Wednesday, December 9, 2015

Hiệp định thương mại tự do VN-EU sẽ có hiệu lực vào năm 2018

Công nhân Việt Nam làm việc tại một nhà máy giày ở ngoại ô Hà Nội. Giày dép là một trong số các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu.
Công nhân Việt Nam làm việc tại một nhà máy giày ở ngoại ô Hà Nội. Giày dép là một trong số các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu.
VOA-09.12.2015
Việt Nam và Liên Hiệp Âu Châu sẽ có hai năm để chuẩn bị trước khi hiệp định thương mại tự do đạt được trước đây trong tháng này có hiệu lực, theo trang mạng Fibre2Fashion hôm nay trích tin từ một trang mạng tin tức Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (VEFTA) được ký kết tại Bruxelles hôm 2/12 sau 14 vòng thương thuyết kéo dài gần 3 năm. Một khi được thi hành, hiệp định này sẽ tháo gỡ hầu hết các thuế quan đối với hàng nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Phát biểu tại Hà Nội, Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam Bruno Angelet nói rằng hiệp định này thể hiện mong muốn của Liên Hiệp Châu Âu là trở thành một đối tác quan trọng trong sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong năm nay, Liên Hiệp Âu Châu đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam, so với vị thế số 6 trong năm 2014.
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu gồm có điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác, giày dép và vải sợi cũng như nông phẩm, gồm cà phê, gạo và hải sản.

Hàng nhập khẩu từ các nước Châu Âu gồm máy móc và thiết bị điện tử, máy bay, xe hơi và dược phẩm.
VEFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên đạt được giữa EU và một nước đang phát triển. Theo hiệp định này, 99% thuế quan đánh trên các mặt hàng trao đổi giữa hai bên sẽ được loại bỏ trong vòng 7 năm.
Việt Nam có 10 năm để loại bỏ các thuế quan cho EU và theo ông Angelet đây là một cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam chuẩn bị tốt hơn để tiến vào thị trường Âu Châu.
Ông Angelet nói ông hy vọng rằng VEFTA sẽ cho phép Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh của mình so với các nước khác trong khối ASEAN.
Trang mạng của CCFgroup nói rằng VEFTA được đánh giá là một trong các hiệp định thương mại đầy đủ nhất. GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 0.5% mỗi năm, hàng xuất khẩu sẽ tăng từ 4 tới 6% mỗi năm.
Nếu xu hướng này tiếp tục thì tới năm 2020, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Liên Hiệp Âu Châu sẽ tăng lên 16 tỉ đôla, và tới năm 2025, dự kiến hiệp định thương mại tự do sẽ đẩy GDP của Việt Nam lên thêm từ 7 tới 8% trên đà tăng trưởng hiện nay.
Nguồn: Fibre2fashion, ccfgroup

Hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định

Anh Võ Khắc Bình ở xã Nhơn Lý, người từng làm công nhân xây dựng cho Cty Minh Dương (trái) và tác giả.
Anh Võ Khắc Bình ở xã Nhơn Lý, người từng làm công nhân xây dựng cho Cty Minh Dương (trái) và tác giả.
Kiêm tính – bản năng và lẽ sống của người Hán
Tuy vẫn còn những tranh cãi về nguồn gốc của người Hán, nhưng hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm quan trọng: đây là một dân tộc mà “kiêm tính” (hay thôn tính: tức xâm chiếm, cướp đoạt đất đai của người khác và biến thành của mình) đã trở thành một thứ bản năng hay một lẽ sống từ hàng ngàn năm nay. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Hoa Đại Hán là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lãnh thổ và đồng hoá các dân tộc khác.
Đối nghịch với Trung Quốc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của công cuộc dựng nước và giữ nước. Và đối tượng mà người Việt Nam thường xuyên phải đương đầu để bảo vệ đất nước chẳng phải ai khác mà chính là người láng giềng phương bắc kia.
Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và sau “thế kỷ ô nhục” kéo dài từ thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà Trung Quốc hết bị phương Tây xâu xé lại đến Nhật Bản xâm lược, đường lưỡi bò do chính quyền Tưởng Giới Thạch tưởng tượng ra trên Biển Đông đã đánh dấu sự thức tỉnh của con sư tử Trung Quốc ngay khi quốc gia này còn đang trong cơn biến loạn của cuộc nội chiến quốc - cộng.
Mao Trạch Đông từng khẳng định trong một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…”
Năm 2009, một viên tướng Trung Quốc thẳng thừng đề nghị với Mỹ là nên “chia đôi Thái Bình Dương” với họ. Và đến năm 2015, Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.
Chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc
Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Ngay trong thời kỳ “trăng mật” của mối quan hệ Việt - Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, họ đã lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để dịch chuyển đường biên giới; lợi dụng việc đưa quân sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của Việt Nam, v.v. Tháng 6/2014, khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thậm chí còn thúc giục “đứa con hoang đàng” Việt Nam trở về nhà.  
Để tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, hướng bành trướng khả dĩ nhất của Trung Quốc là về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần phải vượt qua. Điều này càng khiến họ quyết tâm thôn tính dải đất hình chữ S. Vì thế, song song với kế hoạch thôn tính Việt Nam về kinh tế và văn hoá, các ông chủ Trung Nam Hải đã đề ra kế hoạch thôn tính Việt Nam về quân sự.
Rút kinh nghiệm từ các cuộc xâm lược trong quá khứ, mà gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đang hướng đến một cuộc chiến với Việt Nam mà các mũi tấn công chủ yếu không chỉ nằm ở biên giới phía Bắc như trước kia. Với điều kiện của kỹ thuật chiến tranh hiện đại, đặc biệt là khai thác triệt để các nhân tố Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam - Lào - Campuchia, chiến lược của Bắc Kinh là tạo ra nhiều gọng kìm hòng bao vây và siết chặt Việt Nam từ mọi phía: biên giới phía bắc, biên giới Lào - Việt, biên giới Campuchia - Việt Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam. Một khi chiến lược này triển khai thành công, Trung Quốc chưa đánh đã thắng. Đó là chính kế thượng sách của họ.
Để hiện thực hoá mưu đồ này, một mặt Trung Quốc tìm cách chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình, chẳng hạn như ở Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải VânĐà Nẵng hayVĩnh Tân (Bình Thuận), v.v. Đây là những địa điểm vừa thuận tiện cho việc đổ bộ, vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Mặt khác, họ thuê các khu rừng đầu nguồn ở các tỉnh xung yếu giáp biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, đồng thời thiết lập các căn cứ quân sự trá hình trên đất Lào và Campuchia, gần biên giới Lào - Việt và Campuchia - Việt Nam.
Trên Biển Đông, sau khi đã nuốt chửng Hoàng Sa và một phần Trường Sa, họ thực thi kế sách “tằm ăn dâu” hòng gặm nhấm dần Trường Sa, đồng thời quân sự hoá các đảo trên Biển Đông để hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn nhằm bao vây Việt Nam và khống chế hoàn toàn Biển Đông. Khi thời cơ đến – Việt Nam suy yếu hoặc xẩy ra chính biến; tinh thần phản kháng của người Việt bị vô hiệu hóa trong bối cảnh ban lãnh đạo Việt Nam bị Bắc Kinh khống chế, thao túng, và ra sức đàn áp nhân dân, v.v. – họ sẽ ra tay thâu tóm nốt phần còn lại ở Trường Sa.
Từ năm 2010, các doanh nghiệp của Hồng Kông và Đài Loan - Trung Quốc đã thuê dài hạn (50 - 70 năm) trên 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn tại một loạt tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương...  để trồng rừng nguyên liệu; 87% con số này nằm ở những vị trí xung yếu hay giáp biên giới.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ... Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương.”
Hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định
Vừa qua, trong một dịp đi tìm hiểu tình hình thực tế tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi lại phát hiện ra những mầm mống của hiểm hoạ Trung Quốc đang rình rập nơi đây.
Khu kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích khoảng 12.000 ha. Phía bắc khu kinh tế giáp núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát; phía nam và phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp đầm Thị Nại.
Đây là một vị trí quan trọng về mặt chiến lược bởi (i) Nhơn Hội nằm ngay bên bờ Biển Đông, địa điểm nhạy cảm về an ninh quốc phòng; (ii) Quy Nhơn là một thành phố lớn và quan trọng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; (iii) từ Nhơn Hội có quốc lộ 19B nối liền với ba vị trí chiến lược ở Tây Nguyên là thị xã An Khê (cách 79km), thành phố Pleiku (cách 170km) và thành phố Kon Tum (cách 215km). Cảng Quy Nhơn, chỉ cách Khu kinh tế  Nhơn Hội vài km, là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2014, lượng hàng hoá bốc dỡ ở càng này lớn hơn bất cứ cảng nào ở Trung Bộ. Theo quy hoạch của chính phủ, tới năm 2020, Nhơn Hội sẽ có cảng nước sâu.
Với việc Bình Định và Kon Tum nằm trong số những địa phương mà người Trung Quốc nhắm đến để thuê đất rừng dài hạn và việc Trung Quốc đã thuê đất lâu dài ở khu vực biên giới Lào - Việt và Campuchia - Việt Nam tiếp giáp với Tây Nguyên, Quy Nhơn và đặc biệt Nhơn Hội rõ ràng là đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu. Nếu thiết lập được căn cứ ở đây thì khi chiến sự nổ ra, với lực lượng tại chỗ, lực lượng đổ bộ và lực lượng nằm vùng gần biên giới, họ sẽ dễ dàng thực hiện được ý đồ kiểm soát Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương, và chia cắt Việt Nam thành 2 phần ở khu vực này. Dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên cùng quả bom nổ chậm mang tên “bùn đỏ” cũng là những vũ khí hết sức lợi hại của họ.
Sau hơn 10 năm thành lập, đến nay cả Khu kinh tế Nhơn Hội mới chỉ có 6 doanh nghiệp hoạt động, mà 3 trong số đó là của… Trung Quốc: Cty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam, Cty CP Vật liệu Xây dựng Baoercheng Nam Dương Việt Nam và Cty TNHH Sinh hoá Minh Dương Việt Nam.
Người Trung Quốc đã xuất hiện ở đây từ khi khu kinh tế mới ra đời. Đó là Cty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam – hoạt động từ ngày 01/03/2007. Công ty này hiện là chủ của 700ha mặt bằng khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội. Cả Cty Baoercheng Nam Dương và Cty Minh Dương đều thuê đất của Cty Hong Yeung.
Bên trái giáp đầm Thị Nại, bên phải giáp Biển Đông, “lãnh thổ” của người Trung Quốc bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 7km về phía bắc trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
Bên trái giáp đầm Thị Nại, bên phải giáp Biển Đông, “lãnh thổ” của người Trung Quốc bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 7km về phía bắc trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
'Lãnh thổ' 700ha kéo dài 7km của người Trung Quốc nhìn từ cầu Thị Nại: trước mặt là đầm Thị Nại, bên kia dãy núi là Biển Đông.
'Lãnh thổ' 700ha kéo dài 7km của người Trung Quốc nhìn từ cầu Thị Nại: trước mặt là đầm Thị Nại, bên kia dãy núi là Biển Đông.
Công ty Sinh Hóa Minh Dương Việt Nam.
Công ty Sinh Hóa Minh Dương Việt Nam.
Cty Sinh hoá Minh Dương Việt Nam rộng 20ha, nằm dưới chân núi Phương Mai, bên kia dãy núi là Biển Đông. Kiểm soát được các điểm cao trên dãy núi này sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, kể cả Cảng Quy Nhơn.
Cty Sinh hoá Minh Dương Việt Nam rộng 20ha, nằm dưới chân núi Phương Mai, bên kia dãy núi là Biển Đông. Kiểm soát được các điểm cao trên dãy núi này sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, kể cả Cảng Quy Nhơn.Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhựa UPVC của Cty Baoercheng Nam Dương nằm sâu phía trong trạm gác này nên chúng tôi không thể tiếp cận.Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhựa UPVC của Cty Baoercheng Nam Dương nằm sâu phía trong trạm gác này nên chúng tôi không thể tiếp cận.

