Friday, April 13, 2018

CSVN "dính bẫy", Nguyễn Viết Dũng mang biểu tượng Cờ Vàng công khai trước tòa

Bạn đọc Danlambao - Dù bị kết án 7 năm tù, nhưng Nguyễn Viết Dũng đã khiến chế độ độc tài cộng sản VN phải bẽ mặt khi bất ngờ xuất hiện trước tòa với biểu tượng Cờ Vàng 3 sọc đỏ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Khi bồi bút cộng sản dính bẫy

Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hôm 12/4/2018, nhà hoạt động có biệt danh “Dũng Phi Hổ” đã mặc một chiếc áo thun đen in hình dấu vân tay màu vàng làm nền cho 3 sọc đỏ. Phía dưới in dòng chữ: “It’s in my DNA” – “Đây là DNA của tôi”.

Do bị bao vây bởi lực lượng công an dày đặc, Nguyễn Viết Dũng đã rất khôn ngoan khi khoác một chiếc áo bên ngoài nhằm tránh bị chú ý. Nhưng mỗi khi thấy có máy ảnh đưa lên, anh lại khéo léo dang tay để lộ ra biểu tượng Cờ Vàng trước ngực.
Kết quả là cả hệ thống tuyên giáo lẫn bồi bút cộng sản đều bị dính bẫy. Báo chí “lề đảng” khi đưa tin về phiên tòa cũng đăng luôn bức ảnh Nguyễn Viết Dũng mặc áo Cờ Vàng – vốn là một biểu tượng bị cộng sản cấm xuất hiện tại VN.

Điển hình là tờ báo VTC Online, dù đã giựt đoạn tít cực kỳ hỗn lão: “Kẻ phản động Nguyễn Viết Dũng hoạt động chống phá nhà nước ra sao?”, nhưng lại đăng chình ình bức ảnh Cờ Vàng lên trang chính mà không hay biết đã dính bẫy của “kẻ phản động”.

Hay như báo Công an Nghệ An, dù đã lập công dâng đảng với tiêu đề “7 năm tù cho kẻ tuyên truyền chống phá Nhà nước” nhưng lại chơi nguyên logo của báo lên ngay vị trí có biểu tượng Cờ Vàng. 

Nực cười ở chỗ, một trong những tội danh mà CSVN bỏ tù Nguyễn Viết Dũng cũng liên quan đến lá Cờ Vàng của VNCH. Dưới đây là đoạn trích nguyên văn từ cáo trạng trên Thông Tấn Xã Việt Nam:

“Ngoài ra tại nhà riêng Nguyễn Viết Dũng còn có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành 4 lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tiếp đó, Nguyễn Viết Dũng còn treo cờ vàng ba sọc đỏ tại Khu di tích lịch sử Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại Khu du lịch Cồn Thái Sơn (tỉnh Tiền Giang) rồi chụp ảnh, quay video sau đó đăng tải trên trang Facebook cá nhân, chia sẻ phát tán công khai trên mạng Internet nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Dựa theo thứ lý luận đầy tính quy chụp như trên, thử hỏi nếu nói việc phổ biến Cờ Vàng là “chống phá nhà nước” thì những bồi bút cộng sản đăng ảnh Nguyễn Viết Dũng mặc áo Cờ Vàng sẽ bị kết án bao nhiêu năm tù? 

Sự kiện này khiến người ta liên tưởng đến “cú lừa ngoạn mục” của chiến sỹ Võ Đại Tôn năm xưa. Cộng sản dù gian manh và xảo quyệt, nhưng cũng chẳng phải là quá ghê gớm như người ta vẫn tưởng.

Căn cước VNCH

Được biết, đây là mẫu áo được thiết kế bởi những người yêu mến lá Cờ Vàng 3 sọc đỏ, biểu tượng dấu vân tay là để khẳng định căn cước Việt Nam Cộng Hòa của các thế hệ tiếp nối. Tại hải ngoại, chiếc áo này cũng từng được được vợ chồng ca sỹ Thế Sơn mặc và phổ biến trên facebook.

Trước khi bị bắt, Nguyễn Viết Dũng từng mặc chiếc áo này khi anh mang Cờ Vàng đến Dinh Độc Lập để tưởng niệm biến cố 30/4/1975 và thăm hỏi các thương phế binh VNCH…

Nguyễn Viết Dũng dù bị kết án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế nhưng vẫn có thể mỉm cười đắc thắng, sự khôn ngoan của anh khiến chính những kẻ đàn áp mình phải một phen khốn đốn và bẽ mặt. 

