Sunday, January 4, 2015

Hải Phòng: Cháy lớn giữa đêm, 1 người thiệt mạng 4/1/2015

(NLĐO)- Trong khi những người dân chưa hết bàng hoàng về vụ cháy kinh hoàng khiến 6 người trong 1 gia đình tử vong, thì rạng sáng 4-1, ngôi nhà ở quận Hồng Bàng (Hải Phòng) lại xảy ra cháy lớn, khiến 1 người thiệt mạng.

Hải Phòng: Cháy lớn giữa đêm, 1 người thiệt mạng
Lực lượng PCCC tới hiện trường chỉ vài phút sau khi nhận được tin báo đã triển khai ngay việc chữa cháy

Vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra  vào khoảng 0 giờ 15 phút ngày 4-1, tại căn nhà cấp 4, ở số 1, ngõ 508, đường Hùng Vương, quận Hồng Bàng,  Hải Phòng) khiến chủ nhà là ông  Nguyễn Văn Đồng, 56 tuổi, chết cháy.
Bà Trần Thị Mượt, người đầu tiên phát hiện ra đám cháy lớn, cho biết trong đêm khi mọi người đang ngủ thì nghe thấy tiếng chó sủa dữ dội. “Biết có chuyện chẳng lành, tôi vội vàng mở cửa ra thì thấy căn nhà đối diện bốc cháy ngùn ngụt nên vội vàng hô hoán mọi người tới chữa cháy. Lúc này ngọn lửa cháy bùng phát quá to nên không ai vào được bên trong.” - Bà Mượt thuật lại.
Anh Nguyễn Tiến Phương, 27 tuổi, cho biết khoảng 0 giờ 17 phút thì nghe tiếng tri hô của người dân, anh Phương vội mở cửa chạy ra thì thấy lửa cháy lớn bùng khắp ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Đồng.
Anh Phương vội cùng một bảo vệ ở bãi sắt Thiên Ý (gần đó) chạy tới mở cổng sắt, lao vào bên trong thì bà Nguyễn Thị Thanh (60 tuổi, chị gái ông Đồng) đang ú ớ, bò lết ra sân. Sau khi đưa bà Thanh thoát ra ngoài, anh Phương trực tiếp điện thoại gọi số 114 của lực lượng PCCC TP Hải Phòng.
Vài phút sau, lực lượng PCCC cùng 5 xe chữa cháy đã có mặt tại hiện trường tiến hành dạp tắt đám cháy. Đến khoảng 2 giờ sáng cùng ngày đám cháy cơ bản được dập tắt.
Khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng xác định nạn nhân thiệt mạng là ông Nguyễn Văn Đồng (56 tuổi, chủ nhà).
Qua tìm hiểu của Báo Người Lao Động, gia cảnh nhà ông Đồng rất đáng thương. Nạn nhân vốn bị liệt đã gần 20 năm nay. Người chị là bà Nguyễn Thị Thanh (60 tuổi) cũng, bị thiểu năng trí tuệ và liệt từ nhỏ, may mắn bò thoát được ra ngoài cổng và được người dân cứu đưa ra ngoài an toàn.
Được biết, hàng ngày vợ ông Đồng là bà Trần Thị Nga, 44 tuổi, cùng cô con gái là Nguyễn Thị Hồng Nhung, 25 tuổi, phải đi phụ hàng cơm cho cháu ruột bà Nga để lấy tiền nuôi gia đình.
Chị Nguyễn Thị Huệ, hàng xóm của ông Đồng, ngậm ngùi cho biết: "Tài sản có giá trị nhất trong nhà là chiếc ti vi, được người thân ông Đồng mới cho cũng bị cháy rụi".
Người dân địa phương cho biết từ 22 giờ đêm tại khu vực bị mất điện, khoảng 24 giờ có điện trở lại thì đám cháy xảy ra.
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, khả năng nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn có thể do chập điện.
Được biết, do hoàn cảnh quá khó khăn, không có điều kiện, nên khoảng 13 giờ 30 phút ngày hôm nay (4-1), nạn nhân sẽ được khâm niệm và chỉ sau đó 1 giờ thi thể nạn nhân sẽ được đưa đi thiêu tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Hải Phòng.
Trước đó, vào rạng sáng 29-12, tại nhà cụ Nguyễn Thúy Điều (SN 1932) ở ngõ 136, đường Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng cũng xảy ra một vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng khiến cả 6 người trong gia đình cùng thiệt mạng.

Hải Phòng: Cháy lớn giữa đêm, 1 người thiệt mạng
Song đên khi ngọn lửa được khống chế thì ông Nguyễn Văn Đồng đã thiệt mạng

sau khi dạp tắt đám cháy, thi thể nạn nhân được đưa tới bệnh viện phục vụ công tác điều tra
Sau khi dạp tắt đám cháy, thi thể nạn nhân được đưa tới bệnh viện phục vụ công tác điều tra

C
Lực lượng công ankhám nghiệm hiện trường sáng 4-1

Người dân bàng hoàng trước sự việc
Người dân bàng hoàng trước hậu quả đau lòng của vụ cháy lớn


Trọng Đức

Cáp quang AAG lại đứt ngay đầu năm mới 5/1/2014

Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được một máy bay chuyên dụng y tế cỡ nhỏ đưa về sân bay Ðà Nẵng sau khi hoàn tất các thủ tục tại Mỹ khoảng 8h tối VN. 

Thời điểm xảy ra sự cố là 8h04 phút sáng 5/1. Đơn vị điều hành chưa xác định được thời gian khắc phục sự cố.
Sáng 5/1, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã nhận được thông báo từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang Internet từ châu Á đi Mỹ (AAG) về vụ đứt cáp xảy ra lúc 8h04 phút. Đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, tức là đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu (VTU). Hiện trạm VTU đang tiến hành các thao tác để xác định vị trí cụ thể.
Chưa thể cho biết thời gian cụ thể để khắc phục, song đơn vị điều hành cho biết việc này sẽ ảnh hưởng tới dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam.
cap-quang-JPG-2583-1420429108.jpg
Cáp quang biển AAG tiếp tục đứt ngay những ngày đầu năm mới 2015.
Trước đó, trong năm 2014, đã có 2 lần tuyến cáp quang này bị đứt vào tháng 7 và tháng 9. Trong sự cố tháng 7/2014, sau gần 2 tuần, sự cố mới được khắc phục.
AAG là một trong 4 tuyến cáp quang biển của Việt Nam hiện nay và là tuyến lớn nhất. Nguyên nhân đứt cáp khá đa dạng, như cá mập cắn, tàu bè qua lại...
Thanh Bình

Bán 10 tô phở mỗi ngày phải nộp thuế từ 1/1/15!

Quy định các hộ kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo cách tính mới chính thức có hiệu lực từ 1.1.
 
Theo quy định mới, các quán ăn vỉa hè đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân - Ảnh: Đức Minh
Theo quy định mới, các quán ăn vỉa hè đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân - Ảnh: Đức Minh
Theo cách tính này, hầu như toàn bộ các quán ăn vỉa hè đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cụ thể, hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tương đương với trên 8,4 triệu đồng/tháng hay doanh thu trên 280.000 đồng/ngày phải nộp thuế. Lấy giá trung bình một tô phở, hủ tiếu hay bánh canh tại TP.HCM, Hà Nội... là 30.000 đồng, chỉ bán 10 tô/ngày là chủ hàng ăn phải đóng thuế TNCN.
“Chỉ có dẹp tiệm”
Bà Ba, chủ một tiệm phở lâu năm tại Q.1, TP.HCM, bức xúc: “Bán 10 tô phở một ngày đã đóng thuế thì chỉ có dẹp tiệm. Một tô phở giá 30.000 đồng nhưng nó "cõng" trên lưng tiền thuê nhà, tiền thuê 4-5 người, tiền đầu tư bàn, ghế, tiền thịt bò, bánh phở, rau… Tính kiểu này, chưa thu được vốn đã phải đóng thuế".
Ông Nguyễn Bảo Thiện (H.Bình Chánh, TP.HCM) đang phân phối văn phòng phẩm phản ánh, theo cách tính trước đây, với doanh thu mỗi tháng khoảng 100 triệu đồng, sau khi giảm trừ gia cảnh thì ông không phải đóng thuế. Thế nhưng từ ngày 1.1, với mức doanh thu này ông sẽ phải chịu tỷ lệ thuế khoán 0,5% đối với ngành nghề phân phối, tương đương 500.000 đồng. Bất hợp lý là thuế khoán nên dù có lỗ cũng phải đóng. “Hộ kinh doanh không được trừ gia cảnh như người làm công ăn lương, dù chúng tôi tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác. Người làm công ăn lương 9 triệu đồng/tháng không phải đóng thuế thì người kinh doanh 8,4 triệu đồng/tháng đã phải đóng thuế rồi”, ông Thiện bức xúc.
Người giàu đóng thuế ít đi
Cách tính thuế mới cũng gây bức xúc khi người giàu sẽ đóng thuế ít hơn người nghèo. Ông Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, phân tích trước kia cá nhân, bao gồm cả hộ kinh doanh, có thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/tháng sẽ không phải nộp thuế, nhưng theo cách tính thuế mới thu nhập trên 8,4 - 9 triệu đồng/tháng phải đóng thuế 5%, tương đương 420.000 - 450.000 đồng/tháng. Trong khi đó, các đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp có thu nhập trên 20 triệu đồng trở lên, trước đây mỗi tháng đóng 10% (từ 2 triệu đồng trở lên), nay chỉ phải đóng 5% (từ 1 triệu đồng trở lên).
So sánh với những người có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ càng thấy rõ hơn sự chênh lệch thuế quá lớn này. Ví dụ, cùng mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng, người có thu nhập từ bảo hiểm, bán hàng đa cấp, xổ số chỉ phải đóng thuế 1,5 triệu đồng/tháng (30 triệu đồng x 5%) nhưng người làm công ăn lương (trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng) thu nhập tính thuế là 21 triệu đồng, thuế suất lũy tiến lên đến 20%, số thuế phải nộp là 2,55 triệu đồng/tháng, cao hơn 70% so các đối tượng trên. Nếu cùng thu nhập là 50 triệu đồng/tháng người làm công ăn lương nộp thuế 7 triệu đồng/tháng, còn bảo hiểm… chỉ nộp 2,5 triệu đồng/tháng, người làm công ăn lương nộp thuế cao hơn 180%.
Tóm lại, người làm công ăn lương thu nhập càng cao thì mức nộp thuế càng lớn hơn nhiều so với đại lý bảo hiểm.
 
