Tuesday, January 3, 2017

Cảnh sát cơ động đánh người

Nguyễn Quốc Sol - Vào lúc 0h40 phút ngày 1/01/2017 mình với bạn mình đang dừng xe ở cổng B trường đại học Cần Thơ đường 3/2; phường Xuân Khánh; Quận Ninh Kiều; Tp. Cần Thơ. Có 4 anh cảnh sát cơ động chạy lại kiểm tra giấy tờ (có nghĩa vụ Công An). Bạn mình hỏi em phạm tội gì... Mấy anh c.an nói anh đậu xe lấn chiếm lồng lề đường. Bạn mình đưa giấy tờ đầy đủ cho mấy anh c.an kiểm tra xong mấy anh c.an giữ luôn giấy tờ và giữ xe của bạn mình, lấy luôn cả bóp... Lúc đó bạn mình hỏi tui phạm tội gì mà các anh giữ xe tui. Bạn mình không phục nên cãi lại thì có anh c.an hình sự mặc đồ thường từ phía sau tới đánh bạn tui rất nhiều. Và còng tay bạn tui lại đưa lên xe.

Tui đứng kế bên không chống cự lại vẫn bị 2 anh Cảnh sát Cơ Động xô lên xe và dùng cây ba trác màu đen đánh vào đầu tui nhiều cái làm tui bị thương ở vùng trán khoản 4cm phải vào bệnh viện khâu 4 mũi. 

Sau đó mình và bạn mình được đưa đến c.an phường Xuân Khánh và không có biên bản lý do bắt giữ mình. Nếu bắt về phường phải có biên bản ghi rõ lý do. Mình nhớ rất rõ mặt anh nghĩa vụ c.an đánh mình. Lúc người nhà mình đến hỏi thì anh ta chối (nói lở tay trúng). 

Mình rất bức xúc vì chuyện này và muốn viết đơn trình lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nghiêm đối với hành vi trên. Mình rất mong được sự giúp đỡ và chia sẽ của các bạn.

Nguyễn Quốc Sol

Năm gà kể chuyện giết gà thời bao cấp

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Cái năm mà cả miền Nam bị xuống hố cả núi, miền quê nội của tôi phải chống chọi với ba thứ giặc: giặc cướp, giặc đói và giặc Cách (Cắt) mạng. Giặc ác ôn hơn cả là giặc công an, du kích địa phương. Chúng mang súng vào nhà nào là xem như nhà đó khó thoát tai họa. Nhất là những nhà có máu mặt giàu có và những nhà có tên trong danh sách đen là có con cháu cái gọi là "ngụy quân ngụy quyền". Chỉ cần nhẹ nhàng ghép cho một cái tội không chút bằng chứng là tay sai, là ngoan cố phản động thì thế nào đối tượng dân làng phải trả giá đắt ngang bướng thì bị giết, còn không thì bị bị đấu tố trong cuộc họp đội đoàn nông dân lao động. Cán bộ công an địa phương mạnh ai người nấy hành xử luật rừng. Chúng xem dân miền Nam như là kẻ thù cần phải hành hạ cho xuống ngang hàng súc vật.

Chính sách dùng cái bao tử để trị dân, ngăn sông cấm chợ từ hột muối hạt đường buôn đi bán lại từ tỉnh này qua tỉnh nọ đều bị trạm thu thuế kiểm soát tịch thu với lý do là buôn lậu. Vấn đề đi lại ra khỏi tỉnh phải xin giấy phép phường, xã, huyện duyệt xong phải ra tỉnh mới được cứu xét cấp giấy đi lại. Nhiều người có đủ lý do nhưng bị từ chối chỉ vì dưới các lá đơn không có đồng tiền đi kèm. Nhà nước càng làm làm khó về thể thức hành chánh dân phải đè cổ ra bán tất cả cái gì có trong nhà để lo chạy hối lộ dù là chỉ là tờ giấy đi xuất tỉnh thăm thân nhân ốm đau sắp chết năm trong bệnh viện. 

Dân chúng quê tôi ban ngày đi làm lao động tập thể mỏi tay rả xương, ban đêm về tới nhà chưa kịp ăn cơm tối lại phải đi họp đội, đoàn để nghe cán bộ chửi và dân nhìn mặt nhau đấu tố hơn là họp hành giải quyết thắc mắc chuyện này việc kia. Thông thường chúng đã sắp xếp cò mồi trước khi mổ xẻ một vấn đề gì, chẳng hạn như kêu gọi ủng hộ đóng góp tiền bạc lúa gạo cho nhà nước. Trong một cuộc họp kêu gọi ủng hộ. Việc đầu tiên là cán bộ Vẹm chỉ tay vào một vị bô lão giơ tay: 

- Tôi xin giới thiệu tui là người nghèo nhất trong xã ni, vì biết công ơn nhà nước tui xin cống hiến cách mạng năm mười tạ lúa. 

Bà Hai Bướm thời gian gần đây nổi tiếng là điếc không sợ súng. Người ta đồn rằng bà chắc là ỷ y có đứa con gái được thằng công an huyện lui tới la cà tán tụng. Bà bước ra khỏi đám đông, rồi vừa giơ tay vừa phát biểu: 

- Thưa quý vị theo tui biết thì gia đình ông ni chạy gạo ăn từng bữa chưa no lấy của chỗ mô mà đóng với góp. 

Người cán bộ nghiến răng chỉ tay về phía trước: 

- Bà kia. Ai cho bà chống phá lại đường lối cách mạng, phản đối người ủng hộ nhà nước. 

Người cán bộ khác lại đứng lên tiếp lời: 

- Nhân dân thấy chưa. Tụi đế quốc và tay sai sừng sỏ đã chích thuốc phiện tiêm nhiểm vào những cái đầu như bà này. Chúng ta phải tận diệt mầm mống phản loạn. 

