Tuesday, May 3, 2016

Ăn để chết từ từ hay nhịn ăn để chết đói, 'quốc nạn' của người Việt

Theo Khampha- 02/05/2016 14:58
 Chúng sẽ tích tụ 5 năm, 10 năm sau đó sẽ phá hủy hệ thống tế bào của cơ thể và dần dần các tế bào có lợi cho cơ thể sẽ bị thay thế.

Đó là một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam khi mà người dân như lạc vào mê cung thực phẩm, không biết đâu là sạch, đâu là bẩn và không biết nên ăn để chết từ từ hay nhịn ăn để chết đói.

Nếu bị đặt vào trường hợp như thế, chắc hẳn ai cũng sẽ chọn phương án ‘ăn để chết từ từ’, vì đằng sau họ còn cả một tương lai, còn cả một gia đình. Điều đó có thể thấy được rằng, vì sao hàng năm số người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng, mặc dù công nghệ y học để điều trị các căn bệnh này ngày càng hiện đại.

Một vị giáo sư đầu ngành, đồng thời là Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam – GS Nguyễn Chấn Hùng cũng thừa nhận, ăn những thực phẩm có tồn dư hóa chất, chất cấm sẽ nhiễm những chất gây ung thư vào cơ thể, nhưng chắc chắn rằng không phải hôm nay ta ăn mai ta mắc ung thư, mà nó sẽ phải mất thời gian tích tụ dần dần.

An de chet tu tu hay nhin an de chet doi, 'quoc nan' cua nguoi Viet - Anh 1
Dư luận đang rất bất an trước tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng gia tăng

Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn, khi phóng viên tiến hành làm một cuộc khảo sát nhỏ tại Bệnh viện K Trung ương, đa số các bệnh nhân mắc ung thư đều khẳng định: ‘Không biết vì sao mình mắc’. Với câu hỏi, liệu có phải do ăn thực phẩm bẩn nên mắc bệnh ung thư? Đa số những người bệnh chỉ nghi ngờ chứ không dám khẳng định.

Đó là dễ hiểu khi họ không hề hay biết nguồn nước họ ăn đang bị các nhà máy đầu độc bằng các chất thải công nghiệp, họ không hề hay biết miếng thịt lợn họ ăn hàng ngày đang được nuôi bằng những chất cấm hoặc bị tiêm thuốc ăn thần, rau họ mua ở chợ đang tồn dư một lượng thuốc trừ sâu đáng kể.

Họ không phát hiện ra là bởi những loại thực phẩm chứa chất độc hại họ ăn hàng ngày đó không gây ngộ độc hoặc ung thư ngay, mà nó sẽ tích tụ 5 năm, 10 năm sau đó sẽ phá hủy hệ thống tế bào của cơ thể và dần dần các tế bào có lợi cho cơ thể sẽ bị thay thế bằng các tế bào ‘lạ’, khi hội tụ đủ các yếu tố, các tế bào ‘lạ’ đó sẽ phát triển thành các tế bào gây ung thư. Đó chính là lý do vì sao khi mắc ung thư người bệnh thường không thể biết chính xác nguyên nhân là gì.

An de chet tu tu hay nhin an de chet doi, 'quoc nan' cua nguoi Viet - Anh 2

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây bệnh ung thư ở Việt Nam

‘Hiện nay ở Việt Nam đang lên cơn sốt về vấn đề thực phẩm bẩn, dường như ngày nào tôi cũng nghe thấy ở đâu đó nói về thực phẩm bẩn, từ việc tiêm trực tiếp cho đến chất ướp, bảo quản thực phẩm, thuốc trừ sâu. Đây thật sự là vấn đề ‘quốc nạn’, nếu nhà nước và người dân không vào cuộc một cách quyết liệt và chặn đứng vấn đề này thì dân tộc chúng ta không biết đi về đâu, sức khỏe người dân không biết sẽ ra sao’, đó là nhận định của GS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khi nói về thực phẩm bẩn.

Phân tích về mối quan hệ giữa thực phẩm bẩn và ung thư, GS Đức cho rằng, các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều chỉ ra rằng nguyên nhân gây bệnh ung thư do 2 yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong đó các yếu tố nội sinh như do gen, di truyền ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

‘Phần lớn ung thư là do môi trường trong đó các loại thực phẩm bẩn gây ra. Thói quen của người Việt như rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh’, GS Đức nói.

Như vậy có thể thấy rằng, nếu không có những biện pháp triệt để và không có những hành động quyết liệt để giải quyết tận gốc vấn đề thực phẩm bẩn, thì chắc chắn một điều rằng chỉ 5-10 năm nữa con số mắc mới bệnh ung thư sẽ tăng theo cấp số nhân.

Chế độ Cộng Sản hấp hối

Theo Người Việt-05-03-2016 8:06:19 PM 
Ngô Nhân Dụng

Ba tuần sau khi dân Hà Tĩnh thấy những con cá chết giạt vào bờ biển, trước cảnh lúng túng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chính quyền Cộng Sản, nhật báo Người Việt đăng tin: “Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết.'

Nhà báo ở nước ngoài tỏ thái độ thận trọng nên dùng chữ “như sắp chết.” Nhiều người Việt trong nước thì thấy đó là sự thật chứ không còn “như” gì nữa: chế độ Cộng Sản là con bệnh bắt đầu hấp hối.

Một bệnh nhân trước khi chết tâm hồn khó được bình an, lời nói bất nhất và hành vi vụng về, lúng túng, thường vì suốt đời đã sống không lương hảo. Trong một tháng qua, guồng máy chính quyền Cộng Sản biểu hiện đầy đủ các triệu chứng hấp hối đó.

Nhà nước Cộng Sản để gần ba tuần lễ trôi qua trước khi có một hành động hay lời nói nào chứng tỏ họ... đang cai trị 90 triệu con người! Trong một quốc gia bình thường, khi nghe tin cá chết hàng loạt giạt vào bờ biển, thì các cơ quan phụ trách về ngư nghiệp, về môi trường sống, về kinh tế, xã hội, chỉ trong một, hai ngày đều có phản ứng ngay. Ở Việt Nam, thì khác.

Ðầu tiên, khi xuất hiện, các quan chức chỉ nói những điều hoàn toàn vô ích: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã long trọng tuyên bố rằng thảm họa cá chết trắng biển “chỉ có một nguyên nhân,” là do “tác động của các độc tố thải ra từ hoạt động của con người.” Ðiều này thì cả nước ai cũng biết rồi! Những con cá chết đều vì độc tố, chứ chúng đâu có tự sát hàng loạt? Chỉ có con người thải độc tố, biển cả muôn đời có bao giờ giết cá hàng loạt như vậy đâu? Tuyên bố như các ông thì cũng không khác gì nói rằng “con cá chết vì nó không còn sống!” Những câu hỏi chính ai cũng thắc mắc, là “độc tố nào?” và “hoạt động của người nào?” thì không được nêu ra, cũng không ai trả lời. Ðó là tác phong một bộ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ðến khi bộ thứ nhì xuất hiện lên tiếng giải thích thì dân được nhìn thấy cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Bộ thứ nhì ra mắt công chúng nói ngược lại, bác bỏ “nguyên nhân duy nhất” trên! Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường giải thích, “nguyên nhân của việc cá chết hàng loạt ở vùng duyên hải miền Trung là do tảo nở hoa, tức là hiện tượng ‘thủy triều đỏ.’” Nghĩa là không có độc tố nào làm cá chết! Cũng không phải con người tạo ra, biển mới có tội! Giới chức trách nhiệm trong Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam vội vã cải chính ngay giả thuyết thủy triều đỏ. Họ nói rằng “từ ngày cá bắt đầu chết cho đến nay, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vùng biển dọc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế có thủy triều đỏ.” Những dấu hiệu khi có thủy triều đỏ mà người trần mắt thịt nào cũng thấy được là: rong rêu (tảo) mầu đỏ trôi trên mặt biển. Nhưng không ai thấy. Tức là ông thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nói láo. Nói láo trắng trợn, bất chấp hàng triệu đôi mắt của hàng triệu con người sống bên bờ biển bốn tỉnh miền Trung!

Người ta sẽ nói: Ðảng Cộng Sản vốn dĩ chuyên dối trá, lừa gạt người dân, hành động nói láo lần này không có gì mới lạ. Ðúng là họ quen nói láo xưa nay, nói láo lần nữa cũng do thói quen tự nhiên. Nhưng xưa nay họ nói láo rất tài, nói trắng thành đen, đen ra trắng mà nói khéo đến nỗi một nửa dân cả nước bị lừa. Chỉ có một điều mới, khá lạ, là sao lần này họ nói láo ngu ngốc và vụng về đến thế? Nói đến hiện tượng thủy triều đỏ vì rong biển sinh sôi bành trướng thì đứa trẻ lên tám cũng biết rằng nói xong người khác có thể kiểm chứng ngay, không cách nào giấu giếm được! Tại sao một viên thứ trưởng lại dại dột nói đại ra như vậy? Ông ta chỉ là một bộ phận trong cái cơ thể đang hấp hối, là đảng Cộng Sản Việt Nam, cái cơ thể đó không kiểm soát được cái lưỡi nữa rồi.

Cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hiện ra cả tại cấp địa phương, tức là những người gần gũi với tai họa và các nạn nhân của tai họa. Một số cơ quan thấy cá chết hàng loạt đã khuyến cáo chính quyền các địa phương ngăn chặn không để dân ăn cá hay mua bán cá, dù cá còn sống. Ðiều này dễ hiểu, không phải chỉ có những con cá chết mới nhiễm độc, tất cả các sinh vật trong vùng Biển Chết Chóc này đều nhiễm độc, ăn vào người ta sẽ bị nhiễm độc!

Nhưng cùng lúc đó có nhiều quan chức khác lại khuyên dân cứ ăn cá, không sợ chết! Họ còn khuyên dân tiếp tục tắm biển, sau khi một thợ lặn chết bất ngờ và năm thợ lặn khác vào bệnh viện cấp cứu, với các dấu hiệu cho thấy họ đều bị nhiễm độc. Trên đảo Hòn Gió, tỉnh Quảng Bình, cách nhà máy thép của tập đoàn Formosa, nơi khởi đầu của thảm họa cá chết khoảng 20 hải lý, chim cũng chết hàng loạt. Những con chim này chắc đã ăn cá, ăn tôm trong vùng Biển Chết Chóc, dù đó là tôm cá còn sống!

Mấy ông lớn địa phương còn biểu diễn đi tắm biển, đi ăn cá, để lòng dân bớt hoang mang! Trông thấy cảnh đó, toàn dân Việt Nam chỉ muốn mời tất cả quý quan trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng đến tắm biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình suốt một tháng trời, để dân được yên lòng hơn! Có lẽ tất cả các đại biểu trong quốc hội bù nhìn cũng nên theo các quan trên đi tắm và ăn cá, thì lòng dân càng vui hơn nữa. Ðặc biệt là trong cả tháng qua không thấy một đại biểu nào hó hé nói một câu, kể cả các đại biểu của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình!

Việc nói năng dành cho quý vị quan chức đảng và nhà nước! Người dân được chứng kiến thêm nhiều hoạt cảnh ông nói gà bà nói vịt. Ngay sau khi một ngư dân phát giác “đường ống khổng lồ” dài 1.5 cây số, đường kính hơn một mét, dẫn nước thải từ Formosa Hà Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng ra biển, một thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường tuyên bố ông không hề thấy bất ngờ về sự hiện diện của ống cống khổng lồ này, vì chính Bộ này đã cấp giấy phép cho công ty Formosa Hà Tĩnh.

Ðến khi cảnh cá chết hàng loạt diễn ra, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường nói ngược lại: Bộ ông không cho phép Formosa đặt ống dẫn nước thải ở đáy biển! Ý ông thanh minh: cho đặt ống cống, nhưng phải đặt ở trên mặt biển! Thế rồi ông Trần Hồng Hà yêu cầu Formosa phải nâng ống dẫn nước thải lên khỏi mặt nước! Nói mà không hề suy nghĩ! Ống cống ở trên mặt nước chỉ dài cây số rưỡi, khi đổ nước thải ra thì nó đổ vào đâu? Nước thải chảy xuống biển rồi nó cứ thế chạy thẳng... sang Tàu, hay là nó vẫn quanh quẩn trong biển Việt Nam? Chưa kể, bây giờ nâng ống cống lên, những cái cột chống đỡ nó sẽ làm cho ngư dân bị cản trở, hết đường qua lại, kiếm sống!

Hoạt cảnh bi hài nhất là cuộc họp báo của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường ba tuần lễ sau khi phát hiện ra tai họa này. Họ kêu báo chí đến họp, để nghe giải thích nguyên nhân gây tai họa cá chết.

Trưa ngày 27 tháng 4, gần 150 phóng viên kéo đến chờ nghe. Nhưng các nhà báo chưng hửng, vì cuộc họp báo bị hủy bỏ! Nghe người ta chửi đã đời rồi các quan bèn nói lại: Họp báo chỉ hoãn tới bảy giờ tối! Các nhà báo quay lại họp. Ðến tám giờ tối, một ông thứ trưởng bước vào phòng họp, ông giải thích một điều ai cũng biết rồi như đã kể trên: Cá chết vì chất độc do người tạo ra! Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn xác định họ chưa tìm thấy bằng chứng nước thải từ Formosa khiến nước biển nhiễm độc! Hóa ra, cuộc họp báo chỉ cốt “giải oan” cho Formosa! Ðọc xong hai trang giấy, mất tất cả bảy phút, ông thứ trưởng vội vàng rút lui, không cho ai hỏi một câu nào! Sau đó ông còn đe dọa một phóng viên rằng không được nói những câu “gây tổn hại cho đất nước của mình!” Họa chăng gây tổn hại cho đảng ông và đồng chí anh em Trung Cộng của đảng!

Một con bệnh đang hấp hối tâm hồn thường hoảng loạn, nếu trong cuộc đời đã làm những việc trái với đạo lý, thất đức, ngược với lương tâm. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang lộ ra những triệu chứng bất thường đó. Những cuộc biểu tình của hàng ngàn dân Việt từ ngày 28 tháng 4, tại làng biển Cảnh Dương tỉnh Quảng Bình, rồi từ Hà Nội vào đến Sài Gòn trong ngày 1 tháng 5, 2016, là những dấu hiệu cho thấy cơn hấp hối này sắp chấm dứt, con bệnh không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần!

Lốc xoáy, mưa đá tàn phá nhiều nơi ở Việt Nam

QUẢNG NAM (NV) Trận mưa với những viên nước đá to bằng quả trứng gà kéo dài 20 phút đã gây thiệt hại nặng cho người dân Quảng Nam. Cùng lúc, lốc xoáy đã tàn phá nhiều nơi ở Hà Tĩnh, Nghệ An.

Báo Người Lao Ðộng dẫn lời ông Phạm Ðức Thịnh, chủ tịch xã Ðại Hưng, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam xác nhận, hồi 14 giờ ngày 3 tháng 5 tại đây vừa xảy ra trận mưa đá “lớn chưa từng thấy” gây thiệt hại nặng cho người dân.


Trận mưa kèm theo những viên đá to bằng ngón chân cái. (Hình: Người Lao Ðộng)

“Chúng tôi đang thống kê chưa có số liệu chính xác, nhưng qua nắm thông tin thì có nhiều nhà dân bị thủng mái tôn, chuối, mít bị gãy đổ. Rất may, thời điểm này lúa đã thu hoạch xong,” ông Thịnh nói.

Theo hình ảnh người dân ghi lại, trận mưa kèm theo những viên đá to bằng ngón chân cái người lớn, mật độ đá rơi khá dày đặc. Sau khi hứng chịu trận mưa, mái tôn của một số nhà dân bị thủng giống như bị dính đạn. Rất may, không có thiệt hại về người.

Trước đó, vào ngày 23 tháng 4, tại các xã miền núi của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cũng xảy ra trận mưa đá được xem là lớn nhất trong lịch sử, gây thiệt hại nặng về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Tin cho biết, chiều cùng ngày, ông Nguyễn Thanh Sơn, trưởng Phòng Nông Nghiệp huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, tại đây vừa xảy ra một trận lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, làm ít nhất 3 người bị thương.
Theo đó, vào khoảng 15 giờ ngày 3 tháng 5, lốc xoáy kèm theo mưa lớn đã bất ngờ xảy ra ở các xã: Ðức Lĩnh, Sơn Thọ, Hương Ðiền, Ðức Bồng và thị trấn Vũ Quang, khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cối, hoa màu bị đổ gãy. Giông lốc cũng đã làm bờ tường của một hộ dân ở xã Hương Ðiền đổ sập, đè bị thương 3 người. “Rất nhiều nhà dân bị thiệt hại, hiện chúng tôi đang thống kê thiệt hại cụ thể của các xã và sẽ có phúc trình cụ thể,” ông Sơn nói.

