Thursday, December 8, 2016

Thêm một quan chức đi nước ngoài trị bệnh không trở về

RFA 2016-12-08  
Ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Courtesy of PVPower
Lại thêm một cán bộ cao cấp nữa của Việt Nam đi nước ngoài trị bệnh rồi biến mất. Báo mạng Dân Trí của Việt Nam cho hay là ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực dầu khí, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đi nước ngoài chữa bệnh đã quá thời hạn được cho phép là hơn ba tuần lễ mà chưa thấy về.
Tờ Dân Trí cũng nói là Bộ Công thương, cơ quan chủ quản của Tập đoàn dầu khí đã yêu cầu Tập đoàn dầu khí báo cáo về chuyện này.
Một nguồn tin của báo Dân Trí cho hay là ông Dũng đang bị tình nghi là có sai phạm khi thực hiện việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông làm ở Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí, dưới quyền ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.
Giới chức Việt Nam xác nhận ông Thanh đang ở Châu Âu, và bị Việt Nam phát lệnh truy nã toàn cầu, còn ông Vũ Đức Thuận đang bị tạm giam để điều tra.
Vẫn liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, hôm nay Ban Bí thư Trung ương đảng Việt Nam đã họp và quyết định kỷ luật ba cán bộ cao cấp, là các ông Trần Lưu Hải, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức trung ương, đã có khuyết điểm khi ký giấy trả lời việc điều ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, có sai phạm khi tiếp nhận ông Thanh về Hậu Giang.
Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ nội vụ, đã sai phạm khi thẩm định và phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch của ông Thanh.
Ông Hải và ông Chắc bị cảnh cáo, còn ông Thăng bị khiển trách.
Cũng liên quan đến bổ nhiệm các cán bộ cao cấp, báo chí Việt Nam đưa tin ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng vụ kinh tế, thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Nhưng điều lạ là viên chức trẻ tuổi này được bổ nhiệm khi đang du học, và việc bổ nhiệm cũng không được cấp trên trực tiếp của ông là ông vụ trưởng biết đến.
Và chỉ sau 32 ngày, theo báo Tuổi trẻ từ Thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Hoàng lại được chuyển sang làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Điều cũng đáng nói là trong suốt thời gian đó ông Hoàng đang du học tại Nhật Bản cho đến nay chưa làm việc một ngày nào.

“Xin cống hiến cho quê hương?”

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-12-08  
Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh tại phiên tòa ngày 30/11/2016.
 Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh tại phiên tòa ngày 30/11/2016.  Courtesy vnn
Một cựu quan chức do tham nhũng đất đai bị đưa ra tòa xử tội; trong lời phát biểu cuối cùng trước tòa người này đưa ra nguyện vọng xin miễn hoặc giảm án để tiếp tục ‘cống hiến’ cho quê hương. Từ ‘cống hiến’ của vị tham quan khiến cộng đồng bất bình vì cho là không phù hợp.

Cống hiến là gì?

Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án làm thất thoát 10,4 tỉ đồng khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Formosa Hà Tĩnh kết thúc với hình phạt tù giam dành cho các bị cáo. Trong đó, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh dù biện minh là do áp lực của cấp trên nên phải “nhắm mắt ký bừa” đã nhận mức án 12 năm tù giam. Khi được nói lời sau cùng, ông nói rằng "Tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi để tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương."
Quê hương của ông Nguyễn Văn Bổng có lẽ trước hết phải nói đến là thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi ông đóng vai trò là người “đầy tớ” của hàng ngàn hộ gia đình cư dân. Xa hơn nữa, quê hương của Bổng là đất nước Việt Nam, nơi mà nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói là “mỗi người chỉ có một”.
Cái đó còn phải đặt trong tình huống cụ thể, là dân chúng có nghĩ là cống hiến hay không. Trong công việc ấy, việc ông ấy xin được cống hiến là có chính đáng hay không?
-TS Vũ Minh Giang
Trên chính mảnh đất đó, mỗi một con người sẽ là một phần nhỏ của trang lịch sử lớn. Mỗi một cá nhân, có quyền được hưởng di sản của quê hương họ, và ngược lại, có quyền cống hiến để giữ gìn và phát triển.
Theo Tiến sĩ Vũ Minh Giang, nguyên Uỷ viên Ban lý luận trung ương cho rằng, nếu hiểu theo cách thuần tuý của ngữ nghĩa thì từ ‘cống hiến’ mang một ý nghĩa tốt đẹp vì chuyển tải thông điệp là “mang công sức của mình ra để làm một điều gì đó có ích”.
Cũng theo ông, mỗi cá nhân có một nguyện vọng của riêng người đó. chính vì vậy khi xét về từ ‘cống hiến’ nên có hai chiều suy nghĩ, một là từ cá nhân người đó và hai là từ xã hội:
“Cống hiến thì phải hiểu theo nguyện vọng cá nhân của từng người, người ta hiểu rằng người ta muốn được làm 1 điều gì đó, theo cách nghĩ của họ thì đó là cống hiến. Đấy là chiều nghĩ.
Chiều thứ hai là đánh giá của xã hội, đánh giá của cộng đồng. Có khi suy nghĩ của cá nhân chưa chắc trùng với suy nghĩ của cộng đồng.”
Do đó, khi nhận định về phát ngôn của nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng trong phiên toà xét xử sơ thẩm, tuy Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng “đó là cách diễn đạt thể hiện nguyện vọng cá nhân của ông Nguyễn Văn Bổng”, tuy nhiên:
“Cái đó còn phải đặt trong tình huống cụ thể, là dân chúng có nghĩ là cống hiến hay không. Trong công việc ấy, việc ông ấy xin được cống hiến là có chính đáng hay không? Tôi nghĩ là quan hệ hai chiều.”

