Tuesday, May 8, 2018

Samsung vs Hanoi: Con cọp và con chuột

Nguyễn Hoàng Dân (Danlambao) - Trái ngược với các tuyên bố rổn rảng, những điều đảng và chính phủ CHXHCNVN đang ra sức vẽ rồng, vẽ rắn về một tương lai rạng rỡ, phú cường cho đất nước Việt Nam và người dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình sáng tạo và bởi phát kiến có một không hai, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng CSVN, thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là một bức tranh ảm đạm.

Chế độ cộng sản Việt Nam, cũng như mọi chế độ độc tài toàn trị (cộng sản hay không cộng sản), đều chỉ có thể và đang tồn tại dựa vào hai chủ trương song hành, bạo lực triệt để và dối gạt tối đa. Đàn áp dập tắt mọi phản ứng của người dân – dù chỉ giới hạn trong phạm vi ôn hòa – bằng đủ mọi cách tàn bạo nhất, thay đổi tùy theo điều kiện không gian và thời gian, từ giết hại, thủ tiêu, đến tù tội. Tăng cường tuyên truyền đổi trắng thay đen, lừa gạt, ru ngũ người dân cũng bằng đủ mọi biện pháp có thể, bên cạnh nổ lực che giấu và xóa bỏ mọi dấu vết tội ác, sai phạm. Mọi thứ đều có thể là bí mật quốc gia, những lĩnh vực cấm kỵ. Mọi khái niệm đều có thể được đánh tráo dù trơ trẻn nhất và các con số thống kê đều có thể biến hóa, phù phép theo hướng có lợi nhất cho giới cầm quyền. 

Các chỉ số về tính minh bạch của một chính quyền do tổ chức Minh bạch quốc tế TI (Transparency International) công bố cho thấy CSVN luôn cầm đèn đỏ trên nhiều địa hạt và trong mọi lĩnh vực. Chỉ số công khai ngân sách quốc gia OBI (Open Budget Index) là 15/100 điểm, xếp vào nhóm 5 gồm 27 quốc gia cuối bảng và ở Á châu chỉ cao hơn Myanmar. Chỉ số minh bạch trong lĩnh vực nhà đất RETI (Real Estate Transparency Index) bị xếp hạng 68 trong 95 quốc gia khảo sát và cũng chỉ cao hơn so với Myanmar của Á châu. Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI (Corruption Perceptions Index) là 31/100 điểm và xếp hạng 119 trên 175 quốc gia được khảo sát. Đúng là một nhà nước mờ ám về mọi phương diện, luôn mưu đồ tạo sự dễ dàng và thuận lợi khi thi thố các thủ đoạn gian manh. 

Các ồn ào khoa trương về mức tăng trưởng GDP tới 6,8% trong năm 2017, mức tăng cao nhất Á châu, cao hơn Hoa Kỳ gấp 2 lần, hơn Tây Âu gấp 3 lần, chỉ là một sự bịp bợm đã trở thành truyền thống của ngành thống kê, không những chỉ riêng với CSVN, mà đã là căn bệnh trầm kha trong các quốc gia cộng sản. Hà Nội đã rập khuôn Bắc Kinh trong tiểu xảo kế toán, cứ cộng mọi nhập lượng ở đầu vào – luôn cả những trị số sinh hoạt xã hội, như số tín dụng, hay mức tăng lương – đánh đồng như là trị giá gia tăng của sản xuất cho con số thăng hoa, nên số liệu thống kê phát triển GDP của CSVN chỉ là một sự lừa gạt về kế toán và hoàn toàn rỗng tuếch. 

Hà Nội tiếp tục cho toàn dân Việt Nam ăn bánh vẽ khi tung hô các kết quả xuất, nhập cảng. So tổng trị giá xuất, nhập cảng hơn 30 tỷ USD trong năm 2001, với tổng trị giá xuất, nhập cảng hơn 400 tỷ USD trong năm 2017, trong đó hơn 72% là do đóng góp của thành phần kinh tế FDI, cho đó là sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế thị trường Việt Nam, đúng là một thứ loạn ngôn bợm bải, dàn trải trong chuổi hành vi siêu lừa cộng sản của giới lãnh đạo Hanoi. 

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư trực tiếp, dài hạn của cá nhân, hay công ty nước này vào nước khác, thông qua việc thiết lập, quản lý và điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh - phần lớn là gia công, lắp ráp, hoàn tất sản phẩm từ nguyên liệu sơ chế, phụ tùng rời, bán thành phẩm nhập cảng, nhằm khai thác yếu tố nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và các chính sách ưu đải đầu tư của quốc gia sở tại, khi xuất cảng sản phẩm các nghiệp chủ FDI lại có thêm lợi thế về thuế suất ưu đải từ những thị trường phát triển giành cho các quốc gia kém mở mang thuộc thế giới thứ ba. 

Chủ nhân FDI chỉ phải trả một ít chi phí về tiền thuê đất, trả lương thấp cho công nhân địa phương, chỉ chịu mức thuế thấp do chủ trương khuyến khích đầu tư – chưa kể hiện tượng chuyển giá sai biệt gian dối, khai lỗ lã để trốn thuế, hay được hoàn thuế - nhằm tối đa hóa lợi tức ròng và tuyệt đại lợi nhuận chỉ trôi thẳng vào túi của nhà đầu tư. 

Các dự án FDI cũng là nơi tập trung những ngành hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, dễ gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường nặng nề bởi công nghệ lạc hậu. Tính tới nay chỉ có 5-6% dự án FDI tại Việt Nam là có công nghệ tân tiến và các thảm họa môi trường Vedan ở Đồng Nai, Formosa ở Hà Tỉnh, Lee and Man ở Hậu Giang… đã là những điển hình phá hoại môi sinh. Các doanh nghiệp FDI còn khai thác chủ trương lôi kéo FDI ở những nước nghèo, để biến thành cơ hội thao túng và thả nổi ràng buộc đầu tư bảo vệ môi trường, nhằm tiết kiệm tới hàng tỷ USD, khi so với đầu tư tại các quốc gia phát triển. 

Chủ trương ưu đãi FDI không chọn lọc còn tạo ra sân chơi bất bình đẳng cho những ngành kinh tế nội địa, khiến FDI phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, dễ dàng chiếm đa số thị phần xuất cảng, đè bẹp và xóa sổ các doanh nghiệp nội hóa. Năm 2017 khu vực FDI xuất cảng 155,2 tỷ USD, nhập cảng 126,4 tỷ USD, thặng dư 28,8 tỷ, chiếm 72,2% giá trị xuất cảng. Khu vực nội hóa chỉ xuất cảng 58,5 tỷ USD, nhập cảng 84,7 tỷ USD, khiếm dụng 26,2 tỷ USD và chiếm 27,8% tổng trị giá hàng xuất cảng của Việt Nam. 

Do đó, dựa vào chỉ số gia tăng mức xuất cảng nhờ FDI mà CSVN hít hà, coi là thành tựu tăng trưởng kinh tế cho đất nước, không khác gì mấy việc nói láo và làm xiếc với các con số giá trị ảo. Có thể nói thành tích từ FDI hoàn toàn vô nghĩa với nội lực kinh tế Việt Nam, ngoài việc duy nhất chỉ giúp đẩy tăng trưởng GDP trở thành màu hồng trong các báo cáo của chính phủ. 

Trong 30 năm, từ 1987 đến 2016 có 116 quốc gia và vùng lảnh thổ trên thế giới đã đầu tư vốn FDI tại Việt Nam, với hơn 22.500 dự án, có tổng vốn điều lệ hơn 293 tỷ USD và sử dụng khoảng hơn 2,2 triệu công nhân lao động. Trong đó Nam Hàn là nhà đầu tư lớn nhất với 5.747 dự án hiệu lực, có tổng vốn điều lệ hơn 50,7 tỷ USD và Nhật Bản xếp hạng nhì với 3.280 dự án hiệu lực, có tổng vốn điều lệ hơn 42 tỷ USD. 

So với vốn điều lệ trung bình của một dự án FDI tại Việt Nam là khoảng 13 triệu USD, vốn điều lệ trung bình của một dự án FDI thuộc nhà đầu tư Nhật Bản là 12,8 triệu USD, thì vốn điều lệ trung bình của một dự án FDI thuộc các nhà đầu tư Nam Hàn chỉ vào khoảng 8,8 triệu USD, nhưng các tập đoàn khổng lồ Samsung, LG, hay Lotte, đã khuynh đảo kinh tế Việt Nam rất nhanh chóng. 

Tính đến năm 2016, tập đoàn điện tử Samsung Việt Nam hiện đang sở hữu 4 cơ sở sản xuất, gồm Samsung Electronics Việt Nam (SEV) and Samsung Display Việt Nam (SDV) ở Bắc Ninh, Samsung Electronics Việt Nam Thainguyen (SEVT) ở Thái Nguyên và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) ở Saigon, có tổng cộng 130.000 công nhân lao động - trong đó có khoảng 80% là phụ nữ làm việc trên các dây chuyền lắp ráp - và sản xuất khoảng 50% tổng số smart phone mang nhản hiệu Samsung trên toàn cầu, so với chỉ khoảng 8% smart phone sản xuất tại Samsung chính quốc ở Nam Hàn. 

Trong đó, cơ sở SEV và SDV tại Bắc Ninh đã bắt đầu hoạt động sản xuất từ tháng 4/2009 với công suất mỗi tháng sản xuất 8,3 triệu smart phone, 5,5 triệu camera, 6 triệu mobile phone case, 600.000 máy hút bụi, 5 triệu màn hình LCD và 17 triệu pin điện thoại, xuất cảng sản phẩm đi 80 quốc gia và xử dụng hơn 44.000 công nhân lao động. 

Tổng doanh thu của Samsung Việt Nam trong năm 2016 là hơn 46,3 tỷ USD, với trị giá xuất cảng hơn 40 tỷ USD và chiếm đến 22,7% tổng giá trị cán cân ngoại thương của toàn Việt Nam. Trong khi tổng quỹ lương công nhân của toàn hệ thống Samsung ở Việt Nam chỉ vào khoảng 600 đến 620 triệu USD hàng năm. 

Theo tổng cục thống kê của Hanoi, năm 2013 là năm giá trị hàng xuất cảng của ngành kỹ nghệ điện tử đã vượt qua mặt ngành may mặc, vốn là kỹ nghệ xuất cảng đầu tàu truyền thống của Việt Nam. Bộ Công thương Việt Nam hân hoan công bố Việt Nam đã xếp hạng 12 trên toàn cầu, hạng thứ 3 ở Đông nam Á về lảnh vực xuất cảng các mặt hàng điện tử tính từ năm 2015, nhưng giấu biệt việc đây chỉ là sân chơi của các ông lớn FDI, chiếm hết 95% sản phẩm điện tử xuất cảng, 99,6% smart phone và phụ kiện xuất cảng, cụ thể là Samsung đã bán hàng năm hơn 185 triệu chiếc điện thoại thông minh sang các thị trường Nga, Đức, Áo, Indonesia và Hoaky, với đến 95% lợi nhuận chảy vào túi tài phiệt quốc tế, chỉ có 5% cho chính phủ Việt Nam xà xẻo và rơi rớt xuống đám công nhân cùng khổ, đói nghèo bản xứ (RFA, 26/4/2018). 

