Wednesday, December 7, 2016

Thủy điện gây thảm họa cho dân miền Trung

Ông Võ Thanh Tuấn, huyện Tuy Phước, Bình Định, buồn rầu ngồi trên nóc trang trại bị ngập chìm trong lũ, khiến đàn vịt thịt 600 con của gia đình ông trôi mất. (Hình: Tuổi Trẻ)
ĐÀ NẴNG (NV) – “Các công trình thủy điện đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường xã hội, khiến cho tình hình lũ lụt càng thêm trầm trọng…” là lời tố cáo tại buổi hội thảo ngày 6 Tháng Mười Hai, 2016.
Tại cuộc hội thảo “Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung-Tây Nguyên” tổ chức ở Đà Nẵng ngày nói trên được tờ báo điện tử Giáo Dục Việt Nam tường thuật, ông Huỳnh Phước, phó chủ tịch liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Đà Nẵng tố cáo rằng, gần 10 năm qua, việc đầu tư hệ thống thủy điện dày đặc ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã gây nên những thiệt hại về môi trường, kinh tế-xã hội.
Trong đó, rõ ràng nhất là tình trạng ngập lụt vùng hạ du do các thủy điện vận hành xả lũ không đúng quy trình. Nhiều hồ chứa xả lũ ào ạt, không báo trước khiến người dân trở tay không kịp, bị nước dâng lên cuốn trôi hết tài sản, đồ đạc.
Lên tiếng trong cuộc hội thảo, bà Tiến Sĩ Quách Thị Xuân của trung tâm tư vấn phát triển bền vững (Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng) nêu ra những con số cho thấy, việc xây dựng các đập thủy điện đã phá hủy hàng ngàn hecta rừng tự nhiên. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho thủy điện là gần 1,390 hecta (do lòng hồ chiếm chỗ). Ngoài ra, hơn 9,292 hecta “biến mất” để phục vụ làm đất tái định cư và đất sản xuất cây lương thực hàng năm.
Khi lập dự án, các nhà đầu tư thủy điện hoặc là Bộ Công Thương Nhà Nước Trung Ương nếu là dự án lớn, hoặc của các địa phương nếu là các dự án nhỏ, đều cam kết trồng lại rừng. Tuy nhiên, bà Xuân nói các cam kết chỉ là lời nói dối.
Bà Xuân dẫn chứng, tính đến cuối năm 2014, cả tỉnh Quảng Nam chỉ mới thực hiện trồng rừng thay thế vỏn vẹn 24/700 hecta (tương đương 3.4% kế hoạch năm). Bốn nhà máy thủy điện “nợ” diện tích trồng lại rừng lớn nhất là: Sông Bung 2 (còn 426 hecta chưa trồng), Sông Tranh 2 (314 hecta), Sông Bung 4 (hơn 206 hecta) và Sông Bung 5 (106 hecta). Đó là không kể đến những vùng rừng đầu nguồn bị phá thêm “ngoài kế hoạch” để lấy gỗ bán kiếm lời.
Cuộc hội thảo về thủy điện hại dân diễn ra trong khi các đập thủy điện từ Quảng Bình đến Phú Yên theo nhau xả lũ gây lũ lụt kinh hoàng, nhà sập, cầu trôi, người chết, mùa màng, tài sản thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Không những vậy, cả các hồ thủy lợi cũng xả lũ theo lại càng làm tình hình ngập lụt thêm thê thảm.
Hà Tĩnh thì có đập thủy điện Hố Hô (giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) là đập nhỏ nhưng có 4 đập thủy điện đang xả lũ với lưu lượng lớn gồm Hương Điền xả 726 m3/s, Bình Điền (Thừa Thiên – Huế) xả 764 m3/s, Sông Tranh 2 (Quảng Nam) xả 748 m3/s và Sông Hinh (Phú Yên) xả 1,000m3/s.
Thành phố Huế và bảy huyện, thành phố của Thừa Thiên-Huế bị ngập. Theo tờ Tuổi Trẻ, Cuối chiều 7 Tháng Mười Hai, 2016, tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Định đều bị ngập lụt, lũ chia cắt. Nhiều nhà dân ở các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn ngập sâu 1-1.5m nước. Dự báo ngày 8 Tháng Mười Hai, ở Bình Định còn có mưa to đến rất to, lũ các sông tiếp tục lên. Từ đầu Tháng Mười Một, 2016 đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã có 12 người chết, một người mất tích do mưa lũ.
Chiều ngày 3 Tháng Mười Một, ông Võ Đăng Thuận, phó Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, do ảnh hưởng của đợt lũ vừa qua khiến toàn bộ huyện này bị cô lập, nhiều điểm trường phải sơ tán giáo viên đi tránh lũ.
Cuối tuần qua, Chi Cục Phòng, Chống Thiên Tai khu vực miền Trung -Tây Nguyên tại Đà Nẵng cho biết, hiện nhiều hồ chứa thủy lợi và thủy điện ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên đang đồng loạt xả lũ.
Các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Hương (tỉnh Thừa Thiên Huế) như: A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, Trả Trạch và trên trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn (Quảng Nam) như: Sông Bung 4, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2 đều xả lũ. Thủy điện An Khê-Ka Nak trên lưu vực sông Ba “xả lũ điều tiết” theo quy trình vận hành.
Vì lũ lụt đang diễn ra nên chưa thấy có những thống kê về thiệt hại mà người ta tin rằng rất lớn, khó tránh khỏi thiếu đói ở nhiều nơi cần được cứu trợ khẩn cấp.
Hồi Tháng Mười, hồ thủy điện nhỏ Hố Hô ở Hà Tĩnh xả lũ làm ngập lụt một vùng rộng lớn của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sự thiệt hại ước lượng khoảng 1,000 tỷ đồng trong khi mỗi năm, công ty thủy điện Hố Hôi chỉ nộp được cho ngân sách hơn một tỷ đồng và chỉ cấp điện được cho dân số một huyện ở địa phương. (TN)

Vụ dân chặn cầu Bến Thủy: Chính quyền nhượng bộ

Sáng 7 Tháng Mười Hai, khoảng 80 người dân cùng hàng chục xe hơi và xe máy tiếp tục chặn cầu Bến Thủy 1. (Hình: VnExpress)
HÀ TĨNH (NV) – Trước việc người dân chặn cầu cầu Bến Thủy nối Nghệ An với Hà Tĩnh phản đối thu phí bất hợp lý, chủ đầu tư BOT cầu Bến Thủy đã phải nhượng bộ.
Đến ngày 7 Tháng Mười Hai, ngày thứ 5 liên tiếp người dân huyện Nghi Xuân mang băng rôn và xe cộ các loại tập trung ở đầu cầu Bến Thủy 1 phản đối việc phải đóng phí dù không sử dụng đường BOT. Sự việc buộc hàng chục cảnh sát của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tục túc trực để điều tiết giao thông.
Nói với phóng viên báo điện tử VnExpress, ông Đặng Quyết Thắng, đội trưởng cảnh sát giao thông công an huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh xác nhận, hôm nay khoảng 80 người đưa hàng chục xe hơi tập trung đứng hai bên đường để phản đối.
Chiều cùng ngày, thấy không thể khuất phục người dân, ông Ngô Trọng Nghĩa, phó tổng giám đốc tổng công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 4 (Cienco 4), chủ đầu tư dự án BOT cầu Bến Thủy buộc phải loan báo cho hay, trong phiên họp ngày 5 Tháng Mười Hai tỉnh ủy Nghệ An đã có phúc trình đề nghị xem xét khôi phục việc bán vé tháng, quý cho người dân hai đầu cầu. “Sáng ngày 8 Tháng Mười Hai, Cienco 4 sẽ trình Bộ Giao Thông xem xét hỗ trợ cho ngưởi dân hai đầu cầu Bến Thủy như trước đây,” ông Nghĩa nói.
Trước đó, hồi đầu năm 2016 chủ đầu tư đã áp dụng việc giảm giá vé tháng và quý cho những gia đình sống lân cận cầu Bến Thủy như huyện Hưng Nguyên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đến đầu Tháng Mười Hai này thông báo không còn giảm giá vé “do thực hiện theo thông tư mới,” khiến ngưởi dân tức giận biểu tình phản đối. (Tr.N)

