Tuesday, December 6, 2016

Chuyên gia nói gì về tin đồn Việt Nam đổi tiền?

Theo BBC-6 tháng 12 2016 

Hình minh họaImage copyrightGETTY IMAGES
Các chuyên gia tài chính trao đổi với BBC về tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền trong bối cảnh tỷ giá USD và giá vàng tăng mạnh.
Truyền thông Việt Nam tường thuật tỷ giá đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do "đồng loạt tăng mạnh trong hôm 6/12".
Giá USD trên thị trường tự do được ghi nhận "ở mức 23.217 đồng/USD, tăng 170 đồng".
Hôm 6/12, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói: "Tôi cho rằng mọi người nên bình tĩnh trước tin đồn vì hiện tại tôi không thấy có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ Việt Nam phải tính đến cách này."
Tuy vậy, tiến sĩ cũng nói thêm: "Việt Nam đang chịu áp lực từ bên ngoài và bên trong về tỷ giá."
"Trong những tháng cuối năm, cả doanh nghiệp và chính phủ đều cần ngoại tệ để trả nợ."
"Dù thế, tôi vẫn tin là Ngân hàng Nhà nước đang có trong tay công cụ hữu hiệu để kiểm soát tỷ giá."
Ông Hiếu cũng cho hay "không thấy mối tương quan giữa nợ công đang gia tăng và tin đồn đổi tiền".
Theo ông, để giảm thiểu những tin đồn liên quan đến chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước "cần cung cấp thông tin chính thức về vốn tự có của những ngân hàng bị mua với giá 0 đồng, cũng như tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, đầu tư chéo của các ngân hàng".

Đổi tiền 'khó xảy ra'

Cùng ngày, từ Đại học Strasbourg, Pháp, chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú nói với BBC: "Tin đồn đổi tiền sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế Việt Nam, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn nhà nước."
"Trước mắt là sẽ gây khó khăn cho việc điều tiết chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."
Tiến sĩ nói thêm: "Việc đổi tiền có thể là không có thật. Tuy nhiên việc để biến động tỷ giá giữa VND và USD như hiện nay cho thấy khả năng ứng phó của Ngân hàng Nhà nước có vấn đề."
"Có thể nó xuất phát từ việc ngân sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam không đủ khả năng để hỗ trợ tỷ giá cho VND."
"Nếu dự trữ ngoại hối dồi dào thì sẽ không có việc biến động tỷ giá quá lớn như vậy trong các ngày qua."
"Việt Nam thông báo có dự trữ ngoại hối trên 40 tỷ USD, nhưng đây là những con số không minh bạch, khó kiểm chứng."
"Tuy nhiên, theo tôi, việc đổi tiền có thể khó xảy ra vì chuyện này sẽ gây nhiều hậu quả khó đoán trước như lạm phát, tiền VND tiếp tục mất giá nặng hơn, khủng hoảng kinh tế."
Ông Phú cho rằng việc bác tin đồn gặp nhiều khó khăn do "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có sự độc lập, dù chỉ có tính tương đối, trong việc điều hành chính sách tiền tệ".
"Khi việc điều hành chính sách không minh bạch, thì đây là đất sống của các tin đồn."
"Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải có sự độc lập nhằm tăng sự minh bạch."
"Các nhà đầu tư trên thị trường ngoại tệ hoạt động theo dự đoán về các thông tin chính sách, tỷ giá. Nếu dự đoán sai thì hậu quả vô cùng lớn, do đó khi Ngân hàng Nhà nước minh bạch thông tin, thì sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán tốt hơn, không phải đối phó các tin đồn thất thiệt," ông Phú nói với BBC hôm 6/12.
Lần đổi tiền gần nhất của Việt Nam diễn ra hồi tháng 9/1985 nhằm "phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương", theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú được báo Thanh Niên hôm 5/12 dẫn lời: "Trong điều kiện kinh tế xã hội đang ổn định, không có lý do gì lại phải đổi tiền, kể cả thay đổi cơ cấu mệnh giá."
"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có động tác hay hoạt động nào liên quan đến đổi tiền. Bởi giá trị, cơ cấu, mệnh giá VND là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế."

Chờ xem Trump thò tay về biển Đông

Lê Hải Phòng (Danlambao) - Ông Obama sắp dọn ra khỏi Toà Bạch Ốc. Những điều gì ông làm 8 năm cho nước Mỹ và thế giới thì để dân chúng xét. Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài này, người viết chỉ đưa ra ván cờ tướng mà ông chơi với Tập Cận Bình về biển Đông. Ông là người chủ trương xoay trục, nhưng lại để Trung Cộng đi con xe, con ngựa đặt căn cứ xong, ông mới đưa con pháo nhảy một bước lên cản bằng cách bay tuần tiểu một vòng thị uy rồi đâu lại vào đó. Nước cờ Obama đi không phải là nước cờ lãnh đạo một cường quốc số 1.

Bài học tin tưởng vào nước độc tài CS như VN, đem chuyện giao thương ra để đảng CS cải cách tôn trọng nhân quyền là sai lầm từ căn bản. Vì bản chất người CS càng có tiền của trong tay càng bám địa vị thì trở nên càng độc tài đàn áp trong vấn đề củng cố quyền hành. Ông Obama đã đón tiếp một tên đảng trưởng cộng sản VN vào Toà Bạch Ốc để cho ông Trọng nói về VN có đủ nhân quyền trong lúc đảng CSVN đã dùng công an côn đồ trị, tước đoạt mọi quyền sinh sống của toàn dân, cướp đoạt sở hữu mọi ngành nghề từ sĩ cho tới nông, công, thương. 