Cũng trong ngày 3 tháng 5, tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An như: Tân Kỳ, Nghĩa Ðàn, Thị Xã Thái Hòa, Quỳ Hợp,... xảy ra hiện tượng mưa lớn và mưa đá. Song, may mắn do mưa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên không gây thiệt hại nhiều. (Tr.N)

03-05-2016 4:37:56 PM 

Phản ứng phải tương xứng với nguy cơ

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại cửa khẩu Chi Ma, ngày 29/3/2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại cửa khẩu Chi Ma, ngày 29/3/2016.
Ông bà cha mẹ Việt Nam thường căn dặn con cháu từ lúc vào tuổi trưởng thành hãy chọn bạn mà chơi, vì bạn bè tốt xấu có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Với dân Việt ta, lời dặn này thật chí lý. Ta có kẻ láng giềng khổng lồ ở phương Bắc; tên Trung Quốc to lớn, đông đảo, ăn to nói lớn, bụng đầy mưu mô thâm độc đối với các nước láng giềng. Ta đã bị ông ‘’bạn vàng’’ đó cai trị hàng ngàn năm, qua hàng chục cuộc chiến tranh của nhà Hán, nhà Minh, nhà Thanh, nhà Cộng, xương hai bên đã chất cao như núi, máu hai bên đã chảy thành sông.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), biên giới Việt - Trung rộng mở với cổng mang tên Hữu nghị quan đẹp đẽ. Khi Chu Ân Lai ghé qua đền thờ Hai Bà Trưng giữa Hà Nội, dâng hương tạ tội với nước ta về việc các triều đại Trung Hoa đã từng xâm lược nước Việt hiền hòa và mến khách, người ta tưởng đâu cử chỉ này là dấu hiệu của sự chấm dứt vĩnh viễn số phận Bắc thuộc mấy ngàn năm. Ai ngờ đó chỉ là một vở kịch rẻ tiền.
Chẳng bao lâu, ông ‘’bạn vàng phương Bắc‘’ đã tặng cho Việt Nam những món quà quý nhớ đời. Đó là nhát chia cắt đau đớn Bắc - Nam ở vỹ tuyến 18 qua đèo Hải Vân do Mao Trạch Đông- Lưu Thiếu Kỳ- Chu Ân Lai cùng Khrushchev – Molotov đạo diễn và gò ép Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Phạm Văn Đồng phải tuân theo, phục vụ cho uy danh Trung Quốc đại cường vừa xuất hiện bất ngờ trên trường quốc tế được có vài năm (từ 1949). Quà quý của ông bạn vàng được tới tấp gửi sang VN tới tấp. Sách Cẩm nang Cải cách Ruộng đất,Chính sách Trăm Hoa đua nởChiến công Thượng Cam linh, cổ vũ cho chiến thuật biển người không được tính toán... dẫn đến cải cách ruộng đất tận diệt địa chủ kháng chiến, chôn sống ‘’phú nông yêu nước’’, loại bỏ trí thức, văn nghệ sỹ đòi tự do trong Nhân văn - Giai phẩm, tiêu diệt “bọn xét lại tay sai làm tình báo cho Nga Xô”... Rồi kéo dài cuộc chiến Bắc - Nam không hạn độ. Càng nhiều thanh niên VN bị mất mạng thì đất nước ta càng phải phụ thuộc vào đại bá đại cường.
Nhân vụ cá tôm cua hến lớn nhỏ chết la liệt tấp vào các bãi biển từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên đến Bình Thuận, Khánh Hòa, xuống tận Cà Mâu, Phú Quốc... hiện nay mà không tìm ra nguyên nhân, thủ phạm, chúng ta nên nhìn lại bao nhiêu mưu đồ phá hoại kinh tế, phá hoại đời sống dân ta mấy chục năm gần đây đã có ai tìm ngay nguyên nhân để chỉ tận mặt, day tận trán đâu. Vậy mà ngay cả những em bé cũng biết nguyên nhân của thảm họa này là gì. Chỉ cần có một chút khôn ngoan, sáng suốt là rõ.
Ai là kẻ đã xui nhau đi vào các làng bản Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu thu mua hết sừng trâu sừng bò, móng trâu móng bò với giá cao gấp đôi thị trường, gây ra nạn thiếu trâu bò, khiến chúng ta phải nhập trâu bò từ Vân Nam, Quảng Tây, và nhập hàng loạt máy kéo nhỏ rẻ từ Quảng Châu sang? Ai đã cử thương lái xuống tận Bắc Giang, Bắc Ninh thu mua hết rễ hồi, gốc sả? Rồi các vụ thu mua với giá cao lá khoai lang, lá cây bình mác và, kỳ quái nữa là việc tìm mua râu ngô non, cau non , cam sành non.., vào tận Hà Giang mua hết mầm thảo quả quý hiếm… Ở miền Nam cũng kỳ quái không kém, thương lái đến Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng thu mua lá mảng cầu, quả dừa non, hoa thanh long non, mua lá điều khô... Một thời chúng đi lùng mua với giá cao đỉa và ốc bươu vàng, đến khi ốc bươu sinh đẻ khắp nơi thì bị ế, gây ra tai họa môi trường mấy năm liền. Một dạo ở Lâm Đồng chung cho người đi lùng tìm thu mua tiêu hạt lép, trái cam non, trái dừa non, sầu riêng non, chanh non, khiến các mùa sau cây thưa lá, thưa hoa, hết quả, phải chặt đi trồng lại hết. Còn nhớ hồi 1996, 1997, dân Tàu đổ xô sang Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh lùng mua mèo, lớn nhỏ mua tất, thế là hai năm sau chuột đầy đồng đầy nhà phá hoại mùa màng kho thóc lúa vô kẻ. Ở Đà Lạt đã có âm mưu thu mua hết các loại hoa hồng là đặc sản vùng này, may mà các nhà chơi hoa đã kịp thời ngăn chặn, giữ và nhân các giồng hoa hồng và phong lan quý hiếm, không để mai một, tuyệt giống. Ở các tỉnh ven biển thường có cáp quang, thế là thương lái Tàu xuất hiện thu mua ‘’phế liệu với giá cao’’, chẳng mấy chốc cáp bị đứt, nhôm, sắt, đồng không cánh mà bay, đường liên lạc xa gần trắc trở, ngắt quãng, có khi hỏng vĩnh viễn.
Vụ án lớn Formosa còn đang diễn tiến. Nhân dân Việt Nam đang như cá nằm trên thớt, chết dần chết mòn, kinh tế suy thoái, núi nợ phình to, tài chính kiệt quệ, y tế suy đồi, giáo dục bất cập, đạo đức băng hoại, xã hội hỗn loạn, bọn tội phạm ách hại người yêu nước. Nay là cả vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ đang kêu cứu tuyệt vọng. Hai phía Đông Tây đều gặp đại nạn, trong khi nội địa từ Bắc vào Nam bọn bành trướng cắm chốt, đóng bản doanh khắp nơi, suốt giải đồng bằng ven biển lên khắp vùng biên giới phía Bắc và Tây nguyên. Chúng lập làng Tàu, thị trấn Tàu, khu kinh tế Tàu, quán ăn Tàu, cửa hàng bách hóa Tàu, nhà nghỉ, khách sạn Tàu.
Ta phải đối phó như thế nào? Bộ Chính trị đâu rồi? Hội đồng quốc phòng đâu rồi? Quân Ủy Trung Ương đâu rồi? Ban An ninh Quốc phòng của Thường trực Quốc hội đâu rồi ? Tên lửa, máy bay, xe tăng, tàu ngầm để làm gì? Đặc công để làm gì? Hay chỉ có tướng trẻ Lê Mã Lương, phó Đô đốc Lê Kỳ Lâm của Hải quân, tướng Đồng Sỹ Nguyên, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng.
Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước được hun đúc qua hàng ngàn năm, có truyền thống chiến thắng bành trướng phương Bắc. Nay lại có thể liên minh với sêu cường dân chủ Hoa Kỳ, các nước Liên Âu, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản cùng Úc châu nữa, thì sẽ là một liên minh bách chiến bách thắng.
Đúng vào lúc nguy cấp này Tổng thổng Barack Obama đến chìa bàn tay thân thiện sẵn sàng liên minh. Bộ Chính trị không dược e dè, do dự. Chỉ cần các ủy viên Bộ Chính trị có đôi mắt sắc sảo một chút, nhìn rõ Bắc Kinh đang ở thế chiến lược bấp bênh, kinh tế lao đao, nội bộ chia rẽ, thế quốc tế cô lập, các đường ra biển đều tắc nghẽn, để kêu gọi nhân dân nhất tề đứng dậy chống bành trướng, quyết bảo vệ Tổ quốc và nhân dân.
Đó là câu trả lời chung cho các hiểm họa tới tấp đến từ phương Bắc đầu Xuân này: họa chết cá, chết người dọc ven biển miên Trung, họa bức tử đồng bằng sông Cửu Long, họa ô nhiễm vì chất độc bô xít sẽ lan truyền trên Tây nguyên, họa quan chức tham nhũng có dã tâm bán nước, bán hầu hết hạ tầng cơ sở theo giá rẻ mạt qua Mật ước Thành Đô.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hải quan Việt Nam bị cáo buộc ‘vòi tiền’ du khách Trung Quốc

