Sunday, September 16, 2018

Tuyệt thực có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại?

“…Trong tù, chính phủ chính xác là nơi phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của tù nhân, nếu tù nhân chết, lời kết án sẽ nhắm vào chính phủ từ người dân cũng như các quốc gia khác đang có thông tin theo dõi về tình trạng trên…”
tuyetthuc01
Có bao giờ bạn tự hỏi, người ta biểu thị sự phản kháng bằng tuyệt thực để làm gì, và vì sao lại có chuyện tuyệt thực?
Tuyệt thực đã có trong lịch sử của loài người từ rất lâu, thậm chí hình thức này đã nằm trong ghi chép của luật pháp Ireland cổ xưa. Nếu ai đó nhận ra điều sai trái của bạn và tự mình nhịn đói đến chết trước cửa nhà bạn, đó là một món nợ danh dự và công lý mà suốt cuộc đời mà bạn phải gánh.
Trong đời sống hiện đại, Mahatma M. Gandhi (1869-1948), người tiên phong của phong trào sự bất tuân dân sự, đã phát động nhiều cuộc tuyệt thực và ăn chay để phản đối sự cai trị hà khắc của người Anh tại Ấn Độ. Con đường bất bạo động của ông tạo ra một giá trị khác của việc biểu tình: Những người tuyên bố tuyệt thực hay tham gia tuyệt thực không mang ý nghĩa của “chống lại”, mà họ hành động dựa trên sức mạnh tinh thần để đòi hỏi việc đạt được một giá trị phổ quát mang tính đại chúng.
Tuyệt thực trong việc phản kháng, bất tuân dân sự thường bị các chế độ độc tài hay cộng sản bóp méo là một hình thái như “nằm vạ”, nhưng thực chất các cuộc “nằm vạ” đó cao quý ở chỗ là các yêu cầu của người tuyệt thực thường nhắm đến một quyền lợi chung của cộng đồng, hay công bằng xã hội. Tuyệt thực được giáo sư Sharman Apt Russell, tác giả của Hunger: An Unnatural History (tạm dịch Nhịn đói: Một lịch sử bất thường) dẫn ra với những ví dụ đáng kính trọng, và thành quả của nó đã thúc đẩy nền văn minh và nhân ái của con người.
Một trong những người tuyệt thực đầu tiên được ghi vào sử sách đầu thế kỷ 20, là trường hợp của bà Marion Wallace-Dunlop (1864-1942). Là người đấu tranh cho nữ quyền và yêu cầu cho phái nữ phải được quyền bỏ phiếu bầu như nam giới, bị bắt giam, bà đã từ chối các bữa ăn. Khi bác sĩ trong trại giam đến yêu cầu bà dùng đến các phần ăn, bà đã tuyên bố “ Ăn, là một quyền tự quyết của tôi”. Bà đã được trả tự do khỏi nhà tù Holloway sau 91 giờ tuyệt thực.
Nhưng cũng có chính quyền bất chấp cái chết của công dân mình. Chẳng hạn như trường hợp Bobby Sands (1954-1981), người đấu tranh cho việc cải thiện chế độ lao tù ở Bắc Ireland vào năm 1981. Đó là vết nhơ khó tả của chính quyền bấy giờ và bị ghi vào sử sách nhân loại như một hệ thống khủng bố con người. Trong mắt thế giới, loại chính quyền để cho công dân của mình tuyệt thực đến chết vì quan điểm khác biệt, là loại vô liêm sỉ.
Việc phản kháng bất bạo động là hình thức phổ biến và được rất nhiều người thực hiện, bao gồm những người không phải là chính trị gia. Mia Farrow – nữ diễn viên điện ảnh cũng đã áp dụng cách tuyệt thực để phản đối cuộc xung đột ở Darfur trong năm 2009. Chính quyền Khartoum (Sudan) đã dùng quân đội và công an để trấn áp và khuất phục dân chúng tại Darfur rằng chỉ có họ mới có quyền duy nhất lãnh đạo đất nước.
“Tuyệt thực trở thành một hình thái văn hóa được tổ chức để kiếm tìm công lý trong thế kỷ 20” (“It has become an established cultural form of seeking justice in the 20th Century), nữ giáo sư Sharman Apt Russell đã khẳng định như vậy, trong sách của mình.
Tuy nhiên bà Russell cũng cảnh báo rằng, sức mạnh của vấn đề tranh đấu bằng tuyệt thực là được sự quan tâm liên tục của công chúng. Sức mạnh của việc tuyệt thực sẽ yếu dần nếu công chúng bị chính quyền tổ chức đánh lãng qua các sự kiện khác như giải trí, các vụ bê bối dàn dựng… Công lý và tính mạng của người tranh đấu phụ thuộc và sức quan tâm và chia sẻ lan rộng của cộng đồng. Thế kỷ 21, cộng đồng mạng là một sức mạnh vô lượng trong việc hậu thuẫn và giải cứu những người chọn đấu tranh bằng tuyệt thực.
