Thursday, November 13, 2014

Năm thanh tra giao thông ăn tiền mãi lộ gần 1.4 tỷ đồng

HẢI PHÒNG (NV) Bằng cách bắt chẹt, sửa chữa nội dung của những xe vi phạm luật giao thông, 5 cán bộ thanh tra giao thông CSVN đã đút túi hơn 1.35 tỷ đồng.
Theo tờ Lao Ðộng, ngày 13 tháng 11, tòa án thành phố Hải Phòng mở phiên tòa xét xử 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ thanh tra giao thông, thuộc Sở Giao Thông Vận Tải Hải Phòng gồm: Ðinh Viết Hùng, chánh Thanh tra; Bùi Mạnh Tuấn, đội trưởng Ðội Thanh Tra Giao Thông số 5; Vũ Hoàng Tùng, Lưu Tuấn Dương và Phạm Hồng Khang là các thanh tra viên, Ðội thanh tra giao thông số 5, về các tội danh: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”



Các bị cáo tại phiên tòa. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo cáo trạng: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trong 2 năm 2011 và 2012, ông Tuấn thống nhất với ông Tùng, ông Dương và ông Khang dùng thủ đoạn sửa chữa, lập sai biên bản vi phạm hành chính.
Khi kiểm tra, phát hiện lái xe vận chuyển hàng hóa quá tải, vượt thẩm quyền xử phạt của mình, các cán bộ này lập biên bản vi phạm hành chính ban đầu, ghi đúng trọng lượng hàng hoặc trọng lượng hàng/tải trọng thiết kế xe ô tô, nhưng chưa ghi số tải trọng vượt quá quy định.
Mục đích để khi lái xe có nguyện vọng xin miễn tước bằng lái thì yêu cầu lái xe phải nộp cho tổ công tác các khoản tiền gồm: Mức phạt theo thẩm quyền của chánh thanh tra từ 750 ngàn đồng đến 2.5 triệu đồng và tiền bồi dưỡng cho tổ công tác.
Sau đó các thanh tra viên, đội trưởng cố tình lập sai hoặc sửa biên bản vi phạm để mức quá tải thuộc thẩm quyền xử phạt của mình và ra quyết định xử phạt hành chính 250 ngàn đồng/biên bản. Số tiền này được nộp về kho bạc nhà nước CSVN. Số tiền còn lại được các thành viên chia nhau.
Quá trình điều tra, công an hiện 4 đối tượng trên đã sửa chữa 688 biên bản vi phạm hành chính, ban hành 688 quyết định xử phạt trái pháp luật để lấy số tiền 1.359 tỷ đồng chia nhau.
Riêng ông Ðinh Viết Hùng, từ khi được bổ nhiệm chánh thanh tra vào tháng 4, 2011, đến tháng 12, 2013 (bị bãi miễn chức vụ) đã không phát hiện, xử lý các sai phạm của cấp dưới làm thất thoát ngân sách nhà nước 1.359 tỷ đồng.
Kết thúc phiên xử tòa tuyên phạt: bị cáo Hùng 15 tháng tù treo; bị cáo Tuấn 6 năm 6 tháng tù, phạt tiền 30 triệu đồng; bị cáo Tùng 4 năm 6 tháng tù, phạt tiền 20 triệu đồng; bị cáo Dương 3 năm tù, phạt tiền 10 triệu đồng; bị cáo Khang 18 tháng tù. Gia đình các bị cáo đã tự nguyện nộp lại gần 1.3 tỷ đồng. (Tr.N)

Hồng Kông: Người biểu tình dự tính bao vây Tòa Lãnh Sự Anh

Hong Kong (AFP) - Thành phần sinh viên tranh đấu ở Hồng Kông dự trù sẽ chiếm đóng các con đường quanh tòa lãnh sự Anh để bày tỏ sự bất bình về việc London có vẻ không quan tâm đến phong trào tranh đấu đòi dân chủ nơi đây.
Người biểu tình vẫn tiếp tục chiếm đóng khu trung tâm thành phố. (Hình: Getty Images)

Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông đang gia tăng áp lực để buộc người tranh đấu phải từ bỏ nơi chiếm đóng và trở về nhà.

Dự tính này được loan báo sau khi Tổng Thống Barack Obama nói rằng Mỹ không dính dáng đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, dù rằng Trung Quốc cáo buộc rằng các thế lực ngoại quốc có liên hệ vào việc này.

Thành phần lãnh đạo Hồng Kông đã yêu cầu người biểu tình rời khỏi các địa điểm tập trung lớn đang khiến một số nơi ở thành phố này bị tê liệt từ hơn sáu tuần nay.

Hôm Thứ Hai, tòa án Hồng Kông cũng ra phán quyết nói rằng cảnh sát được quyền bắt giữ những ngừơi biểu tình chống lệnh cảnh sát không chịu giải tán.

Thành phần tranh đấu cho hay họ muốn bày tỏ sự phẫn nộ đối với Anh vì không phản đối việc Trung Quốc vi phạm những gì đã ký kết khi Anh trao trả Hồng Kông lại cho Bắc Kinh vào năm 1977, vốn để bảo vệ hệ thống xã hội và cách sinh sống của người dân Hồng Kông.

“Chúng tôi phẫn nộ về sự quay mặt làm ngơ của chính quyền Anh, vốn trong nhiều năm nay luôn chối bỏ sự kiện Trung Quốc vi phạm điều thỏa thuận khi can dự vào nội tình chính trị Hồng Kông,” theo lời Anna-Kate Choi, điều hợp viên của nhóm tổ chức việc bao vây tòa lãnh sự Anh. (V.Giang)
11-12-2014 6:33:25 PM

Cả ngàn hệ thống camera an ninh ở Việt Nam bị xâm nhập

VIỆT NAM (NV) - Tính theo địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, có khoảng 935 hệ thống camera an ninh đã bị xâm nhập và theo dõi. Con số này được công bố trên website “insecam.com” có địa chỉ IP tại Nga. 

Hệ thống camera an ninh của một trường mầm non tại Cần Thơ bị xâm nhập.(Hình: báo Lao Động)

Thông tin gần một ngàn hệ thống camera an ninh tại Việt Nam bị xâm nhập được công bố ngay sau vụ việc VC Corp bị tấn công chưa lâu, thêm một lần cảnh báo về công tác bảo mật của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tờ Lao Động cho biết, ngày 11 tháng 11, khi tìm hiểu trên website insecam.com, có thể thấy nhiều hình ảnh được cập nhật theo thời gian thực từ các tổ chức, đơn vị bị rò rỉ.

Cụ thể, hình ảnh được cập nhật của một hệ thống camera an ninh tại tỉnh Bắc Ninh là một cửa hàng đang trưng bày nhiều hàng hóa. Còn tại tỉnh Cần Thơ nơi bị xâm nhập là một trường mẫu giáo, với hình ảnh các cháu đang nằm xếp lớp ngủ trưa trong ngày...

Theo ông Ngô Tuấn Anh, phó chủ tịch Bkav phụ trách an ninh mạng, đã tìm hiểu và xác định được từng địa chỉ IP camera an ninh cụ thể tại Việt Nam bị xâm nhập và theo dõi với đa phần là các trường mẫu giáo, một số cửa hàng, nhà xưởng...

Cũng theo ông Tuấn Anh, khi hệ thống bị xâm nhập như thế thì cũng hoàn toàn có thể bị kiểm soát và điều khiển, có thể kết nối một nguồn phát hình ảnh giả lên màn hình để “che mắt” lực lượng an ninh của các doanh nghiệp, nhằm thực hiện cuộc xâm nhập hành động trực tiếp.

