Monday, March 9, 2015

KHẨN - COI CHỪNG CẠM BẪY VIRUS CỦA CÔNG AN MẠNG

Nguồn:  FB https://www.facebook.com/hoang.ngoctuan

Tôi vừa nhận được một email từ địa chỉ nguyennan.vpcp@gmail.com, dưới nhan đề "Thông tin đoàn Bộ Công an VN thăm Mỹ", và nội dung như sau: "Kính gửi quý anh/chị thông tin đoàn Bộ Công an do Đại tướng Trần Đại Quang dẫn đầu chuẩn bị thăm Mỹ và danh sách tù nhân chính trị được thả tự do trong đợt này theo đề nghị của phía Mỹ. Đây là một chiến thắng lớn cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam."
Dưới đó có 1 cái link đến báo VIetNamNet, nhưng tất nhiên tôi không bấm vào, mà chỉ rà cái cursion lên, thì thấy đó là cái bẫy dẫn đến trang https://t.yesware... quái quỷ gì đó.
Email còn đính kèm một file mang tên "DS tu nhan chinh tri duoc tha tu do.gz".

NẾU CÁC BẠN NHẬN ĐƯỢC EMAIL TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ THÌ ĐỪNG BẤM VÀO BẤT CỨ LINK NÀO, VÀ ĐỪNG TÒ MÒ MỞ FILE ĐÍNH KÈM, VÌ ĐÓ LÀ NHỮNG CẠM BẪY VIRUS DO CÔNG AN MẠNG PHÁT TÁN.
CÁC BẠN HÃY XOÁ NGAY EMAIL ĐÓ ĐỂ GIỮ AN TOÀN CHO MÁY COMPUTER CỦA CÁC BẠN.
Tôi sẽ chuyển cái email cạm bẫy này đến Hoàng Ngọc Diêu để Diêu "phân tích".

Thiếu tá quân đội rơi từ trên cao xuống đất tử vong

Sau tiếng động lớn, nhiều cư dân thấy người đàn ông rơi từ trên cao xuống đất và tử vong tại chỗ.
Clip hiện trường thiếu tá quân đội tử vong.

 Hiện trường xảy ra sự việc.
Sự việc xảy ra vào chiều 9-3 tại con hẻm trên đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP.HCM.
Vào khoảng 14 giờ cùng ngày, dân cư ngụ trong hẻm 266, đường Tô Hiến Thành (quận 10, TP.HCM) nghe tiếng động lớn phát ra và đi tìm hiểu. Khi kiểm tra, họ phát hiện một người đàn ông mặc quân phục quân đội nằm bất động cạnh tường rào căn nhà số 266 đang sửa chữa. Người dân đã tìm cách ứng cứu và gọi xe cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện nhưng thương tích quá nặng nên người này đã tử vong.
Công an phường 15, CSĐT quận 10 và quân đội nhanh chóng có mặt phong tỏa khu vực và tiến hành khám nghiệm.

 Xe cứu thương được huy động tới hiện trường.
Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là Thiếu tá V.M.H, 45 tuổi, quê quán Hà Nội, (hiện ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM).
Nhiều người cho biết thêm, sáng 9 -3, Thiếu tá H. cùng một số công nhân có mặt ở căn nhà 266 để tiến hành sữa chữa và sau đó thì xảy ra sự việc nêu trên.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, thi thể ông H. được đưa ra khỏi hiện trường và tiếp tục khám nghiệm pháp y, điều tra làm rõ nguyên nhân.
Tại hiện trường, tuyến đường Tô Hiến Thành rơi vào tình trạng hỗn loạn, ùn tắc khi rất nhiều người hiếu kì đến theo dõi.

 Nhiều người dân hiếu kỳ tập trung tại khu vực xảy ra sự việc.
XUÂN NGỌC

Máy bay Hà Nội đi Cần Thơ hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất

TPO - Sáng 7/3, chuyến bay của Vietnam Airlines VN1201 xuất phát từ sân bay Nội Bài lúc 7 giờ 30 phút để đi Cần Thơ, khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ thì vòng trở lại để hạ xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất thay vì Cần ThơChuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất thay vì Cần Thơ
Hành khách được giải thích, sân bay Cần Thơ không có trạm bảo dưỡng.
Hành khách trên chuyến bay ngồi vạ vật ở Tân Sơn Nhất nhiều giờ mới được đổi máy bay và lúc 12 giờ đã xuống được sân bay Cần Thơ.
Luật sư Trường Thành đi trên chuyến bay bức xúc đặt câu hỏi: “Tại sao máy bay cần bảo dưỡng mà còn đem ra chở hành khách, có phải quá coi thường tính mạng con người?”.
Hành khách trên chuyến bay vạ vật ở Tân Sơn Nhất

Trưởng phòng thanh tra Sở Nông nghiệp nhờ người thi hộ

(ĐSPL) - Trưởng phòng thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhờ người thi hộ và bị phát hiện.

Theo đó, ông Lộc là học viên theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 47 của trường này.Ngày 9/3, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết trên báo Tuổi trẻ, cơ quan này sẽ họp để có hình thức xử lý đối với ông Trần Hoàng Lộc (31 tuổi), Trưởng phòng thanh tra thủy sản - Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vào ngày 21/1, ông Lộc đã nhờ một người thi hộ môn “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và bị giáo viên chủ nhiệm phát hiện và lập biên bản. Người thi giùm khai tên Thái Văn Nam.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên việc cán bộ hay quan chức bị phát hiện nhờ người thi hộ.
Vào năm 2014, báo Lâm Đồng cho biết, một số người dân phản ánh về việc nhiều cán bộ cấp xã của huyện Đạ Tẻh sử dụng bằng giả tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, qua tìm hiểu, có 25 cán bộ cấp xã của huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai nằm trong danh sách  thí sinh hệ giáo dục thường xuyên đăng ký thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng thi Trường DTNT liên huyện phía Nam.
Trong kỳ thi này, một số cán bộ huyện Đạ Tẻh đã nhờ “cò” thi hộ với hình thức ngồi cho có mặt và sẽ có người khác làm giúp bài thi. Tuy nhiên đường dây thi hộ để làm bằng giả này đã bị bại lộ và những cán bộ sử dụng bằng giả cũng bị phát hiện.

Ông Vũ Thành Nam, Chánh Văn phòng UBND huyện Đạ Tẻh xác nhận: Huyện Đạ Tẻh có 7 cán bộ cấp xã phải thi lại tốt nghiệp vì trước đó đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Sau khi phát hiện, những cán bộ này đã bị UBND huyện xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo.

MINH ANH (T.H)

Phó công an xã chém chết cán bộ tuyên giáo VC

Cãi vã trong lúc ăn nhậu, phó công an xã 27 tuổi chạy về nhà lấy dao chém vào mặt anh Thà khiến nạn nhân chết trên đường cấp cứu.
Ngày 21/5, Công an huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã bắt khẩn cấp Hồ Văn Huynh (27 tuổi, Phó công an xã Trà Vân) về hành vi giết người và cố ý gây thương tích.  
Phó công an xã Trà Vân Hồ Văn Huynh bị bắt vì tội
Phó công an xã Trà Vân Hồ Văn Huynh tại cơ quan điều tra. Ảnh: H.T
Lúc 15h30 ngày 20/5, Huynh cùng một số cán bộ rủ nhau ra quán ăn nhậu. Huynh nảy sinh mâu thuẫn với một số người cùng uống rượu rồi tiếp tục gây gổ với anh Hồ Văn Thà, cán bộ phụ trách tuyên giáo xã.  
Huynh chạy về nhà lấy dao quay trở lại quán rượt đuổi, chém 2 nhát vào mặt và cổ anh Thà làm nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu.
Ông Đinh Hoàng Nhã (Chủ tịch Hội Nông dân xã) và anh Hồ Văn Chính vào can ngăn cũng bị hung thủ chém trọng thương.
  Trí Tín

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học

Tường An, thông tín viên RFA
2015-03-09
sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg
Sinh viên tại Pháp biểu tình sau 1975-Hình do anh Nguyễn Sơn Hà cung cấp

Những ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :

«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

Những câu hỏi được đặt ra cho tương lai của mình, những thanh niên còn rất trẻ, một sớm một chiều trở thành bơ vơ trên một nơi không phải là quê hương. Anh Trần Ngọc Giáp, cựu sinh viên du học tại Pháp chia sẻ :

«Lúc đó mình coi như illégal (bất hợp pháp) không biết mình có bị bắt trở về Việt Nam hay không ? Có phải lên toà đại sứ Việt cộng làm lại giấy tờ hay không ? không biết là chính phủ Pháp có chấp nhận mình hay không ? lúc đó mình không biết được , lúc đó thì không ai biết gì hết ! »

Và tiếp đó là nỗi lo vật chất khi mà nguồn tiếp tế từ Việt Nam đã bị gián đoạn. Anh Nguyễn Sơn Hà, một sinh viên du học ở Pháp từ năm 1974 nói :

«Lúc đó rất là hoang mang, nhất là theo dõi trên các đài truyền hình Pháp nói về tình hình ở bên nhà, về sự thất thủ của các tỉnh, các thành phố và nhất là sự tuyệt vọng của miền Nam đã làm ảnh hưởng đến tinh thần sinh viên lúc đó. Nhiều đoàn thể sinh viên đã nghĩ đến chuyện giải tán, mỗi cá nhân tự lo bản thân mình bởi vì lúc đó tiền viện trợ từ gia đình bị gián đoạn, còn toà đại sứ VNCH thì lo tháo chạy. Vì không có tiền viện trợ từ Việt Nam , anh (Trần văn ) Bá đem các anh em về ở với anh, lo cho anh em từ cái ăn, chỗ ở. Năm đó, mùa lạnh, Hà không có áo lạnh, anh Bá không nói một lời, đưa cho Hà cái áo lạnh. Anh em thiếu ăn, ảnh liền đưa một cái ticket ( phiếu ăn) cho các anh em. »

Hoang mang, buồn rầu và uất hận dẫn đến sự tuyệt vọng về tương lai. Có người thì tâm trạng cực kỳ bi quan như anh Trương Quốc Trung, lúc đó đang học năm thứ 5 về ngành kiến trúc tại Pháp :


Sinh viên tại Pháp biểu tình. Hình do anh Nguyễn Sơn Hà cung cấp

“Riêng tôi thì tôi nghĩ  tôi thuộc về một thế hệ bỏ đi, không làm được cái gì hết. Như mình là chân hỏng trên một đất nước không phải của mình. Và với cái tài năng mình có, cái học thức mình có, mình trở thành vô dụng”

Có người thì muốn chọn dòng sông Seine  như một giải pháp. Anh Lê Như Quốc Khánh cho biết :

«Những người đi du học hoàn toàn tự dưng mất liên lạc với Bố Mẹ, không còn lãnh lương, không còn gì hết, không biết ra làm sao. Có người ra bờ sông ngồi tính tới chuyện tự tử nữa.”