Có tiếng người xì xào: 

- Nhà nước tự khen là của dân mà dân đưa ý kiến trái chiều rồi bóp họng là làm sao chứ. 

Người cán bộ hít một hơi thuốc lá rồi đấm mạnh tay vào bàn: 

- Tất cả câm mồm lại. Đây là cuộc họp chớ không phải cái chợ. Tôi yêu cầu tất cả mọi người mọi nhà phải có nghĩa vụ đối với nhà nước là ai có nhiều hay ít bắt buộc phải ủng hộ trong đợt vận động đóng góp này. 

Một cán bộ khác đứng dậy hất hàm: 

- Nhân dân thấy không, nhờ có cách mạng nhân dân làm chủ tập thể, ai cũng vác cuốc ra đồng lao động tăng gia sản xuất. Ai chống lại đường lối chủ trương sẽ bị trừng trị đích đáng. 

Sau một hồi quanh đi quẩn lại làm sao đạt chỉ tiêu lao động năng suất, phê và tự phê, kiểm điểm công tác tranh nhau đấu tố lấy điểm. Cuối cùng người cán bộ chủ trì cuộc họp lấy tay đóng nắp cây bút nguyên tử rồi thong thả kẹp vào túi áo, đoạn nghiêng vai đội cái nón cối lên đầu rồi ra lệnh: 

- Cuộc họp xong. Cũng cần nhắc nhở thêm là những hộ nào nuôi gà tới kỳ lớn phải khai báo để hợp tác xã điều động kết toán sổ sách. 

Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, mọi người ai cũng mệt mỏi theo chân nhau ra về. Dưới ánh trăng giữa tháng, con đường làng quen thuộc vọng lên tiếng tre kêu kẻo kẹt trong ngọn gió đêm rì rào. Tôi đẩy cái tay của người nông dân lối xóm quàng lên vai tôi rồi nói nhỏ nhẹ: 

- Thôi hết rồi thời giặc giả nhưng thanh bình trong tâm hồn còn đâu nữa bạn đường ơi!

- Tau cũng nghĩ như rứa. Đem dân ra họp hành đấu tố chửi rủa nhau, thế này thì xã hội làm sao khỏi suy thoái đạo đức. Ngay cả người lớn mổ xẻ sát phạt xâu xé đổ tội nhau thế này làm sao giáo dục con cái biết thế nào là lẽ phải. 

- Mi thấy rỏ ràng trước mắt đó. Mấy cuộc họp trước cán bộ có cảnh cáo huỵch toẹt ra là các tổ tam chế không theo dõi sát sao báo cáo để trừng trị những phần tử phản động đó mà. 

- Trong nhà tau làm cái chi nhất cử nhất động phải có người điểm cho nên bị công an lâu lâu kêu lên cảnh cáo. 

*

Cả đêm trằn trọc với giấc ngủ chập chờn trong mộng mị. Khi tiếng gà gáy canh hai vừa tan, tôi chạy ra chuồng gà. Nhìn những con trống xen mái gục đầu kêu cúc, cúc. Tôi nói trong lòng là phải thuyết phục mẹ tôi đi trước một bước để giết vài con làm thịt dù là còn non trước khi khai báo xã kiểm kê để gián tiếp cướp sạch qua cái cổng hợp tác xã. 

Chờ mẹ ngủ dậy theo thói quen cầm cái chổi quét sân. Tôi nấn ná tới nịnh: 

- Mẹ nè! Họ sắp bắt khai báo kiểm kê để sớm tịch thu súc vật gia cầm qua cái chiêu mua lại, con muốn bắt vài ba con gà làm thịt ăn một bữa cho đã thèm rồi tới mô thì tới. 

Mẹ tôi nhổ cái bã trầu xuống đất rồi chống hai tay lên vầng thái dương: 

- Tao ngán ngẩm cái cảnh đổi đời ni rồi. Nhà nước là cái chi chi mà đến nổi kiểm soát từng cái kim sợi chỉ của dân nói chi đến gà vịt của người ta nuôi cũng phải khai với báo để lường gạt ăn cướp. 

- Nếu có bị bắt phạt thì cả nhà chịu đòn, ăn trước no bụng tính sau nghe mẹ. 

Mẹ tôi không la rầy hay nói năng gì nữa. Tôi võ đoán là bà ngầm đồng ý. 

Khi màn đêm buông xuống, tôi sai đứa em gái bắc nồi nước sôi, rồi lặng lẻ cầm cái bao bố ra chuồng gà. Giơ tay bắt một con gà mái chưa kịp bỏ vào bao nó kêu lên tiếng tục tác oang oác như mới để trứng xong. Tôi bắt tiếp hai con nữa mà không để ý quan tâm tới tiếng chó nhà phía sau sủa liên tục. 

*

Luộc gà xong hai anh em tôi thi đua nhau nhổ lông. Em tôi đưa ra ý kiến: 

- Anh nè! Gia đình mình đem con gà trống lên đặt bàn thờ cúng tổ tiên, phần con gà mái nhiều mỡ này đem cho nhà ông chú có đông con để ăn, còn con gà nhỏ nhất để dành ngày khác vậy. 

Tôi phân bua: 

- Chia cho nhà chú không phải như thời kỳ trước đâu. Anh đi họp nhiều lần nghe mấy đứa con của chú còn tố khổ cha mẹ, đứa con gái còn tấn công chồng là không theo kế hoạch ba khoan nữa đó. 

- Thế thì thời buổi ni mình nhân đạo bà con ai nhân đạo lại mình, không chừng nuôi ăn lại bị tố ngược. Chắc ăn nhất là ai có thân nấy lo. 

- Em nói đúng. Xã hội bây giờ không có một chút nhân bản như thời chính quyền cũ. Bởi họ sinh ra đã bị hệ thống cầm quyền nhồi sọ làm chuyện ác độc rồi. 