Cần Thơ bắt thêm 3 thanh tra giao thông ăn hối lộ

Công an đọc lệnh bắt bốn nghi can Lưu, Pháp, An, Thiện vào sáng ngày 7 Tháng Mười Hai. (Hình: Tiền Phong)
CẦN THƠ (NV) – Cả ba cán bộ thanh tra giao thông bị bắt lần này cũng đều là đội trưởng, đội phó, cán bộ công tác tại 3 quận, huyện ở  thành phố Cần Thơ.
Truyền thông Việt Nam chiều 7 Tháng Mười Hai dẫn lời ông Trần Ngọc Hạnh, giám đốc công an Cần Thơ cho biết, công an đã bắt thêm 3 cán bộ thanh tra giao thông gồm các ông: Nguyễn Trần Lưu, đội trưởng đội thanh tra giao thông quận Thốt Nốt; Hồ Công Thiện, đội phó đội thanh tra giao thông huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp, cán bộ đội thanh tra giao thông quận Cái Răng và ông Trần Tường An, “cò” nhận và đưa tiền từ các doanh nghiệp, chủ xe cho các thanh tra giao thông đứng ra “bảo kê” nói trên.

Theo báo Tiền Phong, những người trên có liên quan đến vụ thanh tra giao thông, thuộc Sở Giao Thông Cần Thơ nhận tiền hối lộ để “bảo kê” đã bị công an Cần Thơ triệt phá vào hồi Tháng Bảy vừa qua.
Theo cơ quan điều tra, ông An mở hai tài khoản để nhận tiền trực tiếp từ Nguyễn Văn Cần, một “cò”  đã bị bắt trước đó và nhận tiền mặt trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải rồi đưa cho ông Đoàn Vũ Duy, đội trưởng đội thanh tra giao thông số 11, phụ trách quận Bình Thủy, đã bị bắt.
Như vậy, tính đến nay liên quan đến vụ án này đã có bảy cán bộ và lãnh đạo thanh tra giao thông Cần Thơ bị khởi tố, bắt giam về tội “nhận hối lộ”gồm: một phó chánh thanh tra, ba đội trưởng, hai cán bộ và một đội phó.
Qua điều tra đã phát hiện có 24 tài khoản khác nhau với hàng ngàn giao dịch liên quan, nhận hối lộ số tiền hơn 3.4 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã làm việc với 250 người liên quan, đại diện cho 120 tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải từ Đồng Nai, Sài Gòn, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… (Tr.N)

Quốc tang hay quốc nhục?

Người dân xếp hàng tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội để bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016.
Người dân xếp hàng tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội để bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016.
 Thiện ÝTheo VOA-07.12.2016 
Việc đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) quyết định tổ chức quốc tang vào ngày 4/12/2016 cho Fidel Castro, lãnh tụ cộng sản Cuba vừa qua đời, đã làm nhân dân trong nước “bức xúc”; nhiều người cho rằng quyết định này làm nhục quốc thể.
Vì làm quốc tang cho Fidel Castro là bắt các cơ quan chính quyền trong nước và các cơ sở ngoại giao ở nước ngoài phải treo cờ rũ, có vải khăn tang, buộc nhân dân cả nước phải ngừng mọi hoạt động giải trí vui chơi trong ngày quốc tang, để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn một người nước ngoài vừa nằm xuống, trong khi người nước ngoài này không có công trạng to tát gì với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Như vậy quan hệ “tình cảm cách mạng” trong quá khứ chỉ có giữa các lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba. Vì vậy, nếu muốn thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi vĩnh viễn của người đồng chí anh em cộng sản, các lãnh đạo Đảng CSVN chỉ có thể làm “Đảng tang” cho Fidel Castro. Đồng thời về mặt nhà nước nhà cầm quyền CSVN chỉ cần chia buồn với đảng và chính phủ Cuba theo nghi thức ngoại giao thông thường dành cho một nguyên thủ quốc gia đã về hưu là đủ.
Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba đã không có công trạng gì với dân tộc và đất nước Việt Nam. Trái lại, xét về hậu quả tai hại nhiều mặt cho đất nước Việt Nam, sự đóng góp của cá nhân Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba vào cái gọi là cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam” là có tội với nhân dân Việt Nam. Thật là nghịch lý khi Đảng CSVN bắt nhân dân cả nước phải để tang để tỏ lòng thương tiếc một kẻ từng tiếp tay cho những cá nhân và tập đoàn đã gây tai hại cho nhân dân và cho đất nước.
Hầu hết nhân dân Việt Nam đánh giá Fidel Castro không gì khác hơn là một nhà độc tài cộng sản tiêu biểu còn sót lại của thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhân dân Việt Nam dường như không thương tiếc mà chỉ thương hại cho một nhân tài của đất nước Cuba, tốt nghiệp cử nhân luât tại Đại học La Habana và từng là một luật sư, mà vì hoang tưởng, nên cả một đời lao vào một cuộc chiến đấu, cho đến khi nhắm mắt ở tuổi 90 vẫn không thành đạt được mục tiêu lý tưởng, là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa không tưởng của mình trên đất nước Cuba.
Trái lại, nếu Fidel Castro đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ được chế độ độc tài Batista vào 1/1/1959, thì sau đó chính ông ta nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, từ chối mọi chia sẻ quyền lực, thẳng tay trấn áp đối lập. Tháng 2/1959 Fidel Castro nắm chức thủ tướng. Năm 1961, ông tuyên bố Cách mạng Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Năm 1965 ông thành lập Đảng Cộng sản Cuba mới, nắm chức bí thư thứ nhất kiêm chủ tịch nước. Dưới chế độ độc tài toàn trị của Fidel Castro, nhân dân Cuba đã phải sống những năm dài nghèo đói, thiếu thốn mọi mặt, bị tước đoạt các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Thật ra, xét về nhiều mặt, chế độ độc tài do Fidel Castro cầm đầu còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ độc tài của Batista.
Tuy nhiên, niềm an ủi cho Fidel Castro là dù không thành công về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhưng bản thân đã “thành danh và thành nhân”. Fidel Castro đã được sống một cuộc đời “vinh thân, phì gia” và đầy quyền uy, được thế giới cộng sản tôn vinh là “Nhà lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa kiệt xuất”, là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc” ở các nước thuộc địa nói chung, vùng Châu Mỹ La tinh nói riêng….
Những lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước Việt Nam dường như cũng có chung niềm an ủi và tự hào đến cuối đời “Không thành công cũng thành nhân” như Fidel Castro. Vì vậy họ đã bất chấp lòng dân, coi thường công luận, ngang nhiên tổ chức “quốc tang” cho một lãnh tụ cộng sản nước ngoài, chẳng có công trạng gì với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Tựu chung, đảng và nhà nước CSVN làm quốc tang cho Fidel Castro vào ngày 4/12/2016 là làm nhục quốc thể. Một lần nữa việc này cho thấy đảng CSVN luôn đặt lợi ích của mình trên lợi ích của nhân dân và danh dự của tổ quốc. Đã đến giờ thứ 25 của chủ nghĩa cộng sản, mà sao những người lãnh đạo đảng và chế độ CSVN vẫn ngoan cố chưa nhìn ra hay nhìn ra mà không dám thừa nhận về một quá khứ sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân cho nước? Nay họ còn muốn lợi dụng hào quang quá khứ của một xác chết Cuba để tự mãn và tiếp tục lừa bịp thế hệ con cháu là làm sao?
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Bắt nạt’ trên mạng xã hội và tự ti mặc cảm