Trong bối cảnh Formosa

000_9Y4WA-622.jpg
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. AFP
Vụ án của ông Nguyễn Văn Bổng liên quan đến hoạt động giải tỏa đất đai cho dự án nhà máy thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương trong những năm 2008-2009. Trong đó, ông Bổng và các cán bộ đồng lõa bị cáo buộc biến hóa đất công, hoặc đất tranh chấp thành đất nông nghiệp, để được hưởng đền bù 100%.
Theo tường trình của báo Vietnamnet trong nước, hành vi của ông Bổng và những bị cáo trong vụ án đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng cho hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương.
Trong lời nói sau cùng ở phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Bổng nhắc đến thành tích “40 năm học tập và cống hiến” của ông, và tiếp lời với nguyện vọng xin được miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để ở ngoài xã hội ông được tiếp tục cống hiến cho quê hương.
Người dân cả nước chưa bao giờ quên và ngưng nhắc đến câu chuyện nhà máy thép Formosa Vũng Áng gây ra thảm hoạ môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung trong suốt mấy tháng qua. Từ những câu phát biểu của những quan chức có trách nhiệm trực tiếp cho đến quá trình xử lý hậu quả, bồi thường thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê hồi cuối tháng 9/2016 cho biết đã có đến gần 25.000 người dân mất việc, sau sự cố môi trường biển bị nhiễm độc. Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Sáng, một người dân ở Hà Tĩnh cho biết ảnh hưởng của thảm họa môi trường biển với đời sống nói chung của người dân:
“Từ cái bữa biển và cá bị nhiễm độc thế này thì họ bị thất thu nên họ thôi không đi chợ nữa, trước đây chồng đi đánh cá về thì vợ mang đồ hải sản ra chợ bán. Nhưng bây giờ có bán cũng không có ai mua nên chồng cũng không đi biển luôn. Như tôi là có xe ô tô buôn hải sản, mà bây giờ họ không ra biển thì tôi lấy gì buôn? Đấy là một cái thất thu của tôi. Rồi những người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu để cho dân phục vụ cho dân đi biển, nhưng bây giờ dân không đi biển thì họ bán cho ai?”
Chân lý là nhìn nhận 1 cách phổ quát thì việc làm nào được nhân dân đánh giá một cách thống nhất thì thường là cái điều sát gần với chân lý.
-TS Vũ Minh Giang
Một ngư dân ở Hà Tĩnh trả lời phóng viên của chúng tôi về những khó khăn mà ngư dân 4 tỉnh gặp phải:
“Khi mà đánh bắt trên biển thì thường thường trước đây biển chưa chết thì tôi gặp rất nhiều thuyền bè ở Tỉnh Nghệ An mà vùng biển Nghệ An khi mà theo luồng cá, khi con cá, con mực mà nó đi theo dòng nước thì ở tỉnh Hà Tĩnh thì lên cùng tỉnh Nghệ An nên đánh bắt ở cùng vùng tỉnh Nghệ An khi thảm họa môi trường thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung thì các tỉnh lân cận cụ thể như là tỉnh Nghệ An thì sát với tỉnh Hà Tĩnh thì cũng chẳng xa là bao mà một khó khăn nhất, một thiệt hại nhất đó là khi đánh bắt thu nhập về chẳng ai mua mặc dù cá đó là của biển Nghệ An.”
Tiến sĩ Vũ Minh Giang tuy đã cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Bổng tuy là cách thể hiện suy nghĩ cá nhân của ông Bổng, thế nhưng nếu xét theo quan hệ hai chiều thì cần phải có sự nhìn nhận của chiều ngược lại. Trong vấn đề này thì niềm tin của Tiến sĩ Vũ Minh Giang dành cho người dân, là người được nhận sự cống hiến:
“Mà tôi thì luôn luôn tuyệt đối tin tưởng vào đánh giá của nhân dân. Bởi vì chân lý là nhìn nhận 1 cách phổ quát thì việc làm nào được nhân dân đánh giá một cách thống nhất thì thường là cái điều sát gần với chân lý.”
Cống hiến, tự bản thân của nó đã luôn là một lý tưởng đẹp dẫn đến những hành động hy sinh cao cả, góp phần tạo ra hoặc nâng cao giá trị sẵn có trong cuộc sống. Lịch sử chưa bao giờ quên những sự cống hiến cho nhân loại, từ chính trị cho đến khoa học, nghệ thuật. Và người đặt con dấu tri ân cho hai từ cống hiến ấy không ai khác chính là nhân dân. Họ in hai từ ấy vào cuốn sổ thời gian, để người đời sau ghi nhớ.
Truyền thông từng trích dẫn câu nói của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói lời từ biệt với các thành viên chính phủ trước khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 6 tháng tư, đó là “Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình “sống tử tế”, làm người tử tế”. Ngay sau đó, câu nói này gây chú ý dư luận và được truyền thông mạng bàn tán với hàm ý “làm lãnh đạo tử tế và làm người dân tử tế cái nào khó hơn?”
Giờ đây sau nguyện vọng của nguyên chủ tịch nhân dân huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, người dân lại một lần nữa đặt câu hỏi họ đã được gì sau 40 năm cống hiến ây?

