Wednesday, February 14, 2018

Cái gông thủ huồng & nghĩa trang quan chức


Ảnh: VOA


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Một trẻ thơ chân đất áo rách ở Sơn La hỏi gã: một tỷ là bao nhiêu hả chú. Gã đáp là một cái trường học đàng hoàng, là một cái cầu tử tế bắc qua suối cho cháu không phải đu dây. Lưu Trọng Văn

Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh.

Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters! 

Vì thường xuyên sống bấp bênh và bồng bềnh (“giữa hai cõi âm/ dương”) nên tôi... rất nhát. Địa ngục gần xịt hà. Mà địa ngục trong trí tưởng của tôi (kẻ lon son theo mẹ đi chùa suốt thời thơ ấu) thì vô cùng khủng khiếp: đầy bọn lâu la đầu trâu mặt ngựa, cùng với dầu sôi, lửa đỏ... ngó là muốn xỉu liền. Bởi vậy, suốt đời tôi không bao giờ dám làm điều gì ác; cũng không dám giữ riêng chi cho cá nhân mình, và sẵn sàng thực hiện mọi điều thiện khi có thể. 

Với thời gian, cùng những phát kiến của y khoa, bệnh suyễn không còn hành hạ và đe dọa đến mạng sống của tôi như khi còn trẻ nữa. Nhưng cũng với thời gian, tà tà đời xế về chiều, rồi tôi cũng sắp sửa phải đối diện với cái chết thôi.

Nhờ đã từng trải nhiều lần “bên vực tử sinh” nên tôi không ngán Thần Chết xíu nào ráo trọi. Tôi cũng chả ngại ngùng gì khi gặp mặt Diêm Vương. Tui sống đàng tử tế quá trời nên dù có xét nét tới đâu chăng nữa thì thằng chả vẫn phải công nhận rằng tui là “thằng đàng hoàng nhứt trong cái đám lộn xộn,” cùng thời. 

Trong đám này có hai cha nội rất đáng phàn nàn là Ba Dũng và Bắc Hà, theo như ghi nhận của nhà báo Huy Đức:

“Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà (phải cùng) là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng’ và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.

Không chỉ có Bắc Hà, rất nhiều quan chức tối cao cứ sắp bước chân ra khỏi nhà là thỉnh ý các thầy tâm linh, đổ không biết cơ man nào tiền để xây chùa, xây đền... Họ nên đọc lại ‘Chuyện Thủ Huồng’ để thấy rằng, khi sợ trời phật thì cách tốt nhất là ngưng làm điều ác để bắt đầu các việc thiện. Đừng vì tâm quá hoảng loạn mà vội vàng truyền bá cái văn hóa hối lộ trần tục đến cõi thiêng liêng: vẫn thỏa sức vơ vét của dân rồi mong gỡ tội bằng cách cuống cuồng mua trời, bán phật.”

Ảnh: FB Huy Đức

Nhìn “dáng điệu của Bắc Hà” quả là “rúm ró” thiệt. Còn nét mặt của Ba Dũng – xem chừng – cũng không được tự tín gì cho lắm, ngó cũng lấm lét thấy rõ. Huy Đức còn khuyên “họ nên đọc lại ‘Chuyện Thủ Huồng’ để thấy rằng, khi sợ trời phật thì cách tốt nhất là ngưng làm điều ác để bắt đầu các việc thiện.”

Ủa, chớ Thủ Huồng là ai vậy cà?

Tui vô gu gồ thì thấy Wikipedia có những đoạn sau:

“Ngày xưa, khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu tóm được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng (có sách ghi là Thủ Huồn) rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. 

Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi và được vợ đồng ý. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông...

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo...

Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất ...”

Ảnh: Internet

Hèn chi mà bữa rồi tôi có nghe nhà báo Đinh Ngọc Thu cho hay là ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn trị giá 19 tỷ lận. Trước đó, dư luận cũng có hơi lăn tăn chút xíu về một món quà từ thiện (bất ngờ) dành cho trẻ em ở huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên.

Về sự kiện này, VOA có bài (“Chia Rẽ Về Quỹ Xây Trường Từ Con Gái Nguyễn Tấn Dũng”) nghe được vào hôm 11 tháng 9 năm 2017. Xin trích vài đoạn ngắn:

"Tin cho hay trường mới trông như một “bông hoa nổi bật giữa núi rừng”, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng đa năng, thư viện, bếp nấu, nhà ăn, nhà nội trú, khu vệ sinh, sân vui chơi cho các em...

Ông Hoàng Dũng ở TP. HCM, người từng nhiệt tình tham gia các hoạt động vì dân chủ, viết: “Nếu cả tập đoàn dòng họ nhà bạn khai thác 1 đất nước đến kiệt quệ rồi xây dựng lại dăm vài chục công trình thiện nguyện bất kể đó là tiền sạch hay bẩn, thì bạn có xứng được tung hô không?”

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, người thường xuyên lên tiếng về những chuyện gây bất bình ở Việt Nam, viết: “Cứ mặc sức tham nhũng trăm nghìn tỷ, phá nát đất nước, tạo trường rách nát đi. Hưu, bỏ vài tỷ xây 1 trường, sẽ được tri ân”.

Đã có hàng trăm những lời bình luận hay các ý kiến tương tự như của ông Dũng và ông Tạo.

Đáp lại các ý kiến này, trên trang Facebook cá nhân, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ ông có cái nhìn “đơn giản” về việc vận động nguồn tài trợ xây trường."

Với cái nhìn của một người từng sống giữa cõi âm/dương như tôi thì tất cả những ý kiến thượng dẫn (dù pro hay con) đều hoàn toàn không đáng được quan tâm. Vấn đề thực sự cần được đặt ra là liệu những cái gông, đang nằm chờ dưới cõi âm, sẽ có nhỏ lại hay không – sau khi qúi vị lãnh đạo quốc dân chịu chi (ít nhiều) để làm việc nghĩa?

Là một người có “thẩm quyền” trong “lãnh vực âm dương,”, tôi khẳng định: có! Hồi thời Thủ Huồng Diêm Vương tính điểm ra sao, thời nay ổng cũng vẫn làm y như trước thôi.

Nói thí dụ cho dễ hiểu là nếu cái gông của ông Quang dài một thước thì sau khi cúng chùa cặp đèn giá trị 19 tỷ đồng nó sẽ ngắn bớt lại được một phân. Cứ như thế mà nhân lên, khi số tiền làm việc thiện lên tới 190 tỷ thì cái gông của ổng sẽ ngắn lại một tấc. 

Cứ theo tiến trình này, cùng với hàng vài chục tỷ đô la mà qúi vị quan chức sốt sắn nôn ra thì chả mấy chốc mấy cái gông dưới địa ngục (dám) sẽ biến mất luôn hết ráo. Cùng lúc trên dương gian số trẻ em Việt Nam bán vé số sẽ bớt dần vì trường học mọc lên như nấm, bệnh viện cũng mọc theo nên hết có cái vụ chồng chất ba bốn mạng một giường như hiện tại. Còn cầu đường thì (ôi thôi) bắc ngang bắc dọc khắp nơi... nên không còn cái vụ con nít chết trôi, chết chìm đều đều nữa.


Mọi người đều vui hết, và vui còn hơn Tết nữa. Ở ngoài nước, tất nhiên, tui cũng vui luôn. Chỉ có điều đáng tiếc là niềm vui này hơi ngắn. Báo Người Lao Động lại vừa ái ngại loan tin: “1.400 tỉ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp.”

Ah, đù! Vừa mới nhả ra cặp đèn mười chín tỷ xong lại cạp ngay vào thêm một ngàn bốn trăm tỷ khác thì Diêm Vương, dù có dễ tính tới đâu chăng nữa, cũng đành phải bó tay chấm còm thôi. Thôi, quăng mẹ hết cả đám “cán bộ cao cấp” vô vạc dầu sôi đi – khỏi có gông cùm gì nữa ráo – bất kể là tụi nó xuống âm ty qua thứ nghĩa trang nào. 


Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng bọn cộng sản và Mậu Thân Huế

Hoàng Tất Thắng (Danlambao) - Nghệ thuật lèo lái công luận trước một sự kiện đang bàn tán, hay trước một vấn đề đang tranh luận là một bức tranh muôn màu, muôn vẻ. Dể áp dụng nhất có thể là nỗ lực khai thác một số yếu tố có tính chất phụ, một vài hành vi hơi tương đồng nhưng lại khác hẳn với bản chất, hậu quả so với chủ đề, có thể bất ngờ trong chủ ý đưa ra một vài sự kiện giật gân khác, cũng trầm trọng và để tạo ra dư luận, nhưng chưa phải là lúc cần thiết, hay tệ hơn là khêu gợi lòng thương hại bẩm sinh của con người, để chuyển trọng tâm của sự kiện chủ đề sang chiều hướng khác, nhằm làm giảm nhẹ tầm nghiêm trọng của sự việc, cũng như làm lạc hướng tranh luận.