Khách du lịch xếp hàng làm thủ tục đăng ký tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hình minh họa.
Khách du lịch xếp hàng làm thủ tục đăng ký tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hình minh họa.
Theo Cri, Đời sống và Pháp luật-04-05-2016
Các cán bộ hải quan Việt Nam bị cáo buộc đã cãi vã với các khách du lịch Trung Quốc về việc thu tiền để đi qua hải quan hôm thứ Hai, theo một bài đăng trên mạng xã hội Weibo.
Một số cán bộ được cho là đã chĩa súng điện vào một bà mẹ.
Một trong số các khách du lịch nói với truyền thông rằng mọi người trong nhóm của họ đã bị các cán bộ hải quan Việt Nam yêu cầu 10 nhân dân tệ như một điều kiện để đi qua sân bay Tp. Hồ Chí Minh.
Khi một người mẹ trong nhóm từ chối yêu cầu, một trong số các cán bộ đã giữ lại hộ chiếu của cô, đưa con cô đi và nói rằng họ không được phép đi qua trừ khi cô nộp 100 Nhân dân tệ.
Những du khách Trung Quốc xếp hàng phía sau người mẹ này đã bị yêu cầu 30 Nhân dân tệ để đi qua cửa khẩu.
Theo tin tức truyền thông, vụ việc này đã gây phẫn nộ trong nhóm du khách và khiến chuyến bay đến Trung Quốc bị chậm 40 phút.
Các nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết Lãnh sự quán đang điều tra vụ việc.
Đây không phải vụ tiêu cực đầu tiên liên quan đến hải quan Việt Nam được phản ánh trên các phương tiện truyền thông.
Báo Đời sống và Pháp luật của Viêt Nam dẫn lời một Việt kiều đang sống tại Thành phố Ulsan (Hàn Quốc) khi được một nhân viên an ninh sân bay “ưu tiên” cho bà lên làm thủ tục trước vì có con nhỏ nhưng một nhân viên khác đã gợi ý “bồi dưỡng”:
"Lo lắng bị làm khó dễ trong quá trình làm thủ tục nên tôi "bấm bụng" rút 20 won tiền Hàn (khoảng 400 nghìn đồng tiền Việt) để bồi dưỡng cho anh này. Tưởng người ta tốt bụng thấy mình có con nhỏ nên thương, ai ngờ họ có mục đích hết".

Hoài nghi tầm nhìn quản lý

Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối công ty Formosa gây ô nhiễm dẫn tới vụ cá chết ở Hà Tĩnh.
Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối công ty Formosa gây ô nhiễm dẫn tới vụ cá chết ở Hà Tĩnh.
Vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung và phát biểu gây sốc của ông Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh Chu Xuân Phàm rằng “vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm” không chỉ đặt ra câu hỏi về trách nhiệm và đạo đức của Formosa, mà còn gây ra những hoài nghi về năng lực lãnh đạo, quản lý của những người chịu trách nhiệm về khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh.
Cá nhân tôi, xin nhấn mạnh rằng, phát ngôn về việc “chọn thép hay chọn cá tôm” của ông Chu, nếu tạm gác qua các lý thuyết về đạo đức học, thì về cơ bản không sai về mặt kinh tế học. “Cái đuôi của con cáo Formosa”, như đã nói trong bài trước, bị lộ, rằng họ đến Việt Nam để họ kiếm thép, kiếm tiền chứ không phải để ủy mị, sướt mướt trước con cá, con tôm hay ngay cả… con người. Đạo đức trong làm ăn kinh doanh là một phạm trù rất khó cân đo đong đếm và gây nhiều tranh cãi, càng hiếm (nếu như muốn nói là không) có nước nào quy định một cách đơn giản về đạo đức kinh doanh trong luật. Thế nên, nếu Formosa chứng minh quy trình sản xuất, xả chất thải của họ không sai, chuyện cá tôm chết là chuyện bình thường mà ai cũng biết, đặc biệt là lãnh đạo chính quyền đặt bút ký vào bản chấp thuận cũng đã biết và chấp nhận đánh đổi, thì họ chẳng sợ ai cả vì họ không trái luật.
Nói nôm na, bạn đi cho người ta thuê một mảnh vườn để họ trồng cây ăn trái, và chấp nhận cho người thuê dùng phân bón hóa học nhiều để đạt năng xuất cao mà không thỏa thuận hay quy định về hàm lượng, thì khi mảnh đất bạc màu vì tác động của phân hóa học, bạn không có lý do nào để bắt bẻ người thuê cả. Tuy nhiên, chuyện Formosa đúng hay sai luật thì còn chờ kết quả điều tra của nhà chức trách; điều quan trọng là dựa trên sự đã rồi và những phát ngôn từ phía đại diện Formosa, có nhiều vấn đề phải bàn về trách nhiệm của các nhà lãnh đạo.
Thứ nhất, tôi thấy người Việt Nam hay nhắc nhau rằng “con dại thì cái phải mang”, tức con cái có lỗi thì cha mẹ cũng liên đới trách nhiệm. Chưa cần biết mọi sự ra sao, chính quyền Việt Nam quản lý Formosa có sai sót gì hay không trong quá trình hoạch định, phân tích và quản lý dự án Formosa, thì việc để xảy ra nạn cá chết kinh hoàng ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân, kinh động dư luận, gây thiệt hại nghiêm trọng đến thủy hải sản và môi trường, thì chính người lãnh đạo phải tự thấy xấu hổ và có trách nhiệm dù có mang về cho đất nước hàng triệu USD mỗi năm. Ở nhiều nước, nếu xảy ra các tình trạng tương tự, có khi lãnh đạo còn phải lên tiếng nhận trách nhiệm và xin từ chức, vừa để dân khoan hồng, vừa để người có tài và có tâm vào cuộc.
Thứ hai, phải tiến hành các cuộc điều tra để truy trách nhiệm về sự việc đáng tiếc này, dù mọi chuyện đã rồi. Điều tra đó bao gồm cả việc điều tra các đánh giá về tác động môi trường, lưu ý đến các vấn đề ai là người làm và chịu trách nhiệm báo cáo? Nội dung báo cáo đúng hay sai? Quy trình soạn thảo, nghiên cứu và đánh giá đúng hay không? Những gì diễn ra trong thực tiễn có đúng như đánh giá tác động môi trường? Quan trọng không kém là sự đánh giá này có được công khai minh bạch để đông đảo người dân được biết, để trù liệu và tính toán hay không, hay là chỉ có vài ba người hay một vài nhóm lợi ích nào đó (nếu có) biết? Dù không có căn cứ nhưng người ta có quyền hoài nghi tính trung thực, chính xác và độ minh bạch cần thiết của sự đánh giá tác động môi trường, không chỉ vì kiểm chứng phát ngôn gây sốc của đại diện Formosa, mà còn để truy vấn nếu có dấu hiệu phạm tội, không ngoại trừ các tội cố ý đánh giá sai về tác động môi trường của dự án, hoặc che giấu, thiếu minh bạch về các thông tin cho thấy tác động tiêu cực không thể chấp nhận của dự án này đối với môi trường.
Thứ ba, phải rà soát lại các dự án của tập đoàn đầy tai tiếng Formosa. Như tôi từng viện dẫn thông tin báo chí, khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay. Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt - nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)... đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD. Nhất thiết phải ra soát lại các bản đánh giá tác động môi trường của các dự án này, tránh để một trường hợp  tương tự xảy ra, chưa biết ở đâu; và rồi lại có một ông giám đốc đối ngoại của công ty này đăng đàn phát biểu “ngông cuồng” tương tự, có thể là “phải đổi không khí lấy nhiệt điện” hay phải đổi lấy thứ gì đó gắn bó với dân mình hàng trăm, ngàn năm tới để lấy cái lợi trước mắt.
Chưa tính đến những vấn đề đúng sai trong quá trình quản lý của các ngành, các cá nhân có thẩm quyền và chức năng, thì vụ cá chết hàng loạt và phát ngôn gây căm phẫn của lãnh đạo Formosa cho thấy tầm nhìn còn hạn chế của một bộ phận lãnh đạo. Không chỉ riêng về các vụ bê bối của Formosa, mà bên cạnh đó là các dự án nhiệt điện, boxit, hay các dự án tương tự tại Việt Nam thường gây ra tai họa môi trường. Tôi hoài nghi về năng lực đánh giá và tầm nhìn của những người lãnh đạo khi bắt tay cùng những đối tác như Formosa, hay việc cho phép các công ty có triết lý đổi môi trường lấy lợi nhuân như Formosa vào hoạt động mà không quản lý hết được, để gây ra nhiều vụ tai tiếng có hậu quả nghiêm trọng. Một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm phải nhìn thấy rằng cá không phải chỉ là những sản vật có giá trị bán ra không bằng thép, mà nó còn là biểu tượng hay biểu hiện của một xã hội đang phát triển bền vững, ít nhất là trong hàng trăm năm tới; phải nhìn thấy rằng những nguy cơ kinh hoàng, có thể gây hỗn loạn xã hội nếu môi trường bị phá hủy để đổi lấy tiền; phải biết rằng sinh kế của người dân không phải là thép, mà là biển, là muối, là môi trường du lịch, hơn nữa là niềm tin về sự sống và môi trường sống đang ổn định, an toàn, chứ không phải đang bị đe dọa.
Chẳng ai bán rẻ môi trường, và thậm chí rằng người ta còn phải đổ tiền để giúp môi trường phát triển. Tôi lại phải mượn lời của Mỹ nhân ngư để nói rằng dù có nhiều tiền, nhưng không có không khí sạch, nước sạch thì cũng chả thể nào sống được. Kẻ nào trên đời này, đánh đổi cá tôm và cả vùng biển để lấy thép họa chăng là những kẻ thiếu đạo đức, thiếu lương tâm. Kẻ nào làm lãnh đạo mà cho phép điều ấy diễn ra cũng gây tội ác không kém. Mong rằng trong giới cầm  quyền Việt Nam không tồn tại - hoặc nếu có thì phải nghiêm khắc trừng trị - những kẻ vừa không có tâm, vừa không có tầm như vậy!

