Sunday, June 21, 2015

NHCSXH VN chi hơn 7 tỷ đồng cho nhà ngoại cảm dỏm tìm “hài cốt liệt sĩ”

Theo Pháp luật xã hội-07:22 - 20/06/2015
… “ Sau khi lừa được TGĐ NHCSXH VN ông Dương Quyết Thắng, nhà ngoại cảm dỏm Nguyễn Thanh Thúy tiếp tục cho vị giám đốc này “cắn câu” bằng việc dựng lên một kịch bản nói rằng có rất nhiều “ vong”- phán: ở đây có rất nhiều hài cốt liệt sĩ nữa là đồng đội của liệt sĩ Mừng, anh Thắng lên “phát tâm” tiến hành cất bốc số hài cốt này về án táng. Vậy là chặng đường nướng hơn 7 tỷ đồng TGĐ Thắng phát động quyên góp từ việc trừ 4 ngày lương trong cán bộ công đoàn NHCSXH VN từ trung ương đến địa phương gọn gàng chuyển vào túi của đường dây nhà ngoại cảm dỏm Nguyễn Thanh Thúy để thực hiện các “đợt quy tập hài cốt liệt sĩ do “thánh Thúy” soi tìm thấy…”.
Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, sau khi nhận lời thực hiện chương trình “tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ”, Thúy thảo thuận và thống nhất kinh phí với Công đoàn NHCSXH VN phải trả cho Thúy 75 triệu đồng/ 1 bộ hài cốt để “thánh Thúy” “đi lễ xin Mẫu” rồi cùng với Duyên, Hành, Sơn… bắt tay vào việc thực hiện việc “tìm kiếm hài cốt” bằng cách: Cả bọn đi xe ô tô BKS 31F- 6102 lần lượt tìm các NTLS huyện Hướng Hóa- Quảng Trị, NTLS Hương Điều- TT Huế, và NTLS huyện Gio Linh- Quảng Trị để ban đêm bọn chúng lẻn vào các nghĩa trang này lấy trộm 60 bộ hài cốt liệt sĩ trong các phần mộ chưa biết tên. Sau khi trộm được các hài cốt, bọn chúng đã dùng xô nhựa để đựng số hài cốt liệt sĩ trên rồi đem về chôn tại khu vực đất cát tại cây xăng Ngô Đồng 3 thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Một thời gian sau, bọn chúng quay lại đây lấy hài cốt đưa đi chôn để lừa “tìm kiếm, khai quật cất bốc” để chiếm đoạt tiền của NHCSXH VN.
Trong 4 đợt tài trợ tiền cho nhà ngoại cảm dỏm Nguyễn Thanh Thúy, các nhân viên NHCSXH VN còn rất đắc lực hỗ trợ cho đường dây nhà ngoại cảm này trong việc đào bới, khai quật các hố chôn liệt sĩ dỏm!
Theo lời khai của các đối tượng trong đường dây ngoại cảm dỏm do Thúy- Duyên tổ chức, bọn chúng đã tiến hành 4 đợt “tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ” theo chương trình tài trợ của NHCSXH VN. Trong đó, 3 đợt đầu, bọn chúng đã dễ dàng qua mặt nhiều cơ quan chức năng và người dân, thân nhân liệt sĩ. Tuy nhiên, đến đợt thứ 4, bọn chúng tổ chức “tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ” tại xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị chính là ngày bọn chúng bị phát giác bởi chính lực lượng báo chí và quân, dân ở Quảng Trị như Báo PL&XH đã phản ảnh.
Với các phát hiện bất thường từ việc làm của đường dây "nhà ngoại cảm dỏm Thúy", cơ quan chức năng tại Quảng Trị đã thu thập hồ sơ, bằng chứng, trình các cơ quan chức năng cấp bộ. Theo đó, các cơ quan chuyên môn của các cấp bộ xác lập chuyên án đặc biệt giao cho cho cơ quan điều tra Công an Quảng Trị đứng ra phối hợp với các đơn vị khác (nơi mà Thúy đã tìm kiếm cất bốc hài cốt) điều tra làm rỏ. Và đúng như dự đoán, sau gần 2 năm điều tra, cơ quan Công an tỉnh Quảng Trị đã bắt gọn đường dây tổ chức, làm giả hài cốt liệt sĩ để tiến hành lừa cất bốc hài cốt để chiếm đoạt tiền của thân nhân liệt sĩ cũng như tổ chức tài trợ để chuyển cơ quan VKS truy tố tội bọn chúng (5 bị can)  “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”; Xâm hại mồ mả, hài cốt”…
Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an Quảng Trị đã làm rỏ, không tính tiền tài trợ từ NHCSXH VN, đường dây nhà ngoại cảm "dỏm" Nguyễn Thanh Thúy đã lừa chiếm đoạt của thân nhân liệt sĩ hơn 1 tỷ đồng.