Nạn nhân Formosa gặp nhiều khó khăn vì mất kế mưu sinh

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2016-12-07  
Ngư dân Vũng Áng, ảnh minh họa.
 Ngư dân Vũng Áng, ảnh minh họa. Courtesy photo
Nhiều người dân chịu tác động của thảm họa môi trường do Formosa gây nên từ tháng tư đến nay vẫn còn gặp bao khó khăn vì mất kế mưu sinh.

Bồi thường chưa đến!

Truyền thông trong nước loan tin một số ngư dân tại các địa phương chịu tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên đã nhận được tiền bồi thường từ khoản 500 triệu đô la mà nhà máy gang thép này trả cho chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, một số người dân ngay tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh- trung tâm xuất phát thảm họa vào cuối tháng 11 cho biết họ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, và mức bồi thường cũng như cách thức tính toán của địa phương theo họ vẫn không thỏa đáng.
Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được.
-Một phụ nữ tại Vũng Áng
Một phụ nữ tại Vũng Áng vào ngày 28 tháng 11 cho biết thông tin về việc bồi thường cho gia đình chị :
“Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được. Hội đồng xóm cũng thu hộ khẩu đưa lên rồi.
Hầu hết dân ở đây vì thảm họa nên nhiều người phải đi ‘nước (ngoài)’ tìm việc. Như gia đình tôi chồng là trụ cột gia đình nên phải đi (lao động) nước ngoài (sau khi thảm họa xảy ra). Đi (lao động nước ngoài) thì chỉ đi đôi ba năm chứ không phải đi luôn; nếu không bồi thường cho thì chắc không ai lấy.”