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cá chết: Gửi trứng cho ác và nhiều dấu hỏi

 Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-05-03
cachet.jpg
Cá chết trên sông Châu Giang.  Courtesy of antoangiaothong.gov.vn
Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ (TS) Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định rằng, năm 2016 trong khi đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn thiệt hại 6.000 tỷ, thì lại xảy ra vụ cá chết hàng loạt ở 5 tỉnh miền Trung gây thêm khó khăn. TS Lê Đăng Doanh đã mở đầu câu chuyện về khả năng tác động xấu cho nền kinh tế, nhấn mạnh là đến nay chưa có báo cáo tường minh về nguyên nhân gây ra cá chết, mà chỉ có ý kiến thống nhất là do chất độc cực mạnh, nhưng cũng chưa rõ nơi xuất phát. Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh tiếp lời:
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay có những thông tin không thống nhất với nhau, một luồng thông tin trên báo chí và do các quan chức đưa ra thì nói là tình hình đã trở lại bình thường và người dân đã bắt đầu đi đánh cá và cá đã bán được, một số quan chức đã đi tắm biển để chứng tỏ chỗ đó không có hại gì. Tuy vậy luồng thông tin khác cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua thì rất ít, không có khách du lịch đến đấy và cá vẫn không bán được.
Nếu không có một phản ứng để hóa giải, để gây ra kết tủa hoặc loại trừ các chất độc đó, thì các chất độc đó vẫn nằm mãi ở trong nước biển và nó sẽ được hải lưu trôi đi.
- TS Lê Đăng Doanh
Nếu tình hình đó kéo dài, bởi vì hiện nay chưa rõ chất độc đó như thế nào, độ lắng đọng ra sao, nếu những chất độc như kim loại nặng và chất hóa học thì nó sẽ không tự nhiên biến mất và nếu không có một phản ứng để hóa giải, để gây ra kết tủa hoặc loại trừ các chất độc đó, thì các chất độc đó vẫn nằm mãi ở trong nước biển và nó sẽ được hải lưu trôi đi.
Hiện nay chưa được biết rõ khả năng sẽ như thế nào, nhưng trước mắt thì tình hình của bà con đánh cá ở ven bờ là khó khăn, chính phủ đã có trợ cấp gạo và tổ chức thu mua cá. Hiện nay chưa có sự đánh giá đầy đủ về thiệt hại kinh tế, tôi chưa thể nói gì, nhưng tác động đó là nghiêm trọng và có thể kéo dài, còn hệ quả lâu dài như thế nào thì cho tới nay vẫn chưa cho có báo cáo để đánh giá đầy đủ.
Nam Nguyên: Trong kịch bản xấu nhất, nước biển bị nhiễm kim loại nặng như trường hợp xảy ra ở một số quốc gia và để lại hậu quả kéo dài mấy chục năm. Đây sẽ là một đòn nặng đánh thêm vào những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam?
TS Lê Đăng Doanh: Đấy rõ ràng rất khó khăn, tôi nghĩ cần phải sớm làm rõ qui mô, điều tra nguyên nhân, có các biện pháp xử lý để có các giải pháp để khôi phục nghề cá, xác định rõ nước biển độc đến đâu, giải độc đến đâu và cũng phải cần có nghiên cứu về dòng hải lưu xem các chất độc, kim loại nặng đó sẽ theo dòng hải lưu đi về đến đâu và độ độc gây ra như thế nào. Gần đây có tin cá hô ở Bình Thuận cũng bị chết, nhưng chưa rõ lý do. Nhưng báo chí chính thức thì hiện nay đã có chỉ thị không đăng tin về cá chết nữa, cho nên thông tin hiện nay rất hạn chế.
Nam Nguyên: Những biện pháp muộn màng của chính phủ để xoa dịu ngư dân, như thu mua cá của những tàu đánh bắt xa bờ, hay mời ăn cá để trấn an dư luận, đã không đủ sức để ngăn sự phẫn nộ của người dân nên đã xảy ra biểu tình hai ngày 29 và 30/4 ở Quảng Bình và ngày 1/5 đã lan ra các nơi như TP.HCM và Hà Nội. TS đánh gì về tình hình này và nó có phải là tiếng chuông báo động cho nhà nước?
000_9U46E.jpg
Một người dân cho thấy cá biển chết ông thu thập trên một bãi biển huyện Phú Lộc, trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, sự quan tâm, lo lắng và phẫn nộ của người dân rất rõ ràng. Người ta quan tâm đến đồng bào ở miền Trung lâu nay đã khó khăn, bây giờ không bán được cá. Hiện nay đang có phong trào quyên góp để hỗ trợ đồng bào miền Trung. Tôi thấy điều rất cần thiết và rất hoan nghênh.
Ngoài ra, dân rất phẫn nộ việc xử lý chậm trễ, người ta cũng quan tâm việc tại sao hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Formosa lại được xả thẳng ra biển? Tại sao cơ quan kiểm tra xả thải và bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh lại ký một hợp đồng với trung tâm đo đạc của Formosa để cho trung tâm ấy cung cấp số liệu về nước thải. Dĩ nhiên trung tâm đó luôn luôn nói nước thải của nó là luôn luôn tốt.
Như vậy, chúng ta đã hoàn toàn không thực hiện việc giám sát. Điều này tương đương như thành ngữ Việt Nam ‘gửi trứng cho ác’. Đấy là lý do các cơ quan ở Hà Tĩnh không trả lời được là Formosa đã nhập mấy chục tấn hóa chất về để súc rửa đường ống, nó thải ra biển bao giờ, thải ra bao nhiêu và không đo đạc được.
Trong khi đó về công nghệ đo đạc hiện nay người ta có thể đặt những thiết bị đo đạc đó, truyền dẫn về một máy tính và ghi lại từng giây một, có bao nhiêu mét khối nước chảy qua và hàm lượng của nó như thế nào. Điều đó hiện nay trên thế giới đều đã làm được và công nghệ Internet machine to machine rất phổ biến. Việc này theo tôi cũng là một trong những sai sót nghiêm trọng mà người dân rất quan tâm.
Cần phải sớm làm rõ qui mô, điều tra nguyên nhân, có các biện pháp xử lý để có các giải pháp để khôi phục nghề cá, xác định rõ nước biển độc đến đâu.
- TS Lê Đăng Doanh
Người dân cũng quan tâm ai đã cho phép Formosa làm như thế, tại sao lại có sự dung túng Formosa để lộng hành đến như vậy. Như ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã có xác nhận là đường ống đó được một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường đã cho phép. Sau đó ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến và nói đường ống đó là trái pháp luật Việt Nam. Như vậy đã có một ông Thứ trưởng cho phép lắp đặt đường ống ấy xả thải ra biển trái với pháp luật Việt Nam. Đó cũng chính là điều quần chúng rất quan tâm.
Nam Nguyên: Trong trường hợp đồng thuận nhất quyết để sửa sai thì có làm được hay không? Hay Formosa là một sự đã rồi và ngay cả pháp luật về môi trường của Việt Nam, rồi những tiêu chuẩn về xả thải nữa, bây giờ các chuyên gia ở nước ngoài nói là dù thực hiện đúng thì cũng vẫn gây ra tác hại môi trường.
TS Lê Đăng Doanh: Dĩ nhiên đã có tác hại rồi, bây giờ cần phải đánh giá cái tác hại đó, cần phải làm rõ qui mô và đề ra phương án xử lý. Còn việc đối với Formosa như thế nào, thì trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường và không được xả thải như thế nữa. Việc xử lý, phạt Formosa đền bù thiệt hại này như thế nào thì điều ấy cũng cần được tiến hành, vì như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói là sẽ phải vận dụng pháp luật và phải qui trách nhiệm pháp luật đối với bất kỳ ai.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời phỏng vấn.

