Friday, October 23, 2015

Hà Nội: Nữ công nhân biểu tình phản đối chính sách của công ty Cổ phần Dệt Mùa Đông

CTV Danlambao - Hơn 50 nữ công nhân thuộc Công ty Cổ phẩn Dệt Len Mùa Đông đã có cuộc biểu tình ôn hoà trước trụ sở công ty số 47 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân (Hà Nội) yêu cầu được bảo đảm quyền lợi của mình.

Trong ba ngày liên tiếp từ 21 đến 23/10/2015, các băng rôn với nội dung: “Yêu cầu Cty Dệt Mùa Đông chi trả mọi chế độ di dời cho nữ CNLĐ”, “Yêu cầu Công ty Cổ phần Dệt Len Mùa Đông chi trả “quyết định 86 của Thủ tướng Chính phủ” cho nữ công nhân lao động chúng tôi” đã được các công nhân giương cao trước cổng công ty.

Theo thông tin mà CTV Danlambao có được thì Quyết định 86 do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 22/10/2010 có nêu rõ các quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị. 

Trước đó ngày 25/10/2010, UBND Tp Hà Nội ra quyết định số 5255/QĐ-UBND để thu hồi 22.602m2 đất của công ty Cổ phần Dệt Mùa Đông để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tổ hợp văn phòng thương mại, dịch vụ và nhà ở để bán.

Hội đồng quản trị Công ty CP Dệt Mùa Đông đưa ra lý do rằng đây là công ty cổ phần không còn là công ty 100% vốn nhà nước từ năm 2006 nên không thể thực hiện quyết định 86 của Thủ tướng Chính phủ.

Không đồng ý với thông báo của Hội đồng Quản trị nên các nữ công nhân đã tổ chức biểu tình ôn hòa để yêu cầu đảm bảo quyền lợi của mình.

Việc cổ phần hóa các công ty nhà nước sang hình thức tư nhân là một trong những cách thức tăng nguồn thu cho chính phủ nhưng lại cắt bớt quyền lợi của người lao động, có thể thấy rõ nhất qua việc thu hồi đất ở của công ty để phục vụ việc xây dựng văn phòng, nhà ở nhằm kinh doanh trong khi chưa đảm bảo được việc hỗ trợ di dời, tái định cư.


23.10.2015

Phùng Quang Thanh: “Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất!”

Hoàng Trần (Danlambao) - Đó là tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại phiên thảo luận quốc hội chiều 22/10/2015 vừa qua.

Trong bài phát biểu kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ, đại tướng Phùng Quang Thanh đã nêu lên nhiều ‘thành tích’ của bộ quốc phòng, trong đó có vấn đề an ninh và chủ quyền lãnh thổ.

Phát biểu này được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông này có chuyến công du đến Bắc Kinh gặp bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn. 

Quân đội bảo vệ đảng, chế độ XHCN?

Nhìn lại 5 năm qua, ông Thanh cho rằng tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến không lường trước. Trong đó, ông không quên cáo buộc các ‘hoạt động diễn biến hoà bình, gây bạo loạn lật đổ’ là nguyên nhân gây nên sự phức tạp này.

Dẫn chứng về vụ giàn khoan HD 981 hồi giữa năm 2014, ông tiết lộ “bộ chính trị đã họp 12 phiên để xử lý, dành rất nhiều gian, công sức”.

Trên thực tế, bộ chính trị CSVN đã chấp nhận đầu hàng Trung Cộng một cách vô điều kiện sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Theo nhà báo Roger Mitton viết trên The Myanmar Times, giới lãnh đạo chóp bu CS khi ấy đã tỏ ra 'sốc và sợ hãi', đồng thời gây nên sự bất đồng nghiêm trọng trong bộ chính trị.

Việc bảo vệ chế độ cộng sản cũng được nêu lên như là một mục tiêu sống còn của bộ quốc phòng.

“Chúng ta đặt ra mục tiêu phải bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ XHCN”, người đứng đầu bộ quốc phòng nói.

Trong vấn đề bang giao với Trung Cộng và Hoa Kỳ, ông Thanh tái khẳng định chủ trương: không đứng lệch về một nước lớn nào hay quay lưng lại một nước lớn khác. 

Dù mạnh miệng tuyên bố những điều trên, nhưng chính bản thân ông Thanh lại chính là một nhân vật đang được Tàu chống lưng quyền lực. 

Còn chế độ CS là còn mất biển đảo!

Trong bài phát biểu của mình, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng không quên cảnh báo: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”.

Phát ngôn trơ trẻn nêu trên không thể giấu được một sự thật mà ai cũng biết: Chế độ CSVN chính là thủ phạm để mất chủ quyền lãnh thổ vào tay Trung Cộng.

Những bài học lịch sử đã chứng minh rõ: 

- Dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh chỉ đạo cho thủ thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 ‘giao’ Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng.

- Dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh tiếp tay Trung Cộng đánh chiếm nhiều đảo ở Trường Sa năm 1988.

- Tại Hội nghị Thành Đô 1990, bộ chính trị CSVN chấp nhận lệ thuộc Trung Cộng một cách vô điều kiện.

- Dưới thời tổng bí thư Lê Khả Phiêu, hàng ngàn km2 lãnh thổ, lãnh hải rơi vào tay Trung Cộng.