Theo báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện luật Thuế TNCN, tính đến hết năm 2013, ngành thuế đã hoàn tất việc cấp 17,47 triệu mã số thuế. Trong đó, có 14,4 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập khác, 3,046 triệu mã số thuế hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh. Số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế ở bậc 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người phải nộp thuế, khoảng 73 - 77% trong suốt 5 năm qua, trong khi số người nộp thuế từ bậc 2 trở lên chỉ 23 - 27%. Từ ngày 1.7.2013, mức khấu trừ gia cảnh được nâng từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng/người lên 3,6 triệu đồng/tháng/người nhưng tỷ lệ người nộp thuế bậc 1 vẫn ở mức 76,9% trong năm 2013 và số thuế thu được tăng 10,4%.
Thanh Xuân

Parkson lớn nhất Hà Nội đóng cửa do lỗ nặng

Vef.vn- Hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu theo kế hoạch đề ra. Các quầy hàng thuê ở đây cũng phải đối mặt với những khoản lỗ lớn.

Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê ký giữa các đối tác (chủ quầy hàng) và Công ty TNHH Parkson Hà Nội về việc cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Trung tâm thương mại (TTTM) Parkson thuộc Tòa nhà Keangnam Landmark Tower (Parkson Landmark), thừa nhận, kể từ khi mở cửa kinh doanh năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu theo kế hoạch đề ra. Các quầy hàng thuê ở đây cũng phải đối mặt với những khoản lỗ lớn cho đến nay.

“Đứng trước tình hình này và sau khi có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ Ban giám đốc, chúng tôi rất tiếc phải thông báo đến quý đối tác rằng toàn bộ TTTM Parkson Landmark sẽ dừng hoạt động kinh doanh ngay lập tức kể từ ngày ban hành thông báo này và ngày kinh doanh cuối cùng ở đây là 2/1/2015” - Tổng giám đốc Tung Chee Sung yêu cầu trong văn bản.

Trong ngày mùng 3 và mùng 4/1, từ 8h sáng đến 22h đêm, lãnh đạo Parkson cho hay các cửa hàng có thể vào trong TTTM này để thu dọn hàng hóa tại quầy của mình.

Parkson Hà Nội, Parkson Landmark, đóng-cửa, Keangnam, kinh-doanh-thua-lỗ
Do kinh doanh thua lỗ, trung tâm mua sắm cao cấp và quy mô nhất Việt Nam từ trước đến nay, đã phải đóng cửa (ảnh Zing)

Thông báo đột ngột này khiến chủ của gần 200 gian hàng tại Parkson Keangnam hết sức bất ngờ.

Bởi, sau khi văn bản phát ra, lực lượng bảo vệ đã đóng tất cả các cửa “nhốt” khách hàng, chủ quầy hàng, nhân viên trong gần 2 giờ đồng hồ tại trung tâm nhằm ngăn cản không cho mọi người mang đồ ra ngoài - thông tin trên ĐS&PL.

Sau đó, bảo vệ mới mở một cửa duy nhất để mọi người ra ngoài, không được mang theo hàng hóa, khiến khách hàng bức xúc.

Đến khoảng 2h chiều, các quầy hàng mới bắt đầu chuyển đồ ra ngoài. Các mặt hàng tiêu dùng, nội thất, quần áo, mỹ phẩm... được đóng thùng để chuyển lên xe ba gác, xe tải - đang xếp hàng đợi ngoài sân.

Trong ánh sáng hắt ra từ Parkson và đèn đường, đồ đạc được khuân ra, nhiều hàng không kịp đóng thùng, vứt ngổn ngang trước cổng.

Hầu hết các chủ bán hàng tại đây đều cho hay hợp đồng thuê quầy tại đây vẫn còn thời hạn. “Gia đình đầu tư hơn 2 tỷ đồng, cửa hàng mới đi vào hoạt động được vài tháng bị ép đóng cửa thế này vô tình đã đẩy gia đình đi vào con đường phá sản trong khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực gần 1 năm nữa”, chị Nguyễn Thị Diễm Châu, chủ một quầy hàng ăn tại tầng hầm B1, than thở.

“Chúng tôi đang hoạt động bình thường mà bên cho thuê chấm dứt hợp đồng, không có thông báo trước, nhất là vào dịp cuối năm mà thay đổi như thế này chúng tôi sao chuẩn bị kịp”, anh Nguyễn Đức Minh, kinh doanh đồ uống tại TTTM Parkson Keangnam Landmark 72, cho biết trên ĐS&PL.

Parkson Landmark khai trương ngày 2/12/2011, sau hơn một năm chuẩn bị, tại tòa tháp cao nhất Việt Nam với 72 tầng. Đây được xem là trung tâm mua sắm cao cấp và quy mô nhất Việt Nam từ trước đến nay, với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ lên đến hơn 35.600 m2.

TTTM này có 5 tầng, phân chia thành các khu vực kinh doanh riêng biệt.

Sự kiện này từng được coi là “đánh dấu sự phát triển mới của Parkson tại thị trường phía Bắc”, nâng số trung tâm thương mại mang thương hiệu Parkson tại Việt Nam lên con số 8.

Với mức đầu tư lên đến 10 triệu đô la Mỹ, Parkson Landmark do Công ty TNHH Parkson Việt Nam quản lý.

Ngọc Hà

Nghỉ lễ, liên tiếp vào bệnh viện nhảy lầu

Theo Vietnamnet- Chỉ trong hai ngày 3/1 và 4/1 đã có hai người đàn ông vào Bệnh viện Chợ Rẫy nhảy lầu và tử vong tại chỗ.

Ngày 4/1, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM xác nhận có hai người đàn ông nhảy lầu và tử vong trong kỳ nghỉ Tết dương lịch.

nhảy lầu, tự tử, chợ rẫy, bệnh viện
Vụ tử tử xảy ra đêm 3/1 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Zing.vn

Ngay trong sáng cùng ngày, nhiều người dân chứng kiến một nam giới ngoài 40 tuổi chui qua lỗ hổng ở rào chắn hành lang lầu 5 rồi nhảy xuống đất.

Trước đó chưa đầy 10 tiếng (đêm 3/1), một người đàn ông khác khoảng 30 tuổi cũng nhảy từ lầu 7 của bệnh viện xuống đất.

Cả hai nạn nhân đều tử vong ngay tại chỗ, nguyên nhân tự tử của họ đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Phía Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp nhảy lầu tại bệnh viện mình. Chính vì thế, bệnh viện đã cho làm song sắt ở tất cả hành lang trên tầng lầu. Tuy nhiên, những nạn nhân này vẫn cố tình chui qua kẽ hở để trèo ra.

Theo thông tin ban đầu, 2 nạn nhân nhảy lầu là người nuôi bệnh. Danh tính của các nạn nhân vẫn chưa được xác định.
04/01/2015 18:55
Thanh Huyền

Biển Đông năm 2015 có gì mới?

(Baodatviet) - Năm 2015, Trung Quốc sẽ không ngại ngần che giấu những động thái leo thang gây hấn trên biển, xấu hơn, họ còn có thể gây hấn trên... đất liền.

Trung Quốc năm 2015 ra sao?
Trước khi có thể dự đoán được Trung Quốc sẽ làm gì với Biển Đông năm 2015, cần phải phân tích được tình hình của quốc gia này vào năm mới.
Trước hết về kinh tế, theo nhận định của Wall Street Journal, năm 2015, Trung Quốc sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã liên tục hát bài "đạt chỉ tiêu". Tuy nhiên, năm 2015, họ sẽ không thể đạt được tăng trưởng GDP 7,5% như 2014, thậm chí con số này sẽ còn thấp hơn 7%.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng chậm lại này bắt nguồn từ việc phần bất động sản (chiếm 1/4 GDP) đã trở thành gánh nặng lớn trong bối cảnh nhu cầu thế giới và trong nước đều suy giảm.
Tiếp đến, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, giá nhân công lại tăng so với những năm trước, yêu cầu thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại tạo gánh nặng cho doanh nghiệp... nhưng điều này tạo sức ép lớn đến kinh tế. Và mục tiêu bị tác động trực tiếp là cụm từ "phát triển bền vững", luôn ám ảnh đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Kinh tế Trung Quốc năm 2015 dự kiến sẽ phát triển chậm lại
Kinh tế Trung Quốc năm 2015 dự kiến sẽ phát triển chậm lại
Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm được nhiều điều tốt với kinh tế Trung Quốc, nhưng năm 2015, ông sẽ không thể đạt được đúng lộ trình đầy tham vọng khi tuyên bố năm 2013. Tiếp đến, việc tái cấu trúc nền kinh tế "không hề bền vững" của Trung Quốc trong năm bản lề 2015 sẽ tạo nhiều bỡ ngỡ mà những nhà lạnh đạo kinh tế của Trung Quốc chưa thể lường trước.
Những khó khăn này, kết hợp với môi trường tăng trưởng chậm, và hệ quả của việc chi tiêu công tràn lan của Trung Quốc sẽ khiến nền kinh tế chịu nhiều hậu quả. Và hiện trạng của kinh tế sẽ tác động rất lớn đến các vấn đề xã hội hay quyết sách chính trị, đối ngoại.
Còn về chính trị, năm 2014 có thể đánh giá là năm kiện toàn công tác thâu tóm quyền lực của ông Tập Cận Bình bằng một loạt các cuộc thanh trừng, bắt bớ dưới chiêu bài chống tham nhũng. Bản thân Tổng thống Mỹ Obama cũng thừa nhận rằng Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo thâu tóm quyền lực nhanh nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Việc làm chủ Bắc Kinh cho thấy ông Tập Cận Bình hoàn toàn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn mà không sợ những sự đấu đá hạ bệ từ phe đối lập. Cần phải nhớ rằng, "giấc mơ Trung Hoa" là giấc mơ mà ông Tập vẽ ra, đã được nhắc đến chi tiết trong lời phát biểu chào năm mới 2014 tại phòng làm việc riêng của lãnh đạo này.
Về xã hội, Trung Quốc chất chứa rất nhiều những mâu thuẫn. Phong trào đấu tranh có phần cực đoan của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong vừa qua đã nhắc nhở Bắc Kinh rằng, xã hội của họ đang ẩn chứa rất nhiều sự đe dọa đến tồn vong chế độ, an ninh đất nước.
Điều này dẫn đến việc Trung Quốc cần có một hành động nhằm thu hút sự chú ý của xã hội, thống nhất ý chí của tất cả các tầng lớp, thành phần về một điểm chung, đồng nhất với sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Người biểu tình phong tỏa trung tâm Hong Kong
Người biểu tình phong tỏa trung tâm Hong Kong
Biển Đông năm 2015 ra sao?
Cần phải thấy rằng, Trung Quốc năm 2014 đã có nhiều hành động đáng kinh ngạc ở Biển Đông. Mở màn là cuộc dạo chơi của giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tới vùng biển chủ quyền của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa.
Cuộc xâm phạm này đã khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam xấu đi nghiêm trọng. Nhiều kịch bản xấu đã được các nhà phân tích vạch ra, nhưng rất may, nó đã không xảy ra.
Tất cả những phép thử đó đều có câu trả lời bất lợi với Bắc Kinh. Nhưng các hành động tiếp theo như xây dựng các đảo nổi, đảo chìm ở Hoàng Sa, Trường Sa (Trung Quốc chiếm đóng trái phép) trở thành các căn cứ, công sự, hay xây dựng đường băng... đã không còn là phép thử nữa. Đó trở thành âm mưu, sự chuẩn bị cho các hành động leo thang nghiêm trọng sau này.
Trong năm 2015, một thông tin rất đáng chú ý, Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về đơn kiện mà Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền của họ. Kết quả của vụ kiện này sẽ là phép thử với Trung Quốc. Rất có thể, Bắc Kinh sẽ có những hành động táo bạo hơn để phủ nhận những kết quả của tòa án nếu bất lợi cho họ.
Tàu Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tàu Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tiếp đến, năm 2015 mở ra một năm ngoại giao kiểu mới của Trung Quốc. Các hành động ngang ngược ở 2014 chứng minh Bắc Kinh không còn đường lối "ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình. Còn với thời của Tập Cận Bình, Trung Quốc gắn chặt với các quốc gia không có tranh chấp ở ASEAN bằng các hành động đầu tư kinh tế, sự chi phối về kinh tế sẽ khiến ASEAN chia rẽ trầm trọng.
Trung Quốc sẽ tiếp tục gây rối
Từ những phân tích về hiện trạng của Trung Quốc, hiện trạng của Biển Đông trong năm 2014, nhiều chuyên gia trên thế giới đã dự đoán về cục diện vùng biển nóng này trong năm 2015.
Tiêu biểu trong đó có học giả Austin Bay, một tác gia và nhà bình luận thời sự quốc tế Mỹ. Ông cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục nắn gân láng giềng ở trên bộ, sau hàng loạt cú nắn gân ở Biển Hoa Đông (ADIZ 2013) và Biển Đông.
Austin Bay nhận định, nhiều năm nay, Trung Quốc luôn chủ động khơi dậy chủ đề chiến tranh và lịch sử, reo rắc tâm lý chống Nhật, giành lại những gì đã mất.
Học giả này lưu ý, năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đầy tàn bạo xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 không chỉ là một cuộc đối đầu trên lĩnh vực dầu mỏ, mà nó còn thể hiện nguy cơ va chạm nguy hiểm về mối quan tâm và ý chí giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Mục tiêu của Bắc Kinh là bành trướng ra Biển Đông với đường lưỡi bò. Trung Quốc đã triển khai quân đội và đang xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá ở Trường Sa và các đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà họ đánh chiếm những năm 1974, 1988.
Ngoài ra, không quá xấu như kịch bản của Austin Bay đưa ra, nhiều chuyên gia quốc tế cũng nhận định rằng, năm 2015, với việc chuẩn bị một loạt các công sự trên biển, Trung Quốc sẽ tiến tới việc xác lập quyền kiểm soát của mình bằng một vùng nhận diện phòng không tương tự như ở Hoa Đông trên Biển Đông.
Và chắc chắn, với Biển Đông, mà đối thủ là các quốc gia thường xuyên bị Trung Quốc lấn át, sẽ không có chuyện Bắc Kinh để ADIZ của họ chỉ có tác dụng "lưu hành nội bộ" như cách Nhật Bản phản đối. ASEAN sẽ bị lấn át và gây hấn nghiêm trọng trong không phận của họ.
  • Đỗ Minh Tú