Việt Nam bao che cho thủ phạm hủy diệt biển

Võ Thị Hảo 
Theo RFA-2016-05-03  
000_9Y4WA-622.jpg
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. AFP
Cuộc họp kín liên Bộ mờ ám
"Cá chết không liên quan đến Formosa!"
Đó là câu trả lời gọn lỏn, hết sức vô tình và tàn nhẫn với dân VN được đưa ra sau cuộc họp kín của 7 Bộ và 1 Viện Hàn lâm khoa học VN, khiến dân người ta không khỏi choáng váng. Đây cũng là hành vi kỷ lục về mức độ bao che cho cho thủ phạm rành rành đã xả thải độc ra biển tại Vũng Áng, Hà Tĩnh đã khiến cho cá và sinh vật biển chết hàng loạt, dạt vào bờ thành nhiều đống hôi thối trải dài trên khoảng 250 km dọc 4 tỉnh miền Trung.
Hai mươi ngày đã trôi qua kể từ khi những đống xác cá chết được phát hiện tại các bờ biển miền Trung. Không thể không đặt câu hỏi về sự chậm trễ tới mức đáng ngờ của việc phân tích tìm nguyên nhân độc chất trong nước biển khiến cá chết, với điều kiện thử nghiệm khoa học hết sức dễ dàng ngày nay. Báo chí đã đưa ra rất nhiều chứng cứ rõ ràng mà mọi hướng đều chứng minh thủ phạm là Formosa. Ngay chính quan chức của Formosa cũng đã thừa nhận, vậy mà tại sao 7 Bộ phải đợi đến 20 ngày mới có câu trả lời sau và hành động họp kín mờ ám, cách trả lời rất ám muội? Phải chăng chậm trễ như vậy là có người chỉ đạo cố tình đợi cho thủ phạm phi tang chứng cứ?
Theo nhiều chuyên gia thì chỉ cần khoảng 10 ngày là đủ để thủ phạm phi tang dấu vết. Hơn nữa, câu trả lời đó được đưa ra từ miệng của một Thứ trưởng, chỉ xuất hiện trong cuộc họp báo khoảng 10 phút rồi biến mất, không chịu trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các nhà báo. Thậm chí nhà báo còn bị ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cấm phỏng vấn và quy kết là hỏi việc có kim loại nặng trong nước biển thì gây tổn hại đến hình ảnh VN!
Trước đó, nhiều tờ báo và chuyên gia khoa học đã tìm hiểu và phân tích nguyên nhân cá chết. Vietnamnet đã công bố và đưa danh mục 45 hóa chất trong số khoảng 300 tấn hóa chất mà Formosa nhập về dùng để súc rửa đường ống, thải thẳng ra biển chưa qua xử lý qua những đường ống có đường kính khoảng 1,4 m và dài tới 1,4 km cho nhiều chuyên gia hóa học nhận diện và phân tích. Kết quả là dù những hóa chất này được nhập và ẩn dưới tên thương mại, nhưng không khó để tra cứu. Phần lớn là chất cực độc, diệt sinh vật, gây bỏng da bỏng mắt, gây ngạt, hủy máu và tồn tại lâu dài sau trong môi trường sau khi thải ra với hậu quả không thể lường được. Loại độc chất này đương nhiên hủy diệt không chỉ cá sống ở tầng đáy biển và các sinh vật khác mà chết cả ngao sò ngay trên bờ, chết cả thợ lặn và hậu quả lâu dài không thể hình dung nổi...
hat0-400
TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 22/4 tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự án Formosa thuộc khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh.
Bây giờ công luận đã đúng khi dự đoán rằng Hội nghị liên Bộ tìm nguyên nhân cá chết này hóa ra chỉ nhằm mục đích bao biện cho Formosa khỏi trách nhiệm tàn sát biển và môi trường VN mà thôi.
Trước đó đã có rất nhiều chứng cứ không thể chối cãi mà nhiều nhà khoa học đưa ra và báo chí đã mở những cuộc điều tra sắc sảo.
Làm sao có thể chối cãi trách nhiệm của Formosa, khi ông Phàm - một quan chức đại diện của Formosa hiện đã bị đuổi việc vì tội "nói thật" là VN "hãy chọn đi, hoặc nhà máy thép hoặc tôm cá" với thái độ thách thức.
Cũng theo Vietnamnet, tại cuộc họp báo ngày 25/4/2016 của Hội nghề cá VN, ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng Ban phát triển thủy sản bền vững đã nhận định: đến thời điểm này, sau hơn 10 ngày thì nguồn ô nhiễm làm cá chết có thể đã bị phi tang.
Kết luận cũng chỉ rõ: "chính yếu tố gây độc trong môi trường nước tại vùng biển Vũng Áng bắt đầu từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng được đổ trực tiếp ra sông, biển, gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc chết, và cá bị chết là cá tầng đáy. Cá tầng đáy sống định cư, sau nguồn chết đầu tiên ở Hà Tĩnh thì lan dần xuống Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. "
Làm sao có thể chối bỏ vì ngay trong thời kỳ Formosa xả thải, nước biển tại Vũng Áng độc đến nỗi một thợ lặn của Formosa đã chết và nhiều thợ lặn khác đang bị những triệu chứng nguy hiểm. Người dân còn không dám nhúng chân xuống nước biển. Nước đục ngầu khác lạ và chỉ ngửi thôi cũng đã đủ choáng váng. Bờ biển nhung nhúc giòi bọ và mùi nồng nặc từ những đống xác cá thối rữa là nguồn dịch bệnh thêm đe dọa tính mạng người dân. Không còn đất để chôn xác cá, sinh vật biển và hàng trăm tấn nghêu thối rữa.
Theo thử nghiệm trực quan ngay trên truyền hình của VTC1, chỉ trước cuộc họp kín của liên Bộ 1 ngày thôi, hàng triệu khán giả chứng kiến rõ ràng hai con cá đang sống khỏe mạnh trong chậu nước thường đã hấp hối và chết ngay sau 2 phút khi bị thả vào khoảng 1/3 chậu nước do người dân múc lên ngay từ biển Vũng Áng gần chỗ Formosa xả thải.
Tình trạng này tại VN hệt như phim kinh dị. Cảnh hai con cá chết ngay sau khi bơi 2 phút trong chậu nước múc trực tiếp lên từ biển Vũng Áng khiến người ta không thể không rùng mình lo sợ cho mạng sống mong manh của người dân miền Trung trong thảm họa này.
Cá chết và dân chết. Thủ phạm được lãnh đạo tưởng thưởng
Cuộc họp báo mang những dấu hiệu "bảo kê" cho thủ phạm, hại dân hại nước ấy đã chứng minh sự vô sỉ của nhiều lãnh đạo có trách nhiệm. Sự dối lừa trắng trợn ấy đã khơi dậy lòng căm phẫn của người dân và công luận.