Hai chị em tôi mãi mê vừa nói chuyện vừa làm thịt gà. Bỗng thấy xuất hiện họng súng đen ngòm dí vào đầu: 

- Đứng dậy! Giơ tay lên! Đồ quân phản động!

Hai anh em tôi bật người lên rồi đưa tay lên đầu chờ đợi. 

Một tên trong bọn xông tới cầm cổ áo tôi: 

- Ai cho tụi mầy làm thịt gà ăn khi có lệnh cấm. Cha mẹ chúng mầy quen làm tay sai đế quốc hút máu đến gà vịt cũng không tha. 

Một người khác ra lệnh: 

- Tịch thu tất cả cùng áp giải hai người này về cơ quan giải quyết. Hai anh em tôi bị trói hai tay ra phía sau lưng. Họ dẫn đi bằng báng súng kè kè bên hông. Tôi ngước lên nhìn bầu trời mây đen kín mịt, trên đọt cây tre vài ba con chim ríu rít gọi nhau bay về tổ ấm. Tôi tự trách móc đời: 

- Tại sao bà con láng giềng lại manh tâm đi tố cáo nhà cầm quyền kiểu này, hóa ra dân lại giết dân. 

Tôi nghe tiếng em tôi lẩm bẩm: 

- Anh có thấy mạ mình đang ngồi lẻ loi trước thềm nhà chảy nước mắt nhìn ra không?

Tôi bước đi nghe quặn thắt lùa vào xé nát cả tâm tư... 

04.01.2017

Đừng sợ mất ghế

Hạ Trắng (Danlambao) - Có lẽ, ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong những Thủ tướng ma-dzê-in Việt Cộng gây sự chú ý nhiều nhất đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là trên các diễn đàn Internet. Người ta không chỉ chú ý đến cái đầu bóng lọng, nghênh nghênh vẹo sang một bên khiến ông bị gọi bằng hỗn danh “Phúc niễng”, mà cả những phát ngôn “để đời” của ông.

Từ việc ông nổ những câu tiếng Anh như “ma-dê-in Việt Nam”, “Phọt-mô-sa”… cho đến những thứ tiếng tây không ra tây, ta không ra ta, khôn không ra khôn, dại không ra dại như “cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ” khiến dân chúng được phen cười ra nước mắt. Những câu phát biểu ngây ngô, ngớ ngẩn và phản động mang đặc trưng “không lẫn đi đâu được” của ông trong năm cũ vẫn còn nguyên giá trị mua vui cho thiên hạ, thì ngày đầu năm mới, Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh nhẩu thể hiện đẳng cấp phát ngôn bằng câu “đừng sợ mất ghế”, dự đoán sẽ trở thành câu “ranh ngôn” cộng sản cho năm 2017.

Ông này đã nói như thế vào chiều ngày 2/1/2017 trong buổi làm việc với các quan chức đứng đầu tỉnh Bình Phước về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương này. Nguyên văn là “Thứ nhất là phải hiểu vấn đề như thế nào. Anh đọc thì anh phải hiểu ngay, đừng để kéo dài. Thứ hai là đừng sợ mất ghế, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thứ ba là không tham nhũng”.

Ông chỉ đạo kiểu ấy thì chắc đàn em cấp dưới phải thè lưỡi mà rằng: 

Tía ơi! Đại ca nói thế thì đàn em biết mần răng mà lần. “Phải hiểu vấn đề như thế nào” là như thế nào? Đấy, như cái hôm thủ tướng nói “cờ lờ mờ vờ, cờ lờ mờ” đấy, chúng em có hiểu chi mô? Mà chính thủ tướng cũng có hiểu cái đếch gì đâu nên mới đọc ngu như thế? 

Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, “đọc thì phải hiểu ngay, đừng để kéo dài”, thì vâng. Nhưng thưa thủ tướng, chúng mình tự hiểu với nhau, thủ tục hành chính khi đã cải cách thì còn gì nguyên tắc “hành là chính” nữa ạ. Mình phải kéo dài, mình phải không hiểu, mình phải nhũng nhiễu, gây khó khăn cho chúng nó thì chúng nó mới lòi tiền ra cho chúng mình bỏ túi chứ. Với lại việc cải cách hành chính thì để dành đến khi nào đảng ta ngáp chết, ngấp ngoải và thể chế dân chủ lên thay, thì mới thực hiện được. Chứ cộng sản chúng mình với nhau, biết tỏng từ trong trứng nước biết ra rồi, chẳng qua diễn trò lừa bọn dân cho chúng nó sướng, thủ tướng nhể?

Còn chuyện tham nhũng, tụi em cũng chỉ làm theo tấm gương của thủ tướng, của đàn anh, đàn ông, đàn cha, đàn chị, của đồng chí đồng rận cộng sản trên khắp năm châu này thôi, không thế thì làm sao thành cán bộ cộng sản chân chính được. Thực ra cũng không hẳn là tham nhũng đâu, mình lấy của dân, mình giữ hộ tiêu dùm thôi, thủ tướng ạ.

Bây giờ ghế ít đít nhiều, cả một đời chúng em cật lực vơ vét của dân mới dư tiền cúng cho thủ tướng và các đồng chí trên TƯ, để được ngồi vào những vị trí béo bở này. Gớm, cứ lo ngay ngáy. Sơ sểnh một cái là thằng A, con B, đứa C nó cướp chỗ ngay. Rồi cũng chưa biết chừng, vào một ngày đẹp trời, một thằng kiểm lâm nào đó ngẫu hứng, vác ngay khẩu K54 hay K59 kỷ niệm cho vài viên rồi chết tức tưởi mà không biết đồng chí nào thịt mình. Nhưng khi đồng chí thủ tướng đã đảm bảo cho chúng em “đừng sợ mất ghế” thì chúng em tin tưởng lắm ạ, chỉ việc an tâm mà vơ vét, phần thì cúng cho thủ tướng, phần thì mình hưởng, có lợi đôi bên. 