Nhà máy Sinh hoá Minh Dương khởi công tháng 9/2010; hoàn thành giai đoạn 1 tháng 10/2012; hoàn thành giai đoạn 2 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 3/2015. Giống như tất cả các “dự án kinh tế” của Trung Quốc ở Việt Nam, Cty Minh Dương cũng do một nhà thầu Trung Quốc xây dựng – đó làTập đoàn Xây dựng Công trình Quảng Tây, một doanh nghiệp có “truyền thống” đưa người Tàu vào làm chui tại Việt Nam, dù thuê người Việt thì chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Anh Võ Khắc Bình ở xã Nhơn Lý, người từng làm công nhân xây dựng cho Cty Minh Dương cho chúng tôi biết, các công trình, đặc biệt là nền sân - nhà - xưởng của công ty được xây dựng hết sức kiên cố. Cách nền khoảng 1m là hệ thống đường hầm dày đặc, với những đường hầm rộng 2m, cao hơn 1m, được đổ bê-tông 4 mặt dày hơn 30cm. Bản thân anh cũng không nắm được hết các đường hầm, mà chỉ biết chỗ anh làm. Theo anh, các đường hầm này đủ sức chịu được bom đạn.
Anh Võ Khắc Bình (trái) và tác giả.
Anh Võ Khắc Bình (trái) và tác giả.
Một người dân xã Nhơn Lý khác là anh Lê Văn Quốc từng làm bảo vệ cho Cty Minh Dương một năm rưỡi. Anh cho biết, giai đoạn mới khởi công, ông giám đốc công ty đã mấy lần dẫn cả bộ sậu cầm cờ Trung Quốc đi tìm hiểu mọi ngóc ngách của dãy núi Phương Mai cũng như vùng biển dưới chân núi. Nhân viên Việt Nam được tuyển chọn hết sức khắt khe; bất kỳ ai có người nhà dính dáng tới chính quyền đều không được nhận vào làm việc. Họ giám sát nhân viên rất chặt chẽ. Ai làm ở bộ phận nào chỉ được biết bộ phận ấy. Hễ thấy ai hơi tò mò một chút thôi là họ cho nghỉ việc ngay lập tức.
Trong tương lai, người Trung Quốc sẽ kéo đến Bình Định ngày một nhiều, bởi theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Cty Minh Dương “là dự án đầu tiên của Tập đoàn Nông Khẩn đầu tư vào Bình Định theo Bản Hợp tác ký kết giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Tây, mở ra trang mới về hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh trong thời gian tới.”
Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc tại Bình Định cuối tháng 4/2015, Phó Bí thư Khu uỷ Khu tự trị Dân tộc Choang - Quảng Tây Nguỵ Triều An còn đề xuất: “Hai tỉnh Quảng Tây và Bình Định cần kết nghĩa với nhau nhằm tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục… trong thời gian tới”. Lãnh đạo tỉnh Bình Định thì “ghi nhận, cảm ơn ý kiến đề xuất kết nghĩa giữa hai tỉnh của ông Nguỵ Triều An; cho rằng đây là điều kiện thuận lợi để hai tỉnh mở rộng hợp tác đầu tư trong thời gian tới. (…) đồng thời, mong muốn Phó Bí thư Khu ủy Quảng Tây giới thiệu, mời gọi các doanh nghiệp ở Quảng Tây sang hợp tác đầu tư tại Bình Định”.
Chưa hết, hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định còn tiềm ẩn trong một đại dự án sắp triển khai khác. Ngày 2/12/2014, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã quyết định bổ sung Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nhơn Hội (Victory) vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2025. Đây là dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 22 tỷ USD. Theo kế hoạch, Dự án Lọc hóa dầu Victory sẽ được khởi công xây dựng vào quý I năm 2017 và vận hành quý I năm 2021.
Vấn đề nằm ở chỗ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PTT Pailin Chuchottaworn là một người Thái gốc Hoa, trong khi các tỷ phú người Hoa ở Thái Lan thường liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đại dự án nằm trên diện tích hàng ngàn ha này hoàn toàn có thể trở thành một Formosa Hà Tĩnhthứ 2 ở địa bàn chiến lược Nam Trung Bộ, bởi việc sang nhượng cổ phần vừa không thể cấm đoán, vừa khó kiểm soát, trong khi PTT chỉ thu xếp được 5/22 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Chưa  kể, dự án lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải – “cha đẻ” của những hiểm hoạ Trung Quốc như Formosa Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tânhay 264 ngàn ha rừng đầu nguồn, v.v. – bất chấp những quan ngại của giới chuyên gia về tình trạng “bội thực” các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp của chúng.
Trung Quốc mà không mưu toan xâm lược, thôn tính nước khác thì họ không còn là chính họ. Nhưng với chúng ta, nếu không lên tiếng và hành động để tự cứu lấy mình thì còn chờ ai?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng
*Bài liên quan: Ông Đặng Quốc Bảo đã khuyên các nhà lãnh đạo Việt Nam những gì?*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Rửa sạch’ hình ảnh cảnh sát giao thông trong lòng dân