...Tập đoàn Samsung đã đầu tư 17 tỷ USD vào Việt Nam, trở thành doanh nghiệp lớn hơn cả Petro Việt Nam là đại gia quốc doanh trong lảnh vực dầu khí. Kết quả, (sau vài năm) Samsung đã giúp Việt Nam trở thành nước xuất cảng điện thoại thông minh hạng thứ nhì của thế giới, chỉ sau Trung cộng và đóng góp 1/4 giá trị vào tổng số xuất cảng của Việt Nam, trị giá hơn 200 tỷ USD. Họ thu về số lời gần 60 tỷ, dân Việt Nam chỉ làm gia công cho họ mà lãnh đạo cộng sản vẫn cứ nói phét… (Nguyễn Xuân Nghĩa, Xã hội chủ nghĩa tàn tạ, RFA, 1/5/2018). 

Cuối tháng 4/2018, bộ ngoại giao Nam Hàn đã bổ nhiệm Kim Do hyun, một cựu giám đốc của Samsung làm đại sứ tại Hanoi. Hành động này đã khơi gợi lên những chỉ trích của các nhóm hoạt động về quyền của người lao động, liên quan đến báo cáo điều tra cuối năm 2017 của tổ chức phi chính phủ tại Thụy Điển, một mạng lưới quốc tế về loại bỏ chất hữu cơ gây hại lâu dài IPEN (International POPs Elimination Network), kết hợp với trung tâm nghiên cứu về giới tính, gia đình và môi trường trong phát triển CGFED (Centre for Gender, Family and Environment in Development) là một tổ chức phi chính phủ hiếm hoi hoạt động tại Việt Nam. 

Tháng 12/2017, IPEN và CGFED đã công bố bản báo cáo điều tra tố giác các điều kiện lao động tồi tệ, thường xuyên phải tiếp cận với hóa chất độc hại của nữ công nhân tại hai cơ sở Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. 

Các hành vi cấu kết giữa nhà cầm quyền CSVN với giới chủ nhân Samsung hòng đe dọa công nhân buộc phải im lặng, đồng thời quấy rối các nhà hoạt động môi trường và bảo vệ quyền lợi công nhân phải trình diện, giải trình sự việc với chính quyền, để gây áp lực hầu dập tắt dư luận và nỗ lực cải chính, đánh lạc hướng các mối quan tâm về quyền lợi chính đáng của người lao động trong các dự án FDI, khiến văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Genève phải ra tuyên bố ngày 20/3/2018 yêu cầu Samsung giải trình cụ thể, bởi "không thể chấp nhận được việc các nhà nghiên cứu và các công nhân báo cáo tình trạng lao động mà họ cho là không bảo đảm, lại bị xách nhiểu, đe dọa bởi các giới chức tư hay công". 

Báo cáo của IPEN và CGFED thông qua những cuộc phỏng vấn "chi tiết, cởi mở và bí mật", với một số công nhân phụ nữ làm việc trên các dây chuyền lắp ráp tại hai nhà máy của Samsung ở Việt Nam, đã phần nào phơi bày được những vi phạm về sức khỏe và hiện trạng nơi làm việc của tập đoàn khổng lồ về kỹ nghệ điện tử Samsung, vốn nổi tiếng là một đế chế bí mật, ít khi và ít ai thấu hiểu được những gì xảy ra sau các hàng rào khuôn viên nhà máy. 

Kết quả chính thức cho thấy: 

1/ Không một ai trong số các công nhân đang làm việc cho Samsung nhận được bản sao hợp đồng lao động của họ. 

2/ Công nhân phụ nữ phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. 

3/ Tất cả những công nhân được phỏng vấn đều cho biết luôn có sự mệt mỏi, chóng mặt cao độ, hay ngất xỉu tại nơi làm việc. 

4/ Công nhân báo cáo việc sảy thai cho các sản phụ lao động rất phổ biến. Thậm chí các sản phụ đều biết rõ điều đó sẽ xảy ra cho họ. Năm 2013 trong cơ sở sản xuất của Samsung tại Việt Nam đã có 6 vụ sảy thai, trong đó có một trường hợp thai nhi đã lớn 7 tháng tuổi. 

5/ Công nhân phải đứng từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ trong suốt ca làm việc. Nhiều người phải tăng ca nhiều giờ vô nhân đạo, luân phiên xen kẻ ngày, đêm và bất kể cuối tuần, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất khối lượng lớn và căng thẳng. 

6/ Công nhân nữ mang thai thường phải đứng suốt ca làm việc, hầu tránh bị công ty trừ lương khi muốn nghỉ ngơi giải lao. 

7/ Hơn một nữa số nữ công nhân được phỏng vấn đều đang có con nhỏ, nhưng nội quy ký túc xá của công ty cấm trẻ vào sống chung với mẹ, phải ở với người thân khác bên ngoài lãnh địa công ty. 

8/ Công nhân đều có báo cáo về các chứng bệnh phổ biến phải chịu đựng là đau xương, khớp và chân. 

9/ Sinh hoạt đời sống của công nhân bị kiểm soát chặt chẻ cả bên trong, lẫn bên ngoài công việc. Họ bị cấm nói về điều kiện làm việc của mình, bởi nội quy công ty quy định tất cả mọi hoạt động về cuộc sống bên trong nhà máy là một bí mật thương mại, nếu ai bất tuân sẽ bị sa thải lập tức. 

10/ Phải cần khảo sát thêm về sự lây nhiễm hóa chất độc hại. Mặc dù công nhân lao động trong các cơ xưởng mở, nhưng lại ở quá gần các khu xử dụng hóa chất. Công ty không quan tâm tới việc đặt hai dây chuyền lắp ráp và hóa chất gần nhau, có tương tác ảnh hưởng nguy hiểm cho công nhân hay không ?. 

IPEN kêu gọi Samsung công bố bản bản cáo của tổ chức để vấn đề này có thể được thẩm định độc lập và cũng yêu cầu Samsung công bố minh bạch các hóa chất được xử dụng trong quá trình sản xuất, cũng như các biện pháp kiểm soát hóa chất. Theo IPEN, ngay tại Nam Hàn dù nhiều quyết định cấp chính phủ buộc Samsung phải chịu trách nhiệm về bệnh bạch cầu, u lympho, u não, đa xơ cứng, vô sinh và nhiều ảnh hưởng sức khỏe nặng nề lên công nhân, nhưng Samsung vẫn bất chấp và thường xuyên từ chối trách nhiệm, hay cung cấp dữ kiện về hóa chất xử dụng, để tránh bị kiện tụng, bồi thường. 

Theo Tiến sĩ Joe DiGangi, cố vấn kỹ thuật cao cấp của IPEN “...Công ty đã kiếm được rất nhiều tiền ở Việt Nam, nhưng lợi nhuận của họ lại đặt lên đôi vai nhọc nhằn của lực lượng lao động đa số là phụ nữ. Các quy định toàn diện cần phải được xây dựng và thực thi để bảo đảm an toàn cho công nhân trong ngành kỹ nghệ điện tử. Phát triển kinh tế phải được quan tâm không chỉ vì GDP, mà còn phải xem xét đến các tác động lên sức khỏe của người lao động và cộng đồng, trong việc phát triển và chuyển đổi nền kinh tế quốc gia ở một nơi mà ngành kỹ nghệ điệ tử đang bành trướng mau chóng...”. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ đầy đủ hơn cho giới lao động và nhu cầu cần bạch hóa những hóa chất kỹ nghệ đang được sử dụng trong quá trình sản xuất điện tử. 

Các phản ứng của Samsung Việt Nam đã nhanh chóng xảy ra và bao trùm nhiều hướng để chế ngự sự lan tỏa của vấn đề. 

Đối với giới lao động trực thuộc, Samsung hăm dọa mọi công nhân bằng việc sa thải và sẽ kiện ra tòa đối với bất kỳ ai phát biểu công khai về công việc và kinh nghiệm làm việc của họ, bởi sẽ bị kết tội là nói chuyện bất lợi về công ty với người bên ngoài. 

Đối với hai tổ chức IPEN và CGFED, Samsung cũng công khai tuyên bố đang xem xét việc kiện ra tòa, bên cạnh đe dọa sẽ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN mở một cuộc điều tra về tội công bố thông tin không đúng sự thật, cũng như nỗ lực thao túng giới truyền thông phục tùng chính quyền trong nước để bóp méo bản chất và các chi tiết trong báo cáo của IPEN và CGFED. 

Nhà cầm quyền CSVN cũng vội vàng nhập cuộc để bảo vệ nhà đầu tư. Ngay sau khi bản báo cáo được công bố trên website của IPEN, tổ chức CGFED đã bị giới cầm quyền tại Bắc Ninh "triệu tập" hai lần trong tháng 12/2017 để "họp" với các cơ quan liên quan và đại diện của Samsung. Bản báo cáo tiếng Việt buộc không được công bố, do ảnh hưởng hoen ố đến hình ảnh đầu tư FDI tại Việt Nam. Theo cáo giác của văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, có tin những người Việt Nam tham gia vào sự hình thành bản báo cáo đang bị nhà cầm quyền cộng sản điều tra, cụ thể là tác giả chính Phạm Thị Minh Hằng, sau khi tham dự cuộc họp về các biện pháp bảo vệ trước hóa chất độc hại ở Stockholm - Thụy Điển trở về nước trong tháng 3/2018, đã có lệnh phải trình diện ngay để "làm việc với các cơ quan chức năng" có thẩm quyền liên quan. 

...Mặc dù việc đánh giá những phát giác trong báo cáo đòi hỏi phải có sự phản hồi từ các cơ quan có thẩm quyền, nhưng không thể chấp nhận được điều các nhà nghiên cứu và các công nhân đã bị đe dọa và xách nhiễu bởi những viên chức nhà nước, cũng như nghiệp chủ doanh nghiệp (…). Hăm dọa những người hoạt động và người lao động không chỉ là vi phạm quyền tự do ngôn luận của họ, mà còn dễ đưa tới việc không trừng phạt những người lạm dụng, hay vi phạm các quyền của người lao động, đồng thời bào mòn các giá trị về nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng của các chính phủ, của các công ty về nhân quyền phù hợp với các nguyên tắc chỉ đạo của Liên hiệp Quốc về kinh doanh và nhân quyền... (OHCHR, 3/2018). 

Nước đổ đầu vịt. Chế độ độc tài toàn trị như CSVN và giới tài phiệt quốc tế như tập đoàn Samsung là một điển hình trong câu nói do ông tổ cộng sản Karl Marx trích dẫn từ Thomas Joseph Dunninh "...Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Lợi được 10% nó ở khắp nơi, 20% sẽ làm nó can đảm, 50% thì nó không biết sợ là gì, 100% nó chà đạp lên mọi luật lệ và đến 300% thì có bị treo cổ nó cũng chẳng từ nan..." Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là một cánh đồng hoang bất tận cho tư bản hoang dã nẩy nở và là bệ phóng cho quyền và tiền tung hoành. Do đó sẽ vẫn còn tai ương cho người lao động Việt Nam dưới hình thức bóc lột này, hay bởi trường hợp đàn áp khác. 

Tháng 1/2013, một vụ phát tán acid flohydric đã xảy ra tại nhà máy của Samsung tại Hwaseong – Nam Hàn làm 1 thiệt mạng và 4 bị thương. Điều tra của chính phủ Nam Hàn cho biết đây là một loại hóa chất độc, có khả năng phá hủy phổi và xương, tác động đến hệ thần kinh và gây cháy bỏng da. 