Dạy con trẻ thói lưu manh

Nếu bạn đặt một câu hỏi với đứa cháu của bạn, “Mùa này theo cháu, ở đâu lạnh nhất?” Bạn nghĩ sao, thay vì câu trả lời là ở Oymyakon, nước Nga hay Nam Cực, thì thằng bé trả lời bạn, đó là ở trong tủ lạnh? Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của một đứa trẻ hiền lành, tử tế.


Một quầy sách ở Hà Nội. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết trả lời sao thì thằng bé đã trả lời thay bạn, “Vì người đó trọc đầu.” Các bạn có thể bật cười cho rằng đứa trẻ nhanh trí, thông minh, nhưng rõ ràng đây là thứ lém lỉnh ngoài đường phố, mà không bao giờ chúng ta muốn cho con em có thứ thông minh, nhanh trí kiểu láu cá như vậy!

Bạn sẽ gặp phải một câu hỏi khác khá dơ bẩn, nhưng lại được in trong một cuốn sách để giáo dục trẻ em. Câu hỏi là, “Cứt gì có thể lấy tay móc?” và sau đây là câu trả lời, “Cứt mũi, cứt mắt, cứt tai!” Hoặc, “Trong con mắt của người đang yêu, bạn gái của họ đều là Tây Thi, vậy trong con mắt của Tây Thi thì có gì? Đáp, “Dử mắt (ghèn)!”

Trước bàn viết chúng tôi là một bộ sách loại bỏ túi, khổ nhỏ, gồm có bốn tập, mang nhan đề “Hỏi Đáp Nhanh Trí” do tác giả Đức Trí sưu tầm biên soạn, nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, số 43 Lò Đúc, Hà Nội, ấn hành, mỗi cuốn bán 14,000 đồng Việt Nam. Nội dung tập sách là một thứ văn hóa, giáo dục lưu manh thô lỗ, được trình bày dưới dạng “hỏi-đáp” tràn đầy trong gần 800 trang sách.

Chúng tôi xin dẫn chứng thêm những điều tệ hại trong bộ sách này để các bạn có thể hiểu thêm loại văn hóa tồn tại và đang phát triển mạnh mẽ trong xã hội bây giờ. Câu trả lời, trong nước bây giờ gọi là “đáp án.”

Hỏi: Kiểm tra cuối kỳ, Tuấn bị điểm 0 liền 6 môn, điều này chứng minh cái gì?
Đáp án: Chứng minh cậu ta không hề quay cóp.

Hỏi: Cái gì còn nhỏ hơn cả vi khuẩn?
Đáp án: Con của vi khuẩn.

Hỏi: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy?
Đáp án: Tại vì nó thích chơi trội.

Hỏi: Người nào thích bóng tối nhất?
Đáp án: Những người yêu nhau!

Hỏi: Tại sao Cường ngủ gật trên lớp mà không bị thầy giáo phê bình?
Đáp án: Vì thầy giáo không nhìn thấy.

Hỏi: Loài vật nào không bị muỗi đốt?
Đáp án: Là con muỗi!

Hỏi: Khi thả chim bồ câu thì ai vui nhất?
Đáp án: Chim bồ câu!

Hỏi: Đa số vĩ nhân đều sinh ra ở đâu?
Đáp án: Trong nhà hộ sinh.

Hỏi: Nên làm gì khi cây kim rơi xuống biển?
Đáp án: Đi mua cây kim khác!

Hỏi: Vì sao về mùa Đông, chim én lại bay về phương Nam.
Đáp án: Vì nó đi rất chậm!

Hỏi: Đánh cái gì vừa không tốn sức lại rất thoải mái.
Đáp án: Đánh một giấc!

Và văn hóa “búa liềm” này luôn ẩn náu một tâm tính ác độc:

Hỏi: Ông A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái ông A bị làm sao?
Đáp án: Bị mồ côi!

Hỏi: Một người sau khi bị chặt đầu sẽ thế nào?
Đáp án: Biến đổi chiều cao!

Hỏi: Làm thế nào khi gặp người sống?
Đáp án: Phải luộc chín!

Trong sách còn có những câu chuyện khó hiểu, ngu ngốc, ngớ ngẩn và vô nghĩa. Đây là một vài ví dụ:

Tại sao mũi bị tẹt?

Một hôm, một bé trai 4 tuổi hỏi ông nội:
- Ông ơi! Vì sao mũi của ông không giống của cháu, tại sao mũi của ông lại bẹt?
- Bởi vì khi còn nhỏ, ông không cẩn thận đã giẫm lên mũi của mình nên mũi của ông bây giờ bị bẹt!

Hỏi: Làm cách nào để mọi người không uống nước?
Đáp án: Đổi tên của nước (?)

- Khi ta có một hình tứ giác, vậy có 4 góc, ta cắt bỏ một hình tam giác ở giữa, tương đương ba góc, ta sẽ có một hình ngũ giác, có 5 góc. Vậy ta có: 4-3= 5!

Sách soạn ra nói là để dạy cho trẻ “hỏi đáp nhanh trí,” nhưng chính là để dạy con trẻ lưu manh, tập dối trá, như câu chuyện dưới đây:

Vẫn còn đang tắm

Cô gái đang rửa bát đĩa ở trong bếp thì có tiếng chuông điện thoại vang lên, người mẹ muốn tìm mẹ của cô gái, cô gái trả lời: “Mẹ cháu có lẽ đang tắm, bác đợi một lát để cháu đang tìm.”

Cô gái vặn vòi nước thật to, tạo âm thanh ồn ào và trả lời điện thoại nói, “ Mẹ cháu vẫn đang tắm.”

Xếp hàng

Một quý bà chạy vội vàng đến trước quầy thịt và lớn tiếng: “Ông chủ, bán cho tôi 10 ngàn đồng thịt bò cho chó.” Sau đó bà quay sang một quý bà khác đang đứng chờ và giải thích: “Cô thông cảm, tôi đã xếp hàng ở đây trước rồi!”

Thêm ba cuốn tự điển tiếng Việt “kiểu Vũ Chất” vừa được xuất bản tại Hà Nội với kiểu giải nghĩa “ba phải” như: “Chú bác: nói chung chú và bác!” “Cào cấu: Cào và cấu.” “Tao đàn: Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ!” Điều này chứng minh rằng những người soạn sách (thường không thấy ghi tiểu sử - hoặc có bằng đại học mua ở chợ trời) không trí tuệ mà cũng chẳng đạo đức, là những người dốt nát, thất học, thiếu tự trọng, vô lại, sao chép. Nhà xuất bản thì do những người ngu dốt cầm đầu, thiếu lương tâm, vùi đầu vào lợi nhuận.

Về phía chính quyền, nhất là trong ngành văn hóa, thì những viên chức, cán bộ trong ngành xuất bản, thường là dốt nát, cũng là loại phi văn hóa, vô giáo dục. Họ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền và biết báo cáo về số lượng xuất bản mỗi năm để nêu thành tích, dù với cái đống rác sách vở vĩ đại, đưa cả một thế hệ vào chỗ ngu dốt, lưu manh.

Tập giấy lộn mang tên “Hỏi Đáp Nhanh Trí” xấu hổ phải mang trên là “một cuốn sách,” nó dạy cho trẻ em kiểu nhanh trí, lanh mưu, không cần trí tuệ, học hỏi để hiểu biết, mà đối đáp cho xong, đào tạo cho chúng trong tương lai, trở thành những người giảo hoạt, lưu manh theo nhu cầu trồng cây ngắn ngày của “bác” và nhu cầu của “đảng” đào tạo những mầm non ngây ngô của dân tộc trở thành những công dân xảo trá mai hậu.