Mất kế mưu sinh

Nhiều người dân chịu tác động đều có ý kiến là thời gian chi trả chỉ 6 tháng là bất hợp lý khi môi trường biển vẫn chưa thực sự an toàn và hải sản đánh bắt về vẫn chưa thể tiêu thụ được vì người tiêu dùng còn rất lo ngại về độc tố mà hải sản hấp thu phải.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa môi trường nhiều nhà khoa học tại Việt Nam nói rõ phải mất nhiều chục năm môi trường biển mới có thể trở lại sạch như trước khi xảy ra thảm họa.
Tuy nhiên cần phải có biện pháp tẩy độc chứ không thể chờ môi trường tự làm sạch. Có những hóa chất nằm trong lớp trầm tích, một khi có biến động sẽ lại chuyển động phát tán ra.
vung-ang-622
Biển Vũng Áng, ảnh minh họa. Courtesy photo
Dù Bộ Tài nguyên- Môi trường nhiều lần lên tiếng khẳng định môi trường biển đã sạch phù hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, thể thao dưới nước và du lịch; thế nhưng người dân vẫn không mấy tin tưởng vào khẳng định đó của cơ quan chức năng.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên thuộc địa bàn Vũng Áng, Hà Tĩnh cho biết thực trạng mà giáo dân của ông đang phải đối mặt:
“Cho đến nay gia đình họ vẫn cứ điêu đứng, trông chờ một cách vô vọng chỉ chờ vào các nhà hảo tâm, người này- người khác. Chứ không có phương hướng, kế sách, điều kiện khả quan hơn để cải thiện đời sống của họ cả.
Theo tôi nghĩ đời sống của dân ngày càng đi vào ngõ cụt, càng bế tắc. Hẳn nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với dân, với nước phải có phương pháp để thay đổi. Chứ cứ kiểu đà này thì không ổn, một trình trạng bất ổn cho xã hội khi dân bị đẩy vào đường cùng.
Cha ông ta nói ‘an cư, lạc nghiệp’; nhưng nay có ‘nghiệp’ gì để mà lạc! Có một số thanh niên, trung niên có khả năng thay đổi việc làm, thay đổi vị trí thì họ vào nam hay ra bắc nơi có chỗ thuê thợ lặn, đánh cá… thì họ đi làm thuê. Còn những người lớn tuổi không xin được việc thì chịu ở nhà ngồi không vậy thôi.
Có những hộ nghèo hoặc cận nghèo thì có thể vay được 50 triệu đồng; mà 50 triệu đồng thì làm gì được. Thế nhưng cũng có ai vay được đâu! Còn số nói cho vay mấy trăm (triệu đồng) thì họ đòi thế chấp nên có ai có thế chấp để mà vay đâu! Đến nay có ai vay được xu nào đâu để mà làm gì!”
Cho đến nay gia đình họ vẫn cứ điêu đứng, trông chờ một cách vô vọng chỉ chờ vào các nhà hảo tâm, người này- người khác.
-LM Trần Đình Lai
Từ xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, một vị linh mục quản xứ nơi 99% giáo dân làm nghề biển cũng cho biết tình hình của người dân tại nơi ông phục vụ trước và sau khi thảm họa môi trường Formosa xảy ra:
“Trước thảm họa người dân ở đây có thể nói sống bình yên và đời sống rất hồ hởi. Tôi về đây 3 năm trước đời sống tốt lắm, dân xây nhà, dựng cửa; nhưng khi thảm họa xảy ra thì rất buồn. Đời sống chùng xuống kiểu như mọi người đều đeo tang! Ra biển không có người. Không dám xuống nước; đời sống rất vất vả. Kẻ nam, người bắc đi tìm việc làm để thay đổi. Có người lợi dụng điều đó trục lợi bằng cách cho vay vốn, thao túng… dẫn đến gian lận, rối loạn.
Được cái là (giáo) dân còn biết vâng lời cha xứ, lo xây dựng nhà thờ vì nhà thờ đang xây. Còn bên phía chính quyền, dân không tin tưởng nữa. Họ không nghe cán bộ, thôn xã; chỉ có trên ép xuống chứ không có sự đối thoại lắng nghe.”

Bế tắc & yêu cầu

Nhiều nhà hoạt động xã hội đến tại những vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây nên xác nhận thực trạng cuộc sống của người dân chịu tác động rất đáng quan ngại.
Làng biển với những con tàu phơi mình trên cát vì biển chết và nhiều thành phần còn sức lao động trong làng phải bỏ xứ đi kiếm sống ở phương xa.
Mong muốn lớn nhất hiện nay của người dân trong vùng chịu tác động là Nhà nước làm sao hồi phục lại môi trường biển để ngư dân có nơi kiếm sống cũng như thoát được nguy cơ mà họ nhận ra là mất cả nơi cư trú nếu như không còn biển để mưu sinh theo nghề truyền thống từ bao đời qua.

Lạy mẹ con đi vào Nam để chết


Sài Gòn 31/7/1969 - Làm thế nào bộ quốc phòng Bắc Việt báo cho gia đình biết con họ đã bị tử trận trong cuộc chiến tranh Việt Nam?

Theo như ở đây được biết, thân nhân hoàn toàn không được thông báo, trừ phi họ tình cờ nghe hung tin.

Khi người con từ biệt gia đình ở Bắc Việt để vào mặt trận ở Nam Việt gia đình họ biết có thể chẳng bao giờ được gặp lại con, vì Bắc Việt, khác với Hoa Kỳ, không có chính sách thông báo cho người thân về thương vong trong chiến trận.

Các viên chức Mỹ tin sự mất tích của những người con và người cha này đã trở thành sự thật quan trọng phải cam chịu đối với các gia đình ở Bắc Việt và là vấn đề tiềm ẩn đối với chính quyền Bắc Việt khi hiện nay những người lính miền Bắc gánh chịu nhiều tổn thất nhất trong cuộc chiến ở Nam Việt.

Tổng cộng số lính Bắc Việt và Việt Cộng tử trận ở Nam Việt mỗi tháng trung bình là 4.000 người. Hầu hết trong số này là những người miền Bắc.