Đức, nơi có gần 2000 sinh viên du học ở thời điểm đó. Anh Trần Huê, lúc đó đang học năm thứ 5 y khoa tại Munchen cũng cùng chung 1 tâm trạng :

“Ngày 30/4, cái tin đó làm cho tôi rất là buồn vì trong thời gian tôi du học tại Âu châu thì tôi đã được rất nhiều những thông tin về những chế độ Cộng sản ở Đông âu, ở Liên xô, cũng như ở Trung quốc, thành ra chuyện miền Nam bị mất vô tay của người Cộng sản tôi thấy là nó có những dấu hiệu không tốt cho đất nước của mình.

Kể từ khi mà giấy thông hành cũ của VNCH hết hạn thì mình sẽ được một giấy thông hành của người Đức họ cấp cho. Luật quốc tế nó có một loại (luật) dành cho những người không có quốc gia đó.”

Anh Vũ Quốc Thao, lúc đó là một chàng sinh viên còn rất trẻ, chưa ý thức ngay được sự mất mát đem đến do biến cố 30/4, anh nói:

«Riêng tôi, cho tới ngày 30/4 tôi chưa hoàn toàn ý thức được rằng mình không còn có một chỗ đứng trên quê hương mình nữa lúc đó. Phải vài ngày sau khi cùng với anh em trong Tổng hội Sinh viên tới lãnh sự quán để giúp thiêu huỷ các hồ sơ. Hồ sơ tương đối mật thì mình đốt hết, còn phim ảnh, tài liệu sứ quán thì đem tải đi nơi khác.”

Sự thống nhất đất nước ở bên kia, đưa đến sự phân chia rõ rệt ở bên này bờ đại dương. Tại Paris sau ngày 30/4 đã diễn ra nhiều cuộc đánh đấm giữa hai phe sinh viên thân Cộng và Quốc gia. Nhóm sinh viên thân cộng tấn công những sinh viên quốc gia đi riêng rẽ. Anh Nguyễn Sơn Hà kể lại:

«Không thể để cho các anh em đó bị hại, anh Bá kêu các anh em đi bảo vệ các anh em này, ngay điểm hẹn chỗ Cité U ( Cité Université) đánh rất là mãnh liệt. Vì anh Bá là một người quân tử ảnh cấm các anh em mang vũ khí, mình không được làm tổn thương ngay cả người địch của mình. Chính vì vậy mà làm cho bên phe mình bị thương rất nhiều vì bên phe kia họ cầm gậy, cầm sắt, cầm vũ khí để đánh lại mấy anh em.»

Sinh viên quốc gia bên Đức cũng chịu chung số phận. Nếu ở Việt Nam có những thành phần được gọi là « thành phần cờ đỏ, thành phần 30/4 » xuất hiện sau ngày miền Nam đổi chủ thì tại Đức cũng có những sinh viên thân cộng đảm nhận nhiệm vụ 30/4 này (tuy không mang băng đỏ). Anh Trần Huê nói :

«Bên Tây Đức có toà đại sứ (VNCH) ở Bonn, còn bên Đông đức cũng có toà đại sứ của miền Bắc. Những sinh viên theo Cộng sản : nhóm Đoàn kết rất là nhiều thì họ trở thành nhân viên của toà đại sư. Giấy thông hành thì mình phải qua mấy người đó, họ phải chứng nhận căn cước của mình là người như thế nào. Họ đòi giải tán tất cả những đoàn thể sinh viên, nhất là những đoàn thể sinh viên chống Cộng.»

Trước tình hình thay ngôi đổi chủ tại Việt Nam, các toà đại sứ cũng chịu cùng chung số phận. Anh Trương Quốc Trung cho biết tình hình tại toà đại sứ Pháp lúc đó :

«Toà đại sứ Việt Nam của mình thì….(cười…) những người đàn anh của chúng tôi đã bỏ trốn hết tất cả, họ không lo cho chúng tôi cái gì cả, chúng tôi là những người lên toà đại sứ để thu thập tất cả những hồ sơ, thu thập những gì còn lại để đem về Tổng Hội sinh viên để lưu trữ.»


Hộ chiếu do sinh viên tự đóng dấu và ký ngày 30/4/1975. Photo: anh Nguyễn Quốc Nam cung cấp

Lo sợ trở thành một kẻ vô tổ quốc, ngày 30/4 , anh Nguyễn Quốc Nam lúc đó đang du học tại thành phố Lille, miền bắc Pháp, đã cùng gia đình đến toà đại sứ ở Paris để tự mình đóng dấu gia hạn hộ chiếu, anh Nguyễn Quốc Nam kể lại :

«Chúng tôi đến đó thì nhân viên toà đại sứ không còn ai nữa chúng tôi phải tự làm lấy. Một người thì viết trên sổ thông hành ngày 30/4/1975. Tôi thì đóng mộc và ký tên trên đó. Sau khi mà tôi đã gia hạn sổ thông hành rồi, suy nghĩ lại thì tôi mới biết là VNCH mình không còn nữa thì sổ thông hành của tôi cũng không giá trị. Préfecture de police (sở cảnh sát) ra cho tôi một cái tên là « Apatride » tức là người không có tổ quốc. Ngày nay chúng tôi còn giữ lại sổ thông hành đó làm kỷ niệm, đó là những kỷ niệm không thể nào quên được dù đã 40 năm qua .»

Anh Nguyễn Đình Hải cho biết những gì xảy ra tại toà đại sứ Bỉ sau ngày 30/4 :

«Lúc tụi này lên thì toà đại sứ nói với chúng tôi là : Chúng tôi đã hết phận sự rồi, cái phận sự còn lại của chúng tôi là phải trao tất cả những gì chúng tôi có trong tay cho những người thuộc chế độ mới sau này. Tôi nhớ hồi đó một số anh chị em đã rất bực mình vì chuyện đó, chúng tôi không đồng ý, chúng tôi yêu cầu anh ra khỏi toà đại sứ và chúng tôi tiếp thu toà đại sứ để tiếp tục cái công cuộc đấu tranh, phục vụ cho đất nước và dân tộ c.»

Những chàng thanh niên trẻ ngày xưa, ra đi với « sách trong tay, ước mộng chất đầy hồn » bỗng chốc trở thành những con thuyền mất phương hướng trên dòng sông lịch sử. Nếu mỗi khúc ngoặc của cuộc đời là một định mệnh thì có những con thuyền đã giữ vững tay chèo để đến bến bờ, nhưng cũng có những con thuyền đã phải ngập sóng giữa dòng. Bốn mươi năm nhìn lại, những mái đầu giờ đã bạc chắc cũng ngậm ngùi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/03092015-kyuc40nam-tuongan.mp3

Tính đảng và bạo lực

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-03-09

Nhung-man-ruot-duoi-o-le-hoi-cuop-phet_600.jpg
Khai mạc lễ hội cướp Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ)Courtesy of tuoitre.vn

Một tâm linh bạo lực

Bạo lực, và… bạo lực!

Đó là hai từ tràn ngập báo chí trong những ngày Ra Giêng xuân Ất Mùi. Người ta đếm được có cả ngàn trường hợp nhập viện vì bạo lực. Người ta đánh nhau vì giành nhau những điều tưởng tượng ở các lễ hội. Bạo lực trộn lẫn với mê tính dị đoan như được nhân lên nhiều lần bằng những lời bình nhẹ như không của các quan chức, rằng đấy là văn hóa! Blogger Viêt Từ Sài Gòn mô tả những khung cảnh hỗn độn đó trong một đoạn văn súc tích sau đây

Lễ hội tâm linh do nhà nước khởi xướng càng nhiều thì con người càng trởi nên máu lạnh, tham lam, sẵn sàng đánh đập nhau, vác dao chém nhau chỉ vì một miếng giẻ rách gọi là “ấn” trong lễ hội Đền Gióng, lễ hội đến Trần… Mọi sự giằng xé, giành giật, đánh cướp được diễn ra công khai, tàn bạo ngay trước mặt cái điều gọi là thần linh.

Đây không phải là lần đầu mà câu chuyện gọi là Tâm linh trong xã hội Việt Nam đương đại đã được nói đến. Nhưng dường như mùa xuân Ất Mùi này nó đã vượt qua cái ngưỡng chịu đựng của nhiều người.

Khi quan sát các lễ hội năm nay cây bút Nguyễn Đình Bổn viết rằng Thấy dân Hà Nội nói riêng và dân Việt nói chung không muốn lao động, học tập, đấu tranh để tự nắm lấy được số phận của mình, mà thích bỏ vài trăm mua mâm lễ để giải được hạn của số phận hơn !

