Thursday, February 19, 2015

Hồng Kông – nơi ẩn náu của những quan tham Trung Quốc

Theo Vietdaikynguyen-  Frank Fang, Epoch Times 19 Tháng Hai , 2015
Ông Từ Tài Hậu tại buổi thảo luận về an ninh tại Lầu Năm Góc tháng 10 năm 2009.
Ông Từ Tài Hậu tại buổi thảo luận về an ninh tại Lầu Năm Góc tháng 10 năm 2009.Theo Nhật báo Phương Đông, ông Từ đã cố gắng chuyển 10 tỷ  NDT trong khối tài sản của mình đến Hồng Kông.(ảnh:wikimedia)

Mặc dù Trung Quốc vẫn là chiến trường chính mà các chuyên viên chống tham nhũng và các quan chức tham nhũng đấu đá nhau, cuộc chiến này đã dần lan rộng đến trung tâm tài chính Hồng Kông – nơi khối lượng công việc của cảnh sát địa phương hiện gồm cả việc hỗ trợ chính quyền Trung Quốc trong việc khôi phục lại khối tài sản bất hợp pháp.

Một câu chuyện có liên quan đến một phụ nữ Trung Quốc tên Triệu Đan Nặc – 22 tuổi đã được truyền thông Hồng Kông đưa tin rộng rãi vào năm ngoái. Vào tháng 3 năm 2014, cô đã chạy trốn sau khi trả 30 triệu đô Hồng Kông (3,68 triệu USD) tiền bảo lãnh về lời buộc tội rửa tiền khoảng 8 triệu đô Hồng Kông (khoảng 1 triệu USD) được tiến hành thông qua Ngân hàng Trung Quốc trong 2 tuần vào tháng 12 năm 2012.

Thêm vào đó, cô Triệu còn bị buộc tội về hành động mở thêm 8 tài khoản để rửa tiền hơn 10 tỷ đô Hồng Kông (khoảng 1,23 tỷ USD).

Con cái, họ hàng thân thuộc và thậm chí là nhân tình đều có thể hoạt động với tư cách là những người đại diện.

Đồng thời vào tháng 3 năm ngoái, một cuộc điều tra chính thức đã được tổ chức nhắm vào nguyên Phó Chủ tịch Quân đội Trung Quốc Từ Tài Hậu. Theo tờ Nhật báo Phương Đông của Hồng Kông đưa tin ngày 15 tháng 2, vợ và con gái của ông Từ cũng bị đưa đi bởi các điều tra viên thuộc Đội thanh tra chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc – Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI).

Vợ của ông Từ cũng lấy họ Triệu – cùng họ với Triệu Đan Nặc. Có cùng họ không hẳn là Triệu Đan Nặc là họ hàng cùng dòng máu với vợ của ông Từ. Tuy nhiên, dựa vào tội danh bị phanh phui của cô Triệu, nhiều người suy đoán rằng cô đã đại diện cho Từ chuyển 10 tỷ đô Hồng Kông, theo Nhật báo Phương Đông .

Từ Tài Hậu cuối cùng đã bị thanh trừng vào tháng 6 năm ngoái, và vụ việc của ông đã được chuyển cho hệ thống cơ quan tư pháp để tiến hành truy tố.
Nơi ẩn náu an toàn

Theo một bài báo khác của Nhật báo Phương Đông được đăng vào ngày 15 tháng 2, các quan chức tham nhũng, ngay cả các cán bộ xã ở các tỉnh giàu có ven biển, đều đang tìm kiếm nhiều người khác nhau để làm “những người đại diện” cho mình ở Hồng Kông nhằm mục đích bảo vệ khối tài sản mà mình đã chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Con cái, họ hàng thân thuộc và thậm chí là nhân tình đều có thể hoạt động với tư cách là những người đại diện.

Ông Thành Khắc Kiệt, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, từ lúc bị xử tử vì tội tham nhũng đã có lần chuyển hơn 40 triệu NDT (khoảng 6,4 triệu USD) cho cô tình nhân Lí Bình của ông ở Hồng Kông, theo Nhật báo Phương Đông.

Ông Âu Lâm Cao, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân thành phố Đông Quan thuộc tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc, đã đưa vợ của ông đến Hồng Kông vào những năm 90.

Con gái của ông Âu cuối cùng cũng đã tiếp tục học tập tại Hồng Kông. Số tiền 70 triệu đô Hồng Kông (khoảng 11 triệu USD) mà ông bị cáo buộc bỏ túi bất hợp pháp vẫn được giữ trong tài khoản cá nhân của vợ ông ở Hồng Kông.

Ông Âu đã mua một căn nhà thuộc sở hữu của ông ở Cửu Long – một khu vực đô thị ở Hồng Kông, trong khi đó vợ ông đã mua hơn 10 căn hộ và 3 bãi đậu xe khác nhau.

Theo People’s Net – một ấn phẩm trực tuyến của cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, Đảng đã tước bỏ tư cách Đảng viên của ông Âu vào tháng 1 năm 2013.

Ông Tào Giám Liệu, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Châu – thành phố lớn nhất tỉnh Quảng Đông, đã bị cáo buộc về tội nhận hối lộ hơn 300 triệu NDT (khoảng 48 triệu USD) khi vợ và con trai của ông đã chuyển đến Hồng Kông vào những năm 90.

Khi ông Tào bị bắt vào tháng 12 năm 2013, ông bị phát hiện sở hữu một chứng minh nhân dân của Hồng Kông với biệt hiệu Tào Tiếu Hoa và một hộ chiếu Đặc khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông.

Các lãnh đạo phong trào biểu tình tại Hồng Kông sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền tại Geneva

Theo Vietdaikynguyen- Leo Timm, Epoch Times 17 Tháng Hai , 2015

Alex Chow, secretary general of the Hong Kong Federation of Students, speaks at a press conference in the Central District of Hong Kong on Oct. 9, 2014. The HKFS recently confirmed that it plans on a trip to Beijing to meet top Party leaders later in the month. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
Alex Chow, tổng thư ký Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông (HKFS), phát biểu tại hội thảo báo chí ở Quận Trung tâm Hồng Kông, ngày 9 tháng 10, 2014. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
 
Trang Facebook của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ, công bố vào ngày 10 tháng 2 rằng Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) và Sầm Ngao Huy (Lester Shum) – hai nhân vật chính của Cách mạng Ô dù, lãnh đạo phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông, sẽ xuất hiện tại Geneva vào ngày 24 để nói chuyện tại Hội nghị thượng đỉnh.

Chow và Shum lần lượt là Tổng thư ký và Phó tổng thư ký của Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông, họ đóng một vai trò trung tâm trong Cách mạng ô dù, còn được gọi là Chiếm trung tâm. Mùa thu vừa rồi, sự chiếm đóng diễn ra trong ôn hòa này được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau của Hồng Kông bởi nhiều người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva cũng sẽ đón tiếp nhà hoạt động nhân quyền, luật sư mù Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) đang sống lưu vong, đã trốn thoát khỏi việc bắt giữ tại quê nhà ở Trung Quốc đại lục, cũng như đón tiếp các nhà hoạt động và các nạn nhân của những vụ vi phạm quyền con người từ các nước khác. Những người này bao gồm nhà lãnh đạo biểu tình Ukraine tên Mustafa Nayyem, nhà báo người Pháp Pierre Torres trốn thoát khỏi sự giam cầm của ISIS, cô Park Yeon Mi – người tị nạn Bắc Triều Tiên, một nữ sinh người Nigeria đã sống sót trong một vụ thảm sát tàn bạo của nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram, cũng như các nhà hoạt động nhân quyền và hoạt động dân chủ từ Nga, Syria, Iran, và từ các quốc gia khác.

Một thủ lĩnh sinh viên khác từ Cuộc cách mạng ô dù, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) 18 tuổi, sẽ được đi du lịch đến California để phát biểu tại một cuộc hội thảo được tổ chức tại Đại học UCLA, mang tên “Cách mạng ô dù  của Hồng Kông trong viễn cảnh của khu vực”. Wong sẽ đi cùng với Yu Au-loong – nhà hoạt động xã hội tại Hồng Kông, và Wu Jieh-min – nhà nghiên cứu tại học viện Sinica, đây là một học viện có tính học thuật tại Đài Loan.

Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông

Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014
Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014
Theo VOA-20.02.2015
HONG KONG – Việc Trung Quốc tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông diễn ra với tốc độ nhanh tới mức Bắc Kinh sẽ sớm có thể mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân, không quân, cảnh sát biển và đội tàu đánh cá, trước sự lo lắng của các bên có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.

Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh được các quan chức Philippines công bố hồi gần đây. Ngoài ra, Manila cho biết trong tháng này rằng những tàu nạo vét của Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đảo thứ bảy.

Dù đảo mới sẽ không lật đổ ưu thế quân sự của Mỹ trong khu vực, công nhân Trung Quốc đang xây dựng những hải cảng và những kho chứa nhiên liệu, và có thể là hai đường băng mà các chuyên gia nói rằng sẽ cho phép Bắc Kinh thể hiện sức mạnh vào sâu trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.

“Những hoạt động cải tạo này lớn hơn và nhiều tham vọng hơn tất cả chúng tôi từng nghĩ,” một nhà ngoại giao phương Tây nói. “Ở nhiều cấp độ khác nhau, việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hết sức khó khăn khi tình hình này phát triển.”

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông giàu năng lượng tiềm năng, nơi mà 5.000 tỉ đôla thương mại tàu thuyền  đi qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Tất cả các nước ngoại trừ Brunei đã củng cố căn cứ ở quần đảo Trường Sa, cách lục địa Trung Quốc khoảng 1.300 km nhưng gần các nước tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á hơn.

Bắc Kinh đã bác bỏ kháng nghị ngoại giao của Manila và Hà Nội và chỉ trích từ Washington về hoạt động cải tạo đất, nói rằng việc này "nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."

Đặc biệt Philippines đã bắt đầu bày tỏ lo ngại ngày càng tăng vào giữa năm 2014, cáo buộc Bắc Kinh xây dựng một đường băng trên Bãi đá Johnson South.

Phân tích hình ảnh vệ tinh mà tạp chí quốc phòng IHS Jane’s công bố tuần này cho thấy một cơ sở mới được xây dựng trên Bãi Hughes. Tạp chí này mô tả đó là một "cơ sở lớn" được xây dựng trên 75.000 mét vuông cát được cải tạo từ tháng 8 năm ngoái.

IHS Jane’s cũng công bố những hình ảnh của Bãi đá Chữ Thập, giờ bao gồm một hòn đảo được cải tạo có chiều dài hơn 3 km mà các chuyên gia nói rằng có nhiều khả năng sẽ trở thành một đường băng.

Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên Bãi đá Gaven, Châu Viên và Eldad, với việc nạo vét mới đang diễn ra trên Bãi đá Vành khăn.

Hỗ trợ ngư dân

Dù viễn cảnh Trung Quốc sử dụng những đảo nhân tạo này để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu trong bất kỳ cuộc xung đột nào là một khả năng, một số chuyên gia nêu bật những lợi ích phi quân sự đáng kể.

Trung Quốc có thể giúp các đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của mình làm việc trong khu vực Đông Nam Á có hiệu quả hơn, theo ông Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra. Những người thăm dò dầu hỏa sẽ được hưởng lợi tương tự.

Hãng tin Reuters hồi tháng 7 năm ngoái loan tin chính quyền Trung Quốc khi đó đang khuyến khích ngư dân ra quần đảo Trường Sa, thường xuyên cung cấp những khoản trợ cấp nhiên liệu để giúp đỡ.

Trước khi cải tạo đất, những cơ sở của Trung Quốc chỉ là những tòa nhà thấp lè tè và những vòm radar được xây dựng trên những mỏm đá, với bến cập tàu và cơ sở lưu trữ hạn chế, trái ngược với những hòn đảo tự nhiên do Đài Loan và Philippines chiếm đóng.