Võ Linh

TQ tung hình chụp trên Bãi Chữ Thập

Theo BBC-21 tháng 6 2015


Các thủy thủ Trung Quốc trên bãi Chữ Thập
Một trang web của Trung Quốc vừa đăng tải hình chụp cận cảnh các công trình đang được thi công trên bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
Chùm ảnh gồm 17 hình, đăng trên trang Sina, có tựa "Thành quả đáng mừng trên bãi đá Vĩnh Thử Tiều (cách Trung Quốc gọi bãi Chữ Thập): Xây dựng nhà kính trồng rau và trồng cây ăn quả".
Các hình ảnh chụp nhiều nữ thủy thủ Trung Quốc tạo dáng trên đảo, bên cạnh các công trình như nhà kính trồng rau và chuồng lợn.
Những hình ảnh này cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các cơ sở để phục vụ cho thủy thủ đóng trên đảo, sau đợt nới đảo quy mô lớn, Reuters nhận định.
Bãi Chữ Thập là một trong sáu bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo trên vùng biển Trường Sa, bất chấp sự phản đối từ các nước trong khu vực cũng như chỉ trích từ phía Washington.
Sina không cho biết những bức hình này là do ai chụp và vào thời điểm nào, tuy nhiên các hình ảnh có vẻ như được lấy từ các trang mạng khác, gồm trang của đài phát thanh quốc gia và ít nhất một trang chuyên buôn chuyện về giới những người nổi tiếng.
Các hình này cũng không kèm theo lời chú thích.
Trong một hình, sáu nữ thủy thủ tạo dáng trên một đê chắn sóng ngầm, phía xa là nhà kính trồng rau.
null
Một nữ thủy thủ Trung Quốc chụp hình bên trong nhà kính trồng rau trên bãi Chữ Thập
null
 Chuồng lợn trên bãi Chữ Thập
null
 Các nữ thủy thủ Trung Quốc tạo dáng trên đê ngăn sóng ngầm, phía sau lưng là nhà kính trồng rau
Một hình khác chụp cận cảnh nhà kính trồng rau quả, với nhiều hàng cà tím và cà chua, trong khi một hình khác chụp một chuồng lợn.
Không có hình nào chụp các cơ sở quân sự trên bãi đá, ví dụ như đường bay dài 3.000 mét và hệ thống radar như trên trên các hình chụp từ vệ tinh được công bố vài tháng trước.
Các hình này cũng không chụp các tàu và cần cẩu đang được sử dụng để cải tạo đảo.
Trung Quốc tuyên bố hồi tuần này rằng hoạt động nới đảo tại quần đảo Trường Sa sẽ sớm hoàn tất.
Tuy nhiên, nước này cũng cho biết việc thi công cơ sơ hạ tầng sẽ vẫn được tiếp tục.
Trung Quốc nói những công trình này sẽ phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường cũng như an toàn hàng hải.
Các bãi đá, sau khi được cải tạo, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, Bắc Kinh cho biết, nhưng không nêu rõ chi tiết.

VEDIO:Gia đình các nạn nhân của chế độ CA trị biểu tình đòi công lý


Bạn đọc Danlambao - Sáng ngày 19/6/2015, gia đình các nạn nhân bị chế độ CA trị sát hại và tử hình oan sai đã kéo đến biểu tình trước trụ sở tòa án và viện kiểm sát tối cao tại Hà Nội.

Những người biểu tình đã căng những tấm băng-rôn mang nội dung tố cáo mạnh mẽ như: 

"Phản đối hai ông: Trương Hòa Bình (Chánh án TANDTC), Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng VKSNDTC) nói sai sự thật vụ án Hồ Duy Hải".

"Án oan: Yêu cầu ông Trương Hòa Bình trả lại sự thật án tử hình oan [đối với] Nguyễn Văn Chưởng".

"Đả đảo công an huyện Tuy An - Phú Yên đã giết chết con gái tôi Trần Thị Hải Yến. Yêu cầu điều tra làm rõ".

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ ruột tử tù Hồ Duy Hải lên tiếng tố cáo tòa án và việm kiểm sát đã kết án tử hình oan sai đối với con trai bà để làm 'vật tế thần' cho thủ phạm thực sự.

Khi bị một kẻ lạ mặt xông đến xô đẩy và giật biểu ngữ, bà Loan do quá uất ức nên đã nằm lăn xuống đất gào thét dữ dội.

Gia đình nạn nhân Trần Thị Hải Yến cũng không cầm được nước mắt khi cố kêu gào công lý trước cổng cơ quan công quyền. Nạn nhân Trần Thị Hải Yến là người bị CA huyện Tuy An, Phú Yên sát hại hồi năm 2013 trong lúc giam giữ.

Cuộc biểu tình còn có sự tham dự của gia đình ông Nguyễn Trường Chinh, bố ruột tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Có mặt tại cuộc biểu tình, anh Trương Văn Dũng ghi nhận: "Người dân xung quanh chia sẻ nỗi đau xót vì mất con của các gia đình các nạn nhân. Họ nói với nhau: Sao bọn chúng độc ác thế nhỉ. Con bọn chúng bị hại như vậy bọn chúng có đau khổ không?"

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc biểu tình đòi công lý:












Khuôn mặt viên an ninh thường phục đòi cướp 
máy ảnh của anh Trương Văn Dũng

20/6/2015

Từ nguồn gốc của nạn mất dạy cho đến cái gạch đầu dòng mất dạy của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Người Hà Nội Di Cư (Danlambao) - Sau vụ công văn mất dạy nhằm giải quyết tình trạng Hà Nội mất dạy nhưng không xác định rõ nguồn cơn của tình trạng mất dạy (1), phó thủ đảng Vũ Đức Đam đăng đàn phát biểu một câu cũng được xếp vào tầm mất dạyĐể biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam cái gạch đầu dòng thứ tư là phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh!!! (2)

Dự án biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam được dự kiến có khoảng 2.000 nhà khoa học tham gia để biên soạn tổng cộng 36 quyển. Vũ Đức Đam phát biểu câu trên tại buổi lễ ra mắt Hội đồng chỉ đạo biên soạn BKTT VN vào ngày 18.06.2015.

Mục tiêu của đề án này, theo Đam là để có một bộ BKTT cỡ lớn cho nước VN, giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chính xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa khoa học công nghệ của Việt Nam và thế giới xưa và nay.

Đề án sinh sau đẻ muộn so với nhiều nước khác đã có tự điển Bách Khoa hơn 1 thế kỷ, được Vũ Đức Đam phê chuẩn dựa trên "4 cái gạch đầu dòng":

- Phải là tri thức cơ bản về VN.
- Có ba tiêu chí dân tộc, khoa học, hiện đại. 
- Có hai tiêu chí hệ thống và chuẩn mực”
- Phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3 cái gạch đầu dòng mang hơi hướm của một kẻ đã học xong bậc trung học. 

