Sunday, May 4, 2014

Ngày quốc tế lao động và những lao động nữ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN-2014-05-04
071_809-3689-600.jpg Đôi mắt một lao động nữ Việt Nam-AFP photo
Nói đến lao động nữ, có lẽ khái niệm này quá rộng, bài tường trình chỉ xin giới hạn trong chừng mực những nữ lao động chân tay và có công việc tương đối khác thường như chạy xe ôm, phụ hồ, khuân vác hoặc lái taxi. Bởi theo lẽ thường, những công việc này ít phù hợp với nữ giới vì những đòi hỏi khắt khe về sức khỏe, sức chịu đựng và áp lực công việc. Thế nhưng, có những cuộc đời mà không chỉ trong ngày bình thường họ phải bươn bả kiếm cơm, ngay trong ngày Quốc Tế Lao Động hay là ngày Quốc Tế Phụ Nữ, họ cũng phải mày tắt mặt tối với công việc.

Vật vã với nghèo khó

Chị Phương, một tài xế xe ôm có thâm niên trên mười năm ở sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, chia sẻ: “Mở mắt ra là ở sân bay cho tới tối về luôn, không có nghỉ ngày nào luôn a! Mấy ngày lễ thì càng cày dữ hơn nữa, không có bảo hiểm gì hết. Tại hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, cũng khổ. Có khi ban ngày ế quá đó, thì chạy tới khuya luôn, chạy tới 2 – 3 giờ khuya luôn.”
Hoàn cảnh của chị Phương cũng khá đặc biệt, một người mẹ già bị tai biến đã nhiều năm, một đứa con không cha bởi vì người chồng đã không chịu nổi cảnh nghèo nên bỏ đi theo một tiếng gọi khác sung túc và dễ thở hơn. Nói về chuyện buồn này, chị Phương luôn bày tỏ sự thông cảm đối với người chồng vì chị cho rằng nếu đặt chị vào hoàn cảnh của ông chồng kia, cũng thật là khó xử.
Và chị Phương cho rằng sống là cần phải biết thông cảm, cần đặt mình vào bối cảnh người khác mới dễ sống, dễ tồn tại. Có lẽ vì biết thông cảm cho những bạc bẽo của cuộc đời mà chị Phương đã vượt qua mọi khó khăn để nuôi đứa con học đến hết trung học phổ thông, sau đó cháu thi rớt đại học và xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình. Mặc dù không nuôi được con học đến nơi đến chốn nhưng dẫu sao, chị Phương vẫn thấy mãn nguyện bởi vì mình đã sống và làm việc hết mình để cống hiến cho gia đình tuy nhỏ nhoi mà luôn ấm áp.
Một ngày làm việc của chị Phương thường bắt đầu vào lúc 9h sáng, sau khi dọn dẹp căn phòng chật chội của người mẹ già bệnh tật, bón cháo cho mẹ ăn, rửa mặt, làm vệ sinh cho mẹ và ăn qua loa một gói mì ăn liền cho ấm bụng, nếu là ngày cuối tuần thì tự ưu tiên cho mình có thêm một cái trứng gà trong bát mì và một ngày bon chen với cơm áo bắt đầu.
Cũng theo chị kể, lẽ ra chị có thêm người con trai phụ giúp, đỡ đần bà ngoại nhưng người con trai lại vừa mới lập gia đình, phải ra thuê phòng riêng để ở vì căn phòng quá chật chội, không đủ chỗ cho hai gia đình nhỏ. Chị Phương chỉ xót xa là cả một cuộc đời dành dụm, chắt chiu với nghề xe ôm của mình chẳng giúp được chút vốn nào cho ra hồn để con mình lập gia thất, tuổi đời đã bước sang sáu mươi mà mọi chuyện vẫn còn đang dang dở, chưa đâu vào đâu…
Một người phụ nữ khác quê Quảng Ngãi, làm nghề phụ hồ ở Sài Gòn, tên Lý, chia sẻ với chúng tôi thêm:”2 giờ sáng dậy rồi mới kịp công việc được. Dậy nấu cơm, nấu nước, bắt nồi cơm, miếng canh gì đó trưa về mới có ăn. Trưa về ăn cơm nguội vậy đó. Xong rồi thì đi làm, mình phải vô trước thợ, đổ cát, trộn hai ba lần cho đều rồi vô nước, trộn lại cho đều rồi mang ra cho thợ làm. Trộn bê tông nặng lắm, cực lắm, sắt, xi măng mình rinh hết chứ ai làm, chứ thợ hồi kêu không có, họ nhăn, chịu chi được. Ngày 1/5, ngày Quốc tế lao động à, chu choa, hồi vất vả chị không nghỉ được, vấn đề lao động của chị, phải có làm mới có ăn, đi làm miết vậy đó, nói thiệt vậy đó, cực lắm!”
Theo chị Lý, cả hai mươi năm nay, chị quên mất ngày Quốc Tế Lao Động là gì, vì ngày đó, nếu như chủ thầu cho công nhân nghỉ thì cũng tìm một công việc gì đó để làm vì cũng giống như chị Phương, làm nhiều nhưng không có bảo hiểm tai nạn lao động cũng như bảo hiểm xã hội để khi về già còn có đồng lương hưu. Chính vì thế, còn làm được ngày nào, các chị phải cày ngày đó để dành dụm từng đồng, từng cắc mà phòng khi trái gió trở trời, phòng khi làm việc bị tai nạn và phòng khi không còn làm nổi công việc mỗi ngày.
Cả chị Lý và chị Phương đều ví von nghề của mình còn kén chọn hơn cả nghề người mẫu chân dài, vì người mẫu chân dài nếu hết thời xuân sắc thì đành bó gối chịu thua thì nghề của chị cũng thế thôi, hết sức khỏe thì úp nồi, đến cái ăn cũng không có chứ đừng nói gì khác! Nghiệt ngã hơn là nghề người mẫu thì có cái để mà dưỡng già còn nghề của các chị thì còn hoạt động thì còn ăn, hết hoạt động thì lo nhín nhịn từng bữa cũng không xong.
Nói đến đây, cả hai chị cười phá lên nhưng bên trong tiếng cười lại chất chứa nỗi uất nghẹn, buồn não.

Trăn trở về tuổi già bóng xế

052_01201390-250.jpg
Hai phụ nữ đang đẩy một xe gỗ nặng ở Hội An. AFP photo
Một người làm nghề giúp việc và dọn dẹp các căn phòng ở nhà trọ, năm nay đã 60 tuổi, tên Nguyệt, chia sẻ với chúng tôi rằng bà rất lo lắng về tuổi già bóng xế, vì hiện tại, sau mấy mươi năm làm thuê, cái bà dành dụm được chỉ còn vỏn vẹn sáu chỉ vàng vì phải lo nuôi con, đến khi con lớn thì bà phải lo xin việc cho chúng và khi các con đã nên vợ nên chồng thì người chồng nát rượu của bà cũng vừa qua đời. Mọi khoản ma chay cho chồng cũng ngốn của bà không ít tiền. Bà rất lo về tương lai tuổi già khi các con bà vẫn luôn khó khăn.
Bà ao ước có được một cái giấy bảo hiểm xã hội nhưng với bà, bây giờ mọi sự quá muộn màng. Nhưng trước đây, giả sử có dịch vụ bảo hiểm xã hội, bà được mua chăng nữa thì bà cũng không lấy đâu ra tiền để mà mua. Vả lại, bà làm thuê cho nhiều chủ, làm theo ca, hết lau nhà, rửa chén, giặt đồ nhà này lại chạy sang nhà khác để chùi phòng rồi lại chạy sang nhà trọ để dọn dẹp, giặt giũ. Một ngày làm việc của bà kéo dài từ 5h sáng cho đến 6h chiều nhưng thu nhập lại chưa bao giờ vượt quá 150 ngàn đồng. Trong khi đó, số tiền ít ỏi này gánh không biết bao nhiêu thứ chi phí trong đó.
Cùng làm nghề lau chùi, dọn dẹp như bà Nguyệt, cô Hải, 28 tuổi, từ Hải Dương vào Sài Gòn để làm thuê đã hơn mười năm nay, chia sẻ với chúng tôi rằng đôi lúc cô cũng thấy bế tắc vì công việc chẳng mấy vui vẻ và thơm tho này. Nhưng cô cũng chẳng còn lựa chọn nào khác nơi đất khách quê người một khi không có nghề nghiệp, không có bằng cấp vì nhà quá nghèo, học hành không tới nơi tới chốn. Cô chỉ biết tự an ủi mình rằng cô cũng không đến nỗi xấu gái, nếu như cô chọn một công việc dễ dãi khác thì rất có thể cô có nhiều tiền lắm lắm so với công việc hiện tại. Nhưng cô đã chọn nghề lao động khó khăn này và cô tự hào về lựa chọn của mình.
Ngày Quốc Tế Lao Động này, Hải cũng không được nghỉ và đây là ngày mà các phòng nhà trọ chật cứng, đòi hỏi người bồi phòng phải làm việc cật lực. Cô chỉ hy vọng chủ nhà trọ bồi dưỡng thêm ít đồng để tối về mua nửa con vịt quay đãi các bạn cùng phòng.
Vẫn còn rất nhiều người phải buồn trong ngày Quốc Tế Lao động ở Việt Nam!

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn


Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29' N/111 độ 12’E.

Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.
Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Bình nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.
Cùng ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Khẳng định đường chín đoạn

Cảnh báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện "không được xâm nhập" vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

Hành động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, "là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không".
Vị trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường 'lưỡi bò'.

"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."-Tiến sỹ Ian Storey

"Ông Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường như đã lắng xuống đáng kể.
Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như
Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Giàn khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.
Giàn khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn.
Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.
 
Vị trí mà Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động

Nguy cơ căng thẳng mới?

Giàn khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
Tốn gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.
Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.
Họ gọi đây là "thách thức chủ quyền" mà Trung Quốc "ngang ngược" áp đặt.
Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".
Họ cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.
Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5/2010.
Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm 2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm vào một đợt căng thẳng mới?

03:22 GMT - thứ hai, 5 tháng 5, 2014
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140505_vietnam_cnooc_protest.shtml

Sát hại, cướp xe ôm giữa ban ngày

Chiều 4/5, rất đông người dân đã kéo đến hiện trường vụ sát hại dã man một lái xe ôm tại đoạn đê chạy qua thôn Đình Phùng, xã Vũ Đông, TP.Thái Bình.

iện trường nơi phát hiện ông Dũng bị sát hại dã man.
Hiện trường nơi phát hiện ông Dũng bị sát hại dã man.

Tại đây, cơ quan công an đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nạn nhân xấu số để điều tra làm rõ vụ án mạng. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng được huy động để đảm bảo giao thông tại khu vực này.

Nạn nhân được xác định là ông Vũ Hữu Dũng (SN 1961, trú số nhà 115, đường Lý Thường Kiệt, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Hàng chục năm nay, ông Dũng làm nghề chạy xe ôm, đứng bắt khách ngay tại ngã tư giao giữa đường Lê Đại Hành và đường Lý Thường Kiệt - đối diện với nhà ông.

Một đồng nghiệp cùng chạy xe ôm với ông Dũng tại ngã tư này kể: “Vào khoảng 11h cùng ngày, có một khách là nam đi bộ ở vỉa hè bên kia đường rồi vẫy tay ra hiệu đi xe ôm, ông Dũng nổ máy sang đón khách, rồi sau đó tôi cũng không biết gì nữa, cho đến chiều mới bàng hoàng nhận được thông tin”.

Chiều cùng ngày, tại nhà riêng của ông Dũng, không khí tang tóc bao trùm. Người thân của ông Dũng đau đớn, vật vã trước cái chết thảm của ông Dũng.

Người nhà ông Dũng đau đớn khi biết tin ông bị sát hại.

Một người nhà của nạn nhân cho biết, trưa 4/5, thấy ông Dũng không về ăn cơm, mọi người đã gọi điện thoại vào số của ông nhưng không liên lạc được. Đến đầu giờ chiều thì có công an xuống hỏi, xác minh. Sau đó, người nhà đau đớn biết tin ông Dũng đã bị sát hại.