Ngày 9/4/2015 một vụ cháy phát tán khí độc hóa chất đã xảy ra tại cơ sở Samsung Thái Nguyên (SEVT). Lửa và các cụm khói vàng, nâu đỏ bốc lên ngùn ngụt tại khu xưởng Metal nơi sản xuất vỏ điện thoại, khiến công nhân bỏ chạy tán loạn. Yoo Young Bok, tổng giám đốc SEVT cho biết chỉ là khí phát tán từ dịch thải acid nitric (HNO3) không gây thiệt hại và bất kỳ nguy hiểm nào và Nguyễn Mạnh Bạo, chánh thanh tra sở lao động, thương binh và xã hội Thái Nguyên khẳng định không hề có cháy nổ tại SEVT như các trang mạng xã hội thông tin. Hết chuyện. 

*

Chú thích

- IPEN & CGFED, Samsung Workers on the Line: Unique Report Reveals the Lives of Việt Namese Women Workers Making the Samsung Smart Phones in Your Pocket, 11/2017. 

- CGFED & IPEN, Response ti Samsung’s Comments on Report Detailing Working Conditions at Manufacturing Facilities in Việt Nam, 1/2018. 

- Pham Thi Minh Hang and Joseph DiGandi, Your cool new Samsung smart phone brought to you by noise, pain and miscarriages, USA Today, 3/2018. 

- OHCHR (Office of the High Commissionner for Human Rights), Việt Nam: UN Experts Concerned by Threats Against Factory Workers and Labour Activists, 3/2018. 

05/2018. 

Cuộc xâm lược Biển Đông không diễn ra ở Biển Đông

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Như Lê Chiêu Thống dẫn đường đưa quân Mãn Thanh vào xâm lược Việt Nam vào thế kỷ 18, những năm tháng này ý thức hệ cộng sản đang dẫn đường đưa Tàu cộng tham tàn vào xâm lược Việt Nam... Không có Tổ quốc, đảng trở thành tổ quốc của những người cộng sản và họ ngạo ngược, xấc xược đưa lá cờ tổ quốc của vài triệu đảng viên, lá cờ của vài triệu đứa con lạc loài, tội lỗi của dân tộc Việt Nam lên ngang hàng lá cờ nước của 95 triệu người dân Việt Nam... Coi lòng yêu nước trong sâu thẳm tậm hồn người Việt là địch, coi kẻ cướp Hoàng Sa của cha ông người Việt là bạn... Và những người cộng sản Việt Nam cầm quyền đã nhường đất biên cương, đã giao Biển Đông của tổ tiên người Việt cho Tàu Cộng...


*

Tàu Cộng đã cướp Biển Đông cuả tổ tiên ta trên công luận thế giới bằng hình vẽ lưỡi bò, lưỡi chó sói liếm cả Biển Đông trên bản đồ Đại Hán. 

Tàu Cộng đã cướp Biển Đông của tổ tiên ta bằng ý thức hệ vô sản: Xóa bỏ biên giới quốc gia; Xóa bỏ dân tộc, chỉ còn đồng nhất một giai cấp vô sản. Quan san muôn dặm một nhà / Bốn phương vô sản đều là anh em (Hồ Chí Minh). Bên kia biên giới là nhà / Bên nay biên giới cũng là quê hương. Và: Bên ni biên giới là mình / Bên kia biên giới cũng tình quê hương (Tố Hữu). Với những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam, không có dân tộc Việt Nam, chỉ có giai cấp vô sản thế giới. Không có Tổ quốc Việt Nam, chỉ có đảng cộng sản. Không có Tổ quốc, đảng trở thành tổ quốc của những người cộng sản và họ ngạo ngược, xấc xược đưa lá cờ tổ quốc của vài triệu đảng viên, lá cờ của vài triệu đứa con lạc loài, tội lỗi của dân tộc Việt Nam lên ngang hàng lá cờ nước của 95 triệu người dân Việt Nam. 

Dù cùng là người Việt Nam, cùng cội nguồn bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ nhưng không cùng ý thức hệ vô sản thì vẫn là kẻ thù không đội trời chung với những người cộng sản, phải tiêu diệt, loại bỏ khỏi xã hội cộng sản. Còn Tàu Cộng dù là kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam hôm qua và là kẻ đang điên cuồng giết hại người Việt Nam hôm nay, đang cướp đất, cướp biển, cướp đảo của Việt Nam nhưng có cùng ý thức hệ vô sản thì kẻ xâm lược, kẻ thù truyền kiếp đó vẫn là bạn vàng giai cấp, bạn bốn tốt của những người cộng sản Việt Nam. Và những người cộng sản Việt Nam cầm quyền đã nhường đất biên cương, đã giao Biển Đông của tổ tiên người Việt cho Tàu Cộng. 

Có cán bộ cộng sản còn chút lòng dân tộc, lo lắng, bất bình trước sự kiện đầu năm 1974 Tàu Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta do nhà nước Việt Nam Cộng Hòa quản lí thì ông Lê Đức Thọ, một người trong nhóm lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam liền trừng mắt: Lập trường chính trị các anh để đâu? Đang có chiến tranh lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc mà lại nói quay sang chống bạn. Rồi để làm yên lòng cấp dưới, ông Thọ thả giọng đường mật: Trung Quốc có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này cũng trả lại cho ta thôi! 

Coi lòng yêu nước trong sâu thẳm tậm hồn người Việt là địch, coi kẻ cướp Hoàng Sa của cha ông người Việt là bạn. Đó là bản lĩnh chính trị, là chân tướng và tâm địa của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, là cội nguồn mất nước, cội nguồn một thời Bắc thuộc mới đang diễn ra khi âm thầm, khi lộ liễu công khai, trên mọi mặt đời sống xã hội. Trong không gian lãnh thổ, cuộc Bắc thuộc mới đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp. Tàu Cộng đang ráo riết xâm lược Biển Đông của tổ tiên ta và cuộc xâm lược Biển Đông diễn ra không chỉ ở trên Biển Đông. 

Với mấy ông bà đang hôn mê học thuyết cộng sản thì trong tâm hồn, tình cảm của họ chỉ có giai cấp, không có dân tộc, chỉ có đảng cộng sản, không có Tổ quốc. Ý thức hệ vô sản đã xóa bỏ trách nhiệm với Tổ quốc và làm tê liệt ý chí bảo vệ Tổ quốc của những người cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Từ sau khi đánh chiếm được Hoàng Sa của Việt Nam, tàu đánh cá của Tàu Cộng tràn ngập Biển Đông của ta và tàu chiến đấu của Tàu Cộng mặc sức tự do lùng sục ngang dọc khắp Biển Đông, hàng ngày chặn bắt, đâm chìm tàu đánh cá của dân chài Việt Nam, bắn giết dân Việt Nam làm ăn trên biển Việt Nam. Những ngày này trên Biển Đông của lịch sử Việt Nam, hoàn toàn không thấy bóng dáng một con tàu giữ biển của quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam. Những ngày này trên Biển Đông mang hồn cốt cha ông người Việt, những con tàu cá của dân chài Việt Nam trở nên bé nhỏ, trần trụi, đơn độc và mong manh giữa những con tàu chiến hung hãn tua tủa súng lớn súng nhỏ của Tàu Cộng. 

Tàu Cộng đang ngạo nghễ làm chủ biển Việt Nam, đang hàng ngày, hàng giờ bắn giết dân Việt Nam trên biển Việt Nam nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam cứ bình thản bám bờ và tướng lĩnh cấp cao cứ chìm đắm, mê mệt trong những mưu mẹo chiếm đất sân bay, cứ say sưa làm giầu bằng kinh doanh sân golf, khách sạn, cứ cay cú quyết liệt cướp mảnh đất sống của người nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bỏ mặc Biển Đông cho quân đội cộng sản Trung Hoa làm chủ. 

Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bỏ mặc Biển Đông còn in đậm dấu ấn mở cõi của tổ tiên người Việt cho Tàu Cộng chiếm đoạt. Không gặp bất kì sự chống trả nào của quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam, dù chỉ là sự chống trả yếu ớt lấy lệ cũng không có, nhưng thực tế Tàu Cộng vẫn không thể thực sự làm chủ Biển Đông bởi suốt đêm ngày lúc nào cũng có hàng ngàn tầu thuyền đánh cá của người dân Việt Nam thầm lặng và bình thản thả câu buông lưới trên khắp Biển Đông của ông bà, của lịch sử Việt Nam để lại. 

Biển Đông không chỉ là nguồn sống giầu có và bền vững của người dân ven biển Việt Nam. Biển Đông còn là lịch sử mở cõi của dân tộc Việt Nam, là khát vọng, là ý chí, là thành quả dựng nước của tổ tiên người Việt. Biển Đông là hồn thiêng, là mồ hôi, nước mắt, là máu xương của nhiều thế hệ người Việt nối tiếp nhau. Từ những làng chài trải dọc dải bờ biển hình chữ S dưới chân dãy Trường Sơn, những tàu thuyền đánh cá bé nhỏ, thầm lặng nhưng bền bỉ có mặt trên Biển Đông từ ngàn năm trước và sẽ còn mãi đến ngàn năm sau. Hiểu rõ điều đó, kẻ hau háu cướp Biển Đông liền tung ra hai đòn hiểm độc để xóa sạch bóng dáng những tàu thuyền đánh cá của người Việt ở Biển Đông là 

Đòn thứ nhất. Đòn độc đánh vào ngọn. Biến Biển Đông thành biển máu người Việt, thành nơi chôn vùi sinh mạng và tài sản người Việt, thành nỗi khiếp đảm của người Việt đề người Việt nhìn ra Biển Đông mà rùng mình sởn gáy không dám ra biển nữa. 

Ngoài những chiến hạm lừng lững rình rập, săn đuổi, nghiền nát những tàu thuyền đánh cá mỏng manh của người Việt, nhà nước Tàu Cộng còn hỗ trợ cho dân đánh cá Tàu Cộng chuyển hệ tàu đánh cá từ tàu nhỏ, vỏ gỗ sang tàu lớn, vỏ sắt dày và huấn luyện quân sự, trang bị súng đạn cho tất cả tàu đánh cá Tàu Cộng tràn vào Biển Đông, biến 100% dân đánh cá Tàu Cộng thành những dân binh thiện chiến, hung hãn và hiếu sát. Tràn vào Biển Đông, đám dân binh ngư phủ Tàu Cộng ngoài công việc đánh cá kiếm sống cho gia đình còn có bổn phận với tổ quốc Trung Hoa là lùng sục, tìm diệt, đâm chìm tàu đánh cá của người Việt, cướp tài sản, cướp thiết bị hành nghề biển của người Việt. 

Đòn thứ hai. Đòn hiểm diệt tận gốc. Xóa sổ những làng nghề cá, xóa sổ những miền quê sống bằng nghề biển. Xóa sổ những bến bãi ngàn đời của những con tàu đánh cá mang hồn Việt, nơi người Việt mang khát vọng biển cả hăm hở ra khơi xa và nơi những phiên chợ cá đông vui trên bến dưới thuyền đón họ trở về. 

Thực hiện đòn hiểm này, Tàu Cộng đã âm thầm và ráo riết ném tiền ra mua linh hồn quan chức Việt Nam, mua không gian bờ biển Việt Nam lập những dự án, những công trình bịt kín bờ biển Việt Nam, đầu độc biển Việt Nam như khu công nghiệp Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tàu Cộng đã bỏ tiền ra đuổi dân Việt Nam phải bỏ bến bãi thân thiết như máu thịt của cơ thể mình, bỏ nguồn sống giàu có của vùng biển quê cha đất tổ, tức tưởi phiêu bạt đi nơi khác để Tàu Cộng biến những bến bãi neo đậu tàu thuyền, biến những chợ cá sớm chiều nồng nàn mùi biển cả thành những lãnh địa riêng của những chủ dự án người Tàu với những bức tường, những hàng rào chặn đứng lối ra biển của người dân, biến những vị trí chiến lược hiểm yếu thành chốn riêng đi về của những ông chủ mang dòng máu Hán. Và yếu huyệt quân sự Hải Vân, và những resort giăng giăng im lìm và bí hiểm dọc bờ biển Đà Nẵng trên đất Việt Nam nhưng người Việt Nam không được bén mảng đến, chỉ những ông chủ người Tàu mới biết ở đó đang diễn ra những điều gì. 

