Tuesday, April 9, 2019

Nước mắt tháng 4

Tân Phong – Web Việt Tân
Những tờ lịch nhắc nhớ: Sắp đến ngày 30.04.
Thời khắc mà 44 năm trước, đã trở thành tháng ngày định mệnh, ngày của “triệu người vui, triệu người buồn” – như lời ông Võ Văn Kiệt từng nói. Đối với những cộng đồng hải ngoại người Việt Nam tị nạn Cộng sản và hàng triệu người dân miền Nam có thân nhân là con cái, cha, anh từng là nạn nhân của sự đầy đọa, đàn áp của chế độ cộng sản sau ngày “Thống nhất” – 30.04.1975 là ngày Hận vong quốc, ngày Gãy súng, là Tháng 4 đen máu lệ….
Ở phía “bên thắng cuộc”, lại là những cuộc diễu hành, cờ hoa rợp trời để kỷ niệm chiến thắng “chấn động địa cầu, vang dậy 5 châu” với sự ngạo nghễ của người cộng sản. Bức tranh đối nghịch ấy cho thấy sự chia rẽ tới cùng cực về nhân tâm. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, chiến tranh không còn nữa, đất nước đã thống nhất về mặt địa lí nhưng nhân tâm thì chưa bao giờ.
Trong ba quốc gia trên thế giới là nước Đức, Việt Nam và bán đảo Triều Tiên bị chia đôi sau thế chiến 2, bởi những thế lực siêu cường quốc tế muốn như vậy, bởi sự ngã giá tranh giành ảnh hưởng địa chính trị của Nga, Mỹ, Trung Quốc. Nước Đức đã độc lập không cần một viên đạn. Một Tây Đức hùng cường đã cứu chuộc người anh em cùng huyết thống Đông Đức nghèo khó và đầy lòng hận thù của mình bằng vàng và cả lòng nhân ái. Giờ đây, Hàn Quốc cũng sẵn sàng như vậy với Bắc Hàn.Vẫn biết rằng lịch sử không bao giờ có chữ “NẾU”. Nhưng nếu như không có một kết cục 30.04.1975, nếu như vĩ tuyến 17 vẫn còn là ranh giới chia cắt hai miền đất nước thì Việt Nam hôm nay sẽ như thế nào?
Chỉ duy nhất Việt Nam đã trả một cái giá 2 triệu sinh mạng người trong cuộc chiến ủy nhiệm dài 20 năm và ôm một khoản nợ chiến phí khổng lồ từ những người bạn vàng XHCN. Một cuộc chiến mà chính những lãnh đạo cộng sản đã định nghĩa rằng “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Nga sô và các nước xã hội chủ nghĩa khác – Lê Duẩn”.
Khi đã đạt được mục đích cuối cùng là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, trên “đỉnh cao muôn trượng” và men say chiến thắng, Lê Duẩn tuyên bố: “Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng”. Nhưng thực tế thì sao?
Một Việt Nam của ngày hôm qua đói nghèo cùng kiệt sau chiến tranh tàn khốc mà như Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa, dũng cảm của những thập kỷ 80s của thế kỷ trước – đã đau đớn nhận ra hình hài thảm thương, số phận bất hạnh của một Mẹ Việt Nam chứa chan máu lệ.
Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau.
Mấy mươi năm đã mấy lớp người
Chia lìa gục ngã
Đã tận cùng nỗi khổ
….
(Việt Nam ơi! Trong tập “bầy ong trong đêm sâu”, Lưu Quang Vũ)
Một Việt Nam hôm nay, người người lũ lượt tha phương tìm đường lưu vong. Kẻ giàu có thì lo cho được tấm thẻ xanh, mua nhà cửa ở xứ giãy chết để bảo toàn “thành quả cách mạng” là đống của cải đã trộm cướp được. Kẻ khó nghèo thì mong được một công việc chân tay, những nghề hạ bạc ở xứ người.
Theo con số thống kê của bộ LĐTBXH, mỗi năm Việt Nam “xuất khẩu” khoảng 120.000 – 140.000 lao động. Số ngoại tệ mà lực lượng lao động này gửi về gia đình là nguồn ngoại hối cực kỳ quan trọng đối với chế độ. Trong vòng 10 năm qua có khoảng 1,2 triệu người Việt đã định cư ở nước ngoài theo diện chính thức nhưng có một lượng đông hơn nhiều những người Việt đã ở lại nước ngoài bằng mọi con đường bất hợp pháp. Một xã hội (có thể) nhiều hơn về vật chất nhưng bại hoại về văn hóa, đạo đức. Con người không những bị đầu độc bởi một môi sinh môi trường bị hủy hoại, mà cả vì Nhân tâm cũng đã cùng kiệt, tha hóa.
Những câu chuyện cướp, giết, hiếp nhan nhản hàng ngày cho thấy một xã hội vô pháp, vô luân cùng cực. Thói mê tín đến rồ dại của đám đông như hệ quả của một xã hội tuyệt vọng về tư tưởng, đói khát niềm tin nhưng thừa thãi giáo điều và thói đạo đức giả, đểu cáng… Sự thịnh vượng, hạnh phúc chỉ dành cho một nhóm nhỏ những viên chức cao cấp và thân hữu đảng cầm quyền. Việt Nam hôm nay là một quốc gia thất bại.
Cuộc chiến ngày hôm qua không phải là một bản hùng ca như người ta tô vẽ. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà người cộng sản tràn ngập những “anh hùng” là sản phẩm của trí tưởng tượng và tuyên truyền dối trá như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu… Cho đến ngày hôm nay, những “anh hùng” đó đã được khải thần, dựng tượng, thờ cúng để tiếp tục công cuộc mị dân, lừa bịp những thế hệ sau.
Trong khi đó, những anh hùng thực sự trong cuộc chiến vệ quốc biên giới 1979, hay Gạc Ma 1988 thì bị lãng quên, bị đục bỏ bia mộ. Có lẽ, “bên thắng cuộc” không thiếu những anh hùng thực sự theo đúng nghĩa – những người sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng, đức tin, tình yêu quê hương dù rằng tiếc thay họ bị phỉnh lừa. Có hàng ngàn thanh niên trong sáng và ưu tú như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc ở thời đại đó, nhưng tại sao những người cộng sản lại dựng lên những câu chuyện “anh hùng” từ một Lê Văn Tám hư cấu hay một đứa trẻ mắc bệnh tâm thần bị các cán binh cộng sản xúi dại ném lựu đạn vào chợ quê nhà như Võ Thị Sáu? Vì rằng, những người cộng sản cần những “anh hùng” là công cụ giết chóc, khủng bố chứ không phải những anh hùng có lương tri và nhận thức.
George Orwell từng viết trong tác phẩm 1984 nổi danh đầy sự ám ảnh và tiên tri một tương lai Khải huyền cho loài người khi thể chế toàn trị lên ngôi “Kẻ nào là chủ quá khứ, sẽ làm chủ tương lai. Kẻ làm chủ hiện tại, kẻ đó làm chủ quá khứ”. Suốt 44 năm qua, những người cộng sản đã viết ra quá nhiều “Lịch sử” và không cái nào trong số chúng khả tín hơn cái nào.
Chiến tranh với những thế hệ sinh ra sau 1975 chỉ còn lại từ những câu chuyện của thế hệ trước hay đơn giản là những bài học lịch sử méo mó, khô cứng trong sách giáo khoa. Con người thì dễ quên và “Lịch sử” thường chẳng dạy được gì nhiều cho những thế hệ đang quay cuồng theo nhịp điệu 4.0. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, thời gian cũng có một tác dụng khác, nó làm hiển lộ những mảnh quá khứ như những vết trầm tích trên các lớp địa tầng qua quá trình phong hóa và công nghệ đẩy nhanh tiến trình này với tốc độ ánh sáng. Cả sự thực và dối trá, cả những điều xã hội đương đại xưng tụng và cả những gì cố ý bị vùi chôn đều bị phơi bày trần trụi dưới ánh mặt trời và… internet.
Hôm qua, đọc một bài đầy xúc cảm trên nhóm “Saigon xưa”, về những vị tướng lĩnh VNCH đã tuẫn tiết vào ngày 30.04.1975. Những đời trai kiêu hùng, những cái chết bi tráng. Những người đàn ông quả cảm này không hề sợ cái chết, mà trái lại họ sẵn sàng đón chào cái chết. Họ tận trung với lý tưởng mình phụng sự, và khi tất cả đã sụp đổ, họ bình thản dành cho mình viên đạn cuối cùng, nhất định “không đội trời chung” với kẻ thù.
Câu chuyện về tướng Lê Văn Hưng – người hùng An Lộc – sau khi chào tất cả sĩ quan bảo vệ, từ biệt người vợ trẻ, đã khóa trái cửa và bắn vào tim mình. Trước khi hồn lìa khỏi xác, ông đã giấu khẩu súng dưới đệm để người vợ không tìm thấy được khẩu súng. Ông sợ rằng người vợ yêu có thể quá đau khổ mà tự sát theo. Cái chết của ông vừa bi hùng, siêu thái như một kiếm khách Samurai.
Trong tác phẩm “Last Man Out” James E. Parker Jr. – một nhà báo chiến trường đã có dịp tiếp xúc nhiều với các tướng lĩnh VNCH – đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ ẩn danh (Làm tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, khoảng năm 1969), như một lời tạ từ người đàn ông quả cảm, một vị tướng hào hoa mà ông ấn tượng sâu sắc.
Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry
I am not there. I did not die.
Đừng đứng bên mộ anh và nhỏ lệ:
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu em.
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp phương trời
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời thu êm ả
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.
Khi đọc những dòng thơ này, bất giác những dòng nước mắt ứa tràn, cảm xúc không thể kìm giữ nổi. Đã có một thời đại thật đẹp đẽ, một xã hội tốt đẹp hơn, tử tế hơn từng tồn tại, đã có những con người tuyệt vời xây dựng, chiến đấu và bảo vệ mảnh đất này. Một thiên đường đã tan vỡ và những gì còn lại là một thực tại nhầy nhụa hãi hùng.
Nếu coi Lịch sử là một dòng chảy không ngừng – mà dòng chảy nào cũng có bên lở bên bồi – thì Việt Nam đã có một lựa chọn sai lầm, đầy đau đớn là đứng ở phía bên lở của dòng chảy Lịch sử ngày hôm qua. Nuối tiếc quá khứ là điều không nên, nhưng bài học từ lịch sử thì cần phải học hỏi và khắc ghi.
Tân Phong, 07.04.2019

