Sunday, December 11, 2016

Thêm một vụ phó được bổ nhiệm siêu tốc

Thêm một vụ phó được bổ nhiệm siêu tốc
Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Khoa là vụ phó. Ảnh: GIA TUỆ
Tới nay, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vẫn chưa chính thức kết luận đúng sai về quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng. Nhưng không riêng ông Hoàng, một vụ phó Vụ Kinh tế thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có thời gian tuyển dụng và bổ nhiệm cũng “siêu tốc” không kém. Đó là trường hợp ông Nguyễn Tiến Khoa.
Bỏ chức chủ tịch HĐQT đi làm chuyên viên nhà nước
Ngày 6-10-2013, ông Nguyễn Tiến Khoa, lúc này là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng 8 Thăng Long – Tổng Công ty Thăng Long (trụ sở ở Hà Nội), làm đơn xin về công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trong đơn, ông Khoa tự giới thiệu là kỹ sư xây dựng, thạc sĩ quản trị kinh doanh, mong muốn vào làm việc tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ để được học hỏi, phát huy kinh nghiệm và kiến thức của mình. Chỉ bốn ngày sau, ngày 10-10-2013, đơn của ông Khoa được bút phê đồng ý tiếp nhận của Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Thanh Hải. Thời điểm này, ông Khoa vừa được Công ty CP Xây dựng 8 Thăng Long cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị – Hành chính khu vực I (Hà Nội).
Từ tháng 10-2013, ông Nguyễn Tiến Khoa chính thức nhận việc tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ với công việc là chuyên viên phòng Nghiên cứu – Tổng hợp trực thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo. “Khi vào Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ công tác, tôi được cơ quan đồng ý cho tiếp tục học cao cấp chính trị ba tháng nữa để hoàn thành chương trình” – ông Khoa nói với Pháp Luật TP.HCM.
Liên tục được bổ nhiệm, thăng chức
Trải qua một năm công tác, tới cuối năm 2014 ông Nguyễn Tiến Khoa bắt đầu có những bước thăng tiến nhanh chóng. Tháng 11-2014, ông Nguyễn Tiến Khoa được bổ nhiệm giữ chức phó trưởng phòng Nghiên cứu – Tổng hợp Văn phòng Ban Chỉ đạo kể từ ngày 1-12-2014. Quyết định bổ nhiệm do ông Nguyễn Thanh Hải ký. Chưa đầy hai tháng sau, ngày 26-1-2015, cũng ông Hải ký tiếp quyết định phân công ông Nguyễn Tiến Khoa kiêm nhiệm chức phó giám đốc nhà khách Tây Nam Bộ.
Chưa hết, chỉ hơn một tháng sau, ông Khoa tiếp tục nhận quyết định kiêm nhiệm chức giám đốc nhà khách Tây Nam Bộ (kể từ ngày 9-3-2015). Ngồi ở các chức vụ mới chưa lâu, chỉ ba tháng sau đó, ông Nguyễn Tiến Khoa tiếp tục được bổ nhiệm chức vụ cao hơn. Cụ thể, ngày 5-6-2015, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Khoa giữ chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế – Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Như vậy, ông Khoa mất 20 tháng kể từ khi được tuyển dụng để trở thành vụ phó. Trong khi đó, Vũ Minh Hoàng chỉ mất 15 tháng (từ tháng 8-2014 tới tháng 1-2016) để giữ chức vụ tương đương.
Ông Khoa giữ chức phó vụ trưởng đúng một năm. Tới tháng 6-2016, ông làm đơn xin về công tác tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và được phân công làm thư ký cho ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ giai đoạn 2011-2015).
Ông Nguyễn Tiến Khoa nói gì?
. Phóng viên: Tại sao đang là lãnh đạo một công ty xây dựng, làm việc đúng chuyên môn thì ông lại xin về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ? Có ai giới thiệu hay tự ông tìm đến xin việc tại ban này?
+ Trong những năm gần đây, đất nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất, lũ quét ở miền núi, thiên tai, hạn hán ở miền Trung và ĐBSCL. Qua báo đài, tôi được biết năm 2011 Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là thành viên. Ủy ban này có chức năng và nhiệm vụ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương… tham mưu đề xuất lên Thủ tướng các biện pháp giải quyết những vấn đề về chiến lược, chính sách, để phòng và chống biển đổi khí hậu cả nước nói chung và vùng ĐBSCL.
Xét thấy năng lực của mình phù hợp nên tôi nộp đơn xin vào công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
. Quá trình công tác tại Ban Chỉ đạo của ông như thế nào?
+ Tôi cũng trải qua quá trình tập sự công chức theo quy định của pháp luật (nhưng sau đó ông Khoa lại nói mình không phải tập sự – pv), sau đó được công nhận là công chức, rồi tôi được xếp ngạch chuyên viên chính. Quá trình công tác tại ban tôi đều được đánh giá cao về năng lực và phẩm chất chính trị. Tháng 6-2015, tôi được bổ nhiệm vụ phó.
. Vì sao mới được bổ nhiệm vụ phó Vụ Kinh tế một năm, ông lại xin về Ủy ban Trung ương MTTQVN?
+ Tôi công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã ba năm, trong khi gia đình tôi lại ở Hà Nội, con tôi còn nhỏ nên tôi muốn về gần gia đình. Ngoài ra, qua tìm hiểu tôi được biết Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ gần giống cơ quan tôi làm việc nên tôi nộp hồ sơ xin chuyển về đây.
Tháng 6-2016, tôi làm đơn xin chuyển công tác và đến ngày 1-8, tôi chính thức được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp nhận theo đúng trình tự thủ tục, quy định.
. Xin cám ơn ông.
Tôi xin tiếp nhận thông tin từ báo Pháp Luật TP.HCM (về việc có một số trường hợp nhận người vào làm ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có dấu hiệu bất thường, cụ thể ông Nguyễn Tiến Khoa là người của DN bên ngoài vào làm chưa đầy hai năm mà từ chuyên viên lên phó phòng rồi vụ phó và sẽ báo cáo lãnh đạo ban, sau đó trao đổi lại với báo.
Ông NGUYỄN VĂN ÚT,
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
Theo PLO