Đến cái gạch đầu dòng thứ 4 nó lòi ra trình độ của một kẻ chuyên tu tại chức tại trường tiểu học Pắc Pó. Nó chửi cha 3 cái gạch đầu dòng trước đó. Đã chủ nghĩa Mác-Lenin thì còn gì tri thức Việt Nam!? Đã phải đúng quan điểm của tên râu xồm bên Đức, tên đầu trọc bên Nga và tư tưởng của tên gián điệp Tàu - Hồ Quang thì còn gì tiêu chí dân tộc, còn đâu khoa học hiện đại với chuẩn mực hệ thống!?

Cho nên, cái gì có bóng dáng con cháu thèng bác, và phát biểu gì có tên thèng bác trong đó thì có bịt mũi cũng phát hiện được ngay cái mùi... mất dạy.

21.06.2015


_______________________________________

Chú thích:

Nguồn gốc của nạn "mất dạy"

Người Hà Nội Di Cư (Danlambao) - Hổm rồi các chú nhà đảng ở Hà Nội rặn ra công văn số ba tám không hai nhằm giải quyết tình trạng mất dạy đang tràn lan ở Ba Đình và những vùng cống rãnh phụ cận. Mức độ mất dạy tại thủ đô ngàn năm văn vật, sau ngày cha già DT cướp chính quyền biến thành trăm năm dịch vật, đến nay đã ngất ngưỡng ở tầm hụ còi báo động.

Trong công văn này, đồng chấy Lê Hồng Sơn, phó chủ tịch ủy ban nhăn răng Hà Nội chỉ đạo rằng: "Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý cụ thể, thiết thực nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội..." (*)

Coi bộ cái màn kiểm tra, xem xét và có biện pháp này khó dữ nghe. Bộ tính bắt gần hết cả triệu người ngày đêm học tập theo gương đạo đức bác Hù sao ta?!

Trong công văn này, đồng chấy Hồng Sơn đã thiếu sót một thành phần mất dạy trầm trọng, hết thuốc chữa. Thật ra thành phần này không phải bị mất dạy mà lại được đảng ta dạy dỗ quá mạng nên trở thành... đại mất dạy. Chúng được dạy, được học tập ngày đêm theo tấm gương sáng như hột soàn của Hồ Dân Tiên, tự là Hồ Tập Chương, tên thiệt là Hồ Quang. Chúng là những đảng viên chân chính lẫn không chính chân đang ngồi ở Ba Đình vừa nhậu, vừa chửi thề, vừa nhiệt tình bán nước mấy chục năm nay.

Sau cùng, công văn ba tám không hai này đã không đưa ra nguồn gốc của vấn nạn mất dạy để đào tận gốc, trốc tận rễ. Nguồn gốc mất dạy này là cái tên đang nằm thẳng cẳng ở Ba Đình. Nó đã từng tôi tôi bác bác với Đức Thánh Trần, từng rung đùi tự xưng là cha già của dân tộc Việt Nam. Tên nó là Hồ Quang. Nó từ Tàu nhập cư lậu vào nước ta và làm chúa đảng cộng sản Việt Nam.



__________________________________

Chú thích:


Bóc mẽ “Con đường tơ lụa” trên biển của Trung Quốc

Theo NLĐO- 06-21-2015
Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh Trung Quốc đã tạo một hình ảnh mê hoặc về “Con đường tơ lụa” trên biển, từ đó đánh lừa thế giới quên đi việc chính trị hóa con đường này



Toàn cảnh cuộc tọa đàm

Ngày 20-6, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm khoa học về “Con đường tơ lụa” trên biển của Trung Quốc với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu.

Con đường tham vọng

“Con đường tơ lụa” (tiếng Anh: Silk Road Economic Belt – SREB), viết tắt của đại dự án Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, được Trung Quốc công bố chính thức từ năm 2013. Trung Quốc muốn lôi kéo các nước châu Á cùng tham gia thực hiện nhằm đưa kim ngạch thương mại 2 bên lên mức mà họ cho là 1.000 tỉ USD vào năm 2020. Bắc Kinh trù tính sẽ nối kết “Con đường tơ lụa” trên đất liền (NSR) với con đường ở ngoài biển (MSR), từ đó khai thông khu vực lạc hậu bên trong, mở qua Tây Vực, Trung Á để tiến tới Trung Đông và châu Âu, xuống tận Đông Phi.

Trung Quốc khẳng định sẵn sàng tài trợ cho các dự án hàng hải liên quan đến ASEAN thông qua “cánh tay đầu tư nhà nước” của mình là Quỹ Hợp tác hàng hải Trung Quốc – ASEAN. Trung Quốc nói đến 40 tỉ USD dành cho “Con đường tơ lụa” song theo các chuyên gia, Bắc Kinh đã dự chi ngân sách trị giá hơn 240 tỉ USD, chưa kể 100 tỉ USD của Ngân hàng Phát triển BRICS và 100 tỉ USD của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) đang được thành lập với sự tham gia của 57 quốc gia.

Mặc dù “đại công trình” đã đi vào triển khai nhưng các chuyên gia quốc tế vẫn đang tìm lời giải đáp: SREB là dự án kinh tế – thương mại hay chính trị – an ninh? Thậm chí, dư luận còn hướng tới một câu hỏi: Phải chăng đây là cách thế giới sẽ “về chầu” Trung Quốc trong nay mai?

Tại tọa đàm, TS Trịnh Văn Định, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, nhấn mạnh cái tên “Con đường tơ lụa” xuất hiện năm 1877 và toàn thế giới biết đó là con đường buôn bán với chức năng kinh tế. Tuy nhiên, nguyên thủy xuất phát của nó là con đường chính trị. “Trung Quốc đã tạo nên sự quyến rũ, một hình ảnh mê hoặc về “Con đường tơ lụa” quảng bá ra toàn thế giới. Từ đó, họ đánh lừa thế giới hướng theo hình ảnh tốt đẹp, sự quyến rũ của con đường mà quên đi khía cạnh quan trọng nhất và là mục tiêu tối hậu của hệ thống “Con đường tơ lụa” ngày nay là chính trị hóa nó” – TS Định phân tích.