Cao tốc Bắc-Nam: Chuyện không hề nhỏ


Nguyễn Việt Nam|

Bán nước là một khái niệm không hề xa lạ nhưng bán như thế nào thì có nhiều cách mà không phải ai cũng biết. Và một trong những cách bán đó là: Làm chó cho Tàu cộng.
Việc Việt Cộng làm chó cho Tàu cộng bao năm nay thì không ai lạ gì nữa rồi. Từ thời thằng nào đó làm tay sai cho thằng Mao hói cơ. Và việc bán nước cũng không chỉ riêng đặc khu kinh tế, xây cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc trúng thầu mà bán từ cái thời thằng giặt váy nào đó bảo rằng: cứ để cho Trung Quốc trông giúp đảo, ngoài đó cũng chẳng có gì ngoài cứt chim.
Chiến dịch “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và xâm lược bằng chiến lược bẫy nợ đã khiến nhiều quốc gia lâm vào nợ nần đến mức phải đem lãnh thổ ra gán nợ, nhường quyền kiểm soát dự án, lãnh thổ cho Trung Quốc để trừ nợ là chuyện đã rõ như ban ngày. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hàng loat dự án nhiệt điện, cầu đường, nhà máy công nghiệp…đều là những cái bẫy để bành trướng chiến dịch xâm lược của Trung Quốc. Và dĩ nhiên phải có sự đồng ý, chìa tay nhận những khoản hoa hồng, hối lộ, tham nhũng béo bở của quan chức Việt Nam thì mới có một Việt Nam bê bết như thế này chứ.
Bạn có phải là người Việt Nam không ? Cha ông để lại giang sơn cho chúng ta, chúng ta có yêu quý nó không ? Tinh thần dân tộc, dòng máu Lạc Hồng còn chảy trong bạn không? Bạn có muốn một tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau của bạn không hay muốn con cháu chúng ta làm nô lệ? Nếu muốn giữ lại mảnh đất cha ông ngàn xưa đã tốn bao xương máu để có được thì bây giờ vẫn chưa muộn đâu./.

Những người thầy “mất dạy“


Luân Lê|

Khi mà các hệ giá trị bị đảo lộn và tha hoá thì giáo dục phải ra ngoài đường là lẽ hiển nhiên. Hôm trước tôi cũng đọc được tin thầy giáo đi câu cá kiếm sống vì lương quá bèo bọt không đủ trang trải chi phí sinh hoạt.
Bên cạnh đó là một loạt các giáo viên hợp đồng có thể bị mất việc vì nhiều lý do khác nhau, không phải vì vấn đề chuyên môn mà vì nhiều thứ bất công trong việc tổ chức và sắp xếp nhân sự.
Thầy giáo đi buôn khói thuốc lá, cái thứ mà ở nước ngoài đánh thuế rất cao vì tính nguy hại của nó, cũng như rượu bia vậy.
-
Giáo sư quốc tế thạo 6 thứ tiếng về nước còn trở thành thất nghiệp. Thạc sỹ ở Anh thạo 2 ngoại ngữ rơi vào trầm cảm vì không được tuyển dụng.
Và học sinh thì vẫn đánh nhau, vẫn bị dâm ô, bạo hành, vẫn gánh trên vai đầy những nặng nhọc của những thứ kiến thức bị nhồi nhét, giáo điều, bị chính trị hoá, vẫn phải mua bán hay trao đổi điểm chác, đóng các loại quỹ, phí và ngày đêm học thêm, thi cử, mà rồi vẫn như những kẻ lạc loài khi bước chân ra ngoài đời để mưu sinh.
Thời thế tạo nên bọn ngu dốt và lưu manh có thể đứng vào hàng ngũ của những kẻ dạy người, chính bọn này mới là những kẻ cơ hội chính trị vì biết lựa thời để luồn lách và tìm cách chui được vào trong hệ thống nhờ tiền bạc và quan hệ, từ đó chúng liên kết và loại bỏ những người tài ra khỏi hệ thống và tác oai tác quái với đủ các chiêu trò và mục đích, nhưng cái cuối cùng của chúng là lợi ích đạt được là gì và bao nhiêu chứ không phải để gây dựng nên một điều gì đó tử tế và tốt đẹp.
Những người có phẩm chất về đạo đức và trí tuệ thì trở nên cô độc và bất mãn vì bị trù diệt, bị vây hãm và rồi khi thấy không thể đứng chung hàng ngũ với phường lưu manh trong giáo dục mà chúng làm cách nào đó trang bị cho mình rất nhiều bằng cấp thì tự thoái thoát ra khỏi cái vũng lầy nhơ nhớp đó.
Đáng sợ nhất chính là giáo dục trở nên tha hoá và suy đồi, vì nó là cái nôi ươm mầm cho nhiều thế hệ của một quốc gia và một dân tộc. Khi nó trở nên tồi bại và đốn mạt, là vì bởi hệ thống chính trị với một thể chế mà ở đó đã tạo ra cơ hội cho những phường thảo khấu có thể tại vị và chen chân vào trong nó.
Cái cuối cùng dẫn đến những suy cấp trong xã hội vẫn là do chính quyền đã không được tổ chức và vận hạnh một cách đủ khoa học nên đã để cho những tình trạng như vậy có thể được diễn ra, mà hơn hết là nó còn hoành hành mỗi ngày một kinh khiếp hơn, sâu rộng hơn và mãnh liệt hơn.
Những kẻ không bằng cấp, có khi chưa học hết tiểu học hay cấp hai, nhiều đám chưa có bằng phổ thông hay cử nhân, vẫn cứ thản nhiên được lãnh nhận những chức vụ nào đó trong chính quyền, mà những đám này lại có quyền để quyết định được đến vị trí của những nhà giáo, trong khi những người có thực tài và trí tâm cống hiến thì trở nên bơ vơ và mất phương hướng, bị gạt ra bên lề trên hành trình mà đáng ra những thứ đó phải thuộc về họ và cần họ hơn cả./.

