Thursday, October 27, 2016

Việt Nam lại phát hiện vụ buôn lậu ngà voi

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

Theo BBC-7 giờ trước 

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáoImage copyrightTRUONG MINH TUAN
Image captionBộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn vì 'vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở'.
Bản tin đăng trên trang web của bộ này mô tả quyết định đình bản tạm thời trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2017.
"Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời Báo điện tử Tầm nhìn trong thời gian 03 tháng vì Báo đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã đuợc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng Báo tiếp tục vi phạm," bản tin viết.
Trong khi đó báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông mô tả báo Tầm nhìn "đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây".
Báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và hiện đăng tên Phó Tổng biên tập phụ trách báo này là ông Huỳnh Văn Nam.
VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.Image copyrightVIETNAMNET
Image captionVietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.
Cho tới 10 giờ tối ngày 27/10 giờ Việt Nam vẫn có thể truy cập được báo này.
Một số báo tại Việt Nam gần đây đã phải gỡ bài với nội dung nước mắm chứa asen vượt ngưỡng.
Hôm 21/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi vụ thông tin "nước mắm chứa asen vượt ngưỡng" là "sự cố truyền thông" và "không bình thường".
"Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo này dẫn lời.
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) hôm 22/10 gỡ bản công bố 'nước mắm chứa asen vượt ngưỡng' gây tranh cãi khỏi website của họ và từ chối trả lời BBC.
Bốn hôm trước, ngày 18/10, trang web của Vinastas viết: "Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) - một loại á kim cực độc."
Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 22/10 là hạn chót để Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. BBC chưa tiếp cận được tài liệu này.
Vào đầu tháng 10, Báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì 'để xảy ra những sai phạm' và Tổng Biên tập bị cách chức và thu thẻ nhà báo.

Cá chết hàng loạt ở hồ Linh Đàm, Hà Nội

Hình minh họa.
Hình minh họa.

An Tôn - VOA-27.10.2016 

Lại xảy ra cá chết hàng loạt ở một hồ lớn của Hà Nội. Các trang tin tức điện tử Việt Nam hôm 27/10 cho hay “hàng tấn cá to” đã chết ở hồ Linh Đàm, xác cá dạt vào bờ “dài cả cây số”, bốc mùi “hôi tanh nồng nặc”. Linh Đàm là hồ điều hòa rộng khoảng 74 hectare ở phía Nam các quận nội thành.
Tin cho hay trong ngày 27/10 chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan môi trường và cảnh sát để xét nghiệm, tìm nguyên nhân cá chết.
Mặc dù số lượng cá chết nhỏ hơn nhiều so với khoảng 200 tấn cá chết ở hồ Tây hồi đầu tháng này, song việc cá chết hàng loạt liên tiếp xảy ra ở các hồ lớn của Hà Nội làm nhiều người lo lắng. Cho đến nay, nhà chức trách chưa công bố nguyên nhân vụ cá chết kỷ lục ở hồ Tây, hồ lớn nhất Hà Nội với diện tích 500 hectare.
Nhận định về việc hiện tượng cá chết nhiều bất thường trong năm nay ở thủ đô của Việt Nam, ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Câu lạc bộ Hồ Hà Nội, nói với VOA:
“Năm nay đặc biệt nhiều vì có thể do sự tích tụ của ô nhiễm trong nhiều năm. Bây giờ là đến lúc nó nhiều đến mức bị phân hủy nên là nó hút ôxy có thành phần trong nước. Và đã không có ôxy, thiếu ôxy đột ngột như vậy thì dẫn đến cá chết. Thứ hai, cá chết còn phụ thuộc vào thời tiết, biến đổi khí hậu, và khi điều kiện cho phép đủ và cần, ví dụ bệnh tảo ở trong các hồ. Khi mà tảo phát triển, đến khi nó chết sẽ rất nhanh và nó sử dụng lượng ô xy rất là lớn, trong một miligram có thể có hàng triệu các tế bào”.
Phó giáo sư Tiến sỹ Trương Mạnh Tiến cũng lưu ý đến yếu tố con người liên quan đến tình trạng ô nhiễm các hồ. Ông chỉ ra một số tác động của con người:
“Đây là ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân quanh đó chưa được xử lý một cách triệt để, đủ tiêu chuẩn để xả vào hồ. Tóm lại là xả nước thải bẩn. Thứ hai, các nhà hàng, khách sạn cũng chưa xử lý nước thải cũng xả thải vào, thì nó gây ra ô nhiễm trong suốt nhiều năm như vừa rồi. Chính quyền thì bây giờ là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang rất nỗ lực, và trực tiếp là ông Chủ tịch UBND đã vào cuộc, và hiện nay đang đưa chương trình bảo vệ hồ Hà Nội lên như là một trong những ưu tiên đầu tiên”.
Với việc nhà chức trách giờ đây có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ các hồ ở thủ đô của Việt Nam, ông Tiến cho biết Hà Nội đang hình thành một dự án để đưa hồ Tây thành một di sản tự nhiên. Ngoài ra, vị chủ tịch Câu lạc bộ Hồ Hà Nội nói các cộng đồng và doanh nghiệp sẽ được vận động tham gia vào công tác bảo vệ hồ.
Ông Tiến bày tỏ tin tưởng rằng việc các doanh nghiệp nhận xử lý các hồ sẽ có hiệu quả khác với cách làm lâu này vì “họ có nguồn lực”.
Chủ tịch Câu lạc bộ Hồ Hà Nội cũng đánh giá cao sự quan tâm và tham gia tích cực, đều đặn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trong công tác bảo vệ hồ Hà Nội. Phó Giáo sư Tiến sỹ Tiến cho rằng Hoa Kỳ có những bài học tốt về quản lý trong lĩnh vực này và Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng luật kiểm soát ô nhiễm nước “có hình dáng như luật nước sạch năm 1972 của Hoa Kỳ”.

Tại sao tù nhân trốn trại cai nghiện ở Việt Nam?

Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.
Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.