Tuyệt thực không phải là hình thức hay nhất trong các loại tranh đấu, tuy nhiên vì hiệu quả của nó, nên tuyệt thực đã được sử dụng bởi cả hai phong trào bạo động và bất bạo động. Ý nghĩa phát đi khắp nơi cho thấy một hình ảnh quan trọng rằng ước muốn ôn hòa và chính nghĩa của người tranh đấu, đại diện cho sự tuyệt vọng và bất tín của nhân dân đối với nhà cầm quyền.
Nhà nghiên cứu xã hội học Michael Biggs từ đại học Oxford ghi nhận rằng thường thì các chính quyền đối diện với các trường hợp tuyệt thực, sẽ không sớm có các hành động nhượng bộ nhằm thách thức sức mạnh tinh thần và chịu đựng của các nhà tranh đấu. Nhưng càng kéo dài, chính quyền càng nhận được số lượng dân chúng căm ghét dành cho họ ngày càng lớn hơn. “Tính bất tuân dân sự và bất hợp tác của người dân dành cho chính quyền ngày càng lớn, đó là khởi đầu cho những hỗn loạn và sụp đổ của một chế độ coi thường mạng sống và tiếng nói của người dân”, Michael Biggs viết.
Trở lại với trường hợp đau lòng của nghị sĩ Bobby Sands, khi ông mất vì suy kiệt từ cuộc tuyệt thực cho việc đòi cải thiện chế độ lao tù, đám tang của ông tại Belfast đã có đến 100.000 tham dự, mở đầu cho tiền đề của một cuộc đổi thay. Trong thời hiện đại, việc đưa đám tang của một người tuyệt thực đến chết vì công lý và cộng đồng, hoặc chỉ tưởng niệm tại nhà, đó là những cam kết dứt khoát về việc không còn chấp nhận chế độ đương nhiệm.
Hầu hết những người đấu tranh bằng tuyệt thực muốn sử dụng mạng sống của mình như một cam kết sẵn sàng trả giá cho đổi thay. Tuyệt thực không có nghĩa là người tranh đấu muốn kết cục là cái chết, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết, như một cột mốc để chính quyền xét lại tự cách cầm quyền của mình, trước sự giám sát và phẫn nộ của nhân dân.
Việc tuyệt thực trong lao tù cũng vẫn hay xảy ra. Vì bởi trong trại giam, khó có hình thức nào biểu tình được, ngoài tuyệt thực. Trong tù, chính phủ chính xác là nơi phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của tù nhân, nếu tù nhân chết, lời kết án sẽ nhắm vào chính phủ từ người dân cũng như các quốc gia khác đang có thông tin theo dõi về tình trạng trên.
Thế kỷ 21, đám đông dân chúng có thể gửi thỉnh nguyện thư cho tòa án quốc tế để xét xử quan chức/chính quyền chịu trách nhiệm về thảm trạng. Trường hợp của Giang Trạch Dân bị tòa án Tây Ban Nha truy nã về việc thảm sát con người (2013) do đơn tố cáo từ một người Tây Tạng tên là Thubten Wangchen, là một ví dụ. Theo cáo quyết, tất cả những quốc gia liên đới ngoại giao và chính sách nhân quyền với Tây Ban Nha đều có nghĩa vụ truy nã và bắt giữ Giang Trạch Dân, bất chấp việc ông ta nguyên là Chủ tịch Trung Quốc.
Tuấn Khanh
Phụ lục:
Một người tuyệt thực có thể kéo dài mạng sống đến bao lâu?
Nếu được uống nước, một người tuyệt thực dẻo dai có thể sống đến 60 ngày, tuy nhiên, với thể trang yếu và mang bệnh, bất kỳ ai cũng có thể chết trong vòng 8 đến 10 ngày. Một trong lý do có thể giúp kéo dài sức chịu đựng, khi glucose – lượng đường trong cơ thể cạn kiệt – thường là từ 3-5 ngày. Cơ thể sẽ chuyển qua việc dùng chất béo có sẵn trong cơ thể để làm năng lượng sinh tồn. Nhưng như vậy đồng nghĩa với việc chất béo xuất hiện trong máu vượt mức, sẽ trở thành nguy hiểm. Tim, gan và thận sẽ là những bộ phận bị tổn thương nhanh trong giai đoạn này.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, những người tuyệt thực nên uống nhiều nước, uống vitamin, đường và muối… sẽ có thể kéo dài mạng sống của mình thêm đôi chút. Trong trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức ở trại giam Nghệ An hiện nay, được biết ông chỉ uống nước và từ chối mọi thành phần bổ sung.