Về chuyện “sao chép,” nếu xem kỹ thì đây là một cuốn sách được “luộc” lại từ một loại rác rưởi của Trung Cộng, với hình minh họa nguyên gốc của Tàu, còn rõ những chữ Tàu trên hình vẽ.

Chỉ thị của Lê Duẩn sau 30 Tháng Tư, 1975, kỳ họp Quốc Hội Khóa 5: “Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để!”

Miền Bắc đã tịch thâu, thiêu hủy, bán ra vỉa hè hay ve chai là khoảng 180 triệu cuốn sách giá trị của miền Nam, để bây giờ, 40 năm sau, nhà nước Cộng Sản cho in ra những loại sách rác rưởi như cuốn sách trên. Phải chăng đó là “cách mạng văn hóa” của những người Cộng Sản.

Chúng ta tự hỏi, con em mình nếu phải lớn lên trong nước, sẽ học được gì trong những cuốn sách như loại này.

'Đấu đá' ở Bình Dương: Đại Nam bị khởi tố 'buôn lậu gỗ'

01-02-2015 2:37:02 PM
BÌNH DƯƠNG (NV) - Đây là sự kiện mới trong cuộc đối đầu giữa ông Huỳnh Uy Dũng, chủ công ty Đại Nam và chính quyền tỉnh Bình Dương. Chưa rõ ai sẽ thắng ai. 


Cổng vào Khu Du Lịch Đại Nam - một trong những tài sản của ông Dũng, người đối đầu với chính quyền tỉnh Bình Dương. (Hình: Wikipedia)

Hôm 31 tháng 12, công an Bình Dương loan báo đã khởi tố “vụ buôn lậu chín khối gỗ trắc” có lien quan đến công ty Đại Nam, sau khi phát giác công ty Đại Nam vận chuyển số gỗ này đi bán nhưng thiếu giấy tờ hợp lệ hồi... đầu tháng 10.

Sau đó, ông Huỳnh Uy Dũng, chủ công ty Đại Nam, lên tiếng phản bác cáo buộc của công an Bình Dương.

Phía công ty Đại Nam cho biết, năm 2010, họ đã mua gần 400 khối gỗ trắc để xây dựng Khu Du Lịch Đại Nam. Việc mua bán có đầy đủ giấy tờ và tất cả đều hợp lệ. Chín khối gỗ mà công an Bình Dương đang tạm giữ là “đầu thừa, đuôi thẹo,” nay không cần dùng nữa nên họ bán lại cho một công ty khác.

Hồi đầu tháng 12, công an Bình Dương chỉ xác định, việc mua bán chín khối gỗ trắc của công ty Đại Nam là “vi phạm về thủ tục hành chính trong mua bán lâm sản” bởi “không có xác nhận của kiểm lâm.”

“Vi phạm về thủ tục hành chính trong mua bán lâm sản” đột nhiên chuyển thành “buôn lậu” để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự sau khi ông Lê Thành Cung - chủ tịch tỉnh Bình Dương bị miễn nhiệm để nghỉ hưu từ đầu năm nay.

Năm ngoái, ông Huỳnh Uy Dũng kiện ông Lê Thanh Cung vì lần lữa, không phê duyệt quy hoạch chi tiết cho Khu Công Nghiệp Sóng Thần 3 nên những người đã mua đất của công ty Đại Nam để làm nhà, không thể xây nhà.

Trong khi theo thỏa thuận trước đó giữa đại diện chính quyền tỉnh Bình Dương và ông Dũng thì ông Dũng sẽ cho chính quyền tỉnh Bình Dương vay tiền để phát triển hạ tầng và chính quyền tỉnh Bình Dương sẽ cho ông Dũng sử dụng 71 héc ta trong số 533 héc ta của Khu Công Nghiệp Sóng Thần 3 làm khu dân cư. Ông Cung đáp lại bằng quyết định cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong Khu Công Nghiệp Sóng Thần 3. Ông Dũng đòi chính quyền tỉnh Bình Dương trả nợ, tuyên bố đóng cửa Khu Du Lịch Đại Nam... Thỉnh thoảng, cuộc đối đầu này lại phát sinh sự kiện mới.

Một trong những sự kiện mới được công chúng chú ý là những thông tin và hình ảnh về tư dinh và tài sản của ông Lê Thành Cung. Khi tư dinh hết sức nguy nga và khối tài sản khổng lồ của ông Cung được bạch hóa, theo chỉ đạo của chính quyền Việt Nam, hôm 30 tháng 12, Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Bình Dương đã bỏ phiếu miễn nhiệm ông Cung để ông... nghỉ hưu.

Tuy nhiên cuộc đối đầu giữa ông Dũng và chính quyền tỉnh Bình Dương dường như chưa chấm, dứt.

Ông Huỳnh Uy Dũng - chủ công ty Đại Nam, một người nằm trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam không phải là doanh nhân bình thường.

Ông Dũng, 53 tuổi, đi bộ đội, trôi giạt từ Bình Định vào Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước hiện nay), rồi trở thành con rể của một viên chức lãnh đạo chính quyền tỉnh Sông Bé, khởi nghiệp bằng một xí nghiệp sản xuất vôi nên có biệt danh “Dũng Lò Vôi.” Sau đó được chính quyền tỉnh Bình Dương giao cho Công Ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thành Lễ, dùng công ty này và một công ty riêng, nhận nhiều dự án, trở thành chủ đầu tư các Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, 2,3.

Thập niên 1990, ông Dũng từng là đối tượng bị báo chí Việt Nam săm soi do được chính quyền tỉnh Bình Dương dành cho hang ngàn héc ta vốn là nơi cư trú của hàng trăm ngàn gia đình ở Bình Dương để liên doanh và chuyển nhượng, thu lời.

Ngoài việc là chủ các Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, 2.3, ông Dũng còn là chủ Khu Du Lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (Khu Du Lịch Đại Nam), rộng 450 héc ta cũng ở Bình Dương. (G.Đ)

Vì sao hàng lậu Trung Quốc phá vỡ sản xuất trong nước?

(Baodatviet) - Khi những hàng hóa đáng ra phải được sản xuất ở trong nước thì lại nhập khẩu, nhập lậu về thì doanh nghiệp trong nước làm sao phát triển được?

ThS Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng: Từ đây có thể minh chứng hàng lậu gây ‘đổ vỡ sản xuất trong nước’ là có cơ sở.
PV: - Một nghiên cứu của Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam vừa công bố đã chỉ rõ tình trạng buôn lậu ngày càng phổ biến từ Trung Quốc về Việt Nam đang “làm đổ vỡ sản xuất trong nước”, gây khó khăn cho nhà nước, doanh nghiệp, và người tiêu dùng. Xin ông có thể phân tích kỹ hơn về nhận định này?
Ths Bùi Ngọc Sơn: - Kết quả cũng như nhận định mà báo cáo này đưa ra đã chỉ đúng một thực tế đã tồn tại từ lâu chứ không phải đây là một hiện tượng mới.
Trên thực tế điều này tồn tại là vì có sự chênh lệch về lợi nhuận rất lớn nên người người xả thân lao vào.
Tôi vẫn muốn nhắc lại một thực tế là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc vốn đã quá rẻ so với Việt Nam. Trong khi đó họ sản xuất những mặt hàng tương đồng với những nhu cầu của chúng ta, giao thông thì thuận tiện mà văn hóa cũng có nhiều điểm giống nhau.
Từ những điểm thuận lợi này nên khó mà ngăn được dòng hàng hóa ‘chảy về’. Đó là chưa nói đến việc quản lý của chúng ta còn lỏng lẻo, thậm chí có cả tham nhũng trong đó.
Khi những hàng hóa đáng ra phải được sản xuất ở trong nước thì lại nhập khẩu, nhập lậu về thì doanh nghiệp trong nước làm sao phát triển được? Chính vì vậy việc nói hàng lậu gây ‘đổ vỡ sản xuất trong nước’ là có cơ sở.
Thậm chí kể cả việc chúng ta phát động người Việt dùng hàng Việt nhưng cuối cùng khi hàng mang về nhà mới thấy mác dán ‘made in Việt Nam’ nhưng thực ra đó cũng là hàng Trung Quốc.
Nói như vậy để thấy ngay cả các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam cũng sang Trung Quốc để đặt hàng về rồi dán nhãn của mình vào.
Lúc này cả người tiêu dùng cũng thấy mình bị lừa và mất niềm tin vào việc tiêu thụ hàng hóa bởi tinh thần dân tộc của họ bị xúc phạm. Bởi nếu một sản phẩm thấy ‘made in China’ họ sẽ không mua mà chọn mua “made in Việt Nam’ dù cùng sản phẩm đó giá có thể đắt hơn vài trăm hoặc vài chục nghìn.
Khi niềm tin bị mất đi, người tiêu dùng không còn ủng hộ tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ còn đường chết.
Một số lượng lớn bột ngọt xuất xứ Trung Quốc bị lực lượng CSGT Công an Thanh Hóa bắt giữ
Một số lượng lớn bột ngọt xuất xứ Trung Quốc bị lực lượng CSGT Công an Thanh Hóa bắt giữ
PV: Nhìn tổng thể, liệu có phải chỉ tình trạng buôn lậu là nguyên nhân gây “đổ vỡ sản xuất” hay không, thưa ông? Bởi như nhiều chuyên gia đã phân tích, chính sách hàng giá rẻ của Trung Quốc cùng với những quy định thương mại giữa hai bên khiến hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với mức giá vô cùng cạnh tranh?
Ths Bùi Ngọc Sơn: - Tôi cho rằng, buôn lậu gây đổ vỡ sản xuất trong nước là nguyên nhân cơ bản. Nhưng như tôi đã nói ở trên vì nền sản xuất của Việt Nam rất giống với Trung Quốc, thị trường lại rất hợp với những mặt hàng mà họ đưa ra trong khi chi phí sản xuất của họ lại quá rẻ như vậy thì chắc chắn doanh nghiệp trong nước không thể tồn tại được.
Đơn giản như cái khóa quần áo, khi doanh nghiệp muốn mở xưởng sản xuất ở Việt Nam nhưng cũng không làm được. Bằng chứng là tại Nha Trang một doanh nghiệp muốn mở một xưởng sản xuất với dây chuyền công nghệ của Nhật Bản rất hiện đại nhưng sau đó đã phá sản vì hàng không thể cạnh tranh.
Lý do là vì tỉ giá của Việt Nam khuyến khích tạo ra một sự chênh lệch về chi phí nên rất khó kiểm soát.
Vì vậy trong các chính sách kinh tế phải tạo ra được môi trường kinh tế về cơ bản để người ta thấy buôn lậu là rất khó và lợi nhuận không đủ chi phí. Khi đó họ sẽ không thấy thỏa mãn và chắc chắn sẽ hạn chế được việc buôn lậu.
Còn một khi chúng ta để tạo ra chênh lệch về chi phí thì không có bộ máy nào có thể mọc ra để ngăn được việc buôn lậu với quy mô khổng lồ với tất cả các loại hàng hóa như hiện nay.
PV: - Đứng ở góc độ sản xuất trong nước, nhìn vào kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm sẽ thấy, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp nhẹ và máy móc thiết bị chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Cơ hội nào để hàng Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc trong khi vẫn đang tồn tại sự phụ thuộc như vậy, thưa ông?
Ths Bùi Ngọc Sơn: - Đến bây giờ tôi chưa nhìn thấy cơ hội nào cho Việt Nam. Bởi vì một điều rõ ràng là chi phí của họ thấp hơn và họ lại đi trước mình rất lâu, thậm chí họ không còn ở giai đoạn cạnh tranh với Việt Nam mà là thải đồ sang Việt Nam thì sẽ không thể nghĩ ra cách gì có thể thoát được.
Chưa kể tới việc ngay cả các doanh nghiệp sẵn sàng hạ bút ký nhập những công nghệ ‘rác’ để được hưởng hoa hồng từ những hợp đồng đó thì quả là càng khó khăn hơn.
Hiện nay cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam tồn tại doanh nghiệp nhà nước nhiều nên họ cứ mua hàng, công nghệ về mà không biết rằng liệu công nghệ đó có thể sử dụng được bao lâu và có gây hại gì không. Bởi vì cứ ký được hợp đồng là có ‘màu’ còn sau thành rác hay sử dụng thì tính sau.
Với cung cách như vậy thì không thể nói có con đường thoát cho việc hàng hóaViệt Nam cạnh tranh được với họ.
PV: - Hậu quả của sự “đổ vỡ sản xuất trong nước” là như thế nào? Tại thời điểm hiện tại, đã có những tín hiệu nào chứng tỏ Việt Nam đã bắt đầu gánh nhận hậu quả đó chưa? Xin ông phân tích cụ thể?
Ths Bùi Ngọc Sơn: - Điều này đã biểu hiện quá rõ. Thời gian vừa qua chúng ta không phát triển được nhiều mà chủ yếu dựa vào tài nguyên của quốc gia cũng như sức lao động phổ thông giá rẻ. Hai yếu tố này vẫn còn dư địa để khai thác nên chúng ta vẫn có nguồn thu.
Nhưng biểu hiện rõ nhất là sự thất bại khi chúng ta nói xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ. Chúng ta không tự sản xuất được cái gì mà chủ yếu là gia công. Tức là những gì thuộc về công đoạn cuối của dây chuyền sản xuất mà cần đến sức lao động thì sẽ thuộc về chúng ta. Còn những công đoạn trước đó thì đều được sản xuất ở phía bên kia – nơi mà có chi phí quá rẻ. Còn tài nguyên thì chỉ móc thô lên để bán.
Như vậy sau 20 năm đi vào phát triển đổi mới đến nay chúng ta gần như trắng tay, công nghệ không có. Đến khi tài nguyên và lao động giá rẻ được khai thác hết thì khi đó chúng ta sẽ thấm thía sự cạnh tranh. Khi đó các nhà tư bản cũng thấy ở Việt Nam hết đất làm ăn, lao động không còn gì, tài nguyên cũng cạn kiệt thì họ sẽ đưa vốn đi nơi khác.
Lúc đó thất nghiệp và hàng hóa không thể canh tranh nổi và mọi việc đã đi quá xa!
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)