Tháng Sáu là tháng duy nhất bị tổn thất nặng nề nhất của địch quân trong ba năm chiến tranh qua ngoại trừ tháng Hai và tháng Năm, 1968 khi chỉ huy địch quân tung ra hai cuộc tấn công lớn nhất của họ. Số người tử trận của họ vượt quá 6.500 và điều này xảy ra trong tháng khi không có cuộc tấn công lớn nào.

Thêm vào đấy hàng trăm lính miền Bắc mỗi tháng không bao giờ trở về được với gia đình. Họ là những thương binh, nhiều người trong họ chết ở những bệnh xá tương đối thô sơ ở miền Nam do quân đội Bắc Việt quản lý hay chết dọc trên đường dài gian khổ về lại đất Bắc qua những con đường mòn trên núi.

Những người lính chiến đấu ở miền Nam này viết thư về nhà thỉnh thoảng nhắc đến thương vong ở đơn vị họ một cách chung chung nhưng họ rõ ràng bị cấm không được kể tên ra.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các gia đình ngoài Bắc nghe tin người nhà tử trận từ những người lính đi phép về nhà hay biết đâu từ người thương binh giải ngũ ở trong làng họ.

Trong những trường hợp như thế, gia đình đã lên ủy ban huyện để hỏi xem tin tức có đúng không và chính quyền đã xác nhận người thân họ đã chết.

Mới đây chính quyền Bắc Việt đã chỉ thị các viên chức địa phương đối xử tốt hơn với các thương binh và gia đình thương binh liệt sĩ.

Mặc dù hiện nay số lính Bắc Việt lên đường vào Nam chưa đến 30.000 người mỗi tháng như trong thời gian này vào năm ngoái để thay thế tổn thất nặng nề trong các cuộc tấn công vào tháng Hai và tháng Năm, nhưng tin tức cho hay Bắc Việt vẫn còn đưa trung bình 10.000 người vào Nam mỗi tháng.


Nguồn:

Dịch từ báo Los Angeles Times, số ra ngày 31/7/1969, trang 19. Tựa đề tiếng Anh“Hanoi Has No Policy of Informing Next of Kin.” Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Bản tiếng Việt:

Góp ý cùng bác Lú

Tư nghèo (Danlambao) - Hôm nay Tư nghèo ngồi chèo ngheo góp ý với bác Lú theo tinh thần của thím Ngân là có làm được gì cho đẻng chưa!? (đẻng với nước là một theo tinh thần mắc dịch của đẻng đó bác Lú và góp ý là... làm đó thím Ngân). Công tác góp ý này được tự diễn biến nhân dịp bác Lú chủ trì hội nghị tàn quốcquán triệt, triển khai Nghị quyết số 04 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào ngày hôm nay mùng 9 tháng 12 (*).

Trước hết Tư tui cần phải có đôi lời về cùm từ "bác Lú". Gọi bác là Trọng thì trên đời này có quá xá nhiều Trọng, không ai biết là bác. Nên gọi là Lú là chính chủ. Không ai ngoài bác, khỏi phải hiểu lộn, hiểu lầm. Dzậy nghe.

Vào đề... cương:

Trong kỳ tàn quốc quán triệt này bác muốn: ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...

Góp ý ngay: Bác mời ngay tụi dư luận viên của đẻng tham gia là chắc cú. Cái gì chứ ngăn chận, đẩy lùi, dứt điểm ba cái thứ đạo đức Trần Dân Tiên trong đẻng của bác thì tụi nó nờ-bờ-oan. Suốt ngày tụi nó ra rả trên mạng nghề lắm.

Lần này bác còn có ý tưởng mới là: mỗi cán bộ, đảng viên phải có cam kết bằng văn bản với chi bộ, lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị mình về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Góp ý: bộ bác giỡn chơi! không lẽ cái đứa ngựa quen đường cũ, bản chất của nó làđi-theo-đảng bây giờ nó ký giấy cam kết với vợ nó là từ giờ trở đi nhất quyết không đang-theo-...đờ nữa là xong!? Rồi cái gì mà "không có biểu hiện" cha nội!?Đi-theo-đảng thì cũng có nhiều đường đi, đường nào cũng âm u dễ giấu, sao mà biểu hiện - và ngu sao lại để biểu hiện hở trời!? Còn tự diễn biến và tự chuyển hoá thì sao mà chữa nỗi!? Không lẽ thời ni bác muốn cán bộ đẻng ta đi dép râu, đội nón cối, trên răng dưới bác, làm đội tiên phong vô sản đại diện cho giai cấp tư bản của ba ếch!!! Bỏ vụ này đi! Không xong!

