Saturday, May 27, 2017

Đối thoại là văn minh, độc thoại là đáng khinh

Nguyễn Tiến Trung
Theo VOA-26/05/2017 


Ngày 18/5 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã tuyên bố rằng đảng cộng sản “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận” đã gây chú ý trong người dân và nhất là tầng lớp trí thức.
Đảng cộng sản “không sợ đối thoại”?
Khi ông Thưởng phải khẳng định “không sợ” tức là để phủ định ý kiến trong dân chúng là đảng cộng sản rất sợ đối thoại. Thế thì tại sao lại có dư luận như vậy, dù rằng đảng cộng sản đang cầm quyền, muốn bắt ai thì bắt?
Ngược lại lịch sử, ngay từ năm 1958, đảng Lao Động, tên trước đây của đảng cộng sản, trong vụ án Nhân văn Giai phẩm, đã phải đàn áp các nhân sỹ trí thức dám nêu các ý kiến phản biện lại đường lối của đảng. Ngay từ thời điểm đó, giới lãnh đạo của đảng cộng sản đã biết rõ không thể biện minh được cho các chính sách của đảng, nhất là chính sách độc quyền chính trị, nếu tất cả được đem ra thảo luận công khai.
Việc ông Thưởng cho biết Ban bí thư đang thông qua vấn đề trao đổi, đối thoại cho thấy trên đất nước Việt Nam này, đến giờ phút này, người dân vẫn không thể trao đổi thẳng thắn với nhau và với đảng cầm quyền trên nền tảng một nền báo chí tự do. Cũng có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, vì như Hồ Chí Minh đã nói: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.
Thật vậy, ở Việt Nam hoàn toàn không hề có báo chí tư nhân trong khi thời thực dân Pháp vẫn có rất nhiều nhà xuất bản tư nhân được hoạt động. Cuộc Cách mạng tháng Tám hóa ra lại đưa dân tộc vào thế bị kìm kẹp ghê gớm hơn về mặt tự do ngôn luận, trong khi “tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do” (Voltaire).
Những người phản biện, góp ý ôn hòa cho giới lãnh đạo cộng sản đều bị sách nhiễu, bức hại, tiêu biểu như tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang chịu án tù 16 năm vì cái “tội” thành lập “Nhóm nghiên cứu Chấn” để góp ý chính sách cho nhà cầm quyền.
Ngay cả những đảng viên cộng sản muốn góp ý cho giới lãnh đạo cũng rất dễ bị chụp ngay cái mũ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” như nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, khóa 12 đã cho thấy.
Do đó, tôi cho rằng các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam rất sợ đối thoại một cách sòng phẳng và trung thực với người dân, với trí thức, thậm chí cả với chính các đảng viên cộng sản.
Những điểm đồng thuận để thảo luận
Việc thảo luận nhằm chỉ ra cho đúng gốc rễ vấn nạn của đất nước và đưa ra giải pháp cho quốc gia. Thật ra từ đảng cộng sản cho đến thành phần đối lập cũng đều nhận thấy mục tiêu của quốc gia phải là “dân chủ, công bằng, văn minh”, dù cách diễn đạt có khác nhau. Đó là điểm đồng thuận rất lớn. Khác biệt nằm ở cách thức đi đến mục tiêu đó.
Thứ nhất, “dân chủ” nghĩa là dân làm chủ, dân là chủ qua nhà nước cộng hòa chính danh. Thế thì dân đã được bầu lãnh đạo quốc gia chưa hay một đảng tự tiếm quyền dân và tự cho mình được độc quyền lãnh đạo qua một bản Hiến pháp do đảng đó tự thông qua? Đại biểu quốc hội do dân bầu ra hay do “cơ cấu”, “quy hoạch” của một đảng?
Thứ hai, tạo dựng một xã hội “công bằng” phải thông qua pháp luật chuẩn mực, áp dụng bình đẳng như nhau cho tất cả mọi người, bắt đầu từ bản Hiến pháp chuẩn mực được toàn dân phúc quyết. Bản Hiến pháp hiện tại chỉ ưu tiên cho một nhóm người trong xã hội là đảng cộng sản được độc quyền cai trị mà không cần do dân bầu, bắt lực lượng vũ trang là con em nhân dân phải trung thành với một đảng. Vậy có “công bằng” không?
Thứ ba, “văn minh” trong chính trị chính là tinh thần “đa nguyên hợp tác, đoàn kết quốc gia, thượng tôn pháp luật”. Đa nguyên chống đối hay chống phá không phải là văn minh. Chia rẽ quốc gia, dán nhãn người Việt với nhau là “thế lực thù địch” cũng không phải là văn minh. Độc quyền nhà nước đứng trên Hiến pháp và pháp luật càng không phải là văn minh.
Người Việt là đồng bào nên cần hợp tác với nhau, thảo luận với nhau để cùng nhau xây dựng đất nước chứ không phải chỉ trích, chống đối nhau, nhìn nhau như thù địch. Một nước Việt chia rẽ, có nội chiến, bất ổn, sẽ là mồi ngon cho ngoại xâm đang chực chờ ra tay.
Mục tiêu do đảng cộng sản đề ra là đúng đắn nhưng hành vi thì ngược ngạo. Việc bây giờ là các lãnh đạo cộng sản phải công nhận sự thật và nói đi đôi với làm. Quốc gia đang cần các lãnh đạo chính trực với nhân dân và với pháp luật chuẩn mực.
Điều kiện để đối thoại
Nói đến chính trị là nói đến thế lực. Để hai bên đàm phán với nhau thì thế và lực của hai bên phải tương xứng với nhau. Trong trường hợp nhà cầm quyền nuốt lời thì bên còn lại có đủ thế và lực để buộc nhà cầm quyền phải tôn trọng thỏa thuận.
Đến giờ phút này, nhà cầm quyền chỉ đối thoại về vấn đề nhân quyền với Mỹ, Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Úc, hoàn toàn phớt lờ tiếng nói của người dân trong vấn đề nhân quyền.
Lý do cũng là vì chưa có tổ chức chính trị nào đủ đông, uy tín, ôn hòa có được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế để có thể đứng ra đàm phán với các lãnh đạo cộng sản.
Tướng công an Trương Giang Long trong một đoạn clip dài 30 phút cũng nói rõ: “Trong các nhân tố mà Mỹ phân tích về Việt Nam, thì Mỹ cũng thấy rất rõ, không có một đảng phái chính trị nào có thể lãnh đạo quản lý đất nước bằng đảng cộng sản Việt Nam”.
Các đời Tổng bí thư nào của đảng cộng sản cũng phải nhắc nhở lực lượng vũ trang là tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập.
Cần các đảng chính trị chân chính
Do vấn đề Việt Nam là vấn đề chính trị nên nó chỉ được giải quyết tận gốc bằng những đảng chính trị, bằng những con người chính trị, cũng như ở Nam Phi với đảng Đại hội quốc gia dân tộc Phi (ANC), Miến Điện với đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD).
Cũng như Nam Phi hay Miến Điện, thời gian để xây dựng một chính đảng ở tầm quốc gia trong hoàn cảnh bị đàn áp khắc nghiệt có thể lên tới hàng chục năm.
Lực lượng nào sẽ có đủ ý chí kiên trì để làm chuyện này? Đảng nào sẽ đứng ra đàm phán với đảng cộng sản một cách sòng phẳng trong tư thế bình đẳng, với tình tự dân tộc?
Đảng cầm quyền cũng nên nhớ rằng dân tộc Việt Nam này “tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). Do đó, đối thoại thực tâm với dân là con đường tiến lên phía trước, còn cứ mãi độc thoại thì sẽ mãi “độc tài, bất công, lạc hậu” chứ không phải “dân chủ, công bằng, văn minh”.
* Bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Google ‘hợp tác’ với Việt Nam, xóa thông tin xấu

Theo VOA-27/05/2017
Theo Reuters, Google cho biết rằng chưa có ngay kế hoạch về việc mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Theo Reuters, Google cho biết rằng chưa có ngay kế hoạch về việc mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Lãnh đạo công ty mẹ của Google hôm 26/5 “khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Truyền hình Việt Nam dẫn lời ông Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành tập đoàn Alphabet, nói như vậy trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó, ông Phúc đã “đề nghị Google phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam để xử lý, loại bỏ các thông tin xấu độc cho giới trẻ” trên YouTube, một công ty con thuộc Alphabet.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tập đoàn này “sớm mở văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo Reuters, Google cho biết rằng chưa có ngay kế hoạch về việc mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.
Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.
Theo hãng tin của Anh, Việt Nam đầu năm nay đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.
“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp.
Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này.