Hành xử này của quan chức họp liên Bộ VN là hoàn toàn phù hợp với hành xử của "người cầm lái" Nguyễn Phú Trọng. Ngày 22 tháng 4, tức đã 16 ngày sau khi phát hiện cá chết hàng loạt liên quan đến Formosa, sinh mạng dân đang như bị đốt trên chảo lửa, không có ngay cả một lời chia sẻ với dân nhưng ông Tổng Bí thư điềm nhiên dẫn một đoàn quan chức hớn hở thăm Formosa, không một lời nhắc đến thảm họa và trách nhiệm. Theo thông lệ thì những chuyến thăm của nguyên thủ xuống cơ sở đều mang ý nghĩa của một phần thưởng, một sự cổ vũ và ngợi khen.
Ngư dân và tất cả những ngành nghề liên quan đến hải sản và du lịch của các tỉnh miền Trung đang bị hãm vào cái chết môi sinh và sự đói khổ không phương cứu chữa. Biển bị độc chất hủy diệt trước hết là Vũng Áng Hà Tĩnh và sau đó là xuôi theo dòng hải lưu về phía nam đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và bây giờ bắt đầu ở biển Đà Nẵng. Khoảng 1/5 bờ biển VN đã chết vì chất độc xả từ súc rửa đường ống đợt đầu của khu công nghiệp.
Đặc biệt nghiêm trọng là tác hại sẽ còn lớn hơn theo thời gian. Các chuyên gia cho biết khi mùa hè đến, dòng hải lưu sẽ chảy ngược ra Bắc mang chất siêu độc, chủ yếu là chất diệt sinh vật từ các ống xả nhà máy. Khi đó biển các tỉnh phía Bắc đến tận Hải Phòng và Quảng Ninh cũng bị hủy diệt. Mùa hè, vào tháng 6 năm 2016, Formosa chính thức vận hành, mức độ xả thải độc còn gấp nhiều lần, trong khi đó, báo chí đã trích lời nhiều nhà khoa học cho thấy trạm quan trắc chất thải Formosa tại Vũng Áng hầu như không có năng lực phát hiện chất độc!
hopbao-2.jpg
Văn bản của Bộ Tài nguyên Môi trường về kết quá điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung (trang 2)
Trong tương lai cận kề, nếu nhà cầm quyền VN vẫn bao che và tiếp tay cho thủ phạm như hiện nay, toàn cõi biển VN sẽ chết.
Chưa cần phải trên toàn cõi, những gì hiện ra trên khoảng 250km biển hiện nay tại 4 tỉnh miền Trung đã vượt sức chịu đựng của con người.
Người ta không thể cầm lòng đau đớn và không còn bút nào tả xiết nỗi đau khổ của ngư dân miền Trung trước những đống khổng lồ cá tôm, nghêu chết dạt vào bờ, lúc nhúc dòi bọ và là một nguồn lây nhiễm dịch bệnh. Miếng ăn của họ cùng tương lai của con cái họ bỗng chốc bị cướp đi và kẻ cướp thì được chính quyền bảo kê che giấu.
Hậu quả còn tiếp diễn. Theo Đầu báo.com, bài "Có cá chết ở Đà Nẵng – Quảng Nam", ngày 27/4/2016, tình trạng cá chết tại Quảng Bình tăng trở lại và cá chết xuất hiện thêm trên các bãi biển ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Cù Lao Chàm gây hoang mang cho dân và khách du lịch. Tại bãi Đá Nhảy ngày hôm đó có tới khoảng 3km dày đặc cá chết dạt vào bờ, có cả cá đã phân hủy và nhiều cá mới chết. Tại Đà Nẵng đã phát hiện thêm nhiều loạt cá chết bất thường dù Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng ra thông báo sai sự thật là chỉ có 17 con cá chết và không phải chết do chất độc, biển vẫn an toàn tới mức có thể tắm được. Trong khi đó theo phát hiện của phóng viên báo Người Lao động và người dân, ngay trong lúc chi cục này ra thông báo, thì tại bãi biển Mân Thái chỉ trong 300m cũng đã có rất nhiều cá chết. Chỉ tính riêng bãi biển Cù lao Chàm cũng đã có tới vài trăm xác cá chết.
Không chỉ ngư dân hay hải sản mà mọi ngành nghề đều bị trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng nguy hại. Lâu nay người VN đã phải sống hoảng loạn trong tình trạng không ăn thì chết đói, mà ăn thì chết độc, sớm muộn gì cũng chết bởi thực phẩm độc từ mọi nguồn nuôi trồng chế biến và dịch vụ trên đất liền và bây giờ là từ biển. Ngành du lịch vốn đã sống dở chết dở, bây giờ thì còn ai đến tắm và ăn đồ biển VN?
Ngay cả bầu không khí Hà Nội trong những ngày gần đây đã có thành phần thủy ngân vượt xa mức cho phép, người già và trẻ em được cảnh báo nếu đi ra đường sẽ gặp nguy hiểm.
Nguồn ô nhiễm thủy ngân tại TP Hà Nội và những nơi khác tại VN là do đâu? Ai là thủ phạm? Làm sao chặn đứng nó để cứu người HN và người dân VN?
Họa diệt chủng đến từ nhà cầm quyền
Không phải vô lý khi nhận định rằng người dân VN đang là nạn nhân của một quy mô diệt chủng rộng lớn chưa từng có! Họa này đến từ TQ và đau lòng thay, là một thác lũ đổ vào giết dân VN từ sự tiếp tay thực hiện mẫn cán của các quan chức VN "cõng rắn cắn gà nhà".
Họa diệt chủng mà Đảng và nhà cầm quyền VN tự rước vào cho dân VN sẽ thêm kinh hoàng, khi nhà máy điện hạt nhân vẫn đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại Ninh Thuận bất chấp sự phản đối đầy thuyết phục của các nhà khoa học và người dân.
Thực tế cho thấy, lời cam kết của nhà đầu tư và lời hứa của nhà cầm quyền VN về sự an toàn, với lòng tham và vô lương tâm của hầu hết cán bộ quản lý hiện nay, cộng thêm sự dốt nát, bất chấp tính mạng người dân và đất nước luôn bị vi phạm và thất hứa. Quan chức chỉ cần tiền lót tay là cho qua mọi sự. Họ lập tức trở thành kẻ đàn áp dân và bảo vệ quyền lợi của những ông chủ đầu tư hám lợi tàn nhẫn. Thảm họa sự cố hạt nhân tất yếu sẽ tàn sát dân VN từ những nhà máy này.
Tại miền Trung và nhiều nơi ở VN, chính quyền đang tàn nhẫn đàn áp những nạn nhân khốn khổ của hành vi hủy diệt biển khi họ dám ra đường phản đối thủ phạm và đòi công bằng, bảo vệ môi trường biển VN. Hành xử như vậy, chính quyền đã chứng tỏ họ cùng kẻ hủy diệt là một khối liên minh quyền lợi.
Đến bây giờ thì hẳn rằng không còn một người VN nào dù ngây thơ đến mấy cũng không hiểu ra rằng thể chế chính trị và nhà cầm quyền tác động sinh tử đến bản thân mỗi công dân đến mức nào.
Từ đó, mọi người cần chung tay vào vào một chương trình hành động chặt chẽ để đòi lại công bằng và quyền sống sót cho mình cùng cộng đồng VN.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.