Địa điểm nơi ông Dũng được phát hiện đã chết cách ngã tư ông đứng đón khách khoảng 3-4 km. Đây là một ngõ chạy từ đê xuống bãi bồi ven sông, nằm khuất nẻo giữa nhiều cây cối, khá vắng người qua lại, nhất là vào thời điểm buổi trưa.

Một người dân của xã Vũ Đông có mặt tại thời điểm khám nghiệm tử thi ông Dũng cho biết nạn nhân có 2 vết đâm ở cổ và bụng; chiếc xe máy của ông Dũng đã bị hung thủ lấy đi.

Ông Dũng vốn là là bộ đội xuất ngũ. Sau khi vào Nam làm một thời gian, ông trở về quê làm nghề xe ôm đã hơn 10 năm nay. Mọi người cho biết ông là người hiền lành, chịu thương chịu khó làm việc.

Chiều tối cùng ngày, người nhà đã nhận thi thể của ông Dũng để đưa về nhà làm lễ mai táng. Vụ việc đang được cơ quan công an khẩn trương truy tìm hung thủ.
Thứ Hai, 05/05/2014 09:31
Theo Lao Động
http://tintuconline.com.vn/vn/113/20140505093225132/sat-hai-cuop-xe-om-giua-ban-ngay.html

Ăn đêm ở cổng viện, 2 cô gái bị 10 đối tượng sàm sỡ, đánh đập

Trong lúc đang ngồi ăn đêm, 2 cô gái bị một nhóm khoảng 10 thanh niên xăm trổ, bắt phải uống rượu, chúng sàm sỡ rồi dùng gậy gộc đánh đập dã man nạn nhân.

Sự việc xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 1/5, tại một quán ăn đêm nằm trên đường Trần Cung, Cổ Nhuế, Hà Nội.
Hai cô gái cùng sinh năm 1990, bị làm nhục và đánh đập dã man là Hoàng Thị Huyền, quê Nam Định và Vũ Thị Trinh, quê Quảng Ninh.

Theo lời kể của nạn nhân Huyền, vào thời gian trên cô cùng Trinh đi làm về đến đoạn đối diện cổng Bệnh viện E có ghé vào quán phở để ăn đêm.

 Nơi xảy ra sự việc

Trong lúc 2 người đang ngồi ăn thì một nhóm khoảng 10 thanh niên xăm trổ đầy mình ngồi ăn ở bàn bên cạnh bắt chuyện làm quen. Các đối tượng này có những hành động ‘chọc ghẹo’, buông những lời nói rất thô tục rồi yêu cầu phải sang bàn các đối tượng này uống rượu, nhưng 2 cô từ chối. Lúc này một trong số đối tượng này đã đứng lên cầm một chiếc gậy dài khoảng 50 cm, đánh thẳng vào người Trinh khiến cả hai sợ hãi nên đành sang ngồi cùng bàn để tiếp rượu theo yêu cầu của chúng.
Cũng theo lời Huyền, hai cô không chỉ làm theo lời của các đối tượng này mà liên tục bị một số đối tượng, thò tay vào người, cởi cúc áo các cô để sàm sỡ. Nếu không để cho chúng giở trò thì ngay lập tức bị tát vào mặt hoặc bị đe dọa bởi những lời lẽ rất ghê sợ.

Sự việc trên diễn ra khoảng gần 1 giờ đồng hồ. Nghe thấy các đối tượng bàn nhau đưa cả 2 đi nhà nghỉ để ‘xử’, Trinh lấy lý do đau bụng đi vào nhà vệ sinh nhắn tin cho một người bạn gái nhờ người yêu đến giải cứu.

Sau khoảng 15 phút thì người bạn gái tên Phương đến quán cùng với bạn trai của Phương, với lý do “xin” cho Huyền và Trinh về nhà.

Tuy nhiên, các đối tượng này cho rằng Trinh đã gọi người đến để trả thù nên bất chấp sự van xin và giải thích, một số đối tượng trong nhóm này càng hăng máu lao vào đánh đập khiến chị bị ngã rạp xuống nền quán. Không dừng lại ở đó, các đối tượng tiếp tục kéo dậy đạp tiếp. Huyền nhanh chân hơn nên chạy được ra ngoài đường cùng bạn trai của Phương hô mọi người đến cứu, nhưng giữa đêm khuy rất ít người kéo đến.


 
Phương cùng bạn trai đến để "xin" cho hai bạn nhưng bị các đối tượng đánh đập thâm tím mặt, người và bị chém giữa trán.

Phương vừa đến ‘xin’ thì bị các đối tượng dùng gậy và dao chém tới tấp nên bị thương ở đầu, máu chảy lênh láng dưới sàn nhà, phải cấp cứu ngay sau đó tại bệnh viện E. Sự việc chỉ dừng lại khi có người dân gọi được cảnh sát 113 thì các đối tượng mới bỏ chạy.

Theo lời bà chủ bán hàng, nơi xảy ra sự việc thì một trong số những đối tượng ngồi ăn hàng của bà từng có quen biết với thanh niên mà Trinh gọi đến để 'xin' nên giữa những thanh niên này không có xô xát. Tuy nhiên, sự việc xảy ra đáng tiếc cũng là do cách đối xử "không khéo" của hai cô gái đến ăn hàng, lời qua tiếng lại nên bị nhóm thanh niên đánh lại...



Xác nhận vụ việc này, một lãnh đạo phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm cho biết, ngay đêm hôm xảy ra vụ việc, lãnh đạo phường đã cử cán bộ xuống hiện trường xác minh. Theo vị lãnh đạo phường này, vụ việc ngay sau đó đã được chuyển lên Công an quận Bắc Từ Liêm để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Được biết, hiện tại Công an quận Bắc Từ Liêm đã bắt khẩn cấp một số đối tượng có liên quan trong vụ việc này.

*Tên các nạn nhân đã được thay đổi.

Thứ Hai, 05/05/2014 10:16
Theo Đức Minh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)
http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20140505102234954/an-dem-o-cong-vien-2-co-gai-bi-10-doi-tuong-sam-so-danh-dap.html

Dân Việt càng ngày càng nghèo, thị trường ảm đạm

SÀI GÒN 4-5 (NV) - Dịp 30 tháng 4 và 1 tháng 5 (Ngày Lao động Quốc tế) vừa qua khiến các doanh nghiệp Việt Nam thêm tuyệt vọng vì mãi lực quá kém. Tất cả những nỗ lực khuyến mãi đều không thành công.



Đủ kiểu khuyến mãi nhưng vẫn kéo được dân chúng đến các điểm mua sắm. Dân chúng bi quan về tương lai, doanh nghiệp Việt Nam bế tắc. (Hình: cafef.vn)

Trước kia, do cuối tháng 4, đầu tháng 5 là một đợt nghỉ dài ngày, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ xem thời điểm này là cơ hội tăng doanh thu. Gần đây, vì thị trường trì trệ, nhiều doanh nghiệp đề ra hàng loạt chương trình khuyến mãi được xem là chưa từng có nhưng do dân chúng thắt chặt chi tiêu, các nỗ lực này chỉ khiến doanh giới thêm tuyệt vọng.

Chẳng hạn ở Hà Nội, hệ thống Hapro mở một đợt khuyến mãi kéo dài từ 25 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5, giảm giá 50% cho các mặt hàng thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện máy... Tại Sài Gòn, hệ thống Co.opmart giảm giá 49% cho vài ngàn mặt hàng, tặng thêm nhiều loại  phiếu giảm giá (30.000 đồng, 50.000 đồng, 3 tháng mua hàng miễn phí… Hệ thống Big C trên toàn Việt Nam cũng quảng cáo rầm rộ về chương trình đại hạ giá,…

Nhưng tất cả những kế hoạch, chương trình khuyến mải đều thất bại. Các siêu thị, trung tâm mua sắm vẫn vắng như “chùa Bà Đanh”. Từ đầu năm đến nay có hai đợt mua sắm lớn là Tết và cuối tháng 4. Thị trường vẫn bất động, bất kể đủ loại nỗ lực kích thích. Báo chí nhận định, kinh tế suy thoái kéo dài khiến dân chúng càng ngày càng nghèo và niềm tin vào sự hồi phục càng lúc càng giảm nên họ càng thắt chặt thêm chi tiêu.

Theo thống kê của một số siêu thị, trong quý 1 năm nay, giá trị của mỗi hoá đơn mua hàng giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Thắt chặt chi tiêu đẩy các doanh nghiệp vốn đã lao đao càng thêm bế tắc vì hàng hóa ứ đọng. Bộ Công Thương CSVN loan báo, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần và tăng rất nhanh. Ngày 1 tháng 1 năm nay tăng 9.7% so với cùng kỳ năm trước. Đến 1 tháng 2 tăng 12.7%. Đầu tháng 3 tăng 13.4% và đầu tháng 4 vừa qua tăng 13.9%.

Do mãi lực kém, hàng hóa ứ đọng, thua lỗ, hết vốn, nhiều doanh nghiệp tiếp tục ngưng hoạt động. Các chuyên gia kinh tế nhận định, những doanh nghiệp còn tồn tại chỉ hoạt động chừng 50% công suất. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố một khảo sát về kế hoạch của doanh nghiệp Việt Nam, theo đó, chỉ 6.3% có ý định tăng quy mô lao động, 6.4% có ý định tăng quy mô đầu tư.

Cũng vì vậy, hệ thống ngân hàng thừa tiền bởi thiếu khách vay. Nhiều ngân hàng than rằng, đã chào mời đủ cách, hã lãi suất cho vay xuống 7% hoặc 8%/năm (chỉ bằng một nửa so với trước nhưng các doanh nghiệp vẫn không thèm ngó ngàng. Tuần trước, một viên đại biểu Quốc hội tên là Trần Du Lịch cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài (nhận tiền của dân chúng nhưng không kiếm ra doanh nghiệp để cho vay), hệ thống ngân hàng sẽ chết.

Hồi đầu năm, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, nếu mãi lực tiếp tục suy giảm, hàng hóa ế ẩm thì sản xuất sẽ đình đốn, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, thêm nhiều người thất nghiệp và nền kinh tế tiếp tục lao xuống dốc.  Nay, những dự báo đó đã thành sự thật.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, muốn kinh tế Việt Nam có thêm sức để vượt qua những khó khăn như hiện nay, điều đầu tiên mà nhà cầm quyền trung ương phải làm là khôi phục niềm tin của cả dân chúng lẫn doanh nghiệp vào khả năng điều hành kinh tế của mình. Tuy nhiên hàng loạt chính sách, giải pháp được đề ra từ 2012 đến nay chỉ tạo thêm bất an.

Âu lo về tương lai vẫn là cảm nhận của đa số dân chúng Việt Nam. Hồi hạ tuần tháng 12 năm ngoái, kết quả khảo sát cảm nhận của dân chúng tại Hà Nội về kinh tế Việt Nam trong năm 2013, cho thấy, đa số hết sức bi quan về tương lai. Lý do khiến dân chúng Hà Nội bi quan về tương lai được lý giải là do thu nhập của đại đa số đã giảm đáng kể. Có đến 34.1% tự đánh giá thu nhập của họ quá thấp. Tỷ lệ hài lòng về thu nhập chỉ ở mức 6.3%. (G.Đ.)

05-04-2014 1:26:40 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187469&zoneid=2#.U2cfI_ldXpY

Trung Quốc tiếp tục 'vỗ mặt' Việt Nam

HÀ NỘI 4-5 (NV) - Cục Hải sự Trung Quốc vừa phát “cảnh báo hàng hải” về việc giàn khoan Hải dương 981 “tác nghiệp tại Nam Hải” (cách Trung Quốc gọi biển Đông) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.



Vị trí dàn khoan lớn của Trung quốc 981 dự tính đem tới tìm dầu thềm lục địa Việt Nam, 80 hải lý phía bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nó nằm giữa hai lô 142 và 143 trong bản đồ phân lô dầu khí của Việt Nam. (Hình: MTG)

Theo đó, từ 2 tháng 5 đến 15 tháng 8-2014, giàn khoan Hải dương 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 15029’N/1110 12’E và Trung Quốc “cấm tất cả các loại phương tiện xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong bán kính một hải lý”.