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Hưng, cặp sáng kiến “đúp” NSR và MSR là một đại chiến lược phản ánh tham vọng của Trung Quốc. Đây là kế hoạch nhằm “trả đũa” chiến lược “xoay trục” của Mỹ cũng như để đối trọng với các Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) nhằm giành quyền chủ đạo chính sách, xác định luật chơi cho thế kỷ XXI.

Đồng tình, luật sư-TS Hoàng Ngọc Giao chỉ ra: Trung Quốc kêu gọi các thành viên ASEAN sử dụng tốt hơn Quỹ Hợp tác hàng hải Trung Quốc – ASEAN vào mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường… nhưng hằng ngày, họ gia tăng bồi đắp các bãi đá chiếm được trên biển Đông, trấn áp hoạt động nghề cá của ngư dân Việt Nam, Philippines…

Áp đặt quyền quản lý

GS-TS Nguyễn Lang, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển, nhấn mạnh khi nói đến “Con đường tơ lụa” trên biển thì không thể không gắn vấn đề biển Đông.

Theo GS-TS Lang, thời gian qua, chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề tranh chấp đơn phương giữa Trung Quốc với một số nước có đảo và quần đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng mà không thấy còn có một vấn đề đơn phương nữa là giữa quốc tế với Trung Quốc. Khi thực hiện “đường lưỡi bò”, Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ biển Đông, đồng thời chiếm vùng biển và vùng trời quốc tế, đó là quan hệ song phương giữa quốc tế và Trung Quốc. Chúng ta mới đấu tranh mang tính phiến diện, chỉ nhìn thấy lợi ích của mình. Trung Quốc đã áp đặt quyền quản lý của mình trên vùng biển quốc tế qua việc tuyên bố cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ nhiều năm nay, qua đó thực thi cái gọi là quyền quản lý của họ trên vùng biển Đông; bước tới coi vùng biển, vùng trời quốc tế trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

GS-TS Nguyễn Lang cho rằng Việt Nam từng bảo vệ chủ quyền bằng thế trận chiến tranh nhân dân và xây dựng 3 thứ quân trên đất liền. Song, trên biển, ta vẫn chưa vận dụng đường lối xây dựng 3 thứ quân, đó là điều cần lưu ý.

Treo đầu dê bán thịt chó

Vạch rõ không hề có cái gọi là “Con đường tơ lụa” trên biển trong lịch sử, GS-TS Nguyễn Lang nhấn mạnh nhiều học giả và lãnh đạo thế giới đã bị mắc lừa. Trung Quốc dùng từ “Con đường tơ lụa” (trên biển và trên đất liền) là đã thực hiện treo đầu dê (tơ lụa) bán thịt chó (chủ nghĩa bá quyền). Không nên dùng từ này nữa mà phải gọi là “một tuyến đường, một vành đai”.

Theo luật sư-TS Hoàng Ngọc Giao, công bố việc đăng ký hồ sơ di sản thế giới cho “Con đường tơ lụa” trên biển đồng thời cũng là cách Trung Quốc biện minh cho hành động tìm kiếm di tích khảo cổ học dưới biển ở các vùng biển đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác ở biển Đông.


Bắt giam đội trưởng quản lý thị trường nhận phí “bôi trơn”

TTO - Từng kiểm tra phát hiện công ty Quang Minh sản xuất hàng giả nhưng đội trưởng QLTT sô 4 (Hải Phòng) đã nhận phí "bôi trơn" để không lập biên bản.

Bắt giam đội trưởng quản lý thị trường nhận phí “bôi trơn”

Ảnh minh họa

Ngày 21-6, Công an Hải Phòng cho biết Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Văn Toanh (49 tuổi, nguyên đội trưởng đội số 4, Chi cục Quản lý thị trường TP Hải Phòng) để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Hoàng Văn Trọng (50 tuổi), nguyên cán bộ của Chi cục quản lý thị trường (QLTT) Hải Phòng cũng bị khởi tố về cùng tội danh trên nhưng được cho tại ngoại, bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong quá trình điều tra.

Theo thông tin từ Công an Hải Phòng, từ cuối năm 2014, PC46 phối hợp cùng Chi cục QLTT Hải Phòng, Công an huyện An Dương kiểm tra cơ sở sản xuất giày dép của Công ty TNHH Quang Minh (xã Hồng Thái, huyện An Dương).

Lực lượng chức năng phát hiện công ty này đang sản xuất giày dép giả, nhái nhãn mác của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản thu giữ hơn 12.000 đôi dép giả cùng nhiều máy móc, vật dụng dùng để sản xuất giày dép.

Quá trình kiểm tra, phòng PC46 Công an TP Hải Phòng nhận được thông tin phía công ty đã phải chi phí “bôi trơn” cho lực lượng QLTT để hoạt động mà không bị cơ quan chức năng “sờ gáy”.

Kết quả xác định cho thấy đội QLTT số 4, Chi cục QLTT Hải Phòng do ông Toanh làm đội trưởng đã từng tổ chức kiểm tra hoạt động của công ty Quang Minh, phát hiện hoạt động sản xuất hàng giả, nhái tại đây nhưng không lập biên bản xử lý mà nhận phí “bôi trơn” để bỏ qua sai phạm.

Cơ quan điều tra xác định ông Toanh và ông Trọng đã làm sai quy tắc nghiệp vụ khi phát hiện sai phạm mà không lập biên bản, đã nhận chi phí “bôi trơn” của công ty Quang Minh, có dấu hiệu tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.

Theo thông tin từ Chi cục QLTT Hải Phòng, khi nhận được thông báo về vụ việc, từ đầu tháng 6 cơ quan này đã ra quyết định đình chỉ chức vụ đội trưởng đội QLTT số 4 đối với ông Toanh, đình chỉ hoạt động công vụ đối với ông Trọng, đình chỉ thẻ kiểm tra thị trường đối với cả hai ông này.