VOA Tiếng Việt-27.10.2016 

Vụ 600 tù nhân trốn trại cai nghiện tập thể gần đây ở Việt Nam là vụ “vượt ngục” tập thể thứ 4 ở Việt Nam trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân được truyền thông trong nước đưa tin là do các trại cai nghiện bị quá tải.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (HRW) có trụ sở ở New York, các trung tâm này không có các phương pháp cải tạo hợp lý cho những người nghiện bị giam giữ.
Trong vụ trốn trại tập thể mới nhất diễn ra hôm 23/10, 600 học viên cai nghiện đã chạy khỏi Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai. Nhà chức trách bắt lại được 300 người và cảnh sát vẫn tiếp tục truy tìm số còn lại. Gần 1.500 người cũng đã trốn trại tập thể trong 3 lần trước đó ở Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu.
Mặc dù truyền thông trong nước đưa tin trung tâm Cai Nghiện Đồng Nai bị quá tải vì phải chứa gấp đôi số lượng người cho phép, nhưng báo cáo của HRW nhận định điều kiện trong các trại cải tạo ở miền Nam không phù hợp với mục đích cải tạo. Theo ghi nhận của tổ chức này từ lời kể của các phạm nhân đã từng qua trại cải tạo, họ phải ở trong trại ít nhất 5 năm và bị đánh đập hoặc biệt giam nếu không tuân lệnh. Không ai trong số họ nói họ đã qua một cuộc điều trị mang tính khoa học và y học để bỏ thói nghiện thuốc.
Ông Richard Pearshouse, nhà nghiên cứu cao cấp của HRW nói trên trang web của HRW rằng những người nghiện bị giam trong trại phải làm việc 8 tiếng 1 ngày trong suốt 5 năm, công việc chủ yếu là bóc vỏ hạt điều. Họ nói với HRW rằng nếu họ không bóc đủ 5kg hạt điều 1 ngày thì sẽ bị đánh đập. HRW cho rằng ép buộc lao động không phải là phương pháp điều trị cai nghiện.
VOA Tiếng Việt đã không thể liên lạc được với ông Pearshouse để tìm hiểu thêm về cuộc nghiên cứu này.
Liên Hiệp Quốc năm 2012 đã kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác đóng cửa các trại cai nghiện và cho người nghiện sự tiếp cận tự nguyện các chương trình điều trị tại địa phương. Nhưng các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam vẫn tiếp tục giam giữ người nghiện và cải tạo họ bằng lao động.
Theo báo cáo của chương trình HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 450.000 người bị giam giữ tại các trại cải tạo ở các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo báo cáo này, hơn 20.000 người, bao gồm cả trẻ em, đang bị cải tạo trong các trại ở Việt Nam.
Liên Hiệp Quốc nói phải chấm dứt việc giam giữ và trừng trị người nghiện, viện cớ “cai nghiện”. Liên Hiệp Quốc nói hình thức cai nghiện đó vi phạm luật nhân đạo và quyền của những người bị nghiện.

Bộ TT&TT khuyên phóng viên “tỉnh táo” khi viết về nhân quyền

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
VOA Tiếng Việt-27.10.2016 

Trong bối cảnh các nhà báo và blogger tự do của Việt Nam bị bắt giữ vì lên tiếng chỉ trích chính quyền, bộ Thông Tin và Truyền Thông lại nhắc nhở các phóng viên của Việt Nam phải thận trọng khi đưa tin về vấn đề nhân quyền.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo của bộ TT&TT đã cảnh báo các phóng viên và nhà báo trong một hội nghị ở Hà Nội ngày 26/10 phải “thận trọng khi đặt bút viết về nhân quyền.” Truyền thông trong nước trích lời ông Bảo nói tại buổi họp cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí. Trong tháng trước, cũng tại 1 cuộc họp định kỳ tương tự, ông Bảo cũng đã lưu ý những người làm báo ở Việt Nam phải “tỉnh táo” khi đưa tin về những vấn đề nhân quyền và không để “các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng.”
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các nhà báo độc lập, chính quyền cũng đang dùng báo chí như một công cụ để phát triển quyền lực. Nhà báo độc lập và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang cho rằng vụ đưa tin về nước mắm chứa arsen gần đây của truyền thông là một ví dụ.
"Những xung đột nội bộ của đảng Cộng Sản ngày càng mạnh hơn nên có những khe (họ) lợi dụng báo chí để đánh cho báo chí khai thác, dùng báo chí như là 1 công cụ để họ dò rỉ tin ra ngoài để báo chí đánh lẫn nhau. Hoặc họ cũng chủ động mượn truyền thông và mạng xã hội như là một công cụ để họ đánh lẫn nhau."
Trong khi việc tiếp cận và khai thác thông tin về nhân quyền ở Việt Nam được cho là rất khó khăn khi các cơ quan chức năng thường tránh né nói về vấn đề này, thì những nhà báo độc lập và blogger lại bị chính quyền bắt giữ khi đăng tải những chỉ trích về sự điều hành của chính phủ đối với nhiều vấn đề trong xã hội.
Theo điều tra của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo có trụ sở ở New York, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ 6 người từ năm 2009 vì bị quy tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong đó nổi bật là các nhà báo độc lập Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm).
Với sự phổ biến của các trang mạng xã hội, báo chí dân sự - được gọi là “lề trái” – đang phát triển mạnh mẽ và trở thành nơi tìm kiếm thông tin đa chiều mà truyền thông nhà nước không cung cấp cho độc giả.
Tuy nhiên theo thứ trưởng Bảo, dân chúng vẫn tin báo chí chính thống hơn là mạng xã hội nhưng cũng khuyến cáo rằng báo chí “lề phải” sẽ mất đi sự độc tôn này nếu để mạng xã hội đưa tin nhanh nhạy hơn.
Nhưng theo nhận xét của nhà báo độc lập Đoan Trang, “báo chí chính thống là nơi để sản xuất tin tức còn mạng xã hội là nơi để bình luận, mở rộng bình luận, truyền bá và giám sát tin tức” nhưng xu hướng này sẽ không sớm thay đổi bởi sự khó khăn trong tiếp cận thông tin của các nhà báo công dân.
"Hiện giờ đó là cái cửa cuối cùng của đảng Cộng Sản tức là họ liên tục bưng bít thông tin, không cho báo chí và càng không cho mạng xã hội tiếp cận. Nhà báo tiếp cận thông tin đã khó rồi thì các blogger còn khó hơn nữa. Cho nên các nhà báo công dân và mạng xã hội gặp những khó khăn lớn trong việc tiếp cận thông tin. Trước mắt trong những năm tới, các thính độc giả vẫn phải dựa vào nguồn tin chính thống của báo chí."
Với nỗ lực trấn an các nhà báo về sự nới lỏng hơn trong việc cung cấp thông tin, tại cuộc họp ngày 26/10, thứ trưởng của bộ TT&TT đã đề nghị các cơ quan chức năng “phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.” Trong cuộc họp tương tự vào tháng 9, phó vụ trưởng của bộ Ngoại Giao Hoàng Thanh Nga, được Infonet trích lời nói vấn đề nhân quyền ở Việt Nam bị nhìn nhận “ở khía cạnh xấu” và cần được nhìn “ở góc độ rộng mở hơn.”