Những “anh hùng” trong chúng ta!


Hoa Nghi – (VNTB) – Việt Nam có tốt đẹp hay không, cuối cùng dựa vào một lớp người có dám “vị Quốc” hay không!! Và trong khi chưa đủ một lớp người khiến cho xã hội bẻ ngoặc theo hướng tốt đẹp hơn, thì hãy lan tỏa sự yêu thương, chú ý và trân trọng đến những phận người đã & đang đấu tranh cho xã hội này tốt đẹp hơn, trong đó có cả 251 nhà hoạt động đã và đang bị cầm tù.
***

Tướng Đồng Sĩ Nguyên từ trần, nhiều người bày tỏ niềm thương tiếc với một “anh hùng diệt Mỹ”, nhưng nhiều người khác bày tỏ sự cảm tiếc với một người sau khi rời các chức vụ đã lên tiếng về các vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có kiến nghị ngưng việc cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn với thời hạn dài lên đến 50 năm.

Mỗi ngày, hàng trăm, ngàn người mất đi vì bệnh tật, tai nạn, nhưng hầu hết những cái chết đó sớm rơi vào im lặng. Một số cái chết đi được báo chí truyền thông đăng tải rầm rộ vì chức vụ “bộ tứ” của họ, và cuối cùng, sau đó lại chìm trong lặng im. Những cái chết vô danh, và những cái chết để lại nhiều suy ngẫm.

Ai rồi cũng sẽ chết, vấn đề là họ chết như thế nào, và sau cái chết đó là gì. Và Tướng Đồng Sĩ Nguyên mất đi, nhưng ông được bày tỏ sự mến mộ từ giới trí thức, bởi những nhiệt huyết của ông dành cho quốc gia lúc sinh thời. Nó khác hẳn những thuyết âm mưu, lời chửi rủa dành cho không ít vị tướng, tá – những lãnh đạo cấp cao khác của đảng mất trong thời gian trước đó. Bởi họ đã di hại cho dân, đã không cởi trói cho quốc gia, dân tộc này đi lên. Sự “vinh thân” của họ, chính là “suy quốc”.

Chính vì vậy, tại Việt Nam, có những cái chết khiến người dân tung hô, nhất là cái chết của quan chức, những quan chức chuyên quyền khi còn tại vị và vun vén cật lực cho bản thân. Trong mắt người dân, chỉ cần nhóm quan chức đó ngồi yên và đừng làm gì cũng đã là một “ân huệ” đối với chính họ. Và cái chết của những quan chức tham nhũng, lạm quyền được xem là một “ân huệ lớn”.

Mới đây, cựu phi công Việt Nam Cộng Hòa Lý Tống mất ở tuổi 73. Sự ra đi của ông được báo NYT và The Washington Post, cùng nhiều trang tin khác đưa tin. Điểm chung của các bài báo là ghi nhận sự quyết liệt của Lý Tống trong chống lại chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, với suy nghĩ “cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản sẽ kéo dài hàng thập kỷ nữa.”.

Nhiều người cựu chiến binh VNCH đã tìm đến nơi ông nhắm mắt để tỏ lòng tôn kính với một người từng bị coi là khủng bố, là một nhà cách mạng và một người theo chủ nghĩa lý tưởng… Nhưng với nhiều người Việt đời đầu ở Mỹ, họ coi ông ấy như một “anh hùng”, vì những gì ông ấy làm được.

Tướng Đồng Sĩ Nguyên “diệt Mỹ”, hay một Lý Tống “tử chiến với cộng sản” suy cho cùng cũng là những con người miệt mài liên tục cho lý tưởng của mình, và trăn trở với vận mệnh quốc gia, dù ở thời chiến hay thời bình. Họ “anh hùng” trong mắt người này, hoặc là một kẻ “điên rồ” trong mắt người khác. Nhưng ít nhất, họ không lầm lũi sống trong một phận người bị áp đặt, dám lên tiếng và hành động, và chết đi trong sự thương tiếc của nhiều người.

Điểm chung của tướng Đồng Sĩ Nguyên hay phi công Lý Tống là “lý tưởng, phụng sự”, và cả hai người đã làm được điều đó trong suốt quãng đời của mình. Xã hội này sẽ như một cái xác thối nếu cứ lẳng lặng sống và chết đi.

Vừa qua, NOW! Campaign, một sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam cho biết, Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù.

251 nhà hoạt động, hay là những Tù nhân lương tâm, cũng giống như hai vị trên, đều là những con người đã cống hiến nhiều cho lý tưởng, trăn trở vì quốc gia, và mong muốn thúc đẩy một sự dân chủ. Những hành vi, phát ngôn của 251 nhà hoạt động và sự trả giá của họ chính là vì sự thay đổi của quốc gia này, nơi mà hằng ngày vẫn bị bóc lột thuế, bòn rút sức khỏe vì bụi mịn và hàng trăm bất công, cay đắng khác trong xã hội. Một xã hội mà sự bất an nhiều hơn “ổn định chính trị”.