Và quan trọng hơn, Nguyễn Viết Dũng mặc áo Cờ Vàng trước tòa án cộng sản cũng để gửi đi một thông điệp đến bạn bè và những người cùng chí hướng với anh. Đó là thông điệp về ý chí kiên cường và lòng bất khuất, căn cước của những công dân tự do dù phải bị đọa đày trong ngục tù cộng sản.

96 năm tù cho những người hoạt động xã hội trong Tháng Tư Đen

CTV Danlambao - Chỉ trong buổi sáng ngày 12/4/2018, đã có thêm 3 nhà hoạt động xã hội bị nhà cầm quyền tuyên án tù tại 3 phiên tòa khác nhau. Như vậy, chỉ chưa đầy 2 tuần lễ đầu tiên của Tháng Tư Đen, gần 100 năm tù giam, 32 năm quản chế được tuyên cho 10 nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.

Tất cả 3 phiên tòa cộng sản tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Hà Nội trong ngày 12 tháng 04 đều kết thúc rất chóng vánh chỉ trong cùng một buổi sáng. Trong đó:

Anh Nguyễn Viết Dũng (tức “Dũng Phi Hổ”, sinh năm 1985, ngụ Nghệ An) bị tuyên án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 BLHS. 

Chị Trần Thị Xuân (Sn 1976, ngụ Hà Tĩnh) bị tuyên án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế với cáo buộc tội “Hoạt động lật đổ chính quyền” theo điều 79 BLHS.

Thầy giáo Vũ Văn Hùng (Sn 1966, ngụ Hà Nội) bị tuyên án 1 năm tù giam với cáo buộc tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS.

Đặc biệt, tóa án Hà Tĩnh đã “lén lút” đưa chị Trần Thị Xuân ra xét xử mà không có bất cứ thông báo nào cho phía gia đình. Khi hay tin về phiên tòa này từ các phương tiện truyền thông, thân nhân chị Xuân đã tập trung, phản ứng rất quyết liệt bên ngoài khu vực tòa án về cách hành xử “rừng rú” này của nhà cầm quyền.

Luật sư Ngô Anh Tuấn là người được 3 gia đình anh Nguyễn Viết Dũng, chị Trần Thị Xuân và thầy giáo Vũ Văn Hùng mời tham gia bào chữa cho 3 nhà hoạt động này. Lợi dụng yếu tố này, nhà cầm quyền CS đã hèn hạ tổ chức cả 3 phiên toà trong cùng một thời gian tại 3 địa phương khác nhau. Hành động này đồng nghĩa với việc hoặc có hai phiên toà phải hoãn nếu vì vắng luật sư, hoặc sẽ có 2 nhà hoạt động bị xét xử mà không có luật sư bào chữa nếu vẫn quyết định giữ phiên xử.

Gia tăng bắt bớ, kết án nặng- nhà cầm quyền CSVN quyết tâm dập tắt mọi tiếng nói đối kháng.

Trong 3 năm trở lại đây, nhà cầm quyền đã gia tăng việc đàn áp đối với những người hoạt động xã hội, hoạt động nhân quyền, người bất đồng chính kiến tại Việt Nam bằng những bản án hết sức nặng nề. Hầu hết các nhà hoạt động này bị cáo buộc “chống nhà nước”, “ lật đổ chính quyền” theo các điều luật mơ hồ 88, 79 BLHS. 

Chỉ riêng trong 2 tuần đầu tiên của Tháng Tư Đen tối này, đã có 10 nhà hoạt động bị tuyên án 96 năm tù giam, 32 năm quản chế. 

Trước đó, hôm 05 tháng 04, tòa án Hà Nội đã tuyên án 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ với cáo buộc theo điều 79 BLHS, tội “Hoạt động lật đổ chính quyền” như sau: 

Luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế. 

Ký giả Trương Minh Đức: 12 năm, 3 năm quản chế 

Mục sư Nguyễn Trung Tôn: 12 năm, 3 năm quản chế 

Cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm, 3 năm quản chế 

Chị Lê Thu Hà: 9 năm, 2 năm quảng chế 

Cựu TNLT Phạm Văn Trội: 7 năm, 1 năm quản chế. 

Ngay sau đó, ngày 10 tháng 04, tòa án Thái Bình tuyên án 13 năm tù giam, 5 quản chế đối với cựu binh, dân oan, cựu TNLT Nguyễn Văn Túc. 

