Monday, June 12, 2017

Nhà nước có nên cho người dân thuê vỉa hè hay không?

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2017-06-12  
Image may contain: one or more people
 Chợ đồ cổ vỉa hè ở Hà Nội hôm 3/2/2016. AFP photo
Sở GTVT TP. HCM vừa trình UBND Thành phố xem xét và để người dân góp ý về vấn đề cho thuê vỉa hè lòng đường sau khi cách đây ít lâu, tại thành phố này vừa có chiến dịch dọn dẹp vỉa hè trả cho người đi bộ.

Dư luận xã hội nói gì?

Vậy vấn đề nhà nước cho thuê vỉa hè lòng đường tại các đô thị nên hay không và dư luận xã hội nói gì về việc này?
Thời gian gần đây, trên các thành phố lớn ở VN rầm rộ tiến hành chiến dịch lấy lại vỉa hè lòng đường để trả cho người đi bộ. Vấn đề này cũng đã ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân lâu nay phải “bám” vỉa hè để  mưu sinh.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đang lập mới danh mục những tuyến đường cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí, để trình UBND TP xem xét và để người dân góp ý.
Theo tôi việc nhà nước cho thuê vỉa hè là không hợp lý, vì việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi ra vào các nhà có mặt đường. Như vậy khi cho thuê vỉa hè thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hộ đó như thế nào?
-Bà Thúy
Trả lời câu hỏi nhà nước có nên cho người dân thuê vỉa hè vào các mục đích kinh doanh hay không?
Bà Bé ở một người bán hàng tại vỉa hè ở khu vực Quận Ba cho biết, lâu nay việc vẫn có việc thu phí sử dụng vỉa hè dù là không chính thức và chính quyền lâu lâu cũng đến nhắc nhở hoặc phạt lấy lệ. Bà nói:
“Tôi chấp nhận đóng phí thuê vỉa hè, song với điều kiện phải cấp giấy cho phép sử dụng lòng lề đường chỗ này.”
Bà Thúy một chủ cửa hàng ở khu trung tâm Hà nội bày tỏ:
“Theo tôi việc nhà nước cho thuê vỉa hè là không hợp lý, vì việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi ra vào các nhà có mặt đường. Như vậy khi cho thuê vỉa hè thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hộ đó như thế nào?”
Ông Đức một cán bộ hưu trí ở Quận Hoàn Kiếm thấy rằng, ở các đô thị lớn số người bám vào vỉa hè để mưu sinh là con số không nhỏ. Nếu nhà nước cho thuê vỉa hè để kinh doanh sẽ giúp họ ổn định cuộc sống. Ông cho biết:
“Theo tôi để vừa đảm bảo sự an toàn cũng như việc mưu sinh của một số người, thì nên cho họ khai thác những chỗ ấy. Còn 1,5 m thì để giành cho người đi bộ.”
000_Hkg8131325-305.jpg
Người dân buôn bán dọc lề đường thành phố Hà Nội một ngày cuối năm 2012. AFP photo
Từ Hà nội Kiến trúc sư Đặng Văn Hà, thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, theo điều 35 Luật Giao thông Đường bộ đã quy định vỉa hè chỉ giành cho người đi bộ. Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế VN như hiện nay thì việc đặt vấn đề cho thuê vỉa hè là phù hợp. Theo ông lâu nay chi phí bảo trì vỉa hè hầu như là không có, nên tình trạng vỉa hè nhếch nhác là phổ biến. Việc cho thuê vỉa hè sẽ tăng thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu này. Ông lưu ý:
“Cần phân rõ phần vỉa hè nào là để đi bộ, phần nào cho người phải mưu sinh bằng các hoạt động trên vỉa hè, như kinh doanh hàng ăn,  trông giữ xe máy, ô tô v.v...  Song cũng cần phân rõ phần vỉa hè nào là để đi bộ, phần nào còn dư thì bố trí ưu tiên cho hoạt động của những người phải mưu sinh bằng các hoạt động trên vỉa hè, như kinh doanh hàng ăn,trông giữ xe máy, ô tô…”

Cần thiết và thấu tình

Đề cập tới vấn đề cho thuê vỉa hè, trên trang facebook của TS. Chinh Ngoc Tran có viết rằng, ngay cả với một số tuyến phố có công trình vỉa hè rộng hoàn toàn có thể dành lại một phần vỉa hè để cho người dân thuê làm dịch vụ kinh doan, ẩm thực. Đây là việc cần thiết và thấu tình, đạt lý để hướng tới sự cân bằng giữa vấn đề sử dụng vỉa hè và mỹ quan đô thị.
Khi được hỏi về các giải pháp cần thiết để việc cho thuê vỉa hè có hiệu quả?
Một lãnh đạo đội quản lý trật tự đô thị Quận 1, TP HCM yêu cầu không nêu danh tính cho biết, vấn đề này mới ở mức chủ trương của TP nhưng chưa chính thức. Ông nói:
Muốn đảm bảo được hiệu quả thì các lực lượng chức năng phải duy trì cái tuần tra kiểm soát thường xuyên, để đạt được sự ổn định như lúc đầu chiến dịch.
-Một lãnh đạo trật tự đô thị
“Muốn đảm bảo được hiệu quả thì các lực lượng chức năng phải duy trì cái tuần tra kiểm soát thường xuyên, để đạt được sự ổn định như lúc đầu chiến dịch.”
Theo KTS. Đặng Văn Hà việc thu phí thuê vỉa hè đã tồn tại từ rất lâu, nhưng không được công khai và minh bạch. Nguồn thu đó cần được tái sử dụng để chỉnh trang đô thị. Ông cho biết:
“ Trên cơ sở các hợp đồng xác định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và các cá nhân. Trong quá trình thực hiện cần phải tăng cường khâu giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Đồng thời, phải có cơ chế minh bạch để tránh tình trạng bảo kê, trục lợi. Những đơn vị quản lý việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh phải là tổ chức của Nhà nước và phải đảm bảo công khai về giá cho thuê.”
Theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN nhận định rằng, hiện ở VN có hai nền kinh tế: chính thức và phi chính thức. Do đó, phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đối với loại hình kinh tế thứ hai và cần bố trí cho họ tới những khu phố dành riêng cho hoạt động buôn bán. Riêng đối với các khu vực vỉa hè sau khi có sự điều tra, tính toán nhận thấy có thể cho phép buôn bán thì hoàn toàn có thể đề ra hướng cho người dân thuê. Hình thức này nhiều nước đã áp dụng và thu được những kết quả khá tích cực.

Bao giờ VN nhất thể hóa chức Chủ tịch nước với Tổng Bí Thư?