Obama tới TC bị TC làm mất thể diện ở sân bay ông vẫn điềm nhiên xem như pha. Nhưng mỗi lần đi Nhật hay đi Đức ông có cơ hội gặp các vị nguyên thủ, Obama lại dùng diễn đàn tại đó để công kích ông Trump (thời kỳ tranh cử). 

Bây giờ ông Trump được đắc cử, Trump bất chấp TC mà nói điện thoại thẳng với TT Đài Loan. Dù bị nhiều nhóm quyền lợi dính dáng làm ăn TC phản đối. Nhưng đây cũng là một biểu hiệu đáng kính khi TT một cường quốc muốn nói chuyện với lãnh tụ thế giới nước nào là không phải để Trung Cộng dẫn dắt chính sách ngoại giao. Khi ông Trump thông báo cuộc điện đàm với TT Đài Loan, Trung cộng chưa phản ánh ngay, trong lúc báo cánh tả đã đi trước một bước tấn công Trump tiêu biểu như UK Guardian: “37 years of U. S. diplomatic practice in a few minutes (37 năm thực thi ngoại giao trong vài phút). The New York Times claimed that the simple call was a bigger “provocation” of Beijing than selling billions in weapons to Taiwan (NY Times cho rằng một cuộc điện đàm đơn giản là một bức tranh lớn khiêu khích Bắc Kinh hơn là bán hàng tỉ tiền vũ khí cho Đài Loan). Tuy nhiên điều đáng nói người có kinh nghiệm làm việc tại TC là cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Jon Huntsman nói trên đài Fox News: “We ought to be giving (Taiwan) a little more space, noting mutual economic, national security and human rights issues (tạm dịch: Chúng ta phải dành cho Đài Loan một chút khoảng trống về vấn đề quan hệ hổ tương kinh tế, an ninh quốc gia và nhân quyền).

Chủ nhật vừa qua TT đắc cử Trump bảo vệ cuộc nói chuyện với bà Tsai Ing-Wen rằng: "Did China ask us if it was OK to carry out a number of actions such as build up disputed islands in the South China Sea or take economic measures hurtful to the United States" Trump tweeted. (Tạm dịch: China đã có hỏi chúng ta là có OK không khi họ tiến hành một số hành động như xây đắp các đảo tranh chấp tại vùng biển Đông hoặc sử dụng biện pháp kinh tệ làm tổn hại Mỹ).

Nhìn vào vài ba ông tướng về hưu có kinh nghiệm chiến trường được Trump chọn vào các chức vụ quan trọng trong nội các cho ta thấy biết đâu ông lại cứng rắn vấn đề biển Đông, hơn là Obama xoay trục cái gì mà để chờ TC đi trước xây thành lũy mới cuống quít chạy theo cản ngăn có lệ. 

Hải quân Mỹ là vua trên biển. Chờ xem Trump Make America Great Again có sớm thò tay lật mặt con cọp giấy Trung cộng chuyên nghề dọa nạt lấn cướp nước nhỏ. 

06.12.2016

Hủ mắm thối của truyền thông đảng

CTV Danlambao - Chuyện các nhân sự của Báo Thanh Niên bị kỷ luật là một chuyện nhỏ như chai nước mắm hay chuyện khổng lồ như Núi Pháo? Cả cái chai nước mắm lẫn Núi Pháo này để có dán nhãn mang tên Tập đoàn Masan.

Vào cuối tháng 7 năm 2016 đã có những nỗ lực từ phe nhóm Nguyễn Phú Trọng mở cuộc "thanh tra toàn diện" tấn công vào công ty Núi Pháo là một công ty này được thâu tóm bởi tập đoàn Masan với Nguyễn Thanh Phượng và công ty Bản Việt của bà Phượng đứng đằng sau cố vấn. 

Dự án Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Chỉ trong năm 2015, dự án Núi Pháo đã mang lại cho Masan doanh thu lên đến 2.665 tỷ đồng. 

Ngày 28 tháng 9 cuộc thanh tra toàn diện Núi Pháo bắt đầu bởi Bộ Tài Nguyên & Môi Trường và dự trù kéo dài trong 45 ngày. 

Tại cuộc họp báo ngày 17/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức khẳng định “không gặp bất kỳ cản trở nào” khi thanh tra dự án Núi Pháo.

Với tình trạng không cản trở, tuy nhiên cho đến nay, thời hạn 45 ngày đã qua và Núi Pháo vẫn im ắng, không có báo cáo gì thêm. Xem như núi đã chìm, pháo đã êm và Masan đã thắng.

Rõ ràng là phe Nguyễn Phú Trọng đã thất bại trong cuộc tổng tấn công Núi Pháo nhắm vào tập đoàn Masan.

Tấn công quả Núi không được thì phe cánh Nguyễn Phú Trọng quay sang tấn công vào chai nước Mắm của tập đoàn này.

Với bài báo Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp được ký tên bởi tác giả Nguyên Nga - Mai Phương, báo Thanh Niên đã tấn công vào thương hiệu nước mắm Nam Ngư, Chinsu của Masan rằng: "nước mắm công nghiệp – sản phẩm sản xuất phần lớn bằng hóa chất, nước và muối... đã và đang ‘nhấn chìm’ nước mắm truyền thống."

Chỉ với bài viết cò mồi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tức tốc "yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh về tình trạng nước mắm công nghiệp có hóa chất đang chi phối thị trường."

Tuy nhiên, trong nội bộ của Báo Thanh Niên cũng năm phe bảy nhóm không khác gì ở Ba Đình, một loạt bài đánh vào "nước mắm truyền thống" cũng được một phe nhóm cho quyết định đăng tải.

Hiện tượng phe phái của đảng xảy ra ngay trong toà soạn, đấu nhau qua một chai nước mắm công nghiệp và lọ nước mắm truyền thống.