Hóa chất trong nước biển ở vùng hải sản chết Kiên Giang

 RFA 2017-05-25 
Nghêu chết ở Kiên Giang.
Nghêu chết ở Kiên Giang.  Courtesy of thanhnien
Hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong kết quả kiểm nghiệm mẫu nước biển ở huyện Kiên Lương và Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
Trước đó từ ngày 4-8/5, người dân phản ánh là cá, nghêu chết nhiều nổi lên trên vùng biển khu vực này, kéo dài khoảng 550 ha.
Tin tức ngày 25/5 cho biết kết quả kiểm nghiệm cho thấy các loại hóa chất này được dùng trong sản xuất mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang bà Võ Thị Vân nói là tại các huyện này chỉ có doanh nghiệp chế biến hải sản và sản xuất xi măng, và chưa thể chứng minh các doanh nghiệp này liên quan đến loại hóa chất được tìm thấy.
Ông Quảng Trọng Thao, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết ít nhất cũng phải 2-3 ngày nữa mới tìm ra nguyên nhân cá, hải sản chết.
Cũng tin liên quan, người dân sống gần khu vực khe Đá Mài, tỉnh Quảng Nam và vịnh Xuân Đài tỉnh Phú Yên cho biết gần đây nguồn nước ở khu này đen ngòm, bốc mùi hôi thối khiến cá tự nhiên và tôm người dân nuôi chết hàng loạt. Hiện mẫu nước các khu vực này đã được mang đi kiểm nghiệm.

Bôi nhọ lãnh đạo, một điều luật thời phong kiến

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-05-26 
ĐB Nguyễn Thị Xuân, ảnh minh họa chụp trước đây.
 ĐB Nguyễn Thị Xuân, ảnh minh họa chụp trước đây.  Courtesy quochoi.vn
Vào ngày 24 tháng 5, năm 2017, tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân, đại biểu tỉnh Dak Lak đề nghị bổ sung vào hai điều luật số 155 và 156 của bộ Luật Hình sự Việt Nam tội danh bôi nhọ cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam.
Sau đây là bình luận của một số luật sư, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam về lời đề nghị vừa nêu.

Điều 155 và 156

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam được Quốc hội chuẩn thuận vào năm 2015 có điều 155 về tội làm nhục người khác, qui định rằng người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt từ 10 triệu đồng đến 3 năm tù giam.
Cũng trong bộ luật này, điều 156 về tội vu khống qui định những người phạm tội này có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 1 năm tù giam. Trong điều luật này những hành động được gọi là vu khống là bịa đặt về người khác, tố cáo sai sự thật người khác.
Theo tôi hiểu thì cái chuyện bôi nhọ ấy nó cũng giống như vu khống thôi, thì nó đã có cái tội vu khống rồi. Theo tôi cái đề xuất thêm tội bôi nhọ cán bộ đảng với nhà nước thì nó trùng lặp, nó hơi bị thừa.
-LS Hà Huy Sơn
Bình luận về lời đề nghị của bà đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân, Luật sư Hà Huy Sơn, sống tại Hà Nội, đề cập đến tội vu khống đã có trong luật hình sự Việt Nam:
“Theo tôi hiểu thì cái chuyện bôi nhọ ấy nó cũng giống như vu khống thôi, thì nó đã có cái tội vu khống rồi. Theo tôi cái đề xuất thêm tội bôi nhọ cán bộ đảng với nhà nước thì nó trùng lặp, nó hơi bị thừa. Mà cái nguyên tắc của pháp luật thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Cán bộ đảng với nhà nước thì cũng là công dân thôi. Nên tôi nghĩ đặt cái điều khoản ấy thì nó hơi bị thừa và vi phạm nguyên tắc bình đẳng.”
Nhà hoạt động xã hội dân sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, hiện sống ở Hà Nội, làm rõ thêm điều mà Luật sư Hà Huy Sơn nói về nguyên tắc bình đẳng của pháp luật:
“Luật pháp phải bình đẳng không có chuyện phân biệt lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam với một người dân bình thường. Trước pháp luật thì một người lao động bình thường, một bà buôn thúng bán mẹt ở ngoài đường, với ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, hay ông Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là phải ngang nhau trước pháp luật.”
Theo lý lẽ của bà Nguyễn Thị Xuân trình bày trước Quốc hội vào ngày 24 tháng năm, bà nói rằng việc xúc phạm danh dự của các lãnh đạo đảng và nhà nước không những làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào các vị lãnh đạo ấy, mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A không đồng ý như vậy, ông nói rằng nguyên tắc vẫn phải là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật:
“Vậy thì vô hình chung cái bà này bà ấy nghĩ rằng có những người cao quí hơn, là những người lãnh đạo của bà ấy, phải được hưởng thêm quyền được bảo vệ chống lại sự bôi nhọ. Đấy là một điều không thể chấp nhận được.”

Điều 258

Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng nội dung mà bà Nguyễn Thị Xuân đề nghị lại liên quan đến điều luật 258 của Bộ luật hình sự ban hành năm 1999.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói về lời đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân:
“Trước diễn đàn Quốc hội thì người ta cũng có quyền phát biểu nhiều ý kiến. Nhưng mà đúng ra khi đại biểu Quốc hội cho rằng cần có một điều để xử những người bôi nhọ lãnh đạo, thì cái câu đó, trong bộ luật hình sự hiện giờ cũng có cái tội là lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, của cá nhân, và tổ chức.”
Điều luật 258 này thường bị giới bất đồng chính kiến, và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế chỉ trích là có nội dung mù mờ dễ tạo điều kiện cho công an Việt Nam bắt giữ những nhà hoạt động xã hội dân sự.
Trong lời đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân, cũng có nhắc đến những thời điểm mà bà gọi là chính trị nhạy cảm, như là trước các kỳ bầu cử Quốc hội, đại hội đảng cộng sản Việt Nam, có những thông tin tạo dư luận xấu.
Theo dõi dòng thời sự Việt Nam trong mấy năm qua, vào những lúc sắp sửa diễn ra các sự kiện quan trọng như hội nghị trung ương đảng, hay là đại hội đảng toàn quốc, đã xuất hiện các trang web như là Quan làm báo, Chân dung quyền lực… trong đó có những câu chuyện đời tư của các quan chức cao cấp của đảng cộng sản, cũng như những tố giác tham nhũng lớn.
Bình luận về chuyện này, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Trước đây trong các trang Quan làm báo, Dân làm báo, rồi Chân dung quyền lực… thì cũng có nhiều người có ý kiến đề nghị là đóng cửa các trang mạng đó đi, nhưng các cơ quan chức năng cũng nói là các trang mạng này có server ở nước ngoài nên không làm được. Dĩ nhiên người ta nói trên những trang mạng nước ngoài, thì đó là thông tin trên thế giới ảo, thì hơi sức nào mà đi chiến đấu với thế giới ảo.”