Dân bức xúc diễu hành phản đối thu phí qua cầu Bến Thủy 1

14:25 11/12/2016  Hà Tĩnh ngày nay
Sáng 11.12, người dân sinh sống ở hai đầu cầu Bến Thủy 1 đã tập hợp nhau lại, diễu hành trên các tuyến đường quan trọng ở TP.Vinh (Nghệ An) để phản đối việc thu phí BOT tại đây. Họ cho rằng, lâu nay dù họ không đi 1 mét đường BOT nào nhưng phải còng lưng đóng phí.
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 1
Người dân đi xe diễu hành phản đối mức thu phí.
Khoảng 9h sáng 11.12, hàng trăm chiếc xe ô tô các loại của những người dân sinh sống hai bên cầu Bến Thủy 1 tiếp tục bày tỏ sự phẫn nộ khi căng băng rôn, diễu hành trên các tuyến đường quan trọng của TP.Vinh, khiến cho giao thông ở nhiều đoạn đường bị tê liệt.
Đoàn diễu hành bày tỏ sự bức xúc khi yêu cầu phía BOT đường tránh TP.Vinh xem xét lại các mức thu phía qua cầu Bến Thủy 1. Một người dân ở huyện Nghi Xuân cho rằng “chúng tôi có đi một km BOT nào đâu mà phải đóng mức phí. Chúng tôi sẻ phản đối đến khi nào trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 di chuyển đi nơi khác mới thôi…”.
Theo diễn biến sự việc, hàng trăm chiếc xe các loại của đoàn xe diễu hành phản đối việc thu phí ở cầu Bến Thủy 1 xuất phát từ xã Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đi qua cầu Bến Thủy 1 sang TP.Vinh. Đoàn đi qua các tuyến đường quan trọng của thành phố như đường Nguyễn Du, Trường Thi, Hồ Tùng Mậu, Lê Mao, Trần Phú rồi về cầu Bến Thủy 2 để phản đối việc thu phí BOT tại cầu Bến Thủy 1.
Rất nhiều người dân TP.Vinh hiếu kỳ đã tập trung rất đông ở hai bên đường để chứng kiến việc hàng trăm chiếc xe ô tô, dán đầy băng rôn, khẩu hiệu phản đối việc thu phí vô cùng phí lý của phía BOT đường tránh TP.Vinh.
Được biết, đây là ngày thứ 8 hàng trăm người dân sinh sống hai bên cầu Bến Thủy 1 phản đối việc thu phí bất hợp lý tại đây.
Hiện phía chí nhánh BOT tuyến tránh TP.Vinh đã trình ý kiến lên lãnh đạo Tổng Công ty Công trình giao thông 4 để có phương án giảm giá cho những người dân đi qua cầu Bến Thủy 1.
Ông Nguyễn Sỹ Thắng – Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho hay: “Đến thời điểm này tôi chưa được ai báo cáo sự việc, tôi sẽ cho người đi kiểm tra, nếu đoàn này vi phạm giao thông thì chúng tôi sẽ tiến hành xử lý”.
Liên lạc với ông Võ Nghệ Sỹ – Giám đốc Chi nhánh BOT tuyến tránh TP.Vinh thì ông này liên tục bận máy.
Hình ảnh hàng trăm chiếc xe ô tô các loại của người dân sinh sống ở hai đầu cầu Bến Thủy 1 tiếp tục phản đối mức thu phí.
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 2
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 3
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 4
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 5
Dan buc xuc dieu hanh phan doi thu phi qua cau Ben Thuy 1 - Anh 6
Cảnh Thắng

Được gọi là 'đồng chí' có... ngượng không?

 Thử hỏi, những đảng viên chân chính liệu có băn khoăn, trăn trở khi được làm “đồng chí” với “một bộ phận không nhỏ” đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy theo lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân?

​“Đồng chí” là một từ Hán-Việt, thường được dùng như một đại từ nhân xưng trong tiếng Việt để gọi và xưng hô với những người cùng tổ chức, cùng lý tưởng, chí hướng, cùng đội ngũ...
Ở nước ta, từ lâu, từ “Đồng chí” được dùng phổ biến nhất là trong các tổ chức Đảng, trong lực lượng vũ trang, trong các đoàn thể chính trị - xã hội. Còn ở ngoài đời, dù không phải là đảng viên, đoàn viên thanh niên, khi nhắc đến hai từ này, nhiều người nhớ ngay đến bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Ra đời năm 1948, bài thơ tạo nên một sự bùng nổ, lan truyền rộng khắp trong quân đội. Bởi nó phản ánh đúng, ca ngợi tình đồng đội gian khổ, “vào sinh ra tử” có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ - thời mà những người nông dân yêu nước bỏ lại ruộng vườn, nhà cửa đi đánh giặc.
​Trải qua các giai đoạn phát triển, nhất là từ khi đất nước bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới, vì nhiều lý do, tình cảm đồng chí, đồng đội với nhau ở chỗ này, chỗ khác bị (đã bị) “vơi đi ít nhiều”.
Trong nhiều năm lại đây, tại không ít tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, trong cuộc họp hoặc cả trong những lúc sinh hoạt hằng ngày, người ta thường gọi nhau cậu, tớ, ông, tôi… Thậm chí đôi khi càng là những người thân mật, gắn bó lại càng xưng hô với nhau một cách thoải mái (mày, tao, chi tớ...). Còn trong các cuộc họp nghiêm túc, lúc lôi nhau ra kiểm điểm, phê bình, khi không ưa nhau thì nhiều người lại dùng từ “đồng chí” để phê bình, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Nhiều khi ghét nhau, mâu thuẫn, căng thẳng, thậm chí tức giận nhau, người ta lại dùng từ “đồng chí”!
Được gọi là 'đồng chí' có... ngượng không?
Ảnh minh họa
Bây giờ chúng ta có xu hướng gọi theo chức danh như: bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ, nhà nọ, nhà kia, giám  đốc, tổng giám đốc,... chứ ít dùng từ “đồng chí”. Bởi mọi người cảm thấy nghe nó “cưng cứng”, khó quen tai với những người trẻ, sinh sau chiến tranh.
​Tuy từ "đồng chí" ở đâu đó có hiện tượng làm mai một ít nhiều ý nghĩa, tình cảm, sự gắn bó, thế nhưng không thể vì “những con sâu” như thế mà hai từ “đồng chí” trong sinh hoạt nội bộ của các tổ chức Đảng bị nhạt mờ, bị mất đi ý nghĩa thiêng liêng. Và đặc biệt không phải ai muốn làm “đồng chí” của nhau cũng được.
Từ thực tiễn cuộc sống, nhất là trong các tổ chức Đảng của ta hiện nay, có những vấn đề liên quan đến việc xưng hô “đồng chí” cũng cần cân nhắc sao cho phù hợp. Nếu như trước đây, “đồng chí” là những người “vô sản”, nghèo khó như nhau, “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài miếng vá/Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ”, thì ngày nay “đồng chí” với nhau mà người thì giàu “nứt đố đổ vách” (không phải bằng lao động chân chính), người sống nghèo giữ đạo đức cách mạng.
Thử hỏi, những đảng viên chân chính liệu có băn khoăn, trăn trở khi được làm “đồng chí” với “một bộ phận không nhỏ” đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy theo lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân? Những đảng viên-cán bộ lãnh đạo cấp này cấp khác, dù chưa bị khai trừ khỏi Đảng, chỉ bị cảnh cáo, khiển trách liệu có xứng đáng nhận được sự tin tưởng của mọi người và nhất là có ngượng ngùng khi được gọi là “đồng chí”?
​Chuyện liên quan đến nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là những minh chứng xác thực nhất và ý nghĩa nghĩa thiêng liêng của hai từ “đồng chí”. 
Có ý kiến cho rằng, với những sai phạm nghiêm trọng thì ông Vũ Huy Hoàng liệu có còn xứng đáng được là “đồng chí”, đồng đội với hàng triệu đảng viên chân chính đang phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, vì sự hạnh phúc của dân nữa không? Và hiện nay, nơi ông Vũ Huy Hoàng đang sinh hoạt đảng, những đảng viên chân chính suy nghĩ như thế nào mỗi khi gọi ông Vũ Huy Hoàng bằng hai từ “đồng chí”?
​Chuyện liên quan đến nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là những minh chứng xác thực nhất và ý nghĩa nghĩa thiêng liêng của hai từ “đồng chí”.
Có ý kiến cho rằng, với những sai phạm nghiêm trọng như đã nêu trong thông báo thì ông Vũ Huy Hoàng liệu có còn xứng đáng được là “đồng chí”, đồng đội với hàng triệu đảng viên chân chính đang phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, vì sự hạnh phúc của dân nữa không? Và hiện nay, nơi ông Vũ Huy Hoàng đang sinh hoạt đảng, những đảng viên chân chính suy nghĩ như thế nào mỗi khi gọi ông Vũ Huy Hoàng bằng hai từ “đồng chí”?
​Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta rằng “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng”; “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tình đồng chí ở đây là tình cảm giữa những con người với nhau và hơn thế nữa là sự cao cả kiên cường, dũng cảm, bất khuất, tràn đầy lòng hy sinh vì nhau.
Chính trong hoàn cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết đất nước đang rất cần những “đồng chí” - những con người dám hy sinh lợi ích cá nhân cho Tổ quốc mình, đồng bào mình, cho hôm nay và mãi về sau.
Vũ Lân