Về vụ kiểm điểm tự phê bình và phê bình, bác Lú đòi bỏ cái cách thực hiện Nghị quyết 04 khóa XI là “trên trước dưới sau, trong trước ngoài sau”. Cái này tui hoan nghênh. Mần cái màn rà sát ở trên trước rồi mần mò dưới sau, từ trong cho đã mới ra phía ngoài kiểu đó thím Ngân sướng chịu sao thấu! Đê mê quá rồi thím tự chuyển hóa thì làm sao tỉnh táo để làm-tốt-đẻng được.

Sau cùng, về yêu cầu của bác "Chấm dứt ngay việc liên hoan, chè chén, mừng lên chức" thì Tư tui phản đối!

Phản đối vì cái này hổng có phe (fair). Bác đụng trần rồi, đã đứng trên đầu 90 triệu dân và hơn 4 triệu thèng đẻng viên, trên đầu bác chỉ còn có cha Tập. Bác chỉ còn có con đường xuội xuống chứ hết còn ngóc lên để được dịp chè chén liên hoan. Đó là số phận chung-dô-diệm của bác. Còn lại đứa nào trong đẻng nó lên được thì cho nó bắn pháo bông chút chút chứ. Tốn bao nhiêu mồ hôi, xương máu, đồng tiền của... đồng bào mới được tiến lên toàn thắng ắt về tay ta đó bác.

09.12.2016



_________________________________

Chú thích:

Con ruồi nào bổ nhiệm con muỗi Lê Chung Dũng?


Cập nhật: Sau khi bài viết này đăng tải được vài giờ thì link dẫn đến bài có hình trên cũng đã bị hô biến (*)

CTV Danlambao - Sau khi Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy bay vù qua đầu Nguyễn Phú Trọng thì bây giờ đến phiên Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power). Trong "lưới trận" chụp muỗi bắt ruồi để làm bàn đạp tấn công vào những kẻ thù cấp cao hơn trong đảng của Nguyễn Phú Trọng, câu hỏi được đặt ra là "đồng chí" nào đã từng chống lưng và bổ nhiệm "đồng chí" Lê Chung Dũng.

Cần ghi nhận rằng lúc lên voi thì các ông bà trong đảng luôn có cụm từ "đồng chí" đi trước tên nhưng khi xuống chó thì cụm từ này cũng bị đục bỏ.

Vào Google để tìm kiếm việc bổ nhiệm "đồng chí" Lê Chung Dũng thì có được 3 kết quả sau:



Tuy nhiên theo đường dẫn


để vào trang nhà của PVPOWER.VN thì được báo là "nội dung không tồn tại".



Tại sao phải gỡ bỏ nội dung trong đó mở đầu bằng câu (còn sót lại trong bộ máy nhớ tìm kiếm của Google) "Đồng chí Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN trao Quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Lê Chung Dũng, Phó Tổng Giám đốc PV Power."

"Đồng chí" nào đã ký quyết định bổ nhiệm này cho "đồng chí" Lê Chung Dũng?

Theo PV Power thì "đồng chí" Phó giám đốc Lê Chung Dũng gửi đơn vào ngày 10.10.2016 để xin nghỉ phép 15 ngày, được chấp thuận cho đi 9 ngày -  từ ngày 10.10.2016 đến hết ngày 20.10.2016 và sau đó sang Singapore. Sau hạn nghỉ, Dũng xin nghỉ để đi học 6 tháng tại Singapore nhưng không được phép.

Câu hỏi được đặt ra là Lê Chung Dũng trốn nhiệm sở sau khi hết hạn phép vào ngày 20 tháng 10 nhưng mãi đến tối ngày 8 tháng 12 mới chính thức lên tiếng Lê Chung Dũng... mất tích.

Theo thông cáo báo chí của PV Power thì lúc này cũng là thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ Phó TGĐ đối với Lê Chung Dũng cho nên ông Dũng hiện đã không còn là Phó TGĐ của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.


Lê Chung Dũng là người đang bị phe nhóm Nguyễn Phú Trọng đưa lên "bàn mổ kỷ luật" vì những sai phạm xảy ra trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong thời gian làm việc tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.

Việc xin phép đi nước ngoài và được chấp thuận để sau đó trốn luôn chứng tỏ rằng Nguyễn Phú Trọng đã bất lực trước thế lực thù địch trong đảng đã bao che cho Lê Chung Dũng ra đi. Và việc này xảy ra sau "sự cố" Trịnh Xuân Thanh và trong bối cảnh Lê Chung Dũng đã vào tầm ngắm chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng quá yếu trong chiến dịch ruồi muỗi nội bộ này.