Trở lại thời phong kiến

Trên trang web của Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân hiện đang có chức vụ đại tá công an, Phó giám đốc công an tỉnh Dak Lak, Ủy viên Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Việt Nam. Tiểu sử chính thức của bà cũng có ghi rằng bà là thạc sĩ an ninh nhân dân chuyên ngành an ninh điều tra, và có trình độ cao cấp lý luận chính trị cho rằng với chức vụ và trình độ như vậy, thì ông không hiểu tại sao bà Nguyễn Thị Xuân lại có lời đề nghị mà ông cho rằng đi ngược lại với chủ trương của đảng cộng sản:
Cái điều này chẳng khác gì cái tội khi quân thời xa xưa của chế độ phong kiến, mà mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là phải xóa bỏ cái chế độ phong kiến ấy.-LS Hà Huy Sơn
Cái điều này chẳng khác gì cái tội khi quân thời xa xưa của chế độ phong kiến, mà mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là phải xóa bỏ cái chế độ phong kiến ấy. Thế thì hỏi rằng cái bà đại tá công an, đại biểu quốc hội, không biết là ai bầu bà ấy lên, và chắc chắn bà ấy phải là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam, thì bà ấy lại đi ngược dòng lịch sử, muốn đi ngược những cái giáo điều mà đảng cộng sản Việt Nam đã rao giảng suốt bảy tám chục năm nay về cái chuyện xóa bỏ những cái chuyện của chế độ phong kiến hay sao?”
Theo Luật sư Hà Huy Sơn thì cũng có thể do nghề nghiệp là công an nên bà Nguyễn Thị Xuân có cái nhìn phân biệt dân và lãnh đạo giống như dân và vua quan ngày xưa như vậy, nhưng trên hết, ông cho là bà Xuân thiếu kiến thức luật pháp:
“Theo quan điểm của tôi thì các vị đại biểu Quốc hội hiện nay thiếu kiến thức cơ bản về pháp luật, để làm cái vai trò đại biểu Quốc hội của mình. Đó là một điều cơ bản mà họ thiếu.”
Cũng tại diễn đàn Quốc hội, vào ngày 24 tháng 5, có hai đại biểu là Nguyễn Chiến của Hà Nội, và Trương Trọng Nghĩa của thành phố Hồ Chí Minh đề nghị rằng cần miễn trừ cho các luật sư trách nhiệm tố giác thân chủ của mình trong những trường hợp nghi án xâm phạm lợi ích quốc gia, vì hai ông cho rằng nếu bắt buộc luật sư tố giác thân chủ của họ thì điều đó làm đảo lộn giá trị nghề nghiệp của luật sư.
Một đại biểu của tỉnh Bắc Cạn là bà Nguyễn Thị Thủy không đồng ý vì bà nói rằng ở thời phong kiến của Việt Nam các tội như vậy là bất trung và đại nghịch, cho nên Việt Nam không thể bảo vệ những người phạm tội đó được.
Khi được hỏi là liệu điều đề nghị của bà Nguyễn Thị Xuân có được Quốc hội thông qua hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận trả lời:
“Theo ý kiến của cá nhân tôi thì không có cơ sở để thông qua. Nhưng cũng không biết là họ có chủ trương gì để thông qua hay không, mà nếu thông qua thì cũng khó giải thích. Nếu nói là nói xấu cán bộ thì là ông nào, cán bộ nào? Mà ông nào thì đảng cũng đã nói là một bộ phận không nhỏ, tức là lớn đấy,  suy thoái biến chất, tham ô tham nhũng, mà bây giờ không có quyền nói tới cái ông đó thì đấu tranh với ai.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng đồng ý là Quốc hội sẽ không thông qua lời đề nghị của bà Xuân, bởi vì nếu như muốn truy tố những tội danh mang tính chính trị thì đã có điều luật 258, mà ông gọi là khá mơ hồ rồi.

Kỷ luật nhiều lãnh đạo đảng chiếm đất rừng Đắk Nông

Trang trại của ông Nguyễn Thanh Sơn thành lập từ đất rừng chiếm dụng. (Hình: Báo Lao Động)
ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Do truyền thông tố cáo, ủy ban tỉnh Đắk Nông thành lập tổ kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm của ủy ban huyện Đắk Song trong việc cấp “sổ đỏ” đất rừng cho ông bí thư đảng ủy.
Báo Lao Động dẫn tin, chiều 25 Tháng Năm, ủy ban huyện Đắk Song cho biết đã ra quyết định thu hồi hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với diện tích hơn 28 hécta đã cấp cho ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy, bí thư Đảng Ủy Khối Các Cơ Quan tỉnh Đắk Nông, khi ông này còn đương chức.
Liên quan vụ việc, ủy ban huyện đã ra quyết định kỷ luật “khiển trách” các ông: Phạm Đình Bộ, phó trưởng Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp tỉnh; Hồ Viết Lượng, bí thư Đảng Ủy xã Thuận Hạnh; Huỳnh Tiến Quốc, cán bộ Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất huyện. Ngoài ra, huyện cũng “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” đối với nhiều bộ phận khác liên quan.
Tin cho biết, từ cuối năm 2016 đến nay, báo chí Việt Nam đã liên tục phản ảnh việc ông Nguyễn Thanh Sơn được ủy ban huyện Đắk Song cấp tổng cộng 13 “sổ đỏ” với diện tích hơn 132 hécta tại xã Trường Xuân.
Trong đó 10 “sổ đỏ” thiếu nhiều hồ sơ, thủ tục theo quy định, ủy ban huyện không cung cấp được tính hợp pháp, đúng đắn của các giấy tờ sang nhượng cũng như về trình tự, thủ tục cấp “sổ đỏ” cho ông Sơn. Đặc biệt, có hai “sổ đỏ” diện tích hơn 28,000 mét vuông được ủy ban huyện này cấp năm 2005 là trái thẩm quyền. (Tr.N)

Sài Gòn: Xã hội bạo lực, băng đảng sẵn sàng giết người


Giang hồ xông vào nhà chém người là nỗi ám ảnh và sợ hãi của người dân Sài Gòn. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Chiều 26 Tháng Năm, chính quyền Sài Gòn họp bàn về công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và loan báo thành phố tái xuất hiện nhiều băng nhóm giang hồ có vũ trang và lừa đảo qua Internet ngày càng tăng.
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, thời gian qua, hoạt động của các loại tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, có sự hình thành và liên kết giữa các tên tội phạm mang án hình sự, kinh tế, ma túy ở Sài Gòn và các tỉnh, với sự móc nối, câu kết hoạt động liên vùng, thậm chí sang tận Cambodia.
Tin cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, Sài Gòn xảy ra gần 2,300 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, công an đã triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy liên tỉnh và xuyên quốc gia, có cả trường hợp sản xuất trái phép chất ma túy ở quy mô công nghiệp.
Ông Lê Đông Phong, giám đốc công an Sài Gòn, cho biết: “Đáng lưu ý nhất, hiện tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, hình thành nhanh tội phạm bạo lực tập thể dã man do mâu thuẫn bộc phát trong nhóm thanh thiếu niên nhập cư thất nghiệp và công nhân nhập cư. Rõ nhất là việc tái xuất hiện khắp nơi nhiều băng nhóm giang hồ có vũ khí rất manh động. Bên cạnh đó, còn có việc lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội, nhiều vụ trộm đột nhập với số tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn.”
Theo ông, công an cũng phát hiện nhiều băng nhóm, cá nhân chuyển địa bàn hoạt động về các quận, huyện ngoại thành, ẩn náu tại các dự án đã giải tỏa đền bù, sẵn sàng ra tay uy hiếp đánh, giết người khi có điều kiện thuận lợi hay có đơn đặt hàng.
Trật tự an toàn giao thông cũng hết sức phức tạp. Hiện Sài Gòn có hơn 7.2 triệu xe máy và hơn 600,000 xe hơi, và mỗi ngày ghi danh mới khoảng 1,000 xe các loại, chưa kể khoảng 1 triệu xe vãng lai, khiến số vụ tai nạn giao thông vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, lưu ý bài học từ “vụ Đồng Tâm” ở Hà Nội mới đây: “Chính quyền phải làm đúng luật pháp, nếu dân làm sai mà chính quyền cũng làm sai thì sẽ rơi vào vòng xoáy rất khó gỡ. Trong đó, công an phải gương mẫu.”
“Lâu nay nơi công an tiếp dân không nằm chung với trụ sở ủy ban phường, quận, không có máy góp ý để người dân bấm nút hài lòng hay không hài lòng. Tôi đề nghị rà soát chỗ nào công an thường xuyên tiếp xúc với dân phải có cách đánh giá khách quan tại đó, để biết mức độ hài lòng của người dân, biết chỗ nào cần hoàn thiện,” ông nói. (Tr.N)