Nhưng nếu chỉ có những dự án của người Tàu bịt kín 3500 kilomet chiều dài bờ biển Việt Nam thì đến đứa trẻ con cũng nhận ra mục đích thực của những dự án đó. Thô thiển, xoàng xĩnh, ngờ nghệch vậy đâu phải người Tàu. Chỉ những vị trí chiến lược hiểm yếu như Vũng Áng, như Hải Vân, người Tàu phải chiếm lĩnh bằng được mới cần đến sự xuất hiện của người Tàu. Còn việc xóa sạch bóng dáng những tàu thuyền Việt Nam đánh cá trên Biển Đông, triệt đường ra biển kiếm sống của người dân biển Việt Nam, sẽ phải do chính người Việt Nam thực hiện bằng đồng tiền sai khiến của Tàu Cộng. 

Trong tay sẵn có đồng tiền / Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì. (Nguyễn Du. Truyện Kiều) Tàu Cộng có cả một ngân hàng quốc doanh lớn, ngân hàng Công Thương Trung Hoa chuyên cung cấp tiền bạc cho nỗi thèm khát lãnh thổ của nhà nước Tàu Cộng. Tàu Cộng đã mua được linh hồn cả những Tổng thống độc tài tỉ phú đô la của châu Phi, đã biến cả châu Phi rộng lớn thành công trường khai thác khoáng sản, tài nguyên giầu có của châu Phi đưa về Tàu Cộng thì mua linh hồn mấy ông bà chủ doanh nghiêp Việt Nam vừa chập chững bước vào thương trường đang khát vốn như sa mạc khát nước và mua dải bờ biển xác xơ sỏi đá của Việt Nam chỉ là chuyện nhỏ. Như con rắn độc lặng lẽ trườn nhẹ êm trong cỏ cây rậm rạp, đồng tiền của ngân hàng Công thương Trung Hoa âm thầm, bí mật len lỏi theo đường tiểu ngạch xuống phía Nam, bất ngờ tạo lên những đại gia đất đai tuổi trẻ mà tiền nhiều như thác lũ, đầy sức mạnh và cũng đầy bí ần, mờ ám. 

Những năm gần đây trong giới đại gia thâu tóm đất đai ở Việt Nam bỗng xuất hiện một gã trai tuổi còn trẻ có vóc hạc nhỏ nhắn, dáng người mềm mại của loài chồn cáo chuyên chui luồn, rình, phục, có nước da trắng nhợt nhạt thư lại và khuôn mặt bóp nhỏ, vuốt dài và nhọn hoắt ở cằm như mặt chuột. 

Chàng trẻ tuổi mặt trắng thư lại đi đến đâu cũng được quan đầu tỉnh ở đó chiều như chiều vong. Tỉnh nghèo. Dân cày ruộng làm không đủ ăn thì chỉ có chiếc khố rách. Bòn dân khố rách chẳng sơ múi gì. Chỉ có mảnh đất dưới ngôi nhà của họ, mảnh đất họ đang cày cấy thì càng ngày càng có giá. Mà đất đai là sở hữu toàn dân, là công thổ quốc gia. Dù mảnh đất hương hỏa của tổ tiên ông bà họ để lại, ngày nay cũng là công thổ quốc gia do quan hàng tỉnh quản lí. Và quan hàng tỉnh nào cũng mong chờ dự án của đại gia như bầy ruồi mong chờ giọt mật. Có dự án thì những chủ dự án bộn tiền phải lẹ chân lui tới công đường tỉnh, phải thậm thụt tìm đến cửa trước, cửa sau nhà riêng quan hàng tỉnh. Có dự án là có thu hồi đất, là có chênh lệch một trời, một vực giữa giá đất thị trường và giá đất bồi thường cho dân. Sự chênh lệch quá lớn, quá bất công như sự ăn cướp hợp pháp đó chính là động lực to lớn, mạnh mẽ của nhà đầu tư, là nỗi thèm khát của quan hàng tỉnh, là nỗi thống khổ, oan khiên ngút trời của người dân. 

Để mau sinh lời, các đại gia thâu tóm đất đai đều chạy đua tìm đến các đô thị, các vùng dân cư đông đúc, các vùng đất đang cựa quậy thức dậy. Thời gian là tiền bạc. Các dự án ở đó đều phải chạy đua với thời gian, hối hả xây cất, mau lẹ đưa vào khai thác, thu lợi nhuận. Riêng nhà đầu tư mặt trắng thư lại không mặn mà với đất đai đô thị, dù có một, hai dự án đầu tư ở Hà Nội, Sài Gòn cũng chỉ để có mặt, chỉ giữ chỗ, đóng băng để đấy, chưa biết đến ngày nào mới cần cho tan băng. Nơi thu hút tâm trí của chàng là những làng chài, những bãi biển dập dìu đi về của những đoàn tàu thuyền khai thác vựa cá Biển Đông. 

Trong 3500 kilomet bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên thì dải bờ biển miền Trung là nơi dân làm nghề Biển Đông đúc nhất, có ý chí bám biển mạnh mẽ nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất và có kĩ thuật đánh bắt hiện đại và hiệu quả nhất. Dải đất miền Trung khô cằn, khắc nghiệt. Những mảnh ruộng nhỏ hẹp trập trùng cát trắng kẹp giữa một bên là núi cao hiểm trở, rừng thiêng nước độc, một bên là biển cả mênh mông. Đất rừng không nuôi nổi người dân. Đất ruộng quanh năm thiếu nước. Chỉ còn con đường ra biển và biền Đông đã cho người dân miền Trung một nguồn sống dồi dào, bền vững, cho họ cả ý chí sống mạnh mẽ, không lùi bước trước mọi thử thách dữ dội của động biển và cướp biển. Những làng nghề biển ngày càng giầu có, đông vui san sát dọc bờ biển. Cuộc sống tươi thắm đó tràn ra cả những cù lao ngoài biển, nhuộm xanh cả những cù lao chơ vơ cát trắng. 

Dải đất tập trung người dân đánh cá trên Biển Đông nhiều nhất, dải đất mang khát vọng lớn nhất với Biển Đông, dải đất có số tàu thuyền ra Biển Đông đông đảo nhất, rầm rộ nhất cũng là dải đất chàng mặt trắng thư lại dồn tiền bạc nhiều nhất thâu tóm nhiều nhất đất của những làng nghề cá, biến những làng cá đông vui thành những khu du lịch sang trọng nhưng đìu hiu, thành những resort, những sân golf vắng ngắt, thành những vườn cảnh sum xuê cây và rực rỡ hoa nhưng chỉ có những ngọn gió biển lang thang đi về. Một sự đầu tư khác người. Đầu tư không cần hiệu quả kinh tế, không cần lợi nhuận. Chỉ cần hiệu quả xã hội. Chỉ nhằm xua đuổi không còn bóng một người dân đánh cá trên bờ biển và không còn bóng một con thuyền câu, một con thuyền lưới đi về trên biển. 

Xin liệt kê sơ lược chưa đầy đủ thành tích giết chết những làng nghề cá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, xóa sổ những con tàu cá Việt Nam trên Biển Đông của chàng mặt trắng thư lại mang dòng máu Việt, mang họ tên người Việt nhưng linh hồn đã bị những kẻ cướp Biển Đông làm chủ như chúng đã làm chủ linh hồn nhiều quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam. 

Biến 200 hecta đất bãi biển Sầm Sơn của làng cá Quảng Trường huyện Quảng Xương, Thanh Hóa thành nhà nghỉ, vườn cành, sân golf cho những ông chủ sẵn tiền lui tới. Làng cá Sầm Sơn bị xóa sổ. Dân đánh cá Sầm Sơn phải bỏ quê phiêu bạt khắp phương trời. Người ra Hà Nội chạy xe ôm. Người dắt díu vợ con vào Bình Dương dựng túp lều cạnh bãi rác thải làm nghề thu gom ve chai. Người lên Tây Nguyên chăm sóc vườn cà phê cho chủ trang trại. Người đi làm thuê trên tàu đánh cá Hàn Quốc. 

Thảm họa của người dân đánh cá Sầm Sơn, Thanh Hóa đang lặp lại ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình khi chàng mặt trắng thư lại đã là chủ của 460 hecta đất ven biển của làng cá Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An, là chủ 10 kilomet bờ biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh, là chủ 1900 hecta bãi biển xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. 

Thảm họa của người dân đánh cá Sầm Sơn Thanh Hóa sắp rầm rộ diễn ra với người dân ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa khi quan đứng đầu những tỉnh này đã rải thảm đón chàng mặt trắng thư lại về tỉnh và dành cho chàng những dải đất ven biển mà chàng đang thèm khát. 

Dải đất hẹp khô cằn miền Trung là dải đất của nghề cá, dải đất mang khát vọng Biển Đông của dân tộc Việt Nam. Và Quảng Ngãi chính là phủ thủ của dải đất nghề cá, là trái tim của khát vọng Biển Đông. Theo con sóng biển đưa đẩy, theo luồng cá lênh đênh, dân biển Quảng Ngãi có mặt khắp bờ biển phía Nam đất nước. Dân đánh cá trên đảo Phú Quốc ngày nay hầu hết đều là dân biển Quảng Ngãi dạt đến từ trong xa thẳm lịch sử. Những năm chiến tranh ác liệt ở dải đất miền Trung vừa qua lại có thêm một đợt dân biển Quảng Ngãi tìm đến bình yên Phú Quốc. Dù ở đâu, người dân biển Quảng Ngãi cũng hướng ra Biển Đông, hướng ra Trường Sa, Hoàng Sa. Khát vọng bám biển và tinh thông nghề biển của dân biển Quảng Ngãi đã được lịch sử Việt Nam mở cõi ghi nhận. Các triều vua Nguyễn đều chọn dân đảo Lý Sơn và dân huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi tổ chức thành những đội binh cảm tử ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. 

Ra sống dài ngày giữa tâm bão Biển Đông, đối mặt với muôn vàn bất trắc của biển cả, mỗi người lính cảm tử ra Hoàng Sa đều mang theo đôi chiếu cói mới, bảy nẹp tre, bảy sợi mây dài và chiếc thẻ bài khắc chìm họ tên, năm sinh, quê quán. Chuẩn bị sẵn những vật dụng đơn sơ đó chính là sự bình thản đón nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào với người lính Hoàng Sa. Những vật dụng để đồng đội bó xác khi không may bỏ mạng trong cơn biển động, sóng dữ bất thường của Biển Đông. Trước khi đội quân Hoàng Sa lên đường, chính quyền địa phương và dân đảo Lý Sơn tổ chức lể khao lề tế sống những người ra đi giữ biển quê hương. Hoàng Sa trời nước mênh mông / Người đi thì có mà không thấy về / Hoàng Sa mây nước bốn bề / Tháng hai khao lề tế lính Hoàng Sa. Câu hát ru con về một thời lịch sử ông cha nối chí nhau đi mở Biển Đông vẫn còn khắc ghi trong hồn người dân Lý Sơn hôm nay. Đó là ý chí quyết bám Biển Đông, quyết giữ Biển Đông của người dân Quảng Ngải, của người dân miền Trung. Ngày nay những ngôi mộ gió của những người lính Hoàng Sa không về, những am thờ những cai đội, những lãnh binh chết ngoài Hoàng Sa còn rải rác khá nhiều trên đảo Lý Sơn. 