 RFA 2017-06-12  
Ban lãnh đạo mới được bầu hôm 28/1/2016 tại  đại hội đảng 12, từ trái qua: Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
 Ban lãnh đạo mới được bầu hôm 28/1/2016 tại đại hội đảng 12, từ trái qua: Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân AFP photo
Tạp chí Tia Sáng thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ hôm 11 tháng 6 có bài viết của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói về mô hình Tổng thống lưỡng tính mà theo ông thực chất là việc nhập hai chức Chủ Tịch nước và Tổng  Bí Thư làm một như các nước cộng sản khác đã làm. Ý tưởng này tuy không mới ở Việt Nam nhưng dường như vẫn còn quá nhiều cản trở trên con đường tiến tới nhất thể hóa.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, đại hội đảng không bầu ra người đứng đầu đảng để dẫn dắt cuộc bầu cử vào quốc hội mà bầu ra người đứng đầu đảng để ứng cử vào chức danh tổng thống mà ở Việt Nam hiện nay vẫn gọi là Chủ tịch nước. Theo ông, tổng thống lưỡng tính do toàn dân bầu và độc lập với quốc hội, không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Vì vậy ông Nguyễn Sĩ Dũng cũng kêu gọi việc sửa đổi hiến pháp để tăng thêm quyền lực hành pháp cho Tổng thống.

Phe muốn thay đổi chưa đủ mạnh

15 năm qua có vài lần nội bộ đảng cộng sản VN có đặt ra việc nhất thể hóa. Từ khóa 10 đến giờ mỗi lần bàn thì lại đến quyết định là không bàn nữa, để sau.
-TS Nguyễn Sĩ Dũng
Trong khi tên gọi tổng thống lưỡng tính nghe còn lạ với nhiều người, ý tưởng về việc nhập hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư đã từng được chính ông Nguyễn Sĩ Dũng và những đảng viên đảng cộng sản khác đưa ra nhiều lần nhưng đã không thể thực hiện được. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận xét:
“Có lẽ đến 15 năm vừa qua có vài lần nội bộ đảng cộng sản Việt Nam có đặt ra việc nhất thể hóa, người ta cũng bàn. Từ khóa 10 đến giờ mỗi lần bàn thì lại đến quyết định là không bàn nữa, để sau. Trước đại hội 10 thì có bàn một lần công khai, nhưng kết quả là thôi, và ra nghị quyết là còn lâu lâu nữa không bàn lại. Đến đại hội 11 thì bản thân ông Sỹ Dũng và một số người khác mạnh hơn ông ấy trong đảng đã đặt lại vấn đề bàn. Hồi đó có một loạt bài, có bài ông Nguyễn Sỹ  Dũng  viết và các tổ chức quốc tế dịch lại để truyền tay nhau. Đây là ý kiến rất là tích cực và nó nêu lên được một thực tế là nhất thể hóa có lợi hơn là tách riêng ra như bây giờ nhưng cuối cùng là không thực hiện được.”
nguyen-phu-trong-622.jpg
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016. Courtesy na.gov.vn
Việc nhất thể hóa hai chức danh này đã được thực hiện ở các nước cộng sản khác trên thế giới mà gần với Việt Nam nhất là Lào và Trung Quốc. Cái lợi của việc hợp nhất hai chức danh này, theo các chuyên gia nghiên cứu về chính trị là làm tăng tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Việt Nam cũng đã bắt đầu thực hiện việc hợp nhất các chức danh giữa đảng và chính quyền ở cấp địa phương từ vài năm nay. Mới đây, ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư cũng nói đến việc Việt Nam xem xét việc hợp nhất chức danh Chủ tịch và Bí thư tỉnh. Tuy nhiên việc tiến tới hợp nhất chức danh Bí thư đảng và Chủ tịch nước thì vẫn còn chưa được tính đến chính thức. Nói về nguyên nhân của sự chậm trễ này, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết dù Việt Nam có ý chí chính trị nhưng chưa đủ mạnh để thực hiện ý muốn này.
“Y chí chính trị là đúng rồi, muốn nó được thể hiện thực tế thì cơ sở ủng hộ phải nhiều, phải chiếm số đông. Mình nói chưa đủ mạnh vì người ta chưa đủ đông, chưa đủ đông trong ban chấp hành trung ương, chưa đủ đông trong các cấp lãnh đạo của đảng ở cấp địa phương.”

Lo sợ kiểm soát quyền lực

Theo bài viết của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng thì với mô hình tổng thống lưỡng tính, ngoài tổng thống nắm quyền hành pháp, Thủ tướng cũng nắm quyền hành pháp. Tuy nhiên trong mô hình này, quyền lực về quốc phòng, an ninh, ngoại giao và những lĩnh vực chính sách kinh tế lớn thường thuộc về Tổng thống. Việc điều hành kinh tế hằng ngày thường thuộc về Thủ tướng. Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, điều này cũng có thể làm cho quyền lực của Tổng thống lên cao gây lo ngại về sự kiểm soát quyền lực của đảng với vị trí này.
Ví Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư đúng là họ có quyền lực cao hơn rất nhiều. Ví dụ như ở Trung Quốc hiện nay của ông Tập Cận Bình thì đã tập trung quyền lực cao hơn thời ông Giang Trạch Dân.
-TS Nguyễn Sĩ Dũng
“ Ví Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư đúng là họ có quyền lực cao hơn rất nhiều. Ví dụ như ở Trung Quốc hiện nay của ông Tập Cận Bình thì đã tập trung quyền lực cao hơn thời ông Giang Trạch Dân, cao hơn thời ông Hồ Cẩm Đào và rõ ràng là mức độ kiểm soát của đảng cộng sản, mức độ giám sát của đảng với ông Tập Cận Bình có lẽ bị giảm đi. Cái đó mình cảm thấy có vấn đề bên Trung Quốc.”
Ngay chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sau hội nghị trung ương lần thứ nhất đại hội 12 có nói với cử tri rằng việc nhập hai chức danh vào nhau một người làm một lúc hai chức ấy có nhiều quyền quá và không ai giám sát nổi.
Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp điều quan trọng để Việt Nam có thể tiến tới nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là phải vượt qua nỗi sợ không thể kiểm soát được quyền lực.
Theo ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nguyên tắc của đảng cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm. Nếu thực hiện được nguyên tắc này, Việt Nam sẽ có cơ hội và điều kiện để tiến hành nhất thể hóa. Tuy nhiên đến bao giờ Việt Nam có thể làm được thì không ai có thể đoán trước được.

Cái gì cũng đổ cho cộng sản?

Trần Nhật Phong (Danlambao) Tệ thật, chưa bao giờ tôi thấy một xã hội bệ rạc đến mức này, cả nước thi nhau nói láo, chắc tôi cũng phải kiếm đường cho con cái rời khỏi mảnh đất độc hại này bạn ạ.

Một người bạn trên mạng xã hội Facebook đã inbox cho tôi, sau khi anh nghe hàng loạt những thông tin về các lời phát biểu của những kẻ được gọi là “lãnh đạo” tại Việt Nam.

Bà bí thư tỉnh Yên Bái thì nói láo là không hề biết đến biệt phủ của em trai ruột.

Bộ trưởng giao thông vận tải và bộ quốc phòng thì nói láo và che đậy chuyện sân Golf trong phi trường Tân Sơn Nhất.