Theo dõi trên insecam.com, nhận thấy số lượng hệ thống camera an ninh dao động khoảng từ 935 xuống 733 tùy thời điểm, cho thấy có yếu tố tác động của đường truyền, hoặc cũng có thể một số nơi đã khắc phục bằng cách cấu hình lại hệ thống cùng với mật khẩu.

Website chuyên về công nghệ TechCrunch cho biết, các hệ thống camera an ninh bị xâm nhập hầu hết xuất phát từ lỗ hổng sử dụng mật khẩu mặc định ban đầu như “admin:admin,” “admin:12345,” do đó rất dễ bị theo dõi.

Ông Tuấn Anh cảnh báo, hiện trên mạng có rất nhiều công cụ phục vụ cho việc rà quét các dãy IP và có thể xác định được những IP của camera an ninh. Vì thế nếu các tổ chức, đơn vị vẫn để nguyên cấu hình mặc định, thì gần như để ngỏ cửa cho đối tượng xấu xâm nhập vào hệ thống, và nếu chúng có ý đồ không tốt hay nhằm vụ lợi thì những hình ảnh, thông tin riêng tư gia đình hoặc nội bộ của tổ chức có thể bị rò rỉ, phát tán...

Biện pháp phù hợp để bảo mật hệ thống camera an ninh là sử dụng biện pháp kỹ thuật như thêm hệ thống xác thực là mạng riêng ảo VPN hay chữ ký số..., chứ không nên trực tiếp kết nối hệ thống camera với Internet mà không qua giải pháp kĩ thuật bảo mật.

Theo ông Nguyễn Duy Ngọc, chủ tịch Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, hiện nước này đã trở thành một điểm nóng trong lĩnh vực an toàn thông tin tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương. (Tr.N)
11-12-2014 3:30:06 PM

Bốn chữ 'không' tồi tệ trong giao thông ở Việt Nam

TỔNG HỢP (NV) - Giao thông ở Việt Nam ngày càng tồi tệ không chỉ do nhà cầm quyền tham nhũng, yếu kém, mà còn do văn hóa giao thông “4 không” mất căn bản của người dân...

Với tinh thần “Tưởng nhớ người đi - vì người ở lại,” ngày 9 tháng 11, hàng ngàn người đến dự đại lễ cầu siêu tưởng niệm những người chết bởi tai nạn giao thông được tổ chức tại Sài Gòn.

Đây là đại lễ bày tỏ niềm thương xót những người không may thiệt mạng, đồng thời chia sẻ đau thương, mất mát với những gia đình nạn nhân.

Chuyện giao thông ở các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay càng nói càng bàn càng rối càng không hiểu nổi.

Gạt bỏ những thứ chung chung, cứ nói đến giao thông là nói đến văn hóa giao thông. Mà văn hóa giao thông cụ thể là gỉ?

Với người dân, chuyện về văn hóa giao thông là 4 chữ “không”: không sợ; không nhường; không xếp hàng và không biết ngại.

“Không sợ” là vấn đề nhận thức. Không sợ nên chạy xe bạt mạng, lạng lách, băng qua đầu xe, quay đầu đột ngột, sang đường bất chợt, uống rượu lái xe...

“Không nhường” là vấn đề thái độ ứng xử. Đường của chung, mạnh ai nấy cứ lấn tới, thấy chỗ nào trống cũng cố dí đầu xe vào dù chỉ để hơn nửa bánh xe, rồi đè đầu xe người khác mà chạy, bất kể lịch sự, bất chấp văn minh.

Không nhường kết hợp với cái “không sợ,” thế là sẵn sàng dí đầu xe gắn máy của mình vào ngay trước đầu xe hơi.

“Không xếp hàng” là vấn đề về hành vi. Việc này diễn ra từ nhà ra phố nên người Việt khi ra đường sẵn sàng tìm cách lấn làn, chèn đầu xe người khác khi chờ đèn đỏ đã trở nên phổ biến. Xe sau chèn xe trước, kiểu cài thế răng lược ở các nút giao thông và rồi kẹt xe. Đường hẹp cũng kẹt mà đường rộng cũng thông.

“Không biết ngại” là vấn đề đạo đức. Trời mưa cứ lao xe vào vũng nước với tốc độ cao, nước bẩn văng tung tóe, ai trúng ráng chịu. Chèn đầu xe lấn làn gây kẹt cho cả đám người, ai nhắc thì quay ra sửng cồ, to tiếng. Đường là của thiên hạ, nên cứ thế mà tạt nước, mà vứt rác... Hành vi sai đã đáng phê, biểu hiện đạo đức còn đáng trách hơn nhiều.

Còn với nhà cầm quyền thì sao? Cũng là chuyện về 4 chữ “không”: không khoa học; không nhất quán; không nghiêm và không đàng hoàng.

“Không khoa học” thì đã rõ, chỉ cần xem cách bố trí đèn giao thông ở Việt Nam cũng đủ biết. Đèn xanh, hai dòng xe ngược chiều cùng xông tới, các làn xe rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng cùng nhận lệnh xung phong. Xe nọ đè đầu xe kia, cài qua cài lại đến hết lượt đèn chỉ đi được vài chiếc.

Trong tình cảnh đó, người tham gia giao thông sẵn sàng chơi trò liều mạng không sợ hoặc láu cá bằng mọi cách để qua được nút đèn nhanh nhất. Thế là đè đầu xe người khác để vượt đèn, rồi thì người này chạy xe đàng hoàng nhưng bị kẻ chạy xe ít đàng hoàng hơn chửi...

“Không nhất quán” lại càng rõ. Mỗi chuyện đèn đỏ quẹo phải mà chỗ được phép, chỗ không; lúc được phép lúc không; giờ cao điểm được giờ bình thường thì không. Vậy nên dân tình đi xe quen chơi trò hên xui, còn lực lượng làm nhiệm vụ thì tùy cơ hội thuận tiện mà thổi còi “làm luật.”

“Không nghiêm” là vì muốn nghiêm cũng không nghiêm nổi. Lúc cao điểm là lúc cần người dân tuân thủ luật lệ nhất, thì lại là lúc gần như người dân được phép lấn làn xe, rướn đèn, chạy ngược chiều...vì cảnh sát giao thông kẹt nhiệm vụ điều khiển, không thể phạt nổi. Thậm chí, có trường hợp người đi đường còn chủ động chỉ cho người chạy xe đi trái luật.

“Không đàng hoàng” là chuyện đạo đức của những người thực thi công vụ. Núp và canh bắt những lỗi sơ suất không đáng của người đi đường để làm luật, trong khi những lỗi nghiêm trọng thì lại hầu như không bắt được. (Tr.N)

11-12-2014 3:37:15 PM

Mỹ khởi động chiến lược triển khai tàu chiến mới tại châu Á

Theo Reuters, đợt triển khai kéo dài 16 tháng tới đây của tàu USS Fort Worth, tàu chiến bảo vệ bờ biển mới do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, là sự khởi động cho một chiến lược mới của Hải quân Mỹ vốn được tuyên bố là sẽ tiết kiệm hơn và giúp duy trì sự hiện diện ở nước ngoài, bất chấp việc ngân sách ngày càng bị siết chặt.
Tàu USS Fort Worth của Hải quân Mỹ. (Nguồn: boatnerd.com)

Đại tá Randy Garner, Phó Đề đốc của Đội tàu chiến tuần duyên số 1, cho biết Hải quân Mỹ có kế hoạch thành lập ba nhóm thủy thủ đoàn cho mỗi cặp tàu chiến tuần duyên và luân chuyển bốn tháng một lần. 