Tọa độ của giàn khoan Hải dương 981 là  “lô 143” trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý  và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

Điều đó cho thấy Trung Quốc không thèm đếm xỉa tới nỗ lực duy trì quan hệ “hợp tác hữu nghị với Trung Quốc” của Việt Nam. Giống như nhiều lần trước liên quan tới chủ quyền lãnh thổ, Bộ Ngoại giao của chế độ Hà Nội chỉ ra tuyên bố “phản đối Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông”.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho biết đã gửi thư cho Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc để phản đối việc đưa giàn khoan đến thăm dò “lô 143” trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thư cũng nhắc đến “phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Dàn khoan dầu trên biển HD 981 khổng lồ của Trung quốc, trị giá 1 tỉ đô la, loan báo kéo tới dò tìm ở lô 143 thềm lục địa Việt Nam. (Hình: Pvoil)

Thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc được phát ra ngay sau khi có tin Việt Nam đề nghị (hồi tuần trước) giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh (gọi tắt là OVL) của Ấn Độ thăm dò dầu khí.

Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam từng đề nghị giao cho OVL năm lô để công ty này tổ chức thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tuy nhiên, theo tờ Kinh tế Thời báo của Ấn Ðộ, OVL chỉ chọn một trong 5 lô mà Việt Nam đề nghị giao hồi năm ngoái và đang thẩm định hai lô mà Việt Nam mới đề nghị giao thêm.

Đáng lưu ý là bảy lô vừa kể được Việt Nam giao trực tiếp cho OVL chứ không tổ chức đấu thầu theo thông lệ. Hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Ðộ diễn ra trong lúc Việt Nam đang cố gắng mở rộng hợp tác quân sự với nhiều quốc gia, từ Hoa Kỳ, Nhật, tới Ấn Ðộ. Giới phân tích thời sự tin rằng, tất cả những động thái này đều nhằm ứng phó với tình trạng Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển Đông nhằm hỗ trợ cho yêu sách đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này.

Trước đây, Việt Nam từng ký kết hợp đồng thăm dò với nhiều công ty phương Tây, trong đó có cả những công ty Hoa Kỳ nhưng những công ty này đã đơn phương ngưng thăm dò, hợp tác khai thác dầu khí với việt Nam vì ngán ngại Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn thường xuyên vỗ mặt Việt Nam dù Việt Nam nhiều lần thề thốt sẽ thực hiện “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và tuân thủ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) do Trung Quốc đề ra.

Riêng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Đông, hồi giữa năm 2011, tàu Trung Quốc không chỉ xâm nhập lãnh hải Việt Nam mà còn cắt đứt cáp của Viking 2 - một tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam. Đến giữa năm 2012, Trung Quốc chính thức yêu cầu Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí ở biển Đông. Sáu tháng sau, cuối năm 2012, tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Việt Nam, cắt đứt cáp của Bình Minh 2, một tàu thăm dò địa chấn khác của Việt Nam.

Một mặt, Trung Quốc luôn khuyến khích Việt Nam duy trì quan hệ “hợp tác, hữu nghị”, giải quyết các bất đồng, tranh chấp theo “tinh thần bốn tốt” và tuân thủ “16 chữ vàng”, mặt khác, Trung Quốc thường xuyên vỗ mặt Việt Nam khi Việt Nam thực hiện các động thái có liên quan tới thăm dò, khai thác dầu khí trong lãnh hải của mình.

Đáp lại, Việt Nam chỉ phản đối bằng các tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hoặc gửi công hàm phản đối rồi thôi. Cũng vì vậy, các tập đòan dầu khí của phương Tây đã đơn phương hủy những hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí từng ký với Việt Nam. Hiện chưa rõ OVL của Ấn Độ có hành xử như thế nào sau cảnh báo của Cục Hài sự Trung Quốc hay không (?). (G.Đ.)
Sunday, May 04, 2014 1:35:48 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187470&zoneid=1#.U2cbFPldXpY

Hội Phụ Nữ lấy tiền của dân rồi bắt người ta vay

HÀ NỘI 4-5 (NV) - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, một cơ quan ngoại vi của đảng CSVN, chặn hớt tiền giúp dân kinh doanh của một đoàn phụ nữ Việt kiều rồi bắt người ta vay lãi trên chính số tiền đó.


 Mô hình trồng nấm của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên bị Hội Liên Hiệp Phụ Nữ ăn chặn tiền giúp của nữ Việt kiều Séc. (Hình: VietnamNet)

Theo tin của VietnamNet hôm Chủ Nhật, một đoàn phụ nữ Việt kiều từ nước Cộng hòa Séc (Tiệp) đã đến thăm nông trại trồng nấm của ông Nguyễn Văn Tuyên tại thôn 2, xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, vào ngày 22/12/2013 vừa qua. Cùng đi với phái đoàn nữ Việt kiều vừa kể, còn có các bà của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Trung Ương và các bà của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh Thanh Hóa.

Phái đoàn đã nghe ông Tuyên thuyết trình về mô hình trang trại trồng nấm, phương cách trồng các loại nấm để trở nên giàu có của gia đình ông mà “Đoàn nữ Việt kiều hết lời khen ngợi”. Ông đã sống với nghề trồng nấm từ 13 năm nay.

Tại nông trại của ông Nguyễn Văn Tuyên, đoàn nữ Việt kiều Séc “hỗ trợ tiền mặt hơn 40 triệu đồng và hứa cho vay 100 triệu đồng không lãi, không thời hạn”, cho gia đình ông phát triển kinh doanh. Các số tiền này không được trao trực tiếp cho ông Tuyên mà bị các bà ở Hội LHPN trung ương chặn giữ suốt từ đó đến nay, không hề trao cho ông.

Trong chi tiết, trong buổi thuyết trình, “đoàn phụ nữ Việt kiều đã góp tiền mặt ủng hộ cho mô hình của ông hơn 40 triệu đồng. Lúc đoàn ủng hộ xong, đại điện phụ nữ xã, thành phố đã kiểm tra và thông báo được hơn 40 triệu đồng”, theo bản tin của VietnamNet.

Tuy nhiên, theo ông Tuyên, khi đoàn rời khỏi nhà ông thì “chị Đinh Thị Quyên, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố đã cầm luôn số tiền mặt trên về và nói: “Số tiền này phải cầm về báo cáo tỉnh, sau đó mới đưa lại”. Theo nguồn tin trên, từ khi đoàn Việt kiều về đến nay đã hơn 5 tháng ông Tuyên vẫn chưa nhận lại được số tiền đó.

“Tôi không thể hiểu nổi khi đoàn Việt kiều về có cả đoàn của trung ương, Hội phụ nữ tỉnh, thành phố… ở đây. Khi đoàn Việt kiều ủng hộ tiền mặt công khai, các đoàn thể cũng được chứng kiến tận mắt, vậy mà chúng tôi lại không được nhận cho đến bây giờ”, ông Tuyên cho biết.

Văn bản "cướp ngày" của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ trung ương gửi Hội LHPN Thanh Hóa. (Hình: VietnamNet)

Không những vậy, theo Vietnamnet, gia đình ông còn bị bắt buộc phải vay số tiền 100 triệu với lãi suất 1% một tháng tức 12% một năm.” Ý định của phái đoàn nữ Việt kiều trên là ngoài số tiền biếu 40 triệu đồng, cho ông vay không lãi 100 triệu, không hạn định thời hạn phải trả lại, để khuếch trương kinh doanh. Thậm chí nếu ông thất bại thì cũng sẽ không bị đòi lại. Trường hợp ông giàu lên nhờ số tiền đó, thì số tiền được chuyển sang cho hộ gia đình khác như hình thức cấp vốn luân lưu giúp các gia đình thoát nghèo qua mô hình trang trại trồng nấm.

Theo nguồn tin trên, số tiền 100 triệu đồng được chuyển về Việt Nam khi đoàn nữ Việt kiều về Séc.  Ông Tuyên đã tới trụ sở Hội LHPN thành phố Thanh Hóa nhiều lần hỏi về hai khoản tiền nói trên đều bị nghe phán là “Đang phải xin ý kiến của Trung ương hội, khi nào tiền chuyển về chúng tôi sẽ chuyển”.

 Mới đây, khi ông Tuyên tới Hội LHPN thành phố hỏi tiền thì ông lại nhận được tin “sốc”, số tiền 100 triệu mà Hội phụ nữ Cộng hòa Séc hỗ trợ mô hình sẽ đưa cho ông, “nhưng đưa với hình thức cho vay lãi suất 1%/tháng.” Và đồng thời, phải hoàn trả trong vòng một năm chứ không phải vô hạn định như lời các nữ Việt kiều nói. Từ số tiền giúp trực tiếp cho ông nay cái Hội LHPN trung ương cho cái hội LHPN Thanh Hóa vay với thời hạn 3 năm, sau đó phải hoàn trả cho hội ở trung ương. Ông Tuyên đã bị sang đoạt trắng trợn bằng văn bản hẳn hoi số tiến 100 triệu và không nói gì đến số tiền mặt 40 triệu.

“Theo công văn của Hội LHPN tỉnh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho Hội LHPN tỉnh vay nguồn vốn 100 triệu của Hội phụ nữ Cộng hòa Séc và Hội LHPN tỉnh đã cho lại Hội LHPN thành phố vay lại thời hạn 36 tháng với lãi suất 1%/tháng. Trong đó 35% nhập lãi gốc, 65% chi sử dụng quản lý của địa phương. Sau 36 tháng phải thu hồi toàn bộ gốc và lãi để trả cho Trung ương Hội LHPN Việt Nam”, theo lời bà Đinh Thị Quyên cho biết khi bị Vietnamnet hỏi.
Rõ ràng ông nông dân Nguyễn Văn Tuyên bị Hội Liên Hiệp Phụ Nữ 'cướp' giữa ban ngày cả hai số tiền. (TN)

05-04-2014 5:35:41 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187494&zoneid=2#.U2cbOPldXpY

Vừng ơi, hãy cố lên: “hòa giải, hòa hợp dân tộc” đã thuộc về quá khứ!

Hạ Đình Nguyên-Theo BVN  

Chuyện không còn phù hợp với hôm nay! 

Có thể gọi một cách không gượng ép rằng, chủ trương “hòa giải, hòa hợp dân tộc” là một “lý tưởng”, bởi lẽ nó chưa tồn tại thật sự như một lực lượng trên thực tế. Lý tưởng này đã xuất hiện cùng với “Lực lượng thứ ba” vài năm trước khi chiến tranh kết thúc. Nó hướng đến Hội đàm Paris để tiến tới Hiệp định chính thức 1973 giữa bốn bên trên danh nghĩa: Bắc Việt Nam – Mỹ – Việt Nam Cộng hòa – Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.


“Hòa giải, hòa hợp dân tộc” bao gồm ba yếu tố không vững chắc:

- Việt Nam Cộng sản tán thành ý tưởng này là nằm trong sách lược tiến công trên bình diện chính trị rộng lớn, theo phương châm “giành thắng lợi từng bước”, tiến lên thắng lợi hoàn toàn. Một người du kích trong bụi cũng hiểu điều đó, và cũng quyết tâm như thế.

- Việt Nam Cộng hòa, có lý tưởng chống Cộng sản. Hiến pháp ghi rõ: Đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Họ không hề tự giác về cái gọi là hòa giải, vì họ cũng biết rõ ý đồ và ý chí của đối phương.
- Lực lượng thứ ba, thật ra nó không phải là lực lượng. Nó biểu trưng cho nguyện vọng của đa số nhân dân, muốn chấm dứt chiến tranh, muốn hòa bình và ngưng chết chóc. Họ thấy cuộc chiến này là vô nghĩa, họ chán chê Việt Nam Cộng hòa, họ sợ hãi Việt Nam Cộng sản. Họ chán ghét chiến tranh. Nhạc Trịnh Công Sơn là một tiêu biểu cho tâm tình này. Mặt khác, lực lượng thứ ba, là một đáng tiếc của lịch sử, nó chân chính nhưng là ảo tưởng, nó ra đời trong sự kìm hãm của Việt Nam Cộng hòa, nhưng lại nằm trong sự thúc đẩy và chi phối của Việt Nam Cộng sản.

