Sunday, February 21, 2016

Vì Biển Đông, Ngoại trưởng Nhật hủy chương trình công du Trung Quốc

Thanh Hà 
Theo RFI-21-02-2016 12:03 
media
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, ngày 12/02/2016, tại một cuộc họp báo tại Ottawa, Canada. REUTERS/Chris Wattie
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông làm quan hệ Nhật-Trung thêm căng thẳng. Để phản đối Bắc Kinh triển khai tên lửa tại Hoàng Sa và thiếu cứng rắn với Bắc Triều Tiên do Bình Nhưỡng thử bom nguyên tử, ngoại trưởng Nhật Bản đã tuyên bố hủy chương trình công du Trung Quốc, được dự trù vào tháng 4/2016.
Hãng tin Kyodo ngày 21/02/2016 trích dẫn nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết, lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông và thái độ của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên cho thấy chuyến công tác được dự trù vào mùa xuân sắp tới của ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ là "vô ích". Một ngày trước, phía Trung Quốc cũng đánh tiếng là cần có thêm thời gian để chuẩn bị cho việc tiếp đón ngoại trưởng Nhật Bản trong "môi trường thuận lợi hơn".
Ngày 19/01/2016, chính lãnh đạo ngành ngoại giao Nhật cho biết Tokyo đang tham khảo ý kiến Bắc Kinh về khả năng ngoại trưởng hai nước họp tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối tháng 4 hay trễ nhất là vào đầu tháng 5/2016. Cuộc họp này sẽ là một bước tiến quan trọng tiếp tục làm tan băng bang giao giữa hai nước kể từ khi thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền vào cuối năm 2012 và Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư do Nhật Bản kiểm soát về mặt hành chính.
Hãng tin Kyodo trích dẫn một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh vô cùng bực bội trước việc Tokyo mạnh mẽ phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm-Hoàng Sa và hành vi quân sự hóa các vùng lãnh hải có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bên cạnh đó, việc Bắc Triều Tiên phớt lờ trước những lời khuyên bảo của Trung Quốc và đã liên tục thử nghiệm vũ khí nguyên tử và bắn tên lửa đạn đạo trong những tuần lễ gần đây cũng đã làm Bắc Kinh mất mặt.

Úc : Máy bay dân sự bất chấp tên lửa Trung Quốc tại Biển Đông

Tú Anh 
Theo RFI- 21-02-2016 14:51 
media
 Ngoại trưởng Úc Julie Bishop bắt tay người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Bắc Kinh, ngày 17/02/2016. REUTERS/Wu Hong/Pool
Trả lời phỏng vấn đài ABC Úc ngày 20/02/2016 sau chuyến đi Trung Quốc trở về, ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố các chuyến bay thương mại nên tiếp tục bay ngang Biển Đông cho dù có nguy cơ xảy ra trường hợp "tính lầm" từ phía Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài ABC Úc ngày 20/02/2016 sau chuyến đi Trung Quốc trở về, ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố các chuyến bay thương mại nên tiếp tục bay ngang Biển Đông cho dù có nguy cơ xảy ra trường hợp "tính lầm" từ phía Trung Quốc.
Tin Bắc Kinh đưa tên lửa địa đối không ra đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam sau trận hải chiến ngày 19/01/1974, gây bất bình cho các nước trong vùng châu Á như Việt Nam, Nhật Bản cho đến Úc và Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Úc, bà đã nêu vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh trong tuần lễ vừa kết thúc, nhưng phía Trung Quốc giữ thái độ mập mờ, không xác nhận cũng không phủ nhận có đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm hay không.
Được hỏi về lập trường của Canbera, ngoại trưởng Úc cho biết Biển Đông là con đường hàng hải và hàng không huyết mạch không riêng gì của thương mại Úc mà cũng là quyền lợi của nhiều nước khác. Do vậy, nếu Trung Quốc bố trí tên lửa tại đây thì sẽ có nguy cơ bắn lầm vào máy bay dân sự.
Tuy nhiên, theo bà, không phải vì thế mà tránh Biển Đông : Máy bay dân sự và thương thuyền nên tiếp tục họat động như bình thường vì Trung Quốc nói là "không quân sự hóa".
Trên báo Sydney Morning Herald ngày 19/02, chuyên gia Viện trưởng Chính Sách Chiến Lược Úc Peter Jenning, nhấn mạnh đến hiểm họa của tên lửa Trung Quốc tại Hoàng Sa có thể gây ra một vụ MH17.
Ông ám chỉ chiếc máy bay Malaysia bị bắn rơi trên vùng xung đột ở miền đông Ukraina vào tháng 7/2014 làm toàn thể hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong số nạn nhân có 36 công dân Úc.

