Tuesday, February 25, 2014

Hé lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Xổ số Hậu Giang!

 

26/02/14 07:03
(GDVN) - Sai phạm tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Hậu Giang (Xổ số Hậu Giang) được TTCP chỉ rõ sau khi thực hiện kiểm tra lại kết luận thanh tra.

Không kê khai nhiều tài sản khủng


Đáng lưu ý là các sai phạm trong thực hiện kê khai tài sản thu nhập (TSTN) hàng năm của ông Cao Thanh Tùng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.

Cá nhân ông này không chỉ tổ chức thực hiện việc kê khai TSTN một cách thiếu nghiêm túc, mà còn “quên” không đưa vào bản kê khai TSTN của mình nhiều tài sản khủng.

Ngay tại bản kê khai TSTN lần đầu năm 2008, ông đã không kê khai nền đất 117m2 đưa khoản thu nhập từ lãi bán cá hơn 1 tỷ đồng vào bản kê khai TSTN bổ sung.

Năm 2010, dù đã xây dựng nhà tại 45 B30 hết hơn 1,3 tỷ đồng, chuyển nhượng 5.279 m2 đất tại Ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, thu 800 triệu đồng từ tiền khách tặng cưới con trai nhưng ông đều không thực hiện kê khai. Đến năm 2012, cá nhân ông Tùng có tới hai bản kê khai khác nhau về nội dung, nhưng cũng không kê khai 02 nền đất tại 47B30 (141,2 m2), 49B30 (81m2) tại Khu dân cư 91B cũng như khoản vay 2 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng BIDV Hậu Giang.

Liệu có mối liên hệ gì giữa số tài sản quên kê khai của ông Cao Thanh Tùng với những sai phạm nghiêm trọng về tài chính tại Xổ số Hậu Giang, nơi ông giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc?

Chi sai chế độ hàng tỷ đồng

Ngay trong các quy chế hoạt động kinh doanh, quy chế quản lý tài chính được Công ty ban hành đã chứa đựng nội dung chưa phù hợp với các quy định của Nhà nước. Nên việc quyết định chi tiêu được thực hiện không đúng chế độ, chính sách của nhà nước với số lượng lớn, trong thời gian dài là điều dễ hiểu.

Chỉ tính riêng tổng chi phí không đúng chế độ, chính sách từ các kết quả tự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2010 đến quí I/2013 đã lên đến hơn 7,5 tỷ đồng. Trong đó có nhiều khoản chi sai như: Chi hỗ trợ các tổ chức, chi hỗ trợ một số cá nhân ngoài công ty (bằng cách thanh toán hóa đơn tiếp khách, mua văn phòng phẩm, mua xăng), chi cho các đại lý vượt quy định; chi các khoản tài trợ, khen thưởng bên ngoài không liên quan đến hoạt động của Công ty, thanh toán số tiền ghi trong hóa đơn chứng từ không hợp lệ.

Việc tạm ứng, thực hiện hoàn ứng nhiều nội dung được thực hiện khá “rộng rãi”, trong thời gian dài, nhất là đối với các khoản tạm ứng để tiếp khách.

Chỉ riêng một cá nhân là nhân viên Phòng TC-HC, số dư tạm ứng tiếp khách tháng thấp nhất cũng là 50 triệu, tháng cao nhất lên đến 686,5 triệu. Thậm chí có một cá nhân không phải là người của Công ty cũng được tạm ứng tới 600 triệu đồng.

Cho vay không minh bạch
Tổng số tiền lãi thu được từ việc dùng tiền thế chấp (bằng tiền mặt) của các đại lý (theo lý giải từ phía Xổ số Hậu Giang) đem cho vay và gửi tiết kiệm trong 3 năm 2010-2012 đã lên tới gần 36 tỷ đồng
Nhưng khi kiểm tra Hợp đồng ký giữa đại lý với Công ty thấy không có quy định, thỏa thuận về việc sử dụng khoản tiền mặt thế chấp này, cũng không thấy biên bản thỏa thuận khác giữa đại lý với Công ty về sử dụng khoản tiền lãi gửi tiết kiệm từ tiền thế chấp. Qua xác minh, có nhiều đại lý không biết về khoản tiền lãi phát sinh từ tiền mặt thế chấp được Công ty gửi ngân hàng.

Công ty cũng không trực tiếp thực hiện gửi tiết kiệm hay cho vay mà ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó phòng kế toán, kiêm thủ quỹ thực hiện cho vay, gửi tiết kiệm có kỳ hạn (đứng tên cá nhân).

Việc sử dụng số tiền lãi thu được nêu trên, theo báo cáo của Công ty là: đã bổ sung thế chấp đại lý hơn 18,2 tỷ đồng, chi phát triển thị trường gần 6,8 tỷ đồng, chi lãi cuối năm cho đại lý 7,7 tỷ đồng, chi khen thưởng đại lý 1,082 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Quy chế hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty, việc phân phối tiền lãi được thực hiện như sau: Trích 50% bổ sung tài sản thế chấp cho các đại lý, 45% chi trả lãi trực tiếp cho đại lý, còn lại 5% chi hỗ trợ cho các hoạt động thường xuyên của đại lý (hiếu hỷ, thăm ốm, tham quan, du lịch, khen thưởng). Như vậy, việc sử dụng tiền lãi với số lượng lớn nêu trên có dấu hiệu không minh bạch.