Blogger Nguyễn Hữu Vinh viết liền hai kỳ phóng sự mang tựa đề Lễ Hội, Tín Ngưỡng và chuyện bát nháo thời Sản mạt, trong đó ông rút ra hai điều. Điều đầu tiên là các đền chùa khắp nơi trên cả nước đã trở thành một nơi làm ăn kinh doanh, và sự kinh doanh đó đang rất khấm khá.

Điều thứ hai ông rút ra là để trả lời cho câu hỏi rằng tại sao, đảng cộng sản vốn cho mình là vô thần lại để cho không khí gọi là tâm linh bát nháo ấy tràn lan đến như vậy? Nguyễn Hữu Vinh trả lời rằng đó là một Liên minh tiêu diệt. Trong liên minh này những người cộng sản dùng mê tín dị đoan, tín ngưỡng tôn giáo để xóa đi khoảng trống lòng tin trong xã hội Việt Nam đương đại, sau bao nhiêu năm của việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Và mục đích của việc lấp khoảng trống này là để mở ra một giai đoạn mới cho các lễ hội, các đình đền, các chủa chiền cũng như nhà thờ (nếu có thể "quản lý") được tha hồ mở "hội", miễn lôi kéo được quần chúng, ru ngủ được người dân xa rời các sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi của cuộc sống như Tự do tín ngưỡng, quyền con người, lãnh thổ đất đai, chế độ độc tài toàn trị, đời sống bấp bênh và xã hội nhũng lạm nặng nề bất ổn.

Ông kết luận rằng Khi một xã hội được xây dựng bằng bạo lực và lừa dối, thì mọi biến tướng của lễ, hội, tín ngưỡng theo hướng đó chỉ là sự sa đọa, suy đồi về văn hóa mà thôi.

Từ hải ngoại, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc gọi cái cảnh mà Viêt Từ Sài gòn mô tả bên trên là một thứ Văn hóa bạo động. Theo ông thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành nó. Đó là không có thói quen giải quyết các xung đột bằng cách thương lượng với nhau. Điều thứ hai là chẳng ai còn tin luật pháp sẽ làm tròn trách nhiệm phân xử xã hội của mình nữa.

Chỉ có một nguyên nhân

"Tính đảng" là từ mà blogger Tưởng Năng Tiến dùng trong bài viết mới trong tuần lễ đầy lễ hội và bạo lực này. Ông đau buồn trước cái thứ hạng về sự tử tế của Việt nam đang đi xuống. Ông cho rằng sự tử tế kém cỏi của người Việt chính là trách nhiệm của đám tiểu tâm, ti tiện, bạc ác của đám côn đồ đang lãnh đạo đất nước này, chứ không phải của những lương dân đất Việt.

Những lương dân đó nhà khoa học Tô Văn Trường cho là đã bị quên lãng khi mới đây một cán bộ cao cấp nào đó viết trên báo chí chính thống của đảng rằng trong các văn kiện của họ, chữ nhân dân nên viết hoa. Nhà khoa học nhìn thấy đó là một sự mỉa mai và hốt hoảng của những người tự xưng mình là đại diện của nhân dân!


Rượt đuổi để cướp phết tại lễ hội.

Tuy vậy Tưởng Năng Tiến thì lại cho rằng cái nhân dân đó phải tự hỏi là tại sao lại cam chịu những người không lương thiện hoành hành trên quê hương đất nước mình trong từng ấy thời gian mà chẳng có phản kháng nào đáng kể!

Không biết là vô tình hay hữu ý mà ngày 27 tháng 2- 2015, Hội đồng lý luận TW của đảng cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng xây dựng giá trị con người, giá trị văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống gọi đây là một cuộc hội thảo Đèn Cù. Ý ông muốn nói rằng nó chẳng đi tới đâu vì chỉ mới động đến phần nổi của tảng băng, đánh tráo khái niệm giữa nguyên nhân và hậu quả. Đèn Cù cũng là tên một tác phẩm của nhà văn Trần Đĩnh, người từng chấp bút viết tiểu sử cho ông Hồ Chí Minh. Trong Đèn Cù Trần Đĩnh mô tả số phận con người trong chế độ cộng sản.

Ông Nguyễn Đình Cống vốn xuất thân từ một gia đình cách mạng cộng sản. Gần đây ông có nhiều bài viết nói rằng chủ nghĩa Mác Le Nin mà đảng cộng sản lấy làm ý thức hệ của mình là một tư tưởng sai lầm. Ông đã nhận được nhiều câu hỏi, thậm chí chất vấn về hành động đó. Ông viết một bài dài trên blog Bauxite Việt nam, trong đó ông giải thích nguyên nhân vì sao ông có những phê phán như vậy. Còn trong bài Hội thảo Đèn Cù mà ông viết trong cùng một tuần lễ thì ông đưa ra cái nguyên nhân ý thức hệ của những thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay như sau:

Để làm chiến tranh cách mạng (đặc biệt là chiến tranh du kích) cần khuyến khích bạo lực, mưu mô để tiêu diệt kẻ thù. Trong đấu tranh giai cấp quá đề cao lòng thù hận và tranh đoạt vật chất mà nhẹ về đạo lý bao dung. Chuyên chính vô sản thực thi sự toàn trị, tạo ra giai cấp mới đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, mua bán quan chức. Sự tuyên truyền về một xã hội tốt đẹp không tưởng buộc phải dùng thủ đoạn dối trá, lừa bịp. Tất cả những thứ đó và nhiều thứ khác nữa từ Chủ nghĩa Mác Lênin đã không làm giảm nhẹ hoặc ngăn chặn thói hư tật xấu của nền văn hóa mà còn làm nặng thêm.

Một câu chuyện khác thoạt đầu tưởng đâu chẳng có liên quan gì đến đảng cộng sản xảy ra trong tuần qua. Đó là chuyện cô người mẫu Trang Trần bị công an bắt giam với lý do là cô đã chửi bới công an. Trong sự việc đó cô lại chửi luôn đảng cộng sản.

Dư luận dấy lên làm hai luồng. Một bênh vực cho cô Trang, cho là những dồn nén vì một xã hội lộn xộn làm cho có có hành động sai quấy như thế. Bên kia thì cho là cô đáng bị bỏ tù. Những người có quan tâm đến luật pháp thì mổ xẻ đến tính hợp pháp hay không của sự bắt bớ, mức độ phạm tội tới đâu của cô Trang, v.v…  Tranh luận  dường như không thấy lối ra như lời Luật gia Trịnh Hữu Long nhận xét

Vậy nên nói gì thì nói, câu chuyện cuối cùng vẫn quay về với cái vòng kim cô chính trị mà Việt Nam đang đeo trên đầu. Có cố tình lảng tránh đến đâu, viện dẫn kiến thức bác học nào và biện minh bằng tinh thần bác ái cao đến đâu đi chăng nữa, câu trả lời cuối cùng chỉ có một. Loại bỏ Đảng ra khỏi các tranh luận pháp luật chỉ thể hiện hoặc là đánh giá không đúng mức vai trò của Đảng trong đời sống pháp luật, hoặc là cố tình lảng tránh. Tôi không hứng thú với những tranh cãi lặt vặt về luật thực định lắm, vì đó không phải cái cần nói.

Nhà báo, blogger Đoan Trang thì viết rằng Nói đến luật pháp, đến cái gọi là “nhà nước pháp quyền” ở Việt Nam mà lại không nói đến vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản thì khác nào tảng lờ một  “con voi trong phòng khách”.

Một blogger viết trên trang Tu Zo bài so sánh nước Việt nam đầu thế kỷ 21 này với nước Việt nam thời truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác giả thấy rằng những nhân vật Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Thúc Sinh,… vẫn còn rất sống động trong xã hội Việt nam với tất cả dị tật lẫn số phận bi kịch của họ. Tác giả nhớ tới lời văn hào Nguyễn Du trước khi mất viết trong nước mắt rằng không biết ba thế kỷ sau ông có ai còn khóc ông hay không!

Tác giả kết luận:

Câu chuyện đoạn trường của ông về nàng Kiều như một thứ tiên tri định mệnh đeo đuổi đám con cháu ông làm cạn khô nước mắt vì cái vận mệnh nổi trôi dai dẵng

Nhưng đồng thời tác giả cũng hy vọng về một ngày mới, khi người Việt nam thay đổi, thay đổi nhiều thứ để có được. Chúng tôi xin mượn hy vọng đó để kết thúc bài điểm blog hôm nay.

Một ngày khác, một ngày mới không giống hôm nay và ngày hôm qua, ngày mà con cháu ông sẽ tưởng nhớ tới ông bằng những cành hoa và nụ cười thay cho giọt nước mắt và những nén nhang tàn !

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/communization-n-violence-kh-03092015131445.html/03092015-diemblog-kh.mp3

Phụ nữ nông thôn trở thành công dân mạng như thế nào?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-03-09
image.jpg
Đinh Nhật Uy (bên trái) chụp cùng mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Liên trong ngày xử phúc thẩm em trai Đinh Nguyên Kha (Út Kha), 16.8.2013-Courtesy photo (VRNs)

Hiện ở VN ngày càng có nhiều người sử dụng internet và trở thành công dân mạng, trong đó không ít là những người dân ở vùng nông thôn. Hòa Ái trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Liên ở Long An để nghe chia sẻ vì sao bà trở thành 1 công dân mạng?

Hòa Ái: Xin chào Bà Kim Liên. Thưa bà, là một người mẹ của 2 người con Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy bị buộc tội theo điều 88 và điều 258 Bộ luật hình sự VN, cảm nghĩ đầu tiên của bà khi nghe tuyên án là gì?