- Dưới 2 nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hàng vạn công nhân Trung Cộng đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam, nắm giữ hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia, trong đó có bauxite Tây Nguyên…

Ngày nào bộ quốc phòng còn những hèn tướng như Phùng Quang Thanh thì ngày đó lực lượng quân đội vẫn chỉ là một công cụ bảo vệ chế độ cộng sản độc tài.

Và ngày nào còn chế độ cộng sản, thì ngày đó Việt Nam còn bị mất biển đảo, lãnh thổ vào tay Trung Cộng!


Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com

Bác nông dân nói về cộng sản


Theo facebook Lê Khôi"Bác Nông Dân này cũng là một cựu chiến binh thời 'Cụ Hồ' để lại."

Việt Nam ngả về Hoa Kỳ hay Trung Quốc?

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 1/6/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 1/6/2015.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố Việt Nam cần cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, ‘không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác’.
Truyền thông trong nước dẫn tuyên bố của đại tướng Phùng Quang Thanh tại buổi thảo luận về an ninh quốc phòng chiều 22/10 ở Quốc hội khẳng định Việt Nam theo đường lối đối ngoại tự chủ, không ngả về bên nào hay bị chi phối bởi nước nào.
Ông Thanh nói chỉ cần ‘lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp’.
Phát biểu của lãnh đạo ngành quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh quan hệ Việt - Trung tuột dốc xuống mức thấp nhất vì tranh chấp Biển Đông và bang giao Việt - Mỹ ngày càng trở nên nồng ấm.
Washington đang chuyển trọng tâm về Châu Á để kiềm chế Trung Quốc ‘giương oai diễu võ’ trong lúc Hà Nội tìm cách xích lại gần hơn với cường nước cựu thù để đối phó với sự o ép về nhiều mặt của Bắc Kinh. 
Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 năm ngoái, Bắc Kinh không ngừng thách thức chủ quyền của Hà Nội từ các hoạt động tuần tra, gây hấn, tấn công tàu bè, xây đảo nhân tạo, cho tới đặt các cơ sở quân sự-dân sự kể cả phi đạo và hải đăng tại các khu vực đôi bên đang tranh chấp.
Để nắm được cơ hội đó, Việt Nam cần phải dứt khoát. Mỹ đã dọn bàn cổ cho Việt Nam, trong đó có TPP. Việt Nam giờ chỉ cần làm sao chuẩn bị để được hưởng những cái lợi đó. Tôi nghĩ Việt Nam bây giờ đã thấy được giữa cái tương lai và sự nguy hiểm cho đất nước như thế nào.
Các hành động khiêu khích và bất chấp luật lệ của Trung Quốc bị quốc tế lên án là đe dọa hòa bình khu vực cũng như an ninh của các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, khiến dân Việt ngày càng mất lòng tin vào người láng giềng ‘4 tốt’.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi ‘Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần hữu nghị với cả hai. Có như vậy, chúng ta mới giữ được thế cân bằng, chủ động, và độc lập’.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Hà Nội không thể có được mối quan hệ tốt ‘song hành’ như mong muốn giữa các tham vọng và hiểm họa gia tăng từ Trung Quốc.
Theo giới phân tích, để tương lai nước Việt không bị định đoạt bởi Trung Quốc, Hà Nội cần nhận rõ đâu là bạn tốt, đâu là kẻ trục lợi mà căng thẳng Biển Đông chính là cơ hội giúp Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ đại học Maine (Hoa Kỳ) chuyên nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ Mỹ - Á nhận định:
"Để nắm được cơ hội đó, Việt Nam cần phải dứt khoát. Mỹ đã dọn bàn cổ cho Việt Nam, trong đó có TPP. Việt Nam giờ chỉ cần làm sao chuẩn bị để được hưởng những cái lợi đó. Tôi nghĩ Việt Nam bây giờ đã thấy được giữa cái tương lai và sự nguy hiểm cho đất nước như thế nào".
Luật sư Lưu Tường Quang, một người am hiểu tình hình Biển Đông nguyên là một nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, bày tỏ kỳ vọng:
"Nếu họ chuyển trục, nếu Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ chuẩn y và có hiệu lực, thì cơ hội  Việt Nam chịu uống thuốc đắng để dã tật, để phần nào bớt lệ thuộc vào Trung Quốc có thể xảy ra. Không những xảy ra về phương diện kinh tế mà cả luôn về mặt chính trị. Tôi hy vọng với sự đe dọa rất lớn từ Trung Quốc, đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016 sẽ đi tới một quyết định tương tự như đại hội 6 năm 1986. Nếu những điều này trở thành sự thật, đại hội 12 sẽ có tầm vóc chuyển đổi Việt Nam từ chế độ cộng sản độc tài lệ thuộc Trung Quốc thành một nước Việt Nam độc tài nhưng thân Mỹ. Điều đó có lợi cho đất nước chúng ta, theo nghĩa là chúng ta bớt lệ thuộc vào Trung Quốc".
Tôi hy vọng với sự đe dọa rất lớn từ TQ, đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016 sẽ đi tới một quyết định tương tự như đại hội 6 năm 1986. Nếu những điều này trở thành sự thật, đại hội 12 sẽ có tầm vóc chuyển đổi VN từ chế độ cộng sản độc tài lệ thuộc TQ thành một nước VN độc tài nhưng thân Mỹ. Điều đó có lợi cho đất nước chúng ta, theo nghĩa là chúng ta bớt lệ thuộc vào TQ.
Trong số các lý do khiến Hà Nội và Washington chưa thể thật sự xích lại gần nhau có vấn đề nhân quyền Việt Nam và bài học lịch sử từ chiến tranh khi Mỹ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa để bắt tay với Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng để quan hệ Việt - Mỹ ngày nay được thật sự khắng khít, ngoài việc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, Washington cũng cần tạo lòng tin cho Hà Nội.
Luật sư Quang chia sẻ quan điểm:
"Để Việt Nam tin tưởng hơn vào Hoa Kỳ, Mỹ nên tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí sát thương để giúp Việt Nam có được phương tiện quân sự chống trả Trung Quốc trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công bằng đường bộ".
Nhiều người nói trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hiện chưa thống nhất được chính sách thân Tây hay thân Tàu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không có phe thân Tây hay thân Tàu trong ban lãnh đạo đảng, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng Cộng sản vì lợi ích nhóm.