Trước tình trạng nước mắm bốc mùi, thay vì Bộ Y tế "vào cuộc" vì đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân, thay vì Tập đoàn Masan lên tiếng khởi tố vì trên nguyên tắc bài báo tấn công vào thương hiệu của tập đoàn; ngược lại chỉ có Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quản của báo Thanh Niên, đã họp hai lần để xử lý kỷ luật các cá nhân tại báo Thanh Niên.

Ngày 23 tháng 10, Báo Thanh Niên ra thông báo cáo lỗi và gỡ bỏ 5 bài viết đã được đăng tải: Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm sạch, Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín, Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt? Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm.

Thế là nước mắm Masan lại an toàn tiếp tục rao bán bảo đảm sức khoẻ không suy không giảm và phe Nguyễn Phú Trọng tiếp tục uống nước mắm Masan.

Sau cùng, Bộ Thông tin và Truyền thông nối gót theo quyết định họp hành của Thành đoàn HCM là bộ phận vẫn còn đầy vây cánh đàn em Nguyễn Tấn Dũng, đã ra quyết định kỷ luật một vài nhân sự của Báo Thanh Niên:

- Thu hồi thẻ nhà báo và cách chức Võ Khối - Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên.

- Kỷ luật khiển trách Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên Tập báo Thanh Niên.

- Thu hồi thẻ nhà báo của Đặng Việt Hoa, Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên.

Cho đến nay, từ kẻ xử phạt đến kẻ bị phạt, từ Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của chính phủ, từ nội dung kỷ luật cho đến lời xin lỗi của những kẻ bị phạt, hoàn toàn không có một dữ kiện gì về những gì đã viết sai, viết đúng.

Điều đáng ghi nhận là không nghe nhắn đến tác giả của bài viết Nguyên Nga - Mai Phương, tấn công thương hiệu của Masan là ai, bị xử phạt như thế nào? 

Thế là xong chuyện. Yêu cầu của Nguyễn Xuân Phúc làm rõ việc nước mắm công nghiệp chứa nhiều hóa chất lại bị chìm xuồng và người dân cầm chai nước mắm Masan về nhà mà không biết trong đó có những gì. 

Chẳng có một điều gì được làm rõ cả dưới sự lãnh đạo của ông thủ tướng cờ lờ mờ vờ.

07.12.2016

Trọng lú nhắn ruồi Thanh: không trốn được đâu!

CTV Danlambao - Sự việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn giữa vòng bủa vây của Nguyễn Phú Trọng đã làm cho uy tín của Trọng đối với bè lũ đàn em suy giảm. Việc để xổng Thanh nói lên một điều: trong hàng ngũ đảng, nhất là công an, vẫn có một thế lực không phục tòng Nguyễn Phú Trọng và bao che cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát.

Cho đến nay, mặc dù lệnh truy nã đã được công bố từ trong ra ngoài nước đã lâu, nhưng Trịnh Xuân Thanh vẫn nhỡn nhơ ở đâu đó tại nước ngoài. Trước tình thế đó Nguyễn Phú Trọng đã dùng buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội vào ngày 6 tháng 12 để nhắn gửi, hù doạ rằng: "...tinh thần là phải bắt bằng được, không trốn được đâu".

Bên cạnh đó, Nguyễn Phú Trọng còn tuyên bố không những kỷ luật Trịnh Xuân Thanh về mặt kỷ luật đảng mà còn sẽ có thể truy tố về mặt hình sự. Đây là một bước khởi đầu cho sự nâng cấp thanh trừng nội bộ đối với thành phần không thuộc phe nhóm trong đảng. Nhưng nó cũng sẽ tạo thêm những sự chống đối trong nội bộ vì các quan lớn ai cũng nhúng chàm, cũng phải đối diện với tù đày nếu một ngày nào đó "phe ta" lâm vào tình trạng mất quyền như "phe địch".

Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri này, Nguyễn Phú Trọng đã huênh hoang rằng "đại đa số đều hoan nghênh" việc ông ta đã kỷ luật Vũ Huy Hoàng qua biện pháp cách chức một người đã không còn giữ chức vụ.

Khi cử tri thắc mắc về chuyện "còn chức đâu mà cách" thì Trọng cho biết "Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang soạn một Nghị quyết về vấn đề này" để xét xử theo quy định của luật pháp. Điều này có nghĩa là Nguyễn Phú Trọng đã gián tiếp thú nhận rằng từ trước đến giờ mọi hành vi tham nhũng của cán bộ, quan chức đảng viên đều được xét xử không theo quy định của pháp luật.

Về quốc nạn tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng lần này đã đem những quốc gia khác ra đánh đồng cho tệ nạn gây ra bởi đảng độc tài của ông ta:

"Tôi nói nhiều lần rồi, tham nhũng không chỉ ở nước ta, nước nào cũng có, giai đoạn nào cũng có, thời kỳ nào cũng có, nhiều nước mất chính quyền, mất chế độ cũng là vì tham nhũng. Tham nhũng tức là ăn cắp của công, ăn cắp của Nhà nước, còn lợi ích là câu kết, móc ngoặc để "moi" của Nhà nước."

Điều mà ông ta không nói rõ là mức độ tham nhũng, việc áp dụng luật pháp đối với tham nhũng, tham nhũng lẻ tẻ bởi cá nhân ở các quốc gia khác nó khác xa với kiểu tham nhũng đại trà, tham nhũng có hệ thống, tham nhũng được bao che bởi cả một phe nhóm trong tập đoàn cai trị độc tài. 

Và khác biệt lớn nhất là tham nhũng ở nước CHXHCNVN đã được "đảng xử" giữa các đảng viên với nhau, theo kiểu "ta xử ta" từ bao năm qua mà không qua "toà xử" bởi một quan toà và bồi thẩm đoàn độc lập, và nhất là đã không dựa vào một quy định pháp luật nào như Nguyễn Phú Trọng vừa thú nhận.