Trong mấy ngày gần đây và trên một số diễn đàn có xuất hiện dưới một hình thức như tâm thư của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dưới tiêu đề Lời cuối cho một câu chuyện quá buồn, sau đó là lời bình của Nguyễn Quang Lập, cùng các trích dẫn từ nhiều tiếng nói ăn theo khác – tuyệt đại đa số là văn nô báo nhà nước, nhưng còn khôn ngoan để tránh nêu ra các nhân chứng (?) đồng bọn như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, phối hợp với vài tay ở hải ngoại, nhằm kể lể, phụ họa trong mục đích cuối cùng là cứu bồ, tức gỡ tội cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua đó gỡ tội giết dân Huế cho Hà Nội, đổ tội cho Mỹ Ngụy và cuối cùng nỗ lực làm mờ đi trọng tâm của vụ thảm sát dân Huế trong tết Mậu Thân 1968.

1/ Gỡ tội cho Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tất cả mọi dẫn chứng đều của phía bên này (cộng sản), do chẳng biết tìm ai phía bên kia (quốc gia) để làm nhân chứng, nhưng dù có làm chứng như Liên Thành, cũng chỉ là chuyện tiếu lâm (lời của NQL), khẳng định Hoàng Phủ Ngọc Tường không về Huế, cụ thể là không ở Huế trong những ngày "quân nổi dậy" chiếm đóng Huế. Sai lầm của Tường được chính đương sự và bạn bè đương sự công nhận là có mạo nhận, tức đã nhận vơ chủ thể (không về Huế, chỉ nói theo lời kể của Nguyễn Đắc Xuân mà làm như có về) và cố tình đổ lỗi, gây chết chóc tràn lan là do Mỹ Ngụy bởi tâm lý bồng bột cách mạng, hăng say bảo vệ cách mạng vào lúc đó, nay thấy là khuyết điểm, xin lỗi ngàn lần (?) vì không thể lấy tội ác của Mỹ Ngụy, mà che giấu vài sai lầm trong vụ Mậu Thân.

Do bản chất không phải là người ác, giữ nhiệm vụ tổng thư ký liên minh vào thời điểm đó chỉ có hư danh, nên Tường hoàn toàn không có liên quan đến sự việc xảy ra tại Huế (lời Lê Minh và NQL).

Dù công nhận HPNT có cái "liếm môi huyền thoại" và có "ánh mắt láo liên" khi đoàn làm phim của Burchett đang thực hiện phỏng vấn vào năm 1981, nhưng đổ thừa vì đương sự có sự bối rối trước "sự thật" và "ý đảng" (lời NQL), tức tâm địa Tường vẫn tốt, nhưng Tường buộc phải trả lời cho phù hợp với quyền lợi của đảng mà HPNT đang cố chen chân vào. Do đó câu trả lời cách mạng giết chúng, tức những người dân Huế đã phải chết dưới tay các đồ tể cộng sản, cũng chỉ như giết loài rắn độc, tuy có khó chấp nhận một chút với kẻ trí thức, nhưng những kẻ đương thời quyền thế hơn như Tố Hữu, Hoài Thanh, cũng đã từng ví von như vậy, thậm chí đến đại văn hào Albert Camus, sau khi Pháp thoát ra được gọng kìm thống trị của Đức quốc xã, đã phê bình nhóm cộng tác viên với Đức trong chính phủ Vichy - dù chỉ nói theo lối văn chương chữ nghĩa, nhưng cũng chỉ có hàm ý như vậy. Tựu trung chỉ là những câu nói vô thức, người nói dể quên và đất nước sau bao nhiêu năm chìm nổi, con người đã làm việc nọ, nói việc kia thì biết đâu là sai, là đúng (lời của Đặng Tiến). 

Bình luận:

- Dù Hoàng Phủ Ngọc Tường có về, hay không có mặt ở Huế khi xảy ra các vụ thảm sát thường dân Huế cũng không phải là yếu tố quan trọng, bởi Tường chỉ là một cá nhân trong một tập thể cộng sản và bọn sùng tín, theo đuôi cộng sản, nên vụ giết người man rợ đến hơn 6.000 nạn nhân vô tội ở Huế, dù có cố ngụy biện, quanh co, hay chối bay, chối biếng, thì trước sau với những hình ảnh lịch sử đang còn đó, vẫn đủ để đánh bại mọi ngoa ngôn, xảo ngữ và nêu bật lên đó chính là một đại tội ác của đảng cộng sản và bọn theo đuôi đảng cộng sản Việt Nam. Tường và bạn bè Tường có ngụy biện, bao che cho nhau, nhưng trong nghiệp ác vẫn có phần của Tường… Những chiều Bến Ngự giăng mưa / Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi / Tôi ra mở cửa đón người / Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang… (Địa chỉ buồn, thơ HPNT, 1989).

- Nhạc sĩ Văn Cao từng được tán tụng là thiên tài âm nhạc của Việt Nam, đã từng giết người từng là bạn, là ân nhân của mình, thì sẽ được bảo vệ như thế nào để trong một khía cạnh nào đó sẽ không phải bị coi là kẻ thủ ác? Phải ngụy biện như thế nào để bênh vực cho loại người theo đuôi, nhưng nóng lòng lập công, hay được bề trên để mắt tới, đã luôn sẵn sàng làm những chuyện động trời, vượt mức, mà cổ nhân đã định danh rạch ròi là bọn bảo hoàng hơn vua.

- Cái "liếm môi huyền thoại" và "ánh mắt láo liên" chỉ có ở những kẻ gian hùng và thường xuất hiện mỗi khi y muốn việc y làm, lời y nói có hiệu quả cao nhất trong việc làm vui lòng kẻ chăn dắt y, do vậy câu nói giết dân Huế như giết loài rắn độc của HPNT vừa mang ý vu vạ nạn nhân, vừa là tâm thế của Tường lúc đang trong cơn phấn khích cao nhất của sự kể lể lại chiến công (?). Hoàn toàn không thể khác.

2/ Gỡ tội giết thường dân Huế cho Hà Nội và đổ hết tội trạng cho Mỹ Ngụy: Trong suốt tâm thư của HPNT, trong mọi lời đối chứng giữa đồng bọn với nhau, tuyệt nhiên không có một lời nào về quyền lực phủ trùm và chủ trương tàn sát dân lành ở Huế của giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Bọn giết người được gọi là quân nổi dậy, không phải là hàng đoàn lính dép râu, nón cối, từ miền bắc vác AK, B.40 tràn vào khắp mọi nơi ở Huế, để đánh phá, gây án và giết người. Đám chủ chốt giết người và mặc sức tung hoành suốt 26 ngày chiếm đóng Huế, ở mạch văn khác thì cho là không có quyền hành, nhưng trong vụ gây ra sai lầm (?) thì lại có thứ uy quyền vượt trội (lời HPNT, NQL, Trần Nguyên Vấn, Phan Bùi Bảo Thy, Ngô Minh), thậm chí khi chính quyền cách mạng, muốn lập tòa án để xử tội những tên ác ôn, có nợ máu với nhân dân, thì bọn họ đã có thừa sức mạnh để ngăn cản (lời Trần Nguyên Vấn).

Với HPNT và đồng bọn, trước sau tết Mậu Thân vẫn là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế, nhưng người dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này, đó là sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ Ngụy sau đó, như bỏ bom tiêu diệt một bệnh viện ở Đông Ba giết hơn 200 người dân, khiến HPNT đi trên những đường hẻm thấy toàn là máu và chi tiết đó vẫn hoàn toàn không sai (lời HPNT), hay bỏ bom giết dân lành ở tận ngoài xóm Guốc, Hương Long (lời Trần Nguyên Vấn), khiến quân nổi dậy phải an táng họ trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm bởi bom đạn đầy trời (?).

Bình luận :

- Dù là tâm thư, dù là bênh bạn, nhưng não trạng nói dối, lừa gạt bịp bợm, đổi trắng thay đen và vu khống vẫn luôn là ngón nghề sở trường của đảng cộng sản, của các đảng viên đảng cộng sản và của mọi bọn theo đuôi đảng cộng sản Việt Nam.

