Saturday, February 16, 2019

‘Người nghèo vay tiền… cất ống nứa’?

TheoVOA-Trân Văn/17/02/2019 
VBSP phải vừa cho vay, vừa hướng dẫn làm giàu, “không để người nghèo vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp”.
VBSP phải vừa cho vay, vừa hướng dẫn làm giàu, “không để người nghèo vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp”.
Một trong những nơi đầu tiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc chọn làm việc trong ngày đầu tiên sau đợt nghỉ Tết âm lịch vừa qua là Ngân hành Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Bank for Social Policies - VBSP).
Tại đó, ông Phúc chỉ đạo VBSP rằng, bởi ngân hàng này là “cánh tay nối dài của đảng, nhà nước đến người nghèo, đối tượng chính sách” nên VBSP phải vừa cho vay, vừa hướng dẫn làm giàu, “không để người nghèo vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp” (1).
Chẳng lẽ ở Việt Nam có những người nghèo “vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp”, thậm chí điều này phổ biến tới mức ông Phúc phải nhắc nhở VBSP? Nghèo mà “vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp” rõ ràng là phi thường, lịch sử nhân loại từ cổ chí kim hẳn chưa từng có!
***
Năm 1995, chính quyền Việt Nam thành lập một ngân hàng chuyên “phục vụ người nghèo”. Tuy nhiên Ngân hàng Phục vụ người nghèo chỉ soạn thảo chính sách hỗ trợ người nghèo, nhận ngân sách rồi giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) thực hiện các “nghiệp vụ” liên quan đến “phục vụ người nghèo”.
Lúc đầu (1988), Agribank nổi tiếng vì là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt, đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại bởi có tổng khối lượng tài sản lớn nhất Việt Nam. Sau này, Agribank nổi tiếng vì đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi).
Từ thập niên 2000 đến nay, lãnh đạo các cấp của Agribank (từ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc của toàn bộ hệ thống Agribank trở xuống) bắt đầu xuất hiện trong các đại án kinh tế. Đại án kinh tế nhiều như nấm và đại án nào, thiệt hại của Agribank cũng nằm trong khoảng từ vài trăm… tỉ đến vài ngàn… tỉ.
Agribank họat động theo kiểu như thế thì làm gì còn cửa nào “phục vụ người nghèo”. Năm 2002, chính quyền Việt Nam quyết định tách toàn bộ “nghiệp vụ” của Ngân hàng Phục vụ người nghèo ra khỏi Agribank, đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), có bộ máy riêng, các chi nhánh rải đều trên toàn quốc.
Bởi được xem là một trong những công cụ nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên con đường thực hiện “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “xóa đói, giảm nghèo” một cách… bền vững, VBSP được cấp thêm vốn, không cần đạt tỉ lệ dự trữ bắt buộc, không phải mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, miễn thuế và nộp ngân sách.
Theo quảng cáo của VBSP thì ngân hàng này có tới 23 chương trình cho vay. Bởi mục tiêu cao cả của VBSP, một số chương trình cho vay được các định chế tài chính quốc tế hỗ trợ vốn: Cho vay để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được Ngân hàng Tái thiết Đức – KfW – hỗ trợ. Phát triển lâm nghiệp được Ngân hàng Thế giới – WB – hỗ trợ (2).
Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, VBSP loan báo, tổng vốn đã xấp xỉ 180 ngàn tỉ, đã cho vay 169 ngàn tỉ. Nhờ sự hiện diện của VBSP, có tới 31,8 triệu lượt gia đình nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn và hơn 4,5 triệu gia đình đã vượt qua ngưỡng nghèo.
VBSP được tặng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Còn Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tặng bằng khen của Thủ tướng cho 29 tập thể, cá nhân “đạt thành tích xuất sắc trong triển khai chương trình tín dụng chính sách” (3).
Cả nhà nước lẫn chính phủ đều không nhớ Kết luận của Thanh tra chính phủ. Theo đó, VBSP vướng hàng loạt sai phạm: Cho vay không đúng đối tượng. Sử dụng vốn vay sai mục đích. Vi phạm các qui định về đấu thầu khi thực hiện các dự án đầu tư phục vụ người nghèo, từ chọn thầu tới thanh toán (trả nhiều hơn khối lượng thực tế) (4)…
Cả nhà nước lẫn chính phủ đều không thấy, người nghèo ở Việt Nam… “quên” rằng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã thiết lập và dùng một khoản ngân sách không nhỏ để duy trì định chế VBSP “phục vụ” họ, giải thoát họ khỏi đói nghèo, giữ cho con họ khỏi thất học, thân nhân họ khỏi uổng tử chỉ vì không có tiền chạy chữa,...
Tại sao mỗi khi cần tiền để trang trải các khoản chi phí đột nhiên phát sinh lúc thắt ngặt như chôn cất người thân, kể cả khi cần một khoản vốn rất nhỏ để mưu sinh, người nghèo ở Việt Nam lại đi tìm du đãng, vay với lãi suất… 365%/năm (5)? Tại sao du đãng ở Việt Nam sinh sôi, nảy nở, lộng hành như hiện nay?
Thống kê – quảng bá thành tích của VBSP, sao không tìm, tính cho đủ số cá nhân, gia đình dùng tất cả mọi thứ mình có để trả lãi vẫn không sạch nợ “tín dụng đen”, cuối cùng trốn chui, trốn nhủi nhưng hiếm khi thoát, bị du đãng làm nhục, thậm chí bị bắt, bị tra tấn đến tàn phế, mất mạng? VBSP không có chút trách nhiệm nào trước thực trạng này?
***
Trước khi ông Phúc đến thăm VBSP chừng mươi ngày, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức từng xôn xao về chuyện một thanh niên ở Bình Dương, liệng vào công thự của một phường ở thị xã Thuận An cái ba lô với 100 triệu đồng trong số 107 triệu đồng mà anh ta đã… cướp.
Trong thư gửi công an, nhờ hỗ trợ hoàn lại tài sản cho nạn nhân, anh ta kể rằng, bởi không có tiền, khi vợ sanh, anh ta phải vay “tín dụng đen”, lãi mẹ đẻ lãi con, tuyệt vọng vì không có cách nào thoát khỏi thòng lọng của “tín dụng đen”, anh ta đành làm cướp để mua lại sự an ổn cho gia đình của mình và chỉ dám “mượn” đủ số anh ta cần.
Ông Phúc có biết gì về hiện trạng người nghèo bị cuốn vào vòng xoáy “tín dụng đen” hay không? Có! Năm 2015, lúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho VBSP và tặng 29 bằng khen của ông cho các cá nhân, tập thể của VBSP, ông Phúc từng khẳng định, VBSP chính là công cụ đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi.
Mới đây, khi đến làm việc với VBSP, ông Phúc nhấn mạnh, VBSP tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tín dụng, “đẩy lùi tín dụng đen”. VBSP với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị là biểu tượng thể hiện sự quan tâm của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đến người nghèo, đối tượng chính sách.
Trước vô số thảm nạn vì người nghèo thiếu tất cả những sự hỗ trợ cần thiết, cho dù Bộ Công an vừa thề “triệt phá tín dụng đen” (7), có người bình thường nào dám khơi khơi chỉ đạo: “Không để người nghèo vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp”! Đó là lý do để buộc phải nhìn nhận, Thủ tướng Việt Nam quả là… phi thường!
Chú thích
(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngân_hàng_Chính_sách_xã_hội

Làm thế nào thoát cơn ‘khủng hoảng’ văn hóa đọc?