Ông ta cũng thú nhận thêm "vấn nạn tham nhũng không phải bây giờ mới xảy ra mà có từ lâu rồi." Điều này cho thấy chính Nguyễn Phú Trọng cũng xác nhận chẳng có cái gọi là cộng sản thời nay xấu, cộng sản thời xưa tốt. Khi quyền lực hoàn toàn nằm trong tay, luật là ta - ta là luật thì tham nhũng là đương nhiên. Khi cần thanh toán nhau thì đem một "đồng chí" đã không còn là "đồng bọn" không còn giữ chức ra mà cách chức là xong chuyện.

06.12.2016

Cộng sản Việt Nam và Nhân quyền đàn gãy tai trâu

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Hiện nay, một trong những nước bị lên án vi phạm nhân quyên nặng nề nhứt trên thế giới là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cai trị. Việc lên án CSVN vi phạm nhân quyền thật đáng hoan nghênh, nhưng chỉ kêu gọi suông CSVN tôn trọng nhân quyền thì thật vô ích, như đàn gãy tai trâu. Lý do đơn giản là vì đảng CSVN tồn tại cho đến ngày nay là nhờ lừa dối, nhờ độc tài, đàn áp, vi phạm nhân quyền có hệ thống, và nhờ các thủ đoạn dã man mà CS gọi là “tiêu diệt tiềm lực”. Vì vậy, nếu CSVN ngưng vi phạm nhân quyền thì chắc chắn CSVN sẽ bị sụp đổ, hết còn là CSVN.

1. Thế nào là tiêu diệt tiềm lực

Ngoài việc đàn áp, bạo hành, CSVN còn phòng bị về lâu về dài, nên ra tay “tiêu diệt tiềm lực”. Với CS, tiêu diệt tiềm lực là tiêu diệt tất cả những mầm mống tiềm tàng có thể có hại cho tương lai CS, tức tiêu diệt tất cả những người tuy không chống đối CS, kể cả những người không hoạt động chính trị, nhưng không theo đảng CSĐD, bất đồng chính kiến, có khả năng tiềm ẩn, về sau có thể sẽ tranh giành ảnh hưởng hoặc có hại cho sự độc tôn quyền lực của đảng CS. Đây là chủ trương mà Hồ Chí Minh (HCM) đã nói trong cuộc tiếp tân tại Paris ngày 25-6-1946: "... Tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều sẽ bị bẻ gãy..." (Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Peter Wiles dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, Nxb. Penguin Books, Harmondsworth, 1969, tr. 130.) Một người Việt Nam có mặt trong buổi tiếp tân nầy và tận tai nghe những phát biểu của HCM là linh mục Cao Văn Luận. (LM Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử Việt Nam, 1940-1975, Tantu Research, Sacramento, California, 1983, tt. 60-61.)

Đảng CS cướp được chính quyền năm 1945. Chỉ gần 10 ngày sau khi HCM ra mắt nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2-9-1945), tại Hà Nội, đảng CS họp hội nghị Trung ương đảng CSĐD, đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận Việt Minh, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước. Ngày nay, CS công khai đưa chủ trương nầy vào điều 4 hiến pháp 1992, rồi điều 4 hiến pháp 2013. 

Muốn độc quyền chính trị, độc quyền cai trị đất nước thì CS phải tiêu diệt tất cả những chướng ngại trên con đường chiếm đoạt quyền lực của CS, những gì có hại cho độc quyền chính trị của CS, những thành phần đối lập, kể cả những người không đảng phái nhưng có tiềm năng có thể sẽ tranh quyền với CS. Nguyên tắc “tiêu diệt tiềm lực” được thực hiện ngay từ khi HCM xuất hiện ở Trung Hoa năm 1924, rồi cướp được chính quyền năm 1945, và cho đến ngày nay. 

2. Cộng sản tiêu diệt tiềm lực qua lịch sử

Năm 1924, Đệ tam Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô gởi HCM, lúc đó có tên là Lý Thụy, viên gián điệp mới được đào tạo ở Moscow, qua Quảng Châu (Trung Hoa) hoạt động. Một trong những việc làm đầu tiên của Lý Thụy là bán tin tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu tại nhà ga Thượng Hải ngày 1-7-1925 để giành lấy tổ chức của Phan Bội Châu. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, nguyên bản bằng tiếng Anh, Mạc Địch dịch, Paris, 1962, tr. 38. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.) 

Nạn nhân thứ hai nổi tiếng của chủ trương tiêu diệt tiềm lực là Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khi VNQDĐ khởi nghĩa tháng 2-1930, thì CSĐD rải truyền đơn báo động cho Pháp biết để Pháp đàn áp và truy bắt các nhà lãnh đạo VNQDĐ. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tr. 108.) Sau vụ nầy, đảng viên VNQDĐ khắp các tỉnh miền Bắc bị Pháp bắt giam và bị đưa ra Hội đồng để hình để xét xử cả hàng ngàn người. VNQDĐ trở nên tê liệt một thời gian. Thanh niên Việt Nam yêu nước lúc đó muốn kiếm đường hoạt động chống Pháp, chỉ còn cách là theo đảng CS. 

Cướp được chính quyền năm 1945, Việt Minh cộng sản tha hồ hoành hành. Đầu tiên là giải tán tất cả các đảng phái hoạt động khắp nước. Sau đó, tuần tự giết tất cả những nhà lãnh đạo chính trị nếu họ không kịp trốn thoát. Trong danh sách dài nầy, vào năm 1945, có thể lần lượt kể Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Đào Chu Khải, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu và 4 người con, Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh...