Cảnh sát giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội, ngày 31/10/2011.
Cảnh sát giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội, ngày 31/10/2011.
Trước phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 20 Hội đồng Nhân dân TP. HCM khóa 8 diễn ra từ ngày 8-12 đến 11-12, báo Thanh Niên dẫn lời cử tri 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố phản ánh cách thức xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông (CSGT) không minh bạch, không rõ ràng, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục; CSGT núp lùm để canh người tham gia giao thông gây nên hình ảnh phản cảm. Cử tri quận này đề nghị CSGT nên đường đường chính chính kiểm soát hành vi vi phạm giao thông.
‘Giữa đường tấy chuyện bất bình’
Tôi nhớ Việt Nam có truyện Lục Vân Tiên, “giữa đường thấy chuyện bất bình”, ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga. Người dân không mong cảnh sát như Lục Vân Tiên vốn chỉ có trong truyện, nhưng kỳ vọng rằng trên những chặn đường vốn đã lắm ổ gà, ổ voi, lô cốt, thậm chí hố tử thần, thì họ vẫn an tâm vì cảnh sát hiện diện để họ tin tin tưởng về an ninh, giúp họ qua cơn bỉ nạn trong những khi tiến thoái lưỡng nan vì nạn kẹt xe cao độ.
Thế nhưng, theo cái cách mà cử tri thành phố phản ánh thì “nơi có chuyện bất bình” CSGT chưa làm trọn vẹn vai trò, còn nơi an ổn thì CSGT lại xuất hiện để khiến dân cảm thấy âu lo. Điển hình như cử tri quận Thủ Đức, theo Thanh Niên, yêu cầu CSGT thường xuyên cần kiểm tra tình hình giao thông tại Quốc lộ 1K (ngã 3 Thánh Thất Cao Đài - phường Linh Xuân) vì thường xảy ra các tai nạn vào giờ cao điểm; tại ngã tư Tô Ngọc Vân và Phạm Văn Đồng thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm, do vậy lực lược CSGT phải thường xuyên có mặt kịp thời để đảm bảo việc điều tiết giao thông.
Mặt khác, tôi hoàn toàn đồng ý rằng luật pháp cốt là để an dân, giáo dục dân chúng. Phải rạch ròi giữa pháp quyền (thượng tôn pháp luật, tiếng Anh là Rule of Law) và pháp trị (dùng luật để cai trị người dân, tiếng Anh là Rule by Law). Ở Việt Nam, cần phải đẩy mạnh và nhấn mạnh vai trò thượng tôn pháp luật, tức luật pháp cần được sử dụng để giáo dục và điều chỉnh hành vi của tất cả mọi người, chứ không nên xem đây là công cụ để gây ảnh hưởng hay kiểm soát người dân. Ngay cả khi ngành chức năng sử dụng luật pháp để răn đe người dân (qua các hình thức xử phạt hành chính), thì đó cũng hướng tới tính giáo dục (giải thích, viện dẫn, thuyết phục), chứ không phải chỉ nằm ở ý nghĩa xử phạt cho xong chuyện.
Việc cử tri phản ánh “cách thức xử lý vi phạm giao thông của CSGT không minh bạch, không rõ ràng, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục” cho thấy luật pháp đang được CSGT sử dụng thiếu hiệu quả và chưa giúp dân hiểu được tính giáo dục của luật (mà thay vào đó là tính răn đe, nhưng thiếu minh bạch và tâm phục khẩu phục). Thế nên không trách được hàng loạt cử tri phản ứng trước CSGT.
Xây dựng lại hình ảnh CSGT
Tôi thấy ở Mỹ hay châu Âu, thậm chí các nước châu Á như Nhật Bản, Singapore… cảnh sát giao thông chiếm một vị trí đẹp trong lòng dân. Nghịch lý là họ lại rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố. Bất thình lình có tai nạn giao thông hay bất kỳ vấn đề gì về an ninh, họ ngay lập tức hiện diện nhanh chóng. Họ biết làm mọi thứ, từ sơ cứu, giúp người dân đến nơi an toàn, thậm chí… đỡ đẻ cho những sản phụ chưa kịp đến bệnh viện.
Cảnh sát không chỉ đối xử tốt với người, họ còn gần gũi với môi trường xung quanh, như việc giúp động vật thoát nạn trên các tuyến đường. Hình ảnh cảnh sát gắn liền với những lúc người dân gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ, chứ dường như không xuất hiện chỉ để xử phạt. Việc tuần tra cũng có giờ giấc, các chốt tuần tra cũng được lập cố định chứ không có chuyện “núp lùm” để bất thình lình xuất hiện và tìm cách lập biên bản. Nếu người vi phạm giao thông bị cảnh sát dừng xe, họ sẽ được cảnh sát chào lịch sự, sau đó giải thích lỗi một cách rõ ràng. Mọi thủ tục làm xong, việc thu phạt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan độc lập khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng cảnh sát xòe tay lấy tiền của dân, xuất hiện tình trạng nhũng nhiễu. Ngược lại, cảnh sát tại các nước tôi qua không đơn độc, họ được dân ủng hộ và giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn. Các trường hợp vi phạm giao thông, nếu cảnh sát quản lý không xuể, người dân còn hỗ trợ qua đường dây nóng.
Tôi thỉnh thoảng đọc báo thấy các vụ bê bối của CSGT Việt Nam, gần nhất là vụ CSGT tố bị tài xế xe tải đánh trên xa lộ Hà Nội (địa bàn TP. HCM). Ngay cả khi anh cảnh sát là “nạn nhân” trong đoạn clip lại cho thấy nhiều vấn đề tranh cãi, dư luận dường như vẫn thất vọng trước cách hành xử của vị này, nên không mấy người tỏ ra thương cảm hay bênh vực. Trước đó, các vụ CSGT vạch ví người vi phạm giao thông lấy tiền; cùng các vụ bê bối tương tự càng khiến hình ảnh người CSGT trở nên xấu xí hơn bao giờ hết, dù rằng vẫn không ít người cảnh sát sống hết mình và cống hiến hết sức cho trật tự xã hội, đảm bảo an toàn cho dân.
Người dân Việt Nam vốn tình cảm và rất công bằng. Chuyện cảnh sát giao thông Đà Nẵng giúp em bé ung thư thực hiện ước mơ của mình được làm cảnh sát; hay trước đó là các bài báo phản ánh việc xử phạt minh bạch và thuyết phục của họ đã cho thấy một hiệu ứng tích cực từ phía những người cầm lá phiếu đi bầu. Rõ ràng họ cần những CSGT mạnh tay xử lý vi phạm để bảo vệ sự công bằng của pháp luật, nhưng càng cần hơn những người cảnh sát biết giáo dục dân chúng hiểu và tuân theo luật – thứ vốn công bằng cho tất cả mọi người.
Nhưng cho đến nay, các vết nhòe trên hình ảnh CSGT dường như vẫn hiển hiện, và chắc chắn rằng phải quyết tâm và có sự cải cách mạnh mẽ thì hình ảnh ấy mới trở nên “sạch” hơn trong lòng dân.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tháng 12, chuyện những người đàn bà