"Ngay cả trước khi xét tới những vấn đề quân sự, việc mở rộng những đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ là một sự dịch chuyển chiến lược mà sẽ rất khó cho bất cứ ai ngăn chặn," ông Thayer nói. "Rồi sau đó lực lượng hải quân dần dần xuất hiện."

Ông Thayer ghi nhận rằng dù không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp nào có thể được mở rộng từ một hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc thực tế sẽ có hành động buộc các nước tranh chấp rời khỏi vùng biển xung quanh.

Các nhà phân tích chiến lược của Trung Quốc cho biết nỗ lực tăng cường sự hiện diện đã được thúc đẩy bởi điều Bắc Kinh coi là những mối đe dọa an ninh, đặc biệt là sự cần thiết phải kiềm chế Việt Nam, nước kiểm soát nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa tính tới nay, với 25 căn cứ trên các bãi ngầm và bãi đá. Việt Nam cũng đang âm thầm xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình chống lại Trung Quốc.

Hai nước láng giềng do Đảng Cộng sản cai trị đã đối đầu trên biển vào năm 1988 khi Trung Quốc chiếm đảo đầu tiên trong những đảo mà họ kiểm soát ở Trường Sa, bao gồm Bãi đá Chữ Thập, từ tay Việt Nam.

Một số tùy viên quân sự khu vực tin rằng Trung Quốc cuối cùng có thể sử dụng những cơ sở trực thăng trên những đảo mới để điều hành hoạt động chống tàu ngầm.

"Việc này có ít ý nghĩa về mặt chính trị và pháp lý hơn là về an ninh, nhìn từ quan điểm của Trung Quốc", ông Trương Bảo Huy, một chuyên gia về quốc phòng đại lục tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong, cho biết.

Lỗ hổng chiến lược

Gary Li, một nhà phân tích anh ninh độc lập ở Bắc Kinh, cho biết ông tin rằng bất kỳ lợi ích quân sự nào có được từ những hòn đảo mới này sẽ là tương đối nhỏ, do cách xa Trung Quốc đại lục.

"Tôi ngờ là những hoạt động cải tạo này sẽ chỉ có khả năng sử dụng mang tính chiến thuật được bản địa hoá về mặt quân sự," ông Li nói.

Sự thiếu thốn những căn cứ quân sự ở ngoài khơi và những hải cảng thân hữu của Trung Quốc hiện rõ vào năm ngoái khi những tàu tiếp liệu của hải quân Trung Quốc tới Australia để tiếp tế cho những tàu chiến giúp tìm kiếm máy bay của Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.

Nhà hoạch định hải quân biết họ sẽ phải trám lỗ hổng chiến lược này để đáp ứng mong muốn của Trung Quốc có được lực lượng Hải quân hoạt động đầy đủ ở vùng biển nước sâu trước năm 2050.

Gần hiện tại hơn, một số nhà phân tích nói họ tin rằng những hòn đảo này sẽ cho Trung Quốc tầm với để tạo ra và kiểm soát một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Trung Quốc đã bị Nhật Bản và Mỹ lên án khi áp đặt một vùng nhận dạng phòng không, nơi mà máy bay phải xác minh về mình với chính quyền Trung Quốc, ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Trung Quốc đã bác bỏ đồn đoán rằng họ sẽ tiếp tục làm vậy ở Biển Đông.

Ông Roilo Golez, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn thành công tác cải tạo đất của mình vào đầu năm tới và công bố vùng nhận dạng phòng không trong vòng ba năm.

"Họ đang nối những dấu chấm lại với nhau. Họ đang dốc sức vào việc này," ông Golez nói.

Nguồn: Reuters

Ý nghĩa chính trị của ngày Tết


Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-20.02.2015
Đã có nhiều người viết về Tết từ các góc độ lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế với những lễ nghi và phong tục, những mơ ước và những kiêng kỵ, những món ăn và những thức uống, những truyền thống và những cách tân, những khác biệt trong cách đón Tết từ miền này sang miền khác. Ở đây, tôi thử nhìn ngày Tết từ một góc độ khác: chính trị.

Thật ra, rất khó phân biệt ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị của ngày Tết. Lý do đơn giản là ranh giới giữa văn hóa và chính trị nói chung, tự nó, khá mơ hồ. Nếu hiểu văn hóa là một hệ thống biểu tượng, niềm tin và giá trị mà một cộng đồng (được hiểu, ở phạm vi lớn nhất, là một quốc gia) tin tưởng và chia sẻ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để làm tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc phân biệt và đánh giá cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai, cái nên làm và không nên làm, bạn và thù cũng như người đáng kính trọng hay không đáng kính trọng, không có thứ văn hóa nào lại không có tính chính trị, nghĩa là không ít nhiều liên hệ đến quyền lực. Ngược lại, cũng không có thứ chính trị nào lại không dựa vào những quy phạm và những bảng giá trị nào đó để quyền lực (power) được biến thành thẩm quyền (authority), từ đó, sự cai trị có được tính chính đáng (legitimacy) để dân chúng, hoặc ít nhất, đa số dân chúng có thể chấp nhận và tham gia: Những quy phạm và những bảng giá trị này đều thuộc phạm trù văn hóa.

Sự phân biệt giữa ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị, do đó, chỉ có tính chất tương đối: Cùng một ý nghĩa, từ cái nhìn dài hạn, là văn hóa, từ cái nhìn ngắn hạn, là chính trị; khi chỉ tác động vào vô thức, nó thuộc phạm trù văn hóa, khi tác động đến cả cách hành xử của con người, trong những trường hợp cụ thể, với một số mục đích cụ thể nào đó, thì lại thuộc phạm trù chính trị; khi chỉ gắn liền với truyền thống, nó là văn hóa, khi vừa gắn liền với truyền thống vừa gắn liền với quyền lực, nó lại là chính trị.

Về phương diện văn hóa, ý nghĩa của ngày Tết đã được bàn luận khá nhiều. Hầu như ai cũng đồng ý, Tết bao gồm hai khía cạnh chính: lễ và hội. Nói đến hội là nói đến các sinh hoạt, bao gồm các đám rước và các cuộc diễn, các món ăn và các trò chơi, việc giải trí và việc buôn bán. Nói đến lễ là nói đến việc cúng tế và cầu nguyện. Có thể nói, hội là xác, lễ là hồn; hội là vật chất, lễ là tinh thần, hội là phần tục, lễ là phần thiêng; hội là mặt nổi, lễ là phần chìm. Chính cái phần lễ ấy làm cho ngày hội Tết trở thành quan trọng, hơn nữa, thiêng liêng. Nó làm cho ngày Tết có một sắc thái mới: trang trọng, một không khí mới: tín ngưỡng, và một kích thước mới: kích thước siêu hình với chức năng tạo sự liên thông giữa cá nhân và tập thể, hiện tại và quá khứ, sinh hoạt và truyền thống, vật chất và tinh thần, những người đang sống và những người đã chết.

Với những chức năng ấy, ngày Tết, cũng như những lễ hội lớn khác, còn thêm một chức năng khác nữa: góp phần tạo thành cộng đồng như một tập thể có sự nối kết nội tại mật thiết dựa trên nền tảng một số điểm chung nào đó. Không có cộng đồng nào, dù là một làng hay một nước, lại không có một số điểm chung nhất định. Điểm chung ấy càng vững chắc nếu nó có chiều rộng với những sinh hoạt đông người và chiều sâu với những ký ức tập thể lùi tận về những thời điểm thật xa xôi trong lịch sử.

Tất cả những ý nghĩa ấy đều có thể được nhìn thấy trong các sinh hoạt ngày Tết ở hải ngoại. Tuy nhiên, so với trong nước, chúng lại có khá nhiều nét đặc biệt.

Thứ nhất, ở trong nước, Tết là một lễ hội lớn nhất nhưng không phải duy nhất. Ngoài Tết, Việt Nam còn nhiều lễ hội khác, hoặc ở tầm quốc gia (như trung thu, chẳng hạn) hoặc ở tầm địa phương (như hội Chùa Hương, hội Lim, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, hội Đền Hùng, v.v..). Ở hải ngoại, Tết là lễ hội duy nhất được tổ chức với quy mô lớn và thu hút sự chú ý hầu như của cả cộng đồng.

Thứ hai, một số ý nghĩa của ngày Tết cũng thay đổi: Ở Việt Nam, nó là khởi đầu của một năm mới đồng thời của một tuổi mới, từ đó, được xem là khởi đầu của một chu kỳ mới gắn liền với những mơ ước và hy vọng mới; ở hải ngoại, dần dần người ta xem năm mới, thực sự là năm mới, bắt đầu từ Tết dương lịch chứ không phải là Tết âm lịch, còn tuổi tác thì được tính theo sinh nhật chứ không phải theo Tết, do đó, Tết không còn gắn liền với mơ ước và hy vọng nào nữa: Nó chỉ còn thuần là một sự kiện.

Thứ ba, những cái gọi là ý nghĩa liên thông của ngày Tết, ở trong nước, thường chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, dòng tộc, láng giềng, thầy trò, hoặc lớn hơn, giữa con người và quê quán (hiểu theo nghĩa là một làng nào đó); ở hải ngoại, nó mở rộng, rất rộng, ở phạm vi dân tộc: Tết là cơ hội hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, để những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài ý thức và cảm nhận sâu sắc về căn cước của chính mình, về cái điều không phải lúc nào người ta cũng nhớ: mình là người Việt Nam.

Chính ở nét đặc biệt thứ ba này, ý nghĩa văn hóa biến thành ý nghĩa chính trị.

Trước hết, xin nhấn mạnh: phần lớn người Việt ở hải ngoại, nhất là những người thuộc thế hệ thứ nhất, tức những người rời Việt Nam khi đã đến tuổi trưởng thành, đều vẫn giữ được khá nhiều nếp cũ. Trong thói quen ăn uống. Trong ngôn ngữ. Trong các quan hệ xã hội (với bạn bè người Việt) cũng như sinh hoạt văn hóa (xem ti vi, phim ảnh, nghe ca nhạc hoặc theo dõi sách báo bằng tiếng Việt). Ở một số địa phương, nơi có đông người Việt, nhiều người có cảm giác họ đang sống ở Việt Nam chứ không phải trên một đất nước khác. Ở nhà: nói và nghe tiếng Việt. Ra chợ: cũng nói và nghe tiếng Việt; cũng mua rau muống, ngò, húng, quế, mít, sầu riêng, hột vịt lộn, lòng gà, lòng heo, mắm tôm, mắm ruốc… như ở Việt Nam. Vào tiệm ăn: Cũng cơm tấm bì sường chả trứng, cũng phở, cũng bún bò Huế, cũng mì Quảng, cũng bánh bột lọc hay bánh bèo; cũng chè ba màu hay cà phê sữa đá… như ở Việt Nam. Khám bệnh: Bác sĩ Việt Nam. Mua thuốc: Tiệm thuốc tây Việt Nam. Có chuyện liên quan đến luật pháp, gặp luật sư: Cũng luật sư Việt Nam. Dường như toàn bộ thế giới họ sống là Việt Nam. Nhưng những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, hàng giờ, như một thói quen như thế không thể gợi nhắc ai là người Việt cả. Thói quen là lãnh vực của tiềm thức và vô thức. Chứ không phải của ý thức. Chỉ có các biến cố mới có chức năng ấy.

Ở hải ngoại, chỉ có hai loại biến cố có khả năng nhắc nhở chúng ta là người Việt. Một loại có tính chất bất thường, bao gồm một số biến cố chính trị lớn bùng nổ ở Việt Nam hoặc những chính sách mang màu sắc kỳ thị mà người Việt trực tiếp là nạn nhân ở ngay chính quốc gia họ đang sống. Loại này, do tính chất bất thường, chúng ta tạm thời gác lại. Một loại khác có tính chất bình thường, một sinh hoạt thuộc truyền thống: Đó là ngày Tết. Chỉ là ngày Tết.

