các lý do nêu trên “Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm” ở Sài Gòn “cũng kêu gọi người dân không ăn thịt chó vì nó là vật nuôi gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu. Trong một số gia đình, chó còn được xem như là một thành viên, được yêu thương, gắn bó. Gần đây nhiều phòng khám thú y và cửa tiệm chăm sóc thú cưng phát triển mạnh do nhu cầu của chủ nuôi, cho thấy tình cảm dành cho loài chó ngày càng sâu đậm, thân thiết.”
Sau khi thành phố Hà Nội ra khuyến cáo kêu gọi dân chúng từ bỏ thói quen ăn thịt chó, VietNamNet mở cuộc thăm dò dư luận, thì thấy có 65% người dân đồng ý với khuyến cáo, chỉ có 35% là không đồng ý.
Trước năm 1975, tại Sài Gòn, người ta chỉ thấy có một hai nơi có các quán thịt chó là Xóm Mới ở quận Gò Vấp. Trên đường Nguyễn Trãi ở Chợ Lớn có một vài quán “thịt chó hầm thuốc bắc” của một số người gốc Hoa. Sau khi miền nam bị nhuộm đỏ thì các quán thịt chó theo nhau mọc lên khắp nơi. Tình trạng này diễn ra cũng một phần vì tình trạng thiếu thịt, thiếu thuộc phẩm trầm trọng do chính sách siết chặt các hoạt động kinh doanh của nhà cầm quyền Cộng sản.
Cách đây ít năm, người ta thấy có tin trên các hãng thông tấn quốc tế về một vài đường dây buôn lậu chó sống hàng chục ngàn con từ Thái Lan mang về Hà Nội bán cho các cửa hàng thịt chó.
Theo ước tính của Cục Thú Y Việt Nam, số lượng chó trên cả nước “ổn định trong nhiều năm ở con số khoảng 9 triệu con. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó; có khoảng 100 người chết vì bệnh dại.” (TN)

Tổng Thư Ký LHQ: Chính phủ Việt Nam trả thù những người báo cáo vi phạm nhân quyền

”...Trong phần kết luận của bản phúc trình, Tổng Thư Ký LHQ khẳng định ưu tiên hàng đầu là bảo vệ những người báo cáo vi phạm: “Các đối tác ấy của chúng ta là không thể thay thế, và chúng ta sẽ phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và phát huy quyền căn bản của họ để tiếp cận LHQ...”
Việt Nam thuộc 10 quốc gia bị báo cáo nhiều nhất về trả thù người báo cáo vi phạm.
Nhân buổi khai mạc phiên họp thứ 42 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ngày 9 tháng 9 vừa qua Tổng Thư Ký LHQ António Guterres công bố bản phúc trình thường niên về tình trạng các chính quyền đe doạ và trả thù những người đã báo cáo với LHQ các vi phạm nhân quyền đã xảy ở những quốc gia này. Trong tất cả các quốc gia bị liệt kê, Việt Nam thuộc số 10 quốc gia nổi bật về số hồ sơ được nêu lên trong bản phúc trình.
Theo Nghị Quyết Số 12/2 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ năm 2009, hàng năm Tổng Thư Ký báo cáo tình trạng hăm doạ và trả thù đối với người báo cáo vi phạm. Nghị quyết này cũng chỉ định vị Phụ Tá Tổng Thư Ký LHQ đặc tránh nhân quyền có trách nhiệm theo dõi và thu thập thông tin về các trường hợp hăm doạ và trả thù ấy.
hoi_codo05
Hội Cờ Đỏ
LHQ đặc biệt quan tâm bảo vệ những người báo cáo vi phạm vì họ am hiểu tình hình và nắm thông tin tại chỗ để báo động cho LHQ; nếu bị hăm doạ hoặc bị trả thù thì sự hữu hiệu của LHQ nói chung cũng bị đe doạ. Các hành vi hăm doạ hoặc trả thù được biết đến bao gồm: cấm xuất cảnh, đe doạ, quấy nhiễu, tung chiến dịch bôi nhọ, theo dõi, bạo hành, áp đặt luật lệ khắc nghiệt, bắt và giam tuỳ tiện, tra tấn, ngược đãi, không cho tiếp cận dịch vụ y tế, hoặc sát hại.
Trong số 10 bản phúc trình tính đến nay, đã 3 lần Việt Nam bị nêu tên: 2014, 2015 và 2016. Các báo cáo về đe doạ và trả thù được lưu giữ tại: https://www.ohchr.org/EN/Issues/Reprisals/Pages/Reporting.aspx
report_on_vietnam
Trang 45 của bản báo cáo
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Việt Nam nổi bật như một trong số ít quốc gia với tình trạng hăm doạ và trả thù hết sức nghiêm trọng.
“Từ tháng 9 năm ngoái, chúng tôi khởi xướng nỗ lực báo cáo có hệ thống về tình trạng hăm doạ và trả thù,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Trong chiều hướng này, đầu năm nay chúng tôi hỗ trợ việc hình thành Ban Viết Báo Cáo ở Việt Nam, với 15 thành viên khởi đầu.”
Với sự hợp tác của Ban Viết Báo Cáo, BPSOS đã báo cáo với Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ gần 30 trường hợp hăm doạ và trả thù xảy ra trong thời gian 01/06/2018 – 31/05/2019; tất cả các trường hợp này được đưa vào hoặc nhắc đến trong bản phú trình của Tổng Thư Ký LHQ, gồm có:
- 5 người Tây nguyên theo đạo Tin Lành bị trả thù vì đã báo cáo các vi phạm về tự do tôn giáo: Y Than Buon Dap, Y Bhuar Bdap, Ciêu Bkrông, Y Khen Nie, và Y Krit Bdap
- Bà Nguyễn Thị Kim Thanh bị giữ lại ở phi trường để điều tra khi trở về nước từ Geneva, nơi Bà lên tiếng cho chồng là tù nhân lương tâm Trương Minh Đức
- Bà Bùi Thị Kim Phượng bị cấm xuất cảnh khi ra phi trường để lên đường đến Âu Châu vận động cho chồng là tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển
- Ông Nguyễn Văn An, giáo dân của Giáo Xứ Kẻ Gai, bị triệu tập điều tra vì làm chứng trong bản báo cáo gửi LHQ về Hội Cờ Đỏ
- Các giáo dân và các linh mục Công Giáo đã báo cáo các hành vi bạo hành của Hội Cờ Đỏ và giới chức địa phương bảo kê cho Hội Cờ Đỏ
- 18 thành viên của các cộng đồng tôn giáo đã bị cấm xuất cảnh để tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin ở Đông Nam Á, hoặc bị mời lên đồn công an “làm việc” sau khi họ về nước; cũng có 3 trường hợp thân nhân ở trong nước bị sách nhiễu khi đương sự đang có mặt ở hội nghị.
bienban_cam_xuatcanh
Giấy cấm xuất cảnh - Bùi Kim Phượng
Hội nghị kể trên là sự kiện hàng năm do BPSOS đồng khởi xướng và đồng tổ chức từ năm 2015 đến nay. Hội nghị năm 2018, tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, có sự tham gia của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay niềm tin.
Trong phần kết luận của bản phúc trình, Tổng Thư Ký LHQ khẳng định ưu tiên hàng đầu là bảo vệ những người báo cáo vi phạm: “Các đối tác ấy của chúng ta là không thể thay thế, và chúng ta sẽ phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và phát huy quyền căn bản của họ để tiếp cận LHQ.”
BPSOS đã bắt đầu chu kỳ báo cáo các hành vi hăm doạ và trả thù cho giai đoạn 01/06/2019 – 31/05/2020.
Ngày 13 tháng 9, 2019
Mạch Sống