- Bom đạn nào giết người mà không có vết thương, ngoài hình thức chết ngạt do bị chôn sống? Người dân lạc đạn chết oan nào, mà hai tay bị cột dính chùm vào nhau bởi đủ thứ dây nhợ trói buộc? Bệnh viện nào ở Đông Ba bị bom Mỹ hủy diệt 100%? Ai là tù binh khi đang đêm, giữa ban ngày bọn chỉ điểm và anh "bộ đội cụ Hồ" xông vào nhà bắt đi dù trên tay họ không có đến một tấc sắt?.

Có khôi hài nào lớn hơn so với đề nghị đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, qua một ủy ban điều tra quốc tế, để cùng phối hợp làm rõ ràng trắng, đen, có, không, về việc thảm sát lương dân trong tết Mậu Thân – Huế. Sau cùng NQL là ai? một chú nhóc ở khu 4 được 5 tuổi lúc xảy ra biến cố giết người – dù trên cương vị cá nhân, lại có đủ tư cách khẳng định HPNT vô tội và chuyện Tường có dính máu Mậu Thân Huế 68 không, coi như chấm dứt sau khi đương sự công bố tâm thư?

- Biết mình đã 81 tuổi, cái chết không biết đến lúc nào với tấm thân bại liệt, nhưng vẫn mong về trời? Trời, Phật ở đâu khi HPNT và đồng bọn, cùng tập thể đảng cộng sản Việt Nam gian manh, tàn ác vẫn lớn tiếng, manh tâm dùng xảo ngữ để biện bạch, đánh lừa làm khuất lấp tội ác, đồng thời hân hoan tổ chức rầm rộ mừng chiến thắng, một mùa xuân chiến thắng trên xác chết của hơn 6.000 lương dân vô tội tại Huế. Chỉ có địa ngục đang chờ Tường, đồng bọn của Tường và mọi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam mà thôi.

2/2018

Câu nói đúng nhất

Hưng Yên (Danlambao) - Xét về phương diện "nổi tiếng" không thôi thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không thể "nặng kí" bằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Chủ Tịch Hồ Chí Minh được, nhưng nếu chỉ xét riêng về một phương diện "nói đúng hay nói sai" thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại ăn trùm hai vị kia!

Trong 3 vị này có lẽ Bác Hồ là người nói nhiều nhất, mà câu nói nào của Bác cũng nổ như pháo tết cả. Còn Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ nói 1 câu mà cho tới hôm nay "truy cứu" trên Net chúng tôi thấy câu dưới đây là hữu lý nhất. Xin trích nguyên văn ra đây để mọi người cùng đọc:

Trích: "Lúc còn sinh tiền, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có nói:

“Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.”

“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi. Tôi lùi, hãy giết tôi.

Tôi chết, hãy nối chí tôi!" Ngưng trích

Cũng truy lùng trên Net chúng tôi còn được biết câu nói của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trích dẫn ở trên đã bị kẻ xấu cố ý sửa đi 1, 2 chữ làm cho ý nghĩa của câu nói sai lệch hắn đi. Tổng Thống ngô Đình Diệm chỉ nói: "Tôi chết, hãy 'nối chí' tôi", chứ Tổng Thống không hề nói: "Tôi chết hãy 'trả thù' cho tôi!" Để chứng minh 2 chữ 'nối chí' là đúng, chúng tôi lại xin trích 1 đoạn văn đọc được trên Nét như sau:

Trích: Tổng Thống Ngô Đình Diệm không hề nghĩ tới việc sẽ “bị sát hại”, mà chỉ nghĩ đến ngày nghỉ hưu, có thể sẽ sống trong ngôi nhà lợp tranh với các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, hoặc về sống với mẫu thân, và thăm viếng các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, và sau khi Thân Mẫu mất, sẽ vào sống và chết ở Dòng Chúa Cứu Thế, rồi sẽ “chết già” hoặc “chết bệnh”, thì làm gì có “Kẻ thù” mà nói cái câu “Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”. Ngưng trích.

So sánh ba vị: Bác Hồ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì gia tài của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để lại chỉ có 1 câu nói, nhưng xét ra lại giá trị nhất: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm!" Đúng quá, không còn câu nói nào đúng hơn thế nữa!

Bác Hồ là "chóp bu" của cộng sản Việt Nam, Bác khuyên đàn em: "Không đụng đến 1 cây kim, 1 sợi chỉ của người dân!" Đúng quá đi, 1 cây kim, 1 sợi chì thì đụng đến làm gì cho mang tiếng? Phải là đất đai, điền thổ, có nơi lại cả nghĩa địa nữa mới đáng lấy. Chúng tôi đã đọc được 1 bài của tác giả Bùi Lộc đăng trên Dân Làm Báo có đoạn viết như thế này. Lại xin trích nguyên văn ra đây để mọi người cùng đọc:

Trích: Vụ cưỡng chiếm đầm tôm của anh em ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên lãng, Hải Phòng vào ngày 5 tháng Giêng, 2012 chưa ngã ngũ và có vẻ như chìm xuồng; thì sáng ngày 24.4.2012, theo RFA: “Vào khoảng 5 giờ 30 phút, 3.000 công an, bộ đội cùng với khoảng 40 máy ủi đã được huy động đến cưỡng chiếm cánh đồng 70 hectares thuộc xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2.000 người dân thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu cao, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.” Ngưng trích.

Chưa hết, mới đây nhất, lại cũng không kém phần hấp dẫn và gay cấn, đã thế còn ngay trong lòng thủ đô Hà Nội nữa mới đáng nói chứ! Đó là vụ âm mưu chiếm đất ở xã Đồng Tâm khiến người dân đã phải rào xã lại, quyết tử chiến đến cùng. Tại sao họ dám làm như vậy? Thì có gì đâu, thì cũng là dân 30 năm Dân Chủ Cộng Hòa với nhau, biết nhau quá rồi mà! Đất đai, nhà cửa có phải là "cây kim sợi chỉ" đâu?

Mới đây trên BBC tiếng Việt có bài viết với nhan đề như thế này: Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân 'rầm rộ' mới lại thấy chân tướng của Việt cộng lộ hẳn ra chứng minh câu nói của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lại càng đúng: Đừng nghe những gì cộng sản nói...

Mọi người đều biết tết Nguyên Đán năm Mậu Thân (1968) đã tưởng cộng sản nuốt trọn được Miền Nam một cách bất ưng. Không ngờ bị mắc cổ - điển hình là cố đô Huế - chúng ngắc ngứ đến 25 ngày đêm đến trợn mắt lên mà không nuốt xuống được buộc lòng phải ọc ra!

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của cả dân tộc - Tết của tất cả người Việt Nam, bất kể Cộng Hòa hay cộng sản, bất kể là Bắc hay Nam - Vì thế muốn cho người dân cả hai miền Bắc và Nam được hưởng 1 cái tết vui vẻ, bình an nên VNCH và Việt cộng đã thỏa thuận với nhau ai ở đâu ở nguyên đấy, im tiếng súng, hưu chiến trong mấy ngày Tết.

Thế nhưng sưu tầm trên Net chúng tôi đã đọc được 1 bài viết có đoạn như thế này. Lại xin trích ra đây để mọi người cùng đọc:

Trích: Về phía Hà Nội, sau sáu tháng nghiên cứu, chuẩn bị, ngày 21-1-1968, Bộ chính trị đảng Lao Động họp lần chót, quyết định bất ngờ tổng tấn công trong dịp hai bên tuyên bố hưu chiến (dân gian gọi là đánh lén) đêm Giao thừa Tết Mậu Thân tại NVN (đêm 29 rạng 30-1-1968).

Thế là máu lửa tang thương sẽ trút lên đầu người dân vô tội ở NVN trong những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc! Ngưng trích.

Như thế có phải rõ ràng là : "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm!" không nào?

Thằng lưu manh, lừa đảo, dựt dọc, móc túi... làm những việc xấu hổ như vậy, nếu có muốn khoe "thành tích" tưởng cũng chỉ nên "khoe" trong giới với nhau thôi, chứ chẳng nên bô bô cho mọi người biết làm gì! Đàng này hành động Tết Mậu Thân (1968) của Việt cộng chỉ là trò đánh lén, chó cắn trộm, chứ chẳng thấy có nét gì anh hùng. Đã thế chúng còn bỏ xác tại trận vô khối, riêng thành phố Huế Việt cộng đã bị đánh bật ra sau hơn 20 ngày tử thủ. Cái thành tích đáng khoe nhất của Việt cộng chỉ là đã chôn sống được mấy nghìn người dân Huế vô tội! Nếu là con người còn có một chút lòng tự trọng thì Việt cộng phải biết xấu hổ về hành động lưu manh, "chó cắn trộm" này mà lờ đi, coi như không có biến cố Tết Mậu Thân mới phải. Đàng này chúng lại huênh hoang vỗ ngực tự khoe là thắng lớn, tổ chức ăn mừng rầm rộ. Thế có phải câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại rất đúng trong trường hợp này không? 