Vâng, chỉ có Tết mới đẩy chúng ta ngược về gốc rễ của mình, làm chúng ta cảm nhận sâu sắc mình là người Việt. Là người Việt ở tận đáy tâm thức sâu xa của chúng ta. Là người Việt trọn vẹn và đúng nghĩa.

Ngày thường, mỗi người trong chúng ta có thể là Việt Nam. Nhưng chỉ với tư cách cá nhân. Chỉ trong ngày Tết, cái gọi là Việt Nam ấy mới có độ rộng của cả một cộng đồng và mới có độ dày của truyền thống và của lịch sử. Chúng ta là Việt Nam từ gót chân lên đỉnh đầu chứ không phải chỉ ở màu da hay ở cái miệng biết nói được tiếng Việt, đồng thời chúng ta là người Việt Nam giữa vô số những người Việt Nam khác. Trong ý nghĩa này, Tết là cơ hội, hầu như duy nhất trong năm, vừa củng cố gốc rễ mỗi người vừa đoàn kết mọi người trong một ký ức chung. Những ngày lễ khác có thể củng cố gốc rễ nhưng lại phân hóa theo những kỷ niệm và kinh nghiệm khác nhau (ví dụ ngày 30/7 hay ngày Quốc khánh trước và sau 1975…)

Hai tác dụng vừa nêu của ngày Tết (củng cố gốc rễ để mỗi người tự cảm nhận sâu sắc về sự kiện mình là người Việt Nam và ý thức mình là người Việt Nam giữa hàng chục triệu người Việt Nam khác) vừa có ý nghĩa văn hóa vừa có ý nghĩa chính trị. Trong hoàn cảnh lưu vong, sống ở nước ngoài, ý nghĩa chính trị nổi bật hơn ý nghĩa văn hóa.

Ở trong nước, làm-người-Việt-Nam là điều tự nhiên, làm người tự do là một lựa chọn chính trị; ở ngoài nước, làm người tự do là điều tự nhiên, làm-người-Việt-Nam lại là một lựa chọn đầy màu sắc chính trị. Bình thường, sự lựa chọn ấy có tính chất tự phát, từ vô thức, nên ít được để ý. Chính ngày Tết nguyên đán biến sự lựa chọn ấy thành một hành động có tính chất tự giác, thuộc phạm trù ý thức.

Nói Tết, với người Việt Nam ở hải ngoại, có ý nghĩa chính trị là vì thế.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tu viện Tây Tạng công khai mừng đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi




Theo VOA-20.02.2015
Trong một hành động táo bạo thể hiện lòng trung thành và kính trọng đối với đức Đạt Lai Lạt Ma, một tu viện Tây Tạng ở miền đông tỉnh Tứ Xuyên đã tổ chức các buổi lễ công khai để mừng ngài 80 tuổi vào ngày đầu năm mới của Tây Tạng.

Tại thị trấn Amdo Ngaba, hơn 3.000 người đã đến để dâng những chiếc khăn choàng cầu nguyện lên bức chân dung bằng kích thước thật của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, với những chiếc cờ đầy những lời cầu nguyện tung lên đầy bầu trời tu viện Sergon Thubten Chokle Namgyal Ling.

Tập quán mừng thọ một người 80 tuổi được gọi là Kyarton là một tập tục cổ truyền trong vùng Amdo, chủ yếu dân số là người Tây Tạng.

Mừng đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi đã được nhiều người dự liệu trong những năm gần đây. Các nghi thức và lễ mừng được lên kế hoạch trên khắp thế giới, nhưng không ở Tây Tạng, nơi chính phủ Trung Quốc buộc người dân Tây Tạng từ bỏ sự ủng hộ ngàì từ hơn 2 thập niên qua.

Lễ mừng công khai táo bạo một cách đáng ngạc nhiên tại tu viện này diễn ra giữa lúc an ninh được tăng cường nghiêm ngặt trong vùng trong những ngày trước Tết Tây Tạng. Một số người Tây Tạng e sợ rằng tu viện có thể sẽ bị chính quyền trả thù khi ngày lễ Tết đã qua.

Ấn Độ thông qua kế hoạch 8 tỉ đôla đóng tàu chiến đối trọng với TQ

Tàu thuyền của Hải quân Ấn Độ tại xưởng đóng tàu hải quân ở Mumbai.
Tàu thuyền của Hải quân Ấn Độ tại xưởng đóng tàu hải quân ở Mumbai.
Theo VOA-19.02.2015
Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch trị giá 8 tỉ đô la xây dựng 7 tàu chiến nhằm đối trọng với thái độ lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực.

AFP ngày 19/2 dẫn nguồn tin từ một giới chức quốc phòng Ấn cho biết hành động này được xem là một phương thức thu hẹp khoảng cách giữa Ấn với các hệ thống chiến tranh hải quân tân tiến của Trung Quốc và cùng lúc đẩy mạnh phát triển thiết bị quốc phòng nội địa.

Ấn Độ giáp ranh với Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch nhiều tỷ đô la nâng cấp các thiết bị quân sự đã lỗi thời cũng như vừa tháo dỡ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào ngành quốc phòng.

Giới chức quốc phòng Ấn cho biết ủy ban về an ninh của nội các nứơc này chấp thuận đề nghị đóng mới 4 tàu chiến tại Mumbai và 3 chiếc còn lại sẽ được xây dựng ở Kolkata.

Các tàu chiến này theo dự kiến sẽ được trang bị công nghệ hiện đại, khó bị phát hiện bởi radar và hệ thống theo dõi của kẻ thù.

Báo Times of India cho hay ủy ban an ninh thuộc nội các Ấn Độ trong cuộc họp đầu tuần này cũng đã bật đèn xanh cho dự án 8 tỷ đô la dành cho 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc bị tố cáo đang tìm cách phát triển các cơ sở xung quanh Ấn Độ Dương trong sách lược đối phó với sự trỗi dậy của Ấn Độ và bảo đảm các lợi ích kinh tế.

Sự xuất hiện của 2 tàu ngầm Trung Quốc trong vùng biển Sri Lanka cuối năm ngoái đã gây nên quan ngại đặc biệt cho Ấn Độ, nước thường xem đảo quốc Sri Lanka nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình.

Nguồn: Reuters, Bloomberg

Đại sứ các nước đua nhau chúc Tết, tránh vấn đề nhạy cảm

Nhân viên đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội làm video clip chúc mừng năm mới Ất Mùi.
Nhân viên đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội làm video clip chúc mừng năm mới Ất Mùi.
VOA Tiếng Việt
19.02.2015
Nhiều đại diện ngoại giao của các quốc gia tại Hà Nội năm nay đã sử dụng truyền thông xã hội để truyền tải lời chúc tới người dân địa phương nhân dịp Tết Ất Mùi, nhưng một số nhà quan sát cho rằng các đoạn video này thiếu vắng những thông điệp ẩn ý về những điều Việt Nam cần phải cải thiện trong năm mới.

Trong đoạn video dài gần 2 phút, mở đầu bằng cảnh hoa đào và những âm thanh đường phố, ông Ted Osius cho biết đây là lần đầu tiên ông đón Tết ở Việt Nam trên cương vị Đại sứ Mỹ.

Nói hoàn toàn bằng tiếng Việt, nhà ngoại giao kỳ cựu cho biết ông và các thành viên trong gia đình mình thích không khí “rộn ràng khắp nơi” trong những tuần giáp Tết.

Ông cho biết gia đình ông cũng đã đi lễ chùa và đi chợ Tết cũng như học nấu những món ngon để mời khách tới thăm nhà. Đại sứ Hoa Kỳ cũng ra Hồ Tây để thả cá, “đưa ông Táo bay lên trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về cuộc sống của chúng ta”.
"Cũng như các bạn, nhà tôi đón Tết với hoa đào và cây quất, rất đẹp và ấm cúng. Trong không khí Tết này, tôi và gia đình vui mừng chúc mừng năm mới Ất Mùi. Chúc các bạn một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công."-Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.
Đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở Việt Nam nói thêm: “Cũng như các bạn, nhà tôi đón Tết với hoa đào và cây quất, rất đẹp và ấm cúng. Trong không khí Tết này, tôi và gia đình vui mừng chúc mừng năm mới Ất Mùi. Chúc các bạn một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công”.

2015 được coi là năm quan trọng trong mối bang giao Hà Nội – Washington khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng ông Osius không nhắc tới chủ đề này trong đoạn video về năm mới.

Trong khi đó, Đại sứ Đức tại Việt Nam Jutta Frasch đã nhấn mạnh tới việc 2015 là năm đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, đồng thời kêu gọi người dân địa phường cùng tham gia vào các hoạt động nhân sự kiện này.

Nữ đại sứ cũng không quên gửi lời chúc mừng đầu năm: “Tôi xin chúc các bạn một cái Tết vui vẻ và đầm ấm bên gia đình cũng như một năm mới Ất Mùi dồi dào sức khỏe và thành công”.

Ngoài ra, Đại sứ quán Đức cũng cho đăng tải cảm nhận của các nhân viên ngoại giao khác nhau về dịp Tết.

Thiết lập ngoại giao

Không như Hoa Kỳ và Đức, Thụy Điển kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 2014.

Bà đại sứ Camilla Mellander nói tới “năm đặc biệt” này ngay trong phần đầu đoạn video mở đầu bằng bài hát “Happy New Year” do ban nhạc lừng danh của Thụy Điển “Abba” trình bày.

Bà cho biết có không dưới 30 sự kiện đã được tổ chức nhân dịp này tại cả Việt Nam lẫn Thụy Điển. Nữ đại sứ cũng gửi lời chúc “sức khỏe, thịnh vượng, may mắn và nhiều yêu thương” tới người Việt.
"Và là đối tác chiến lược, tôi rất phấn khởi khi thấy quan hệ của chúng ta đang được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng, từ giáo dục tới quốc phòng, khoa học, sáng tạo."-Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Anh, Hugo Swire, nói.
Đại sứ quán một quốc gia châu Âu khác, Anh Quốc, cũng công bố một đoạn video chúc mừng năm mới của một quan chức nước này là Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Anh, ông Hugo Swire.

Nhà ngoại giao này nói rằng những người sinh năm Mùi thường có “tính nghệ sĩ” và “được trời phú cho một khả năng sáng tạo tuyệt vời”, và ông nhận thấy đặc tính đó “trong mối quan hệ mạnh mẽ và sống động giữa người dân hai nước”.

Ông nói thêm: “Và là đối tác chiến lược, tôi rất phấn khởi khi thấy quan hệ của chúng ta đang được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng, từ giáo dục tới quốc phòng, khoa học, sáng tạo”.

Ông Swire cũng bày tỏ hy vọng sớm tới thăm Việt Nam trong tương lai để chứng kiến “sự phát triển của một số quan hệ đối tác sáng tạo đó”.

Trong khi nhiều người cho rằng các thông điệp về năm mới không nên quá nặng về chính trị, một số nhà quan sát nói rằng các đoạn video đều thiếu những lời chúc thâm thúy về những vấn đề bị coi là nhạy cảm mà các quốc gia trên từng lên tiếng chỉ trích Việt Nam như nhân quyền hay các quyền tự do cơ bản khác.