Cần Thơ: Bổ nhiệm vụ phó ‘ma’ là ‘đúng quy trình’

Ông Vũ Minh Hoàng (phải) nhận quyết định bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư - Thương Mại và Hội Chợ Triển Lãm của Cần Thơ rồi trở qua Nhật học tiếp. (Hình: Đài PTTH Cần Thơ)
CẦN THƠ (NV) – Một phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa ký thông báo thu hồi báo cáo của một phó ban khác. Báo cáo này khẳng định việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng làm vụ phó là “đúng quy trình!”
Ông Vũ Minh Hoàng là ví dụ mới nhất về sự lũng đoạn hệ thống công quyền tại Việt Nam của các băng nhóm quyền lực.
Tháng Sáu, 2014, Ban Tổ Chức Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN đồng ý cho Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh, lúc đó mới 24 tuổi, đang du học tại Bỉ vào làm “chuyên viên” của tại Phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp.
Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ là cơ quan thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN giám sát và chỉ đạo toàn bộ các vấn đề có liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy ông Hoàng ở ngoại quốc, nhưng vào Tháng Giêng năm nay, “chuyên viên” Vũ Minh Hoàng vẫn được bổ nhiệm làm vụ phó Vụ Kinh Tế Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ. Ngay sau đó, ban này có văn bản “cho phép” ông Vũ Minh Hoàng đi Nhật học tiến sĩ.
Ông Hoàng chỉ có tên trong danh sách lãnh đạo Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ chứ không đến chỗ này làm việc ngày nào. Vụ trưởng Vụ Kinh Tế của ban này mới thú nhận ông không hề biết mình có một phụ tá tên Vũ Minh Hoàng.
Nói cách khác, ông Hoàng là một vụ phó “ma.”
Chuyện chưa ngừng ở đó, đúng 32 ngày sau khi được bổ nhiệm làm vụ phó, ông Hoàng được chủ tịch thành phố Cần Thơ “xin” đích danh để “tăng cường cho địa phương.”
Sau khi thủ tục “xin tăng cường nhân sự” hoàn tất, chính quyền thành phố tổ chức lễ tiếp nhận, bổ nhiệm ông Hoàng làm phó giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư – Thương Mại và Hội Chợ Triển Lãm của Cần Thơ. Ông Hoàng đến Cần Thơ dự lễ rồi& qua Nhật học tiếp.
Giữa tuần trước, truyền thông Việt Nam nêu thắc mắc về sự thăng tiến của ông Hoàng.
Và câu chuyện lập tức trở thành một “scandal.”
Giới lãnh dạo Việt Nam, từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng,… thường lập tức chỉ đạo xem xét, điều tra ngay những vụ phạm pháp hình sự gây rúng động dư luận, nhưng cho tới nay, chưa có ai phát biểu câu nào về trường hợp Vũ Minh Hoàng.
Chỉ có hai nơi đưa ra ý kiến về việc tuyển dụng, bổ nhiệm ông Hoàng là Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ (nơi đưa ra các đề nghị tuyển dụng, bổ nhiệm ông Hoàng) và Ban Tổ Chức của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN (nơi phê duyệt đề nghị tuyển dụng và bổ nhiệm ông Hoàng).
Những viên chức hữu trách, liên quan trực tiếp đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm ông Hoàng, đều khẳng định, thanh niên này là một… “tài năng trẻ” mà đảng và nhà nước cần nên việc tuyển dụng, bổ nhiệm ông không có gì sai.
Thậm chí, vào ngày 11 Tháng Mười Hai, ông Nguyễn Quốc Việt, một phó Ban của Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ, chính thức ký gửi một báo cáo khẳng định, việc tuyển dụng, bổ nhiệm ông Hoàng “đúng quy trình.”
Theo báo cáo vừa kể thì việc tuyển dụng, bổ nhiệm này được các viên chức lãnh đạo Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ “thống nhất.”
Ông Hoàng từng tốt nghiệp đại học loại giỏi ở Trung Quốc, có hai bằng thạc sĩ loại xuất sắc của hai đại học (một ở Anh, một ở Bỉ), biết năm ngoại ngữ, có mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp ngoại quốc lớn, có khả năng mời gọi đầu tư vào Tây Nam Bộ. Sở dĩ ông được chọn, bổ nhiệm làm chức vụ này là vì nơi đây cần một văn phòng xúc tiến đầu tư tại Nhật.”
Báo cáo kể thêm rằng, đầu Tháng Ba, 2015, ông Hoàng mời nhiều giáo sư, tiến sĩ và các tập đoàn tài chính lớn của Nhật đến Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long “tìm hiểu cơ hội đầu tư.”
Việc trao cho ông Hoàng hàm “vụ phó” là nhằm giữ chân ông “tiếp tục làm việc tại Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ, sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại Nhật.”
Hàm “vụ phó” còn nhằm tạo điều kiện để ông Hoàng thuận lợi trong quan hệ với các đối tác ở Nhật và một số quốc gia khác khi mời gọi hợp tác đầu tư phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Bộ.
Trong vụ này, ông Hoàng cũng lên tiếng, nói rằng ông dư bằng cấp để hưởng sự đặc cách trong tuyển dụng và bổ nhiệm.
Báo cáo không đề cập đến điều mà ai cũng thắc mắc: Vũ Minh Hoàng là con cháu của ai?
Một số người sử dụng Internet tại Việt Nam tiết lộ, cha của Vũ Minh Hoàng là một “doanh nhân thành đạt” nhờ có quan hệ mật thiết với nhiều viên chức lãnh đạo của đảng, nhà nước, và chính phủ. Ngoài cha, ông Hoàng còn có chú ruột là một sĩ quan công an cao cấp, từng phụ trách an ninh tại Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ.
Có một điểm đáng chú ý là chỉ vài tiếng sau khi báo chí công bố báo cáo của ông Việt về trường hợp Vũ Minh Hoàng, một phó ban khác của Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ, ký thông báo thu hồi báo cáo này vì “nội dung chưa được tập thể thống nhất,” việc phát hành báo cáo “không đúng quy trình.”
Báo cáo về việc tuyển dụng, bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng đang gợi ra nhiều thắc mắc mới.
Giới lãnh đạo đảng CSVN từng cam kết sẽ chỉ đề ra chủ trương, chính sách, việc thực hiện những chủ trương, chính sách này là trách nhiệm của hệ thống công quyền. Nếu đúng như thế thì tại sao lại cần phải có những ban chỉ đạo kiểu như Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ với cấu trúc về tổ chức y hệt như cấu trúc của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN và chính phủ Việt Nam để dân chúng phải cõng thêm một mớ viên chức?
Nếu chỉ giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách thì tại sao Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ cần phải có “văn phòng xúc tiến đầu tư tại Nhật?”
Sau khi du học tại ngoại quốc, kể cả được chọn gửi ra ngoại quốc du học bằng ngân sách vì học lực khá, khi quay trở về Việt Nam, rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ, không tìm được chỗ đứng thích hợp, phải bỏ việc, thậm chí tìm đường ra ngoại quốc sống. Rất nhiều lần báo chí Việt Nam cảnh báo về sự lãng phí cả nhân lực lẫn tài chính này. Dựa vào đâu để khẳng định, giá trị những bằng cấp mà ông Vũ Minh Hoàng đã thủ đắc cao hơn giá trị bằng cấp của hàng chục ngàn cá nhân cũng du học ngoại quốc nhưng khi trở về, tìm kiếm đến mỏi mòn vẫn không ra chỗ đứng thích hợp?
Năng lực các tùy viên thương mại của những cơ quan ngoại giao Việt Nam trên toàn thế giới, cũng như hệ thống “xúc tiến đầu tư thương mại” từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các trung tâm “xúc tiến đầu tư thương mại” đều kém hơn ông Hoàng trong việc mời gọi “hợp tác đầu tư phát triển kinh tế” nên dứt khoát không thể để “sổng” ông?
Cuối cùng, lấy gì bảo đảm rằng, sau khi đã được đầu tư thích đáng để thu lượm bằng cấp, dùng mớ bằng cấp đó làm bệ phóng vào những vị trí rất cao của hệ thống công quyền trong một thời gian cực kỳ ngắn, ông Hoàng sẽ không khai thác quyền lực và “mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp ngoại quốc lớn” để làm cho cha ông trở thành một “doanh nhân thành đạt hơn?” (G.Đ.)