Hình chụp từ đoạn clip ngắn được cắt ra từ chương trình Ai là triệu phú của đài truyền hình VTV được chia sẻ hàng loạt nói về một cô gái không trả lời được 2 câu hỏi đầu tiên của chương trình.
Hình chụp từ đoạn clip ngắn được cắt ra từ chương trình Ai là triệu phú của đài truyền hình VTV được chia sẻ hàng loạt nói về một cô gái không trả lời được 2 câu hỏi đầu tiên của chương trình.
Hoàng Giang
Theo VOA-07.12.2016
Trong tiếng Anh, nạn “bắt nạt” trên mạng xã hội được gọi với cụm từ “cyber bullying.” Đây là một vấn đề gây tranh cãi tại Mỹ khi Internet phát triển rộng rãi và các thiết bị công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Những thông tin, lời nói trên mạng xã hội là ảo nhưng tác động trực tiếp của chúng đến con người là thật. Nếu hành vi “bắt nạt” được thực hiện bằng tay chân trong đời thật chỉ xảy ra trong 1 khoảng thời gian nhất định thì “bắt nạt” trên mạng xã hội kéo dài suốt ngày đêm. Định nghĩa của “cyber bullying” là: “Những hành động cử chỉ cố tình tấn công của một cá nhân hay một nhóm qua các thiết bị điện tử, lặp đi lặp lại nhiều lần đối với nạn nhân - người không có khả năng chống đỡ.” Có thể chúng ta không nhận ra nhưng trong những ngày gần đây, liên tiếp các sự kiện nóng đều bắt nguồn từ hành động “bắt nạt” trên mạng xã hội.
Cách đây chưa đầy 1 tuần, một đoạn clip ngắn được cắt ra từ chương trình Ai là triệu phú của đài truyền hình VTV được chia sẻ hàng loạt nói về một cô gái không trả lời được 2 câu hỏi đầu tiên của chương trình - thường được coi là những câu hỏi dễ dàng về kiến thức cơ bản thường ngày. Cụ thể là người chơi không biết được ý nghĩa của “El Nino” và “người ta thường nấu canh cua với rau gì?” Sự “thiếu hiểu biết” này càng trở nên không thể chấp nhận được khi người chơi là… con gái. Chưa kể, cô được cho là khá giỏi giang khi thành thạo tiếng Nhật và đang làm việc trong một công ty lớn của đất nước “Mặt trời mọc”. Trong một buổi giao lưu mang tên Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin diễn ra ngày 29/11, một bạn sinh viên đặt ra câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm là 2.000 đô la/tháng?”. Câu hỏi này đã được các báo đài đưa lên làm “title” và gây ấn tượng mạnh với người đọc vì sự viển vông của người hỏi.
Việc “ném đá cộng đồng” đang ngày trở thành một thói quen của giới trẻ trên mạng xã hội và nguyên nhân sâu xa xuất phát từ mặc cảm tự ti. Việc chê bai người khác được sử dụng như một phương cách để khoe mình giỏi giang hơn người khác. Người xem không quan tâm đến việc cô gái trong Ai là triệu phú học tiếng Nhật giỏi như thế nào, làm ở công ty lớn ra sao mà tập trung xoi mói sự ẩu đoảng, vụng về vì “con gái mà không biết nấu ăn.” Tâm lý tự ti đó được hình thành ngay từ trên ghế nhà trường khi hầu hết học sinh Việt không dám nói những gì mình nghĩ và đặt câu hỏi vì sợ mình bị lạc lõng, khác biệt và bị chê cười. Trớ trêu thay, càng sợ hãi lại càng giấu giếm sự thiếu hiểu biết của mình, càng trở nên tự ti và cố gồng mình chứng tỏ bằng cách dìm người khác xuống. Cảm giác đó lan nhanh và rộng như một bệnh dịch. Một xã hội mà phần đông không khi nào tự thừa nhận sự yếu kém của bản thân vì nhìn đâu cũng thấy người giống mình thì không thể nào phát triển được. Trong thập niên 1960, thu nhập trung bình của một người Hàn khoảng 1.000 đôla/1 năm, tính đến năm 2015, con số đó tăng lên 25.000 đôla, trong khi thu nhập trung bình tính theo đầu người tại Việt Nam hiện nay là 1.900 đôla. Vì không một người Việt nào dám hỏi làm thế nào để kiếm được 2.000 đôla/tháng nên Việt Nam đến giờ vẫn chưa thoát khỏi hình ảnh một đất nước chậm phát triển bậc nhất thế giới.
Trong bài báo “giật tít” vừa kể, khi cô sinh viên đặt câu hỏi về mức lương 2.000 đô, một khách mời trong buổi giao lưu đã trả lời rằng mức lương bạn nhận được phụ thuộc vào năng lực và khả năng cống hiến cho doanh nghiệp. Nếu bạn có thể đem lại mức lợi nhuận từ 10.000 đến 15.000 đôla/tháng, thì mức lương 2.000 đôla là trong tầm tay. Tôi cho rằng đây là câu trả lời rất thiết thực và hợp lý. Mức lương tỉ lệ thuận với năng lực, bởi vậy đối với những ai có kết quả học tập trung bình, kiến thức chuyên môn không đủ, không thể giao tiếp ngoại ngữ, cộng thêm thái độ không cầu tiến, thì 2.000 đôla chắc chắn mãi là một con số viển vông, ảo tưởng.
* Blog Trong lòng Hà Nội của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thủ tướng ra lệnh truy tìm kẻ tung tin đổi tiền