Joshua Wong chuẩn bị vận động Quốc hội Mỹ ủng hộ dân chủ Hong Kong

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong Joshua Wong dự một buổi hội luận tại Trường Luật Đại học Columbia ở New York City, ngày 13 tháng 9, 2019.
Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong Joshua Wong ngày thứ Bảy nói rằng anh đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà lập pháp Mỹ cho các đòi hỏi của những người biểu tình vẫn xuống đường từ nhiều tháng qua, bao gồm cả lời kêu gọi bầu cử tự do.
Wong, nói chuyện với Reuters ở New York trước chuyến thăm Washington theo kế hoạch, đã lãnh đạo “Phong trào Dù Vàng” ủng hộ dân chủ năm 2014 và đã đi đầu trong các cuộc biểu tình mới nhất, bắt đầu từ một dự luật dẫn độ hiện đã bị rút lại nhưng đã biến thành những đòi hỏi dân chủ và độc lập nhiều hơn khỏi Trung Quốc đại lục.
“Chúng tôi hi vọng … có được sự ủng hộ của lưỡng đảng,” anh Wong nói về chuyến đi tới Washington, nói thêm rằng các nhà lập pháp Mỹ nên đòi hỏi đưa vào một điều khoản nhân quyền trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Anh nói rằng anh cũng hi vọng thuyết phục các thành viên của Quốc hội thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, mà sẽ quy định việc giải trình hàng năm về sự đối xử đặc biệt mà Washington dành cho lãnh thổ này từ hàng thập niên qua, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh.
Dự luật cũng có nghĩa là các quan chức ở Trung Quốc và Hong Kong làm suy yếu quyền tự trị của thành phố có thể phải đối mặt với các chế tài. Thượng nghị sĩ Dân chủ Hoa Kỳ Chuck Schumer nói vào đầu tháng này rằng đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của phe Dân chủ Thượng viện Hoa Kỳ trong phiên họp mới, đã bắt đầu vào ngày thứ Hai vừa qua.
Các cuộc biểu tình mới nhất, thường bao gồm các vụ đụng độ bạo lực với cảnh sát, đã làm rúng động Hong Kong suốt hơn ba tháng qua. Hàng triệu người đã xuống đường, thậm chí buộc sân bay phải đóng cửa trong hai ngày. Những đòi hỏi của người biểu tình bao gồm một cuộc điều tra độc lập về điều mà họ mô tả là sự tàn bạo của cảnh sát và quyền bầu cử phổ quát.

Cán bộ giàu sang, làm ma to, xây mả lớn là…xây dựng đảng !!!!