Góc khuất

Trần Thảo (Danlambao) - Năm 1995, trước khi nhà thơ Phùng Quán qua đời khoảng vài tuần, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu cùng nữ sĩ Ngân Giang có ghé thăm gia đình nhà thơ. Vào năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Hữu Hiệu đã nói về nhà thơ Phùng Quán trong bối cảnh của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ông Hiệu cho rằng bài thơ Lời Mẹ Dặn của nhà thơ là nhắm thẳng vào thần tượng Hồ Chí Minh. Lời thơ "Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét", theo ông Hiệu, là nhằm đả phá tệ sùng bái cá nhân của những cán bộ,đảng viên, vốn được tuyên truyền, giáo dục phải kính yêu ông Hồ như thánh sống.

Ông Hiệu nghĩ như thế cũng có thể thông cảm được. Lý do là vì vào thời điểm đó, ở Nga Sô, Krushchev hạ bệ thần tượng Stalin, và đổ tất cả những lỗi lầm mà Nga Sô mắc phải là do bệnh sùng bái cá nhân Stalin. Tại sao Krushchev làm như thế? Theo nhiều nhà bình luận quốc tế, ông ta làm vậy là để xả xú bắp cho dân Nga sau những năm dài sống đắng cay trong nền cai trị khắc nghiệt của Stalin. Đồng thời là dịp tạo uy tín cho mình, và là cơ hội để thanh trừng nội bộ. Đây là mưu đồ quen thuộc của những người cộng sản. Mao Trạch Đông cũng đã từng phát biểu: "Muốn nắn một vật cong, thì phải nắn quá mức, để khi buông tay ra thì vừa." Ông Stalin đã nắn quá mức, và tới giai đoạn của Krushchev, phải buông tay. Nhưng dĩ nhiên là buông có mức độ, nếu sức bật lại quá mạnh thì người cộng sản sẵn sàng dùng bạo lực để đè xuống. Tình trạng nổi dậy của nhân dân thủ đô Budapest, Hungary, đã bị xe tăng của Nga dập tắt là một minh chứng.

Ở Việt Nam, vì chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đã khiến cho xã hội miền bắc VN tràn đầy huyết lệ. Không khí căm thù của dân chúng đối với chế độ càng ngày càng sâu rộng. Hồ Chí Minh, giống hệt cộng sản Nga và Tàu, tới giai đoạn đó là phải buông, xả xú bắp, nếu không thì tất cả sẽ nổ tung. Từ đó có vụ sửa sai, Trường Chinh mất chức Tổng Bí Thư, và Hồ Viết Thắng, Trưởng Ban Cải Cách ruộng đất cũng mất chức. Ông Võ Nguyên Giáp thay mặt nhà nước ra xin lỗi quốc dân, và Hồ Chí Minh rút khăn mù xoa ra chặm nước mắt. Tất cả chỉ là một vỡ bi hài kịch trơ trẽn, lố bịch, nhưng thấm đẫm máu và nước mắt của cả triệu người dân vô tội. Những người cộng sản Việt Nam đã thực hiện Cải Cách Ruộng Đất đầy kịch tính như thế, có nghĩa là hết màn một thì sẽ diễn màn hai, chỉ đơn giản vậy thôi. Dựa vào hoàn cảnh sửa sai, nới lỏng của nhà nước, lợi dụng tình hình phức tạp của Nga Sô và Đông Âu lúc bấy giờ, giới trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam miền bắc, phần lớn xuất thân quân đội, mới nổi lên đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do hội họp v.v... trong cái phong trào gọi là Nhân Văn Giai Phẩm. Những văn nghệ sĩ đứng lên đấu tranh, ngoài lý do đòi quyền sáng tạo trong nghệ thuật còn có lý do họ đã bị phân biệt đối xử một cách tàn tệ sau khi rời khu chiến Việt Bắc về Hà Nội. Cuộc đấu tranh bằng thơ, văn, bút chiến, hí họa, nhạc càng lúc càng lớn, mà những kiện tướng tiêu biểu là Trần Dần, Phan Khôi, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Duy, Hoàng Công Khanh v.v...
Như đã nói ở trên, khi nhà nước cộng sản ở vào giai đoạn buông, nếu sức bật lại quá mạnh thì họ sẽ tìm mọi cách để đàn áp thẳng tay. Bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 15 tháng 12 năm 1956 của Hồ Chí Minh, tước bỏ quyền tự do ngôn luận của báo chí, bắt văn nghệ sĩ phải phục vụ công nông binh và nền chuyên chính vô sản. Giai đoạn sau đó ai cũng đã rõ, hầu hết văn nghệ sĩ phải tự kiểm, phải chỉnh huấn, phải tù đày.

Nhà thơ Phùng Quán dính vào phong trào này với hai bài thơ. Bài thứ nhất là Thơ Cái Chổi: Chống tham ô lãng phí, được viết năm 1957, và bài thứ hai là Lời Mẹ Dặn, được viết năm 1956.

Như ý nghĩa của tựa đề, trong bài thơ cái chổi, Phùng Quán nêu ra tất cả những thói hư tật xấu của tầng lớp cán bộ đảng viên thoái hoá, ăn mòn công quỹ trong lúc nhân dân thì đói xanh cả mặt, và ông kêu gọi đảng hãy ra tay diệt trừ lũ dòi bọ này, và ông sẽ là người tiên phong hàng đầu. Riêng bài Lời Mẹ Dặn, mà câu thơ chủ đạo "Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét", theo lời dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu, là nhắm vào Hồ Chí Minh. Theo tôi, cái nhìn của ông Hiệu quá vội vàng, chưa chính xác. Nếu bài thơ Lời Mẹ Dặn được viết vào đầu thập niên 90 thì nhận định của ông Hiệu có thể tôi sẽ hoàn toàn đồng ý. Tại sao như vậy?