Bà Kim Liên: Tôi xin được trả lời rằng trước khi hai đứa con tôi bị tù Cộng sản thì tính cách của gia đình tôi đã mạnh mẽ như vậy rồi, tức là gia đình tôi không chịu được sự bất công, không chịu được sự chỉ đạo bắt nghe này nghe kia nên các con tôi cũng có tính cách như vậy. Vì thế,  khi nghe tin các con tôi bị bắt thì tôi hiểu điều các con làm là đúng với truyền thống gia đình, tôi cũng không có gì ngạc nhiên.

Hòa Ái: Trước khi 2 người con của bà bị vướng vào vòng lao lý do sử dụng internet để lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống Nhà nước như tòa đã tuyên, bà có biết gì đến internet hay không?

Bà Kim Liên: Trước khi cháu Kha bị bắt hồi cuối năm 2012, tôi có lên trang mạng xã hội theo dõi vì tính tôi rất hay muốn tìm hiểu xem có nhiều người có tính cách giống mình không, muốn nói là nói, không sợ ai hết. Nhưng lúc đó vì cơm áo gạo tiền, tôi và gia đình cũng phải lo đi làm nên không để ý đến những người bị bắt. Sau khi cháu Kha bị bắt, tôi mới sực tỉnh lại và tìm những bài báo trước về người bị bắt chỉ vì lên tiếng chống Trung cộng. Kể từ lúc đó tôi tâm niệm rằng mạng Internet như Facebook chính là vũ khí của mình để mình chống với nhà cầm quyền Cộng sản này.

Hòa Ái: Và sau khi 2 người con của gặp nạn như vậy thì cộng đồng công dân mạng có cái nhìn như thế nào đối với gia đình của bà?

Bà Kim Liên: Bà con trong nước và hải ngoại thương tình gia đình tôi, nói gia đình tôi bị nạn nhưng tôi thực tâm không nghĩ đó là bị nạn cô à. Sống dưới chế độ Cộng sản này thì những người dám nói lên chính kiến của mình thì sẽ bị ở tù. Năm vừa rồi, được qua Mỹ, tôi mới biết những cái tội của con tôi ở xứ tự do không có gì là tội cả. Thành ra tôi tâm niệm con tôi không phải bị nạn mà là bị nhà cầm quyền độc tài ghép vào tội đó để họ bảo vệ chế độ của họ.

Hòa Ái: Riêng bản thân bà khi hoàn cảnh đưa đẩy bà trở thành công dân mạng, bà kết nối với thế giới ra sao, thưa bà?

Bà Kim Liên: Tôi là một người dân bình thường thôi, trình độ học vấn của tôi chỉ chưa hết lớp 8 nhưng sau khi con mình bị nạn tôi bắt đầu để ý tới mạng xã hội Facebook này. Trong đó ,điều được trước nhất là tôi quen được rất nhiều người bạn, những người bạn rất tốt. Họ chỉ dẫn những cách thức để mình đi kêu cứu cho con mình ở nước ngoài. Tôi nhận rõ là mạng Facebook này rất mạnh mẽ, liên kết rất là nhiều người. Thông qua cái mạng xã hội, mạng Facebook này, tôi biết những nước tự do khác cũng không bắt tù tội những chính kiến mà như các con tôi đưa lên, chỉ có một thiểu số nước thôi, họ vẫn bám vào những điều đó để bảo vệ chế độ của họ. Tôi đã được đi Mỹ, đi tới tất cả các cơ quan để kêu cứu cho tù nhân lương tâm cũng nhờ mạng Facebook này.

Hòa Ái: Qua mạng xã hội, bà làm gì khi bà là người mẹ của 2 tù nhân lương tâm và là thành viên của cộng đồng cư dân mạng?

Bà Kim Liên: Thưa cô, tôi rất muốn làm cái cầu nối giữa những gia đình tù nhân lương tâm với nhau nhưng do vấn đề sức khỏe, tôi không thể đi thăm và động viên họ. Điều kiện của tôi chỉ có thể lên mạng tìm tòi những địa chỉ gia đình ở đâu, tên tù nhân gì để các bạn bè, các tổ chức nào muốn giúp đỡ, muốn phỏng vấn những cư dân vùng đó, tôi sẽ đưa địa chỉ số điện thoại…Điều kiện của tôi chỉ có thể giúp đỡ như vậy thôi cô à. Trong trại tù K3-Xuyên Mộc có 20 tù nhân, trong đó tôi biết rõ từng địa chỉ từng gia đình. Tôi mong muốn mọi người hãy quan tâm đến những gia đình tù nhân như vậy và có thể liên hệ với tôi, tôi có thể đưa những địa chỉ, chia sẻ thông tin những hoàn cảnh gia đình của những tù nhân này.

Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng, thưa bà, bà có sự sợ hãi nào khi bà là công dân mạng ở VN?

Bà Kim Liên: Điều đó tôi cũng nghĩ tới thưa cô. Nhưng mình không lên tiếng cho con mình thì ai lên tiếng đây? Phía sau lưng mình còn những gia đình tù nhân lương tâm khác. Tôi cũng ví tôi như viên gạch lót đường. Những chuyện gì mà tôi bị đối xử hay tôi đang đối đầu với trại giam, nói chung là đối đầu, bởi vì khi nào vô trại giam,họ cũng trù dập, họ cũng bắt hại gia đình tôi hết thì những chuyện mà tôi đối đầu với trại giam thì tôi đưa lên trên Facebook. Tôi không bao giờ sợ họ. Họ làm sai, họ phải sợ tôi. Họ vi phạm công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nên họ phải sợ tôi. Thành ra đối với tôi, chuyện mà như cô nói rằng có sợ nguy hiểm hay gì không thì chuyện đó đối với tôi bây giờ là trở nên bình thường rồi cô à.

Hòa Ái: Xin được cảm ơn chia sẻ của bà Kim Liên. Qua Facebook, Hòa Ái thường xem được các tin tức cũng như những bức hình bà chia sẻ đi thăm nuôi anh Đinh Nguyên Kha cùng với những giọt nước mắt thương cảm của bà. Hy vọng rằng cộng đồng mạng sẽ sớm nhìn thấy được những giọt nước mắt sum vầy hạnh phúc của bà khi đón nhận ngày anh Kha trở về cùng gia đình.

Phong trào Nữ quyền tại Mỹ và vận động cho Dân chủ Tự do tại Việt Nam

Nguyễn Phương Uyên, gửi RFA từ Việt Nam
2015-03-09

Cô Nguyễn Phương Uyên tại lớp học ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ảnh chụp trước đây.Hình do Bạn cô cung cấp

Xuất phát từ vụ Brown kiện phòng giáo dục năm 1954 về việc phân biệt trẻ em trong các trường công lập vì lý do chủng tộc, và phong trào dân quyền ở Mỹ trong những năm 1950 – 1960 được dẫn dắt bởi Martin Luther King, nhiều nhóm trong xã hội Mỹ đã bắt đầu đứng lên đòi sự bình đẳng, trong đó đông nhất là nữ giới.

Mặc dù nữ giới chiếm hơn một nữa số dân Mỹ lúc bấy giờ nhưng trong suốt thời gian đó họ vẫn chỉ là những công dân hạng hai. Theo tập quán với cái nhìn thiên lệch họ bị đẩy ra bên ngoài lề trong nhiều lĩnh vực mà nam giới cho là độc quyền riêng của nam giới, đặc biệt là vấn đề chính trị.

Phong trào đấu tranh cho phụ nữ tại Mỹ, giành thắng lợi đầu tiên đánh dấu bằng sự kiện Đạo luật dân quyền cấm phân biệt đối xử trong công việc vì lý do chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc và giới tính được quốc hội Mỹ phê chuẩn với con số áp đảo Hiến Pháp Sửa Đổi bình quyền.

Tiếp theo noi gương phong trào Dân quyền, nữ giới đã chống lại những đạo luật có tính chất phân biệt thông qua tòa án, và gần như đều thắng trong các vụ kiện.

Xét từ góc độ nào đó, chúng ta có thể thấy rằng vị thế những công dân Việt Nam là những người hoạt động, những người bất đồng ý kiến với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và thậm chí là đa số người dân Việt cũng giống vị thế của người da màu, và phụ nữ Mỹ thời bấy giờ.

Có thể bạn không biết, khi Thomas Jefferson vị tổng thống vĩ đại thứ 3 của Mỹ viết trong Tuyên ngôn Độc lập rằng: “Tất cả mọi người sinh ra điều có quyền bình đẳng”, ông đã tin rằng xã hội về bản chất không có sự bình đẳng, rằng một số người thì thông minh hơn một số người khác, một số người thì có nhiều điều kiện hơn những người khác vì mỗi con người có khả năng và giá trị khác nhau. Ý thức điều đó ông muốn đem đến một cách thức mà ở đó mọi người sinh ra đều được phát huy tối đa khả năng của mình, và đó là bình đẳng trước pháp luật hay còn gọi là thể chế tòa án.


Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/201

Theo đó lý giải không thể có một luật cho người giàu và một luật cho người nghèo. Mặc dù khi nói như vậy vẫn tồn tại một luật dành cho người da trắng và một luật dành cho người da màu. Và “Tất cả mọi người” trong ý của ông nghĩa là chỉ có nam giới người da trắng mà thôi. Do vậy mà người da màu và nữ giới đã đứng lên tranh đấu đòi những điều mà họ khát khao.
Tương tự như thế ở Việt Nam, có công bằng hay không khi luật pháp nghiêm khắc đang chỉ được áp dụng cho tất cả người dân trừ ra những người giàu có và những thành phần quan chức cộng sản cùng con cái của họ. Một biện pháp thường được sử dụng thay thế cho sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đó là “xử lý nội bộ trong đảng cộng sản”. Biện pháp này cố gắng ngụy biện rằng đó là sự công bằng với một bộ luật khác dành riêng cho những người là viên chức cộng sản. Vậy một câu hỏi nữa, liệu có công bằng không khi có một luật dành riêng cho những người dân nghèo khổ và một luật giống như một đặc quyền dành riêng cho các viên chức cộng sản tham lam, luôn tìm cách bòn rút tư lợi cá nhân? Tất nhiên không thể là bình đẳng, điều đó trái với những gì gọi là quyền bình đẳng, thứ mà được hiến pháp thừa nhận và bảo vệ. Nhưng buồn thay Hiến pháp trong lúc này chẳng qua chỉ là một tờ giấy, những rào cản mà nó tạo ra không đủ sức bảo vệ cho bình đẳng, tự do hay những thứ tương tự. Nó có thể bị xé nát, bị viết lại thêm thắt, bớt xén những thứ theo một kiểu nào đó làm nó không còn ý nghĩa nguyên vẹn như đã có.