Nhấp vào để nghe phần âm thanh

Báo Mỹ giải thích vì sao chính phủ Việt Nam thích Facebook?

Screenshot trang Facebook 'Thông Tin Chính Phủ'.
Screenshot trang Facebook 'Thông Tin Chính Phủ'.
Việt Nam vừa cho ra mắt trang ‘Thông Tin Chính Phủ’ trên mạng Facebook dù trước đó đã từng chặn trang mạng xã hội phổ biến này.
Trang Thông Tin Chính Phủ cho ra đời bản tin đầu tiên trên mạng Facebook vào ngày 3/10 với mục tiêu ‘cập nhật kịp thời các thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tới người dân’.
Trang mạng đã thu hút sự chú ý của công chúng trong tuần qua sau khi thông tin về trang này được đưa lên báo chí trong nước.
Giải thích về sự biến chuyển quan điểm trong việc sử dụng mạng xã hội Facebook thay vì các kênh chính thức như trước đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son trong cuộc họp báo chiều 22/10 nói ‘Đây là vấn đề đặt ra từ thực tiễn, là sự phát triển tiến bộ của xã hội mà chúng ta phải tranh thủ’.
Ông Son nói thêm rằng chính phủ Việt Nam ‘tận dụng’ Facebook để ‘gần với dân hơn’, nhưng việc lợi dụng Facebook để đưa tin sai trái, bịa đặt, nói xấu cá nhân, tổ chức, vi phạm tự do của người khác là sai và ‘càng sai trái hơn’ khi ‘dùng Facebook phát ngôn trái với quan điểm, chủ trương của Đảng’.
Mặc dù người đứng đầu Bộ Thông tin – Truyền Thông khẳng định ‘Người dân có thể phản biện chính phủ qua Facebook’, nhưng một số người dùng Facebook phản hồi trên trang mạng rằng những ‘comment’ của họ bị đã bị xóa đi.
Ông Nguyễn Lân Thắng, ở Hà Nội, viết trên Facebook sau khi thử trang Thông Tin Chính Phủ: “Cô Lê Nguyễn Hương Trà, cô đã làm hình mẫu xuất sắc cho quần chúng nhân dân học tập theo về phương pháp đối thoại với Chú Phỉnh [nói lái từ Chính Phủ], chỉ được cười, không được hỏi gì thêm... Đây là những còm [comment] còn sót lại sau 2 tiếng đồng hồ có mấy trăm nhân dân vào hỏi... Chúc mừng các bạn còn sống sót...”.
Không giống như các quan chức Trung Quốc vẫn đang cấm Facebook, Việt Nam – theo nhận xét của Bloomberg – trong khi vẫn duy trì kiểm soát thông tin, chính quyền lại đang tỏ dấu hiệu sẵn sàng mạo hiểm đối diện với sự phẫn nộ của người dân và chỉ trích của người Việt ở hải ngoại về các chính sách và hệ thống độc đảng khi hướng đến một sự chuyển đổi chính trị với một dàn lãnh đạo mới vào năm tới’. 
Tờ báo này trích lời của ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam nói: “Lãnh đạo Việt Nam đang trở nên thực tế hơn” và “Một thế hệ quan chức trẻ mới được bầu vào các vị trí khác nhau ở các tỉnh thành vốn là những người rất quen thuộc với các công cụ tiên tiến như Facebook”.
Ông Thành cho Bloomberg biết chính quyền Việt Nam đã ngừng chặn Facebook từ 2 năm trước sau khi có sự vận động của Đại sứ quán Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN mà Facebook là một thành viên.
Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người sử dụng Facebook (chiếm khoảng 1/3 dân số), với 75% trong số đó nằm trong độ tuổi từ 18 – 34.
Bloomberg cho rằng các lãnh đạo Cộng sản đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm tới, trong đó sẽ mở ra một quá trình chuyển đổi chính trị trong chính phủ. Tờ báo dẫn lời ông Vũ Tú Thành nói các lãnh đạo Việt Nam biết rằng thực hiện từng bước nhỏ hướng tới sự minh bạch và thừa nhận những thiếu sót sẽ làm cho chính phủ được tin cậy hơn.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quang A, thành viên Xã hội Dân sự, lại không vội lạc quan về sự kiện này.
“Chuyện họ dùng các công cụ đó với mục đích để cho người dân có thể đối thoại được với chính phủ. Họ lắng nghe, đưa thông tin một cách minh bạch thì là điều tốt. Còn nếu họ dùng cái đấy chỉ để với mục đích tuyên truyền thì sẽ là xấu. Cái đó hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ họ làm trang đấy như thế nào thôi”.
Tính đến sáng ngày 23/10, trang Facebook Thông Tin Chính Phủ đã có hơn 41.000 người ‘liked’. Mặc dù các giới chức Việt Nam cho biết chỉ đang thử nghiệm duy nhất một trang Thông Tin Chính Phủ trên Facebook, nhưng hiện mạng xã hội này đang có đến 7 trang khác có cùng tên, ảnh đại diện và nội dung tương tự.
Theo AP, Bloomberg, Thanh Niên.