Theo VOA-Mạnh Kim/16/02/2019
Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách. Hình minh họa. [photo by Ngô Thế Vinh]
 Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách. Hình minh họa. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ ngày 15 đến 17-2-2019, Hội sách Mùa Xuân được tổ chức ở Hà Nội. Hoạt động văn hóa này nói riêng, cùng với sự bùng nổ ngành xuất bản nói chung, đã mang lại cảm giác rằng sách đang là một hình ảnh tích cực trong việc phát triển xã hội. Thực tế thảm hơn vậy và thảm hơn được nghĩ: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ đọc sách kém nhất thế giới...
Theo tổng kết của Cục Xuất bản, năm 2018, ngành xuất bản tung ra gần 32.000 cuốn sách mới với hơn 390 triệu bản, tăng 20,6% so với năm 2017; đạt doanh thu 2.506 tỷ đồng; nộp ngân sách 187,15 tỷ đồng (tăng 71% so với năm 2017); lợi nhuận sau thuế của các nhà xuất bản đạt khoảng 212,34 tỷ đồng - tăng 11,5% so với năm 2017 (VietnamNet 26-1-2019). Tổng quát, “năm 2018, lượng sách ra thị trường tăng trên 20%, nhiều nhà xuất bản doanh thu cao, tất cả các đơn vị đều được đầu tư vốn, cơ sở vật chất và nhân sự đảm bảo hoạt động” (Zing 18-1-2019). Không chỉ thị trường sách, hoạt động thư viện cũng có vẻ “khởi sắc”. Hội thảo “Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới” tổ chức tại Thư viện Quốc gia ngày 5-12-2018 cho biết, Việt Nam hiện có một thư viện quốc gia, 63 thư viện tỉnh, 663 thư viện huyện và 3.257 thư viện xã; cùng 16.727 phòng đọc sách làng, thôn, bản; gần 400 thư viện thuộc các trường cao đẳng và đại học; 25.915 thư viện trường phổ thông; 100 thư viện thuộc các bộ ngành, viện nghiên cứu; hơn 500 thư viện và khoảng 4.500 phòng đọc sách thuộc lực lượng vũ trang…
Sách in nhiều và thư viện mọc khắp nơi nhưng người đọc ở đâu? World Culture Score Index cho biết Ấn Độ là quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay về “chỉ số đọc”, với trung bình 10 tiếng 42 phút mỗi tuần; Thái Lan thứ nhì với trung bình mỗi tuần 9 tiếng 24 phút… Dân Malaysia đọc trung bình 12 cuốn/năm. Trong khi đó, tại Việt Nam, trung bình mỗi người đọc tổng cộng chỉ 4 cuốn/năm mà con số này bao gồm cả sách giáo khoa! Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cho biết thêm, có đến 26% dân số Việt Nam không bao giờ đọc sách, 44% thỉnh thoảng đọc và chỉ 30% đọc thường xuyên. Sách chất chồng chất đống, các hội chợ sách đông nghịt, nhưng sách vẫn nằm ngoài đường hơn là vào nhà, sách ngủ trên kệ thư viện hơn là trên tay. Đi hội chợ sách cũng cứ như đi hội chợ hoa. Ngắm nhiều hơn mua. Hiện tượng tréo cẳng ngỗng này cho thấy sách được bán là sách gì và sách thư viện là sách thế nào? Một cách khách quan, có thể điểm lại vài nguyên nhân khiến người Việt ngán sách.
Yếu tố lười đọc như một “hiện tượng thời đại” là không thể bỏ qua. Chưa bao giờ người ta lười đọc sách đến như vậy. Tình trạng này xảy ra ngay tại Mỹ, nơi sách được phát hành nhiều nhất thế giới. Với người Việt, máy tính bảng, điện thoại, Facebook đã trở thành “tác nhân” bồi thêm vào tâm lý “chán” sách. Đọc ngắn, thậm chí cực ngắn, đang trở thành một thói quen phổ biến. Ngay cả sinh viên cũng “sợ” đọc sách. Tuy nhiên, đổ thừa cho thiết bị số là không hoàn toàn chính xác. Sinh viên các nước khu vực, Thái Lan hay Singapore, vẫn ôm sách đọc mỏi tay. Vấn đề ở chỗ học đường trung học và giảng đường đại học Việt Nam không tạo ra được một không khí học thuật. Sự thất bại của giáo dục Việt Nam là ngành giáo dục đã không mang lại được một không khí học thuật tự do và tìm kiếm tri thức tự do để từ đó tạo cho người học cảm hứng đọc sách và bồi bổ kiến thức từ sách. Sinh viên đến lớp nghe giảng như học trò phổ thông. Giảng viên đại học “dạy chữ” như giáo viên phổ thông. Chẳng có gì để kích thích hứng khởi tìm hiểu và nâng cao kiến thức. Tâm lý lười đọc càng thêm lười – một hiệu ứng lười mang tính lây lan.
Nguyên nhân thứ hai là các nhà xuất bản. Thử vào vài nhà sách lớn ở Sài Gòn, sẽ thấy “bội thực” với những đầu sách tương tự về nội dung. Quanh đi quẩn lại cũng “làm thế nào để khởi nghiệp”, “7 bước đi đến thành công”, “8 cách để làm giàu”, “9 phương pháp mang lại hạnh phúc”, “10 bài học thất bại đáng giá” (các đề tài này dù được khai thác mạnh nhưng thành công ở đâu vẫn không thấy gõ cửa và cũng chẳng có thất bại nào được rút ra, không chỉ đối với ngành sách mà với cả quốc gia!). Các chủ đề khác được ưa chuộng là hồi ký; kỹ năng sống và kinh nghiệm sống; học làm người (chủ yếu in lại sách cũ trước 1975); quản trị kinh doanh… Sự trùng đề tài khiến độc giả không chỉ khó khăn để chọn lựa mà còn làm họ ngán. Sự “đánh hơi” thị trường của các công ty sách không đủ độc đáo để tạo ra chỗ đứng riêng biệt cho từng công ty và mang lại sức bền để đi đường dài. Có khi “thắng” được một cuốn đã là mừng hết lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt còn dẫn đến bát nháo, đặc biệt sách dịch, cuối cùng đưa đến một tâm lý thị trường phổ biến: “Bà để bà ngắm chứ bà không mua!”. Sách in nhiều nhưng bán được bao nhiêu và được người đọc đón nhận hay không, rõ ràng, không phải là hiện tượng nhất thời. Nó là một thực trạng có khuynh hướng kéo dài. Cần nhắc lại, năm 2014, trong 64 nhà xuất bản thì chỉ có 4 nhà làm ăn có lời và nộp thuế đầy đủ!
Nguyên nhân thứ ba là sự can thiệp của cấp quản lý. Ngày 15-3-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, “khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước”. Tiếp đó, ngày 24-2-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm Quyết định số 284/QĐ-TTG chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, cũng nhằm mục đích khuyến đọc. Như cách điều hành và quản lý đặc sệt màu sắc XHCN trên mọi lĩnh vực, sách, làm sách, đọc sách cũng đã bị “định hướng”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chẳng “định hướng” nào tốt hơn là buông “bàn tay lông lá” của các “quyết định” ra khỏi lĩnh vực xuất bản. Cho đến nay, công ty tư nhân vẫn buộc phải “liên kết” với nhà xuất bản mới có thể phát hành sách chứ không thể tự do làm sách; và nhà xuất bản thì phải chịu sự kiểm duyệt nhà nước. Làm thế nào có thể tạo ra và phát triển một nền “văn hóa đọc” khi sự hứng thú đọc bị giới hạn trong khuôn khổ hạn hẹp bởi yếu tố kiểm duyệt chính trị?
Sự thò mũi kiểm duyệt và thao túng nội dung xuất bản đã dẫn đến hậu quả là giới làm sách không dám đầu tư đường dài, chỉ nhắm vào các thể loại “mì ăn liền” với những chiến dịch “đánh nhanh rút lẹ” để đảm bảo an toàn nguồn vốn lẫn doanh thu. Khả năng định hướng, về xu hướng lẫn thẩm mỹ, cho thị trường của giới làm sách đã bị triệt tiêu bởi sự “định hướng” chính trị của các cơ quan nhà nước. Bất chấp sự thật rằng ngày nay người ta có thể dễ dàng tìm kiếm “sách cấm” trên mạng, bộ máy quản lý vẫn kiểm soát tuyệt đối nội dung sách in và sẵn sàng ban hành lệnh cấm hoặc thu hồi bất cứ quyển sách nào không “phù hợp” vì “có những chi tiết cần được thẩm định lại”, dù việc “thẩm định” một tác phẩm là việc của thị trường, của người đọc, của giới phê bình, và không nhà nước nào có quyền thay mặt làm điều đó cả! Từ Cung đàn số phận của Lộc Vàng, Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim, Petrus Ký - Nỗi oan thế kỷ của Nguyễn Đình Đầu, đến The Spy Who Loved Us của Thomas Bass… Từ hồi ký, sách sử, sách dịch, biên khảo… Tất cả đều bị kiểm duyệt. Thị trường sách cứ thế không biết “đi đâu về đâu”, không dám đặt ra chiến lược dài hạn, và cuối cùng không thể kích thích được tâm lý ham đọc trong xã hội.
Có thể có người đặt câu hỏi rằng, trong bối cảnh thiết bị kỹ thuật số đang đè bẹp thói quen đọc và như vậy cho dù không bị vòng kim cô kiểm duyệt chụp lên đầu đi nữa thì liệu văn hóa đọc có thể hồi sinh được nổi không? Câu trả lời nên dành cho giới làm sách. Nếu được “trả lại” tự do – một nền văn hóa tự do mà miền Nam trước 1975 từng được thụ hưởng và gặt hái những kết quả rực rỡ, giới làm sách hẳn sẽ biết họ phải làm gì và làm như thế nào để phát triển, và đặc biệt, để giúp độc giả lấy lại niềm hứng khởi đọc cùng sự tự do chọn lựa đọc.