Những người trong phái thứ ba biết rằng cuộc chiến sẽ kết thúc theo hướng nào, nó tình nguyện làm trái độn, để làm mềm lại cho một sự cọ xát của thịt xương và lửa đạn.

Nhưng sứ mệnh của nó đã kết thúc chóng vánh trong “30 giây” của ngày 30-4. Đó là ngày vui hời hợt của cả dân tộc vì chấm dứt chiến tranh. Đó là ngày vẻ vang nhưng mơ hồ của “bên thắng cuộc”. Đó là ngày đau khổ bão táp và dai dẳng của bên không thắng cuộc. Nhưng đó cũng là ngày tang chế không tên của những tấm lòng thiện nguyện của phái thứ ba. Một lời khiêm tốn “bàn giao” cũng không được chấp nhận, phải thay vào đó là từ “đầu hàng”, tương xứng với tiếng gầm không có đối thủ của chiếc xe tăng đang ở phía trước cổng dinh.

Cụm từ “hòa giải, hòa hợp dân tộc” trở nên trơ trẽn, nó bao gồm nhiều gượng ép và thủ đoạn, có lẽ không cần và không nên nhắc đến nữa.

Vì lẽ gì? Ai hòa giải với ai, và về vấn đề gì?

Đã nói đến hòa giải thì phải nói đến đúng sai, và ít nhất phải có hai chủ thể. Và trọng tài!

Bây giờ thì chỉ còn có một. Bên đối tác, một chủ thể cần có – Việt Nam Cộng hòa – đã không còn nữa như một thực thể pháp lý, tiếng nói hòa giải của phái trung gian cũng đã thật sự đi vào quá khứ.
“Non sông đã quy về một mối”, hiểu theo nghĩa cụ thể, là Đất và Nước, thì quả là một mối, do Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ đầu dây. Nhưng tâm tư dân tộc ngổn ngang trăm mối lại còn đó.

Lại nói đến chuyện đúng sai của cuộc chiến, thì càng bới ra, càng nát, càng khó cho mục tiêu “hòa hợp dân tộc”, mà ngược lại, khơi thêm hận thù, làm rối thế hệ sinh sau, lại tạo nên tiếng reo vui như “mở cờ trong bụng” của bọn bành trướng phương Bắc.

Nói nôm na theo triết lý mơ hồ của phương Đông: Trong âm có dương, trong dương có âm. Đúng sai đều có, chúng trộn lẫn vào nhau. Cứ cho rằng hai phe đều yêu nước, vì non sông gấm vóc này, thì lịch sử đã tỏ rõ chia hai dòng, khởi đi từ thời cuối Triều Nguyễn.

Vì Độc lập Tự do, mà một bộ phận quyết sống chết, dắt tay nhau lên rừng, theo “Chủ nghĩa Xã hội”, và bị khống chế bởi Tàu (Bắc Việt Nam).

Vì Độc lập Tự do, mà dắt nhau ra biển, theo “Chủ nghĩa Tư bản”, lại bị khống chế bởi Mỹ (Nam Việt Nam).

Bởi sự yếu kém của chính người Việt Nam, những tinh hoa dân tộc đã không vượt lên để thoát được cuộc tương tranh ý thức hệ, như một số quốc gia khác ở Đông Nam Á không bị rơi vào thảm kịch này. Ý nghĩ trên đây không phải là loại tư tưởng “chiết trung” hoặc theo thói “bàn tay sạch”, mà là tư liệu lịch sử nội bộ của mỗi bên được phơi bày. Nhưng phải thừa nhận một cách công bằng, có những cái chết anh hùng, từ cả hai phía, vì lý tưởng chiến đấu của phía mình. Có những cái chết đến từ sau lưng, vì muốn thoát sức ép của ngoại bang, cả Bắc và Nam cũng giống nhau.

Đã không nên bới ra cho những cuộc ném đá thô lậu, vô bổ thì cần “đắp chiếu” lại. Cần gì phải vội vàng khơi dậy đống tro tàn? Nói như các nhà nghiên cứu lịch sử, hãy trả những biến cố lịch sử về cho bối cảnh lịch sử của nó. Hãy để dành nó trong các thư viện, cho các nhà nghiên cứu lịch sử có phẩm chất của hiện tại và tương lai có việc làm. Ngoại trừ những con người trong sáng đi theo, người cơ hội ăn theo, lịch sử sẽ nhặt ra những viên kim cương của tinh thần Việt, để cung cấp cho thế hệ sau cái nhìn công bằng và những bài học đáng giá.

Sự tiến hóa/văn minh sẽ thay cho cách nhìn “hòa giải, hòa hợp” đã bị vượt qua

Chín mươi triệu đồng bào trong nước, bốn hay năm triệu kiều bào ở nước ngoài, có mâu thuẫn gì với nhau không, về ý thức hệ? Dĩ nhiên trong đó sẽ có một số ít người, thậm chí là rất ít, còn yêu mến Chủ nghĩa Cộng sản/ Chủ nghĩa Xã hội, và người hăng say chống Cộng sản. Trong nước có thể kể tượng trưng là ông Nguyễn Phú Trọng (không biết đúng không?), ngoài nước là các ông Chủ tịch các tổ chức gì đó. Với đại đa số trong nhân dân thì khác. Ở các quán nhậu ở Sài Gòn – hằng ngàn quán nhậu đều đông khách và chen chúc như trong các xưởng may – tuyệt nhiên không khám phá ra một điều gì liên quan đến mâu thuẫn của các loại chủ nghĩa! Về bộ môn “Mác-Lê” tôi thăm hỏi sinh viên, họ đều lắc đầu tỏ ý không quan tâm, dù họ được nhồi nhét một cách cần cù khi còn ở cấp tiểu học và trung học. Điều này hơi làm phiền lòng “người yêu mến” (nếu thực sự yêu mến), và lại đỡ lo âu cho “người hăng say” (nếu thực sự là hăng say). Trong các gia đình dân chúng, không thấy phân chia giai cấp, không có mâu thuẫn địch ta, không có chuyện ý thức hệ. Trên đồng ruộng người nông dân dầm mưa dãi nắng và chịu đựng trước sự bóc lột của con buôn độc quyền, và bọn con buôn lừa đảo Trung Quốc. Trong các hãng xưởng sản xuất, thanh niên kiệt sức dần và đang chết trẻ. Trong giới quan chức thì quyết liệt mua bán ghế ngồi, phây phây hãnh tiến. Hình như vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc thì nhân dân đã tự tiện giải quyết.

Nhưng toàn cảnh đất nước có quá nhiều sự kiện và sự cố, trong mọi mối liên quan đến Nhà nước. Không ai có thể hài lòng, nếu không dùng những từ ngữ tiêu cực như: bất mãn, căm ghét, coi thường (tức là không thể kính trọng). Tất cả sự đổ đốn diễn ra hằng ngày không phải là con đẻ, là chính phẩm được xuất xưởng từ bộ máy cai trị này, thì là của ai? Người ta hồ đồ đổ cho “thế lực thù địch” núp ở đâu đấy. “Non sông đã thu về một mối”, thì còn ai vào đây?

Dân chủ, dân sinh, dân trí đều đang ở thế đối lập với “thể chế” hiện tại, được gọi tên là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra và điều khiển. Tình thế đối lập này được minh chứng hằng ngày bởi chính bộ máy cầm quyền: Đàn áp nông dân bằng bạo lực để lấy đất của họ. Thuế khóa khắc nghiệt và tham nhũng làm phá sản và kiệt quệ nền kinh tế quốc dân. Tòa án và công an luôn trấn áp những người có tiếng nói đòi dân chủ, đàn áp một cách ấu trĩ, thô lậu về tư tưởng, cả trong học thuật. Đối với bành trướng phương Bắc thì trải thảm cho chúng vào những nơi trù mật, hiểm yếu. Bên trong, chúng lũng đoạn tài chánh thông qua công trình, dự án…

“Hòa giải” đã thuộc về quá khứ, và quan trọng hơn là không có nền tảng để thực hiện.

Hòa hợp dân tộc

“Hòa hợp dân tộc” còn có thể cứu xét trên một nội dung mới, giữa nhân dân và thể chế, rộng lớn và căn cơ hơn giữa hai phe “thuần Cộng” và “chống Cộng”.

- Một bên là thể chế xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lập nên và lãnh đạo, đặt cương lĩnh của Đảng mình cao hơn Hiến pháp của toàn dân, cai quản toàn diện xã hội, bằng công cụ cai trị bạo lực, gọi là “Chuyên chính vô sản” (nhưng tất cả người trong bộ máy đều “hữu sản” và “đại hữu sản”), đề cao tầng lớp lao động một cách không trung thực, bao gồm công nhân và nông dân. Về nền tảng triết lý là chủ nghĩa duy vật, lấy vật chất làm nền tảng, và vô thần. Trong bộ máy Đảng và Nhà nước đều có bộ phận chuyên theo dõi, quản lý và chỉ dạy sự suy nghĩ của nhân dân theo ý mình. Tổ chức quái gở này không có trên thế giới, trừ những nước “anh em”. Vì thế, tên gọi đúng thực thế là thể chế “toàn trị”, và vì cùng loại thể chế nên thân thiết với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, dù Trung Quốc là kẻ xâm lược, đang chiếm đóng một phần lãnh thổ, và đang là mối đe dọa nghiêm trọng nền độc lập của Việt Nam.

- Một bên là nhân dân Việt Nam, có 90 triệu người và 4-5 triệu Việt kiều, có 80% theo các tôn giáo và tôn trọng đời sống tâm linh. Dân tộc Việt Nam thiết tha với độc lập, tự do và dân chủ. Việt Nam có tố chất của tinh thần độc lập (từng trải qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm), có tố chất về dân chủ và tinh thần cộng đồng (cơ cấu tổ chức làng xã thời phong kiến chứng minh điều này) là những điều kiện thuận lợi hơn hẳn nếu so sánh với Trung Quốc, để xây dựng một xã hội văn minh. Dân tộc Việt Nam có tư tưởng cởi mở, dễ tiếp cận với thời đại, có tinh thần học hỏi và thông minh, nhưng lịch sử từng lúc bị nghẽn dòng khi lâm vào thời thế khó khăn, gặp phải lúc kẻ cầm đầu u tối, mặc cảm nhược tiểu, thì không thoát khỏi nghịch cảnh, và dân tộc bị trầm luân.

Cùng một thời đại và cùng hoàn cảnh, nước Nhật đã vươn lên hùng mạnh nhờ tư duy “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ảnh hưởng của Trung Quốc), thì triều Nguyễn vẫn bám đuôi theo một Trung Quốc suy tàn và lạc hậu. Khi phong trào Cộng sản quốc tế tan vỡ, và lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản đã phá sản, thì Việt Nam dắt díu nhau qua Thành Đô (Trung Quốc) xin núp bóng làm đàn em, mong “phục hồi’ chủ nghĩa xã hội. Đáng thương hơn nữa, một kẻ kế thừa ngu ngơ, mang theo đệ tử đến tận Cuba toan giương cờ khởi nghĩa, với tầm quốc tế về một thứ chủ nghĩa quốc tế…

Bây giờ thì Việt Nam, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đang mang thể chế toàn trị xã hội chủ nghĩa – và chừng mực nào đó trong quỹ đạo “đại cục” của bọn Hán tộc.

Hai vấn đề lớn, một chọn lựa

- Việt Nam đang lạc hậu với thời đại về mọi phương diện. Lạc hậu nhất, cũng đồng thời là chướng ngại lớn nhất cho sự phát triển, là thể chế chính trị hiện hành.

- Thể chế chính trị đang đối kháng lại nhân dân.