Vì sao chưa công bố nguyên nhân cá chết?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-05-03  
000_A466A
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan phá hoại môi trường Việt Nam hôm 1/5/2016 tại Hà Nội.  AFP photo
Đến hôm nay là đúng 4 tuần lễ từ khi xảy ra tình trạng cá, hải sản chết hằng loạt tấp vào bờ biển từ Hà Tĩnh xuống đến Thừa Thiên- Huế và cả Đà Nẵng; tuy nhiên cơ quan chức năng Nhà nước chưa chính thức công bố nguyên nhân dẫn đến tình trạng được thừa nhận là thảm họa môi trường như thế.
Lý do nhạy cảm?
Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào đầu tháng 5 vừa qua đến Hà Tĩnh làm việc với những địa phương bị nạn cá chết hằng loạt gây hại đến cuộc sống ngư dân và gia đình của họ suốt dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung.
Chỉ đạo của thủ tướng là phải tìm cho ra nguyên nhân để xử lý thích đáng cũng như trợ giúp người dân bị ảnh hưởng do nguồn sinh kế gần bờ cạn kiệt.
Tuy nhiên theo Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền trung vừa rồi.
Ông đồng ý với ý kiến cho rằng nếu để càng lâu thì việc xác định nguyên nhân càng khó nên và ông trình bày:
“Vấn đề sự cố môi trường mà để càng lâu thì càng khó xác định, càng khó nói lên bản chất, tính khoa học của vấn đề.
Nhưng thực tế không đúng như vậy ở Vũng Áng. Ở Vũng Áng sau khi xảy ra sự cố như thế thì (các) nhà khoa học đã ra rất nhiều phương án để tiến hành và những phương án đều thu được những kết quả. Nhưng ở Việt Nam ‘nhạy cảm’ do đó để công bố tất cả những điều mà khoa học làm ra, kể cả mô hình hóa, kể cả sử dụng ảnh viễn thám đều đặt lên bàn! Cáo nào được công bố ra, cái nào từ từ. Điều này là do Nhà nước quyết định.
Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao.
- Giáo sư Nguyễn Tác An
Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.
Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”
Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi:
“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra.
Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!”
Nhận định về nguyên nhân
Theo Giáo sư Nguyễn Tác An thì các nhà khoa học trong cũng như ngoài nước và cơ quan chức năng Việt Nam đã có một thống nhất với nhau về nguồn gây ra tình trạng cá, hải sản chết hằng loạt như vừa qua từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế:
00b3d1d8-c2e1-4151-842d-5e912354f157-400
Người dân biểu tình tại Hà Nội hôm 1/5/2016 phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa xả chất thải độc hại ra biển. AFP photo
“Mọi người đều thống nhất, chắc tôi nghĩ Nhà nước cũng phải thống nhất: sự cố xảy ra là do tác động nguồn thải từ trong bờ ra và người ta cũng định hướng được nguồn thải từ đâu. Nhưng việc công bố tên tuổi như thế nào là việc của Nhà nước.
Còn thải ra như thế nào, hàm lượng ra sao, gây độc hại bao nhiêu thì khoa học người ta tính toán hết. Cần phải phối hợp, rồi người ta lấy ảnh viễn thám từ ngày 6 tháng tư đến 20 tháng tư giúp cho nhìn nhận khoa học của các nhà khoa học Việt Nam có cơ sở hơn.
Các nhà khoa học Việt Nam đo trực tiếp, rồi dung phương pháp mô hình hóa, trên đó dung ảnh viễn thám cung cấp làm cho kết quả càng khách quan hơn.
Nhất là bây giờ có chuyên gia Mỹ, Đức, Israel qua và chúng tôi có cơ hội thảo luận tất cả mọi vấn đề ra. Thế nhưng không có nghĩa các chuyên gia công bố ngay ra đâu. Có thể người ta công bố ở các tạp chí khoa học của người ta. Nhưng tôi nghĩ theo trong thỏa thuận chắc họ muốn công bố phải được sự ‘thỏa thuận’ của Việt Nam.
Nên hiểu rằng khoa học người ta làm vì Trời, vì chúng tôi cũng được đào tạo bài bản, trình độ khoa học rất cao và khi làm gì thì chúng tôi làm ngay. Nhưng có điểm khác biệt: đối với những công trình khoa học thông thường thì chúng tôi có thể công bố ngay tất cả; còn đây là vấn đề quản lý của Nhà nước nên chúng tôi chỉ trình bày những báo cáo đó cho Nhà nước thôi, không công bố rộng rãi ra.
Về khoa học tôi có thể nói rằng trình độ khoa học của Việt Nam cũng không phải phát triển lắm so với các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nga, Pháp nhưng cũng đủ trình độ, năng lực để xác nhận và có những số liệu cụ thể ( để cho) ra những cái gì. ”
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng có ý kiến về hoạt động của những nhà khoa học trong vụ việc xảy ra ở ven biển các tỉnh bắc trung bộ:
“Có một số đơn vị tham gia nhưng không thấy công bố gì cả nên không biết thế nào!”
Tác hại lâu dài
Hai nhà khoa học hải dương Nguyễn Tác An và Nguyễn Hữu Đại đều cho biết những độc chất thải ra khiến cho sinh vật biển chết hằng loạt như vừa qua nay hẳn đã lắng xuống và nằm ở lớp trầm tích dưới biển. Đây là một mối nguy mà có thể trở lại gây tác hại khi có một tác nhân nào đó.
Giáo sư Nguyễn Tác An trình bày:
“Vừa rồi list những chất mà công ty Formosa nhập vào thì người ra có cả và có công bố ra. Nguyên tắc là không thể thu lại (những chất thải ra).
Nếu đúng là kim loại nặng thì tồn tại lâu và điều đáng sợ là sinh vật ăn tích lũy dần và con người ăn vào tích lũy dần.
- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại 
Biển là môi trường liên tục nên (chất thải) sẽ di chuyển nhưng đặc biệt sẽ trầm lắng xuống lớp trầm tích. Do đó để lâu thì khó có bằng chứng, nhưng thực ra trầm lắng xuống trầm tích và người ta có thể lấy mẫu ở trầm tích thì có thể biết toàn bộ sự tích lũy đó như thế nào. Nhưng khi (chất thải) nó đã ra biển thì không chỉ tác động cho Hà Tĩnh, các tỉnh miền trung mà cả khu vực Biển Đông.Tác động tức thời, độc chất thì tác động rất nhanh và nay có lo ngại khi mà chúng ở lớp trầm tích thì khi có sự cố gì như bão tố hoặc con người tác động ở đó thì làm chất độc ‘tái sinh’ ra thứ cấp và lại gây đợt chết sinh học nữa. Vấn đề là nguy cơ cho vùng biển và sinh thái có khả năng sẽ lâu dài vì nhà máy đâu bị ngừng sản xuất đâu, nó vẫn sản xuất và thải ra liên tục.”
Ông cũng nói đến khả năng ‘tự làm sạch’ của vùng biển nơi bị ô nhiễm bởi độc chất gây hại cho sinh vật biển:
“Thông thường ở Việt Nam tốc độ tự làm sạch rất lớn. Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới và nằm trên hệ thống hoàn lưu tương đối đặc thù do đó khả năng tự làm sạch rất lớn. Thông thường, ô nhiễm hữu cơ như tràn dầu thì chừng 20 ngày nó đều xử lý được. Nhưng chất thải công nghiệp là chất thải tích lũy, không phải chỉ thải ra một lần mà công nghiệp sản xuất liên tục nên thải ra liên tục. Nói nôm na ra tác động hôm sau sẽ hơn hôm trước vì tích lũy mà.”
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại có ý kiến về tình trạng này:
“Chắc chắn nó (chất thải) nằm đó và từ từ phát tán ra, nhưng phát tán trong thời gian bao lâu thì không biết. Nếu đúng là kim loại nặng thì tồn tại lâu và điều đáng sợ là sinh vật ăn tích lũy dần và con người ăn vào tích lũy dần. Các nhà khoa học nước ngoài cho chắc chắn là như vậy.
Còn người ta công bố như thế nào chúng tôi vẫn chờ nhưng tôi là nhà khoa học tôi đoán biết như vậy; còn khổ chỉ là khổ người dân!”
Biện pháp
5428517f-74ba-402c-b3ac-6466bdcc7412-400
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa ở Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Trên mạng xã hội xuất hiện lá thư của tiến sĩ Tô Văn Trường gửi cho bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Lá thư đề ngày 1 tháng 5, trong đó tiến sĩ khoa học Tô Văn Trường sau khi nêu ra bức xúc và lo lắng trước thảm họa cá chết dọc bãi biển miền Trung mà đến khi ông này viết lá thư ngỏ theo ông thì cả chính phủ và giới chuyên môn các cấp đều chưa khẳng định hoặc bác bỏ những điều cơ bản làm căn cứ để lên án ai đó và đề xuất biện pháp xử lý.
Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng nêu ra câu hỏi vì sao lại phải kêu gọi đầu tư nhà máy thép. Ông nhắc lại chi tiết vào ngày 15 tháng giêng năm 2008, Formosa mới có thư trình thủ tướng về dự án thép thì ngay ngày hôm sau 16 tháng giêng , vị quan chức hang đầu của Hà Tĩnh lúc bấy giờ là ông Võ Kim Cự có thư trình thủ tướng ‘cho phép’  mặc dù Formosa không hề gửi thư đó cho ông Cự.
Về thẩm quyền cấp phép thời hạn cho thuê đất thì Hà Tĩnh chỉ có thể cho thuê tối đa 50 năm thôi, thế nhưng tỉnh này vượt quyền cho Formosa thuê đất đến 70 năm.
Tiến sĩ Tô Văn Trường nêu rõ “Sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ và thực sự khoa học sẽ giúp giải quyết tận gốc những vấn nạn và lùng nhùng lâu nay về môi trường. Có thể nói vụ cá chết ở ven biển miền Trung là điển hình, là phép thử sức mạnh hệ thống chính trị- xã hội của chúng ta trước các mối đe dọa không chỉ về môi trường mà còn về chủ quyền đất nước nữa.”
Giáo sư Nguyễn Tác An cũng nêu ra những biện pháp và công việc cần phải thực hiện đối với vụ việc sinh vật biển mà đặc biệt là cá chết hằng loạt tấp vào bờ các tỉnh miền trung kể từ ngày 6 tháng tư vừa qua:
“Thứ nhất rà soát lại các nhà máy có vi phạm những điều theo đánh giá tá động môi trường hay không; nếu có thì ở mức độ nào. Điều này đòi hỏi do các nhà quản lý thực hiện.
Thứ hai là ý kiến do cả xã hội đưa ra là phải tăng cường quản lý các nhà máy sản xuất. Chuyện sản xuất là của họ, còn chuyện kiểm soát là của mình.”
‘Tuyên bố về Tội ác Đầu độc Biển Miền Trung Việt Nam’ đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam nêu rõ vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề mà chứng cứ là hằng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng tư được ví như giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai họ do các dự án khai khoáng như bauxite Tây Nguyên đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan trên khắp đất nước bất chấp mọi cảnh báo của giới trí thức và người dân.