Little Saigon kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH

WESTMINSTER (NV) - Hàng trăm cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) tập trung trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ ở thành phố Westminster vào sáng Thứ Bảy, 20 tháng 6 để làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6 hàng năm.


Quang cảnh lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6, 2015, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Đồng thời tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, cuộc triển lãm các loại máy bay, tàu chiến, quân trang, quân dụng... nhằm vinh danh QLVNCH bước sang ngày Thứ Hai, với hàng trăm đồng hương và cựu quân nhân đến thưởng lãm và chia sẻ tình cảm về người lính VNCH.

Tưởng niệm và tri ân

Tham dự buổi lễ Ngày Quân Lực tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ có mặt hầu hết các Quân Binh Chủng của QLVNCH cùng với nhiều hội đoàn đồng hương tại nam California như Hải, Lục, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Nữ Quân Nhân, Thiếu Sinh Quân, Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt, Đồng Đế, Nha Kỹ Thuật, Thiên Nga, Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn...

Chủ Tọa buổi lễ năm nay là cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình.



Cựu Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, chủ tọa lễ kỷ niệm, nhắc đến ý nghĩa Ngày Quân Lực và ngỏ lời tri ân đến những chiến sĩ đồng minh. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Với hàng ngũ thật chỉnh tề, đại diện các Quân Binh Chủng trong sắc phục của đơn vị mình đã trang trọng cử hành lễ chào Quốc Kỳ Việt-Mỹ và Tưởng Niệm đến những đồng ngũ và các chiến binh đồng minh hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tự do.

Các cựu quân nhân tham dự cảm thấy thật vui hãnh diện khi được sống lại không khí hào hùng của những Tháng Năm QLVNCH được trao cho trách nhiệm lãnh đạo đất nước chống xâm lược của cộng sản.

Phát biểu trong buổi lễ này, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình dành hơn 15 phút chào mừng anh chị em đồng ngũ, nhắc đến ý nghĩa của Ngày Quân Lực và ngỏ lời tri ân đến những chiến sĩ đồng minh đã hy sinh.

Ông nói, “Ngày Quân Lực của VNCH khác với ngày quân lực của nhiều nước khác. Đó là việc quân đội được trao trách nhiệm lãnh đạo quốc gia trong tình trạng chính trị rối loạn.”

“Chúng ta đã làm Lễ Truy Điệu đến hàng trăm ngàn đồng ngũ cũng như các chiến sĩ đồng minh. Họ đã nằm xuống để ngọn cờ Vàng còn tung bay. Họ đã vì Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm, những tôn chỉ của người lính VNCH. Họ đã chiến đấu hào hùng để thế hệ trẻ ngày nay, con em của họ tự hào.


Cuộc triển lãm các loại máy bay, tàu chiến, quân trang, quân dụng & vinh danh QLVNCH tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

“Bốn mươi năm đã qua, nhìn lại những người lính VNCH vẫn còn nguyên sự hào hùng trong các cuộc tranh đấu vì tự do cho đất nước, vì hạnh phúc ấm no cho dân tộc. Nhìn lại, chúng ta phải thấy được món nợ với những người đã nằm xuống nên chúng ta phải đứng chung lại với nhau để bảo vệ đất nước.”

Nhắc đến tuổi trẻ, thế hệ con em, vị Chủ Tọa vui mừng nói rằng, “Chúng ta phải hãnh diện chúng ta đã vượt qua được những gian truân để tồn tại phát triển, tạo thời cơ cho thế hệ trẻ vươn lên. Nhiều trường hợp như Tướng Lương Xuân Việt đã lên tới chức Tư Lệnh một Sư Đoàn trong quân đội Hoa Kỳ, và biết bao dân cử các cấp trong nền hành chánh Hoa Kỳ.”

Một khuôn mặt trẻ của cộng đồng người Việt là Thị Trưởng Tạ Đức Trí cho biết rất cảm động được tham dự cuộc lễ hôm nay.

Ông Trí nói rằng, nhìn màu cờ sắc áo của thế hệ cha anh đã thấy được ý chí sắt thép của QLVNCH. Ông xin được tạ ơn sự hy sinh của thế hệ đi trước để tuổi trẻ có được cái nền vững chắc mà vươn lên. Ý chí và sự hào hùng của thế hệ đi trước đã giữ được ngọn cờ Vàng tiếp tục tung bay được thừa nhận trong các thành phố, quận hạt Hoa Kỳ.

Ông Trí kết luận: “Tuổi trẻ chúng tôi tin chắc rằng hoài bão của cha anh về quê hương đất nước chắc chắn sẽ thành hiện thực.”

Vinh danh người lính

Tại cuộc triển lãm các loại máy bay, tàu chiến, quân trang, quân dụng, QLVNCH, ông Tô Phạm Thái, đại diện ban tổ chức và Hội “Vietnamese Military Hobby Association,” nói với nhật báo Người Việt, “Điểm chính là tạo cơ hội để mọi người, nhất là các chiến hữu có dịp hội ngộ, chia sẻ tâm tình với con cháu, với thế hệ trẻ, để vinh danh người lính VNCH.”

Đặc biệt trong cuộc triển lãm lần này, ban tổ chức nhận được hai kỷ vật tham dự lần đầu tiên của ông Ngô Giao. Đó là bức tượng “Người Lính” bằng thạch cao, màu đen, cao khoảng 3 ft và một tấm khăn lụa với chân dung người sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Cả hai kỷ vật, theo lời thân hữu này, đã trải qua gần 50 năm.

Bức tượng “Người Lính” được mô phỏng theo bức tượng “Tiếc Thương” tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa mà sau năm 1975 đã bị nhà cầm quyền CSVN dẹp bỏ.