Thôn tính được dải đất nghề cá ở Quảng Ngãi như đội quân xâm lược chiếm được thủ đô của đất nước bị xâm lược. Dùng quân sự đánh vào thủ đô nước bị xâm lược phải có sức mạnh quyết định của con người và vũ khí. Đội quân của xâm lược kinh tế là đồng tiền. Dù là cuộc xâm lược bằng quân sự hay bằng kinh tế thì mục đích cũng là chiếm lĩnh đất đai, lãnh thổ. Hãy nhìn cuộc xâm lược bằng kinh tế thôn tính lãnh thổ ở Quảng Ngãi của chàng mặt trắng thư lại để thấy sức mạnh đồng tiền của chàng và nhận rõ thêm tâm địa của chàng. 

Thời của những con sóng dân du lịch. Ở dải đất ven biển miền Trung, tìm đất chỉ để kinh doanh khu du lịch, làm khách sạn, nhà hàng, resort đón khách du lịch thu lời lớn và lẹ thì phải chọn Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận. Danh nghĩa là làm quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị nhưng chàng mặt trắng thư lại lại chọn Quảng Ngãi, đất của nghề cá. Chọn Quảng Ngãi tung cú đòn quyết định triệt bến bãi, triệt làng xóm của những tàu thuyền đánh cá ngoài Biển Đông là đã đánh trúng mục tiêu, đã bắn trúng vòng 8 điểm, 9 điểm của tấm bia ngắm. Cú đòn quyết định đó lại giáng vào Bình Sơn, Lý Sơn là đã đánh trúng yếu huyệt, đã bắn trúng điểm 10. Chàng mặt trắng thư lại đã chi ra khoản tiền lớn để chiếm đất và sai khiến cả bộ máy quan lại hàng tỉnh Quảng Ngãi hối hả vận hành làm mọi việc giúp chàng nhanh chóng làm chủ lãnh thổ 4 000 hecta đất ven biển Bình Sơn. 4 000 hecta đất đó vươn cả ra biển, trùm xuống chiếm cả đất hòn đảo của lịch sử mở cõi ra biển của ông cha ta, đảo Lý Sơn. 

Hãy nhìn đám quan lại hàng tỉnh Quảng Ngãi, từ quan đầu tỉnh đến quan đầu sở với dáng xum xoe, xăng xái, với vẻ mặt chăm chú đón ý chủ đang xúm xít vây quanh chàng mặt trắng thư lại mặt đầy thỏa mãn, tay chỉ chỏ như ông chủ cuộc săn chỉ con mồi. Hình ảnh một ông chủ giữa đám tay chân sai bảo. 

Hãy nhìn quan đầu tỉnh trở thành tư lệnh của đạo quân xâm lược bằng kinh tế, tư lệnh thống lĩnh cả hệ thống chính trị của tỉnh, xốc cả hệ thống chính trị hùng mạnh của tỉnh vào cuộc thôn tính đất đai cho cuộc xâm lược bằng kinh tế đó. Thời bình mà những công văn hoả tốc! hỏa tốc! từ tỉnh đường tới tấp, gấp gáp bay tít mù trong bộ máy nhà nước hàng tỉnh như trong một trận đánh quyết định. Công văn hỏa tốc đuổi đồn biên phòng rời đi nơi khác lấy đất đẹp ven biển dâng cho kẻ xâm lược kinh tế. Công văn hỏa tốc ra lệnh dừng ngay việc xin UNESCO công nhận Lý Sơn là công viên địa chất toàn cầu. Công văn hỏa tốc lệnh cho quan huyện, quan xã phải có đất sạch dâng cho kẻ xâm lược trước ngày 19 tháng năm, 2018. 

Hãy nhìn sức mạnh của chàng mặt trắng thư lại, sức mạnh đồng tiền của kẻ xâm lược bằng kinh tế khi sức mạnh đó sai khiến cả hệ thống quyền lực của tỉnh và hệ thống quyền lực đó phải quyết định dốc 500 tỉ tiền thuế của dân đánh cá ra bồi thường giải phóng mặt bẳng, đuổi dân đánh cá đi, giao đất bến bãi, đất làng xóm của đân đánh cá cho dự án xâm lược. 

Mua mảnh đất sống của dân làm dự án kinh doanh, đó là một giao dịch dân sự bình đẳng và bình thường giữa nhà đầu tư và dân có đất. Nhà đầu tư phải bỏ tiền ra bồi thường cho dân theo giá thỏa đáng, thuận mua vừa bán. Nhưng cả hệ thống chính trị hàng tỉnh của nhà nước cộng sản vào cuộc đứng về phía kẻ có tiền, mang sức mạnh quyền lực nhà nước cộng sản kết hợp với sức mạnh đồng tiền tư bản trấn lột đất sống của người dân, dùng quyền lực nhà nước ép dân phải nhận giá đền bù rẻ mạt, bất công, oan nghiệt, dùng sức mạnh bạo lực nhà nước cưỡng chế, đàn áp buộc dân phải bỏ nhà cửa, bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ biển, bỏ cuộc sống ấm no, ổn dịnh, bền vững, bỏ nghề biển từ ngàn đời của tổ tiên ra đi, bước chân vào cuộc sống mờ mịt không nhà cửa, không nghề nghiệp, bấp bênh, vô dịnh, bất trắc. Sức mạnh đồng tiền cùng quyền lực nhà nước cộng sản Việt Nam buộc người dân đánh cá Việt Nam phải bỏ thuyền, bỏ bến ra đi để dải đất ven biển Việt Nam không còn dân Việt Nam làm nghề biển. Để Biển Đông không còn một con thuyền Việt Nam làm nghề cá! 

Dõi theo bước chân và việc làm của nhà đầu tư mặt trắng thư lại chắc không ai không nhận ra đó chính là ông chủ trẻ Trịnh Văn Quyết của doanh nghiệp FLC. 

Doanh nghiệp trẻ, ông chủ trẻ nhưng ngón nghề sai khiến bộ máy quan lại, ngón nghề thâu tóm đất đai lãnh thổ thì quá già dặn, tinh quái, hành động thôn tính đất đai, phá cuộc sống bình yên của dân lành quá lạnh lùng, độc ác và tiền bạc để làm những việc phản nước hại dân của Trịnh Văn Quyết như vô tận. Nhưng dù quỉ quyệt, tinh quái đến đâu, dù tiền bạc nhiều đến đâu mà bộ máy quan chức nhà nước quản lí đất đai lãnh thổ có chút lòng yêu nước, có chút ý thức dân tộc và có lương tâm con người thì việc cướp bến bãi, cướp mái ấm của những người dân đánh cá trên suốt dải bờ biển Việt Nam không thể diễn ra mau lẹ, ồ ạt và tàn ác như nó đang diễn ra. 

Cả bộ máy nhà nước cấp Chính phủ đứng ra bảo vệ cho Tàu Cộng khai thác bô xít Tây Nguyên, tàn phá môi trường, tàn phá màu xanh Tây Nguyên, tàn phá nền kinh tế Việt Nam. Cả bộ máy nhà nước cấp Chính phủ đứng ra bảo vệ cho sự tồn tại của Formosa để Formosa cứ âm thầm đầu độc biển Việt Nam, làm hoang hóa cả một dải biển bốn tỉnh miền Trung. Cả bộ máy nhà nước hàng tỉnh tiếp tay cho doanh nghiệp cướp bến bãi, cướp làng mạc của người dân đánh cá Việt Nam để bờ biển Việt Nam không còn một xóm chài, để Biển Đông không còn bóng một tàu cá Việt Nam. Bộ máy quan chức nhà nước đó đâu còn biết đến dân tộc Việt Nam, đâu còn biết đến Tổ quốc Việt Nam. Hạng người đó chỉ biết có ý thức hệ cộng sản, chỉ biết có đảng cộng sản của họ mà thôi. 

Như Lê Chiêu Thống dẫn đường đưa quân Mãn Thanh vào xâm lược Việt Nam thế kỷ 18, những năm tháng này ý thức hệ cộng sản đang dẫn đường đưa Tàu Cộng tham tàn vào xâm lược Việt Nam. Biển Đông đang bị đạo quân lớn, đông và mạnh của Tàu Cộng xâm lược và những người dân đánh cá Việt Nam lẻ loi, đơn độc, trong tay chỉ có vầng lưới cá đang bền bỉ chống trả kẻ xâm lược, đang âm thầm và quả cảm giữ Biển Đông bằng máu của họ. Nhưng họ đang bị truy đuổi ở ngay chính làng quê họ, ở ngay trong lòng đất nước Việt Nam. 

07.05.2018 

Đòn “hỏa táng” của Nguyễn Phú Trọng lợi hại thật

Trúc Giang MN (Danlambao) - Thân tặng các bạn đồng môn của các Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Mỹ Tho ở Canada, Âu Châu, Úc Châu, California và nhóm NĐC-LNH Dễ Thương

“Đòn hỏa táng” là dụng cụ để Nguyễn Phú Trọng thiêu rụi những đối thủ chính trị tham nhũng. Nói về tham nhũng thì cán bộ đảng viên ai ai cũng tham nhũng. Kẻ nhiều người ít, cho nên việc bắt tham nhũng không khó khăn gì. 

Ở bên Tàu, Tập Cận Bình triệt hạ đối thủ bằng chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”. Trái lại, bên ta thì Nguyễn Phú Trọng thực hiện chiến dịch “Đả ruồi diệt hổ” mà ông ví von bằng hình ảnh lò thiêu để “hỏa táng”, tiêu diệt bè phái đối thủ chính trị mà cụ thể là nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang.

Tập Cận Bình đánh rắn phải đập đầu, từ Bạc Hy Lai đến Chu Vĩnh Khang. Họ Chu nầy là thủ lãnh hệ thống an ninh tình báo TQ. 

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả hổ trước rồi diệt ruồi sau? 

Vì ông không có đủ quyền lực trong tay để làm theo quan thầy họ Tập bên Tàu. Ông Trọng đã giữ những chức vụ bên đảng, rồi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng là Chủ tịch Quốc hội. Những cơ quan không có quân trong tay. Ông Trọng e ngại nhất là sức mạnh của Bộ Công an, một bộ mà Nguyễn Tấn Dũng đã cài cắm người vào đó. Ảnh hưởng của Trần Đại Quang cũng còn nhiều trong bộ nầy vì Trần Đại Quang đã có gần 10 năm nắm bộ nầy từ Thứ trưởng đến Bộ trưởng. 

Truyền thông nhà nước ca ngợi ông là "Người đốt lò vĩ đại" với chiến dịch chống tham nhũng của ông”. Thật ra, chống tham nhũng là chiêu bài để thực hiện việc đấu đá tranh giành quyền lãnh đạo đất nước. 

Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm về những tội ác của công an đã giết hại người dân vô tội trong đồn “côn an”. 

Đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng Cộng Sản Việt Nam 

Đấu đá tranh giành quyền lực 

Nguyễn Tấn Dũng là đối tượng chính mà Nguyễn Phú Trọng quyết đưa vào lò hỏa táng. 

Tham nhũng đã có từ lâu rồi vì sao mãi đến bây giờ mới ra tay tích cực chống tham nhũng? 