Mua đất xây trụ sở cũng không minh bạch

Cách mà Xổ số Hậu Giang mua đất xây dựng trụ sở tại Thành phố Vị Thanh cũng có những biểu hiện không minh bạch. Dù được UBND tỉnh chấp thuận cho thuê khu đất có vị trí đẹp, thuận lợi, đã được giải phóng mặt bằng, diện tích 5.000m2 nhưng Công ty không ký hợp đồng thuê đất. Trái lại, Xổ số Hậu Giang lại chọn giải pháp đi mua đất của tư nhân, có diện tích nhỏ hơn (1.067,4 m2đắt hơn (4,4 tỷ đồng), trả toàn bộ số tiền mua đất một lần. Đồng thời, Công ty cũng không tham khảo giá đất đã được Sở Tài chính thẩm định giá, dẫn đến làm tăng chi phí mua so với giá thẩm định hơn 557 triệu đồng. Rõ ràng phần thiệt thuộc về ngân sách Nhà nước. Liệu phần lợi có vào túi ai trong số lãnh đạo của Xổ số Hậu Giang?

Trước những sai phạm nghiêm trọng nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hậu Giang, chỉ đạo và chấn chỉnh việc quản lý đối với Xổ số Hậu Giang để khắc phục những tồn tại, hạn chế, vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra lại; chuyển cơ quan chức năng làm rõ việc mua đất tại TP.Vị Thanh để xây dựng Trụ sở Công ty và việc sử dụng gần 36 tỷ đồng tiền lãi có dấu hiệu không minh bạch; nghiêm túc chỉ đạo và thực hiện kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan được nêu qua thanh tra, kiểm tra lại và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân vi phạm; giao Bộ Tài chính nghiên cứu, có những chấn chỉnh hoạt động của các công ty xổ số theo đúng quy định.

Đại sứ Mỹ tại Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9 đoạn

 

26/02/14 07:07
(GDVN) - Điều này phá vỡ các thông lệ phản ứng trước đây của Mỹ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình
Tân Đại sứ Mỹ tại Philippines
Rappler ngày 24/2 đưa tin, hôm Thứ Hai 24/2 Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg dường như đã đi xa hơn các đồng nghiệp của mình trong việc chỉ trích đường lưỡi bò, còn gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U mà Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" hầu như toàn bộ Biển Đông.
Phát biểu trong diễn đàn hiệp hội phóng viên nước ngoài tại Philippines hôm qua Goldberg khẳng định: "Không có cái gọi là đường 9 đoạn. Chúng tôi không tin rằng yêu sách đường 9 đoạn có thể qua được vòng kiểm tra pháp lý để xác định hoặc giải quyết vấn đề Biển Đông".
Biên tập viên tạp chí The Diplomat Zachary Keck bình luận, nếu thông tin này chính xác thì bình luận của Đại sứ Mỹ đã đi xa hơn so với các quan chức khác của Washington liên tục chỉ trích yêu sách đường lưỡi bò Trung Quốc trong những tuần gần đây.
Điều này phá vỡ các thông lệ phản ứng trước đây của Mỹ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel chỉ yêu cầu Bắc Kinh làm rõ cơ sở pháp lý cho yêu sách đường lưỡi bò "bành trướng" của mình, bình luận của Goldberg đã thẳng thừng bác bỏ một cách rõ ràng cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc.

Nga chính thức khẳng định sẽ không can thiệp vào Ukraina

 

26/02/14 07:14
(GDVN) - Sergei Lavrov tuyên bố: "Chúng tôi khẳng định quan điểm mang tính nguyên tắc, Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraina
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Channel News Asia ngày 25/2 đưa tin, hôm Thứ Ba 25/2 Moscow đã lên tiếng khẳng định chính thức rằng Nga sẽ không can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraina, đồng thời nhấn mạnh Kiev không nên bị buộc phải lựa chọn giữa Nga và phương Tây.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố: "Chúng tôi khẳng định quan điểm mang tính nguyên tắc, Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraina và hy vọng rằng các bên cũng hưởng ứng nguyên tắc này."
Lavrov cho biết thêm, Nga rất quan tâm đến Ukraina như một thành viên của gia đình châu Âu với đầy đủ nghĩa của từ này. Tuy nhiên sẽ là nguy hiểm và phản tác dụng để buộc Ukraina phải lựa chọn, hoặc là bạn với Nga, hoặc chống lại Nga.
Phát biểu mới nhất của Ngoại trưởng Nga cho thấy lập trường mềm mỏng hơn của Moscow sau khi Thủ tướng Dmitry Medvedev và  ông Lavrov đã có những nhận xét cứng rắn hôm Thứ Hai 24/2.
Trước đó Thủ tướng Nga cáo buộc các nhà lãnh đạo lâm thời Ukraina đã tiến hành một cuộc nổi loạn vũ trang và Moscow không có ai để giao thiệp tại Kiev hiện nay, trong khi đó Tổng thống Vladimir Putin vẫn giữ im lặng về những biến động chính trị tại Ukraina.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định, điều quan trọng là giúp Ukraina nhanh chóng khôi phục lại trật tự và mang lại hòa giải dân tộc, cải cách hiến pháp trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 25/5 tới.