Nước giếng có hơi xăng, cháy ngùn ngụt ở Đồng Nai

Bà Lê Thị Kim Chi châm lửa vào ca nước múc từ giếng của gia đình. (Hình: Báo Thanh Niên)
ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Hàng chục gia đình ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, hoang mang không biết vì sao nước giếng nhà mình nổi váng, châm lửa đốt thì bốc cháy ngùn ngụt như xăng, trong khi cơ quan trách nhiệm không biết nguyên nhân.
Báo Thanh Niên dẫn tin, chiều 25 Tháng Năm, ông Nguyễn Ngọc Thường, phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Đồng Nai, cho biết đã cử bộ phận nghiệp vụ về ấp Phú Lâm 1, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, khảo sát tám giếng nước nổi váng, khi múc nước lên châm lửa đốt thì bốc cháy ngùn ngụt, lấy bốn mẫu nước đem về xét nghiệm.
“Trước ý kiến người dân cho rằng, nguyên nhân do một cây xăng ở gần đó bị rò rỉ và nhiễm xuống giếng, đoàn cán bộ của sở đã kiểm tra nhưng không phát hiện có sự cố rò rỉ nào,” ông nói.
“Về biện pháp giải quyết, chúng tôi dự kiến dùng bơm hút hết nước bị cho là nhiễm dầu trong các giếng lên. Sau đó, nước giếng trở lại bình thường, người dân có thể sử dụng được thì thôi. Trường hợp nước tiếp tục có mùi hôi, đốt cháy thì sở tiến hành mời các chuyên gia khoa học về nghiên cứu, tìm rõ nguyên nhân để giải quyết dứt điểm,” ông nói thêm.
Tin cho biết, ngày 21 Tháng Năm, nước giếng của gia đình bà Lê Thị Kim Chi, ấp Phú Lâm 1, xã Phú Sơn, khi múc lên bốc mùi hôi nồng nặc như xăng dầu, châm lửa đốt thì bốc cháy ngùn ngụt.
“Cách đây một năm, nước giếng nhà tôi đổi màu từ trong xanh chuyển sang vàng đục và có mùi xăng dầu không thể dùng được. Hơn hai tháng trở lại đây, thì nước bốc mùi nồng nặc hơn. Múc nước lên, thấy có màu vàng và nhiều váng như xăng dầu. Tôi liền thử châm lửa, bất ngờ lửa bốc cháy ngùn ngụt khiến gia đình rất hoang mang,” bà cho hay.
Cách đó khoảng 100 mét, giếng nước của gia đình anh Nguyễn Công Pháp, cũng trong tình trạng tương tự, nước có màu vàng đục và nhiều váng, khi múc lên châm lửa thì bốc cháy.
Nhiều người dân nơi ấp Phú Lâm 1 cho rằng, nguyên nhân có thể do một cây xăng cách đó khoảng 100 mét, bồn bị hư hỏng làm cho xăng dầu ngấm ra bên ngoài gây nên.
Theo thống kê của ủy ban xã Phú Sơn, có hàng chục gia đình bị ảnh hưởng, nước sinh hoạt hằng ngày chuyển màu và có mùi. Trong đó, có 10 gia đình hiện không sử dụng được và khi múc lên châm lửa, nước sẽ cháy. (Tr.N)

Trung Quốc liên tục thắng thầu vì Việt Nam quá yếu

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, dự án đội lên vốn lớn so với ban đầu khi Việt Nam vay vốn Trung Quốc và có tổng thầu Trung Quốc. (Hình: Báo Đầu Tư)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bất bình khi nhà thầu Trung Quốc tiếp tục thắng hầu hết dự án hạ tầng tại Việt Nam, cử tri đã thúc đại biểu của họ ở Quốc Hội chất vấn. Câu trả lời của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư làm người ta “ngậm đắng, nuốt cay,” bởi vì “để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.”
Theo báo điện tử VNEconomy, Ban Dân Nguyện của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vừa yêu cầu chính phủ trả lời thắc mắc chung của cử tri nhiều địa phương (Hà Nội, Quảng Trị, An Giang…): Tại sao có vô số công trình, hoặc dở dang vì nhà thầu Trung Quốc bỏ ngang hay đòi phải đáp ứng nhiều yêu cầu phi lý, hoặc không thể sử dụng vì phẩm chất quá tồi nhưng hệ thống công quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giao các dự án cho doanh nghiệp Trung Quốc?

Mới đây, Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư vừa có văn bản hồi đáp, thừa nhận nhiều dự án quan trọng về hạ tầng do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện không hoàn thành đúng thời hạn, phẩm chất không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành… nhưng nhiều dự án vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc vì chính quyền Việt Nam phải vay tiền của Trung Quốc để thực hiện các dự án đó.
Theo cơ quan này, “giao dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện” là một trong những điều kiện để được vay tiền. Đó là chưa kể việc lập, phê duyệt dự án của hệ thống công quyền Việt Nam thấp, chưa xác định chính xác công nghệ, khối lượng, tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu sử dụng công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư… là nhiều lý do khiến nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu.
Cũng vì kém cỏi, hồ sơ mời thầu không thể dựng lên các rào cản kỹ thuật để ngăn chặn những nhà thầu kém năng lực hay có gian ý (giành thầu trước, khi thực hiện sẽ vẽ vời để đòi thêm).
Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cho rằng, muốn hạn chế nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam phải tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút được các nguồn vốn đầu tư khác (tư nhân, ngoại quốc), nâng việc lập, phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
Trong một cuộc trò chuyện với báo điện tử VTC News cũng về vấn đề này, ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nêu ra một khía cạnh khác mà Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư không đề cập, đó là môi trường tham nhũng tại Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà thầu Trung Quốc giành hàng loạt dự án.
Ông nhấn mạnh chữ “môi trường” vì khi thực hiện dự án tại một số quốc gia khác, nhà thầu Trung Quốc tỏ ra rất nghiêm túc, hoàn thành dự án đúng thời hạn, phẩm chất công trình đạt yêu cầu đề ra, khác hẳn với khi thực hiện dự án tại Việt Nam.
Ông cho hay, khác biệt này là do một số quốc gia rất minh bạch, chặt chẽ, nhà thầu Trung Quốc không thể làm khác. Còn tại Việt Nam, chi tiền “bôi trơn” đã trở thành “văn hóa được phổ cập từ trên xuống dưới,” đã “ngấm vào máu” nhiều người nên nhà thầu Trung Quốc mới “lầy” như vậy. (G.Đ)