Tản mạn phong thủy lý số năm Ất Mùi

Thanh Trúc, phóng viên RFA2015-02-19
Tết Ất Mùi
Tết Ất Mùi-RFA files
Ngựa đã lui gót đường xa và dê vừa hân hoan về trước ngõ, kính gởi một mùa xuân đẹp như hoa bưởi hoa cau đến từng gia đình từng quí vị hôm nay, mồng Một Tết Ất Mùi.
Đầu xuân, nên chăng như mọi năm là cùng mua vui với lời bàn của các nhà tướng số hoặc các nhà phong thủy, để xem năm Ất Mùi này lành dữ thế nào?
Nữ chiêm tinh gia Thiên Anh
Đối với nữ chiêm tinh gia Thiên Anh ở California, năm Ất Mùi lành ít dữ nhiều vì thế có nhiều việc quan trọng cần phải thực hiện:
Cái quan trọng thứ nhất phải hướng về tâm linh, phải cầu nguyện ơn trên. Cái quan trọng thứ hai là phải bớt sát sinh lại, và cái quan trọng thứ ba là thương yêu, tha thứ, làm phước. Hướng về tâm linh, sống đạo đức để thoát đại nạn, bịnh tật, chiến tranh, gia đình xào xáo. Nếu không biết yêu thương, nhịn nhục, chịu đựng, tha thứ , làm phước thì đương nhiên từ trong gia đình xảy ra nhiều biến cố không có lợi.
Nhưng không phải người nào cầm tinh con dê đều gặp xui trong năm Ất Mùi này, chiêm tinh gia Thiên Anh nói tiếp:
Không thể nói ai tuổi Mùi cũng xui, không có đâu, trừ ra phước đức người ta, còn không có phước đức, không làm tốt, không cầu nguyện ơn trên thì không phải năm tuổi cũng xui nữa đó.
Cái quan trọng thứ nhất phải hướng về tâm linh, phải cầu nguyện ơn trên. Cái quan trọng thứ hai là phải bớt sát sinh lại, và cái quan trọng thứ ba là thương yêu, tha thứ, làm phước. Hướng về tâm linh, sống đạo đức để thoát đại nạn, bịnh tật, chiến tranh, gia đình xào xáo
Chiêm tinh gia Thiên Anh
Năm nay thuộc về Kim thành ra mạng Mộc, Tùng Bá Mộc, người mạng Mộc phải lái xe cẩn thận. Năm nay người mạng Mộc xui nhiều lắm. Vấn đề xông đất, năm nay trong gia đình mà người nào mạng Thủy thì đi ra đi vô xông đất chứ đừng để người khác xông. Trong gia đình người mạng Thủy xông đất là tốt nhất.
Người tuổi Ất Mùi năm nay nên xuất hành thí dụ đạo Phật nên đi chùa, đạo Công giáo nên đi nhà thờ . Đó là hướng xuất hành khôn ngoan và thông minh nhất, còn chuyện xuất hành hướng nào không quan trọng. Về sao thì mình phải tin là sao Kế Đô rất là xấu, sao Thái Bạch là tán gia bại sản, cẩn thận coi chừng mất của, cái này là có thật đó.
Nhà phong thủy Phạm Đình Mai
Tạm biệt nữ chiêm tinh gia Thiên Anh, Thanh Trúc mời quí vị ghé qua văn phòng nhà phong thủy Phạm Đình Mai cũng ở vùng Cali nắng ấm. Ngoài phong thủy được học từ thân phụ, sau này ông Phạm Đình Mai còn chuyên tâm nghiên cứu thêm về địa lý và tử vi.
Bao giờ chẳng vậy, ông Phạm Đình Mai quả quyết, Tết nhất cũng là dịp cho mình ăn cơm mới mà nói chuyện cũ, đặc biệt năm con dê thì:
Năm Quí Mùi 1943 Nhật chiếm toàn cõi Đông Dương Việt Miên Lào.
Năm Ất Mùi trong lịch sử Việt Nam có nhiều biến cố lắm. Khi tổng thống Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh và sáng lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa là năm 1955 là năm Ất Mùi.
Rồi nền Đệ Nhị Cộng Hòa khai sinh năm 1967 là năm Đinh Mùi. Năm 1965 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, năm Đinh Mùi 1967 thì nền Đệ Nhị Cộng Hòa cũng có nhiều biến chuyển. Năm ’67 mặc dầu chiến cuộc nổ ra nhưng dân chúng miền Nam vẫn có tự do bầu cử cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa 1967 là năm Đinh Mùi.
Rồi có những chuyện như Tân Mùi 1991 Liên Bang Xô Viết tan rã. Thành ra mình thấy những cái mốc lịch sử của năm Mùi với những biến chuyển như vậy, tôi chỉ nhớ được bao nhiêu đó thôi.
Còn giờ tốt Hoàng Đạo tức là từ 23 giờ 01 phút tối ngày 30, tức là tối thứ Tư, cho đến 1giờ sáng rạng mồng Một Tết là rạng ngày thứ Năm. Giờ Hoàng Đạo là giờ tốt nhất cho mình xuất hành.
nhà phong thủy Phạm Đình Mai
Đó là đôi nét về lịch sử những năm Mùi, còn về cá nhân người tuổi Mùi thì sao, thầy Phạm Đình Mai phán tiếp:
Mình cứ hiểu khi tới năm tuổi thì nó có cái gì đó. Ví dụ như năm 13 tuổi cũng năm Mùi, năm 25 tuổi cũng năm Mùi, năm 37 tuổi cũng năm Mùi, năm 49 tuổi cũng năm Mùi và năm nay những người sinh năm Ất Mùi là 61 tuổi . Nếu nói chung chung thì năm nay người đàn ông Ất Mùi sẽ bị sao gì đó, đàn bà thì bị cái sao gì đó. Nhưng cái sao đó chỉ nói chung chung cho tất cả mọi người chứ không nói chi tiết về cuộc đời của người đó. Tại vì cuộc đời người đó không phải thể hiện vào năm không mà nó còn tháng, ngày, giờ sinh nữa. Thành ra số tử vi tổng hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau, không thể dùng năm Ất Mùi không thể căn cứ vào đó mà nói chung chung được.
Thế ông nghĩ sao về điều nhân gian thường nói “Thìn Tuất Sửu Mùi” tứ hành xung chẳng hạn, nên hay không nên tin rằng có kiêng thì có lành. Thầy Phạm Đình Mai giải thích:
“Thìn Tuất Sửu Mùi” là tứ hành xung thì lấy nhau không được, hay là “Tí Ngọ Mẹo Dậu” thì xung khắc nhau, “Dần Thân Tị Hợi” là xung khắc nhau. Đó là nhân gian người ta nói vậy nhưng không chứng minh được là đúng, hoàn toàn không có chứng minh là đúng như vậy. Cũng như nói năm nay năm Mùi mà mình tuổi Mùi thì “Hợi Mão Mùi” là tam hạp thì sẽ tốt nhưng cũng không có cách chứng minh tam hạp là đúng. Hoàn toàn không có chuyện đó mà cũng hoàn toàn không có tứ hành xung, chuyện đó là dân gian truyền khẩu thôi.
Về mặt lý số, năm Ất Mùi là hành Kim, nếu muốn tạo may mắn cho mình thì hãy chọn hướng xuất hành nhé:
Nếu bây giờ nói một cách vui vẹ là muốn năm này trúng số thì mình nghinh Tài Thần. Không phải tuổi Mùi mà chung tất cả mọi người, nên đi hướng chính Đông là mình đi nghinh Tài Thần.
Hay là năm nay mình muốn có Hỉ Thần, ví dụ trong nhà có đứa con đứa cháu chưa lấy chồng lấy vợ có nghĩa là mình muốn có hỉ sự trong gia đình, thì mình nên chọn hướng Tây Nam để mà nghinh Hỉ Thần. Còn giờ tốt Hoàng Đạo tức là từ 23 giờ 01 phút tối ngày 30, tức là tối thứ Tư, cho đến 1giờ sáng rạngmồng Một Tết là rạng ngày thứ Năm. Giờ Hoàng Đạo là giờ tốt nhất cho mình xuất hành. Đó là chung cho tất cả mọi người chứ không phải riêng tuổi Ất Mùi đâu.
Ông Nguyễn Cung Thông
Đó là nhà phong thủy Phạm Đình Mai với những lời bàn năm Ất Mùi nặng tính triết lý phương Đông. Bây giờ, cho phép Thanh Trúc mời quí vị đi xa hơn, qua tận Melbourne bên Australia, gặp ông Nguyễn Cung Thông, một người thích nghiên cứu về Thập Can và Thập Nhị Chi đối với 12 con giáp trong tử vi Đông Phương:
Thập Can tức là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, K,ỷ Canh, Tân, Nhâm, Quí. Thập Nhị Chi tức là Tí, Sửu, Dàn, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ráp Thập Can với Thập Nhị Chi thành ra sau Giáp Ngọ là Át Mùi. Biểu trưng cho năm Ất Mùi là con dê, tiếng Việt mình vẫn duy trì âm cổ của nó cũng như một số ngôn ngữ ở miền Nam Trung Quốc. Điều này làm mình phải suy nghĩ lại là cái tên 12 con giáp này có lẽ một lần nữa xuất phát từ phương Nam hơn là từ Trung Quốc.
Tản mạn về năm Mùi, nhất là năm Ất Mùi này mà có liên quan đến tình hình đất nước, ông Nguyễn Cung Thông diễn giải một câu nói của người xưa:
Tại vì Mùi tiếng Hán là Dương , con dê, có câu “Thập Dương Cửu Mục” tức là 10 con dê mà 9 người chăn, ý nói quan thì nhiều mà dân thì ít. Có lẽ câu này nói ra một hiện tượng đáng suy nghĩ là trong một xã hội mà ai cũng làm quan muốn tính chuyện riêng tư của mình trong đó, còn người đi làm thì lại ít. Về đất nước Việt Nam thì tôi nghĩ xã hội nào cũng có những người lãnh đạo những người chỉ huy, chỉ hy vọng năm Ất Mùi này, hiểu từ câu xa xưa người ta nói “Thập Dương Cửu Mục” thì nên tránh chỉ huy nhiều mà bỏ tay ra làm việc, cố gắng làm việc thay vì ngồi đó mà chỉ tay năm ngón và muốn hốt vào thôi thì xã hội đó chắc là nguy hiểm lắm chứ không tốt lành gì.
Năm nay tuổi Mùi tôi nghĩ những ước mong những ước vọng một lần nữa phải hiểu những điều mình muốn càng khó bao nhiêu mà cố gắng kiên nhẫn thì mình sẽ đạt được chứ đừng có đi đường tắt. Đi tắt, đi ăn hối lộ hay đi ăn cướp thì cái đó sẽ gây trục trặc rối rắm cho riêng mình
ông Nguyễn Cung Thông
Được hỏi là người ai mà chẳng thích cầu tài, cầu phúc và cầu lộc trong năm mới, và có phải cứ thành tâm cầu xin là được, ông Nguyễn Cung Thông lại trích dẫn lời tiền nhân:
Có một câu nói rất cổ là “Dương Mao Xuất Tại Dương Thân Thượng” tức là lông dê lấy từ mình dê, hàm ý cái gì cũng có một giá phải trả hết. Như vậy năm nay năm con dê tôi nghĩ mình phải hiểu được điều mình muốn làm và phải bỏ công ra, càng khó bao nhiêu càng phải bỏ nhiều công sức ra thì mới đạt được. Năm nay tuổi Mùi tôi nghĩ những ước mong những ước vọng một lần nữa phải hiểu những điều mình muốn càng khó bao nhiêu mà cố gắng kiên nhẫn thì mình sẽ đạt được chứ đừng có đi đường tắt. Đi tắt, đi ăn hối lộ hay đi ăn cướp thì cái đó sẽ gây trục trặc rối rắm cho riêng mình.
Điểm thú vị trong câu chuyện lành dữ đầu năm Ất Mùi mà Thanh Trúc tìm thấy là ba vị lên tiếng hôm nay chừng như gặp nhau tại một mẫu số chung, tuy đức năng thắng số nhưng đừng quên một điều quan trọng không kém là người ta có thể cải đổi số mạng của mình nếu muốn:
Dẫn lời nhà phong thủy lý số Phạm Đình Mai:
Tất cả mọi người đều có thể sửa đổi số mệnh của mình. Sửa đổi thế nào thì trước hết sửa đổi con người của mình, tôn trọng sự sống của tất cả mọi người, có khi còn đi tới chỗ tôn trọng sự sống của con vật.
Ở Việt Nam chẳng hạn, mình không dám phê bình nhưng mình thấy một người đi ăn trộm con chó thì một tập thể đánh chết người ăn trộm chó đó. Công an tới thì tập thể đứng ra mười mấy người, nhận là tôi có đánh chết người đó, làm như đó là một sự hãnh diện. Nhưng nghĩ cho cùng người ăn trộm chó chỉ vì miếng ăn mà chết, những người đánh kẻ ăn trộm chó cũng vì miếng ăn mà giết một mạng người. Như vậy thì tánh mạng con người thua con chó?
Thành bây giờ trước thềm năm mới mình đừng để chuyện đó xảy ra nữa. Đó là hình thức sửa đổi, đó là hành tu.
Thanh Trúc vừa cống hiến quí vị câu chuyện tản mạn phong thủy lý số năm Ất Mùi, gọi là “mua vui cũng được một vài trống canh” Phải không.