Thủ Thiêm sẽ về đâu?

“…Vụ Thủ Thiêm trót đã nổ ra, dập lại không được ngay, nhưng để không lần tới hai kẻ chủ mưu là Tư Sang và Hai Nhật, nhóm Tư Sang đã hướng dẫn cho dư luận xúm vào những thông tin ngoài lề, loạn cào cào như mê hồn trận để không ai nhắc đến tội của chúng…”
bieutinh_thuthiem
Dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ,Thủ tướng và Quốc hội ngày 28/10/18 - Ảnh RFA
Thật nực cười khi vụ Thủ Thiêm ầm ĩ rộ lên, một số người nhanh chóng kết tội thủ phạm là Đinh La Thăng và thậm chí là cả Nguyễn Thiện Nhân. Rồi truyền thông, báo chí vạch tội lung tung người này người kia. Lạ nhất là hoàn toàn không hề chính xác, nhưng thông tin vẫn được đồn thổi như một sự cố tính, kiểu như đánh lạc hướng dư luận hoặc kéo thêm người khác vô tội vào để thành mới bùng nhùng làm lá chắn cho những kẻ thủ phạm chính.

Theo kết luận của thanh tra chính phủ thì từ năm 1998 đã có những khúc mắc về việc lấy đất ở Thủ Thiêm, ngày 16/9.1998 kiến trúc sư trưởng thành phố đã phê duyệt quy hoạch sai lầm, dẫn đến 20 năm  sau để lại hậu quả nát bét gây bức xúc dư luận như bây giờ.

Năm 1998 chủ tịch TP HCM lúc đó là ngài cựu chủ tịch nước trong sáng ngời ngời Trương Tấn Sang. Sang lên làm bí thư thì Hai Nhật lên làm chủ tịch uỷ ban thành phố. Cặp bài trùng này chính là những kẻ gây nên vụ nhức nhối ở Thủ Thiêm.

Lợi dụng vào nghị định ngày 17/4/1994 của thủ tướng chính phủ bấy giờ là Võ Văn Kiệt, cặp bài trùng Tư Sang và Hai Nhật đã âm mưu lấy bừa thêm đất của dân Thủ Thiêm. Kiến trúc sư trưởng chỉ là người thực hiện âm mưu của cặp đôi này.

Lúc ấy đã rộ lên những phản ánh, nhưng mọi việc lờ đi, sự thật vụ Thủ Thiêm còn dính đến thần tượng của nhiều tri thức đó là ông Võ Văn Kiệt. Bọn Tư Sang, Hai Nhật rất tinh khôn, thấy nghị định 17/4 có kẽ hở không rõ ràng, chúng đã dâng luôn dải đất lớn đẹp ven sông cho chị Hiếu Dân, con ông Kiệt như cho không.

Vì chị Hiếu Dân ẵm ngon lành khu đất đẹp nhất, chả ai dám vạch vòi chuyện Thủ Thiêm, cứ thế bẵng đi đến 20 năm sau người ta tranh giành nhau, mới bới móc ra.

Mà bới ra cốt để nhằm cho Tất Thành Cang bị hạ bệ, Cang mà bị hạ thì vụ Thủ Thiêm cũng yên, dân có kêu trời cũng thế, kêu mười mấy năm qua rồi, giờ kêu nữa cũng chẳng ai nghe. Lúc này đám chop bu giả vờ nghe dân, thực ra là chúng thanh toán nhau thì mượn cái lý dân bị mất đất kiện tụng cần phải xử lý để ổn định. Chứ cả nước có hàng ngàn vụ cướp đất như vậy có ai quan tâm đâu.

Anh Trần Đại Quang coi như hết thời, phần bây giờ chỉ chọn ai là người kế nhiệm anh Quang. Ứng cử viên vào cái ghế trung dung ấy có lẽ phù hợp với anh Nguyễn Thiện Nhân.