Dân Hòa Bình ôm con trốn chạy dịch ruồi

Thức ăn vừa đặt xuống, đàn ruồi lập tức bu kín. (Hình: Báo điện tử VietNamNet)
HÒA BÌNH, Việt Nam (NV) – Nhiều năm qua, người dân xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, phải chịu đựng sống khổ sở trong cảnh ô nhiễm do ruồi nhặng bu kín. Nhiều nhà có trẻ nhỏ phải mang gửi nơi khác để phòng bệnh dịch do ruồi gây ra.
Nói với báo điện tử VietNamNet ngày 26 Tháng Năm, ông Lê Trung, người dân thôn Đồi 2, xã Ngọc Lương, cho biết khoảng 3-4 năm nay, gia đình ông ngày đêm khổ sở vì ruồi bu kín. Mọi sinh hoạt bị đảo lộn. “Có hôm ruồi nhặng bu kín đen cả khoảng sân, đi đâu cũng thấy toàn ruồi là ruồi. Có hôm gia đình tôi phải căng màn để ăn cơm, rất khổ sở,” ông nói.
Ông Bùi Văn Phẩm, thôn Đồi 2, kể: “Chúng tôi nhiều lần kiến nghị lên ủy ban xã nhờ giải quyết, nhưng đến nay họ vẫn chưa làm được gì. Trong khi đó, một số gia đình đã phải đem con nhỏ đi gửi ở nơi khác vì sợ ruồi nhặng ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu.”
Quá bất bình, hàng chục hộ dân thôn Đồi 2 đã tập trung trước trại gà của công ty Chu Thị Hòa Bình, nơi xuất phát dịch ruồi để yêu cầu giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Trước sự bất bình của dân trong thôn, phía trại gà đành dùng biện pháp tạm thời là phun thuốc diệt ruồi. Song, việc lạm dụng thuốc diệt ruồi cũng khiến người dân lo lắng vì khoảng cách giữa trại gà và một số nhà dân chỉ khoảng 100 mét.
Ông Lê Xuân Phương, chủ tịch xã Ngọc Lương, xác nhận có khoảng 20 hộ dân đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp do ruồi nhặng. Do từ trước đến nay chưa có quy hoạch các trang trại dẫn đến nhiều trang trại nằm sát khu dân cư. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến người dân tức giận.
Tuy nhiên, ông cho rằng hiện tượng này chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây chứ không phải bốn năm như người dân phản ảnh. Về nguyên nhân ô nhiễm, do giá thịt gà giảm mạnh nên lượng gà tồn đọng ở trang trại nhiều. “Vừa qua, heo xuống giá, thị trường ưu tiên tiêu thụ heo nên gà không xuất trại được dẫn đến tình trạng phân gà tồn lại khiến ruồi phát sinh,” ông giải thích.
Ông cho biết thêm, trại gà Chu Thị Hòa Bình xây dựng năm 2012, rộng hơn 1.5 hécta. Công ty hoạt động dưới sự phê duyệt và cấp phép của ủy ban tỉnh Hòa Bình. Sau khi làm việc, xã đã yêu cầu công ty khắc phục, nếu không chấp hành sẽ đề nghị huyện đình chỉ hoạt động. (Tr.N)

Thất vọng về Phạm Bình Minh: “Con thua cha cả nhà vô phước. Đảng theo Tàu đất nước tan hoang”

Tác giả thân tặng độc giả Dân Làm Báo: các bạn Hội Cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Mỹ Tho, cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh khóa 11: Lý Ngọc Cương (Australia), Nguyễn Tấn Phát (Canada), Bùi Văn Tâm (GS Đại học Kington, Canada), Nguyễn Ngọc Thạch (Minnesota), Lê Trình (California-USA)

Ông Nguyễn Cơ Thạch và Phạm Bình Minh


1. Mở bài

Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao đã bị cho là người con bất hiếu của Nguyễn Cơ Thạch, vì ông Thạch chống lại âm mưu bán nước cho Trung Cộng. Trái lại Phạm Bình Minh không theo gót cha, mà a dua, a tòng hùa theo cái đảng có truyền thống bán nước và chà đạp nhân quyền, đó là đảng Cộng Sản Việt Nam.

Phạm Bình Minh đem cái tài ngụy biện của ông để bênh vực, bao che những hành động ác ôn, côn đồ, dã man vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài Cộng Sản VN. Công an Việt Cộng xem mạng người như cỏ rác gây đau khổ cho những bà mẹ, những người vợ và trẻ em qua những vụ đánh chết người ở đồn công an.

Phạm Bình Minh ca ngợi nhân quyền của Đảng ông, trong khi đó Liên Hiệp Quốc vạch trần vi phạm nhân quyền và cho Việt Nam là một nhà nước côn đồ.

Bà Ravina Shamdasani, người phát ngôn của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ đã công khai tuyên bố, nhà nước CSVN đã chà đạp nhân quyền để vạch mặt Phạm Bình Minh.

Cái họa mất nước đã gần kề vì chỉ còn ba năm nữa thì chương trình 30 năm Thành Đô sẽ hoàn tất vào năm 2020. Đã có rất nhiều người lên tiếng cảnh báo cái họa mất nước có thể không tránh khỏi, nhưng người dân trong nước vẫn còn vô cảm.

Thất vọng về Phạm Bình Minh quá! Con thua cha cả nhà vô phước. Đảng theo Tàu đất nước tan hoang.

2. Phạm Bình Minh là người con bất hiếu

Tác giả Lê Minh Nguyên viết: “Phạm Bình Minh là con của cố Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương), mà trong Đại hội 7 năm 1991, đã bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Ngoại Giao, do hậu quả của Hội Nghị Thành Đô năm 1990, mà đảng Cộng Sản Việt Nam xin làm chư hầu của Trung Quốc. 

Vì danh lợi và quyền hành mà ông Phạm Bình Minh đã trở thành người con bất hiếu. Nhà văn Vũ Thư Hiên đã phải than rằng “Linh hồn ông Nguyễn Cơ Thạch nếu thấy được cách hành xử của Phạm Bình Minh thì sẽ phải thốt lên rằng “Thằng nầy không phải con tao!” (Hết trích)

Con thua cha cả nhà vô phước. Đảng theo Tàu đất nước tan hoang.

3. Nguyễn Cơ Thạch chống hành vi bán nước của đảng CSVN

 

Thiếu tướng Lê Mã Lương tố cáo Lê Đức Anh ra lệnh cấm nổ súng khi ra trận *”Anh hùng bán” nước nhận hoa vinh danh của Đảng.



Trong ý đồ dâng 6 đảo ở Trường Sa cho Trung Cộng, bộ đội ra trận được lịnh cấm nổ súng. Sau khi mất 6 đảo, trong buổi họp Bộ Chính Trị, Nguyễn Cơ Thạch đập bàn hỏi “Ai ra lệnh cấm nổ súng?

Sau Hội Nghị Thành Đô ngày 3&4 tháng 9 năm 1990, Nguyễn Cơ Thạch xác định: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”.

“Cũng tại Thành Đô, Trung Quốc nó buộc Việt Nam phải loại bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ”. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA như thế.

Thế là tại Đại Hội VII năm 1991, Nguyễn Cơ Thạch bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
4. Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc

Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc từ năm 1990. “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.

Truyền thông Trung Quốc trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước, các lãnh đạo Việt Nam đã “Sẵn sàng chấp nhận để VN làm một khu tự trị của Trung Quốc”.