Nhà cầm quyền sử dụng Điều luật 88, 79 với cáo buộc tội "chống nhà nước", "lật đổ chính quyền" để có thể cáo buộc, bắt giữ và bỏ tù bất cứ người dân Việt Nam nào bày tỏ ý kiến, thảo luận, chất vấn các đường lối của đảng cầm quyền hay tham gia các hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy dân quyền, cải thiện môi sinh.

13/4/2018

Trung thành và kiên định có vấn đề

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang bị thử thách về lòng “trung thành tuyệt đối” và “kiên định với chế độ” của cán bộ, đảng viên trước thềm Hội nghị Trung ương 7, khai mạc tháng 05/2018. Hội nghị này sẽ bàn về “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Chỉ dấu chưa đo được lòng dạ của đảng viên trong năm giữa nhiệm kỳ của khóa đảng XII (hay còn gọi là năm bản lề) đã được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng nêu lên tại phiên họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 10/4 (2018). Cuộc họp này được tổ chức để thảo luận về kết quả 5 đoàn của Ban Bí thư kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII và Công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại 15 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, gồm 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương.

Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết: "Báo cáo cho biết, qua kiểm tra tại 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương gồm Sơn La; Hưng Yên, Ninh Thuận; Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thông Tấn xã Việt Nam và Ban cán sự đảng Chính phủ cho thấy: các cấp ủy, tổ chức Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05 đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; kịp thời chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.”

Tuy nhiên, ông Trọng lại cho rằng: "Vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, sự chuyển biến chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Có tình trạng dưới cơ sở học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn hình thức, chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới và đang dần đi vào lối mòn, nhất là khi phong trào này đã được thực hiện từ năm 2003 đến nay." (VOV, 10/04/2018)

Cứ ì ra đấy

Nên biết Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, thời ông Trọng làm Tổng Bí thư khoá đảng XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đảng viên vẫn không khá lên được nên ngày 15/5/2016, sau khi tái đắc của Khóa XII ông Trọng lại ra Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Chuyện dài “học Bác” dù đã kéo dài 15 năm (2003-2018) mà cán bộ vẫn trơ ra như đá, chả ai muốn nhúc nhích, chứng nào vẫn tật ấy. Đơn giản vì ai cũng thấy “học Bác” không làm ra tiền nuôi thân trong khi nhiều cấp lãnh đạo tuy to mồm hô hào “học Bác” nhưng lại suy thoái đạo đức và tham nhũng hơn ai hết. Do đó đã có nhiều đơn vị, tổ chức coi việc học tập là việc phải gượng cười mà làm để báo cáo cho được yên thân.

Bằng chứng này đã được Ban kiểm tra báo cáo tại Hội nghị ngày 10/04/2018:"Việc đưa nội dung học tập Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa đầy đủ. Việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết và Chỉ thị còn hình thức, chưa đổi mới, chưa đồng đều ở các cấp, các địa phương, đơn vị; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chưa cụ thể." (TTXVN, 10-04/018)

Như vậy, sau gần hai năm thi hành, Nghị quyết 4/XII ban hành ngày 30-10-2016 nhằm “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” vẫn đứng bên lề cuộc sống vì sự thờ ơ của cán bộ, đảng viên.

Ông Trọng cảnh báo

Đó là lý do tại sao ông Trọng đã chỉ rõ "Sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa hình thức, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài." (TTXVN/ 10/04/2018)

Chuyện ông Trọng than phiền không mới. Có mới chăng là những biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên đã biến dạng từ kín đáo sang công khai. Chuyện có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, bất tuân hay ngấm ngầm làm sai lệnh đảng, phê bình lãnh đạo, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi viết lại “vai trò lịch của đảng” , hay đã xa rời quần chúng, hành dân, quan liêu, tham nhũng thả giàn thì ai ở Việt Nam không biết?

Thậm chí có cả những “lão thành cách mạng”, đảng viên nổi tiếng hay cựu viên chức lãnh đạo đảng còn công khai đòi đảng phải “đổi mới chính trị” song song với “đổi mới kinh tế” để nhân dân và trí thức có thể tham gia xây dựng đất nước nhưng ông Trọng đã gạt đi vì ông sợ đảng sẽ mất độc quyền cai trị đất nước.

Bằng chứng như ông đã nói tại Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XI: "Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia."