Dẫn ra đây một ví dụ khác về quyền chính trị. Ai cũng biết, chỉ có ứng viên được đảng cộng sản Việt Nam đồng ý thông qua thì mới được ứng cử. Trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997 qui định về Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là có trách nhiệm chọn lọc ứng viên để ứng cử vào Quốc hội, trong khi Mặt trân Tổ Quốc Việt Nam là một ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam thì không lý gì họ sẽ loại những người thân cận với họ. Và một điều chúng ta thấy rõ lấp đầy các ghế trong Quốc hội là đảng viên cộng sản hoặc ít ra cũng là cảm tình viên. Rõ ràng rằng “tự do bầu cử, ứng cử” đã bị bẻ lệch theo kiểu “đảng cử, dân bầu”. Quyền được tự do bầu cử, ứng cứ không ý nghĩa gì không phải chỉ vì Hiến pháp đã thiếu đi những định chế cứng rắn mà còn vì sự lộng hành của một trong số nhiều đạo luật vi hiến.

“Tự do không bao giờ được ban phát bởi những kẻ cai trị, nó phải được đòi hỏi bởi những người bị cai trị.”. Lời của Mục sư Martin Luther King vẫn còn đó như một cảnh báo cho những ai đang trông chờ vào sự thay đổi của những kẻ đã từng và đang trói buộc họ để nắm giữ quyền hành cai trị.

Nguyễn Phương Uyên, Bình Thuận ngày 08/03/2015

Tư liệu tham khảo:

http://vietnam.usembassy.gov/

http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/transdoc/trans_PeopleRights.pdf

HÀNH TRÌNH TỪ NGỤC TÙ CỘNG SẢN ĐẾN BẾN BỜ TỰ DO CỦA MỘT GIA ĐÌNH CHỐNG CỘNG


Cựu Tù Chính Trị VƯƠNG THỊ VIẾNG và Các Con
Lời đầu, tôi xin cảm tạ Trời cao, Đất dày, cảm tạ hồn thiêng sông núi Việt Nam đã thùy từ giáng lâm, ban ơn lành cho gia đình tôi được mọi sự bình an trong suốt hành trình từ ngục tù cộng sản đến bên bờ tự do sau 10 năm tù đày tại nhà tù nhỏ Z30 D của cộng sản và hơn 8 năm sống lưu vong tại xứ Cao Miên và Xiêm La.

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nam Vang và tại Vọng Các đã cộng nhận tư cách tỵ nạn chính trị cho gia đình tôi và cuối cùng đã đưa gia đình tôi tái định cư tại thành phố Bellevue, tiểu bang Washington State mà gia đình tôi vừa đặt chân đến vào cuối giờ của ngày 24 tháng 7 vừa qua.

Tôi cũng xin được cảm ơn Luật Sư Nguyễn Kim Anh để hết lòng giúp đở cho gia đình tôi từ Cao Miên cho đến Xiêm La, mà nếu không có sự trợ giúp chân tình đó thì việc đến bến bờ tự do của gia đình tôi sẽ khó mà thực hiện được.

Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn với một vị Mục sư Tin Lành đầy ơn, mà đang chịu rất nhiều điều tiếng do sự tấn công của cộng sản Việt Nam về phương diện truyền thông nhằm vô hiệu hóa công việc chống cộng của vị Mục sư này cũng như mọi hoạt động nhân quyền và trợ giúp những người tỵ nạn cộng sản khác, của ông ấy, mà tất nhiên sự đánh phá đó có luôn cả sự tiếp tay của một số người tỵ nạn “phú bất nhân, bần bất nghĩa” và “ăn cháo đái bát” chỉ vì một chút bã vật chất nhỏ nhoi nhận lãnh từ phía cộng sản, để quay lại cắn xé ân nhân của mình còn hung bạo hơn cả bầy lang sói, mà tôi xin trình bày ở phần sau.

Tôi tên là Vương Thị Viếng, sinh năm 1950 tại xã An Bình, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp – Nguyên là một giáo viên tiểu học Cộng Đồng Hồng Ngự, tôi tốt nghiệp Sư Phạm Vĩnh Long năm 1969, và công tác trong ngành giáo dục thuộc ty giáo dục và thanh niên Kiến Phong, cho đến ngày 30 tháng tư năm 1975 thì tôi bỏ việc vì tôi vốn không đội trời chung với cộng sản mà ngoài thù nước, tôi còn có riêng nỗi thù nhà bởi năm 1966, Việt cộng địa phương đã đến nhà tôi lúc nữa đêm bắt cha tôi ra sân và bắn chết trước mặt vợ con, chỉ vì lúc đó cha tôi đang đương nhiệm Xã Trưởng xã An Bình.

Vì nợ nước, thù nhà, chúng tôi quyết phải trả, nên năm 1976 cả gia đình chúng tôi đã trốn sang Cao Miên tìm kiếm các tổ chức đảng phái chống cộng để tham gia và may mắn thay, cuối cùng vào năm 1994 chúng tôi đã tìm được cựu dân biểu Lê Văn Tính (Hiện đang thi hành án tù 20 năm) là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Miền Tây, vào thời điểm đó là Xứ Bộ Trưởng Đảng Nhân Dân Hành Động, cả gia đình tôi đều đã được kết nạp vào đảng Nhân Dân Hành Động, các con tôi làm công việc liên lạc và lưu trữ văn thư, chồng tôi Bảo Giang Nguyễn Tuấn Nam (Hiên đang chịu án tù 19 năm) còn tôi làm trưởng ban tuyên huấn.

Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu tự do dân chủ và căm thù cộng sản sâu sắc của hầu hết đồng bào Việt Na tại xứ Cao Miên mà công việc tuyển mộ đảng viên gặp rất nhiều thuận lợi, chỉ từ năm 1994 đến 1996 số đảng viên đã phát triển lên hơn 2.000 người với hơn 20 khu bộ. Tuy nhiên, do công việc tuyển mộ và kết nạp được tiến hành một cách đơn giản và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân sự, nhằm sớm tiến hành cuộc cách mạng giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của bạo quyền cộng sản mà chúng tôi thiếu gạn lọc minh xác nhân thân của cấc đương sự tham gia vào đảng, do đó mà không ít an ninh mật vụ của cộng sản đã được cài cắm vào hàng ngủ của đảng Nhân Dân Hành Động chúng tôi, và việc đó khiến chúng tôi phải trả giá: Cả Xứ Bộ Chùa Tháp của chúng tôi đều đã sa lưới cộng sản, tất cả đều đã bị đưa về Việt Nam bị cộng sản Việt Nam xét xử và kết án nặng nề mà không ít người đã đền nợ nước ngay trong các nhà tù của Cộng Sản mà nhiều người từng biết đến như Trung Úy Không Quân Bùi Đăng Thủy, Hạ Sỹ Quan Nguyễn Văn Trại… một số người đền nợ nước không lâu sau khi được phóng thích, do di chứng của đòn thù cũng như do điều kiện tù đày với thời gian dài đói khát và bị giam hãm trong môi trường kém vệ sinh như Đại Úy Nguyễn Anh Hảo, Nguyễn Việt Nhân…