Nhưng anh Nhân đi, ai sẽ làm chủ ở Sài Gòn?

Anh đương kim chủ tịch hay anh phó bi thư thường trực hoặc một anh ở Bộ chính trị như anh Võ Văn Thưởng, người có thời từng làm phó bí thư SG sẽ về cầm cái ghế TP HCM.

Có lẽ anh Thưởng sẽ về, vì anh ấy là chỗ thân tình cũ với thế lực nhà Hai Nhật, anh Thưởng cũng không mất lòng ai.

Nếu anh Thưởng về, vụ Thủ Thiêm sẽ im bặt. Những kẻ chủ mưu như Tư Sang, Hai Nhật thở phào thoát nạn, không ai biết chúng chính là đạo diễn chủ mưu cướp đất ở Thủ Thiêm năm xưa.

Buồn cười nhất một kẻ như Tư Sang cướp đất, bao che cho Năm Cam làm loạn xã hội, dựng bọn Hoa Kiều thành những thế lực tài phiệt thao túng đất nước, chuyên chơi gái người mẫu, á hâụ do bọn báo Thanh Niên cung cấp ở những cuộc thi, tư cách suy đồi, trác táng nhưng Tư Sang luộn miệng dạy đời, lên báo chém rằng phải cần trong sạch, cần giữ đạo đức cách mạng.

Vụ Thủ Thiêm trót đã nổ ra, dập lại không được ngay, nhưng để không lần tới hai kẻ chủ mưu là Tư Sang và Hai Nhật, nhóm Tư Sang đã hướng dẫn cho dư luận xúm vào những thông tin ngoài lề, loạn cào cào như mê hồn trận để không ai nhắc đến tội của chúng.

Nước cờ cũng khá cao.
Người Buôn Gió

Dân chủ và đa đảng ở Việt Nam

“…Nếu đã ăn chắc như thế thì liệu ông Hưởng và những cái loa Tuyên giáo có dám xúi đảng thực hiện cuộc trưng cầu ý dân, có Quốc tế và Liên hợp quốc kiểm soát, xem có mấy phần trăm dân còn muốn cho đảng tiếp tục cai trị và áp dặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản Mác-Lênin ở Việt Nam…”
danguyen_tutuong
Tư tưởng đa nguyên
Ít lâu nay ở Việt Nam nẩy sinh phong trào thi đua nói vế “dân chủ” và “đa nguyên đa đảng” để căm phẫn xuyên tạc đòi hỏi đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo và trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân qua bầu cử tự do.

Người đâu tiên phải kể là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông nói cách nay hai năm rằng:”Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không? Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, bởi một đất nước mà không kỷ cương thì không thể phát huy được dân chủ.”  (Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 28-01-2016 tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội). 

Khi ấy, ông Trọng vừa tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Phiên họp đầu tiên của Khóa đảng XII, và đó là đáp số của câu hỏi do Thông tín viên Pháp, AFP (Agent France Press) đặt ra: ”Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam sẽ phát triển giàu mạnh và dân chủ hơn không?”

Hơn hai năm sau, chứng độc đoán của ông Trọng đã vạ vào miệng ông ngày 17/06/2018,khi ông gọi hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu  trong hai ngày 10 và 11 tháng 06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội và tại nhiều thành phố khác, là : “thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả",
(theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

Trong số những người xuống đường biểu tình có cả trẻ em, phụ nữ chân quê, dân lao động, người già, Tu sĩ và nhiều trí thức giỏi và chân chính hơn ông Trọng mà  ông cả gan gọi họ  là “bất hảo cả” thì ông Trọng có “độc đoán” và “chuyên quyền” không?

Cũng trong lần họp báo ngày 18/01/2016, ông Trọng còn khoe về kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Khóa đảng XII: ”Quy trình bầu cử thực hiện đúng theo quy chế; trong đó phát huy tinh thần dân chủ khi bỏ phiếu kín biểu quyết đối với những trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.”
Ông nói:” Có sự kết hợp giữa danh sách giới thiệu của khóa trước với danh sách đề cử, ứng cử tại Đại hội XII. Cũng có trường hợp do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử; lại có trường hợp Đại hội giới thiệu và trúng cửNhư vậy, Đại hội dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ nào hơn. Đại hội đã biểu thị rõ tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ.”

Đó là thứ “dân chủ trong đảng” với nhau. Nhân dân không can dự vào việc này nên khoe cũng bằng thừa.