 12/09/2015 - 03:17 
Tháng Mười Hai năm nay, xuất hiện nhiều câu chuyện về những người đàn bà trên thế gian này – có những người lừng danh, và cả những người vô danh – khiến mọi thứ lại càng đáng nhớ hơn.
Tháng Mười Hai, nhắc nhiều người yêu nhạc ngồi nghe lại bài Woman của John Lennon. Bài hát ngợi ca về đàn bà của ông như một định mệnh thôi thúc, ông viết ra, kịp hát ghi âm lầm cuối cùng trước khi ngày định mệnh 8/12 đến: một kẻ tâm thần đã bắn ông chết ngay trước cửa nhà.
Trong Woman, chàng ca sĩ mắt kính tròn hát rằng “Woman please let me explain. I never meant to cause you sorrow or pain. So let me tell you again and again and again” (Tạm dịch: ôi Nàng, xin cho tôi giãi bày. Tôi không bao giờ muốn đem đến cho nàng nỗi đau hay muộn phiền. Xin cho tôi nhắc lại muôn lần điều này…) Người đàn bà rất chung và rất riêng của bài hát đó, muốn giới thiệu rằng mỗi bước đi lên của nhân loại, luôn có lời ngợi ca và trân trọng.
Tháng 12, trên trang Twitter của tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhắc về một người đàn bà: Rosa Parks, mà ông trân trọng ghi là “đấng anh thư đã đứng lên tranh đấu cho công lý và bình đẳng”.
Rosa Parks (1913-2005) được lịch sử hiện đại của nước Mỹ gọi tên là “đệ nhất phu nhân của dân quyền” và là “người mẹ của phong trào tự do”. Ngày 1/12/1955, khi bà Rosa Parks lên chuyến xe bus ở bang Alabama, bà bị tài xế trên xe buộc phải đứng dậy để nhường ghế cho một người da trắng – theo luật lúc bấy giờ của bang này. Rosa Parks đã phản đối và biến chiếc xe bus đó thành nơi tố cáo sự kỳ thị chủng tộc, chấp nhận cho việc cảnh sát dừng xe áp giải bà đi. Nửa thế kỷ sau, tất cả những đứa trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được học về Rosa Parks và tự hào về người đàn bà đã đứng lên cho nước Mỹ hôm nay. Thậm chí, ở các bang như California và Ohio, ngày 1 tháng 12 là ngày lễ ghi nhớ Rosa Parks Day.
Tháng Mười Hai còn một điều đáng ngưỡng mộ khác: là thời điểm mà lãnh tụ Aung San Suu Kyi, người đàn bà lừng danh của nền dân chủ Miến Điện tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ luôn cân nhắc, thận trọng trước mọi lời mời giúp đầu tư từ Trung Quốc.
Có những người đàn bà trên thế gian này có thể khiến trái tim của chúng ta phập phồng kiêu hãnh. Nó mở ra những chỉ dấu kỳ diệu về con người và sự văn minh.
Nhưng cũng có những người đàn bà, với câu chuyện của họ khiến trái tim chúng ta quặn thắt, đau hơn nữa khi nghĩ về tương lai, giống nòi và tổ quốc.
Chị Mai Thị Long – có thể nói đến đây vẫn không ai biết – vợ của ngư dân Trương Đình Bảy bị “kẻ lạ” bắn chết ngay trên biển Trường Sa của Việt Nam vẫn chưa được cơ quan nào giúp xác định rõ ai đã giết chồng mình. Lẽ ra, sau cái chết oan khiên và đầy ngụ ý trên biển đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam phải gửi thư đến các sứ quán có tàu trong cùng khu vực, yêu cầu cùng phối hợp điều tra xem thỉ phạm là ai. Lẽ ra, chị Long cũng còn được thấy tổ quốc gọi tên chồng mình, sau khi đã hối thúc chồng mình ra khơi, bám biển, thể hiện chủ quyền thay cho Nhà nước. Ngày 2/12, đưa chồng về đất mẹ, đối với chị Long, biển bây giờ không những là nỗi đau mà còn nhắc nhở về dối trá.
Tháng Mười Hai, công an Đà Nẳng cười tươi và trao cho bà Nguyễn Thị Khả, 57 tuổi, số tiền gần 2 triệu đồng để bồi thường cho việc bà bị công an khu vực vung gậy đánh đến mang thương tích, vì tưởng bà là gái mại dâm. Rất nhiều người đã thảng thốt hỏi rằng ở thành phố đáng sống đó, ngày thường đã có bao nhiêu gái mại dâm bị đánh đập mà không thể nói với ai? Và cũng có rất nhiều người nói rằng chỉ cần một điều rất nhỏ, bao nhiêu những vàng mã về nhân quyền phụ nữ, về bình đẳng và quan hệ giữa công an địa phương và phụ nữ đã lộ ra. Mọi thứ trần trụi và tàn nhẫn như trên chuyến xe bú về tương lai của bà Rosa Parks, nhưng khác ở chỗ là thân phận người phụ nữ Việt Nam thậm chí vẫn còn chưa có được một khoảnh trống cho mình.
Câu chuyện cóp nhặt cuối, tạm thời, của tháng Mười Hai, là chuyện cô gái Việt tự mình đi và đoạt giải hoa hậu ở Philippines, nhưng bị gọi là thi “chui” và bị đòi phạt 30 triệu đồng. Có cái gì đó vẫn còn chưa giải thích được cho một văn bản quy định đầy tính phản bội lại quyền con người trong hiến pháp, khi tự cho mình có quyền kiểm soát sự tự do và quyền của người khác mà không rõ lý do. Đây không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam, vì từ năm 2013 đến nay, theo đoàn luật sư Việt Nam cho biết thì đã có tới 90.000 văn bản trái hiến pháp, trái luật mà vẫn áp đặt lên con người.
Con số phạt 30 triệu đó của Bộ TT&TT, chợt làm nhớ đến hình ảnh trên báo chí Trung Quốc khi rao bán công khai con gái Việt về làm vợ với giá 1500 USD. Đàn bà Việt hôm nay không thể tự vinh danh mình trên diễn trường quốc tế, nếu không có Cục, có Bộ xốc nách đưa vào. Nhưng bị bán đi, bị làm nhục ở sát biên giới của “nước lạ” thì không thấy ai ra văn bản hay lên tiếng. Cục và Bộ rầm rập vào cuộc với những người đàn bà sáng danh Việt Nam với thế giới nhưng lãng tránh, ngó lơ khi thấy đàn bà Việt bị làm nhục khắp thế giới, từ đường biên hữu nghị.
Đàn bà, nếu như bạn vẫn còn nghe Woman của John Lennon, hãy cảm nhận những điều thật tuyệt vời và khác biệt ở hai đầu thế giới.