Ghi chú cho cập nhật:

Bức hình dùng cho banner của bài viết này lấy từ bài viết:

PV Power Coal tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 - PVCoal 

pvcoal.com.vn/.../536-pv-power-coal-tong-ket-hoat-dong-kinh-do...
Dec 17, 2015 - Đến dự với Hội nghị có các đồng chí Vũ Huy An – Thành viên HĐTV Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; đồng chí Lê Chung Dũng – Phó ...

http://pvcoal.com.vn/en/san-xuat-kinh-doanh/536-pv-power-coal-tong-ket-hoat-dong-kinh-doanh-nam-2015

Bây giờ chỉ còn là:


09.12.2016

Muốn wifi miễn phí? Mời bạn đi lăng bác

CTV Danlambao - Giai đoạn ngăn sông cấm chợ thèm bánh mì và muốn được phát miễn phí đã qua, những ngày hè nóng hổi thèm và muốn biết hơi mát máy lạnh như thế nào cũng không còn. Thời đại wifi đã đến những chưa được... free. Muốn được wifi phủ sóng để truy cập Danlambao mà không tốn tiền, mời bạn đi lăng bác.

Vào ngày 5/12 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến Ba Đình làm việc với ban quản lý lăng Hồ Chí Minh đang tu bổ và mở cửa lại 1 ngày sau đó. Trong buổi làm việc này Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng nhiệm vụ quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là trách nhiệm lớn lao, là vinh dự được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó... và tuyên dương ban quản lý Lăng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn đảm bảo thi hài Hồ Chí Minh ở trạng thái tốt nhất. (1)

Vào dịp mở cửa lăng trở lại, theo tường trình của phóng viên VTV24, lăng Hồ Chí Minh đã được phủ sóng wifi miễn phí cho ai muốn đến xem xác Hồ Chí Minh (2).

Trong khi nhà độc tài Fidel Castro vừa mới qua đời đã được đốt xác và giữ tại một chỗ đơn giản thì lăng Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là một nơi tốn tiền tốn của mà đảng cộng sản đặt lên đầu của người dân, kéo người dân vào cùng với đảng để nói rằng "nhiệm vụ quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là trách nhiệm lớn lao, là vinh dự được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó."

Cho đến nay, đảng và nhà nước CSVN vẫn chưa dám đối đầu với dư luận về câu hỏi cái xác đang nằm trong lăng thật sự là ai, người Tàu hay người Việt và giải thích cũng như chứng minh tường tận gốc gác của kẻ được đảng tự gắn lên đầu nhân dân cả nước là cha già dân tộc. Họ cũng không giải thích tại sao lại xây lăng bảo trì xác chết hết năm này qua tháng khác với một chi phí khổng lồ trong khi chính các xác chết đó khi còn sống đã viết di chúc với nguyện vọng được đốt xác thành tro.

09.12.2016



________________________________

Chú thích:



Disco Ba Đình


Bạn đọc Danlambao - Clip trên đây là khung cảnh xảy ra tại Ba Đình với hình ảnh của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đội ngũ lãnh đạo đoàn múa disco. Chuyện gì đang xảy ra vậy!?
Trước trận bán kết lượt về giải vô địch Đông Nam Á, hay còn gọi là AFF cup, người hâm mộ bóng đá VN đã phải vất vả thức đêm cũng như dùng chiến thuật thần tốc, thần tốc theo kiểu hồ chủ tịt đã từng làm để dành cho được những tấm vé vào xem trận đấu. 

Ở trận lượt đi, đội Indonesia đã thắng đội VN với tỉ số 2-1. Trận lượt về diễn ra tại Mỹ Đình được xem là lợi thế lớn cho VN. Tuy nhiên đội tuyển VN đã bị trọng tài rút thẻ đỏ trục xuất thủ môn cùng với quả phạt đền cho đội khách. Và tỉ số chung cuộc lúc này là 3-1 cho Indonesia. VN cần phải ghi thêm hai bàn nữa mới có hy vọng vào một kết quả tốt hơn. 

Cổ động viên đã đem hình bác hù (hồ) chủ tịt và bác giúp (giáp) phụ sản để hù đội bạn cũng như vực dậy tinh thần các cầu thủ của chúng ta. Bên cạnh đó lãnh đạo cộng sản VN cũng đã bớt chút công việc đến dự khán trận đấu này với hy vọng đội VN dù đang bị dẫn bàn nhưng sẽ gỡ hòa. 

Quả đúng như vậy, các cầu thủ VN dù thi đấu ít hơn một người vẫn đã gỡ hòa với tỷ số chung cuộc tạm thời là 3-3. Thím Ngân chủ tịt cuốc hịu và đống chấy tưởng thú Niểng Xuân Phúc đã hòa cùng trong niềm vui vỡ òa của các cổ động viên điệu nhảy cà tưng, cà tưng rất ư là chất lượng. 