Đây là một sự cắt giảm đáng kể so với quân số hiện nay vốn cho phép thủy thủ đoàn lưu lại tàu của họ. 

Theo Đại tá Garner, tàu USS Fort Worth dự kiến sẽ được điều tới Singapore và khu vực Thái Bình Dương vào ngày 17/11 tới./.
Thứ Năm, ngày 13/11/2014 - 21:11
Theo Vietnam+

Báo Campuchia: Sáu người Việt bị phạt tù vì mua bán dâm ở Phnom Penh

 Thành Đạt (theo Cambodiadaily) - Thứ Năm, ngày 13/11/2014 - 16:12
(PLO) – Tờ Cambodaily đưa tin, hôm thứ Tư (12-11) sáu công dân Việt Nam đã được chuyển đến nhà tù Prey Sar, bắt đầu chịu hình phạt từ 7 đến 10 năm tù. Sáu phạm nhân bị kết tội mua bán mại dâm liên quan đến trẻ vị thành niên, tại hai nhà chứa ở Phnom Penh (Campuchia) đội lốt cơ sở massge.
Hôm thứ Tư, Thẩm phán Tòa án thủ đô Phnom Penh - Kor Vandy đã tuyên phạt 7 bị cáo người Việt Nam, trong đó có 6 người đàn ông và 1 người phụ nữ với tội danh tham gia hoạt động mua bán mại dâm tại hai cơ sở massage trá hình ở Phnom Penh.
Thẩm phán Vandy cho biết: "Họ bị kết án theo Điều 289 của Bộ luật hình sự Campuchia quy định mức hình phạt đối với tội danh mua bán mại dâm trẻ vị thành niên". Theo đó, hình phạt tối đa được quy định tại Điều 289 là 15 năm tù giam. 

 Mua bán mại dâm tại hai cơ sở massage ở Phnom Penh, sáu người Việt bị phạt 7-10 năm tù. Ảnh minh họa
Sau buổi tuyên án, các phạm nhân đã được chuyển đến nhà tù Prey Sar để thụ án. Trong đó, ba bị cáo: Nguyễn Yandong, 32 tuổi; Nguyễn Dinga, 26 tuổi và Lê Chantha, 31 tuổi bị kết án 10 năm tù. Ba người còn lại là Heng Chhay, 26 tuổi; Yoeun Vikhen, 48 tuổi, và Nguyễn Thị Yong, 39 tuổi người phụ nữ lãnh mức án 7 năm tù.
Tên còn lại, Sok Meng, kẻ đã tiếp tay cho thuê cả hai địa điểm mại dâm trên hiện vẫn đang bị truy nã. 
Được biết, hang ổ mại dâm do nhóm người Việt Nam quản lí đã bị triệt phá trong cuộc tấn công bất ngờ của cảnh sát vào hai cơ sở massage trên Sotheuaros Boulevard ở huyện Chamkar Mon và phố 63 ở quận Daun Penh vào tháng 10 năm ngoái
Bản án được thành lập sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của bộ phận chống buôn người của Bộ Nội vụ kết hợp với Cơ quan Tư pháp quốc tế (IJM) và Tổ chức bảo vệ trẻ em NGO.
IJM nhận định, các nhà thổ đã được điều hành bởi một mạng lưới buôn bán và khai thác khét tiếng mang quốc tịch Việt nam. 
Họ công khai mua bán mại dâm qua biên giới bao gồm phụ nữ trẻ Việt Nam và trẻ vị thành niên.  IJM cho biết thêm:" Sáu trong số 20 phụ nữ bị lừa ép mua dâm được tìm thấy nằm trong độ tuổi dưới 18.” 
Thành Đạt (theo Cambodiadaily)

Thượng đỉnh ASEAN không đạt nhiều tiến bộ trong các vấn đề then chốt

Lãnh đạo các nước ASEAN. Từ trái: Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong chụp hình lưu niệm trong lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Myanamr, ngày 12/11/2014.
Lãnh đạo các nước ASEAN. Từ trái: Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong chụp hình lưu niệm trong lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Myanamr, ngày 12/11/2014.

Steve Herman
Các nhà lãnh đạo Á Châu và các đối tác trong khu vực không đạt được mấy tiến bộ trong các vấn đề then chốt như tranh chấp Biển Đông và mậu dịch khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô của Myanmar. Thông tín viên VOA Steve Herman tường trình từ Naypyitaw về ngày chót hội nghị thượng đỉnh Đông Á và ASEAN.
Không có thông báo nào quan trọng sau hai ngày họp bàn về nhiều vấn đề.
Một số thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã hy vọng có tiến bộ đáng kể về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính cưỡng hành. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ vùng biển, và bác bỏ khẳng định chủ quyền của một số quốc gia ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN sẽ theo đuổi một “đường lối song hành theo đó các cuộc tranh chấp cụ thể sẽ được giải quyết qua thương lượng và hội ý với các nước có liên quan trực tiếp.” Hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ được Trung Quốc và các nước ASEAN “cùng tôn trọng.”
Người chủ trì hội nghị, Tổng thống TCác nhà lãnh đạo Á Châu và các đối tác trong khu vực không đạt được mấy tiến bộ trong các vấn đề then chốt như tranh chấp Biển Đông và mậu dịch khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô của Myanmar. Thông tín viên VOA Steve Herman tường trình từ Naypyitaw về ngày chót hội nghị thượng đỉnh Đông Á và ASEAN.
Không có thông báo nào quan trọng sau hai ngày họp bàn về nhiều vấn đề.
Một số thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã hy vọng có tiến bộ đáng kể về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính cưỡng hành. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ vùng biển, và bác bỏ khẳng định chủ quyền của một số quốc gia ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN sẽ theo đuổi một “đường lối song hành theo đó các cuộc tranh chấp cụ thể sẽ được giải quyết qua thương lượng và hội ý với các nước có liên quan trực tiếp.” Hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ được Trung Quốc và các nước ASEAN “cùng tôn trọng.”
Người chủ trì hội nghị, Tổng thống Thein Sein của Myanmar, nói bộ quy tắc ứng xử vẫn còn trong nghị trình của ASEAN.
Tổng thống Myanmar Thein Sein nói bộ quy tắc ứng xử vẫn còn trong nghị trình của ASEAN.
Tổng thống Myanmar Thein Sein nói bộ quy tắc ứng xử vẫn còn trong nghị trình của ASEAN.
Ông Thein Sein nói: “Tất cả các nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thực hiện sớm một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông và tuyên bố năm 2015 sẽ là năm để hợp tác kết thúc sớm việc này.”
Cũng có những cuộc họp bàn ở hành lang về kế hoạch mới đây của Trung Quốc định hợp tác với 21 nước để thành lập một ngân hàng phát triển mới với 50 tỷ đôla. Một số chính phủ coi Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á Châu như một đối thủ của Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nói với đài VOA rằng ngân hàng mới do Trung Quốc đứng đầu nên áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về việc thâu tóm, bảo vệ môi trường và bảo vệ xã hội cho các dự án của họ.
Ông Nakao nói: “Còn quá sớm để bàn về những khái niệm cụ thể về hợp tác. Nhưng nếu ngân hàng được thành lập, chúng tôi sẵn sàng cứu xét việc hợp tác thích đáng.”
Hợp tác là khẩu hiệu liên tục tại ASEAN, mà giới chỉ trích cho là hiệp hội tìm cách che giấu mọi xung đột.
Chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Á Châu Takehiko Nakao.
Chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Á Châu Takehiko Nakao
Tình trạng thiếu kịch tính – mà vì thế – những tin tức quan trọng, dường như đề ra một thách thức cho gần 1500 ký giả đã bị ngăn không cho đến gần các nhà lãnh đạo.
Một ký giả Indonesia có nhận xét: “Thật là buồn ngủ. Đúng vậy, như quý vị thấy, chúng tôi chẳng làm gì được ở đây bởi vì tất cả mọi thứ, chúng tôi đều không tường thuật được. Mọi sự trở nên nhàm chán.”
Tuy nhiên, đối với các nhà lãnh đạo, giá trị của các cuộc họp thượng đỉnh này không phải nằm trong các thông tư hay các thông cáo báo chí, mà là cơ hội để gặp mặt nhau, cả bạn bè và láng giềng, cũng như những người xa lạ hơn về mặt quan hệ và địa lý.