Nhiều vụ việc đã xảy ra từ nhiều năm trước mà đến nay mới đem ra xử. Đó là trước kia có ai đó chống lưng, bảo kê... đến nay mới đem ra xử vì những thế lực chống lưng đã bị ngã ngựa. Rõ ràng là bè phái tranh giành quyền lực. Đối tượng phải triệt hạ là những nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng 9 năm 9 tháng (Từ 27-6-2006 đến ngày 6-4-2016), nên đã cài cắm thuộc hạ trong phe nhóm của ông vào nắm những chức vụ quan trọng, nhất là trong ngành công an. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã tự cơ cấu mình vào Đảng ủy Công an Trung ương do Thượng tướng Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm bí thư. Phó Bí thư là ông Lê Quý Vương. Ủy viên thường vụ gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc. 

Theo nguyên tắc thì Bí thư Đảng ủy là chức vị cao nhất, như thế thì Nguyễn Phú Trọng phải dưới quyền của Tô Lâm. Điều nầy cho thấy Tô Lâm sẽ không còn ở vị trí cao hơn Nguyễn Phú Trọng. Nghĩa là sẽ cuốn gói ra đi. Một đi không trở lại. 

Vào ngành công an để bứng gốc phe nhóm của Ba Dũng và Trần Đại Quang. 

Tham nhũng của đảng CSVN là tham nhũng có hệ thống của cơ chế. Một hệ thống vận hành dựa trên tham nhũng thì bất cứ ai không tham nhũng thì sớm muộn gì cũng bị loại ra khỏi guồng máy. Số còn lại thì toàn là những tay tham nhũng. Có khác biệt là kẻ ít, người nhiều, khéo che đậy và nằm trong nhóm đang thắng thế mà thôi. 

Vậy còn lâu mới không còn tham nhũng trong bộ máy cầm quyền của đảng CSVN. 

Nguyễn Phú Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’ 

Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 72 của ngành Công an Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công an phải làm tốt “công tác bảo vệ Đảng”. 

Ông Trọng cũng xác định công an là ngành gắn liền với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. "Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết “còn Đảng, còn mình'." 

Còn Đảng thì còn công an. Còn công an thì còn nhiều người dân vô tội chết trong đồn “côn an”. (từ ngữ của Dân Làm Báo).

Tham nhũng trong đảng Cộng Sản Việt Nam 

Chứng cớ của tham nhũng 

Hồ Chí Minh căn dặn “không được đụng tới cây kim sợi chỉ của người dân”. Tư tưởng của cha nội đó hoàn toàn lỗi thời, lạc hậu. Các đồng chí ta ngày nay không ai đụng tới cây kim sợi chỉ của dân, vì nhà nhà đều không có kim chỉ. Cán bộ đảng viên chỉ đụng tới đất đai của người dân, tạo ra một khối “dân oan” lớn nhất lịch sử VN. Thêm nữa, họ còn đụng tới tài nguyên quốc gia, lâm sản, khoáng sản và các mỏ dầu khí. 

Người không tham nhũng sẽ bị loại ra khỏi guồng máy. Đó là lý thuyết nhưng thực tế thì đâu có ai ngu dại gì mà không tham nhũng. Phải có biệt thự “hoành tráng” xe ôtô đắt tiền mới theo kịp các đồng chí trong cơ quan, ban ngành… 

Trước đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trả lời chất vấn của quốc hội, ông công nhận “chịu hy sinh đời bố để củng cố đời con”

Cả guồng máy tham nhũng. Từ anh cảnh sát giao thông đến chủ tịch xã, bí thư huyện và các cấp trên nữa…mọi người đua nhau rút rỉa tài nguyên quốc gia và tiền bạc, đất đai của người dân. 

Nguyễn Phú Trọng tham nhũng 

1). Nguyễn Phú Trọng nhận hối lộ của Formosa 

Võ Kim Cự đã cố vấn cho Formosa tặng Nguyễn Phú Trọng bức tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng nặng 50kg trị giá 55 tỷ 550 triệu đồng. Trọng nhận hối lộ nầy khi còn làm Chủ tịch Quốc hội. 

Biệt thự Ciputra trong Dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long 

Nguyễn Phú Trọng nhận hai biệt thự của tập đoàn Ciputra (Indonesia) 

Dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long do tập đoàn Ciputra đầu tư 2.11 tỷ USD. Tập đoàn nầy đã tặng hai biệt thự cho Trọng khi làm Bí thư thành ủy Hà Nội. Và Trọng đã bán liền với giá 103 tỷ đồng. (Tương đương 5 triệu USD). 

Trần Đại Quang tham nhũng 

1). Trần Đại Quang nhận hối lộ của Dương Chí Dũng 

Đinh Thế Huynh cho người tung lên mạng lời khai của Dương Chí Dũng, là Trần Đại Quang đã nhận hối lộ 30,000 USD thông qua Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, phụ tá của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang. 

2). Trần Đại Quang “cải lão hoàn đồng” 

Ngoài tham nhũng ra, Trần Đại Quang còn mưu mô gian lận, không xứng đáng là cấp lãnh đạo quốc gia. 

Phe Nguyễn Phú Trọng tố cáo Trần Đại Quang sửa năm sinh từ 1950 sang 1956 để đủ tuổi tham gia Bộ Chính trị. 

Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng 

1). Đơn tố cáo của Trịnh Xuân Thanh về việc ăn cắp dầu thô trên biển. 

“Tôi tên là Trịnh Xuân Thanh 

- Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp Dầu Khí.
- Phó chủ tịch UBND tỉnh hậu Giang. 
- Đại biểu quốc hội khoá 2016-2021. 

Trong suốt thời gian làm việc tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, tôi đã phát hiện ra nhiều hành vi ăn cắp, bán dầu thô trên biển, nhưng vì tất cả các hành vi đó đều được bao che nên tôi sợ không dám tố cáo, vì tôi biết rằng nếu mình tố cáo thì chắc chắn sẽ bị thủ tiêu. 

Từ ngày ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng và ông Đinh La Thăng lên làm chủ tịch tập đoàn Dầu khí thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Trung Quốc. Trong thời gian này giá dầu thô cũng leo lên rất cao, có lúc hơn 120 đô/thùng tức là khoảng 850 đô/tấn 

"Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm. Mỗi tấn tính rẻ 600 đô như vậy là băng đảng ông Dũng và Đinh la Thăng đã ăn gọn là 10x6x600 = 36 tỷ đô." Trích đơn tố cáo của Trịnh Xuân Thanh. 

2). Quy trình mua bán dầu trên biển 

“Dầu thô từ các giàn khoan được bơm về các tàu chứa dầu: Chí Linh, Chi Lăng, Ba Vì, Vietsopetro 01 của VN …rồi sau đó được xuất bán cho các tàu chở dầu của nước ngoài vào mua dầu. 

Đoàn cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, Dầu khí, Đại lý tàu biển … đi từ trong bờ ra. 
Vào những ngày biển êm thì đoàn này đi ra bằng máy bay trực thăng, đáp xuống các tàu chứa dầu VN, rồi sau đó chuyển qua tàu mua dầu bằng tàu dịch vụ của VN. 

Với khách hàng mua dầu là Nhật hay Châu Âu thì chuyện mua bán sòng phẳng, có hoá đơn, chứng từ rõ ràng, theo giá dầu thế giới và tiền bán dầu được chuyển vào ngân hàng nhà nước, công khai minh bạch, có đóng thuế …và cũng không thể gian lận được. 

Nhưng với khách hàng Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì họ chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách (dầu thô giá 100 đô/thùng thì họ trả bằng tiền mặt chỉ 50/đô/thùng và hai bên cùng có lợi)." (Trịnh Xuân Thanh) 

Đinh Thế Huynh tham nhũng 

Huynh đã nhận nửa triệu đôla Mỹ của Trịnh Xuân Thanh. 

Đòn “hỏa táng” của Nguyễn Phú Trọng 

Trước hết đốt lò bằng củi khô, tức là hỏa táng những đàn em cấp thấp của Nguyễn Tấn Dũng. Khởi đầu bắt giam, tra khảo, móm cung, dụ dỗ lấy lời khai làm bằng chứng để buộc tội cấp cao hơn. Như vụ Đinh La Thăng, những đàn em của họ Đinh nầy trong tập đoàn dầu khí VN (PVN= PETROVIETNAM) đều bị bỏ tù. Lấy những lời khai của họ làm bằng chứng buộc tội Đinh La Thăng, ngay cả việc cố bắt cóc cho được Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước cũng để lấy chứng cớ buộc tội khiến cho họ Đinh nầy vô phương chối cãi. Đinh La Thăng đã bị đưa vào lò thiêu, xem như hỏa táng. Sự nghiệp tiêu tùng. Củi vừa vừa tiêu tùng làm cho lò thiêu nóng lên để chờ đưa củi tươi Nguyễn Tấn Dũng và các con lên “lò thiêu”. Đó là bài bản “đả ruồi diệt hổ” của Nguyễn Phú Trọng. 

Đánh bạc trên mạng 

Tổ chức đánh bạc online 

Đường dây đánh bạc trên mạng internet xuyên quốc gia được thành lập hồi đầu năm 2017 do hai tên Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành. Trị giá giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trụ sở đặt tại một cơ quan thuộc Bộ Công an, số 10 đường Hồ Giám, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội với cái tên nhập khẩu thiết bị công nghệ cao CNC (CNC=Computer Numerical Control). Tổ chức, che chở và bảo kê do nhiều tướng lãnh trong Bộ Công an. 


Các tướng công an tổ chức và bảo kê đường dây đánh bạc 

Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ CA, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Cục Trưởng Cục Cảnh sát C-50 phòng chống tội phạm công nghệ cao. 

1). Trung tướng Phan Văn Vĩnh: Lợi dụng chức quyền, quyền hạn giúp đỡ cấp dưới trực tiếp là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa và tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet. 

2). Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa đã nhận 17 tỷ đồng của 'trùm' cờ bạc Nguyễn Văn Dương 

- Thiết lập trang web VPN (VPN=Virtual Private Network), là trang mạng dùng để nối kết các máy tính (Computer) lại với nhau thông qua internet. 

- Lập các trạm phát tuyến trái phép để thu và phát tín hiệu Wifi (Wireless Fidelity) là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, thu phát hình và âm thanh. Các trạm nầy được đặt tại các tỉnh biên giới như Quảng Ninh (Phục vụ con bạc người Hoa), Tây Ninh để nối kết với các sòng bạc tại Campuchia. Những con bạc gồm người Việt và người Trung Quốc. 

- Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa nhận hối lộ 17 tỷ đồng của nhóm tổ chức đánh bạc. 

Vì sao mà Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện điều tra vụ đánh bạc của các tướng lãnh tại Bộ Công an?: 

Những người cầm đầu cơ quan điều tra tội phạm mà phạm tội thì ai có tư cách điều tra đây? Bộ Công an đã giao cho Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ là Đại tá Đỗ Văn Hoành chỉ đạo điều tra các tướng lãnh CA phạm tội. Có lẽ ông đại tá nầy là người thân tín của ông Trọng. Vì đa số cán bộ lãnh đạo CA là những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang. 

Kết quả điều tra và khởi tố các can phạm: 

Ngày 19-3-2018, Bộ Công an phát đi thông báo về vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền” xảy ra có liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh khác nhau. 

Cùng ngày 19-3-2018, Cơ quan An ninh Điều tra Phú Thọ đã triệu tập Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ CA, lên Phú Thọ để làm rõ một số việc liên quan đến đường dây đánh bạc. 