Thị Trường Phá Chính Trường

Gia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA2015-02-18
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa- Files photos
Tuần qua, báo chí chuyên đề về tài chính của quốc tế lại nói đến khó khăn của lãnh đạo kinh tế Trung Quốc vì nguy cơ giảm phát và sức ép trên giá trị của đồng Nhân dân tệ Renminbi. Nhiều trung tâm nghiên cứu còn dự báo là Bắc Kinh sẽ phải bất ngờ phá giá đồng bạc chứ không thể duy trì tỷ giá với đồng đô la Mỹ như hiện nay. Sử thể ấy là thế nào? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Xin quý thính giả theo dõi cách nêu vấn đề của Gia Minh.
Gia Minh: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, phát đi từ Hong Kong, hệ thống thông tin tài chính MarketWatch tại Hoa Kỳ có bài nhận định vào chiều Thứ Hai rằng ngược với chủ trương chính thức, Bắc Kinh có thể bất ngờ phá giá đồng bạc vì sức ép quá nặng trên đồng Nhân dân tệ Renminbi hay đồng Nguyên của họ. Thường xuyên theo dõi những tin tức này, ông nghĩ sao về nhận định nói trên?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng vào những ngày đầu tiên của năm Ất Mùi này, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều biến động thật ra được báo trước từ lâu mà nhiều người không để ý. Mình sẽ phải lần lượt đi vào bối cảnh của sự việc thì may ra có thể hiểu và dự báo được tình hình.
- Trước hết, ta nên liên tưởng đến thành ngữ, là "Chẳng nên tin vào điều gì cho đến khi Bắc Kinh phủ nhận!" Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là không làm thì họ sẽ làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá đồng bạc so với tiền Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện này.
- Thứ hai, thế giới lầm tưởng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, gọi là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, People's Bank of China, là định chế có ít nhiều thẩm quyền về chính sách dù chưa được độc lập với Chính phủ như các Ngân hàng Trung ương tiên tiến khác. Điều ấy sai. Định chế này không độc lập, cũng chẳng nằm trong hệ thống chính phủ mà là công cụ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tin tức, phát biểu hay tín hiệu họ đưa ra thị trường đều có dụng ý chính trị, sau đó mới nhắm vào việc gây tác động cho thị trường.
- Thí dụ như từ ba năm nay, ta nghe báo chí quốc tế ca ngợi Thống đốc Chu Tiểu Xuyên là người tài ba nên được lưu dung sau Đại hội 18 dù không được vào Trung ương đảng. Ông ta am hiểu thị trường quốc tế và được quốc tế biết tới nên ngồi lại ở vị trí đó để thuyết phục hoặc đánh lừa thế giới về tính chất chuyên nghiệp và nỗ lực cải cách của xứ này. Khi tìm hiểu hay dự đoán là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ làm gì thì nhiều khi ta chỉ thấy cái ngọn, như ở trên sân khấu, chứ khó thấy bàn tay của các đạo diễn sau hậu trường. Sau cùng, chuyện đáng nói ở đây là ta nên chờ đợi cái hậu trường đó có loạn và cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc" sẽ là cái bóng vỡ.
"Chẳng nên tin vào điều gì cho đến khi Bắc Kinh phủ nhận!" Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là không làm thì họ sẽ làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá đồng bạc so với tiền Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện này
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Thính giả của chúng ta đã quen với cách nêu vấn đề rất đặc biệt của ông, nên xin ông đi từng bước trong chuỗi phân tích này để hiểu ra thế nào là "hậu trường có loạn".
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng rất lớn lao và sâu xa là từng bước đưa Trung Quốc lên hàng siêu cường, không phải là bằng mà sẽ còn vượt Hoa Kỳ về mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự. Thời khoảng chạy đua và vượt mặt này là nhiều thập niên chứ chẳng là dăm ba năm. Trong khi đó, các nước dân chủ thì hai ba năm lại có bầu cử và yêu cầu tranh cử khiến họ có thể thay đổi chính sách hàng năm để được lòng dân. Còn doanh nghiệp quốc tế thì tính toán kinh doanh theo từng quý, là mỗi ba tháng, và truyền thông thì bắt tin hàng ngày, hàng giờ nên tác động ngược vào thị trường. Khác biệt về thời gian đó là điều phải chú ý, cho nên chương trình chuyên đề của chúng ta thường khởi sự với phần bối cảnh để ta thấy ra toàn cảnh.
- Một thí dụ cụ thể ở đây là Bắc Kinh muốn đồng Nguyên sẽ thành ngoại tệ giao hoán cũng có giá trị như đồng Mỹ kim và khi Trung Quốc lên hàng lãnh đạo thế giới thì đồng bạc sẽ là số một. Giữa cơn mê đó thì họ phải phá giá đồng bạc vì bị đứt neo khi tiền Mỹ lên giá.
Gia Minh: Hình như ông ám chỉ hai chuyện, thứ nhất là thực tế, thứ hai là ấn tượng. Thực tế thì lãnh đạo Bắc Kinh có tầm nhìn xa là vài chục năm và có tham vọng rất cao là dẫn đầu thế giới. Trong khi người ta lại có ấn tượng là thị trường thế giới và chính trường của các nước dân chủ lại chú trọng đến yếu tố ngắn hạn. Phải chăng vì vậy mà ta không nên chạy theo tin ngắn hạn mà nhìn vào trường kỳ? Nếu như vậy, chuyện Bắc Kinh phá giá sẽ là gì? Xa hơn thế, làm sao Trung Quốc có thể trở thành số một nếu họ bị nguy cơ giảm phát khi đang cần cải cách?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ở đây, ta có hai ba chuyện cần nhắc lại cho thính giả.
- Xuất phát từ lịch sử và mặc cảm lụn bại của vài trăm năm qua, lãnh đạo Trung Quốc vẫn duy trì tinh thần tôi xin tạm gọi là "đấu tranh". Họ tính toán về kinh tế, chính trị hay quân sự theo kiểu đấu tranh, dù cả thế giới và nhất là các nước có tự do dân chủ thì sống và suy nghĩ theo kiểu làm sao có hòa bình và thịnh vượng cho người dân được hưởng. Về thế giới quan thì như vậy.
- Về chiến lược thì sau nhiều thế kỷ lạc hậu, Trung Quốc mới chỉ bước vào thời phát triển theo chủ trương "trọng thương" hay mercantilism của Âu Châu từ thế kỷ 16-18. Tức là nhà nước giữ vị trí chủ chốt, lấy thương mại và tiền tài làm sức đẩy cho thế lực quốc gia. Với tinh thần đấu tranh thì đấy là chính sách gọi là "lý tài", nhà nước nắm tiền và làm gì thì cũng chỉ nghĩ đến tiền, tưởng là nhờ đó vận dụng được mọi chuyện và mọi người nhờ độc tài chính trị. Nhưng nay đường lối trọng thương nay lâm vào bế tắc và phải chuyển hướng mà óc lý tài của ách độc tài tất đẻ ra tham nhũng. Bây giờ, nạn tham nhũng cản trở việc chuyển hướng!
Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước, với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán bộ
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Trong khi đó lái có thực tế kia. Chủ nghĩa tư bản và nguyên tắc dân chủ có đặc tính tuyệt vời là thường xuyên thay đổi. Chẳng có gì là vĩnh cửu mà mọi thắng bại hay lời lỗ đều chỉ là tạm thời. Đại tổ hợp kinh doanh vẫn có thể tiêu vong và thay thế bởi doanh nghiệp mới, anh hùng dân tộc gì thì vẫn có thể thất cử đi về. Ngày nay, ta đang chứng kiến sự va chạm, thậm chí xung đột, giữa hai quan điểm đó của thế giới, với kết quả là nạn giảm phát và phá giá bên Tầu!
Gia Minh: Ông trình bày sự việc kinh tế cũng hấp dẫn như truyện trinh thám vậy! Thưa ông, về cụ thể thì sự việc diễn tiến ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước, với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán bộ, mà ngược đãi người dân và giới tiết kiệm vì tiền lãi quá thấp. Nhà nước có vẻ giàu mạnh mà tham nhũng còn giàu mạnh hơn nên mởi cản trở nỗ lực cải cách và chuyển hướng qua tiêu thụ với tác động lớn hơn của quy luật thị trường thay vì nghị quyết của nhà nước. Nay muốn cải cách kinh tế thì phải diệt trừ tham nhũng, tức là đánh vào bộ máy nhân sự đang điều hành kinh tế.
- Khi lãnh đạo Trung Quốc còn phân vân với hậu quả của nạn duy ý chí thì thị trường bên ngoài đã có xoay chuyển lớn, là nhiều nước phải ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế nên lảm giảm tỷ giá của đồng bạc theo lối người ta gọi là "trận chiến về ngoại tệ". Trong khi đó, Mỹ kim lại tăng giá vùn vụt mà vì muốn đồng Nguyên trở thành ngoại tệ mạnh, Bắc Kinh có chính sách ngoại hối là giàng đồng bạc vào tiền Mỹ. Khi đô la lên giá, các ngoại tệ khác sụt giá mà đồng Nguyên lại tăng giá theo Mỹ kim thì Trung Quốc mắc kẹt vì khó cạnh tranh được với các xứ khác.
- Hai áp lực trái chiều trong bối cảnh tham nhũng dẫn đến hiện tượng tẩu tán tài sản. Các đại gia làm giàu nhờ nền kinh tế trọng thương, thực chất là bóc lột, muốn rút tiền ra ngoài cho an toàn về tài chính lẫn chính trị, trước khi bị truy tố vì tham nhũng. Phương pháp của họ có thể là đẩy tiền qua Macao và rửa tiền nhờ các sòng bạc, hoặc nguy trang thành đầu tư ra nước ngoài. Còn bãi đáp của họ là các thị trường Mỹ, Anh, Úc. Lãnh đạo Bắc Kinh có thấy và muốn chặn dòng tiền này bằng cách kiểm soát chuyển ngân và nền kinh tế đầy tính chất đầu cơ mà tôi gọi là "tư bản sòng bạc" đang canh cửa các sòng bạc của Macao.
Gia Minh: Nhưng ông giải thích thế nào về sự kiện là Tháng Giêng vừa qua, kinh tế xứ này nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn nhiều hơn trước?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dù có chính xác, là chuyện đáng ngờ, thì Thống kê của một tháng từ Bộ Thương Mãi Bắc Kinh không có giá trị tiêu biểu cao cho những chuyển động trường kỳ. Đã vậy, từ mấy năm nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước được lệnh thành lập ra doanh nghiệp quốc tế và đầu tư ra ngoài để xây dựng ảnh hưởng và bảo đảm nguồn tiếp liệu cho kinh tế Trung Quốc. Nay các doanh nghiệp ấy có thể đầu tư vào khu vực dịch vụ bên trong để vớt lấy mẻ chót khi kinh tế chuyển hướng từ đầu tư qua tiêu thụ và từ chế biến qua dịch vụ.
Bắc Kinh có thể tung tiền bán đô la và mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi phải phá giá. Họ cũng có thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế. Nhưng càng làm như vậy là các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra ngoài
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nhưng thực tế cứng đầu vẫn là thế này: Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, từ các cơ chế hữu trách về cải cách kinh tế và chính sách ngoại hối muốn duy trì một tỷ giá nhất định của đồng bạc so với đô la, tức là không muốn phá giá đồng Nguyên với một tỷ giá thấp hơn hiện nay. Trong khi đó, vì sức ép của thị trường bên ngoài qua hiện tượng gọi là "trận chiến ngoại tệ" và vì yêu cầu bơm tiền kích thích kinh tế khi cho giảm mức dự trữ pháp định như họ vừa quyết định, lại dẫn tới hậu quả là đồng Nguyên bị mất thực giá, nghĩa là cái neo giàng đồng bạc vào đô la bị kéo quá căng. Và có thể bứt.
Gia Minh: Bắc Kinh hiện có khối dự trữ ngoại tệ trị giá gần một ngàn bốn trăm tỷ đô la và lãi suất của họ vẫn còn ở khoảng 6,5% trước khi đụng tới số không như nhiều nước khác. Thưa ông, với nguồn vốn về ngoại tệ và chính sách tín dụng thì liệu họ có cầm cự được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi của ông rất hay. Bắc Kinh có thể tung tiền bán đô la và mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi phải phá giá. Họ cũng có thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế. Nhưng càng làm như vậy là các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra ngoài. Cũng như càng giăng lưới bắt tham nhũng từ ruồi đến cọp thì càng gây xáo trộn kinh tế và càng khiến những kẻ có tiền tìm cách tẩu tán tài sản. Sẽ có ngày mà đảng thấy không thể cưỡng nổi sức ép của thị trường thì phải quyết định phá giá dù ngay hôm trước Ngân hàng Trung ương tại Bắc Kinh cứ bảo rằng không!
- Chúng ta có thể thấy tái diễn một vụ khủng hoảng ngoại hối và tài chính dẫn tới khủng hoảng kimh tế như trong các năm 1997-1998, nhưng lần này thì với tầm vóc vĩ đại của Trung Quốc. Kết luận ở đây là thị trường đang đe dọa chính trường của một xứ độc tái, chuyện này đã từng xảy ra và Trung Quốc không là ngoại lệ!
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này.