Từ ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học’ đến ‘bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975’

Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và là quan chức được xem làm ‘ngoan hiền dễ bảo’ của đảng cầm quyền.
Hội nghị hòa hợp văn học’ bị phá sản đến hai lần vào năm 2017…
Lần đầu tiên kể từ năm ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’, đảng CSVN bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975, đồng nghĩa với cơ chế mặc nhiên chấp nhận nhiều ca khúc mà trước đó bị xem là ‘nhạc vàng’, ‘nhạc ngụy’ và ‘ca khúc phản động’, cũng đồng nghĩa với tương lai Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mất mát một giấy phép con chủ chốt và do đó ‘mất ăn’.
Vào ngày đầu tiên sau tết nguyên đán 2019, báo chí nhà nước đưa tin “Chính phủ đã đồng ý với một số đề xuất xây dựng dự thảo nghị định mới thay thế nghị định 79, như bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975, chỉ đưa ra quy định những bài hát có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng thì sẽ bị cấm”.
Kế hoạch tổ chức hội nghị trên được đề xuất bởi nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và là quan chức được xem làm ‘ngoan hiền dễ bảo’ của đảng cầm quyền nên đã được đảng cho ngồi yên ấm trên ghế chủ tịch này đến 4 khóa, bất chấp ông Thỉnh đã gần tám chục tuổi.Hiện tượng đặc biệt trên khiến người ta nhớ lại một hiện tượng đặc biệt khác diễn ra vào năm 2017: ‘Hội nghị hòa hợp văn học’ bị phá sản đến hai lần vào năm đó.
Vào đầu năm 2017, Hữu Thỉnh đã bất ngờ công bố một kế hoạch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tồn tại của đảng: Hội Nhà văn Việt Nam sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (VNCH), về dự “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.
Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học,” khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế?
Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại.
Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư.”
Chỉ sau năm 2016, “ruột dư” mới có cơ hội để phục hồi tư cách “khúc ruột ngàn dặm.” Chính vào năm 2016, lượng kiều hối thực gửi về Việt Nam chỉ có 9 tỷ USD, giảm đến 30% so với năm 2015. Với hơn 4 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối trong năm 2016, GDP danh nghĩa của Việt Nam đã bị giảm khoảng 1,5%. Đây cũng là sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 23 năm qua, phát ra một tín hiệu hiển hiện về triển vọng kiều hối về Việt Nam đang bắt đầu chu kỳ suy thoái, và có thể suy thoái trầm trọng.
Sát lễ kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng Ba âm lịch, có tin cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã phát đi trên năm chục thư mời đến các nhà văn hải ngoại. Nhưng lại chẳng có tin gì về hồi đáp từ những người được mời. Hẳn đó là nguyên nhân chủ yếu mà đã khiến “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” không cách nào đủ túc số nhân sự để “gầy sòng.”
Khi hào hứng nhận lãnh chiến dịch “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”, Chủ tịch Hội Nhà văn việt Nam Hữu Thỉnh có lẽ không thể hình dung ra việc ông ta sẽ phải thực hiện một công việc “khó bằng trời”, một công việc nhằm lôi kéo thuyết mị những người không còn chút khái niệm tin cậy nào về “hòa hợp hòa giải”.
Món lợi dễ thấy nhất và có thể là duy nhất của Hội Nhà văn Việt Nam trong chiến dịch trên chỉ là cơ hội lớn để xin ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh hội đoàn này đã bị ngân sách cắt giảm kinh phí đến 50% trong vài năm qua.
Vào tháng 10 năm 2017, Hội Nhà văn Việt Nam còn cố gắng thêm một lần nữa. Khi đó trên facebook của một số trí thức người Việt hải ngoại lan truyền hai bức thư là lạ: một thư được cho là của ông Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – gửi ông Phan Nhật Nam – tác giả của sách “Mùa hè đỏ lửa” và từng là người bên kia chiến tuyến, đang định cư ở Hoa Kỳ, mời ông Nam về Việt Nam “gặp mặt” với các nhà văn trong nước “với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp”.
Người được cho là nhà thơ Hữu Thỉnh – vào những năm trước vẫn là một cây cổ thụ trong làng “chống diễn biến hòa bình” và mạnh miệng lên án “các thế lực phản động” ở nước ngoài – đã bất thần da diết chưa từng có với nhà văn hải ngoại: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả”.
Nhà văn Phan Nhật Nam
Cuối thư này là hứa hẹn của ông Thỉnh “Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt”.
Còn bức thư thứ hai là lời từ chối “gặp mặt” của ông Phan Nhật Nam với lý do “TÔI KHÔNG CÓ LIÊN HỆ NÀO VỚI GIỚI VĂN CHƯƠNG, HỌC THUẬT MIỀN NAM TRƯỚC 1975. LẼ TẤT NHIÊN SAU 1975 CŨNG VẬY, TRONG NƯỚC CŨNG NHƯ Ở HẢI NGOẠI..” (chữ in hoa của tác giả).
Đến đầu năm 2019, đã không còn thấy “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” nữa, mà thay vào đó là hiện tượng mang tính tín hiệu: “bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975”.
Chính vào thời gian này, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết./.