Cuộc chiến giữ đất ở Từ Sơn - Bắc Ninh: sẵn sàng đổ máu!

Một cánh đồng tươi tốt ở Đồng Kỵ đang bị san lấp một cách không thương tiếc. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Một cánh đồng tươi tốt ở Đồng Kỵ đang bị san lấp một cách không thương tiếc. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Theo VOA-27.10.2016 
Lê Anh Hùng

Từ Sơn là một thị xã của tỉnh Bắc Ninh, nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Hà Nội và chỉ cách trung tâm thủ đô chừng 20km. Đây là một trong 2 trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Nhờ phù sa của hai con sông lớn là sông Đuống và sông Cầu bồi đắp nên hàng trăm năm nay đất đai ở đây màu mỡ, mùa màng tươi tốt.
Với lợi thế về địa lý, cùng sự năng động, tháo vát của người dân địa phương, từ xa xưa Từ Sơn đã là một vùng quê trù phú, phát triển cả về nông nghiệp lẫn thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Đây là quê hương của những làng nghề đồ gỗ nổi tiếng cả nước, như Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, v.v.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, nhờ chính sách cởi trói, mở cửa của nhà cầm quyền, Từ Sơn là một trong những địa phương phát triển nhanh về kinh tế trong cả nước. Đất chật, người đông, kinh tế phát triển nhộn nhịp, lại nằm sát nách thủ đô, nên đất đai ở Từ Sơn được ví như “tấc đất, tấc vàng”, đắt ngang ngửa với các thành phố lớn trong cả nước.
Mặc dù có nhiều làng nghề đang tồn tại, nhưng sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ vẫn là hoạt động chủ yếu trong các làng nghề ở Từ Sơn, nơi được coi là trung tâm đồ gỗ của Việt Nam. Các loại gỗ quý từ khắp mọi miền đất nước, từ Lào và từ Campuchia cứ nườm nượp đổ về đây. Sau khi qua chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, chúng lại nối đuôi nhau đi khắp trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, thị trường chiếm đến 70% đầu ra của đồ gỗ mỹ nghệ Từ Sơn.
Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ gỗ ở Từ Sơn đã chững lại. Thực tế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, nguồn gỗ quý trong nước đã cạn kiệt và Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng. Thứ hai, hai nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam trong nhiều năm qua là Lào và Campuchia vừa đang trên đà cạn kiệt vừa bị các đầu nậu Trung Quốc thao túng tại chỗ, vì thế lượng gỗ từ hai nguồn này về Việt Nam giảm hẳn và ngày một khan hiếm. Thứ ba, thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua gỗ nguyên liệu với giá cao khiến người Việt không thể chen chân, buộc phải đi đến chỗ ngừng sản xuất. Thứ tư, thương lái Trung Quốc liên kết với nhau để ép giá hàng thành phẩm đến mức thấp nhất có thể, đẩy các doanh nghiệp địa phương vào tình thế buộc phải bán giá rẻ và lâm vào cảnh khó khăn. Người Tàu cứ mặc sức tung hoành ở Từ Sơn như thế đó là quê hương bản quán của họ. Đến Từ Sơn người ta có cảm giác như lọt vào một thành phố Tàu, đâu đâu cũng thấy tiếng Tàu.
Bên trong một ổ gian thương Trung Quốc ở Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Bên trong một ổ gian thương Trung Quốc ở Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Những năm trước kia, khi kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp, người dân Từ Sơn mải mê “làm hàng” xuất sang Trung Quốc, còn đám quan chức địa phương cùng các doanh nghiệp sân sau của họ thì thi nhau vẽ ra hàng loạt dự án rồi thu hồi đất đai ruộng vườn của dân, hay thậm chí là lấp đến 3/4 con sông Ngũ Huyện Khê, để xây chợ cho thuê, phân lô bán nền.
Tất cả các loại đất công, đất dành cho mục đích giãn dân (đất phần trăm) đều bị thu hồi để thực hiện những dự án dưới cái mác “khu dịch vụ thương mại làng nghề”, nhưng thực chất là xây chợ cho thuê hoặc phân lô bán nền. Những khu đất công thì giá tiền thu hồi, đền bù không đáng kể, trong khi giá đất nền hay tiền thuê ki-ốt lại cao ngất ngưỡng. Phần lớn chi phí doanh nghiệp bỏ ra được “chuyển hoá” thành những khoản “bôi trơn” chảy vào hầu bao của đám quan chức từ cấp xã cho đến cấp tỉnh.
Thực tế trên giải thích tại sao cán bộ ở Từ Sơn nói riêng và Bắc Ninh nói chung đều rất giàu. Cán bộ tầm chủ tịch xã, phường hay trưởng phòng đã thuộc hàng đại gia; cỡ chủ tịch huyện, giám đốc sở trở lên thì được xếp vào hàng ngũ quý tộc; còn lãnh đạo như Bí thư hay Chủ tịch tỉnh đều là bậc vua chúa. Lý do rất đơn giản: họ không sống trong những ngôi nhà bình thường, mà ngự trong những toà lâu đài nguy nga hay thậm chí cung điện. Người dân Từ Sơn còn kháo nhau chuyện ông cựu Chủ tịch huyện mỗi ngày hút 3 điều xì gà Cuba, trong khi giá mỗi điếu thuốc như thế là 80USD, nghĩa là mỗi tháng riêng tiền xì gà ông ta đốt hết hơn 150 triệu VNĐ.
Ai dám “thanh tra” những dự án do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “bảo kê”? (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Ai dám “thanh tra” những dự án do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “bảo kê”? (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Các khu đất công đều do chính quyền quản lý nên họ thường không biết khi chúng bị “phù phép” để lên tiếng đấu tranh, mà nếu có biết thì tiếng nói phản đối cũng không đáng kể.
Tuy nhiên, khi đụng đến ruộng vườn của người dân thì câu chuyện lại khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, riêng phường Đồng Kỵ có khoảng hơn 600 mẫu đất ruộng thì đã bị thu hồi 400 mẫu. Với khoảng 200 mẫu còn lại, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn hơn 40m2 đất để canh tác. Người dân ở đây nói với chúng tôi: “Hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ bết bát, ruộng vườn lại trở thành thứ gần như duy nhất đem lại sinh kế và hy vọng cho chúng tôi. Thế nhưng, chúng lại bị thu hồi và đền bù với mức giá rẻ mạt, bị chủ đầu tư phù phép chuyển đổi mục đích sử dụng và thu lợi nhuận kếch xù, trong khi người dân lại không được đào tạo chuyển đổi ngành nghề như pháp luật quy định. Mặc dù phần lớn người dân chưa đồng ý với các phương án đền bù nhưng chủ đầu tư là Công ty Nam Hồng và Công ty ITD, với sự hậu thuẫn của chính quyền, công an, vẫn ngang nhiên cho phương tiện cơ giới ồ ạt san lấp. Chúng tôi thực sự bị đẩy đến đường cùng.”
Không chỉ thông qua các dự án kinh tế trá hình, đám tham quan nhũng lại ở Từ Sơn còn núp sau những dự án mang màu sắc công ích hay xã hội khác hòng dễ bề cướp đoạt và chia chác đất đai. Xin dẫn ra vài ví dụ, Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà ở xã Tam Sơn là một ngôi trường rộng tới 21ha nhưng lại vắng vẻ như chùa Bà Đanh, hay Viện Nghiên cứu Da giày là một cơ quan đã có trụ sở ở Hà Nội nhưng vẫn ngang nhiên giành hơn 13ha đất đai “bờ xôi ruộng mật” của bà con nông dân ở phường Đồng Nguyên để rồi gần như bỏ hoang nhiều năm nay.
Cơ sở 2 của Viện Nghiên cứu Da giày gần như bỏ hoang từ nhiều năm nay. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Cơ sở 2 của Viện Nghiên cứu Da giày gần như bỏ hoang từ nhiều năm nay. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Bàn chông để chống bọn cướp đất của người dân Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Bàn chông để chống bọn cướp đất của người dân Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Những người nông dân Từ Sơn xưa nay vốn hiền lành, chất phác. Trước kia, họ từng một lòng một dạ theo đảng, chấp hành mọi đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Song giờ thì mọi chuyện đã khác. Họ đã nhận ra bản chất bất lương, tham tàn, thối nát đến cùng cực của cả hệ thống chính quyền, từ cấp thôn xã cho đến cấp tỉnh và trung ương. Họ đã ngộ ra rằng van xin bọn cướp ngày hay chống lại chúng bằng những chồng đơn thư dù lên đến hàng tấn cũng vô ích. Họ đã vượt qua được sự sợ hãi và hiểu rằng đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Họ sẵn sàng làm tất cả để chống lại bọn cướp đất đội lốt “đầy tớ nhân dân” và “doanh nhân” kia – cho dù phải đổ máu.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam: Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện

Sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo. (Ảnh: Facebook Thảo Teresa)
Sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo. (Ảnh: Facebook Thảo Teresa)
Theo VOA- 27.10.2016

Một nhà hảo tâm lên tiếng bày tỏ bất bình, thất vọng vì ngay sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt miền Trung.
Doanh nhân trẻ Hoàng Báu từ Sài Gòn cùng bằng hữu tự đứng ra quyên góp và đích thân tiếp cận bà con từng địa phương để trao tận tay từng chiếc phong bì. Nhóm của anh chia thành nhiều tốp, trong suốt năm ngày từ 19 đến 24/10 đã lặn lội tới rất nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, hai tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận lũ lịch sử, với nhiều nơi nước ngập qua mái nhà.
Trong số những tố cáo bị chính quyền địa phương thu bớt tiền cứu trợ, có nhiều trường hợp ở thôn Trung Thôn (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), khi cán bộ thôn tới thu lại hầu hết khoản tiền hỗ trợ mà dân vừa được các nhà hảo tâm trao tặng, viện lý do để phân phát lại đồng đều cho mọi người trong thôn xóm.
Anh Lê Vũ Thành ở thôn Trung Thôn có mẹ già 75 tuổi bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh. Trong trận lũ vừa qua, nhà anh bị ngập qua đầu, tài sản tan nát.
Anh Thành cho VOA Việt ngữ biết:
“Chiều ngày 22 có các anh chị vào thăm và tặng mỗi hộ gia đình nghèo gặp khó khăn mỗi người được phong bì 500 ngàn. Chiều lại, phó thôn tới từng nhà thu lại, nói là để chia đều, cân bằng danh sách. 500 ngàn chỉ để lại cho mình 100 ngàn, còn 400 ngàn kia nói là để cân bằng danh sách theo chủ trương của thôn. Khi họ tới gia đình em lấy, em không cho vì em thấy quá vô lý, nhưng các gia đình kia đều đưa hết cả. Nếu họ muốn chia đều, sao từ đầu họ không nói luôn với các đoàn cứu trợ, sao để họ đưa rồi sau đó đi thu lại. Quá vô lý. Trong hoàn cảnh mất mát, có người ủng hộ, người dân rất vui mừng vì có được cái để lo cho gia đình, có thêm miếng nước hay tô mì để ăn. Có nhiều người đang vui, bỗng nhiên bị tịch thu lại thì bức bối chứ, họ không hiểu lý do.”
Nỗi bức bối đó còn cao hơn gấp bội đối với những người vốn đã quan ngại trước thực trạng ‘thao túng’, ‘bớt xén’ nên phải tạm gác mọi công việc, không quản đường xa, tìm đến những hang cùng ngõ hẹp để trao tay sự san sẻ. Thế mà, với thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, những sự cảnh giác như thế vẫn chưa bao giờ là đủ, doanh nhân Hoàng Báu chua xót chia sẻ.
Anh Hoàng Báu: Mình tự đứng lên mình kêu gọi anh em doanh nghiệp, bạn bè, tạo thành nhóm đi cứu trợ cho bà con, quyên góp được bốn trăm ba mươi mấy triệu. Đoàn mình chia thành 4 nhóm. Vùng nào bị nặng nhất thì mình đến. Vùng nào có Công giáo, tụi mình nhờ cha xứ. Các linh mục họ cho người dẫn đi rất tận tình.
Trà Mi: Không qua chính quyền địa phương, đoàn tự tìm hiểu và tiếp cận bà con?
Anh Hoàng Báu: Không qua chính quyền địa phương. Tụi mình tự tìm hiểu, chỗ nào dân cần thì mình tới. Gói quà của mình thấp nhất là 500 ngàn/một phong bì. Có những trường hợp phải cho 5, 7, 10 phong bì cũng nên.
Trà Mi: Tổng cộng đoàn cứu trợ của anh có bao nhiêu người?
Anh Hoàng Báu: Khi đông nhất, đoàn em gồm 20 người, từ Daklak, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Huế…v..v. Sáng nay mình đọc một bài báo nêu lên rõ ràng họ bắt mỗi người dân cứ 500 ngàn thì nộp lại 400 ngàn. Tại xã Quảng Trung này, tụi mình cho nhiều lắm. Trước đây, mình từng nghe các đoàn cứu trợ đi trước cảnh báo có trường hợp này, nhưng hôm nay, vì vụ việc lên báo trực tiếp liên quan đến đoàn của mình, mình mới quay lại, chạy thẳng vào phỏng vấn từng người dân một để xem có chính xác như thế không. Vào phỏng vấn bà con thì thấy chính xác là như vậy. 9 giờ báo lên bài, 10 giờ tôi điện lại cho người dẫn dắt mình tới nơi cứu trợ, tôi hỏi có phải như thế không, mấy ông vẫn chối. Tôi nói: ‘Các ông đã thế thì tôi làm tới luôn’, sau đó tôi nhờ mấy anh bên các tổ chức xã hội dân sự đưa lên Facebook. Thế là tự nhiên mấy ông kia điện lại cho mình nói: ‘Anh không cần vào, trong này ổn hết rồi.’ Nhưng tôi vẫn vào. Khi vào tới nơi thì thấy mấy ông đã đưa tiền trả lại cho dân. Tôi phỏng vấn dân, quay trực tiếp [lên Facebook] luôn. Tất cả mọi người đều nói bị tịch thu tiền. Đùng một phát họ không nuốt nổi họ mới trả lại cho từng nhà một. Dân nói ông phó thôn bảo thu lại để chia bớt cho những nhà khác có hoàn cảnh giống nhau.