Có người hỏi chúng tôi: Sao không thấy nhà bác viết cái gì khác cho nó vui vui một chút mà chỉ thấy kể tội Việt cộng thôi vậy? Thú thật cũng chỉ là một sự bất đắc dĩ thôi, chứ chúng tôi xin được hỏi lại các vị: Cái nhà của chúng ta đang dơ bẩn quá, phân gà, phân vịt, vẩn rác tùm lum, muốn đem tranh, đem hoa vào nhà trưng cho đẹp thì trước hết chúng ta phải làm gì? Câu trả lời giản dị chắc cũng là phải quét dọn, tẩy uế nhà cửa cho sạch sẽ đã. Còn không thì dù có trưng bao nhiêu hoa, bao nhiêu bức tranh lại càng làm nó dị hợm thêm chứ ích lợi gì? Đúng thế không các vị?

Bênh viện thì chật chội, nhếch nhác, bệnh nhân phải nằm hoặc 1 giường 2, 3 người, hoặc người nọ nằm dưới gầm giường của người kia, hoặc nằm tràn lan ra hành lang, ra lối đi... Ngoài ra còn không đủ trường học cho trẻ em. Không có tiền bắc 1 cây cầu đơn giản nhất qua suối khiến trẻ em đi học phải ngồi trong bao ni lông cho người lớn kéo qua... Những điều này có đúng không hay bảo là chúng tôi đặt điều nói bậy? 

Không có tiền bắc một cây cầu đơn giản nhất nhưng lại đủ tiền để xây những cái tượng đài "đoảng vị" đến hơn ngàn tỉ. Mới đây lại rầm rộ dự án 1 ngàn 400 tỉ cho nghĩa trang cán bộ cao cấp và danh nhân. Mọi người nghĩ gì khi đọc được mẩu tin dưới đây trên BBC tiếng Việt:

Dư luận ở Việt Nam đang dậy sóng trước tin về Nghĩa trang Yên Trung tốn 1.400 tỷ đồng, dành cho cán bộ cao cấp và danh nhân."Không thể đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối nhưng vì sao việc tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng ngân sách cho một nghĩa trang, một công trình tượng đài lại dễ dàng hơn rất nhiều lần việc xây dựng bệnh viện, trường học, cây cầu cho người dân ở những vùng còn rất nghèo đói?..."

Cố hết sức làm sao tìm cho được câu trả lời hợp lý cho thắc mắc trên? Thế rồi hình ảnh Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước tòa khóc lóc xin tha, cùng với đám người méo mó, dúm dó đang bị kết án kẻ 10 năm, kẻ 15 năm, kẻ chung thân, kẻ tử hình... Tự nhiên chúng tôi "ngộ" ra được câu trả lời được cho là hợp lý nhất:

Đảng cộng sản Việt Nam sắp tiêu vong đến nơi nên nội bộ nó mới nát bét như hiện nay, chia phe chia nhóm tiêu diệt lẫn nhau. Phe Nguyên Phú Trọng đang thắng thế vì có dư luận cho rằng Nguyễn Phú Trọng được Tập Cận Bình đỡ đầu vì Nguyễn Phú Trọng ngả về phía Tầu. Còn Nguyễn Tấn Dũng đi theo Mỹ được Mỹ ủng hộ, nhưng "nước xa không thể dập tắt được lửa gần"! Mỹ ở xa Việt Nam đến gần nửa vòng trái đất nên có muốn nhúng tay vào Việt Nam - ủng hộ ngầm - Nguyễn Tấn Dũng và đàn em cũng khó, vì thế mà đám đàn em và ngay cả Nguyễn Tấn Dũng hiện nay rất chao đảo, có dư luận còn cho rằng Nguyễn Tấn Dũng sớm muộn gì cũng bị Nguyễn Phú Trọng nắm gáy. Tuy vậy cũng có dư luận không đồng ý, bảo rằng Nguyễn Tấn Dũng còn có Quân khu 9 mạnh lắm, Nguyễn Phú Trọng chả làm gì được!

Đó chỉ là những "dư luận", nhưng theo thiển ý của người viết này thì cần gì? Anh nào thắng, anh nào bại cũng thế thôi. Mục đích tối hậu của các vị ấy là "vét" một vố cho thật nhiều làm vốn rồi vọt, chứ một khi đảng đã "dẹp tiệm" rồi thì chỉ có nước ăn mày cả lũ. Bác Tổng Trọng chả đã nói "Đánh tham nhũng là ta lại đánh ta" là gì đấy? Cứ anh nào nhanh tay là anh ấy được. Người dân thấp cổ bé miệng chỉ cầu sao cho đảng ta, "đảng quang vinh sáng ngời niềm tin" mau mau biến đi là phúc cho người dân Việt Nam lắm, chứ cứ nghe cộng sản nói thì như rồng như phượng nhưng thực chất thì... hãy nhìn những gì cộng sản làm



Hoàng Phủ Ngọc Tường: Từ thước phim 1981 đến bài viết “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” năm 2018

Hiếu Dân (Danlambao) - Đôi lời trao đổi cùng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường

Là người dân Huế nên tôi hiểu rõ, người Huế chẳng quan tâm rằng ông Tường có mặt tại Huế trong vụ Mậu Thân hay không, người Huế vì kinh tởm cái mùi tanh của máu mà chẳng cần biết tên Tường là ai cả. Còn ông Tường thì hết lần này đến lần khác buộc người ta phải biết đến ông. Trước là ông khẳng định đã mục kích vụ Mậu Thân tại Huế, và sau 50 năm cũng chính ông bảo rằng đó chỉ là lời nói dối. Nói gà cũng là ông, nói vịt cũng là ông, ông ấy chỉ quan tâm đến điều ông muốn nói, muốn làm như một thói tham tàn.

Để mở đầu thước phim, ông nói về vụ Mậu thân là “chiến công rất lớn của nhân dân” trong khi người dân thì chỉ cần cái tết ấm áp, không còn tiếng bom tiếng đạn, chỉ mình Cộng sản là hăng say bắn giết cho dù họ đã tuyên bố ngừng bắn trong 7 ngày (từ 01G:00 ngày 27-1-1968 đến 01G:00 ngày 3-2-1968). Đúng thật, nói thế nào cũng là Cộng sản nói, đối với Cộng sản thì mọi nẻo đường đều dẫn đến vinh quang và ngôn ngữ nào cũng chỉ dùng để ngợi ca Cộng sản.



Còn mở đầu cho cậu chuyện sau 50 năm thì ông đặt tiêu đề “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, rõ là sau bao nhiêu năm ông ấy mới nhận ra được rằng đây là một câu chuyện quá buồn, nó khác hẳn với cái tâm thế của ông lúc trả lời phỏng vấn đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” (năm 1981). Sự khác biệt này cũng phải cách 37 năm mới có, và nó vừa hợp với lịch trình ăn mừng 50 năm chiến thắng của những người Cộng sản thực thụ như ông. Chỉ khác là mỗi người ăn mừng mỗi kiểu, riêng ông ăn mừng kiểu của ông. Bởi vì chính ông đã nói “những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận”, nghĩa là ông là một người trong sạch không hỗ thẹn với Trời với Phật. Vẫn với cái giọng trịnh thượng như những người Cộng sản thực thụ: lời cuối nghĩa là ông ấy không muốn nói thêm gì với bất kỳ ai nữa và ông còn nói rõ hơn rằng: “không muốn mất thời giờ đối đáp với họ” (những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu). Mặc cho việc có trách nhiệm nói ra là của ông ấy, vì ông chính là người vơ lấy trách nhiệm trước đó và còn là người đổ tội lên người khác.

Việc ông không về Huế tôi đã biết trong cuộc trò chuyện cùng nhà văn Trần Vàng Sao (Nguyễn Đính) nên nó không hề quan trọng cho đến khi ông cho đăng bài viết này. Mặc dù ông nhận lấy hai điểm sai sót trong bài viết này nhưng hai điểm đó chẳng toát lên một ý niệm sám hối nào. Ông chỉ cố vùng vẫy để thoát khỏi mùi tanh của máu mà chẳng có chút thành tâm nào. Lẽ ra ông có thể làm hơn thế là nói ra sự thật và làm trong thời điểm này chứ chẳng phải chờ thêm nữa, nhưng ông chẳng làm gì ngoài việc khinh nhờn Phật, Trời, Người. Đích thị ông là một người Cộng sản thật thụ, chỉ có những người Cộng sản mới ăn mừng trên xác chết. 