Cũng như trước đây, khi ông Hồ Chí Minh, người lập ra đảng CSVN hô hoán rằng: ”Nước ta là nước dân chủBao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”  là ông muốn cho dân nghe khoái lỗi tai thôi. Thực chất, như lịch sử đã chứng minh cho đến tận khóa đảng XII thời ông Nguyễn Phú Trọng, dân chưa được làm chủ đất nước bao giờ mà chỉ được ăn những chiếc bánh vẽ trên giấy.

Nhưng đảng đã thẳng tay giành quyền của dân cho bản thân lãnh đạo. Chẳng hạn như đảng chưa hề được dân bỏ phiếu bầu cầm quyền, hay ủy thác chọn lựa thể chế bao giờ mà cứ viết  “tự nhiên như người Hà Nội”  trong Điều 4 Hiến pháp 2013 rằng: ”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Hay, như trong Điều 53  khi nói về quyền làm chủ đất đai, đảng cũng hớt tay trên ngay trước mắt người dân. Điều này viết: ”Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Như vậy thì dân chủ ở đâu, người dân là chủ nhân của đất nước hay là nô lệ của đảng?

Ăn gì - nói bừa?
Ấy thế mà mới cách nay 8 năm thôi, mọi người đã phải thất kinh khi đọc bài viết rất hồ hởi để tự ca dân chủ ở Việt Nam của bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước.

Khi ấy, bà viết trên báo Nhân Dân ngày 05/11/2011:"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội."
Giờ dây, mọi người lại phải nghe ông Phó giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Xuân Tú lý luận kiểu giở người rẳng: ”Chủ nghĩa đa nguyên là sản phẩm của giai cấp tư sản với thế giới quan phi khoa học, trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn mãi xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Chính điều đó đã, đang và sẽ mãi bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng chính trị duy nhất tồn tại, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Do vậy, ở Việt Nam không cần sự tồn tại của chủ nghĩa đa nguyên - một thứ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chế độ đa đảng.”
Như cá gặp nước, ông này còn vung tay qúa trán khi nịnh đảng: ”Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”
(Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018)

Nhưng lịch sử nào đã chọn đảng CSVN lãnh đạo đất nước hay nhân dân Việt Nam đã bị phong trào Việt Minh, do ông Hồ lãnh đạo, đánh lừa trong cuộc kháng chiền chống Pháp giành độc lập rồi sau đó  cướp chính quyền hợp pháp từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945?

Có giỏi, các nhà viết lịch sử Cộng sản hay đội ngũ tuyên truyền Tuyên giáo hãy chứng minh “ý nguyện của nhân dân Việt Nam”  khi ấy là nhân dân nào đã trao quyền cho ông Hồ Chí Minh, vào lúc chính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế của Vua Bảo Đại không có vũ khí và quân lính bảo vệ (!?)

Chỉ sợ mất quyền

Ngoài lập luận trên, Tuyên giáo đảng tiếp tục loan truyền các bài viêt bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng và chống phá tư tưởng đòi thiết lập nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, thay cho chính phủ dân chủ trá hình CSVN.
Bằng chứng như bài viết của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng trên Báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) ngày 18/01/2011.
Ông Hưởng đã lu loan rằng: ”Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.
Ăn nói như thế mà ngửi được à? Nhân dân nào chọn Đảng lãnh đạo và Chủ nghĩa Cộng sản?  Quyền tự do của dân ở đâu  và hạnh phúc ở chỗ nào trong hoàn cảnh kinh tế hay chính trị hiện nay?

Ai cũng biết dân Việt Nam không có tự do báo chí và tự do tư tưởng, không có quyền lập hội, hội họp hay biểu tình như Hiến pháp quy định. Mọi sinh hoạt của dân  bị kiểm soát, kể cả tín ngường, tôn giáo. Họ bị đàn áp khi biểu tình bầy tỏ nguyện vọng hay khiếu kiện đòi công bằng.
Thậm chí dân còn bị đàn áp dã man khi xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược hay lên án lính Tầu bắn giết, đánh đập hay ngăn chặn, đâm  chìm tầu dánh cá của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông.