Buổi Giao Thời

 12/09/2015 - 10:18 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
Công lý Đồng Nọc Nạn thời kỳ thực dân vào năm 1928 vẫn là một giấc mơ cho nhiều người Việt Nam vào năm 2015.
Mùa Giáng Sinh năm kia, hay năm kìa (gì đó) có người bạn gửi cho cuốn tiểu thuyết The Time in Between của Maria Dueñas. Sách loại bìa mỏng mà ngó giống y chang như cái gối, thấy mà ớn chè đậu. Bỏ thì thương vương thì tội nhưng tôi quyết định liền, với ít nhiều áy náy: “Thôi, dục (bà) nó đi!”
Tui già cỗi và mệt mỏi quá rồi. Cả ngàn trang sách tiếng Anh thì đọc chắc tới tết, hay (dám) tới chết luôn – cho dù tác phẩm được giới thiệu là # 1 international best seller.
Tuần rồi, tôi mới khám phá ra rằng The Time in Between đã được chuyển thành phim. Maria  Dueñas bắt đầu câu chuyện vào tháng 3 năm 1922, khi nhân vật chính còn là một cô bé đang học việc trong một tiệm may, ở Tây Ban Nha.
Những vật dụng được bầy biện để làm cảnh trí trong phim ngó thân thương hết sức: bàn ủi than, máy may Singer, radio Philips. Tôi cũng rất ngạc nhiên, và thích thú, khi nhìn thấy những chiếc Citroën Traction Avant (đen thui lui) chạy lòng vòng trên đường phố của thủ đô Madrid.
Đây chính là loại xe được dùng làm Taxi ở Đà Lạt, vào những năm cuối thập niên 1960. Cái bàn là than cổ lỗ, cái máy may đạp chân cũ kỹ, và cái máy phát thanh mầu cánh gián (bự tổ chảng)  ... cũng đều là những đồ vật quen thuộc trong căn nhà nhỏ xíu mà tôi đã sống qua suốt thời ấu thơ – ở Việt Nam.
Thế mới biết là đất nước mình đi sau thiên hạ một khoảng thời gian dài quá. Thảo nào mà đã có thời Việt Nam bị xếp vào nhóm những quốc gia “chậm phát triển.”
Cái “thời thổ tả” này, may quá, đã qua – theo như lời của (nguyên) Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết: “Trong tất cả các thắng lợi, thì thắng lợi về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là thắng lợi lớn nhất... Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc.”
Mới đây, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân cũng có ý (gần) tương tự khi ông thiết tha ngỏ lời mời "tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về... chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”
Hai vị lãnh đạo quốc gia đều không ngoa (lắm). Đôi khi, tôi  cũng cảm thấy “choáng váng” vì những “phát triển” vượt bực ở quê hương xứ sở của mình.
Những chiếc Traction Avant, La Dalat, Kamaz, Uaz ... chắc đã biến khỏi Việt Nam tự lâu rồi. Đất nước hôm nay có những thiếu gia lái Lamborghini Aventador trị giá cả triệu Mỹ Kim, những đại gia khẳng định đẳng cấp bằng cách đi phản lực cơ Beechcraft King Air 350, nằm giường Royal Bed đắt nhất thế giới,  hay nuôi chó Ngao Tây Tạng giá cỡ triệu đô.
Chợ Tôn Đản, chợ Vân Hồ – tất nhiên – cũng đều đã đi vào lịch sử. Qúi mệnh phụ phu nhân giờ đây đều xách ví da hiệu Louis Vuitton, và "đi mua rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở L’Indochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hátlớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè..." 
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn khẳng định rằng: “Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet. Cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (32,4%)”.
Rõ ràng là VN đã áp dụng thành công chiến thuật (“đi tắt đón đầu”) nên đã vượt xa “hơn mức trung bình của thế giới, và cao hơn nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”  về rất nhiều mặt, chớ không riêng chi internet.
Chỉ có cái “mặt tử tế” thì lại ở dưới mức trung bình xa quá. Theo The Good Country Index, VN đứng hạng áp chót (124/125) theo “chỉ số tử tế” của những quốc gia được khảo sát.
Blogger Nguyễn Tuấn còn cho biết thêm rằng VN đang đứng cùng hạng với đám đầu trâu mặt ngựa:
“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”
Té ra những chiếc siêu xe bạc triệu, những chiếc ví da hàng hiệu bạc ngàn, cùng những toà cao ốc hay cửa hàng sang trọng (nơi mà bát phở và ly cà phê giá vài chục đô la) chỉ tạo ra được một giai cấp mới (giai cấp đại gia hay tư bản đỏ) chứ không nâng được “vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” và cũng không giúp “chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc” – như ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng.
Ảnh: ttxva.net
Đất nước – xem chừng – không chịu đi chung hướng, và cũng không  chịu chia sẻ những tiêu chí nhân văn phổ quát, với đa phần nhân loại. Về nhiều lãnh vực, VN còn có xu thế đi lùi – theo nhận xét và phân tích của blogger Anh Lãng:
“Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco. Bản án được tuyên bởi một chánh án người Pháp, một công tố viên luận tội người Pháp và những luật sư biện hộ cho các bị cáo cũng là người Pháp, cho một vụ án mà hành vi chống người thi hành công vụ là rất rõ ràng (10 người trong gia đình Biện Toại, trang bị dao và mác nhọn chia làm hai tốp lao đến đoàn cưỡng chế) và gây ra cái chết của một cảnh sát Pháp...
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng) tha ngay tại tòa. Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.
Đó chính là công lý thời kỳ thực dân, thời kỳ mà ngày nay lịch sử được viết bởi bên thắng cuộc, luôn giành cho nó những ngôn từ đen tối nhất. Thế nhưng hãy nhìn bản án tuyên cho ông Đoàn Văn Vươn, cho cậu thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, và tự đặt ra câu hỏi, vào năm 2015, ở thế kỷ 21, người dân Việt Nam đang thực sự được hưởng nền pháp lý kiểu gì?”
Theo cách nói, hơi nặng nề, của Tiến Sĩ Nguyễn Tuấn thì đây là “nền pháp lý” của bọn đâu trâu mặt ngựa.” Là một phụ nữ nên luật sư Ngô Bá Thành ăn nói nhẹ nhàng hơn: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”
Có lẽ rừng rú nhất là vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn.” Trong quá trình điều tra, Thiếu Tướng Phạm Văn Hoá (giám đốc công an tỉnh Phú Yên) cho biết: “Họ không kêu oan gì cả, họ thừa nhận cả. Hỏi có yêu cầu luật sư không nhưng người ta không yêu cầu bởi vì người ta biết rõ tội rồi bây giờ chỉ cần khoan hồng cần giảm nhẹ thôi.”
Sau khi “khoan hồng giảm nhẹ,” ngày 4 tháng 2 năm 2013, TAND tỉnh Phú Yênđã tuyên phạt 22 bị cáo với mức án tổng cộng 295 năm tù. Riêng ông Phan Văn Thu bị tòa tuyên phạt án chung thân.
Hơn hai năm sau, vào ngày 30 tháng 11 năm 2015, trên trang Dân Luận, xuất hiện “Thư Kêu Cứu” của thân nhân những người tù trong vụ án này. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận:
Kính gửi:
- Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
- Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế
- Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế
- Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
- Đại sứ quán các nước tại Việt Nam
- Các hãng thông tấn, truyền thông trong nước và Quốc tế ...
Thưa quý cấp! Chúng tôi là thân nhân của 22 tù nhân đang chịu mức án nặng nề trong vụ án “Ân Đàn Đại Đạo” làm đơn Giám đốc thẩm với sự khẩn thiết, mong muốn các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét lại vụ án vì có quá nhiều dấu hiệu oan sai như tôi đã nêu cụ thể trong Đơn Giám đốc thẩm ngày 10/10/2015 (một số báo, đài đã đăng thông tin về nội dung đơn Giám đốc thẩm này).
Đó là việc Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã trọng cung, không trọng chứng. Trước tòa, ông Phan Văn Thu cùng 21 người đều phủ nhận việc Ân Đàn Đại Đạo có Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh…
Tòa cũng đã không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này. Tuy nhiên, Tòa án đã vẫn giữ nguyên những kết luận trên trong bản tuyên án để buộc chồng tôi và các đệ tử của ông tội “âm mưu lật đổ chính quyền Nhân dân”...
Cũng như vô số những đơn thư kêu cứu trong thời gian gần đây, bức thư thượng dẫn không hề gửi đến bất cứ một cơ quan hay giới chức thẩm quyền nào ở Việt Nam. Trước hiện tượng này, ông Phạm Đỉnh –  chủ nhiệm trangThông Luận – đã có nhận định rằng “... đây chính là điều bi đát trong hoàn cảnh đất nước hiện nay: người dân oan ức không còn biết cầu mong ở ai khi mà chính nhà cầm quyền là kẻ cướp!”
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng như gia đình em Nguyễn Mai Trung Tuấn (rất có thể) sẽ không bị vướng vào vòng lao lý, nếu đất đai và tài sản của họ không có giá trị gì nhiều về nguồn lợi kinh tế. Tương tự, hai mươi hai tín đồ của giáo phái Ân Đàn Đại Đạo – chắc chắn – cũng sẽ không phải lãnh đến mức án hai trăm chín mươi lăm năm tù, nếu Khu Du Lịch Sinh Thái Đá Bia trông bớt phần hấp dẫn và không gợi lòng tham của những quan chức địa phương. 
Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.
Những vụ cướp bóc liên tiếp và trắng trợn như trên chỉ có thể xẩy ra vào buổi giao thời, thời điểm cáo chung của một chế độ khi đã đi đến tận cùng mức bất nhân và bạo ngược của nó.