Nhưng nay, vào giữa nhiệm kỳ 2, chính ông Trọng đã nhiều lần than phiền bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh và chồng chéo. Có cơ quan càng tinh giảm thì càng phình to ra để ăn hại ngân sách nhà nước nên dân không còn tin vào đảng nữa

Trong lĩnh vực suy thoái tư tưởng, nguy cơ đến tồn vong của đảng, ông Trọng thú nhận ngày 10/04/2018: "Nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị chưa được chú ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế. Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Cần chú ý ngăn chặn những biểu suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Việc học tập, làm theo Bác chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới."

Nói như thế nhưng ông Trọng, một Tiến sỹ chuyên gia ngành Xây dựng đảng, phải hiểu khi cán bộ, đảng viên đã tự ý “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là họ đâu còn tha thiết “gắn bó với đảng” hay muốn “máu thịt gì với chế độ” nữa. Có chăng là phải “bằng mặt” để có cơm mà ăn chứ mấy ai còn “bằng lòng”, phải không?

Hơn nữa cái khuyết tật “nói một đàng làm một nẻo” của lãnh đạo vẫn đang diễn biến phức tạp, vì không ai dại gì muốn làm anh hùng để cho kẻ khác kiếm ăn đầy túi. Vì vậy, dù chủ trương “tự phê bình và phê bình” đã có từ khi có đảng hơn 80 năm trước mà có đem lại nghiêm minh và trong sạch trong đảng đâu.

Đấy là lý do tại sao không ai muốn đem đầu ra cho người ta báng như báo cáo kiểm tra của Ban Bí thư viết: "Vai trò nêu gương của một số cán bộ, đảng viên, người đứng đầu chưa tốt; vẫn còn những biểu hiện thiếu gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm."

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả thấp, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực; công tác cải cách hành chính còn hạn chế; việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm soát, xác minh kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm thực hiện, còn hình thức."(TTXVN)

Nhưng với những biểu hiện lo ngại mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng “trung thành tuyệt đối” với Đảng và “kiên định với Chế độ” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, tình hình nội bộ Việt Nam đã chuyển sang một hướng mới khó lường.

Vậy liệu ông Trọng có ý sử dụng lòng “trung thành tuyệt đối” và “kiên định với chế độ” là điều kiện để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị Trung ương 7, vào tháng tới (05/2018) hay ông muốn tung ra quân bài này để thách đố những ai đang khuyến cáo ông đừng nên bắt chước Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình để trở thành nhà Lãnh đạo vô thời hạn ở Việt Nam? -/-

(04/018)

43 năm sau ngày miền Nam thất thủ

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Ngày đó lứa tuổi của tôi mới tròn 22, sức trai trẻ bẻ sừng trâu gãy gập, cái tuổi mỗi khi ngửi thấy mùi thuốc súng còn hăng máu khi nghe xung phong không biết chết là gì, chỉ biết nghe lệnh là chấp hành tiến lên, bất chấp sự sống và sự chết trước mặt.

30/04/1975 cái ngày mà mọi người không ai nghĩ tới, bất chợt đến quá nhanh, tất cả đều không ngờ miền Nam VN lại có ngày tang thương và đau đớn đến như vậy.

Mọi người kẻ cười người khóc, kẻ tìm đường trốn chạy, người hôi đồ khuôn vác, súng vẫn nổ liên hồi, trên đường mọi người vẫn đi lại 2 chiều như con thoi, kẻ gọi cha, người gọi vợ, người dìu con, có điều vội vã và hớt hải hơn bình thường.

Khuôn mặt ai cũng có vẻ nơm nớp lo sợ không biết cuộc diện sẽ ra sao khi vc kéo vào. Chỉ có cái đám ACQGTMCS và thân nhân họ hàng chúng là hân hoan tươi cười ra mặt, ra đứng đón bày sói lang từ Bắc vào cướp trắng miên Nam, tay chúng cầm cờ 2 màu nửa đỏ nửa xanh, sao vàng chính giữa phất qua phất lại chào đón đoàn xe Molotova và T54 lăn bánh vào thành phố. chúng nó tay bắt mặt mừng hớn hở vì cho rằng mình đã thấy cái lý tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do đang bò vào thủ đô Sài Gòn miền Nam để lên ngôi.

Cũng có những đứa trẻ lạ lẫm chưa từng thấy vc ra sao thấy từng đoàn khỉ Trường Sơn kéo nhau lũ lượt đầu đội nón cối, quần áo lụng thụng, chân mang dép râu, có tên mang giày bố của Tàu Cộng, ba lô súng đạn, chiếu nằm, dây gạo đeo lủng lẳng, nồi niêu quàng sau ba lô, những đứa trẻ thấy ngộ vì chưa bao giờ thấy vc chỉ nghe kể nên đứng 2 bên đường nhìn cho biết mà sau này vc tuyên truyền là dân chúng ra đón đoàn quân phỏng giới vào Sài Gòn.