Tuổi trẻ khoác vòng hoa tri ân các cựu quân nhân QLVNCH trong Ngày Quân Lực. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Kỷ vật thứ hai là tấm khăn lụa hình sinh viên sĩ quan, mặc quân phục, cầm kiếm, do thân phụ ông Ngô Giao, tức cựu Đại Úy Ngô Văn Hiền, xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia, gởi tặng.

Vẫn theo lời ông Tô Phạm Thái, cuộc triển lãm năm nay, quân trang, quân dụng được bổ túc nhiều hơn, các sa bàn trận chiến, các mô hình địa thế chiến trường nổi danh cũng được hoàn chỉnh tỉ mỉ, các loại máy bay, tàu chiến, quân trang, quân dụng cũng được bổ túc rất nhiều và thêm nhiều kiểu cỡ máy bay, tàu chiến do từ sưu tầm thêm được những chi tiết từ những góp ý, bổ túc của các cựu quân nhân QLVNCH đến tham dự trong các lần triển lãm trước.

Một khuôn mặt quen thuộc khác của hội, cựu Trung Úy Hải Quân Nguyễn Ngọc Bạch, phụ trách triển lãm các tàu và chiến hạm của Hải Quân Việt Nam, cho biết, “Đặc biệt lần này chúng tôi nhận được chiếc mũ và cặp lon thiếu tá do cựu Hải Quân Đại Úy Cơ Khí Trần Đắc Nguyền ở Canada gởi tặng, nhân dịp ông được vinh thăng cấp thiếu tá tại mặt trận Hoàng Sa, do Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, hạm trưởng HQ 5, gắn cho lon mới, thừa lệnh Tư Lệnh Hải Quân VNCH lúc ấy, nhờ công ông đã huy động nhân viên cơ khí đưa chiến hạm về bến an toàn, dù bị ngập nước rất nhiều,” ông Bạch kể.

Trong số người đến xem, có ông Minh Nguyễn, 46 tuổi, cư dân Helmet (Riverside County) và cô Vicky Hà, 34 tuổi, cư dân Midway City, cả hai trong quân phục Biệt Động Quân, với chiếc mũ bê rê nâu tới xem triển lãm.

“Ba tôi là Quân Cảnh, nhưng tôi lại mê màu áo rằn ri của Biệt Động Quân. Hôm nay là Ngày Quân Lực VNCH, tôi muốn mặc và sống với sự hào hùng của binh chủng này.” ông Minh nói.

Bà Nguyệt Trần, 63 tuổi, cư dân Westminster, chia sẻ những xúc động về người lính VNCH bắt nguồn từ quá khứ.

“Tôi hãnh diện nói rằng mình là người yêu của lính. Tôi nhớ mãi hình ảnh các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên. Nhà tôi ở Ngã Ba Hàng Xanh. Năm Mậu Thân tôi không biết làm sao về nhà vì đường bị cấm. Thế mà lính TQLC cho tôi lên xe chở ra Thị Nghè, đợi khu nhà tôi yên, họ chở tôi về.”

“Tôi không quen biết, nhưng thấy lính VNCH lo cho dân. Tôi có cảm tình với TQLC từ đấy. Sau này lớn lên, mỗi lần đi lễ nhà thờ về, tôi gặp họ kéo hàng rào kẽm gai, bảo vệ khu nhà tôi. Phải nói là lúc nào hình ảnh người lính cũng ở trong trái tim tôi.”

Buổi triển lãm tiếp tục mở cửa ngày cuối vào Chủ Nhật, 21 tháng 6, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

06-20-2015 7:29:15 PM
Nguyên Huy & Linh Nguyễn/Người Việt

Người vẫn còn đây

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - "...Cuộc chiến đã lùi xa hơn 40 năm nhưng vết thương tật cùng sự mất mát thiệt thòi của các chú vẫn còn đeo bám các chú mãi đến bây giờ. Thật là trớ trêu, ngày xưa trong chiến tranh họ không quản ngại hy sinh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương và một phần thân thể của mình. Ngày nay cũng chính trên mảnh đất quê hương này, họ lại phải lang thang khắp nẻo đường góc phố để mưu sinh; người bán vé số, kẻ làm nghề bơm vá ruột xe, người lượm rác còn có những người phải xin ăn..."

*

20/06/2015 - Sớm hơn những lần trước, lúc 5 giờ 30 chúng tôi- những Thiện Nguyện Viên (TNV), đã tới văn phòng Công Lý & Hòa Bình (vp CL & HB) thuộc Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT). Thật “bất ngờ” nơi đây các chú Thương Phế Binh (TPB) đã đến trước tự bao giờ.


Gặp chúng tôi trên môi các chú tất cả đều nở nụ cười, hớn hở người vẫy tay, người đứng dậy lần lượt bắt tay chúng tôi, không khí bắt đầu trở nên nhôn nhịp hơn - Một buổi sáng tràn ngập tình yêu thương.

Đợt khám chữa bệnh này tuy qui mô nhỏ hơn nhiều so với những lần trước, nhưng hình ảnh và giá trị của nó vẫn nguyên vẹn. Chị Tân, một TNV nói:

“Vì hoàn cảnh diễn ra ngoài ý muốn nên các quí cha ở DCCT không thể tổ chức buổi khám chữa bệnh với qui mô lớn, nhưng bản chất tự nguyện cũng như tinh thần trách nhiệm của anh chị em TNV luôn đặt trên hàng đầu. Chúng tôi nhận thức được rằng dù có tổ chức lớn hay nhỏ không quan trọng, điều quan trọng nhất ở đây là, việc làm chúng ta đang thực hiện vẫn mang đậm giá trị nhân văn và tình yêu thương.”


Anh Hà Cao Trực cũng là một TNV nhận được thông tin chương trình khám chữa bệnh được tái khởi động, anh nói trước ngày đó anh phải trằn trọc suốt đêm cứ mong mau trời sáng để cùng mọi người đi lên nhà Thờ. Anh tâm sự:

“Tôi cứ nghĩ rằng việc khám chữa bệnh cho các bác các chú TPB trên nhà thờ DCCT, chắc mình không còn có cơ hội để phục vụ nữa rồi.”