Nhưng nhân dân là một thực thể rộng lớn, gấp nhiều lần so với nhóm người cai trị, nó tồn tại lâu dài với bản sắc dân tộc, và không dễ gì chuyển đổi theo ai. Tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản (hay Chủ nghĩa Xã hội), chỉ là trào lưu của một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi đã xuất hiện và cũng đã chóng vánh rời đấu trường. Nó chỉ là một con sóng lăn tăn góp phần vào kho tư duy của nhân loại. Nhờ vào một bối cảnh đặc biệt của Việt Nam, chủ nghĩa ấy đi vào niềm tin của vài thế hệ, nhưng chưa trọn một đời người thì đã bật gốc. Những con người từng tin tưởng, đã từng bước hồi tưởng và tư duy lại. Dù 100 năm cũng không thể “trồng” được người. Làm sao mà một dân tộc có thể uốn mình tuân theo một sự thay đổi máy móc như thế? Còn cái “đại cục’ của Hán tộc cũng chẳng có gì ghê gớm! Trong thâm tâm người Việt chưa từng nể phục, hay khuất phục họ, ngoài cái nghệ thuật xử lý tình huống.

Chỉ còn một cách ngược lại, Đảng Cộng sản Việt Nam cần gỡ bỏ các thứ hóa trang, cấp tốc chuyển đổi từ toàn trị sang dân chủ, đặt Hiến pháp lên cương vị tối cao, mạnh mẽ cải cách các chính sách nhằm đem lợi ích cho toàn dân – thay vì lợi ích cá nhân và phe nhóm –, đem lại công bằng cho xã hội, mở rộng thời cơ cho dân trí phát triển, loại trừ sâu mọt, xây dựng nhà nước pháp quyền, kích hoạt – thay vì kìm chế – tinh thần tự chủ dân tộc, hợp lực cùng nhân dân tạo nên sức mạnh để chấn hưng đất nước. Thực hiện cùng lúc: Thoát Trung, giải Cộng = Giải Cộng, thoát Trung (không phải “chống” Trung, “chống” Cộng).

Gần 100 triệu người Việt Nam, bất kể ở rừng rậm hay ở biển khơi, ở các thủ đô tráng lệ, hay vùng xa hẻo lánh, cứ bình tĩnh bằng từng lời nói, từng hành động đi theo hướng này, ắt sẽ có một Việt Nam tử tế và tốt đẹp.

Trách nhiệm lịch sử đang nằm trên vai của những truyền nhân kế thừa sự nghiệp hôm nay. Chính là những người đang lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ cấp tỉnh, thành, đến trung ương, gồm thế hệ sắp đứng lên rời ghế và thế hệ kế thừa sắp ngồi xuống ghế, phải nhanh chóng thực hiện những thay đổi phù hợp với yêu cầu của nhân dân, phù hợp với sự tiến hóa của thời đại. Các anh đã không có quá khứ để ăn theo, không thể mượn hào quang trong chiến tranh để che lấp những sai lầm và yếu kém, cái uy lực ảo không còn nữa, vì nhân dân có tầm hiểu biết mới. Không thể làm ngơ trước đòi hỏi của nhân dân, không thể “kiên định” trên những ảo ảnh, không thể “cố thủ” trên cái chức vụ rất bấp bênh của mình, không thể tin vào vai trò bạo lực có thể gìn giữ an toàn mọi thứ cho mình.

Tất cả yêu cầu của lịch sử là chuyển đổi theo thời đại.

Vì độc lập và tương lai, hãy gác lại quá khứ, lấy đoàn kết làm phương châm, cùng đấu tranh cho sự chuyển hóa, xây dựng một thể chế dân chủ và tiến bộ. Các thế hệ dính dáng đến chiến tranh, dù hy sinh, đau khổ, mất mát đến đâu, ở bên này hay bên kia, đã đến lượt cái tốp cuối cùng cũng đang trên đà thoi thóp ra đi, chẳng nên để lại lòng thù hận hay tiếc nuối, gây nhiễu cho thế hệ sau.

Vấn đề lớn của của thời đại ngày nay không còn là vấn đề của chủ thuyết nào, lý tưởng nào, mà là vấn đề của Nhân Cách, vấn đề của Văn minh. Vấn đề không phải ở chỗ ngưỡng mộ một nhân cách, mà ở chỗ nhân cách ấy được ngưỡng mộ như thế nào. Người ta không ngưỡng mộ một Putin như một vị Đại đế đem lại lợi ích theo cách không lương thiện cho nước Nga, nhưng người ta ngưỡng mộ một Mandela đem lại một hình ảnh nhẹ nhàng và trong sáng cho nhân loại, động viên một hướng đi lên cao cả. Hành vi từ chức vừa qua của Thủ tướng Hàn Quốc vì chiếc phà chìm, đã nói lên giá trị về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội! Nó không chỉ biểu thị một cá nhân, mà là nhân cách của nhiều cá nhân trong một guồng máy. Một guồng máy như thế nào, để có những con người như thế kia! Một xã hội được lãnh đạo như thế nào, để có một guồng máy như thế nọ! Sự quyên sinh vô cùng xúc động và đáng kính trọng của ông Hiệu phó, người đề xuất và cùng đi chuyến dã ngoại, đã sống sót sau cái chết oan uổng của hàng trăm học sinh của mình. Ông đã không cho phép mình tiếp tục sống với nỗi thương tâm day dứt, vượt lên trên tinh thần trách nhiệm về mặt luật pháp. Ông đã quyên sinh, sau khi được sống sót qua tai nạn. Nó tác động trực tiếp vào trái tim của bao thế hệ trẻ. Nó là giáo dục, chứ không đen tối lầm than như 34.000 tỉ cho sách giáo khoa rất đáng tởm.

Họ đã vượt qua rất xa cái thời rao giảng và bốc phét giả dối.

Các sự cố trên có làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam xúc động? Có ảnh hưởng gì không? Có so sánh và nghĩ ngợi gì không? Cái được xưng tụng là quang vinh, lại cách xa một trời một vực với cái tỏa sáng từ một sự thật không cần trống kèn.

Thật đáng tiếc về một nước Nga vĩ đại và Xã hội chủ nghĩa cao vời, trong thời chiến tranh biết bao anh hùng, nhưng trong thời hòa bình và xây dựng, lại thiếu bóng người anh hùng về nhân cách! Putin đã không phải là người mà thế giới chờ đợi, mà đã là một hình ảnh thất vọng. Trung Quốc thì sao? Càng là không. Một dòng máu của loài quỷ, truyền từ Mao đến Đặng, Hồ, Tập… Họ tắm trong bầu văn hóa máu “xã hội chủ nghĩa”.

Thế mà họ đã từng được ôm hôn thân thiết bởi những lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thế hệ hôm nay hãy đứng lùi lại và giữ khoảng cách, với tư cách của một quốc gia với một quốc gia.
Khủng hoảng đến khốn cùng về mặt lý thuyết, vì bảo thủ nên chống đỡ thụ động và quờ quạng, GS Đỗ Quang Hưng, thuộc “Hội đồng lý luận Trung ương”, đã “thông báo”một sáng chế từ ngữ mới không giống ai. Thay vì gọi, như loài người đang gọi, “Xã hội Công dân”, “Xã hội Dân sự” với nội hàm rất minh bạch, thì gọi “Xã hội Nhân dân”, cũng giống như gọi: đất đai là sở hữu của “toàn dân”. Nhân dân = toàn dân là những từ ngữ được sử dụng một cách bịp bợm. Sự đánh cướp trước hết, bằng từ ngữ. Cướp đất bằng chữ “toàn dân”, nay toan cướp dân chủ bằng chữ nhân dân. “Xã hội nhân dân”, Trời ạ, chỉ có Quỷ Thần mới biết nó ra sao!

Không thể đối phó với nhân dân, chống chế với thời đại, bằng hàng loạt những trò tiểu xảo như đang diễn ra. Biện pháp thế nào, là nhân cách thế ấy. Làm sao mà tồn tại được!

Vừng ơi, hãy tiếp tục và cố lên!
2/5/14
H. Đ. N.
http://bolapquechoa.blogspot.nl/2014/05/vung-oi-hay-co-len-hoa-giai-hoa-hop-dan.html

Đề bạt lái xe không bằng cấp giữ chức Phó trưởng phòng

(VTC News) - Không có bằng cấp nhưng một lái xe đã được đề bạt làm Phó Trưởng phòng Hành chính - Quản trị Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 11/2013, khi ông Nguyễn Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh, ký quyết định số 211/ CĐYT - TCCB về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Duyên giữ chức Phó Trưởng phòng Hành chính - Quản trị.
Đề bạt lái xe không bằng cấp giữ chức Phó trưởng phòng
Quyết định bổ nhiệm ông Duyên lên giữ chức Phó trưởng phòng Hành chính - Quản trị

Theo tìm hiểm, trước khi được bổ nhiệm, từ năm 1996 ông Duyên là lái xe cho Trường Trung học Y tế Hà Tĩnh (nay là trường CĐ Y tế Hà Tĩnh - PV). Ông Duyên không có bằng cấp nhưng khi gửi hồ sơ lên Sở nội vụ Hà Tĩnh thì nhà trường ghi ông học vị trung cấp.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Tống Quốc An - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh, ông An thừa nhận ông Duyên không có bằng cấp, còn về hồ sơ gửi lên Sở nội vụ có lẽ do đánh máy nhầm nên mới có chữ trung cấp trong đó.

Giải thích cho việc một người không có bằng cấp nhưng lại được bổ nhiệm, ông An cho biết thêm, do ông Duyên có nhiều cống hiến cho nhà trường. Mặt khác, những giáo viên khác trong trường đều học vị bác sỹ, thạc sỹ nên không ai muốn nhận cái chức ông Duyên đang làm.

"Mặc dù giữ chức vụ đó nhưng ông Duyên chỉ làm việc quản lý công tác học sinh, sinh viên. Quản lý trang thiết bị và an ninh trật tự trong trường" - ông An nói.
04/05/2014 17:17

Thất nghiệp, cử nhân đi tiếp thị bia quán nhậu

Trong những ngày diễn ra sàn giao dịch việc làm 2014 tại nhà văn hóa Thanh niên, chúng tôi gặp không ít những cử nhân loay hoay đi tìm việc làm.


Tất cả cậu cử, cô cử tìm đến sàn giao dịch việc làm đều quên đi những giấc mộng đẹp của tuổi trẻ, đó là học hành xong có được một việc làm đúng sở trường, đúng ngành nghề được đào tạo để vừa cống hiến cho xã hội, vừa trả ơn cơm cha, áo mẹ, công thầy. Hầu hết đều chấp nhận làm những công việc không liên quan gì đến ngành học, như bán quần áo, giày dép, phục vụ bàn, làm bảo vệ, làm công nhân... để tự nuôi sống bản thân.

Thất nghiệp, cử nhân đi tiếp thị bia quán nhậu

Minh Thùy - cử nhân cao đẳng ngành quản trị kinh doanh - không tìm được việc đúng ngành nghề đào tạo nên phải làm nhân viên tiếp thị bia để kiếm sống. 


Câu chuyện những cậu cử, cô cử không có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, phải chấp nhận đi làm đủ thứ việc là chuyện không mới, đã được báo chí nói nhiều trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, chẳng mấy ai chịu xuất đầu lộ diện trên báo, vì nhiều lý do khác nhau. 


Người thì mặc cảm. Người thì không muốn gia đình ở quê biết nỗi ngậm ngùi của mình... Vì vậy, để thực hiện được phóng sự ảnh này, chúng tôi đã rất vất vả để thuyết phục các nhân vật cho phép tiếp cận với đời thật của mình.


Tại một quán ăn ở Q.9, sau nhiều lần tiếp xúc, chúng tôi mới biết Huỳnh Thị Thúy Hằng, nhân viên tiếp thị cho một hãng bia, đã tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. Hằng cho biết sau khi tốt nghiệp năm 2013, Hằng gửi hồ sơ ở nhiều nơi nhưng không xin được việc. Hằng đành làm tạm nhân viên tiếp thị bia một thời gian. 


Tương tự như Hằng, Nguyễn Thị Minh Thùy tốt nghiệp CĐ ngành quản trị kinh doanh, không xin được việc làm đúng chuyên ngành, hằng đêm Thùy cũng đi làm tiếp thị bia.