Theo VNExpress, mức giá của đồng tiền VND đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua so với đồng đô la Mỹ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nới lỏng các quy định về mức quy đổi ngoại tệ.
Theo VNExpress, mức giá của đồng tiền VND đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua so với đồng đô la Mỹ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nới lỏng các quy định về mức quy đổi ngoại tệ.
VOA Tiếng Việt
07.12.2016 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho bộ Công An truy tìm những kẻ đứng sau các tin đồn đổi tiền thất thiệt.
Truyền thông trong nước đưa tin, thủ tướng Phúc hôm 6/12 khẳng định rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định và không có lý do để đổi tiền. Trang mạng Dân Trí trích lời thủ tướng Phúc nói tại một hội nghị rằng việc tung tin đổi tiền là nhằm mục đích trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư cũng như sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Nhận xét về nguyên nhân đưa đến những tin đồn như vậy, tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết:
"Rõ ràng trong 1 bối cảnh có những biến động tài chính, có nợ của chính phủ tăng cao thì có những tin đồn thất thiệt. Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị phải truy tìm ra thủ phạm và phải có cách xử lý."
Theo Dân Trí, tin đồn xuất hiện vào cuối tháng 11, gây biến động trên thị trường ngoại tệ và vàng, đồng thời gây tâm lý bất ổn trong xã hội. Truyền thông trong nước đưa tin người dân đã đổ xô nhau đi mua vàng và đô la để tích trữ, để phòng trường hợp đồng tiền Việt Nam có thể mất giá sau khi đổi tiền.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm 1/12 chính thức phủ nhận tin đổi tiền, nói rằng đó là những tin đồn thất thiệt và vô căn cứ. Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã cảnh báo về ảnh hưởng của những tin đồn đó đối với an ninh tiền tệ quốc gia.
Tiến sĩ Doanh cũng có nhận xét tương tự:
"Đấy là một thông tin ác ý, không có tính xây dựng và cần phải được xử lý nghiêm. Bởi vì hiện nay Việt Nam không có nhu cầu phải đổi tiền như thế."
Theo VNExpress, mức giá của đồng tiền VND đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua so với đồng đô la Mỹ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nới lỏng các quy định về mức quy đổi ngoại tệ.
Việt Nam trước đây đã có 6 lần đổi tiền trong thời gian từ năm 1947 đến 1985. Một chuyên gia kinh tế của Đại học Texas từng cho VOA biết rằng việc Việt Nam có những lần đổi tiền trước đây là cơ sở cho các tin đồn xuất hiện và lan truyền. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính từng làm việc cho ngân hàng ở Mỹ, được trích lời nói rằng trong một nền kinh tế có độ mở ít như Việt Nam, và thông tin không thông thoáng và đầy đủ và cơ quan chức năng không minh bạch công khai tin tức thì việc xuất hiện tin đồn là điều tất yếu.

Nghi vấn tỷ phú Trung Quốc đang giấu kho nhôm khổng lồ tại Việt Nam

Theo Dịch Vụ Thông Tin Thương Mại Toàn Cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. (Ảnh minh hoạ)
Theo Dịch Vụ Thông Tin Thương Mại Toàn Cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. (Ảnh minh hoạ)
Theo VOA-07.12.2016
Kho nhôm lớn nhất thế giới vừa được vận chuyển tới một cảng biển Việt Nam trong khi cách đây vài tháng còn nằm phủ bạt ở một hoang mạc của Mexico.
Theo một phóng sự điều tra của tờ Wall Street Journal, phần lớn số hàng này đang được phủ bạt đen, canh giữ bởi nhân viên an ninh tuần tra bằng xe máy, mang theo dùi cui ở một nhà máy trong khu cảng Vũng Tàu.
Theo nguồn tin này, hàng loạt động thái bất thường trong xuất nhập khẩu nhôm giữa Trung Quốc, Mỹ, Mexico và Việt Nam đều có liên hệ tới tỷ phú Trung Quốc Liu Zhongtian – người được cho là đang giấu 1 triệu tấn nhôm trị giá 2 tỷ đô la để thao túng thị trường.
Theo Dịch Vụ Thông Tin Thương Mại Toàn Cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm.
Trong một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal hồi tháng 9 năm nay, kho nhôm của Mexico hiện đang nằm ở Việt Nam có liên quan tới ông Liu Zhongtian, chủ tịch tập đoàn nhôm China Shongwang, người giàu có nhất Trung Quốc. Ông Liu bị các nhà quản lý thương mại nhôm cáo buộc là xuất khẩu nhôm sang Mexico để xóa nguồn gốc Trung Quốc của mặt hàng này. Mục đích là lợi dụng hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Mexico để trốn thuế, bởi vì nếu là sản phẩm của Trung Quốc, mặt hàng này sẽ bị đánh thuế tại Hoa Kỳ. Tỷ phú Liu và tập đoàn China Zhongwang đã bác bỏ cáo buộc này.
Mỹ áp đặt các sắc thuế rất cao đối với nhôm nhập từ Trung Quốc, thuế xuất chống bán phá giá lên tới 374% cho phôi nhôm từ Trung Quốc trong khi nhôm Việt Nam chỉ chịu mức thuế trên dưới 5%. Trung Quốc được cho là đang dùng Việt Nam để có thể hưởng thuế xuất ưu đãi này.
Việc giá nhôm giảm giá trên thị trường đã đe dọa ngành sản xuất nhôm của Hoa Kỳ, dẫn đến nguy cơ hàng loạt nhà máy có thể đóng cửa. Theo Infonet, việc Trung Quốc tăng sản lượng nhôm và không phải đóng thuế đúng mức, là một mối đe dọa đối với ngành sản xuất nhôm tại Hoa Kỳ.
Theo phóng sự của Wall Street Journal, hành trình của nhôm Trung Quốc được vận chuyển từ Mexico sang Việt Nam trùng hợp với thời điểm lượng nhôm Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam và Mỹ tăng đột biến qua những cảng có liên hệ với tỷ phú Liu của Trung Quốc. Tuy nhiên người phát ngôn của tập đoàn China Zhongwang, Harriet Lau, bác bỏ là có bất kỳ liên hệ nào với kho nhôm khổng lồ tại Việt Nam.
Theo người sáng lập Harbor Aluminum Intelligence LLC, tổ chức nghiên cứu thị trường nhôm toàn cầu, được WSJ trích lời nói Vũng Tàu là cảng xuất nhập khẩu chính của Global Vietnam Aluminum, công ty Việt Nam duy nhất có khả năng quản lý kho hàng khổng lồ như vậy.