Trà Mi: Với lý do thu lại để chia đều, là người đi cứu trợ tận nơi có điều kiện quan sát, anh phản hồi thế nào?
Anh Hoàng Báu: Không được, bởi vì có rất nhiều người khá giả, thậm chí còn khá giả hơn cả tụi tôi nữa. Sao lại bảo chia đồng đều được? Tụi tôi chỉ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt thôi, còn những người có tay chân mạnh khỏe làm việc kiếm tiền được, mình giúp họ, nhiều khi họ lại chửi lại mình thì sao? Ở đây, chúng tôi không phải giàu có gì cả, chỉ là góp vô để tìm đến những mãnh đời ‘lũ cả cuộc đời’, không có điểm tựa.
Trà Mi: Xưa nay vẫn có tâm lý e ngại rằng chuyện tiếp trợ qua các cơ quan, đoàn thể chính quyền thì không tới tay dân trọn vẹn. Đích thân tiếp trợ tận nơi, vừa quay lưng đã xảy ra những chuyện khuất tất như vậy, anh nghĩ thế nào?
Anh Hoàng Báu: Mình rất thất vọng vì suốt mấy ngày nay, anh em tụi tôi phờ phạt, chèo thuyền chèo đò đến tận những nơi khốn khổ nhất để giúp họ. Vừa bước chân đi, lại xảy ra chuyện đó. Chỉ trừ khi tới vùng nào không có chức sắc tôn giáo, tụi tôi mới nhờ tới địa phương hay trưởng thôn, trưởng xã dẫn dắt đi. Những nơi có giáo dân hay Phật tử, tụi tôi nhờ các cha xứ hoặc các vị sư hướng dẫn, chứ không qua chính quyền. Ở Việt Nam, hơn 90% là làm cách này rồi vì niềm tin không còn nữa. Mình phỏng vấn rất nhiều người, họ cũng nói: ‘Muốn cho nên đến trực tiếp nhà dân mà cho, đừng qua chính quyền vì dân ít nhận được lắm.’ Người cần nhận nhiều khi không nhận được, còn người khá giả nhiều khi nhận một lúc mấy phần.
Trà Mi: Anh nhắc tới ‘khủng hoảng niềm tin’, đây cũng là một hiện tượng đang ngày càng phổ biến và lan rộng ở Việt Nam. Khủng hoảng niềm tin ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ kinh tế-chính trị-xã hội đến đạo đức con người. Hôm nay, chính anh nếm trải một sự ‘khủng hoảng niềm tin’ ngay trong việc thiện vừa làm, anh có suy nghĩ đến nguyên nhân?
Anh Hoàng Báu: Vì khi người dân xem chuyện chính trị như một câu chuyện hài, hy vọng điều gì đó để thay đổi cuộc sống thì không có. Mình đi nhiều những nơi ‘siêu nghèo’ , những nơi đáng lẽ phải được chính quyền chăm chút nhất thì thực tế là không có. Xã hội này bị lỗi hệ thống từ cái gốc. Khi anh đã không tử tế, anh làm gì, trong mắt tôi, anh vẫn là một người không đàng hoàng. Hơn nữa, phải nói thẳng là anh không có năng lực để làm chuyện đó. Tôi không thể nào đặt niềm tin vào anh. Hiện tượng Phan Anh phải nói là một người biết xây dựng niềm tin cho người khác. Anh chẳng cần điện thoại xin ai cả, mà người ta tự gửi gắm niềm tin vào thôi. Vì sao người dân tự đứng lên làm, và làm mạnh như thế, vì họ tin là chính phủ không thể làm được. Những con số đã nói lên tất cả rồi.
Trà Mi: ‘Khủng hoảng niềm tin’ mà anh mô tả là ‘hệ thống’, làm thế nào để khôi phục được?
Anh Hoàng Báu: Người dân đang bỏ rơi sự quản lý của chính quyền. Họ không quan tâm đến chính quyền làm gì. Tôi nghĩ, mọi chuyện đang thay đổi đấy. Mọi người cứ làm việc theo tiếng lương tâm. Hiểu thì mọi người hiểu hết, kể cả trong nội bộ những người điều hành đất nước này, nhưng cái chính là trong xã hội này không ai dám lên tiếng vì đã hình thành sự sợ hãi trong từng con người, từng tiềm thức. Người dân họ thấp cổ bé họng mà cứ tuyên truyền vào sự sợ hãi của họ, họ không dám lên tiếng. Tôi là doanh nghiệp cũng thế. Tôi nói đây, có thể ngày mai, họ lấy một lý do nào khác không liên quan đến công việc của tôi để đánh tôi như thường. Luật pháp Việt Nam luôn có khe hở để bắt bớ bất cứ ai.