Về kinh tế, thu nhập đồng niên của người Việt Nam chưa tới 3,000 dollars/năm, đứng áp chót trong số các nước Đông Nam Á. Trong khi các quan chức Cộng sản lại giầu to nhờ tham nhũng và mánh mung quyền lực. Có khoảng 23,000 du học sinh Việt Nam theo học  tại Mỹ, nhưng đa số là con ông cháu cha. Hàng ngàn tư bản đỏ Cộng sản đã mua tài sản ở nước ngoài, phần lớn tại Mỹ, bẳng tiền mặt, có căn nhà cả triệu dollars.
Nhu vậy thì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của nhà nước CSVN đã rõ như ban ngày  mà tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn nhắm mắt bệnh vực cho chế độ độc tài, phản dân chủ và bất lực trước kẻ thù phương Bắc của đảng để chống nhân dân đòi  dân chủ  chế độ.
Ông xuyên tạc rằng: Luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.”
Hậu quả, theo hù họa phản động của ông Hưởng thì: ”Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.”
Như vậy, chỉ vì sợ đảng tan và mất độc quyền lãnh đạo, và tất nhiên có khối kẻ Tuyên giáo mất bổng lộc nên ông Hưởng đã dọa tiếp rằng:  Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.”
Huyênh hoang như thế rồi ông ta lại phân bua: ”Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Nếu đã ăn chắc như thế thì liệu ông Hưởng và những cái loa Tuyên giáo có dám xúi đảng thực hiện cuộc trưng cầu ý dân, có Quốc tế và Liên hợp quốc kiểm soát, xem có mấy phần trăm dân còn muốn cho đảng tiếp tục cai trị và áp dặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản Mác-Lênin ở Việt Nam.
(09/018)
Phạm Trần

Vụ án Đặng Văn Hiến: Một tình tiết mới

“…cần xử vụ án 1 trước khi xử vụ án 2. Xử như vậy sẽ thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và cũng sẽ gây được sự chú ý của người dân mất đất bất cứ đâu tại Việt Nam chứ không chỉ Tây Nguyên...”
dangvanhien09
Anh Đặng Văn Hiến
Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Nông vừa có kết luận thanh tra hàng loạt sai phạm tại dự án nông lâm nghiệp của Công ty Long Sơn ở tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, Tuy Đức, Đắk Nông. Đây chính là tình tiết mới của vụ án người nông dân Đặng Văn Hiến nổ súng.

Công ty Long Sơn “được cho thuê đất khi thiếu năng lực tài chính, chuyên môn. Tự ý tổ chức giải phóng mặt bằng không đúng chức năng, thẩm quyền dẫn đến xung đột với người dân mà đỉnh điểm là vụ làm 3 người chết, 13 người bị thương…

Thanh tra tỉnh cho rằng góp phần vào sai phạm, khiếu kiện tại dự án này có trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông. Cụ thể, tại điều 2 của quyết định cho thuê 1.079ha đất, rừng có nội dung yêu cầu: Công ty thỏa thuận, hỗ trợ bồi thường thiệt hại đối với các hộ dân đang sử dụng đất và chỉ được sử dụng diện tích đất để sử dụng dự án trên khi được sự chấp thuận của chủ sử dụng đất cũ.” (trích)

Như vậy, tính chất sai phạm của việc giao đất do UBND tỉnh Đắk Nông đã rõ. Việc giao đất trên bản đồ, không hề đo đạc thực địa, không hề xác định việc người dân đã khai khẩn trồng trọt trước đó. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên, điều kiện cần cho mâu thuẫn phát sinh.

Công ty Long Sơn với một loạt hành vi sai trái bằng bạo lực (đừng nói nhẹ là tự ý cưỡng chế) là nguyên nhân thứ 2, điều kiện đủ để bạo lực bùng nổ. Đã có rất nhiều đơn thư tố cáo hành vi chiếm đất bằng bạo lực của công ty Long Sơn từ người dân nhưng chính quyền không giải quyết.
congty_longson
Quay trở lại với trách nhiệm của UBND tỉnh Đắk Nông, cả đơn thư khiếu nại việc giao đất tới đơn thư tố cáo việc sử dụng bạo lực để chiếm đất đều không được cơ quan này giải quyết. Đó là hành vi thiếu trách nhiệm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thậm chí, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo giữ nguyên hiện trạng chờ thanh tra song công ty Long Sơn vẫn tiến hành tấn công gia đình Đặng Văn Hiến và súng đã nổ khiến 3 người đã chết và 13 người bị thương. Nghĩa là UBND Đắk Nông không hề có một động thái nào giữ nguyên hiện trạng như chỉ đạo của Chính phủ.