Ngày 2-9-2014, 20 tướng tá đã nghỉ hưu gởi một kiến nghị lên Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu minh bạch hóa nội dung thỏa thuận tại Thành Đô. Kiến nghị được ký bởi Trung tướng Lê Hữu Đức, Tướng Trần Minh Đức, Huỳnh Đắc Huy, Lê Duy Mật, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh…

Kiến nghị không được trả lời.

Mới đây, theo Tân Hoa Xã thì trong cuộc họp ngày 11-5-2017 với ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi mở thêm nhiều khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới và xây dựng “cơ sở hạ tầng chung” . Xuyên biên giới là không còn biên giới giữa hai nước. “Cơ sở hạ tầng chung” nghĩa là cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng là của Trung Quốc. Vì đã sát nhập làm khu tự trị.

4.1. Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam phải qua Tàu trước khi qua Mỹ

Các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, trước khi đi Mỹ đều phải qua trình diện, xin phép, và cam kết trung thành với quan thầy Tàu khựa. Không có ngoại lệ.

Phạm Bình Minh (Qua Mỹ lần thứ 2)
Qua Tàu ngày 16-18/4/2017. Qua Mỹ ngày 20-21/4/2017.

Trước kia các lãnh đạo VN ai ai cũng phải qua Tàu trình diện, xin phép và cam kết luôn luôn trung thành với quan thầy Tàu khựa. Cụ thể như sau:

1. Nguyễn Minh Triết
Qua Tàu ngày 16-5-2007. Qua Mỹ ngày 22-6-2007.

2. Trương Tấn Sang
Qua Tàu ngày 19-6-2013. Qua Mỹ ngày 25-7-2013.

3. Phạm Quang Nghị
Qua Tàu ngày 8-9-2013. Qua Mỹ ngày 27-7-2014. Vì có sự tranh giành với Phạm Bình Minh.

4. Phạm Bình Minh
Qua Tàu ngày 12-2-2014. Qua Mỹ ngày 1-10-2014.

5. Nguyễn Phú Trọng
Qua Tàu ngày 7-4-2015. Qua Mỹ ngày 10-7-2015.

6 Phạm Bình Minh (Qua Mỹ lần thứ 2)
Qua Tàu ngày 16-18/4/2017. Qua Mỹ ngày 20-21/4/2017.

4.2. Phạm Bình Minh qua Tàu để làm gì?

Phiên họp lần thứ tư và phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo Hợp Tác Toàn Diện.

Phạm Bình Minh qua Tàu ngày 16-18/4/2017. Vậy qua Tàu để làm gì?

Để cung cung kính kính bày tỏ một lòng một dạ “nhất quán” trung thành với quan thầy ở Bắc Kinh, với thân phận làm tôi tớ, tay sai Hán ngụy.

Cụ thể của chuyến đi qua Trung Cộng ngày 16-4-2017 là để tham dự “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt-Trung. Ủy ban nầy có nhiệm vụ “chỉ đạo”, tức là chỉ huy, ra lịnh, thúc đẩy và kiểm soát Việt Nam trong chương trình thực hiện kế hoạch 30 năm của Thành Đô ngày 3&4/9/1990. Chương trình sát nhập làm khu tự trị của sắc tộc Việt Nam được mang cái tên là “16 chữ vàng và 4 tốt”. “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt". Ủy ban nầy là sự cam kết nhất quán trung thành với Tàu khựa.

Ngày 12-1-2017, Phạm Bình Minh đã có mặt trong phái đoàn của Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc để ký 15 văn kiện bán nước. Rõ ràng là hành vi đồng lõa về tội bán nước của đảng CSVN.
5. Phạm Bình Minh trả lời lươn lẹo ở Thụy Sĩ

Lươn lẹo là gian dối, lắt léo. 

Trong Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ, ông Phạm Bình Minh trả lời câu hỏi của chủ tọa cuộc hội thảo về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, ông nói: “Nếu tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đàm phán song phương. Nếu tranh chấp tại Trường Sa thuộc “Biển Nam Trung Hoa” thì ASEAN sẽ mạnh hơn nhiều nếu đàm phán như một khối”.

Trong phát biểu nầy có hai điểm gọi là lươn lẹo.

1). Cái lươn lẹo thứ nhất là biến tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa thành ra tranh chấp riêng giữa Việt-Trung.

Tranh chấp Việt-Trung chủ yếu là tranh chấp chủ quyền về biển và đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là tài nguyên biển và chủ quyền các đảo.

Ngoài ra, Việt Trung không có tranh chấp nào đáng kể cả. Bởi vì đảng CSVN luôn luôn cam kết thi hành phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Đó là chương trình sát nhập Việt Nam thành một khu tự trị của Trung Quốc phải hoàn tất vào năm 2020.

Khu tự trị của sắc tộc Việt Nam đã xây Cung Hữu Nghị Việt-Trung rất “hoành tráng” mà chủ yếu là tiền của Trung Quốc. Cung hữu nghị nầy là biểu tượng chứng tỏ Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc, cũng giống như cờ 6 ngôi sao vậy.

Lập Viện Khổng Tử để truyền bá, giáo dục thanh niên, sinh viên Việt Nam về văn hóa của nước mẹ Trung Quốc. Biến người Việt trở thành người Tàu trong những thế hệ tương lai. Người Tàu được tự do di dân vào Việt Nam, ban đầu là lập những khu vực sinh hoạt riêng của người Hoa như Đông Đô Phố ở Bình Dương.

Các lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn tỏ ra thân phận nô tài, khom lưng cúi đầu, cúc cúc cung cung làm tay sai bán nước. Đó là cái đám Hán ngụy ở Ba Đình, theo quy định “đi phải thưa về phải trình” 

2). Cái lươn lẹo thứ hai.

“Nếu tranh chấp tại Trường Sa thuộc “Biển Nam Trung Hoa” thì ASEAN sẽ mạnh hơn nhiều nếu đàm phán như một khối” (Phạm Bình Minh)

Ai ai cũng biết rằng trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có ít nhất là ba tay sai của Trung Cộng, được thể hiện qua ba kỳ họp thượng đỉnh: năm 2012 tại Phnom Penh của Campuchia, thượng đỉnh 2016 ở Lào và thượng đỉnh 2017 tại Manila của Pilippines. Ba nước chủ nhà làm chủ tịch luân phiên luôn luôn vâng lệnh của Trung Quốc, không đưa vấn đề Biển Đông vào nội dung thảo luận mà nhiều thành viên đã đề nghị, như việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở các đảo Trường Sa. Không nói tới phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA (Permanent Court of Arbitration) ở The Hague (La Haye), Hòa Lan. Tòa nầy bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.

Tóm lại ASEAN chỉ là một đống cát rời chia rẽ cho đến nỗi không có đồng ý về nội dung của cuộc họp đến nỗi không đưa ra được một tuyên bố chung sau kỳ họp. Chia rẻ thật sự. Như vậy thì làm gì có việc mà Phạm Bình Minh cho rằng “đàm phán như một khối”. Đã biết ASEAN không thực hiện được mà còn viện dẫn làm chứng cớ thì đúng là lươn lẹo.

Phạm Bình Minh dùng nhóm chữ “Biển Nam Trung Hoa” trên diễn đàn quốc tế có mặt 30 nguyên thủ quốc gia và trên 2,500 các nhà ngoại giao trên thế giới, cho thấy ông nầy phải nói theo cách nói của Trung Cộng.

6. Nhân quyền của Phạm Bình Minh

6.1. Miệng lưỡi nói láo có tầm mức quốc tế của Phạm Bình Minh.

Trong phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa 22 Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh:

“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo tất cả các quyền con người theo đúng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Hiến pháp Việt Nam đã ghi rõ “các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng… và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Chính sách đó dựa trên nhận thức của Nhà nước Việt Nam coi quyền con người là giá trị chung của nhân loại, được tạo lập do sự phấn đấu của các dân tộc qua các thời đại, đồng thời có gốc rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam”. 