Lao động Việt tại Malaysia bị hạn chế đi lại ngày Tết

Tường An, thông tín viên RFA, Paris2015-02-19
Một buổi đi chơi dã ngoại của công ty dệt PEN fabrik (Penang, Malaysia)
Một buổi đi chơi dã ngoại của công ty dệt PEN fabrik (Penang, Malaysia)-Photo Tuong An
Trong khi mọi người nô nức đón Tết, tổ chức vui Xuân khắp nơi thì một số công nhân Việt Nam đang lao động tại công ty RK South Asia ( Malaysia ) lại bị ngăn cấm đi chơi xa.
Ngăn cấm đi chơi xa
Sau một năm làm việc vất vả, ngày Tết là cơ hội để anh em công nhân có dịp nghĩ ngơi và đi chơi xa, thế nhưng công ty RK South Asia có cơ sở tại Penang, Malaysia  không cho phép công nhân đi  ra khỏi đảo Penang.  Một công nhân tên Nguyệt nói :
« Thí dụ như ngày Tết, ngày nghĩ, tụi em có muốn đi chơi xa thì tụi em cũng muốn có một cái giấy thông hành để tụi em và các bạn đi chơi với các anh các chị, cứ mỗi lần đi xa thì có vài trường hợp xin (giấy thông hành . RFA)  nhưng boss (chủ) không cho »
Không những chỉ có ngày Tết mà trong năm, những ngày lễ ngắn ngày, hoặc những ngày nghĩ phép, công nhân muốn đi xa thăm bạn bè cũng không được, chị Phú tâm sự :
« Chủ yếu mình muốn xin đi đâu chơi chẳng hạn, ví dụ đi Kula (Kuala Lumpur, RFA) hoặc đi Johor chẳng hạn thì mình xin giấy (thông hành, RFA) mà công ty nó cũng chẳng cho đi. Tụi nó bảo đi ra ngoài bị police bắt thì nó không chịu trách nhiệm. Nó bảo thế »
Thí dụ như ngày Tết, ngày nghĩ, tụi em có muốn đi chơi xa thì tụi em cũng muốn có một cái giấy thông hành để tụi em và các bạn đi chơi với các anh các chị, cứ mỗi lần đi xa thì có vài trường hợp xin (giấy thông hành . RFA) nhưng boss (chủ) không cho
Chị Nguyệt
Rời Việt Nam, đến cổng hải quan tại phi trường Kuala Lumpur, công nhân sẽ được  một đại diện công ty hoặc môi giới Mã Lai ra đón làm thủ tục nhập cảnh. Họ giữ hộ chiếu của công nhân để làm thủ tục này. Nhưng sau đó họ không trả lại cho công nhân mà chỉ cấp cho công nhân một bản photocopy của hộ chiếu. Bản photocopy này không có giá trị đi đường, vì vậy, khi đi xa, bị cảnh sát Mã lai xét hỏi thì công nhân coi như phạm luật di trú ở Mã Lai và có thể bị bắt vào tù.
Chỉ có một số rất ít công ty ở Mã Lai cho công nhân giữ hộ chiếu, còn phần lớn các công ty khác thì họ giữ hộ chiếu công nhân và khi công nhân cần đi xa, họ sẽ cấp một loại giấy thông hành để công nhân đi xa. . Mặc dù công nhân vẫn đóng thuế levy hàng tháng (thuế levy là thuế thu nhập  đánh vào công nhân nước ngoài làm việc tại Mã Lai) Tuy nhiên, chị Nguyệt cho biết công ty này không bao giờ cấp giấy thông hành cho công nhân :
« Rõ ràng hàng năm, hàng tháng em đều đóng thuế mà mình đi lại thì vẫn không hợp pháp. Hàng tháng em vẫn đóng tiền visa 104 Ringgit, nhưng mà passport của em thi boss nó chỉ phô-tô cho em đi trong vùng Penang thôi còn qua đến bang khác thì passport của em không được phép. Công ty em thì từ trước đến giờ nó chưa cho ai một cái giấy thông hành để đi chơi cả »
Công ty RK South Asia là công ty Trung quốc, sản xuất phụ tùng dành cho xe 2 bánh như dây xích, vành xe, bánh xe… với khoảng 300 công nhân trong đó có khoảng 100 công nhân Việt Nam. Công ty này có 3 chi nhánh đặt tại Penang, một đảo nằm ở phía Bắc Malaysia.
Trong khi công ty dệt  PEN fabrik ở Penang cho công nhân giữ hộ chiếu của mình thì công ty RK South Asia cũng như phần lớn các công ty khác giữ hộ chiếu của công nhân , họ chỉ cấp cho công nhân một giấy photocopy hộ chiếu, mỗi khi công nhân muốn đi chơi xa thì công ty cấp cho giấy thông hành, tuy nhiên công ty này không cấp giấy thông hành cho công nhân ngay cả khi công nhân có nhu cầu tổ chức đi chơi xa :
« Năm ngoái có một chị tổ chức đi Genting, thì chị có lên xin boss nhưng nó không cho, cuối cùng phải bãi bỏ. Còn năm nay, nói chung mọi người muốn đi thì phải đi chui, đi nhủi thôi ! Đi trộm nó đấy. Nó không cho đi thì bọn em phải đi trộm. Có nghĩa là cứ đi may rủi thôi ! »
Đi « may, rủi »
Đi « may, rủi » có nghĩa là : nếu may mắn thì không gặp cảnh sát Mã Lai, hoặc nếu gặp thì cũng  thoát được nhờ may mắn như trường hợp chị Phú :
«  Em có người em chồng ở Johor, lần đó em lên Johor thăm, lần đấy police nó đến kiểm tra, em ngồi ở băng phía sau, police đuổi hết người xuống xe, em ngồi gần kề mấy người Tàu, nó tưởng em người Tàu nên nó không kiểm tra… »
Còn rủi ro thì sẽ bị cảnh sát Mã Lai xét giấy tờ, trong trường hợp đó thì một là chịu bị bắt vào đồn công an, hai là hối lội cảnh sát như chị Nguyệt đã gặp nhiều lần khi đi thăm chồng ở Kuala Lumpur :
Năm ngoái có một chị tổ chức đi Genting, thì chị có lên xin boss nhưng nó không cho, cuối cùng phải bãi bỏ. Còn năm nay, nói chung mọi người muốn đi thì phải đi chui, đi nhủi thôi ! Đi trộm nó đấy. Nó không cho đi thì bọn em phải đi trộm. Có nghĩa là cứ đi may rủi thôi
Một công nhân
« Hôm đó em có gặp 2 thằng cơ động, nó hỏi giấy tờ, passport của em , em cho nó xem thì nó nói passport của em không hợp lệ , không được phép đi đến vùng này . Nó bảo em là thế bây giờ mày muốn về hay mày muốn vào đồn ? Em bảo tối này tao phải làm việc, nếu mày cho tao về đồn thì tao không kịp về làm việc, thôi thì mày cầm cho tao mấy đồng uống nước mày để cho tao đi về công ty đi làm việc. Sau đó em đưa cho nó 100 , nó không chịu, em phải đưa cho nó 200 (Ringgit, RFA) nó mới cho em về »
Tết năm nay công nhân hảng này được nghĩ 5 ngày, chả lẽ đi lòng vòng quanh hòn đảo 1000 km vuông này ? Ngày Tết công nhân thích được đi chơi xa như  ngắm tháp đôi ở thủ đô Kuala Lumpur, đi cáp treo ở cao nguyên Genting hoặc đi thăm người thân, bạn bè.  Nhưng với tình trạng ngăn sông , cấm chợ này, có lẽ công nhân cũng phải chấp nhận rủi ro bị bắt và nộp tiền hối lộ. Chị Nguyệt nói :
« Em được nghĩ từ ngày 18 đến ngày 22 (tháng 2, RFA) tối 22 tụi em vào ca. Mọi người thì muốn đi thăm bạn bè, em thì mong mỏi ngày Tết  về bên chồng. Có nhiều chị muốn về Kula ( Kuala Lumpur, RFA) mua vé xe hết rồi, liều đi thì cứ đi thôi. Nếu không may bị rủi ro…..Em thì được biết là có chị cũng cùng làm với em, nó bắt được là cũng phải nộp 200 ! (200 Ringgit, RFA)
Chúng tôi liên hệ với anh Hùng, đại diện cho công ty môi giới Hà lịch của bà Tuyết Mai tại số 24 Linh Đàm, Hà Nội nhiều lần, là  môi giới cho nhiều công nhân của công ty này, nhưng không bắt máy,  liên lạc với toà đại sứ Việt Nam tại Mã Lai và ông Ai Xa, quản lý công nhân tại công ty RK South Asia nhiều lần cũng không  trả lời. Theo công nhân cho biết là có thể họ không bắt máy khi thấy số lạ. Người nữ công nhân cũng đặt nghi vấn :
« Em đang suy nghĩ tại làm sao mà số điện thoại của anh Hùng mọi lần gọi vẫn được mà tại sao mấy ngày nay chị gọi không được ?? Cofn thằng Mã Lai quản lý người Ai-Xa đó thì đúng ra người Việt Nam mình rất khó gặp nó, chỉ có đứa leader điện là mới gặp được nó thôi
Hiện nay, Mã lai có gần 2 triệu lao động nhập cư. Tuy  số lượng công nhân sang Malaysia năm 2014 có giảm so với  Đài Loan , Nhật bản, Hàn quốc, nhưng số lượng công nhân Việt hiện lao động  tại Malaysia năm nay vẫn lên đến hơn 70.000 người.  Việc chủ nhân giữ hộ chiếu công nhân là một việc làm trái phép với mục đích giữ chân công nhân. Nhưng việc giữ hộ chiếu có lẽ cũng không cần thiết nếu các chủ sử dụng lao động biết tôn trọng nhân phẩm công nhân và sòng phẳng trong việc trả lương cho họ thì không nhất thiết họ phải trốn ra ngoài.