Tập Cận Bình đang cưỡi cọp

Theo Người Việt-02-19-2016 7:49:56 PM 
Ngô Nhân Dụng
Những hành động hung hăng của Cộng Sản Trung Quốc trong vùng Biển Ðông nước ta nhắm khích động tự ái quốc gia của dân lục địa, trong khi Tập Cận Bình đang tìm cách củng cố uy thế và quyền hành cá nhân. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 19 Tháng Hai năm 2016, Tập Cận Bình đã được Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan, 刘云山), người đứng đầu bộ máy tuyên truyền trong Bộ Chính Trị, dẫn đi thăm báo Nhân Dân, đài truyền hình trung ương, và Tân Hoa Xã. Mỗi nơi này đều trương khẩu hiệu “Tuyệt đối trung thành.”

Gần đây, Tập Cận Bình vận dụng tối đa bộ máy tuyên truyền để tăng uy thế trong lúc cố dẹp tan những thành phần đối kháng. Hồ Cẩm Ðào và Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm lộ liễu như vậy. Báo, đài Trung Cộng đã suy tôn Tập là “hạt nhân cốt lõi” của lãnh đạo; kêu gọi quân đội và quan chức phải “tuyệt đối trung thành” với “Ðảng,” tức là với họ Tập. Tháng Mười Hai năm ngoái, Tập đã tới thăm báo Quân Ðội Nhân Dân, trước khi công bố kế hoạch đại cải tổ quân đội, sa thải 300 ngàn người. Tin tức tiết lộ về phiên họp Bộ Chính Trị vào cuối Tháng Mười Hai năm 2015 kể rằng Tập Cận Bình đã yêu cầu “Các thành viên Bộ Chính Trị tuân thủ đường lối của Trung Ương và trung thành với Ðảng.”

Trong ba năm nắm quyền, Tập Cận Bình dần dần nắm đầu tất cả các ngành trong bộ máy cầm quyền: Ðảng, Quân Ủy Trung Ương, bảy ủy ban đặc trách các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao, vân vân. Kể từ thời Mao Trạch Ðông, chưa có lãnh tụ Trung Cộng nào uy quyền lớn như vậy, kể cả Ðặng Tiểu Bình. Tân Hoa Xã mới nhắc lại câu của Mao Trạch Ðông: “Trong đảng, trong nhà nước, trong quân đội, trong nhân dân, cả bốn phía Ðông, Tây, Nam, Bắc và ở giữa, tất cả phải đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”

Trong một tháng qua, một nửa lãnh tụ ở các tỉnh đã công khai thề “tự nguyện trung thành bảo vệ chính sách căn cốt của Tổng Bí Thư Tập Cận Bình!” Ðây là một hiện tượng hiếm hoi, từ những năm sau cùng của Mao Trạch Ðông bây giờ mới lại thấy.

Tin tức trong cuộc họp mật của Bộ Chính Trị mà lại tiết lộ là điều hiếm khi xẩy ra, chứng tỏ thế lực của Tập Cận Bình chưa vững, vẫn cần đề cao uy thế cá nhân. Dùng guồng máy tuyên truyền để củng cố uy quyền cho thấy Tập Cận Bình biết mình đang ngồi trên lưng cọp, không biết lúc nào có thể ngã rồi bị cọp ăn thịt. Con cọp đó là kế hoạch cải tổ cơ cấu kinh tế.

Trung Cộng biết cần phải thay đổi. Nếu không thì kinh tế sẽ ngày càng lụn bại sau khi đã vận dụng đã hết khả năng của các chính sách cũ: Chú trong đến tỷ lệ tăng trưởng cao; đặt trọng tâm vào xuất cảng, đổ tiền đầu tư vào xây dựng, ngân hàng nhà nước nuôi dưỡng các xí nghiệp quốc doanh. Hai năm nay họ đã chấp nhận tỷ lệ tăng trưởng thấp; tìm cách hướng vào tiêu thụ nội địa; giảm bớt vai trò nhà nước để thị trường quyết định nhiều hơn. Việc cải tổ chắc chắn bị các cán bộ từ trên xuống dưới cản trở và chống đối ngầm, vì đụng tới những quyền lợi họ đang được hưởng. Vì thế, Tập Cận Bình cần phải thâu tóm quyền hành, dẹp hết các phe nhóm trong đảng có khả năng thay thế mình, dọa các cán bộ còn lại bằng cái máy chém “chống tham nhũng.” Cần phải “thống nhất sơn hà” mới có thể tiến hành một chương trình cải tổ chắn chắn sẽ gây nhiều xáo trộn.