Trong khi đó, khu chợ đêm ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM được mọi người nói với nhau là khu chợ của bậc trí thức. Bởi lẽ ở chợ này có khá nhiều cử nhân mở sạp bán quần áo, giày dép...

Nguyễn Như Cẩm tốt nghiệp ngành quản lý đô thị ĐH quốc tế Hồng Bàng bán quần áo ở đây e dè cho biết: “Em tốt nghiệp năm 2012, không tìm được việc đúng chuyên ngành, em xin làm nhân viên văn phòng cho một công ty nhưng lương thấp quá nên em nghỉ, chuyển ra đây bán quần áo. Không biết đến bao giờ mới xin được việc đúng chuyên ngành học, giờ tìm việc khó quá”.


Tiếp xúc với các cậu cử, cô cử đang vất vả mưu sinh bằng những việc trái với ngành nghề được đào tạo, sao mà thấy ngậm ngùi cho hai chữ cử nhân.

Thất nghiệp, cử nhân đi tiếp thị bia quán nhậu

Nguyễn Như Cẩm tốt nghiệp ngành quản lý đô thị Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng. Sau khi tốt nghiệp gần hai năm nhưng không xin được việc làm đúng chuyên ngành, Cẩm đành đi bán quần áo tại khu chợ đêm của khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM 


Ở đây, họ chẳng có lỗi. Các doanh nghiệp cũng chẳng có lỗi. Thậm chí các trường cũng chẳng có lỗi. Nếu có chăng thì đó là chuyện tính toán yếu kém, dẫn đến việc đào tạo tràn lan của những nhà làm chính sách về giáo dục, lao động.

04/05/2014 21:16


Triều Tiên nói Mỹ là 'địa ngục trần gian'

(VTC News) - Truyền thông Triều Tiên nói những gì diễn ra ở Mỹ cho thấy nước này đáng bị gọi là 'địa ngục trần gian'.

Thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA đã đăng một bài báo cáo trên trang web chính thức của mình dưới tựa đề “Phân tích tin tức về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Mỹ”.

Triều Tiên nói Mỹ là 'địa ngục trần gian'
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên

Trong báo cáo liệt kê những sự kiện diễn ra gần đây tại Hoa Kỳ, liên quan đến việc vi phạm nhân quyền. Trong đó có nhắc đến vụ bê bối hoạt động gián điệp tập thể, các tội ác liên quan đến việc sử dụng vũ khí, về việc Mỹ có số lượng tù nhân lớn nhất trong các nhà tù.

Bình luận về việc tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang phát triển, nghèo đói và giá thuê nhà tăng cao, tác giả của báo cáo đi đến kết luận “Mỹ là một địa ngục trần gian”.

Trong diễn biến khác, hôm 2/5 vừa qua, KCNA ngày 2/5 đưa tin ông Hwang Pyong-so, người gần đây được phong hàm phó nguyên soái, đã trở thành Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên thay cho ông Choe Ryong-hae và trên thực tế trở thành nhân vật số 2 trong quân đội nước này.

Trong kỳ bỏ phiếu Quốc hội vừa qua, nhiều quan chức thân tín của cố lãnh đạo Kim Jong-il đều không có trong danh sách, trong khi các tướng lĩnh thuộc lớp trẻ hơn được Kim Jong-un trọng dụng đã đắc cử.
05/05/2014 07:22

Ngày Tự do báo chí ở Việt Nam


Ngày 3 tháng 5, ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với ngày 3 tháng 5 hằng năm, thế giới tôn vinh nền báo chí tự do, cổ xúy cho những chủ trương nhằm mở rộng tự do cho các nhà báo trong vấn đề tác nghiệp, viết lách, phản ánh sự kiện và chịu trách nhiệm với những gì họ viết ra, tôn vinh sự thật, tôn vinh tính khoa học của báo chí… Và đương nhiên, trong ngày này, những nhà báo có thể mời nhau cà phê, dắt nhau ra quán nhậu hoặc làm một việc gì đó ý nghĩa để tự thấy mình xứng đáng với nghề cầm bút. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác!

Cái khác đầu tiên, ngày Tự Do Báo Chí không được tôn vinh ở Việt Nam mà người ta chỉ nhắc đến nó như một lời nhắc nhở có tính răn đe các nhà báo rằng: Các ông, các bà (hoặc là chúng mày) cứ viết, cứ tự do nhá. Nhưng phải nhớ là tự do trong khuôn khổ của Đảng (chúng tao) đã đề ra, đừng có mà léng phéng đua đòi bọn tư bản giãy chết!

Chính bởi cái khác này mà thay vì người ta liên hoan, vui chơi thoải mái để mừng cái ngày mà sự tự do tác nghiệp của cánh phóng viên được tôn vinh, tôn trọng thì ở Việt Nam, những tay cầm bút nhà nước lại tha hồ múa bút để ca ngợi nền báo chí Việt Nam tự do hoặc im mồm như con hến để khỏi bị vạ. Tỉ như “dưới sự lãnh đạo sáng suốt và thiên tài của Đảng, nền báo chí của chúng ta đã phát triển đến đỉnh cao, mang tính khoa học cao, đạt được tự do báo chí cao, thực hiện sứ mệnh của người cầm bút cao…”

Và cứ như thế, cái gì cũng đạt ở ngưỡng cao mà phang tới.

Còn một điểm này, nếu như đây là ngày mà cánh cầm bút trên các quốc gia tự do cảm thấy hãnh diện vì mình đã từng có đôi lần hoặc mãi mãi tác nghiệp vô tư, không vì bất cứ sự tư lợi hay thế lực nào tác động đến bài viết của mình… Thì ở Việt Nam, những ai ăn mừng ngày này sẽ có chuyện. Có chuyện gì thì cũng không khó nhận biết lắm.

Trước tiên, ở Việt Nam, ai có thể ăn mừng ngày Tự do báo chí? Câu trả lời chắc chắn là không có bất kì một tay cầm bút nhà nước nào lại nghĩ đến chuyện ăn mừng ngày này nếu như cơ quan của ông/bà, cô/cậu này không đứng ra tổ chức. Nhưng cũng chắc chắn rằng chẳng có tờ báo nhà nước nào đủ liều lĩnh đứng ra tổ chức ăn mừng ngày này nếu không cò sự chỉ đạo từ bên trên. Mà một khi đã có chỉ đạo thì hình thức cũng như nội dung ăn mừng của nó ra sao chắc không cần đoán thêm làm gì cho mệt đầu!

Vậy những người nào có thể ăn mừng ngày Tự Do Báo Chí? Có chăng là những nhà báo tự do, không nằm trong guồng máy báo chí nhà nước, các blogger và những người tuy không trực tiếp cầm bút nhưng lại luôn giữ tâm thế tự do và cổ xúy cho nền báo chí tự do nói riêng và tự do cho con người nói chung. Những người này có đủ tư thế, tư cách và tâm tư để ăn mừng ngày này. Nhưng, nếu họ ăn mừng một cách công khai, chuyện gì sẽ xãy ra?

Họ sẽ bị an ninh theo dõi, rình rập, và rất có thể, trong một dịp nào đó, an ninh lại ập vào nhà họ hoặc phòng trọ của họ với tang chứng hoặc là vài cái bao cao su đã qua sử dụng, vài bọc chứa bột trắng, vài băng video có nội dung “phản cảm”, “phản động”… Và đó là điều hoàn toàn có thể xãy ra, không hề tưởng tượng hay nói quá một chút nào vì chuyện này không phải chưa từng xãy ra ở Việt Nam.

Tại sao những người cổ xúy cho tự do, dân chủ và tự do báo chí lại có thể bị hại? Câu hỏi này có vẻ như thừa một khi đặt nó trong bối cảnh Việt Nam cùng với hệ thống nhà nước độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Nhưng trên thực tế, đây là câu hỏi cần được đặt ra nghiêm túc vì trong bối cảnh hiện tại, chế độc Cộng sản Việt Nam dù muốn hay không muốn cũng đã lún quá sâu vào hai tình trạng: Ẵm tiền của tư bản và; Nô lệ cho Cộng sản đàn anh.

Vì đã ẵm tiền của tư bản quá nhiều, nợ nần chồng chất, mọi dự án của nhà cầm quyền đều mau chóng trở thành con tàu há mồm nằm chờ sự tài trợ của “bọn tư bản giãy chết” và một khi muốn có tiền, nhà cầm quyền Cộng sản phải chấp nhận một số điều kiện của thế giới tư bản, ví dụ như các công ước về quyền con người, các thỏa thuận, hiệp ước về tự do báo chí, tự do ngôn luận cùng nhiều qui định có tính bắt buộc khi bắt tay làm ăn với tư bản.

Đặc biệt, khi ghé chân vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, vấn đề quyền tự do cho công dân càng trở nên nhạy cảm ở Việt Nam. Và đương nhiên cái ghế ở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chẳng khác nào tấm bảng “tiết hạnh khả phong”. Một bà chồng chết, lòng rạo rực muốn đi thêm bước nữa, đùng một cái nhà vua ban cho tấm bảng “tiết hạnh khả phong” treo giữa nhà, có muốn cưới chồng cũng không xong. Liên tưởng đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, đùng một cái, bị giao cho cái ghế ở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, mọi tham vọng trấn áp, dẹp bỏ các thành phần đấu tranh dân chủ, tự do… nghe ra khó khăn hơn nhiều. Lại phải tính đi tính lại các thủ đoạn cho hợp lý với cái ghế lỡ ngồi lên.

Đó là chưa nói đến việc gia nhập WTO trước đây rồi thêm cố gắng để vào TPP. Tất cả những chỗ này là vòng đai lửa cho kẻ độc tài không biết tôn trọng tự do của nhân dân. Bây giờ, nếu như các nhà báo, nhà hoạt động tự do lên tiếng, cổ xúy cho tự do và tiếp tục nêu ra những cái xấu của chế độ, đặc biệt l;à sự toa rập, đi đêm với Cộng sản đàn anh Trung Quốc, bán đứng lãnh thổ, lãnh hải quốc gia… thì chế độ Cộng sản không những bẽ mặt với thế giới mà còn thêm bị cô lập và đặc biệt là một khi nhân dân nhận ra vấn đề, chính nhân dân sẽ cô lập nhà nước Cộng sản.

Một khi nhân dân được các nhà báo tự do, các nhà đấu tranh dân chủ khai trí, chắc chắn hệ quả của nó sẽ khó mà lường. Nhất là khi nhân dân nhận thức được quyền tự do ngôn luận là quyền tối thiểu và căn bản đã được hiến định cho mỗi công dân và nghiễm nhiên mỗi công dân tự biến mình thành một chiến sĩ thông tin thì lúc đó, khó mà đoán trước chuyện gì sẽ xãy ra. Hàng loạt hệ quả và hiệu ứng từ phía nhân dân sẽ nhanh chóng tạo thành những đợt sóng. Việc phá tan thành trì Cộng sản sẽ không tính trên đơn vị ngày mà được tính trên đơn vị phút và giây.

Chính vì thế, dù muốn hay không muốn, ngày Tự Do Báo Chí sẽ là ngày cừu thù của nhà nước Cộng sản. Vì thứ họ cần và muốn xây dựng không phải là nền báo chí tự do mà là một bầy cừu biết hóng hớt và tung hô họ!

Sun, 05/04/2014 - 08:03 — VietTuSaiGon

Che giấu thông tin: con dao hai lưỡi.

Quyền được biết thông tin là một trong những điều khá mới lạ đối với dân chúng Việt Nam, ít nhất là trước khi Internet xuất hiện. Càng xa thành phố bao nhiêu, càng hẻo lánh bao nhiêu thì hai chữ thông tin hình như vắng bóng thường xuyên hơn bấy nhiêu. Một tầng lớp rất lớn người dân quen nghĩ thông tin là nguồn bí mật của quốc gia, nhà nước toàn quyền cho dân chúng biết đến đâu thì người dân hưởng đến nấy.