Cuộc đời trước mặt

Nguyễn Thượng Chánh
Theo RFA-2015-02-18
000_Was4412167.jpg
Một cô gái Canada gốc Việt, ảnh minh họa. AFP photo
Ngày 22/6/1980 chuyến bay charter Wardair cất cánh từ Bangkok đã đưa trên 300 thuyền nhân Việt Nam qua định cư tại Canada.
Sau khi ghé Nhật Bản (căn cứ Guam hay Okinawa?) để lấy thêm nhiên liệu, phi cơ tiếp tục bay đến Canada. Đáp xuống phi trường Edmonton (Alberta) một giờ, xong bay tiếp đến phi trường Mirabel, phía Bắc Tp Montreal.
Tới rồi!
Cuộc đời trước mặt
Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được.
Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đưa hết người tị nạn mới đến về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga, Montreal. Đây là một Immigration processing center hay trung tâm làm thủ tục định cư.
Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau, thì được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague, một thành phố nhỏ với 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island), duyên hải phía Đông Canada.
Nhà thờ Công giáo St Mary’s Parish và nhà thờ Tin Lành United Hillcrest Church tại Montague đã dang rộng vòng tay nhân ái đứng ra bảo trợ gia đình tác giả trong vòng một năm..
Tại nơi đây, người gõ đi làm lặt vặt như hái thuốc lá, hái dâu Tây và làm công nhân lao động trong nhà máy biến chế thủy sản GeorgeTown Seafoods, nhưng chỉ được 3 tháng thì bị cho nghỉ việc vì mùa đông nhà máy đóng cửa.
Tháng 3 năm 1981, gia đình quyết định dọn về Montreal để lập nghiệp.
Trong một hai năm đầu, hai vợ chồng đi làm trong hãng xưởng với lương tối thiểu 3.75$/giờ. Người gõ làm cho một hãng sản xuất phụ tùng điện và plastic tại Ville Mont Royal, Montreal. Nói cho ngon vậy thôi, chớ công việc thật sự là travail genéral, anh cai sai biểu mình làm cái gì thì mình làm cái đó.
Bà xã thì đi làm cho một xưởng sản xuất nữ trang rẻ tiền tại Ville Saint Laurent, gần phi trường Montreal. Sau đó thì hai vợ chồng tìm cách đi học lại nghề cũ.
Nhớ hồi  năm 1980 lúc còn chân ướt chân ráo mới đến định cư tại cái xứ đất lạnh tình nồng nầy… Mình thấy cái gì mình cũng ham hết.
Ôi thôi! nào là bơ, nào là sữa, nào là kẹo, bánh, thịt thà đủ thứ hết…sao mà nó ê hề nhiều quá xá cỡ thợ mộc.  Để bù đắp lại những ngày thèm khát thiếu thốn ngày xưa lúc miền Nam vừa đổi chủ, hầu như mỗi cuối tuần mình đều bày đặt nhậu nhẹt lu bù với anh em trong nhà hoặc với bạn bè. Tiệc tùng làm ngay trên sàn nhà nơi “phòng khách” hoặc cạnh bên nhà bếp vì toàn là dân mới qua, nghèo rớt mồng tơi.
Đi làm lương tối thiểu 3.75$/giờ. Ai cũng đều ở apt mướn hết. Đâu có đứa nào có nhà có cửa riêng đâu. Rồi còn phải tằn tiện, dành dụm để mỗi 6-7 tháng có thể gởi chút đỉnh giúp đỡ gia đình bên Việt Nam.  Đồ xài trong nhà toàn là đồ nhà thờ cho, mua rẻ từ Salvation Army, hoặc lượm ngoài đường đem về sửa lại qua loa rổi xài đỡ. Đó là thời của dân tị nạn boat people.
Những năm sau nầy thì bà con mình qua theo diện đoàn tụ ODP thì khỏe hơn trăm bề.
Nhưng hồi đó lại vui. Vui vì mình biết rằng mình được TỰ DO và con cái mình sẽ có tương lai.
Ăn nhậu cuối tuần
Thịt heo mua cả ký, để nguyên da và mỡ cho nó béo, bỏ vô nồi luộc chín, đem ra xắt mỏng cuốn bánh tráng rau sống chấm mắm nêm hay mắm ruốc ăn sao mà thấy nó ngon quá trời quá đất.
Bia thì mua cả thùng cả két, uống hết chai nầy thì khui chai khác.
Thuốc hút thì mỗi ngày một gói Export A, toàn là thứ nặng không hà, rẻ mạt, hút thả cửa.
Cũng may cho cái chuyện ghiền thuốc lá.
Nhớ hồi năm 81, lúc đi học lại Thú y tại Đại học Montreal, sáng vô giảng đường, trong khi thầy bà đang giảng ào ào phía trên, tự nhiên thình lình mình bị ngứa cổ kềm hổng nổi nên phải sủa rống liên hồi như súng đại liên khạt đạn khiến thiên hạ đều phải im hết và quay đầu lại nhìn mình có vẻ khó chịu.
Quê quá trời, mất mặt thiếu điều muốn độn thổ luôn, tức mình bỏ thuốc luôn từ dạo đó. Thế mà hay. Chè đậu nước cốt dừa, bánh trái, đồ ngọt nữa…lúc nào cũng đầy ấp cả tủ lạnh, ăn mệt nghỉ.
Mà cũng ngộ, hồi đó mình ăn uống thả cửa, thả giàn, chẳng cần e dè kiêng cữ gì hết như bây giờ. Cholesterol, mỡ dầu, đường, muối mình coi như nơ pa chẳng làm cho mình lo âu run sợ chút nào hết. Còn ba cái chuyện tập thể dục thể thao cho có sức khoẻ thì mình đâu có huỡn, có ý thức mà làm như bây giờ…
Mà mình cũng chẳng thèm quan tâm đến ba cái vụ lẻ tẻ đó làm chi cho mất công.
Mình mới có 40 tuổi hà, chưa đến nỗi nào gọi là già cả. Mình đang khỏe, còn phong độ, còn sung, máy còn chạy quá ngon lành, bình còn đầy ấp, khỏi cần sạc điện sạc pin,.. tội gì mà không hưởng thụ chút đỉnh cho nó sướng tấm thân.
Không ăn để chết thành ma đói hay sao?
Mình nghĩ rằng ba cái chuyện bệnh hoạn là chuyện của người ta, của mấy ông già bà cả chớ đâu phải là chuyện của mình. Lo chi cho thêm mệt.
Ngày nay nghĩ lại thấy hết hồn hết vía...
Xây dựng tương lai
Rồi thì hai vợ chồng phải đi học lại để mong có được một tương lai tươi sáng hơn, chớ hổng lẽ suốt đời làm “lao động chân tay” hoài hay sao? Cũng may là nhờ ở cái xứ tuyết giá này, nhà nước có chánh sách nâng đỡ sinh viên nghèo khó cho nên mỗi năm mình được cấp cho vài xấp gọi là học bổng, rồi còn được quyền vay mượn (loan) nhà băng thêm chút đỉnh nữa đủ để gia đình sống cầm hơi.
Khi ra trường nhớ trả lại và đóng thuế luôn thể cho tiện...Trong bốn năm dài đăng đẳng phải sống trong sự căng thẳng, thiếu thốn, nhọc nhằn, khó khăn, phập phòng, thử thách đủ mọi bề, trần ai lai khổ, lo sợ hổng biết mình học có nổi hay không.
Phân khoa Thú Y thuộc Université de Montréal nằm ngay tại tại thành phố St Hyacinthe cách Montreal 45 phút xe. Hồi đó mình đâu có tiền mà mua xe để đi học nên bắt buộc phải mướn phòng trọ (30$/tuần) ở luôn dưới đó những ngày trong tuần. Chỉ về Montreal mỗi cuối tuần mà thôi. Thứ sáu, sau giờ học là lúc mình náo nức nhứt để mong được gặp mặt lại vợ con…nhớ lắm.
Chiều Chúa nhựt bà xã cụ bị cho mình mấy lon thịt kho, có thêm vài cái hột gà để mình cầm cự trong suốt một tuần ở dưới đó. Có khi đổi món chiên sẵn cho 5-6 miếng sườn ướp sả thơm phức, đủ ăn trong 5 ngày. Bả còn nhét thêm cho mình năm sáu gói mì hành Ramen để phòng hờ lỡ có kiến cắn bụng giữa khuya. Rồi cũng không quên dặn dò đủ thứ... trước khi khép cửa lại. Mình bước lùi ra mà trong lòng buồn man mác…
Sau đó thì lấy xe bus đầu đường, ra Métro Longueuil, rồi lại lấy xe bus khác để xuống thành phố St Hyacinthe để ngủ cho khỏe, sáng còn cuốc bộ đi học sớm nữa.
Nhưng, mình còn khỏe hơn bà xã rất nhiều. Bả ở Montreal rất cực vì vừa đi học, và đồng thời cũng vừa phải lo cho hai đứa nhỏ nữa. Tụi nó đứa thì đi nhà trẻ, đứa thì đi học mẫu giáo… Làm sao đây? Đó là một vấn đề hết sức nan giải cho tụi nầy. Nghĩ lại lúc hai vợ chồng còn đi học sao ớn quá trời  quá đất.
Trong suốt bốn năm dài đăng đẳng, bà xã mình thường nói giỡn là bả có chồng bán thời gian part time mà. Bã vừa đi học lại ngành dược tại Université de Montreal mà cũng còn phải chăm lo cho chồng và quán xuyến luôn hai đứa con nhỏ nữa. Chuyện học hành của bà xã cũng đâu phải đơn giản vì ngày xưa khác với mình, bả học chương trình Việt, vốn liếng tiếng Tây tiếng U phần lớn đã trả lại cho thầy.
Tiền học bổng và tiền vay mượn nhà băng cũng không là bao nhiêu, chật vật lắm, nhưng nhờ bà xã khéo quản lý chi tiêu, cần kiệm tối đa nên cũng qua cầu được…Chỉ có một mình người gõ nhờ theo học toàn thời gian ( full time) nên được cấp học bổng và còn có quyền vay mượn thêm tiền (loan) không lãi. Bà xả thì học bán thời gia (part time).
Cuối cùng nhờ Trời Phật phù hộ, nhờ phước đức ông bà, hay nhờ may mắn gì đó nên rồi cũng xong. Đúng là hay không bằng hên. Hú hồn hú vía! Hai vợ chồng đều trở lại nghề cũ của mình ngày xưa bên nhà.
Làm lại cuộc đời lúc 42 tuổi
Mình nhảy vô chánh phủ làm nghề khám thịt cho chắc ăn và khỏi sợ bị mất việc bất tử.
Khi ra trường vì cần có việc làm ngay để nuôi vợ con nên mình chấp nhận đi xa.
Tháng 6,1985 vừa lãnh bằng Bs Thú y xong hồi trưa thì 6.30 pm chiều hôm đó tôi lấy xe lửa Via Rail dông tuốt xuống Moncton thuộc tỉnh bang New Brunswick, cách Montreal gần 1000 km để trình diện Regional Office Agriculture Canada vùng Maritime. Họ cho hai tuần để làm orientation và thu xếp, ổn định nơi ăn chốn ở. Xong xuôi mình mới quay về Montreal rước vợ con xuống.
Thế là bắt đầu làm lại cuộc đời vào năm 1985, lúc đúng 42 tuổi.
Rồi phải học lái xe, rồi phải gấp rút mua một chiếc xế hộp, mới có thể đi làm được. Vấn đề là từ nhỏ lớn tui chưa từng cầm volant lần nào cả. Học lấy bằng thì dễ nhưng khi chính mình cầm tay lái thật sự thì khác. Lo quá.
Lấy cái xe Toyota Tercel Hatchback mới toanh về nhà dượt sơ sơ quanh xóm chừng đâu hai ba bữa thì phải lái đi làm xa. Phải đối đầu với đường cao tốc expressway, với xa lộ và bắt buộc chạy cho lẹ, cho nhanh như mọi người. Thấy xe người ta chạy ào ào hai bên, sợ lắm thiếu điều... Trong hai năm đầu làm việc, mình lôi vợ con đi theo trên bước đường sương gió vùng duyên hải phía Đông Canada.
Hồi những năm 85-86, người Việt định cư ít lắm. Mua nước mắm hay đồ ăn Á Đông phải lái xe qua tận thành phố Halifax, thủ phủ của tỉnh bang Nova Scotia kế cận, cách nhà 200km mới có, bất tiện quá.  Sau hai năm, mình làm đơn xin đổi về tỉnh bang Québec nơi có nhiều đồng hương VN để thấy bớt lẻ loi hơn và nhứt là tiện cho bà xã dễ hành nghề cũng như thuận lợi cho con cái học hành sau nầy. Mà đúng vậy tại Quebec mình làm bất kể giờ giấc để gom bạc cắc. Thường, mùa hè cũng như mùa đông, 5.30 sáng là phải ra khỏi nhà vì 6.30 là nhà máy khởi sự cho chạy khi đã có sự hiện diện của thú y sĩ. Đó là luật bắt buộc. Lái xe trong mùa đông, trong mùa bão tuyết là nỗi ám ảnh triền miên của tôi cho mãi tới ngày hôm nay. Chuyện đường trơn, xe tự nhiên lủi vô cột đèn hay quay ngược đầu bê tuốt xuống vệ đường mình cũng đã từng nếm mùi đôi lần rồi. Sợ lắm.
Mấy thằng bạn da trắng từ chối đi làm vì weekend phải ở nhà hú hí với vợ với con. Tui nhảy vào vô lông te thế chỗ, xếp tui mừng lắm, cám ơn tui lia lịa mẹt xi bổ cu đốc tơ Chánh.
Còn tui thì cũng mừng thầm vì mình có cơ hội kiếm thêm chút cháo để dành lo tương lai và hậu sự... Có cái hơi đau là tiền phụ trội “ô quờ thêm” đều bị trừ thuế mất toi hết 50%. Thôi cũng được. Ít còn hơn không đúng với câu Less is more.