Việt Nam quyết xử lý tiền ảo

Theo VNEconomy ghi nhận, việc kinh doanh và đầu tư tiền ảo, tiền điện tử ngày càng phổ biến ở nhiều nước và trở thành xu hướng mới trên thị trường tài chính thế giới, với 670 loại trên toàn cầu, bao gồm cả Bitcoin.
Theo VNEconomy ghi nhận, việc kinh doanh và đầu tư tiền ảo, tiền điện tử ngày càng phổ biến ở nhiều nước và trở thành xu hướng mới trên thị trường tài chính thế giới, với 670 loại trên toàn cầu, bao gồm cả Bitcoin.
VOA Tiếng Việt
07.12.2016 
Chính phủ  CS Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện một đề án quản lý việc sử dụng và kinh doanh tiền ảo trong bối cảnh có nguy cơ chảy máu ngoại tệ và bất ổn thị trường tài chính tiền tệ.
Theo một đề án mới của chính phủ được truyền thông trong nước đưa tin, chính phủ sẽ “hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo” trước những rủi ro về nạn rửa tiền, trốn thuế và chảy máu ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh tiền ảo.
Theo VNEconomy ghi nhận từ bản dự thảo, việc kinh doanh và đầu tư tiền ảo, tiền điện tử ngày càng phổ biến ở nhiều nước và trở thành xu hướng mới trên thị trường tài chính thế giới, với 670 loại trên toàn cầu, bao gồm cả Bitcoin.
Theo Bộ Tư Pháp, Việt Nam không công nhận Bitcoin và các loại tiền ảo khác và việc sử dụng và kinh doanh tiền ảo là bất hợp pháp. Tuy nhiên giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu của riêng Bitcoin là hơn 10 tỷ đô la. Bộ Tư Pháp cho rằng kéo theo đó là những tranh chấp dân sự, thương mại, tội phạm… nên việc sử dụng và kinh doanh tiền ảo không thể nằm ngoài vùng quản lý và giám sát của nhà nước.
Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh nói với VOA Việt Ngữ rằng quan điểm của chính phủ Việt Nam chưa rõ ràng liên quan tới xu hướng kinh doanh tiền ảo trên thế giới:
"Ngân hàng Nhà nước không cho phép và cũng không đồng ý với đề nghị được sử dụng Bitcoin nhưng trên thế giới xu hướng sử dụng đồng tiền điện tử ngày càng phổ biến hơn thì tôi không biết quyết định của Việt Nam sẽ xử lý vấn đề này như thế nào."
Gần đây trên các website, diễn đàn và mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin về các loại tiền ảo với những lời chào mời đầu tư tham gia mạng lưới “tiền ảo” để thu lãi “khủng.” Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo việc sở hữu, mua bán và sử dụng tiền ảo đi kèm với nhiều rủi ro đối với người dân và họ không được pháp luật bảo vệ. Cục Thương Mại Điện Tử và Công Nghệ Thông Tin cũng đã khuyến cáo các tổ chức và cá nhân về các giao dịch tiền ảo.
Theo viện trưởng Viện Quản Lý Trung Ương Lê Đăng Doanh, việc quản lý mạng của Việt Nam cần được củng cố lại để đối phó với vấn đề này:
"Qua tình hình an ninh của các ngân hàng và việc ăn cắp các tài khoản để lấy cắp các mật khẩu để lấy tiền từ tài khoản thì đúng là vấn đề an ninh mạng và vấn đề an ninh của hệ thống ngân hàng của chúng ta có vấn đề."
Nếu nghị định này được thông qua thì việc kinh doanh đa cấp các loại tiền ảo đang thịnh hành ở Việt Nam sẽ “hết đất sống.” Theo bộ Công Thương, một số doanh nghiệp trong thời gian qua đã lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động vốn nhằm thu lợi bất chính cũng như thực hiện các hành vi vi phạm mới.
Có nhiều ý kiến trong công chúng ở Việt Nam cho rằng không nên hợp pháp hóa tiền ảo nhưng tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó sẽ phản tác dụng:
"Vấn đề là phải có một thái độ rõ ràng, có căn cứ về việc sử dụng đồng tiền điện tử trong một phạm vi nhất định nào đấy. Tốt nhất là cho thí điểm và sau đó dần mở rộng ra và bên cạnh đó thì phải tăng cường an ninh mạng và quản lý các giao dịch về đồng tiền điện tử. Theo tôi đấy là hướng đi có lẽ là hợp lý hơn."
Theo trang tin CoinFox, những người kinh doanh Bitcoin trong khu vực hy vọng chính phủ Việt Nam không đưa ra những chính sách quá nghiêm ngặt đối với tiền ảo. Người đồng sáng lập Bitcoin Vietnam, Dominik Weil, nói với Bloomberg BNA rằng ông đã thảo luận với Ngân hàng Nhà nước về các điều lệ trong bản dự thảo mới.
Theo hãng tin CNBC, Bitcoin – loại tiền ảo phổ biến nhất trên thế giới – tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. Giá tiền ảo này đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ trong vòng 1 tháng gần đây đã tăng khoảng 70%. Theo mức giá mà VOA ghi nhận, giá trị của Bitcoin trong ngày 7/12 là 765 USD/Bitcoin.
Tiến sĩ Doanh cho rằng “trước một xu thế trên thế giới mà mình không cho phép sử dụng gì cả thì theo tôi đấy là một vấn đề cần bàn cãi.”

EU cần yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền

 RFA 2016-12-07  
Đại diện cao cấp của EU, bà Catherine Ashton (thứ hai từ trái) trong lần họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tại Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa.
 Đại diện cao cấp của EU, bà Catherine Ashton (thứ hai từ trái) trong lần họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tại Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa.  AFP
Ủy ban Nhân quyền Việt Nam trụ sở tại Paris, Pháp, hôm nay lên tiếng kêu gọi Liên Minh Châu Âu - EU thúc ép nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm túc giải quyết những vi phạm về nhân quyền cũng như cam kết có những tiến bộ thực chất, cụ thể trong lĩnh vực này.
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm nay, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam cho biết vào ngày mai 8 tháng 12, tại Brusels, Bỉ sẽ diễn ra cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên minh Châu Âu - Việt Nam. Nhân dịp này Ủy Ban Nhân quyền Việt Nam kêu gọi EU yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo, dừng bắt bớ các nhà hoạt động xã hội dân sự cũng như chấm dứt mọi hạn chế đối với quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và tôn giáo…
Ủy ban Nhân quyền Việt Nam nêu rõ vào khi cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam diễn ra thì chính quyền Hà Nội đang tiến hành đợt bắt bớ dữ dội đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng như xã hội dân sự độc lập.
Ủy ban Nhân quyền Việt Nam mô tả năm 2016 là một năm đen tối cho nhân quyền tại Việt Nam với tình trạng gia tăng độ tàn bạo của lực lượng an ninh đối với các nhà hoạt động xã hội dân sự, trấn áp các cuộc biểu tình ôn hòa, chống cướp đất và môi trường bị hủy hoại như thảm họa do Formosa gây nên. Năm 2016 cũng là thời điểm diễn ra tình trạng bạo lực đối với báo giới, tiếp tục có những vụ xử không công bằng và đối xử bất công với người bị giam giữ…
Thống kê đưa ra cho thấy có ít nhất 20 nhà hoạt động dân sự bị tù đày trong năm nay.

Mạng xã hội và niềm tin từ thiện

Hòa Ái, RFA 2016-12-06  
Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ.
 Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ.  RFA
Mạng xã hội được xem là một phương tiện truyền thông hữu hiệu để gây quỹ từ thiện. Hòa Ái trình bày hai trường hợp được chú ý gần đây tác động như thế nào đến niềm tin đối với việc gây quỹ qua mạng xã hội như thế?

Gây quỹ từ thiện qua mạng xã hội

Gây quỹ từ thiện qua các mạng xã hội là việc làm phổ biến khi người ta nối kết một cách thuận tiện, nhanh chóng cũng như dễ dàng tin cậy nhau trong thế giới phẳng.
Một tổ chức từ thiện, một hội đoàn hay một cá nhân nào đó kêu gọi cộng đồng cư dân mạng quyên góp với ý nguyện muốn giúp đỡ cũng như cam kết thực hiện đúng theo mục đích ban đầu họ đã đưa ra.
Qua các hoạt động gây quỹ từ thiện như thế, sự gắn kết mối đồng cảm giữa những người nhận được giúp đỡ với các nhà hảo tâm thật sự gần gũi hơn bao giờ hết. Nhiều câu chuyện cổ tích thời công nghệ điện tử qua những tấm lòng thiện nguyện giúp đỡ nhau tạo nên niềm tin vững chắc về tình người trong khốn khó, hoạn nạn mà không bị bất kỳ rào cản không gian, chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ.
Em muốn xin cảm ơn bà Shira Sebban với các mạnh thường quân. Bốn mẹ con cũng sống được mấy tháng nay. Cảm ơn rất nhiều mọi người đã giúp đỡ.
-Bà Trần Thị Lụa
Có lẽ không ít cư dân mạng tại Việt Nam vẫn cập nhật thông tin ký giả Shira Sebban gây quỹ từ thiện giúp các gia đình thuyền nhân Việt bị Chính phủ Australia trả về và bị Tòa án thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận tuyên án tù.
Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do, nữ ký giả Shira Sebban, ở Úc nói rằng qua mạng xã hội bà biết về hoàn cảnh thương tâm của gia đình bà Trần Thị Thanh Loan và ông Hồ Trung Lợi, những thuyền nhân Việt không may mắn phải đi tù vì Chính phủ Việt Nam không thực hiện lời hứa với Chính phủ Australia sẽ tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho các thuyền nhân chứ không bỏ tù hay đối xử phân biệt khi họ về nước.
Ký giả Shira Sebban cho biết thêm việc gây quỹ số tiền 10.000 Úc kim để giúp đỡ 4 đứa con nhỏ của ông Lợi và bà Loan được tiếp tục đến trường trong thời gian ba mẹ các em thụ án tù là việc làm gây quỹ từ thiện đầu tiên trong đời, xuất phát từ sự cảm thông bà cũng từng là di dân đến Úc.
Số tiền 10.000 Úc kim gây quỹ đầu tiên này đạt được kết quả ngoài sự mong đợi. Không dừng lại tại đó, ký giả Shira Sebban tiếp tục gây quỹ giúp đỡ hai gia đình thuyền nhân khác là ông Nguyễn Minh Quyết và bà Trần Thị Lụa. Số tiền 11.000 Úc kim gây quỹ giúp cho bà Lụa cùng 3 con thơ đã đạt được con số gần tròn 7300 đô la:
“Em muốn xin cảm ơn bà Shira Sebban với các mạnh thường quân, những người hảo tâm giúp đỡ cho em. Hiện chồng em đang bị bắt ở Indonesia. Bây giờ 3 đứa con còn nhỏ. Quý vị đã giúp cho các cháu đóng tiền học hành, mua quần áo, mua sách vở cho các cháu đến trường. Bốn mẹ con cũng sống được mấy tháng nay. Cảm ơn rất nhiều mọi người đã giúp đỡ”.
Vừa rồi là lời tri ân của bà Trần Thị Lụa chuyển đến ký giả Shira Sebban cùng các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn, bế tắc của gia đình bà cũng như gia đình của bà Loan và ông Quyết.