Công ty đóng tàu Nam Triệu thì nói láo về xuất xứ của máy tàu khi đóng tàu cho ngư dân. 

Bộ trường tài nguyên và môi trường thì nói láo về hàng loạt cá chết trôi dạt vào bờ biển miền trung.

Giám đốc bệnh viện ở Đồng Tháp nói láo để che đậy việc bổ nhiệm con trai bị bệnh động kinh.

Dường như từ Nam chí Bắc những kẻ được gọi là “quan chức” hay “lãnh đạo” đều thi nhau nói láo để bao che, lấp liếm những tác hại, tội ác của nhau.

Một xã hội như vậy thì con người sẽ về đâu? 

Những đứa trẻ lớn lên trong nền giáo dục như vậy, chắc chắn chúng sẽ xem việc nói láo là chuyện bình thường, rồi những tiêu cực xã hội cũng từ đó mà phát sinh, lừa gạt, bịp bợm sẽ được “phát triển đến mức cực đỉnh”.

Với tôi đây chính là những lý do chính yếu khiến cho người trong Việt Nam dẩn dần mất đi nhân cách sống, và bị các quốc gia láng giềng khinh miệt, khi cầm hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài.

“Cái gì cũng đổ cho cộng sản”. đó là những câu nói tôi vẫn thường nghe các dư luận viên của “đảng” nói trong các cuộc tranh luận.

Không đổ cho cộng sản thì đổ cho ai?

Tự viết vào hiến pháp để độc quyền quản lý đất nước, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải có “lãnh đạo” nào mà không phải đảng viên cộng sản?

Tham nhũng cũng là đảng viên cộng sản.

Cướp đất của người dân để bán quyền sử dụng cho nhà đầu tư cũng là đảng viên cộng sản.

Bao che cho nhau bằng “xử lý nội bộ”, “khiển trách nội bộ”, ‘kỷ luật nội bộ” cũng là đảng viên cộng sản, những kẻ như Võ Kim Cự thủ phạm gián tiếp gây ra tội ác hủy hoại môi trường ở miền trung có bị đem ra xét xử ở tòa án đâu.

Nợ công cao ngất ngưởng sắp đến bên bờ phá sản, toàn là những “đảng viên” quản lý và lãnh đạo.

Bao che cho “cát tặc”, “lâm tặc”, thậm chí bao che cho những kẻ mang thức ăn độc hại phát tán trong các chợ búa, nhà hàng cũng là những “cán bộ đảng viên”.

Vậy không đổ cho cộng sản thì đổ cho ai?

Các bạn trẻ ở Việt Nam! Tại sao những quốc gia khác xã hội mỗi lúc một thăng tiến, con người càng lúc càng được nâng cao đời sống, tri thức và nhân cách thì tại Việt Nam và Trung Quốc, mọi thứ đều đi giật lùi vậy?

Đảng cộng sản không đủ tài quản lý đất nước, hay đảng cộng sản muốn như vậy để dễ dàng độc quyền cai trị?

Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi cho bản thân các bạn? Sự thiệt thòi trong cuộc sống của các bạn và gia đình các bạn sẽ đến bao giờ, khi các bản không phải là “đảng viên”?

Hơn 40 năm trước miền Nam Việt Nam của chúng tôi đã sinh sống như thế nào? Chúng tôi không hề “quang vinh” ai cả nhưng ông bà chúng tôi dạy dỗ chúng tôi nhân cách sống trong xã hội một cách đàng hoàng nghiêm túc, bằng những câu chuyện ngụ ngôn, bằng những câu ca dao dân gian, bằng những bài học quí giá của ông bà tổ tiên. 

Họ không hề dạy dỗ chúng tôi “sống noi gương” theo ai cả, họ dạy dỗ chùng tôi cách ứng xử giữa con người và con người, miền nam trước năm 1975, không hề có những lo sợ thức ăn độc hại, không hề lo sợ môi trường bị ô nhiễm, không hề lo sợ bị cướp đất đai.

Còn các bạn hôm nay thế nào? 

Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, các bạn bị buộc phải “sống và noi gương bác hồ vĩ đại”, vậy ông Hồ Chí Minh đã có những lời nói láo như các quan chức đảng viên hiện nay?

Và dưới sự cai trị của đảng cộng sản, tại sao dân cả nước nếu có cơ hội đều tìm cách bỏ nước ra đi, kể cả con cái của những đảng viên?

Các dư luận viên luôn tìm cách chửi bới rằng tại sao không ở lại xây dựng đất nước, tại sao “phản động” đi theo thế lực thù địch? 

Các bạn làm sao xây dựng đất nước khi kẻ quản lý đất nước đều là những “đảng viên… nói láo”.

Những cái mà Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân hay Đinh La Thăng tô vẽ Sài Gòn như Singapore, Hà Nội như Paris các bạn đã nhìn thấy tư duy của những kẻ được gọi là “lãnh đạo” như thế nào? 

Nhiệm kỳ chỉ có vài năm làm sao thực hiện được những điều trên, nhất là trong giai đoạn bế tắc hiện nay, nếu không phải là những lời nói láo, những tô vẽ bịp bợm thì tôi không biết gọi những phát ngôn trên là gì?

Các bạn sống trong xã hội mà từ lãnh đạo đến đảng viên “quèn” đều nói láo, thì các bạn cứ tưởng tượng xem cuộc sống của các bạn, con cái của các bạn tương lai sẽ về đâu?

Đã tới lúc các bạn chấn chỉnh lại xã hội các bạn đang sống chưa? Hay tiếp tục thờ ơ để những kẻ “nói láo” ngồi trên đầu trên cổ các bạn?

Tôi hạnh phúc hơn các bạn nhiều, vì ít ra tôi đang sống trong xã hội mà những kẻ nói láo đang dần dần bị đào thải không có chỗ dung thân, xã hội mà đời sống của con cháu tôi không bắt chước người lớn nói láo, trẻ con biết “cho” nhiều hơn “nhận”, một xã hội bình yên gấp trăm ngàn lần cái “bình yên” mà đảng cộng sản đang cố gắng tô vẽ cho các bạn. 

Hãy suy nghĩ và chọn hướng đi cho cuộc đời các bạn và con cái, đời người chỉ có vài chục năm chớp mắt đã qua, các bạn chọn vài chục năm “lầy lội” như hiện nay hay các bạn chọn vài chục năm được như cuộc sống mà chúng tôi đang hưởng thụ, tùy các bạn nhé. 


Áo nàng đỏ, anh về lên phết búc

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc”. Nguyên Sa

Ngân em,

Ngày xưa có ông Nguyên Sa thi sĩ thấy “nàng” của ông ấy mặc áo màu vàng nơi sân trường bèn “anh về yêu hoa cúc”; ngày nay, bắt chước ông ấy, thấy em mặc áo màu đỏ trước đài liệt sĩ, anh liền về lên phết búc.