1.     Sự Cài Cắm Của An Ninh Cộng Sản:
Nhiều người vẫn quen câu cửa miệng rằng “Ngu như bọn Việt cộng là cùng”, thực ra điều đó chỉ đúng đối với chính sách kinh bang tế thế của cộng sản, cũng như đối với chính sách ngoại giao nhất là đối với các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” như Nga Sô và Trung Cộng để mất dần biển đảo và đất liền cho mẫu quốc trên tinh thần “16 chữ vàng và 4 tốt” nhưng đối với ngành an ninh và tình báo thì Việt cộng tinh ranh hơn hẳn loài cáo, mà nếu khinh xuất thì chúng ta, những người chống cộng ắt sẽ phải trả giá như chúng tôi: Ngoài việc theo dõi và biết được những người mới tham gia vào đảng, nhưng không bắt giam ngay mà chỉ “mời” đi làm việc rồi đe dọa những bản án tù nặng nề cho họ, rồi dụ dỗ, thuyết phục họ cộng tác với cơ quan an ninh A42 của cộng sản, trong khi vẫn tiếp sinh hoạt trong đảng Nhân Dân Hành Động để báo cáo định kỳ choc ơ quan an ninh cộng sản về danh tính, chức vụ của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng Nhân Dân Hành Động tại các khu bộ, liên khu bộ cũng như thời gian và địa điểm họp hành cũng như kế hoạch hành động của xứ bộ, với những con người hai mang có thể kể đến như, Kim Ny Trần Quốc Thắng, Trương Kim Đời (Út Thy) Hà Văn Sinh, Nguyễn Phùng Phong… Thì an ninh cộng sản còn cài cắm những nhân viên an ninh cộm cán với chuyên môn nghiệp vụ tình báo cao cấp khác như Quang Minh, Hùng Biên Thùy, Nguyễn Công Cẩm, … 
Trong số đó những tên chó săn hoạt động hai mang như  Út Thy tức Trương Kim Đời, Kim Ny Trần Quốc Thắng, Hà Văn Sinh… thì ít nguy hiểm hơn bởi công việc của chúng chủ yếu là theo dõi và báo cáo cho cộng sản về tình hình nội bộ cũng như hoạt động của các khu bộ, xứ bộ mà không trực tiếp bắt bớ hay ám sát. Trong khi những điệp báo viên như Quang Minh, Nguyễn Công Cẩm thì ngoài việc thị sát trực tiếp hoạt động của các đảng viên, lãnh đạo các khu, xứ bộ của đảng nhân dân hành động, chúng còn có thể trực tiếp bắt cóc hoặc ám sát những yếu nhân của đảng khi có lệnh. Việc này đã xãy ra cho chính Xứ Bộ Chùa Tháp chúng tôi, khi vào tháng 11 năm 1996, chúng tôi được Trung Ương Đảng Nhân Dân Hành Động triệu tập sang Thái Lan để họp, triển khai công tác nhập nội để tiến hành cuộc cách mạng. Đoàn đại biểu gồm 26 người là lãnh đạo các Khu Bộ, Phân Bộ thuộc Xứ Bộ Chùa Tháp với hành trang gồm 18 thùng tài liệu về cơ cấu tổ chức và hồ sơ nhân sự của đảng Nhân Dân Hành Động chúng tôi tại Xứ Bộ Chùa Tháp. Thật cay đắng thay chương trình nghị sự của chúng tôi đã được các “đảng viên Nhân Dân Hành Động” hai mang báo cáo từng chi tiết choc ơ quan an ninh CSVN và trong đoàn đi dự hội nghị lại có mặt cả “đảng viên Nhân Dân Hành Động” Nguyễn Công Cẩm là một sỹ quan tình báo với cấp hàm trung tá thuộc cơ quan tình báo và chống phản gián A 42 của CSVN, cho nên ngay khi cả đoàn chúng tôi vừa vượt khỏi biên giới Miên – Thái thì các lực lượng an ninh Miên và Việt cộng đã tóm gọn chúng tôi. Tất cả 28 chí hữu chúng tôi đều bị đưa về tạm giam tại trại giam Nguyễn Văn Cừ 13 tháng, sau đó chúng tôi bị chuyển qua đại lao Chí Hòa giam tiếp 12 tháng nữa, rồi cuối cùng tất cả chúng tôi bị chuyển xuống trại giam Định Thành, An Giang giam giữ đúng một năm sau chúng tôi mới bị đưa ra tòa án của cộng sản ở An Giang xét xử về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, và “trốn ra nước ngoài hoạt động chống phá đảng và nhà nước CSVN” không ai trong chúng tôi bị kết án dưới 10 năm tù giam cả. 

Chồng tôi là Bảo Giang Nguyễn Tuấn Nam bị kết án 19 năm tù, cựu dân biểu Lê Văn Tính bị kết án 20 năm, Cựu Sỹ Quan Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Bùi Đăng Thủy bị kết án 18 năm, Cựu Đại Úy QLVNCH Nguyễn Anh Hảo bị kết án 15 năm tù, và một cựu sỹ quan của QLVNCH khác là Nguyễn Văn Trại cũng bị kết án 15 năm, và thật đau thương là chiến hữu Nguyễn Văn Trại đã đền nợ nước ngay trong trại giam Z 30 A Xuân Lộc Đồng Nai tuổi 74 vào ngày 11 tháng 7 năm 2011 sau khi đã thi hành xong 14 năm 7 tháng tù và rồi một chiến hữu khác là Thiếu Úy Không Quân Bùi Đăng Thủy cũng đã đền nợ nước tại cùng trại giam này vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 sau khi đã chấp hành được 17/19 năm tù. Nhiều chiến hữu khác của đảng Nhân Dân Hành Động, Thuộc Xứ bộ Chùa Tháp chúng tôi dù đã mãn án tù những rồi cũng lần lượt ra đi bởi di chứng của những trận đòn thù trong thời gian bị lao lý trong ngục tù của cộng sản: Mong rằng những trang sử Việt sẽ không quên ghi them những tội ác này của cộng sản Việt Nam đối với đồng bào, ngoài những tội ác cõng rắn cắn gà nhà hay dâng đát, bán biển đảo cho ngoại bang.

2.     Những Bài Học Về Đạo Lý Và Tình Người Trong Chốn Lao Tù Cũng Như Trong Những Năm Sống Lưu Vong Ở Cao Miên Và Xiêm La
Cổ nhân há từng nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. Chúng tôi đã phải nếm trải cuộc sống tù đày hết sức man rợ qua nhiều ngục tù của cộng sản từ 10 cho đến 20 năm thì không biết đã phải trải qua mấy ngàn thiên niên kỷ tại ngoại! Dẫu vậy chính những năm tháng tù đày lao lý với ngần ấy “thiên niên kỷ tại ngoại” chúng tôi đã được tôi rèn, được trải nghiệm bằng chính những trận đòn thù, những cách đối xử phi nhân của các hung tần quản giáo cộng sản, mà chính những trải nghiệm đó giúp chúng tôi chiêm nghiệm bài học nằm gai từng đêm và nếm mật mỗi ngày của Việt Vương Câu Tiễn, để dù trong hoàn cảnh nào, nghịch cảnh hay thuận duyên, chúng tôi cũng không bao giờ được quên tội ác của cộng sản đối với dân tộc, không bao giờ buông xuôi thua cuộc trong trận chiến với chế độ bạo tàn cộng sản để giải phóng quê hương. Nhưng một bài học không kém phần quý giá khác mà chúng tôi học được trong chốn lao tù của cộng sản chính là tình người giữa những người cùng đứng chung chiến tuyến. Dù không cùng tổ chức, không cùng đảng phái chính trị, nhưng khi đã dấn thân vào cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản phi nhân, chống Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản Việt Nam thì chúng tôi là chiến hữu, anh anh chị em một nhà, luôn hết lòng yêu thương, chăm sóc và bảo vệ lẫn nhau và chia ngọt sẻ bùi, chia cay sớt đắng với nhau trên tinh thần của những người sinh ra cùng một bọc trứng, cùng chí hướng và cùng là nạn nhân của cộng sản – Đó là điều mà tôi thấy được về sự cao cả về tình nghĩa của những người vì nợ nước tình nhà mà lụy vòng lao lý.

3.     … Và Những Thất Vọng Về Cái Gọi Là Đạo Lý Trong Cộng Đồng Những Người Tỵ Nạn Tại Cao Miên Và Xiêm La
Sau đúng 10 năm lao lý, tù đày, tôi được phóng thích vào tháng 7 năm 2005 với án phạt bổ sung là 4 năm quản chế. Không khuất phục bạo quyền cộng sản, tôi lại tiếp tục đào thoát sang Cao Miên tỵ nạn chính trị. Tại Nam Vang tôi được Mục Sư Ngô Đắc Lũy đón tiếp và trợ giúp về các thủ tục pháp lý nhờ đó mà chỉ đúng một tuần đệ nạp hồ sơ xin tỵ nạn lên Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn tại Cao Miên cấp quy chế tỵ nạn. Qua sự sắp xếp của Mục Sư Ngô Đắc Lũy, các con tôi lưu lạc trong suốt thời gian cha mẹ ở tù, cũng liên lạc được và đến Nam Vang đệ nạp hồ sơ xin tỵ nạn, và cũng được cấp quy chế tỵ nạn trong một thời ngắn sau đó.

Đến đầu tháng 2 năm 2012 gia đình tôi cùng những người tỵ nạn cộng sản tại Cao Miên nhận được thông báo từ Cao Ủy Tỵ Nạn, báo rằng Văn Phòng Cao Ủy Tỵ Nan tại Nam Vang sẽ chính thức đóng cửa vào cuối tháng 5 năm cùng năm, những người tỵ nạn cộng sản chúng tôi sẽ đặt dưới sự quản lý và “bảo vệ” của Bộ Nội Vụ Cao Miên, những người tỵ nạn các sắc tộc khác nhau đều được nhập tịch Cao Miên, trở thành công dân của xứ sở từng diệt chủng này. Vì vậy gia đình chúng tôi lại tiếp tục đào tỵ sang Vọng Các, Xiêm La, trình diện với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Tại Vọng Các bảo vệ. Lại một lần nữa Mục sư Ngô Đắc Lũy tiến hành các thủ tục pháp lý cho gia đình tôi, nhờ vậy mà chỉ 2 tháng sau thì gia đình tôi được thuyên chuyển quy chế tỵ nạn từ Cao Miên sang Xiêm La và được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Tại Vọng Các chính thức bảo vệ, và cũng chính Mục sư Ngô Đắc Lũy tiếp tục mọi thủ tục pháp lý cho gia đình tôi được đến bến bờ tự do như hôm nay.

Nhưng có một điều mà cả gia đình tôi rất lấy làm hổ thẹn trong suốt thời gian ở Xiêm La suốt 2 năm qua, mà nay qua bài viết này chúng tôi xin được nói lên lời tạ lỗi với Mục Sư Ngô Đắc Lũy: Ấy là việc chúng tôi đã không dám nói lên  lời công đạo để bảo vệ sự thật về con người này trước những lời vu cáo, thị phi vô cùng đê tiện của những kẻ đã từng thọ ơn Mục Sư Ngô Đắc Lũy, nay vì sự xúi dục, thuê mướn của an ninh cộng sản mà quay lại đánh phá Mục sư Ngô Đắc Lũy nhằm vô hiệu hóa công việc chống cộng của ông, cũng như cắt đứt mọi sự trợ giúp của ông đối với những nạn nhân của cộng sản cần phải đào tỵ. Sở dĩ chúng tôi không dám lên tiếng bảo vệ sự thật, phản bác lại những sự vu cáo hèn hạ và đốn mạt đó, bởi vì thế lực đen ở Vong Các quá mạnh, không những được sự lãnh đạo của một trùm buôn người và kinh doanh thân xác phụ nữa từng can án giết người cướp của Nguyễn Phùng Phong, mà những kẻ đánh phá còn được sự trợ giúp của cơ quan tình báo Việt cộng tại Đại Sứ Quán Vệt cộng tại Vọng Các.