Bắt nguyên đội trưởng đội thanh tra giao thông

 

25/02/14 07:33
(GDVN) - Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, một đội trưởng thanh tra giao thông đã bị bắt tạm giam.
Ngày 24/2, Công an TP. Hải Phòng vừa công bố quyết định bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Bùi Mạnh Tuấn (SN 1970, Đội trưởng Đội xử lý tổng hợp – Văn phòng Sở GTVT Hải Phòng) về hành Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.
Đội trưởng thanh tra giao thông Bùi Mạnh Tuấn cùng một loạt thành viên trong đội thuộc Sở GTVT Hải Phòng đã sửa chữa khoảng 730 biên bản, ghi sai trọng tải thiết kế với mục đích thu tiền của người vi phạm, gây thất thoát ngân sách nhà nước nhiều tỉ đồng.
Vụ việc chỉ vỡ lở khi chủ xe ô tô BKS 33H – 9395 có đơn tố giác sau khi lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ với lỗi quá tải, một số cán bộ thanh tra giao thông của Đội 5 (Đội thanh tra giao thông số 5) đã trực tiếp thu tiền phạt mà không có biên lai.
Đến ngày 1/11/2013, phòng PC46 đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Vũ Hoàng Tùng (35 tuổi), Phạm Hồng Khang (37 tuổi) và Lưu Tuấn Dương (37 tuổi), nguyên là các Đội phó Đội 5 Thanh tra giao thông (Sở GTVT Hải Phòng) và là cấp dưới của Bùi Minh Tuấn (từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2013), về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Sau vụ việc này, ông Bùi Mạnh Tuấn được thuyên chuyển từ Đội trường đội 5 sang làm Đội trưởng Đội xử lý tổng hợp - Văn phòng Sở GTVT Hải Phòng cho đến ngày bị bắt giữ.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý.

Hai tháng đầu năm, 1.818 người chết vì TNGT

 

26/02/14 06:44
(GDVN) - Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 2 tháng đầu năm 2014, toàn quốc xảy ra 4.834 vụ TNGT, làm chết 1.818 người, làm bị thương 4.741 người.
Ngày 25.2, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác đảm bảo trật tự ATGT 2 tháng đầu năm 2014 và đợt cao điểm trong dịp Tết Giáp Ngọ, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 và quý 2/2014 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 


Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, 2 tháng đầu năm 2014, toàn quốc xảy ra 4.834 vụ TNGT (giảm 14,79% so với cùng kỳ năm 2013), làm chết 1.818 người (giảm 5,65%), bị thương 4.741 người (giảm 14,79%). 
TNGT liên quan đến xe khách, xe tải nặng không xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng lại xảy ra nhiều vào những ngày sau Tết. Các vụ TNGT thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, chủ yếu do lái xe chạy ẩu. 
Riêng trong 9 ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, toàn quốc xảy ra 338 vụ, làm chết 286 người, bị thương 324 người. So với 9 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 giảm 60 vụ, giảm 50 người chết, giảm 41 người bị thương.
Một vụ TNGT (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên cả nước trong 2 tháng qua và ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TPHCM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Không có vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng. 
Có 36 tỉnh, thành phố giảm số người chết TNGT, trong đó có 17 địa phương giảm trên 50% số người chết TNGT trong đợt tết Giáp Ngọ là: Gia Lai, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Đăk Lắk, Đăk Nông, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Bình Dương, Phú Yên
Đặc biệt có 4 địa phương không có vụ TNGT gây chết người trong dịp tết là: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Lai Châu. Vẫn còn 14 địa phương có số người chết TNGT tăng cao là: Thái Nguyên, Bình Phước, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Trà Vinh, Hà Giang, An Giang, Quảng Ninh, Long An, Quảng Ngãi, Cà Mau, Cao Bằng, Yên Bái.
TNGT xảy ra ở khu vực nông thôn, đường liên huyện, liên xã lại tăng cao, chiếm tỉ lệ trên 70%; theo số liệu cấp cứu 5 ngày tết tại Việt Đức cho thấy có đến 90% số vụ TNGT liên quan đến người điều khiển mô tô, xe gắn máy. 
Nguyên nhân chính là do người điều khiển xe mô tô thiếu ý thức tự bảo vệ mình, chủ quan, tùy tiện, hay vi phạm quy tắc giao; một số vi phạm phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, chở 3 chở 4 người, chạy quá tốc độ, say rượu, bia, không có giấy phép lái xe...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Yêu cầu các địa phương và ngành GTVT cần chủ động rà soát lại các cầu yếu, đặc biệt là các cầu treo ở miền núi, rút kinh nghiệm sau vụ sập cầu treo tại tỉnh Lai Châu làm 8 người chết, 38 người bị thương xảy ra vào sáng 24.2. 

Đồng thời yêu cầu các địa phương thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ kéo giảm tình hình TNGT, tập trung siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra đồng loạt lái xe sử dụng ma tuý trên cả nước…

Theo Thủ tướng, Lực lượng Thanh tra, Cảnh sát Giáo thông cần tăng cường tuần tra lưu động và kiểm tra theo chuyên đề, đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, không thể lơ là trong việc tuần tra kiểm soát, phải tăng cường xử phạt vi phạm và phạt thật nghiêm. 