Anh về lên “phết búc” (facebook) không phải để “phết” em vài gậy, “bục” em mấy đòn, nhưng để tìm biết em là ai mà dám làm chuyện không giống ai thế nầy. Anh viết “em làm chuyện không giống ai” là nhẹ lời; chứ đúng ra là em làm cái chuyện… ồ anh biết dùng chữ gì đây cho “chuẩn xác”. Anh chỉ biết nghĩ em phải là một “em” phi thường.

Mà quả thật, em là kẻ phi thường đệ nhất thiên hạ.

Có phi thường em mới làm đến chức chủ tịch cuốc hội của một nước chxhcn “tự do dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”; 

Có phi thường, đương kim chủ tịch cuốc hội mới “có khả năng” ăn mặc sặc sỡ đi dự đại hội thời trang trong khi dân Miền Trung đang bị chìm trong lũ lụt;

Có phi thường, trong tư cách chủ tịch cuốc hội mới dám đề xuất sáng kiến “luật sư phải tố cáo thân chủ”;

Có phi thường, em, vẫn trong tư cách người đứng đầu nhành tư pháp, mới dám hất cả xô cám xuống ao cá bác hồ bên cạnh tổng thống Mỹ Obama đang trân trọng cho cá cũng chính là cho “bác” ăn; tam quốc diễn nghĩa là chỉ có em Kim Ngân ôi hỗi Kim Ngân mới dám hất cả chậu cám vào mặt “cha già dân tộc”;

Có phi thường, em mói dám… mà thôi thôi, anh thấy nhiêu đó đã quá đủ với em, để cho anh phải “áo nàng đỏ, anh về lên phết búc” như vầy để thấy Việt Nam mạt vận vì đang bị cai trị bởi những người chẳng những phi thường mà phi cầm phi thú như em Kim Ngân đương kim chuy tịch Quốc Hội.

11/6/2017

Những "cháu ngoan bác Hồ" trong quốc hội

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Các đại biểu quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân, Hoàng Hữu Phước (khóa trước), Nguyễn Thị Xuân, Trịnh Ngọc Phương, Đỗ Văn Đương (khóa trước), Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyễn Thị Thủy, Ngọ Duy Hiểu.

Nguyễn Tường Thụy (Danlambao) - Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn: “Cả dân tộc quyết tâm như một thời chúng ta đánh Mỹ để cứu dân tộc chúng ta tránh khỏi thực phẩm bẩn”

Lời phát biểu của ông gây nên rất nhiều lời đàm tiếu trong cư dân mạng. Có lẽ ông Hiểu muốn nói đến tinh thần quyết tâm, hăng hái, đoàn kết, hy sinh của thời kỳ chống Mỹ. Nhưng tinh thần chống Mỹ cũng có nhiều vấn đề phải bàn. Tinh thần ấy đã đem lại cái được duy nhất là đất nước không còn chia cắt, còn bản chất cuộc chiến tranh và hệ lụy của nó, 42 năm qua đã tốn khá nhiều bút mực của các học giả. Có thể tóm gọn rằng, tinh thần chống Mỹ đã làm hao người tốn của một cách khủng khiếp; một nửa nước giàu có thành nghèo đói, lạc hậu như nhau, xã hội hỗn loạn, lòng người ly tán và giờ đây tụt hậu so với thế giới hàng năm chục đến một vài trăm năm. Tinh thần ấy đã đuổi đi thêm một nền văn minh nhân loại.

Không thể không đặt câu hỏi tại sao, trong 4 quốc gia bị chia cắt có cộng sản cùng thống trị thì chỉ có Việt Nam dùng bạo lực để thống nhất đất nước còn 3 nước kia thì không. Trung Quốc chỉ hô hào trên miệng chứ không tấn công Đài Loan mặc dù họ cổ động hàng xóm làm chuyện đó. Trong thời kỳ quan hệ giữa hai đảng rạn nứt, mặc những bức điện mừng kỷ niệm thành lập đảng hay mừng quốc khánh TQ của VN kích đểu rằng chúng tôi luôn ủng hộ các đồng chí giải phóng Đài Loan, thu hồi lãnh thổ về một mối nhưng TQ vẫn để nguyên trạng cho đến tận bây giờ. Sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Bắc Triều Tiên cũng chỉ hung hăng đe dọa chứ không phát động chiến tranh thôn tính Hàn Quốc. Đông Đức cũng không phát động tinh thần chống Phương Tây đánh Tây Đức để đến năm 1989 nước Đức thống nhất một cách ngoạn mục. Không nước nào dám bắt chước Việt Nam, mặc dù họ vẫn cổ vũ, tuồn vũ khí, phương tiện chiến tranh cho VN như kiểu suỵt chó vào bụi rậm. Cho đến bây giờ, nhìn vào Việt Nam, họ thấy cái sự không dám của mình là đúng đắn.

Trở lại chuyện ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn. Không hiểu tinh thần chống Mỹ có liên quan gì đến việc chống thực phẩm bẩn? Hẳn là ý ông Hiểu coi tấn công vào bọn làm hàng giả, hàng độc hại như đánh giặc. Thời buổi này mà ông còn cho rằng, chỉ cần hăng hái thì việc gì cũng làm được. Hẳn nhiều người đã biết đến câu “ngu dốt cộng nhiệt tình bằng phá hoại”. Chiến tranh khác hẳn với xây dựng đất nước, với việc tổ chức quản lý xã hội. Còn cái tinh thần chống Mỹ đem lại hệ lụy như thế nào thì như người viết vừa sơ giải.

Không riêng gì ông Ngọ Duy Hiểu, trước đó nhiều đại biểu quốc hội khác có những phát ngôn rất ngô nghê, nhảm nhí, nghe nó cứ ngồ ngộ, hay hay thế nào. Tuy thế, có thể thấy họ có sự toan tính riêng. Những phát ngôn đó đều không đứng về phía nhân dân mặc dù họ được coi là đại biểu của dân.

Năm 2011 ông nghị Hoàng Hữu Phước bỗng dung nổi tiếng về những lời phát biểu có vẻ văn hoa uốn éo nhưng khuynh tả của mình. Ông căm thù biểu tình, cho rằng biểu tình là chống lại chính phủ, là làm ô danh đất nước. Từ sự đột ngột nổi tiếng ấy, người ta tìm hiểu về ông, biết thêm nhiều chuyện trong đó có chuyện ông bắt chước Tô Tần hiến kế liên hoành cho Saddam Hussein, xin làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho hắn để công du thuyết phục các nước. Vì thế người ta nghi ngờ ông bị tâm thần.

Cũng năm 2011, cố vẽ một điểm sáng le lói cho bức tranh kinh tế ảm đạm, ông nghị Đỗ Văn Đương bày tỏ: "Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực! Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.

Câu nói của ông được đề cử giải hoa Titan Arum (một loại hoa thối nhất thế giới, còn gọi là hoa xác chết) của một diễn đàn. Giải này dành cho các phát biểu củ chuối nhất và vớ vẩn nhất năm 2011.

Từ đó người ta gọi ông bằng cái tên thân thuộc và dân dã là “Nghị rau muống".

Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì thể hiện chất nghị nô của mình bằng câu nói con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc: "Nếu con em cán bộ lãnh đạo mà có sự trưởng thành và được các Đại hội Đảng tín nhiệm hoặc được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách quan trọng thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc ta, của Đảng ta. Tôi nghĩ là vậy. Đó là sự kế thừa, giữ gìn và biết phát huy truyền thống đó để kế tục sự nghiệp của cha ông. Đó phải là điều hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ?”

Mới đây, Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc công an tỉnh, đại biểu tỉnh Đắk Lắk đề nghị xử lý hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo, mặc dù hành vi đó đã được điều chỉnh bởi điều 122 (tội vu khống) hoặc điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Có lẽ ý thị Xuân là động đến lãnh đạo cần phải qui định tội danh riêng, nặng hơn.

Khi làn sóng phản đối Nguyễn Thị Xuân chưa lên tới đỉnh thì tiếp theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng luật sư phải tố giác thân chủ: “nếu không tố cáo thân chủ thì luật sư sẽ bị khởi tố về tội “che giấu tội phạm” làm xôn xao công luận, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của báo chí và đặc biệt là giới luật sư. Điều mai mỉa là Nguyễn Thị Xuân có học vị đến tiến sĩ về ngành luật.

Mới ngày hôm qua, 9/6 thôi, Ông Trịnh Ngọc Phương, ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đại biểu Tây Ninh lại hăng hái không kém khi cho rằng người dân Đồng Tâm… đàn áp công an, chồng thêm độ cao của làn sóng phản đối những phát ngôn quái đản của đại biểu quốc hội: "Ý kiến của đại biểu Nhưỡng về việc cảnh sát áp đảo người dân trong vụ Đồng Tâm là sai sự thật, mà chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại nhóm người thực thi nhiệm vụ".

Bệnh phát ngôn bừa bãi không loại trừ cả Chủ tịch Quốc hội. Ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội 1 ngày, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng biểu tình bảo vệ biển đảo của Tổ quốc gây ồn ào, kích động. Bà ta đặt câu hỏi họ đã làm gì cho đất nước rồi khẳng định “chưa làm gì cả”. Tuy nhiên, bà Ngân cũng chỉ là học trò người tiền nhiệm của bà - ông Nguyễn Sinh Hùng khi ông này chầy cối cho rằng dân bầu ra Quốc hội nên Quốc hội sai thì dân phải chịu: “Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?

Những phát biểu ngô nghê, ấu trĩ, khuynh tả của các đại biểu quốc hội không chỉ có bấy nhiêu. Điều cần đặc biệt lưu ý là, về danh nghĩa, họ là đại biểu cho lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, những phát biểu ấy đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, tấn công vào nhân dân. Việc làm của họ không xuất phát tự lợi ích của nhân dân mà chỉ muốn nắm chặt bàn tay sắt, nhăm nhe bảo vệ đảng của họ (tỉ lệ đảng viên chiếm 95-96% Quốc hội).

Sự hăng hái thái quá của những đại biểu này có thể ví như những cháu ngoan Bác Hồ lớn tuổi. Nó khác một điều là những cháu ngoan Bác Hồ chưa hiểu biết gì về chính trị xã hội, người lớn bảo sao nghe vậy còn họ đã từng trải, có bằng cấp, bằng cao là đằng khác. Phát ngôn của họ có nguyên nhân từ sự ấu trĩ về chính trị về pháp luật hay vì tham vọng thăng tiến, muốn ghi điểm, muốn làm hài lòng lãnh đạo? Sự hăng hái ấy là sự hăng hái của kiểu “Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”. Nhưng rồi mà xem, ở xã hội này, những người như thế, ghế sẽ vững hơn, dễ thăng tiến hơn. Chả trách đất nước cứ lẹt đẹt mãi.

10/6/2017

Công an Buôn Mê Thuột đàn áp người dân yêu nước

CTV Danlambao - Trưa ngày 9/6/2017, anh Nguyễn Đăng Vũ (Facebook Nguyễn Peng) đã bị công an vô cớ bắt giữ và áp giải về đồn công an phường Tân Lập – TP Buôn Mê Thuột khi đang trên đường đi làm từ thiện.

Anh Vũ hiện sống tại Sài Gòn. Anh là nhà hoạt động xã hội và đã từng tham vào các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối tập đoàn Formosa gây thảm hoạ cho 4 tỉnh miền Trung.

Sau khi anh bị bắt, cộng đồng Facebook lập tức lên tiếng và gọi điện trực tiếp tới phường Tân Lập để chất vấn.

Trước áp lực của cộng đồng mạng và bạn bè gần xa lên tiếng, khoảng 1h đêm ngày 10/6/2017 công an Buôn Mê Thuột đã "tống" anh lên xe khách và đưa anh về lại Sài Gòn. Hiện nay anh đã về đến nhà trong tình trạng sức khỏe rất tồi tệ.

Anh Vũ cho biết, tại đồn, công an đánh đập anh rất dã man. Hiện tại anh có cảm giác đau đớn toàn thân, nhất là vùng bụng do công an đạp vào.

Hình: Facebook Nguyễn Peng
Không lẽ chỉ vì muốn bảo vệ Formosa mà nhà cầm quyền cộng sản quyết tâm ra tay đàn áp, bách hại bất cứ những ai dám lên tiếng phản đối tập đoàn này?!

Không biết dân tộc Việt Nam này sẽ ra sao, khi có một nhà cầm quyền cai trị đất nước bằng bạo lực, tham quyền cố vị.

Chúng tôi luôn ủng hộ anh Nguyễn Đăng Vũ, mong anh sớm phục hồi sức khỏe. Chúc anh chân cứng đá mềm.

Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng

CTV Danlambao (Danlambao) - Cựu giảng viên đại học Bách Khoa, ông Phạm Minh Hoàng vừa chính thức nhận quyết định tước quốc tịch Việt Nam do chính tay ông Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đại Quang đặt bút ký.

Hôm 1/6/2017, Tổng Lãnh Sự Pháp tại Sài Gòn đã mời Giáo sư Phạm Minh Hoàng tới để thông báo rằng nhà nước CSVN đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của ông vào hôm 17/5. Điều này đồng nghĩa với việc ông Phạm Minh Hoàng sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tiếp đó, đến ngày 10/6/2017 ông Phạm Minh Hoàng chính thức nhận quyết định tước quốc tịch Việt Nam do chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đại Quang ký vào ngày 17/5/2017.

Điều này cho thấy, văn bản quyết định không những mang tính vi hiến mà nó còn mang tính vô nhân đạo, đã được nhà cầm quyền cộng sản đem ra áp dụng trù dập những người yêu nước.



Trên Facebook cá nhân, ông Phạm Minh Hoàng bác bỏ quyết định này và cho biết: “Theo tôi, quyết định này không có giá trị vì theo phân tích của các luật sư, nó vi phạm trầm trọng các điều trong Luật Quốc tịch.

Mặt khác, tôi đã viết thư xin từ bỏ quốc tịch Pháp và đã gởi bằng thư bảo đảm đến Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội từ ngày 5/6/2017,

Tôi cũng đã ủy quyền cho luật sư Đặng Đình Mạnh để tiếp tục việc khiều nại”.

