Monday, September 15, 2014

Video: Chỉ có tự do thật sự, mới đem đến tình người!!

Nghiên cứu: Gần phân nửa người giàu Trung Quốc muốn rời nước

VOA-15.09.2014
Gần một nửa số người giàu Trung Quốc dự định sẽ dọn đến nước khác sinh sống trong vòng 5 năm tới, theo một cuộc khảo sát mới của công ty quản lý tài sản và đầu tư Barclays.
Kết quả cuộc khảo sát hơn 2.000 cá nhân có tài sản ròng cao với tổng trị giá hơn 1,5 tỉ USD cho thấy 47% số người Trung Quốc được hỏi nói họ muốn dọn đi, so với mức trung bình toàn cầu là 29%.
Những lý do hàng đầu mà người Trung Quốc đưa ra là cơ hội giáo dục và việc làm tốt hơn cho con cái (78%), ổn định kinh tế và khí hậu trong lành (73%), và chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội tốt hơn (18%). Hong Kong là điểm đến hàng đầu, kế đến là Canada.
Sau Trung Quốc, Singapore là nước thứ hai có nhiều người giàu mong muốn rời đi nhất. Người giàu ở Ấn Độ và Mỹ gắn bó với đất nước của mình nhất, chỉ có 5% và 6% số người được hỏi nói rằng họ sẽ di dời.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là điểm đến hàng đầu cho những người giàu Singapore, với 30% nói rằng họ muốn chuyển đến sống ở Trung Quốc.
Đến cuối năm 2014, châu Á sẽ trở thành thị trường lớn nhất khu vực về số lượng triệu phú. Barlays nói rằng châu Á đã sản sinh ra một thế hệ những người giàu muốn mình và con cái được hưởng nền giáo dục nước ngoài.
Tính di động xã hội cao hơn cũng khiến những cá nhân giàu có chịu dành tiền để hiến tặng khắp thế giới. Đầu tháng này, gia đình ông Gerald Chan, một nhà đầu tư Hong Kong từng theo học ở Đại học Harvard, đã hiến tặng 350 triệu USD cho Trường Y tế Công của Harvard, khoản quyên góp lớn nhất trong lịch sử 378 năm của trường đại học này.
Báo cáo của Barclays cũng cho biết đại đa số người được khảo sát, từng sống ở nhiều nước khác nhau trong cuộc đời họ, về hưu tại nước mà họ sinh ra. Dù thành công về kinh tế là động lực chính cho những người giàu có trong phần lớn quãng đời, cảm xúc và tâm lý là yếu tố chi phối trong giai đoạn sau của cuộc đời, báo cáo cho biết.
Nguồn: wealth.barclays.com, WSJ

Lời kêu gọi dân chủ ở Hong Kong lan đến Macau

Người biểu tình trong phong trào Occupy Central (Chiếm Trung tâm) ở Hong Kong hôm 14/9/2014 mặc áo màu đen và rước một tấm vải lớn màu đen tượng trưng cho sự tang tóc.
Người biểu tình trong phong trào Occupy Central (Chiếm Trung tâm) ở Hong Kong hôm 14/9/2014 mặc áo màu đen và rước một tấm vải lớn 
Shannon Sant
BẮC KINH—Trong khi các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ của Hong Kong đang suy tính bước kế tiếp trong nỗ lực vận động cho quyền phổ thông đầu phiếu, nhiều người ở Macau, lãnh thổ láng giềng của Hong Kong, nói rằng các cuộc biểu tình Hong Kong đã làm bừng lên một sự thức tỉnh chính trị ở đó.
Macau và Hong Kong là hai đặc khu hành chính của Trung Quốc được hưởng mức độ tự chủ tương đối lớn. Tại Hong Kong, giao ước chính trị cho phép một nền văn hóa chính trị sôi động, với sự tồn tại của nhiều phe phái chính trị ủng hộ dân chủ hơn. Nhưng đặc khu Macau gần đó phần nhiều vẫn thờ ơ với chính trị khi nó trở thành một trung tâm cờ bạc và du lịch toàn cầu.
Tuy nhiên điều này có thể đang thay đổi, vào lúc các nhà hoạt động chính trị Hong Kong thách thức Bắc Kinh cho phép bầu cử trực tiếp ở địa phương để chọn nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của lãnh thổ này.
Bà Emily Lau, Chủ tịch Đảng Dân chủ của Hong Kong, nói về lời kêu gọi song song của Macau có được một bầu cử mở và trực tiếp chọn ra trưởng đặc khu hành chính của họ.
"Cho dù chúng tôi hành động một cách riêng lẻ hay hiệp đồng, tôi hy vọng phong trào dân chủ sẽ tiến mạnh về phía trước và sẽ không bị kiềm giữ lại."
Trưởng quan đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh (phải) và Trưởng đặc khu hành chính của Macau ông Fernando Chui
Trưởng quan đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh (phải) và Trưởng đặc khu hành chính của Macau ông Fernando Chui
Hôm 31 tháng 8, ông Fernando Chui tái đắc cử chức Trưởng đặc khu hành chính của Macau. Ông được bầu chọn bởi một ủy ban 400 người phần lớn thân Bắc Kinh.
Nhưng một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức cùng lúc cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại về sự ủng hộ của công chúng đối với ông. Khoảng 89% trong số gần 9.000 người ở Macau tham gia cuộc trưng cầu dân ý nói rằng họ không tin tưởng ông làm lãnh đạo của họ. Khoảng 95% số người được hỏi cho biết họ mong muốn lãnh thổ này tổ chức bầu cử trực tiếp hơn, ngược với hệ thống mà Bắc Kinh ấn định mà theo đó chỉ cho phép những ứng cử viên được ra tranh cử sau khi được tuyển chọn bởi một ban gồm phần lớn thành viên trung thành với Bắc Kinh.
Sau cuộc trưng cầu dân ý của Macau, năm người trong ban tổ chức đã bị cảnh sát Macau bắt giữ và một người đã bị điều tra tư pháp.
Ông Jorge Godinho, một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Macau, cho biết thành phố đang trải qua một sự thức tỉnh chính trị. Ông cho rằng sự bất mãn là do khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo.
"Đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, những chi phí bất động sản tăng vọt tạo nên trở ngại đáng kể cho việc xây dựng một cuộc sống bình thường mà vài năm trước đây chưa từng có. Nhiều người nói rằng chính phủ đã không hành động đủ để khắc phục điều đó."
Mùa xuân năm ngoái, 20.000 người tại Macau công khai biểu tình ủng hộ dân chủ và phản đối điều mà họ gọi là những bất công xã hội gây nên bởi ngành công nghiệp cờ bạc. Cả Hong Kong và Macau nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc nhưng vẫn duy trì hệ thống pháp luật và kinh tế riêng biệt. Khi Anh trao quyền cai trị Hong Kong về cho Trung Quốc vào năm 1997, luật cơ bản của Hong Kong nêu rằng trưởng đặc khu hành chính Hong Kong cuối cùng sẽ được bầu chọn thông qua phổ thông đầu phiếu, và cuộc bầu cử được ấn định sẽ diễn ra vào năm 2017. Không có một thời biểu như vậy ở Macau, và hiến pháp Macau không đề cập đến phổ thông đầu phiếu.
Ông Simon Young, Phó khoa Luật tại Đại học Hong Kong, nói rằng Macau đối mặt với rào cản hơn nữa để đạt được dân chủ.
"Mặc dù hai bộ luật cơ bản được định dạng rất giống nhau, có nhiều điểm tương đồng, nhưng tôi nghĩ chúng tôi có truyền thống pháp trị và tư pháp độc lập mạnh hơn. Và Hong Kong có tiếng nói rất mạnh mẽ về các vấn đề trong luật hiến pháp của mình. Hệ thống chính trị của Hong Kong cũng khác. Hong Kong có thành phần được bầu trực tiếp hiện diện mạnh mẽ hơn trong cơ quan lập pháp, và điều này góp phần vào tiếng nói mạnh mẽ mà cơ quan lập pháp của Hong Kong có thể có. "
Mặc dù không được bầu trực tiếp, Trưởng đặc khu hành chính của Macau có vẻ như đang lưu ý những lời kêu gọi của người biểu tình. Ông Chui cho biết nhiệm kỳ tại chức của ông sẽ ưu tiên giảm bớt bất bình đẳng xã hội và sẽ xây thêm nhà ở vừa túi tiền cho người dân Macau.

Trung Quốc: Công an truy lùng thầy giáo đánh bể sọ học sinh

BẮC KINH, Trung Quốc (IBT) - Công an Trung Quốc hiện đang truy lùng một thầy giáo vì đã đánh đập tàn bạo bốn học sinh trong lớp của ông ta.


Nhiều học sinh ở Trung Quốc phải đối mặt với nạn bạo hành trong trường học. (Hình minh họa: Getty Images)

Thầy giáo này, tên Lei Mingxing, dạy môn vẽ ở một trường tại thành phố Ankang thuộc tỉnh Thiểm Tây, đã đánh một học trò trong số này đến nứt sọ.

Cả bốn đều được đưa vào bệnh viện sau khi một giáo viên khác tình cờ nhìn thấy em nhỏ nằm co quắp trong lớp học, người đầy máu. Các em này ở trong trường chỉ gồm có 22 học sinh với em lớn nhất là 7 tuổi.

Giáo viên Wang Qin kể lại là ông nghe thấy tiếng khóc khi đi ngang qua lớp của ông Lei nên bước vào.

“Tôi nhìn thấy các học trò ở dưới sàn, rất sợ hãi và đầy máu, tôi không hiểu điều gì đã đưa đến hành động này. Ông ta từ trước tới nay là người thầy rất tốt. Ðây là một trường nhỏ, chỉ có 22 học sinh, do đó đây thật là điều kinh hoàng,” ông Wang cho biết.

Ông Wang nói thêm thầy giáo Lei “từng dạy ở đây nhiều năm và chưa bao giờ có thái độ hung bạo.”

Các điều tra viên nói rằng thầy giáo Wang bỏ chạy trên xe gắn máy và hiện đang ẩn núp trong khu rừng bên ngoài thành phố.

Một giới chức công an, Deng Mingshan, cho hay, “Chúng tôi tìm thấy vết bánh xe, dấu chân và vỏ các chai rượu. Chúng tôi đang bao vây khu rừng. Chúng tôi đã nói chuyện với các em học sinh và chúng cho hay là không hiểu tại sao ông ta làm vậy. Ông ta chỉ gọi chúng vào lớp rồi bắt đầu đánh chúng.” (V.Giang)
09-15-2014 2:41:53 PM
Theo Người Việt

Bão số 3 đánh vào Việt Nam, từ Quảng Ninh đến Quảng Bình

HÀ NỘI (NV) .- Bão Kalmaegi đang đổ vào Việt Nam. Đây là trận bão thứ ba đổ vào Việt Nam trong năm nay. Dự đoán bão Kalmaegi sẽ gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực từ Quảng Ninh đến Quảng Bình.

Hướng di chuyển của bão Kalmaegi hay bão số 3 theo cách gọi của Việt Nam. (Hình: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam).

Với sức gió ở vùng tâm bão giật tới cấp 15 và 16, bão Kalmaegi sẽ kéo theo mưa to, gió lớn, làm nước biển dâng cao từ 4 đến 5 mét. Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Việt Nam nhận định, trước khi bão Kalmaegi vào đến đất liền, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định và tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có thể có gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 11, giật đến cấp 13.

Những nơi khác thuộc khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ sẽ có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 8. Tâm của bão Kalmaegi sẽ đi qua khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.

Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Việt Nam, do ảnh hưởng của bão Kalmaegi, từ 17 đến 23 tháng 9, trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình sẽ có một đợt lũ lớn, ở thượng lưu nước dâng cao từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu nước dâng cao từ 2 đến 4 mét. Tình trạng lũ quét và sạt lở có thể xảy ra khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên.

Tối 15 tháng 9, Vietnam Airlines loan báo hủy tất cả các chuyến bay đi và đến phi trường Hải Phòng. Thủ tướng Việt Nam thì ra lệnh hủy tất cả các cuộc họp không cần thiết để di tản dân chúng sống trong những khu vực có nhiều rủi ro và thực hiện các kế hoạch đối phó với bão.

Trong khi chính quyền các tỉnh, Lào Cai, Hà Giang tổ chức di tản hàng ngàn gia đình đang sống tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao thì chính quyền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng cấm tàu, thuyền ra biển và gọi các tàu, thuyền đang ở ngoài khơi quay về bờ hoặc di chuyển đến những nơi khác tránh bão.

Tính đến cuối ngày 15 tháng 9, lực lượng biên phòng các tỉnh, thành đã loan báo tin về bão Kalmaegi cho khoảng 82.000 tàu, thuyền. Nhiều tàu, thuyền đã kịp quay vào bờ tránh bão nhưng vẫn còn hàng ngàn tàu, thuyền chưa kịp vào bờ. Hiện vẫn còn khoảng 130 tàu và 1.500 ngư dân đang lênh đênh ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Thời tiết ở Việt nam càng ngày cang bất thường, mưa bão càng ngày càng nhiều và mạnh hơn trước. Trong ba năm từ 2011 đến 2013, Việt Nam mất hơn 50.000 tỉ đồng do bão, lũ. Riêng năm 2013 tổng thiệt hại về vật chất được ước đoán lên tới 25.000 tỉ, bằng tổng thiệt hại của hai năm trước đó.

Tuần trước sau khi nghiên cứu về nguy cơ bão và thủy triều dâng cao do bão ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam loan báo, khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hứng chịu nhiều bão nhất Việt Nam.

Nếu khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa thường xuyên phải hứng chịu các trận bão và bị bão tàn phá nhiều nhất thì khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, phải hứng chịu các trận mưa có cường độ lớn nhất sau bão. Khu vực từ Phú Yên đến Cà Mau được xem là ít bị bão nhất. (G.Đ)

09-15-2014 2:11:13 PM

PICS - Hình Ảnh Quái Đảng chỉ có o VN

Thanh tra Giao thông bị uy hiếp vì... không đúng quy trình

(Baodatviet) - Mới đây xảy ra vụ việc nhân viên của hãng xe la hét, nhảy vào xe của Thanh tra Giao thông cướp tài liệu, nguyên nhân do không đúng quy trình...
Một clip ghi lại cảnh nhân viên của hãng “xe vua” Thành Bưởi la hét, nhảy vào xe của Thanh tra Giao thông Sở GTVT Lâm Đồng cướp lại tài liệu giữa chốn đông người.
Chiều ngày 15/9, PV có cuộc trao đổi với ông Trương Hữu Hiệp -Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng, ông Hiệp cho biết: "Theo thông tin trên thì ở Lâm Đồng không có "xe vua" đâu. Ở đây chúng tôi quản lý nghiêm túc đâu có xe nào hoạt động mà không theo pháp luật.

Thanh tra Giao thông Lâm Đồng bị hãng 'xe vua' uy hiếp
Thanh tra Giao thông Lâm Đồng bị hãng 'xe vua' uy hiếp

Việc xe Thành Bưởi có hành động nhảy lên xe, cướp tài liệu của Thanh tra, phía Thanh tra cũng có một số sơ suất ở chỗ trạm Đồng Nai với Lâm Đồng. Vì vậy mà họ bức xúc nhưng cái này phía thanh tra cũng xử lý xong rồi.
Thêm nữa phía nhà xe cũng không nên có hành động như vậy. Dù đúng hay sai thì pháp luật sẽ xử. Sau đó có chấn chính lại quy trình làm việc của đoàn thanh tra cho phù hợp thì họ cũng chấp hành thôi.
Nguyên nhân dẫn đến những bức xúc là họ thấy Thanh tra Bộ làm không đúng quy trình nên nhà xe phản ứng thôi".
Như thông tin đưa trước đó trên tờ Tiền Phong, sự việc xảy ra tại địa bàn huyện Đức Trọng – Lâm Đồng tối 10/8 khi thanh tra Bộ GTVT và thanh tra sở GTVT Lâm Đồng tiến hành kiểm tra xe 53S - 9113 của Thành Bưởi.
Thanh tra giao thông đã xác định xe này chạy sai hành trình, dừng đón khách sai vị trí nhưng lái xe và phụ xe không những không chịu chịu ký vào biên bản vi phạm và còn có hành vi chống đối lực lượng chức năng:
Clip cho thấy, lái và phụ xe và một người lạ mặt sau khi hò hét, lôi kéo đám đông đã nhảy hẳn vào trong xe công vụ của Thanh tra giao thông tỉnh Lâm Đồng để cướp lại giấy tờ.

Đúng quy trình, công trình vẫn lún

Đây có lẽ là lần đầu tiên xảy ra sự cố mà nguyên nhân là do làm không đúng quy trình. Bởi dư luận mới chỉ biết: Đúng quy trình đường vẫn lún hay đúng quy trình tai nạn giao thông vẫn tăng...
Cụ thể, tại cuộc họp ngày 3/6, về chất lượng công trình giao thông, Bộ trưởng GTVT - Đinh La Thăng trăn trở rằng: Các cơ quan chức năng đều báo cáo là làm rất tốt, đúng quy trình, quy phạm, nhưng tại sao công trình vẫn lún, chất lượng kém.
Đường cao tốc xuống cấp trầm trọng
Đường cao tốc xuống cấp trầm trọng

Về vấn nạn tai nạn giao thông, trước phát biểu rằng các xe gây tai nạn đều "được đăng kiểm đạt chuẩn", và công tác sát hạch lái xe "rất chặt chẽ", Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu kiểm tra nơi đăng kiểm các xe và nơi đào tạo tài xế gây tai nạn nghiêm trọng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định, tình hình tai nạn giao thông rất phức tạp, số vụ giảm song số người chết tăng, đặc biệt các vụ tai nạn nghiêm trọng tăng cao.
“Rõ ràng các biện pháp an toàn giao thông chưa hiệu quả. Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra, chúng ta không thể thờ ơ trước những gì đang diễn ra. Phải rà soát các giải pháp trước mắt và lâu dài, tập trung hết sức quyết liệt”, ông Thăng nói.
Thứ Ba, 16/09/2014 06:38
Thu Hà

Chỉ 1 người khai gian tài sản, đỉnh cao trung thực!!!

(Baodatviet) - Gần 1 triệu người kê khai tài sản, chỉ có 5 người thuộc diện phải xác minh và chỉ duy nhất 1 người bị cảnh cáo về thiếu trung thực 
a
Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ tranh biếm về đề tài chống tham nhũng của tác giả Lê Phương.

Trong số gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ duy nhất có 1 người bị cảnh cáo vì thiếu trung thực. Với tỷ lệ 1/1.000.000 như vậy, phải chăng chúng ta đang ở đỉnh cao của sự trung thực?

Rất nhiều báo tường thuật về phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9 đều hồ hởi báo tin vui: “Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập (TSTN), chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.

Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp.

Đối với việc minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu nhập trong năm là 6,9 nghìn người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và 6 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn trong minh bạch tài sản thu nhập”.

Như vậy là đã rõ ràng, bấy lâu nay những điều tiếng dư luận xì xèo về việc có một bộ phận cán bộ tham nhũng, gian dối trong kê khai tài sản đã bị đập tan hoàn toàn. Con số này đã được Thanh tra Chính phủ đảm bảo hẳn hoi, không thể nào hồ nghi về độ chuẩn xác được!

Gần 1 triệu người kê khai tài sản, chỉ có 5 người thuộc diện phải xác minh và chỉ duy nhất 1 người bị cảnh cáo về thiếu trung thực. Có lẽ cái tỷ lệ 1 trên gần 1 triệu người này, rất xứng đáng để đi đăng ký kỷ lục Guinness thế giới, để chứng minh đất nước chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự trung thực. Bạn đọc có đồng ý thế không ạ?

Ngoài câu chuyện vui kể trên, tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một thông tin thú vị không kém, đó là cũng trong ngày 15/9 đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí” được tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng” – VACI 2013 do Thanh tra chính phủ, Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác phối hợp thực hiện.

Bức ảnh đoạt giải nhất thuộc về họa sĩ Lê Phương, bức tranh vẽ con đường về Nam Định trảy hội đền Trần xin ấn thăng quan tiến chức thì chật ních những xe và người, còn con đường về hội Minh Thề không tham nhũng ở Hải Phòng thì lạ kỳ thay, vắng tanh vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

Nếu những ai không tin vào con số chỉ có 1 người thiếu trung thực trong số 1 triệu người kê khai tài sản kể trên thì có lẽ cũng nên tin vào bức tranh biếm họa của họa sĩ Lê Phương. Bởi đó là sự thực.

Cứ vào dịp lễ hội đầu năm, khi người ta trèo lên đầu lên cổ nhau để cướp ấn ở hội đền Trần thì hội Minh Thề không tham nhũng ở Hải Phòng tịnh vắng bóng quan chức. Người chủ tế là một bô lão (một cụ cao niên ở xã Thuận Thiên, có lẽ cả đời chẳng biết đến tham nhũng là gì) đứng ra đọc lời thề “ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử... làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”. Rồi dân chúng trong làng hô vang “y như lời thề”.

Đương nhiên, chẳng có bóng một ông quan nào trong hội Minh Thề thiêng liêng ấy cả.

a
Tác phẩm đoạt giải Ba cuộc thi vẽ tranh biếm về đề tài chống tham nhũng của tác giả Nguyễn Đức Trí.

Mà cũng phải thôi, trong cả triệu người thuộc diện cán bộ phải kê khai, chỉ có nhõn một người bị cảnh cáo vì kê khai không trung thực, thì đất nước chúng ta lấy đâu ra quan tham mà thề với bồi không tham nhũng. Cái hội Minh Thề ấy, “ế” là phải, vắng khách là phải, còn oán thán nỗi gì.

Chỉ có điều, nếu cán bộ của chúng ta trung thực là thế, liêm khiết là thế, thì tại sao trong Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2013 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam lại đứng thứ 116/176 nước mà không phải trong top đầu? Chắc chắn là các bác ấy quốc tế ấy đã tính nhầm.

Còn muốn biết cán bộ ở ta kê khai trung thực đến đâu, chỉ cần túm lấy vài anh trộm đã từng thăm viếng nhà quan chức là hai năm rõ mười ra cả. Nhà ông nào cất hàng trăm cây vàng dưới gậm giường, nhà ông nào để tiền đô trong tủ đồ công sở, cứ thế mà công khai.

Chúng ta dù muốn hay không cũng phải tin vào những con số thống kê đẹp như tranh vẽ này. Cán bộ thì trung thực thật thà như đếm, triệu người mới tìm ra 1 kẻ khai gian, dân thì tịnh không có chuyện thất nghiệp chơi bời lêu lổng ở đâu, 80% người được hỏi hài lòng với dịch vụ công, một vài bãi biển không hề có tệ nạn mại dâm...

Ơn giời, nếu chỉ căn cứ vào các con số thống kê, thì chúng ta hẳn nhiên đã ở trên thiên đường rồi chứ còn gì nữa?
Thứ Ba, 16/09/2014 06:28
Mi An

Tàu tiền tỷ bán sắt vụn:Máy Trung Quốc do... chủ đầu tư!

(Baodatviet) - "Để đưa ra kết luận khách quan và chính xác thì phải tìm hiểu nguyên nhân một cách kỹ lưỡng, đánh giá trên quan điểm toàn diện".

Đó là khẳng định của ông Đinh Khắc Minh – Viện Trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện khoa học công nghệ tàu thủy trước việc Cục đường thủy nội địa cho rằng dây chuyền tàu cuốc không sử dụng được là do khâu thiết kế.

Viện thiết kế dựa theo số liệu chủ đầu tư cung cấp

PV:- Dây chuyền tàu cuốc nạo vét gồm hai sà lan (SL-01 và SL-02), tàu trục thả phao, tàu lái, tàu cuốc có tổng trị giá 7,18 tỷ đồng, nằm trong dự án nâng cấp tuyến đường thủy nội địa Hải Phòng - Sơn La chỉ chạy thử vài lần đã hỏng. Là đơn vị thiết kế, ông giải thích như thế nào về sự cố đó? Nguyên nhân của sự việc trên đã được xác định là do đâu?

Ông Đinh Khắc Minh: - Năm 2004, Viện có nhận đơn đặt hàng thiết kế của Ban quản lý dự án đường sông thuộc Cục đường sông Việt Nam gồm 6 sản phẩm: hai sà lan (SL-01 và SL-02), tàu trục thả phao, tàu lai, tàu cuốc, xuồng cứu hộ.

Theo yêu cầu nhiệm vụ thư trong đơn đặt hàng của chủ đầu tư thì yêu cầu kỹ thuật đối với tầu cuốc là loại không tự hành, năng suất cuốc 50m3/giờ, chiều sâu cuốc là 3,5 mét, cấp tầu SII. (Quyết định 1899, ngày 28/10/2005 của Cục đường sông đã phê duyệt trên cơ sở văn bản thẩm tra phê duyệt thiết kế số: 017/TS.2005 ngày 19/1/2005 của cơ quan đăng kiểm).

Khi triển khai thiết kế phương tiện Viện phải căn cứ vào các số liệu điều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện khai thác, chiều sâu luồng lạch do chính chủ đầu tư cung cấp, vì vậy, nếu nói Viện lấy số liệu từ năm 2000 để thiết kế là không đúng.

Viện có thể khẳng định rằng không thể có lỗi kỹ thuật do thiết kế (chỉ chạy thử vài lần đã hỏng) nếu như tầu cuốc được đóng mới theo đúng thiết kế và đảm bảo chế độ làm việc trên các luồng lạch, sông ngòi thuộc cấp SII có chiều sâu nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 mét.

Sau khi tàu cuốc được đóng, xuất xưởng và đưa vào khai thác Viện không nhận được văn bản nào phản hồi về tình trạng và nguyên nhân hỏng hóc của phương tiện vì vậy sao lại có thể đổ lỗi do thiết kế được.

PV:- Được biết dây chuyền trên sử dụng máy Trung Quốc, vốn không được đánh giá là có chất lượng tốt, đây có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc dây chuyền vừa chạy thử đã phải đắp chiều hay không? Vì sao Viện Khoa học Công nghệ Tàu thủy lại lựa chọn máy Trung Quốc cho thiết kế của mình?

Ông Đinh Khắc Minh:- Việc lựa chọn dùng loại máy do Trung quốc chế tạo hay bất cứ nước nào khác cũng là do chủ đầu tư quyết định phụ thuộc túi tiền của họ, nhiều tiền thì họ dùng máy châu Âu, không có nên mới phải dùng máy TQ.

Trên cơ sở các thông số máy chính đó Viện tiến hành thiết kế phù hợp với những quy định, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Theo tôi việc dùng máy Trung Quốc chất lượng kém là điều không thể phủ nhận. Chất lượng máy kém sẽ dẫn đến năng suất cuốc thực tế của tầu sẽ kém không thể đảm bảo như thiết kế được.

Cũng như các đơn vị tư vấn thiết kế khác thôi Viện không bao giờ muốn tư vấn lắp máy của TQ do độ bền và tuổi thọ kém, mà chỉ muốn tư vấn dùng máy của Đức hoặc Nhật Bản, Mỹ hoặc của châu Âu để đảm bảo về chất lượng và an toàn cho phương tiện.

Dây chuyền tàu cuốc
Dây chuyền tàu cuốc

Vì lý do nào đó, có thể xuất phát từ yêu cầu mở rộng phạm vi khai thác hoạt động của phương tiện, sau đó Cục đường sông đã đề xuất với Viện xem xét sửa đổi thiết kế và tính toán phương án nâng chiều sâu cuốc từ 3,5 mét đến 9 mét.

Tuy nhiên với các lý do về thử tục pháp lý, các chỉ tiêu kỹ thuật, vốn... nên phương án đề xuất không thể thực hiện được ( Ban quản lý dự án đường sông đã ra thông báo kết luận cuộc họp số 195/QLDA ngày 22/6/2005 về việc không thực hiện sửa đổi thiết kế).

Như vậy khi thiết kế với mục tiêu đặt ra là tàu cuốc sẽ đủ khả năng làm việc với năng suất 50m3/giờ ở độ sâu luồng 3,5 mét, bây giờ nếu độ sâu luồng thực tế khác đi, nếu lớn hơn 3,5 mét thì ắt là năng suất cuốc phải giảm thậm trí bằng 0 m3/giờ chưa nói đến ảnh hưởng của chất lượng máy kém.

Đừng nhìn nhận theo quan điểm phiến diện

PV:- Từ khi xảy ra sự cố, đơn vị tiếp nhận dây chuyền là Ban Quản lý ĐTNĐ số 1 và Viện Khoa học công nghệ tàu thủy có làm việc với nhau để khắc phục sự cố, giảm thiểu thiệt hại không và vì sao?

Ông Đinh Khắc Minh:- Theo kết quả rà soát kiểm tra các công văn lưu trữ của Viện đối với các sản phẩm này thì Viện chưa nhận được văn bản phản hồi nào từ phía chủ đầu tư về tình trạng kỹ thuật con tầu hay chất lượng thiết kế.

Thông thường khi nhân được văn bản yêu cầu của bên đặt hàng thiết kế bao giờ Viện cũng chỉ đạo kịp thời giải quyết, hỗ trợ và đưa ra biện pháp xử lý ngay.

PV:- Hiện nay, sau 8 năm để không, đem bán đấu giá giá trị con tàu đã giảm xuống từ 7.18 tỷ đồng còn 562 triệu đồng. Cục ĐTNĐ khẳng định trách nhiệm này thuộc đơn vị thiết kế, cụ thể Viện khoa học công nghệ tàu thủy, quan điểm của Viện ra sao?

Ông Đinh Khắc Minh:- Thiết nghĩ, để đưa ra kết luận khách quan và chính xác thì phải tìm hiểu nguyên nhân một cách kỹ lưỡng đồng thời xem xét, đánh giá vấn đề trên quan điểm toàn diện không thể phiến diện được.

Những ý kiến trao đổi nêu trên đã làm sáng tỏ vấn đề rồi, cũng không nên vội vàng quy trách nhiệm cho Viện. Chắc sẽ nhiều người đồng quan điểm với tôi rằng là: cho dù thiết kế có hoàn hảo đến mấy, thi công chế tạo đạt chất lượng tốt đến mấy mà sau đó phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng với tần suất thấp thậm chí chưa dùng “đắp chiếu để” đấy mà không có duy trì nghiêm ngặt, chế độ duy tu bảo dưỡng phương tiện thì ắt là không tránh khỏi xuống cấp nghiêm trọng, giá trị của phương tiện nhanh chóng trở thành giá trị của sắt vụn thôi.

- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Thứ Hai, 15/09/2014 14:33
Thanh Huyền

Tập đánh hổ con để diệt hổ mẹ

VRNs (15.09.2014) – California, USA – Chiến thuật lâu năm của Mao Trạch Đông – chặt đứt các rễ phụ trước khi tấn công các cây cổ thụ trong chính trường – nay lại đang được Tập Cận Bình áp dụng, với tên mới: Đánh Hổ Diệt Ruồi, hay Đánh Hổ Con Để Diệt Hổ Mẹ. Ai cũng biết Hổ Mẹ hiện nay chính là cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân.

14091500
Mặc dù tuổi già sức yếu và còn mắc thêm chứng bịnh ung thư bàng quang nhưng ông Giang Trạch Dân vẫn thường hay tham dự các buổi họp nội bộ của nhóm quyền lực chính trị Thượng Hải. Nhóm này đã thua cuộc trong việc cứu Bạc Hy Lai và tướng Từ Tài Hậu, nay họ đang ráo riết tìm cách cứu vãn cho ông Chu Vĩnh Khang vì đã tiến đến quá gần Giang Trạch Dân. Và một khi họ Giang bị triệt hạ thì toàn nhóm Thượng Hải gần như đương nhiên sẽ bật gốc, bị tù tội, và có thể có cả án tử hình.

Hiện nay, ông Chu Vĩnh Khang, có thời nắm tất cả công an, mật vụ, và tòa án trên toàn quốc, đang bị ông Tập Cận Bình và phe Thái Tử Đảng ra tay thanh trừng nhân danh bài trừ tham nhũng. Theo giới quan sát quốc tế thì khó mà chối tội tham nhũng của ông Chu Vĩnh Khang. Đây là điều khá hiển nhiên so với mức lương cán bộ và lý lịch suốt đời phục vụ đảng của ông. Tuy nhiên, ông Chu không phải là người duy nhất ở thượng tầng đảng CSTQ có khối tài sản lớn mức đó. Công luận quốc tế và Trung Quốc đều đương nhiên tin rằng tất cả mọi thành viên Bộ Chính Trị đảng CSTQ, kể cả những kẻ đang kết tội ông Chu, đều có số gia sản (không thể giải thích xuất xứ) ở mức bằng hoặc lớn hơn ông ta.

Chính vì vậy, ông Giang Trạch Dân cho đến nay không cần chứng minh đàn em của mình trong sạch (mà có chứng minh cũng chẳng ích gì vì phe ông Tập Cận Bình nắm mọi khâu từ điều tra, truy tố, đến xử án, và thi hành án). Ông Giang Trạch Dân, qua các đường dây gián tiếp, chỉ nhắc khéo ông Tập rằng bất kỳ ai đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị đều được miễn truy tố về tội hình sự. Đó là một quy luật bất thành văn từ thời ông Đặng Tiểu Bình. Lời nhắc này cũng là câu cảnh cáo: nếu đem ra xử ông Chu tức là ông Tập đã phá vỡ tiền lệ này và chính ông Tập sẽ bị đem ra xử như vậy khi bước xuống khỏi ghế quyền lực. Có lẽ nghĩ rằng ngày đó còn xa nên ông Tập không có vẻ nao núng gì trước lời cảnh cáo của ông Giang mà còn đang tung ra các đòn mới nhanh hơn và mạnh hơn, như tịch thu hàng loạt hộ chiếu của các quan chức lớn.

Ngoài việc tịch thu gấp rút hộ chiếu của các đại cán trong nước, những cán bộ đang đi công tác ở nước ngoài cũng đã được yêu cầu nộp ngay hộ chiếu khi về nước. Danh sách các cán bộ có vợ, chồng, con cái định cư ở nước ngoài đã được chính thức thiết lập ở từng cơ quan. Nhân viên trong mọi ban ngành chính phủ cũng đã được chỉ thị theo dõi lẫn nhau và phải báo cáo nếu thấy chỉ dấu đáng nghi ngờ có người muốn chạy ra nước ngoài. Để biện minh cho biện pháp mới này, hàng loạt các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh tung ra đủ loại thống kê về con số về cán bộ trốn ra nước ngoài mang theo khối tiền lên đến nhiều tỉ mỹ kim hàng năm. Các con số từ những cơ quan trên nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau. Các cơ quan tại trung ương như Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao công bố con số cán bộ bỏ trốn trên cả nước ở mức dưới 1000 người mỗi năm, nhưng chỉ riêng tỉnh Quảng Đông (một trong những tỉnh làm ăn khấm khá nhất nước) lại công bố con số trên 2000 người mỗi năm. Tình trạng căng thẳng trong giới quan chức cao cấp đang ở mức rúng động.

Một hiện tượng đáng chú ý là cả 2 phe đều tận dụng mạng Internet để tung ra những dữ kiện mà trước đây được xem là bí mật quốc gia, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của các quan chức ở thượng tầng. Các tin tức rò rỉ này thường đi kèm với nhiều dữ kiện rất cụ thể và chi tiết khiến phe đối phương khó lòng phủ nhận được.

Một dẫn chứng điển hình là gần đây phe cánh Thái Tử Đảng của ông Tập Cận Bình tung lên mạng Internet cho biết ông Giang đang suy thoái tinh thần trầm trọng phải nhập viện khẩn. Không ngừng ở đó, người đưa tin còn cho biết 2 lý do khiến ông Giang đột quị. Lý do thứ nhất là vì không cứu được Chu Vĩnh Khang sau 2 thất bại liên tiếp đối với Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu. Lý do thứ nhì lớn hơn nữa là vì người con đầu của ông ta, Giang Miên Hằng, đã bị đưa vào danh sách điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Đảng về tội tham nhũng. Bản tin nói thẳng luôn Ủy ban Kiểm tra dư biết ông Hằng đứng đầu các nhóm lợi ích ở Thượng Hải trong các lãnh vực béo bở bao gồm điện tín, điện thoại, sản xuất xe ôtô, và hàng không. Bản tin viết như lời kết luận của Ủy Ban rằng dù ông Giang Miên Hằng nắm bằng đó bộ máy làm ra tiền, ông ta vẫn liên kết với đại gia Chu Chính Nghị cướp đoạt đất đai của dân, vay tiền ngân hàng không trả… Hiện nay số tiền ông Giang Miên Hằng đang gởi tại các ngân hàng nước ngoài không dưới 3 tỷ mỹ kim. Và ông Hằng chỉ mới là một trong những người con, người cháu trong đại gia đình Giang Trạch Dân.

Ông Giang Trạch Dân bủn rủn khi biết tin Ủy ban Quy luật Trung ương đảng đã giao hồ sơ tham nhũng của ông Giang Miên Hằng cho ông Vương Kì Sơn để điều tra. Ông Vương nổi tiếng trong vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang về tội tham nhũng và được ông Tập Cận Bình nhắc tên thường xuyên trong các buổi hội thảo cán bộ cấp cao. Khi nhận được hồ sơ tham nhũng của con trai ông Giang Trạch Dân, ông Vương tuyên bố rằng: “Khi đã điều tra, tôi không nương tay cho bất cứ ai”.

Một sự việc đáng kể khác là ông Tập Cận Bình gián tiếp cảnh cáo luôn cả cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào để ông này không kéo về phe với Giang Trạch Dân. Ngày 03/09/2014, báo đài công cụ ở Hoa lục loan tin 1 trong 13 ủy viên của Tỉnh ủy Sơn Tây đã bị cách chức, 3 ủy viên khác đã bị bắt để điều tra về tội tham nhũng. Và đặc biệt nhấn mạnh cả 4 người này xuất thân từ đoàn Thanh niên Cộng sản mà lên. Đây là một dữ kiện chẳng liên hệ gì đến các tội trạng đang bị điều tra. Giới quan sát tin rằng việc đưa ra dữ kiện này là lời cảnh cáo cho ông Hồ Cẩm Đào, người mà dân chúng cả nước cũng như thế giới biết đã leo lên từ hệ thống Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Ông Hồ trong những năm nắm quyền cũng dành nhiều ưu đãi cho Đoàn và đưa nhiều cựu cán bộ Đoàn vào các vị trí hệ trọng trong Đảng.

Trong khi đó, giới cộng đồng mạng chỉ ra Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn Tây, ông Lý Tiểu Bằng, là một cán bộ khét tiếng tham nhũng, tệ hơn 4 người bị bắt rất nhiều, vẫn ung dung ngồi ghế cai trị. Lý do đơn giản là vì ông Lý thuộc cánh ông Tập Cận Bình. Đây là một trong những dẫn chứng lớn của các cư dân mạng khi đi đến kết luận: lý cớ “diệt tham nhũng” chỉ là vỏ bọc cho tham vọng thâu tóm toàn bộ quyền lực của phe ông Tập và loại bỏ hẳn 2 đối thủ lớn trong chính trường là ông Giang và ông Hồ.

Tóm lại, ông Tập Cận Bình đang phá bỏ nhiều tiền lệ, nhiều giao ước bất thành văn giữa giới lãnh đạo Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Có người còn cho rằng ông Tập đã bắt đầu bước vào cơn xoáy có thể từng bước kéo Trung Quốc trở về tình trạng chính trị thời Mao Trạch Đông. Đó là sẵn sàng dùng biến động xã hội đến mức “long trời lở đất” để triệt hạ các đối thủ chính trị, bất kể các thiệt hại cực lớn và lâu dài cho đất nước.

Cũng có nhà phân tích cho rằng ông Tập không có chọn lựa nào khác. Ông ta đang ở cùng hoàn cảnh như ông Gorbachev khi lên nhậm chức Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Xô. Và có vẻ như Hoa Lục đang bước vào giai đoạn “Perestroika với đặc tính Trung Quốc”.

Ngô Quảng

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa kể chuyện nhà tù


VRNs (15.09.2014) – Sài Gòn – “Khi tôi bị biệt giam trong một căn phòng nhỏ hẹp và trong một thời gian dài như vậy thì lúc đầu tôi bị stress. Tôi đã có những giây phút bị lung lay tinh thần bằng cách phải làm đơn cầu xin ban giám thị giải tỏa cho tôi, để tôi được trở về với mọi người trong buồng giam chung, nhưng tôi đã trấn tĩnh và suy nghĩ rằng, nếu tôi làm như vậy, tinh thần của tôi sẽ yếu kém đi mãi mãi, một lần yếu kém thì nó chính là cái đà cho những sự yếu kém tinh thần của tôi về sau này. Bởi vậy, tôi kiên quyết không làm đơn, không nhận tội, và một con người như tôi đã không nhận tội [trước tòa án] mà lại phải nhận tội [trong trại giam] để van xin họ cho thoát khỏi phòng biệt giam, thì chính bản thân tôi cảm thấy xấu hổ. Và sau này, khi tôi ra khỏi tù, tôi gặp những bạn bè của tôi thì sự xấu hổ đó còn tăng lên gấp bội, nên tôi kiên quyết chịu đựng. Thời điểm biệt giam là thời điểm tôi có thể kết thúc số phận một cách tốt nhất, vì làm như thế tiếng vang rất lớn, nhưng tôi nghĩ rằng tiếng vang ấy dù lớn đến đâu cũng không lớn bằng tôi sẽ cố gắng sống để trả xong cái án tù, để trở về, để tiếp tục công việc cao quý của tôi, đó là cùng với tất cả anh em đấu tranh cho tự do cho dân tộc.” Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chia sẻ sau khi ông được mãn hạn tù sáu năm vào ngày 12.09 vừa qua.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa quả quyết: “con người không thể vượt qua được nó, mà chắc chắn vượt qua được nó bằng ý chí và nghị lực của bản thân. Anh có thể bị khủng hoảng trong một hai tháng đầu, nhưng nếu vượt qua được ngưỡng đó, thì anh sẽ vượt qua được mãi. Anh phải tin vào cuộc đấu tranh của anh. Anh phải nghĩ rằng, anh phải sống để đấu tranh cho dân tộc.”

Sau đây xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của Pv. VRNs với Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa lúc vừa về đến tư gia ở Hải Phòng

Huyền Trang, VRNs: Thưa Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trước hết, xin chúc mừng ông đã được đoàn tụ với gia đình sau sáu năm bị giam cầm. Vậy xin ông có thể cho biết những suy nghĩ của ông vừa khi ra khỏi tù là gì ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi tôi ra khỏi nhà tù có một luồng suy nghĩ lạc quan bởi vì có nhiều tổ chức [nhân quyền] hình thành và nhiều người tham gia vào công cuộc đấu tranh dân chủ cho đất nước. Lạc quan đó được bổ sung bởi những con người mà tôi đã gặp, cũng như vợ con tôi đã tạo cho tôi một không khí lạc quan rằng công việc của chúng tôi là chính đáng và chúng tôi sẽ thắng lợi.

Huyền Trang, VRNs: Trong nhà tù, công an đã đối xử với ông thế nào và ông đã phản ứng lại với họ ra sao?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi bị giam cầm 6 năm, 2 lần bị biệt giam mỗi lần 3 tháng, bị chuyển trại 4 lần, bịt miệng 1 lần và bị đánh 1 lần do tôi bảo vệ quan điểm đấu tranh, chống lại những áp bức, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tù nhân, cho nên tôi được đối xử một cách khá đặc biệt.

Tôi ấn tượng nhất là nhà tù Nam Hà, những người cai tù ở đó là những con quỷ chứ không phải là con người.

Về con người, trong Trại giam Số 6, tôi ấn tượng anh Nguyễn Văn Hải, tức Blogger Điếu Cày. Anh đã tuyệt thực 33 ngày để phản đối việc khủng bố của giám thị trại giam đối với cá nhân anh, [sau đó] anh đã thắng lợi và giám thị trại giam phải xin lỗi anh, giải tỏa cho anh và không giam riêng anh, và anh trở về buồng giam chung với chúng tôi. Tinh thần của anh đã lan tỏa đến chúng tôi là sẵn sàng hy sinh cho quê hương đất nước.

Tại trại giam An Điềm, Quảng Nam, tôi có dịp sát cánh với Ls Lê Quốc Quân, mặc dù tôi chỉ ở với anh có bốn tháng là tôi mãn hạn tù, nhưng nếu tôi có đi tù một lần nữa thì tôi muốn ở cùng với Ls Lê Quốc Quân, bởi vì anh có một tinh thần chống cực khá quyết liệt với sự khéo léo nên anh đã thắng lợi trong cuộc đấu tranh [trong trại giam]. Ví dụ như, anh phản đối việc mặc áo tù. Khi tù nhân thăm gặp gia đình bắt buộc phải mặc áo tù nhưng anh kiên quyết không mặc, nên cán bộ trại giam đã sử dụng hình thức khủng bố tinh thần bằng cách biệt giam, nhưng anh vẫn kiên quyết trả lời thà bị biệt giam chứ không mặc áo tù vì anh ấy là vô tội. Cuối cùng người ta phải chấp nhận cho anh không mặc áo tù hằng ngày và mỗi lần thăm gặp gia đình cũng vậy. Một người tù không mặc áo tù mà đi giữa đám tù nhân mặc áo tù, thì người ấy cực kỳ nổi bật và gây một cảm xúc mãnh liệt. Tinh thần của anh đã lan tỏa đến các tù nhân khác. Chúng tôi nhìn hình ảnh của anh để tự hào, đó là một tù nhân chính trị kiên giang nhất trong những người mà tôi đã quen biết.

Tôi luôn cảm phục tinh thần đấu tranh của họ cho dân chủ hóa đất nước bằng những hành vi rất cụ thể ở ngay trong nhà tù.

Huyền Trang, VRNs: Thưa ông, ông nói rằng, ông đã hai lần bị giam riêng vậy ông có thể mô tả cụ thể hơn những lần giam riêng này là như thế nào ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Giam riêng là cách gọi của ban giám thị trại giam. Cấu tạo buồng biệt giam cho tù nhân chính trị rộng khoảng 6m2 cho một người, không có nhà vệ sinh. Chúng tôi phải ăn, ngủ và đi vệ sinh cùng một nơi. Đi vệ sinh trong một cái bô. Một ngày có 15 phút viên cai ngục mở cửa [buồng giam], để tôi mang cái bô ra đầu cống đổ những đồ xú uế đã thải ra. Đặc biệt, chúng tôi bị giam 24/24 trong một căn phòng nhỏ hẹp như vậy ròng rã suốt ba tháng trời, thì con người ta rất dễ tìm đến cái chết, bởi vì con người cần có sự giao lưu. Tất nhiên cái hành vi này của ban giám thị trại giam đã không khuất phục được [tinh thần] tôi [trong suốt 2 lần bị biệt giam mà mỗi lần ba tháng ấy], nên họ thả tôi ra và họ chuyển tôi sang một nhà tù khác là trại giam An Điềm – Quảng Nam.

Từ Hải Phòng [quê hương của tôi] vào đến đất Quảng Nam, theo ước tính của tôi là khoảng 900 cây số, việc đưa một tù nhân giam ở một trại giam xa xôi như vậy là cố tình tước bỏ quyền thăm gặp của gia đình tù nhân. Theo Luật nói rằng, mỗi một tù nhân một tháng được gặp thân nhân một lần, nên việc giam tôi xa như vậy là tước bỏ quyền thăm gặp của tôi và của gia đình tôi.

Huyền Trang, VRNs: Qua câu chuyện ông chia sẻ cho thấy, ông đã từng bị biệt giam một mình trong một căn phòng kín, nhỏ hẹp chỉ khoảng 6m2 và ông đã bị biệt giam 2 lần mà mỗi lần ba tháng, vậy động lực nào đã giúp ông vượt qua những nghịch cảnh như thế này ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi tôi bị biệt giam trong một căn phòng nhỏ hẹp và trong một thời gian dài như vậy thì lúc đầu tôi bị stress. Tôi đã có những giây phút bị lung lay tinh thần bằng cách phải làm đơn cầu xin ban giám thị giải tỏa cho tôi, để tôi được trở về với mọi người trong buồng giam chung, nhưng tôi đã trấn tĩnh và suy nghĩ rằng, nếu tôi làm như vậy, tinh thần của tôi sẽ yếu kém đi mãi mãi, một lần yếu kém thì nó chính là cái đà cho những sự yếu kém tinh thần của tôi về sau này. Bởi vậy, tôi kiên quyết không làm đơn, không nhận tội, và một con người như tôi đã không nhận tội [trước tòa án] mà lại phải nhận tội [trong trại giam] để van xin họ cho thoát khỏi phòng biệt giam, thì chính bản thân tôi cảm thấy xấu hổ. Và sau này, khi tôi ra khỏi tù, tôi gặp những bạn bè của tôi thì sự xấu hổ đó còn tăng lên gấp bội, nên tôi kiên quyết chịu đựng. Thời điểm biệt giam là thời điểm tôi có thể kết thúc số phận một cách tốt nhất, vì làm như thế tiếng vang rất lớn, nhưng tôi nghĩ rằng tiếng vang ấy dù lớn đến đâu cũng không lớn bằng tôi sẽ cố gắng sống để trả xong cái án tù, để trở về, để tiếp tục công việc cao quý của tôi, đó là cùng với tất cả anh em đấu tranh cho tự do cho dân tộc.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trong câu chuyện vừa rồi, ông khẳng định tại trại giam Nam Hà không xem người tù chính trị và các tù nhân khác là một con người, thì ông có thể nói rõ điều này hơn và xin ông cho một minh chứng ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong thời gian tôi bị giam ở trong trại giam Nam Hà là thời gian tôi phải chịu đựng cực khổ nhất về cách hành xử của những nhân viên cai tù. Khi chúng tôi vào [trại giam], chúng tôi bị tẩy não bằng cách họ triệu tập các tù nhân chính trị lên văn phòng, họ nói chuyện, đưa giấy bút bắt làm những bản kiểm điểm, nhận các tội của mình và cầu mong được sự quan tâm của ban giám thị trại, để được giảm án. [Cai tù] không đánh đập, không dùng những lời lẽ mạt sát chúng tôi, nhưng những hành vi đó còn đau đớn hơn và sỉ nhục hơn là đánh đập, bởi vì tất cả các tù nhân chính trị [lương tâm] chúng tôi đều là trí thức, không nhận tội vì họ biết việc họ làm là chính nghĩa. Cho nên, một số tù nhân chính trị khác đã làm theo yêu cầu của ban giám thị trại tố cáo các tù nhân chính trị [lương tâm]. Ví dụ như tôi bị giam riêng bởi một sự tố cáo của hai người tù làm gián điệp cho Trung Quốc, họ tố cáo tôi “tuyên truyền chống nhà nước” trong nhà tù.

Cán bộ giám thị trại giam lợi dụng các tù nhân chính trị khác để tố cáo chúng tôi [tù nhân chính trị lương tâm] đã sỉ vả đảng CS. Thí dụ, chúng tôi đã đấu tranh yêu cầu trại giam phải cải thiện môi trường sống, đây là một việc làm rất chính đáng, nên ban giám thị phải chấp nhận các yêu sách của chúng tôi. Nhưng họ lại trả tù chúng tôi bằng cách cho rằng, chúng tôi làm đơn tập thể để xúi giục anh em chống lại lệnh của cán bộ trại giam và có sự xác nhận của những người tù khác, cụ thể là những người tù làm giám điệp cho Trung Quốc. Cuối cùng chúng tôi một lần nữa lại bị biệt giam. Số phận này không chỉ riêng tôi mà anh Phạm Văn Trội, cùng giam chung với tôi cũng bị như vậy. Tôi và anh Trội mỗi người bị biệt giam một nơi vì bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong trại giam. Tôi và anh Trội đã trải qua nhiều uất ức, nhưng tôi và anh Trội đã vượt qua được với mong muốn trở về với mọi người, cùng đấu tranh cho dân chủ ở VN trong đó đòi quyền tự do tín ngưỡng [cho người tù].

Huyền Trang, VRNs: Thưa Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, điều quan trọng nhất mà ông học được trong suốt 6 năm tù qua là gì?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Điều thứ nhất, chế độ giam giữ của nhà tù của chính quyền độc tài là hoàn toàn không có giá trị nhân văn và rất tàn khốc. Điều thứ hai, con người không thể vượt qua được nó, mà chắc chắn vượt qua được nó bằng ý chí và nghị lực của bản thân. Anh có thể bị khủng hoảng trong một hai tháng đầu, nhưng nếu vượt qua được ngưỡng đó, thì anh sẽ vượt qua được mãi. Anh phải tin vào cuộc đấu tranh của anh. Anh phải nghĩ rằng, anh phải sống để đấu tranh cho dân tộc.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông đã từng trải qua nhiều trại giam và khẳng định, các quản giáo xem người tù như là một con súc vật. Vậy thưa ông, nay ông đã trở về với gia đình và đang hội nhập với xã hội thì ông có ý tưởng nào lên tiếng cho các tù nhân được đối xử như một con người ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi đã trải qua nhiều trại giam nên tôi rất hiểu các điều khiện giam giữ khắc khổ, tàn khốc mà các tù nhân phải chịu đựng. Tôi nghĩ rằng không chỉ dư luận trong nước mà dự luận quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các tổ chức theo dõi tù nhân lương tâm nên quan tâm đến chế độ giam giữ của nhà tù VN nhiều hơn nữa. Đặc biệt là quan tâm đến nhóm tù nhân lương tâm của chúng tôi, phải có một sức ép to lớn hơn, hiệu quả hơn để những người tù nhân lương tâm này được trở về với cuộc sống bình thường bên ngoài xã hội.

Huyền Trang, VRNs: Thưa ông, trong trại giam Nghệ An ông đã gặp Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải và qua trại giam An Điềm ông đã có dịp tiếp xúc với Ls Lê Quốc Quân thì nhân ngày trở về với gia đình ông có điều gì chia sẻ đến gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải cũng như Luật sư Lê Quốc Quân ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau khi ra khỏi trại giam, tôi đã liên lạc với gia đình anh Hải và nói với gia đình hãy yên tâm, nếu có một sự bất bình hay một hành vi dã man của cai tù thì anh Hải sẽ đấu tranh, có thể anh tuyệt thực, nhưng bao giờ anh cũng thắng lợi. Cho nên, việc đấu tranh của anh Hải là việc làm chính nghĩa, xứng đáng nên lấy làm tự hào. Điều thứ hai ở anh Hải là sự thông minh, anh rất hiểu luật pháp. Có nhiều cán bộ cảm phục anh, luôn luôn tìm cách nói chuyện với anh, mặc dầu không được phép.

Ở trại giam An Điềm, Đà Nẵng, tôi được gặp Luật sư Lê Quốc Quân, tôi nhận thấy đây là một con người rất dũng cảm, một người có lý luận. Anh có thể sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh giành thắng lợi. Trước khi tôi trở về với gia đình, anh Quân đã nhắn với tôi cho anh gửi lời hỏi thăm tất cả anh em ở bên ngoài, đồng bào giáo dân… Anh sẽ trở về vào tháng 6 tới, sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh và xin mọi người cùng tin tưởng.

Huyền Trang, VRNs: Xin chân thành cám ơn Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong những người đầu tiên lên tiếng việc Hoa Lục xâm chiếm lãnh hải VN.

Blogger Phạm Thanh Nghiên cho biết thêm, cô cùng với Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người lính già Vũ Cao Quận viết “đơn xin phép biểu tình”, yêu cầu chính phủ đầy lùi lạm phát.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị Tòa án Nhân dân Hải Phòng kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế vào ngày 09.10.2009. Ông Nghĩa bị buộc tội đã “lưu trữ, phát tán những tài liệu vu khống chế độ, sau đó chụp hình và phát tán lên mạng Internet” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Vào năm 2011, ông được Tổ chức theo dõi Nhân quyền trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.

Huyền Trang, VRNs

Đảng Cộng sản một lần nữa đe dọa đồng bào ta

Ảnh trong triển lãm 'Cải cách ruộng đất'. Nguồn: Internet


Thanh Pham (Danlambao) - Cuộc triển lãm "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" diễn ra tại Hà Nội, dự tính kéo dài 4 tháng từ ngày 8/9/2014 đến hết năm 2014. Trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất "long trời lở đất" cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.

Theo tôi, có lẽ là bất cứ người Việt Nam nào hay chí ít là với người trung niên đều có thể hiểu và biết rõ rằng đó là một cuộc thanh trừng dân tộc, mà đảng cộng sản và Ngoại bang (Trung cộng, Nga cộng) dùng để trấn áp, khủng bố tinh thần một dân tộc nhằm mục đích bắt đồng bào ta phải cúi đầu đi theo con đường của bọn chúng vạch ra. Con đường mà chỉ đem lại lợi ích và quyền uy tuyệt đối cho tầng lớp thống trị núp dưới bóng một chủ nghĩa không tưởng "CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN". 

Cuộc cách mạng đó đồng bào ta chủ yếu ở miền Bắc đã bị tắm trong hận thù, biển máu tràn trề mà chính Cộng sản và trùm quỷ đỏ Việt Nam một gián điệp tàu đội lốt cũng phải công nhận đó là một "sai lầm" và giả bộ thấm nước mắt hối hận. 

Từ đó, đồng bào ta, dân tộc ta lầm lũi cúi đầu đi theo cái bọn gọi là cộng sản đó. Một số thành phần cơ hội chen chân vào giai cấp thống trị nhằm mục đích xây dựng uy quyền cho bản thân, gia đình và phe nhóm để khai thác, bóc lột, làm giàu trên xương máu đồng bào và họ trở thành những người thuộc thành phần lãnh đạo cấp cao. Một số khác thì vì muốn kiếm miếng ăn cho bản thân và gia đình mà hùa theo, nói leo. 

Có một sự thật hiển nhiên mà chúng ta thường thấy: Các cán bộ Cộng sản từ cấp cao, cấp trung rồi đến cấp thấp... Khi đương quyền đương chức, trước mặt cấp trên, truyền thông báo chí… thì nói bốc phét, tâng bốc một cách hùng hồn vô tội vạ về đảng và nhà nước, nhưng ngay sau lưng không có người lạ, đồng Đảng tay chân không thân thuộc… thì họ đều nói ngược lại cái mà chính họ đã nói. Khi về hưu họ càng nói xấu dữ dội hơn và không bao giờ nói công khai. Rất ít người được như bác Lê Hiếu Đằng dám nói một cách công khai. 

Quay lại Cuộc triển lãm “CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT” mới mở đã bị đóng (đó là chiến công của những người bị cải cách ruộng đất hiện đại Dương Nội) vừa rồi thì mục tiêu của Đảng Cộng sản là gì??

Về đối ngoại: Sau chuyến đi của một trùm quỷ đỏ dưới cái tên “ĐẶC PHÁI VIÊN” Lê Hồng Anh sang Trung Quốc lén lút Ký kết, hứa hẹn điều gì? Đó chính là tiếp tục, tăng cường mạnh mẽ chính sách khủng bố tinh thần của dân tộc, đồng bào mà bấy lâu nay họ vẫn làm. Một lần nữa nhắc lại một cách rõ ràng qua những bằng chứng sống cụ thể về cuộc tắm máu mà cộng sản đã từng thực hiện theo ý đồ ngoại bang (Trung cộng, Nga thì chết rồi). Nhằm khẳng định lại một lần nữa sự thuần phục của Đảng Cộng sản Việt Nam với Trung cộng. 

Về đối nội: Các cuộc biểu tình, khiếu kiện về đất đai (cũng là Cải cách Ruộng đất mà thôi) mà nhiều chuyên gia đánh giá là tử huyệt của chế độ, ngày càng nhiều, hình thức đa dạng và mức độ càng mạnh mẽ. Các khiếu kiện này ngày càng nhận được nhiều sự đồng tình của động đảo đồng bào. Cộng sản đã nhận ra điều này. Cuộc triển lãm về “CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT” lần này là một lời đe dọa đanh thép của Cộng sản đối với toàn thể Đồng bào ta, chúng muốn khẳng định rằng Cộng sản sẵn sàng làm lại cuộc cách mạng long trời lở đất (xem BBC).

Thì chính ông Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Văn Cường nói: “Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.” 

Chính ông ta làm cái loa vang lên lời đe dọa khủng bố chính thức là khẳng định "những thành tựu..." thắng lợi của Đảng đối với đồng bào. Sau đó cũng khẳng định"những bước đi sai lầm… ". Khiến tôi cảm thấy ghê sợ một sai lầm mà có thể lên đến vài trăm ngàn người chết. Đảng cộng sản khẳng định đó là những sai lầm đem đến thắng lợi. 

Một lần nữa đe dọa mạnh mẽ rằng nếu cần thiết Cộng sản (Trung và Việt) sẵn sàng tiếp tục sai lầm để giành lấy thắng lợi trước đồng bào ta. 

Chúng ta chọn con đường nào đây: tiếp tục như ông Cương nói "cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó”, lầm lũi đi theo bọn quỷ đỏ. Hoặc Chúng ta phải vùng lên cố gắng tránh những sai lầm cố ý của Cộng sản để rồi tương lai con cháu chúng ta được đi trên chính đôi chân ý nguyện của mình.



Việt Nam: Số người chết nhiều hơn thời chiến tranh (Phần 1)


Ra đường thì sợ xe tông
Về nhà lại sợ vợ không nói gì?

Uyển Thi (Danlambao) - Cuộc chiến ở Ukraine xảy ra từ đầu tháng tư cho tới nay đã làm hơn 2000 người chết (1) trong đó có cả 289 hành khách xấu số của chuyến bay M17 của Malaysia và hơn 5000 người bị thương. Dịch Ebola (2) ở Châu Phi làm cho cả thế giới lo sợ cũng chỉ với 4000 người nhiễm trong đó 2400 đã tử vong. Còn cuộc chiến của nhà nước hồi giáo tự xưng IS ở Iraqcũng chỉ giết chết hơn 2000 ngàn người đã làm cho tổng thống Mỹ Obama đã ra lệnh ném bom Irap và Syria. Còn ở Việt Nam, con số vài ngàn người chết chưa là gì cả sao chúng ta không lên tiếng?

Đảng cộng sản Việt Nam đang giết dân còn nhiều hơn thời chiến tranh Nam Bắc theo thống kê của trang Wikipedia (3) thời chiến tranh. Việt Nam Cộng Hòa 250.000 đến 316.000 chết hoặc mất tích, bị thương 1.170.000 người còn phía Cộng Sản 1.100.000 chết và mất tích, bị thương 600.000 người. Vậy cả hai miền chết 1,415.000 người bị thương 1,770,000 người cũng chỉ tương đương con số người chết và bị thương do tai nạn giao thông hiện nay.