Kinh hoàng “hố rác” tiền tỷ ở Hà Nội!

 

26/02/14 09:40
(GDVN) - Những hầm đường bộ trên Đường 32 đang biến thành những “hố rác”, ảnh hưởng tới đời sống người dân xung quanh và gây lãng phí nhiều tỷ.
Theo ghi nhận của phóng viên Giáo dục Việt Nam, đoạn đường 32 qua địa phận huyện Từ Liêm (Hà Nội) có tới 4 hầm giành cho người đi bộ sang đường. Thế nhưng chưa có hầm đường bộ nào được đưa vào sử dụng.
Những hầm đường bộ này được đầu tư nhiều tỷ đồng nhưng lại đang biến thành những ao nước bẩn hay ngập tràn rác thải và bốc mùi …
Đây cũng được coi là “nhà vệ sinh công cộng” cho các hộ kinh doanh gần đây và nhiều người đi đường.
Những hình ảnh rác kinh hoàng được ghi nhận trong các hầm đường bộ ở trên đường 32 này.
Rác thải được đổ xuống hầm đường bộ đa phần là do chính các hộ kinh doanh quanh khu vực và sự kém ý thức của người dân đi đường.
Phần nữa là sự thờ ơ của các đơn vị thi công trong việc xây dựng và giữ gìn công trình…
Hệ thống thoát nước không hoạt động, nước đọng lại và bốc mùi làm ảnh hưởng tới người dân gần khu vực.
Hơn nữa, đây càng trở nên nhếch nhác hơn khi là điểm tập kết rác thải.
Những hình ảnh nhem nhuốc ở hầm đường bộ này càng làm cho mỹ quan khu vực xấu đi.
Hầm đường bộ gần trường Đại học Công nghiệp Hà Nội – nơi có nhiều sinh viên đi qua hàng ngày phải bịt mũi, nín thở… khi đi qua.
Lợi dụng sơ hở của ban quản lý, nhiều hộ dân quanh đây còn chiếm dụng và bán hàng quán tại khu vực trước cửa vào các hầm đường bộ.
Phần thô bên ngoài của các hầm đường bộ đã được hoàn thành nhưng nếu chưa được sử dụng thì cần phải quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng lãng phí và gây ô nhiễm như thế này.
Người đi bộ qua đường 32 vẫn luôn thường trực những nguy hiểm thế nhưng những hầm đi bộ lại đang là nỗi kinh hoàng của nhiều người.

Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, xuyên tạc trắng trợn về Việt Nam!