Sáng nay, 5.1, ông Nguyễn Bá Thanh trở về Đà Nẵng điều trị

Đăng Bởi  - 

ong Nguyen Ba Thanh

Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cho biết hiện gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất mọi thủ tục để có thể đưa ông Thanh rời Mỹ vào sáng nay (5.1) để về quê nhà Đà Nẵng tiếp tục dưỡng bệnh sau 4 tháng 19 ngày điều trị tích cực ở Mỹ.

“Tất cả đã sẵn sàng và nếu không có gì thay đổi đột xuất, ông Nguyễn Bá Thanh và đoàn sẽ về đến Đà Nẵng vào chiều tối 6.1" - Tuổi Trẻ cho biết.
Trước đó, báo Lao Động cũng đã loan tải thông tin hai bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, hạ tầng kỹ thuật, thiết bị y tế tốt là Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và bệnh viện Ung bướu đều có sự chuẩn bị, trên tinh thần đón ông Nguyễn Bá Thanh trở về. 
"Chúng tôi chuẩn bị nhân vật lực, phương án đón, chữa bệnh cho ông Nguyễn Bá Thanh ngoài trách nhiệm tất yếu của ngành y còn có tinh thần, tình cảm để đón nguyên lãnh đạo cấp cao của địa phương. Nhưng chưa biết sẽ bố trí ông nằm bệnh viện nào vì chưa có hồ sơ bệnh án, chưa biết tình trạng sức khỏe mức độ nào" - Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng nói.
Tương tự, bác sĩ Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Bệnh viện Đà Khoa Đà Nẵng cũng cho biết công tác chuẩn bị đón tiếp, chữa bệnh cho ông Thanh cũng sẵn sàng.
Ông Thạnh cho biết: "Chúng tôi chưa biết ngày, giờ cụ thể khi nào ông Thanh về Đà Nẵng, có về hay không, tình trạng sức khỏe như thế nào, phải tiếp nhận, điều trị ra sao... Tuy nhiên, ngành y thì luôn trong tình trạng sẵn sàng đón bệnh cấp cứu. Đặc biệt, với ông Thanh thì dù thụ động địa phương vẫn có phương án sẵn sàng, tốt nhất để đón tiếp, chữa trị cho ông".
Thông tin đăng trên Tuổi Trẻ sáng nay cho biết ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được một máy bay chuyên dụng y tế cỡ nhỏ đưa về sân bay Đà Nẵng sau khi dừng tiếp nhiên liệu tại hai sân bay khác nhau ở Mỹ và Nhật Bản. Phái đoàn tháp tùng ông Thanh về nước ngoài ông Nguyễn Bá Cảnh (con trai ông Thanh) còn có các bác sĩ người Mỹ nơi ông Thanh nằm điều trị trước đó. 
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khoa ung bướu (Bệnh viện Đà Nẵng) nơi được cho là ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về điều trị, lãnh đạo bệnh viện này cho sửa chữa, cải tạo lại một phòng bệnh rất tươm tất. Đường dẫn vào khu vực tầng 1 để lên thang máy của khoa ung bướu cũng được cho làm mới, bằng phẳng để giúp giảm xóc cho bệnh nhân trong khi di chuyển.
P.V

Năm 2015 sẽ có nhiều ‘cuộc chiến Đông-Tây’