Tuy nhiên, cuối cùng thì đội VN vẫn bị thua đội Indonesia và bị loại. Dù đã mang ảnh bác "hù chủ tịt" và "bác giúp phụ sản" ra để cổ vũ, thế mà VN vẫn bị thua. Bực quá, các cổ động viện dùng đá ném bể kính xe buýt của đội bạn để dằn mặt cho biết. Phía đội Idonesia tức quá về viết báo tố cáo hành động này với lão Trump. Lão Trump dơ ngón tay chửi Phúc niểng: Cứ việc nhảy cà tưng. Hãy đợi đấy! 

09.12.2016

Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Vờ Cờ trên đây là hàng “ma dze in” Phúc Niểng, nhưng tiếng Việt trong sáng đọc là Vê Xê - viết tắt của hai chữ “Việt Cộng” và quân đồng minh tham chiến ở Miền Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, gọi là Vi Xi. Viết một cách đúng đắn, nghiêm túc, cái tựa bài trên đây là: Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!

“Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!” là tiếng than rất “tổ quốc ăn năn” của hắn đã dại dột chọn con đường, thay vì ra đi, đã “bó tay về với triều đình” mới.

Hắn ăn năn, không phải vì ở lại để phải chịu cảnh tù (mà không) tội. (Tội gì nơi công dân của một quốc gia thi hành bổn phận bảo vệ tổ quốc mình, và khi thua trận, đã buông súng đầu hàng đối phương???).

Hắn ăn năn, vì đã không ngờ cốt cách “bên thắng cuộc” tức VC lại quá thảm như vậy, mặc dầu “người từ rừng về”, với văn minh nay đã trên 40 năm.

Ngày “tan hàng cố gắng” chấp nhận đau thương, hắn nghĩ, “Thôi thì đời mình từ đây rồi sẽ không khá nỗi, nhưng dầu sao, đất nước đã hết chiến tranh, thống nhất hai miền; từ đây, trong hòa bình, hai bên sẽ bắt tay cùng nhau xây dựng lại quê hương Việt Nam”.

Hắn đã lầm to. Không phải lầm vì “bên thắng cuộc” đã chẳng những không bắt tay hắn và “đồng bọn ngụy quân ngụy quyền ôm chân đế quốc Mỹ để bóc lột đồng bào Miền Nam”, mà còng tay vào trại tập trung lao động khổ sai. Hắn lầm khi “bên thắng cuộc” đã không bắt tay cả với “đồng bào Miền Nam ruột thịt” mà “bên thắng cuộc” luôn giương cao ngọn cờ “Giải Phóng”; đến bây giờ, 40 năm sau, người dân Miền Nam vẫn tiếp tục bị đối xử như “công dân hạng hai”.

Nhưng mà thôi, lầm như thế “cũng được đi”! Cái lầm mà không ai có thể ngờ tới được là trình độ và tư cách của các nhà lãnh đạo Việt Nam với 100 triệu dân lại thảm hại như mọi người đang đã và đang thấy.

“Hiện tượng” trình độ và tư cách quá thảm của những “đồng chí lãnh đạo” chóp bu của đảng CS và nhà nước XHCNvn không phải chỉ xuất hiện mới đây là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “ma zde in” ra những sản phẩm “Cờ Lờ Vờ” thay cho Campuchia, Lào, Việt Nam! Hay thủ tướng gì mà đọc diễn văn trước đại diện các tổ chức quốc tế, bá quan thiên hạ, cái mặt cứ cắm xuống cái bục gỗ khiến người ta không khỏi liên tưởng đến con lợn đang cắm đầu xuống cái máng cám. Nhưng hiện tượng “cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ” xuất hiện đều đều và từ lâu, nơi các “đồng chí lãnh đạo” thuộc mọi đẳng cấp: Đảng trưởng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Bí thư thành, Bí thư Tỉnh. Thiết nghĩ khỏi dẫn chứng vì ai cũng đã biết.

Bàn về cái "quá thảm" của Vờ Cờ thì nhiều; quá thảm ở mọi mặt, chẳng hạn như nhân viên Cảnh Sát làm nhiệm vụ thổi còi chặn xe dọc đường, hay cầm dùi cui xua đuổi mấy bà bán hàng rong, mà cũng phải mang "quân hàm" đến cấp Úy, cấp Tá, so với Miền Nam trước 1975, những người làm việc tương tự, chỉ cần cấp thấp nhất!

Ở đây chỉ bàn về trình độ, tư cách của các “đồng chí lãnh đạo đảng ta”. Có thể nói túm lại một nhúm, theo cách “a bờ cờ”, là: Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!

09.12.2016