Chúng em cũng biết là thủ tướng đang tâm tư lắm. Bọn dân đen giờ cũng ghê, động một tí là nó soi rồi lên mạng nói linh tinh, dần tạo thành sức ép lên đảng ta. Vì thế mà thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo đảng cứ phải phát biểu đối phó. Ngày xưa thì đố đứa nào dám, giờ nó còn ngang nhiên mang biểu ngữ ra đường yêu cầu các đồng chí ta từ chức nữa chứ. Ghê thật! Nhưng không lo, có gì đã có thủ tướng chống lưng. Với lại, khi có vấn đề gì “không hay” xảy đến, chỉ cần “phê và tự phê”, khiển trách hoặc kiểm điểm trước gương là được. Vì thế cứ mạnh tay mà “làm”, không sợ mất ghế, không sợ trách nhiệm.


Thủ tướng phê Bình Phước vẫn là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Chúng em xin ghi nhận. Nói đi phải nói lại, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, thủ tướng thử đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, có tỉnh nào giàu không? Chỉ có quan chức chúng mình giàu thôi, chứ bọn dân thì đứa nào có biểu hiện giàu có một cái, là chúng mình “cải cách” cho chết ngay. Gì chứ “cải cách” là sở trường của đảng ta. Nhưng được câu khen lấy lệ của thủ tướng, chúng em cũng “mờ cờ lờ” (mát cái lòng). Khen rằng: Bình Phước đã “thay da đổi thịt” rất nhiều. 

Tất nhiên rồi, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng ta, vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam chả khởi sắc, chả thay da đổi thịt nhưng nói chung “nghèo vẫn hoàn nghèo”.



Vì “đảng là đạo đức, là văn minh” nên dân mới đói

CTV Danlambao - Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đến ngày 3/1 có 12 tỉnh gửi công văn xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp Tết Đinh Dậu. Đa số là các tỉnh trên thuộc vùng Trung du - Miền núi phía Bắc, các tỉnh ven biển miền Trung chịu hậu quả nặng nề tập đoàn xả thải Formosa gây thảm họa môi trường. Cụ thể là các địa phương: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đăk Nông. Tổng số gạo cần hỗ trợ là hơn 14.700 tấn. 

Hạn cuối cùng là ngày 20/1/2017, có nghĩa là rất có thể sẽ còn thêm những tỉnh thành khác tiếp tục xin cứu đói.

Tình trạng xin cứu trợ vào dịp Tết Nguyên đán hay trước mỗi kỳ giáp hạt đã trở thành điều thường lệ nhiều năm nay. Tức là dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hơn 70 năm tại miền Bắc và hơn 40 năm trên toàn cõi, tình trạng nghèo đói vẫn luôn luôn được duy trì. Tất nhiên, nguyên nhân luôn luôn được đổ vấy là tại Ông Trời như một thủ phạm duy nhất phải chịu trách nhiệm.

Không cần bàn cãi thêm nữa, việc xả lũ các hồ thủy điện và Formosa xả thải chính là thủ phạm dẫn đến hàng trăm cái chết, hàng vạn con người mất kế sinh nhai, tàn phá tài sản cũng như phá hủy hoàn toàn môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung. Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân không ai khác chính nhà cầm quyền cộng sản với đặc trưng tham nhũng, quản lý yếu kém và theo đuổi chính sách phản động.

Tuy nhiên, việc xin cứu trợ là một chuyện, gạo có đến tay người nghèo hay không lại là một chuyện khác. Hàng năm, báo chí lề đảng hoặc các thông tin lề dân vẫn phát hiện ra nhiều vụ quan chức địa phương dùng gạo cứu trợ để trục lợi, đẩy người dân vào tình trạng đói hoàn đói. Câu hỏi được đặt ra, cứu trợ dịp tết thì các ngày khác, dân lấy gì để ăn khi không còn phương tiện để tăng gia sản xuất?

Trong khi tại nhiều nước “tư bản giãy chết”, người dân không những dư thừa về mặt vật chất mà đời sống tinh thần đã đạt đến mức hạnh phúc. Thì tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, nhân dân vẫn đói ăn thiếu mặc. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, duy trì chính sách cai trị sắt máu với bộ máy đàn áp khổng lồ nhưng vẫn bắt nhân dân ca ngợi đảng là “đạo đức, là văn minh”, là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, lương tâm của thời đại” thì có lẽ, trên thế gian nơi này là duy nhất.