Hiện tượng Phan Anh

Trần Duy Sơn & Những người bạn (Danlambao) - Đến hôm nay, chuyện cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung đã phần nào ổn định, các tổ chức hội đoàn vẫn đang tiến hành công việc, và Phan Anh đã thông báo tạm đóng tài khoản của mình. Tôi tin chắc rằng rất nhiều người vẫn đặt câu hỏi khó hiểu trong đầu, tại sao tiền lại nhiều như vậy? Không phải là họ ganh tị gì với Phan Anh, nhưng nó là hiện tượng đột biến, buộc họ phải suy nghĩ và tìm câu giải đáp. Chúng tôi cũng đang cố gắng đi tìm câu giải đáp đó.

1/ Có phải nhận thức của người Việt đã thay đổi không? Tại sao số tiền quyên góp lớn đến như vậy, 16 tỷ trong vòng 3 ngày, một cách đột phá, trong khi lời kêu gọi của Cha Đặng Hữu Nam góp tiền ủng hộ giáo dân đi kiện Formosa ảnh hưởng đến cuộc sống của cả nước, liền ngay trước đó, chưa đạt được 1 tỷ.

2/ Làm một bài toán đơn giản. Quan sát Facebook mấy anh em đấu tranh lâu nay, số lượng Like, Comment trung bình đạt được khoảng 1500 là cao, rất cao. Tạm cho, có khoảng 1500 người có thiện chí, quan tâm thường xuyên đến đất nước, cả trong và ngoài nước. Bây giờ giả sử cả 1500 người đó, đều có tiền, và đều ủng hộ hết cho Phan Anh, không ủng hộ các tổ chức khác, vậy thì mỗi người phải bỏ ra 10 triệu, được 15 tỷ. Chuyện này là không tưởng, bởi, nếu bình quân tiền Việt Kiều và dân Việt trong nước, nếu tất cả mọi người cùng đóng góp, đổ đồng cao nhất 1 triệu 5/ người. Xét mức sống của dân Việt trong nước hiện tại, nếu tất cả chịu bỏ ra 2 triệu để làm từ thiện là mơ ước xa xỉ.

Cũng có thể rất nhiều người không tham gia Facebook, nhưng qua các đoàn thể, tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước, họ sẵn sàng ủng hộ vì tấm lòng và nhân đạo. Bây giờ tăng lên, giả sử có 5000 người tham gia, và tất cả đều hăng hái ủng hộ tiền, vậy mỗi người phải ủng hộ 3 triệu để đạt được 15 tỷ. Thật trên cả mơ ước! Từ giả sử này ta cũng thấy, thực tế cũng không thể thực thi, bởi vì không phải tất cả ai ai cũng ủng hộ và có tiền sẵn sàng trong 3 ngày như vậy. Đó là chưa kể, họ còn có thể đóng góp cho các tổ chức quyên góp khác ngoài Phan Anh, như các Cha nhà Thờ, nhóm Nguyễn Lân Thắng sau đó, bên Phật giáo, v.v... hoặc họ không giúp đỡ tiền mà bằng hiện vật, mùng mềm, thuốc men, mì gói, v.v... số tiền sẽ phân tán đi.

Như vậy xét trên bình quân dân Việt và Việt kiều cuộc sống bình thường, số tiền trên không có khả năng xảy ra trong vòng 3 ngày.

3/ Đọc các comment trên face Phan Anh, đa số ủng hộ tiền đều từ khoảng 300.000 đến 1000.000đ, nhưng dân Miền Trung ủng hộ tinh thần rất nhiều, và số lượng Like có cả 10.000 hoặc share khoảng 300 lượt, điều đó cho thấy không phải tất cả các fan của Phan Anh đều giàu có hay sẵn sàng “hy sinh” cùng Phan Anh. Bên cạnh đó, giới showbit, rất cá nhân tính, đừng nói rằng họ chịu lép vế để âm thầm, im lặng gởi tiền vài trăm triệu để Phan Anh thay mặt làm từ thiện. Những người nổi tiếng họ luôn tìm cách đánh bóng tên tuổi của họ bằng mọi cách, cho nên nếu muốn ủng hộ lũ lụt họ sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu và tự tổ chức, căng tấm băng roll thật to, cho ai cũng biết, như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà... Hơn nữa, Phan Anh là một MC không phải một nghệ sĩ, mức độ thu hút của nghệ sĩ cao hơn bởi tài năng.

Do đó, để đạt được số tiền này, đừng nghĩ rằng giới showbit đã ủng hộ cho Phan Anh, hoặc fan của anh nhiều lên họ sẵn sàng ủng hộ, các người khác ít fan nên ít hơn. Tự suy diễn bừa, không có căn cứ? Giữa việc thích Phan Anh và ủng hộ lũ lụt là 2 việc hoàn toàn khác nhau, không có gì liên quan với nhau cả?