 ĐẠI THẮNG - TRUNG NHÂN - Thứ Hai, ngày 5/1/2015 - 02:35

(PL)- Quan hệ Đông-Tây dự kiến sẽ căng thẳng hơn trong năm 2015 và “chiến tranh lạnh” kiểu mới là điều dễ hiểu.
Chuông giao thừa đã điểm kết thúc một năm 2014 đầy biến động đối với nền chính trị thế giới. Có chuyên gia nhận định “thế giới 2014 bất ổn - bất an - bất định - bất ngờ”. Hàng loạt sự kiện chính trị từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam đều mang dáng dấp “chiến tranh trong hòa bình” - một kiểu “chiến tranh lạnh” khó xác định, khó đoán và khó kiểm soát. Trên cơ sở một năm đầy chật vật, cùng thông điệp chào năm mới của lãnh đạo các nước, cũng như phân tích của các chuyên gia quan hệ quốc tế… ít nhiều viễn cảnh thế giới 2015 hiện ra.
Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á-Thái Bình Dương
TS Lê Hồng Hiệp, khoa Quan hệ quốc tế (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM), nhận định trong khi vẫn phối hợp với EU và các đồng minh trong những vấn đề như Ukraine hay không kích Nhà nước Hồi giáo, Mỹ sẽ tập trung nhiều sự chú ý hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ), đối thủ duy nhất đủ tầm để có thể lật đổ vị thế siêu cường của Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách “tái cân bằng” sang khu vực, đồng thời thúc đẩy việc gắn kết, tăng cường sức mạnh của các nước đồng minh và đối tác, biến họ trở thành các quốc gia giàu mạnh và thực sự độc lập để có thể giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của TQ, đồng thời giúp Mỹ có được vị thế tốt hơn nhằm đối phó với sự trỗi dậy ngày càng không êm ả của Bắc Kinh.
Trong khi đó, khác với nhiều năm trước đây, theo TS Lê Hồng Hiệp, TQ đã thoát ra ngoài tư thế “ẩn mình chờ thời”. Trong năm 2015 TQ có thể thực hiện “ngoại giao hòa hoãn” do e dè trước phản ứng của cộng đồng quốc tế sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và lo sợ các nước trong khu vực sẽ nghiêng về phía Mỹ.
Tuy nhiên trong dài hạn, việc TQ từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” để theo đuổi tham vọng siêu cường cho thấy xu thế lấn lướt của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là trên vấn đề biển Đông, nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn. Trong khi TQ (cường quốc đang lên) tìm cách mở rộng ảnh hưởng, tranh giành quyền lực với Mỹ (cường quốc thống trị) thì Mỹ đang âm thầm cố gắng tìm cách kiềm chế TQ. Một cuộc “chiến tranh lạnh” mới ở khu vực là khó có thể tránh khỏi.
Viễn cảnh thế giới 2015 cho thấy sẽ xuất hiện nhiều “cuộc chiến Đông-Tây”. Ảnh: ONE-EUROPE
Nội chiến Ukraine kéo dài
Một điều đáng chú ý là trong tất cả 35 quốc gia mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi điện mừng năm mới không có “người hàng xóm cùng vách” Ukraine. Theo bình luận của tạp chí Europe Online Magazine, sau những lục đục và thù hằn giữa hai nước trong suốt một năm qua, điều này cũng không có gì quá bất ngờ.
Còn trong thông điệp toàn quốc nhân dịp năm mới của Ukraine, Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko cũng đã đưa ra lời hứa sẽ đánh bại “kẻ thù độc ác” có ý định gây chia rẽ nội bộ Ukraine.
Vị tổng thống 49 tuổi này, đã chiến thắng cuộc bầu cử hồi tháng 5-2014, hứa sẽ dập tắt “cuộc nổi loạn” trong khu vực công nghiệp phía đông của Ukraine vào tháng 4. 
Ngay trong đêm giao thừa, quân đội thân Kiev đã nổ súng tấn công vào các cứ điểm gần sân bay trung tâm Donetsk. Đây là lần đầu tiên hiệp định ngừng bắn bị vi phạm kể từ khi Kiev và phe miền Đông đồng ý với thỏa thuận “ngày im lặng”, cam kết phi quân sự hóa khu vực và lập vùng đệm tiến tới đàm phán hòa bình. Điều này dự báo một “cuộc chiến dai dẳng” nội bộ Ukraine sẽ kéo dài. Tất nhiên Mỹ, Nga, châu Âu sẽ không thể đứng ngoài cuộc, kéo theo một cuộc đối đầu Đông-Tây khác: Mỹ, EU “chiến tranh lạnh” với Nga.
Mỹ, EU “chiến tranh lạnh” với Nga ở Ukraine
Trong thông điệp đầu năm 2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khéo léo nhắc nhở năm 2015 sẽ là năm đánh dấu 70 năm Liên Xô và Mỹ đã cùng chiến thắng phát xít. Hãng tin Itar Tass (Nga) giải thích: “Ngày kỷ niệm lịch sử này nhắc nhở Nga và Mỹ phải cùng chịu trách nhiệm đảm bảo hòa bình và ổn định cho thế giới, đồng thời nhắc nhở vai trò quan trọng của hai quốc gia này đối với các thách thức và mối đe dọa toàn cầu”.
Hãng tin CBS (Mỹ) bình luận đây chính là lời nhắc nhở mà ông Putin đang gián tiếp gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama về một hình mẫu quan hệ “đúng đắn” hơn giữa Nga và Mỹ: “Tuân thủ những quy tắc về bình đẳng và sự tôn trọng lẫn nhau”. Tuyên bố này được đưa ra khi Nga đang bị Mỹ và các đồng minh châu Âu “hai mũi giáp công” cấm vận kinh tế, tấn công giá dầu, nền kinh tế Nga đang bên bờ vực suy thoái.
“Tôn trọng” mà ông Putin nói ở đây có thể hàm ý rằng Mỹ cần hạn chế tối đa sự can thiệp vào Ukraine. Hay sự “bình đẳng” ở đây rất có thể nhắm đến sự bình đẳng về kinh tế hai nước. Bởi Nga đã luôn đả kích các cấm vận kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Moscow là không bình đẳng. Theo nhận xét của hãng tin CBS, chừng nào ông Putin chưa nhìn thấy được sự “bình đẳng” và “tôn trọng” xứng đáng với nước Nga, mối quan hệ hai nước sẽ không thể phát triển. Trong thông điệp đầu năm của mình, ông Putin cũng đã ca ngợi sự “tái thống nhất” bán đảo Crimea về lại với nước Nga là một “cột mốc vĩnh cửu trong lịch sử đất nước”.
Theo đánh giá của tờ Wall Street Journal, thông qua những lời lẽ này, ông Putin đang đánh giá việc tái sáp nhập Crimea vào nước Nga là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Đồng thời hàm ý Mỹ và phương Tây có cấm vận đến mấy thì Nga cũng không nhân nhượng ở Ukraine.
Trong khi đó, khối NATO có Mỹ “giật dây” phía sau từ lâu đã tìm cách lôi kéo Ukraine gia nhập khối liên minh quân sự này. Các biện pháp trừng phạt Moscow liên tục được thực hiện bất chấp “cả hai phe đều bị thương”. Nga chắc chắn sẽ không buông Ukraine, trong khi Mỹ và NATO cũng đã tuyên bố không bỏ rơi chính quyền Kiev. Cuộc đối đầu này hứa hẹn sẽ gây ra thêm “chiến tranh lạnh 2.0” lớn nhất kể từ “chiến tranh lạnh” Xô-Mỹ kết thúc năm 1991.
“Chiến tranh lạnh” mới có gì nổi bật?
Các cuộc chiến Đông-Tây theo kiểu “chiến tranh lạnh” kiểu mới sẽ có nhiều điểm khác biệt so với cuộc “chiến tranh lạnh” Xô-Mỹ thế kỷ 20.  TS Lê Hồng Hiệp lấy ví dụ về cuộc chiến giữa Mỹ-Trung Quốc (TQ) (rất có thể) sẽ xảy ra trong thời gian tới. Trong đó có bốn điểm cần lưu ý. 1. Chiến lược chứ không phải ý thức hệ: Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và TQ chủ yếu tập trung vào yếu tố lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Việc tập hợp lực lượng của hai bên sẽ dựa vào điểm tương đồng về lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Đây là đặc điểm chi phối ba đặc điểm còn lại. 2. Ở cấp độ khu vực chứ không phải toàn cầu: Cuộc “chiến tranh lạnh” này sẽ tập trung chủ yếu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà ít có khả năng lan rộng ra toàn cầu bởi TQ không có một hệ thống đồng minh rộng lớn và lợi ích của Mỹ và TQ không mâu thuẫn lớn ở các khu vực khác. 3. Không phải giữa hai khối nước cứng nhắc: Khác với “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Liên Xô khi hai bên dẫn đầu hai khối nước trải khắp năm châu thì trong “chiến tranh lạnh” mới sự đối đầu tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa TQ và Mỹ. Nga, như đã nói ở trên, ít có khả năng tham gia cùng TQ thành một khối chiến lược để đối đầu với Mỹ và đồng minh. 4. Vai trò của tương thuộc kinh tế: Khác với “chiến tranh lạnh” thế kỷ 20, trong cuộc “chiến tranh lạnh” mới, sự tương thuộc kinh tế giữa Mỹ và TQ sẽ giúp kiềm chế bớt hành vi của hai bên, giúp hai bên dễ đối thoại với nhau để giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, do lợi ích địa chính trị được coi trọng hơn lợi ích kinh tế nên sự tương thuộc kinh tế sẽ không đủ ngăn cản “chiến tranh lạnh” mới diễn ra. Viễn cảnh khả dĩ nhất là “kinh tế nóng, chính trị lạnh” giữa các cường quốc.

ĐẠI THẮNG - TRUNG NHÂN

Trung Quốc trong thế tiến thoái lưỡng nan

 THẠCH ANH - Chủ Nhật, ngày 4/1/2015 - 05:30
(PL)- Tháng 11-2014 tại Philippines, Tòa án TP Puerto Princesa (tỉnh Palawan) đã kết án chín ngư dân Trung Quốc (TQ) vì bắt trộm rùa biển.
Mỗi ngư dân bị phạt 102.000 USD và có thể ngồi tù đến tháng 5-2015 nếu không nộp phạt. Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố các ngư dân TQ đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền lịch sử của TQ. Ngược lại, Philippines khẳng định đó là vùng biển Philippines.
Trong vụ ngư dân TQ bị bắt ở Philippines, TQ không hề phát công hàm phản đối hay đe dọa. Động thái này khác hẳn phản ứng đối với sự kiện xảy ra trong năm 2010.
Lực lượng tuần duyên của Nhật đã bắt giữ một tàu cá TQ gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó Nhật đã đưa thuyền trưởng TQ ra xét xử. TQ đã dừng mọi trao đổi cấp cao và quyết định ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Cuối cùng Nhật phải trả tự do cho thuyền trưởng TQ.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Eurasia Review (Mỹ), hai chuyên gia Lim Kheng Swe và Lý Minh Giang ở ĐH Công nghệ Nam Dương (Singapore) nhận định vụ các ngư dân TQ bị bắt giữ ở Philippines đã cho thấy TQ đang giảm mức độ cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biển Đông.
Hai chuyên gia đã đưa ra bốn lý do để giải thích:
- Trong giới lãnh đạo TQ ngầm hiểu tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông căn cứ vào đường chín đoạn vẫn còn quá mơ hồ và còn nhiều điểm yếu.
- Tranh chấp về đánh bắt cá xảy ra thường xuyên ở biển Đông nên TQ không còn phản ứng cứng rắn mỗi khi có tàu cá TQ bị bắt giữ.
- Philippines đã kiện đường chín đoạn ra Tòa án Trọng tài quốc tế. TQ lo ngại sẽ có tác động xấu cho TQ khi tòa xét xử. Mục tiêu ưu tiên của TQ là tòa gác vụ kiện lại.
- Gần đây TQ đang tìm cách củng cố quan hệ với tổ chức ASEAN sau nhiều năm quan hệ hai bên khó khăn do vấn đề tranh chấp biển Đông.
Động thái của TQ trong vụ Philippines bắt giữ chín ngư dân TQ có thể được xem là thước đo đánh giá chính sách hiện tại của TQ đối với vấn đề tranh chấp biển Đông ngoài các tuyên bố chính thức.
Hai chuyên gia Lim Kheng Swe và Lý Minh Giang kết luận TQ đang đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan trong cách hành xử ở biển Đông. Nếu thúc ép mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền như trước đây, TQ sẽ gây thêm căng thẳng. Bằng như không làm như vậy, TQ lại sẽ không thể hiện được thái độ kiên quyết.
THẠCH ANH

Trung Cộng sẽ đổ và bài học Latvia cho người Việt Nam

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.

*

Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng. Theo công bố chính thức của Trung Cộng, ngân sách quốc phòng năm 2014 là 131.5 tỉ đô la nhưng theo Stockholm International Peace Research Institute năm 2013 Trung Cộng đã dành 188 tỉ đô la cho chi phí quốc phòng. Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250 sư đoàn bộ binh trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi Trung Cộng cũng phải đổ. 

Bao giờ Trung Cộng đổ?

Gordon Chang, nhà phân tích kinh tế chính trị đã làm việc 20 năm tại lục địa Trung Quốc, trong tác phẩm The Coming Collapse of China xuất bản 2001 tiên đoán Trung Cộng sẽ đổ vào năm 2011. 

Lý do, theo Chang trong phần hỏi đáp về tác phẩm của ông, đã viết: “Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Cộng, xây dựng một xã hội bất bình thường và cô lập chính nó từ các quốc gia khác. Hệ thống đó có thể tồn tại mãi cho đến khi Trung Cộng biệt lập từ thế giới, nhưng những người kế tục Mao đã tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khi một quốc gia trở nên hội nhập nhiều hơn với các quốc gia khác, một lực đẩy áp dụng cho toàn thế giới – chính trị, kinh tế và xã hội – cũng ảnh hưởng Trung Cộng. Tại một điểm trong tiến trình này, hệ thống bất bình thường của Mao sẽ bị bỏ rơi vì về căn bản không thích hợp với vai trò mà Trung Cộng tìm kiếm trong hệ thống quốc tế. Một thời gian ngắn, chính phủ Trung Cộng sẽ không còn khả năng để đáp ứng với các thách thức của một xã hội mở rộng và năng động”.

Trung Cộng không đổ như Gordon Chang đoán. 

Thận trọng hơn Gordon Chang, công ty Strafor, một công ty thông tin tình báo chiến lược toàn cầu hiện do George Friedman làm Chủ tịch Chấp hành, trong Dự đoán Thập niên công bố ngày 21 tháng Giêng, 2010 cho rằng nền kinh tế Trung Cộng sẽ đổ trong vòng 10 năm tới. Trả lời thay mặt cho Strafor, Peter Zeihan, phó chủ tịch công ty, giải thích lý do: “Chúng tôi đã phân tích vấn đề này trước đây về một hệ thống kinh tế Trung Quốc bất ổn và chúng tôi nghĩ sự bất ổn đó đạt điểm vỡ khi các mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc bùng ra và tan nát”.