Trong 9 tháng đầu năm TPHCM không tìm ra được tham nhũng

RFA- 2015-12-09  
Bà Nguyễn Thị Ngọc Nga Phó Chánh Thanh tra TP.HCM trong buổi báo cáo trước Hội đồng Nhân dân TP.HCM
 Bà Nguyễn Thị Ngọc Nga Phó Chánh Thanh tra TP.HCM trong buổi báo cáo trước Hội đồng Nhân dân TP.HCM  Courtesy Dân Trí
Tình hình tham nhũng diễn ra ngày một phức tạp tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2015, TP.HCM đã không đạt được kết quả trong việc chống tham nhũng.
Đó là lời nhận định của Phó Chánh Thanh tra TP.HCM, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga trong buổi báo cáo trước Hội đồng Nhân dân TP.HCM.
Theo bà Nga tình hình tham nhũng tại TP.HCM phức tạp là do công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, thủ tục hành chính còn phức tạp, công tác thanh tra và kiểm tra không thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính là do lãnh đạo các cơ quan chức năng chưa quan tâm cũng như chưa phối hợp tìm kiếm các giải pháp phòng, chống tham nhũng một cách hiệu quả.
Hồi đầu tháng này, UBND.TP. Hà Nội cũng cho biết qua kiểm tra nội bộ không có trường hợp tham nhũng nào bị phát hiện.
Xin được nhắc lại, Quốc hội VN vừa thông qua miễn án tử hình đối với phạm nhân tham nhũng nếu hoàn lại 75 phần trăm tài sản tham ô.