4/ Phan Anh ủng hộ 500 triệu từ tiền gia đình, ngay trong ngày đầu thông báo đã đạt được 2 tỷ, lan tỏa nhanh cấp kỳ, sau 3 ngày, người dân ào ạt, ào ạt, đi gởi tiền, đạt được 16 tỷ, không biết ý thức “ đùm bọc” của người Việt có cao đến như vậy không? Trong khi hủy hoại môi trường Formosa của Cha Nam đến bây giờ sau gần 1 tháng đạt chưa tới 1 tỷ, không lẽ danh tiếng của Phan Anh lôi kéo các fan của mình đạt được hiệu quả đến vậy sao? Tại sao các tổ chức từ thiện khác đạt khoảng vài chục, vài trăm triệu là nằm trong mơ…


Chúng tôi không tin trong chế độ CS, báo chí là cánh tay phải của đảng mà bài báo này vẫn còn nằm phơi phới nơi đây. Nguyễn Như Phong chỉ cần một bài nhè nhẹ về Trịnh Xuân Thanh mà bị cách chức tước thẻ nhà báo, đình bản 3 tháng. Vụ việc nhà báo Lê Bình vẫn còn kia?

Đoạn film sao không quay bằng điện thoại di động rất tình cờ, có đầy đủ âm thanh, mà được quay bằng một máy quay chuyên nghiệp, độ phân giải cao, bố cục đẹp, đã cắt bỏ phần lời nói rất thật tại hiện trường, chứng tỏ rằng phóng viên và CA đã được thông báo trước. Để giải quyết tình huống này, rất dễ, chỉ cần Cty Lương thực Hà Tĩnh gọi một cú điện thoại cho bên CA xác nhận đó là hàng hóa của mình và có chứng từ rõ ràng, 2 bên cùng ém nhẹm giải quyết nội bộ, không đăng báo, thì xong ngay. Tại sao nó vẫn lên báo? Dù thật sự nó có như vậy vẫn ém nhẹm được mà!! Trước giờ đã có 2 Cty nhà nước nào sát phạt nhau chưa hay chỉ lo đàn áp người dân? Và chúng ta phải thấy rằng bài báo này đã được share trên facebook chóng mặt. Sau đó 1 ngày, 19/10/2016 Cty Lương thực Hà Tĩnh lại tổ chức họp báo để giải trình, nguồn gốc giấy tờ của số gạo trên. Có cái gì đó khuất tất nơi đây? Hôm trước nói rằng số gạo không có nguồn gốc giấy tờ, hôm sau nói có giấy tờ đầy đủ. Có giấy tờ thì đem qua nhận gạo về, có thể xóa bài báo đi, rất bình thường, chuyện gì phải họp báo giải thích?

Suy luận: phải có một thế lực nào đó đang cố bôi nhọ, quyết tâm hạ uy tín của đảng bằng bài báo này, giữa lúc tinh thần ủng hộ lũ lụt của dân chúng đang tăng cao, cho nên Cty lương thực Hà Tĩnh phải tìm cách phân bua. 

6/ Sau đó, nhiều nhất trên trang Phan Anh, lại rộ lên lời hô hào ủng hộ Tân Thủ tướng Phan Anh. Thật buồn cười, người Việt ngây thơ, ngô nghê, cuồng tín đến vậy sao? Làm chúng ta nhớ lại Đai hội 12, nổi lên phong trào ủng hộ Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng. Cũng bằng tấm hình chân dung và dòng chữ như vậy. Rất nhiều người đã phê bình đúng sai, thiệt hại, nhưng tấm hình vẫn nằm đó, rõ ràng đây là sự cố ý, chứ không phải non nớt hay bốc đồng phút chốc, thậm chí còn đem làm thành avatar.

7/ Cùng lúc đó, xuất hiện trang cungthaydoi.vn Phan Anh giới thiệu. Thật ra, trước đó, ngày 7/9/2016 Cty cổ phần icheck đã post lên video clip đầu tiên trên youtube.com và ngày 10/9 Thoai Rest đã post lại, ngày 9/10 Seven Studio post tiếp clip thứ 2 ô nhiễm ánh sáng, tuy nhiên chưa gây được chú ý. Ngày 13-14/11/2016 Thủy điện Hố Hô xả lũ, ngày 16/11 Phan Anh tuyên bố ủng hộ 500 triệu cho lũ lụt. Nghĩa là có ai đó đã cố xây dựng hình tượng Phan Anh trước đó rồi, rất chuyên nghiệp, nhưng chưa tỏa sáng, đang tìm hướng đi, và mục đích nhắm vào môi trường sống, hàng độc hại, hàng giả, hàng giá rẻ, hàng kém chất lượng, làm chúng ta liên tưởng đến hàng hóa Trung quốc, bài trừ Trung quốc. Khi gặp lũ lụt họ chụp bắt cơ hội, đổi hướng ngay.


8/ Thời gian đầu, lúc manh nha, rất nhiều đoàn cứu trợ, nhưng hầu hết đều bị làm khó dễ ngay từ khâu vận chuyển. Tại sao Phan Anh có thể phân phát quà tận các vùng sâu, và hầu như có rất nhiều mũ cối đi theo bảo vệ? Nhiều đoàn từ thiện trước kia còn bắt phải xin giấy phép? (Lúc sau này phong trào từ thiện lên cao chỉ thị của đảng đã thay đổi).

Kết lại những sự kiện trên. Nghĩa là phải có một thế lực nào đó đứng sau Phan Anh “chọn mặt gởi vàng” cho anh làm từ thiện, vừa bảo vệ anh, vừa hạ bệ vai trò chính quyền, vừa tạo scandal cho xã hội. Có thể Phan Anh bỏ ra 500 triệu tiền túi, chúng ta rất trân trọng, nhưng cũng có thể tiền đó được cung cấp bởi người khác và cùng nhau thỏa thuận nhiều việc, chỉ mượn danh tiếng đẹp trai, #dungimlang của Phan Anh, giống như mượn danh của Người Buôn Gió trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Tất cả những khoản tiền đóng góp sau đó, có thể được chỉ thị bởi một Boss nào đó, đứng sau kêu gọi, đàn em phải đóng góp để mục đích tấn công vào uy thế của đảng. Họ hiểu rằng đây là cơ hội để hạ bệ uy tín của đảng, và cách thức từng bước, từng bước đẩy mạnh vai trò của mình, nhen nhóm trong ý thức người dân cần phải có một chính thể mới, nhân vật mới. Cách thức cổ xúy Tân Thủ tướng Phan Anh quá giống Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng ngày trước.