Muốn hiểu tâm sự của một người, cần phải đặt người đó vào hoàn cảnh tương ứng. Phùng Quán là một đứa bé mồ côi cha từ lúc hai tuổi, lớn lên học tới lớp ba phải bỏ ngang để đi chăn trâu, chăn bò. Năm ông 13 tuổi, khi thấy đoàn xe chở bộ đội của trung đoàn trinh sát Trần Cao Vân đi ngang qua làng, tiếng hát từ trên xe vọng xuống: "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi..." thực sự là một thúc giục cho tâm hồn của cậu bé, đang mơ tới một chân trời tươi sáng hơn, kích thích hơn, hào hùng hơn. Cậu bé đó đã lén nhảy lên tàu, đã nói dối lỡ làm mất trâu, đã năn nỉ xin mấy anh trinh sát cho đi theo. Cuộc đời quân ngũ của Phùng Quán đã bắt đầu như thế. Từ đó cậu bé Phùng Quán đảm nhận tất cả những công tác khi thì liên lạc, khi thì công đồn, khi thì gài mìn v.v... Và dĩ nhiên tâm hồn như tờ giấy trắng đó, với sự nhồi nhét liên tục của mấy quan chính trị, cộng thêm không khí kháng chiến hào hùng lúc đó, tôi chắc chắn trong tâm hồn người lính trẻ đó đã coi Hồ Chí Minh như một giáo chủ, một vị thánh mà anh ta là một tín đồ. Năm 1956, Phùng Quán mới 24 tuổi, là năm ông viết Lời Mẹ Dặn. Và bạn nên nhớ, năm 1954, ông viếtVượt Côn Đảo, khi đưa cho ông Vũ Tú Nam đọc duyệt, ông Vũ Tú Nam nói: "Em viết hay lắm, nhưng sai chính tả tùm lum." Phùng Quán đã cười, trả lời: "Thì em nhảy thẳng từ lưng trâu về trung đoàn mà." Theo tài liệu thì Phùng Quán đã được cho đi học, và nhờ nỗ lực, thêm thiên phú kinh người, ông đã đạt được những kiến thức, và tài năng càng lúc càng chói mắt. Ai cũng biết Phùng Quán là người chân thật, sống rất tình cảm. Xin hỏi bạn, vào thời điểm mà cộng sản còn giấu cái đuôi, trên mặt nổi, Hồ Chí Minh được cán bộ, đảng viên, nông dân coi như một nhà ái quốc, và cái đảng của ông ta, trong đầu chàng thanh niên 24 tuổi Phùng Quán, chính là nhân tố đã thay đổi cuộc đời của mình, từ một cậu bé chăn trâu, được vào quân đội, được học hành, được viết thơ cho công cuộc kháng chiến,như thế Phùng Quán có thể viết bài thơ Lời Mẹ Dặn để nhằm đả kích Hồ Chí Minh không? Tôi nghĩ hỏi là đã trả lời rồi vậy.

Tôi không võ đoán đâu. Trước đây, có lần nhà văn Nguyễn Quang Lập theo hỏi Phùng Quán "Hồi đó anh viết cái gì mà họ đì anh dữ thế?" Phùng Quán không muốn nói nhưng ông Nguyễn Quang Lập theo hỏi hoài, nên nhà thơ đã trả lời:"Thực ra khi tôi viết Chống Tham ô lãng phí và Lời Mẹ Dặn là tôi muốn góp ý với đảng. Mình là chiến sĩ, không nói thì ai nói. Tôi góp ý để dẹp cái bọn tham ô, và tôi sẵn sàng đi đầu, chứ tôi có mưu đồ gì đâu." Đây mới đúng là Phùng Quán. Ông là người trung nghĩa chân thật, thấy cảnh nhố nhăng thì không thể làm thinh. Ông ghét những kẻ nịnh hót gần trung ương, tiêu xài hoang phí trong khi dân đen thì quần quật tối ngày mà kiếm không nổi miếng cơm manh áo. Phùng Quán đã coi những tên sâu bọ này như một hiểm họa cho sự sống còn của "đảng của ông". Nói khác đi, ông lên tiếng chỉ để bảo vệ đảng, chứ ông có muốn lật đổ đảng đâu. Thế mà đảng đã cô lập ông, đày đọa ông suốt hơn ba mươi năm trời, đến nổi ông phải kêu lên: 

Thượng đế ơi! 
Tôi đã làm gì?
Mà ly rượu đời Người ban cho tôi
Đắng thế?

Một minh chứng khác cho thấy trong lòng của Phùng Quán vào giai đoạn 55-57 không hề có ý lật đổ đảng. Ai cũng biết một tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của ông làTuổi Thơ Dữ Dội, xuất bản lần đầu năm 1983, trong đó nhân vật Mừng, cũng là lính trinh sát 13 tuổi như Phùng Quán. Em cũng bị nghi ngờ là Việt Gian. Mừng đã lấy chính thân xác của mình để chứng minh, khi em hy sinh hoàn thành công tác, đạn ghim đầy mình, em chỉ để lại lời nhắn cho cấp trên của mình: "Em không phải là Việt Gian, Em là Vệ Quốc Quân." Tác phẩm này được xuất bản, được quay thành phim, đã là an ủi rất lớn đối với nhà thơ Phùng Quán, bởi vì qua đó, ông muốn nói rõ một sự thật mà hơn ba mươi năm trời đảng đã cố tình vùi dập, đó là Phùng Quán không phải là Việt Gian, bị lợi dụng và khích động bởi gián điệp nước ngoài như đảng gán ghép.

Chúng ta có thể hiểu và thông cảm nhà thơ Phùng Quán với ước vọng minh bạch hóa sự việc của đời mình như thế. Một chi tiết khác để nói rõ thêm tính cách của ông. Đó là thời gian ông viết Lời Mẹ Dặn, có thằng cha nào giấu tên thật, lấy bút hiệu là Trúc Chi, viết một bài thơ tên là Lời Mẹ Dặn, Thật Không? Dĩ nhiên trong đó đặt tất cả những câu hỏi xóc óc mất dạy để hạ nhục Phùng Quán. Phùng Quán đã rất đau, và cố công tìm hiểu xem ai là Trúc Chi, và ông coi việc này trọng đại ngang với việc ông được phục hồi hội tịch hội nhà văn để có thể đường hoàng trở lại địa chỉ số 4 đường Lý Nam Đế, trụ sở của báo Văn Nghệ Quân Đội. Sau này mới lòi ra Trúc Chi chính là Hoàng Văn Hoang. Phùng Quán chưa kịp đọ chiêu với tên bám đít Tàu này thì nó dọt qua Bắc Kinh mất rồi. Tính cách của Phùng Quán là thế. Một con người chân thật thì muốn mọi việc phải sòng phẳng, như ông từng viết:

Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn?
Tôi có quyền gì được lành hơn nhân dân tôi một manh áo?
Tôi có quyền gì được rộng hơn nhân dân tôi một tấc vuông nhà 
ở?
Tôi có quyền gì được lên xe xuống ngựa
Khi gót chân nhân dân tôi nứt nẻ bụi đường?
Dù tôi là thiên tài! 
Dù tôi là thi nhân! 
Dù tôi chót vót tận đỉnh cao quyền lực! 

Tư tưởng này, theo tôi hơi tả và cực đoan, nhưng nó cho ta thấy tính cách đáng được trân trọng của nhà thơ.

Không giống những tay cự phách trong Nhân Văn Giai Phẩm như Hoàng Cầm, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, Trần Dần v.v... Phùng Quán có khả năng thiên phú về thơ văn, định lực kinh người, nhưng ông không nhạy bén lắm đối với những trò ma giáo. Khi Hoàng Cầm, Hữu Loan đã nhìn ra cái mặt chuột của lũ cộng sản, thì ông vẫn ngây thơ xem Hồ Chí Minh là thần tượng, đảng là số một, ông chỉ lo những tên nịnh bợ làm ruỗng mọt đảng. Ông viết Lời Mẹ Dặn vàChống Tham Ô Lãng Phí chính là ra sức bảo vệ đảng đấy chứ. Nhưng rồi ông cũng đã khôn ra. Ba mươi năm bị đày đọa, phải sống cảnh cá trộm, rượu chịu, văn chui, ông đã tỉnh táo ra và nhận thức sự việc ở cái cốt lõi của nó.