Thực trạng văn hóa của người Việt

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA 2015-12-09  
Cổng chào khối văn hóa ở phường Đông Vĩnh – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An
 Cổng chào khối văn hóa ở phường Đông Vĩnh – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An  RFA
Danh hiệu văn hóa, làng văn hóa được chính quyền Việt Nam áp dụng với mục đich giảm những tệ nạn xã hội, gia tăng giá trị đạo đức gia đình, xã hội. Mặc dù có rất nhiều gia đình đạt danh hiệu ‘gia đình văn hóa’ nhưng tình trạng đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội xuống cấp vẫn không được cải thiện.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này. Xuân nguyên tìm hiểu và trình bày.
Theo con số thống kê của ban chỉ đạo trung ương phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’, Việt Nam có khoảng 19 triệu gia đình đạt danh hiệu ‘gia đình văn hóa’. Cũng theo thống kê này, hơn 85% gia đình Việt Nam hiện nay là gia đình văn hóa.
Bất cập về khái niệm, chỉ tiêu
Nhạc sỹ Mai Trung Chính, đang sinh sống tại Sài Gòn cho biết, khái niệm ‘gia đình văn hóa’, ‘làng, ấp, bản, khối…văn hóa’ là rất mâu thuẫn. Bởi đã là con người thì ai cũng có ‘văn hóa’, chỉ có văn hóa thấp hay cao, văn hóa ít hay nhiều, và văn hóa tùy thuộc vào từng người chứ không phụ thuộc vào cái bằng khen của chính quyền.
Nhạc sỹ Mai Trung Chính nói:
“Văn hóa là tùy theo từng người, chứ đâu phụ thuộc vào cái bằng đó đâu, đối với mình danh hiệu khu phố văn hóa, gia đình văn hóa đó không ăn thua gì.”
Nói về khái niệm gia đình, làng, ấp, bản, khối… văn hóa, anh Nguyễn Thiện Nhân – nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Bình Dương cho rằng, vì chính quyền Việt Nam là một nhà nước độc đảng nên dẫn đến việc độc quyền về chân lý, về khái niệm‘văn hóa’ của đảng. Tức là những gì người ta nói theo ý của đảng, nhà nước thì được cho là có ‘văn hóa’, còn những gì trái với ý của đảng và nhà nước thì sẽ bị cho là ‘vô văn hóa’. Do đó cái khái niệm ‘văn hóa’ do đảng và nhà nước đề ra, không phản ánh thực tế đời sống văn hóa của người dân.
Ở phòng thu âm mình, có ca sỹ tới thu âm và bị mất xe, sau đó tới công an phương để khai báo. Thì họ bảo, sao ông lại để mất xe, bị mất như vậy thì làm sao chúng tôi lấy được danh hiệu ‘văn hóa’. Đại khái như vậy, chứ họ có quan tâm đến có văn hóa hay không
nhạc sỹ Mai Trung Chính
Chia sẻ thêm về tiêu chuẩn của gia đình, làng, khối, ấp, bản… văn hóa chiếu theo thông tư 12/2001 của bộ Văn hóa (sau này có thêm thông tư 12/2011 của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), anh Nguyễn Thiện Nhân nói:
“Theo thông tư 12/2001 của bộ Văn hóa có quy định những điểm sau về gia đình văn hóa và làng văn hóa:
Gia đình văn hóa có những tiêu chuẩn như, nếp sống lành mạnh; đối xử tốt với cộng đồng; không có những tệ nạn như trộm cướp, ma túy, mãi dâm; con em được đi học; chấp hành tốt các quy định tốt về vệ sinh môi trường, chấp hành tốt đường lối chính sách của đảng và nhà nước …
Còn tiêu chuẩn làng, ấp, khối… văn hóa có những tiêu chuẩn sau, đời sống kinh tế ổn định, từng bước phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần phong phú; môi trường, cảnh quanh sạch – đẹp; chấp hành tốt chính sách đường lối của đảng và nhà nước; tinh thần đoàn kết, tương trợ…”
Cũng theo anh Nguyễn Thiện Nhân, những tiêu chuẩn trên còn có rất nhiều điều bất cập, điển hình là tiêu chuẩn ‘chấp hành tốt đường lối, chính sách của đảng và nhà nước’. Với tiêu chuẩn này thì những gia đình, làng có người bất đồng chính kiến, dân oan hay những người từng đi khiếu kiện chính sách của nhà nước thì họ sẽ không bao giờ đạt được danh hiệu này.
Bệnh thành tích đi lên
Nói về bệnh thành tích trong việc cấp bằng khen gia đình văn hóa, làng, ấp, khối… văn hóa của chính quyền, nhạc sỹ Mai Trung Chính thấy rằng, chính quyền địa phương ở nơi nào cũng muốn chạy đua thành tích để cuối năm họ nhận bằng, giấy khen, để tăng lương, để thăng chức thôi, chứ họ chưa chú tâm đến việc những gia đình, làng, ấp, bản, khối… đó có văn hóa hay không, hoặc đời sống văn hóa ở đó có tốt hay không? Ông nói:
“Ở phòng thu âm mình, có ca sỹ tới thu âm và bị mất xe, sau đó tới công an phương để khai báo. Thì họ bảo, sao ông lại để mất xe, bị mất như vậy thì làm sao chúng tôi lấy được danh hiệu ‘văn hóa’. Đại khái như vậy, chứ họ có quan tâm đến có văn hóa hay không.
Ở Sài Gòn thì cổng nào cũng có khu văn hóa thật, nhưng mà trong đó cũng có hút chích, có đánh nhau, có đủ thứ…”
Nhà báo tự do Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, do bệnh thành tích nên chính quyền địa phương đã xét duyệt tràn lan, bừa bãi và quá dễ dãi đối với những danh hiệu gia đình, làng, ấp, bản, khối… văn hóa. Dẫn đến việc danh hiệu đó chỉ còn mang tính hình thức.
Anh Nguyễn Thiện Nhân nhận xét:
“Các cấp đảng và nhà nước bắt đầu triển khai, và họ làm một cách rầm rộ rất là hình thức, cuối cùng cái danh hiệu này chỉ để tô vẽ cho chế độ. Và nó dung dưỡng cái bệnh thành tích và nó không còn giá trị thực chất nữa, bởi vì cái gì nhiều và dễ dãi thì sẽ không còn giá trị nữa, bởi vì cái gì nhiều và dễ dãi thì sẽ không còn có giá trị”.
Đạo đức xã hội, văn hóa đi xuống
Là một người miền Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954, nhạc sỹ Mai Trung Chính cho rằng, đạo đức xã hội, văn hóa của người Việt Nam đang xuống dốc cách trầm trọng sau hơn 70 năm ở miền Bắc và hơn 40 năm ở miền Nam. Trước đây người người dân ở Sài Gòn sống có ‘nhân bản’ lắm, đạo đức xã hội luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Ngày xưa dân miền Bắc cũng giúp nhau nhiều lắm, hễ có gia đình, người nào cần giúp đỡ thì sẽ được giúp liền, không ai toán tính gì cả.
Tôi đánh giá việc thực hiện chủ trương này là không thành công. Các tệ nạn xã hội vẫn còn đó, đạo đức xã hội vẫn không được cải thiện
Pgs.Ts Vũ Mạnh Lợi
Khi nói về tình trạng đạo đức của người Việt bây giờ, nhạc sỹ ngậm ngùi khẳng định:
“Nói thật, bây giờ người ta ‘sống chết mặc bay’, thậm chí đi ra ngoài đường mà lỡ có bị cướp, người ta lờ đi cho xong chuyện, hoặc hai người đánh thì cứ việc đánh đi, còn ngươi ta cũng lờ luôn, mặc kệ”.
Theo báo tuổi trẻ vào ngày 3/12/2015, ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam phải công nhận rằng, mặc dù cả nước có hơn 19 triệu gia đình văn hóa nhưng tình bạo lực gia đình, đạo đức gia đình và xã hội đang xuống cấp trầm trọng, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình đang dần bị mai một.
Pgs.Ts Vũ Mạnh Lợi – phó viện trưởng Viện xã hội học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN) cũng khẳng định trên báo tuổi trẻ vào ngày 5/12/2015 rằng:
“Tôi đánh giá việc thực hiện chủ trương này là không thành công. Các tệ nạn xã hội vẫn còn đó, đạo đức xã hội vẫn không được cải thiện”
Còn Nhà báo tự do Nguyễn Thiện thấy rằng, cần bỏ luôn cái danh hiệu ‘gia đình văn hóa’, ‘làng, ấp, bản, khối…văn hóa’ càng sớm càng tốt, bởi những hoạt động này tiêu tốn rất nhiều ngân sách quốc gia. Nói trắng ra là tiêu tốn quá nhiều tiền thuế của người dân, trong khi các tệ nạn xã hội, đạo đức vẫn không được cải thiện. Anh tiếp tục nhận định:
“Bây giờ ở cái thời đại công nghệ thông tin tràn ngập, người dân họ đã thấy rõ cái bản chất của việc này rồi. Nó chỉ còn là hình thức, là tấm biển treo thôi, do đó càng bỏ nhanh càng tốt”.
Các chuyên gia về xã hội học cũng có nhận định rằng, tệ nạn xã hội và đạo đức xã hội tại Việt Nam đang xuống cấp một cách trầm trọng, và những nét văn hóa của người Việt ngày càng mai một theo thời gian. Nếu không có sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội thì đạo đức xã hội và văn hóa của người Việt sẽ càng lún sâu hơn.