Việt Minh CS còn thẳng tay đàn áp tôn giáo. Cộng sản chia tôn giáo thành hai loại: 1) Tôn giáo quốc tế, có nhiều liên hệ trên thế giới như Phật giáo, Ky-Tô giáo. 2) Tôn giáo địa phương như đạo Cao Đài, đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH). Đối với tôn giáo quốc tế, CS đàn áp kín đáo, lẻ tẻ nhưng đều khắp mọi nơi. Đối với tôn giáo địa phương, CS công khai thẳng tay đàn áp, vì không sợ phản ứng quốc tế.

Trong ba tuần lễ kể từ 19-8-1945, tại Quảng Ngãi VM giết 2,791 người, vừa chức sắc, chức việc, vừa tín hữu Cao Đài giáo, kể cả phụ nữ, trẻ em, và giết bằng nhiều cách "như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình thức "tùng xẻo" thời trung cổ." [nguyên văn]. ("Bạch thư Cao Đài giáo" ngày 9-4-1999, tiếng Việt và tiếng Anh, do vị đại diện đạo Cao Đài là Ngọc Sách Thanh đưa ra tại San Bernardino, California, gởi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Uỷ ban Quốc tế Nhân quyền.) 

Theo thống kê của PGHH, trong các năm sau 1945, VM giết hại và chôn tập thể khoảng 10,000 tín đồ PGHH. (Nguồn: (http://www.hoahao.org, trích tháng 8-2000.) Số tín đồ tương đương của đạo Cao Đài cũng bị VM sát hại. Không có con số thống kê về phía Phật giáo và Ky-Tô giáo, nhưng số người bị thủ tiêu của hai tôn giáo nầy có thể không nhỏ.

Qua năm 1946, CS tiếp tục đàn áp Quốc Dân Đảng trong vụ Ôn Như Hầu ở Hà Nội, vụ cầu Chiêm Sơn ở Quảng Nam. Do lợi thế cầm quyền với quân đội trong tay, từ tháng 7 đến cuối năm 1946, VM đánh dẹp hết các chiến khu QDĐ, bắt bớ, giam cầm và thủ tiêu hàng ngàn đảng viên đảng nầy. Báo Cứu Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào ngày 29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu luôn, nhất là khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.

Trong khi kêu gọi toàn dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp, VM lại lợi dụng tình trạng chiến tranh, tiếp tục tiêu diệt những đảng phái đối lập. Các nạn nhân nổi tiếng của CS lúc nầy có thể kể là Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Huỳnh Phú Sổ (giáo chủ đạo Phật giáo Hòa Hảo). 

Chủ trương “tiêu diệt tiềm lực” được VM thực hiện khắp nơi trên toàn quốc và ở mọi cấp bậc, từ trung ương xuống tới đơn vị thấp nhất là xã ấp, không phải là một ngẫu biến, hoặc rủi ro do hoàn cảnh đưa đẩy, mà là một chủ trương khủng bố có hệ thống, có kế hoạch của HCM và đảng CSĐD, xuyên suốt từ khi năm 1924 cho đến ngày nay. 

3. Cộng sản tiêu diệt tiềm lực ngày nay

Từ khi cưỡng chiếm được Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, CSVN tiếp tục kế hoạch tiêu diệt tiềm lực. Đầu tiên là bắt giam lớp sĩ quan và công chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa. Có thể nói đây là thành phần tinh hoa ưu tú của miền Nam Việt Nam, đang độ tuổi tráng kiện để đóng góp xây dựng đất nước. Khối người nầy là vốn liếng chính của Nam Việt Nam. Cộng sản bắt giam, hành hạ những người nầy, thì Nam Việt Nam cạn kiệt nhân tài. Đây là cuộc tiêu diệt tiềm lực tập thể lớn lao nhứt trong lịch sử Việt Nam. Khối nhân tài còn lại của Nam Việt Nam chưa bị mắc lưới CSVN, phải vội lo ẩn mình, trốn tránh để khỏi bị bắt, hoặc vượt biên ra nước ngoài sinh sống. 

Theo bộ Encyclopedia of the Vietnam War, sau biến cố năm 1975, số lượng sĩ quan, công chức VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người trên tổng dân số Nam Việt Nam lúc đó khoảng 20 triệu người. Tất cả bị giam tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu; 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm; 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Vol. two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.)

Trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù "cải tạo". (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon's fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.)

Sau vụ tù cải tạo, CS tiếp tục tiêu diệt tất cả những mầm mống đối kháng, chẳng những bắt giết hay bắt giam tất cả những thành phần mà CS cho là phản động, chống đối CS sau năm 1975, mà CS còn giăng bẫy, lập ra những tổ chức “phục quốc” giả mạo, để phỉnh phờ và lùa những thanh niên yêu nước vào tù, tìm bắt những người ngấm ngầm liên kết với nhau để chống đối CS.

Về kinh tế, CSVN đuổi gia đình sĩ quan, công chức bị tù, đi kinh tế mới, vừa để cướp nhà cửa, vừa rất thâm hiểm là đánh sập khả năng kinh tế gia đình. Khi người tù trở về không có nhà để ở, không có tiền để sống, nên chỉ còn lo cho bản thân sinh tồn mà không còn cách gì chống đối CS. Đồng thời, CS đổi tiền, kiểm soát lưu thông tài chánh, thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy, làm cho quần chúng đói kém, phải lo chạy gạo sinh sống cho gia đình, hết tham gia chính trị.

Nền kinh tế suy sụp, dân chúng đói kém, cán bộ cũng chán nản. Cộng sản lo ngại dân chúng nổi lên làm liều, liền cởi trói dần dần và quay lại nền kinh tế tự do, mà CS gọi là kinh tế thị trường, nhưng vẫn do nhà nước CS điều khiển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dầu vậy, chỉ có cán bộ CS và một thiểu số ở thành thị hưởng lợi, trong khi đại đa số ở nông thôn vẫn nghèo khổ.