Tính đến ngày 16-3-2018, có 83 bị can bị khởi tố, trong đó có 41 bị can bị khởi tố về việc tổ chức đánh bạc. 38 bị can về tội đánh bạc. 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can về tội rửa tiền, 4 bị can về việc sử dụng internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 

Trong đó bắt giam 31 bị can. Cấm rời khỏi nơi cư trú 42 bị can. Cho bảo lãnh 2 bị can. Truy nã 8 bị can bỏ trốn. Điều đáng chú ý là trong 83 bị can có Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố về những tội danh nêu trên. 

Đường dây tổ chức đánh bạc nầy do tên Nguyễn Văn Dương (SN 1975), Phan Sào Nam (SN 1979), Hoàng Thành Trung tổ chức và điều hành. 

Cơ quan Điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản là 1,238.8 tỷ đồng, gồm 1,046.2 tỷ tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192.6 tỷ đồng, 12 chiếc xe hơi chưa định giá. 

Vợ Trung tướng Phan Văn Vĩnh đòi hai phụ tá của TBT Nguyễn Phú Trọng trả lại 10 triệu đô la Mỹ về việc chạy chức, chạy tội. 

Các trang mạng xã hội hiện nay đang lan truyền đến chóng mặt bức thơ của vợ Trung tướng Phan Văn Vĩnh đòi tiền 2 phụ tá thân cận của TBT Nguyễn Phú Trọng. 

Trích bức thơ như sau: 

Ngày thứ tư, 11 tháng 4, 2018 

Kính gởi anh Hồ Mẫu Ngoạt và anh Lê Trung Hưng. 

Anh Vĩnh đã bị tạm giam 2 ngày rồi. Ở tuổi 64 mà mang trọng bệnh, anh Vĩnh không biết còn có ngày gặp mặt lại vợ con hay không? 

Trước kia Đảng Ủy Công an thông báo cho anh Vĩnh sẽ nghỉ hưu thì hai anh Ngoạt và Hưng tham mưu cho TBT Nguyễn Phú Trọng, và TBT ra quyết định cho anh Vĩnh tiếp tục giữ chức Tổng Cục Trưởng thêm một năm nữa. Khi đó anh Vĩnh rất vui. Để cám ơn, gia đình em đã trao cho anh Ngoạt 7 triệu đô la Mỹ và trao cho anh Hưng 3 triệu USD. Sau khi hết thời hạn một năm, hai anh Ngoạt và Hưng đã hứa sẽ bố trí cho anh Vĩnh làm trợ lý cho bộ trưởng Tô Lâm. Anh Vĩnh rất mừng. Chúng em trao cho anh Ngoạt 2 triệu USD, anh Hưng 1 triệu USD nữa. 

Nhưng cuối cùng, việc chạy chức, chạy tội không thành. 

Mong các anh thông cảm trả lại số tiền 10 triệu đô la để tôi chăm sóc anh Vĩnh ở trong tù. 

Chào hai anh. 

Phương Loan

Bức thư của vợ tướng Vĩnh cho thấy, đám phụ tá thân cận của Nguyễn Phú Trọng dùng chức vụ TBT Trọng để nhận hối lộ. Cũng có suy luận là ông Trọng nhận hối lộ qua các phụ tá. Trước kia, ông Trọng cũa đã có nhận hối lộ là 2 biệt thự và tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng. 

Trung tướng mà còn đưa hối lộ nhiều lần, có thể đó là tiền đã nhận hối lộ vì ở chức vụ Tổng cục Trưởng, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công An) rất dễ tham nhũng, đòi và nhận hối lộ. Trung tướng mà còn đưa hối lộ thì bảo sao các chức vụ nhỏ hơn không đưa hối lộ. Muốn có tiền đưa hối lộ thì phải cần tiền nhận hối lộ. 

Đại đa số cán bộ đảng viên CSVN đều tham nhũng. Ông Trọng cũng không ngoại lệ. 

Vũ Nhôm bị cáo tiết lộ bí mật nhà nước 

Vài nét tổng quát về Vũ Nhôm 

Phan Văn Anh Vũ biệt danh là Vũ Nhôm 

Phan Văn Anh Vũ sinh ngày 21-11-1975, có biệt danh là Vũ Nhôm. Học hết lớp 11 rồi ra đi làm để giúp gia đình nghèo. Nhờ có nhiều tướng lãnh trong Bộ Công an chống lưng nên Vũ Nhôm trở nên trùm bất động sản ở Đà Nẵng, làm chủ tịch nhiều công ty và có cổ phần trong Đông Á Ngân hàng (DongABank). Biệt hiệu Vũ Nhôm là do trước kia đương sự có cửa hàng nhôm kính (kiếng) tức là dùng hợp kim nhôm làm khung kiếng, tiếng Anh là Aluminium and glass door frame, thay vì dùng khung gỗ, đặt ở cửa ra vào và cửa sổ. 

Phan Văn Anh Vũ là Thượng tá tình báo Bộ Công an. Cháu của Trung tướng Phan Hữu Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Công an TC.5. 

Vũ Nhôm có hai Chứng Minh Nhân Dân. Một thẻ mang tên Phan Văn Anh Vũ, cấp ngày 11-8-2009. Một thẻ mang tên Trần Đại Vũ cấp ngày 31-1-2000. 

Vũ Nhôm cho biết, vợ của Trần Đại Quang “ép” Vũ Nhôm đổi họ, từ họ Phan sang họ Trần của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lấy tên là Trần Đại Vũ để đứng tên tài sản của Chủ tịch nước. 

Những gốc bự bao che cho Vũ Nhôm 

Gốc bự bao che cho Vũ Nhôm: 

Xét nhà Phan Hữu Tuấn 

Phan Văn Anh Vũ là cháu rể của Trần Đại Quang. Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu, là chú ruột của Phan Văn Anh Vũ. Ông tướng nầy đã giúp cho Vũ Nhôm thâu tóm nhiều dự án đất đai ở Đà Nẵng. 

Tại Đà Nẵng, Vũ Nhôm đưa hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Anh. 

Nguyễn Bá Thanh nhận một biệt thự “hoành tráng”của Vũ Nhôm. Nguyễn Xuân Anh nhận chiếc xe Toyota Avalon trị giá 2.6 tỷ đồng (117,000 USD), và 2 căn nhà số 45 và 47 đường Nguyễn Thái Học, Đà Nẵng do Vũ Nhôm tặng. 

Công an Đà Nẵng nhận 50 chiếc môtô Yamaha Exciter 150 phân khối và 4 môtô đặc chủng. Tổng cộng 54 chiếc môtô giá trên 4 tỷ đồng. 

Vũ Nhôm được Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trung tướng Phan Hữu Tuấn chống lưng, lại lo hối lộ cho chính quyền và Công an Đã Nẵng như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Công an Đà Nẵng. 

Được các tướng lãnh Bộ Công an bao che và dùng hối lộ nắm được chính quyền và công an Đà Nẵng, nên Vũ Nhôm trở thành ông trời con hét ra lửa, làm mưa làm gió ở Đà Nẵng. 

Các quan chức có liên quan đến vụ Vũ Nhôm bị khởi tố 

1. Trung tướng Phan Hữu Tuấn bị bắt giam vì “hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, tức là kế hoạch và danh sách những người tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về VN. 

2. Nguyễn Xuân Anh. Bị cách chức Bí thư thành ủy TP/ĐN, bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN. 

3). Về vụ án Vũ Nhôm, hai cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng bị khởi tố và bắt giam. Trần Văn Minh (2006-2011), Văn Hữu Chiến (2011-2014) 

Vũ Nhôm bị bắt ở Singapore và bị trục xuất về Việt Nam 

Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), thượng tá tình báo Bộ Công an. Vũ Nhôm bị bắt ở Singapore với lý do đơn giản là sử dụng hộ chiếu giả vì tên nầy có 3 hộ chiếu mang tên khác nhau: một mang tên Phan Văn Anh Vũ, một mang tên Trần Đại Vũ, và một mang tên có quốc tịch Antigua và Barbuda. Đảo quốc nầy ở Trung Mỹ trong vùng biển Caribbean Sea. Dân số 100,963 người dân. Singapore và Việt Nam không có hiệp định dẫn độ, nên nước nầy trục xuất Vũ Nhôm về VN và cũng vì Vũ Nhôm có tên trong danh sách Đỏ của Interpol. 

Ngày 3-1-2017, một tờ báo tiếng Việt ở Đức đưa tin “Nguyện vọng của Phan Văn Anh Vũ là tới Đức để khai báo kẻ chủ mưu cùng toàn bộ đường dây tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. 

Bộ Ngoại giao và Tư pháp Đức chấp nhận cho Vũ Nhôm nhập cảnh Đức thuộc diện tỵ nạn chính trị. Một luật sư của Vũ Nhôm người Đức cho biết, Vũ Nhôm được cho tỵ nạn vì quyền lợi của Đức. 

Trong khi đó, các báo mạng xã hội (Facebook) VN đã khẳng định Vũ Nhôm có cả hồ sơ và bằng chứng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Vũ Nhôm đưa ra như là một điều kiện để đổi lấy quyền tỵ nạn chính trị. Báo chí còn mô tả chi tiết, Vũ Nhôm đã tiếp xúc với sứ quán Đức ở Singapore để “khai sạch” mục đích xin được tỵ nạn chính trị ở Đức. 

Công an Việt Nam bắt Vũ Nhôm về tội cố ý tiết lộ bí mật nhà nước. 

Vũ Nhôm là một đại án vì đã có liên hệ đến kinh tế và chính trị khiến cho rất nhiều cán bộ cao cấp bị khởi tố và bắt giam. 

Cán bộ cao cấp của đảng CSVN có phép tàng hình 

Khi xuất hiện, khi biến mất không cho biết lý do. Trần Đại Quang biến mất hai lần, có lần hơn một tháng, người dân không biết Chủ tịch nước của mình đang ở đâu. Trường hợp của Đinh Thế Huynh cũng thế. Biến mất không kèn không trống. Trước đó Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng cũng vậy. Sau cùng đảng cho biết tất cả đều đi ra nước ngoài chữa bịnh. Người đi Nhật, người đi Pháp và người thì âm thầm đi dưỡng bịnh ở Phú Quốc, Kiên Giang. Phép biến hóa cho biết đó là đấu đá nhau để tranh giành quyền lực và để tham nhũng. Tất cả những nhân vật chóp bu của đảng CSVN hễ “đi trị bịnh” thì chắc chắn là bị cho ra rìa. Bay chức. 

Cái đảng mắc toi, ôn hoàng dịch lệ nầy đã đến thời mạc vận rồi đó! 

Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành trung ương đảng CSVN 

Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành TW đảng khóa XII dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay (2018). Chắc chắn là một hội nghị quan trọng là cơ hội để Nguyễn Phú Trọng sắp xếp lại nhân sự. Bãi bỏ một số cơ quan, nhất là ngành công an. Nhân sự trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư…và một số người phải ra đi trong đó có Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh. 