Rõ ràng, 251 nhà hoạt động xứng đáng được quan tâm, chăm sóc và tôn vinh, khi họ chịu làm người tiên phong cho con đường mới của xã hội và bị án tù đày. Và tất nhiên, lưu tâm và tôn vinh không nên diễn ra khi họ ra tù hoặc mất đi, mà nên diễn ra lúc họ còn đang ngồi trong tù. Bởi họ thực sự là những “anh hùng vị thân”, những tấm gương đấu tranh, cống hiến và hy sinh đầy thiết thực, đạo đức và lý tưởng họ cao hơn cả nhóm quan chức đang ngự trị trên quốc gia này; và lương tâm họ cao hơn cả những nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu nhưng ngày ngày phè phỡn trong sự sa hoa, và luôn miệng chỉ trích bọn “rân chủ”, trước khi bất công xã hội ập đến và bắt chính họ suy ngẫm lại.

Việt Nam có tốt đẹp hay không, cuối cùng dựa vào một lớp người có dám “vị Quốc” hay không!! Và trong khi chưa đủ một lớp người khiến cho xã hội bẻ ngoặc theo hướng tốt đẹp hơn, thì hãy lan tỏa sự yêu thương, chú ý và trân trọng đến những phận người đã & đang đấu tranh cho xã hội này tốt đẹp hơn, trong đó có cả 251 nhà hoạt động đã và đang bị cầm tù./.

Chúng ta không cần những tập đoàn phi nhân tính!

Anh Văn (VNTB)|

Người dân Việt Nam trong những năm gần đây liên tục bị những vỏ bọc “dùng hàng Việt Nam là yêu nước” đến từ các tập đoàn bất động sản, tập đoàn thực phẩm tiêu dùng.
“Made in Vietnam” hay “hàng Việt Nam chất lượng cao” vốn cao quý, nhưng giờ đây được sử dụng như những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi để móc túi người dùng.
Mới đây, Nhật Bản thu hồi gần 20.000 chai tương ớt nhãn hiệu Chinsu do hai lỗi: vi phạm về dán nhãn; hai là có chất cấm trong sản phẩm này, cụ thể là axit benzoic, axit sorbic…
Điều này đồng nghĩa với việc, bấy lâu nay, thị trường nội địa nuôi sống Masan, nhưng bị Masan coi như “đứa con ghẻ”, và chính vì thế, nên những hàng có chất lượng được xuất khẩu đi các nước, trong khi hàng kém chất lượng (có lượng hóa chất cấm) lại được Masan cung cấp cho thị trường Việt Nam.Hồi đáp về sự kiện này, đại diện Công ty Mansan trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 6.4 cho biết, “lấy làm tiếc về sự cố nêu trên”, đồng thời, “chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này, nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam”.
Facebooker Phạm Việt Thắng trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho biết: [Masan] Coi tính mạng đồng bào mình như cỏ rác, vậy thì còn lí do gì nữa mà không tẩy chay ngay và luôn!.
Đây không phải là lần đầu tiên những tập đoàn Việt Nam chuộng ngoại và khinh nội, nơi mà giá trị về chất lượng sản phẩm luôn là sự lừa dối, và vì lợi nhuận, các tập đoàn này bằng quyền lực truyền thông kêu gọi người dân “ủng hộ sản phẩm Việt”. Trước đó, sản phẩm Bphone của tập đoàn Bkav gây “bão dư luận” bởi việc lừa dối khách hàng Việt trắng trợn về nguồn gốc xuất xứ của điện thoại. Những tập đoàn lừa dối này tiếp tục sống và vươn lên bằng sự nhẫn nhịn của người dùng Việt Nam, họ được phong là “tỷ phú USD Việt Nam” với các danh từ hảo mỹ như “tỷ phú đầu tiên của người Việt trong lĩnh vực…”, “tấm gương lập nghiệp thành công”.
Người Việt từng kỳ vọng vào những hậu nhân nối tiếp tinh thần của cụ Bạch Thái Bưởi, người mà được coi là “bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của Cụ đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của Cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo”. Tấm gương noi theo bao hàm cả tài và đạo đức trong kinh doanh của cụ Bạch Thái Bưởi. Đáng tiếc, cho đến nay, những tỷ phú USD người Việt hầu như không có “nhu cầu” để đạo đức lên ngôi, bởi họ có đầy đủ quyền và tiền trong tay khuynh đảo những giá trị ngay thẳng trong xã hội, và một phần đến từ việc người dùng Việt chưa thực hành đầy đủ sự tẩy chay đối với các hàng hóa kém chất lượng.
Cần một cuộc vận động tẩy chay hàng kém chất lượng
Khi không gian thông tin được mở rộng, sự hiểu biết của con người Việt nam trở nên đa chiều hơn. Sức mạnh của mạng xã hội trong phô bày sự không minh bạch và những gian dối trong con người, tổ chức, thì đây cũng là những điều kiện thuận lợi để tiến hành một cuộc vận động tẩy chay hàng kém chất lượng, những sản phẩm từ các tập đoàn phi nhân tính.
Mới đây, việc xuất hiện hình ảnh nước mắm, tương ớt Masan bị ném vào sọt rác vì chiêu trò dìm hàng nước mắm truyền thống đã cho thấy, nếu người dân Việt đồng thuận, coi việc “gian dối trong tiêu chí sản phẩm và cạnh tranh không lành mạnh” là kẻ thù thì việc quay lưng lại với sản phẩm là một phương pháp đấu tranh dân sự, phản ánh đúng mức quyền lực và vai trò người tiêu dùng. Là cách thức để tuyên bố thẳng rằng: dân không cần những tập đoàn phi nhân tính. Những tập đoàn với những kẻ lưu manh làm kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên chính sự tận diệt sức khỏe của đồng bào mình. Chính cuộc vận động tẩy chay này sẽ buộc các tập đoàn phi nhân tính phải suy tính lại cách kinh doanh vô đạo đức của chính mình, trong bối cảnh, vai trò quản lý nhà nước đối với các tập đoàn phi nhân tính này còn lu mờ./.

Đối thoại hay đối đầu?


Nguyễn Việt Nam|

Bao năm nay học tập tấm gương đạo đức của lãnh tụ cộng sản mà càng ngày càng thấy lãnh đạo khốn nạn hơn, đảng cộng sản ngày càng thối nát hơn. Đối thoại với dân cũng vậy. Nó là nhiệm vụ tất yếu, hiển nhiên và là trách nhiệm của nhà cầm quyền. Cần gì phải học theo thằng nào mới làm được. Nhưng bản chất của cộng sản là nói một đằng, làm một nẻo. Họ có nghe dân và làm theo nguyện vọng của dân được bao nhiêu đâu. Họ thay đổi, họ làm vì lợi ích của họ chứ có vì dân được bao nhiêu đâu.
Nguyện vọng của dân ư? Dân nào? Dân quân xanh quân đỏ ư? Đảng bảo gật là gật ấy hả? Đấy không phải là những kẻ đại diện cho dân. Dân bây giờ người ta biết tỏng bộ mặt thối tha của cái đảng, cái chế độ này rồi. Sửa làm sao được cái đảng này, cái chế độ này. Trông mong gì ở chúng nó mà gần với chẳng gũi. Tốt nhất là dẹp luôn mới hết chuyện. Có cái đảng đểu mà kiện toàn mãi, xây dựng mãi vẫn chưa xong, vẫn bẩn thỉu. Loay hoay cả trăm năm mà có thấy xã hội chủ nghĩa đâu.
Lắng nghe dân ư? Dân nêu lên chính kiến thì chụp luôn là phản động, chống phá chế độ. Đánh đập, bắt bớ, canh giữ, tù đày đủ các kiểu. Đấy mà là lắng nghe à? Bắt dân góp ý theo tinh thần mang tính xây dựng ư? Một bãi phân nhão thì xây thế quái nào thành một lâu đài mà xây với chẳng dựng. Xây để cho cộng sản nó phá à? Phá bao năm nay rồi đấy. Ăn đến cạp quần, gấu váy của dân, đào xới tan hoang đất nước ra rồi đấy. Xây cái gì?
Bao nhiêu lãnh đạo phạm tội từ hiếp dâm, tham nhũng, giết người mà dân làm ầm lên đó, dân kiến nghị xử thật nặng đó mà vẫn bao che cho nhau, lèo lái dư luận. Có mỗi cái luật biểu tình mà dân đòi bao năm nay đó mà có cho đâu. Dân đòi phế truất lãnh đạo như thằng Nhạ Ngọng hay Trọng Lú đó mà có làm đâu. Vậy thì đối thoại để làm gì? Đối thoại hay đối đầu. Đối thoại hay đi tìm ai ngược đường là tiêu diệt? Đối thoại hay định hướng tư tưởng?