Ðó là một “thế cưỡi cọp.” Nếu việc cải tổ sẽ tiến hành chậm và có lúc vấp ngã, con cọp sẽ lồng lên, hất thằng cưỡi cọp xuống. Mà công việc chuyển hướng cơ cấu kinh tế không thể tiên đoán sẽ gây ra những hậu quả như thế nào. Tỷ lệ tăng trưởng đã xuống 6.9%, thấp nhất trong một phần tư thế kỷ (trong thực tế, con số đúng là 3% đến 4%).

Trong năm 2015, uy tín Cộng Sản Trung Quốc xuống rất thấp, ở trong nước cũng như bên ngoài, vì mấy lần đổ hàng tỉ đô la cố nâng giá thị trường chứng khoán nhưng thất bại. Việc phá giá đồng nguyên vụng về trong cùng thời gian đó khiến thị trường càng mất tin tưởng.

Một hình ảnh tiêu biểu cho cái lưng con cọp bấp bênh là chính sách tiền tệ của tập đoàn lãnh đạo. Hiện nay, họ đang lo lắng trước mối đe dọa “giảm phát” (deflation), khi các nhà sản xuất và bán hàng hạ giá đồng loạt để cạnh tranh. Giá cả xuống sẽ khiến người tiêu thụ ngưng mua hàng, để chờ giá xuống thêm; nhà sản xuất thấy khó bán hàng sẽ hạ giá xuống nhiều hơn; tạo một cái vòng luẩn quẩn.
Ðể giữ mức lạm phát không xuống quá thấp, Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh (tên chính thức là Nhân Dân Ngân Hàng) đã in thêm tiền. Số tiền tệ lưu hành gia tăng 14% một năm, gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chính thức. Họ theo đúng từng chữ trong “sách vỡ lòng” kinh tế học: Khi nhiều đồng tiền cùng đuổi theo một số hàng hóa thì giá cả sẽ tăng. Giá tăng, sẽ không lo giảm phát.

Nhưng đây có phải là cách điều hành kinh tế đúng nhất hay không? Nếu ở trên đời này cứ việc in thêm thật nhiều tiền, mà đồng tiền vẫn giữ nguyên được giá trị, thì người ta có thể biến thế giới này thành cõi thiên đường rồi!

Muốn giữ giá trị đồng tiền, Nhân Dân Ngân Hàng lại đem đô la Mỹ ra mua đồng nguyên, thu bớt tiền nội địa vào. Thế ra họ vừa in thêm tiền, vừa đổ đô la ra mua, thu lại các đồng tiền đó. Một nhà phân tích đầu tư đã ví hai hoạt động đồng thời này giống như một người vừa uống thuốc aspirin vừa uống rượu whiskey!

Ðồng nguyên mất giá vì chính người dân Tàu không tin tưởng vào đồng bạc của mình. Tức là không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của guồng máy đảng và nhà nước. Nhiều người đã đổi đồng nguyên lấy đô la để đưa ra nước ngoài, theo nhiều ngả. Trong Tháng Giêng vừa qua, số ngoại tệ dự trữ của Ngân Hàng Trung Ương đã giảm bớt 100 tỷ đô la; sau khi đã giảm 108 tỷ trong Tháng Mười Hai, 2015. Số ngoại tệ dự trữ gần 4,000 tỷ nay chỉ còn 3,200 tỷ đô la. Con số chênh lệch lớn hơn cả ngân sách quốc phòng của chính phủ Mỹ trong năm tới (600 tỷ)!

Cũng trong ngày hôm qua, 19 Tháng Hai, bản báo cáo hàng tháng của Ngân Hàng Trung Ương mới công bố đã làm cả thị trường thế giới kinh ngạc, vì nó thiếu hẳn mục tổng số ngoại tệ mua bán trong Tháng Giêng vừa qua. Họ chỉ cho biết con số mua bán của riêng Ngân Hàng Trung Ương mà không nói đến các cơ sở tài chánh kinh tế khác, như thường lệ. Giới đầu tư chắc chắn sẽ tìm ra các con số bị bỏ sót, nhưng người ta tự hỏi tại sao Nhân Dân Ngân Hàng lại cố ý bỏ sót như vậy? Một lý do dễ đoán là chính quyền muốn che giấu số đô la được chuyển ra nước ngoài; một phong trào phát động mạnh từ Tháng Tám năm ngoái, khi thị trường chứng khoán sụp đổ hai lần liên tiếp.