Nền kinh tế chỉ huy bao cấp và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa giành nhiều đặc quyền đặc lợi cho cán bộ đảng viên, nhứt là cán bộ cao cấp. Từ đó sinh ra tệ nạn tham nhũng, càng ngày càng trầm trọng, hết thuốc chữa. 

Hiện nay, tệ nạn tham nhũng nặng nề nhứt là chuyện cán bộ CS dựa vào thế lực, cướp nhà, cướp đất bán cho người ngoại quốc, làm cho dân chúng oán thán và tạo thành phong trào dân oan trên khắp đất nước. Trước những bất công chồng chất, dân oan kết hợp phản đối thì bị đàn áp dã man. Nhiều cán bộ đảng viên hay cựu quân nhân CS, nhiều thanh niên dầu tốt nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng không đồng ý với cách hành xử của nhà cầm quyền CS, đã lên tiếng bênh vực dân oan, thì bị quy ghép vào tội chống phá nhà nước CS và bị bắt giam.

Để giữ vững địa vị, CSVN quy phục Trung Cộng, ký mật ước Thành Đô (Cheng Du), tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) ngày 3 và 4-1990. Cộng sản không công khai nội dung mật ước Thành Đô, nên không ai biết rõ mật ước ký kết những gì? Tuy nhiên, càng ngày dân chúng Việt Nam càng thấy CSVN nhượng đất nhượng biển cho Trung Cộng. Đầu tiên là các hiệp ước mất đất mất biển trong hai năm liên tiếp 1999 và 2000. Sau đó là các vụ cho thuê đất, thuê rừng, vụ bauxite và gần nhứt là vụ Formosa ở Hà Tĩnh.

Vì lo ngại Tàu khựa càng ngày càng bành trướng, nhiều người lên tiếng báo động hiểm họa bắc phương. 

Từ tháng 10-2001, luật sư Lê Chí Quang phổ biến bài viết “Hãy cảnh giác với Bắc triều”, chỉ trích nhà nước CS nhượng bộ Trung Cộng trong các hiệp ước về biên giới và lãnh hải, liền bị bắt ngày 21-2-2002 vì bị CS vu cáo tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, và bị tuyên án 4 năm tù giam, 3 năm quản thúc.

Từ đây, càng ngày càng diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống đối Trung Cộng. Tất cả cuộc tập họp lớn nhỏ, tất cả những ai viết báo, viết blog, dù hoạt động ôn hòa, bất bạo động, mà tỏ ý chống Trung Cộng, đều bị CSVN hành hung và bắt giam ngay. Như thế, chỉ vì muốn chạy theo Trung Cộng để bảo vệ quyền lực, CSVN quyết tâm tiêu diệt lòng yêu nước, tiêu diệt tiềm lực tranh đấu của người Việt Nam.

Đảng CS liên tục khủng bố, bắt giam tất cả những người yêu nước có khả năng tập họp thanh niên, tập họp quần chúng chống Trung Cộng, như luật sư Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Hồng Sơn... Vì những người có khả năng lãnh đạo bị CS bắt giam hết, nên hiện nay tuy dân chúng rất uất ức CS, còn đảng CS đang mục nát rệu rã vì tham nhũng, nhưng rất tiếc, do kế hoạch tiêu diệt tiềm lực của CSVN, tất cả những nhân tài có khả năng lãnh đạo đều bị CS tiêu diệt, nên chẳng có người nào, hay tổ chức nào có thể lãnh đạo quần chúng để xô ngã chế độ CSVN. Đó là kết quả của chủ trương tiêu diệt tiềm lực của CSVN từ bấy lâu nay. 

Kết luận

Tiêu diệt tiềm lực, đàn áp, vi phạm nhân quyền là chủ trương sống còn của đảng CS. Đảng CS không bao giờ từ bỏ tiêu diệt tiềm lực, từ bỏ đàn áp, từ bỏ vi phạm nhân quyền. Cộng sản mà từ bỏ tiêu diệt tiềm lực, từ bỏ đàn áp, từ bỏ vi phạm nhân quyền, thì chắc chắn dân chúng sẽ đứng lên lật đổ chế độ CSVN. Cộng sản Việt Nam biết rõ điều nầy, nên luôn luôn thủ sẵn búa liềm, súng đạn, đàn áp dân chúng, vi phạm nhân quyền có hệ thống và nhân đó còn để cho tham nhũng tha hồ thao túng, cướp bóc tài sản dân chúng, chia sẻ lợi quyền với nhau, chia sẻ tài sản với nhau, để cùng nhau tiếp tục sống còn.

Vì vậy kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền không khác gì đàn gãy tai trâu, vì trâu có bao giờ biết nghe đàn đâu? Còn CSVN có cần biết nhân quyền là gì? Chúng chỉ biết có đảng quyền, lợi quyền, như lời Việt trong Quốc tế ca của CS: "Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình". Cộng sản chỉ ăn cướp mới gom được vào tay bao nhiêu lợi quyền trong thiên hạ, chứ tất cả những kế hoạch kinh té của CS đều thất bại..

Tuy nhiên, không lẽ cứ để CSVN tiếp tục cỡi mãi lên đầu lên cổ dân chúng Việt Nam mà không phản ứng? Cần phải có hành động gì để làm giảm thọ CSVN? Đó là câu hỏi lớn xin đặt lại cho mọi người ở trong cũng như ở ngoài nước, chúng ta phải làm gì trong tình hình hiện tại?