Trọng Lú có thực sự quan tâm đến đạo đức xã hội hay không?



Tác giả: Quê Hương

áng 29/3, Thường trực Ban Bí thư tổ chức hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu qua các thời kỳ. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu tại đây, ông nói “bây giờ chúng ta có mối lo chung, phải chăng kinh tế lên rồi nhưng vấn đề xã hội, đạo đức, văn hóa, lối sống. Còn tình người không? Còn nề nếp trên dưới không?”
Lời bộc bạch của ông Trọng không chỉ là nỗi lo của riêng ông ta mà là của tất cả những người Việt Nam đang sinh sống ở trong nước và nước ngoài. Có thể nói, chưa bao giờ vấn nạn đạo đức xã hội lại trở nên nhức nhối như bây giờ. Chỉ tính riêng trong khoảng 2 tuần vừa qua, báo chí lề Đảng (không có bóng dáng của “phản động”) phản ánh ít nhất 2 vụ sàm sỡ trẻ nhỏ của 2 người được xác định là có chức quyền; liên tiếp xảy ra các vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, thậm chí là bị lột quần áo, bị quay video clip và tung lên mạng xã hội; thịt bẩn nhiễm sán được đưa vào bữa ăn trong trường học của trẻ nhỏ; cả một đàn chó thả rông rồi cắn chết người; con giết bố đẻ; một người đàn ông chỉ vì nhắc nhở một thanh niên vì vượt đèn đỏ mà bị đâm chết; tai nạn giao thông xảy ra khắp mọi nơi; giang hồ đi đòi nợ và bị con nợ đánh phải quỳ lạy; còn rất nhiều những sự việc quái đản xảy ra trong cái xã hội hỗn loạn này. Tuy nhiên, ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vẫn ngồi đó, ôn tồn nói về những vấn nạn cứ như thể là ông ta chẳng có bất cứ liên quan nào hết.
Dạ, thưa cụ Tổng, người ta vẫn gọi cụ là Lú. Có thể cụ Lú thật hoặc giả vờ Lú nhưng nếu những sự vụ kia mà chính quyền do ông đứng đầu mà thực hiện tốt các chức năng của mình thì mọi việc tiêu cực trong xã hội đâu đến nỗi xảy ra liên tiếp và nhức nhối như thế? Thử hỏi
  • Nếu như ở vụ người đàn ông được cho là cận vệ của Thủ tướng Phúc sàm sỡ cô gái trẻ mà các quan chức trong chính quyền của ông xử lý nghiêm khắc thay vì phạt 200 ngàn đồng thì có lẽ khó có kẻ nào dám coi thường pháp luật mà tái diễn.
  • Trong vụ cựu viện trưởng viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng sàm sỡ trẻ nhỏ, nếu hắn bị triệu tập thẩm vấn ngay lập tức thì thử hỏi công luận và người dân có bức xúc quá như vậy không. Thay vào đó, ông Chủ tịch Đà Nẵng chỉ đòi xử mỗi những người viết lên cổng nhà quan cấp dưới mình những dòng chữ mà ông ta đáng phải nhận.
  • Nếu ngành giáo dục xử lý dứt điểm vấn nạn bạo lực học đường, loại bỏ những quan chức, hiệu trưởng, giáo viên yếu kém năng lực lãnh đạo, giảng dạy và đạo đức, trong đó có ông bộ Trưởng Nhạ thì nền giáo dục liệu có thể để xảy ra nhiều những vụ việc tương tự như vậy không.
  • Trong vụ thực phẩm nhiễm sán được đưa vào học đường, nếu công ty cung cấp thực phẩm kia không phải do con cháu của vị Bí thư tỉnh ủy – người ngang nhiên phát biểu chỉ đạo công an tỉnh bắt những người đưa tin về vụ việc trên thay vì bắt chủ công ty bất lương kia, thì ai dám to gan thực hiện một việc tày trời như thế.
  • Còn chuyện giao thông, nếu không có những công an giao thông ăn tiền mãi lộ, đường xá được xây dựng đúng quy cách chuẩn mực, không có ăn đút lót trong xây dựng cầu đường, không có BOT bẩn, thì thử hỏi mấy ai dám tham gia giao thông liều mạng kiểu đó hay không.
  • Nếu … nếu và tỷ tỷ chữ nếu khác …
Và đấy chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn tới mọi tai ương không có thuốc chữa trong xã hội hiện nay, Trọng ạ.Nhưng rốt cuộc cũng do quản lý yếu kém và tham nhũng của chính quyền ông hết, Trọng ạ. Trong khi ấy, công việc của ông cũng chỉ gói gọn trong mấy việc đó là phát biểu hội nghị, tống vào lò những đứa không phải là phe của mình mà thôi trong khi những công việc khác như xây dựng một nền tư pháp độc lập, một quốc hội dám bày tỏ những nguyện vọng chính đáng của người dân, xây dựng quy chế dân chủ thực sự và xử lý nghiêm minh những quan chức vi phạm pháp luật thì ông lại lờ lớ lơ đi mất.
Ông chỉ lú trong quản lý điều hành đất nước thôi nhưng lại vô cùng lọc lõi trong việc tiêu diệt đối thủ chính trị và vơ vét quyền lực cho bản thân mình. Chả trách đạo đức xã hội ngày càng đi xuống trong khi quyền bính của ông lại ngày càng phình ra.

Cái họa cốt lõi của đất nước chính là ở chỗ này đây!