Bước vào năm thứ năm của thập niên, Trung Cộng vẫn chưa đổ theo ước tính của Strafor.

Tuy nhiên, dù không xảy ra như Gordon Chang dự đoán hay chưa xảy ra như Strafor ước tính, cả hai và rất đông các nhà phân tích kinh tế chính trị, đều có một nhận xét căn bản rất giống nhau rằng Trung Cộng sớm muộn cũng sẽ đổ vì phải đương đầu với những khó khăn không thể vượt qua.

Những vấn đề của Trung Cộng

Dân số già nua

Dân số tại các quốc gia tiên tiến có khuynh hướng tăng chậm và điều này có nghĩa tỉ lệ người cao tuổi ngày tăng cao so với thế hệ vừa sanh. Thế nhưng, tại Trung Cộng mức độ chênh lệch đó cao nhất trên thế giới. Giai đoạn hòa bình sau năm 1949 với chính sách kiểm soát dân số còn tương đối lỏng lẻo là cơ hội cho một số rất đông dân được sinh ra. Lớp người này sau đó trở thành lực lượng lao động chính trong giai đoạn hội nhập vào thế giới đầu thập niên 1980, giúp thúc đẩy nền kinh tế và giữ chi phí y tế an sinh xã hội thấp. Người dân trong giai đoạn này làm nhiều nhưng tiêu ít. Điều kiện đó đang bị đảo ngược. Hiện nay Trung Cộng là xã hội tiêu thụ nhưng có ít trẻ con hơn người già. 

Theo ước tính của đề án PewResearch Global Attitues Project, năm 2050 Trung Cộng sẽ chỉ tăng 25 triệu so với 400 triệu của Ấn Độ. Các phân tích dân số ước tính Trung Cộng đang trở nên quốc gia không chỉ già nhất thế giới mà còn già nhanh nhất thế giới. Trong thời gian vài năm nữa, Trung Cộng sẽ là viện dưỡng lão khổng lồ. Một quốc gia già nua có nghĩa các chi phí an sinh xã hội, dịch vụ y tế cũng gia tăng một cách tương ứng và là một gánh nặng không chịu nổi cho đất nước 1.4 tỉ dân. Lực lượng lao động phần lớn được dùng trong giai đoạn sản xuất dây chuyền, thiếu sáng tạo kỹ nghệ mang tính tiên tiến và khai phá. Phần lớn hàng hóa, dù tiêu dùng hay kỹ thuật cao cấp cũng được phát minh, sáng chế từ nước khác. 

Tham nhũng

Tham nhũng xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng tại các nước do đảng CS cai trị tham nhũng không chỉ trầm trọng mà còn có tính đảng. 

Gọi là tính đảng bởi vì tình trạng tham nhũng phát sinh ngay trong lòng cơ chế chính trị, do cơ chế nuôi dưỡng, tràn lan sang các bộ phận của hệ thống và dần dần làm hư thối toàn xã hội. Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đều đưa mục tiêu chống tham nhũng lên hàng đầu nhưng cả hai đều biết tham nhũng sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của đảng CS. Các chương trình chống tham nhũng “đầu voi đuôi chuột” được phát động ồn ào và đầu hàng chỉ sau 18 tháng. Lý do, bịnh ung thư tham nhũng lan quá rộng và quá sâu đến các bộ phận sinh tử của đất nước, nhất là trong quân đội. 

Sự phân cách giàu nghèo xảy ra tại hầu hết các nước phát triển, trong đó, một vài phần trăm người dân sở hữu một nguồn lớn của cải xã hội. Tại Trung Cộng, chỉ một phần trăm trong tổng số trên một tỉ người sở hữu 40 phần trăm của cải. Điều khác giữa Trung Cộng và các quốc gia tư bản là số tài sản mà một phần trăm nắm giữ tại Trung Cộng là do tham ô, hủ hóa, là máu xương, mồ hôi nước mắt của người dân làm ra.

Thiếu tính chính danh lãnh đạo đất nước

Theo tác giả Ross Terrill trong tác phẩm The New Chinese Empire tại Trung Cộng chủ quyền của con người không tồn tại ngay cả trong lý thuyết chứ đừng nói chi là thực tế. Mọi quyền hạn đều tập trung trong tay đảng nhưng không ai bầu đảng CS, không ai trao cho đảng quyền lãnh đạo. Trong thời kỳ mới mở cửa, người dân tập trung xây dựng cuộc sống sau khi vừa bước ra khỏi thời tem phiếu nên có khuynh hướng chấp nhận hay không quá quan tâm đến việc ai lãnh đạo mình nhưng thái độ đó đang thay đổi nhanh chóng. 

Tại Trung Cộng không có một cơ quan, đoàn thể xã hội nào mà không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS. Mặc dù quốc gia có nhiều ngàn tờ báo nhưng không có tờ báo nào đưa vấn đề chính sách ra bàn cãi. Khi mức độ hội nhập vào thế giới gia tăng sự bất mãn trong quần chúng đối với đảng và nhà nước CS cũng gia tăng. Theo giáo sư David Shambaugh, đại học George Washington, mức độ trấn áp hiện nay tại Trung Cộng lên cao nhất kể từ năm 1989.

Bất ổn xã hội

Theo Gini Index, tiêu chuẩn đo lường mức độ mất cân xứng trong việc phân phối lợi tức gia đình, Trung Cộng là một trong số mười phần trăm mất cân xứng nhất trên thế giới. Hiện nay các sinh viên tốt nghiệp đại học không có công ăn việc làm tốt như các thế hệ sinh viên trước đây. 

Các thành phần giàu có đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài để mua tài sản cố định và tìm cách định cư. Theo thống kê của Shanghai ‘s Hurun Research Institue thực hiện vào tháng Giêng, 2014, có đến 64 phần trăm trong số 393 người giàu có được thăm dò đang tính hay sẽ tính di chuyển ra nước ngoài. Mỗi năm tại Trung Cộng có 200 ngàn cuộc biểu tình trong các mức độ và hình thức khác nhau, từ những cuộc biểu tình đẫm máu ở Tây Tạng, Xinjiang cho đến các đình công nhỏ trong các công ty. 

Xã hội bưng bít Trung Cộng không thể thích nghi với thế giới luôn đổi thay và sinh động. Các chính sách tự diễn biến trong suốt 25 năm qua của các lãnh đạo Trung Cộng đều có tính cách chiến thuật, phòng thủ, vá víu từng giai đoạn. Trung Cộng gặp ít nhiều may mắn về cung ứng hàng hóa rẻ cho thị trường thế giới trong giai đoạn đầu của toàn cầu hóa nhưng về lâu dài khi mức cung cầu được bão hòa, mức độ phát triển kinh tế sẽ chậm lại. Các lãnh đạo Trung Cộng biết điều đó nhưng biết là một chuyện mà vượt qua được hay không là chuyện khác. Đổi mới quá xa Trung Cộng sẽ trở thành Liên Xô năm 1991 mà không đổi mới cách mạng cũng sẽ bùng vở từ trong lòng quần chúng. 

Ô nhiễm

Đây là lãnh vực mà Trung Cộng giữ kỷ lục hàng đầu thế giới trong nhiều năm chưa có đối thủ tranh giành được. Điều kiện an toàn hầm mỏ, Trung Cộng cũng được vào mức tệ hại nhất thế giới. Nước, không khí, kỹ nghệ bị ô nhiễm là nguồn của các bịnh ung thư và các bịnh liên quan đến bộ phận hô hấp. Tuy che đậy, chính phủ Trung Cộng phải thừa nhận 70% sông, hồ bị ô nhiễm. Năm 2007, World Bank trong một tổng kết đã tố cáo tình trạng ô nhiễm tại Trung Cộng là lý do cho 760 ngàn trẻ em chết non và các bệnh hô hấp khác. 

Hai tác giả Joseph Kahn và Jim Yardley của New York Times trong bài điều tra năm 2007 cho rằng tình trạng ô nhiễm đe dọa vai trò lãnh đạo của đảng CSTQ. Cũng theo bài điều tra này, 500 triệu người dân Trung Quốc không có nước uống an toàn vệ sinh. Chỉ vỏn vẹn 1 phần trăm dân chúng thở không khí với mức độ trong lành tương tự như một người dân Âu Châu thở. Đảng và nhà nước CSTQ công bố hàng loạt các chương trình bảo vệ môi trường nhưng không đạt kết quả bởi vì người dân không có quyền góp ý và báo chí không được phép phê bình.

Chủ trương của Mỹ trước viễn ảnh Trung Cộng đổ: một chính sách hai phương cách (dual-track policy) 

Vì có nhiều ẩn số chưa giải đáp nên không ai có thể có một câu trả lời dứt khoát Trung Cộng sẽ chuyển hóa qua tự do dân chủ trong hòa bình hay sẽ trở thành một hay nhiều nước tự do sau một cuộc chiến tranh đẫm máu. Để đáp ứng cả hai tình huống, Mỹ áp dụng một chính sách hai phương cách (dual-track policy) đối với Trung Cộng. 

Giáo sư Aaron L. Friedberg, thuộc đại học Princeton và nguyên Phụ tá An ninh Quốc gia tại văn phòng Phó Tổng Thống vào năm 2005, giải thích chính sách này gồm hai mặt: vừa hợp tác xuyên qua ngoại giao, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục nhưng đồng thời cũng tăng cường quân sự để đáp ứng với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng trong vùng Đông Á qua các hợp tác quân sự với Úc, Nhật, Nam Hàn và Philippines. 

Khả năng tốt đẹp nhất cho Mỹ và nhân loại là thông qua mậu dịch và hợp tác, Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Cộng từng bước chuyển hóa sang xã hội tự do. Tuy nhiên, sau mấy chục năm theo đuổi từ Nixon đến Obama, mục đích giải phóng chính trị trong hòa bình cho Trung Cộng ngày càng xa thêm. 

Sự thất bại của chủ trương một chính sách hai phương cách (dual-track policy)

Chủ trương chính sách hai phương cách (dual-track policy) với Trung Cộng đã chứng tỏ không thành công. Mặc dù không công khai tuyên bố, mục đích của Trung Cộng là làm bá chủ biển Đông, và điều đó đi ngược lại quyền lợi tối quan trọng của Mỹ và đông minh tại Á Châu.

Về mặt đối nội, cải cách chính trị sẽ diễn ra tại Trung Cộng trước mắt cũng như lâu dài. Kinh nghiệm đổi mới tại Liên Xô trước năm 1991 cho lãnh đạo CSTQ biết đổi mới quá đà sẽ dẫn đến những phản ứng xã hội ngoài tầm kiểm soát của đảng. 