Việc ông Phạm Minh Hoàng đã chính thức viết đơn từ bỏ quốc tịch Pháp đã nói lên sự quyết tâm cao độ của ông, sẽ không bao giờ rời khỏi quê hương của mình.

Facebooker Phạm Lê Vương Các bày tỏ: 

“Sự việc này đối với tôi không có gì là bất ngờ, vì chính sách của chính quyền cộng sản Việt Nam từ sau năm 1975 luôn muốn đuổi những công dân bất đồng chính kiến ra khỏi đất nước, một khi họ có cơ hội.

Tất nhiên, chính quyền luôn hành xử không theo một nguyên tắc luật định nào, mà họ luôn hành xử một cách tùy tiện coi đất nước Việt Nam này như là của riêng họ.

Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng, đất nước Việt Nam này không thuộc về một đảng phái hay một nhóm người nào, kể cả những người cộng sản đang cầm quyền. Không một ai - kể cả ông Chủ tịch nước cũng không được phép đuổi những người bất đồng chính kiến với chính quyền ra khỏi đất nước Việt Nam”.

Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam - Đó là chân lý, bất kỳ chế độ hay thể chế nào đang tồn tại ở Việt Nam cũng phải tuân thủ.

Trần Đại Quang chỉ là chủ tịch nước, một kẻ “công bộc” của nhân dân. Vậy ông Quang lấy tư cách gì mà ra một quyết định cho đòi tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng.

Xem ra tư duy thói nát và tư tưởng độc tài, gian manh của đảng cộng sản ngày càng được lộ rõ nguyên hình, bất chấp những đạo lý làm người và truyền thống cao đẹp mà ông cha ta ngàn xưa đã vun trồng.

Mất nửa triệu USD để xin giấy phép sửa chữa cáp quang do cá mập Ba Đình cắn

Dân Đen (Danlambao) - Việt Nam là một trong những quốc gia có số người sử dụng internet đứng đầu thế giới. Hệ thống nhà mạng cung cấp dịch vụ đường truyền cũng từ đó mà phát triển mạnh. Có thể nói dịch vụ internet tại Việt Nam là tương đối tốt so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện, hiện tượng tín hiệu đường truyền internet rất yếu và “tịt” hẳn tại một số thời điểm nhất định.

Sự việc này thường được người dân ngầm hiểu là do cá mập cắn cáp quang dưới biển. Điều khá thú vị là lũ cá mập thường hay cắn cáp vào mỗi dịp quan chức cộng sản đảng công du nước ngoài. Hay dịp mà các tổ chức xã hội dân sự đưa ra lời kêu gọi biểu tình phản đối những sai trái của nhà cầm quyền. Hoặc các buổi tưởng niệm những người lính hy sinh trong các trận chiến chống Trung cộng xâm lược biển đảo và lãnh thổ đất nước ta. Đôi khi lũ cá mập lại chọn thời điểm các nguyên thủ quốc gia hay các đoàn quan chức của các nước “tư bản giãy chết” sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Quả thật không biết bộ hàm của lũ cá mập này mạnh đến đâu mà dạo này cáp quang biển của các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet thường xuyên bị cắn đứt. Nghe đâu mỗi lần như thế thì các nhà mạng phải tốn kém khoản chi phí khá lớn (khoảng 50 triệu hồ tệ) để xin giấy phép sửa chữa, bảo trì tuyến cáp quang. Đó là chưa kể đến thiệt hại của những người sử dụng dịch vụ internet. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hiện tượng cá mập cắn cáp ngày một gia tăng tại Việt Nam.

Tuy nhiên khoảng chi phí để xin giấy phép sửa chữa ấy đã tăng đột biến bắt đầu từ ngày 1/1 năm 2017. Nếu như trước đây chỉ mất khoảng 50 triệu hồ tệ để có được giấy phép sửa chữa cáp quang, thì từ đầu năm 2017, khoản phí này đã tăng 220 lần. Nghĩa là các nhà mạng nào chẳng may bị cá mập cắn cáp thì phải bỏ ra số tiền 11 tỷ hồ tệ để có được giấy phép sửa chữa tuyến cáp quang biển. Con số 11 tỷ đổi lấy giấy phép sửa chữa tuyến cáp quang là do Bộ Tài chính ban hành Thông tư 273/2016/TT-BTC vào ngày 14/11/2016.

Mới đây, tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT diễn ra chiều ngày 5/6/2017, ông Trần mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng Bộ tài chính ban hành thông tư này không phù hợp và không biết Bộ căn cứ vào cơ sở nào để đưa ra khoản lệ phí xin giấy phép sửa chữa lên đến nửa triệu USD. Ông Hùng cho biết thêm, VNPT kiến nghị với Bộ TT&TT có ý kiến với Bộ Tài chính để xem lại thông tư 273. Vì với số lượng tuyến cáp biển nhiều thì số tiền xin giấy phép sửa chữa, bảo trì sẽ lên đến vài triệu USD/1 năm. Đó là chưa tính đến khoản tiền sửa chữa, tiền thuê các đội tàu thường trực để xử lý sự cố.

Dù không hiểu biết về quy trình xin giấy phép sửa chữa của các nhà mạng cung cấp dịch vụ internet ra sao, nhưng chỉ cần nhìn vào số tiền tăng đột biến mà Bộ Tài chính đưa ra thì bất cứ ai cũng không khỏi ngạc nhiên. Cá nhân tôi thì lại hồ nghi những lần cá mập cắn cáp quang biển trước là một “vụ án oan” mà nhà cầm quyền cộng sản đã gán tội cho lũ cá mập. Hoặc giả như lũ cá này ăn phải bả chó nên đồng lõa với Bộ Tài chính của cộng sản đảng để liên tục cắn cáp nhằm ăn chia khoản chi phí xin giấy phép sửa chữa cáp quang.

Nếu thế thì có lẽ các nhà mạng tại Việt Nam nên liên kết với công ty Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh để di dời nhà máy luyện gang thép đến khu vực có tuyến cáp quang. Như thế bảo đảm lũ cá mập dưới biển chắc chắn sẽ không dám mò tới nếu không muốn trở thành nạn nhân của “sự cố” môi trường biển. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp khống chế hiện tượng cấu kết cắn cáp của lũ cá mập đang tung hoành dưới biển.

Vấn đề quan trọng không kém là các nhà mạng làm sao để lũ cá mập trên bờ không dám bén mảng tới khu vực có các tuyến cáp. Lũ cá mập trên bờ này xuất thân từ hang ổ Ba Đình với cái tên là Bộ Tài chính và chúng sẽ không tha cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào làm ra tiền mà không chịu cúng nạp cho chúng. Nếu giải quyết được vấn đề này thì các nhà mạng mới có cơ hội yên thân để cung cấp dịch vụ internet tốt nhất cho người dân sử dụng.