Biệt thự của ông Ngô Văn Đức, nguyên chánh an tòa án ND tỉnh Quảng Ninh trị giá 40 tỷ đồng
Nguyễn Đình Ấm – (VNTB) – Rõ ràng, cán bộ sống giàu sang, chết ma to, mả lớn vẫn có lợi cho đảng nhiều hơn là có hại, tức là góp phần xây dựng đảng.
Khi các ông Đỗ Mười, Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Khải,Võ Nguyên Giáp…qua đời nhà nước Ý nghĩ, “sao đảng dại thế nhỉ”…đeo đẳng trong tâm trí tôi, đặc biệt là mỗi khi thấy những vụ công an, quân đội cưỡng chế đất đai tàn bạo, làm tượng đài nghìn tỷ, khắp nơi quan chức đảng xây biệt thự, lâu đài, biệt phủ nguy nga trong khi biết bao đứa trẻ còn chưa có miếng ăn, chỗ để ngồi học, mẹ bán cả con cái, bào thai…
Thế nhưng, suy nghĩ kỹ, chính tôi mới là kẻ ngây thơ.
Lý tưởng  
Bất cứ một người nào trí tuệ bình thường cũng có lý tưởng cuộc sống. Người tầm thường thì chỉ lo giàu, sang, phú, quý vun vén cho gia đình mình, người có nhân văn, lòng tự trọng, bản năng yêu quê hương, đất nước thì thêm lý tưởng bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước hùng cường,sống trong tự do, dân chủ, bình đẳng…Họ cảm thấy nhục trước sự bất công trong xã hội, giang sơn, tổ quốc bị  xâm lược, sỉ nhục…
Với một đảng chính trị càng phải có khát vọng, lý tưởng nào đó mới có thể vượt qua gian khổ, hy sinh, được nhiều người  ủng hộ để chiếm được chính quyền, tồn tại, phát triển.
Đảng CSVN ra đời, tồn tại, phát triển cũng với những  khát vọng, lý tưởng, có thể chia thành 3 giai đoạn, trạng thái chính:
-1/Thời nước ta bị Pháp đô hộ
Vào những năm 1930 nhiều đảng phái ra đời, tồn tại với lý tưởng là giải phóng dân tộc. Những Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Chinh, Lê Duẩn…cùng những lớp người vô danh với lý tưởng giải phóng dân tộc mới vượt qua gian khổ, hy sinh để tập hợp dân chúng làm cách mạng thành công. Mặc dù sau khi giải phóng dân tộc những người CS theo chủ nghĩa Mác-Lê áp dụng chế độ độc tài cực đoan, dùng bạo lực tiêu diệt các khuynh hướng chính trị khác, đẩy dân tộc vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm làm cho đất nước nghèo hèn, lạc hậu bị Trung Quốc xâm lược…nhưng cần phải ghi nhận lý tưởng yêu nước ban đầu cao cả của những người CS tiền bối.
-2/ Thời kỳ chiến tranh với Mỹ:
Sau hiệp định Geneve đảng CS miền bắc đưa người vũ khí vào đánh phá miền nam của chính phủ Ngô Đình Diệm, quân đội Mỹ và VNCH bắt bớ những người cộng sản, quân du kích, bình định miền nam nhằm ngăn chặn chủ nghĩa CS tiến xuống phía nam. Ở miền bắc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân nhằm ngăn chặn miền bắc tiếp viện quân sự cho miền nam, nhà cầm quyền miền bắc tuyên truyền “đế quốc Mỹ xâm lược VN” dẫn đến mọi người tin là VN bị Mỹ xâm  lược. Trước tình hình đó, lý tưởng của đảng và dân VN trong đó có cả người viết bài này là lãnh xứ mạng“tiền đồn phe XHCN chống Mỹ xâm lược, bảo vệ tổ quốc” nên không tiếc máu xương đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc xây dựng CNXH”.
Từ những năm 1990:
-1/-Lý tưởng CNXH: Chủ nghĩa xã hội ở đông Âu  hoàn toàn sụp đổ chỉ còn vài ba nước như Trung Quốc, VN, Lào, Cu Ba, Triều Tiên nhưng Việt Nam, Trung Quốc thì phải từ bỏ những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác, nước cố giữ như Triều Tiên, Cu Ba thì kinh tế lạc hậu lụn bại đói nghèo, chính TBT đảng Nguyễn Phú Trọng thừa nhận VN “cuối thế kỷ này chưa biết có CNXH hay không”. Trên thực tế đảng đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác, tức không còn lý tưởng CNXH.
-2/-Lý tưởng bảo vệ tổ quốc: Mặc dù VN đã bị Trung Quốc chiếm phần diện tích biên giới phía bắc, ải Nam Quan,1/2 thác Bản Giốc,quần đảo Hoàng Sa, bảy đảo lớn Trường Sa nhưng trên thực tế đảng CSVN đã hợp tác mọi mặt, dành cho kẻ xâm lược mọi ưu đãi, cho thuê lãnh thổ, coi là bạn bè anh em chí cốt,học tập, nhờ TQ đào tạo cán bộ chính trị, quân sự, đàn áp người biểu tình nhằm dập tắt tinh thần chống TQ xâm lược và “ việc đó có đảng lo”…Như thế có thể nói đảng CSVN có lý tưởng bảo vệ tổ quốc hay không?
-3/- Lý tưởng xây dựng kinh tế:Trong thời bình mọi người, đảng phái thường có lý tưởng xây dựng kinh tế, thế nhưng xem ra điều đó cũng không phải là lý tưởng ưu tiên ở đảng CSVN.Bởi lẽ, nếu ưu tiên lý tưởng ấy thì đảng phải cơ bản tư nhân hoá nền kinh tế để đạt hiệu quả cao nhất, đằng này những ngành kinh tế trọng yếu nhất của đất nước lại vẫn là quốc doanh, quân đội, cơ quan đảng làm kinh tế, làm ăn kém hiệu quả,là “địa bàn chiến lược của tham nhũng”, cạnh tranh bất bình đẳng với cộng đồng DN khác.Doanh nghiệp nhà nước là tác nhân chủ yếu làm cho nợ công chồng chất đẩy đất nước vào tình thế nghèo hèn. Một đảng cầm quyền mà tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có…Ăn của dân không từ thứ gì.”, “không tham nhũng thì bị cô lập”(lời ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh) thì có thể nói đảng đó thực sự có lý tưởng ưu tiên xây dựng kinh tế?
Như vậy,trong thời bình đảng CSVN không có hoặc không ưu tiên các lý tưởng cao cả giải phóng dân tộc,bảo vệ tổ quốc, CNXH, phát triển kinh tế thì lý tưởng gì để đảng duy trì,tồn tại, phát triển?
Chỉ còn lý tưởng vật chất
Trong hiến pháp và trên thực tế đảng CSVN nắm trọn mọi thứ quyền hành, tài nguyên, lợi ích của đất nước: Đất đai, khoáng sản, rừng, biển…Hiến pháp nói đất đai là “sở hữu toàn dân” nhưng không người dân nào có quyền phán xử đất đai mà tất cả là cán bộ của đảng.Mọi cơ quan pháp luật, quân đội, công an… do đảng quản lý,sử dụng  phụng sự lợi ích của đảng trước tiên.
Nắm trong tay mọi tài nguyên quốc gia, lợi ích, quyền hành như vậy nên đảng-ông chủ vĩ đại mọi tài sản, lợi ích quốc gia-tự nhiên đã là sức quyến rũ những người có lý tưởng sinh kế (là bản năng của mỗi con người)bằng con đường chính trị để có quyền hành, “có phần” hơn trong những tài sản, lợi ích quốc gia ấy. Ngoài lớp người vào đảng theo phong trào để “khỏi bị ức hiếp”(lời nguyên TBT báo “Dòng nhạc”), con cái được ưu tiên, ưu đãi, một số người ban đầu vào đảng với động cơ trong sáng nhưng về sau(nhất là từ những năm 1990 trở lại đây) phải thoả hiệp với lý tưởng chung hoặc thất vọng bị loại hoặc tự rời khỏi đảng.Số đông còn lại phần lớn những người vào đảng là để mưu hưởng thụ hơn những đồng nghiệp khác, tìm kiếm giàu sang bằng nghề chính trị. Nghề này không còn lạ ngay từ thời nhà Tần(221 trước công nguyên), thương nhân Lã Bất Vi đã cực giàu có nhưng còn bỏ tiền của mua địa vị chính trị để giàu, sang hơn còn hiện tại tình trạng “ chạy ghế,mua quan, bán chức” được chính nhiều lãnh đạo đảng thừa nhận.