Ô nhiễm ở Sài Gòn gây nhiều bệnh tật cho người dân

Xe buýt nhả khói đen kịt trên đường là chuyện bình thường ở khắp nơi trong thành phố Sài Gòn. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN (NV) – Sở Giao Thông thành phố Sài Gòn vừa đưa ra phúc trình cho hay, tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động giao thông gây ra đang ở mức báo động, gây nhiều bệnh tật cho người dân.
Báo Tuổi Trẻ ngày 3 Tháng Giêng, dẫn lời ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao Thông cho biết, số liệu quan trắc ô nhiễm không khí quý II năm 2016 ở Sài Gòn cho thấy tăng hơn so với cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, 7/15 vị trí có CO tăng 1.11-2.18 lần; 11/15 vị trí có bụi tăng 1.02-1.64 lần; 8/15 vị trí có NO2 tăng 1.02-1.31 lần. Trong khi đó, ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ gây ra lên đến 97.64% so với tất cả hoạt động khác gây ra, dao động từ 51.95- 81.30 dBA.
Theo mô tả của phóng viên Tuổi Trẻ, ở các giao lộ cửa ngõ vào thành phố Sài Gòn như các ngã tư An Sương, Bà Điểm, Gò Mây, Bình Phước… hay những trục đường nội ô như Cộng Hòa, Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Kinh Dương Vương… có mật độ xe lưu thông cao và thường xuyên bị kẹt xe thì tình trạng khói bụi, tiếng ồn thuộc hàng kinh khủng.
Trưa 2 Tháng Giêng, đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 đến quốc lộ 1, huyện Bình Chánh, dù giữa trưa nắng gắt nhưng trên đường luôn có một lớp khói bụi mờ ảo.
Tại các giao lộ, khi xe cộ dừng đèn đỏ thì màn khói bụi đậm đặc hơn. Một số xe container, xe buýt… nhả khói đen, tiếng động cơ xe luôn “rầm rầm” trên đường. Người đi xe gắn máy, người dân buôn bán hai bên đường thường phải đeo khẩu trang kín mít.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Huỳnh Tấn Tiến, chủ tịch Hội Y Học Dự Phòng Sài Gòn, khẳng định, khí thải từ xăng dầu và bụi bặm do xe cộ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của người dân.
Trong khí thải xăng dầu còn có những chất rất độc, có thể gây ung thư hoặc gây kích thích như benzen, acid H2S, CO, cacbon… Một số chất độc khác còn có thể ngấm vào máu gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
Người già, trẻ em đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh hen suyễn… khi hít phải nhiều khí thải độc hại từ xe cộ dễ có nguy cơ làm bệnh bùng phát, thậm chí tử vong do chít hẹp đường thở nếu không cấp cứu kịp thời…
Trước tình hình ô nhiễm khói bụi xe trầm trọng như trên, Sở Giao Thông kiến nghị thủ tướng CSVN sớm thông qua đề án kiểm tra khí thải xe máy do Bộ Giao Thông xây dựng, bắt đầu áp dụng từ năm 2018, “làm tiền đề cho các dòng xe khác.” (Tr.N)

Rừng Tây Nguyên bị tàn phá vì thương lái Trung Quốc

Một điểm thu mua rễ cây Tờ Trung. Rễ của không biết bao nhiêu cây đang được phơi khô trước khi đóng bao chuyển sang Trung Quốc. (Hình: Dân Trí)
GIA LAI (NV) – Loại cây mà người Bahnar gọi là Tờ Trung (na rừng) – thường thấy ở các khu rừng đầu nguồn, các con suối ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì thương lái Trung Quốc đặt mua… rễ.
Với những người cư trú lâu năm ở Tây Nguyên, Tờ Trung là nguồn nước dự trữ và là hệ thống điều hòa dòng chảy tự nhiên. Mùa khô, đi rừng mà thiếu nước, chặt một cây Tờ Trung là đủ nước cho vài người uống mà không sợ ngộ độc, đó cũng là lý do Tờ Trung được xem như hệ thống trữ nước, giúp các dòng suối không trơ đáy. Mùa mưa, khi nước từ thượng nguồn tràn về, rễ Tờ Trung khiến chúng chảy chậm lại, hạn chế khả năng gây ra lũ lớn, đột ngột ở hạ lưu…
Cách nay năm năm, thương lái Trung Quốc tìm tới Tây Nguyên hỏi mua… rễ cây Tờ Trung. Lúc đó, yêu cầu của thương lái Trung Quốc rất cao: Chỉ mua rễ nhỏ! Những người Bahnar suốt đời đói khổ, lúc nào cũng mong có cơ hội tìm được chút tiền để trả nợ cơm áo đổ xô vào rừng chặt rễ cây Tờ Trung dẫu cho một ký rễ cây Tờ Trung tươi chỉ có 3,000 đồng. Tới khi các rễ nhỏ của cây Tờ Trung trở thành của hiếm, giá tăng lên thành 5,000 đồng/ký thì thương lái Trung Quốc hạ yêu cầu xuống, mua cả rễ lớn.
Giờ thì thương lái Trung Quốc đang thu mua cả thân cây Tờ Trung. Sau năm năm, Tờ Trung – một loại cây dại, giờ đã thành của hiếm, khó có thể tìm thấy ở các khu rừng đầu nguồn và các con suối.
Ông Đinh Văn Viên, phó thôn Kon Bông, xã Đăk Rong, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai, thừa nhận, từ khi mật độ cây Tờ Trung giảm xuống, mùa khô, lượng nước ở các dòng suối giảm theo. Mùa mưa, lũ lớn hơn và thường là đột ngột đổ về, khó đoán trước.
Theo ông Viên thì ai cũng nhận ra điều đó nhưng đồng bào của ông nghèo quá, thành ra chuyện đi kiếm được tiền họ cũng làm. Trước đây, khi cây Tờ Trung còn nhiều, cả làng vào rừng đào rễ Tờ Trung để gùi đi bán là bình thường.
Phóng viên tờ Tuổi Trẻ kể rằng, mỗi làng thường có hai điểm thu mua rễ cây Tờ Trung, một ở đầu làng, một ở cuối làng và do người trong làng đảm nhận. Một trong số này bảo với họ là ông ta được thương lái Trung Quốc thuê đứng ra mua lại, phơi khô rồi đóng bao chuyển cho chủ hàng. Giống như những người Bahnar khác, ông ta cũng không rõ thương lái Trung Quốc mua rễ, nay thì mua cả thân cây Tờ Trung để làm gì.
Giống như ông Viên, ông Bùi Trọng Lượng, phó chủ tịch xã Đăk Rong xác nhận, chuyện chặt rễ, đốn cây Tờ Trung bán cho thương lái Trung Quốc đã kéo dài trong vài năm. Ông Lượng cho biết, chính quyền xã và chính quyền đã bắt đầu cảm thấy ái ngại nên đã yêu cầu dân chúng không được đụng đến cây Tờ Trung nữa.
Ông Trương Văn Bốn, giám đốc công ty Lâm Nghiệp Đăk Rong dù thừa nhận chuyện dân chúng vào vùng rừng do công ty của ông quản lý để chặt rễ, đốc cây Tờ Trưng đã xảy ra nhiều năm nhưng công ty Lâm Nghiệp Đăk Rong không ngăn chặn vì điều đó không ảnh hưởng gì đến rừng. Theo lời ông Bốn, trước kia, công ty Lâm Nghiệp Đăk Rong còn phải điều động nhân viên chặt bớt cây Tờ Trưng để nó không ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây khác.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, giám đốc vườn quốc gia Kon Ka Kinh, thú nhận chưa nhận được báo cáo nào của thuộc cấp về chuyện dân chúng vào vườn quốc gia Kon Ka Kinh để chặt rễ, đốn cây Tờ Trung. Tuy nhiên ông Hoàn nhấn mạnh, Ban Giám Đốc vườn quốc gia Kon Ka Kinh chưa bao giờ yêu cầu nhân viên “chặt bớt cây Tờ Trưng để nó không ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây khác.” Muốn đụng đến loại cây nào trong rừng cũng phải báo cáo với giới hữu trách. Chỉ có bị bệnh về thần kinh mới làm như thế. (G.Đ)

Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm "chạy lũ"

- Sự cố nắp cống bị bung khiến nước từ sông Vàm Thuật tràn vào gây ngập nặng cho hàng trăm nhà dân tại quận 12.


Đến rạng sáng 3/1, chính quyền quận 12 (TPHCM) vẫn đang phối hợp với Trung tâm chống ngập TP, khắc phục hiện trường sự cố hư hỏng nắp cống Cán Dù (khu phố 1 phường Thạnh Xuân) khiến nước từ bên ngoài sông Vàm Thuật tràn vào, gây ngập nặng tại địa bàn 2 phường Thạnh Xuân và Thạnh Lộc.
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Sự cố nắp cống Cán Dù bị hư hỏng khiến nước tràn vào gây ngập nhà dân tại quận 12 tối 2/1
Trước đó vào khoảng 21h, ngày 2/1, nước dâng cao bất thường, nhanh chóng tràn vào nhà hàng trăm hộ dân trên địa bàn, gây hư hại nặng về tài sản.
Ghi nhận của PV, tại địa bàn khu phố 1 phường Thạnh Xuân, các tuyến đường trong khu biệt thự Nam Long bị nước nhấn chìm, có nơi sâu đến 1m. Giao thông qua khu vực bị tê liệt, xe cộ chết máy hàng loạt.
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Nhiều tuyến đường tại khu biệt thự Nam Long chìm trong "biển nước"
Trong khi đó, tại địa bàn phường Thạnh Lộc (đối diện bến xe Ngã Tư Ga), hàng trăm hộ dân phải khóc ròng vì nước tràn vào nhà gây thiệt hại nặng về tài sản. Nhiều hộ dân bỗng dưng chạy “lũ” giữa mùa khô...
Chị Lê Thị Hiền (chủ cửa hàng vải số 22B2 Hà Huy Giáp) cho biết: khoảng 21h tối, nước tràn vào quá nhanh, gia đình không kịp phản ứng.
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Chị Lê Thị Hiền bất lực trước con nước ập vào cửa hàng khiến 1/2 số vải may mặc của gia đình bị hư hại
“Mùa này không phải mùa mưa và từ sáng đến tối triều cường cũng lên không quá cao. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì tối nay nước tràn vào nhanh và nhiều đến thế”- chị Hiền nói và cho biết cả gia đình phải cật lực cứu kho hàng những không kịp. Khoảng 10.000m vải may mặc, chuẩn bị bán Tết bị nước nhấn chìm gây thiệt hại trên 300 triệu đồng.
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Tài sản của người dân bị nước nhấn chìm, hư hại
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Người dân đẩy xe chết máy trong đêm
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'h
Do nhà cửa bị nước ngập, người đàn ông phải ôm túi xách đi thuê nhà trọ ở qua đêm
Đến 2h sáng ngày 3/1, người dân sống tại 2 phường Thạnh Xuân và Thạnh Lộc vẫn đang tất bật đẩy nước ra ngoài, cứu chữa hàng hóa và ổn định cuộc sống. Lực lượng chức năng phải bắc loa cảnh báo người dân tắt các thiết bị điện để đảm bảo an toàn.
Công an, dân phòng khu phố cũng được tăng cường để bảo vệ an ninh tại các khu phố nhằm đề phòng trộm cắp.
Cống ngăn triều bung nắp, dân Sài Gòn trắng đêm 'chạy lũ'
Lực lượng dân phòng cầm loa, lội qua các con đường, hẻm nhỏ ngập nước, phát loa thông báo cho người dân tắt các thiết bị điện để đảm bảo an toàn
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Anh Đức - Chủ tịch phường Thạnh Xuân (quận 12) – cho biết: Sự cố do nắp cống Cán Dù tại khu phố 1 của phường Thạnh Xuân bị trục trặc
Cụ thể, ông Đức cho biết do nắp cống bị tuột khỏi bản lề lúc triều cường đang lên nên xảy ra sự cố nước sông Vàm Thuật tràn vào khu dân cư.
“Sự cố gây ngập khu biệt thự Nam Long rộng khoảng 4ha, chủ yếu ngập cơ sở hạ tầng và khoảng 30 hộ sống tại khu biệt thự bị nước ngập vào nhà, tuy nhiên chưa đáng kể. Chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống giúp người dân kê đồ đạc lên”- ông Đức nói và cho biết hiện Trung tâm điều hành chống ngập TP đã khắc phục được sự cố và đang chờ nước rút ra để hàn nắp cống lại.
Như Sỹ - Văn Châu

'Bình đẳng xã hội chủ nghĩa': Đầu năm đồng loạt tăng viện phí ! *

Đồng loạt tăng viện phí


Từ quý I/2017, viện phí sẽ tính thêm tiền lương nhân viên y tế và áp dụng với 27 địa phương còn lại trên cả nước. Với việc đưa lương vào viện phí, hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật sẽ tăng giá khoảng 30%-50%.

Giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng hiện chỉ áp dụng với các trường hợp điều trị do quỹ BHYT chi trả. Năm 2017, viện phí sẽ được điều chỉnh tăng đối với nhóm người chưa có thẻ BHYT - hiện chiếm gần 20% dân số.
Tạo sự bình đẳng
Sau lần trì hoãn điều chỉnh vào cuối năm 2016, trong quý I và II/2017, viện phí tính thêm tiền lương sẽ được thực hiện đồng loạt ở các tỉnh, thành trên cả nước. Đây là đợt điều chỉnh viện phí cuối cùng trong lộ trình đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế.
Trước đó, từ ngày 1-3-2016, các bệnh viện (BV) tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đã được thực hiện mức giá gồm: chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương. Với đợt điều chỉnh lần này, những dịch vụ kỹ thuật có chi phí tiền lương cao như tiền ngày/giường; các phẫu thuật nặng xếp loại đặc biệt, loại 1... sẽ có mức tăng cao. Dù vậy, theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế, viện phí sắp tới cũng chỉ tính 4/7 yếu tố.
Lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý trong năm 2017, viện phí của người không có BHYT sẽ được điều chỉnh tính thêm chi phí phụ cấp ngày trực, phẫu thuật thủ thuật và tiền lương. Trong khoảng 1.900 dịch vụ, nhiều dịch vụ sẽ tăng giá gấp 2-3 lần.
Cụ thể, giá khám bệnh sau khi tính lương vào viện phí: BV hạng đặc biệt và hạng I tăng từ 20.000 đồng lên 39.000 đồng/lượt, BV hạng II từ 15.000 đồng lên 35.000 đồng, BV hạng III từ 10.000 đồng lên 31.000 đồng, BV hạng IV từ 7.000 đồng lên 29.000 đồng. Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực/ghép tạng/ghép tủy… tại các BV hạng đặc biệt: từ 354.000 đồng tăng lên 677.000 đồng/người, BV hạng II: từ 350.000 lên 569.000 đồng. Giường bệnh nội khoa tại BV hạng đặc biệt tăng từ 99.000 đồng lên 215.000 đồng; giường bệnh các khoa xương khớp, da liễu, tai mũi họng, tai biến… tăng từ 89.000 đồng lên 192.000 đồng/người/ngày…
Ông Nguyễn Nam Liên cho biết nhiều BV đang tồn tại 3 hình thức viện phí: do BHYT chi trả, khám chữa bệnh (KCB) không có BHYT và KCB theo yêu cầu. Tại các BV tuyến trên, đa phần người dân chọn KCB không có BHYT vì không muốn xếp hàng, đợi chờ. Tuy nhiên, tới đây, khi viện phí điều chỉnh tăng đồng đều, người bệnh sẽ cân nhắc việc tham gia BHYT. Hiện nay, giá dịch vụ KCB của người không có thẻ BHYT chưa tính đủ các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ. Vì thế, lần điều chỉnh này sẽ tính thêm tiền lương, phụ cấp; tối đa bằng mức giá của các dịch vụ do BHYT thanh toán.
“Mức điều chỉnh lần này chưa tính chi phí sửa chữa lớn, khấu hao, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Việc điều chỉnh viện phí nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có để khuyến khích người dân tham gia BHYT” - ông Liên nhấn mạnh.

Do viện phí tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tham gia BHYT
Do viện phí tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tham gia BHYT
Chất lượng chưa tương xứng
Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho rằng việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ khuyến khích các BV phát triển kỹ thuật y tế, đồng thời người dân được thụ hưởng các dịch vụ này và được BHXH thanh toán, tăng quyền lợi của người có BHYT. Trong những tháng đầu năm 2017, những người chưa tham gia BHYT có thể sẽ chưa phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB. Tuy nhiên, theo lộ trình, trong năm 2017, viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ áp dụng cho người không có BHYT.
“Trong 20% dân số chưa tham gia BHYT, phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên. Để giảm bớt gánh nặng nếu chẳng may ốm đau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, người dân nên tham gia BHYT” - ông Sơn khuyến cáo.
Ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng Ban Giám định BHYT-BHXH Việt Nam, cho biết giá dịch vụ điều chỉnh theo Thông tư liên tịch 37/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính (thực hiện năm 2016 và 2017) có thêm các cấu phần chi phí như: phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp trực, lương nhân viên y tế. Khi thực hiện thông tư này, các BV đã có những thay đổi bước đầu bởi ý thức rõ nếu cung cấp dịch vụ chất lượng thì sẽ thu hút được người dân đến KCB, từ đó tăng nguồn thu. Người tham gia BHYT cũng giảm chi từ tiền túi khi giá dịch vụ y tế được tính đủ.
Tuy nhiên, theo ông Phúc, mức thay đổi về chất lượng dịch vụ còn chậm, chưa tương xứng với mức giá mà cơ quan bảo hiểm đã thanh toán. Ví dụ, một số BV chưa có máy lạnh trong phòng điều trị dù cơ cấu giá đã chi trả; điều kiện nằm còn chật chội, tình trạng nằm ghép vẫn còn; khám bệnh còn sơ sài, không bảo đảm chất lượng…
“Tới đây, các cơ sở y tế phải tăng cường kiểm soát, đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng dịch vụ KCB. Trong đó, điều cần quan tâm đặc biệt là tinh thần, thái độ, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực y tế...” - ông Phúc bày tỏ.
Người bệnh được phục vụ tốt hơn
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội), cho rằng người bệnh có BHYT sẽ được hưởng lợi nhiều khi viện phí điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ. Theo đó, chất lượng dịch vụ y tế sẽ tốt hơn vì viện phí tính đủ khuyến khích các cơ sở KCB phấn đấu nâng cao chất lượng. Các BV sẽ có nguồn kinh phí để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ KCB. Nhân viên y tế cũng phấn đấu phục vụ tốt người bệnh.
Bên cạnh đó, khi viện phí tính đủ, người bệnh cũng không phải trả thêm các khoản phí mà trước đây chưa quy định trong giá. Phần chênh lệch tăng giá, người bệnh chỉ phải đồng chi trả 0%-5%-20%, phần còn lại đã được BHYT thanh toán. Vì vậy, phần chi trả thêm không quá nhiều.
Theo Khánh Anh
Người lao động
----------------
* Tựa đề do VNTB đặt

Hãy chờ xem, chào 2017!