Trước hết là nhân vật Nguyễn Phùng Phong, nguyên là một tù hình sự bởi tội giết người cướp của, trốn tù sang Cao Miên tỵ nạn từ năm 1992, nhưng không được tái định cư vì làm chủ nhà chứa Bình Phong, rồi Phong Kennedy cũng như làm trùm một băng đảng Mafia từng nhiều lần bắt cóc tống tiền tại Nam Vang. Nhà Chứa của Nguyễn Phùng Phong bị đóng cửa năm 2006, vợ hờ của Nguyễn Phùng Phong bị bắt và kết án 5 năm tù vì cán tội kinh doanh trinh tiết hơn 360 gái vị thành niên từ 8 đến 12 tuổi. Nguyễn Phùng Phong thoát án tù nhờ bán hết số tài sản kếch sù khoảng 3 triệu Mỹ Kim để lo lót. Sau đó Nguyễn Phùng Phong theo Đạo Tin Lành, theo Mục Sư Ngô Đắc Lũy để tạo chứng cớ ngoại phạm vì “Cơ Đốc Nhân thì không pạm tội buôn người hay kinh doanh thân xác phụ nữ”. Tháng 9 năm 2008, khi Mục Sư Ngô Đắc Lũy bị sự truy bắt của tình báo CSVN, do hoạt động nhân quyền, hoạt động trợ giúp người tỵ nạn cộng sản của ông ấy, cũng như hoạt động chống buôn người của ông ấy đã đụng chạm đến quyền lợi của các quan chức CSVN tại Nam Vang là chủ nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhà chứa, các đường dây buôn người. Lúc này Nguyễn Phùng Phong vớ một người từng gái làng chơi trong nhà chứa của ông ta là Phan Thị Bé rồi cùng chạy sang Xiêm La với Mục sư Ngô Đắc Lũy, cũng chính Mục sư Lũy đã thiếp lập hồ sơ tỵ nạn cho cả Nguyễn Phùng Phong, Phan Thị Bé và sau này them 3 đứa con trai riêng của Thi Bé là Nguyễn Phú Cường, Nguyễn Minh Cảnh và Nguyễn Anh Tuấn cùng được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Vọng Các cấp cho quy chế tỵ nạn, và sẽ được đến Washington DC định cư vào cuối tháng 7 này.

Sau một năm cùng sống chung với nhau trong một căn hộ chung cư tại Vọng Các, Mục Sư Ngô Đắc Lũy phát hiện ra cha để của Nguyễn Phú Cường, Nguyễn Minh Cảnh và Nguyễn Anh Tuấn tức là chồng chính thức của Phan Thị Bé là một công an ác ôn hiện đang công tác tại Trại Giam An Giang, nên đã quyết định chấm dứt mọi sự trợ giúp pháp lý cho gia đình buôn người và kinh doanh thân xác phụ nữ này và chuyển đi ở riêng cùng cựu tử tù Ngô Văn Tài, một Biệt Kích Quân Lôi Hổ Thuộc chiến Đoàn 1 Tây Sơn, người mà đã được Mục sư Ngô Đắc Lũy vận động với Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Vọng Các cho đi định cư tại Tesax vào tháng 2 năm 2010, sau khi ông Tài đã bị Cao Ủy Tỵ Nạn từ chối quy chế tỵ nạn vì đã sử dụng tên giả là Ngô Văn Tài để lập các giấy tờ tùy thân sau khi vượt ngục Đại Bình thành công vào mùa Giáng Sinh năm 1978, thay vì tên thật là Nguyễn Văn Tần. Cũng trong thờ gian đó vợ hờ trước đây của Nguyễn Phùng Phong mãn án tù tại Nam Vang và đã liên lạc với Phong, tố giác rằng chính Mục Sư Ngô Đắc Lũy trong thời gian làm việc trong một dự án chống buôn người và bảo vệ nạn nhân – Trafficking Prevention anh Victims Protection Projet tại Nam Vang đã góp phần khiến cho nhà thổ Phong Kennedy bị đóng cửa, thị Bình phải vào tù, và Nguyễn Phùng Phong phải bán hết tài sản để chạy tội. Đây chính là những lý do chính yếu khiến Nguyễn Phùng Phong quay lưng trở mặt vớ ân nhân của mình, vu cáo người đã hết lòng trợ giúp cho mình, cho cô gái điếm vợ mình và các con của cô ấy được quy chế tỵ nạn để sắp được đén Mỹ định cư. Thay vì ân đền oán trả thì Nguyễn Phùng Phong lại vu cáo cho Mục Sư Ngô Đắc Lũy là cộng sản nằm vùng được cài cắm vào hàng ngũ những người tỵ nạn để hãm hại họ? Xin được hỏi ông Nguyễn Phùng Phong là Mục Sư Ngô Đắc Lũy đã hãm hại những ai? Hay chính ông ấy đã giúp ông thoát án tù vì tội buôn người, để rồi những lúc cơm còn lành, canh còn ngọt tại Cao Miên với nhiều lần trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, ông đã từng tán dương nạn nhân của ông như thần như thánh? Hay chính Mục sư Ngô Đắc Lũy sau này tại Vọng Các cũng đã làm việc không mệt mõi với Cao Ủy, để cô vợ của Phong từ một gái điếm chuyên nghiệp rồi trở thành tú bà, và các con của y thị cũng từng tiếp tay cho ông và cho y thị trong hoạt động buôn người và kinh doanh thân xác phụ nữ ở Nam Vang một thời nay được cấp quy chế tỵ nạn và sắp được đi định cư. Chúng tôi thấy việc Mục sư Ngô Đắc Lũy giúp đỡ cho cô gái điếm kiêm tú bà Phan Thị Bé cùng 3 đứa con trai của y thị là hoàn toàn sai trái, có thể gây phương hại cho cộng đồng người Việt Quốc Gia sau này khi chúng đến định cư ở Mỹ. Nhưng bản thân ông, tú bà Phan Thị Bé cùng các con trai của y thị phải biết ơn người đã hết lòng giúp đỡ ông chứ. Sao lại đem oán để báo ân? Sao lại bịa đặt những điều không thành có để giết ân nhân của mình không gươm dao như thế kia? Sự thật thì chính ông đã cộng tác với cơ quan tình báo của Việt cộng tại Đại Sứ Quán CS tại Nam Vang trong vai trò chỉ điểm, chính ông là một kẻ hai mang dưới trướng của tướng tình báo người Khmer gốc Chàm tên Van Na để đổi lại ông được kinh doanh thân xác phụ nữ suốt 17 năm tại Nam Vang. Chính ông đã nhiều lần báo cáo với Đại Sứ Quán Việt Cộng tại Nam Vang về những hoạt động của Mục sư Ngô Đắc Lũy, mà một số bản báo cáo đó ông đã photo lại  cho ông Tài, Mục sư Lũy và chúng tôi đọc để chứng tỏ những điều ông báo cáo cho CS không có hại cho Mục sư Lũy. Thế còn hàng tram bản báo cáo khác mà ông không cho chúng tôi đọc thì sao? Một kẻ từng cướp của giết người như ông, từng buôn người và kinh doanh trinh tiết trẻ em như ông thì liệu còn tội ác nào mà ông chừa ra nữa không? Ông có chút liêm sỹ nào cuối cùng để nhìn nhận những việc ông đã làm hay lại hèn hạ chối bỏ?
Ngoài Nguyễn Phùng Phong ra, trong thời gian tỵ nạn tại Xiêm La, tôi cũng từng gặp “cựu tù chính trị” Nguyễn Ngọc Quang, chính Nguyễn Ngọc Quang đã chủ động đến chào tôi và bịp tôi rằng “Em còn giữ một lá thư của chồng chị, anh Bảo Giang Nguyễn Tuấn Nam gởi về cho chị lúc em ra tù….” Hành động bịp bợm của Nguyễn Ngọc Quang nhằm sau đó lôi kéo tôi đánh phá để hãm hại Mục Sư Ngô Đắc Lũy theo sự xúi dục của ông trùm thế lực đen Nguyễn Phùng Phong. Rất may mắn cho tôi và các con tôi là chúng tôi đã từng được giáo dục bởi nền giáo dục tự do, nhân bản và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa với đạo lý làm người là:
Cư thiên hạ chi quảng cư
Lập thiên hạ chi chính vị
Hành thiên hạ chi đại đạo
Đắc chí dữ dân do chi
Bất đắc chí độc hành kỳ đạo
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Thử chi vị Đại Trượng Phu
Nghĩa là:
Sống ở chỗ rộng rãi trong thiên hạ
Đứng ở vị trí chân chính trong thiên hạ
Đi trên con đường lớn trong thiên hạ
Đạt được chí mình thì cùng người người hành đạo
Chẳng đạt được chí mình thì riêng mình hành đạo
Giàu sang chẳng dâm dật
Nghèo hèn chẳng đổi lòng
Cường quyền không làm khuất phục
Người như vậy là bậc Đại Trượng Phu