Lộ trình vào nghề chính trị như sau:Trước tiên “phấn đấu” vào đảng CS để có điều kiện trước tiên trở thành cán bộ.Làm cán bộ  thì công việc nhàn hạ hưởng thụ hơn người bình thường, đặc biệt mới có cơ hội thu nhập ngoài chính thống. Cán bộ hưởng thụ ngoài tiêu chuẩn cao do đảng, nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan… đề ra không thấm tháp gì với những bổng lộc do chức quyền đem lại. Một trưởng ban ở doanh nghiệp nhà nước công việc nhàn hạ nhưng lương gấp 2-3 lần một chuyên  viên,bắt đầu có quà cáp bông lộc,  một quan chức quận, huyện trở lên chỉ phê một chữ  cho ai đó đám đất với giá rẻ,một mảnh đất nông nghiệp thành đất ở, cho xây cao ốc trong nội thành,cho xây thêm vài tầng nhà, ký một chữ cho cán bộ cấp dưới lên chức, mua, bán một lô hàng…cũng có thể đem lại hàng vài trăm triệu, tỷ, chục tỷ, trăm tỷ… “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đ…”(lời thiếu tướng, ĐBQH  Nguyễn Xuân Tỷ). Vừa qua vụ án Vũ nhôm, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, các tướng công an…thể hiện rõ địa vị chính trị, quyền uy dễ thâu tóm, vơ vét của cải xã hội như thế nào.
Với một xã hội dân chủ, chức vụ do dân bàu thì không còn nguồn lợi “bán ghế”, quan chức tham nhũng sẽ  bị đảng đối lập, báo chí tư nhân soi mói, phanh phui, cơ quan pháp luật độc lập phán xử công minh…đảng phái ấy mất uy tín bị nhân dân phế truất trong các dịp bỏ phiếu…Vì vậy  từ quan to, nhỏ phải giữ gìn, tham nhũng vẫn còn nhưng rất hạn chế.Với chế độ độc tài các cấp lãnh đạo do nội bộ quan chức đảng dàn xếp cất nhắc lên, xuống,  phẩm chất của họ chẳng liên quan với dân. Vì vậy những tội phạm như Đinh La Thăng mà ngoi lên đến uỷ viên bộ chính trị,những công an sa đoạ khủng khiếp nhưng lên đến cấp trung tướng, năm 2014 quốc hội lấy phiếu tín nhiệm Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son vẫn đạt phiếu “tín nhiệm cao”, nhiều lần quốc hội bàn luận về xử lý tài sản bất minh(tham nhũng, trộm cắp) nhưng vẫn không thể nào nhất trí được…là như thế.
Quan chức không kinh doanh gì mà giàu sang là nhờ tham nhũng,  chức càng to, càng giàu, quyền lực càng lớn càng an toàn nên nghề chính trị hấp dẫn nhiều người khao khát vươn lên quyền lực. Cái khác sự “vươn lên” của cán bộ ở chế độ độc tài là không cần tu dưỡng làm việc thật sự tốt để dân tín nhiệm bàu lên mà là hết lòng phụng sự quan trên để được chú ý, cất nhắc lên chức. Do phất lên bằng con đường chính trị kiểu đó có hiệu quả cao,rất  ít rủi ro so với SX kinh doanh nên luôn có người xin vào đảng,sống sao cho vừa ý quan trên để nhanh chóng lên cán bộ to như một nghề chính đáng. Sự tồn tại, phát triển của đảng CS cơ bản theo cách ấy đã đủ lâu thành như một sự tất nhiên, lương thiện cộng với truyền thống nho giáo “yêu địa vị, trọng quyền lực” mà dân gian coi việc lên chức là “tiến bộ”. Nhiều người già trước khi chết còn nhắn nhủ con, cháu đứa nọ, kia “phải phấn đấu vào đảng, lên cán bộ”.Việc rất nhiều cán bộ tại chức khai man tuổi, bằng cấp, thành tích để đua tranh, kéo dài chức vụ, hưởng thụ, khi nghỉ hưu thì “nhạt đảng” chứng tỏ việc gia nhập đảng vì mục đích vụ lợi.
Cán bộ sống như vua, chết như chúa là xây dựng đảng
Thời bao cấp chỉ có con đường làm giàu là vào đảng làm cán bộ nhưng hiện nay có doanh nghiệp tư nhân, FDI nhiều người có năng lực, lòng tự trọng thấy nhiều  cán bộ đảng CS quá  tham nhũng, bê tha, nhân dân chán ghét đã tìm các con đường khác để tiến thân dẫn đến tình trạng “chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị”(Lời TBT,CTN Nguyễn Phú Trọng). Để duy trì đội ngũ, nhiều cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh phải giao chỉ tiêu  kết nạp đảng.Vì vậy thời nay việc cán bộ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, phô trương giàu sang để hấp dẫn người vào, xây dựng đảng càng cần thiết hơn bao giờ hết.. Thời gian qua, quan chức đảng xây biệt tự, biệt phủ cực kỳ nguy nga, làm đám cưới, đám ma linh đình, mồ mả chiếm diện tích đất quá xa tiêu chuẩn, ngược hẳn pháp luật, lời ông Hồ Chí Minh “cần kiệm, liêm chính…”  nhưng đảng gần như không ngăn chặn,xử lý. Việc đảng CS tạo ra những luật lệ, cơ chế lý tưởng cho tham nhũng như: “thu hồi đất cho phát triền kinh tế,đổi đất lấy hạ tầng, phạt cho tồn tại…” nên bao năm nay hô hào chống tham nhũng nhưng tham nhũng càng phát triển chứng tỏ điều đó.Tôi khẳng định chế độ độc tài không thể chống tham nhũng và nếu chống triệt để thì đảng sẽ khó tồn tại.Bởi chế độ độc tài chống tham nhũng là chống bản chất của nó vì “ta đánh ta”(Lời ông TBT đảng Nguyễn Phú Trọng). Việc đảng ra chỉ thị 15 công an không được trinh sát tham nhũng đảng viên khi chưa được lệnh chứng tỏ đảng muốn “nuôi” tham nhũng ở mức độ nào đó để duy trì sinh lực cho đảng.
Việc cán bộ đảng “khi sống như vua”, lúc chết làm ma to, mả lớn phô trương sự giàu sang phú quý có làm dân bức xúc, ảnh hưởng uy tín nhưng trước mắt cái lợi cho đảng vẫn nhiều hơn? Bởi vì, dân bức xúc (như biểu tình, đánh cán bộ,ném giày…chẳng hạn) cũng chẳng làm gì được đảng do địa vị của đảng không do dân phán xét, bàu bán,có điều 4 hiến pháp bảo lãnh, ai phản kháng, biểu tình đã có công an, nhà giam, nhà tù…bởi quân đội, công an có nghĩa vụ bảo vệ đảng trên hết, “còn đảng còn mình”. Thêm nữa, đảng có cả một hệ thống thông tin truyền thông, văn hoá, văn nghệ…độc quyền khổng lồ tuyên truyền theo định hướng tạo uy tín cho đảng.Vừa qua tân bộ trưởng thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục khuyến cáo các báo thông tin tiêu cực chỉ chiếm 10% nội dung  trên báo chí là như thế. Dù sự thật như thế nào thì báo chí cũng phải định hướng ca ngợi đảng phần lớn nội dung…Như thế dù sao vẫn có bộ phận lớn dân chúng tin tưởng vào sự “quang vinh muôn năm” của đảng.
Rõ ràng, cán bộ sống giàu sang, chết ma to, mả lớn vẫn có lợi cho đảng nhiều hơn là có hại, tức là góp phần xây dựng đảng. chức quốc tang linh đình, xa hoa, tốn kém.Tại quê ông Trần Đại Quang, các đội thi công trắng mấy đêm làm đường, xây khu mộ rộng hơn 5 ha, khu lưu niệm ông Nguyễn Văn Linh ở làng Giai Phạm,Yên  Mỹ (Hưng Yên) nhiều công trình nguy nga, cầu, đường, non bộ mênh mông tốn không biết bao nhiêu tỷ, đám tang ông Võ Nguyên Giáp dùng cả chuyến chuyên cơ, khu mộ dùng cả vùng đồi, biển huy động cả những đội quân ngày đêm canh gác mộ, ông Nguyễn Đức Bình uỷ viên bộ chính trị được chính quyền địa phương ở quê Hà Tĩnh cũng dành cho 2.000m2  đất để xây lăng mộ…
Tại sao đảng CSVN luôn “học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư…và “đảng chỉ vì lợi ích của nhân dân không có lợi ích gì khác…” thế nhưng các cán bộ, lãnh đạo sống và khi chết như những vua, chúa trước cảnh nghèo khó của đa số người dân?
Chẳng lẽ đảng CS không cần sự tín nhiệm của nhân dân?