Những người lính thì mạng ai nấy lo, kẻ lên máy bay, người chạy xuống tàu ra biển, nếu còn đơn vị thì giữ vững tay súng chiến đấu cho tới lúc nghe lệnh đầu hàng của tệ tướng Dương Văn Minh. Tới lúc này mọi người mới buông súng cởi bỏ quân phục, vì đã nghe và chứng kiến sự tàn ác dã man của đám dã thú rừng xanh, mà sau này chúng rêu rao là lính VNCH chạy tụt cả quần. Thật ra trước lúc chạy tụt cả quần như vc thường rêu rao thì đoàn quân cướp phải trả giá bằng nhiều chiếc xe tăng T54 và một số công voa chở bộ đội cháy nằm bên đường như một số T54 cháy dọc bên đường từ Lăng cha Cả tới nhà thờ 3 chuông do các chiến sỹ tiểu đoàn đa năng Nhảy Dù bắn cháy. Mỗi lần cháy 1 chiếc T54 thì chúng lại hốt hoảng bắn xối xả vào những nơi nghi ngờ có lính Dù phục kích, tiếc rằng chúng không biết lính Dù nằm phục chỗ nào vì bắn xong là di chuyển ngay tới chỗ khác thật nhanh, lủi chậm là ăn đạn của T54 và AK47 trên xe bắn xuống liền.


Nghe người bạn cùng đơn vị kể khi đoàn quân Nhảy Dù kéo vào sân trường đại học Vạn Hạnh thì đám sinh viên ACQGTMCS đeo băng đỏ, cầm súng Carbin M2 của Nhân Dân Tự Vệ bỏ lại tay đeo băng đỏ xách xe Jeep của một Thiếu Tá Biệt Động Quân bỏ lại đi nghênh ngang hò hét vác loa kêu đầu hàng, suýt nữa thì đám này được về đoàn tụ với đám Maclemaoho của chúng, vì cả trăm tay súng chĩa về phía chúng nhưng người tiểu đoàn trưởng không ra lệnh vì sợ dân chúng nghĩ sai về kỷ luật và danh dự của các chiến sỹ Nhảy Dù. Khi nghe lệnh đầu hàng từ chiếc Radio nhỏ của một người lính mang theo lúc đó tất cả tiểu đoàn mới rút về công viên gần đó, chất súng thành đống cởi bỏ quân phục rồi chia tay ai về nhà nấy, có một tiểu đội không muốn sống chung với lũ rừng rú nên quây tròn ôm nhau rồi rút chốt lựu đạn cho nổ chung để tự sát.

Sau 43 năm nhìn lại thành quả bọn vc rừng rú đã làm cho đất nước thấy nhói đau, từ hòn ngọc Viễn Đông chúng cho biến thành hòn phân của Đông Nam Á, từ một nên công nghiệp tân tiến trước năm 1975 với công nghệ chế tạo chiếc xe hơi Ladalat bây giờ thành bãi rác cho Tàu Cộng vào xả rác. Làm đâu thua lỗ đó, kinh tế lụi bại, nợ nần chất cao như núi đời con đời cháu, đời chắt chúng ta cũng chưa trả dứt.


Từ một miền Nam chưa biết sợ một kẻ thù ngoại xâm nào giờ chúng khiếp nhược, run rẩy, hèn hạ trước đám Tàu Cộng, 2 tay dâng nước cho Tàu Cộng. Hèn với giặc nhưng trong nước thì chúng ra oai, đàn áp người dân, ra sức cướp đất cướp tài sản của dân, bắt bớ bỏ tù theo luật rừng để hù doạ. Trong khi kẻ thù thì chúng không dám kêu đích danh mà chỉ dám rặn lên 2 tiếng "tàu lạ" khi Tàu Cộng bắn giết ngư dân đánh cá trong hải phận của chính mình.