Trong 23 năm ngụp lặn trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tôi đã đặt chân vào hầu hết các nhà sát sanh tại khắp các tỉnh bang Quebec, New Brunswick và Nova Scotia của Canada. Làm việc ngay tuyến đầu của ngành thịt, Hằng ngày và hằng đêm (nhà máy chạy cả hai ca) mình phải chứng kiến biết bao nhiêu là cảnh máu đổ thịt rơi, cùng những âm thanh la rống ghê rợn hãi hùng của các sanh linh khốn khổ trước giờ bị hành quyết.
Thủ phạm thật sự của tội lỗi và độc ác trên cõi đời nầy vẫn là từ con người có tư duy và lý trí.
Tôi là nhân chứng của bao nhiêu sự đổi thay, thăng trầm, hỉ nộ ái ố trong kỹ nghệ thực phẩm nói chung và kỹ nghệ thịt nói riêng.
Bởi lý do nầy, những đề tài tôi viết thường xoáy quanh những mối ưu tư của bà con mình trong vấn đề dinh dưỡng sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh thịt thà cá mắm rau cải, v.v…Khi tôi viết bài, tôi thường hay tham khảo về chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp và cấp chỉ huy nên họ biết tôi có cái đam mê lạ đời nầy.
Làm dâu trăm họ
Còn phần má bầy trẻ thì trở lại nghề bán thuốc theo toa Bs. Phương châm: vui lòng khách đến vừa lòng khách đi (để họ còn trở lại nữa chớ!).Giao hàng miễn phí.
Tội nghiệp bả đứng bán có một mình, rất cực, và nguy hiểm. Bả vừa làm chủ,vừa làm công quét dọn trong ngoài, vừa cười duyên để lấy lòng khách hàng và cũng vừa coi chừng bọn lưu manh, bọn ghiền vô chỉa súng ăn cướp,  để còn kịp thoát thân ra cửa sau. Tinh thần lúc nào cũng căng thẳng tột độ. Đôi khi gặp phải khách khó tánh, hay đòi hỏi bắt chẹt đủ thứ, đòi lấy thuốc sớm hơn ngày quy định vì lọ thuốc của họ lỡ lọt trong lavabo, để quên trên chalet, mà toàn là mấy cái loại thuốc an thần hoặc thuốc ngủ mà thôi. Không làm vừa lòng thì bị họ hâm he đổi nhà thuốc khác, mất khách.
Có khi bả cần phải phone nói chuyện với bác sĩ để về một món thuốc ghi trong toa hay xin bác sĩ ghi toa mới cho bệnh nhân. Đây là chuyện rất nan giải, cả một vấn đề. Gặp được bác sĩ đâu phải là chuyện dễ, nhứt là bác sĩ bệnh viện. Đôi khi nhầm ngày xui, trúng phải “tu bíp”khó tánh, thì ráng chịu. Nói vậy chớ thường thì đa số các đốc tờ đều rất đàng hoàng, lịch sự và ăn nói đâu ra đó. Dược sĩ là nghề làm dâu trăm họ mà.
Lên voi xuống chó

Nhớ hồi những năm 78-79, lúc cuộc đời hai đứa đang trên đà xuống dốc thảm thương vì những chuyến vượt biên bất thành, hết hai lần nằm khám, thì từ ngôi vị một chủ nhân và đúng theo chủ trương lao động là vinh quang, lang thang là chết đói hay nói là ủ tờ của nhà nước, bà xã tui đã can đảm nhảy phóc xuống một cách tỉnh bơ làm một cô bán xôi, bán cà phê (hổng phải cà phê ôm đâu) trên vỉa hè sát bên tiệm thuốc Tây cũ của mình mà lúc bấy giờ thì nó đã được người khác quản lý rồi.
Cũng có nhiều lúc, phường khóm cũng gởi tụi cách mạng 30 đến dò la tư tưởng, nói xa nói gần chẳng hạn như sao chị là dược sĩ mà hổng chịu xin đi làm trong ngành nghề của mình mà lại đi bán cà phê làm chi cho phí cuộc đời. Đó, dân miền Nam là như thế đó, hoàn cảnh nào cũng sống được hết, hổng cần phải cầu cạnh xin xỏ ai hết. Lao động trí óc làm được, lúc cần thì lao động chân tay cũng coi như pha chẳng nhầm nhò gì hết. Nghề bán xôi cũng được bả đem theo qua Thái Lan trong thời gian tạm cư tại trại tị nạn Laem Sing.
Sau nầy có mấy người bạn đã gặp lại tụi nầy ở bên đây và họ có nhắc lại chuyện hồi năm xửa năm xưa lúc còn ở trại tị nạn, mỗi sáng họ mua xôi vì tội nghiệp, thương hại và cũng vì muốn ủng hộ giúp đỡ vợ chồng tụi nầy, “chớ xôi của chị nấu ăn sao nhão nhoẹt, có khi thì khen khét, có khi thì xừng xực sống nhăn, ăn vừa ngán ngược, vừa nuốt không vô chán thấy mẹ”.
Mà họ nói cũng đúng thôi, vì có đủ củi lửa đâu mà nấu cho chín cho ngon được. Có khi đang nấu ngoài sân thì trời lại trút mưa xuống bất tử, củi lửa ướt mẹ nó hết, khiên nồi vô ra ba lần bốn lược thì làm sao mà xôi chín cho được.
Khi lên đến trại Thái Lan thì mình không còn một chỉ, hay một đồng xu dính túi vì bị mấy thằng hải tặc chiếu cố quá kỹ lúc còn lênh đênh ngoài biển.
Nhờ bà xã chịu khó tảo tần như thế nên mỗi ngày mình mới có chút tiền còm để mua vài thùng nước tắm cho hai đứa nhỏ, cũng như để mình mới có thể ngồi quán cóc bà Nòi gần cổng trại mà nhâm nhi ly cà phê đắng, phì phà điếu Samit và dệt mộng cho tương lai…
Cám ơn hai chữ Tự Do, cám ơn cuộc đời
Mới đây mà mình đã phải rời bỏ quê hương được 34 năm rồi...
34 năm thật sự sống trong không khí tự do trên một đất nước rộng lớn và hòa bình, một chốn tạm dung cho hằng triệu người khốn khổ đến từ khắp các miền đau thương trên thế giới.
Canada, tuyết lạnh mà tình nồng. Đất lành thì chim đậu.
Như hằng triệu người Việt Nam phải liều chết ra đi để tìm tự do, mình cũng phải cam phận đánh đổi nhiều mất mát, tù đày, đắng cay, bầm dập, v.v...trước khi đến được miền đất hứa.
Cũng như hằng triệu gia đình VN, mình vượt biên vì hai chữ Tự Do!
Mình xót xa phải bỏ lại tất cả, bỏ lại người thân, bỏ lại mồ mã tổ tiên, bỏ lại tài sản, sự nghiệp, bỏ lại những kỷ niệm vui buồn, và nhất là phải bỏ lại những gì thân thương và thiêng liêng nhất:
Đó chính là Quê Hương Việt Nam Yêu Dấu. Mình không ân hận một chút nào cả, nhưng ngược lại nhờ những năm tháng bị kẹt lại bên nhà mình mới hiểu được thế nào là... thiên đường cộng sản (sic).
Tại miền đất tự do, cũng như tất cả đồng bào khác, mình đã phải nhẫn nại, phải cố gắng chịu đựng nhiều nhọc nhằn và khó khăn trong sự hội nhập, phải phấn đấu rất cam go để vươn lên hầu có được một chỗ đứng khiêm nhường như ngày hôm nay. Miền đất hứa rất bao dung. Canada đã thật sự mở rộng vòng tay nhân ái, đón nhận và đã giúp đỡ tất cả mọi người tị nạn, di dân khốn khổ, để họ có thể làm lại cuộc đời trong tự do, bình đẳng và nhất là được quyền sống thật sự như một con người.
Cũng như tất cả các bậc cha mẹ di dân thuộc thế hệ thứ nhứt, mình rất sung sướng và rất tự hào là đầu cầu vững chắc cho những thế hệ con cháu nối tiếp tiến lên.
Và nay, thế hệ thứ hai và thứ ba cũng đang vững bước tiếp nối thế hệ cha, ông trong niềm lạc quan và hy vọng tràn đầy.
Mong rằng chúng sẽ không bao giờ quên ơn Canada, quê hương thứ hai đã cưu mang, tận tình giúp đỡ cũng như đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng sống, ăn học để trở thành những công dân hữu dụng trong một đất nước thật sự tự do, dân chủ và bình đẳng.
Nhưng trên hết, mình ước mong và hy vọng rằng con cháu mình cũng sẽ không bao giờ quên cội nguồn của chúng là người Việt Nam.
Một lần nữa, tháng tư đen lại trở về. Cố quên nhưng lòng vẫn nhớ.
Xin đốt nén hương lòng, cúi đầu hồi hướng đến các đồng bào ruột thịt xấu số, kém may mắn, đã phải bỏ mình trên bước đường đi tìm tự do.