Sau đây là dẫn chứng về miệng lưỡi nói láo quốc tế về nhân quyền của Phạm Bình Minh.

6.2. Trong ba năm có 260 người dân chết trong đồn công an

 
Mẹ của Đỗ Đăng Dư, thiếu niên bị đánh chết trong đồn công an

Chuyện người dân chết trong đồn “Côn An” (Dân Làm Báo) .(Vừa là, Côn đồ và Công An, cũng có thể là Công An côn đồ, tuy hai mà một).

Chết trong đồn “Côn An” là chuyện bình thường dưới chế độ độc tài Cộng Sản hiện nay.

Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 đã có hơn 260 người chết trong đồn công an.

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết ông rất xúc động khi đọc báo cáo thấy con số 260 người chết trong trại tạm giam của đồn công an.

Cha nội nầy ba xạo hết nước nói. Đợi cho người chết 3 năm mới biết đến. Đợi cho có báo cáo mới biết đến, như vậy không xứng đáng làm chủ tịch cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân. Công an đánh chết người. Công an điều tra. Công an báo cáo thì con số 260 người chết không đáng tin cậy. Vẽ rồng vẽ rắn lươn lẹo, thêm bớt… thì làm sao mà công luận và nhân dân biết được con số chính xác về số người chết bởi tay “côn an” trên toàn quốc thật sự là bao nhiêu?

Dưới chế độ công an trị và côn đồ trị của đảng CSVN hiện nay, thì công an đè đầu cởi cổ người dân, ngồi ỉa trên Hiến pháp, thì những cái chết trong đồn côn an là chuyện bình thường đối với họ.

Ông chủ tịch nầy nói: “Người chết trong đồn công an thì công an phải chịu trách nhiệm. Cho dù tự tử, dù bức cung, nhục hình, đánh chết người, thì công an cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.

Toàn là những lời nói ba xạo, bởi vì sau năm 2014 với 260 người chết trong đồn côn an, thì việc đánh chết người vẫn tiếp tục và gia tăng cho đến hiện nay. 

Riêng năm 2015, đã có 9 trường hợp chết mờ ám trong đồn công an. Gọi là mờ ám vì những lý do công an đưa ra thật là vô lý như: do té ngã mà bị gãy 4 cái xương sườn, bị chấn thương sọ não. Bầm đen, sưng phồng cùng mình. Do nhồi máu cơ tim. Do rửa chén không sạch nên bị bạn tù đánh chết. Do tự tử…

Hai cái chết điển hình

1). Cái chết của Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) ngày 11-10-2015 tại bịnh viện Hà Đông. Hai luật sư đại diện cho gia đình bị hành hung. 200 luật sư ký tên kháng nghị.

2). Cái chết trong đồn công an Vĩnh Long của Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ Hòa Hảo, ngày 3-5-2017. Bị cắt cổ.

 
Đỗ Đăng Dư.

Bà Đỗ Thị Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư


 

6.3. Sự dã man tàn bạo của công an Việt Cộng

Luật sư Võ An Đôn phổ biến trên facebook. Ngày 10-11-2016, công an huyện Tuy Đức mời anh Võ Hướng, đúng 14 giờ phải đến trụ sở để làm việc. Đến 16 giờ, vợ anh Hướng là chị Thìn nhận được tin báo là chồng chị đang cấp cứu ở bịnh viện huyện Tuy Đức. Tình trạng mê man bất tỉnh.

Hai ngày sau khi tỉnh dậy, anh Hướng cho biết, công an đang điều tra anh Hiển về việc ghi số đề. Trong điện thoại của anh Hiển còn lưu lại cái tên “Huong So” mà công an nghi đó là tên anh Võ Hướng nên mới triệu tập anh. Anh Hướng không nhận có đánh đề, thế là công an tức giận.

Công an tên Phùng Danh Quảng từ phía sau dùng vật cứng đập vào đầu anh nhiều cái. Anh ngất xỉu. Người ghi số đề xác nhận “Huong So” là một người đàn ông ngoài 50 tuổi chớ không phải là anh Võ Hướng.

Câu chuyện oan ức của anh Võ Hướng chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam vô tội là nạn nhân của chế độ công an trị, côn đồ trị nên gọi là “Côn An”. 

 
Anh Võ Hướng.

Chị Thìn vợ anh Hướng

Hành động dã man tàn bạo đối với nhân dân như thế nầy thì công an phải chịu trách nhiệm. Và đảng CSVN phải chịu trách nhiệm. Cụ thể là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc là tội đồ của dân tộc Việt Nam. Sát nhân giả tử. (Giết người đền mạng)

6.4. Con chết trong đồn công an mẹ không được nhận xác con.

1). Hình ảnh đau thương của một bà mẹ

Bà Nguyễn Thị Ái, mẹ của Phạm Ngọc Nhung, người bị côn an đánh chết

Ngày 24-2-2017, phóng viên Hòa Ái của đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật như sau:

“Những ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội tràn lan hình ảnh của một bà mẹ đau khổ, ôm di ảnh của người con trai bị chết trong đồn công an, kêu gọi cộng đồng giúp đỡ vì những lá đơn của bà gởi đến các cơ quan chức năng liên hệ về cái chết mờ ám của con trai bà, nhưng không có cơ quan nào trả lời cả.

2). Cái chết mờ ám

Bà Nguyễn Thị Ái thuật lại, con trai duy nhất của bà tên Phạm Ngọc Nhung, 26 tuổi, là nhân viên của trường Cao Đẳng Kinh Tế TP/HCM. 

Ngày 15-1-2017, Phạm Ngọc Nhung bị bắt giữ ở đồn công an phường Cầu Ông Lãnh về tội đánh nhau với người khác. Bà Ái cho biết, khi bị bắt, con trai bà rất khỏe mạnh mà hai ngày sau đã chết trong đồn công an.

Ngày 18-1-2017, công an phường Cầu Ông Lãnh thông báo, con bà đã chết.

Đại úy CA Trần Đình Huy cho bà biết, anh Nhung bị chấn thương sọ não do bị té ngã và đã chết. Ông Huy đọc cho bà nghe kết quả cuộc khám nghiệm tử thi con của bà. Nghe xong bà thắc mắc: “Té ngã thế nào mà bị chấn thương sọ não. Bị gãy xương quai hàm, bị lõm sọ, và gãy xương sườn. Trên người có 9 vết thương. Chân cẳng bị trầy xước”.

Bà Ái xin biên bản giám định y khoa nầy nhưng công an từ chối, yêu cầu phải làm đơn. Sau khi nạp đơn hơn một tháng mà không nhận được biên bản, cũng không trả lời.

Ngày 22-2-2017, công an phường Cầu Ông Lãnh cho biết: “Chị lên đội điều tra ở số 73 Yersin vì toàn bộ hồ sơ đã chuyển lên đó hết rồi”. Đến địa chỉ nầy, người ta bảo toàn bộ hồ sơ đã chuyển đến văn phòng Cảnh sát Điều tra Công An TP/HCM.

Phòng Cảnh sát Điều tra nầy cho biết, nếu bà không đồng ý với biên bản giám định y khoa thì bà phải làm đơn xin khám nghiệm tử thi lần thứ hai, lúc đó thân nhân, báo chí và luật sư tham dự. Bà Ái cho biết bà chưa nhận được biên bản giám định y khoa nên không biết những gì trong đó mà đồng ý hay không đồng ý.

Bà hỏi: "Xin giám định lần thứ hai thì bao giờ mới thực hiện”. Công an trả lời: “Bà phải chờ thêm một thời gian nữa. Không biết lâu mau thế nào, nhưng có thể một vài tháng trở lên. Khi nào được thì cho bà biết. Có hàng ngàn vụ án chớ không phải chỉ có con bà chết đâu”.