Mặc dù ông Nguyễn Quang lập đã nói bênh cho ông với việc dẫn lại cái “liếm môi huyền thoại” và “ánh mắt láo liên” của ông trong cuộc phỏng vấn 1981 đó, để nói rằng ông có cái khó của ông (Ông Lập nói về ông Tường là: hết sức bối rối khi đứng giữa sự thật và “ý đảng”, tổ chức mà anh đang nguyện phấn đấu). Và ông cũng đã nói rằng: “thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”. Nhưng tôi nghĩ hết lẽ cũng không hiểu nổi một con người biết chữ như ông lại ở tuổi 81 mà xem thường lịch sử đến vậy. Hẳn ông vẫn chưa nhận ra cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gọi là chính nghĩa thì như thế nào… Lẽ nào ông lại cố đánh lừa người khác thêm một lần nữa.

Những giá trị còn lại của bài viết

1. Ông Tường đã khẳng định ông ấy là người nói dối thì lẽ tất nhiên nội dung mà ông ta đã trình bày trong thước phim 1981 đó không phải là sự thật. Tại đó, mọi trách nhiệm đều được đỗ cho Mỹ và Việt Nam Công Hòa (họ gọi là Ngụy) thì lẽ tất nhiên sự thật không phải vậy. Sự thật phải là kẻ tham chiến còn lại, lực lượng Cộng sản mới là kẻ thủ ác tạo ra thảm cảnh tàn sát man rợ trong tết Mậu thân 1968. Chỉ có đều ông Tường không trực tiếp nói ra điều này mà gián tiếp công nhận.

2. Ông Tường đã nhắc đến việc các tù binh của Nam Việt khi bị bắt lên chiến khu của Cộng sản đều được thả về là điều không dáng tin. Sự thật nghĩa là họ đã chết trong ý đồ của Cộng sản. Và tất nhiên những thông tin được nhiều nhân chứng cũng như nhà nghiên cứu đóng góp trên không gian mạng trái chiều với Cộng sản là điều đúng đắn. 

3. Cộng sản thuộc thể loại bịp bợm là điều không cần chứng minh, thế nhưng cần nhận định rõ loại Cộng sản thực thụ là kẻ háo máu, ông Tường cũng là dạng đó. Rồi nhân quả sẽ an bài, lịch sử sẽ phán xét, con người sẽ trở nên hiền lương, Cộng sản theo đó sẽ diệt vong.

Tôi viết với tư cách là người Huế, người đã cố công lật lọi trang sử giấy, sử đời để thấm cái vị Mậu Thân năm ấy.

Hiếu Dân
danlambaovn.blogspot.com

Biển Đông

Nguyễn Đắc Dõng (Danlambao) - Đêm thứ Ba, 21 tháng Một, 2018, chiến hạm Guided Missile Destroer USS Hopper đã chạy ngang qua bãi cạn Scarborough, bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý. Trung Quốc (TQ) đã hùng hổ, phản đối, đe dọa và cáo buộc Mỹ đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải của TQ và đã cho hành động của Mỹ là sự thách thức sai lầm, thúc đẩy TQ quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa nhanh hơn.

Sự hùng hổ của TQ là yếu tố tâm lý dễ hiểu. Khi Mỹ đã cho các chiến hạm chạy ngang bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý của các đảo nhân tạo Fiery Cross, Mischief Reef v.v... TQ cũng đã phản đối. Nhưng lần này có lẽ mạnh mẽ hơn. Lý do là vì bãi cạn Scarborough chưa nằm hẳn trong tay TQ và TQ muốn lấy cớ đó để nói với Philippines là Mỹ là nước đã gây ra những khủng hoảng tại Scarborough.

TQ đã có ý định cải tạo bãi cạn Scarborough cùng lúc với 7 đảo đã được hoàn thành. Nhưng lúc đó Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã lưu ý Chủ tịch Tập cận Bình là đã vượt quá xa lằn ranh đỏ. Mỹ sẽ có phản ứng, nếu TQ bồi đắp Scarborough. Tập Cận Bình dừng tay.

Mỹ đã và sẽ không ngăn cản TQ bồi đắp các đảo nhân tạo trên biển Đông. Riêng năm 2017, TQ đã tạo được hơn 190.000 mét vuông đảo. TQ đã hiểu tâm lý của Mỹ, “thích nói nhiều, nhưng không làm”. Nên TQ cứ từ từ như tằm ăn dâu. Lâu dần sẽ có những thực tế đã rồi. Không ai có thể đem búa, rìu đến mà đập phá được. Bao giờ thì nhân dân VN. sẽ cùng nhau ra đập phá Hoàng Sa để lấy lại? “Chúng ta không làm được, thì mai sau con cháu chúng ta sẽ lấy lại”. Câu nói vừa vô lý, vừa vô trách nhiệm như vậy mà vẫn tồn tại.

TQ đã trở thành một kẻ xâm lăng, tráo trở, tham lam, bất chấp luật pháp quốc tế, để ngoài tai những lên án của thế giới, xem thường chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia nhỏ yếu, sử dụng sức mạnh quân sự để nói chuyện phải trái. Các nước trong khối ASEAN đang đứng trong thế yếu, đứng xem TQ tự tung, tự tác, và chấp nhận những việc đã rồi.

Bộ Quy Tắc Ứng Xử giữa các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, COC (Code of Conduct), khởi đầu là bộ Quy tắc được soạn thảo giữa các quốc gia ASEAN mà thôi. Đúng ra, khối ASEAN phải tuyên bố dứt khoát COC chỉ được soạn thảo và được áp dụng trong khối ASEAN. Nhưng sau đó, TQ lại cũng là một thành viên và COC trở thành bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và TQ.

Khi cho TQ trở thành một hội viên có quyền tham gia, ý kiến, quyết định, khi soạn thảo bộ quy tắc, một cách vô hình chung, khối ASEAN đã chấp nhận sự hiện diện của TQ trên biển Đông là hợp pháp. Trong khi các quốc gia Đông Nam Á luôn luôn từ chối sự hợp pháp của đường lưỡi bò 9 đoạn, từ chối sự hợp pháp của các đảo nhân tạo mà TQ đã bồi đắp. Đúng ra, những gì cho là bất hợp pháp, thì nên bỏ ra ngoài.

Nay trong các cuộc thương thảo về bộ quy tắc COC, TQ đã nắm cái cán. Khối ASEAN hoàn toàn lệ thuộc vào ý kiến, quyết định của TQ TQ bảo tiến tới, thì tiến. TQ bảo ngưng, thì ngưng.

Gần một năm nay, tin tức lúc nào cũng thấy nhiều hy vọng rằng bản quy tắc COC sẽ sớm được hoàn thành. Khi nào sẽ hoàn thành? Phải chờ cho đến khi TQ đã hoàn thành các công trình tôn tạo, và quân sự hóa tất cả các đảo, kể cả bãi cạn Scarborough. Và không ai có thể tiên đoán được ý định của TQ sẽ làm gì sau đó.

Hết chiến lược “xoay trục về Á châu”, nay đến chiến lược “Ấn Độ- Thái bình dương”. Mỹ muốn bán cái Đông Nam Á cho Ấn Độ? Ấn Độ sẽ là đầu tàu dẫn dắt các nước Đông Nam Á chống TQ?

Ấn độ có đủ khả năng đội đá, vá trời đó hay không? Tôi không một mảy may hy vọng. Ấn Độ không thể là một đối thủ ngang tầm với TQ về mọi phương diện. Ấn Độ còn những khó khăn trên biên giới phía Bắc với Pakistan, và đông bắc với TQ

Sự khác biệt giữa người mạnh, kẻ yếu là: người mạnh thì làm việc. Kẻ yếu thì rêu rao lý thuyết. Mỹ chạy lòng vòng, hết lý thuyết này, đến lý thuyết khác. TQ cứ âm thầm làm, bỏ mặc luật pháp, dư luận, xem tất cả những thứ đó là vô giá trị. Cuối cùng, người làm thì được việc. Người nói lý thuyết, thì lý thuyết đã bay theo gió, theo mây.

TQ đã hoàn toàn thành công trên biển Đông. Thỉnh thoảng, Mỹ cho một vài chiến hạm chạy ngang qua các đảo nhân tạo của TQ TQ biết chắc là Mỹ sẽ không dừng lại một vài ngày để mò cua, bắt ốc. Chỉ chạy qua vài ba mươi phút là xong. Nhưng TQ phải la làng, phải phản đối. Là do họ đề phòng về sau. Nếu trong tương lai, có ai đó hỏi: Tại sao ngày đó, tháng đó, tàu chiến của Mỹ đả chạy trong vùng biển TS. mà TQ không lên tiếng?

Ngoài Mỹ ra, có tàu chiến nước nào dám lảng vảng trong vùng biển Đông hay không? Đó là sự thành công của TQ.