Thanh niên tuổi… bốn mươi

nguyentuongthuy’s blog – RFA

Quốc hội đang rôm rả thảo luận về luật thanh niên sửa đổi. Đáng chú ý hơn cả là người ta đang muốn tăng tuổi thanh niên lên tới… 40!?
Hồi còn trẻ, tôi thấy qui định tuổi đoàn viên từ 15 – 28. Hiện nay theo điều lệ đoàn thì tuổi đoàn từ 16-30, tức là theo qui định của Luật thanh niên hiện hành.
Còn bây giờ, người ta muốn tăng tuổi tối đa của thanh niên lên cao hơn nữa. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật đề xuất nâng độ tuổi thanh niên lên tới 35 hay 40.
Một đống luật đang bị xếp vào một xó, không dám đụng tới như Luật biểu tình, Luật về hội… Họ không muốn xây dựng những luật “nhạy cảm” ấy nhằm chừa ra chỗ trống để xử lý theo luật rừng. Lại có thứ luật mà không ai đủ can đảm nhắc tới như Luật về hoạt động của đảng (CSVN) cho nên ĐCSVN muốn làm gì thì làm.
Những luật đó rất cần thiết, nó tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý xã hội.
Trong khi hoãn đi hoãn lại Luật biểu tình, Luật về Hội, không dám nhắc đến luật đảng thì quốc hội lại đem luật thanh niên ra bàn lại. Hình như quốc hội không có việc gì để làm. Nói đúng ra là những việc cần làm thì không được phép nên đành lôi những việc vô bổ ra bàn thảo. Chẳng lẽ đến nghị trường chỉ để ngủ. Mà đã làm cho có việc thì sinh ra nhiều ý kiến rất vớ vẩn, chỉ tổ cho dư luận giễu cợt.
*
Trở lại việc nâng tuổi thanh niên tới 40. Tuổi thanh niên cần qui định trong độ tuổi như thế nào để người ở giới hạn tối đa và tối thiểu phải có những điểm tương đồng không cách biệt nhau mấy. Theo ý kiến của ông Nguyễn Khắc Định thì tuổi tối thiểu và tối đa của thanh niên cách nhau tới 24 tuổi, tức là cách nhau hẳn một thế hệ. Hơn kém nhau 24 tuổi, mọi thứ nó khác lắm như về sức khỏe, độ nhanh nhẹn, tính trẻ trung sôi nổi. Một người 40 tuổi hoàn toàn có thể có con từ 16 đến 20, 21 tuổi. Khi ấy, sẽ xảy ra chuyện, bố con hoặc mẹ con cùng sinh hoạt trong một… chi đoàn thanh niên.
Đọc  những ý kiến của các vị đại nghị gật, hóa ra họ muốn nâng tuổi tối đa của thanh niên lên để những người trong độ tuổi (mở rộng) “cống hiến” được nhiều hơn. Ông Phùng Quang Hiến, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng sửa luật để “tiếp lửa cho khí thế hừng hực của thanh niên”. Chỉ cần sửa mấy điều luật mà những “thanh niên” 31, 40 bỗng trở nên “hừng hực” được thì lạ thật.
Họ cứ làm như thể một người 40 tuổi, khi xếp vào thanh niên thì anh ta khỏe ra không bằng.
Ngược lại, người trẻ nếu xếp vào lớp già cũng không làm cho họ già đi. Ngày xưa, thế hệ bố mẹ tôi, 50 tuổi đã có người gọi bằng cụ. Bố tối hồi 49 tuổi, ra đường được chào “cháu kính cụ”, “chào cụ giáo”. Sở dĩ tôi nhớ được là hồi ấy đoàn công tác tìm đến nhà cụ giáo để điều tra dân số. Gọi là cụ, nhưng đâu phải làm ông già đi. Ông vẫn còn dạy học được hơn 10 năm nữa mới nghỉ hưu. Còn tôi được báo về hưu từ năm 39 tuổi, có nghĩa là theo dự tính tuổi thanh niên bây giờ thì tôi về hưu khi chưa hết tuổi đoàn. Tôi đi lính, ở nhà dân, gọi những người 40 tuổi thậm chí 35 tuổi là bố mẹ, vì con của bố mẹ cũng xêm xêm tuổi tôi.  Ông Hồ Chí Minh xưng là “cha già dân tộc” khi ông mới 55 tuổi, tức là hơn tuổi thanh niên mở rộng có 15 tuổi. Rõ ràng, xưng thì cứ xưng, gọi thì cứ gọi nhưng không thể biến ông thành người cao tuổi nhất nước được.
Tiện nói đến ông Hồ, nhắc luôn mấy câu thơ của ông:
“Chưa năm mươi đã kêu già
Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương trai”.
Ở một bài khác:
“Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già”.
Sáu ba: đương trai, năm chín: chưa già là lối nói lạc quan, tự động viên mình và động viên người khác, chứ không có nghĩa là tuổi ấy vẫn còn là thanh niên.
Mấy ông bà quốc hội nghĩ, cứ tăng tuổi thanh niên lên là con người trẻ ra. Trẻ hay không là phụ thuộc vào tuổi chứ đâu phụ thuộc vào việc xếp vào nhóm nào, thanh niên hay người cao tuổi. Ví dụ tuổi thanh niên nếu qui định tới 65 thì bà Kim Ngân vẫn là bà già 65 tuổi chứ đâu biến được bà thành cô gái.
Cơ cấu tuổi trong dân số là khách quan. Dù phân loại theo tiêu chí nào thì nguồn lao động xã hội nó vẫn thế. Cho rằng tăng tuổi thanh niên để tăng thêm nguồn lực lao động là lối tư duy nhảm nhí.
12/9/2019

Hà Nội ‘diễn tập thực binh’ chống biểu tình

Một màn biểu diễn chống biểu tình của công an Hà Nội hôm 13/9/2019. (Hình: Pháp Luật)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội rầm rộ tổ chức một buổi “diễn tập” của các lực lượng võ trang của nhà cầm quyền dùng để đối phó với “đám đông biểu tình gây rối an ninh, trật tự.”
Một số báo tại Việt Nam đưa tin, hôm Thứ Sáu 13 Tháng Chín, 2019 vừa qua, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã tổ chức một buổi “diễn tập” quy mô, ngoài sự tham dự của các lực lượng võ trang đông đến 6,000 người, còn thấy có rất nhiều các loại xe cơ giới bọc thép, xe vòi rồng. Mục đích là nhằm “giải tán đám đông biểu tình gây rối an ninh, trật tự; tấn công đối tượng khủng bố, giải cứu con tin, khắc phục hậu quả,” theo tờ Hà Nội Mới, tức báo tuyên truyền của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội.
Cuộc “diễn tập thực binh” nói trên được tổ chức khi các căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang diễn ra gay gắt trên Biển Đông, khu vực gần bãi Tư Chính, nơi Việt Nam đang có hoạt động khai thác và khoan tìm dầu khí và bị Bắc Kinh cho nhóm tàu tới quấy rối, đe dọa.
Cuộc “diễn tập thực binh” có sự chứng kiến của các chức sắc cầm đầu cấp cao của thành phố cũng như phía quân đội và công an CSVN cho thấy họ muốn biểu diễn cho “quần chúng nhân dân” biết cái lực lượng vô cùng đông đảo và võ trang tới tận răng của họ, đã được chuẩn bị để đàn áp các cuộc biểu tình nếu nổ ra ngoài sự trù tính của chế độ.
Tờ Hà Nội Mới không che đậy sự thật khi thuật lời Đào Đức Toàn, phó bí thư thành ủy Hà Nội nói rằng: “Buổi diễn tập có tác dụng răn đe, phòng ngừa âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ gìn và bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho thủ đô trong mọi tình huống.”
Từ đầu Tháng Bảy khi nổ ra cuộc đối đầu giữa cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam với nhóm tàu hải cảnh, khảo sát địa chất Trung Quốc quanh bãi Tư Chính và các vùng biển lân cận ngay trong thềm lục địa 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo chí chính thống của chế độ chỉ loan tải các lời phản đối Bắc Kinh của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao.
Bên cạnh đó là những lời bàn luận vòng quanh và ý kiến của các chuyên viên phần lớn trên truyền thông quốc tế được thuật lại. Người dân trong nước muốn biết phần nào tình hình thực tế đang diễn ra trên Biển Đông, người ta phải đọc trên báo đài nước ngoài và các mạng xã hội, nếu họ vượt qua được tường lửa.
Rõ ràng, chế độ Hà Nội sợ tái diễn những cuộc biểu tình bạo động như từng xảy ra hồi giữa Tháng Năm, 2014 tại Sài Gòn, Bình Dương, Hà Tĩnh và một số địa phương khác mà người ta đã đốt phá hàng trăm cơ sở sản xuất công nghệ, phần lớn là của người Trung Quốc đầu tư, gây thiệt hại vật chất nghiêm trọng.
Thời gian đó, dân chúng quá tức giận khi báo đài trong nước được theo các tàu cảnh sát biển đưa tin đưa hình về lực lượng Việt Nam đối đầu lực lượng Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 tới khoan tìm dầu khí phía Nam quần đảo Hoàng Sa, trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia ký tên công nhận.
Có thể từ kinh nghiệm sợ hãi đó mà báo đài của chế độ không thấy được đi theo để thông tin trực tiếp, cập nhật hàng ngày cho người dân được biết.
Ngày 17 Tháng Tám, 2019 vừa qua, 6 tổ chức xã hội dân sự và gần một ngàn cá nhân, trong đó có nhiều người từng là đảng viên đảng CSVN, đưa ra “Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược, khởi kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.”
Họ cho rằng “việc khởi kiện Trung Quốc là ưu tiên số một hiện nay.” Về phía chế độ Hà Nội, người ta chỉ thấy “diễn tập thực địa” phòng ngừa dân chúng biểu tình không những chống Trung Quốc mà còn nhân cơ hội làm một cuộc “cách mạng màu.” (TN)