Câu chuyện nửa triệu USD cho cái giấy phép xin sửa chữa cáp quang biển theo thông tư 273 của Bộ Tài chính đã cho thấy sự tham lam của cộng sản đảng. Kể từ giờ phút này trở đi, nếu chẳng may xảy ra sự cố mất tín hiệu đường truyền internet hay hiện tượng băng thông bị chậm thì đừng ai đổ lỗi cho lũ cá mập dưới biển nữa. Vì sự thật thì thủ phạm cắn cáp quang không ai khác là lũ cá mập trong hang ổ Ba Đình gây ra. Vì thế đề nghị cộng sản đàng đổi tên Bộ Tài chính thành Bộ Cá Mập Ba Đình cho phù hợp với chức năng của bộ.

10/6/2017

Đại biểu Quốc hội CSVN bị lên án vì nói “nông dân đàn áp cảnh sát”

Đại biểu Quốc hội CSVN bị lên án vì nói “nông dân đàn áp cảnh sát”
Ông Trịnh Ngọc Phương. ảnh: Thời Báo Ngân Hàng
Dự luận trong nước đang sôi sục vì tuyên bố của một đại biểu quốc hội Cộng Sản Việt Nam cho rằng trong vụ đối đầu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chính các nông dân mới là thành phần đã “đàn áp” nhóm cảnh sát cơ động.
Ông Trịnh Ngọc Phương từ tỉnh Tây Ninh đã nói như vậy trong một cuộc tranh luận tại Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam hôm 9 tháng 6. Ông Phương lên tiếng để tranh luận với ông Lưu Bình Nhưỡng từ tỉnh Bến Tre.
Trước đó ông Nhưỡng nhắc lại sự việc cả đại đội cảnh sát cơ động kéo vào làng đàn áp dân chúng, đánh đập người già nên bị người dân phản ứng, bao vây và bắt nhốt. Ông Phương cho rằng ông Nhưỡng nói sai sự thật. Theo ông Phương thì “chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại nhóm người thực thi nhiệm vụ”. Ông Phương còn yêu cầu ông Nhưỡng “rút lại lời nói của mình” do lời nói này sẽ “kích động người dân vì chương trình đang được truyền hình trực tiếp.”
Sau tin tức về cuộc tranh luận xuất hiện trên các báo mạng trong nước, nhiều người đọc đã gửi bình luận vào phản đối ông Trịnh Ngọc Phương.
Trên báo Tuổi Trẻ, một người tên Võ Tá Luân chỉ trích ông Phương là coi thường dân trí. Một người tên Trần Thanh Quế cho rằng chính ông Phương mới cần phải “rút lại lời nói”. Người này còn chất vấn chẳng lẽ ông Phương xem đồng viện của mình là “thế lực thù địch”. Một người tên Hoàng Nguyễn gợi ý cử tri Tây Ninh chắc đã “biết phải làm gì” trong cuộc bầu cử quốc hội kế tiếp.

Huy Lam / SBTN

Bí thư tỉnh Yên Bái bị nghi ‘chuyển đất’ cho em ruột xây dinh thự

Dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý sắp hoàn tất. (Hình: Báo Thanh Niên)
YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – Hôm 9 Tháng Sáu, Thanh Tra tỉnh Yên Bái chính thức kiểm tra vụ chuyển hơn 13,500 mét vuông đất nông nghiệp thành thổ cư, để xây dựng dinh thự giữa thành phố Yên Bái, của ông giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, người là em ruột bí thư tỉnh ủy!
Tuần vừa qua, báo chí Việt Nam nêu ra hàng loạt điểm bất thường quanh việc gia đình ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, xây dựng dinh thự tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. Dinh thự này là một quần thể kiến trúc với biệt thự, nhà sàn, hồ nước, vườn hoa…'
Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập dinh thự trị giá cả trăm tỷ đồng như thế, báo chí Việt Nam còn nêu ra một thắc mắc khác, đáng chú ý hơn là tại sao chính quyền thành phố Yên Bái lại ký tới sáu quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi các phần đất vốn là rừng, ruộng, vườn… thành thổ cư rồi cấp giấy phép xây dựng một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy.
Theo tờ Thanh Niên, chính quyền thành phố Yên Bái đã sử dụng “Quyết Định Điều Chỉnh Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020” do tỉnh này ban hành năm 2014 để ra sáu quyết định cho phép gia đình ông Quý chuyển số đất nông nghiệp thành thổ cư.
Ông Quý khi đó là phó giám đốc sở, kiêm giám đốc Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất của tỉnh.
Báo Thanh Niên cho hay, ông Phạm Sỹ Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà. Thời điểm này, bà Trà là chủ tịch tỉnh Yên Bái.
Sau vụ ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh, vào trụ sở tỉnh ủy hôm 18 Tháng Sáu, 2016, bắn ông Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh và ông Ngô Ngọc Tuấn, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, chết tại chỗ rồi tự sát, thì bà đảm nhiệm vai trò bí thư kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân mới của tỉnh để thay hai nhân vật vừa bị bắn chết.
Tuy nhiên, trước khi rời cương vị chủ tịch tỉnh Yên Bái, chính thức đảm nhiệm vai trò bí thư tỉnh, hôm 9 Tháng Chín, bà Trà ký một trong những quyết định cuối cùng là bổ nhiệm ông Quý làm giám đốc sở.
Hồi đầu tháng này, Bộ Nội Vụ chính thức nêu vấn đề “cả họ làm quan” là chuyện có thật tại chín tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Yên Bái là một trong những tỉnh có “hiện tượng” đó. Việc thừa nhận “cả họ làm quan” không đi kèm bất kỳ giải pháp xử lý nào vì kết quả thanh tra cho thấy, tất cả các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm thân bằng, quyến thuộc đều “đúng quy trình.” “Hiện tượng” này chỉ được nêu ra như một vấn đề cần “rút kinh nghiệm” vì dân chúng bất bình.
Scandal liên quan tới gia đình ông Quý có thể cũng sẽ chỉ “rút kinh nghiệm.” Việc chính quyền thành phố Yên Bái cho phép ông Quý chuyển đổi đất nông nghiệp dường như cũng “đúng quy trình.”
Quyết định điều chỉnh đất của chính quyền tỉnh Yên Bái ban hành năm 2014 là một “căn cứ vững chắc về pháp lý” để ông Quý được hưởng sự ưu đãi hết sức bất thường đó. (G.Đ)