Bốn mươi năm sau hồi tưởng Cam đường – Lào cai

Tyty Nguyen|

hông bao giờ tôi quên được ngày kinh hoàng đó 17/02/1979. Mỗi năm cứ đến ngày này tôi lại thắp nhang giữa tim đau khấn thầm những linh hồn chết tức tưởi trong cuộc tàn sát bất ngờ của lũ giặc bành trướng man rợ. Khi đó tôi mới tốt nghiệp ở Nga về được 4 tháng, được biệt phái sang làm cho Đoàn khảo sát chuyên gia Liên xô tại mỏ Aparit Lào cai. 25 tuổi, mới về nước, cái gì cũng lạ lẫm, phải làm quen từ đầu lại những thứ là bình thường với mọi người (7 năm xa Việt Nam không một lần được về). Nhưng lại làm với toàn người Nga, nói tiếng Nga cả ngày nên rất thích hợp. Tôi dịch trực tiếp cho ông trưởng đoàn Kalinhin, một ông to lớn, tốt bụng và vô cùng thông minh, có bà vợ Sveta xinh đẹp dịu dàng, làm trong phòng đo vẽ Trắc đạc. Khi không dịch cho ông ấy, tôi làm hành chính và dịch cho các chuyên gia khác theo lịch, công việc bận rộn nhưng thật vui. Đoàn khảo sát này phủ trùm Việt nam – Lào – Campuchia. Apatít Lào Cai là một trọng điểm, có hơn 50 chuyên gia thường xuyên ở đó. Tính tôi vui vẻ nên thân thiện nhanh với dân bản xứ, thường xuyên chia xẻ mọi thứ cho họ. Hồi đó còn khó khăn lắm, chuyên gia cho tôi nhiều thứ như bánh kẹo, đồ ăn (kho dự trữ của họ rất lớn), tôi chia cho dân Việt ở đó, không hề nghĩ rằng khi xảy ra sự cố, họ có thể trả ơn bằng cả tính mạng của mình.
Sáng nghe thấy tiếng súng nổ, ngỡ rằng đang ngủ mơ, bỗng nghe thấy lao xao, rồi tiếng thét, tôi choàng dậy, mở cửa sổ, sao người chạy qua chạy lại lắm thế. Tôi chạy ra ngoài không tìm được người quen, vội đập cửa gọi các chuyên gia dậy. Không có điện thoại để gọi. Tôi chạy đi tìm lãnh đạo Việt, không gặp ai. Gặp các người dân la hét là chạy đi thôi, nó giết hết dân Bát Xát rồi, nó đập nát đầu nó xiên qua tim, nó hãm hiếp, nó đốt nhà, nó cướp của, bắt cóc …, những ánh mắt thất thần, những bộ mặt bạc phếch vô hồn.
Tôi bắt đầu hoảng hốt, ai đó lôi tôi đi tìm ông Ngữ giám đốc mỏ, Kolя – thủ kho Nga dúi vào tay tôi cái ống nhòm, tôi chạy theo lên trận địa tìm lãnh đạo xin chỉ thị, giơ ống nhòm lên nhìn xa xa thấy các người lố nhố, các đoàn xe phương tiện làm mỏ bị kéo đi, ai đó hét lên ”chúng nó cướp mọi thứ kìa”, tôi bắt đầu hiểu là bọn bành trướng (hồi đó loa phát gọi giặc Tàu như vậy) đã tràn vào và tôi quay phắt chạy nhanh về khu chuyên gia, đập cửa từng phòng, ra lệnh cho tất cả làm theo lệnh của tôi, như có ai nhập vào mình vậy. Lệnh cho các gia đình chuyên gia vơ tư trang đủ dùng, còn lại đổ xăng đầy bình và xăng dự trữ cùng đồ ăn uống nhanh chóng lên xe nổ máy chạy. Lệnh cho thủ kho lấy đủ đồ ăn uống, làm cho tôi 10 túi đầy đủ đồ ăn uống bánh kẹo sữa đường cho 10 gia đình Việt đổi lại cho tôi 10 thanh niên khỏe mạnh, họ sẵn sàng ngay dù không hiểu tôi dùng thế nào, sau sẽ giải thích. Bảo thủ quĩ Nga vét hết tiền mặt có được đi theo bên tôi không rời. Nói thật lúc đó chỉ có tôi với anh Côn là phụ trách cả đoàn chuyên gia cho tới cùng, còn các vị khác chạy về hết lo cho gia đình họ. Chuyên gia chỉ còn bám lấy hai chúng tôi, chỉ hội ý chớp nhoáng rồi ra lệnh, lệnh và lệnh. Thời gian là tính mạng.
- Q
Hà nội gọi, bảo cứ ở lại Cam Đường, ”họ” không vào đâu. Chúng tôi cho nghe tiếng súng và bảo đang chạy về, dập máy không nghe nữa. ”Họ” là giặc Tàu đấy.
Nổ máy, tất cả nghe răm rắp. Dân chạy loạn kín đường, lúc này tôi bắt đầu ra chiêu, phân công cho 10 thanh niên nói trên (may họ quí mến tôi từ trước) chạy dẹp đường phía trên, hai bên và sau đoàn xe để dẹp đường cho đoàn xe com măng ca chạy, miệng hô to ”xe quân sự phục vụ chiến đấu, xin bà con nhường đường“, sau họ chỉ hét ”xe quân sự”…
Đầu tiên dẹp rất chậm, tôi lệnh bấm còi thật to và rồ máy, vì súng nổ dã man sau lưng, các thanh niên cũng thục mạng dẹp đường. Nhìn bà con chạy lếch thếch mà đứt ruột. Nhưng vì sự sống còn của các chuyên gia mà chúng tôi phải lờ đi đồng bào mình để hoàn thành trách nhiệm. Tôi có quăng qua cửa xe một số bánh mì và bánh kẹo vì thấy nhiều trẻ em, không thể làm gì hơn là ứa nước mắt.
Đến đoạn dân chạy còn thưa thớt, tôi cho xe dừng lại phát tiền cho 10 thanh niên, họ rã rời cám ơn không thành tiếng, tôi muốn sụp xuống lạy họ.
Sang đến phố Lu, lo ăn uống nghỉ ngơi tạm. Hà Nội vẫn gọi bảo dừng lại đó để quay lại Cam Đường. Súng lại nổ ran xa xa.
Tôi hét lên ”chạy tiếp ngay”. Hà Nội lệnh dừng lại ở nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, và phải ở đó cho đến khi có lệnh tiếp.


Thôi thì đã có Ban Giám đốc nhà máy lo. Nhưng các chuyên gia bám riết tôi vì sợ tôi về Hà Nội mất. Tên tiếng Nga của tôi là Tanhia, họ không gọi tên tôi mà chỉ gọi Tanhia “золотая Таня» – Tanhia vàng ngọc, tôi phì cười bảo ”tôi giờ chả bằng cục đất sét”. Nhìn lại tôi không mang theo thứ gì, toàn bộ Vali để lại cho giặc. Họ chia cho tôi đồ lót và quần áo, họ to đùng mà tôi bé nhỏ, phì cười đành chui vào một thứ lùng thùng rồi giặt vội quần áo hong khô mặc tiếp. Lại nghe thông báo giặc đã tràn vào phố Lu tàn phá một hồi rồi rút về Cam Đường. Hú vía.
Đoàn phải ở lại nhà máy 2 tuần, không được về Hà Nội, không ai hiểu vì sao? Và không được ai nói gì về cuộc chạy giặc đó? Tôi không nỡ bỏ lại họ nên không về, người nhà lên tiếp tế quần áo, đồ ăn. Ngày đó cả nước đói khổ lắm, tôi làm với Nga nên trẻ con các nhà toàn gọi tôi là Giám đốc nhà máy thực phẩm.
Khi về đến Hà Nội tôi viết một thư 10 trang gửi ông Đỗ Mười, viết sự thật và những thắc mắc của tôi, nhất là tại sao lại có những lệnh lạ lùng, nếu như không đưa chuyên gia thoát thì họ sẽ bị chết thảm khốc không thể hình dung nổi???
Sau tôi nhận được lệnh phải im lặng, không sẽ rất lôi thôi, cả gia đình tôi quá lo cho tôi nên đều khuyên tôi im để cả gia đình được yên. Và im cho đến hôm nay.
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến động viên tôi viết, nên tôi bục lòng dạ ra được thế này cũng như trút ra được nỗi u uất ẩn ức 40 năm. Và giờ thì mọi người hiểu sao tôi nặng lòng với Giỏ thị Bát sát và lần mò đi khắp vùng cao xây trường xây cầu như các bạn đã biết.
Sau này tôi mới biết chiến tranh đã nổ ra khắp các tỉnh biên giới phía Bắc, tàn bạo như thời Trung cổ, biết bao máu đã đổ, bao nhiêu người đã chết oan uổng. Chúng tôi đã thoát chết trong gang tấc. Tôi sang Nga làm tiến sĩ, gặp lại các bạn Nga như ruột thịt vì đã sinh tử một lần cho cả đời. Họ cũng đau yếu và nhiều người mất sớm họ bảo bị nhiễm độc ở Việt Nam.
Chúng ta cùng thắp nén tâm nhang cho mọi linh hồn đã không may sớm phải lìa cõi trần gian này nhé.
Tôi mong muốn lịch sử Việt Nam phải dành những trang xứng đáng cho cuộc chiến kiên cường đau thương của biết bao chiến sĩ và người dân đã ngã xuống trong công cuộc bảo vệ biên cương này./.

Vũng Rô, Cam Ranh, Vân Phong: ba ứng viên cho mời gọi quân sự



Minh Châu – VNTB – Ngày 12-2, trên trang Sputnik, viết rằng tình trạng “quân sự hóa” của Trung Quốc tại Biển Đông, là lý do khiến Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng điều động lực lượng và mở thêm căn cứ tại khu vực này.