Chủ trang Bà Đầm Xòe ra sách nói Nguyễn Phú Trọng ‘là Việt gian cho Tàu Cộng’

Cuốn sách do ông Phạm Thành tự in, tự phát hành tại Hà Nội. (Hình: Facebook Phạm Thành)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Giới xã hội dân sự đang xôn xao trước cuốn sách do nhà báo tự do, nhà văn Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, tự in, tự phát hành tại Hà Nội: “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo.”
Ông Phạm Thành, người từng tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” năm 2016, được cộng đồng mạng biết đến qua một loạt bài phản biện chủ trương của đảng CSVN như “Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Xuống Hố Cả Lũ và cuốn tiểu thuyết Cò Hồn Xã Nghĩa. Ông từng công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam và từng bị công an “mời làm việc” nhiều lần vì các bài viết của ông trên mạng.
Cuốn sách chính luận của ông Phạm Thành về ông Nguyễn Phú Trọng được phát hành trong bối cảnh diễn ra các cuộc đấu đá giành ghế, rò rỉ đơn từ tố cáo lẫn nhau khi đảng CSVN chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội 13.
Hôm 15 Tháng Chín, trả lời Nhật báo Người Việt qua email, ông Phạm Thành nói: “Tôi không hề có ý nghĩ chọn thời điểm để xuất bản tập sách này. Do từ đầu năm 2019, khi thấy nhiều người bị mất tài khoản Facebook, tôi sợ Facebook của mình cũng bị sập, nên tôi quyết định tải các bài viết trên trang cá nhân từ năm 2014 về. Khi soạn lại các bài, tôi nhận ra mình đã viết tới gần 1,000 bài, trong đó có gần 100 bài về ông Nguyễn Phú Trọng.”
Nhà báo tự do, nhà văn Phạm Thành. (Hình: Facebook Phạm Thành)
“Tôi nghĩ rằng, với số lượng bài như vậy, cùng các comment tiêu biểu đủ để tôi có thể in riêng một quyển sách dày dặn về ông Nguyễn Phú Trọng. Thế là tôi tập hợp chúng lại, và chọn ra 81 bài, cùng khoảng 10 comment thành một tập sách dày dặn, rồi tự đem đến các cửa hàng photocopy để in thành sách. Lẽ ra, sách có thế phát hành vào Tháng Sáu năm 2019 cùng với sách của nhiều tác giả với nhan đề: ‘Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước [CSVN] Nguyễn Phú Trọng Trong Tình Cảm Của Bạn Bè Trong Nước Và Quốc Tế,’ nhưng do áp lực của công an đối với các cửa hiệu photocopy mà tôi không thể in ra được. Phải loay hoay mất tới hai tháng mới có nơi dám in, và cuốn sách chính thức phát hành từ ngày 10 Tháng Chín,” ông Phạm Thành chia sẻ với Người Việt.
Tác giả cũng đưa nhận định về người đứng đầu đảng CSVN: “Ông Nguyễn Phú Trọng là người nhu mì, nhát gan, thích yên phận, thuộc dạng người kém hiểu biết, bảo thủ, nhưng được Tàu Cộng yểm trợ cho lên nắm quyền lực, có nhiệm vụ xóa sổ dân tộc Việt Nam, nhập nước Việt Nam vào nước Trung Quốc. Ông Trọng thực chất đã là một Việt gian cho Tàu Cộng. Tàu Cộng bảo làm gì, làm như như thế nào, ông Trọng cứ thế mà làm theo, tính từ năm 2006–thời điểm ông này giữ chức chủ tịch Quốc Hội đến khi thành tổng bí thư, chủ tịch nước. Ông này chưa từng một lần mở mồm ra phê phán Tàu Cộng xâm lược đất liền, biển đảo, giết người, cướp của, phá hoại tài sản của người và ngư dân Việt Nam, chưa từng một lần mở mồm ra tỏ ý thương xót đồng bào bị Tàu Cộng giết hại, cướp của, phá hoại tài sản,” ông Phạm Thành nói.
“Không những không phê phán, không ngậm ngùi, thương xót, ông Trọng luôn lựa mọi cơ hội có thể để biện minh cho hành động xâm lược, giết người của Tàu Cộng. Với hai tay nắm đảng, và nhà nước, đạt mức quyền lực hoàn hảo, ông điều khiển con thuyền Việt Nam bất luận sóng gió kiểu gì cũng phải cập bến Trung Nam Hải,” ông Phạm Thành cảnh báo.
Ngoài ra, tác giả cuốn “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” nói thêm: “Tôi muốn cuốn sách này in ở trong nước chứ không ở nước ngoài dù rằng tôi đã có bốn đầu sách in ở bên Mỹ. Vì rằng,  đối tượng cần được khai trí là người Việt Nam ở trong nước, chứ không phải người Việt Nam ở nước ngoài. Thực tế, ở trong nước, còn có quá nhiều người Việt Nam vẫn tin, ông Nguyễn Phú Trọng là ‘sĩ phu Bắc Hà’, hay là người ‘thay trời hành đạo,’ tức ‘thế thiên hành Đạo,’ là người thích dân chủ, muốn thoát Trung, theo Mỹ, phương Tây; và cũng còn có quá nhiều người vẫn một lòng tin rằng ‘Còn đảng còn mình.’”
Rõ ràng, in sách ở trong nước, tác dụng khai trí cao gấp nhiều lần khi in ở nước ngoài. Tất nhiên, tác giả cũng như người thân trong gia đình cũng phải chấp nhận sự nguy hiểm đến bản thân cao hơn gấp ngàn lần khi in ở nước ngoài. Nhưng, vì một nước Việt Nam dân chủ, đa nguyên, đồng nghĩa với việc đấu tranh để giải thể công sản cầm quyền, tôi và gia đình mình đánh chấp nhận tất cả, kể cả phải tù đầy, thủ tiêu hay bị CS kết tội,” nhà báo, nhà văn Phạm Thành nói với Người Việt. (T.K.)