Báo chí và các phương tiện truyền thông một chiều đã góp phần làm cho nhận thức này ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Trong rất nhiều trường hợp, người dân phản ứng lại với nguồn thông tin mới đánh đổ những gì họ đã được nhà nước bơm vào máu khiến họ bực bội hơn là chấp nhận hay xem xét lại nhận thức của mình.
Che giấu và bóp méo, xuyên tạc thông tin đã gặt hái được rất nhiều kết quả và do đó thúc đẩy người ta tạo ra thông tin giả để đạt cho được mục đích cuối cùng. Lê Văn Tám là một ví dụ sinh động nhất cho hành động này. Chính sách che dấu, lừa gạt chưa bao giờ ngừng và một số rất lớn trong bộ phận nhà nước tin rằng che giấu thông tin là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc điều hành đất nước.
Bộ chính trị có niềm tin sắt đá rằng thông tin càng nhạy cảm thì người được biết càng phải có chức vụ cao nhất, thậm chí có thông tin chỉ dành cho một số rất ít người được quyền biết, khi người ấy chết thì có thể thông tin cũng chết theo.
Hội Nghị Thành Đô là một ví dụ.
Cho tới nay, không ai biết rõ văn bản được ký kết giữa các ông Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cùng với ông Đỗ Mười, lúc ấy là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký kết với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng vào ngày 3 và 5 tháng 9 năm 1990
Hồi ký của ông Trần Quang Cơ rồi sau đó là sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức có nểu rất chi tiết về các diễn biến dẫn đến hội nghị Thành Đô nhưng tài liệu quan trọng nhất của hội nghị tức là bàn Kỷ yếu Hội nghị ( 會議紀要 ) mà Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã ký với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong ngày kết thúc Hội nghị (1) cho tới nay không một ai biết được ngoài Lý Bằng, người công khai Hội Nghị Thành Đô nhưng vẫn giữ lại chiếc chìa khóa này như một con tin, một bằn chứng xấu của Việt Nam khi Hà Nội tự dẫn mình vào chiếc bẫy đầy nguy hiềm này.
Hội Nghị Thành Đô có thể vĩnh viễn nằm trong ngăn kéo của Bộ Chính trị Cộng sản Trung Quốc và nó chỉ được bạch hóa khi có chiến tranh với Việt Nam một lần nữa. Có lẽ vì vậy mà Hà Nội ngậm đắng nuốt cay trong ngần ấy năm để duy trì quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.
Sự che dấu thông tin đã làm cho các đời Tổng Bí thư bị nguyền rủa, và không có dấu hiệu nào cho thấy người dân sẽ bỏ qua việc này, nhất là trong tình trạng Internet, tức thông tin toàn cầu bùng nổ như ngày nay. Con dao thông tin ngày ngày vẫn cứa vào vết thương Hội Nghị Thành Đô nhưng hình như đã trót leo lưng cọp nên không ai trong Bộ Chính trị dám buông tay nhảy xuống.
Về mặt xã hội, từ Cải cách ruộng đất cho tới nay, câu chuyện che giấu thông tin trong vấn đề trưng thu đất đai vẫn không có gì thay đổi. Vẫn bịt miệng báo chí bằng nghị quyết, bịt miệng dân oan bằng đàn áp, sách nhiểu, bịt miệng trí thức bằng đe nẹt lẫn quyền lợi.
Thế nhưng cả hệ thống không thể nào bịt miệng truyền thông nước ngoài đang cùng một số rất đông blogger hay người chơi Facebook tố cáo các hành vi bất minh của nhà nước. Vụ Dương Nội, Văn Giang hay cũ hơn là Tiên Lãng Hải Phòng vẫn còn nằm trong mọi chiếc máy tính của 2/3 gia đình người Việt.
Nhà nước càng cố giấu thì sự tò mò càng thúc đẩy dân chúng đến chỗ tìm tòi. Nhu cầu được tiếp cận thông tin sau khi Internet xuất hiện ngày càng bức thiết và những vụ đánh người, phạt xe, hành hung người dân của công an không còn nằm trong bí mật được nữa. Những chiếc điện thoại thông minh của người dân sẵn sàng tung những hình ảnh mà họ bắt gặp khi đi đường và những cảnh tưởng không mấy người biết ấy chỉ nửa giờ sau là cả thế giới tường tận.
Video mới nhất được gửi đi từ Dương Nội cho thấy công an phối hợp với đầu gấu hành hung người dân giữ đất một lần nữa phơi trần sự che giấu thông tin của nhà nước hoàn toàn phá sản. Cấm báo chí loan tải việc cưỡng chế nhưng không thể cấm được hàng trăm chiếc điện thoại có thể tường thuật tại chỗ những gì đang xảy ra. Nếu báo chí được quyền thông tin thì chắc chắn sẽ không có ai dám đánh đập người dân như vậy và từ chuyện không dám ấy có lẽ sẽ giảm bớt phần nào sự lạm quyền của công an và đương nhiên sẽ giảm bớt lòng oán hận của người dân đối với Bộ Chính trị.
Vết cắt của con dao hai lưỡi từ việc che giấu thông tin có lẽ đã phản ánh rõ rệt nhất khi Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn một lô kiều bào về nước gọi là hòa giải. Hòa đâu không thấy chỉ thấy một làn sóng bất hòa dâng cao chưa từng có ở hải ngoại và cả trong nước đối với ai theo dõi thông tin từ nhiều nguồn qua sự việc Nghĩa trang Biên hòa.
Ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ tay vào một ngôi mộ và nói với đám đông theo báo Pháp Luật tường trình lại: (2)
“Đồng đội của ông Nguyễn Ngọc Lập đây, phần mộ còn nguyên. Chúng tôi trân trọng và để lại tất cả những gì còn trước năm 1975. Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không? 40 năm nay tấm bia này vẫn nguyên vẹn nằm đây, có ai phá phách không? Quý vị ra hỏi người dân đang làm mộ ngoài kia, có ai phá họ không?”
Ngay sau khi ông Sơn mạnh miệng nói như vậy thì ông Nguyễn Ngọc Lập đã sụt sùi tuyên bố ông cảm thấy xấu hỗ vì sự thật trước mắt!
Nếu thông tin về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân đội của chế độ cũ nay đã đổi tên là Bình An được cho phép loan tải trên báo chí thì ông Nguyễn Thanh Sơn đã không dám làm chuyện bịt mắt dư luận trong hành động này.
Ông Nguyễn Thanh Sơn nổi hứng nói điều phi nhân vì chính ông trong tháng trước vào ngày 8 tháng 3 đã bàn bạc việc trùng tu Nghĩa Trang với Ông Nguyễn Đạc Thành tại Washington DC người đại diện cho VAF bỏ ra nhiều năm theo đuổi việc xin phép trùng tu Nghĩa trang. Ông Thành kể với RFA rằng ông Nguyễn Thanh Sơn có nói với ông nguyên văn:"Bác Thành cứ nói với anh em yên tâm tu bổ nghĩa trang, đừng làm lập dập mà mang tai tiếng". đồng thời ông Sơn cũng nói rằng "Thủ tướng chính phủ đã chỉ thị và chấp thuận cho tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa, vậy thì bác thấy hổm nay Bình Dương người ta đã tu bổ, bây giờ bác Thành cần những gì xin nói rõ ràng để có sự chấp thuận cho bác Thành tiếp tục". (3)(4)
Thông tin trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa bị che giấu trên báo chí vì nhạy cảm hay lý do nào đó cho thấy không bao giờ có lợi. Một con bò mộng thông tin nằm giữa các trang mạng điện tử làm sao một ông Nguyễn Thanh Sơn với kỹ thuật trẻ con có thể che mắt mọi người?
Hơn nữa trong vụ này cho thấy một điều nữa về hành vi che giấu thông tin: Nó giúp những kẻ như ông Sơn không ngần ngại làm bất cứ điều gì phản nhân văn nhất bởi ông nghĩ rằng người dân hiện nay còn nằm trong tăm tối muốn nói sao làm gì cũng không ai biết.
Ông Sơn không rút được kinh nghiệm thông tin khi chính Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải của Canada phản bác ông sau khi ông Sơn lên đài TV PhoBolsa nói lời dối trá, cho rằng vị Thượng nghị sĩ này đồng ý lập trường về Linh Mục Nguyễn Văn Lý của ông ta.(5)
Hay ông Thứ trưởng do quá quen tiếp cận với cách che giấu và bóp méo thông tin nên có khi chính ông cũng là nạn nhân của chủ trương này. Ông sống và thực hiện hành vi tráo bài trong thông tin quá lâu đã biến ông không thể phân biệt đâu là giả dối đâu là sự thật.
Ông không phân biệt nỗi HO thật và HO mua giấy giả. Ông giật giây cho những con rối trình diễn trên con tàu Trường Sa. Ông gây nhiễu, bóp méo thông tin khi tuyên bố đồng bào vượt biên là nạn nhân chiến tranh, cùng những câu nói nổi tiếng khác khi cáo buộc người biểu tình chống các lãnh đạo Việt Nam sang Hoa Kỳ là nhận tiền của thế lực phản động...
Thông tin bóp méo, xuyên tạc đồng nghĩa với che giấu. Chỉ khi phạm pháp hay có ý đồ xấu thì người ta mới che giấu thông tin. Không biết giữa phạm pháp và ý đồ xấu chính quyền đang nằm ở đâu trong hai phạm trù này?
Sun, 05/04/2014 - 07:56 — canhco

Trung Quốc bị cáo buộc 'hành xử như thực dân mới'

Trung Quốc đang bị cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác nguyên liệu chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại Châu Phi.
Cáo buộc này vừa được đưa ra hồi tháng 3/2014. Theo đó, tờ Reuters phản ánh công nhân dầu mỏ của 2 dự án Trung Quốc tại Chad và Niger đã đình công để phản đối tiền lương không hợp lý. Các công ty Trung Quốc còn bị cáo buộc đã đối xử bất công với công nhân địa phương.
Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc nói: “Tôi cam đoan với bạn bè các nước châu Phi rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi con đường thực dân như một số nước đã làm, hoặc cho phép chủ nghĩa thực dân từng có trong quá khứ xuất hiện trở lại ở châu Phi”.
Ông Lý Khắc Cường cũng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc sẵn sàng ngồi lại bàn bạc với các nước châu Phi để giải quyết bất kỳ vấn đề phát sinh nào giữa hai bên, đồng thời cho rằng không nên để những vụ việc “cá biệt” ảnh hưởng đến quan hệ song phương được dựa trên sự bình đẳng và hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Phát biểu trước chuyến công du tới 4 nước châu Phi là Ethiopia, Nigeria, Angola và Kenya từ ngày 4 đến 11/5, ông Cường còn cho rằng: "Các tranh chấp phát sinh trong những dự án đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi đã khiến mối quan hệ 2 bên đang bị “tổn thương”.

Châu Phi đang cáo buộc Trung Quốc áp chính sách thực dân
Châu Phi đang cáo buộc Trung Quốc áp chính sách thực dân
Trên thực tế từ năm 2012, từ Bắc Phi cho đến Nam Phi , Trung Quốc đổ hàng chục tỷ đôla đầu tư mặc dù bản thân Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng toàn cầu : 15 tỷ tại Algérie, 4,1 tỷ tại Nam Phi… và sẽ "tiếp tục chính sách hợp tác , nâng cao trị giá gia tăng cho tài nguyên châu Phi….".
Sau đó vào tháng 7/2012, khi đến thăm Sénégal, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gián tiếp lên án Trung Quốc thay vì "làm tăng giá trị cho tài nguyên châu Phi thì lại khai thác nó đem đi".
Còn năm 2011, tại Lusaka, thủ đô Zambia, ngoại trưởng Mỹ đã trực tiếp lên án "cách đầu tư của Trung Quốc luôn luôn đi ngược lại chuẩn mực quôc tế về minh bạch và hiệu quả" với mục tiêu sau cùng là thu tóm khoáng sản, dầu khí, gỗ mang về bản quốc.
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã chỉ trích Trung Quốc hành xử như một "thực dân mới".
Thực tế trong chục năm qua, hàng hóa Trung Quốc như đồ điện tử, linh kiện thay thế, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… với nhiều ưu điểm như rẻ và mẫu mã đẹp, đa dạng đã tràn ngập các thị trường châu Phi.
Không chỉ có vậy, tại các dự án của mình Trung Quốc đã đưa công nhân sang châu Phi làm việc, Trung Quốc đã phần nào giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước, tăng thêm nguồn thu cho nước này.
Hiện có khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, làm việc ở châu Phi và gần 1.000 công ty Trung Quốc đang làm ăn ở châu lục này.
Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn (hiện đã vượt Anh để đứng thứ 5 thế giới) và nhiều nước châu Phi đã và đang quay sang mua vũ khí của Trung Quốc (có giá rẻ) bên cạnh nhà cung cấp truyền thống là Nga.
Không chỉ có thế, việc chủ động quan hệ tốt với hầu hết các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc giành được sự ủng hộ của họ tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế, nâng cao vị thế Trung Quốc trong 1 thế giới đa cực hậu Chiến tranh Lạnh. Giao hảo với châu Phi còn rất có ích cho Trung Quốc trong việc cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao và thực hành chính sách “một nước Trung Hoa”.
Thứ Hai, 05/05/2014 06:43
Phương Nguyên

Chiêu bài giải phóng, bình phong nhân quyền!!!