Gần đây, Tiến sĩ Trần Công Trực tại Hà Nội và một số chuyên gia về biển Đông đã nêu ý kiến là phải mở cuộc chiến tranh pháp lý, khối ASEAN phải hợp tác, đoàn kết, có cùng một tiếng nói, chung lòng, chung sức để đấu tranh pháp lý với TQ.

Đấu tranh pháp lý với một kẻ bất chấp pháp lý, nói lẽ đúng, sai với một kẻ bất chấp lẽ phải, cuộc đấu tranh đó sẽ đi đến đâu?

Nếu VN, Philippines, khối ASEAN không đặt nặng sự chú ý đến đường lưỡi bò 9 đoạn, vô tình hay cố ý lờ đi, hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Mà VN sẽ là nước gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất vì tất cả các đảo ở Trường Sa là của VN đều nằm bên trong đường 9 đoạn.

Nay, Ts. Trần Công Trực và một số chuyên gia về biển Đông lo ngại là TQ sẽ cho kẻ những đường cơ sỏ thẳng ở các đảo Trường Sa do TQ xây dựng. Nếu nghĩ như Ts Trực và các chuyên gia, e rằng hạn hẹp quá. Mục đích của TQ xây dựng các đảo ở Trường Sá không những chỉ là những cái đảo, mà bao gồm tất cả vùng biển rộng lớn ở vùng này. TQ muốn làm chủ vùng biển rộng lớn đó vì tài nguyên dầu mỏ, hải sản, không cho Mỹ dễ dàng tiếp xúc với các nước Đông Nam Á v.v...

Theo tôi, TQ sẽ tạo vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, như những nơi hợp pháp khác. Những vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn giúp cho các đảo nhân tạo kết nối thành một chuổi đảo rộng mênh mông. Sẽ tạo nên vùng chồng lấn có lợi cho TQ cả về kinh tế, lẫn quân sự. Như đảo Mischief Reef chỉ cách Palawan của Philippine 129 miles, Scarborough cách thủ đô Manila 150 miles. Hoàng Sa của Việt Nam cách Đà Nẵng 175 hải lý. Báo cáo từ báo Phillipines Daily Inquire (05.02.2018): Phillipine sẽ mất 40% ngư trường, và 80% vùng đặc quyền kinh tế.

Có ai, có thế lực nào ngăn cản TQ làm điều đó hay không? Chắc chắn là không. Không vì lý do đó, mà Mỹ sẽ hợp tác với Nhật, Ấn Độ, Úc để khai chiến với TQ.

Chỉ có Mỹ, là đối thủ mà TQ kiên dè. Lôi kéo được Mỹ vào là chiến lược hàng đầu và duy nhất để chống TQ của các quốc gia ĐNÁ. Muốn lôi kéo Mỹ, thì phải nghĩ đến kinh tế. Các nước ĐNÁ phải là một thị trường tiêu thụ, thị trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nhân, các nhà đầu tư của Mỹ và các nước. Mỹ luôn đặt quyền lợi của Mỹ lên trên sự mất mát của các quốc gia khác.

12.02.2018

Xuân thống khổ, tết muốn chết

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Tựa đề bài viết này là câu than thở của một Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

Anh là một người lính thuộc đơn vị Biệt Động Quân, gặp anh vào một buổi chiều nắng nhạt khi ngồi chờ lên xe về nhà, anh đang ngồi trên xe lăn bán những tờ vé số còn sót lại sau một ngày giang nắng,  thân hình gày gò đen thui vì ở trần không mặc áo, 2 chân anh cụt gần tới háng chỉ mặc độc mỗi chiếc quần đùi ngắn.

Gặp anh tôi lên tiếng hỏi thăm ngay:    

- Hình như trước đây anh là lính chế độ VNCH hả?

Được dịp như mở cờ anh nói một hơi.

- Đúng vậy trước đây tôi là quân nhân thuộc tiểu đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn thủ tại căn cứ Lệ Khánh. Khi Tân Cảnh, Dakto, Charlie lần lượt thất thủ. Trại Lệ Khánh là tiền đồn cuối cùng ngăn bước tiến quân của CS vào thành phố Kontum, vì thế chúng quyết tâm dồn toàn bộ lực lượng tiến chiếm cho bằng được trại Lệ Khánh do tiểu đoàn 62 BĐQ biên phòng trấn giữ.

Anh thao thao bất tuyệt khi gặp chiến hữu như chưa bao giờ từng được tâm sự và kể lể. Trong vòng 1 tuần lễ ròng rã chúng pháo vào tiền đồn này hàng nghìn quả cối 82 ly và hoả tiễn 122 ly. Đến ngày 07/05/1972 chúng tăng cường pháo kích vào trại này từ 8g tối đến giữa khuya thì ào ạt xung phong tấn công vào phía đông của căn cứ.

Các chiến sỹ BĐQ đã anh dũng giữ vững phòng tuyến đầy lui nhiều cuộc tấn công của địch, khoảng tờ mờ sáng chúng phải rút đi để lại trận địa gần 300 tên, xác nằm ngổn ngang chung quanh tuyến phòng thủ.

Sau 1 tiếng đồng hồ điều chỉnh và bổ sung lại quân số CS đã dùng 20 chiến xa T54 mở đường kèm theo bộ đội tùng thiết của chúng. Anh em trong căn cứ đã mệt mỏi rã rời nhưng khi nhìn thấy cái chết trước mắt nên mọi người căng mắt ra chờ đợi chiến xa địch lù lù tiến vào, các cây M72 được giương nòng vừa tầm và nhờ yểm trợ pháo binh của đơn vị bạn giúp đỡ 5 xe chiến xa địch bị bắn cháy quân CS lại phải rút lui đợt 2.

Sau 20 ngày thì căn cứ tan hoang chỉ còn lại một bãi chiến trường đầy khói súng và mùi tử khí. Các chiến sỹ BĐQ di chuyển dưới gia thông hào để phòng thủ, tất cả ngày đêm đều trực chiến dưới những gia thông hào ấy. Kho đạn bị trúng pháo kích bốc cháy và nổ dữ dội, trung tâm hành quân bị xập,  máy truyền tin cái còn cái nát.

Tử thần réo gọi các chiến sỹ BĐQ từng giây từng phút vì đạn pháo địch không lúc nào ngưng, máy bay Mỹ chỉ kịp bốc cố vấn Mỹ ra khỏi căn cứ sau đó việc yểm trợ và tải thương hầu như tê liệt mạng ai nấy lo,  nếu có gia đình bên cạnh thì gia đình tự lo tải thương cho chồng con.

Tình hình đã hết thuốc chữa nên bộ tư lệnh quân đoàn 2 cho lệnh tiểu đoàn tự xử lý nội bộ rút hay tử thủ. Tiểu đoàn lớp chết lớp bị thương nên đành cho lệnh rút khỏi căn cứ cùng với gia đình vợ con.

Tối đến phá hàng rào bằng C4 lấy từ 2 quả mìn Claymor âm thầm rút ra 2 cánh, một cánh theo tiểu đoàn trưởng, một cánh theo tiểu đoàn phó. Sau khi rút ra ngoài căn cứ thì xe tăng và bộ binh địch reo hò tường là đã chiếm được căn cứ an toàn, bất ngờ phi cơ xuất hiện trút từng loạt bom xuống trên đầu chúng khiến chúng bật ra khỏi hàng rào tiện thể đuổi theo anh em BĐQ đang rút lui khiến một số anh em lại bị thương.    

Đạn cối của địch bắn đuổi theo anh em và gia đình làm chết và tiếp tục bị thương nhiều, ráng lê lết về gần tới sông Pơ Kô bên kia là quân bạn, anh bị thương nặng ở chân vì mảnh pháo cắt đứt gần lìa một chân và chân kia giập nát. Đơn vị bạn tải thương chở thẳng ra tổng y viện Duy Tân cấp cứu và anh trở thành kẻ không có chân đứng trong xã hội cho tới giờ.

Tôi hỏi anh thế anh đã nộp hồ sơ cho hội nào để xin hỗ trợ chưa, anh nhìn tôi buồn buồn nói có một ông Việt Kiều về lấy hồ sơ chụp hình nói là sẽ giúp gởi cho các hội bên kia cho tới giờ cũng không thấy tăm hơi đâu, tôi nghĩ anh đã bị người đó lợi dụng hồ sơ hình ảnh anh để trục lợi thôi vì tình trạng này thường xuyên sảy ra.