Vì vậy mà chúng tôi đã không bị cuốn vào cơn lốc thị phi, đánh phá người chống cộng. Cũng cần trình bày với quý vị rằng Mục sư Ngô Đắc Lũy cũng chính là người đã đón tiếp “cựu tù chính trị” Nguyễn Ngọc Quang sang Vọng Các và cũng là người thiếp lập mọi hồ sơ pháp lý cho “cựu tù chính trị” này cũng như giúp đỡ mọi cuộc gặp gỡ, đàm tếu với các nhân viên đại Sư Quán Hoa Kỳ tại cơ quan OPE/IRC tại Vọng Các để hoàn tất thủ tục tỵ nạn cho gia đình Quang, nhờ đó mà Nguyễn Ngọc Quang và vợ con đã đến được Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2012. Quan trọng hơn thế nữa là em trai của Nguyễn Ngọc Quang là Bác Sỹ Nguyễn Ngọc Thiệu trong thời gian du học tại Mỹ để theo học văn bằng Thạc Sỹ Y Tế Cộng Đồng tại Boston Massachusettes đã lưu trú trong gia đình người anh cả của Mục Sư Ngô Đắc Lũy, vốn là một sỹ quan QLVNCH từng phải trải qua 10 năm tù trong các trại cải tạo từ ngoài Bắc cho đến những trại Bình Điền Ái Tử. Điều này khiến hơn ai hết “cựu tù chính trị” Nguyễn Ngọc Quang là người biết rõ nhất gia đình của ân nhân mình là một gia đình nạn nhân của CS. Ấy vậy mà vì chút bã vật chất nhỉ nhoi do CS và trùm buôn người ban phát cho, mà “cựu tù chính trị” Ngoc Quang lại dám dẫm đạp lên đạo lý cắn xé ân nhân đã trợ giúp cho em trai mình và cho chính gia đình mình thoát khỏi nhà tù lớn của CSVN và đến bến bờ bình yên một cách an toàn.

Thật đáng buồn và đáng xấu hổ cho nhưng kẻ đã quá hà lạm cụm từ “cựu tù chính trị” để làm những việc bất nghĩa, bất nhân, giúp cho cộng sản bất chiến tự nhiên thành.

Ngày còn cáp sách đến trường thuở tóc còn để chỏm, chúng tôi đã được học những bài học đạo lý đầu đời rằng: “Cái xấu nhất của con người là lòng phản trắc và thói vong ân”.

Vỗ ngực xưng danh là “cựu tù chính trị” là người dấn thân để đấu tranh dành tự do, dân chủ và quyền làm người cho dân tộc mình, để giải phóng cho quê hương mình, vậy việc quý vị đan tâm hãm hại một đồng bào mình mà lại chính ân nhân của mình đang nói lên điều gì về con người của quý vị. Là “CON” hay là “NGƯỜI”? Là “NGƯỜI” hay là “CON”.

Xin những ai đó trót mang lòng phản trắc và vong ân, hãy hồi tâm để đừng tiếp tục nối giáo cho cộng sản, đừng tiếp tục giúp cộng sản bất chiến tự nhiên thành.

Thành Phố Bellevue, Washington State, ngày thực sự tự do đầu tiên sau hơn 39 năm đất nước rơi vào tay cộng sản.
Cựu tù chính trị Vương Thị Viếng và Các con

Bảo vệ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đánh người

Theo NLDO-09/03/2015 22:32
Một đoạn clip có độ dài hơn 1 phút quay cảnh bảo vệ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đánh người đang lan truyền rất nhanh trên các trang mạng xã hội. Trong clip, nhiều nhân viên bảo vệ dùng lời lẽ hăm dọa và cầm gậy vây đánh một thanh niên nằm dưới đất. Sau đó, các bảo vệ dồn ép một thanh niên khác vào góc tường, cầm gậy và tiếp tục có lời lẽ đe dọa, gây náo động cả bệnh viện.

Hình ảnh được cắt từ clip quay tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Hình ảnh được cắt từ clip quay tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi

Hình ảnh được cắt từ clip quay tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận clip nêu trên quay tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi và đã chỉ đạo xử lý, có báo cáo ban đầu cho UBND tỉnh. “Trong clip, người dân quay cảnh ở phía ngoài nên chỉ thấy bảo vệ đánh người rất phản cảm. Thực tế thì bên trong, người nhà cũng hành hung bảo vệ. Chúng tôi còn chờ kết luận của công an rồi mới có hướng xử lý” - ông Đức cho biết.

Clip nêu trên do người dân quay vào ngày 24-2.

T.Trực

Phát hiện người đàn ông chết trong tư thế treo cổ ven đường

Theo Nguoiduatin-09.03.2015 | 19:30 PM
Thi thể một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ vừa được người dân phát hiện ra tại đường Vi Ba (khu vực núi Lớn, TP. Vũng Tàu).

Theo tin tức từ báo Người lao động, sáng nay (ngày 9/3), tại đường Vi Ba (khu vực núi Lớn, TP. Vũng Tàu), người đi tập thể dục phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ.

Ngay sau đó, người dân đã trình báo cho cơ quan chức năng và xác định danh tính nạn nhân là ông Nguyễn Văn B. (49 tuổi, ngụ phường 7, TP. Vũng Tàu).

Phát hiện người đàn ông chết trong tư thế treo cổ ven đường - Ảnh 1
Công an khám nghiệm hiện trường, điều tra về cái chết của ông Nguyễn Văn B. (Ảnh: Báo Người lao động).

Tại hiện trường, còn có chiếc xe máy và đôi dép của nạn nhân để lại.

Trao đổi trên báo Dân trí, chị C. (48 tuổi, vợ nạn nhân) cho biết, mấy hôm nay anh B. vẫn bình thường, gia đình cũng không có mâu thuẫn gì. Bởi vậy không rõ vì sao anh B. lại có hành động dại dột như vậy.

Khoảng 22h hôm qua, hàng xóm còn thấy anh B. nhậu ở nhà và không có biểu hiện gì bất thường.

Hiện công an TP. Vũng Tàu đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của anh B.

Linh San (Tổng hợp)

Pictures: Su quoc doanh..hoat dong tai hai ngoai (249 Doyle Way Virginia Beach, VA. 23452- USA)

Hiện Thích Thông Kinh ở Chùa Đông Hưng (Tu viện Đông Hưng)

249 Doyle Way Virginia Beach, VA. 23452

HỘ CHIẾU SỐ: PT 156937



Giấy công vụ - Sư quốc doanh
Thư gửi đến 1.700 000 người Việt tỵ nạn cộng sản VN bên Hoa Ky
SƯ QUỐC DOANH VC TRÁ HÌNH Ở HẢI NGOẠI
From: Patrick Willay
Subject:... [DiendanDanToc] Dac Công Phât Giao.
Sư quốc doanh VC trá hình ở Hải ngoại
Chủ nhật, 30 Tháng 12 2012 11:21 Tâm Minh / Tổng Hội Địa Phương
Chú ý:
Hiện Thích Thông Kinh ở Chùa Đông Hưng (Tu viện Đông Hưng)
249 Doyle Way Virginia Beach, VA. 23452
HỘ CHIẾU SỐ: PT 156937
Ngày nay sư sãi quốc doanh từ VN tung ra hải ngoại đông lắm. VC đánh đúng tâm lý trọng đạo tôn sư của dân mình , thấy cà sa là một mực tôn kính , ủng hộ xây cất chùa chiền tối đa. Một sư cũng cất chùa, hai sãi cũng cất chùa. Có chùa rồi xây thêm cho bự , tổ chức gây quỹ quyên góp liên tục. Mượn tiền của Phật Tử dài hạn không trả lãi . Kính nể các sư , đồng bào ủng hộ hết mình. Hiểu biết của đa số nông cạn và dễ dãi , nể nang...Sư VC lợi dụng tối đa. Dân ta không biết ai tu thật tu giả. Ngày nay tôn giáo nào cũng bị sâu mọt từ trong đánh ra , giặc nằm vùng từ ngoài đánh vô , giả chân lẫn lộn... ôi thôi !!! Các vị nào có tin tức về những kẻ ma đạo do VC tổ chức gởi sang đây , xin đừng ngần ngại, hãy thông báo cho đồng bào biết. Chúng ta hãy thông báo cho tất cả dân địa phương nơi chùa tọa lạc , đồng bào tẩy chay là chùa VC phá sản. Hầu hết các chùa quốc doanh nầy mới xây cất , mua sắm chưa lâu, còn thiếu nợ dân ,còn thiếu nợ ngân hàng và lúc nào cũng cần tiền chi phí hàng tháng nhờ vào dân chúng cúng dường. Ngưng mọi ủng hộ của Phật Tử là sư quốc doanh chới với ngay. Các tôn giáo bạn cũng nên tiếp tay bởi vì đây là cái đại họa của toàn dân chứ không riêng gì Phật Giáo .

Thân kính.
Tâm Minh
(Xin tiếp tay phổ biến )
Giấy Công Vụ của Sư Quốc Doanh VC.
Đồng chí: Đoàn công Thành
Bí danh: Đồng Điển.
Biệt Hiệu Thích Thông Kinh
Sinh Ngày: 26/9/1958 tại Quận 4, Tp HCM
Danh Bộ Đảng viên CS: 07143/R32/BCT/TG
Hộ chiếu xuất nhập cảnh số PT.156937 ngày cấp: 29/9/1994 nơi cấp: TP Hồ Chí Minh.
Được phép đến tất cả các nước. Đồng chí Thành được đảng bộ cử ra nước ngoài công tác với nhiệm vụ:
- Phân hóa sự đoàn kết chống cộng sản các cộng đồng và tôn giáo người Việt ở nước ngoài.
- Đặt trụ sở hoạt động cho đảng bộ - Tạo cơ sở kinh tài xuất nhập cho đảng bộ.
TP HCM ngày 20/7/1994
Trưởng Phòng PA.18
Ký tên
Chú ý:
Hiện Thích Thông Kinh ở Chùa Đông Hưng (Tu viện Đông Hưng)
249 Doyle Way Virginia Beach, VA. 23452
HỘ CHIẾU SỐ: PT 156937