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm căng băng rôn, đọc kinh phản đối chính quyền đập phá cơ sở giáo dục của nhà dòng. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo.
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm căng băng rôn, đọc kinh phản đối chính quyền đập phá cơ sở giáo dục của nhà dòng. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo.
Thêm một cơ sở tôn giáo tại Việt Nam bị đập phá vào sáng ngày 22/10.

Vụ việc này một lần nữa khơi ra quan ngại về tình trạng cưỡng chế, tịch thu đất đai của các cơ sở tôn giáo một cách tùy tiện.

Sơ Maria Đặng Thị Mỹ Hạnh, thư ký của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết về tình cảnh ‘buộc’ phải giao cho chính quyền Việt Nam 3 cơ sở giáo dục của nhà dòng sau năm 1975, nhưng không hiến đất.

“Nhà dòng có 3 cơ sở giáo dục mà trước năm 1975, các nữ tu dạy học trong 3 cơ sở do nhà dòng xây dựng này. Đến năm 1975, theo thông cáo của Tòa Giám Mục, mình giao nhà trường lại cho nhà nước sử dụng với mục đích giáo dục. Nhà nước sử dụng từ năm 1975 đến tháng 9/2011 thì họ làm đúng mục đích. Nhưng sau đó khi người dân di dời giải tỏa, người ta đi hết nê không còn học trò, trường không hoạt động nữa và không sử dụng đúng mục đích giáo dục nữa thì nhà dòng mới viết đơn xin họ giao trả trường lại cho nhà dòng. Theo thông cáo chung của Tòa Giám Mục và Chính phủ lâm thời lúc đó nói rằng khi mình giao trường cho họ thì họ phải sử dụng đúng mục đích giáo dục, nếu họ không sử dụng đúng thì mình có quyền xin lại vì đó vẫn là tài sản của Giáo Hội”.

"Theo thông cáo chung của Tòa Giám Mục và Chính phủ lâm thời lúc đó nói rằng khi mình giao trường cho họ thì họ phải sử dụng đúng mục đích giáo dục, nếu họ không sử dụng đúng thì mình có quyền xin lại vì đó vẫn là tài sản của Giáo Hội."-Sơ Mỹ Hạnh.

Nhưng khi Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm gửi đơn để xin lại cơ sở giáo dục của mình vào tháng 10/2011, chính quyền Thủ Thiêm đã bác đơn của nhà dòng và lần lượt dọn UBND, công an phường và các ban ngành đoàn thể về đây.

Đến năm 2012, khi nhà dòng tiếp tục gửi đơn xin lại cơ sở giáo dục thì nhận được câu trả lời từ chính quyền Thủ Thiêm rằng cơ sở của nhà dòng nằm trong khu vực giải tỏa nên ngôi trường sẽ biến thành đường đi. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xin được bồi thường nếu cơ sở bị quy hoạch thì nhận được lời hứa ‘sẽ hỗ trợ’ từ ông Phó Chủ tịch UBND TP. HCM. Ông đề nghị nhà dòng viết đơn đề nghị giá hỗ trợ, nhưng sau khi gửi đơn đi cho tới này, nhà dòng hoàn toàn không nhận được câu trả lời nào.

Sơ Mỹ Hạnh cho biết những người ở trong cơ sở của nhà dòng là UBND, công an… đã dọn ra khỏi cơ sở này vào ngày 20/10. Hai ngày sau thì xảy ra vụ đập phá cơ sở này mà hoàn toàn không có sự báo trước hay tham khảo ý kiến của những chủ nhân thực sự là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

“Họ đóng cổng hết, họ bao kín lại, không cho quay phim, chụp hình gì hết. Khi họ đưa xe cần cẩu vào trong sân trường, họ đóng cổng lại hết thì mình ra đấy ngồi, có bà chủ tịch đưa cho mình tờ giấy và nói câu trả lời của họ là họ không trao trả cho mình gì hết vì đó là tài sản của họ. Họ nhận đó là tài sản của họ nên không trao trả mà họ quyết định đập”.

Khi chứng kiến tài sản của mình bị hủy hoại, các nữ tu chỉ biết ra trước cổng trường để phản đối bằng cách đọc kinh và căng băng rôn suốt 2 ngày nay, bất chấp nắng mưa ngày đêm.