Niềm tin bị suy giảm?

Trong khi đó, cũng lần đầu tiên kêu gọi qua mạng xã hội cùng chung tay cứu trợ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lịch sử hồi tháng 10 vừa qua, không rõ MC Phan Anh, một người của công chúng tại Việt Nam, nhận được bao nhiêu lời cảm ơn từ các nạn nhân ở vùng lũ.
phan-anh
MC Phan Anh trực tiếp đi cứu trợ lũ ở miền Trung. Courtesy photo
Nhưng người dẫn chương trình nổi tiếng qua “Hiện tượng Phan Anh”, với lời kêu gọi đã nhận được số tiền kỷ lục, lại được dư luận đặc biệt quan tâm trong việc làm liên quan đến quỹ từ thiện 24 tỷ đồng.
Mặc dù báo giới chính thống lên tiếng việc kêu gọi gây quỹ cứu trợ của MC Phan Anh có thể không hợp pháp; tuy vậy những người tin tưởng vào việc làm của Phan Anh không hề nao núng, họ vẫn ủng hộ và tiếp tục chuyển tiền đến tài khoản của Phan Anh.
Vì số tiền quá lớn nên Phan Anh đưa ra quyết định sử dụng cho các hoạt động từ thiện khác liên quan đến người dân miền Trung như mua bò giống cho bà con ở Hà Tĩnh có phương kế sinh nhai hay trao tặng 2 tỷ đồng đến Quỹ Hiểu về Trái tim để giúp các bệnh nhi nghèo khu vực miền Trung cần mổ tim.
Do quyết định như vừa nêu cũng như bận rộn trong hành trình làm từ thiện, MC Phan Anh gặp phải những lời phản đối, chỉ trích vì không thực hiện đúng mục đích gây quỹ như ban đầu và chậm trễ công bố số liệu minh bạch đến những người quan tâm như đã hứa.
Cô Lâm Ngân Mai, một người quyên góp cho quỹ của MC Phan Anh lên tiếng:
“Có một số mạnh thường quân nói là người ta cũng chuyên đi từ thiện. Gia đình của người ta gác lại các ca từ thiện như nghèo khổ, mổ xẻ… ở những nơi khác.
Người ta nghe Phan Anh kêu gọi cứu trợ khẩn cấp nên người ta gạt bỏ đóng góp cho các hội đang kêu gọi giúp người tàn tật, khuyến tật hay bệnh nhân ở bệnh viện để gửi cho Phan Anh.
Quy định của Nhà nước Việt Nam là tiền cứu trợ cho thiên tai lũ lụt là phải sử dụng 100% cho lũ lụt và đúng theo thỏa thuận ban đầu với mạnh thường quân.”
Trao đổi với chúng tôi về làm thế nào để những nhà hảo tâm, các mạnh thường quân duy trì niềm tin mạnh mẽ đối với các quỹ từ thiện mà họ quyên góp, cựu Chủ tịch Hội từ thiện Hope For Tomorrow, trụ sở tại Hoa Kỳ, có nhiều hoạt động từ thiện ở Việt Nam và Campuchia hơn 10 năm qua, nha sĩ Chương Phan chia sẻ:
Mục đích hoạt động đã đưa ra thì phải thực hiện theo, nếu có các hoạt động mở rộng theo những hình thức khác, nhưng phải theo tôn chỉ ban đầu đã đưa ra.
-Cựu Chủ tịch Hope For Tomorrow
“Mục đích hoạt động (mission statement) từ ban đầu được đưa ra phải đi theo đúng tôn chỉ ban đầu, trừ khi nếu có những gì thay đổi thì mục đích hoạt động cũng sẽ phải thay đổi theo.
Mục đích hoạt động giống như kim chỉ nam để hoạt động vì nhiều khi có những việc thiện nguyện mà không thuộc trong tôn chỉ thì bị lạc hướng.
Những người giúp đỡ một nhóm nào hoặc cùng cộng tác với một nhóm nào thì họ cần phải biết tôn chỉ rõ ràng của nhóm đó. Cho nên mục đích hoạt động đã đưa ra thì phải thực hiện theo, nếu có các hoạt động mở rộng theo những hình thức khác, nhưng phải theo tôn chỉ ban đầu đã đưa ra.”
Qua trang Facebook, nữ ký giả Shira Sebban cảm ơn tấm lòng hảo tâm của mọi người đã quyên góp giúp đỡ 3 gia đình thuyền nhân Việt, đồng thời cho biết bị sốc khi hay tin những gia đình này bị công an địa phương hăm dọa không được liên lạc với người ở nước ngoài nhưng bà vẫn kiên định và cam kết thực hiện theo mục đích gây quỹ ban đầu.
MC Phan Anh, qua Facebook, cảm ơn những người tiếp tục tin cậy và cùng đồng hành trong công việc từ thiện giúp đỡ đồng bào miền Trung của anh.
Và còn có những cư dân mạng cũng bày tỏ không vì niềm tin suy giảm đối với một cá nhân, chẳng hạn như MC Phan Anh, mà họ từ bỏ thiện ý quyên góp cho từ thiện. Điều này chứng minh rằng mạng xã hội được xem là một phương tiện truyền thông hữu hiệu để gây quỹ từ thiện.