Như mọi lần, sau khi sắp xếp chỗ ngồi cho các chú, tôi thường trộm nhìn lén lên những phần thân thể của các chú bị mất để làm động lực sống cho chính mình, nhưng lần này không biết vì sao tim tôi đau nhói, lặng thinh một hồi tôi thầm câu cầu nguyện:

"Lạy Chúa thương xót chúng con, xin Ngài ban cho chúng con và các quí cha DCCT nhiều ân sủng, ban cho chúng con được nhiều cơ hội hơn để được quan tâm và chia sẻ với những Con Người đã không tiếc xương máu mình để bảo vệ quê hương."


Vâng cuộc chiến đã lùi xa hơn 40 năm nhưng vết thương tật cùng sự mất mát thiệt thòi của các chú vẫn còn đeo bám các chú mãi đến bây giờ.

Thật là trớ trêu, ngày xưa trong chiến tranh họ không quản ngại hy sinh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương và một phần thân thể của mình. Ngày nay cũng chính trên mảnh đất quê hương này, họ lại phải lang thang khắp nẻo đường góc phố để mưu sinh; người bán vé số, kẻ làm nghề bơm vá ruột xe, người lượm rác còn có những người phải xin ăn...


Được ngồi trò chuyện cùng các chú, tôi mới cảm nhận hết bản chất yêu đời và lạc quan của các chú, của những người lính VNCH. Nguyễn Hữu năm nay đã 65 tuổi, trước năm 1975, chú đi lính thuộc đại đội 2/729, binh chủng Địa Phương Quân, quân lực VNCH. Vào 21/07/1974 trong trận đánh tại Trà Ôn, quận Đống Đa, chú đã gởi lại chiến trường đôi chân của mình.

Vậy mà có lần tiếp xúc nói chuyện cùng chú, tôi chưa hề nghe đến câu than oán gì trong cuộc sống.

“Từ trước đến nay tôi vẫn bán vé số để tự nuôi sống bản thân”, chú Hữu cười dõng dạc nói, “số tôi trời thương lắm, ngày nào vé số cũng hết sớm chưa có lần nào “ứ hàng” hết”.

Điều mà tôi học ở chú lúc đang nói chuyện là, chú bao giờ cũng biểu lộ thái độ lạc quan yêu đời, đôi mắt sáng luôn gợi đến sự thiện cảm.

Tôi thật vô duyên khi lỡ lời hỏi chú: “chắc là chú phải đi đứng khó khăn lắm hả chú.”

Không những không tỏ ý khó chịu khi nghe câu hỏi thừa của tôi mà còn cười vui vẻ và nói: “dĩ nhiên rồi cháu ơi, nhưng cũng còn đỡ hơn rất nhiều người” song chú đưa tay chỉ về hướng một người đối diện, “đó cháu thấy không, ông tên Nghiệp mặc áo xanh bên bển đó, một mắt thì không thấy gì và mắt còn lại bị mờ hết 50%, vậy mà ổng vẫn sống vui vẻ từ ngày này đến ngày khác huống hồ chi chú... khà khà.”


Chú Phan Đại Nghiệp sinh năm 1954 tiểu đoàn 2, trung đoàn 54, sư đoàn 1 bộ binh, mắt phải của chú bị tổn thương rất nặng và mắt trái đã lìa xa chú vĩnh viễn sau trận đánh tại Phú Lộc – Thừ Thiên Huế.

Ít nhiều vết thương cũng ảnh hưởng đến não trạng của chú. Không ai đoán được tâm trạng của chú Nghiệp buồn hay vui qua gương mặt lúc nào cũng lộ nét ưu tư thoáng buồn ăn nói rất chậm rãi.

Bằng nụ cười trắc ẩn chú nói với tôi: “Thế hệ của các chú đã đi qua rồi… đất nước này chỉ trông vào thế hệ các cháu, các cháu hãy mạnh mẽ lên đường hoàng chính chính hãy bảo vệ lấy non sông, đừng để người ngoài ăn hiếp”

Vâng, con xin hứa các chú các bác cứ an tâm, không phải riêng con mà là cả dân tộc Việt Nam này chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, quyết không để bọn ngoại bang nào ăn hiếp.

21/06/2015

“Nick Út” - tác giả và tác phẩm

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - 43 năm từ khi nó sinh ra, không biết bao nhiêu lượt, thêm một lần nữa “phó nhòm” Nick Út lại vác đứa con của mình “Em bé Napalm” ra khoe với thiên hạ để tìm thêm một hào quang thắng lợi. Lần này là tại Hà Nội. Vì vậy nghẫu nhiên khiến người ta nghĩ đến lời nhận xét về thắng lợi của một ông Tướng CSVN người Hà Nội: “Nhiều người nói rằng đảng CSVN ăn cái sái (sái thuốc phiện) của thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến sái 3 sái 4 là hết, còn sái thắng lợi thì “đảng ta” ăn đến sái thứ 100 rồi mà vẫn chưa chán...” (Tướng Trần Độ - nhật ký Rồng Rắn).