Chi tiền ‘bịt miệng’ chủ tàu vỏ thép mới đóng xong đã hư nặng

Nhiều ngư dân điêu đứng vì tàu vỏ thép tiền tỷ hư hỏng, nằm bờ nhưng đến nay việc giải quyết vẫn còn tranh cãi. Trong hình, một tàu cá vỏ thép bị hư hỏng. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Các công ty đóng tàu đã hối lộ cho một số chủ tàu vỏ thép bị “nằm bờ” để những người này rút đơn khiếu nại và từ chối kiểm định độc lập.
Theo tin tờ Tuổi Trẻ, các chủ tàu vừa cung cấp cho báo “văn bản thỏa thuận và cam kết mà công ty Nam Triệu (thuộc Bộ Công An) soạn sẵn và đề nghị chủ tàu ký để nhận một khoản tiền khắc phục hậu quả với điều kiện không khiếu nại và “im lặng” với truyền thông.” Đồng thời “công ty Đại Nguyên Dương (Nam Định) cũng tiếp xúc với năm chủ tàu vỏ thép ở Bình Định đề nghị tặng 130 triệu đồng để mua lấy sự im lặng của họ.”
Mục đích hiển nhiên của hai công ty đóng tàu làm ăn gian dối là muốn vụ việc được nhận cho chìm xuồng, thay vì có thể bị điều tra, dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng hơn.
Ngày 10 Tháng Sáu, ông Đinh Công Khánh, chủ tàu vỏ thép BĐ 99086 TS, ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), cung cấp cho báo Tuổi Trẻ “văn bản thỏa thuận và cam kết” mà ông nói do công ty Nam Triệu tự soạn thảo, thuyết phục ông ký để im lặng, không khiếu nại, từ chối thẩm định tàu hỏng.
Văn bản này được lập vào ngày 3 Tháng Sáu, tức là trước thời điểm tổ thẩm định độc lập tiến hành kiểm tra các tàu “nằm bờ,” gồm bên A là công ty Nam Triệu do ông Bùi Hữu Hùng – phó tổng giám đốc – làm đại diện, bên B là công ty Hoàng Gia Phát (đơn vị cấp máy để lắp vào tàu vỏ thép) do ông Lê Hoàng Phong – giám đốc – làm đại diện, còn bên C là ông Đinh Công Khánh.
“Nội dung thỏa thuận là bên A và bên B cùng liên đới chấp nhận khắc phục thiệt hại cho bên C liên quan đến hợp đồng đóng tàu mà các bên đã ký kết và bàn giao đưa vào hoạt động với mức 200 triệu đồng, trong đó công ty Nam Triệu 150 triệu đồng và công ty Hoàng Gia Phát 50 triệu đồng. Để nhận số tiền trên, bên C phải thực hiện điều kiện “rút xong toàn bộ nội dung kiến nghị vào ngày 5 Tháng Sáu tại Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan, tiền sẽ được bên A và bên B giao vào ngày 6 Tháng Sáu,” theo tin báo Tuổi Trẻ.
Không những vậy, văn bản còn nêu: “Sau khi bên C nhận đủ tiền sẽ không có khiếu nại, khiếu kiện gì đối với bên A và bên B, tự nguyện xin rút toàn bộ nội dung đơn kiến nghị liên quan mà bên C đã gởi đến công ty và các cơ quan có liên quan. Bên C cam kết không khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền và tuyệt đối không cung cấp các thông tin tài liệu liên quan cho các cơ quan truyền thông.”
Khi được tờ Tuổi Trẻ tiếp xúc, ông Bùi Hữu Hùng chối không có “đi đêm” giữa nhà máy và ngư dân để sau đó có tám chủ tàu làm đơn rút khiếu nại. Ông Hùng được dẫn lời: “Chúng tôi thấy tàu của ngư dân hỏng, thời gian nằm bờ dài, sửa chữa lâu nên công ty hỗ trợ. Ngư dân thiệt hại thực tế thì hỗ trợ thế thôi chứ không ‘đi đêm’ gì đâu.”
Tương tự, ngư dân cũng “tố” công ty Đại Nguyên Dương thực hiện “chiêu” dùng tiền để mua im lặng, nhưng bất thành.
Ông Nguyễn Văn Lý, chủ tàu BĐ 99004 TS, ở xã Mỹ Đức (Phù Mỹ, Bình Định), cho biết lãnh đạo công ty Đại Nguyên Dương đã mời năm chủ tàu vỏ thép hỏng do công ty này đóng đến thành phố Quy Nhơn, hứa đưa tiền để thuyết phục họ rút khiếu nại với các cơ quan chức năng.
“Họ nói với anh em tụi tui là sơn lại tàu với giá 270 triệu đồng, nhưng họ cho thêm để đủ 400 triệu đồng, tụi tui tự sửa chữa và từ nay về sau không khiếu nại gì. Tàu tôi giá hơn 15 tỷ đồng, mới đem về có ba tháng mà vỏ thép đã gỉ như 10 năm, hư tràn lan, đưa mấy trăm triệu bảo đừng khiếu nại sao được,” ông nói với báo Tuổi Trẻ.
Theo nguồn tin, không chỉ ông Lý, cả bốn chủ tàu còn lại cũng không chấp nhận đề nghị của công ty Đại Nguyên Dương. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Nguyên – giám đốc công ty Đại Nguyên Dương – nói rằng, đúng ra số tiền sơn lại vỏ tàu của các ngư dân Bình Định chưa đến 270 triệu đồng, nhưng do kế toán ông tính có “du di” nên mới tăng đến con số này.
“Còn số tiền 130 triệu đồng là hỗ trợ để ngư dân đưa tàu đi sửa chữa, ăn ở trong thời gian sửa tàu,” ông Nguyên nói trên tờ Tuổi Trẻ.
Ông Phan Trọng Hổ, giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh, nói rằng việc các ngư dân xin rút đơn khiếu nại và từ chối thẩm định tàu hỏng là “rất bất ngờ.”
Nói chuyện với Tuổi Trẻ chiều 10 Tháng Sáu, ông Nguyễn Ngọc Oai, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Sản, cho hay tổng cộng số tàu có trục trặc cho đến nay là 21 chiếc, trong đó có 19 của Bình Định và hai của Phú Yên. Theo ông, toàn bộ tàu vỏ thép trong chương trình (xấp xỉ 300 tàu) là do Trung Tâm Đăng Kiểm Tàu Cá của Tổng Cục Thủy Sản thực hiện kiểm tra, cấp sổ để tàu (vận hành trên biển.
Về trách nhiệm của trung tâm này, một quan chức có trách nhiệm của tổng cục cho rằng trung tâm có liên quan đến việc tàu cá vừa đưa vào sử dụng đã hỏng, nhưng mức độ liên quan còn phải chờ tổ kiểm tra nguyên nhân hư hỏng xem xét.
Theo Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh, tỉnh này có 56 chủ tàu ký hợp đồng tín dụng vay vốn đóng mới tàu với các ngân hàng, trong đó 47 tàu vỏ thép. Qua kiến nghị của ngư dân, tỉnh đã kiểm tra và phát hiện 18 tàu vỏ thép bị hư hỏng.
Ngày 2 Tháng Sáu, chính quyền tỉnh Bình Định thành lập tổ thẩm định phẩm chất tàu vỏ thép. Kết quả thẩm định ghi nhận vỏ tàu bị gỉ sét, phẩm chất thép không đúng theo hợp đồng như thay thế thép Hàn/Nhật bằng thép Trung Quốc, sơn không bảo đảm, máy tàu không phải chính hãng Mitsubishi của Nhật và linh kiện bên trong máy không phù hợp, thiết bị hàng hải chưa đúng thiết kế. (TN)