Ngày 30/04/2018 tới chúng lại tổ chức rầm rộ mừng chiến thắng, năm nào cũng tổ chức đoàn đua xe đạp, dẫn đầu là một đoàn Motor phân khối lớn để biểu dương lực lượng con ông cháu cha cướp được của dân tậu những chiếc xe khủng giá có cái vài tỷ. (1)

Có lẽ năm nay là năm cuối cùng chúng được tự do tổ chức kỷ niệm ngày cướp được Sài Gòn. Sẽ không còn cơ hội cho chúng vì cận kề ngày phải sát nhập theo hội nghị Thành Đô 2020, mang tiếng là đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào để rồi giao ngọt lãnh thổ cho ngoại bang không một tiếng súng. Sẽ không còn cơ hội nào nữa nếu người dân vẫn vô cảm thờ ơ đứng nhìn Tàu Cộng tràn vào du lịch VN mà phần đông là lính giả dạng dân thường.

Ngày 13/04/2018



Tinh thần Đồng Tâm - Tinh thần đồng khởi của nông dân Việt Nam

Trần Quang Thành (Danlambao) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Cách đây 1 năm vào ngày 15 tháng 4 năm 2017 đã xảy ra cuộc đối đầu giữa nông dân và nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội khi lực lương công an và quân đội được cử đến xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Trong cuộc xô xát, lực lượng cảnh sát cơ động và đơn vị hình sự bộ quốc phòng đã đánh gẫy chân và bắt cụ Lê Đình Kình, một lão nông 82 tuổi và bắt giữ một số nông dân.

Quá bức xúc, người dân xã Đồng Tâm đã bất ngờ bắt giữ gần 40 cảnh sát cơ động và cán bộ huyện Mỹ Đức làm con tin và rào làng, đóng chốt nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Cuộc đồng khởi của nông dân xã Đồng Tâm ngày càng quyết liệt đưa đến việc nhà cầm quyền Hà Nội phải tìm cách gỡ ngòi nổ, thiếu tướng công an, phó bí thư thành ủy, chủ tịch Hà Nội đã buộc phải điểm chỉ và ký bản cam kết chấp nhận các điều kiện nhân dân Đồng Tâm đưa ra để đổi lấy việc trao trả gần 40 con tin là cảnh sát cơ động.

Bản cam kết chưa ráo mực đã bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội bội ước. Công an Hà Nội khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ. Gần 50 người bị triệu tập đến công an và hình sự bộ quốc phòng. Nhiều người đã từ chối mặc dù bị triệu tập đến lần thứ 3.

Đánh dấu 1 năm Đồng Tâm đồng khởi là việc tiểu đoàn 31, đơn vị quản lý đất quốc phòng vùng sân bay Miếu Môn đã tiến hành đào hào, dựng hàng rào phân vùng ranh giới đất quốc phòng, đất nông nghiệp ở Đồng Tâm mà theo đó đã xác nhận diện tích đất nông nghiệp nông dân xã Đồng Tâm đòi hỏi là hoàn toàn chính xác.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền đã có đôi điều đánh giá về cuộc đấu tranh giữ đất của nông dân Đồng Tâm – Tinh thần đồng khởi của nông dân Việt Nam.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời quí vị cùng nghe.

YouTube cuộc PV luật sư Lê Công Định

 

Trần Quang Thành

Tháng Tư Đen: Mất nước, mất nhân quyền, mất nhân phẩm

Phan Văn Song (Danlambao) - "...Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhân quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục..."

*

Nhân quyền - một quan niệm còn xa lạ ở Việt Nam?

Nhơn Quyền, quyền tự nhiên, quyền cổ điển ở Phương Tây...

Quyền tư tưởng, quyền đi Lại, quyền thông tin, quyền ngôn luận,... và nhiều nữa, tất cả những "quyền xưa" ấy, "quyền cổ điển" ấy, "quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi" ấy, ngày nay, do ở sống ở Âu Mỹ Úc... chúng ta, không nói đến, không nghĩ đến. Chúng ta sử dụng các "quyền" ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những "quyền" ấy. Trong những sinh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám "xâm phạm".

Ngày nay quần chúng sống ở Pháp, ở Âu châu, ở Mỹ châu, ở Úc châu lại đấu tranh, tranh luận cho các quyền của các thành phần "thiểu số" trong xã hội. Xã hội Âu, Mỹ hay Úc nay, được phân thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Theo chẵng những hàng dọc, trên dưới, giai cấp, giàu nghèo, bằng cấp, "cổ trắng" hay "cổ xanh", nhưng còn theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng... và còn chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán, tình dục (đồng tình luyến ái), chia theo cả mập ốm, béo gầy... Ngày nay, người Âu Mỹ rất sợ "kỳ thị", đủ mọi thứ, từ gốc gác, tên tuổi, già trẻ, đến  nhân danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu... Những quyền đặc biệt các thành phần "thiểu số" ấy phải được phát biểu, ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí biến thành là những đề tài đấu tranh, tranh luận để tranh cử, bầu cử…