Giống như vậy, “phó nhòm Nick Út” ăn cái sái thắng lợi Pulitzer từ năm 1973 đến nay không biết có tới lần thứ 100 chưa những chắc là khá nhiều bởi đánh hơi chỗ nào vào mùa “thu hoạch nhiếp ảnh” là ông rinh “Em bé Napalm” như cầm cái liềm để xin gặt ké như tại Sigma Delta Chi, George Polk Memorial (1972), Overseas Press Club, National Press Club, The Lucie, Associated Press, Managing Editors, London (Anh), Đại học Columbia v.v... Dù có nơi phó nhòm Nick Út cứ tưởng bở là “trúng mùa” bỏ vốn in ấn banner, poster, thư mời ầm ỉ nhưng cuối cùng “lỗ nặng” vì bị đuổi đi phải tủi thân lặng lẽ gói ghém cái tác phẩm “ruột” Em bé Napalm, rồi phát ngôn chữa cháy hờn dỗi với báo chí cứ như Pulitzer là hàng hiếm đệ nhất thiên hạ: “lần sau họ có mời tôi cũng sẽ từ chối”!? (1)

Ở mọi cuộc triển lãm, phó nhòm Nick Út luôn tuyên bố là phó nhòm chuyên nghiệp qua ống kính phổ biến hình ảnh nạn nhân của chiến tranh, nhưng cùng thời điểm Nick Út bấm máy “Em bé Napalm” vào năm 1972 thì tại Quảng Trị trên “đại lộ kinh hoàng” cũng có hàng trăm “xác em bé 130ly” phải chết thê thảm vì pháo 130ly của cộng sản Bắc Việt từ trên núi bắn xuống ngăn chặn khi các em chạy trốn cùng cha mẹ. Cường độ chết chóc của các em bé này còn thê thảm còn gấp trăm lần hơn “Em bé Napalm”, tuy nhiên không thấy phóng viên nào lấy đó tìm vinh quang cho riêng mình, bởi họ nghĩ dù có là Pulitzer thì vòng nguyệt quế ấy cũng tanh tưởi mùi máu của đồng loại. 

Cùng thời điểm - Những xác “em bé 130 ly” bởi pháo binh Việt Cộng, 
không còn cơ hội sống như “Em bé Napalm” của Nick Út.

Và vì vậy nhiều bậc trưởng thượng Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 17 còn sống sót hôm nay đã ví “tác phẩm” Em bé Napalm của phó nhòm Nick Út cũng tương đồng với tác phẩm “đấu tố” (CCRĐ) của Hồ Chí Minh, vì cả hai cũng nhân danh điều tốt đẹp vì con người nhưng bản chất thì ngược lại...

Nick Út và Tác phẩm “Em bé Napalm” tại Hà Nội ngày 12/6/2015. 

Hồ Chí Minh và Tác phẩm “đấu tố” 172.000 mạng người (CCRĐ).

Có một điều người ta muốn hỏi ông phó nhòm Nick Út, trong seri ảnh 4 tấm mà ông bấm máy về “Em bé Napalm” cho thấy khi từ vùng lữa bom chạy ra em Kim Phúc đã được những người lính Việt-Mỹ chăm sóc cứu thương chữa phỏng tại chỗ tạm thời (Kim Phúc ở trần) và sau đó một người lính VNCH hối hả dẫn đường cho các em chạy ra xa vùng chiến trận.

Hình ảnh dẫn chứng rất khách quan, trong đạn bom 
cũng còn đó lòng nhân ái của tình người từ những người lính Việt-Mỹ. 

Nếu hãng tin Associated Press (AP) và chính cá nhân phó nhòm Nick Út trung thực có trách nhiệm trưng ra đầy đủ seri ảnh chứ không phải duy nhất tấm hình bé Kim Phúc đang chạy thì góc nhìn toàn cảnh cũng như chiều sâu của bản chất tấm hình nó sẽ khác đi rất nhiều so với ngôn ngữ mà phó nhòm Nick Út muốn chuyển tải qua bức ảnh đó là: Quân đội Mỹ và VNCH gieo đau đớn bằng bom đạn cho người dân Việt Nam. 

Thêm nữa nếu có lòng tự trọng và biết liêm sỉ thì phó nhòm Nick Út nên gói ghém lại cái tác phẩm “Em bé Napalm” để cất nó vào quá khứ làm kỷ niệm hơn là cứ mãi ăn mày dĩ vãng tìm cách đánh bóng nó. Bởi vì trọng tâm của bức ảnh “Em bé Napalm” Phan Thị Kim Phúc sau khi đào thoát thành công xin “tỵ nạn chính trị” (không phải định cư) tại Canada qua một bài viết của chính mình có tựa đề:“Chúng ta hãy quên nó đi” trong đó bằng Anh Ngữ cô viết rằng: “The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool” (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ để tuyên truyền) Xem toàn bài viết của chính Phan Thị Kim Phúc ở đây (2).

Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, nhà nước Việt Nam đưa sang Cuba học ngành Dược, trong một chuyến đi qua Moscow, Nga, trên đường về Cuba, máy bay dừng lại tại Newfoundland, Canada, để tiếp nhiên liệu. Lợi dụng cơ hội này, hai người đã đào thoát xin tị nạn chính trị và được CP/Canada chấp thuận, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada.

“Em bé Napalm” Kim Phúc, người trong cuộc gánh đau thương còn kêu gọi“Chúng ta hãy quên nó đi” có nghĩa là: “đừng dùng tôi như là một công cụ để tuyên truyền” (Kim Phúc) (2). Hy vọng đôi tai của “phó nhòm ” Nick Út còn tốt! Chưa điếc.

Cuối bài viết xin nhắc lại câu này của ông “phó nhòm” Nick Út nói với các thành viên hội nhiếp ảnh TP/HCM: “lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này” (1).

Vậy sao ông Nick Út không mạnh dạn nhanh chóng về nước đi để làm người Việt Nam, được thưởng thức một nền tự do dân chủ XHCN/CS gấp vạn lần dân chủ kiểu Mỹ, ông sẽ khỏe re trên quê hương ông khi đi bầu cử các cấp sẽ có người chọn trước cho ông và nhất là nghề “phó nhòm ” với cái Pulitzer ảnh báo chí chắc chắn ông sẽ được cất nhắc vào bưng bê trà nước cho Chủ Tịch /Hội nhiếp ảnh TP/HCM hay Hà Nội - ông sẽ cảm nhận được giá trị của cái Pulitzer nhiếp ảnh báo chí liền.

20.06.2015


_______________________________________