Về mặt bang giao quốc tế, Trung Cộng không hành xử với tư cách một cường quốc có trách nhiệm, cụ thể qua việc Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa và việc Iran thí nghiệm nguyên tử. Ngoài ra, trong lúc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Cộng lại gia tăng với mục đích nắm phần ưu thế, ít nhất tại vùng Đông Á Châu. Lãnh đạo Trung Cộng mặc dù mạnh về kinh tế nhưng luôn sống trong nỗi bất an bị Mỹ bao vây và lật đổ. 

Cách mạng bạo động

Lịch sử Trung Quốc cho thấy rất ít khi một biến cố chính trị diễn ra trong êm đẹp. Khả năng rất thấp cho một cuộc cách mạng nhung, cách mạng da cam, hoa lài diễn ra tại Trung Cộng. Cách mạng tại Trung Cộng sẽ là cách mạng máu. Vũ khí của giới cầm quyền dù có hiện đại bao nhiêu cũng không thể ngăn chận được sức mạnh của toàn dân khi họ đã quyết tâm đứng dậy.

Một yếu tố mà lãnh đạo Trung Cộng không dự đoán được là sự phẩn uất bùng nổ của 1.4 tỉ dân. “Năm nọc độc” như bộ máy tuyên truyền Trung Cộng gọi gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó bốn “nọc độc” nằm ngay trong lục địa và sẽ trở thành lực lượng quyết định số phận của đảng CSTQ. 

Mặc dù phong trào CS trên phạm vi thế giới không còn tồn tại, sự cách ngăn về ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Cộng quá lớn để đặt qua một bên bởi vì ý thức hệ ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa hai chính phủ. Điều rõ ràng rằng nếu Trung Cộng là một quốc gia dân chủ, sự xung đột quyền lợi sẽ không trầm trọng như xung đột giữa Mỹ dân chủ tự do và Trung Quốc độc tài CS. Khi cách mạng bùng nổ, Mỹ và Tây Phương, vị lợi ích kinh tế chính trị, sẽ ủng hộ các lực lượng dân chủ. 

Phản ứng của lãnh đạo Trung Cộng trước thời điểm đổ

Sinh mạng của chế độ CSTQ gắn liền với phát triển kinh tế. Từ 1980 đến 2011 nền kinh tế Trung Cộng tăng trưởng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Mức phát triển đó không bao giờ trở lại. Nhà phân tích Bob David của tờ The Wall Street Journalnhận định trong mười năm tới kinh tế Trung Cộng chỉ phát triển từ 3.9 phần trăm. Một số nhà phân tích khác bi quan hơn khi cho rằng kinh tế Trung Cộng chỉ tăng 1.6 đến 1.7 phần trăm. Mức phát triển đó là một mức chậm tại các nước kỹ nghệ nhưng là một tai họa nếu xảy ra tại Trung Cộng. 

Điều gì sẽ xảy ra? Trung Cộng theo lý thuyết buộc sẽ giảm cường độ các xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng để tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, theo Andy Morimoto phân tích trong Can China Fall Peacefully? đăng trong The National Interest ngày 19 tháng 11, 2014, lúc đó Trung Cộng sẽ phát động chiến tranh để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS. 

Bằng chứng, trong thập niên 1950, Trung Cộng thay vì tập trung tái thiết kinh tế sau cuộc chiến tranh dài, đã phát động chiến tranh Triều Tiên để củng cố vai trò của đảng. “Sự xúi dục của nước ngoài” thường là bình phong để thanh trừng nội bộ đảng. Edward Wong, sử gia về Trung Quốc, trên New York Times ngày 11 tháng 11, 2014 trong bình luận In New China, ‘Hostile’ West Is Still Derided, Tập Cận Bình trong khi trải thảm đỏ chào đón TT Mỹ Barack Obama, cùng lúc đã ca ngợi blogger Zhou Xiaoping như có “tinh thần tích cực” vì blogger này đã viết bài chống Mỹ. 

Cũng theo Andy Morimoto, làm việc tại Hội Đồng Chicago Về Các Vấn Đề Thế Giới, “viễn ảnh hòa bình tại Á Châu không nhiều hứa hẹn” và ông đề nghị chính phủ Mỹ thay vì dùng hai phương cách nên tập trung vào việc tăng cường quân sự tại Á Châu bởi vì tiên đoán hợp lý nhất vẫn là chiến tranh sẽ bùng nổ trong tương lai.

Lối thoát của Việt Nam

Để giới hạn hay giảm nhẹ mức ảnh hưởng của chiến tranh, chọn lựa duy nhất của Việt Nam là phải thoát ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng trước khi Trung Cộng đổ. Không có cánh cửa nào khác hơn là dân chủ. Tuy nhiên lãnh đạo CS Việt Nam không có khả năng đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng bằng con đường dân chủ. 

Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Giêng 1950, đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Từ đó, CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn, cách mặc. Đọc các tài liệu quốc tế trong thời kỳ chống Pháp để thấy Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm cho được Điện Biên Phủ. Máu xương của bao thanh niên Việt Nam đổ xuống trong chiến tranh chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh có thể phát xuất từ lòng yêu nước chân thành nhưng đã bị CSVN và CS quốc tế lợi dụng từng nắm xương, từng giọt máu. 

Và hôm nay, Trung Cộng là mảnh ván duy nhất còn lại để lãnh đạo CSVN bám vào. Dù thỉnh thoảng vẫn giả giọng hát bài ca yêu nước, thương dân, lãnh đạo CS biết không có mảnh ván Trung Cộng, chế độ CSVN sẽ chìm. Chọn lựa duy nhất cho một Việt Nam dân chủ vẫn thuộc về các thành phần Việt Nam yêu nước và không Cộng Sản.

Bài học Latvia độc lập dân chủ trước khi Liên Xô đổ

Latvia là quốc gia nhỏ, hiện theo thể chế Cộng Hòa vùng Baltic, thủ đô Riga, có dân số thống kê năm 2010 là 2 triệu người, có chung biên giới với Estonia, Lithuania, Belarus và Nga. Latvia độc lập năm 1918, nhưng bị Liên Xô chiếm năm 1940, bị Đức Quốc Xã chiếm năm 1941, bị Liên Xô chiếm lần nữa năm 1944 và sau đó trở thành nước CS trong hệ thống Liên Xô mãi cho đến khi chính thức độc lập năm 1991. Trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Latvia là quốc gia có mức phát triển kinh tế nhanh nhất Châu Âu. GPD trên đầu người năm 2013 của Latvia là 15,375 đô la. Hiện nay, Latvia hội viên của NATO, Liên Hiệp Châu Âu (EU), WTO, UN, IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Bằng việc chấp nhận Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia (The Declaration on Restoration of Independence of the Republic of Latvia), Latvia chính thức thoát ra khỏi quỹ đạo Liên Xô ngày 4 tháng 5 năm 1990, hơn một năm rưỡi trước khi Liên Xô đổ. 

Lãnh đạo của nền cộng hòa Latvia khẳng định họ không phải là một nước cộng hòa tân lập mà kế tục chế độ cộng hòa được thành lập từ 1918. Mặc dù đại đa số thành viên bỏ phiếu hay chấp nhận bản tuyên bố chưa sinh ra trong giai đoạn lịch sử 71 năm trước đó, họ biết rằng lịch sử Latvia là một giòng sông, có lúc êm đềm, có khi gềnh thác nhưng liên tục chảy. Giọt nước Latvia của thời điểm 1990 đã bắt đầu từ thượng nguồn Latvia năm 1918 đầy hy sinh gian khổ qua tay Hitler và Stalin, hai lãnh tụ độc tài tàn ác nhất trong lịch sử loài người. 

Mặc dù hiện nay Latvia có nhiều đảng, tổ chức chính trị nhưng trong thời điểm 1990, các lãnh đạo phong trào dân chủ Latvia theo đuổi các mục tiêu hết sức cụ thể và sáng suốt: 

(1). Tập trung mọi thành phần dân tộc dưới một mặt trận duy nhất là Phong Trào Dân Tộc Latvia (Latvian People’s Front) nhằm theo đuổi chỉ một mục tiêu là loại bỏ chế độ CS tại Latvia và thoát khỏi quỹ đạo Moscow.

(2). Kế tục nền Cộng Hòa đã ra đời năm 1918 thay vì thành lập quốc gia mới.

(3). Dứt khoát đứng về phía Tây Phương dân chủ ngay từ ngày đầu tuyên bố độc lập để sau đó được trở thành hội viên của Liên Hiệp Âu Châu (European Union) và thành viên của NATO.

(4). Vận dụng nhưng không bị gạt gẫm trước mọi cải tổ kinh tế chính trị của Mikhail Gorbachev.

(5). Từ chối đề nghị của Boris Yeltsin tham gia vào Khối Thịnh Vượng chung cùng với 11 quốc gia cựu Liên Xô trong hội nghị tại Kazakhstan để rồi khối này bị cuốn vào vòng kiểm soát của Nga cho đến hôm nay. 

Trong số 138 đại biểu bỏ phiếu chấp thuận bản Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia buổi sáng ngày 3 tháng 5 năm 1990 không phải đều có một quá khứ giống nhau nhưng cùng chia sẻ một ước vọng tương lai tươi đẹp cho dân tộc họ. Dân số Latvia chỉ vỏn vẹn 2 triệu người nhưng đã thắng Liên Xô hùng mạnh gấp ngàn lần hơn bởi vì không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh của đoàn kết dân tộc. 

Mọi chế độc chà đạp lên quyền con người sớm hay muộn đều phải đổ. Ismail Enver Pasha của Ottoman, Hitler của Đức Quốc Xã, Lenin, Stalin và các lãnh đạo CS Liên Xô, Mengistu Haile Mariam của Ethiopia v.v.. đã đổ, các quốc gia toàn trị còn lại như Trung Cộng, CSVN rồi cũng sẽ phải đổ. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau.



_______________________________________

Tham khảo:

1. Yang Kuisong, Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973, Woodrow Wilson International Center for Scholar, 2002

2. Jung Chang and Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, Anchor Books, November 14, 2006 

3. Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Author Q&A, why will China Collapse?

4. STRATFOR'S TOP PREDICTIONS FOR THE NEXT DECADE: China Collapse, Global Labor Shortages, New American Dominance.


6. David Shambaugh, China at the Crossroads: Ten Major Reform Challenges,George Washington University, October 1 2014

7. Pollution in China, Wikipedia.org

8. Steven Metz, U.S. Military Must Prepare for China’s Rise—and Fall , World Politics review,, April 23, 2014

9. Bucking Beijing, An Alternative U.S. China Policy 

10. Chinese Military , The Lowy Institute.



13. How Democracy is Latvia, Commission of Strategic Analysis, Latvijas Universitate, 2005