Tôi hỏi anh có đăng ký bên DCCT chưa tôi giúp anh nộp hồ sơ. Anh nói anh có đăng ký và đi 1 lần rồi. Tôi hỏi tết này Anh ăn tết ở đâu có gì ăn tết chưa? Khuôn mặt anh buồn buồn trả lời: "Tết nhất gì hả Anh kiếm xó nào nằm nghỉ ngơi mấy ngày tết còn chút tiền nào kiếm gì bỏ bụng sống qua ngày chứ chán lắm sống nay đã 43 cái xuân thống khổ cứ tới tết là muốn chết quách cho rồi", vợ con anh đã nằm lại bên kia bờ sông Pơ Kô vì trúng đạn pháo khi di tản đơn vị. Tôi nói DCCT có kiếm chỗ cho những TPB như anh trú tạm sao không về đó ở đỡ,  "Anh nói sống đâu quen đó anh ơi, tôi quen ở đây rồi".

Móc túi còn chút tiền tôi dúi vào tay anh thì xe đón tôi chỉ kịp chào tạm biệt anh và leo lên xe về không kịp hỏi chi tiết về anh, cả tên anh là gì nữa vì anh cứ mải thao thao kể chuyện đơn vị.

Ngồi trên xe mà lòng buồn rười rượi cứ miên man nghĩ đến hoàn cảnh anh, một TPB tứ cố vô thân vì bảo vệ Tổ Quốc mà bỏ lại một phần thân thể, đáng lẽ ra nếu còn VNCH thì không cần phải lang thang nay đây mai đó kiếm sống, thân tàn ma dại như hiện tại. Nghe câu than thở của anh lòng tôi như bị xé nát ra trăm mảnh đau xót cho một kiếp người hùng ngã ngựa.

Ngày 13/02/2018

Lời sám "hối" hay lời dối trá?

Phương Trạch (Danlambao) - Hôm 10/02/2018, trên trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Lập, có đăng lá thư “sám hối” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”.

Trong thư, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) viết: “Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.

Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968”…

Qua lá thư, HPNT công nhận 2 sai lầm, đó là “nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình,” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc”.

Sai lầm thứ 2 là HPNT là “đã nhận vơ thành tích mà ông chỉ nghe qua lời kể của người khác làm công trạng của mình trong vụ thảm sát này. Ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng”.

Và bây giờ ông ấy “xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”(1).


Khi mới đọc qua lá thư, với những lời lẽ nghe có vẻ thống thiết như thế, người ta rất dễ hiểu lầm, là ông ấy đã đưa trời, phật ra chứng giám và biết sám hối. Vậy có thể là những lời thành thật, và HPNT không dính líu đến vụ thảm sát này.

Nhưng hãy bình tĩnh đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy đây là một âm mưu của kẻ chối tội, và đầy những lời dối trá.

Đến tận phút cuối cùng, HPNT vẫn tiếp tục che đậy tội ác của mình và đồng bọn đối với đồng bào Huế bằng một lá thư được viết với ngôn từ khôn khéo, khiến nhiều người hiểu lầm. HPNT trước sau vẫn đổ lỗi cuộc thảm sát này là do “quân nổi dây”, chứ không phải do chủ trương của đảng CSVN, cho thấy bản chất của những tay đồ tể cộng sản là không bao giờ thay đổi.

Do đó, đừng trông mong vào sự thừa nhận và hối lỗi về cuộc thảm sát Mậu Thân từ nhà cầm quyền này trong tương lai.

Nên biết, để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân, đảng CSVN đã chuẩn bị trước đó cả năm trời. Nào là điều quân, ém quân, vận chuyển xe cộ, vũ khí đạn dược và lương thực… vào các vị trí tập kết.

Ngày 19-10-1967, đài phát thanh Hà Nội đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27-1-1968 (nhằm ngày 27 tháng chập 1967), đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày.

Chính phủ lâm thời CHMNVN cũng tuyên bố ngưng bắn như trên.

Để rồi bất ngờ nhằm vào đêm giao thừa tết Mậu Thân 1968 thì đồng loạt tấn công trên toàn bộ miền Nam VN.

Ngoài cuộc trả lời phóng vấn năm 1981, ngày 29/2/1982, HPNT còn trả lời phóng vấn với một hãng thông tấn nước ngoài với một giọng rất tự tin, đầy vẻ hăng say và tự hào khi nói về những chiến công của ông ta. Chứng tỏ ông ta là người trong cuộc, với vai trò chỉ huy.

Theo HPNT, thì những người bị chính quyền VNCH bắt bớ, tù tội, thì nay với sức mạnh của kẻ chiến thắng, khi trở về, họ có quyền giết hại nhân dân Huế để trả thù, đó là lẽ công bằng. Họ coi việc giết hại đồng bào Huế là điều hiển nhiên. Những ngươi cách mạng như HPNT coi nhân dân Huế là những con rắn độc phải trừ khử. Sự trả thù như vậy là còn nhẹ.

Trong bài trả lời phóng vấn này, vừa câu trước HPN T coi “Tất cả những tội lỗi do chính Mỹ gây ra”. Câu sau lại “do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối”. Cuối cùng lại đổ tội cho Mỹ-Ngụy: “Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích”…

Cho thấy bản chất lươn lẹo, tráo trở của một tay trùm cs là xảo trá như thế nào.

Hãy nghe giọng điệu ác ôn của một tên đồ tể đang ngậm máu phun người, biện bạch cho tội ác diệt chủng của họ khi nói về vụ thảm sát đó như thế nào?

“Về Mậu Thân 1968, nhân dân Huế đã tạo nên một chiến công to lớn, nhưng đã bị trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Nhân dân Huế đã phải trả một cái giá đắt nhất trong các thành phố của chúng tôi. Vì chưa ở đâu Mỹ bị thiệt thòi về vật chất lẫn chính trị như thế. Cuộc trả thù vô cùng khủng khiếp., nó đã biến ra trên thế giới thành một chuyện tội lỗi của những người làm cách mạng gây ra cho chính nhân dân của mình. Nói riêng về vụ thảm sát, Mỹ đã đưa ra như một bửu bối để đưa ra bàn hội nghị Paris để bôi nhọ cách mạng Việt Nam. Đây là những điều tôi biết như những chứng nhân. Trong số những người bị giết đó, hiển nhiên có những người do du kích, do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối. Khi chúng tôi vào nhà, họ đã bắn chúng tôi bị thương. Những người đó phải giết tại chỗ. Trong số đó có viên Phó Tỉnh trưởng Huế. Còn những trường hợp khác do nhân dân đã căm thù quá lâu. Chúng nó đã làm cho tất cả gia đình họ phải đi ở tù ra ngoài đảo. Đến khi cách mạng bùng lên, họ lấy lại thế của người mạnh, họ đi tìm những kẻ đó để trừ như trừ những con rắn độc, mà từ lâu nay nếu còn sống họ tiếp tục gây tội ác. Hành động của nhân dân trong cuộc cách mạng như thế, chính những người chỉ huy của cách mạng cũng không kiểm soát được. Người ta lấy lại món nợ ấy là công bằng. Sự căm thù và thi hành bản án như vậy là nhẹ. Trong cuộc cách mạng nào cũng phải có như vậy. Số đã ra trình diện, chúng tôi đưa lên rừng ở trong những trại cải tạo thì sau đó được trở về. Một vài ngươi do không phù hợp khí hậu nên bị ốm.

Nhưng có một số chết chóc đã xảy ra, sự chết đó là một khối lớn, cái khối lớn đã làm nên những nấm mồ đầy rẫy trong thành phố này, và được Mỹ- Ngụy quay phim và đưa đi. Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích. Ví dụ như một bệnh viện nhỏ ở chợ Đông Ba, một trái bom đã làm 200 người chết và bị thương. Tôi đã đi trên những đường hẻm ban đêm. Tôi tưởng là bùn, tôi bấm đèn lên thì đó là máu lầy lộ như vậy. Đó là cả một khu phố bị bom Mỹ giết. Trong những ngày cuối cùng, chúng tôi rút ra và nó đã thu lại và đem đi chôn. Hàng loạt gia đình có con em đi theo cách mạng, có thanh niên đi lên rừng sau mậu thân. Chúng vào bắn chết những gia đình đó, cũng đem vào trong những hố đó. Còn lại là xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo, chúng cũng đưa vào đó. Còn có một số đoàn chính là thanh niên đi lên rừng, hoặc chính là tù binh thôi. Chúng tôi không hề có ý định giết nó, nhưng đi đông như vậy, máy bay Mỹ đã cương quyết tập kích vào để không ai có thể sống sót. Một số chiến sỹ giải phóng dẫn đoàn đi cũng bị giết. Sau này vào những năm 1975,1976, 1977, chúng tôi đi làm thủy lợi, đào những nấm mộ gọi là thảm sát Mậu Thân đó lên thì thấy có những người đội nón tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng. Đó là sự ranh mãnh của thực dân mới, nó bắn một mũi tên đạt 2 mục tiêu. Cái thứ nhất là che dấu những tội ác nó đã làm, hai là đổ lỗi cho cách mạng. Tất cả những bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã dồn cho cái vụ Mậu Thân và đã đổi trắng thay đen để lừa bịp nhân loại. Riêng về những số người mà nhân dân đã thi hành bản án tử hình là lẽ đương nhiên. Do lòng căn thù đã đẩy đến mức độ đó. Số đó không đáng giá gì so với những kẻ đã chạy ra nước ngoài, bây giờ quay lại chống đối, chúng tôi đã phải đơn độc thi hành bản án đối với những kẻ tử thù" (2).