ài báo cho biết đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, đã nói, “Chúng ta phải chấp nhận rằng thực tế môi trường ở Biển Đông đang thay đổi mạnh mẽ đến mức sẽ cần có những cách tiếp cận mới. Điều đó buộc chúng ta phải nghĩ về một số nơi, nếu không phải các căn cứ… Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác và đồng minh về một vài cơ hội có thể ở đó”. [*]
Liệu Việt Nam có phải là một trong những đối tác và đồng minh mà ngài đô đốc Philip Davidson đang để mắt đến?
Chỉ xét riêng Việt Nam, với nhận định của đô đốc Philip Davidson, nếu được thay đổi góc nhìn của chủ thế phát ngôn là một tướng lãnh nào đó của Bộ Quốc phòng, thì rõ ràng Việt Nam quả đang rất cần có những cách tiếp cận về việc cùng bắt tay với người Mỹ trong đặt các căn cứ quân sự tại vùng biển miền Trung, nơi ngắn nhất cho việc tiếp cận các đảo, quần đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ.
-
Vịnh Vũng Rô của tỉnh Phú Yên, vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong cùng của tỉnh Khánh Hòa là ba ứng viên sáng giá cho một hợp tác quân sự với Mỹ. Bởi cho dù ý thức hệ chính trị là gì đi nữa, thì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc vẫn đứng trên tất cả. Nói như bài báo đăng trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 14-2, “Toàn thể các đồng bào dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai, hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc, và xây dựng đất nước hùng cường!”. [**]
Vì sao lại là Vũng Rô?
Với Hà Nội thì địa danh Vũng Rô từng gắn đến huyền thoại về đoàn tàu không số, nhiều năm liền chọn Vũng Rô là nơi tập kết hàng hóa để chở vũ khí vào miền Nam, còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Ngày 16 tháng 2 năm 1965, từ một sự tình cờ, điểm tập kết đã bị phát hiện và Không lực của Việt Nam Cộng Hòa nhanh chóng xóa sổ. Ngay sau đó, Việt Nam Cộng Hòa cho thành lập một quân cảng tại Vũng Rô. Sau tháng 4-1975, quân cảng này bị bỏ phế.
Với dân trong ngành hàng hải thì Vũng Rô có chiều sâu tự nhiên lý tưởng, ở vị trí khuất gió, kín đáo được sự che chắn của 3 dãy núi Đá Bia, Hòn Bà (phía Bắc, Đông và Tây) và đảo Hòn Nưa (phía Nam). Nếu chọn đặt quân cảng nơi đây, sẽ là điểm đầu của quốc lộ 29 – đây là đường huyết mạch nối Khu kinh tế Nam Phú Yên với Đắk Lắk, Tây Nguyên đến cửa khẩu Đắk Riê – Campuchia. Tuyến đường này là một trong những trục ngang tạo nên sự liên kết giữa khu vực Tây Nguyên với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, khi mà hầm đường bộ Đèo Cả  và đèo Cổ Mã giữa hai tỉnh Phú Yên -Khánh Hòa đã được thông thương.
Hiện tại thì cảng dân sự ở Vũng Rô khai thác không hiệu quả.
Vân Phong là một gợi ý khác sau Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh thì quá quen thuộc với mọi người. Đây là một cảng biển nước sâu thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động. Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.

Vịnh Vân Phong có khác hai địa danh Cam Ranh và Vũng Rô là nơi đây chưa bao giờ được đặt làm căn cứ quân sự.
Điểm đặc biệt nhất của vịnh Vân Phong là độ sâu tự nhiên tốt. Trong tổng số 110 km bờ biển có thể làm cảng dân sự tại vịnh, thì có tới 60 km bờ bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn có độ sâu từ 15 – 22m. Ngoài ra, luồng vào cảng ngắn có độ sâu trên 22 m và ổn định do không có dòng sông lớn hay hải lưu chảy vào. Độ sâu này gấp hai lần độ sâu giới hạn của luồng vào cảng Sài Gòn (10m), và gấp hơn 4 lần của cảng Hải Phòng (7m). Chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 m, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn.
Vân Phong có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh được sóng, và có độ kín gió tốt nhất trong tất cả các cảng dân sự của Việt Nam, an toàn cho tàu ra vào cảng. Khu vực mặt nước của cảng cũng khá lớn với trên 43.500 héc ta, gấp ba lần vịnh Cam Ranh gần đó. Mặt đất bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn rộng 13.800 ha. Về tính ổn định của địa chất nền móng, nơi đây hoàn toàn không có núi lửa và động đất. Chân núi là đá granit, không có hang động, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình vĩnh cửu.
Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế (tuyến châu Âu – Bắc Á, châu Úc – Đông Bắc Á, tuyến Vân Phong – Manila – Panama hoặc tuyến San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Ngoài ra, từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore.
Ngoài ra, dự án của Thái Lan dự tính liên kết với Trung Quốc thực hiện kênh đào Kra nối liền vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, sẽ có tác động lớn đến vận chuyển hàng hải quốc tế. Kênh đào này sẽ mở đường trực tuyến cho tàu viễn dương từ châu Âu qua châu Á, Thái Bình Dương mà không còn phải đi qua eo biển Malacca và Singapore. Cảng dân sự Vân Phong sẽ là cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường này.
Với nhiều lợi thế tự nhiên, song cũng như cảng dân sự Vũng Rô, hiện nay cảng dân sự ở vịnh Vân Phong khai thác không hiệu quả.
Một liên kết với Mỹ như đề cập ở phần đầu bài viết cho thấy sẽ được rất nhiều lợi ích, trong đó có việc tăng thêm sức mạnh quân sự trong bảo vệ tổ quốc đất liền và biển đảo.
Chú thích:
[*] “We have to accept the fact that the environment is changing so drastically in the South China Sea that it’s going to require new approaches”, Davidson told the US Senate Armed Services Committee. “It’s going to require us to think about some places, if not bases… We are in conversations with partners and allies about what some of the opportunities might be there”.

Về quyết định bỏ cấp phép ca khúc trước 1975


Phạm Minh Hoàng – Web Việt Tân

hiều 11/2/2019, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn. Theo đó một số đề xuất của Bộ Văn hoá trong dự thảo tờ trình xin ý kiến Chính phủ về việc sửa đổi hai nghị định này cũng được đồng ý.
Cụ thể, Bộ đề nghị bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975 bởi cho rằng đây là tài sản cá nhân của tác giả và phần lớn có nội dung lành mạnh. Cơ quan quản lý chỉ can thiệp, ngăn chặn “những sáng tác có nội dung phản động, chống phá nhà nước, bôi nhọ tổ chức, cá nhân”.
Vào đầu năm 2018, lần đầu tiên Bộ Văn hóa đã đưa ra dự thảo nghị định về nghệ thuật biểu diễn, trong đó đề xuất bỏ cấp phép ca khúc trước 1975, đồng thời lập danh sách các bài hát cấm nếu đi ngược lại cái gọi là “lợi ích dân tộc.” Theo Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Quang Vinh, các bài hát sáng tác trước 1975 có nhiều tác phẩm đã đi vào đời sống tinh thần đông đảo người dân nên không cần cấp phép. Tuy nhiên ông còn băn khoăn bởi sẽ gặp khó khăn khi tập hợp các bài hát để lập danh sách cấm.
Cụ thể, vào năm 2010, Bến Thành Audio đã xin phép Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho năm ca khúc chưa được phổ biến. Phải đến gần một năm sau Cục mới có văn bản đồng ý cho phép ba ca khúc gồm: Tàu Đêm Năm Cũ, Hoa Nở Về Đêm và Nếu Hai Đứa Mình. Khốn nỗi đến nửa năm sau, nghe đông nghe tây đâu đó, Cục bất ngờ rút giấy phép của bài Tàu Đêm Năm Cũ vì cho rằng lời bài hát có khuynh hướng ca ngợi người lính Cộng Hòa. Việc này làm Bến Thành Audio lỗ hơn 100 triệu vì phải thu hồi, hủy bỏ toàn bộ các đĩa nhạc đã sản xuất. Tiếp theo, việc thay hoặc bỏ ca khúc Tàu Đêm Năm Cũ để làm lại album mới cũng đồng nghĩa làm lại trình tự giấy phép mới mất không ít thời gian công sức.Việc bỏ kiểm soát các ca khúc trước 75 đã được đưa ra bàn tán từ nhiều năm nay. Gần đây nhất, vào năm 2012, báo chí đã đăng các phàn nàn của các nhà sản xuất phim ảnh, băng đĩa theo đó quy trình xin và cấp giấy phép một bản nhạc thực sự quá nhiêu khê, dài dòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh của họ.
Tôi tò mò lên mạng để xem bài Tàu Đêm Năm Cũ nó “ca ngợi người lính Cộng Hòa” ở chỗ nào thì thú thật, suốt 270 chữ, tôi thấy chỉ có câu “Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời” là có “màu sắc Cộng Hòa” nhất. Hết ý!
Đến năm 2016, Cục đã cho phép bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương. Tôi nhớ báo chí thuở ấy ca tụng đây là một “tin vui” và việc này chứng tỏ chính sách cởi mở của nhà nước. Có ai biết đâu rằng lý do mà tác phẩm tuyệt vời này bị cấm suốt 40 năm là cực kỳ vớ vẩn. Trên tờ Thanh Niên số tân niên 2017, nhà báo Nguyên Minh viết “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát.” Trong bài Ly Rượu Mừng có những câu:
Chúc người binh sĩ lên đàng,Chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lànhMừng người vì nước quên thân mình…
Cục đặt câu hỏi “Người lính là người lính nào?”.
Ông Nguyên Minh cho biết, khi công ty Phương Nam Film muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn mới cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. Cũng hết ý!