Cần cách chức trưởng phòng giáo dục quận Tân Bình, TP.HCM

Thảo Vy – (VNTB) – Phải kiên quyết kỷ luật ở mức cao nhất là đuổi ra khỏi ngành giáo dục ông Trần Khắc Huy, vì đã đưa ra lệnh buộc các thầy cô giáo phải tuyên truyền sự gian dối. Đồng thời ở đây còn có dấu hiệu của lũng đoạn lợi ích nhóm, cản trở tư pháp, cố tình phá hoại nền pháp chế xã hội chủ nghĩa!
***
Lời đề nghị khiếm nhã hay cái tát vào nền pháp chế xã hội chủ nghĩa?
Một văn bản ký ngày 26-3-2019 của trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, TP.HCM, có tiêu đề “Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng phường 6, quận Tân Bình”. Văn bản được ghi số thứ tự phát hành là 01/GDĐT-VP. Nơi nhận là hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và đơn vị trực thuộc.
1. Khẳng định tính pháp lý khu đất công trình công cộng tại phường 6 là đất công.Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, ông Trần Khắc Huy đưa ra các yêu cầu cụ thể như sau:
2. Khẳng định việc cưỡng chế xây dựng vi phạm pháp luật trên đất công trình công cộng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Khẳng định giá hỗ trợ trực canh trên đất công trình công cộng tại phường 6 là không thay đổi.
4. Khẳng định đất công trình công cộng tại phường 6 được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ giáo dục – đào tạo và nhu cầu an sinh xã hội của nhân dân. 
5. Kêu gọi, động viên nhân dân trực canh trên đất công trình công cộng tại phường 6 cùng chính quyền quận Tân Bình thực hiện việc kê khai, sử dụng đất để quận hoàn thành công tác chi hỗ trợ; kêu gọi người dân không nghe lời tuyên truyền, xuyên tạc, xúi giục, kích động của đối tượng xấu làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất công trình và thực hiện các dự án phục vụ nhu cầu giáo dục – đào tạo và an sinh xã hội; đồng thời kêu gọi nhân dân tích cực, mạnh dạn tố giác các đối tượng có hành vi chống đối, phá hoại, cản trở công tác quản lý nhà nước của quận và thực hiện các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6”.
Ông Trần Khắc Huy yêu cầu 5 nội dung trên “phải thực hiện thường xuyên trong các buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần và trong các cuộc họp, sinh hoạt giáo viên định kỳ”. “Tập trung tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục từ tháng 3/2019 đến 30/6/2019”.
Như vậy, cả 5 yêu cầu của ông Trần Khắc Huy đã có dấu hiệu của hành vi cản trở tư pháp, vì trong vụ việc “các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6”, hay còn gọi là “vườn rau Lộc Hưng”, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, “giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn Rau Lộc Hưng” trong thời gian chờ đợi “Lãnh Đạo UBND TP.HCM tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm”. Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) đã có công văn số 318/BTCD-TD1 chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch UBND TP. HCM với yêu cầu cụ thể như vậy.
Ông trưởng phòng giáo dục quận đã kết luận thay cho chủ tịch UBND TP.HCM
Trong buổi gặp gỡ vào sáng ngày 18-2-2019 tại trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương của Thanh tra Chính phủ, đại diện người dân ở ‘vườn rau Lộc Hưng’ ngụ tại đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình, đã đưa ra các giấy tờ pháp lý cho biết đất khu vườn rau Lộc Hưng thuộc quyền quản lý và sở hữu của bà con từ những năm 1954 do Giáo hội Công Giáo cấp, được bà con sử dụng đất ổn định và liên tục cho đến hôm nay. Điều này đã được Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo phận Sài Gòn, với tư cách chủ đất khẳng định với các cơ quan có thẩm quyền vào năm 2007.
Đất của bà con vườn rau sử dụng ổn định và lâu dài từ năm 1954 cho đến nay, gần 65 năm, với mục đích canh tác thể hiện qua các biên lai nghĩa vụ thuế, phiếu thu đóng góp nghĩa vụ khác, bản đồ diện tích đất vườn rau… Và Giáo hội Công Giáo và người dân nơi đây chưa bao giờ từ bỏ quyền sử dụng đất vườn rau, cũng như chưa bao giờ ký bất kỳ một văn bản nào của các cấp có thẩm quyền để tước bỏ quyền sử dụng đất của mình. Do đó người dân có đầy đủ cơ sở để được các cơ quan có thẩm quyền công nhận “quyền sử dụng” đất tại khu vườn rau Lộc Hưng.
Luật sư Trần Thành phân tích, theo pháp luật đất đai ở nước CHXHCN Việt Nam, nguồn gốc đất Lộc Hưng là đất nông nghiệp từ năm 1954 và từ đó đến nay một số gia đình đến Lộc Hưng sinh sống trên đất nông nghiệp. Không phải vì lẽ đó mà người dân không có quyền lợi, bởi bản thân đất cát là tài sản đặc biệt cứ chiếm giữ ngay tình và sinh sống có giấy tờ gắn với nơi sinh sống sẽ tạo thành loại đất mới có tên “sử dụng đất ổn định”.
Tiêu chí đất sử dụng ổn định có thể dùng để bảo vệ quyền lợi cho hộ gia đình cá nhân như: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, internet, cáp truyền hình,… Một khi thuộc “sử dụng đất ổn định”, theo định nghĩa chỉ có 2 khả năng pháp lý là thu hồi đất hoặc cấp giấy chứng nhận. Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận, thì bản chất nhân đạo của pháp chế xã hội chủ nghĩa, cho phép người sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất đến khi có dự án và phải ban hành quyết định thu hồi đất theo đúng trình tự quy định của pháp luật về đất đai.
Ngay cả trong trường hợp đất được nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm cũng phải tiến hành các bước thủ tục thu hồi đất, cụ thể là ở Điểm đ Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013. Trong trường hợp này, hậu quả pháp lý để lại là thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Trình tự thủ tục theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, phải ban hành Thông báo thu hồi đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND TP.HCM và UBND quận Tân Bình.
Tuy nhiên tất cả các trình tự pháp lý tối thiểu kể trên đã không được tuân thủ ở “các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6”. Vì các lẽ đó, nên ngay sau khi gặp gỡ đại diện người dân khu vườn rau Lộc Hưng, chiều 18-2-2019, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương đã phát hành văn bản số 318/BTCDTW-TD1 đề nghị chủ tịch UBND TP.HCM: “Lãnh đạo UBND TP.HCM tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm. Xem xét, làm rõ nội dung một số hộ dân có quá trình sử dụng đất lâu dài nhưng chưa được xác nhận. Công khai các thông tin liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại khu Vườn Rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình. Làm rõ nội dung thông báo của chính quyền địa phương về tổ chức tháo dỡ đối với các trường hợp xây dựng trái pháp luật phát sinh từ ngày 01/01/2018 tại khu đất trên, nhưng trên thực tế đã cưỡng chế toàn bộ các công trình khác. Trong thời gian công dân thực hiện quyền khiếu nại và chờ các cơ quan chức năng giải quyết , đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn rau Lộc Hưng. Đồng thời công dân phản ánh có một số đối tượng có hành vi đe dọa, cản trở người dân thực hiện quyền khiếu nại”.
Đến nay, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP.HCM đang thực hiện theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, qua việc mời hai luật sư của Đoàn Luật sư TP.HCM là ông Nguyễn Văn Trung và ông Nguyễn Văn Hậu tham gia tham vấn pháp lý cho chính quyền. Nay, với văn bản của ông Nguyễn Khắc Huy ký ban hành với chức danh trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, đã cản trở việc thực thi pháp luật về đất đai, về khiếu nại tố cáo của chính quyền TP.HCM. Do đó, cần xem xét về trách nhiệm dân sự, hoặc có thể cả dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Trần Khắc Huy đối mặt về cáo buộc hình sự như thế nào?
Với sự việc mô tả pháp lý ở các phần trên của bài viết, cho thấy trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, TP.HCM có dấu hiệu vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm quy định ở Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, được diễn giải như sau: Khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.
Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm là người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn gây thiệt hại cho xã hội.
Theo điều văn của điều luật, thì động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Điều này thể hiện ngay câu đầu tiên: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.
Ở đây, trên cương vị trưởng phòng Giáo dục, các văn bản hành chính được ký ban hành của ông Trần Khắc Huy phải phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Cán bộ, công chức (luật số 22/2008/QH12). Văn bản được ghi số thứ tự phát hành là 01/GDĐT-VP, ký ngày 26-3-2019 của trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, TP.HCM đã vượt quá thẩm quyền và sai trái các nội dung.
Ngoài ra có một chi tiết cần lưu ý, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 26-3-2019, phòng Giáo dục quận Tân Bình, TP.HCM mới ký phát hành chỉ có một văn bản hành chính, được đánh số 01/GDĐT-VP, và văn bản này lại có những nội dung trái pháp luật như phân tích đã nêu ở bài viết.

Nuôi người bệnh phải nộp phí mỗi ngày cho bệnh viện

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức, Sài Gòn. (Hình: Tiền Phong)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Người nhà bệnh nhân khi nuôi bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức bất bình khi bị buộc phải đóng tiền mỗi ngày.
Sáng 9 Tháng Tư, 2019, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn video clip dài gần 5 phút, trong đó có nhiều người nhà bệnh nhân bất bình trước việc Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức, Sài Gòn, thu phí người nhà nuôi người bệnh.
Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ clip cho biết, người nhà muốn vào bệnh viện này để chăm sóc cho người thân đang nằm điều trị phải đóng 30,000 đồng ($1.3)/người/ngày.
Nội dung đoạn video clip thể hiện có khoảng 10 thân nhân người bệnh làm việc trực tiếp với ông Cao Tấn Phước, giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức.
Một người phụ nữ trạc tuổi trung niên nói: “Chúng tôi không làm hao hụt hay phát sinh bất kỳ trang thiết bị y tế nào. Tôi chỉ đi tiểu tiện nhưng có làm tốn kém gì đâu. Thà rằng có nhà lưu trú, phục vụ việc tắm và ở lại thì còn chấp nhận được.”
Xen lời, một người ông nói: “Tôi từng nuôi người nhà tại nhiều bệnh viện nhưng chỉ có mỗi bệnh viện này thu tiền. Trong khi bệnh viện này thuộc Sở Y Tế mà không có văn bản gì hết, chỉ có Ban Giám Đốc ký.”
Gần cuối video, nhiều thân nhân người bệnh yêu cầu bệnh viện “nghiên cứu, xem xét thấu tình đạt lý. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, chi phí điều trị đắt đỏ lại tốn thêm tiền nuôi bệnh là rất bất hợp lý.”
Thân nhân các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức, Sài Gòn, phản ứng quy định thu phí 30,000 đồng ($1.3)/người với lãnh đạo bệnh viện hôm 8 Tháng Tư, 2019. (Hình: Tuổi Trẻ)
Giải thích vấn đề này, ông Phước nói: “Bệnh viện theo cơ chế tự chủ. Bệnh viện nghèo nên muốn có điều kiện phục vụ người bệnh và thân nhân tốt hơn. Bệnh viện giàu thì đã không làm như thế.”
Nói với báo Tuổi Trẻ, ông Cao Tấn Phước xác nhận nội dung làm việc trên và khẳng định “chủ trương thu phí 30,000 đồng/người nhà bệnh nhân/ngày đêm được Đảng Ủy, Ban Giám Đốc của bệnh viện thông qua.”
Ông Phước cho biết thêm, từ hôm 8 Tháng Tư bệnh viện bắt đầu triển khai việc thu phí. Tuy nhiên đến hiện tại “chưa thu được đồng nào bởi có sự phản ứng của người nuôi bệnh.”
Quy trình thu phí là khi đến nuôi bệnh, mỗi người được phát một thẻ lưu trú (mỗi bệnh nhân một người nuôi) và sẽ đóng 30,000 đồng phí sử dụng các dịch vụ của bệnh viện.
“Bây giờ điện, nước, xăng dầu… tất tần tật đều tăng giá do đó chúng tôi phải thu phí. Nếu người nhà bệnh nhân sử dụng các trang thiết bị thì họ phải có trách nhiệm đóng phí để bệnh viện giải quyết vấn đề khó khăn này, chứ bệnh viện không thể có đủ kinh phí để lo việc này. Không riêng gì chúng tôi, hiện nay rất nhiều bệnh viện đã thực hiện việc thu phí người thăm nuôi bệnh, có nơi còn thu 200,000 đồng ($8.6)/người/ngày. Chúng tôi bây giờ mới thu là trễ,” ông Phước lý giải.
Cũng theo ông Phước, việc người nhà bệnh nhân đưa ra lý do “không sử dụng các dịch vụ điện, nước, ghế nằm…nên không đóng tiền” là rất khó cho bệnh viện. Với 30,000 đồng/người/ngày thu từ người nuôi bệnh, bệnh viện chi phí cho việc tu sửa lại hệ thống điện nước, nhà vệ sinh, trang bị ghế bố… Mặt khác việc thu phí này còn để giữ trật tự trị an trong bệnh viện.
Hóa đơn viện phí có phần thu phí người nhà nuôi bệnh. (Hình: Infonet)
Tuy nhiên, khi trả lời báo Pháp Luật TP.HCM vào chiều 9 Tháng Tư, ông Phước cho biết nơi này chưa thu bất kỳ khoản tiền nào của người nuôi bệnh như một số thông tin đã phản ánh.
“Theo BS Phước, thời gian qua một số người lén lút cho thân nhân người bệnh thuê ghế bố với giá 20,000 đồng/ngày. Không chỉ vậy, do tranh giành ‘khách hàng’ nên đã xảy ra cự cãi, to tiếng giữa những người cho thuê ghế bố. Việc này gây ra tình trạng mất an ninh trong bệnh viện,” báo Pháp Luật TP.HCM cho hay.
“Trước tình hình trên, lãnh đạo bệnh viện có chủ trương cung cấp bốn dịch vụ để phục vụ cho thân nhân người bệnh. Đó là ghế bố, sạc điện thoại, máy nước nóng lạnh, giặt và phơi đồ,” ông Phước được trích lời nói.
Theo ông Phước, mục đích bệnh viện đứng ra làm bốn dịch vụ trên là để bảo đảm tình hình an ninh trật tự. “Thân nhân người bệnh có tiền thì đóng mỗi ngày 30,000 đồng/người để được hưởng bốn dịch vụ trên. Những người không có tiền thì làm đơn để bệnh viện xét cho sử dụng miễn phí,” ông Phước nói thêm.
“Hiện các khoa đang bàn bạc và lấy ý kiến của thân nhân người bệnh về việc thu mỗi ngày 30,000 đồng/người. Nếu đa phần thân nhân người bệnh đồng tình thì bệnh viện có công văn xin ý kiến Sở Y Tế,” ông Phước cho biết.
Cũng trong chiều 9 Tháng Tư, nói với báo Infonet, ông Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y Tế ở Sài Gòn, cho biết sau khi nghe phản ánh từ phía người dân và báo chí, sở đã yêu cầu Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức tạm dừng việc thu phí nuôi bệnh.
Theo ông Thượng, cách làm của bệnh viện chưa thực sự hợp lý khi gộp chung tất cả các chi phí dịch vụ và thu phí như nhau, dễ gây ra phản ứng trái chiều từ thân nhân người bệnh.
“Thay vì yêu cầu người dân đóng tiền trọn gói mỗi ngày, bệnh viện nên cung ứng dịch vụ theo nhu cầu. Ví dụ, cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như ghế bố, giường… cho những thân nhân có nhu cầu chăm sóc, thăm nuôi người bệnh,” ông Thượng được Infonet trích lời nói. (Tr.N)

Trần Đình Sang, người hay quay phim cảnh sát giao thông, bị bắt

Ông Trần Đình Sang trước khi bị bắt. (Hình: VietNamNet)
YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – Công an vừa bắt ông Trần Đình Sang, một Facebooker có hàng chục ngàn người theo dõi trên Facebook qua các clip hoặc tường thuật trực tiếp các vụ cảnh sát giao thông Yên Bái hoạt động trên đường phố.
Rất nhiều báo tại Việt Nam đưa tin từ Công An tỉnh Yên Bái cho biết, ông Trần Đình Sang, 39 tuổi, bị bắt về tội “Chống người thi hành công vụ.” Theo Điều 330 của Luật Hình Sự CSVN có hiệu lực từ đầu năm 2018, ông Sang có thể bị kết án tù đến bảy năm. Nhiều Facebooker bình luận xôn xao về vụ bắt giữ này.
Sáng 9 Tháng Tư, 2019, ông Trần Đình Sang bị một lực lượng đông đảo gồm công an, cảnh sát cơ động đến bắt tại nhà để “tạm giam” hai tháng “điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 23 Tháng Ba, 2019, tại tổ 4 phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái,” theo báo Zing kể lại.
Báo Zing cho hay: “Theo thông tin ban đầu, tối 23 Tháng Ba, tổ tuần tra kiểm soát của Phòng Cảnh Sát Cơ Động (Công An tỉnh Yên Bái) tuần tra lưu động trên các tuyến đường tại thành phố Yên Bái. Phát hiện một xe máy chở ba, cả ba không đội mũ bảo hiểm, tổ công tác đã yêu cầu người cầm lái dừng xe để kiểm tra, xử lý. Lúc này, Trần Đình Sang đi qua đã sử dụng điện thoại quay clip, livestream (phát trực tiếp) với nhiều lời lẽ không đúng sự thật. Khi chiến sĩ trong tổ công tác nhắc nhở, Sang xông vào hành hung một cảnh sát cơ động. Trước tình huống này, tổ công tác đã khống chế Trần Đình Sang, đưa đối tượng về trụ sở công an phường sở tại để giải quyết.”
Báo Đất Việt kể lại chi tiết không biết đích xác thế nào để tuyên truyền cho việc bắt giữ như “Lúc quay video, Sang liên tục có lời lẽ xúc phạm, khiêu khích các chiến sĩ cảnh sát cơ động. Chưa dừng lại ở đó, Sang còn dùng tay đấm vào mặt một cảnh sát cơ động nên bị khống chế đưa về trụ sở công an phường giải quyết.”
Ông Trần Đình Sang có hai tài khoản trên Facebook là Trần Đình Sang và Đình Sang. Trên trang Trần Đình Sang, ông viết ngày 25 Tháng Ba: “Vậy mà tối ngày 23 Tháng Ba tôi chỉ một tí, vẫn với đội CSCĐ như thế, mà đã được khoác vào người tội chống người thi hành công vụ, được kẹp cổ bóp chym, vào phường được mấy người mặc áo ngành, lao vào kẹp cổ, đấm vào mạng sườn, rồi phi vào đá chảy máu chân tôi trước sự chứng kiến của bao người hưởng lương… 25 Tháng Ba đang nằm viện 500 giường Yên Bái chờ điều trị, trong sự vô cảm của dòng đời.”
Cũng trong mấy dòng tin tự sự vừa kể, ông cho hay ngày 20 Tháng Ba, ông đã bị “nhiều đối tượng, chửi bới dọa đánh đập, CSCĐ tại đèn tín hiệu giao thông km4 phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Khi tôi đến bảo vệ lẽ phải, chúng đã lao vào đánh đập tôi dã man, rất lâu, trước sự chứng kiến và bao bọc của lực lượng công an tại đó. Chí con mích chưa cao đến nách tôi đây, đã được hỗ trợ của vòng áo đầy sao, lao vào đấm vào mặt tôi và rời bỏ hiện trường, không bị bất kỳ ai ngăn cản.”
Lực lượng đông đảo công an, cảnh sát cơ động đến bắt giữ, khám nhà ông Trần Đình Sang. (Hình: Thanh Niên)
Các báo tại Việt Nam thuật theo thông tin của công an Yên Bái kể lại một vụ việc xảy ra hồi đầu năm ngoái ở thành phố Yên Bái. Công an địa phương gửi “giấy triệu tập” cho ông nhưng ông tới mà chỉ đăng tải cái lệnh “triệp tập” đó trên Facebook.
Ông Trần Đình Sang được các báo tại Việt Nam, đặc biệt là tờ Công An Nhân Dân – cơ quan tuyên truyền của Bộ Công An CSVN, mô tả “là một người chuyên đăng tải những hình ảnh, video clip để gây rối và hạ uy tín của lực lượng công an trên toàn quốc trong đó có công an Hòa Bình,” và “liên tục quay, phát trực tiếp hình ảnh lên mạng xã hội với nhiều lời lẽ xuyên tạc không đúng sự thật nhằm xúc phạm lực lượng chức năng công an tỉnh.”
Nhiều Facebooker đăng lại các bản tin bắt ông Trần Đình Sang với các lời bình luận: “Chúng ta biết đến Trần Đình Sang là người lên tiếng rất quyết liệt phản đối nạn mãi lộ và những sai phạm của cảnh sát giao thông Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người dân. Và lý do anh ấy bị bắt với những tội danh trên của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cho thấy sự đê hèn, bỉ ổi của một thể chế mục nát đang tìm mọi cách bịt miệng người dân để tồn tại. Một thể chế được sinh ra bằng việc đi cướp chính quyền thì người dân sẽ mãi là những nạn nhân bị bóc lột đến tận cùng xương máu,” Facebooker Lê Mỹ Hạnh viết.
“Càng ngày nhà cầm quyền càng muốn chứng tỏ vị trí tộc tôn quyền lực tuyệt đối, bất tuân pháp luật của mình bằng việc sẵn sàng bắt giam bất cứ ai dám lên tiếng phản đối cái sai, vạch trần cái xấu và tố cáo cái ác trong cơ chế và xã hội mà họ đang cai trị bất chấp sự phẫn nộ của công luận. Luật bất công không phải là luật!” Facebooker Võ Hồng Ly viết.
Hồi năm 2013, dư luận tại Việt Nam phẫn nộ khi Bộ Công An CSVN qua Cục Quản Lý Giao Thông Đường Bộ đã ra một chỉ thị cấm người dân quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông CSVN khi họ đang hoạt động. Nhưng Bộ Luật Hình Sự của chế độ không có điều khoản nào cấm dân giám sát các hoạt động của cảnh sát giao thông nên lệnh này “trái luật” đã bị dẹp bỏ.
Để có thể bắt Trần Đình Sang, ông bị quy chụp cho cái tội “Chống người thi hành công vụ.” (TN)