Tranh cãi vụ dân Sài Gòn chi hàng chục ngàn đô la để mua xe và áo giáp chống cướp

Mô tô do người dân tự mua. (Hình: Dân Trí)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội đang có tranh cãi sôi nổi xoay quanh một bản tin của báo điện tử Dân Trí đăng từ hôm 7 Tháng Chín: “Ban bảo vệ dân phố ở phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Sài Gòn chi tiền mua bốn mô tô phân khối lớn, một xe tuần tra, 15 áo giáp chống đạn, 15 mũ bảo hiểm loại A2, tấm khiên và nhiều thiết bị chữa cháy… Tổng số tiền đầu tư cho các thiết bị này lên đến cả tỷ đồng ($43,351) và do ông Lý Nhơn Thành, trưởng ban, đứng ra vay ngân hàng. Từ khi nhóm này đi vào hoạt động đến nay, tình hình tội phạm trên địa bàn giảm hẳn và được người dân tin tưởng.”
“Các xe phân khối lớn này đều là biển số xanh, thành viên nào ra đường tuần tra hay làm nhiệm vụ thì phải đi xe này, mặc áo giáp, mang theo các công cụ hỗ trợ. Mình ăn mặc lè phè, đi xe cà tàng thì các đối tượng phạm tội không sợ,” tờ báo dẫn lời ông Thành.
Không thấy báo Dân Trí đề cập đến trách nhiệm của công an phường Nguyễn Thái Bình hay công an quận 1, công an thành phố trong việc đảm bảo an ninh tại khu vực này.
Xe tuần tra do người dân tự mua. (Hình: Dân Trí)
Theo trang Thư Viện Pháp Luật, “bảo vệ dân phố” là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn, do Ủy Ban Nhân Dân phường quyết định thành lập.
Trong khi đó, tờ Lao Động hôm 13 Tháng Chín, cho hay: “Ủy Ban Nhân Dân phường Nguyễn Thái Bình đã đi đầu trong việc chấp thuận chủ trương, trang bị thêm phương tiện và công cụ chuyên nghiệp để lực lượng bảo vệ dân phố thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Những công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao… chưa đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu thực tế. Bởi vì việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ dân phố cũng mang tính chất nguy hiểm. Vì vậy, họ cần được trang bị nhiều hơn để bảo hộ tính mạng cho lực lượng bảo vệ dân phố.”
Tuy vậy, tờ báo này cũng viết thêm rằng một số bạn đọc “gửi ý kiến thắc mắc về việc khung pháp lý nào cho việc bảo vệ tổ dân phố trang bị công cụ hỗ trợ “mạnh?”
Facebooker Dương Quốc Chính bình luận trên trang cá nhân: “Tôi xem chương trình Thời Sự trên kênh VTV thấy vụ này lạ quá. Dân phòng được trang bị áo giáp chống đạn, xe phân khối lớn, để… chống cướp giật, bảo vệ an toàn cho dân. Người dân tự dưng bỏ tiền túi ra để làm việc của công an trong khi không hề có nguồn thu nào từ đó để trả nợ. Nếu nhà nước cho phép ông này mở doanh nghiệp bảo vệ thì tốt. Tức là ai bị cướp mà được lính của ông này ‘cướp’ lại được thì cưa đôi tiền, giống như công an thôi.
Bộ Trưởng Công An Tô Lâm nghĩ gì, Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân nghĩ gì về hành động ‘nhân dân tự vệ’ này? Đúng là thế trận an ninh nhân dân. Được biết lực lượng công an có bộ máy khổng lồ, nhưng vẫn bất lực không bảo vệ được an ninh tại Sài Gòn.” (T.K.)

Nông Đức Mạnh xuất hiện, trái với tin đồn ‘qua đời’

Ông Nông Đức Mạnh (thứ hai, trái qua) trong ảnh chụp đề ngày 14 Tháng Chín. (Hình: Vnanet.vn)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 14 Tháng Chín, Thông Tấn Xã Việt Nam công bố ảnh cho thấy ông Nông Đức Mạnh ngồi cạnh Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng dự lễ kỷ niệm 70 thành lập Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Một ngày trước, mạng xã hội râm ran tin đồn cựu tổng bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh qua đời. Tin này được ghi nhận phát xuất từ một số blogger có nhiều lượt follow và gây bàn tán.
Đây không phải lần đầu có tin giả về các cựu lãnh đạo CSVN qua đời trong bối cảnh các báo nhà nước thường chậm trễ khi đưa tin về cái chết của những người thuộc diện “tứ trụ,” cựu “tứ trụ.”
Tuy đã không còn làm tổng bí thư đảng CSVN được hơn chín năm, nhưng ông Mạnh vẫn thường xuyên xuất hiện cạnh người kế nhiệm – ông Trọng trong các sinh hoạt của đảng.
Hôm 14 Tháng Chín, người ta thấy ông Mạnh kè kè bên ông Trọng trong lễ “50 năm thực hiện di chúc HCM” và đi cạnh Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng tỉnh Bắc Kạn…
Sự nghiệp chính trị của ông Mạnh được đánh giá khá mờ nhạt, nếu không kể tin đồn rằng ông chính là con trai của Hồ Chí Minh. Một trong những phát ngôn “để đời” của ông Mạnh là câu nói được báo Khánh Hòa đăng tải hồi Tháng Tám, 2003: “Tôi ví dụ như để phát triển du lịch thì nông nghiệp phải phát triển theo hướng nào để hỗ trợ? Ngoại thành Nha Trang phải trồng loại rau gì để cung cấp cho các khách sạn, Diên Khánh phải trồng cây gì và các huyện trong tỉnh phải trồng thứ gì, nuôi con gì, quy hoạch ra sao để có nền nông nghiệp sạch.”
Phát ngôn nêu trên sau đó đã thành “chuyện cười” trên mạng xã hội mỗi khi các blogger đề cập về chuyện các lãnh đạo đảng CSVN quen thói đến các địa phương chỉ đạo suông mà không có hiểu biết gì về tình hình thực tế.
Có lẽ vì ngại bị công luận đàm tiếu nên sau này, mỗi khi dự các lễ hội của đảng, ông Mạnh chỉ chụp hình chứ không lên tiếng “chỉ đạo” như trước.
Tuy đã lâu không còn là người đứng đầu đảng CSVN, ông Mạnh vẫn gây bàn tán quanh chuyện ông cưới người vợ sau tên là Đỗ Thị Huyền Tâm, “đại biểu Quốc Hội CSVN.” Đài Á Châu Tự Do hồi Tháng Năm, 2018 đưa bình luận về bà Tâm: “Trước khi trở thành ‘thứ phi’ của ông Nông Đức Mạnh, bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã có lúc lao đao về những món nợ khổng lồ với ngân hàng, theo đó có tin cho biết suýt chút nữa thì bà Tâm đã phải ‘tra tay vào còng.’ Nhưng sau khi trở thành vợ sau của cựu Tổng Bí Thư Mạnh, vị thế của bà Huyền Tâm đột nhiên ‘mạnh’ hẳn lên. Không những chẳng bị hề hấn gì với vòng tố tụng hay lao lý, công ty của bà Huyền Tâm còn thầu được những công trình BOT đáng giá, từ đó trả hết nợ cho ngân hàng và lại còn dôi ra một khoản tích lũy lớn.”
Về phần ông Nông Quốc Tuấn, con trai ông Mạnh và là phó chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Việt Nam, giới quan sát đánh giá ông này khó có triển vọng được “cơ cấu” lên cao hơn sau khi đã bị loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XII.
Ủy Ban Dân Tộc Việt Nam là cơ quan ngang cấp Bộ của chính phủ CSVN, có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp thuộc ủy ban quản lý theo quy định của pháp luật. (T.K.)