Trong khi chờ đợi, xin người Việt hải ngoại hãy tích cực yểm trợ phong trào dân chủ trong nước, góp tay xây dựng phong trào dân chủ mạnh dần mới có lúc nổi dậy giải thể chế độ CS. Và cũng xin người Việt hải ngoại hãy kêu gọi các nước mà người Việt đang sinh sống, hãy có biện pháp kinh tế thiết thực chế tài, buộc đảng CSVN phải giảm vi phạm nhân quyền. Có đi thì mới có đến. Có bắt đầu mới có kết thúc. Nhanh chậm gì rồi cũng có lúc sẽ đến, có lúc sẽ kết thúc chế độ CSVN độc tài toàn trị.

Viết xong bài này thì được tin nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay, Thứ Bảy 10-12-2016, cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới sẽ rầm rộ tổ chức mít-tinh lên án CSVN vi phạm nhân quyền. Riêng tại Toronto, các hội đoàn sẽ cùng nhau tổ chức mít-tinh trước trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario (Queen’s Park) vào đúng ngày Thứ Bảy 10-12-2016, từ 13 giờ đến 15 giờ, phản đối CSVN và yêu cầu chính quyền Canada cân nhắc vấn đề viện trợ khi dùng tiền thuế của dân để giúp đỡ một nước vi phạm nhân quyền như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Kính mời đồng bào tham dự đông đảo.

06.12.2016

Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’

Huy Phương (Danlambao) - ...Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông...
*
Bỏ qua những chuyện “công, tội, khen, chê” của những nhà viết sử dành cho giáo sĩ Alexandre Rhodes, chúng ta phải công nhận chữ Quốc Ngữ (tiếng nước ta) được thành hình là do công lao của ông.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Về cách phát âm thì:

1-Những nguyên âm như chữ a, i, u, o, e thì đọc nguyên.

2-Những phụ âm như chữ s, r, m, b, p, đọc theo cách đọc của alphabet là et-sờ, er-rờ, em-mờ, bê, pê.

Nhưng theo kiểu sáng tạo của phong trào “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh (1945) thì những chữ phụ âm, học sinh phải đọc là sờ, rờ, mờ, lờ, pờ (hay phờ-ph): “bờ-a-ba,” “mờ-a-ma, “ cờ-a-ca, sắc cá…”

“Bình Dân Học Vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong quần chúng do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (thời Việt Minh) phát động từ năm 1945. Vì có đến 95% dân chúng Việt Nam mù chữ, các lớp bình dân học vụ được mở khắp ngang cùng ngõ hẻm, tối tối, nam phụ lão ấu, ai “mù chữ” cũng thắp đèn đến lớp học, được mở ra trong các đình, chùa, miếu... Cũng vì “Bình Dân Học Vụ” học đêm, thời này đã có câu ca dao thời đại:

“Bình dân! Khổ lắm anh ơi!
Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”

Năm 1945, người viết bài này mới lên 8 tuổi, còn học lớp Nhì (lớp 4) trường làng, nghĩa là đã biết đọc biết viết. Chúng tôi được phân công kiểm soát các o, các mụ đi chợ xem họ có biết chữ hay không? Để khuyến khích và kiểm soát việc chống nạn mù chữ của dân làng, đầu các con đường vào chợ đều có những trạm gác và những rào cản, làm bằng một thân tre bắc ngang ngõ vào chợ. Ai đến đó, đọc được chữ “a,” chữ “bờ,” chữ “cờ” thì chúng tôi mở cây tre chắn lên cho vào chợ. Thật ra đây chỉ là một chuyện kiểm soát tượng trưng, hình thức, vì nhiều bà đã vào bày hàng trong chợ từ sớm khi chúng tôi còn ngủ, hay khi người ta cần bán nải chuối, mớ rau để lấy tiền mua thức ăn về nhà, ai mà nỡ “cấm chợ, ngăn sông!” Do đó, ai “mù chữ” thì đứng chờ hay năn nỉ, khi không có người lớn đứng đó thì chúng tôi làm lơ cho qua.

Ban vận động “Bình Dân Học Vụ” đó đã đặt những câu có vần điệu cho dễ nhớ mặt chữ. Các bạn để ý các phụ âm ta vẫn thường đọc là “tê” được đọc là “tờ,” “en-lờ” được đọc là “lờ.”

- “i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;

- e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;

- o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu.”

Ngày ấy dân tiểu tư sản thành thị thường dùng thành ngữ trình độ “Bình Dân Học Vụ” hay chữ “i-tờ-rít” để nói về những người dốt nát, ít học, thành phần cán bộ Việt Minh “răng đen mã tấu.”

Cả nước dưới thời Pháp thuộc hay miền Nam VNCH, học sinh miền Nam không dùng cách đọc “mờ-cờ-bờ.”

Hai câu “ca dao” khá tếu sau đây theo cách đọc của miền Nam, mà ngay từ hồi nhỏ chúng tôi đã thuộc nằm lòng là:

N K M H U Ơ (Anh ca em hát u ơ )
M K N H N R Q M (Em ca anh hát anh rờ cu em)

Hai câu này sẽ trở thành vô nghĩa khi nó đọc theo lối “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh và sau này là Cộng Sản miền Bắc:

Nờ Kờ Mờ Hờ U Ơ
Mờ Kờ Nờ Hờ Rờ Cu Mờ

Mới đây xảy ra chuyện liên quan tới lối phát âm Lờ Cờ Bờ, là trong một cuộc hội nghị kỷ niệm 50 năm của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian Development Bank- ADB), ông thủ tướng CSVN đã phát biểu những câu nói mà thiên hạ ngơ ngác hoàn toàn không hiểu ông nói gì!

Câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc trên diễn đàn ADB như sau:

- “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMRCS, Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Ông Nguyễn Xuân Phúc tập kết ra Bắc từ năm 1966 khi 12 tuổi (ông sinh năm 1954). Sau năm 1975, đảng đưa ông trở về quê cũ là đất Quảng Nam, có lẽ ông có chuyên môn kinh tế, sơ khởi cho ông làm chức vụ “cán bộ ban quản lý kinh tế.” Đây là thứ cán bộ, như sau năm 1975, chúng ta thường thấy xe khách dồn cục ở các trạm kinh tế, để mấy ông cán bộ xét hàng, nắn bóp thân thể người đi buôn, bắt đóng thuế, hay tịch thu gạo, thịt, đường của dân đi buôn hàng chuyến. Từ đó ông len được vào Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, leo lên tới chức phó thủ tướng rồi thủ tướng.

Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông.

Ví dụ như tên các tổ chức quốc tế như NATO (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) hay IOM (Tổ Chức Di Dân Quốc Tế) khi đọc phải dùng tiếng Anh hay một sinh ngữ thông dụng, chứ không thể đọc “Nờ-A-Tờ-O” hay “I-O-Mờ” thì người nghe cũng phải trố mắt ra. Mặt khác, trong bản văn, thư ký soạn diễn văn có thể viết tắt LHQ, nhưng ông thủ tướng phải biết để đọc nguyên chữ là Liên Hiệp Quốc, chứ không thể ngu đến mức đọc là “Lờ-Hờ-Cu” được. Hơn 41 năm ở hải ngoại này, tôi chưa nghe ai đọc VNCH là “Vờ-Nờ-Cờ-Hờ” cả, đó chính là trình độ học vấn.

Trong bài diễn văn của ông thủ tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã không đọc trước, và người nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình độ “Bình Dân Học Vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn. Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia-Laos- Myanmar-Vietnam hay Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.

Trên Facebook nhiều vị đã ra sức bênh vực cho bài diễn văn của người cầm đầu chính phủ (Cờ-Hờ-Xờ-Hờ-Chờ-Ngờ-Vờ-Nờ) CHXHCNVN, nhưng theo tôi, ở Việt Nam bây chừ, chuyện này cũng thường thôi! Mới đây có chuyện một ông hiệu trưởng ở Sóc Trăng bị khiển trách vì cho một học sinh trình độ lớp 1 ngồi nhầm ở lớp 6.

Trong trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi nhầm chỗ, quý vị định khiển trách ai đây?

06.12.2016

Ba Đình - miệng hùm gan... cáo, kỷ luật ruồi và bảo vệ chuột trong vụ Formosa

CTV Danlambao - Vào ngày 17/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển tuyên bố Bộ Tài-Môi sẽ sẵn sàng XIN nhận mọi kỷ luật vụ Formosa (1). Hơn thế nữa, dù đã hạ cánh an toàn, cựu Bí thư Ban cán sự đảng, cựu Bộ trưởng Bộ TN&MT là Nguyễn Minh Quang cũng cho biết sẽ sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật dù đã nghỉ hưu (2). Trước đó, Bộ trưởng tư lệnh ngành Tài-Môi là Trần Hồng Hà cũng tuyên bố rằng cho biết việc xử lý kiểm điểm kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan vụ Formosa cũng được tiến hành theo trình tự bí mật. (3)

Sau những lời tuyên bố miệng hùm gan cáo và trình tự bí mật này, kết quả ra sao?

Kết quả là có... đến 4 cán bộ cộng sản cấp xã bị các lãnh đạo Ba Đình lôi ra làm con tép tế thần sau khi Sở Nội vụ Hà Tĩnh cung cấp toàn bộ hồ sơ của các cá nhân, tập thể có liên quan đến thảm họa môi trường biển để tỉnh Hà Tĩnh họp quyết định hình thức kỷ luật.

Quyết định kỷ luật sau cùng là... khiển trách (4).

Các quan chức cũng không cho người dân biết rõ chi tiết và cụ thể là 4 cán bộ tép riu cấp xã này đã vi phạm điều gì, có thẩm quyền gì không trong việc để xảy ra vụ việc Formosa xả thải gây nên hàng loạt cá chết ở ven biển 4 tỉnh miền Trung.

Kết quả này đến từ cái gọi là "Toàn bộ công việc xử lý sự cố Đảng, Nhà nước đã làm hết sức khẩn trươngtriệt đểđồng bộ mọi vấn đề, trong đó có việc xem xét, kiểm điểm lại trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đòi hỏi khách quan theo đúng quy định" theo lời tuyên bố của Trần Hồng Hà (3). 

Khẩn trương, triệt để, đồng bộ, khách quan dẫn đến kết quả 4 cán bộ cấp xã chỉ bị "khiển trách"!?

Về phía Bộ Tài-Môi, để xoa bóp dư luận, lãnh đạo Ba Đình cũng đã ra lệnh cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của tỉnh. Nếu theo đúng quy trình này thì kết quả vẫn là "khiển trách" là xong chuyện cá chết.

Trong khi đó, việc Bộ Tài-Môi tuyên bố sẽ sẵn sàng XIN nhận mọi kỷ luật vụ Formosa cũng sẽ giống như sự việc láo lếu của những cán bộ cộng sản cao cấp, đứng đầu là Trần Hồng Hà cởi trần xuống tắm biển, ăn hải sản và trong hơi bia tiếng rượu đã tuyên bố biển vẫn an toàn. 

Vài con tép cấp xã, vài tên công an, trưởng phòng cấp tỉnh bị đem ra thí chốt nhưng những con tướng sĩ tượng xe pháo mã Ba Đình made in China vẫn nghênh ngang đứng trên đầu trên cổ của người dân để mà mị.

06.12.2016



___________________________________

Chú thích: