Thursday, September 18, 2014

TPP: cơ hội cạn dần cho Việt Nam?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn 
07:27 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
TPP cũng được ông John McCain nhắc đến khi đến Hà Nội vào tháng Tám
Dù “đã rút ngắn khoảng cách”, nhưng như tựa đề một cuốn tiểu thuyết ra đời ở Việt Nam sau năm 1975, chuyến viễn du đến TPP của Hà Nội vẫn còn “những khoảng cách còn lại”, sau cuộc đàm phán kéo dài suốt mười ngày đầu tháng 9/2014 tại thủ phủ “ngàn năm văn hiến”.

“Những khoảng cách còn lại”

“Những khoảng cách còn lại” vẫn luôn là cụm từ mang nghĩa bóng bẩy được một số tờ báo nhà nước ru mị người dân và cũng tự an ủi mình suốt từ quý 3 năm 2013 - khi Tổng thống Barack Obama hứa hẹn “sẽ cố gắng kết thúc sớm nhất” - cho đến nay, liên quan đến giấc mơ có một chỗ đứng trong bàn tiệc TPP để có thể tưởng tượng “tăng GDP Việt Nam đến 30%”.
Song điều oái oăm là thời và thế của ngay cả bản thân tổng thống Mỹ dường như đã thuộc về dĩ vãng. Trong khi đang phải cố gắng vật lộn với cơn suy giảm tỷ lệ ủng hộ rơi xuống ngưỡng tâm lý 50%, Tổng thống Barack Obama còn không thể tự quyết định về quy chế “fast track" (quyền đàm phán nhanh) cho TPP. Thứ quyền mặc định này hiện thời đang nằm trong tay Hạ nghị viện Hoa Kỳ, khiến cho ưu thế dẫn điểm của người đứng đầu hành pháp trước Quốc hội Hoa Kỳ đang trở nên mờ nhạt nhất kể từ thời điểm nhậm chức lần thứ nhất của ông vào đầu năm 2008.
Giờ đây, nhiều người đã hiểu ra một sự khác biệt đủ rộng giữa Quốc hội và Bộ ngoại giao Mỹ. Dù các chuyến ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng John Kerry vào cuối năm 2013 và nữ thứ trưởng bộ này là Wendy Sherman đến Hà Nội vào tháng 3/2014 mang dụng ý muốn thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán TPP - nhân quyền, nhưng cú dẫn điểm gần nhất lại thuộc về một cựu chiến binh Việt Nam: ngài thượng nghị sĩ John McCain.
Chuyến công du Hà Nội đột ngột của McCain vào tháng 8/2014 đã như một hàm ý hiển hiện nhất về quyền lực nằm trong tay ai: không hẳn Chính phủ, mà chính Quốc hội Hoa Kỳ mới là nhân tố biểu quyết có tính quyết định để Nhà nước Việt Nam có được mua vũ khí sát thương và tham dự vào buổi tiệc đứng TPP hay không.

Chưa “đặc xá” nếu không “đặc cách”

Giới lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần vận động Mỹ nhanh chóng kết thúc đàm phán TPP
Hẳn khía cạnh nhân quyền - như một “nhắn nhủ” của John McCain với “tứ trụ” Việt Nam - đã trở thành nguyên cớ chính, góp một phần không nhỏ vào kết quả đàm phán mịt mùng về TPP vừa qua tại Hà Nội. Đơn giản là trong khi Trưởng đàm phán của Hoa Kỳ về TPP, bà Barbara Weisel, loan báo “có tiến bộ sau vòng đàm phán mới đây”, giới quan sát vẫn thừa sức nhận ra nhân quyền còn là một rào cản lớn đối với ngưỡng cửa TPP của Việt Nam.
Cũng đơn giản là trái ngược với tin đồn và niềm hy vọng của không ít người trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua và cho đến cả hiện thời vẫn chưa nhận ra bóng dáng một tù nhân chính trị nào được Nhà nước “đặc xá” khỏi bốn bức tường kín mít trại giam.
Cho dù tiếng nói của các cơ quan hành chính Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ khá đồng thanh về “những tiến bộ đáng kể” trong các nội dung quan trọng như doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng sau đàm phán TPP, nhưng nếu không có thêm các tiểu mục về tự do lập hội, công đoàn độc lập và trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị thì TPP vẫn thuần túy là một bông hồng đầy gai sắc dành cho giới bảo thủ Hà Nội.
“TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là thả và cũng không có một công bố gì” - ông Đoàn Viết Hoạt, người được vinh danh Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995, lý giải ngắn gọn về câu chuyện lê thê trên.
Nhân quyền vẫn là một yêu cầu chủ chốt của Mỹ đối với Việt Nam trong đàm phán TPP
Nhận định của người từng bị Hà Nội tuyên án tù 20 năm vì các hoạt động cổ súy dân chủ đang tỏ ra có cơ sở và còn phần nào chắc chắn. Ít nhất đã có một tù nhân lương tâm nổi bật là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được xác định nằm trong diện đặc xá 2/9 vừa qua. Hiện tượng ông Hải được gọi điện thoại về nhà trong 5 phút, với khá nhiều thông tin “đặc biệt nhạy cảm” mà không bị cán bộ quản giáo cắt cúp lần nào, cũng cho thấy triển vọng ông ra tù trước thời gian thụ án đến hàng chục năm không còn là điều mộng tưởng.
Danh sách những tù nhân chính trị nổi bật có thể được “đặc xá” là khoảng 20 người, được phía Mỹ chuyển cho Hà Nội với yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
Tuy thế, mọi chuyện ở Việt Nam không biết đâu mà lường, nhất là trong chính trị và nền “ngoại giao con tin”. Hà Nội trước nay lại quá thường bị chỉ trích về việc dùng tù nhân lương tâm để mặc cả, đổi chác quyền lợi trong các cuộc thương lượng gia nhập sân chơi quốc tế.
Nếu đàm phán TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014 “thành công tốt đẹp” theo cách Nhà nước Việt Nam được Hoa Kỳ và các nước chủ chốt trong TPP xét “đặc cách” gia nhập hiệp định này, dù còn lâu Việt Nam mới thỏa mãn được những điều kiện quan yếu về “quy chế kinh tế thị trường”, chuyển đổi nguồn nguyên liệu nhập khẩu hay sở hữu trí tuệ…, hẳn nhiên người đời đã chứng kiến một loạt tù nhân lương tâm được trả tự do mà không cần “nhân dịp” Quốc khánh 2/9 nữa.
Nhưng rõ ràng đến giờ này, kết quả TPP cho Việt Nam vẫn tiếp tục mờ mịt như 19 vòng đàm phán trước. Lý do muôn thuở vẫn là những bất đồng giữa hai “đại gia” là Mỹ và Nhật. Nhưng điều ẩn giấu bên trong lại luôn là việc các "đại gia" này chưa nhận ra một tấm lòng “thành tâm” đáng kể nào từ phía Hà Nội, cho dù những chuyến ngoại giao và vận động con thoi đã diễn ra và cũng có thể đã tồn tại một thỏa thuận Việt - Mỹ lặng lẽ.
Tình thế trên đang dẫn đến triển vọng u tối nhất là không có gì bảo đảm rằng Hà Nội sẽ thả người, cho dù thời gian và cơ hội để lọt vào TPP chỉ còn rất ít trong quý cuối năm 2014.

Chút cơ hội cuối cùng

Tất nhiên, vào thời gian cuối năm 2014 vẫn còn một vòng đàm phán TPP nữa - cơ hội cuối cùng của Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian từ đây đến đó, có thể diễn ra một số đàm phán riêng lẻ của các quan chức Hoa Kỳ với giới chức Hà Nội, và do đó vẫn còn cơ may cho những chính khách nào muốn thể hiện tình cảm “hồi tâm”.
Trong bối cảnh đầy thách đố ấy, sự kiện mang tính an ủi đột biến cho giới bảo thủ Hà Nội là ngày 11/9/2014, Tòa Thánh Vatican ra thông cáo cho biết họ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, trong khuôn khổ những nỗ lực tăng cường quan hệ với châu Á.
Sự kiện trên được xem là liên quan mật thiết đến chủ đề nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Cần nhắc lại, Hà Nội đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Toà thánh vào năm 1975. Kể từ năm 2007, hai bên đã “nỗ lực làm việc để tiến tới một mối quan hệ nồng ấm hơn”.
Mọi chuyện đều có vẻ khá logic với nhau, và dường như giữa Vatican và Nhà nước Việt Nam đã có một thỏa thuận thầm kín trước công bố “tái lập bang giao” mới đây. Cách đây hai tháng, tờ Vatican Insider đã có bài viết trích dẫn phát biểu của Tổng giám mục Sài Gòn Bùi Văn Đọc tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Cũng cần nhắc lại, mối quan hệ “nồng ấm hơn” giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh được khởi động vào đầu tháng Giêng năm 2013 với chuyến "hành hương" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Vatican. Người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp đón bằng nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ gia nhập TPP?
Thế nhưng Chính phủ Việt Nam lại thường xuyên bị các quốc gia phương Tây chỉ trích là vi phạm tự do tôn giáo. Năm 2012, Việt Nam đã mang 14 người, đa phần theo Công giáo và Tin Lành, ra xử tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ngay cả sau chuyến công du Vatican của ông Nguyễn Phú Trọng, ở Nghệ An vẫn nổ ra vụ giáo xứ Mỹ Yên 2013 mà bị xem là xâm hại tự do tôn giáo ghê gớm.
Giờ đây, tin tức về một đại học do một tôn giáo như Công giáo tại Việt Nam được phép thành lập khiến cho nhiều người tỏ ra hy vọng như một phép thử quan trọng về sự cởi mở hơn của Hà Nội đối với tự do tôn giáo. Thế nhưng như một quy luật, ở Việt Nam không có gì được coi là nhanh gọn, trừ tham nhũng và những gì thuộc về lợi ích.
Mọi việc vẫn còn phải chờ ở phía trước, và thời gian sẽ trả lời.
Chỉ có điều, thời gian đã quá gấp gáp. Nếu đến tháng 11 năm nay mà giới bảo thủ Hà Nội không kiến tạo được một chút phảng phất trên gương mặt nhân quyền và do đó không thể “hoàn tất TPP” như mong ước của Tổng thống Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, tiến tới chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Khi đó, đương nhiên sẽ chẳng còn mấy khuôn mặt nghị sĩ lưu tâm đến việc “đặc cách” cho Việt Nam vào TPP hay được mua vũ khí sát thương.
Chỉ còn hơn một năm rưỡi trước Đại hội Đảng 12, Bộ chính trị Việt Nam đang “tiến nhanh, tiến mạnh” và có thể cả “tiến vững chắc” đến quyết định bỏ lỡ một ít cơ hội cuối cùng để nhận được cứu cánh kinh tế.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do tại thành phố Hồ Chí Minh.

Du lịch VN có là 'vẻ đẹp bất tận'?

Kim Megson Blogger viết tiếng Anh
11:18 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014


Việt Nam không giống nơi nào khác. Đó là một đất nước thực sự xinh đẹp, sôi động và có tầm quan trọng lịch sử.
Người dân Việt Nam thì thân thiện, hiếu khách, có cà phê, ẩm thực và văn hóa vào hàng tuyệt nhất thế giới.
Về mặt lý thuyết, không ai nghi ngờ gì về sức sống của khẩu hiệu ngành du lịch ‘Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận’.
Mỗi năm Việt Nam có thêm nhiều du khách lần đầu tới thăm và con số này ngày càng tăng thêm.
Rất ấn tượng, nhưng cũng lại là vấn đề lớn, bởi rất ít người có ý định sẽ quay lại.

'Một đi không trở lại'

Hồi 2010, tạp chí The Economist nói chỉ có 5% du khách trở lại Việt Nam lần thứ hai và trong những năm sau đó, không có bằng chứng đáng kể nào cho thấy khuynh hướng này được cải thiện.
Trên giấy tờ, thì đây có vẻ như là một sự bất thường.
Một chuyến đi khó có thể đủ để thưởng thức hết những gì Việt Nam có cho du khách.
Việt Nam là một đất nước khá lớn, đa dạng về sinh thái và văn hóa, với hơn 90 triệu dân. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ các dịch vụ dành cho du khách.
"Trong lúc Bộ trưởng Du lịch Hoàng Tuấn Anh và các quan chức cao cấp khác lặp đi lặp lại những từ ngữ “bền vững” và “trách nhiệm” khi nói tới tương lai ngành du lịch Việt Nam, thì một du khách bình thường lại chẳng nhìn thấy mấy bằng chứng về điều đó."

Vấn đề đáng nói là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị trực thuộc quá bị ám ảnh về việc phải thu hút khách nước ngoài mới mà không phân tích đầy đủ về những trải nghiệm, kinh nghiệm của những người từng đến.
Kế hoạch chiến lược nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch khá mờ nhạt so với các sự kiện quảng bá, chẳng hạn như việc tuyển đầu bếp có tiếng BBấmobby Chinn là đại sứ du lịch nhằm thu hút thêm người quan tâm.
Một tìm kiếm nhanh trên các trang blog du lịch trực tuyến cho thấy nhiều du khách đã có những ngày nghỉ hoàn toàn vừa ý tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều lời chỉ trích, và những ý kiến này thường được lặp đi lặp lại. Đó là chuyện thiếu các cơ sở, phương tiện du lịch cao cấp, dịch vụ khách hàng tồi, bị người bán hàng rong chèo kéo đeo bám trên phố, thiếu các hoạt động thích hợp cho các gia đình có thành viên ở các độ tuổi khác nhau, và giá visa cao.
Còn một vấn đề khác, khó xử lý hơn.
Việt Nam trong quá trình theo đuổi một cách say sưa mục tiêu phát triển của mình đã khiến nhiều điểm du lịch hấp dẫn bị tàn phá, biến thành các sân golf, các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các công trình cáp treo quy mô lớn.
Trong lúc một số quan chức ngành du lịch và các viên chức chính quyền khác lặp đi lặp lại những từ ngữ “bền vững” và “trách nhiệm” khi nói tới tương lai ngành du lịch Việt Nam, thì một du khách bình thường lại chẳng nhìn thấy mấy bằng chứng về điều đó.
Bobby Chinn là một trong những gương mặt nổi tiếng được chọn làm đại sứ du lịch của Việt Nam
Sự thực đáng buồn là ở Việt Nam, có tiền thì có quyền. Giới doanh nghiệp tư nhân đầu tư mạnh vào các dự án chỉ đem về những lợi ích ngắn hạn trong khí tổn hại mạnh tới văn hóa và môi trường.

Phát triển?

Lấy ví dụ Thác Datanla ở Đà Lạt. Bạn có mặt ở chỗ đậu xe khổng lồ đầy xe chở khách, trước khi gia nhập đoàn dài xếp hàng để được thưởng ngoạn ngọn thác.

Để đi từ thung lũng xuống thác, người ta có thể đi trên một xe trượt đông đúc đi xuống đỉnh dốc. Âm thanh chim chóc và tiếng thác đổ xa xa bị chìm đi vì hệ thống loa chơi liên tục nhạc sến. Chuyến xe dừng lại ở chân thung lũng, nơi có nhiều xe bán hàng và đồ ăn. Du khách đi theo con đường dẫn đến thác – không tệ nhưng cũng không mấy ấn tượng – trong lúc phải bước tránh vỏ kem, lon nước trên mặt đất. Người ta chen lấn đi qua người bán hàng, người mời gọi chụp hình, và hàng trăm du khách khác.
"Hầu hết du khách được hấp dẫn tới Việt Nam bởi sự hoang sơ hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan."
 Nếu muốn khám phá thêm, bạn có thể đi cáp treo trên một con suối đẹp rồi đi thang máy đến một nơi khác. Khi đã mãn nhãn, lại có xe trượt đưa bạn quay lại chỗ đậu xe.
Trong mắt nhiều quan chức du lịch, đây là sự thực hiện hoàn hảo viễn kiến của họ. Địa điểm này thu hút du khách liên tục.
Nhưng vấn đề là nó rất tệ và nhiều du khách sẽ không muốn quay lại.
Không thiếu các ví dụ tương tự. Hang Đầu Gỗ thuộc Vịnh Hạ Long được mắc các bóng đèn kiểu vũ trường disco, còn thùng rác có hình cá heo, chim cánh cụt. Một cáp treo khổng lồ đang được xây để lên đỉnh ngọn núi Fansipan. Bãi biển trải dài từ Hội An đến Đà Nẵng gần như được các khu du lịch đắt tiền lòe loẹt bao phủ.
Theo Julio Benedetti, tư vấn viên chuyên về du lịch ở nhiều quốc gia thuộc châu Á, những phát triển gây hại này là kết quả của việc đặt nhầm các ưu tiên.
"Vai trò của chính phủ là đảm bảo - bằng pháp luật, quy định, và thanh tra - rằng kinh doanh du lịch phải tôn trọng môi trường và kiểm soát lượng du khách. Không may là rất nhiều trường hợp, trong đó có Việt Nam, chính nhà nước là những người khuyến khích sự phát triển mất kiểm soát của du lịch chỉ vì chuộng con số và số liệu," ông Benedetti nói.
Ý tưởng đằng sau các dự án phát triển thật dễ nhìn thấy. Du lịch đóng góp đáng kể cho ngân sách đất nước, chiếm chừng 6% tổng GDP trong năm 2013, và đòi hỏi phải có đầu tư liên tục để thu hút thêm khách tới thăm, đóng góp cho sự tăng trưởng tiếp nữa của ngành.
Giới chức du lịch Việt Nam cần hỏi du khách muốn gì
Thế nhưng hầu hết du khách được hấp dẫn tới Việt Nam bởi sự hoang sơ hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan.
Và hơn hết, họ muốn được thưởng thức những thứ thuần Việt.
Nhưng thay vào đó, họ lại thấy mình rơi vào những nơi tràn ngập du khách, tràn ngập các tour du lịch.
Cách người ta làm dịch vụ là một tour du lịch có thể làm hài lòng tất cả mọi người, có nghĩa là nếu bạn đang đi trăng mật, làm tiệc độc thân hay cả gia đình đi du lịch, bạn có thể sẽ được nhét vào cùng một loại tour với mọi người khác.
Shi Dang là một người làm tour ở thành phố Huế lịch sử. Công ty khá có tiếng của anh, Oriental Sky Travel, cho rằng sự đa dạng là nhân tố quan trọng nhất khiến người nước ngoài tới Việt Nam du lịch.
"Chúng tôi không đưa họ đi cùng những đoàn du lịch đông người, đi cáp điện hay tới các nhà hàng đông đúc. Thay vào đó, mỗi hành trình được dành riêng cho họ, theo ước nguyện của họ. Chúng tôi chuyên về tour xe đạp, leo núi, leo hang và hưởng không khí trong lành. Cũng như các khách hàng, chúng tôi không muốn chuyến đi của họ quá bị du lịch hóa."
"Lựa chọn thị trường quốc tế nào cũng là một quyết định quan trọng," ông Benedetti nói. "Khách du lịch châu Á có thể chuộng sự tiện lợi như dùng xe cáp điện và các cấu trúc khác đặt bên trong quần thể tự nhiên, trong khi người phương Tây thường thích các 'trải nghiệm ít nhân tạo hơn' khi đến tham quan cùng một nơi."
Giới chức ngành du lịch cần phải bắt đầu đặt câu hỏi cho du khách xem họ muốn gì, thay vì cho rằng mình đã biết họ muốn gì.
Sau đó, với một kế hoạch thích hợp, giới chức cần cân đối giữa việc làm gì cho ra tiền với việc làm sao để duy trì văn hóa, môi trường một cách thích hợp nhằm biến các điểm du lịch thành những nơi đặc biệt, hấp dẫn đối với du khách.
Theo ông Shi, cải thiện vấn đề đáng ra là vấn đề rất đơn giản. "Cách tốt nhất để thu hút khách nước ngoài, dù là họ đến từ bất kỳ nơi nào, cũng có thể khiến họ quay trở lại bằng cách chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn và chân thành với họ trong lúc họ ở đây."
Chẳng gì có thể biện minh cho những thất bại, bởi đất nước này có đủ những gì để tạo nên một ngành du lịch bền vững, tốt đẹp.
Cần làm sao để du khách cảm thấy họ thật may mắn là đã đến thăm một nơi đặc biệt.
Thật đáng tiếc, nếu mọi việc không nhanh chóng được thay đổi thì nét hấp dẫn độc đáo của Việt Nam sẽ không còn là bất tận nữa.
Bài viết bằng tiếng Anh gửi cho Diễn đàn BBC Tiếng Việt từ Yorkshire, Anh Quốc.


Yêu nước thế nào cho có văn hóa?

BBC- 10:23 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Khi cơn sốt U19 đã qua, người ta đã có thể ngồi ngẫm lại những điều đã xảy ra.
Trong dòng người nườm nượp đổ về sân Mỹ Đình, ai cũng háo hức, người mặc áo đỏ, người đội nón in hình cờ tổ quốc, người thì vẽ cờ lên má, người quấn dải băng ngang đầu…Trong sân, người ta hô “Việt Nam, Việt Nam”, “Việt Nam cố lên”…
Nhìn những hình ảnh này, nghe những câu nói này qua ti vi, ai cũng nghĩ rằng những người có mặt trên sân thật may mắn vì được hít thở không khí tưng bừng của ngày hội bóng đá, được hòa vào tình yêu nước thường trỗi dậy mãnh liệt mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu.
Nhưng khi đến sân sẽ biết thực tế không chỉ có vậy.
Sau khi cắn răng bỏ ra nhiều triệu đồng cho một cặp vé, nhiều người vào sân mới biết rằng có người chỉ cần 300 – 400 nghìn là được “dắt” vào bất cứ khán đài nào. Những người không vé này hoặc chen vào ghế, hoặc đứng nghẹt hành lang đi lại che hết tầm mắt của những ai có vé.
"Trên sân các cầu thủ Việt Nam “tranh đấu” với các cầu thủ Myanmar để giành phần thắng, trên khán đài cổ động viên Việt Nam “tranh đấu” với chính nhau để giành chỗ xem, không biết rằng các cổ động viên Myanmar ngồi cách đó chỉ vài hàng ghế đã nghĩ gì."
Trong số những người có vé, không phải ai cũng có thể đứng xem được hoặc đơn giản là không đồng ý đứng dậy, đương nhiên sẽ bị khuất tầm nhìn. Họ kêu gọi những người đứng hành lang ngồi xuống nhưng vô vọng, thậm chí bị đáp trả lại bằng những câu kiểu như: “Xem đá bóng thì đứng dậy mà xem”.
Lực lượng bảo vệ trên sân cũng bất lực vì quá đông người. Và thế là xung đột xảy ra. Người ngồi ghế bực tức ném nước vào người đứng, người đứng chạy lên quyết ăn thua đủ với người vừa ném. Đó là tại khán đài A trong trận bán kết với Myanmar.
Trên sân các cầu thủ Việt Nam “tranh đấu” với các cầu thủ Myanmar để giành phần thắng, trên khán đài cổ động viên Việt Nam “tranh đấu” với chính nhau để giành chỗ xem, không biết rằng các cổ động viên Myanmar ngồi cách đó chỉ vài hàng ghế đã nghĩ gì.
Dù đang bực bội và vẫn sẵn sàng lao vào nhau – những người cùng quốc tịch, người ta vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam”. Có lẽ lúc này, chữ “Việt Nam” là một cái gì đấy rất mơ hồ mà chính người đang hò hét cũng không hiểu mình đang hò hét điều gì. “Việt Nam” ở đây chắc đơn giản là đội tuyển đang thi đấu trên sân chứ không phải là toàn thể dân tộc Việt Nam.

“Người Việt Nam chỉ đoàn kết khi gặp hoạn nạn”

Lực lượng bảo vệ không xử lý nổi các khán giả đứng che khuất tầm nhìn người phía sau
Đó là câu nói của người nước ngoài dành cho Việt Nam.
Về “hình thức”, chúng ta luôn nghe thấy rằng “dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau”. Không ai dám phản bác lại điều này trên những phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng khi trò chuyện ngoài đời, hầu như không người Việt Nam nào tự nhận rằng người nước mình đoàn kết, đó là những lúc nói thật lòng nhất.
Đoàn kết, hay sự thương mến nhau không tự dưng mà có, tình cảm này xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như xin lỗi khi đi qua mặt, cảm ơn sau khi nhờ một việc nhỏ. Người Việt phần lớn không có thói quen xin lỗi hay cảm ơn.
Chúng ta cho rằng đó là một việc nhỏ nhặt, nhưng chính từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt ấy mà đã có ẩu đả trên sân Mỹ Đình trong lúc tinh thần dân tộc đang ở mức cao nhất. Chúng ta cứ nghĩ rằng tình yêu là một thứ ghê gớm lắm, không gì có thể đánh bại được.
Tình yêu đôi lứa chẳng hạn, trước hôn nhân hai người trẻ nghĩ rằng nhờ tình yêu mà họ sẽ vượt qua được mọi khó khăn; không ai có thể ngờ rằng họ chia tay chỉ sau vài tháng vì người kia quên không thay giấy trong nhà vệ sinh.
Muốn giữ được “tình yêu”, hãy giữ gìn những điều nhỏ nhất.

Thế nào là yêu nước

Đã đến lúc phải thay những câu khẩu hiệu suông, những hành động chỉ có cái vỏ bề ngoài để thể hiện tình yêu nước bằng những việc làm cụ thể. Những việc làm như “phủ đỏ Facebook” không xấu, thậm chí là đẹp, nhưng nó có mang lại hiệu quả thiết thực?
Nhiều khán giả đứng cả lên ghế
Thay hình đại diện bằng lá cờ tổ quốc liệu có đánh đuổi được giặc ngoại xâm? Đất nước chỉ mạnh khi dân giàu! Mỗi người dân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình với tổ quốc. Bản thân mình có thành đạt, góp phần tạo ra của cải vật chất thì quốc gia mới có tiền để mua vũ khí tăng cường khả năng phòng ngự. Và để bản thân thành đạt, hãy bắt đầu bằng việc hàng ngày bớt thời gian đọc những thông tin nhảm nhí trên mạng và thay bằng kiến thức bổ ích hơn.
Có thể ai đó sẽ cười khi đọc những điều trên, như một người nước ngoài tại Nhật từng há hốc mồm khi nghe một cô gái trong bách hóa trả lời một tràng dài lý do vì sao cô ấy có thể làm việc một cách say mê dù công việc chỉ là đứng chào khách ở cửa ra vào. Theo cô gái Nhật ấy, việc chào ở cửa không tốt sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi dài và cuối cùng là tác động xấu đến hình ảnh và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhờ những người tài giỏi phát minh ra robot Asimo cho đến những người “bình thường” như cô gái trong bách hóa mà nước Nhật có được ngày hôm nay. Việt Nam chúng ta, hãy bắt đầu tình yêu nước từ những việc nhỏ nhất, từ cách biết xin lỗi, cám ơn; từ việc không chen lấn xô đẩy nơi công cộng, từ việc tuân thủ luật lệ giao thông…
Nếu không làm được vậy, tình yêu nước vẫn chỉ là cái gì đấy mông lung vô hình như những người cùng mặc chung màu áo nhưng sẵn sàng coi nhau như kẻ thù ngay sau khi tiếng hô “Việt Nam” vừa dứt…
Bài viết thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả.

'Chuyện làm ăn không liên quan chính trị'

 BBC-09:06 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Ông Pranab Mukherjee vừa kết thúc chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nói trước chuyến thăm Ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Delhi coi việc hợp tác với Việt Nam là kinh doanh thuần túy.
Báo chí Ấn Độ tường thuật lại thông điệp mà họ cho là khá mạnh mẽ của ông tổng thống gửi tới Bắc Kinh, được đưa ra một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "không ủng hộ" việc tập đoàn dầu khí ONGC tiếp tục thăm dò tại vùng biển mà Trung Quốc nói là khu vực tranh chấp.
Khi được yêu cầu phản hồi về chỉ trích này, Tổng thống Mukherjee nói Ấn Độ không bình luận về các vấn đề chủ quyền liên quan tới Biển Đông.
Ông nói với các phóng viên: "Một điều cần nhớ là tập đoàn OVL (ONGC Videsh Ltd) đã thăm dò ở Biển Đông từ năm 1988. Đây chỉ là hoạt động kinh doanh".
"Không nên có bất cứ suy diễn chính trị gì khi nhìn vào việc này."
Ông tổng thống nói: "Chúng tôi không đưa ra bình luận về chủ đề tranh cãi liên quan chủ quyền ở Biển Đông vì đó là việc của các quốc gia cùng chia sẻ lãnh thổ tại Biển Đông".
Ông Mukherjee vừa có chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam, ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Ấn Độ.

'Nằm trong vùng biển của Việt Nam'

Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ Dharmendra Pradhan, người tháp tùng ông tổng thống trong chuyến đi Viết Nam, nói với các nhà báo rằng các lô dầu khí mà ONGC thăm dò nằm hoàn toàn trong vùng biển của Việt Nam, chứ không thuộc khu vực tranh chấp.
"Việt Nam mời thầu bảy lô. Tất cả đều nằm trong ranh giới lãnh thổ của Việt Nam và không rơi vào trong đường chín đoạn [đường yêu sách chủ quyền của Trung Quốc]."
Ông Pradhan cũng nói tập đoàn dầu của Ấn Độ là "đơn vị kinh doanh". Họ đã cân nhắc các dữ liệu thu được trong 10 ngày để đưa ra kết luận là chỉ có ba hoặc bốn lô là có tiềm năng thăm dò.
Cận vệ buộc dây giày cho ông Tập sau khi thăm điểm kỷ niệm Gandhi ở Ấn Độ
"Chúng tôi rất phấn khởi về việc này."
Trước đó, Tổng thống Pranab Mukherjee nói chuyến thăm của ông tới Việt Nam không có liên quan gì tới chuyến thăm Ấn Độ của chủ tịch Trung Quốc.
"Đây là hai việc khác hẳn nhau và không có gì liên quan".
Ông khẳng định chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với mỗi nước là hoàn toàn độc lập.
Theo ông tổng thống, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, theo luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực.
Trong thông cáo chung Việt-Ấn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Mukherjee, hai bên kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.

Thủ tướng Dũng 'sẽ kết luận' vụ Cồn Dầu

BBC-12:50 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Mâu thuẫn giữa giáo dân và chính quyền ở Cồn Dầu đã diễn ra trong nhiều năm
Cuộc đối thoại mới nhất giữa người dân giáo xứ Cồn Dầu và chính quyền Đà Nẵng về việc thu hồi đất đai của họ để làm dự án đã kết thúc mà không đạt được kết quả, truyền thông trong nước đưa tin.
Như vậy sau 15 lần đối thoại, sự việc ở Cồn Dầu sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để có kết luận cuối cùng.
Mâu thuẫn giữa giáo dân ở Cồn Dầu và chính quyền Đà Nẵng xung quanh vấn đề thu hồi bồi thường đất đai đã kéo dài nhiều năm nay.
Theo thông báo của chính quyền Đà Nẵng thì dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân cần giải tỏa hẳn hơn 2.000 hộ dân, trong đó 420 hộ là giáo dân ở Cồn Dầu.
Trong số 420 hộ giáo dân này, 335 hộ đã giao đất, 23 hộ đang chuẩn bị giao. Còn lại 62 hộ không đồng ý và đã khiếu nại lên chính quyền trung ương.
Buổi đối thoại diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 17/9 giữa 10 người đại diện cho 62 hộ giáo dân này với ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch thành phố Đà Nẵng, và ông Nguyễn Văn Yên, phó chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường và là người đại diện cho chính quyền trung ương.

Bức xúc của dân

Tường thuật của báo chí trong nước về cuộc đối thoại này không chỉ phản ánh một chiều quan điểm của chính quyền như lâu nay mà cũng đã tường thuật lại chi tiết những bức xúc của người dân.
Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đại diện giáo dân không đồng tình về các vấn đề: mức giá bồi thường, thời điểm áp giá làm cho giá bồi thường thấp hơn giá thị trường, không được bố trí tái định cư trong khuôn viên dự án và không được hỗ trợ trong việc chuyển đổi sản xuất và nghề nghiệp.
“Trong khi chủ đầu tư được phân lô bán nền trong dự án nhưng lại không bố trí tái định cư tại chỗ cho người dân,” tờ Pháp Luật dẫn lời ông Trần Quang Anh, một đại diện của giáo dân, nói với chính quyền.
“Từ khi giải tỏa, bốn năm nay cuộc sống của chúng tôi chao đảo... rất nhiều hộ gia đình không có đất sản xuất, rơi vào cảnh nghèo,” một giáo dân khác là ông Nguyễn Quý được dẫn lời nói.
Báo Đà Nẵng bản điện tử dẫn lời bà Huỳnh Thị Thu Khẩn than phiền về mức giá bồi thường cho đất nông nghiệp chỉ là 50.000 đồng/mét vuông trong khi sau đó chủ đầu tư chuyển thành đất nền và bán giá cao gấp nhiều lần.
Ông Trần Thanh Cát được báo này dẫn lời chất vấn chính quyền về việc họ di dời mồ mả của gia đình ông và các hộ giáo dân không mà không được sự đồng ý của họ.

‘Chính quyền đã làm hết sức’

Chính quyền và người dân vẫn giữ lập trường của mình
Trả lời các bức xúc của dân, ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng, được các báo dẫn lời giải thích rằng dự án Hòa Xuân ‘không chỉ đơn thuần là dự án kinh tế’ mà còn là dự án ‘vì mục đích dân sinh’ để cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng hay bị lụt lội.
Do đó, ông nói tỷ lệ nhà đầu tư được phép phân lô bán nền ‘chỉ chiếm hơn 40%’ và còn lại là hạ tầng, mặt nước, và cây xanh và vì thế cũng không có diện tích dành riêng cho việc tái định cư để đáp ứng nhu cầu của giáo dân bị di dời.
Ông Phan Tấn Tuyền, chánh thanh tra Đà Nẵng, nói với giáo dân Cồn Dầu rằng chỗ họ được tái định cư dù không nằm trong phạm vi dự án khu đô thị Hòa Xuân nhưng ‘cũng là phường Hòa Xuân chứ đâu có đưa bà con đi nơi khác đâu’.
Ông Đinh Thanh, trưởng phòng Tài Nguyên-Môi trường Quận Cẩm Lệ được dẫn lời hứa sẽ cho kiểm tra, rà soát lại việc đo đạc đất đai của người dân để xem có sai sót gì không.
Trả lời thắc mắc của giáo dân vì sao có quyết định thu hồi đất từ năm 2010 nhưng đến năm 2014 mới giao quyết định cho dân khiến cho giá bồi thường được áp theo mức cũ, ông Nguyễn Văn Toàn, chủ tịch phường Hòa Xuân được báo Đà Nẵng dẫn lời nói đó là do các hộ giáo dân ‘cố tình đóng cửa không tiếp cán bộ đến bàn giao quyết định’.
Về việc cưỡng chế di dời mồ mả, Chủ tịch Toàn giải thích là do các hộ giáo dân ‘cố tình chống đối, đóng cửa không tiếp và không nhận bất cứ giấy tờ liên quan đến việc di dời mồ mả’ trong khi chỉ còn 81 ngôi mộ chưa được di dời trong tổng số gần 1.500 ngôi mộ bị ảnh hưởng.
Do đó, chính quyền địa phương đã tự di dời số mồ mả kế trên và ‘xây dựng mộ mới đẹp hơn’, theo lời ông Toàn được trích lại.

‘Làm theo pháp luật’

Ngoài ra, các lãnh đạo của chính quyền từ trung ương đến địa phương tại buổi đối thoại đều dẫn các quy định của pháp luật ra để chứng tỏ họ ‘hoàn toàn làm đúng theo pháp luật’, theo tường thuật của báo chí trong nước.
Ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch Đà Nẵng, được tờ Pháp Luật dẫn lời kêu gọi giáo dân Cồn Dầu đang khiếu kiện ‘hợp tác vì sự phát triển chung của thành phố’và nói rằng dự án Hòa Xuân là ‘chủ trương lớn của thành phố nhằm phát triển khu vực phía tây nam’.
Tuy nhiên, ông cũng yêu cầu giới chức Đà Nẵng ‘xem xét những thiệt thòi của dân trong việc bồi thường’.
Buổi đối thoại kết thúc với việc các hộ dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền và vẫn yêu cầu được xem xét bồi thường tốt hơn và được cho tái định cư tại khuôn viên dự án.
Phó Chánh thanh tra Nguyễn Văn Yên nói rằng chính quyền đã ‘ghi nhận tất cả các ý kiến của giáo dân’ và sẽ ‘nghiên cứu, đối chiếu với chính sách luật hiện hành’ để đề xuất giải pháp trình lên thủ tướng quyết định.

PICS:Hệ thống phòng thủ cực độc của chiến hạm Mỹ

Tạp chí National Defense (Nga) cho biết, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm hệ thống phòng thủ độc đáo cho cụm tàu sân bay với tên gọi “sương mù Pandarra”.
National Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, hệ thống phòng thủ mới này có khả năng đối phó với bất kỳ mối nguy hiểm nào từ trên không, kể cả tên lửa hành trình. Nguồn tin cho biết thêm, cuộc thử nghiệm này đã được Mỹ tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 25/6 tại đảo Guam.
National Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, hệ thống phòng thủ mới này có khả năng đối phó với bất kỳ mối nguy hiểm nào từ trên không, kể cả tên lửa hành trình. Nguồn tin cho biết thêm, cuộc thử nghiệm này đã được Mỹ tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 25/6 tại đảo Guam.
Theo kịch bản của cuộc thử nghiệm, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Mỹ là USS Mustin và USS Wayne E Meyer được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu tiếp liệu chuyên hỗ trợ cho tàu ngầm USS Frank Cable - được ngụy trang như một tàu sân bay.
Theo kịch bản của cuộc thử nghiệm, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Mỹ là USS Mustin và USS Wayne E Meyer được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu tiếp nhiên liệu chuyên hỗ trợ cho tàu ngầm USS Frank Cable - được ngụy trang như một tàu sân bay.
Hai chiếc khu trục hạm đã bắn ra những đám mây sợi carbon được gọi là “sương mù Pandarra” để bảo vệ cho chiếc tàu không bị tên lửa hành trình (mô phỏng) đánh trúng.
Hai chiếc khu trục hạm đã bắn ra những đám mây sợi carbon được gọi là “sương mù Pandarra” để bảo vệ chiếc tàu không bị tên lửa hành trình (mô phỏng) đánh trúng.
Tạp chí quân sự Nga còn mô tả ưu điểm của “sương mù Pandarra” đó là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống đánh chặn tên lửa khác đang được sử dụng.
Tạp chí quân sự Nga còn mô tả ưu điểm của “sương mù Pandarra” là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống đánh chặn tên lửa khác đang được sử dụng.
Đại úy David Adams - trưởng bộ phận ý tưởng công nghệ thuộc Hạm đội 7 cho biết, các hệ thống phòng thủ dạng màn sương vẫn được phát triển và hoàn thiện. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, nếu được đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ trên sẽ mở ra một trang mới cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Đại úy David Adams - trưởng bộ phận ý tưởng công nghệ thuộc Hạm đội 7 cho biết, các hệ thống phòng thủ dạng màn sương vẫn được phát triển và hoàn thiện. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, nếu được đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ trên sẽ mở ra một trang mới cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ mới này sẽ được trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, Đại úy David Adams cho biết.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ mới này sẽ được trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, Đại úy David Adams cho biết.
Hiện nay các tàu Arleigh Burke được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh với hệ thống tác chiến Aegis.
Hiện nay các tàu Arleigh Burke được trang bị hỏa lực cực mạnh với hệ thống tác chiến Aegis.

Tàu lớp Arleigh Burke có hai hệ thống phóng đứng tên lửa. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 hộp, hệ thống còn lại gồm 64 hộp nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, hỏa tiễn chống tên lửa, hỏa tiễn chống tàu ngầm…
Trong đó, các hỏa tiễn chống tên lửa giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm.

Thứ Năm, 18/09/2014 09:36
Theo Báo Đất Việt

Một công an viên của xã bị tố hiếp dâm

(PL)- Ngày 18-9, Trung tá Phạm Thanh Tâm, Trưởng Công an huyện Cần Giuộc (Long An), cho biết:
Ảnh minh họa
Công an huyện đã đình chỉ công tác ông Trần Thạnh L., công an viên hợp đồng của xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc để làm rõ việc ông bị tố cáo hiếp dâm chị Bùi Thị Kiều O., 19 tuổi ngụ cùng xã.
Theo tố cáo của chị O., giữa chị và ông L. có quan hệ họ hàng. Trước đó, chồng chị có liên quan đến một vụ trộm nên ngày 13-9, ông L. đến nhà cha chồng chị O. để điều tra. Ông L. cho biết trong vụ trộm có một đối tượng thích chị O. nên muốn chị đi với ông để dụ tên trộm xuất hiện và gia đình đồng ý cho O. đi với ông L.
Sau đó, ông L. yêu cầu chị O. đến một nhà nghỉ để ông tìm cách bắt liên lạc với tên trộm, dụ tên trộm xuất hiện. Chị O. không nghi ngờ gì nên thực hiện theo và ông L. cũng vào phòng rồi khống chế, giở trò đồi bại. Sau khi ra khỏi phòng, chị chạy về nhà kể hết cho gia đình biết. Chiều cùng ngày, gia đình chị đã đến UBND xã tố cáo hành vi của ông L.
Thứ Sáu, ngày 19/9/2014 - 05:55
HOÀNG NAM

VIDEO&PICS:Tường thuật phiên tòa Dân oan Dương Nội

VRNs (19.9.2014) – Hà Nội

Khi theo dõi phiên tòa đang diễn ra tại Hà Đông, Lm. Gioan Nam Phong đang sống tại DCCT Thái Hà viết trên facebook của mình như sau: “Hôm nay, 19/9/2014, chính quyền Hà Nội xét xử hai dân oan Dương Nội tại Hà Đông, sau khi đã lén xét xử hai Dân oan khác vào ngày 15/9 vừa qua. Từ nhiều năm nay, người dân Dương Nội đã phải oằn mình giữ đất của tổ tiên để lại và để hợp pháp hóa việc cướp đất của người dân, chính quyền Hà Nội phải ngụy tạo vụ án, bằng cách vu cho các dân oan các tội danh như “chống người thi hành công vụ” hay “gây rối trật tự công cộng”. Vụ xét xử 8 giáo dân Thái Hà trước đây cũng vậy. Nhà cầm quyền phải ngụy tạo, dựng lên một vụ án của “bóng tối và ma quỷ” bằng những vu cáo sống sượng, bất công. Cùng với những người yêu chuộng hòa bình, yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho các dân oan này.”

11: Những gì đã diễn ra bên ngoài phiên tòa sáng nay cũng có thể nói lên bản chất của phiến tòa. Cô Mai Phương Thảo, một người bất đồng chính kiến đi tham dự phiên tòa nhận định: “Đây là một phiên tòa công khai, nhưng hai người con của bị cáo là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư không được vào tham dự phiên tòa. Tôi tận mắt chứng kiến, công an đã cản trở bà con tuần hành, đánh đập bà con và lôi lên xe buýt. Tôi đang quay phim chụp hình thì công an vồ lấy giật máy của tôi, nhưng tôi đã chộp lại được không cho họ lấy. Tôi phản ứng “đây là nơi công cộng, tại sao công an không cho quay phim và chụp hình?”… Những người dân đứng gần tôi thấy vậy, nói “bây giờ công an giống như là những tên côn đồ, chỉ giỏi đánh dân thôi”, họ nói thẳng với tôi như vậy. Tôi đi tham dự phiên tòa để ủng hộ tinh thần bà con vì họ là những người mất hết đất, mất nhà cửa và là những người oan ức. Tôi muốn nói với nhà cầm quyền rằng, “hãy lấy dân làm gốc, cứ ăn cướp kiểu này thì sớm muộn gì chế độ này sẽ sụp đổ, bởi vì “thượng bất chính, hạ tất loạn”, và người dân sẽ không thể chịu đựng được những cảnh bị ăn cướp như thế này.”

10:30: Ông Trương Văn Dũng đang có mặt tại phiên tòa bình luận: “Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư là con trai của vợ chồng bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm, hai người luôn đứng đầu trong Đoàn Dân oan Dương Nội. Lực lượng công an khuyên hai anh em Phương và Tư yêu cầu bà con về, không được tập trung ở đây nhưng hai em nhất quyết không đồng ý nên họ đã huy động lực lượng công an túm cổ, đánh vào đầu hai anh em đưa đi về đâu không biết. Mục đích họ bắt Phương và Tư để giải tán đám đông, không cho bà con Dương Nội tập trung ở phiên tòa nhằm tránh sự hiếu kỳ của người dân sống xung quanh đây và những người dân đi đường. Một số người dân phản ứng, nói: “chúng nó đã cướp đất rồi thì đi biểu tình làm gì, có đi biểu tình cũng không làm được gì bởi vì họ có lực lượng đông như thế và có súng đạn thì làm gì được họ.” Nhưng cũng có người dân lại nói rằng: “không có những bà con dân oan này thì lực công quyền sẽ lộng quyền hơn đối với người dân.” Có nhiều quan điểm trái chiều khác nhiều nhưng đa số nhiều người dân đi đường nhận xét xã hội VN quá nhiều bất công.”
Chính quyền điều động công an và dân phòng để trấn áp người đến dự phiên tòa
Chính quyền điều động công an và dân phòng để trấn áp người đến dự phiên tòa

10:15: Khi chứng kiến những gì đang xảy ra xung quanh phiên tòa này, có những lời nhận xét rất mạnh mẽ về thái độ của nhà cầm quyền đối xử với người dân. Facebooker Tuyen Xich Lo có mặt nhận xét: “cộng sản đang làm cho quả “bom” lớn dần lên bằng chính dùi cui của họ,càng đàn áp bom càng tăng sức hủy diệt và nổ sớm,đó là quy luật.” Tuấn Đỗ nói: “Đánh đập người dân, xử tù người dân để thu hồi đất với giá rẻ mạt là hành vi cướp tài sản.” Thuy Nga nhận xét: “Bọn cướp đất dùng công an. Tòa án và nhà tù để hãm hại người dân bị cướp đất. Sức mạnh của người dân bị cướp đất là tính đoàn kết”. Anh Sau Kien Giang bực mình: “Một đám cướp đang tra tấn sự thật khi đem những khổ chủ bị chúng cướp ra tòa xét xử”. Bang Tran phẫn nộ: “Vô ơn, thât đức là đây….Ăn của Dân để đàn áp nhân dân! chỉ kẻ thất đức mới làm nghề thất đức!”

Những đứa trẻ này lẽ ra giờ đang tới lớp, tới trường nhưng nay phải cùng cha mẹ nói lên nỗi    oan của gia đình.
Những đứa trẻ này lẽ ra giờ phải được tới lớp, tới trường nhưng nay phải cùng cha mẹ nói lên nỗi oan của gia đình.


10: 00: Bà Nguyễn Thị Thi, một trong những Dân oan Dương Nội nói: “Chúng tôi bị công an lôi trên chiếc xe buýt. Còn Tư và Phương bị lôi lên một chiếc taxi. Chúng nó đưa chúng tôi đến phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội cho chúng tôi xuống và chúng tôi đã quay trở lại chỗ phiên tòa. Khi chúng tôi bị đánh đập, bà con chúng tôi khóc thét lên kêu cứu… nhưng lực lượng họ đông quá chúng tôi không thể làm gì được. Những người đi đường nhìn thấy chúng tôi bị đánh đập, họ đứng lại xem đông lắm, họ nói to lên là “sao công an lại hành xử với người dân như thế kia?”… Chúng nó ác lắm, chúng nó đánh bà con chúng tôi rất tàn bạo và dã man.”
Khu vực công an đánh đập và bắt người tới dự phiên tòa.
khu vực công an đánh đập và bắt người tới dự phiên tòa.
9: 45: Bạch Hồng Quyền một người đi tham dự phiên tòa cho biết: “Trịnh Bá Tư con dân oan Cấn Thị Thêu bị bắt đưa về công an quận Hà Đông. Anh Tư bị 2 tên công an sắc phục đánh đạp dã man khi bị ép lên xe và lúc ở trong xe, Tư phản kháng rất mạnh bằng cách thò đầu ra cửa xe hét lên công an đánh người. Hiện tại Tư và anh trai là Trịnh Bá Phương bị đưa về công an quận Hà Đông số 15 Ngô thì Nhậm Hà Đông.”

Trịnh Bá Tư con dân oan Cấn Thị Thêu không những không được vào trong tòa tham dự phiên tòa xử mẹ mà còn  bị công an bắt đi. Anh là người đã cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh lien quan đến phiên tòa vào sáng nay. Người thanh niên trong ảnh là anh Trịnh Bá Tư
Trịnh Bá Tư con dân oan Cấn Thị Thêu không những không được vào trong tham dự phiên tòa liên quan đến mẹ mà còn bị công an bắt đi. Anh là người đã cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh liên quan đến phiên tòa vào sáng nay. Người thanh niên trong ảnh là anh Trịnh Bá Tư
9:30: Điều không lạ ở các phiên tòa diễn ra tại Việt Nam, nhất là những phiên tòa liên quan đến dân oan, những người bất đồng chính kiến: phiên tòa công khai nhưng người dân không được tham dự. Phiên tòa đang diễn ra ở Hà Đông, Hà nội không những người dân không được tham dự, không được tới gần khu vực tòa án mà còn bị an ninh, công an đánh đập. Bà Nguyễn Thị Tĩnh, Dân oan Dương Nội nói: “Chúng tôi là công dân VN có quyền đi tham dự phiên tòa mà lại không cho chúng tôi vào tham dự phiên tòa. Công an và dân phòng đã ra tay đánh bà con đi tham dự phiên tòa. Họ thẳng tay đánh bà con. Anh Phương và anh Tư bị bọn chúng bóp cổ, đánh và lôi lên xe buýt. Họ lôi rất nhiều người lên một chiếc xe buýt.”
9:00: Ông Lê Hùng, nguyên là Biên tập viên Nxb Thanh Niên, nay đã về hưu, làm Trưởng ban điều hành của Hội Bầu Bí cho hay: ” Có gần 200 bà con Dân oan Dương Nội và bà con ở khắp nơi tập trung gần tòa án nhưng công an không cho vào phiên tòa. Công an các loại đông gấp đôi bà con. Bà con biểu tình tại chỗ và hô những khẩu hiệu “đả đảo phiên tòa bất công”, “yêu cầu thả những người dân vô tội”… Sau đó, công an yêu cầu bà con đứng trên vỉa hè không được đứng giữa đường, bà con lên vỉa hè và tiếp tục hô các khẩu hiệu. Họ biểu tình rất ôn hòa. Chỉ một vài phút sau, họ cho xe buýt xuống chở công an và an ninh mật vụ giải tán đám đông. Hiện nay, mọi người đang tản mác khắp nơi để nghe ngóng phiên tòa.
Dân oan Dương nội cầm các băng rôn phản đối chính quyền
Dân oan Dương nội cầm các băng rôn phản đối chính quyền
Công an, an ninh ngăn chặn bà con tới khu vực tòa án.
công an, an ninh ngăn chặn bà con tới khu vực tòa án
Ngày 04.9.2014, bà con dân oan Dương nội đến tòa soạn Báo Nhân Dân tại Hà Nội yêu cầu tờ báo này "yêu cầu báo lên tiếng bảo vệ nhân dân , đem tội ác của quân cướp đất đã gây ra với nông dân Dương Nội ra ánh sáng " nhưng tời báo này im lăng. Một người mỉa mai rằng: "nhân dân báo sợ nhân dân oan"
Ngày 04.9.2014, bà con dân oan Dương nội đến tòa soạn Báo Nhân Dân tại Hà Nội yêu cầu tờ báo này "yêu cầu báo lên tiếng bảo vệ nhân dân , đem tội ác của quân cướp đất đã gây ra với nông dân Dương Nội ra ánh sáng " nhưng tời báo này im lăng. Một người mỉa mai rằng: "nhân dân báo sợ nhân dân oan". Ảnh  facebook Tư Trịnh Bá
Ngày 04.9.2014, bà con dân oan Dương nội đến tòa soạn Báo Nhân Dân tại Hà Nội yêu cầu tờ báo này “yêu cầu báo lên tiếng bảo vệ nhân dân , đem tội ác của quân cướp đất đã gây ra với nông dân Dương Nội ra ánh sáng ” nhưng tời báo này im lăng. Một người mỉa mai rằng: “nhân dân báo sợ nhân dân oan”. Ảnh facebook Tư Trịnh Bá
Công an mật vụ trà trộn vào trong dân để cướp khẩu hiệu của bà con. Các khẩu hiệu của bà con bị thấm nước mưa, bị rách có thể do bị giật. Tôi hỏi một bạn trẻ thì bạn trẻ này nói, “khẩu hiệu của cháu bị an ninh giật nhưng cháu đã giành lại được”, và tôi đã xin khẩu hiệu này để cầm trên tay. Vậy đã xảy ra một sự xô đẩy nhỏ giữa bà con và lực lượng công quyền.
Một khẩu hiệu “cướp đất của người dân là một tội ác”, “bắt người bị cướp đất là một tội ác”… đây là những thông điệp đúng cho thấy, [nhà cầm quyền] đang thực hiện những hành vi cướp đất rất man rợ mà không có một quốc gia nào trên thế giới lại có lối hành xử như thế.
Những việc làm của người dân Dương Nội đấu tranh đòi lại đất, đòi lại công bằng là một điều đáng khích lệ, đúng đắn… Với những nội dung khẩu hiệu như trên thì bà con sẽ khiên quyết đấu tranh cho lẽ phải.
Bà con biểu tình ngay ngã tư đường, ngay vào giờ đi làm của người dân. Tôi quan sát thấy, những người đi đường rất quan tâm đến Đoàn đang biểu tình, họ đã dừng lại một chút để đọc hết tất cả các khẩu hiệu, nhưng dân phòng đã xua đuổi những người này đi và thúc giục họ đi. Nhiều người đã nở nụ cười và giơ tay vẫn vẫn Đoàn biểu tình.
Đoạn video qay cảnh người dân đến ủng hộ những người bị chính quyền bắt giam đưa ra xét xử. Người dân: “phản đối cướp đất”, “phản đối công an đánh người”.
Sáng nay, trên báo tuoitre cho biết: Hôm qua, 18.9, trong phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại TP.HCM nhiều đại biểu  đã đưa ra thực trạng tham nhũng, kiện tụng liên quan đến đất đai. Phát biểu trong cuộc họp này, ông ông Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng nói rằng: “Thực tế, có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông nhưng khi bị giải tỏa, thu hồi thì nhà nước đền bù 2 triệu đồng. “Đền bù như thế thì bố ai chịu được” . “Khi làm Quốc lộ 20, sau giải phóng mặt bằng, cán bộ động viên dân chờ nhưng đường làm xong không bồi thường cho ai hết. Rồi cán bộ lại bảo dân không đồng ý thì kiện ra tòa. Mà tâm lý người dân cho ra tòa là kiện quan nên e ngại. Chứ nếu dân kiện thì thế nào cũng thắng vì chính quyền sai rồi”. “Ông Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn ĐBQH Ninh Thuận) cho rằng lâu nay dân làm gì sai thì xử lý đến nơi đến chốn nhưng cán bộ làm sai, cơ quan nhà nước làm sai thì không thấy xử lý gì cả.”
Cách đây khoảng hai giời, nhiều dân oan từ các nơi cũng tập trung về khu vực tòa án để ủng hộ Bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh.
Cách đây khoảng hai giời, nhiều dân oan từ các nơi cũng tập trung về khu vực tòa án để ủng hộ bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh.
Các cháu nhỏ theo bố mẹ, ông bà tới khu vực phiên tòa. Những khẩu hiệu trên tay: "Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác"
Các cháu nhỏ theo bố mẹ, ông bà tới khu vực phiên tòa. Những khẩu hiệu trên tay: “Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác”

VRNs (19.9.2014) – Hà Nội – Sáng nay tại tòa án Nhân dân Quận Hà Đông, Hà Nội sẽ diễn ra phiên tòa xử 3 người dân oan tại Dương Nội, Hải Dương. Đó là bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh. Chúng tôi sẽ cập nhật một số thông tin liên qua đến phiên tòa này. Mời quý vị theo dõi.


8h10: Chị Thảo, con gái Dân oan Cấn Thị Thêu cho biết, cô và mẹ của ông Lê Văn Thanh đã đứng trước cổng tòa án nhưng công an không cho vào tham dự. Họ nói rằng, 8 giờ 30 mới cho vào phiên tòa, trong khi đó Luật sư báo với gia đình là 8 giờ phiên tòa sẽ bắt đầu.
Bên ngoài tòa án, anh Trịnh Bá Phương cho hay, bà con có mặt từ lúc 6 giờ tại Bưu điện Hà Đông và cùng tiến về phía tòa án. Công an, an ninh, dân phòng… rất đông và chặn chốt các ngả đường không cho bà con tiến về phiên tòa. Hiện nay, bà con đang biểu tình và hô vang các khẩu hiệu “phản đối phiên tòa bất công”, “phản đối phiên tòa lén lút”…
Một số người mặc thường phục, không rõ ở đâu đã xông vào Đoàn để đánh Trịnh Bá Tư, em trai Trịnh Bá Phương nhưng bà con dân oan đã ngăn cản hành động này.
Bà con dân oan Dương nội tập trung tại khu vực Bưu Điện Hà Đông, gần tòa án. Facebook Ảnh Trịnh Bá Phương
Bà con dân oan Dương nội tập trung tại khu vực Bưu Điện Hà Đông, gần tòa án. Facebook Ảnh Trịnh Bá Phương
Được biết vào đêm qua lúc, công an quận Hà Đông đã đến nhà anh “khuyên bảo” không nên rủ bà con đi để gây mất trật tự. Anh Phương viết trên facebook: “Công An quận Hà Đông đã biện hộ cho phiên xử kín cô Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn ngày 15/9 với lý do là toà án gửi thông Báo qua bưu điện. An Ninh quận cũng khẳng định không có côn đồ, đầu gấu Trà trộn vào phá hoại nhằm vu tội cho nhân dân! An Ninh cũng khẳng định đây là Phiên toà công khai, sẽ không có hành vi ngăn cản. An Ninh quận Hà Đông cũng nói rằng sẽ đảm bảo an Ninh cho bạn bè, dân oan và phóng viên khi đến tham dự phiên toà công khai ! An Ninh quận cũng khẳng định sẽ không ngăn cản Đại Sứ Quán Mỹ đến Tham dự phiên toà công khai.”
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kêu gọi: “19/9/2014, nhà cầm quyền đưa vợ chồng chị Cấn Thị Thêu và bà con Dương Nội bị cướp đất ra xét xử. Trắng đen, phải trái đã bị đảo ngược. Xin mọi người hướng về phiên tòa để ủng hộ bà con Dương Nội, để khẳng định, kẻ phải ra tòa chính là kẻ đưa bà con ra xét xử.” Việt Nam Tự Do mời gọi: “Xin mọi người hướng về phiên tòa để ủng hộ bà con Dương Nội, để khẳng định, kẻ phải ra tòa chính là kẻ đưa bà con ra xét xử.”