 25/02/14 12:18
(GDVN) - Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, ăn cướp còn la làng, xuyên tạc không ngượng ngùng cho rằng Việt Nam đã chiếm 29 đảo ở Trường Sa.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Hà Lan
Trang mạng sina Trung Quốc ngày 24 tháng 2 đăng bài viết tuyên truyền cho rằng "Việt Nam hào phóng mua tàu hộ vệ Sigma" đồng thời xuyên tạc cho nói rằng, "Việt Nam muốn dấy binh đoạt địa bàn ở Biển Đông".
Sau đây là nội dung chính của bài viế được cỗ máy truyền thông của Bắc Kinh đăng tải:
Trang mạng "Công nghệ Hải quân" Mỹ gần đây bình luận về 10 tàu hộ vệ hạng nhẹ tốt trên thế giới, tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan đứng thứ ba. Tàu hộ vệ lớp Sigma mang đậm phong cách hải quân Tây Âu, đứng vào top 3 của trang bị cùng loại, có thể có liên quan nhất định với thành tích xuất khẩu đáng tự hào của nó.
Theo tiết lộ của tờ "Jane's Defense Weekly" Anh, nhà máy đóng tàu Schelde của Tập đoàn Damen Hà Lan năm 2013 đã xác nhận, Việt Nam có kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ lớp Sigma.
"Người hào phóng" (?-PV) của Đông Nam Á
Cùng với việc biên chế tàu chiến tiên tiến mua mới những năm gần đây, việc xây dựng hải quân của nhiều nước Đông Nam Á đều được được nâng lên tầm cao mới, nhưng nhìn về trình độ tổng thể của họ, Việt Nam mua tàu hộ vệ lớp Sigma có thể nói là "hào phóng".
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hải quân Indonesia (ảnh minh họa)
Tàu hộ vệ lớp Sigma dài khoảng 90 m, lượng giãn nước khoảng 1.700 tấn, tốc độ tối đa là 28 hải lý/giờ, vũ khí trang bị gồm có 1 pháo tự động OTO Melara cỡ nòng 76 mm, 4 quả tên lửa chống hạm, 2 hệ thống tên lửa phòng không Mistral 4 ống, và ngư lôi.
So với tàu hộ vệ lớp Gepard do Nga chế tạo đã biên chế cho Hải quân Việt Nam, hỏa lực của tàu hộ vệ lớp Sigma không hề kém, thậm chí radar, hệ thống điện tử còn tốt hơn một bậc, nếu nhập khẩu thành công, hứa hẹn sẽ trở thành tàu chủ lực của Việt Nam.
Điều đáng chú ý hơn là, tàu hộ vệ lớp Sigma áp dụng thiết kế mô-đun, thân tàu được lắp bằng các đoạn khoang chuẩn hóa dài 7,2 m, thiết kế có 3 loại mô hình là tàu tuần tra gần bờ, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu hộ vệ.
Là khách hàng nước ngoài thứ ba, sau Indonesia và Morocco, Việt Nam mua sắm tàu hộ vệ lớp Sigma có thể nói là "một mũi tên bắn trúng hai đích", không chỉ sẽ lần đầu tiên sở hữu tàu chiến mặt nước tiên tiến áp dụng thiết kế mô-đun, mà còn có lợi cho tăng cường khả năng chế tạo tàu chiến tiên tiến cho nhà máy đóng tàu của Việt Nam.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard của Hải quân Việt Nam (ảnh nguồn: báo Phượng Hoàng, Hồng Kông)
Tuyên truyền dụng ý xấu cho rằng Việt Nam"Dấy binh đoạt lấy địa bàn trên Biển Đông"
Do tài nguyên dầu khí phong phú và vị trí chiến lược quan trọng, khu vực Biển Đông luôn là "mơ ước" của các nước xung quanh, trong đó, Việt Nam có các động thái lớn nhất.
Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, ăn cướp còn la làng, xuyên tạc không ngượng ngùng cho rằng:
"Đến nay, Việt Nam đã chiếm đóng bất hợp pháp 29 đảo ở Trường Sa" (trên thực tế, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã tận dụng những lúc Việt Nam đang mải chiến tranh và gặp khó khăn để chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa).
Theo bài báo, trong một thời gian rất dài, thực lực của Hải quân Việt Nam không đủ, chỉ có thể giữ các hòn đảo hiện có.
Cùng với việc không ngừng tăng cường triển khai lực lượng quân sự trên đảo, Việt Nam còn từng bước hoàn thiện các công trình dân dụng trên một số đảo, muốn thực hiện "chiếm đóng hoặc quản lý, kiểm soát lâu dài".
Đến nay, Việt Nam đã không còn nhiều "không gian xoay xở" ở các đảo trên quần đảo Trường Sa, nên việc mở rộng hạm đội, tăng cường sức chiến đấu trên vùng biển xa hơn đã trở thành sự lựa chọn tất yếu tiếp theo.
Như vậy, Việt Nam cấp bách mở rộng thực lực hải quân một mặt "có ý đồ củng cố lợi ích đã có", mặt khác cũng tính đến việc tìm cách giành lấy không gian xoay xở lớn hơn trong vấn đề Biển Đông.
Tàu tên lửa cỡ lớn lớp Molniya (Type 1241.8) của Hải quân Việt Nam.
Cùng với quy mô lực lượng tàu tên lửa, pháo hạm từng bước mở rộng, tàu hộ vệ hạng nhẹ kiểu mới lần lượt biên chế, phạm vi hoạt động của Hải quân Việt Nam có thể tiếp tục mở rộng ra biển xa và nước ngoài.
Sau khi tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo đưa vào biên chế, Hải quân Việt Nam càng có thể tiến hành răn đe có trọng điểm đối với vùng biển nhạy cảm trên Biển Đông.
Nói cách khác, cùng với việc đẩy nhanh xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam, đòi hỏi lợi ích (chính đáng, đúng luật - PV) của Việt Nam đối với Biển Đông cũng có thể sẽ gia tăng.
Đồng thời, bài báo tuyên truyền “mối đe dọa Việt Nam” cho rằng: Động thái đóng tàu tăng cường sức mạnh trên biển ngày càng gia tăng của Việt Nam còn có thể gây phản ứng dây chuyền ở các nước Đông Nam Á, thậm chí chạy đua vũ trang trong khu vực, tiếp tục làm phức tạp vấn đề Biển Đông.
Tóm lại, theo tuyên truyền của truyền thông TQ: một loạt động thái tăng cường thực lực hải quân của Việt Nam đã thể hiện ý đồ chiến lược "từ bờ biển vươn ra vùng nước sâu".
Trên thực tế, Việt Nam xây dựng hải quân là để bảo vệ chủ quyền biển đảo (quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) hợp pháp của Việt Nam. Chính Trung Quốc đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một số đá ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từ đó gây ra tranh chấp trên Biển Đông.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo tại quân cảng Cam Ranh của Việt Nam
Sự thật là bản đồ Trung Quốc (ít nhất là ở thời nhà Thanh) chỉ coi đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, chứ không có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough như Trung Quốc đang chủ trương bất hợp pháp. Không ai chấp nhận lòng tham vô độ "đường lưỡi bò".
Tất nhiên, ngôn ngữ của bài viết còn có các ngôn từ sai trái, ngỗ ngược, ngạo mạn, láo xược, điêu toa hơn nhiều. Những tuyên truyền trên truyền thông Trung Quốc rất giống kiểu "cả vú lấp miệng em", nói nghe thành quen, họ muốn tạo câu chuyện về "giấc mơ Biển Đông" viển vông của mình.
Liên quan đến tàu chiến mua của Hà Lan, ngày 29 tháng 10 năm 2011, tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông cũng có bài viết cho rằng, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma (nếu được mua) sẽ trở thành một trong "tứ đại kim cương" của Hải quân Việt Nam trong tương lai.
Ngoài tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma, trong "tứ đại kim cương" này còn có tàu hộ vệ lớp Gepard, tàu tên lửa lớp Molniya và tàu ngầm thông thường lớp Kilo - ba loại tàu này đều đã có trong biên chế của Hải quân Việt Nam và chúng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh lớp Kilo đang trở về Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo

Đồng Tháp: hơn 1.400 học sinh bỏ học do học kém!