Quảng Bình: 400 học sinh nghỉ học chống lạm thu

RFA 2016-12-07  
Hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tiếp tục nghỉ học bước sang ngày thứ ba tính đến hôm nay ngày 07.12.2016.
 Hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tiếp tục nghỉ học bước sang ngày thứ ba tính đến hôm nay ngày 07.12.2016.  Photo courtesy of GNsP
Hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tiếp tục nghỉ học bước sang ngày thứ ba tính đến hôm nay ngày 07.12.2016.
Lý do được các phụ huynh cho biết không đưa con em đến trường nhằm yêu cầu Ủy ban Nhân dân Thị xã Ba Đồn, Phòng Nội vụ Thị xã Ba Đồn và Phòng Giáo dục Thị xã Ba Đồn giải quyết thỏa đáng những khiếu nại về nhiều khoản thu bị cho là không cần thiết.
Một phụ huynh có con em theo học tại trường tiểu học Cồn Sẻ phản ánh: “Có những khoản  nằm ngoài luồng, không có trong quy định để nhà trường thu thêm như đóng tiền ngày 20 tháng 11, đóng tiền tết trung thu hằng năm, mỗi em 30 ngàn nhưng mỗi em chỉ nhận được ít bánh ít kẹo. Tôi nghĩ rằng, ngày tết trung thu nếu như nhà trường có kinh phí thì tổ chức, hoặc các cơ quan đoàn thể nào cho quà các em thì tổ chức, còn ở đây lại thu tiền của học sinh để tổ chức cho học sinh.
Vị phụ huynh này cũng cho biết, cơ sở vật chất của trường xuống cấp một cách trầm trọng nhiều năm nay, nhưng không được nhà trường quan tâm:
Cơ sở vật chất càng ngày càng xuống cấp. Khu vệ sinh của các em không được đầu tư, rất bẩn thỉu và chưa có nơi nào bẩn như ở trường tiểu học Cồn Sẻ. Cửa làm bằng kính, bị vỡ, nhưng không sửa chữa, trong khi đó ban giám hiệu nhà trường thu tiền hàng năm. Phòng ốc thiếu ánh sáng, hệ thống làm mát. Trang thiết bị của trường, học sinh đều phải đóng tiền nhưng không đáp ứng được nhu cầu của các em.
Ý kiến các phụ huynh còn cho rằng người đảm nhận chức vụ hiệu trưởng nhà trường trong 25 năm qua là ông Nguyễn Minh Khai không giúp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Đã có 15 người chết do mưa lũ ở miền Trung

RFA 2016-12-07  
Mưa lũ ở Bình Định làm ngập nhiều tuyến đường hôm 5/12/2016.
 Mưa lũ ở Bình Định làm ngập nhiều tuyến đường hôm 5/12/2016. Courtesy vov
Đã có 15 người chết và 3 người bị thương do mưa lũ ở miền Trung trong các ngày vừa qua. Thống kê của Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây nguyên cho biết như vậy vào hôm nay.
Tình trạng ngập lụt sâu và ở diện rộng đang xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh này cho biết tính đến 16 giờ chiều ngày 6 tháng 12, hai đợt lũ tính từ ngày 30 tháng 11 đến nay đã làm cho 7 nhà dân bị sập, 62 nhà bị hư hỏng.
Mưa lũ cũng làm cho 583 ha lúa bị hư hỏng, hơn 1.400 ha rau màu và 463 ha cây lâu năm bị hư hỏng.
Giao thông trên các tuyến quốc lộ của tỉnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đất đá sạt lở, cầu tạm bị cuốn trôi.
Trong khi đó tại Bình Định, mưa lũ cũng khiến lũ trên các sông tiếp tục dâng cao trên mức báo động 2. Chính quyền địa phương đã phải huy động lực lượng công an, dân quân tại chỗ tiến hành di dời khẩn cấp những nhà dân bị ngập sâu, nhà bị nước lũ chảy xiết có nguy cơ sạt lở. Tính từ đầu tháng 12 đến nay, tỉnh này đã có 10 người chết do lũ.

250 hộ dân ở Ba Vì biểu tình đòi đất

RFA 2016-12-07  
Hơn 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội đã biểu tình đòi đất 4 ngày nay tại khu du lịch Đầm Long thuộc địa bàn xã này.
 Hơn 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội đã biểu tình đòi đất 4 ngày nay tại khu du lịch Đầm Long thuộc địa bàn xã này.  Capture from video
Hơn 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội đã biểu tình đòi đất 4 ngày nay tại khu du lịch  Đầm Long thuộc địa bàn xã này.
Người dân biểu tình cho biết theo hợp đồng đấu thầu từ năm 2002 thì tới năm 2013, hạn sử dụng khu đất của du lịch hết hạn và quyền sử dụng khu đất này phải được trả lại cho người dân. Tuy nhiên, tới giờ họ vẫn chưa nhận lại được đất của mình.
Theo trang web của Khu du lịch Đầm Long, khu này có diện tích hơn 20 héc ta và là khu du lịch sinh thái. Khu này được giới thiệu là nơi bảo tồn và phát triển rừng Bằng Tạ với nhiều công trình phục vụ vui chơi giải trí như bể bơi, khu du thuyền, khách sạn và nhà hàng.

Ông thủ tướng và tin đồn

Tư nghèo (Danlambao) - Hôm qua, 6 tháng 12 tại hội nghị tàn quốc doanh nghiệp gì gì đó, ông thủ tướng Nờ Xờ Phờ lại bác bỏ tin đồn đổi tiền và nghiêng đầu nghiêm trọng rằng: “Tôi giao ngành công an cũng như các cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm phao tin đồn nhảm, ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta”. (1)

Sao kỳ dzậy cha nội! Chỉ có một tin đồn nhảm mà ảnh hưởng lên cả môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô của (nước) đảng ta!!!

Trong cái vụ này, Tư nghèo tui nhiệt liệt phản đối đôi điều ba chuyện:

Thứ nhất, trong bài viết "Tin đồn đổi tiền - Ai tung tin? Ai sống? Ai chết?"nghèo tui đã thành khẩn khai báo thủ phạm tung tin đồn nhảm chính là tư tui. Giao cho công an tìm tòi làm gì nữa hở tía!? 

Thứ hai, ừ thì Tư tui nghèo mà xạo, ham danh, muốn bị bắt để được nổi tiếng là thành phần chống phá chế độ cho nó bảnh chứ làm cóc gì có một cá nhân tung tin đồn. Như đã phân tích: thành phần tung tin đồn là thành phần hưởng lợi: "Đám sống nhanh, sống mạnh là đám đang giữ trong tay nhiều vàng và đô - hai thứ đều lên giá bởi cái tin đồn... mắc dịch. Đám số một là nhóm lợi ích đang làm... người tử tế. Sau 10 năm nắm quyền, hốt liền, hốt hết dù ghế không còn nhưng vàng và đô không thiếu, đám này đang hể hả với cái trị giá gia tài tăng vọt. Kế đến là các chú Ba ở Chợ Lớn. Các chú này hiện đang ngồi rung đùi đổi vàng lấy đô tại Việt Nam với giá cao và lấy đô mua vàng ở ngoại quốc với giá thấp. Các chú vừa đổi vừa rao: nhà nước đổi tiền, ngộ đổi dzàng - mại dzô, mại dzô..."

Do đó...

Thứ ba, tin đồn nhảm thế quái nào được! Bộ có 1 hai tên phải gió nào hứng tình theo kiểu bác Hù thấy sơn nữ bên bờ suối Lê Nin là bắn lên trời sao cha! Nó phải là một đại kế hoạch để mà đồng chí Nờ Xờ đến Phờ cả râu mới nhảy tưng tưng lên rằng “ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta”. Này nhé, đây là kế hoạch:

- Tung tin đồn qua ngả rỉ tai, xầm xì xậm xịt giữa các quan chức, cán bộ với nhau - cái này là mật đấy nhé. Nhưng chỉ nghe lại từ một đồng chí tung ương thôi. Thân và thương lắm mới xì cho đấy nhé... Nhưng rỉ bằng nước bọt thì có Lú nó nghe! Vì thế cho nên:

- Cử một đống đứa vác tiền Hồ Tập Chương, tiền Oa Sinh Tông xuống Chợ Lớn gặp các chú Ba mua vàng - lúc đó giá vàng chưa vọt lên cao. Thế là vừa bảo kê tin đồn, vừa tích trữ vàng giá thấp.