Ông viết trong Trăng Hoàng Cung

Tôi ngã nhào trước ngõ nhà em
Ngã chúi mặt...
Miệng môi tôi đầy cát! 
Nhưng tôi không buồn rửa mặt
Tôi muốn đi thẳng vào nhà em
Như bao nhiêu lần khác
Ngồi xuống và tôi đọc câu thơ
Câu đầu tiên
Cũng là câu cuối cùng
Tôi đã bị dối lừa.
....
Tôi khóc niềm tin yêu nát tan
Tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
Tôi khóc Trăng-Hoàng-Cung bị lấm bẩn
Tôi khóc không biết lấy gì để gột sạch trăng...

Nhà thơ Phùng Quán đã lìa xa khỏi thế gian bụi bặm này hai mươi mốt năm. Nhưng mỗi lần đọc lại những vần thơ của ông, cực cảm được nỗi nhọc nhằn quá tải mà đảng đã cố ý đè lên đôi vai gầy guộc của ông trong suốt ba mươi năm dài, tôi không khỏi cảm thấy xót thương ông, nhà thơ "Một đời lao lực, một đời cay cực, một đời thơ."

Nhưng Phùng Quán cũng có những giới hạn của một người lớn lên và làm việc trong cái chế độ toàn trị, mọi thông tin bị bịt kín. Ông bắt đầu nổi tiếng bằng tác phẩm Vượt Côn Đảo, viết theo những lời kể của cựu tù Côn Đảo. Trong đó, với tuyên truyền của cộng sản Bắc Việt, dĩ nhiên là tung hô cho đúng với tinh thần gọi là "hiện thực cách mạng", nhưng nếu bạn có dịp ghé mắt, thấy toàn là tưởng tượng một cách ngô nghê, cũng giống lối thơ Tố Hữu ngồi ở hậu trạm của trận Điện Biên Phủ, viết cái gì mà "đuốc cháy sáng rừng", hay như bài ngợi ca Nguyễn Văn Trỗi"Phút thiêng liêng anh gọi bác ba lần". Toàn là láo khoét, xạo không cần kiểm chứng. Mời bạn đọc bốn câu thơ mà Phùng Quán ca ngợi Võ Thị Sáu trong bài thơ Tiếng Hát Trên Địa Ngục Côn Đảo:

Trên đường vào đảo hôm qua
Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng
Cài lên mái tóc rối tung
Cất cao tiếng hát giữa vùng lưỡi lê.

Nhân vật Võ Thị Sáu, cô gái mười bảy tuổi, chả biết có thực hay cũng giả tạo như Lê Văn Tám, không són đái trong quần, mà lạc quan cách mạng thế đó? Phùng Quán nghe kể rồi tô vẽ những ý tưởng ngô nghê thực là mắc cười, quá cường điệu và lố bịch.

Phùng Quán bị đảng nghi oan, vùi dập ba mươi năm, dù từ từ ông cũng đã ngộ ra bộ mặt khốn nạn của đảng, nhưng ông vẫn không sáng con mắt ra. Trong thời gian bị trù dập, ông đặt cho mình ba mục tiêu. Thứ nhất là bằng mọi cách để cho những tác phẩm thơ, truyện của mình được đến với quần chúng. Thứ hai là phục hồi hội tịch Hội Nhà Văn để được chính thức trở về với Báo Văn Nghệ Quân Đội. Thứ ba là tìm cho ra ai là Trúc Chi, người đã viết chế diễu, châm chọc bài thơ Lời Mẹ Dặn của ông.

Khi đọc ba mục tiêu mà ông đặt ra trong lúc cuộc đời bị đảng vùi dập trí mạng như vậy, tôi thật vô cùng thất vọng. Nói cho cùng, ông chỉ muốn được đảng công nhận, và tìm ra ai là Trúc Chi để giải quyết chút tiểu khí trong lòng. Nhà thơ của "Bút giấy tôi ai cướp giật đi. Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá " chỉ có thế thôi sao?

Trong đời thường, những quan hệ của Phùng Quán với bạn văn cũng khiến tôi thất vọng. Phùng Quán từng tuyên bố "Dù bất cứ là ai, khi bước qua ngưỡng cửa nhà tôi, tôi đều coi là bằng hữu và đối xử chân thành." Có lẽ ông quan niệm khác đời chăng? Tôi không biết, nhưng nhìn ông ôm vai bá cổ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, chén chú chén anh với tên khốn nạn, quỷ vương đó là tôi lại nghe máu chạy rần rần.

Nhà thơ Phùng Quán, do bị giới hạn trong nhận thức, đã cặm cụi một lòng đi theo đảng. Nhưng rồi cái đảng mà ông tôn thờ đó đã xem ông như một miếng chanh đã hết nước, chúng ném ông vô thùng rác không một chút nuối tiếc. Một người có công trạng với đảng như Phùng Quán còn bị đối xử tàn tệ như thế, cũng giống như Nguyễn Hữu Đang, kiến trúc sư của ngày lễ độc lập tại vườn hoa Ba Đình, cả hai đều sống trong cơ cực, bị vùi dập, bị bịt miệng, thế thì với những người dân thường, họ còn khổ tới đâu trong bàn tay sắt của đảng. Ở những góc khuất mà ánh sáng của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền không soi tới, phận dân đen như con giun con dế, mặc cho chế độ đó vo tròn bóp méo thế nào cũng được. Mới đây, trên mạng lan truyền tin tức về nghệ sĩ hài độc thoại Nguyễn Phúc Gia Huy, nghệ danh Dưa Leo, bị phòng an ninh chính trị nội bộ công an thành Hồ đạt giấy mời lên làm việc để làm rõ về việc phát tán video phê phán thực trạng xã hội. Ngay như tiếng nói trung thực của một nghệ sĩ hài mà chế độ còn sợ hãi, còn bấn xúc xích đề phòng, thì đủ biết cái chế độ đó nó dơ dáy và khốn nạn cở nào. Bởi chế độ đó chuyên môn làm bậy, nên nó sợ những tiếng nói trung thực vạch mặt nó ra trước công luận. Con đĩ thập thành nhưng lại muốn người ta tô son trét phấn lên mặt mình, tung hô mình là Tiết Phụ Khả Phong.

11.12.2016

"Tự chuyển hoá", "tự diễn biến"... cái gì dzậy?

Tô Hải (Danlambao) - Tháng 2/2013, phát biểu tại Phú Thọ, ráo sư Trọng nói nhiều đến góc độ thay đổi quan điểm chính trị của "tự suy thoái' nhưng chưa hề dùng đến động từ “Tự chuyển hóa”, "Tự diễn biến" mà dùng tính từ chung là “suy thoái” để thay thế cho cái cụm từ “mất lập trường vô sản”.

Ông hỏi: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?"

"Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì đó là cái gì?"

Sang dịp Xuân 2014, ông nhắc lại trên Truyền hình Việt Nam:

"Đảng phải tự chỉnh đốn, ngày càng trong sạch, vững mạnh, phải chống cho được sự thoái hóa tư tưởng, đạo đức..."

Cho mãi tới cái nghị quét tung ươn 4, của đại hội đảng họ khóa 12 họ mới cho ra đời 2 cụm tính từ “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” Đây nè, họ ghi trong nghị quét như thế này nè;

“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.

Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”

Rõ ràng hai cái “mới” này được nhấn mạnh nhưng lại đổ tội cho những thế lực thù địch, những tổ chức phản động, những phần tư cơ hội bất mãn chính trị đã tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc... cho nên đảng viên của họ lơ là, mất cảnh giác, lúng túng...

Và cùng với 2 cái tính từ rất “mới” này, ông Tổng của họ mới “tự chuyển hóa” những thằng trùm ăn cướp, hối lộ, thụt két rồi vù ra nước ngoài thành bọn "Ta" bàng câu nói nổi tiếng “Đánh bọn họ là...” Ta đánh Ta "nên rất... khó khăn, không hề đơn giản chút nào!"

Nhưng... hình như họ đã nhận ra chút ít là “tự chuyển hóa” và “tự diễn biến” trong nghị quyết 4 nó rất chi là... chung chung, trừu tượng và... hiểu thế nào cũng được nên, ngày 9/2/2016, họ lại bầy thêm ra cái Hội Nghị Trực Tuyến Cán Bộ Toàn Quốc (nghĩa là toàn thể đảng viên cùng tất cả những ai đang làm việc cho đảng nhưng chưa là đảng viên?) để bổ sung những điều cụ thể hơn... một thứ hội nghị "tự chuyển biến", cả về nội dung lẫn hình thức (ảnh 1-2). Và đây, báo T.Trẻ ngày 10/12/2016 đã đăng ở trang 3 như sau:


Cái Hội Nghị Cán Bộ toàn quốc để quán triệt Nghị quyết TUW4 cũng đã "chuyển hóa" thành các cuộc tập hợp từ xa để nghe "lệnh chỉ", chẳng ai được phát cái biểu nào cả đây nè.

“Tổng bí thư cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải vào cuộc tự xem xét 27 biểu hiện suy thoái có mình trong đó không...

Còn ông Phạm Minh Chính, to thứ 3,4 gì đó trong đảng họ, thì nói cụ thể hơn:nghị quyết lần này nêu ra 9 biểu hiện suy thoái về chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"... (về... cái gì thì... tắc tị... không nói được vì nó đã nằm cả ở 18 cái “biểu hiện” nói trên rồi!! (Có điều lạ mà không lạ là Tuổi Trẻ và các báo in ngày 10/12 thì đều có đăng 27 cái biểu hiện này nhưng báo mạng thì đều bị bóc mất tiêu?)

Cuối cùng, nhân vật to số 2 trong đảng họ là Đinh thế Huynh kết luận càng... rõ rệt là... cần phải giao cho các tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu kỹ, nhận diện, những biểu hiện của “suy thoái” “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”... để... Bộ chính Trị sẽ có quy định về xử lý những vi phạm quy định (?) biểu hiện nghiêm trọng về sự suy thoái, (không có) “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" để chúng ta xử lý...! (Nguyên văn)

Nghĩa là... chả biết các thứ “Tự” nó khác nhau ở cái lỗ mô?, cái nào nó đẻ ra cái nào? hay chính 2, 3 cái chẳng qua là một?

Trước sự lúng túng của các nhà ný nuận tư bản đỏ mất phương hướng, mỗ đây xin nói gọn ghẽ cho mọi người bình dân đều có thể hiểu cái ý cốt lõi của nó như sau:

Đó là quyền lực tuyệt đối để ra lợi quyền tuyệt đối đẻ ra tham nhũng, cướp của, giết người, xa hoa đàng điếm tuyệt đối và cuối cùng phản bội tổ quốc tuyệt đối (trốn đi nước ngoài, bán nước...)

Đừng đánh đồng hiện tượng chuyển hóa, tự diễn biến mà thiên nhiên từ không khí, cỏ cây, không khí đến xúc vật, thực vật và đặc biệt con người đang không ngừng “chuyển hóa”, “diễn biến” hàng ngày hàng giờ, vì: không có những cái mà các người lên án đó thì đã chẳng có thế giới này, chẳng có các người, chẳng có chúng tôi, chẳng có cấc anh... chẳng có chúng nó, chúng mày...

Nếu không có sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã chẳng có sự nảy sinh cái chủ nghĩa cộng sản từ bên Đức, bên Nga hủy hoại đời sống và tư tưởng của hàng trăm triệu con người.

Nếu không có sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã chẳng có sự tự tiêu vong của nó trên khắm thế giới. Còn lại chỉ là những chủ nghĩa cộng sản tự chuyển hóa thành "tư bản đỏ hoang dã" như bên Tàu, bên Triều... và ở Việt Nam.

Cho nên, hãy tạnh đi cái chuyện đánh lận con đen, mập mờ tối sáng, bóp méo chữ nghĩa... để cố tình bao che, làm nhẹ đi những tội ác tầy trời của lũ bán nước hại dân bằng nhưng trò bẩn thỉu quen thuộc: phịa ra các ngôn từ "tự chuyển hóa", "tự diễn biến" thật nực cười.