Thử thí dụ về "quyền đàn bà" (dưới cái đề tài chung chung "đàn bà", nhiểu tiết mục khác nhau cho nhiều quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau). Khi thì "Nam nữ bình quyền" đơn thuần là nam nữ bình quyền trong - nghể nghiệp - lương bổng - chức vụ… Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ đặc biệt cho cái "đặc biệt" của người đàn bà: sinh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn - lúc nào, thời gian nào - cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (thụ thai nhân tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng nhơn tạo, hổng có nhân làm sao có thai?). Và đặc biệt từ năm 2017, một ngọn bão "chống ép tình" đang nổi lên khắp nơi. Thoạt đầu riêng các ngành điện ảnh, truyền hình vì tuyển nữ nhân viên bằng ngoại hình, sắc đẹp, chiến dịch "Hãy tố cáo các con lợn các bạn biết – Dénonce ton porc" báo hại những tay Vua tuyển minh tinh, người đẹp, những tay Vua "tạo minh tinh màn ảnh, TV", chiến dịch tràn lan lây luôn qua cả các nhà chánh trị... đã một thời lợi dụng nghề nghiệp, thừa gió bẻ măng "non", "ép duyên" các nữ thí sanh,… Báo hại các cha nội "làm lớn" có bàn tay méo mó nham nhở, ham rờ, ham mó, ôm, hun, hít bậy, cỡ Bác Hồ nhà ta, vốn "độc thân chánh trị – nục, chất dờn dồn não" khoái ôm hun ẩu, rờ bậy, các nữ thiếu nhi khăn đỏ... đều thân bại danh liệt - trừ Bác!!!

...Nhưng xa lạ với Phương Đông

Còn đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh nhằm nào cho những "bảo vệ nhân phẩm người phụ nữ" không? Nào chống lại những tập tục hủ lậu như: cưỡng hôn, tảo hôn, ấu hôn? Hay mua trinh, giá trị của màng trinh, cắt đầu âm hộ, may âm hộ...? Hay mua bán phụ nữ? Có cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vai trò người đàn bà trong gia đình không? Nào bịt mặt, bịt đầu, không được ra đường một mình (kiểu Hồi Giáo) hay "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" kiểu Khổng giáo hủ Nho...

Ngày nay, nếu quyền "làm lễ hôn phối giữa người đồng tính" tạo xì căng đan cho mọi xã hội, thì quyền phải "có nhà ở" cho mọi công dân, quyền một người ngoại quốc "di trú" được bầu cử, quyền được "lánh nạn"… là những điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhân quyền.

Nhiều đến một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh than với tôi rằng: "Làm sao dân Syrie chúng tôi đang làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhân quyền được? Khi các anh (nói chuyện với người viết) bảo trong Nhân quyền có cả quyền cho cô vợ cái quyền ngồi ngang với ông chồng, dám bàn cãi với chồng, dám không nghe lời chồng. Và khi các anh cho phép các thằng "đồng tình luyến ái" được quyền sống tự do? Cái mà Chúa cấm (Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối nữa!". Khi chúng tôi, người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% của nhân loại, và những người đồng tình luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả… như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu chúng tôi nói gì!

Dân chủ việc đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng ý vẫn tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau, trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung, vì đó là trật tự xã hội.

Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bachar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân... Nhưng anh vẫn lay hoay, vẫn không hiểu tại sao Nhân quyền lại đi chấp nhận quyền đàn bà, và quyền người đồng tình luyến ái! Và ngày nay, tỵ nạn ở Pháp, từ hơn cả năm nay, trong một gia đình người Pháp tiến bộ, anh vẫn tiếp tục trình bày say sưa những mâu thuẫn ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù anh là một chiến sĩ Dân chủ, mặc dù ở Syrie, chống độc tài, vào sanh ra tử và mất một chân. Tỵ nạn dưỡng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi, nên thường đến thăm, vì cùng họ đạo, và do đó biết anh bạn người Syrie nầy.

Qua kiến thức anh người Syrie, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Chúng tôi tự hỏi:  "Những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu các quốc gia cựu Sô Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhân quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân? Hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhân quyền chỉ là hão danh, chỉ hư danh? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc chiến?". Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.