VRNs (03.05.2014) – Sau biến cố 30-04-1975 mấy ngày, bí thư thứ nhất CS Lê Duẩn, kẻ cầm đầu cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn ăn mừng chiến thắng. Tại đó, trước quần chúng chưa hết bàng hoàng vì sự thay đổi cục diện chính trị, ông ta giở trò mỵ dân: “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh giải phóng này”. Tiếp đó, trong lễ mừng chiến thắng được tổ chức ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Lê Duẩn lại tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do. Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”. Những lời này chẳng trấn an và thu phục được ai ở miền Nam, vì người dân chế độ cũ đã lập tức nếm vị cay đắng của cái gọi là “cuộc giải phóng”, một cuộc “giải phóng” mau chóng biểu hiện qua thói nghênh ngang cao ngạo, trò lùng sục dò xét và những màn vơ vét chiếm đoạt của phe chiến thắng đối với phe chiến bại. Nhiều người miền Bắc ban đầu cũng thấy vui vì chiến tranh chấm dứt, song khi chứng kiến được một miền Nam trù phú, họ mới thấy hóa ra cuộc “giải phóng” vốn đã đòi hỏi bản thân và gia đình họ hy sinh của cải và nhân mạng trong bao năm trường chỉ là chiêu bài tồi tệ, cú lường gạt vô liêm sỉ. Các thành viên cốt cán trong cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền nam” cũng sớm nhận ra trò vắt chanh bỏ vỏ mà Hà Nội đang từ từ chơi với họ, cũng sớm hận mình đã chỉ là những kẻ “yêu nước” u mê, những “con cờ” khờ khạo trong tay đảng. Một số như Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo phải bỏ chạy ra nước ngoài trong bất mãn tột cùng, còn số khác như Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Xuân Ẩn đã đi về thế giới bên kia trong nỗi niềm cay đắng… Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Vì cũng chính tay Lê Duẩn ấy đã quyết định “trừng phạt” quân cán chính VNCH qua chính sách “học tập cải tạo” mút mùa vì đã dám “chống lại cách mạng”, cũng như quyết định “đày đọa” nhân dân miền Nam, “hậu phương của Mỹ-Ngụy” qua chính sách bóc lột sạch sành sanh. Thế là cùng với “cụ hoạn” Đỗ Mười, cả hai y chang nhau về sự cuồng tín đối với học thuyết kinh tế Mác-Lê ngu xuẩn, sự dốt nát về học thuyết kinh tế tư bản tiến bộ và sự mù quáng tin rằng đảng có thể “cải tạo mọi sự”, Lê Duẩn đã dùng tất cả sức mạnh bạo lực san bằng xã hội phồn thịnh miền Nam xuống ngang hàng với xã hội bần cùng miền Bắc, đẩy toàn thể đất nước đến bờ vực thẳm khánh kiệt sau 10 năm hậu chiến. Đó là chưa kể việc áp dụng cách sắt máu học thuyết “giải phóng con người” của Mác-Lê-Sít-Mao-Hồ bằng cách tước đoạt mọi tự do, mọi nhân quyền và dân quyền, đã khiến hàng triệu đồng bào phải đành đoạn bỏ nước ra đi, bất chấp muôn vàn nguy hiểm, và hàng chục triệu đồng bào ở lại trở thành thần dân nô lệ.

Đến khi buộc phải mở cửa kinh tế để khỏi chết chùm với nhau, nhất là để cho đảng viên mặc sức làm giàu nhờ quyền lực và đặc lợi, đảng lại giở chiêu bài “giải phóng” mới, “giải phóng sức sản xuất”, bằng cách thu tất cả đất đai tài nguyên vào tay nhà nước để gọi là “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và thành lập các công ty, tập đoàn quốc doanh để thực hiện nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (nghĩa là nhắm phục vụ tập thể hơn là mưu lợi tư riêng)! Đảng luôn nhồi nhét vào đầu óc nhân dân điều ấy trong giáo dục học đường cũng như giáo dục quần chúng từ mấy chục năm qua để cho thấy “sự ưu việt gấp ngàn lần, triệu lần” của “chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhưng “giải phóng sức sản xuất” để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đâu chẳng thấy, chỉ thấy kinh tế ngày càng lụn bại, tài chánh ngày càng thất thoát, nợ công ngày càng chồng chất, công ty ngày càng phá sản, dân sinh ngày càng khốn khổ điêu đứng, trong lúc đó thì cán bộ gộc, đảng viên to từ vô sản thành tư bản, từ chiếc xe đạp lên đến xe hơi nhà lầu, từ anh khố rách áo ôm trở thành đại gia ruộng đất, đại chủ công ty, từ “không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân” đến đòi hối lộ hàng triệu đôla Mỹ. Nghĩa là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm “giải phóng sức sản xuất của dân và nước” như đảng nói chỉ là một sự thất bại hoàn toàn. Thế mà hôm 14-3-2014, trong hội nghị tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức tại Hà Nội, phó thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc vẫn trơ trẽn tuyên bố: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”!?! Những lời huênh hoang của Lê Duẩn trên kia: “Tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do” đã sớm được minh chứng bằng sự xâm nhập ngày càng rộng và sâu của tên Đại Hán, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, nhờ sự hèn nhát bạc nhược cũng như sự đồng lõa toa rập của đám chóp bu Ba Đình. Nay có lãnh vực nào mà không có sự khuynh loát của bọn Tàu, có lãnh địa nào mà không có sự hiện diện của người Hoa? Phải chăng đây là một kiểu giải phóng mới? Giải phóng khỏi tinh thần và ý chí Lạc Việt để trở về với “cố quốc Trung Hoa” như mưu tính âm thầm của những tên thái thú xác Việt hồn Tàu hay gốc gác Tàu ở Ba Đình Hà Nội?

Những năm gần đây, dưới sự tố cáo và đòi hỏi của đồng bào trong lẫn ngoài nước cũng như sự theo dõi và trói buộc của các chính phủ dân chủ lẫn tổ chức nhân quyền, Ba Đình lại chơi trò khác: lấy nhân quyền làm bình phong. Nhiều động thái ngoạn mục đã được Hà Nội liên tiếp thực hiện: vận động để vô Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và đã lọt thỏm dễ dàng vào đó ngày 12-11-2013 (do chẳng bị ai cạnh tranh cả). Trước đấy mấy hôm, ngày 07-11-2013, VN đã trở nên thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp quốc chống Tra tấn; tiếp đến, nhà cầm quyền quyết định chọn ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật. Đến hôm 28-11-2013, Quốc hội lại thông qua Hiến pháp mới trong đó dành nguyên cả chương II (từ điều 14 đến điều 49) để nói về quyền công dân và quyền con người. Mới đây, ngày 05-02-2014, tại Genève Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn cộng sản lại đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Thế nhưng, ai cũng nhận thấy đó chỉ là bình phong để Hà Nội tiếp tục lấp liếm, che giấu những vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng trên mặt luật lệ lẫn trên lối hành xử. Bản Hiến pháp, vừa được thông qua với sự mù quáng của đám gia nô đại biểu và trước sự phản đối của vô số người dân sáng suốt, đã quyết tâm đè bẹp các quyền công dân và quyền con người dưới đủ thứ độc quyền và ưu quyền của đảng, nên sẽ là căn cứ để đảng tiếp tục tung hoành lũng đoạn. Nguy hiểm nhất là nguyên tắc “đất đai tài nguyên… (đều) do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53) và “ Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội” (điều 54). Nó đã tạo cớ cho hàng ngàn cuộc phản kháng đàn áp tước đoạt của nông dân trong máu và nước mắt, trong uất hận và tuyệt vọng, mà điển hình mới nhất trong tháng 3 là tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 27, tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 29, trong tháng 4 là tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày mồng 10, tại xã Dương Nội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 25, và trước tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ngày 29 trong tiếng la khản cổ: “Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp! Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp”!!!

Đặt ra “Ngày Luật pháp VN” nhưng nhà cầm quyền vẫn hành xử cách vô pháp luật tới độ trắng trợn qua vụ đàn áp khốc liệt tín đồ Hòa Hảo nhân lễ kỷ niệm vị Giáo chủ của họ thọ nạn ngày 21-03 tại tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới; qua vụ phục kích tấn công rồi bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng cùng hai người bạn ngày 11-02 tại Lấp Vò, Đồng Tháp, để sẽ truy tố và vu khống tội lỗi cho họ; đặc biệt qua vụ Đại học Sư phạm Hà Nội ra các quyết định giữa tháng 3-2014, để không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan, mà không cho tác giả, người hướng dẫn lẫn hội đồng chấm luận văn có cơ hội phản biện. Một vụ án Nhân văn Giai phẩm mới, với trò chính trị hóa văn học cách mù quáng và ngu xuẩn.

Ký công ước chống tra tấn, nhưng Hà Nội vẫn gây phẫn nộ cho toàn dân và thế giới qua phiên tòa ngày 3-4-2014 xử 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên với các mức án từ 1 năm tù treo đến 5 năm tù ở về tội “dùng nhục hình” dẫn tới cái chết thương tâm của công dân Ngô Thanh Kiều, tiếp đến qua vụ công an huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tra tấn đến chết thanh niên Đỗ Văn Bình rồi bày trò “bị can treo cổ tự tử” hôm 14-04. “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trình bày hôm 05-02-2014 có viết về quyền tự do hội họp, lập hội ở số 35+36 như sau: “Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật… Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Thế nhưng, tất cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức công đoàn hiệp hội trên đều do nhà nước thiết lập và điều khiển, nhằm mục đích kiểm soát công dân và bảo vệ chế độ độc tài. Trong thời gian gần đây, nhiều hội dân sự độc lập đã được hình thành, và công an đã lập tức ra tay để ngăn chận, hăm dọa buộc giải tán, với lý do nực cười là bất hợp pháp. Riêng với Hội Cựu Tù nhân Lương tâm thì thêm lý do: “quy tụ những kẻ từng vi phạm pháp luật”. Đây là một sự chụp mũ ngang ngược từng thấy xưa nay trong chế độ độc tài CS. Ngoài ra, đó còn là một quan niệm sai lạc, hoàn toàn đi ngược lại với nhận thức văn minh của thế giới và lương thức lành mạnh của con người. Nhà cầm quyền phải tập làm quen với việc xuất hiện các tổ chức dân sự trong xã hội, vốn cũng ích lợi và cần thiết như các tổ chức chính trị và tổ chức kinh tế trong một quốc gia. Hãy để cho các tổ chức dân sự này được hình thành tự do và hoạt động độc lập, có thể trở nên những đối tác và đối trọng với nhà nước, ngõ hầu họ góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ và góp phần ngăn chặn mối họa quyền lực độc tài. Chớ dùng nhân quyền như bình phong để tiếp tục trấn áp nhân dân và duy trì đất nước trong vô vàn tệ trạng và thảm nạn, khủng hoảng và nguy cơ như hiện nay.

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 194 (01-05-2014)
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/chieu-bai-giai-phong-binh-phong-nhan-quyen/