Theo báo đảng, tai nạn giao thông trong dịp lễ 2/9/2014 xảy ra 186 vụ làm chết 114 người và bị thương 145 người (4) còn theo thống kê của ban an toàn giao thông thì trong sáu tháng đầu năm 2014 Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 12.827 vụ TNGT, làm chết 4.689 người (5) và bị thương 12.263 người. So với cùng kỳ năm 2013, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí là số vụ, số người chết và bị thương. nhưng vẫn vượt xa con số của cả cuộc chiến Ukraine và nhà nước hồi giáo IS cộng lại.

Còn những năm trước thì sao? năm 2013 Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người (6). Con số người chết do TNGT thật khủng khiếp thế mà đã được chính miệng, Phó Thủ tướng Chính phủ-Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, Ngày 31-12 tại địa phương nhằm tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Mà không biết tởm cái miệng

Năm 2012 Báo cáo tại hội nghị, ông Đinh La Tặc - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Trưởng ban thường trực Ủy ban ATGT (7) quốc gia cho hay, trong năm 2012, toàn quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người, Còn năm 2011 Theo thống kê (8) của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông, làm 11.395 người chết và 48.734 người bị thương.

Tại hội nghị, an toàn giao thông toàn quốc ngày 28-12.2010 ông Thân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết (9) từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. So với năm 2009 tăng 1.788 vụ. Những con số thật đau lòng cho dân tộc Việt Nam chúng ta, thống kê trên cho thấy trong 5 năm từ 2009 đến 2014 mỗi năm có hơn 10.000 người chết, và hơn 30 ngàn người bị thương bởi tại nạn giao thông.

Nhìn lại con số 10 năm TNGT ở Việt Nam không hề giảm Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2004 cả nước xảy ra 17.530 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 12.000 người và bị thương (10) trên 15.600 người. Nếu tính trong mười năm cả nước có đến hơn 100,000 người chết và bị thương tương đương 300.000. Con số được đem nhân cho 40 năm cộng sản cầm quyền, tương đương 500.000 người chết bị thương 1,5 triệu người!

Đấy là những con số thông kê của những tờ báo đảng chưa kể nhiều trường hợp bị tai nạn bị chết và bị thương nhưng hai bên thoải thuận đền bù và chi tiền cho CSGT rồi tự xóa hồ sơ, theo thông tin chưa được kiểm chứng cứ một vụ đưa ra thì ba vụ được khép hồ sơ. Đến báo đảng còn nói (11) đồng tiền có thể xóa sạch hồ sơ xử lý tai nạn giao thông

Và thực tế rất nhiều vụ tai nan giao thông người nhà cương quyết không cho pháp Y đến mổ người thân để khám nghiệm tử thi, bởi họ có suy nghĩ người thân họ chết thảm rồi không cần chi phải mổ nữa. Và lo ngại khi mổ tử thi để khám nghiệm nguyên nhân dẫn đến cái chết, nhiều nạn (12) nhân đã bị mất nội tạng nên cương quyết đem xác về, và khi được gợi ý đền bù gấp nhiều lần được bảo hiểm XH thì người nhà nạn nhân đồng ý ký giấy bãi nại, không thưa kiện bởi tai nạn giao thông là ngoài ý muốn nên cũng không ép người gây tai nạn bị đi tù làm gì? với lại lấy đức để người thân dễ siêu thoát

Vậy trên thực tế nếu cộng thêm những tai nạn giao thông không khai báo thì số người chết và bị thương do TNGT ở Việt Nam trong 40 năm cộng sản cầm quyền còn nhiều hơn thời chiến tranh Nam Bắc. Chính miệng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (13) còn thừa nhận. Thật buồn cho đất nước và nhân dân Việt Nam đang bị cộng sản hại chết bằng tai nạn giao thông. Chúng thu đủ thứ thuế phí GT nhưng lại để mặc những con đường gập nước, ổ gà và không mở mang đường nên dẫn đến tai nạn GT là điều tất nhiên

Phải chăng CSVN đã vâng lệnh Tàu Khựa để giết dân một cách hợp pháp nhất và cố tình không mở mang đường xá, vả lại đánh thuế thật cao xe ô tô bốn bánh để người dân phải chấp nhận đi xe hai bánh nên mỗi lần tai nạn là nguy cơ chếtngười là rất lớn lỗi này do đảng CSVN chứ không phải tại dân. Hàng năm số tiền bỏ ra 3 tỷ USD để khắc phục (14) hậu quả do tai nạn giao thông, là rất lớn và cướp đi sinh mạng mười mấy ngàn người và đẩy hàng triệu con người phải mồ côi và đi đến nghèo đói bởi thương tật để lại.

Còn Tiếp phần 2: Nghịch lý đường bộ Việt Nam


danlambaovn.blogspot.com

________________________________________

Chú thích:

‘Ấn Độ muốn VN mạnh trên Biển Đông’

BBC-12:33 GMT - thứ hai, 15 tháng 9, 2014
Việt Nam và Ấn Độ có cùng lợi ích trên Biển Đông?
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
Giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia về quân sự và an ninh quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, đã đưa ra nhận định này nhân chuyến thăm kéo dài bốn ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam bắt đầu từ ngày 14/9.

Chính sách ‘Hướng Đông’

“Hướng Đông là một chính sách đang thành hình,” Giáo sư Karnad nói. “Ý tưởng của chính sách này là để cho các nước ven Trung Quốc xích lại gần nhau và cùng hợp tác trong lĩnh vực an ninh để hạn chế các lựa chọn của Trung Quốc trong việc đối phó với họ.”
Ông giải thích một nội dung chủ yếu của chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ là ‘xây dựng năng lực’ cho các nước, nhất là Việt Nam và Philippines.
“Chúng tôi tham gia rất nhiều trong việc củng cố sức mạnh hải quân cho Việt Nam,” ông nói.
Ông đưa ra dẫn chứng rằng New Delhi đang tính đến việc cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam, giúp huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua từ Nga và sắp mở gói tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ cho Việt Nam để giúp nước này mua thêm 5 chiếc máy bay tuần tra của Ấn Độ.
"Ý tưởng của việc này (chính sách Hướng Đông) là xây dựng Việt Nam trở nên hùng mạnh trên Biển Đông và đây là cách mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp răn đe Trung Quốc đừng có những hành động hung hăng."Giáo sư Bharat Karnad, Trung tâm Nghiên cứu chính sách, New Delhi
 Theo Giáo sư Karnad thì chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ trải dài từ Vịnh Bengal cho đến Biển Nhật Bản và do đó Việt Nam và Nhật Bản được Ấn Độ xem là ‘hai trục chính’ trong chính sách ‘Hướng Đông’ của mình.
“Việt Nam nổi lên như là trục trung tâm còn Nhật Bản là trục cuối. Đây là cách mà Ấn Độ sẽ thi hành chính sách ‘Hướng Đông’.”
Ông cho biết những nước bị ảnh hưởng bởi tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ‘sẽ được Ấn Độ ủng hộ’.
Chính vì vậy mà chuyến công du Việt Nam lần này của Tổng thống Mukherjee ‘chắc chắn nằm trong chiến lược thực hiện chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ’, Giáo sư Karnad nói và cho biết nghị trình trong chuyến thăm này sẽ bao gồm việc Ấn Độ tham gia khai thác dầu khí ở các lô mà Việt Nam chào mời trên Biển Đông.
Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007
Điều này cho thấy Ấn Độ tái khẳng định cam kết của họ đối với khu vực Biển Đông, ông nhận xét, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
“Những lô này nằm hoàn toàn trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền,” ông nói.
“Ấn Độ đã nói rằng họ không đi đâu cả và rằng lợi ích của chúng tôi là ở việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.”
“Bắc Kinh phản đối một số việc mà Ấn Độ làm. Điều này cũng bình thường thôi,” ông nói thêm. “Luôn luôn có khác biệt và xung đột lợi ích giữa Bắc Kinh và New Delhi.”

Tín hiệu đến Trung Quốc?

Lãnh đạo Việt Nam-Ấn Độ liên tục thăm viếng lẫn nhau
Bình luận về việc chuyến đi Hà Nội của Tổng thống Mukherjee diễn ra đồng thời với chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Giáo sư Karnad phân tích rằng điều này đánh một tín hiệu đến Trung Quốc rằng Ấn Độ ‘đang xây dựng các lựa chọn khác ở châu Á’.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mukherjee đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam rằng ông mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chính trị.
“Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam chưa bao giờ tốt như hiện nay,” Tổng thống Mukherjee nói với Thông tấn xã Việt Nam.
Trong ngày 15/9, hai hãng hàng không Việt Nam và Ấn Độ ký kết Biên bản ghi nhớ khai thác và hợp tác xúc tiến đường bay thẳng nhân chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ.
Vietnam Airlines và Jet Airways đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc mở đường bay thẳng.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Pranab Mukherjee cũng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác khác.
Trong đó có Ý định thư về hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ấn độ (ONGC Videsh Ltd).
Quốc vụ khanh Dầu khí và Khí đốt Dharmendra Pradhan nằm trong phái đoàn của Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam lần này.