26/02/2014 06:35 (GMT + 7)
TT - Ngày 25-2, ông Trần Văn Hưng - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Đồng Tháp - cho biết theo cập nhật số liệu mới nhất, tổng số học sinh các cấp học phổ thông của tỉnh bỏ học trong học kỳ I (năm học 2013-2014) là 1.424 học sinh (không phải 3.127 học sinh như báo cáo sơ kết học kỳ trước đó đã nêu).

Trong đó số học sinh bỏ học nhiều nhất là ở bậc THPT (thay vì bậc tiểu học như mọi năm) với 669 học sinh, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 0,56%. Riêng học sinh cấp tiểu học có 95 em bỏ học và cấp THCS có 660 em bỏ học.

Nguyên nhân bỏ học, theo giải thích của ông Hưng, chủ yếu do học sinh học yếu kém, điều kiện đi lại khó và gia đình khó khăn.

THANH TÚ

Hỗ trợ cho các nhà tranh đấu trong nước như thế nào?

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2014-02-25
000_Hkg9497764-600.jpg
Công an ngăn cản đám đông ủng hộ đòi tự do, công bằng cho LS Lê Quốc Quân bên ngoài Tòa án nhân dân Hà Nội sáng 18 tháng hai năm 2014. Ảnh minh họa.
Đa số những người tranh đấu ở trong nước thường hoạt động đơn lẻ và có tâm lý ngại liên kết với các tổ chức. Do vậy họ luôn vấp phải các hành động cản trở hoặc đàn áp của chính quyền trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để giúp họ tồn tại để tranh đấu.
Chính quyền liên tục đàn áp
Trong hoàn cảnh chính trị Việt nam với một thể chế chính trị toàn trị do một đảng chính trị duy nhất có quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, điều đó khó thể tránh khỏi các tồn tại và nhược điểm.
Sự phản ứng của các nhân vật tranh đấu dưới danh nghĩa các nhà hoạt động xã hội, các bloggers, hay dân oan… xuất hiện chống các bất công, phê phán các tồn tại của xã hội để đòi công lý là những việc làm cần thiết, nhằm từng bước điều chỉnh quyền lực nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên các việc làm này bị chính quyền cho rằng là các hành động xấu, nhằm chống phá nhà nước. Và họ luôn tìm cách cản trở và gây khó khăn cho cuộc sống của những người này. Ở mức cao hơn những người tranh đấu có thể bị ghép vào tội âm mưu lật đổ chính quyền với những bản án hết sức nặng nề.
Blogger Nguyễn Văn Thạnh một kỹ sư ở Đà nẵng, người từng khởi xướng nhiều chương trình hoạt động xã hội và có các bài viết phản biện trên mạng internet, cho chúng tôi biết hoàn cảnh cuộc sống của ông hiện tại đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ trong công việc làm ăn bị cản trở, mà cả việc cư trú của ông cũng bị chính quyền luôn gây áp lực lên các chủ nhà cho thuê để không cho ông thuê nhà. Và khi ông Thạnh đi tá túc nhờ nhà bạn bè thì bị các lực lượng công an, dân phòng gây khó dễ trong việc đăng ký tạm trú. Và ông Thạnh đã nhiều lần bị nhân viên công lực hành hung gây thương tích.
Trao đổi với chúng tôi trong lúc đang nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Đà nẵng, ông Nguyễn Văn Thạnh cho biết:
“Cuộc sống của tôi hiện nay hết sức khó khăn, khó khăn ở đây không phải là vấn đề tiền bạc. Vì cuộc sống của tôi không có nhu cầu nhiều và bằng tích lũy của tôi tôi vẫn có thể sống được. Khó khăn thứ nhất là tôi bị xáo trộn người thân và gia đình, khó khăn thứ hai là thuê nhà không được và bị làm khó trong việc đăng ký tạm trú, tạm vắng. Hiện tại tôi đang bị thương tích ở mặt, ở đầu và đang nằm điều trị tại BV Đa khoa Đà nẵng ”
Khó khăn thứ nhất là tôi bị xáo trộn người thân và gia đình, khó khăn thứ hai là thuê nhà không được và bị làm khó trong việc đăng ký tạm trú, tạm vắng.
- Blogger Nguyễn Văn Thạnh 
Ông Lê Thiện Nhân là một thành viên của Hội Bầu bí tương thân, một tổ chức thiện nguyện ở Việt nam cho biết: Hội Bầu bí tương thân tuy mới ra đời được 02 tháng, nhưng Hội đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo bà con trong, ngoài nước và các tổ chức về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần. Trong vòng hơn 2 tháng qua, Hội Bầu bí tương thân đã tiến hành thăm hỏi, hỗ trợ hơn 60 trường hợp các nhà đấu tranh, các bà con dân oan thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trao đổi với chúng tôi, từ Hà nội ông Lê Thiện Nhân nói:
“Theo quan điểm của Hội Bầu bí tương thân thì đây là một Qũy để hỗ trợ cho tù nhân lương tâm, những người dân oan đấu tranh mà bị oan khuất. Những người nào được xác định là bị oan khuất trong cuộc sống do đấu tranh đòi công lý cho bản thân thì đều được chúng tôi giúp đỡ ”
Từ Úc châu ông Phùng Mai đại diện cho Qũy Tù nhân Lương tâm, một tổ chức phi chính trị trong nhiều năm qua đã có nhiều hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân đấu tranh ở trong nước cho biết về hoạt động của tổ chức này. Theo ông Phùng Mai, Qũy Tù nhân Lương tâm của ông sẵn sàng chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần đối với tất cả các nhà tranh đấu trong nước, mà không dừng lại chỉ ở các đối tượng là tù nhân lương tâm đang thi hành án. Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Mai cho rằng:
“Qũy Tù nhân Lương tâm không phải là một đảng phái chính trị, vì thế nếu chúng tôi trực tiếp hỗ trợ những người tranh đấu họ sẽ nghĩ chúng tôi đi vào con đường chính trị hóa tư tưởng của họ. Cho nên chúng tôi dành sự ủng hộ và đặt sự tin tưởng vào những nơi, những anh em trẻ ở trong nước. Và chúng tôi đã hỗ trợ cho các tổ chức trong nước không phải là một.”
Chưa có tổ chức đáng tin cậy?
Mục sư Nguyễn Trung Tôn từ Thanh hóa cho rằng lý do để một người đấu tranh dân chủ không tham gia vào một tổ chức nào là do chưa có tổ chức nào đủ sức hút để họ tin tưởng tham gia và vì họ sợ. Họ nghĩ rằng nếu tham gia vào một tổ chức cụ thể nào đó sẽ bị công an quan tâm gây khó khăn hơn cho họ, như vậy họ chọn lựa đứng một mình. Như vậy họ vô tình bị mắc lừa và đã đánh mất khả năng đấu tranh của bản thân.
Trao đổi với chúng tôi, MS. Nguyễn Trung Tôn nhận định:
“Thực ra những người đứng một mình vào thời điểm hiện này là không nên. Tốt nhất họ nên gia nhập hoặc liên kết với một tổ chức dân sự nào đó để làm việc hiệu quả hơn. Việc giúp đỡ họ bây giờ là khuyến khích họ liên kết với những anh em khác tuy nhiên nếu họ chưa muốn gia nhập trở thành thành viên chính thức thì cũng nên tạo mối quan hệ gân gũi để có thể được trang bị thêm khả năng tranh đấu và sự quan tâm lẫn nhau”
Tuy nhiên ông Phùng Mai cũng nhấn mạnh rằng việc làm của Qũy Tù Nhân Lương tâm là một việc làm tế nhị, nhằm hỗ trợ cho công việc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy công việc này không được khuếch trương rộng rãi để tránh hiểu lầm của một số người khi cho rằng: đấu tranh dân chủ vì tiền và tạo cơ hội cho chính quyền ra tay đàn áp. Trao đổi với chúng tôi, từ Úc châu ông Phùng Mai cho biết:
Trên thực tế có rất nhiều người lợi dụng đấu tranh để nhập nhèm chuyện tiền nong, rất nhiều trường hợp bị lợi dụng, những cái đó không muốn nhắc đến.
- Ông Lê Thiện Nhân thành 
“Nên hiểu công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam khó khăn vô cùng chứ họ đấu tranh không phải vì tiền. Chúng tôi chỉ góp một phần rất là bé nhỏ để giúp đỡ họ, cho nên chúng tôi không muốn nó mang một tính cách trả tiền hoặc là kêu gọi họ đi chống cộng mướn cho chúng tôi.”
Ông Lê Thiện Nhân thành viên Hội Bầu bí tương thân cũng cho biết trong các hoạt động hỗ trợ cho các người tranh đấu đôi lúc còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Đó là sự thiếu minh bạch của một số người lợi dụng việc làm này để trục lợi. Điều đó dẫn tới sự mất lòng tin đối với những người và tổ chức hảo tâm. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thiện Nhân nói:
“Trên thực tế có rất nhiều người lợi dụng đấu tranh để nhập nhèm chuyện tiền nong, rất nhiều trường hợp bị lợi dụng, những cái đó không muốn nhắc đến. Nhưng dù sao mục đích của người ủng hộ, người chia sẻ phải đến đúng được  cần được phải thực hiện để lấy lại lòng tin của mọi người”
Công cuộc vận động đấu tranh vì dân chủ cho Việt nam sẽ còn phải trải qua một thời gian tương đối dài với nhiều khó khăn. Song động lực cũng như tinh thần của những người tranh đấu luôn cần được hỗ trợ về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần của mọi tổ chức, cá nhân để giúp họ tồn tại và để tiếp tục đấu tranh.