Khi con chim ngừng hát


Kỉ niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là kỉ niệm về con chim cu gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài trên cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió lốc, chiếc tổ bị rơi và hai con chim con rơi xuống đất, chết một con, bà mang con còn lại vào nuôi. Không ngườ nó lớn rất nhanh và nó là cu cườm (tức là chim cu gáy có một chuỗi hạt cườm vòng quanh cổ lốm đốm nhìn rất đẹp. Đây cũng là loài chim cu đá rất giỏi, người ta nuôi để đá thi, gáy thi). Và con chim cu gáy đó đã để lại ấn tượng rất mạnh với tôi bởi tiếng hát và cái chết của nó. Câu chuyện của nữ danh ca Khánh Ly trong mấy ngày gần đây khiến tôi nhớ đến con chim cu gáy tưởng như đã đi vào hộp ký ức tuổi thơ của tôi.
Xin kể về con chim cu gáy trước. Bà nhặt được nó khi nó đang ướt sũng, bộ lông mọc chưa đủ không giúp nó tự bay được. Bà cho nó ăn đậu xanh bằng cách nhai thật kĩ và mớm cho nó. Không bao lâu, nó lớn mạnh, mọc đủ lông đủ cánh và bắt đầu tập bay. Biết bay, nó được tự do, bay từ tấm phảng lên cây trính, rồi bay lên mái nhà, bay ra ngọn tre và cuối cùng là bay vào bầu trời rộng. Lúc đó tôi nghĩ là nó đã bay đi luôn, nhưng không, tối nó lại quay về nhà, bởi nó xem nhà tôi như tổ của nó.
Và nó cứ bay đi bay về như vậy từ lúc đó cho đến lúc nó chết, ướt chừng hơn mười năm thì phải. Vì nó thường quanh quẩn trong vườn nên tôi biết được nó gáy bộ Ngũ (tức là gáy liên tục 5 tiếng một chuỗi, ví dụ Cù Cú Cu Cu Cu hoặc Cúc Cù Cu Cu Cu, thay vì bộ tam thì Cù Cú Cu hoặc Cúc Cù Cu, có con gáy bộ nhị chỉ đúng hai tiếng Cu Cu, Cu Cu, Cù Cu…). Riêng giống chim cu gáy, tiếng hót thể hiện đẳng cấp và tầm cỡ của nó. Ví dụ như chim gáy bộ Tứ mà gặp chim gáy bộ Ngũ thì tự xếp cánh mà im lặng chứ không dám gáy nữa, vì gáy thêm sẽ bị chim bộ Ngũ tấn công. Mà một khi chim bộ Ngũ tấn công thì chim bộ Tứ chỉ có thua. Bởi tiếng gáy chứa cả sức khỏe, nội lực của con chim.
Thời vàng son của chim cu gáy kéo dài chừng ba năm, nghĩa là thời gian này, tiếng gáy thể hiện sức mạnh cũng như lãnh địa của nó. Và dường như đến năm thứ tư trở đi, chim lười gáy hơn, thỉnh thoảng có chim lạ đến thì nó lấy hết sức bình sinh gáy một tràn để báo hiệu là lãnh thổ đã có chủ, đừng quấy phá, hoặc thỉnh thoảng gáy gọi tình chứ không còn gáy máu lửa như thời vàng son.
Càng về già, chim cu gáy càng ít gáy, đến chừng 7 tuổi trở đi thì hiếm khi nghe nó gáy. Tôi để ý những coin chim ông nuôi (trừ con chim tự do mà tôi đang kể ra) và hỏi ông bởi ông là chuyên gia đánh cu nên ông biết. Ông giải thích với tôi là hầu hết, chim cu gáy khi già nó chẳng dại gì cất tiếng gáy, bởi nó muốn giữ uy lực thời trẻ của nó, nếu nó gáy lên, chim trẻ sẽ biết nó già và nó mất lãnh thổ, thậm chí có thể mất mạng.
Và thường thì những con chim gáy khi về già chỉ quanh quẩn trong địa giới của nó, thỉnh thoảng bay đi kiếm ăn rồi lại về, ít thấy gáy và tuyệt nhiên không tham gia các trận chiến giữa các con chim gáy với nhau cho dù chim gáy bộ thấp hơn nó đến gây hấn, nó cũng im lặng, không thèm gáy lại. Đó là tập quán của chim gáy cũng không chừng!
Nhưng con chim gáy mà bà nuôi thì lại khác, bởi nó được sống trong nhà, khi nào trời mưa to gió lớn thì nó bay vào nhà, đậu trên cây trính để ngủ, sáng mai trời quang mây tạnh thì nó bay. Và hễ nghe có chim lạ tới gáy thì nó gáy ngay, nó luôn thi thố, dường như chưa bao giờ ngừng gáy thi mặc dù đã sáu, bảy tuổi, nghĩa là đã quá già. Gặp chim gáy bộ thấp hơn thì nó tấn công, gặp chim gáy ngang bộ thì nó gáy lại rồi trốn vào nhà. Cho đến một bữa cả nhà tôi đi chạp mả, đóng cửa, đến trưa tôi về thì thấy con chim gáy đang chiến đấu với một con chim gáy khác, nó bị thương khắp mình, bị vặt lông, bị mổ cháy máu, và nó cũng không còn sức chiến đấu. Tôi chạy đến xua con chim gáy kia đi thì nó tấn công thêm mấy phát nữa rồi bay đi. Sau đó, mặc dù có cố gắng cứu, con chim gáy thân thuộc của gia đình tôi cũng không sống thêm được ngày nào.
Ông nhìn nó rồi bảo: “Thôi để nó chết, vì nó chết như vậy cũng hay, nó chết trẻ, bởi nó chưa bao giờ nhìn thấy nó già, như vậy cũng hay!”. Câu nói bâng quơ của ông tưởng như nói rồi thôi, tự dưng mấy ngày nay tôi lại nhớ đến ông một cách lạ thường, nhất là sau khi danh ca Khánh Ly bị một vố đau không có khán giả trong một chương trình ca nhạc tại nhà thi đấu Quân Khu 7, Sài Gòn.
Thực ra chuyện này cũng dễ hiểu, cách đây 5 năm, tôi từng nghe một CD mới nhất của Khánh Ly và thừa nhận là bà đã quá già, giọng của bà không còn khỏe, tròn trịa và truyền cảm như xưa mà thay vào đó là giọng hát của kinh nghiệm, kĩ thuật cộng với một chút nhựa âm do tuổi già mang lại. Nó hoàn toàn không hay và thiếu truyền cảm. Nhưng điều đó không làm vơi đi sự hâm mộ của tôi đối với bà. Bởi vì bà là giọng ca vàng son một thuở và hơn hết là những phát biểu đậm chất “ưu thời mẫn thế” của bà trong các video khiến tôi khâm phục bà lắm lắm.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã nói: “Tôi sẽ không về Việt Nam khi cộng đồng người Việt giống như tôi chưa được về, khi Việt Nam chưa có tự do. Tôi đã ra đi như thế nào và sẽ trở về như thế ấy!”. Lời phát biểu này được tôi hiểu với hàm ý rằng nếu Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng sản độc tài, người dân vẫn còn mất tự do, còn đau khổ thì bà sẽ không về nước. Nếu bà về nước, nhất định phải trong một tâm thế hoàn toàn tự do, quê hương đã xóa được đêm trường độc tài…
Nhưng có vẻ như tôi đã hiểu không đúng ý bà. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có gì thay đổi, người dân vẫn mất tự do, văn nghệ sĩ, báo giới không được nói tiếng nói của tự do, không được tự do phát biểu chính kiến và dân oan ngày càng nhiều, những cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa của người dân bị đàn áp không thương tiếc… Nhưng bà đã về. Mà không về một cách bình thường, bà về để hát, và hát phục vụ cho giới quan chức, giới lãnh đạo Cộng sản.
Sở dĩ tôi nói quả quyết rằng bà hát phục vụ cho giới quan chức, giới loãnh đạo Cộng sản là vì bà khá người khá thông minh, sắc sảo, bà thừa biết rằng dân Việt Nam, nhất là giới lao động, thu nhập mỗi tháng của họ chỉ dao động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng, giới trí thức chân chính cũng có thu nhập rất thấp, giới kinh doanh tại Việt Nam đang thời kỳ khó khăn tột độ, chuyện duy trì doanh nghiệp không thôi cũng đủ làm họ bạc tóc… Chính vì vậy, giá vé dao động từ 800 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng không phải là giá vé dành cho người dân Việt Nam mà là giá vé dành cho giới quan chức, giới cán bộ có nhiều tiền và họ không hề xót xa khi vung tiền qua cửa sổ.
Bà có thể nói rằng giá vé là do ban tổ chức định ra. Nhưng bà có thừa khả năng để yêu cầu ban tổ chức hạ giá vé, hạ luôn mức tiền cát-sê của bà để những người yêu quí bà được nghe bà hát, được mục kích sở thị bà. Bởi vì, giới cán bộ Cộng sản không thể là giới hâm mộ bà được rồi, trừ khi…?! Còn những người hâm mộ bà là những trí thức, những công chức và những quân nhân thời Việt Nam Cộng Hòa, họ đang là nạn nhân, đang lây lất trên quê hương và trong mỗi buổi tối đau khổ của họ, không chừng tiếng hát của bà đã bầu bạn với họ, tiếp thêm lửa hi vọng cho họ.
Nhưng lần này, bà về nước, bà hát và phục vụ cho một nhóm người có tiền, vô hình trung, bà làm tổn thương những người đã yêu quí, hâm mộ bà bấy lâu nay. Và sự tổn thương này là có thật, là hợp lý. Vì sao? Vì họ đã nâng niu tiếng hát của bà qua thời gian, qua chiến tranh và mất tự do, qua cả đau khổ và tuyệt vọng. Còn bà, ngược lại, bà đã ném tiếng hát của bà vào một canh bạc chính trị đầy rẻ rúng, ở đó, không có gì khác ngoài một sự thỏa hiệp.
Tự dưng, cái chết của tiếng hát Khánh Ly một thuở trong tôi lại làm cho tôi thấy vui. Bởi lẽ, cái chết này cũng giống như cái chết rất ư trẻ trung và bồng bột của con chim cu gáy mà gia đình tôi đã nuôi thuở tôi tấm bé. Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết trong niềm tin đó!