“Các nữ tu chỉ ngồi ngoài đọc kinh thôi. Có bốn, năm chục nữ tu ra đọc kinh suốt từ hôm qua đến giờ, không có lúc nào rời ra khỏi chỗ đó hết. Có những giáo dân nghe đến tình trạng như vậy họ đến họ chia sẻ”.
"Họ đóng cổng hết, họ bao kín lại, không cho quay phim, chụp hình gì hết. Khi họ đưa xe cần cẩu vào trong sân trường, họ đóng cổng lại hết thì mình ra đấy ngồi, có bà chủ tịch đưa cho mình tờ giấy và nói câu trả lời của họ là họ không trao trả cho mình gì hết vì đó là tài sản của họ. Họ nhận đó là tài sản của họ nên không trao trả mà họ quyết định đập."-Sơ Mỹ Hạnh.
Sơ Mỹ Hạnh cho biết một số linh mục nói sẽ trình báo vụ việc lên Tòa Giám Mục đề nghị có phương án can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nữ tu.

“Nhà dòng cũng chưa có phương án gì hết, chỉ biết đọc kinh thôi, cầu mong họ động lòng họ thấy các nữ tu trời mưa trời gió cứ ngồi đọc kinh thôi…”.

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là hội dòng Mến Thánh Giá đầu tiên của Giáo phận Sài Gòn. Các nữ tu dòng này đã đến bán đảo Thủ Thiêm từ ngày đầu hội dòng chính thức được thành lập là năm 1840, khi nơi đây vẫn còn là khu rừng hoang vắng. Dần dà, các nữ tu đã mua từng mảnh đất nhỏ và góp nhặt, xây dựng thành các cơ sở lớn để phục vụ cho mục đích giáo dục.

Kể từ khi Thủ Thiêm được quy hoạch trở thành ‘trung tâm mới của Sài Gòn’ do nằm ở vị trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông Bắc của thành phố này, tài sản của nhiều cư dân, trong đó có các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đã bị trưng dụng một cách tùy tiện, khiến gây nhiều bất bình, bức xúc trong dư luận.

Đài VOA hiện chưa liên lạc được với chính quyền địa phương để ghi nhận ý kiến phía các giới chức hữu quan.

Tin cập nhật lúc 7:45 phút tối 23/10 cho biết hiện các lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động rất đông đến bao vây xung quanh khu vực các sơ đang đọc kinh. Mọi con đường vào nhà Thủ Thiêm đều bị ngăn chặn, không ai có thể vào bên trong để hỗ trợ cho các nữ tu.

Nhấp vào để nghe phần âm thanh

Quốc hội VN vẫn 'Đảng chỉ thì làm'?

Theo BBC-6 giờ trước 
Image copyrightGetty
Image captionQuốc hội Việt Nam vẫn chỉ làm theo chỉ đạo của Đảng mà chưa thực sự giám sát quyền lực của Đảng và nhà nước, theo ý kiến nhà bình luận
Quốc hội Việt Nam đến tận khóa hiện tại vẫn tiếp tục 'Đảng chỉ đạo gì, thì chấp hành nấy', việc nhóm họp và xác định nội dung các kỳ họp còn thiếu tính 'thời sự', theo ý kiến nhà quan sát đưa ra nhân dịp kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 của Việt Nam đang diễn ra.
Quốc hội vẫn còn né tránh, không dám bàn bạc công khai những chủ đề quan trọng mà người dân kỳ vọng như vấn đề chủ quyền biển đảo trên Biển Đông bị đe dọa.
Trong khi đó, các vai trò then chốt và cơ bản là đại diện cho dân 'lựa chọn' và 'dự kiến' ra trước các lãnh đạo cho đất nước, cũng như 'giám sát' nhà nước mà thậm chí là giám sát công việc của Đảng Cộng sản, vẫn chưa được thực hiện, một ý kiến khác nhận xét.

'Phải đứng ra bầu trước'

Hôm 22/10/2015, Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng Đại diện Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ra bình luận với BBC:
"Quốc hội họp ít khi, ở Việt Nam, lại căn cứ vào thời sự chính trị trong nước và thế giới để mà đặt ra vấn đề gì đó cần họp. Quốc hội Việt Nam họp theo kế hoạch, theo quy trình và nội dung đã vạch sẵn, cho nên nó không đáp ứng được nhu cầu.
"Ví dụ bây giờ chuẩn bị Đại hội Đảng thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì phải đứng ra ai làm Chủ tịch, ai làm Thủ tướng, ai làm Bộ trưởng này kia, các thứ, ai làm Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao là phải dự trù trước và Quốc hội phải quyết trước đi.
"Sau đó Đảng mới dựa theo cái quyết đó của Quốc hội mà đưa vào Chương trình của Đảng để mà bầu nhân sự, thì quy trình đúng ra đi như thế mới là quy trình của dân chủ.
"Quốc hội không bàn vấn đề đó vì Đảng không chỉ đạo Quốc hội bàn. Bởi việc đó là việc của Đảng, Quốc hội chỉ biết chấp hành và tuân theo những gì Đảng đã chỉ đạo, đã lãnh đạo và nội dung đã được đảng duyệt, thì Quốc hội bàn theo nội dung đó.
"Cho nên chuyện thời sự chính trị rồi chuẩn bị cho Đại hội Đảng, Quốc hội hầu như không có quyền bàn đến vấn đề đó, chỉ rõ đó là việc của Đảng. Đảng chỉ đạo sao và làm sao là việc của Đảng."
Theo nhà quan sát này, Quốc hội Việt Nam lẽ ra phải đảm trách một vai trò lớn hơn, ông nói:
"Đúng ra mà nói, Quốc hội phải đại diện cho cơ quan dân cử, dân bầu, đại diện cho cử tri, cơ quan quyền lực cao nhất, thì Quốc hội phải đứng ra để bầu trước, hoặc là dự kiến cũng được, các nhân sự sắp tới của Đại hội sắp tới, các nhân sự cơ bản, quan trọng.
"Riêng về Tổng Bí thư thì việc của Đảng, nhưng các vị trí khác, thì Quốc hội có quyền đề xuất, dự kiến, nhưng Quốc hội Việt Nam không làm thế được.
"Bởi vì Đảng không chỉ đạo thì không được làm," Đại tá Bùi Văn Bồng nêu quan điểm.