Kết luận thanh tra còn có 1 điểm “sơ hở lớn” hay nói cách khác là làm giảm nhẹ tối đa bản chất vụ việc. “mục đích của nội dung này (điều 2, quyết định giao đất) là nhằm tránh thiệt thòi cho người dân có đất đã lấn chiếm, sang nhượng trái phép nhưng lại thiếu chặt chẽ, gây ngộ nhận cho người dân cố tình hiểu không đúng pháp luật về đất đai, yêu cầu bồi thường và đòi đảm bảo quyền lợi như chủ sở hữu đất hợp pháp.” (trích)

UBND tỉnh Đắk Nông đã cố tình “quên” rằng ngày 1/1/2004, Đắk Nông chính thức thành lập tỉnh, trong khi người dân đã vào trồng điều từ những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2.000. Nói thẳng là những cách nói giảm, nói tránh ấy khó mà thuyết phục bất cứ người nào bởi ai cũng rõ làm gì có chuyện nhà nước có trước nhân dân?

Đã có tình tiết mới thì cần kháng nghị để có phiên giám đốc thẩm cho người nông dân Đặng Văn Hiến. Điều mà người dân trông đợi là một phiên tòa công minh- nơi những tình tiết vụ án không bị “lờ đi” như phiên sơ thẩm, phúc thẩm. Vì chắc chắn rằng UBND Đắk Nông có trách nhiệm khi giao đất và công ty Long Sơn không hung tàn khi chiếm đất sẽ không có tiếng súng nào.

Có phiên giám đốc thẩm vẫn chưa đủ! Phải tách thành 2 vụ án rõ rệt: 1- Vụ án UBND Đắk Nông thiếu trách nhiệm khi giao đất, thiếu giám sát khi có chỉ đạo của chính phủ giữ nguyên hiện trạng và công ty Long Sơn nhiều lần tấn công người dân suốt 8 năm (2008-2016) cho đến khi nổ súng. 2- Vụ Đặng Văn Hiến nổ súng giữ đất sau nhiều năm bị tấn công, bị dồn nén uất ức.

Và cần xử vụ án 1 trước khi xử vụ án 2. Xử như vậy sẽ thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và cũng sẽ gây được sự chú ý của người dân mất đất bất cứ đâu tại Việt Nam chứ không chỉ Tây Nguyên. Cho dân thấy chế độ còn công minh chính là cách giữ chế độ tốt nhất.