Trong khi đó, thế giới vẫn đang chờ coi bao giờ thì “quả bom nợ” Trung Quốc sẽ bùng nổ. Riêng số nợ “khó đòi” đã lên tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim, tương đương với một nửa tổng sản lượng nội địa tạo ra trong một năm. Thế giới phải lo lắng vì nếu hệ thống ngân hàng Trung Quốc sụp đổ vì các món nợ khó đòi thì ảnh hưởng dây chuyền sẽ kéo theo tất cả các nước đang buôn bán với Trung Quốc, tức là không nước nào thoát nạn!

Cho nên Tập Cận Bình phải tìm cách bảo đảm chỗ ngồi của mình còn vững dù ngồi trên lưng cọp! Trong hơn một năm nữa, đại hội đảng kỳ thứ 19 sẽ diễn ra, Tập Cận Bình phải xếp đặt ngay từ bây giờ. Trong đại hội sắp tới, năm trong số bảy người Thường Vụ Bộ Chính Trị sẽ đến tuổi phải nghỉ, chỉ Tập và Thủ Tướng Lý Khắc Cường được miễn. Trong số 25 người thuộc Bộ Chính Trị, còn sáu người khác sẽ phải về hưu vì quá 68 tuổi. Trong số 12 người còn lại, cuộc chạy đua vào Thường Vụ sẽ rất gay go. Chưa hết, 250 người thuộc Trung Ương Ðảng cũng chạy đua vào Bộ Chính Trị.

Vì vậy, từ năm ngoái Tập Cận Bình đã nâng cao các “con gà” của mình để chuẩn bị chiếm chỗ trong hai cơ quan đầu não của đảng Cộng Sản. Năm 2015, họ Tập cho chánh văn phòng của mình là Lật Chiến Thư (Li Zhanshu, ) bay qua gặp Putin ở Mat Cơ Va, mặc dầu ông này không có vai trò ngoại giao nào, trong đảng cũng như nhà nước. Trong Tháng Giêng năm nay, một phụ tá khác của họ Tập là Lưu Hạc (Liu He, 刘鹤) đã điện thoại với bộ trưởng Tài Chánh Mỹ bàn chuyện giao thương, qua mặt Phó Thủ Tướng Uông Dương (Wang Yang, 汪洋), một người cấp bậc cao hơn. Lưu Vân Sơn, trưởng ban tuyên giáo, cũng là người đang được Tập Cận Bình nâng đỡ để chuẩn bị lên các cấp bậc cao hơn sau này.


Lưu Vân Sơn lo việc “tung hô vạn tuế” đẩy ngôi sao Tập Cận Bình trong các năm tới để nếu công việc cải tổ cơ cấu kinh tế có vấp ngã thì họ Tập vẫn ngồi vững trên lưng cọp, chờ cho tai qua nạn khỏi. Tất cả chiến dịch tô son vẽ phấn cho Tập Cận Bình chứng tỏ họ Tập chưa cảm thấy địa vị an toàn.

Tuy đang nắm nhiều quyền hành trong tay, vượt qua cả Hồ Cẩm Ðào lẫn Giang Trạch Dân, ít nhất ngang với Ðặng Tiểu Bình, nhưng Tập Cận Bình vẫn còn lo dùng bộ máy tuyên truyền để củng cố địa vị. Nếu thực sự an tâm về chỗ ngồi của mình, chắc họ Tập sẽ dành hết thời giờ và năng lực để thúc đẩy cho việc cải tổ cơ cấu kinh tế tiến tới. Con cọp này quả thật khó điều khiển!