'Giám sát và né tránh'

Hôm thứ Năm, một nhà vận động cho dân chủ hóa từ Việt Nam cũng nhận xét với BBC rằng một số vấn đề mà người dân 'rất quan tâm' về mặt thời sự và quốc sách lại chưa được Quốc hội Việt Nam công khai bàn bạc.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho rằng Quốc hội đã không thực hiện được một chức năng, vài trò quan trọng mà theo ông là giám sát quyền lực của nhà nước và Đảng Cộng sản.
Ông nói: "Quốc hội cũng chỉ râu ria, loanh quanh, luẩn quẩn chuyện xây dựng bộ pháp luật này, pháp luật kia.
"Tất nhiên việc đó là việc cần thiết, nhưng ngoài ra có chức năng của Quốc hội phải giám sát.
"Giám sát công việc của nhà nước, thậm chí là công việc của Đảng, thì Quốc hội hầu như không làm được gì cả.
"Có những vấn đề hệ trọng hết sức đối với dân, với nước, ví dụ như vấn đề Trung Quốc xâm lấn Biển Đông và nguy cơ Trung Quốc phá nát nền kinh tế Việt Nam, Quốc hội không bao giờ bàn đến những vấn đề vĩ mô ấy."
Image copyrightAFP
Image captionQuốc hội Việt Nam lẽ ra phải là cơ quan bầu chọn, dự kiến trước các nhân sự lãnh đạo cho đất nước, chứ không phải là Đại hội Đảng, theo nhà bình luận.
Và nhà vận động khẳng định nguyên nhân vì sao nhiều phiên họp, kỳ họp của Quốc hội Việt Nam còn ít nhận được sự 'quan tâm' theo dõi như vào thời điểm như hiện nay.
Ông nói: "Không những người dân, bản thân tôi cũng ít quan tâm theo dõi các hội nghị của Quốc hội."
"Vì sao? Vì có những vấn đề mà thực sự quan tâm, liên quan đến những vấn đề lớn, vấn đề quốc sách, thì không bao giờ Quốc hội bàn đến và không bao giờ Quốc hội phát biểu ý kiến cho dân nghe."
Đầu tuần này, từ hôm thứ Ba, kỳ họp thứ 10, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã khai mạc và họp phiên toàn thể.
Trong các nội dung làm việc, Quốc hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ và các thành viên nội các được Thủ tướng ủy quyền trình bày các báo cáo tổng thể kinh tế - xã hội và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên biệt, cũng như nghe các báo cáo, giải trình về các dự án luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hối lộ đường sắt: Bắt giam thêm bốn người

Theo BBC-3 giờ trước 

Bốn cựu quan chức đường sắt Việt Nam bị bắt tạm giam trong vụ "cán bộ đường sắt lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại Ban Quản lý các Dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Trang VOV hôm 23/10 nêu tên bốn người bị bắt gồm: ông Trần Văn Lục, cựu giám đốc RPMU; ông Trần Quốc Đông, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU; ông Nguyễn Văn Hiếu, cựu Giám đốc RPMU; và ông Phạm Quang Duy, cựu Phó Giám đốc RPMU.
Bốn người này đã có tên trong danh sách 6 người bị truy tố hồi tháng 6/2015 với cáo buộc nhận và có liên quan tới vụ nhận lót tay hàng chục triệu Yên Nhật của công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).
Trước đó, hai bị cáo Phạm Hải Bằng, cựu Phó Giám đốc RPMU, và Nguyễn Nam Thái, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3, thuộc RPMU, đã bị bắt tạm giam.
Dự kiến phiên tòa xét xử vụ 6 quan chức đường sắt sẽ diễn ra trong hai ngày, 26-27/10.
Image copyrightHOANG DINH NAM AFP Getty Images
Cáo trạng nói tháng 9 năm 2009, ông Phạm Hải Bằng, Chủ nhiệm dự án đường sắt đô thị Tuyến số 1 (giai đoạn I), đã đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án với JTC và một số công ty khác.
Ông Bằng đề cập tới một số khó khăn về kinh phí triển khai và phía JTC đồng ý hỗ trợ.
Từ tháng 9 năm đó đến tháng 2/2014, JTC chuyển 11 tỷ đồng (69,9 triệu Yên Nhật).
Ông Phạm Hải Bằng quản lý và sử dụng 4,8 tỉ đồng, Nguyễn Nam Thái quản lý và sử dụng 3,4 tỉ đồng.
Số tiền còn lại 2,8 tỉ đồng được chuyển cho ông Phạm Quang Duy nhưng sau đó ông Duy đưa cho Thái để cùng cán bộ phòng 3 sử dụng (tổng cộng có 26 nhân viên của phòng 3 nhận số tiền 806 triệu đồng).
Theo cáo trạng, số tiền được dùng cho các hoạt động liên quan đến dự án như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại, chi nghỉ mát, thưởng ngày lễ, tết cho cán bộ nhân viên...
Ngoài ra, các ông Trần Quốc Đông được nhận 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết.
Các bị can đã nộp lại một phần tiền gồm 1,765 tỉ đồng và 7.000 USD.
Trang Vietnam+ đưa tin, toàn bộ sáu bị cáo trong vụ án bị tạm giam "để đảm bảo cho công tác tổ chức phiên tòa xét xử được mở vào ngày 26/10 tới".