Chỉ có giới chóp bu CS, đảng viên đang cầm quyền, và “làm người tử tế” mới có những khoảng tiền lớn như vậy, vung vèo vèo vào cuộc chơi trong vòng 3 ngày, giống như tuân lệnh. Nếu nói rằng ĐCS đang quăng tiền ra để xây dựng hình tượng Phan Anh cho lớp trẻ mơ ngủ, rồi sau đó trăm sự từ Phan Anh e rằng hơi khập khiển, bởi vì cấu trúc vậy quá mơ hồ, viển vông, thời đại internet, bất cứ một sai lầm nhỏ có thể bị phanh phui, dù anh là ai? Song, đảng vẫn có thể bỏ ra 16 tỷ ủng hộ lũ lụt, đánh bóng lại tên của mình và thông báo chính thức, hiệu quả uy tín nó đạt được còn cao hơn cả ngàn lần Phan Anh? Tại sao đảng không làm?

Do đó, đồng tiền này phải từ đảng viên mà ra, nhưng, từ đảng viên “ly khai”. Và họ đang ở thế kẹt, đang tìm cách tự cứu lấy mình, tìm sự đồng thuận của người dân, chống lại chiến lược”đã hổ diệt ruồi “ của Trọng lú đang bủa vây. Không phải rửa tiền, mà muốn đánh thức người dân rằng tôi cũng yêu đồng bào, yêu đất nước, đau khổ cùng nhân dân, muốn đứng về phía nhân dân, kêu gọi sự ủng hộ của họ, cùng chống Trung quốc và cùng chống lại phe đảng lú.

Vậy tại sao họ lại chọn ủng hộ lũ lụt mà không ủng hộ vụ kiện Formosa? Đơn giản! Đi từ tính bác ái của người Việt, chữ nhân của Khổng Tử, chắc chắn sẽ được ủng hộ, sẽ được nêu danh và người dân khó lòng hoài nghi. Trong khi đó nếu ủng hộ vụ kiện Formosa thật nhiều tiền, dễ bị đánh dấu hỏi và tương lai còn mờ mịt. Hơn nữa rất khó lũng đoạn các Cha nhà Thờ, và quan trọng nhất là nếu Formosa thắng kiện có thể chính các thế lực này, và đàn em đang nguyên vị cũng bị dây dưa, vậy thì làm sao các đàn em này ủng hộ tiền bạc cho được? Formosa có thể cuốn phăng cả chế độ CS này.

Vậy tại sao họ không công khai đồng tiền của mình ủng hộ từ thiện? Bởi vì dưới mắt dân Việt họ vẫn là Mafia, đồng tiền này chưa trong sạch, chẳng qua vì thế bí mà họ làm thôi!!

Qua đó, có thể thấy nhóm này rất có tiền, rất cơ hội, thấm nhuần rất chắc các bài học của đảng về “sức mạnh truyền thông và nhân dân”. Có thể bị dồn vào chân tường, nhưng vẫn có thể kiểm soát được vài tờ báo, mối quan hệ chân rết còn rất mạnh. Thậm chí có thể xã lũ Hố Hô đúng quy trình, cũng nằm trong chiến dịch này, hoặc họ đã tận dụng thời cơ rất nhanh. Cũng có thể chính họ cho xả lũ rồi chính họ kêu từ thiện, để tạo uy tín cho mình, hạ bệ phe đảng Trọng lú, phải thời gian sau lịch sử mới trả lời được.

Dù sao đi nữa chúng ta cũng ủng hộ Phan Anh, ủng hộ tính hăng hái và yêu người, yêu nước của anh, dù đồng tiền của ai đi nữa, giúp được người dân qua cơn hoạn nạn là điều cần thiết. Anh đã làm rất tốt trong vai trò này. Nhưng chúng ta cần nhìn rõ chân tướng sự việc. Ai đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân chúng ta ủng hộ. Nhưng không lẽ năm sau, lại xả lũ đúng quy trình, rồi chúng ta lại tiếp tục từ thiện nữa hay sao? Cần phải xác định thật rõ ràng: thiên tai hay nhân tai, hay đảng tai để có phương án giải quyết hợp lý.

Dù có phe cánh nào khác chăng nữa, họ cũng phải dưa vào sức mạnh toàn dân. Muốn lật đổ CS chúng ta phải có quần chúng. Ai quay đầu về với tổ quốc nên trân trọng. Cuộc chiến này cần tất cả các lực lượng. Người CS rất giỏi về tuyên truyền và quần chúng, bởi vì họ giỏi nói láo, thủ đoạn và giả dối cho nên họ rất hiểu yếu điểm của khách hàng. Chúng ta nên tránh để sa vào những chiến lược mị dân khác.

Liệu vụ tấn công vào nước mắm truyền thống hay tấn công tập đoàn Masan có nằm trong trận chiến này hay không? Chẳng lẽ tự nhiên mà Vinastas công bố bảng thông tin khảo sát hàm lượng chuẩn có chứa Arsen trong nước mắm,chỉ sau Phan Anh vài ngày? Rồi cách thức rò rĩ thông tin từ Vinastas trên mạng xã hội rất giống rò rĩ nội bộ giai đoạn Đại hội 12 trước đây. Và cuối cùng Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị phải lên tiếng? Phải đợi thời gian…

Cương lĩnh đấu tranh hiện tại vẫn luôn luôn là: LẬT ĐỔ CỘNG SẢN. Đó là cội nguồn của tất cả mọi vấn nạn trên đất nước này. Từ nền kinh tế kiệt quệ, lệ thuộc vào Trung Quốc, từ hủy hoại môi trường sống Formosa, từ xã lũ đúng quy trình, xem thường mạng sống người dân, đến tội danh lớn nhất: BÁN NƯỚC.

Để cứu nước, phải: LẬT ĐỔ CỘNG SẢN

(#latdocongsan; Lủ Đang Chảy Siếc; Lênh Đênh Con Sóng; Lảo Đảo Chờ Sập; Lật Đật Chống Sập)