Cái mà đảng CSVN vẫn rêu rao là “chiến thắng vang dội Mậu Thân 1968” là gì?

Là một cố đô Huế với bao di tích lịch sử của đất nước bị “những người cách mạng” tàn phá tan hoang.

Là toàn bộ linh mục và tu sĩ, chủng sinh tại Đại Chủng viện Xuân Bích-Huế, do các linh mục tu hội Saint-Sulpice (phiên âm là Xuân Bích) giảng dạy, chuyên đào tạo các linh mục, bị bắt đi và không còn ai sống sót trở về.

Đó là tất cả mấy trăm con người, là những linh mục và nhân dân cả lương lẫn giáo đang trốn trong nhà thờ Phú Cam, bị “quân giải phóng” bắt đi và mãi mãi biệt tăm.

Là khi khai quật những hố chôn tập thể, đa số những người chết đều đang bị trói gập hai tay ra sau lưng.

Là hầu hết nạn nhân đều bị chết bởi những đòn thù, đập vỡ sọ hoặc chém ngang lưng.

Là những đống xương trắng với đầu lâu người chết ở khe Đá Mài và nhiều nơi khác nữa.

Tất cả những cái đó tập hợp lại thành chiến công vĩ đại của cách mạng, mà HPNT “do quá hăng say nên ra sức bảo vệ”.

Lẽ ra HPNT không nên chối tội quanh co làm gì, mà ông ta nên mạnh dạn nói thẳng ra rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 là chủ trương của đảng CSVN. Chỉ cần nói như vậy là mọi sự sẽ xong ngay.

Cũng như Ba X, sau khi vụ Vinashin, Vinalines hoặc Boxit tây nguyên gây hậu quả nghiêm trọng, Ba X nói đó là chủ trương lớn của đảng. Hay như Đinh La Thăng, sau khi chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, thì ĐLT nói trước tòa rằng, đó là chủ trương của Bộ Chính trị.

Mà cái đó cũng đúng. Vì đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Không một cấp dưới nào dám qua mặt cấp trên.

Nếu quả thật HPNT biết sám hối, lẽ ra điều ông Tường nên làm là chấp nhận quá khứ vì không ai có thể thay đổi được quá khứ. Cách thanh minh tốt nhất là phản tỉnh! Xác nhận tội lỗi cũ, dù trực tiếp hay gián tiếp gây ra thảm sát Mậu Thân ở Huế.

Cho đến bây giờ ông ta vẫn nói việc giết dân là do “quân nổi dậy”, và việc giết đó cần thiết như giết loài rắn độc. Tại sao lại gọi là quân nổi dậy? Vì muốn lẩn tránh trách nhiệm của cá nhân và tổ chức. Rằng như kiểu đây là tự phát.

Qua lời biện bạch lươn lẹo và bịp bợm của HPNT, chứng tỏ “đến chết nết không chừa”. Đó là bản chất của người cs. Nếu như HPNT nói đó là nhận vơ công trạng giết người của kẻ khác, chứng tỏ những cái gọi là “chiến thắng vẻ vang” của họ chỉ là trò hề.

Buồn cười hơn là HPNT nói tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ, nên đã trả lời phỏng vấn thừa nhận mình là người trong cuộc.

HPNT nói chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình, là hoàn toàn dối trá.

Năm mươi năm nay mới nghe ông ta mở mồm nhận sai lầm.

HPNT nói “ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân”.

Đã nhận là sai lầm mà vẫn nói là do hành động giết oan của quân nổi dậy. Quân nào nổi dậy ở đây? Mới cách đây mây ngày, đảng còn tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng vang lừng Mậu Thân 1968, coi đó là thắng lợi vĩ đại của đảng đó sao?

Nếu không vì mấy chục năm chịu quả báo ngồi trên xe lăn như một đống thịt, bắt vợ con phục dịch thì làm gì có những lời gọi là “sám hối” muộn màng như vậy.

Ngoài miệng thì rêu rao “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, nhưng cứ đến tết Âm Lịch hàng năm, đảng lại tổ chức ăn mừng chiến thắng rầm rộ với những câu “Đánh cho mỹ cút đánh cho ngụy nhào”.

Một tay thò ra xin xỏ ân huệ của Mỹ bỏ cấm vận và bán vũ khí, còn tay kia thì bới móc những vết thương đã thành sẹo.

Người xưa có câu: “con chim sắp chết thì tiếng kêu thương. Con người sắp chết thì lời nói phải”.

Câu này không đúng với HPNT, vì đến lúc gần chết mà vẫn còn quanh co gian dối. Đúng là “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.

Đúng là đến chết VẸM vẫn hoàn VẸM

HPNT đã mang xăng đi dập lửa.

Tại sao nói câu chuyện nghe người khác kể lại, mà không dám nêu tên người kể chuyện?

Thế mới biết cái gọi là “Khí tiết người cộng sản” chỉ là câu chuyện huyền thoại. Thực tế trần trụi là những Đinh La Thăng, từng ngồi chót vót đỉnh cao quyền lực, được đám báo chí bưng bô ca ngợi tâng bốc hết lời, nào là hiện tượng tài năng trẻ, dám nghĩ dám làm... Nhưng đến khi tra tay vào còng, đứng trước tòa thì run như cầy sấy, ủ rũ như rau muống luộc. Lại còn khóc lóc năn nỉ ông Trọng, kẻ đã tống mình vào lò, hãy dủ lòng thương. Quá hèn hạ.

Nay HPNT cũng vậy. Mấy chục năm bị quả báo thân tàn ma dại, nay mới sám hối, nhưng vẫn là lươn lẹo và chạy tội.

HPNT không đáng xách dép cho người thanh niên trẻ tuổi kiên cường Trần Hồng Phúc. Trước tòa án của bọn bạo quyền, Trần Hoàng Phúc đã nói: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không?… Ngày nay các ông xử tôi thì ngày mai nhân dân sẽ sử các ông”.

Việc nhà văn Nguyễn Quang Lập nói, “Chỉ khi nào Nhà nước chính thức công bố sự thật nửa thế kỷ qua hoặc một uỷ ban điều tra quốc tế được thành lập để làm rõ trắng đen”, thì đó là chuyện hoang đường. Người cs không bao giờ công nhận sai lầm của mình. Lại càng không bao giờ dám cho quốc tế điều tra các vụ án tại VN. Sống dưới chế độ này hơn 60 năm mà Nguyễn Quang Lập còn quá ngây thơ.

Đồng ý là ai cũng có một thời u mê. Nhưng nếu do u mê mà làm những cái sai không gây hậu quả nghiêm trọng, nay biết hối lỗi thì còn tha thứ được. Đằng này, Ông Tường không phải là có một thời u mê, mà cho đến lúc hơi tan lực kiệt vẫn còn u mê. Vậy làm sao mà tha thứ được.

Phải công nhận Nguyễn Quang lập đã thành thật khi đưa ra nhận xét này: “Cái “liếm môi huyền thoại” và ánh mắt láo liến của anh trước cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ”. Ngay cả Nguyễn Quang Lập khi tìm mọi cách chạy tội cho HPNT, cũng nghi ngờ sự thành thật của ông ta.

Chỉ có những người xảo tra mới có cái lưỡi và ánh mắt lấm la lấm lét như thế khi nhìn người đối diện.

Nguyễn Quang Lập nói: "Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường có dính mậu thân Huế 68 hay không đã chấm dứt kể từ khi anh Tường cho công bố bài viết này", thì đó là ý muốn của HPNT, và bè bạn, đồng chí của ông ta.

Còn nhân dân có tha thứ và chấm dứt câu chuyện này hay không là quyền của nhân dân.

Chỉ có những người tội lỗi, làm việc mờ ám mới không muốn nhắc lại câu chuyện này.

Nếu biết đó là tội lỗi, là sai lầm, sao nhà nước còn tổ chức "hát mừng chiến thắng trên những xác người"?