Một giọt tinh chất pha thành một ly cà phê?

TT -  Gần đây có nhiều tiếp thị đến các quán cà phê chào mời mua “tinh chất” cà phê. Chỉ cần một giọt là có thể pha thành một ly cà phê với mùi vị như cà phê 
thứ thiệt.

Nhân viên một quán tạp hóa giới thiệu “tinh chất” cà phê bán cho khách hàng - Ảnh: Trung Tân
Nhân viên một quán tạp hóa giới thiệu “tinh chất” cà phê bán cho khách hàng - Ảnh: Trung Tân
Thời gian gần đây, một số chủ quán cà phê ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phản ảnh nhiều nhân viên tiếp thị đến quán chào mời mua “tinh chất” cà phê, 
chỉ cần một giọt là có thể pha thành một ly cà phê với mùi vị như cà phê 
thứ thiệt.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, loại “tinh chất” này đang được bán khá phổ biến tại chợ Kim Biên 
(TP.HCM), sản phẩm được để lẫn lộn với các loại hóa chất và không có nguồn gốc rõ ràng.
Đủ loại “tinh chất” 
cà phê
“Anh chỉ cần lấy que tăm bông nhúng vào tinh chất này, sau đó khuấy đều vô ly nước (có màu đen quánh) sẽ có một ly đậm đà hương vị cà phê” - Hoa (đã đổi tên), nhân viên một quán tạp phẩm tại TP Buôn Ma Thuột, quảng cáo như thế khi chúng tôi dò hỏi mua “tinh chất” cà phê.
“Anh mua loại nào?” - Hoa hỏi rồi dẫn chúng tôi ra phía sau, nơi để la liệt can nhựa đựng các dung dịch màu đen để tạo màu, mùi cà phê. Khi nghe chúng tôi nhờ hướng dẫn vì mới mua lần đầu, nhân viên này đưa từng chai “tinh chất” cà phê lên giới thiệu: “Có đủ mùi hương cà phê như robusta, moka, brazil... tùy anh lựa chọn”. Chúng tôi mở các chai ra ngửi, chai nào cũng đậm đặc mùi... cà phê đủ loại.
“Chỉ cần khuấy tinh chất này là thành cà phê hả?” - chúng tôi thắc mắc, Hoa giải thích: “Cái này chỉ tạo mùi và vị, màu rất nhạt nên phải pha với ly nước có màu như cà phê hoặc là cà phê pha loãng rồi cho thêm "tinh chất" vào cho tiết kiệm”.
Tiếp tục chỉ tay lên kệ có nhiều can nhựa không nhãn mác, Hoa nói: “Đây là những phụ gia để trộn rang với cà phê, còn những chai “hương cà phê”, “tinh chất cà phê” này để hòa trực tiếp làm cà phê luôn.
Giá mỗi chai này (khoảng 1,2 kg/chai) là 400.000 đồng nhưng chỉ cần một giọt ở đầu tăm là anh đã có ly cà phê thơm phức, tính ra rất lợi. Nhưng anh mới mở quán nên mua mỗi thứ một ít về thử trước, thích loại nào mới mua nhiều. Ở đây nhiều người cũng mua như vậy khi mới mở quán”.
“Anh cũng có thể dùng bột tinh chất để hòa làm cà phê” - Hoa tranh thủ quảng cáo rồi với tay lấy một túi nhựa (toàn chữ Trung Quốc), bên trong đựng thứ bột mịn màu trắng, giới thiệu chúng tôi mua 50g về dùng thử. “Anh cũng dùng cây tăm bông nhúng bột này hòa vào nước làm cà phê, hoặc bỏ một thìa vào cốc lớn hòa cho nhanh” - Hoa hướng dẫn.
Tại một tiệm tạp phẩm khác trên đường Phan Bội Châu 
(TP Buôn Ma Thuột), bà chủ quán dè dặt khi nghe chúng tôi hỏi mua “tinh chất” cà phê. “Ở đây không còn bán mấy thứ này nữa, nguy hiểm lắm. Nếu bị bắt thì bị phạt 
rất nặng”.
Bán “tinh chất” cà phê cho khách hàng tại một tiệm tạp hóa ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) (ảnh lớn) Ảnh nhỏ: một loại “tinh chất” cà phê bán ở cửa hàng tạp phẩm tại TP Buôn Ma Thuột - Ảnh: Trung Tân
Bán “tinh chất” cà phê cho khách hàng tại một tiệm tạp hóa ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) (ảnh lớn) Ảnh nhỏ: một loại “tinh chất” cà phê bán ở cửa hàng tạp phẩm tại TP Buôn Ma Thuột - Ảnh: Trung Tân
Chỉ là hóa chất tạo mùi?
Để tìm hiểu về loại “tinh chất” cà phê này, trong vai sinh viên lần đầu mở quán cà phê, chúng tôi tìm đến chợ Kim Biên (Q.5), địa chỉ được nhiều người giới thiệu là nơi cung cấp hàng.