“Con tôi chết còn đang nằm đó. Đã hai tháng rồi. Tôi đau lòng lắm”. Bà Ái nói với nhân viên công an.

Bà Ái ôm tấm hình của con bà đi đến các nơi liên hệ, yêu cầu làm sáng tỏ cái chết mờ ám của con bà. Bà cho biết: "Nghe nói ông Đinh La Thăng là cán bộ liêm chính nên tôi đến nhờ giúp đỡ nhưng ông nầy không tiếp và sai người đuổi tôi đi”.

Đã hơn hai tháng mà gia đình chưa nhận xác con đem về chôn."

6.5. Chế độ đảng toàn trị 

Đảng viên ở quốc hội làm ra luật. Đảng viên công an bắt người. Đảng viên ở Viện Kiểm Sát Nhân Dân khởi tố. Đảng viên ở tòa án buộc tội. Đảng viên ở nhà tù giam giữ công dân. Đảng viên công an thi hành việc quản chế công dân sau khi mãn hạn tù.

Người dân có câu: “Đảng chỉ tay, quốc hội giơ tay, Mặt Trận Tổ Quốc vỗ tay, và nhân dân trắng tay”

7 Bà Ravina Shamdasani, người phát ngôn Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền đáp trả Phạm Bình Minh.

7.1. Liên Hiệp Quốc tố cáo Việt Nam là một nhà nước côn đồ

Phạm Bình Minh đã mạnh miệng huyên hoang khoác lác, cho rằng CSVN là nước có nhân quyền được xem như “hạng nhất thế giới” vì phù hợp với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.(Universal Declaration of Human Rights (UDHR).

Bà Ravina Shamdasani

Bà Ravina Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR (Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights) nói tại cuộc họp báo ở Geneva: “Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền, và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để, tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền.” 

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra các vụ công an đánh chết người trong các trại tạm giam. Những vụ hành hung giới hoạt động nhân quyền, và HRW (Human Rights Watch) nói bạo lực kiểu này sẽ chỉ làm cho chính quyền “giống côn đồ”.

7.2. Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng

Nhân Quyền là những quyền tự do căn bản của con người đã được LHQ công nhận trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 12-10-1948. Những quyền tự do căn bản của con người gồm có tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do công dân của chế độ dân chủ….

Tự do ngôn luận bao gồm tự do báo chí, lập hội, hội họp, phát biểu ý kiến…Những quyền tự do công dân được thể hiện dưới chế độ dân chủ chân chính. Dân chủ nằm trong nhân quyền.

Trong năm 2015, có ít nhất 45 nhà hoạt động nhân quyền và blogger bị nhân viên mặc thường phục đánh đập. Trong số đó có: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường ThụyJ.B Nguyễn Hữu VinhTrần Thị NgaNguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như QuỳnhChu Mạnh Sơn, Đinh Thị Phương Thảo, Tạ Trí Hải, Trần Minh Nhật và Nguyễn Văn Đài…

 
Các nhà hoạt động nhân quyền và blogger Nguyễn Chí Tuyến bị côn đồ tấn công

“Chính phủ Việt Nam cho rằng mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và nền văn hóa đều có những luật pháp khác nhau dựa trên những hoàn cảnh xã hội đặc thù khác nhau, nhất là tình hình an ninh quốc phòng cụ thể của mỗi nước. Do đó không thể đòi hỏi và áp đặt luật pháp và cách làm của nước nào cũng giống như nước nào”. 

Nói như thế là ngụy biện trâng tráo, bởi vì khi làm đơn xin gia nhập LHQ, xin được công nhận là thành viên của tổ chức nầy, CSVN đã cam kết, công nhận và tuân thủ Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nầy của LHQ.

Để đánh lừa quốc tế, Hiến Pháp của CSVN đã ghi những điều, những khoản, y chang như những điều khoản trong bản tuyên ngôn Nhân Quyền 1948 của LHQ.

Hiến Pháp của Việt Cộng cũng chỉ là để lừa bịp quốc tế và nhân dân Việt Nam chớ không phải để thi hành.

8. Lá số tử vi của Phạm Bình Minh

Phạm Bình Minh sanh ngày 26-3-1959. Năm Kỷ Hợi. Tháng Đinh Mão. Ngày Đinh Mùi. Giờ Tân Hợi. Mạng Địa Mộc.

Cung phúc đức: suy. Sát tinh đầy rẫy.

Năm 62 tuổi gặp đại hạn. Cuộc đời của Phạm Bình Minh, ngoài bản thân ra, còn gắn liền với đảng CSVN và đất nước Việt Nam, cho nên đại hạn của Phạm Bình Minh cũng là đại hạn của Đảng và đất nước Việt Nam.

62 tuổi vào năm 2021, Việt Nam có biến cố lớn, đó là vào năm 2020 là năm hoàn tất chương trình 30 năm Thành Đô, sát nhập vào Trung Quốc như một khu tự trị mà đảng CSVN đã thỉnh nguyện.

Theo tử vi, đại hạn ở mức độ nhẹ là thăng theo ông Thăng, (bí thư thành ủy TP/HCM). Bị đuổi ra khỏi Bộ Chính Trị và bị cách chức hiện tại. Nặng hơn một chút là bị khai trừ ra khỏi đảng. Đó là thuộc về bản thân.

Đại hạn của Phạm Bình Minh cũng là đại hạn của Đảng. Theo trào lưu dân chủ, những chế độ độc tài phải đội nón ra đi. Những lãnh đạo Đảng phải vác chiếu ra tòa và rồi vào nhà đá gỡ lịch. Một ví dụ cụ thể như sau.

Lãnh đạo đảng Cộng Sản Đông Đức là Erich Honecker và những cán bộ cao cấp phải vào tù. 35 người trắng án. 11 người bị tù giam từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng. Riêng Tổng Bí Thư Ê Rích Hôi Nách Cơ được trả tự do vì sức khỏe quá kém.

Cuộc đời của Phạm Bình Minh gắn liền với đất nước Việt Nam. Năm 2020 là thời hạn 30 năm Thành Đô về việc sát nhập vào Trung Quốc. Biến cố có thể xảy ra cho nước Việt Nam. Có thể tốt. Có thể xấu. Là đất nước còn hay mất. Chỉ còn 3 năm nữa thôi. Nguy cơ mất nước khó tránh khỏi vì Đảng nhất quán theo Tàu.

Tóm lại, lá số tử vi của Phạm Bình Minh hung thì nhiều, mà kiết (cát) thì ít . Vì bị cho là con bất hiếu nên không được hưởng trường hợp giảm khinh.
9. Kết luận

Đảng CSVN có truyền thống bán nước. Từ công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, từ âm mưu dâng 6 đảo Trường Sa thông qua việc ra trận cấm nổ súng của Lê Đức Anh, năm 1988, cho đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990, cho đến vụ “Sướng con koo mù con mắt” qua vụ sập bẫy Mỹ Nhân kế, Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) năm 1988 đưa đến kết quả là cắt đất Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, dâng biển năm 2000 của Lê Khả Phiêu.

Có câu: “Các vua Hùng có công dựng nước, Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”

Bán nước mà tổ tiên đã hy sinh gầy dựng và bảo vệ, là tội tày trời. Phạm Bình Minh không theo gương cha, a tòng với tội bán nước nên sẽ bị ghi tên vào vết nhơ của lịch để ngàn đời bị nguyền rủa.

Con thua cha cả nhà vô phước

Đảng theo Tàu đất nước tan hoang.

Minnesota ngày 26-5-2017