- Các chú Ba, các quan chức loài sản các ông lại rỉ tai nhau và thế là đúng rồi! Và đùng đùng móc tiền ăn cắp được của dân qua sự nghiệp "cái gì cũng ăn" và xoắn xít, tíu tít lái xe biển xanh chạy đi mua vàng.

- Sau khi bảo kê tin đồn bằng hành động thì tung tin đồn đợt hai lên mạng xã hội thay vì rỉ tai nhau. 

- Lại rỉ tai cho các bút nô báo đảng biến tin đồn "nhảm" trên mạng thành tin đồn "chính thống" qua cái gọi là "cảnh báo" trên các trang lề đảng.

Thế là chiến dịch đại thành công.

Thế lực thù địch nào thực hiện chiến dịch làm "ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta"?

Chắc chắn không phải là những kẻ trên răng dưới thèng bác như Tư nghèo.

Cũng không phải bè lũ phản động dân chủ - nhân quyền giàu tình nghèo tiền để có thể đi mua môt chỉ vàng làm bằng chứng cho cái tin đồn nhảm làm cò mồi cho chiến dịch to đùng.

Vậy thì chỉ có:

1. Phe 3 ếch vừa muốn kinh doanh lợi nhuận qua tin đồn, vừa "ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta" để hạ uy tín của chính phủ Nờ Xờ Phờ bất tài vô tướng.

2. Phe lợi ích chẳng theo chủ nghĩa nào ngoài chủ nghĩa đồng tiền là các chú Ba... quen.

3. Và... cái này có dám điều tra không!?: Phe các đồng chí hữu hảo mang tên các chú Ba... lạ. Chúng nó tung tin đồn để phá hoại nền đầu tư và kinh tế vĩ mô của đẻng ta, làm cho đẻng ta vốn đã là nô lệ cấp 9 sau này phải tăng thêm cấp 10 để ngữa tay xin tiền và thần phục nó.

Đó, biết chưa? Ngon thì bắt khẩn trước trước, tạm giam, tà tà điều tra rồi xử sau như đã làm với những thành phần phản (động) đảng mà yêu nước! 

07.12.2016



____________________________________

Chú thích:

Công an giả, súng thật - Công an thật, súng giả

Lờ Cờ mờ nờ rờ (Tạm dịch: Loạn con m* nó rồi)

Dân Đen (Danlambao) - Mấy ngày nay, dư luận xôn xao trước đoạn clip ông Bùi Đức Phương, giám đốc công ty bảo vệ an ninh Việt Nhật nổ súng hăm dọa một người phụ nữ đến đòi tiền lương.

Trước làn sóng chỉ trích dữ dội trên các mạng xã hội, cơ quan chức năng cộng sản vội nhảy bổ vào cuộc điều tra với kết luận được đăng trên báo chí như sau: “Bùi Đức Phương sử dụng thẻ công an hình sự giả và dùng súng hơi cay. Cơ quan điều tra đang phân tích động cơ sử dụng thẻ công an giả và súng hơi cay của Bùi Đức Phương".

Gì chứ dân đen tui đọc xong mấy bài báo đó tí xíu nữa té ngửa vì tài xảo biện của mấy tay viết báo. Dân đen như tui thì tin vào khả năng điều tra của mấy ông kẹ “vô công rồi nghề” trên facebook hơn. 


Mấy ông kẹ đó tài thật, trong vài phút đã phát hiện Bùi Đức Phương từng là thượng úy công an, lại còn là con của trung tướng công an Bùi Xuân Sơn (phó tổng cục trưởng, tổng cục HC-KT), mẹ Phương cũng là một thượng tá giám đốc công an mới dữ dằn. 

Chả trách sao công an quận Tân Bình lại dùng xe Pho Tun Nơ đời mới, bảy chỗ “mời” Phương về đồn làm việc. Nếu là dân đen tui chắc đã bị còng tay, lên gối, kẹp cổ, đạp lên xe “mui trần” (xe này công an hay dùng để bắt tội phạm) đem về “đồn lên lầu” mần ziệc. 

Còn nhớ có lần dân đen tui tham gia biểu tình phản đối Formosa, trên đường về thì bị mấy tay an ninh mật vụ uýnh thấy bà nội ở ngoài đường. Sau khi trình báo sự việc với công an “thật” thì mấy ổng bảo tụi nó là “quần chúng tự phát” chứ không phải an ninh gì hết ráo. Dân đen tui tức quá vặn lại hỏi, vậy chúng mặc cái quần màu xanh (của công an) là do ai phát cho chúng. 

Bữa nay dân đen tui muốn hỏi mấy ông công an “thật”: “vậy bộ quan phục công an nhân dân với cấp bậc thượng úy mà Bùi Đức Phương tụ sướng rồi tung lên mạng là thật hay giả”? Tui xem clip và nghe tiếng súng của tên Phương bắn lên trời thì tui dám nói là súng quân dụng chứ không phải súng hơi cay như mấy tay bồi bút viết. Vì có lần ở quê tui, mấy ông hình sự nổ súng bắt mấy tay cá độ ngay sát bên cạnh tui. 

Nói gì thì nói, vụ này chắc cũng chìm xuồng thôi, cái thằng phọt mô sa giết hại biển miền Trung còn im hơi lặng tiếng đến giờ thì vụ giám đốc Phương xù nợ nhân viên có bốn triệu hồ tệ có là gì mà ầm ĩ. Chẳng qua tụi “vô công rồi nghề” nó cứ lùm xùm trên facebook nên công an giỏi nhất thế giới mới nhảy vào cho vui ít hôm. Chứ không tui nó lại bảo “nghèo mà bình an” rồi lại rảnh rỗi lôi bác tưởng là thú Niểng Xuân Phúc ra bờ rờ (bêu rếu) nữa thì bỏ mẹ.

Dân đen tui nói nhỏ cho bà con nghe: “tụi quan chức cộng sản tham bỏ mẹ, mà cái thằng Phương giám đốc này cũng là con cháu cộng sản nên bản tính y như thằng cha, con mẹ nó vậy. Có mỗi bốn triệu hồ tệ mà cũng muốn nuốt của nhân viên mình, cái thằng tệ thiệt. Nếu là dân đen tui thì tui bán mẹ nó cái khẩu súng lấy tiền trả cho nhân viên, chắc không đến nỗi tụi rảnh đời trên facebook nó bêu rếu hình ảnh của mình, đã thế còn bị chúng lôi cả gia đình, bố mẹ, vợ con. Không chừng vài bữa tụi nó lại lôi thông tin con bồ nhí lên mạng thì có mà toi”.

Qua sự việc trên, dân đen tui có chút nhận định riêng về vụ việc:

Thứ nhất: tình trạng an ninh giả dạng côn đồ và cô đồ giả dạng công an đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Từ đó cho thấy thiên đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang LOẠN.

Thứ hai: Tình hình sử dụng vũ khí quân dụng cũng bắt đầu gia tăng trong hàng ngũ “quần chúng tự phát”. Điều này cho thấy dân “chúng tự phát quần” đang LOẠN.

07.12.2016