Chúng tôi, người viết không dùng từ ngữ "tự do", đặt sau từ ngữ "quyền" vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng từ "tự do" với từ "quyền" biến thành điệp ngữ  "pléonasme", đúng hơn là điệp ý "redondance"!

Đòi Quyền, là đủ rồi. Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi. Quyền Ngôn Luận, Quyền Tư tưởng, Quyền Đi lại, Quyền Phản biện, Quyền Tranh cãi, và Quyền Suy nghĩ!

Tóm lại Quyền một Con người, Quyền một Công dân của một Xã hội, của một Quốc gia!

Lịch sử Nhân Quyền

Tôn Giáo

Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái quyền mà ta cho là xưa là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – Do Thái Cơ Đốc Giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.

Những người đầu tiên đòi nhân quyền, đòi quyền tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ: Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm "Trường phái Salamanque". Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ (Indios - Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà F. de Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản (thử so sánh việc Đoàn Văn Vươn hay việc các công dân khiếu kiến đất đai ở Việt Nam Cộng sản và ở Trung Hoa Cộng sản ngày nay).

Những tư tưởng của F. de Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên - Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatore – Luận về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên chúa giáo.

Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc

John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai Vua Anh quốc do Charles II (1660-1685) và Jacques II (1665-1688), gốc Thiên Chúa Giáo La mã.

John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một "Nhà Nước Pháp Quyền": "Mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước) tạo lập, tôn trọng và khởi xướng". Tư tưởng của John Locke đã giúp đỡ tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689: the Bill of Rights.

Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chặn một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.

Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình (bất cứ Tiều đình nào, thuộc bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành hay người Thiên Chúa La mã (Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke rất chú ý, và nhấn mạnh nhiều lần những điểm này.


Bản văn Bill of Rights này làm nền tảng cho Tuyên Ngôn Virginia tháng 6 năm 1776, cho Tuyên Ngôn Độc Lập Huê kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776, do Thomas Jefferson thảo và Tuyên Ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân Pháp tháng 8 năm 1789.

Những Tuyên Ngôn Huê kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền Mayflower cập đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dân Tin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhân quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi!

Làm như chỉ phải nói đến, chỉ phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhân quyền, chỉ khi nào Nhân quyền bị xâm phạm.

Ngày hôm nay, Nhân quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hội quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhân quyền, để quan sát xem ở đâu Nhân quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ "quét nhà ra rác". Càng quan sát, càng bảo vệ Nhân Quyền, càng nhận thấy Nhân quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.

Giáo hội Vatican

Năm 1776, khi Tuyên Ngôn Huê kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó mà Tòa Thánh Roma kết án ngay bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790. Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã: cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưỡng không bị ràng buộc bởi Nhà Nước.

Giáo hội Công Giáo La mã đã chấp nhận Quyền Tín ngưỡng này sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hôi chủ nghĩa, Việt Nam không biết Nhân quyền là gì cả! Cả người công dân Việt Nam cũng không biết "quyền công dân" của họ có những gì, gồm những gì.

Chế độ độc tài, đặt đảng trên cả Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hội, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì.

Chế độ xin - cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua, mua bằng đút lót, mua bằng bao thư, mua bằng chạy chọt, mua bằng thương thuyết... tất cả đều có giá cả, nói tóm lại tham nhũng.

700 tờ báo, 700 cách để có thể phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhơn nào, tất cả chỉ có MỘT ý kiến, MỘT quan điểm do đảng chỉ đạo, vì tất cả do đảng cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông tin chưa đủ, kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng, đàn áp cả quyền tín ngưỡng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù... Kiểm soát các Chùa , kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện... buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến một kiểu. Thậm chí Trung Cộng đánh ta như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn. Biểu tình phản đối chống Tàu là bị "dùi cui", là đi tù, là lãnh án.

Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dải đất Việt Nam. Người dân chỉ có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản, chỉ biết làm ăn, để sanh tồn, để sanh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sanh tồn qua bữa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ trung thành với Đảng. Vậy thì quyền công dân ở đâu?

Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhân quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.

Và để Thay lời Kết:

Mong rằng nỗi nhục sẽ là ngọn lửa đấu tranh đòi Nhân quyền, đòi Dân chủ đòi Tự do, đốt cháy và lật đổ Cộng quyền.

Hồi Nhơn Sơn, viết cho tháng tư đau nhục 2014 ( lần thứ 39)
Hiệu đính tháng tư 2018 (lần thứ 43).