Viết đến đây tôi mới nghiệm ra rằng các bài hát trước 75 nói về chiến tranh, về người lính; nhưng trừ những bản nhạc của Tâm lý chiến ra thì phần lớn các bài hát đều mang một tính nhân văn, nhẹ nhàng, không căm thù, không dao kiếm, không sắt máu hận thù. Hai bài Tàu Đêm Năm Cũ và Ly Rượu Mừng nói trên chính là hai thí dụ điển hình trong hàng ngàn nhạc phẩm khác cùng nội dung.
Vào tháng 3/2017, Cục ra văn bản “tạm dừng lưu hành” bài Con Đường Xưa Em Đi với lý do là “có nhiều dị bản.” Về sau người ta truy ra là có nhiều ông bầu sô đã tự ý sửa lời cho bớt “màu sắc Cộng Hòa” cụ thể như các câu “Chiến trường anh bước đi” và “Nơi đây phiên gác canh dài” vì sợ Cục thắc mắc “Chiến trường” đây là chiến trường nào? Không bàn đến quyết định vớ vẩn là “có nhiều dị bản” để cấm, nhưng qua đó mới thấy sự khiếp nhược của người dân trước sự cấm đoán của nhà cầm quyền cộng sản đến mức nào.
Thực tình mà nói, những cấm đoán của nhà nước cộng sản chỉ áp dụng trên mặt chính thống, nghĩa là trên các sân khấu, trên các phương tiện truyền thông, thậm chí trong các tiệm karaoke. Người ta vẫn hát trong nhà, trong các buổi tiệc tùng thân hữu − và đặc biệt người ta vẫn ê a, vẫn hát mỗi khi có dịp. Nói tóm lại, những dòng nhạc ấy vẫn sống mãi trong tim óc người dân Việt. Tôi xin nhấn mạnh ở đây là dân Việt không phân biệt vùng miền. Và đây có lẽ là lý do khiến nhà nước bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975: Quản không được thì cấm − Cấm không được thì bỏ (cấm).
Trả lời trên đài Á Châu Tự Do (RFA) về quyết định này, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã cho rằng đây là sự thất bại của kiểm duyệt văn hóa chứ không phải là một bước mở của chính quyền: “Nói một cách nào đó thì ngày hôm nay nhà nước cho phép bình đẳng tất cả mọi thứ thì thực chất cái tên gọi của nó là sự thất bại toàn phần của những chương trình kiểm duyệt văn hóa. Cho nên khi người ta bắt đầu cho phép là người ta lùi lại cái sự thất bại của mình và người ta đánh loãng đi cái vòng kiềm tỏa đã không còn giá trị nữa. Do đó nếu hôm nay họ không vội vàng tháo dỡ những nghị định đó thì bản thân họ mãi mãi vướng trong hình ảnh một kẻ thất bại và mãi mãi không lấy lại được tư cách trong việc đã từng cấm đoán như vậy, chứ đây không phải là một bước mở của chính quyền cộng sản.”
Nhà thơ Hoàng Hưng, người từng bị bắt giam và tập trung cải tạo từ tháng 8/1982 đến tháng 10/1985 vì tội “lưu truyền văn hoá phẩm phản động,” nêu lên quan điểm của ông là nhà nước không có quyền cho phép hoặc không cho phép. Những ca khúc là những sản phẩm tương đối đại chúng. Chất lượng ca khúc và cảm tình của quần chúng đối với ca khúc nó quyết định ca khúc đó sống hay chết chứ không phụ thuộc vào sự cho phép của ai cả. Cho nên quyết định bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975 là một chuyện phải đến chứ không có nghĩa là ban phát hay ân huệ.
Đã từ lâu, trên website của Cục Nghệ thuật Biểu diễn có một “Danh mục các bài hát phổ biến” (hiện có 2658 bài). Đây là danh sách các bài hát được cho phép. Bàn về khía cạnh pháp lý thì việc này hoàn toàn trái luật. Bản chất của luật ở khắp nơi là người dân được làm những gì luật pháp KHÔNG CẤM, chứ không phải là chỉ được làm những gì luật pháp CHO PHÉP. Thế cho nên rất nhiều tiếng nói đã chỉ trích danh mục này, và thậm chí có một số sở đề nghị nên công khai những bài hát bị cấm thay vì những bài hát cho phép. Và câu trả lời của Cục là “Không công khai được vì đâu biết có bao nhiêu bài hát.” Câu nói này lột trần được hết sự bất lực của vấn đề quản lý các nhạc phẩm nói riêng và tư tưởng con người nói chung và rút cuộc là phải đi đến việc đầu hàng.
Nói gì thì nói, nếu thực sự lệnh cấm được dỡ bỏ thì âu cũng là một niềm vui. Như tôi đã viết ở trên, kho tàng âm nhạc của miền Nam cực kỳ phong phú và nhân văn. Trong những khoảnh khắc đau thương, tử biệt sinh ly, người ta vẫn sống trong hy vọng, trong yêu thương. Và tôi đã tìm được tất cả trong bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến − sáng tác năm 1956, nói về sự chia cắt của hai miền đất nước. Kính mời mọi người nghe lại trong những ngày đầu Xuân:
Hò ơi, hò ơi! Anh và cùng em xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long,
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
Phạm Minh Hoàng

40 năm sau cuộc chiến, VN đang trở thành gì của Trung Quốc?


Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.
Mạnh Kim – VOA
iệt Nam là thuộc địa Trung Quốc? Không phải. Là chư hầu? Không đúng. Là quốc gia vệ 
Điều không bình thường là có rất nhiều công nhân Trung Quốc được thoải mái vào Việt Nam mà không cần hộ chiếu-visa. Con chuột cũng khó có thể lọt vào cửa khẩu huống chi hàng chục ngàn người! Cách đây 10 năm, năm 2009, tờ VietnamNet từng thực hiện phóng sự về những ngôi làng Trung Quốc mọc tại Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường bày tỏ “bất bình” trước sự “ngang nhiên” tuyên xưng chủ quyền của Trung Quốc đối với biển đảo Việt Nam nhưng về sự ngang nhiên xuất hiện của hàng chục ngàn người Trung Quốc ngay trên đất Việt Nam thì gần như không ai lên tiếng hoặc hành động gì, đến mức sự bất thường này được phép đương nhiên tồn tại. Cuối năm 2015, tại Đà Nẵng, hai cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ thậm chí đã ngang ngược “tuyên xưng chủ quyền” bằng cách không bán hàng cho người Việt. Người Việt đang mất chủ quyền ngay trên chính mảnh đất quê hương mình? Điều bất thường nhất trong những điều không bình thường là một số khu công nghiệp Trung Quốc đã được bảo vệ như thể chúng nằm trên đất Trung Quốc. Cho đến thời điểm này, chẳng người Việt Nam nào “không phận sự” được phép vào “cấm thành” Formosa!
Điều rất không bình thường, so với quan hệ kinh tế với các nước khác, là cách thức quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hãy đọc một đoạn trong bài viết “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua” của tiến sĩ Nguyễn Phương Hoa (người hồi tháng 6-2018 đã được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc kiêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc):
“Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kế hoạch phát triển gắn kết hai nền kinh tế như “Hai hành lang, một vành đai”, “một trục hai cánh”, “hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng”; hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại; tăng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam…”. Cách viết này, của một “chuyên gia” thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho thấy một điều: quan hệ kinh tế Việt Nam với Trung Quốc còn được “hòa tan” vào quan hệ chính trị, liên quan đến vấn đề thể chế và chính sách đối ngoại “đặc biệt”. Nó giúp phần nào giải thích được những bất thường nói ở trên.
? Cũng sai. Vậy Việt Nam đang là gì với Trung Quốc?
Khó có thể định nghĩa chính xác tính chất mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ sau khi hai nước bang giao bình thường sau cuộc chiến biên giới 1979. Có điều ai cũng thấy Việt Nam đang bị nhuộm đỏ trước hiểm họa “ngoại xâm mềm” bằng con đường kinh tế, từ Trung Quốc.
Từng ngày từng giờ, cơn sóng thủy triều đỏ Trung Quốc lan rộng và phủ kín Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau (chính xác là 54/63 tỉnh-thành). Theo Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nếu như trong 9 năm kể từ khi bình thường hóa (tháng 11-1991 đến tháng 12-1999), Trung Quốc có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư là 120 triệu USD, thì 10 năm sau, đã có 657 dự án với tổng số vốn hơn 2,6 tỷ USD. Riêng về FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp), từ cuối năm 1991 đến nay, FDI Trung Quốc đổ vào Việt Nam liên tục tăng và tăng mạnh 10 năm trở lại đây, từ 572,5 triệu USD năm 2007 lên 2,17 tỷ USD năm 2017, trở thành nước thứ tư trong số các quốc gia có vốn FDI đăng ký tại Việt Nam (tạp chí Tài Chính 1-1-2019).
Trung Quốc còn thâm nhập dữ dội vào thị trường bất động sản. Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang… chỗ nào cũng có mặt giới đầu tư bất động sản Trung Quốc, đặc biệt các dự án chung cư thuộc khu “đất vàng”. Tháng 4-2017, tập đoàn China Fortune Land Development mua lại cổ phần trong dự án Đại Phước Lotus của VinaCapital với giá 65,3 triệu USD (Đại Phước Lotus là dự án khu dân cư có tổng diện tích 198,5 triệu hecta thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp Sài Gòn). Tờ The Leader (19-9-2017) cho biết, tập đoàn Hong Kong Land cũng mua 64% cổ phần dự án nhà ở nằm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM; trong khi đó, Alpha King Real Estate Development JSC mua dự án khu phức hợp Saigon One Tower…

Trung Quốc hiện diện khắp nơi, đến mức gần như ngành nghề nào cũng có mặt, từ kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng; kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang; sản xuất giày ở Đồng Nai; luyện-cán thép ở Thái Bình; sản xuất tinh bột wolfram ở Quảng Ninh; linh kiện điện tử ở Đà Nẵng; ván ép ở Long An; đến gia công in phun, đồ họa, sản phẩm quảng cáo, dịch vụ quảng cáo ở Sài Gòn; và đặc biệt công nghiệp điện than (trong 27 quốc gia có dự án nhiệt điện than nhận đầu tư từ Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ hai sau Bangladesh về công suất được cam kết đầu tư với 13.380MW, xếp thứ tư về tổng giá trị với 3,6 tỷ USD, tính đến tháng 7-2018) – dù rằng công nghiệp này gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, người Trung Quốc vọt lên đầu bảng tỷ lệ người nước ngoài mua nhà ở Sài Gòn. Không chỉ mua nhà, đất đai và khu nghỉ mát, Trung Quốc còn mua doanh nghiệp. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giới đầu tư Trung Quốc đã thực hiện 1.029 lượt góp vốn mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn hơn 800 triệu USD, chỉ trong năm 2018. Cùng với làn sóng đầu tư là làn sóng du lịch. Mỗi tuần có 500 chuyến bay chở du khách Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện có đến 10 hãng hàng không khai thác 30 đường bay từ 20 địa điểm Trung Quốc đến Việt Nam…
Đầu tư và du lịch giúp kinh tế tăng trưởng mà sao phải lo? Bởi vì, không như giới đầu tư các nước khác, sự có mặt Trung Quốc kéo theo nhiều điều không bình thường. Tháng 8-2018, Ủy ban tỉnh Khánh Hòa đã phải gửi văn bản khẩn, “đề nghị các bộ, ngành trung ương, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải pháp quản lý hoạt động thanh toán qua công nghệ thanh toán điện tử”, nhằm chặn đứng sự thất thu thuế từ du khách Trung Quốc.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Cát Linh­ – Hà Đông là một ví dụ khác. Dự án có tổng đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008) trong đó vốn ODA Trung Quốc là 419 triệu USD. Dự kiến công trình hoàn thành trong thời gian từ tháng 8-2008 đến tháng 11-2013 nhưng ì ạch mãi đến cuối năm 2015 mới xong (đến nay, đầu năm 2019, vẫn còn trong giai đoạn chạy thử nghiệm). Cái giá của sự chậm tiến độ là 339 triệu USD cộng thêm! Không chỉ vậy, tổng thầu Trung Quốc còn nợ các nhà thầu phụ Việt Nam đến 554 tỷ đồng. Tương tự, trong dự án Nhà máy gang thép Lào Cai với tổng đầu tư khoảng 340 triệu USD (Việt Nam góp 55%), một nhà thầu Trung Quốc cũng quịt tiền. Sau khi ký hợp đồng mua vật liệu và thuê công nhân Việt Nam san ủi mặt bằng, nhà thầu phụ này lặng lẽ biến mất! Dù vậy, Trung Quốc vẫn có ưu thế giành thầu và chiếm nhiều dự án trọng điểm chẳng hạn các nhà máy nhiệt điện. Có quá bất thường không?
Cần nhắc lại, cách đây chỉ vài tháng, vào tháng 9-2018, khi tiếp Triệu Lạc Tế – Ủy viên Bộ Chính trị-Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng quan hệ Việt-Trung “đang ở thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử”! Trước đó, tháng 1-2017, trong chuyến công du Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Nguyễn Phú Trọng cùng Tập Cận Bình cũng đã ra thông cáo chung, xác định hai quốc gia “đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung”; khẳng định quan điểm hai bên là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bắc Kinh có là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của Việt Nam? Chắc chắn là không. Hà Nội đang trở thành gì đối với Trung Quốc? Dựa vào các phát biểu và tuyên bố chung chỉ có thể định tính được phần nào mối quan hệ hai nước, nhưng dựa vào những con số cụ thể thì có thể thấy rõ, Việt Nam đang lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc. 40 năm sau khi thâm nhập biên giới Việt Nam bằng quân sự, Trung Quốc đang đổ bộ kín mít đất nước Việt Nam bằng những đoàn quân kinh tế hùng hậu. 40 năm sau khi Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc, Việt Nam vẫn rất khó khăn tấn công sâu vào lãnh thổ nước này bằng con đường kinh thương. Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc. Con số mới nhất (11 tháng đầu năm 2018) là 21,6 tỷ USD (xuất sang Trung Quốc 38,1 tỷ USD trong khi nhập lại 59,7 tỷ USD).
Năm 1979, Hà Nội đã có thể dạy lại Bắc Kinh bài học mà Trung Quốc muốn dạy cho Việt Nam, nhưng sau 40 năm, Hà Nội dường như chẳng học được thêm gì cả, ngoài việc trở thành “đồng chí tốt” của kẻ thù. Sau 40 năm, Việt Nam chẳng là gì so với sức mạnh kinh tế lẫn quân sự mà Trung Quốc đang sở hữu. Biển Đông đang bị gặm nhấm lần mòn. Chủ quyền biên cương đang bị đe dọa. Cả “chủ quyền” kinh tế cũng bị thao túng. Thật chẳng tự hào gì khi Việt Nam đang là con nợ của Bắc Kinh. Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (3-9-2018), tác giả Vũ Quang Việt cho biết, ước tính nợ Việt Nam đối với Trung Quốc, tính đến năm 2018, (có thể) là hơn 6 tỷ USD. Bắc Kinh đang nắm Hà Nội trong lòng bàn tay? Riêng với cái nhìn của người dân Việt Nam, có vẻ như Hà Nội chẳng nắm được gì của Bắc Kinh cả! Với thực trạng này, ước vọng thoát Trung của người dân Việt xem ra là rất xa vời. Điều này có đáng để nghĩ và lo lắng cho số phận quốc gia?