Lê Trọng Vũ-02-01-2017
   Hà Nội ơi, một trái tim hồng!

Không phải văn hoá hay vị trí địa lý mà thể chế chính trị mới quyết định sự phồn thịnh của một quốc gia. Điều này hẳn nhiên không có gì phải bàn cãi, nhưng thể chế chính trị tương đồng, các vấn đề xã hội cũng báo động như nhau thì chưa ai đề cập.

7/12/2015, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền Bắc Kinh nâng mức báo động màu cam sang đỏ, mức nguy hiểm nhất về ô nhiễm không khí. Cách đây hai tuần 16/12/2016, mức báo động đỏ lại được ban hành, Bắc Kinh chìm trong khói mù dày đặc, người ta không thể nhìn thấy các tòa nhà chọc trời, thậm chí khó nhìn thấy mặt nhau khi chỉ đứng cách 10 m. Mọi hoạt động và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính của Berkeley Earth, Mỹ, mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, và hít thở không khí ở thủ đô Bắc Kinh tương đương hút 40 điếu thuốc lá mỗi ngày. Báo cáo khác của Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu cũng chỉ ra 1,23 triệu người đã chết ở Trung Quốc trong năm 2010 vì ô nhiễm không khí. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm với tuổi thọ của người dân. Theo đó, mật độ bụi PM 2,5 trong không khí tại các thành phố ở miền bắc Trung Quốc cao hơn 55% so với miền nam nước này dẫn đến tuổi thọ trung bình người dân ở đây cũng thấp hơn 5 năm so với miền nam.

Khi Bắc Kinh gọi Hà Nội lập tức trả lời. Tháng 10/2016, chỉ số chất lượng không khí đo được ở Hà Nội là 245, mức độ "rất không tốt cho sức khoẻ". Với chỉ số này, Hà Nội "vươn lên" xếp thứ hai các thành phố ô nhiễm nhất TG, chỉ sau Barzar, Ấn Độ và cao hơn rất nhiều các thành phố khác. Có thể số liệu được ghi nhận bởi hệ thống máy quan trắc tại tòa Đại sứ Mỹ không phản ánh chính xác tình trạng không khí của cả một thành phố nhưng nó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Không chỉ giống nhau về hậu quả của việc phát triển kinh tế mà bất chấp tất cả, giờ sự tha hoá của xã hội của hai đất nước láng giềng này cũng giống nhau đến kỳ lạ, giống như cùng một quốc gia, giống hơn cả những xã hội người Hoa là Hồng Kông hay Đài Loan, giống không chỉ ở bộ quân phục bên ngoài của quân đội hai nước mà ngay cả tâm hồn nghèo nàn bên trong cũng không khác nhau mấy, cũng tôn thờ vật chất, cũng buôn thần bán thánh, cũng thứ văn hoá kệch cỡm khoe của của đám nhà giàu mới phất. Những thanh niên ăn mặc thời trang chen lấn trước thang máy các trung tâm thương mại hay những đám đông lố nhố, ồn ào ở các điểm văn hoá nước ngoài, nếu không lại gần thì khó mà phân biệt được là người Trung quốc hay Việt nam.

Ở đâu cũng có điều này điều kia nhưng chẳng ở đâu các thang giá trị bị đảo lộn tất cả, cái xấu dày đặc đến mức hiển nhiên, thậm chí lên ngôi, được đám đông noi theo. Nhưng điều chua chát hơn cả là cách người trí thức, tầng lớp có nhiệm vụ thức tỉnh, cảnh giác công chúng lại quên đi trách nhiệm bảo vệ kẻ yếm thế, cúi đầu sống trong một xã hội ô nhiễm báo động như vậy. Không ai lên tiếng, vẫn cười đùa về những trò nhố nhăng giăng đầy trên "báo chí cách mạng", luôn thể hiện "lý trí", "khách quan" nhưng tuyệt nhiên không bao giờ bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội.

Đọc Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến đoạt Nobel Hoà Bình viết trong "Triết lý con lợn" mới thấy họ Lưu dường như không chỉ nói về xã hội nơi anh sống: "Giới trí thức đang bị tha hóa vì cam tâm lãnh nhận những ân huệ vật chất và các tiện nghi thỏai mái do nhà nước chu cấp để đổi lại sự im lặng làm ngơ trước sự nhũng lạm thối nát, sự đàn áp cướp bóc của cán bộ nhà nước đối với đa số quần chúng dân oan".

Họ Lưu nhấn mạnh đến sự đồng lõa, thỏa hiệp của giới trí thức với chủ trương mê hoặc ru ngủ của nhà cầm quyền đương thời qua các chiêu bài “phải bảo vệ sự ổn định xã hội”, “phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu" để mà bỏ qua những đòi hỏi về tự do, công bằng xã hội và phẩm giá của người công dân.

Cuối cùng, người tù nổi tiếng nhất Trung quốc này mỉa mai đám trí thức chẳng khác gì những con lợn được vỗ béo và ngoan ngoãn đi vào cái chuồng được dọn sẵn.

2016 đã khép lại với thật nhiều biến động, những vấn nạn xã hội ngày càng nhức nhối hơn và không chừa một ai, cái sau xảy ra thường xuyên và lớn hơn cái trước. Một bạn trẻ hỏi tôi khi nào thì đến ngưỡng chịu đựng của dân, tôi không biết nữa nhưng loài tồn tại được không phải là loài mạnh hay thông minh hơn mà là loài thích nghi tốt nhất.


Hãy chờ xem, chào 2017 !