Tư duy và lợi ích nhóm cản trở cổ phần hóa

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2015-12-09  
Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng và đã bị xóa sổ năm 2013
Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng và đã bị xóa sổ năm 2013  Photo tinmoi.vn
Hướng tới nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã tiêu tốn quĩ thời gian 25 năm mà vẫn dở dang con đường tư nhân hóa được ngụy trang với tên gọi cổ phần hóa. Vì sao xảy ra sự trì chậm này và chương trình  cổ phần hóa một cách chưa thực chất đã mang lại những hệ lụy gì.
Không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa DNNN
Đảng và Nhà nước Việt Nam thường sử dụng nhóm từ gọi là những yếu tố do lịch sử để lại khi xảy ra các vấn đề trì trệ và sửa đổi chậm. Trước cuộc đổi mới lịch sử 1986, Việt Nam có 12.000 doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.  Gần 30 năm sau, đầu năm 2014 Việt Nam còn 1.200 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Xét về qui mô khối lượng thì đã giảm đi rất nhiều, nguyên do thời kỳ bao cấp toàn bộ doanh nghiệp lớn nhỏ đều là quốc doanh. Thực tế sau đổi mới, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, một số lớn doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ được cổ phần hóa, nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối.
Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa thực chất vẫn do Nhà nước lãnh đạo và nắm số lượng cổ phần hơn 51% thậm chí 80%-90% . Thí dụ điển hình, trong giai đoạn từ 1992 đến 2004 có 2.025 Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, nhưng tổng số tiền thu được chỉ khoảng 800 triệu USD. Hoặc theo tài liệu trên trang mạng Đầu tư Chứng khoán, 10 thương vụ cổ phần hóa lớn nhất giai đoạn 2005-2011 cũng chỉ là 1,4 tỷ USD và sau cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm phần vốn rất lớn của 9 doanh nghiệp quan trọng, số cổ phần bán ra cho tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%.
Nguyên nhân nào khiến ba thập niên với biết bao nghị quyết của Đảng và Nhà nước mà vẫn không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, dù đây là một mấu chốt quan trọng của cải cách thể chế. Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, điều đầu tiên là cho đến bây giờ ĐCS và Nhà nước VN vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Trong kinh tế Nhà nước thì Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng hàng đầu, khi vẫn còn tính họ nằm trong khu vực chủ đạo thì rất khó cổ phần hóa
Bà Phạm Chi Lan
“ Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, điều đầu tiên là cho đến bây giờ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Trong kinh tế Nhà nước thì Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng hàng đầu, khi vẫn còn tính họ nằm trong khu vực chủ đạo thì rất khó cổ phần hóa hoặc cải cách họ một cách triệt để được. Nhiều khi Chính phủ còn coi Doanh nghiệp Nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô để thực hiện các chính sách kinh tế ..v..v.. Nếu suy nghĩ coi trọng Doanh nghiệp Nhà nước như vậy sẽ đi cùng với việc muốn giữ một khu vực Doanh nghiệp Nhà nước lớn, chứ không sẵn sàng thực hiện tái cơ cấu như đã đề ra. Đấy là điều thứ nhất về tư duy như vậy là vẫn chưa thay đổi về cách nhìn nhận đối với Doanh nghiệp Nhà nước và đối với Khu vực Kinh tế Nhà nước nói chung.”
Bên cạnh vấn đề tư duy chưa thay đổi về vai trò lãnh đạo nền kinh tế của Doanh nghiệp Nhà nước. Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh tới một yếu tố đặc biệt quan trọng khác. Bà nói:
Công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk
“ Điều thứ hai là lợi ích nhóm chắc chắn có ở đây, cả khu vực Doanh nghiệp Nhà nước cộng lại thì có thể nói cũng là một nhóm lợi ích lớn. Khi họ có lợi ích rất nhiều trong việc được quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn lực của quốc gia. Cho đến nay Doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn đang sử dụng khoảng 50% tổng nguồn vốn của đất nước, kể cả nguồn tín dụng cũng như vốn của khu vực công hay vốn ODA chẳng hạn, họ còn sử dụng một nguồn lực rất lớn và với cách làm ăn thua lỗ, nó có thể lỗ cho doanh nghiệp nhưng tiền có thể chảy về túi của một số ai đó có quyền lực. Rõ ràng những nhóm lợi ích này họ thích một cơ chế mù mờ như hiện nay hơn một cơ chế dứt khoát Doanh nghiệp Nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của cả xã hội, phải chấp nhận những điều kiện như là TPP đang đưa ra đối với Doanh nghiệp Nhà nước.”
Sự thảm bại của doanh nghiệp nhà nước
Nền kinh tế tài chánh lâm vào trì trệ do cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và sự thảm bại của một số Tập đoàn kinh tế Tổng Công ty Doanh nghiệp Nhà nước, điển hình là sự kiện Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng và bị xóa sổ. Năm 2012 Việt Nam tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước.
Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành của Doanh nghiệp Nhà nước là những biện pháp quan trọng trong chương trình tái cơ cấu. Theo mục tiêu đề ra, thoái vốn ngoài ngành phải hoàn tất vào ngày 31/12/2015,  nhưng cũng như vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành của Doanh nghiệp Nhà nước cũng lỗi hẹn.
Việt nam khác với các nước nếu mà nói tư nhân hóa thì dị ứng, có nghĩa là trái với xã hội chủ nghĩa. Cách tư duy như vậy cũng là lỗi thời không đúng
PGSTS Ngô Trí Long
Liên quan đến hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, vào trung tuần tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Trịnh Đình Dũng trình bày trước Quốc cho biết, khu vực Doanh nghiệp Nhà nước hiện vẫn còn rất nhiều vốn phải thoái từ 1,2 - 1,3 triệu tỷ đồng. Theo lời ông Bộ trưởng, tính chung cả giai đoạn từ 2000 đến nay mới bán khoảng 5% vốn cần phải rút về, tức vào khoảng 55 đến 57 nghìn tỷ đồng.  Bộ trưởng nhìn nhận chương trình chưa thành công dù đã nỗ lực hết sức. Riêng  giá trị phần vốn nhà nước bán được trong giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 27.000 tỷ đồng, thu về 35.169 tỷ đồng, lãi hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, 27 ngàn tỷ này chỉ tương đương khoảng 2,1% vốn nhà nước tại DN cần phải thoái. Cùng với vấn đề thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Doanh nghiệp Nhà nước, năm 2015 ghi nhận khủng hoảng ngân sách trầm trọng và Chính phủ chỉ đạo bán hết cổ phần Nhà nước ở 10 doanh nghiệp lớn đã cổ phần hóa, trong đó có đại công ty Vinamilk là một trong những gương mặt nổi bật.
Nhận định về vấn đề liên quan, PGSTS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội phát biểu:
“ Việt nam khác với các nước nếu mà nói tư nhân hóa thì dị ứng, có nghĩa là trái với xã hội chủ nghĩa. Cách tư duy như vậy cũng là lỗi thời không đúng, cho nên hiện nay yêu cầu thoái vốn nhà nước đối với những lĩnh vực mà nhà nước không cần đầu tư, mà tư nhân có thể đầu tư vào thì cần phải thoái. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng với cơ chế thị trường. Điều này thể hiện việc chú ý tới động lực phát triển khu vực tư nhân. Nhưng việc thực thi có đúng hay không thì hãy chờ đợi, nghe thì biết để đó thôi.”
Nhiều chuyên gia trong đó có bà Phạm Chi Lan cho rằng tư duy Kinh tế Nhà nước chủ đạo nền kinh tế và nhóm lợi ích đã làm chậm tiến trình cổ phẩn hóa, tái cơ cấu khu vực Doanh nghiệp Nhà nước. Tuy vậy Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới.
Bằng vào số nợ phải trả năm 2014 lên tới hơn 1,7 triệu tỷ đồng tương đương 44,2% GDP của 781 doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100%, sẽ có thể lý giải sự sốt ruột như thế nào của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng . Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 11/2015 vừa qua, ông Dũng đã chỉ đạo các Bộ ngành đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa thoái vốn ở các Doanh nghiệp Nhà nước. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây sự chú ý đặc biệt trong công luận, xin trích nguyên văn: “Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết quan trọng khác.”