Mật ước Thành Đô: Đập như thế là… tan?


Trân Văn – VOA

gười Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đang cố gắng xác định xem tại sao hệ thống truyền thông chính thức lại đồng loạt đề cập đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam cách nay 40 năm (17/02/1979 – 17/02/2019). Rõ ràng là hệ thống đèn tín hiệu trong tuyên truyền về quan hệ Việt – Trung đã chuyển từ đỏ sang xanh nhưng cho đến giờ, vì sao thì chỉ là những… đồn đoán!
Kể từ đầu thập niên 1990, sau khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, cuộc chiến vệ quốc kéo dài từ 1979 đến 1988 trở thành một trong những chủ đề cấm kỵ. Chẳng riêng hệ thống truyền thông chính thức, hệ thống giáo dục, văn nghệ sĩ cũng phải làm ngơ. Không ai được phép để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ… ngộ nhận về Trung Quốc như một hiểm họa tiềm ẩn đối với vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc.
Đã có một số người cho rằng, sở dĩ hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đang đồng loạt “xông lên”, thậm chí đài truyền hình quốc gia, đài phát thanh quốc gia hăm hở phát lại những lời hiệu triệu, những nhạc phẩm từng được phát rộng rãi cách nay 40 năm, kêu gọi toàn quân, toàn dân theo đảng bảo vệ biên cương, vô hiệu hóa dã tâm của Trung Quốc là vì bối cảnh chính trị, tương quan giữa thế và lực trong khu vực đang thay đổi… Một số người khác thì cho rằng, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam được phép “ôn cố” vì năm nay là năm chẵn – tròn 40 năm tính từ ngày Trung Quốc xua đại quân tràn sang Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học…
- Quảng Cáo -
Những nhận định, lý giải theo hướng đó dường như không ổn lắm. Đâu phải đến bây giờ bối cảnh chính trị, tương quan giữa thế và lực trong khu vực mới thay đổi. Việt Nam đã mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, mất phần quan trọng nhất ở quần đảo Trường Sa vào cuối thập niên 1980. Bảy bãi đá mà Trung Quốc cưỡng đoạt của Việt Nam năm 1988 đã trở thành bảy căn cứ quân sự, khống chế toàn bộ biển Đông. Khi đường ra biển của ngư dân Việt Nam bị thu hẹp, ngư nghiệp trở thành èo uột. Nợ Trung Quốc được phán đoán là càng ngày càng lớn, dấu hiệu lệ thuộc Trung Quốc về chính trị – kinh tế càng ngày càng rõ, tại sao không ai được bình phẩm, cảnh báo? 40 năm là chẵn nhưng chẳng lẽ 30 năm, 20 năm không… chẵn? Thế thì tại sao trước đây vẫn phải làm ngơ?
***
Không phải tự nhiên nhiều người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam cùng cho rằng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân”. Năm 2014, sự âu lo chuyển thành phẫn nộ, lan rộng đến cả cán bộ, đảng viên, giới lão thành cách mạng, sau khi Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo đồng loạt tiết lộ một phần “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô”: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” (1).

Rất khó phân định thông tin của Tân Hoa Xã, Hoàn Cầu Thời Báo là thực hay hư nhưng cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khiến sự ngờ vực càng ngày càng lớn. Cho dù uy tín của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sút giảm nghiêm trọng, cho dù có rất nhiều ông tướng hữu công, cán bộ lão thành cách mạng yêu cầu bạch hóa “Mật ước Thành Đô” nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn im lặng. Thay vì bạch hóa “Mật ước Thành Đô” hoặc công khai phản bác “luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân” của Tân Hoa xã, Hoàn Cầu Thời Báo, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ phát hành một “tài liệu lưu hành nội bộ”, khẳng định: “Không hề có cái gọi là thỏa thuận Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc” và nhấn mạnh: “Hội nghi Thành Đô thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” (2).
Năm tới là 2020 – thời điểm mà theo Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo, Việt Nam sẽ hoàn tất việc chuẩn bị để trở thành một Khu Tự trị của Trung Quốc. Dẫu cho sự âu lo và phẫn nộ của công chúng càng ngày càng lớn, dẫu cho sự kiện hệ thống truyền thông chính thức đã và đang đồng loạt đề cập đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam cách nay 40 năm (17/02/1979 – 17/02/2019), sẽ cung cấp cho hệ thống tuyên giáo bằng chứng cần thiết để “đập tan” những chỉ trích, trấn an những nghi ngại về “Mật ước Thành Đô” nhưng không thể chỉ vì thế mà đoan chắc, đó là lý do hệ thống đèn tín hiệu trong tuyên truyền về quan hệ Việt – Trung đột nhiên chuyển từ đỏ sang xanh.
***
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam luôn luôn “tài tình, sáng suốt”, luôn luôn có giải pháp để chuyển nguy thành an.
Trước, người Việt phải cùng nhau thực thi “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), tụng niệm “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) vì Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đảng Cộng sản lãnh đạo”. Chính “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước” bởi “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (3). Để khuynh hướng ghét Trung Quốc trở thành phổ biến, ngại nói điều tích cực về Trung Quốc là “nguy hiểm cho dân tộc” vì “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vẫn phải bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị, thành quả cách mạng và giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, tăng cường phát triển toàn diện kinh tế – xã hội đất nước” (4).
Nay, đồng loạt nhắc lại cuộc chiến vệ quốc 40 năm trước, chủ yếu là đề cao tinh thần ái quốc của người Việt. Trấn an người Việt rằng khi họ luôn sẵn sàng theo… đảng, hy sinh tất cả để bảo vệ lãnh thổ thì ngoại xâm chẳng bao giờ là họa. Những chuyện như thường dân bị thảm sát, các thị xã, thị trấn, làng mạc ở khu vực biên giới bị san thành bình địa vì “không ai nghĩ đang là ‘đồng chí’ lại đánh nhau” như ông Vương Dương Tường, Bí thư Cao Bằng giai đoạn 1979 – 1992 từng thú nhận là… không được phép (5). Chưa biết đúng ngày 17 tháng 2, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có đến thắp hương tưởng niệm những người Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến vệ quốc cách nay 40 năm hay không (?). Chắc là không vì điều đó không có lợi cho quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, dùng truyền thông “đối nội” là tình thế, không thể gây bất lợi trong… “đối ngoại”. Còn nếu có thì đó là thừa.
Làm sao có thể tin vào những thẻ nhang, vòng hoa, diễn văn bày tỏ sự biết ơn khi vẫn còn khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ đang phơi mưa nắng tại các cao điểm 1.800A, 1.800B, 1.722, 1.220, 1.030,… mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thèm bận tâm đến chuyện mang về. Tháng 11 năm 2017, tướng Sùng Thìn Cò – Phó Tư lệnh Quân khu 2 đồng thời là đại biểu của tỉnh Hà Giang tại Quốc hội khóa 14, từng khẩn khoản xin Quốc hội cấp tiền cho Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 một lần để đưa hết toàn bộ hài cốt các liệt sĩ về với gia đình, về với quê hương (2) nhưng chẳng ai thèm đoái hoài. Ngoài Hà Giang với 2.500 hài cốt đang phơi mưa nắng, bao giờ thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tính đến chuyện tìm kiếm, an táng hài cốt những liệt sĩ tử trận ở Cao Bằng, Lạng Sơn trong giai đoạn 1979 – 1981? Chắc chắn là còn lâu. Trong nhận thức của những người cộng sản Việt Nam, bán đất để có tiền xây dựng những công viên, tượng đài tưởng niệm… Fidel Castro hữu lý hơn.
Cho rằng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân” dường như không đúng. Những hệ thống đó không “hèn” cũng chẳng “ác” mà duy lợi. Duy lợi nên không bận tâm đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, không trước, không sau, không tình đồng chí, chẳng nghiã đồng đội. Mục tiêu duy nhất, trước sau như một vẫn chỉ nhằm duy trì được đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam để một số cá nhân thủ đắc đặc lợi. Chỉ thế mà thôi!
Chú thích
(1) https://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_nghị_Thành_Đô