Tại khu vực bán hương liệu, đập vào mắt chúng tôi là hàng chục tiệm diện tích 5 - 10m2 với đủ loại hương liệu được xếp đầy trong những can, chai nhựa đến bịch nilông, thậm chí thùng lớn hay bao tải lớn cũng chứa đầy hóa chất sực nức mùi với đủ loại nguồn gốc, nhiều nhất vẫn là hàng Trung Quốc.
Tại sạp CT, sau khi ngỏ ý muốn mua “tinh chất” cà phê, bà chủ sạp hỏi: “Muốn mua loại gì, có nhiều loại lắm?”. Thấy chúng tôi lúng túng, bà này giới thiệu: “Hương chồn, moka, hương Đông Đức, hạt dẻ... giá chừng mấy trăm à”.
Sau khi chúng tôi chọn loại hương chồn với giá 350.000 đồng/kg, nhân viên sạp đưa ra một chai nhựa màu trắng xám toàn chữ Trung Quốc, phía sau dán một miếng giấy ghi tên loại hương, ngoài ra không có bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc hay hạn sử dụng.
Theo giải thích của bà chủ sạp, đây là loại hương liệu tạo mùi chứ không phải nhỏ vài giọt vào nước là thành ly cà phê.
“Không phải bỏ vô nước lọc là thành cà phê được, em phải có cà phê trước, pha sẵn rồi nhỏ giọt vô đó làm cho mùi thơm hơn, ngon hơn chứ không có tự nhiên làm thành ly cà phê được”.
Tại một quầy ngay lối vào chợ chính, ông chủ quầy khuyến khích chúng tôi: “Cứ lấy vài ký về pha thử, nếu được quay lại, khách quen anh bán giá sỉ cho, yên tâm”, đồng thời cho biết hương chồn có giá 350.000 đồng, robusta 320.000 đồng/kg...
Tuy nhiên, vị này từ chối tiết lộ nguồn gốc các loại hóa chất này dù hầu hết các chai lọ, bịch nilông đều có chữ Trung Quốc.
Còn tại sạp hóa chất T - nơi bày la liệt can nhựa màu trắng, bên ngoài ghi tên các loại hóa chất như hương vani, hương cam, hương dâu... Chỉ cho chúng tôi một loại hương để pha cà phê, bà chủ cho biết can loại 5 lít có giá 250.000 đồng.
Bên trong chai này là một loại nước màu xám đục, mùi cà phê rất đậm và khét, ngửi hồi lâu có cảm giác rất khó chịu. Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc loại hương này, bà chủ sạp gắt gỏng: “Mua lẹ giùm đi, thắc mắc hoài sao tui bán được hàng”.
* Ông Trần Ngọc Thanh (chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản 
và thủy sản Sở NN&PTNT 
Đắk Lắk):
Khó bắt quả tang
Để bắt tận tay các chủ quán pha hóa chất tạo cà phê rất khó khăn, gần như không thể mà chỉ trông đợi vào đạo đức kinh doanh. Hơn nữa, việc quản lý thức ăn, đồ uống thuộc thẩm quyền của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Đắk Lắk).
Đối với các cơ sở sản xuất đậu nành, bột bắp thành “cà phê nguyên chất” cũng rất khó kiểm tra, bắt quả tang vì các xưởng này thường không đăng ký kinh doanh, hoạt động lén lút. Khi cơ quan chức năng kiểm tra thì họ không hoạt động. Chỉ khi có thông tin thật sự chính xác, bất ngờ kiểm tra mới có thể bắt quả tang, thu giữ vật chứng để xử lý...
Cà phê không có... caffeine
Trong những ngày đi thực tế, chúng tôi đã đưa một mẫu “tinh chất” cà phê (mùi robusta) mua được tại các quán tạp phẩm đến Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên (TP Buôn Ma Thuột) để kiểm tra, tìm xem “tinh chất” này có hàm lượng caffeine nào không.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng trong mẫu này không có. Tức “tinh chất” này chỉ có mùi cà phê, hoàn toàn không phải là cà phê.
Một cán bộ tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên cho biết để phân tích xem trong mẫu sản phẩm bán trôi nổi này có độc tố, gây hại cho con người hay không cần một quá trình thí nghiệm, thử nghiệm lâu dài trên động vật.
“Tuy nhiên, với mẫu “tinh chất” cà phê mà không có chút caffeine thì rõ ràng là hóa chất. Khi hóa chất hòa tan cho người uống, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” - cán bộ này nhận định.
23/10/2015 09:24
TRUNG TÂN - DŨNG TUẤN (trungtan@tuoitre.com.vn)