Hoặc ngược lại…
Mai Quốc Ấn

Tuyệt thực & khoan hồng

“…Khi đích đến là chân lý, nụ cười luôn ở trên môi. Nụ cười đó, là khoan hồng vô lượng sẵn có trong tim, đủ thức tỉnh dân tộc giữa những đêm dài tăm tối…”
(Tặng những người bạn đang âu lo của tôi)
thich_tue_sy
Bức ảnh trắng đen lịch sử, ghi lại giờ phút mà nhà cầm quyền trả tự do cho ngài Thích Tuệ Sỹ. Đó là một đêm vào năm 1998, trên chuyến xe đưa những ngài cùng nhiều người khác ra khỏi nhà tù. Ngồi chung với ngài, từ trái qua là thầy Thích Phước An, thầy Thích Tuệ Sỹ và thầy Thích Phước Viên.
Nụ cười an nhiên vẫn thường trên gương mặt của ngài, một người trãi qua miệt mài những năm tù, thậm chí kề cận với án tử hình ấy, có thể làm bạn phải nghĩ suy về nhiều điều. Phải có trái tim mang đầy niềm tin chính nghĩa, vô úy, vô ngã… mới có thể khiến con người nhẹ bước qua những điều khó tin trong một thế giới với pháp luật, chính trị tăm tối như trong bức hình ấy.
Năm 1978, ngài Thích Tuệ Sỹ bị công an ập vào chùa Già Lam, Sài Gòn, bắt mang đi cải tạo – với lý do như hàng trăm ngàn trí thức, công chức, cựu binh… của miền Nam, mà đường về nhà thì tùy theo vui buồn của các nhà lãnh đạo cộng sản, gọi là khoan hồng. Những tháng năm giam hãm “cải tạo” không tên gọi chính thức đó, kéo dài đến năm 1981.
Năm 1984, ngài bị bắt cùng 17 người nữa, trong đó có giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Lý do bắt giữ, mà công an khép tội, nghe cũng rất quen thuộc là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng thực chất, cuộc bắt giữ nhằm chặn đứng phong trào phục hưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, sau khi nhà cầm quyền đã tìm cách phế bỏ tổ chức này, bằng cách lập ra một giáo hội Phật giáo của Nhà nước kiểm soát vào năm 1981, và tổ chức này vẫn hoạt động với sự yểm trợ chính trị của nhà nước Việt Nam cho đến nay.
Lúc bị bắt, công trình “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” lớn nhất của hai vị Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, hai bậc học giả Phật giáo hàng đầu của Việt Nam, là việc soạn cuốn Bách Khoa Phật học Ðại Tự Ðiển.
Vào những ngày tháng không có mạng xã hội, không có thư tín tự do và cũng không cơ quan truyền thông quốc tế nào được đi lại, dự khán tòa án, án tử hình đã được áp cho ngài Tuệ Sỹ trong tháng 9/1988. Với các phiên xử đấu tố theo kiểu miền Bắc trước năm 1975, có lẽ không có gì là quá bất thường trong xã hội Việt Nam khép kín bấy giờ, nhưng tin tức về bậc trí giả Phật giáo Việt Nam bị án tử hình đã làm cả thế giới chấn động. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, các tổ chức quốc tế và cơ quan Liên Hợp Quốc đã liên tục chất vấn và làm áp lực với Hà Nội khiến hai tháng sau, án tử hình được chuyển thành án tù chung thân.
Khi ấy, tòa án không có luật sư, và ngài Tuệ Sỹ cũng không làm đơn xin kháng án hay phúc thẩm. Án chung thân đưa ngài đi xa cả ngàn cây số khỏi miền Nam, và giam ở trại Ba Sao, Hà Nam, nhằm cắt đứt mọi liên lạc với giới tăng ni và tín đồ đang đau đớn dõi theo.
Nhưng khi Việt Nam bắt đầu nối kết với thế giới, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận vào năm 1994, những vết nhơ như án tù và sự đàn áp tôn giáo với ngài Tuệ Sỹ cùng nhiều người khác phải được rửa để những cái bắt tay làm ăn được tự tin hơn, sạch hơn. Một phái đoàn đặc biệt được cử đến trại giam gặp ngài, và đề nghị ngài viết đơn xin ân xá, để được nhà nước khoan hồng. Thậm chí đơn được đánh máy sẳn, đề sẳn tên người gửi là chủ tịch Trần Đức Lương. Đơn chỉ cần ngài ký tên là xong.
Nhưng ngài Tuệ Sỹ đã từ chối lá đơn xin ân xá đó, và trả lời rằng: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Việc ép buộc diễn ra với những kiểu khác nhau, và để chống lại, ngài đã tuyệt thực để phản đối.
Khác với trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, sau 10 ngày tuyệt thực và tin tức lan đi, nhà cầm quyền phải nhượng bộ và trả tự do cho ngài. Nhưng một năm sau đó thì ngài lại gặp khó khăn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng, để rồi luôn như trong tình trạng giam lỏng hoặc theo dõi chặt chẽ, suốt từ đó đến nay.
Sự kiện ông Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực chống lại việc ép buộc viết đơn xin ân xá, cho thấy suốt bao nhiêu thập niên, chính sách của nhà tù và kiểm soát chính trị của nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn không đổi, chỉ có gay gắt hơn và thách thức hơn.
Hai con người trong hai thời điểm khác nhau, nhưng hoàn toàn giống ở chỗ, khi ngài Tuệ Sỹ tuyệt thực, ngài không tin rằng ai đó bên ngoài sẽ giúp được mình. Ngài chấp nhận cái chết đến trước mắt như lẽ đương nhiên vì không muốn quỳ gối trước cường quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Thức thì biết mình được ủng hộ bởi nhiều người, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận cái chết đến, vì biết khó mà thuyết phục một nhà cầm quyền như Việt Nam biết thượng tôn pháp luật một cách đơn giản theo lẽ nhân loại văn minh.
Hình ảnh chung của cả hai con người ấy, là nụ cười. Đích đến là chân lý, luôn làm con người mạnh hơn cả ngục tù và súng đạn. Khi đích đến là chân lý, nụ cười luôn ở trên môi. Nụ cười đó, là khoan hồng vô lượng sẵn có trong tim, đủ thức tỉnh dân tộc giữa những đêm dài tăm tối.
Tôi luôn nhớ, và tôi mời bạn cùng nhớ.
(Bài viết, nhân ngày tuyệt thực thứ 32 của Trần Huỳnh Duy Thức, tại trại giam số 6, Nghệ An)
Tuấn Khanh