Đểu đến thế là cùng!


Anh Ba Khía (Danlambao) - Mấy hum rày dân nước Việt cứ chộn rộn lên vì được tin “Ngựa Quý” của đảng đã chết. Không quý sao được vì 'ngựa' này là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, thượng tướng, thứ trưởng bộ Côn an cơ nhá. Tin lành đồn xa tin xấu đồn xa, cái chết của Ngọ làm cho ối người khóc nấc và không ít kẻ cười thầm trong bụng. 

'Sớt' trên Gu-gồ bằng từ khóa “Phạm Quý Ngọ” (có ngoặc kép) được hồi đáp 6.040.000 kết quả trong 0,17 giây đủ thấy độ nóng, độ đậm đặc những tin tức viết về ông tướng xấu số vắn đời thiệt phận này. 

Một điều bất bình thường là nội cái vụ từ trần đột ngột của ông, giới truyền thông “lề không bị chặn” cứ chan chát chém nhau như chém tre. Kẻ tung hô người phỉ báng, kẻ hoan hỷ người hoang mang, tạo nên những luồng xoi mói ở đủ hướng góc cạnh của vụ việc. Điều làm cho Khía tôi buồn cười nữa là khi thi thể ông Ngọ vẫn còn đang nằm trong nhà xác bệnh viện thì rất nhiều tờ báo đã vội vã đi phỏng vấn ông này bà nọ, những luật sư, quan chức ngành tố tụng (giới đẻ ra luật, và giới luận ra tội). Rằng thì là: có đình chỉ vụ án làm lộ bí mật nhà nước hay không?Người thì viện dẫn điều luật này luật nọ phải đình chỉ ngay, người thì nói chết rồi vẫn phải quy trách nhiệm dân sự cho thân nhân... Có tờ báo khi không lại đi thống kê một loạt các vụ án đã từng phải hủy quyết định khởi tố, đình chỉ điều tra vì nghi phạm duy nhất đã chết. 

Khía tôi ít học không hiểu lắm về cái “rừng luật” xứ thiên đường này nhưng thấy tức cười quá vì vụ án trên chỉ mới có quyết định Khởi tố vụ án chứ chưa giao cơ quan nào điều tra, chưa tìm ta nghi phạm, chưa khởi tố bị can. Vậy hà cớ gì mà lại hủy quyết định khởi tố, đình chỉ điều tra. Cái việc ông Ngọ ông Ngoạy ông Ngựa ông Dê hay ai đó trong số hơn 90 triệu người dân nước Việt chết thì có liên can gì. 

Như lẽ thường phải có cơ quan nào đó tiến hành điều tra vụ án, khi phát hiện ra nghi phạm là ông Ngọ thì VKS mới ra quyết định khởi tố bị can, tiếp đến côn an đưa giấy triệu tập đến nhà, chẳng hạn như “mời lên phường nhờ tý việc”. Rồi thân nhân trình ra Giấy chứng tử. Hết phim. 

Vậy người ta cứ đặt vấn đề rằng “có điều tra nữa hay không?” rồi cãi vã nhau loạn xà ngầu, chẳng phải là người ta đã chỉ tận tay day tận trán rằng tên Phạm Quý Ngọ đã phạm tội tày trời đúng như tử tù Dũng Hải Phòng đã khai; “Làm lộ bí mật nhà nước, tổ chức cho tội phạm bỏ trốn, xúi dục người khác phạm tội, che dấu tội phạm, nhận hối lộ....” 

Đểu đến thế là cùng

Trong bài điếu văn đọc trước thi thể ông, người ta có nhắc gì đến các tội trạng ấy đâu, chỉ thấy những công trạng hiển hách, tận tụy trong công việc, sống gương mẫu, giản dị, thân tình... vân vân và vân vân. Rồi anh con trai cả của ông Ngọ cũng đáp lời rằng cha anh ta là tấm gương sáng để anh rèn luyện học tập noi theo.

Với công trạng hiển hách của ông Ngọ, vì thân nhân gia quyến họ hàng của ông Ngọ đã được ông kéo từ Thái Bình lên Hà Nội “tung hoành” thì đảng, nhà nước và gia đình đủ điều kiện thu xếp cho ông một nơi an nghỉ ở nghĩa trang Mai Dịch hay chí ít cũng ở Văn Điển. Để hàng tuần thàng tháng hàng năm, các cán bộ chiến sĩ ngành côn an đến viếng thăm đốt nhang vàng mã tưởng nhớ anh linh ông và lấy ông làm thần tượng làm tấm gương sáng để học tập rèn luyện phấn đấu. Nhưng sao người ta lại vội vàng đưa ông về tận quê nhà xa tít tắp, vùi ông dưới 3 tấc bùn đen vùng chiêm khô mùa thối. 

Có lẽ trước khi chết, nguyện vọng của ông cũng muốn thi thể và gia đình ông được tránh xa cái chốn Hà Thành đầy những kẻ, phản trắc, lường gạt, xảo trá. Tránh xa những tiếng ai oán nguyền rủa phỉ báng của đám thị dân. 

Cầu mong thi thể ông sớm được phân hủy cho cây lúa Thái Bình thêm xanh tốt trong vụ chêm này.