Lời nói xứng với trụ sở hoành tráng

Theo dõi cuộc họp cuối năm của Quốc hội trong ngôi nhà mới, đang ngán ngẩm nghe các ông nghị đối xử thô bạo với nhau, bảo nhau là “ngu”, “thậm ngu”, có ông chửi cả ngành luật sư, rằng họ chỉ “bênh vực người có tiền”, bị dọa đưa ra tòa án để kiện…thì vang lên một tiếng nói hiếm hoi, ngay thẳng và sâu sắc.
Trước hết xin hãy nghe nội dung của lời phát biểu quý hiếm này trong phiên họp 1/11.
Trước hết vị đại biểu này cho rằng cái cần thay đổi trước hết hiện nay là đổi mới mô hình kinh tế; cái mô hình hiện nay - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - là bế tắc.
Trong cuộc họp Quốc hội lần trước chính ông đã có nhận định độc đáo, làm cả phòng họp ngỡ ngàng một lúc lâu, rằng: Chúng ta cứ bảo nhau đi tìm cái định hướng XHCN xem nó ra sao, tất cả chỉ mất công vô ích, vì nó có đâu mà tìm! Cả Quốc hội lặng đi trước một sự thật, nhưng sau đó không có gì thay đổi cả. Sức ỳ của tập thể tự nhận có quyền lãnh đạo đất nước xem ra không gì có thể lung lay. Nay ông lại nhắc lại và có ý kiến thêm rằng, thay mô hình chưa đủ, còn phải thay đổi cả thiết chế chính trị, nghĩa là “thay đổi thể chế”. Ai cũng hiểu tuy chưa nói thật rõ, đây là điều Bộ Chính trị đã khoanh vùng, gọi là vùng cấm, không đảng viên nào được nghĩ đến, nói đến, vì thể chế hiện nay là thể chế độc đảng, là thể chế chuyên chính vô sản, chế độ chính trị hiện nay là chế độ đảng trị, đảng thống nhất nắm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn nghiêm cấm quyền thứ tư là Tự do ngôn luận, đặt Cương lĩnh đảng lên trên Hiến pháp.
Lần này ông nói rõ rằng “chất lượng phát triển, động lực phát triển có vấn đề” và “nguy cơ tụt hậu rất nghiêm trọng”. Theo ông thì dù cho có phát triển đều đặn đạt 8 hay 9% một năm thì 40 năm nữa ta mới bằng Nam TriềuTiên hiện nay. Không thay tư duy, trí tuệ, thay thể chế thì bế tắc.
Có thể nói vị đại biểu Quốc hội này đã suy nghĩ kỹ và có tư duy chính trị thông nhất với các kiến nghị và thư ngỏ của đông đảo trí thức, đảng viên CS về xây dựng Hiến pháp mới, về bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước, về tôn trọng nhân quyền và quyền công dân, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản là từ bỏ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, từ bỏ chủ nghĩa CS đã bị cả thế giới lên án là tội ác chống nhân loại, thật lòng xây dựng nền dân chủ pháp trị hiện đại.
Vẫn chưa hết, vị đại biểu này cuối cùng làm cả phòng họp sửng sốt khi ông lập luận rằng tài nguyên quốc gia quý nhất không phải là tài nguyên vật chất (như đất đai, khoáng sản, thủy hải sản, tiền bạc ngân sách, nguồn FDI và ODA) mà là tài nguyên con người, là trí tuệ, là bộ máy lãnh đạo, tổ chức gọn nhẹ, trong sạch, có tài năng, là việc tìm kiếm, phát hiện và tuyển mộ nhân tài, cán bộ thật sự có năng lực ở mọi cấp.
Nhiều nhà báo có mặt ghi nhận rằng cả hội trường đã lặng đi đến 20 phút, nghĩa là lâu, lâu lắm, sau cú điểm huyệt táo bạo và tâm huyết này của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ủy viên Trung ương đảng CS, có thể nói là “bộ trưởng tay hòm chìa khóa của chính phủ”, có điều kiện nắm vững không ai bằng tình hình phát triển của đất nước.
Rất đáng tiếc là lãnh đạo Quốc hội đã không đi sâu thảo luận nội dung phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Đây là lời phát biểu hay nhất, súc tích nhất, có giá trị thiết thực nhất, mới mẻ xứng đáng với ngôi nhà hoành tráng mới của Quốc hội. Đây cũng là lời phát biểu hợp lòng dân, có trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của một trí thức của thời đại, tư duy mới mẻ, không ngại mất lòng lãnh đạo, không ngại có thể bị mất ghế, thậm chí bị chỉ định đi học bổ túc một khóa ở học viện chính trị mang tên Mác - Lênin và Hồ Chí Minh.

Báo chí lề phải nói chung bỏ qua lời phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Nhưng Google và Saigonbao.com dành cho lời phát biểu này giá trị xứng đáng, trích và bình luận mở rộng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 

Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm

Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ vừa hoàn tất chuyến công du Việt Nam tuyên bố Hà Nội không thể gặt hái các quyền lợi quan trọng từ mối quan hệ với Washington đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm.
Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski vào hạ tuần tháng 10 diễn ra ngay sau khi Hà Nội trục xuất tù nhân bất đồng chính kiến Điếu Cày sang Mỹ giữa lúc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam và đôi bên đang nỗ lực hoàn tất Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ khi về lại Hoa Kỳ, ông Malinowski khẳng định dù Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yêu cầu Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng kế sách của Hà Nội thả vài người đổi chác quyền lợi khi cần thiết rồi lại bắt thêm nhiều người khác sẽ không lấy điểm được với Washington cũng như không mang lại TPP cho Việt Nam. Ông Malinowski nhấn mạnh mức độ phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn tùy thuộc vào tốc độ cải cách nhân quyền, cải tổ luật lệ của Việt Nam.
VOA: Xin ông vui lòng tóm tắt thành quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi ở Việt Nam trong 5 ngày, gặp gỡ nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Công an, các giới chức trong đảng cộng sản, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động, và những tù nhân lương tâm vừa được phóng thích. Thành quả chính của chuyến đi là tôi đã chuyển tải tới nhà nước Việt Nam thông điệp rất rõ ràng của chính phủ Mỹ rằng chúng tôi muốn bang giao Việt-Mỹ tốt đẹp hơn, một mối quan hệ sâu rộng-vững chắc như những mối quan hệ mà Hoa Kỳ đang có với các nước bạn thân thiết nhất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để được như vậy, Việt Nam nhất thiết phải có tiến bộ về nhân quyền. Tôi đã có dịp trao đổi với quan chức Việt Nam về những điều chúng tôi mong nhìn thấy họ thực hiện trong thời gian sắp tới.  
VOA: Phản hồi của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi tốt đẹp. Phía Việt Nam cũng muốn biết quan điểm và trông đợi của phía Mỹ. Chính phủ Việt Nam hết sức mong muốn xây dựng một mối quan hệ an ninh-kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng chúng tôi không muốn tiến tới quá nhanh để rồi bị ngã lui. Để có được mối quan hệ bền vững với thời gian, hơn là một mối quan hệ đổi chác, cần đảm bảo rằng đôi bên có một nền tảng những giá trị chung, cùng tin tưởng, hướng tới một điều chung chứ không phải là đối nghịch với nhau trong cùng một điều.
VOA: Còn những quan tâm cụ thể nào khác mà ông đã nêu ra với chính phủ Việt Nam và Hà Nội hồi đáp thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi đã nêu một số vấn đề cụ thể. Chúng tôi đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị. Chúng tôi bày tỏ mong muốn được thấy Việt Nam trả tự do cho những người bị cầm tù vì thể hiện quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tôi đã nhấn mạnh với Hà Nội rằng hành động phóng thích thôi là chưa đủ nếu như họ vẫn tiếp tục bắt giam công dân như vậy. Cho nên, điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy là tiến bộ trong việc cải cách luật lệ, đặc biệt là các điều luật về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự được Việt Nam dùng để sách nhiễu, bắt giam, và cầm tù công dân chỉ vì những hoạt động ôn hòa. Chính phủ Hà Nội nói họ thật sự muốn làm cho khung pháp lý của Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình sự, phù hợp với chính bản Hiến pháp vừa thông qua năm 2013 và tương xứng với các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận về việc này và đang chờ xem mọi chuyện sắp tới sẽ như thế nào.
VOA: Hà Nội có cho biết lịch trình cụ thể của kế hoạch đó như thế nào không, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ nói họ dự kiến các cải cách sửa đổi về Bộ luật Hình sự sẽ được đệ trình lên Quốc hội vào đầu năm tới và rằng việc này không thể diễn ra nhanh chóng. Tôi nói với họ rằng dĩ nhiên phải đề ra đường hướng cho các cải cách này theo lịch trình và tiến độ, nhưng triển vọng thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác Việt-Mỹ tùy thuộc vào thành công trong nỗ lực đó. Tốc độ cải cách của Việt Nam nhanh tới mức nào thì quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến nhanh tới mức đó.
VOA: Ông nói Mỹ không muốn một mối quan hệ đổi chác với Việt Nam. Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì để chấm dứt những gì không mong muốn, mở ra một mối quan hệ như mong muốn?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã làm một số bước. Chúng tôi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để cung cấp một số lượng giới hạn các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ duyên hải. Điều này chứng tỏ với nhà nước Việt Nam rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện các bước tiến tới nghiêm túc, nhưng cùng lúc, chúng tôi tỏ rõ với họ rằng việc hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm này tùy thuộc vào các tiến bộ hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam. Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, vốn cũng là bước quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ chặt chẽ hơn, nhưng Hà Nội có vào được TPP hay không tùy thuộc mức độ họ gia tăng tôn trọng quyền của người lao động, cụ thể là cải cách để cho phép công nhân được quyền tự do lập hội, mở công đoàn độc lập. Tóm lại, có nhiều khả năng để hai nước Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng cũng có nhiều trông đợi đối với những điều Việt Nam cần phải thực hiện để mở ra các cơ hội ấy.
VOA: Như ông nói, để Việt-Mỹ tiến xa hơn mối quan hệ đổi chác, Hà Nội phải thực hiện một số cải cách pháp lý. Có ý kiến cho rằng muốn điều đó xảy ra, Mỹ thay vì đòi hỏi Việt Nam phóng thích các trường hợp tù nhân lương tâm cụ thể, hãy yêu cầu Việt Nam cải cách luật lệ để được quyền lợi. Nếu không, dường như Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp tục chiến thuật ‘đổi tù nhân lương tâm lấy quyền lợi.’ Ý kiến của ông ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không ngừng yêu cầu phóng thích những người bị bắt giam một cách bất công. Tôi vui mừng mỗi khi có một người được tự do vì đáng lý ra họ không phải bị tù tội. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế. Nhưng chúng tôi cũng chỉ rõ rằng việc này không tương đương với cải cách. Để hiện thực hóa quá trình cải cách ở Việt Nam, chúng tôi cần phải nhìn thấy những sửa đổi trong cấu trúc luật pháp. Và đó cũng là điều mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với chính nhân dân của họ. Cho nên, đây không phải là một yêu cầu của Mỹ, không phải một đòi hỏi đến từ bên ngoài mà là điều mà người dân Việt Nam cần chính phủ của họ thực hiện như đã hứa. Chúng tôi chỉ biết chờ xem và theo dõi quá trình đó. Nếu quá trình đó diễn ra, nó sẽ mở ra nhiều cơ hội.
VOA: Phát biểu ở Hà Nội, ông nói nếu Việt Nam nghĩ rằng họ có thể dùng tù nhân chính trị như những con bài mặc cả với Mỹ thì sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy chiến thuật này có kết quả, nếu không, đã không có những cuộc phóng thích không bao lâu, trước hoặc sau khi, Việt Nam gia nhập WTO, TPP, hay được Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Ông có suy nghĩ thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có thể họ cho rằng các cuộc phóng thích này mang lại những kết quả đó, nhưng xin nhớ là những gì Việt Nam chung cuộc muốn gặt hái trong mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không thể có được đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm, nhất là trong khi họ vẫn tiếp tục bắt giữ những người khác. Đó là điểm chúng tôi nhấn mạnh. Chẳng hạn như, dĩ nhiên chúng tôi vui mừng khi thấy một blogger như Điếu Cày được thả, nhưng cùng lúc đó lại thấy xuất hiện các cáo buộc đối với blogger Anh Ba Sàm. Đây cũng là một trường hợp mà tôi đã nêu ra trong chuyến công du Việt Nam vừa rồi. Nếu việc này cứ tiếp diễn, Hà Nội cứ thả vài người rồi bắt thêm vài người khác, họ sẽ không lấy điểm được với Hoa Kỳ và việc này dĩ nhiên sẽ không mang lại cho họ TPP. TPP là các cuộc thương lượng mà qua đó Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi rất quan trọng nhưng cũng bắt buộc phải thực hiện những bước đáng kể như cải cách pháp lý về quyền tự do lập hội. Và Việt Nam hiểu rất rõ điều này.   
VOA: Ngoài những lời tuyên bố của Hà Nội, có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ bỏ chính sách hình sự hóa các hoạt động ôn hòa của công dân trong tương lai gần hay chăng? Ông có nhìn thấy tiến bộ nào trong các nỗ lực tiến tới việc này không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Cho tới nay chưa đủ tiến bộ. Chúng tôi nghe những cam kết từ chính phủ. Chúng tôi thấy trong năm nay số người bị bắt vì các điều luật về an ninh quốc gia có lẽ ít hơn, nhưng chưa xuống tới mức 0. Vẫn còn xảy ra các vụ sách nhiễu những người chỉ thực hành các quyền căn bản của công dân được quốc tế công nhận. Mọi việc còn chưa đủ, nhưng tôi nghĩ vẫn còn cơ hội. Tôi cảm nhận người dân Việt Nam và cả chính phủ đều muốn một tương lai khác hơn cũng như một mối quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ. Họ muốn hòa vào cộng đồng quốc tế và họ hiểu có một số việc họ phải làm để biến mong muốn đó thành hiện thực, bền vững.
VOA: Mỹ có kế hoạch cụ thể thế nào giúp chấm dứt chiến thuật gọi là ‘dùng tù nhân lương tâm đổi chác quyền lợi’ hay không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là điều chúng tôi đã, đang, và sẽ làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng các quyền lợi quan trọng mà Việt Nam muốn có được từ mối quan hệ với Hoa Kỳ đòi hỏi phía Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là thực hiện những cam kết chính họ đã đưa ra.