Đinh Thế Huynh có thể bị hạ bệ 

“Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội thì việc ông Đinh Thế Huynh bị hạ bệ là vì trong vị thế Thường Trực Ban Bí Thư, ông đã nhận 500 ngàn đôla của ông Trịnh Xuân Thanh để vẽ đường cho Trịnh Xuân Thanh đi trốn. Đàn em ông Trọng khám phá ra được, họ cho ông Huynh uống thuốc loạn thần kinh để nói rằng ông Huynh mất trí nên nói sảng. Bởi vì ở vị trí Bí Thư Thường Trực Ban Bí Thư, ông Huynh nắm rất nhiều hồ sơ tối mật của các đồng chí của ông, cho nên sau khi hạ bệ, họ phải làm cho ông điên. Nên nói tầm bậy hay nói thật thì cũng không ai tin người điên”. (Lê Minh Nguyên-13-3-2018) 

Giống như quan thầy Tập Cận Bình, mượn danh nghĩa chống tham nhũng để loại bỏ những đối thủ chính trị, chủ yếu là loại ra những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang, Trọng đưa những đàn em thân tín vào những chức vụ quan trọng. Đó là cuộc đấu đá bè phái để tranh giành quyền lực. Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi”, Nguyễn Phú Trọng “đả ruồi diệt hổ” 

Những đồn đoán cho rằng Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, bộ trưởng công an Tô Lâm…và một số tướng lãnh phải ra đi. 

Trần Đại Quang sẽ ra đi 

Trần Đại Quang thế nào cũng bị cho ra rìa ở Hội nghị TW 7 sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay (2018) với lý do bề ngoài là “vì sức khỏe”. Nhưng thật sự bên trong là Trần Đại Quang đã “cải lão hoàn đồng”, sửa năm sanh từ 1950 thành 1956. Rất dễ sửa, chỉ cần cho một cái râu trên số 0 thì nó thành số 6. 

Trần Đại Quang đã nhận hối lộ 30,000 USD của Dương Chí Dũng, thông qua Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, phụ tá của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang. Bằng chứng cụ thể là do chính miệng Dương Chí Dũng khai ra. Một lý do nữa là Tập Cận Bình không ưa Chủ tịch nước VN họ Trần nầy. 

Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: “Không bổ nhiệm các cán bộ có vấn đề sức khỏe và đạo đức”, cho rằng chỉ vào Trần Đại Quang. 

Các nhà quan sát cho rằng khi Quang cuốn gói ra đi thì có thể Nguyễn Phú Trọng tạm thời giữ chức chủ tịch nước cho hết nhiệm kỳ. Đến Đại Hội XIII thì Trần Quốc Vượng sẽ trở thành chủ tịch đảng cũng là chủ tịch nước như bên Trung Cộng hiện nay. Nhất thể hóa. Cũng có dự đoán là ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người có nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này. Nhà báo Bùi Tín nêu nhận xét: “Nguyễn Phú Trọng chọn ông Nhân vì ông nầy nổi tiếng là “hiền lành”. Có thể nói là mềm yếu, người có ít ý kiến độc lập, chuyên môn vâng lời lãnh đạo” (Bùi Tín) 

Tô Lâm cũng có thể cuốn gói đi theo Trần Đại Quang 

Có thể Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ cuốn gói đi theo Trần Đại Quang tại Hội nghị Trung ương 7. 

Tô Lâm đã phục vụ dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, được Chủ tịch nước Trần Đại Quang phong chức thượng tướng. Bộ Công an phải chịu trách nhiệm về những vụ đào thoát ra nước ngoài, từ Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh và mới đây nhất là vụ Vũ Nhôm. 

Trong một clip video tuyệt mật về bài nói chuyện của GS.TS. Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, nội dung dài 30 phút.“Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông... Bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặt, nó lôi kéo hàng trăm tên nầy đến hàng trăm tên khác. Lãnh đạo ngành Công an đang theo dõi, nắm chặt các phần tử cấu kết với bên ngoài. Đang có hàng trăm đối tượng lãnh đạo Việt Nam nằm vùng của nước đàn anh chúng ta” (https://www.youtube.com/watch?v=NV09xu1lC-I)

Lãnh đạo ngành CA là ai mà có quyền theo dõi những lãnh đạo Việt Nam nằm vùng đó? Ám chỉ Bộ trưởng Công an, Tô Lâm. 

Ông Thiếu tướng GS.TS nầy không am tường nội bộ trong đảng CSVN, và cũng không biết nội tình trong ngành công an của ông nên bị cách chức, cho nghỉ hưu non, và được binh lính của Tổng cục 2, tình báo Bộ Quốc phòng, giữ an ninh chung quanh nhà 24/24. 

Một youtube của đài BBC cho biết Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đích danh Tô Lâm và 3 tướng khác phải ra đi trong Hội nghị Trung ương 7. 

Bố trí nhân sự của Nguyễn Phú Trọng là đưa người mới theo phe nhóm của ông, mà Tô Lâm là người cũ. Vậy, cuốn gói theo Trần Đại Quang thì cũng dễ hiểu thôi. 

“Tổng Bí thư phải là người miền Bắc và phải có lý luận” 

Đó là tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng. Theo nghĩa thông thường, thì Tổng Trọng tuyên bố như thế để lộ cái ngu dốt, kỳ thị địa phương, chia rẻ dân tộc của người lãnh đạo đảng. 

Nhưng trên thực tế, câu nói nầy được phát biểu trong cuộc tranh cử chức vụ Tổng bí thư đảng và chỉ thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng ông Ba Y tá là người ngu dốt, không có trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin. Mà thật ra, ai ai cũng biết, năm 13 tuổi Ba Dũng đi làm giao liên, rồi tham gia “cách mạng” làm y tá. Sau đó làm tiểu đội trưởng với cấp bậc trung sĩ. Như thế, có thì giờ đâu mà học với hành? 

Trong tiểu sử, phần lý lịch ông khai có bằng cử nhân luật. Trong đảng có câu “Dốt bằng chuyên tu, ngu như tại chức”. Ông Dũng học tại chức. Một ký giả “người nước ngoài” chơi cắc cớ hỏi: “Thưa ngài, ngài tốt nghiệp đại học nào?” Trả lời “The U-Minh super jungle University of Camau”. “Diễn nôm”. “Đại học rừng U Minh Thượng, CaMau” 

Nói thêm về những địa danh Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. 

Bắc Kỳ là địa danh mà vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834. Người Pháp kêu là Tonkin. Trung Kỳ là tên gọi mà vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834. Pháp gọi Annam. Vua Minh Mạng đặt phần đất tận cùng phía nam là Nam Kỳ vào năm 1832. Pháp gọi Cochinchine. 

Chính sách chia để trị, Việt Nam bị cắt thành 3 xứ riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa do Pháp trực tiếp cai trị. Trung Kỳ và Bắc Kỳ là 2 xứ bảo hộ do triều đình Huế và các quan lại bù nhìn của Pháp. 

Nguyễn Phú Trọng không phải là người tốt 

1. Mượn danh nghĩa chống tham nhũng để đấu đá nhau tranh giành quyền lực. Đúng là bản sao của quan thầy Tập Cận Bình ở Trung Quốc. 

2. Tay đã nhúng chàm. Nhận hối lộ 2 biệt thự và tượng HCM nặng 50kg bằng vàng ròng. 

3. Tội nặng nhất là tội bán nước, mãi quốc cầu vinh. Đã ký rất nhiều văn bản đặt nhà nước VN vào thành một khu tự trị thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Vừa qua, Trọng đã ký 15 văn bản đặt các bộ, cơ quan VN vào sự quản lý của Trung Cộng. Đài truyền hình VN phải chiếu những phim do Trung Cộng đưa sang. 

Ngày xưa Lê Chiếu Thống, Trần Ích Tắc mãi quốc cầu vinh, ngày nay Nguyễn Phú Trọng bán nước cầu an bằng cách triệt hạ những đối thủ chính trị. 

Bác Trọng ơi! Sao bác bê bối, bệ rạc quá vậy? Sao bác không noi gương những anh hùng dân tộc ta như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. 

Đảng của Nguyễn Phú Trọng có “truyền thống” bán nước

1. Chia rẻ dân tộc 

Đảng CSVN chia dân tộc VN ra nhiều thành phần, nhiều giai cấp, gây hận thù để giết nhau một cách hợp pháp. Đưa vũ khí cho thành phần ba đời bần cố nông để sát hại đồng bào của mình trong “Cải cách ruộng đất”. Khẩu hiệu “Trí phú, địa hào-đào tận gốc trốc tận rễ” 

2. Đảng CSVN cướp của giết người 

Sau 1975, cướp tài sản của những thương gia, đưa họ vào các trại tù cải tạo, đưa gia đình họ đến những vùng khỉ ho cò gáy được gọi là “vùng kinh tế mới”. 

Một điều mỉa mai buồn cười là cướp tài sản của tư bản để trở thành tầng lớp tư bản đỏ như hiện nay. 

3. Tội bán nước 

Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng bán nước có văn tự. Đó là công hàm ngày 14-9-1958 giao HS/TS cho Trung Cộng. 

“Ra trận cấm nổ súng” đó là lịnh của Đảng ban ra trong trận gọi là Hải chiến Trường Sa vào ngày 14-3-1988. 

Tại Hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, đảng CSVN năn nỉ xin Trung Cộng chấp nhận VN làm một khu sắc tộc tự trị như Mãn, Tạng, Hồi, Mông thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh. Nguồn gốc của cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao. 

Tổng Bí thu Lê Khả Phiêu bị sập mỹ nhân kế, chơi gái Trung Cộng tên Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang), bị bắt chẹt nên phải ký những hiệp ước dâng 11,326 km2 vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ. Dâng đất ở thác Bản Giốc cho Tàu khựa một diện tích khá lớn. Người dân có câu chỉ ông Phiêu ”sướng con koo, mù con mắt” 

“Các vua Hùng có công dựng nước, Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”. 

Đảng của ông Trọng tàn phá đất nước, hủy diệt truyền thống đạo đức của dân tộc 

1. Tàn phá đất nước 

Cán bộ đảng viên CSVN ăn cắp, rúc rỉa tài nguyên quốc gia từ lâm sản, hải sản, khoáng sản đến các mỏ dầu khí của VN. Cho Trung Cộng thuê rừng đầu nguồn để khai thác lâm sản, khoáng sản và để lập những căn cứ chiến lược không chế VN, buộc phải luôn luôn nằm trong bàn tay của quan thầy Trung Quốc. 

2. Hủy diệt truyền thống đạo đức dân tộc 

Dưới 70 năm cai trị của đảng CSVN, đạo đức dân tộc bị hủy hoại, tàn phá đến tận cùng. Đa số mất tính người, mất tình người. Con buôn thản nhiên, vô tư bỏ chất hóa học độc hại vào các loại thực phẩm, mục đích kiếm tiền mà chết ai nấy bỏ. 

Còn nhiều tổ chức lừa gạt hoặc bắt cóc trẻ em và phụ nữ bán ra nước ngoài làm nô lệ lao động hoặc nô lệ tình dục. Nạn buôn người (Human trafficking) ở VN tiếp tục gia tăng. 

Nhân phẩm phụ nữ VN đứng vào hạng chót ở Hàn Quốc, Đài Loan… 

Có câu “Loài người bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, tiến lên đồ đồng và ngày nay VN đang ở thời kỳ đồ đểu”. 

Kết luận 

Đòn đốt lò của Nguyễn Phú Trọng lợi hại thật. Từ dưới đánh lên, tuy chậm mà chắc. Tiêu diệt bọn đàn em thân tín, từng bước cô lập làm cho đối thủ như cua gãy càng, hồi hộp chờ đến phiên mình bị đưa vào lò hỏa táng. Củi tươi cũng phải cháy thôi. 

Thật ra cha nội nầy không phải là người tốt. Tội nặng nhất là tội bán nước. 

Đảng còn thì công an còn. Công an còn thì người dân vô tội cũng còn chết trong đồn “côn an”. 

07.05.2018