Tất Thành Cang bị cáo buộc thêm tội sai phạm mới

Ông Tất Thành Cang vẫn chưa bị “sờ gáy” sau hàng loạt sai phạm nghiêm trọng. (Hình: Zing)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Chánh Thanh Tra Sài Gòn đã yêu cầu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố này chuyển hồ sơ sang Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra để “làm rõ sai phạm việc cổ phần hóa doanh nghiệp” mà ông Tất Thành Cang phê duyệt.
Theo tin từ nhiều cơ quan báo chí Việt Nam, Thanh Tra Sài Gòn đã có đề nghị gửi Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn chuyển hồ sơ sang công an để điều tra, làm rõ sai phạm việc cổ phần hóa sai quy định tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Phát Triển Khu Công Nghiệp Sài Gòn (công ty IPD), do ông Tất Thành Cang phê duyệt khi còn đương chức phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn.
Báo VietNamNet cho biết, công ty IPD tiền thân có 100 % vốn nhà nước, là công ty con của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (công ty IPC), được thủ tướng phê duyệt sau cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Theo đó, công ty IPD đề xuất hai phương án về tỷ lệ vốn nhà nước là 49% và 36%. Tuy nhiên, khi trình lên Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn, công ty IPC lại trình hai phương án tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty IPD sau cổ phần hóa là 65% và 75% để IPC có quyền chi phối.
Chỉ hai ngày sau, ông Cang chấp thuận phương án cổ phần hóa nhà nước nắm giữ 75% công ty IPD.
Trụ sở Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Đông Sài Gòn. (Hình: Zing)
Sau khi cổ phần hóa, công ty IPD trở thành Công Ty Cổ Phấn Tiếp Vận Đông Sài Gòn (công ty ESL) có vốn điều lệ 652 tỷ đồng ($28 triệu). Cũng kể từ đây, công ty ESL “có những hoạt động đầu tư sai quy định, đẩy quyền chi phối hoạt động vào tay tư nhân.”
Theo kết luận thanh tra, công ty ESL sẽ đầu tư xây dựng, khai thác dự án cảng. Tuy nhiên, công ty này góp vốn thành lập pháp nhân mới là Công Ty Cổ Phần Cát Lái-Đông Sài Gòn để khai thác cảng.
“Với tỷ lệ góp vốn 20%, công ty ESL không còn quyền chi phối, dẫn đến kết quả đối tác khác nắm quyền, quyết định việc kinh doanh khai thác cảng,” kết luận thanh tra nhận định.
Thanh Tra thành phố cũng chỉ rõ các khuyết điểm về thoái vốn của công ty ESL tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại Thái Dương, Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Hồng Ngọc, Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Đúc Kim Loại Sài Gòn, dẫn tới các khoản nợ khó có khả năng thu hồi.
Mặt khác, việc thực hiện dự án bất động sản khác cũng để xảy ra vi phạm như tại Dự Án Tái Định Cư An Phú Tây (huyện Bình Chánh), Khu Dân Cư Hiệp Phước 1, Khu Dân Cư Hiệp Phước 2, Khu Dân Cư Long Thới…
Đặc điểm chung của các dự án này khi công ty IPC và các công ty liên kết thực hiện là “không tổ chức bán đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định giá vốn góp, giá trị chuyển nhượng chưa đầy đủ cơ sở, không phù hợp, áp dụng đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng với giá thị trường, chuyển nhượng nền đất không đúng đối tượng, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước.”
Đặc biệt, Khu Dân Cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), theo Thanh Tra thành phố, sau cổ phần hóa công ty ESL “không tiếp tục đầu tư vào dự án đã tìm đốc tác thực hiện” thực chất là để chuyển nhượng dự án khi đủ thủ tục pháp lý.
“Trách nhiệm chính thuộc về Tổng Giám Ðốc Công Ty IPC Tề Trí Dũng và phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn Tất Thành Cang,” kết luận thanh tra nêu rõ.
Ông Cang bị mất chức ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương CSVN khóa XII và ghế phó bí thư thành phố Sài Gòn, nhưng lại khiến công luận hoang mang khi được giao làm phó Ban Chỉ Đạo Công Trình Lịch Sử TP.HCM hồi cuối Tháng Ba, 2019. Từ vài tháng qua, tin đồn về việc ông bị bắt, giải ra Hà Nội đã nổi lên vài lần trên mạng xã hội nhưng không được xác thực. (Tr.N)

Bánh pía Sóc Trăng nhiễm khuẩn độc có thể làm chết người

Mẫu bánh pía sầu riêng trứng nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc. (Hình: Thanh Niên)
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Trong đợt kiểm tra bánh Trung Thu ở Đà Nẵng, Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm thành phố này đã phát hiện bánh pía nhân trứng sầu riêng ở Sóc Trăng nhiễm khuẩn gây ngộ độc đang được bày bán.
Báo Tiền Phong cho biết, ngày 14 Tháng Chín, 2019, ông Nguyễn Tấn Hải, trưởng Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Đà Nẵng đã ra quyết định thu hồi sản phẩm bánh pía trứng sầu riêng tại một cửa hàng phân phối trên đường Lê Độ (quận Thanh Khê), do bị phát hiện “nhiễm khuẩn Bacillus Cereus vượt mức cho phép.”
Ông Hải cho biết, loại bánh pía này được bán thường xuyên tại nhiều cửa hàng bánh kẹo. “Hiện Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm đang làm việc với các cửa hàng nhằm xác định số lượng sản phẩm để thu hồi toàn bộ. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục xử lý,” ông Hải nói.
Trước đó, Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Đà Nẵng tổng kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm bánh Trung Thu “bẩn” trên các quận, huyện.
Tại cửa hàng phân phối ở đường Lê Độ, đoàn kiểm tra lấy mẫu bánh pía trứng sầu riêng do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bánh Pía – Lạp Xưởng Hải Sơn (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) sản xuất đưa đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy sản phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ đôc Bacillus Cereus.
Theo báo Thanh Niên, Bacillus Cereus vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với nhiều mức độ khác nhau, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu.
Vi khuẩn này sản sinh ra hai loại độc tố, trong đó độc tố gây tiêu chảy Diarrhoed toxin thường “dính” trên thịt, rau quả, gia vị. Khi bị nhiễm sẽ bị gây bệnh hủy hoại biểu bì, niêm mạc ruột, có thể nguy hiểm tính mạng.
Độc tố gây nôn mửa Emetic Toxin còn lại thường nhiễm trong gạo, cơm nguội, đậu. Đặc biệt trong vi khuẩn còn có Enzyme Hemolyzin, một protein gây độc mạnh có thể chết người.
Bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng thơm ngon, được nhiều người Việt ở Hải Ngoại mỗi khi về Việt Nam hay mua mang trở lại nơi sinh sống làm quà biếu tặng cho người thân, bạn bè. (Tr.N)