VOA: Có thể trông đợi điều gì sau chuyến công du của ông tới Việt Nam với trọng tâm về nhân quyền, nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thông điệp chúng tôi đã gửi đi là chúng tôi sẵn lòng rằng có cơ hội cải thiện mối quan hệ an ninh song phương. Dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam là một hành động chân thành. Chúng đáng ra đã dỡ bỏ hẳn toàn bộ lệnh cấm này nếu như không có quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Và điều đó đã đánh đi một tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam. Chúng ta cần phải đợi xem mọi việc như thế nào, tôi sẽ không đưa ra dự đoán về những gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ có thể nói rằng Mỹ muốn một quan hệ tốt hơn với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước rất quan trọng vì lợi ích của cả đôi bên. Chúng tôi không yêu cầu cái gì bất khả dĩ với chính phủ Việt Nam cả, chỉ yêu cầu họ đi đúng con đường họ đã hứa sẽ thực hiện, con đường cải cách pháp lý, làm cho việc thực thi luật hàng ngày tại Việt Nam phù hợp với Hiến pháp.
VOA: Liệu sẽ có thêm những vụ phóng thích sau chuyến thăm của ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi hy vọng tiếp tục sẽ nhìn thấy có thêm người được phóng thích và không ai bị bắt nữa.
VOA: Qua chuyến đi, ông nhận thấy có tín hiệu tích cực hay tiêu cực về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi vừa mới về nên không dự kiến sẽ thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào. Một điều chúng tôi trông đợi có thể sớm xảy ra là Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn. Đây là một trong những quan ngại lâu nay của chúng tôi về nhân quyền Việt Nam. Tôi cảm nhận chính phủ Hà Nội khá nghiêm túc trong vấn đề này, họ hiểu rằng việc thông qua Công ước chỉ là bước đầu, và sau khi thông qua, Quốc hội Việt Nam cần phải làm nhiều thứ để đảm bảo các luật lệ quy định hành vi của công an được tuân thủ đầy đủ với Công ước mà Việt Nam vừa tham gia.

VOA: Thang điểm của ông về nhân quyền Việt Nam trong chuyến đi lần này so với chuyến đi lần trước lên hay xuống?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không cho điểm. Tôi đặt mong mỏi và kỳ vọng rất cao. Tôi không đong đếm thành tích nhân quyền từng ngày hay từng tháng. Tôi tiếp tục nỗ lực cùng với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao trong chính quyền của Tổng thống Obama để đạt được tiến bộ theo từng năm.
VOA: Trong chuyến thăm Việt Nam, ông có được tiếp xúc với tất cả những người mà ông muốn gặp?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi có thể tiếp xúc hầu như mọi người mà chúng tôi muốn gặp. Có một số người muốn gặp chúng tôi bị công an sách nhiễu. Chúng tôi cũng liệu trước việc này vì đã từng xảy ra trong quá khứ. Đó là điều không thể chấp nhận và chúng tôi đã bày tỏ thất vọng với chính phủ Việt Nam về các hành động đó.
VOA: Ông được phép vào thăm một nhà tù tại Việt Nam nhưng không gặp tù nhân lương tâm nào. Phải chăng vì ông không yêu cầu cụ thể hay vì nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ bảo các tù nhân lương tâm chúng tôi muốn gặp ở một trại giam khác, nhưng làm sao biết được thực hư thế nào. Họ cho phép chúng tôi thăm nhà tù là điều tích cực. Trong các dịp khác, nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào thăm một số tù nhân lương tâm bị giam cầm. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu được tiếp cận như vậy. Chúng tôi cảm kích việc này vì nó giúp xây dựng lòng tin. Dĩ nhiên ở Mỹ thì bất kỳ ai cũng được vào thăm bất kỳ tù nhân nào, điều này chứng tỏ là quốc gia và chính phủ không có gì phải che dấu.
VOA: Ông ghi nhận gì từ các cuộc gặp với đại diện xã hội dân sự, giới bất đồng chính kiến, và các nhà hoạt động tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thật thú vị. Tôi thấy nhiều người trong số họ chia sẻ cùng quan điểm với chúng tôi. Họ dĩ nhiên rất quan tâm về tình hình tại Việt Nam. Một số họ đã qua thời gian tù đày vì các hoạt động cổ xúy cải cách. Họ phản ánh với chúng tôi một bức tranh rõ ràng, chân thật, nhưng đầy khó khăn về thực trạng nhân quyền Việt Nam. Đa số họ cho rằng một mối quan hệ Việt-Mỹ xích lại gần hơn chính là cơ hội, nếu chúng ta tiếp tục vận dụng mối quan hệ đó để cổ võ cho nhân quyền được tôn trọng hơn. Nếu có một điều mà các thành viên trong chính phủ Việt Nam và các thành viên trong xã hội dân sự Việt Nam cùng tán đồng đó chính là tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.
VOA: Họ cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Dĩ nhiên, họ mong muốn Hoa Kỳ lên tiếng vận động chính phủ Việt Nam thực hiện những gì đã cam kết. Song song đó, họ cũng muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Nhiều người cũng muốn Mỹ có quan hệ an ninh với Việt Nam trước những quan ngại về nước láng giềng phương Bắc. Tôi ghi nhận những thao thức rất mạnh mẽ muốn có sự hiện diện của Mỹ và mong Mỹ dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy chính phủ Việt Nam theo hướng như vậy.
VOA: Xin cho biết hồi đáp của chính phủ Mỹ trước những lời kêu gọi đó?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó chính là những gì mà chúng tôi cam kết thực hiện.
VOA: Ông có được báo cáo về xu hướng gia tăng bạo lực đối với các nhà hoạt động trong nước? Hoa Kỳ có kế hoạch nào thêm nữa giúp bảo vệ quyền tự do ngôn luận không bị đàn áp và sách nhiễu tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ có trình bày với chúng tôi là tình trạng sách nhiễu vẫn tiếp diễn, nhưng gia tăng hay giảm bớt thì tôi không rõ. Họ cho tôi biết đã xảy ra các trường hợp sách nhiễu trầm trọng và thường xuyên bởi công an, và tôi đã nêu vấn đề khi gặp giới chức chính phủ, kể cả trong cuộc họp 2 giờ đồng hồ với Thứ trưởng Bộ Công an ngay ngày đầu của chuyến thăm. Chúng tôi chưa đạt được những gì mong đợi trong vấn đề này trong lúc mở ra cơ hội tìm cách giải quyết.
VOA: Về trường hợp phóng thích mới đây đối với blogger Điếu Cày, Việt Nam viện dẫn lý do nhân đạo. Ông có bình luận ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi mừng thấy ông ấy ra khỏi tù. Tôi mừng khi thấy người ta được phóng thích vì bất cứ lý do gì. Dù vậy, suy cho cùng, việc phóng thích này không phản ánh tiến bộ đáng kể về nhân quyền trừ phi các nhà bất đồng chính kiến có thể tái lập cuộc sống ngay trên quê nhà với quyền tự do viết lách, tự do phát biểu ý kiến, và tự do lập hội.
VOA: Điếu Cày đi Mỹ là sự lựa chọn của cá nhân ông ấy hay là một thỏa thuận giữa hai nước Việt-Mỹ liên quan đến việc phóng thích?

Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là một thỏa thuận giữa Hà Nội và Washington. Có những trường hợp chính phủ Hà Nội nhất quyết rằng các nhà bất đồng chính kiến bị tù phải rời khỏi nước như là một điều kiện để được phóng thích. Có những trường hợp tù nhân lương tâm được trả tự do và được phép lưu lại đất nước. Chúng tôi rất mong là họ được phép tái lập cuộc sống tại Việt Nam sau khi được phóng thích, và chúng tôi đã nêu rõ điều này với chính phủ Việt Nam. Nếu những tù nhân lương tâm được chỉ thị phải ra đi mà họ đồng ý thì dĩ nhiên chúng tôi hoan nghênh họ tới Mỹ mặc dù rõ ràng đây không phải là thành quả khã dĩ tốt nhất.
VOA: Quay sang vấn đề thương thảo TPP, với thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam và với một Quốc hội mới trúng cử ở Hoa Kỳ, tính tới thời điểm này ông thấy cơ hội Việt Nam trở thành thành viên TPP ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội trở thành một thành viên của TPP nếu các cuộc thương lượng thành công và nếu như họ đáp ứng đề nghị mà đại diện đàm phán thương mại của chúng tôi đã đưa ra để nỗ lực nghiêm túc trong lĩnh vực quyền tự do lập hội. Nếu đạt được điều đó thì có cơ hội được Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận TPP. Tôi không nghĩ kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ tạo ra khác biệt về khả năng vào TPP của Việt Nam vì các thành viên trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ đều có chung các quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Trong Quốc hội Hoa Kỳ có rất nhiều quan ngại về việc có nên để cho Việt Nam gia nhập TPP hay không mà lý do là vì thành tích nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi đang trông đợi các cuộc đàm phán TPP đưa ra được những dấu hiệu tích cực từ Hà Nội để chúng tôi có thể nói với bên lập pháp Hoa Kỳ rằng Việt Nam thật sự quyết tâm đạt tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.
VOA: Những cải thiện cụ thể nào là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có những cải thiện rất cụ thể đang được thảo luận trong các cuộc thương thuyết TPP.
VOA: Ông có thể đơn cử vài điểm?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi không thể tiết lộ cụ thể vì còn phụ thuộc vào tiến trình thương lượng. Tôi chỉ có thể nói rằng vấn đề đang trên bàn thảo luận là quyền của người lao động, một phần của thỏa thuận TPP, nhất là quyền tự do lập hội.
VOA: Ông có thể chia sẻ đôi chút về cuộc đối thoại nhân quyền kế tiếp giữa hai nước Việt-Mỹ?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Bất kỳ cuộc gặp nào giữa đôi bên mà vấn đề nhân quyền được nêu ra đều là cuộc họp nhân quyền. Tôi dự trù là bất cứ khi nào Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thống Barack Obama, hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman gặp gỡ các đối tác Việt Nam thì vấn đề nhân quyền cũng sẽ được nêu lên. Chúng tôi hy vọng sắp xếp cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Cuộc đối thoại nhân quyền năm nay ở Washington, tôi hy vọng cuộc đối thoại lần tới sẽ diễn ra tại Việt Nam.
VOA: Thời điểm cụ thể ra sao, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi chưa thống nhất ngày giờ cụ thể nhưng chắc chắn sẽ tổ chức sự kiện này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này sau khi hoàn tất chuyến công du Việt Nam.

Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm

Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/1
VOA-13.11.2014
Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước.
Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng Tổng Thống Obama đã đơn cử những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác gồm: thương mại, an ninh và nhân quyền, vào lúc ông chuẩn bị gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề các hội nghị thượng đỉnh khu vực đang diễn ra ở Myanmar.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều quan trọng là các nước phải tuân thủ luật quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Ông nói vị thế kinh tế đang lên của Việt Nam là một bằng chứng về sức mạnh của nhân dân Việt Nam, và những biện pháp cải cách đã được thực hiện. Ông nói buổi gặp gỡ với Thủ Tướng Việt Nam sẽ là một cơ hội để hai bên hợp tác về mậu dịch và đầu tư.
Trong một bài báo về quan hệ Mỹ-Việt đăng trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nhận định rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hôm 2 tháng 10 vừa rồi, là một trong các bước hành động quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giũa hai nước cựu thù, kể từ khi hai nước nối lại bang giao cách đây gần hai thập niên.
Sự thay đổi về chính sách của chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh biển cho Việt Nam vào một thời điểm khi mà Trung Quốc đang leo thang những hành động để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Đông. Động thái này một phần là một phản ứng đáp lại việc Bắc Kinh hồi tháng Năm đã triển khai một giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Tuy vậy, các giới chức Mỹ đã tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong quyết định của Washington muốn xích lại gần Việt Nam. Tác giả dẫn lời một giới chức cao cấp Mỹ nói rằng quyết định của Washington được đưa ra “dựa trên nhận thức là khu vực này cần phải nâng cao khả năng hàng hải, và đáp ứng nhu cầu đó là một việc làm có ích.” Giới chức này khẳng định quyết định của Mỹ không phải để đáp lại bất cứ hành động hoặc cuộc khủng hoảng nào hiện nay, và cũng không phải là một động thái “chống Trung Quốc.”
Các giới chức Mỹ trong một thời gian dài đã duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua trang thiết bị quân sự của Nga trong nhiều thập niên, và có lẽ chỉ muốn Washington tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí như một cử chỉ thiện chí, hơn là thực sự muốn mua vũ khí của Mỹ. Nhưng các giới chức Mỹ cho biết là từ đầu năm 2004, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn mua các máy móc radar và phi cơ, tàu giám sát biển của Mỹ.
Ông Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói giờ đây, Hà nội phải quyết định liệu họ muốn tận dụng quyền được tiếp cận công nghệ của Mỹ như thế nào. Chính sách mới của Mỹ cho phép Việt Nam mua tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, và các máy bay giám sát, chẳng hạn như chiếc Orion P-3 của công ty Lockheed, có khả năng giúp Việt Nam theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu của CSIS nói rằng sau khi Mỹ loan báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trung Quốc đã trở lại tỏ thái độ hoà hoãn hơn với Việt Nam, nhằm làm lung lay ý định của Hà nội muốn mua vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ. Ông đơn cử chuyến đi thăm Việt Nam của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào cuối tháng 10, và chuyến đi Trung Quốc của phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh dẫn đầu một tuần trước đó. Trong các chuyến thăm qua lại này, các giới chức hai nước đã cam kết sẽ tránh leo thang căng thẳng như đã xảy ra sau khi giàn khoan 981 được kéo sâu vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình.
Bằng cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Mỹ đã tháo gỡ thêm một trở ngại đối với quan hệ Mỹ Việt, quyết định đó cho thấy Washington giờ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Và bây giờ Hà Nội sẽ phải hành động để tận dụng cơ hội này như thế nào.
Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng Washington chỉ mới nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quan hệ hai bên có triển vọng được nâng cấp hơn thế nữa, nếu một số điều kiện khác được thoả đáng, trong đó có vấn đề cải thiện nhân quyền.
Nguồn: AP, East Asia Forum, Pending Interview

Hoa Kỳ sửa đổi chính sách xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam

Giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P-3 Orion (trong ảnh) của Mỹ.
Giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P-3 Orion (trong ảnh) của Mỹ.
Giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P-3 Orion (trong ảnh) của Mỹ.Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức sửa đổi quy định về quản lý xuất khẩu vũ khí quốc tế liên quan tới Việt Nam, mở đường cho việc bán các vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.
Văn bản mới được đăng tải trên trang web của Cục Văn thư Liên bang Hoa Kỳ có đoạn viết rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định rằng “vì các lợi ích đối ngoại Mỹ, an ninh quốc gia và vì các quan ngại nhân quyền mà việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng mang tính sát thương và các dịch vụ quốc phòng cho Việt Nam có thể được cho phép trên cơ sở từng trường hợp một nhằm tăng cường an ninh và trinh sát trên biển”.
Việc sửa đổi có hiệu lực hơn một tháng sau khi Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tới Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ được áp dụng cho các mục đích an ninh hàng hải trong bối cảnh Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức, nhất là từ Trung Quốc, trên biển Đông.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cũng đề cập tới vấn đề vũ khí sát thương.
Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam mới đến Washington, đã gặp Ngoại trưởng Kerry, tại đó chúng tôi công bố việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương. Và nói rõ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa để làm sâu sắc thêm mối quan hệ, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa, cả trong lĩnh vực hợp tác an ninh, TPP, nhưng chúng ta chỉ có thể làm điều này khi có bằng chứng rõ ràng về sự tiến bộ về nhân quyền. Vì vậy, mục đích của chuyến đi của tôi là để tìm hiểu những tiến bộ nào có thể đạt được trong năm nay và trong vài năm tới.
Nhà ngoại giao này nói: “Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam mới đến Washington, đã gặp Ngoại trưởng Kerry, tại đó chúng tôi công bố việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương. Và nói rõ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa để làm sâu sắc thêm mối quan hệ, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa, cả trong lĩnh vực hợp tác an ninh, TPP, nhưng chúng ta chỉ có thể làm điều này khi có bằng chứng rõ ràng về sự tiến bộ về nhân quyền. Vì vậy, mục đích của chuyến đi của tôi là để tìm hiểu những tiến bộ nào có thể đạt được trong năm nay và trong vài năm tới”.
Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington, và theo các nhà quan sát, quyết định của Mỹ thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và là một phần quan trọng trong tiến trình bình thường hóa hoàn toàn mối quan hệ song phương.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì, nhưng trong khi vấn đề biển Đông đang dậy sóng, theo các nhà quan sát, Hà Nội có lẽ muốn tăng cường hải quân để bảo vệ lãnh hải trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
Tin tức quốc tế dẫn lời một giới chức quân sự cấp cao của Mỹ nói rằng hai quốc gia hiện đang bàn thảo về ‘các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo’ và ‘có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà họ [Việt Nam] chưa có’.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason, Mỹ, nhận định:  “Hiện nay chúng ta thấy là cái cần thiết của Việt Nam là họ cần phải tăng cường khả năng tuần duyên của họ, thì cái đó là loại vũ khí họ muốn có. Thứ hai là một loại khác mà tôi nghĩ họ cũng muốn có là hỏa tiễn địa đối hạm, có thể bắn xa ra ngoài biển. Thì đó là những cái tôi cho là họ muốn".
Nhưng còn có những loại khác nữa là phương tiện để tiến hành trinh sát và thăm dò, dụng cụ để thăm dò ở ngoài biển thì không có, họ có thể muốn mua. Nhưng mà mặt khác thì họ có thể điều đình để cho Mỹ chia sẻ những tin tức ở ngoài đó, bản đồ ngoài đó, như trường hợp mà Mỹ làm với Philippines. Đó là những điều mà theo tôi nghĩ có thể là họ muốn.

Giao trứng cho ác


Dư luận bất bình 

Dư luận phản ứng gay gắt về việc chính quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200 ha cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu ở đèo Hải Vân. Đây là một vị trí chiến lược khống chế cả vùng trời vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16. 

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một công dân Đà Nẵng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng phản ứng: 

“Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này. Chúng ta biết là Việt Nam trong quá trình mở rộng về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thuở xưa. Trong chiến tranh gần đây cũng thế đèo Hải Vân chia cách đất nước Việt Nam, ở đỉnh cao hiểm trở như thế mà cho người nước ngoài thuê để làm cái này cái kia thì đó là điều không thể nào chấp nhận được. Nói thật là chúng tôi vô cùng sửng sốt về chuyện này.”

Đây là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư với tổng vốn 250 triệu USD. Người Trung Quốc được phép sử dụng diện tích 200 ha tại khu vực mũi Cửa khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển. Tại đây nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023 trên thực tế đã bắt đầu xây dựng một số hạng mục và cơ sở hạ tầng.

Tuy vậy Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng vừa kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc. Lý do Chính quyền Đà Nẵng đưa ra là dự án nằm ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa về nguyên tắc dự án này có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Đối với sự kiện một dự án trải rộng 200 ha nằm ở khu vực có vị trí chiến lược lại nằm trong tay nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ Hà Nội phát biểu với Đài Á Châu Tự Do:

“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, Như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”

Vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước

Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Nẵng, đương kim Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Đà Nẵng được báo điện tử Infonet trích lời nói rằng: “Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân nằm ở vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước. Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng.”

Cửa Hầm Hải Vân phía nam, ảnh chụp 6/7/2011. RFA PHOTO. 

Là một nhà quân sự Đại tá Thái Thanh Hùng nhấn mạnh rằng, đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân ai cũng biết cả…Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên Đại tá Thái Thanh Hùng cho là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.

Vẫn theo Infonet và Đại tá Thái Thanh Hùng, vị trí Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tọa thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Trong khi vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực vô cùng trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.

Dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân với chủ đầu tư là là doanh nghiệp Trung Quốc gây ra mối lo ngại về an ninh quốc phòng, là sự kiện mới nhất về việc các tỉnh trao nhiều đặc quyền cho nhà đầu tư Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh nối kết các sự kiện liên quan đến nhiều dự án ở những vị trí trọng yếu được trao cho nhà đầu tư Trung Quốc. Ông nói:

“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Hay Cảng Đông Hà cũng vậy thôi cũng là một chỗ quan trọng cũng là bán cho nó, cho nó thuê nó có thể làm thành căn cứ quân sự, rồi từ Kỳ Anh vào tới chân đèo Ngang cũng thế thôi cũng lại cho nó thuê, phía biển nó làm gì ngoài ấy cũng không biết. Những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước, những người ấy vô hình chung tạo điều kiện để mất nước, dù là không có ý thức đi nữa thì cũng là tạo điều kiện để cho Trung Quốc nó chiếm nước mình.”

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội từng báo động về việc các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng chính sách của Việt Nam đã thuê dài hạn nhiều khu vực dọc theo biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc để trồng và khai thác lâm sản, đặc biệt là các dự án ở Vũng Áng Hà Tĩnh mang vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ông Bùi Kiến Thành nhận định:

“Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.”

Không hiểu Chính phủ Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương nhận thức thế nào về hiểm họa quốc phòng, khi bất chấp ý kiến của giới nhân sĩ trí thức cựu sĩ quan cao cấp, kể cả chiến lược gia quân sự Võ Nguyên Giáp khi còn sống, cũng gởi thư cho Trung ương Đảng và lãnh đạo nhà nước để cảnh báo về việc không thể cho thuê đất ở các vị trí chiến lược.

Dự án Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở mũi Khẻm núi Hải Vân, nơi chia cách Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, chỉ là một mắt xích mới nhất trong chuỗi vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng đã và đang được trao vào tay nhà đầu tư Trung Quốc.