Thừa nước đục thả câu

Theo Người Việt- 02-20-2016 3:06:05 PM 
Lê Phan
Trung Cộng đã triển khai hai giàn hỏa tiễn địa không trên Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa theo các hình ảnh vệ tinh dân sự và chính phủ Đài Loan, tạo căng thẳng ngay trong khi Tổng Thống Barack Obama đang tìm sự ủng hộ của vùng cho việc chống lại lập trường khiêu khích và lấn chiếm lãnh thổ của Bắc Kinh.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan tuyên bố hôm Thứ Tư là Trung Cộng đã cho đặt hai giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Phú Lâm (Woody Island), vốn hiện nay dưới quyền kiểm soát của Trung Cộng nhưng đã được cả Đài Loan lẫn Việt Nam dành chủ quyền. Tiết lộ này được phổ biến ngay khi Tổng Thống Barack Obama kết luận một cuộc họp thượng đỉnh với các lãnh tụ của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Như Tạp chí The Economist đã chỉ ra, sự việc là Trung Cộng đã thành công về kinh tế đến mức mà họ trở thành hùng mạnh là một điều đáng ghi nhận. Nhưng còn đáng chú ý hơn nữa là Hoa Kỳ, cường quốc mà Trung Cộng muốn thách thức, đã coi sự phát triển của Trung Cộng như là một cơ hội chứ không phải là một đe dọa. Tuy nhiên, tờ báo lý luận, trong Biển Đông, nơi mà qua đó di chuyển 30% hàng hóa của thế giới, Trung Cộng đang có nguy cơ phá hủy dàn xếp tốt đẹp này. Thái độ của họ đã coi thường luật lệ quốc tế, làm các nước láng giềng lo sợ và gia tăng nguy cơ chiến tranh giữa Trung Cộng và một số trong các quốc gia này và với chính Hoa Kỳ. Nếu Bắc Kinh còn nhớ khẩu hiệu của chính họ về ổn định và hòa bình thi đã đến lúc họ phải lùi bước,” theo tờ Economist.

Sự gây hấn mới nhất là việc Trung Cộng cho lập hai giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Phú Lâm mà không có giải thích nào cả. Bắc Kinh lần này không bác bỏ rõ ràng sự leo thang quân sự nguy hiểm nay, ngược lại tuyên bố họ có quyền xây dựng “các cơ sở phòng vệ giới hạn và cần thiết.”

Quần đảo Hoàng Sa vốn được cả Việt Nam và Đài Loan nhận là thuộc chủ quyền của mình. Trung Cộng thì cả quyết là hầu như toàn thể vùng biển quốc tế này là của họ, dựa trên một thứ biện minh lịch sử vô lý.

Trung Cộng đã xây dựng vội vàng những đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, ở sâu hơn về phía nam, tạo nên những hòn đảo nhân tạo từ các mỏm đá hay rạn san hô vốn đang thuộc chủ quyền của Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Việc xây dựng này, cũng như các hỏa tiễn, đã bất chấp tinh thần của bản thông báo chung ký kết hồi năm 2002 với các thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó các phe phái hứa hẹn sẽ “có những hành động tự kiềm chế” trong vùng này.

Trung Cộng đã từ chối chấp nhận thẩm quyền của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc ở La Haye vốn đang cứu xét vụ kiện do Philippines đưa đơn kiện theo công ước quốc tế về Luật Biển. Nếu, có vẻ như có triển vọng là tòa sẽ có phán quyết lợi cho Philippines, Trung Cộng sẽ lờ đi vụ này. Đây không phải là “phản ứng có trách nhiệm” mà Hoa Kỳ đã hy vọng ở Trung Quốc.

Hai yếu tố có thể tạo nên việc thúc đẩy Trung Cộng triển khai hỏa tiễn. Tin về vụ này được loan ra trong khi Tổng Thống Barack Obama đang đón tiếp ở trang trại Sunnylands trong một sự kiện chưa từng xảy ra với tất cả các lãnh tụ của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà trong đó có bốn quốc gia có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh. Hội nghị thượng đỉnh này được tổ chức một phần là để chứng tỏ Hoa Kỳ ủng hộ họ. Trung Cộng thì lại nghĩ đây chỉ là một cái cớ để khuyến khích các quốc gia láng giềng của họ tỏ ra độc lập hơn với Bắc Kinh, và do đó là một phần của một chiến thuật rộng lớn hơn của Hoa Kỳ nhằm phong tỏa Trung Cộng.

Một lý do thứ nhì, theo tờ The Economist, là vì vào cuối năm ngoái, Hoa Kỳ tái tục các chiến dịch “tự do hải hành” ở Biển Đông, hai lần gửi chiến hạm đi qua vùng biển mà Trung Cộng đanh dành chủ quyền. Cố gắng tuy hơi trễ này là để chứng tỏ là, dầu cho ai sở những mẫu đất đá trên biển, hầu hết vùng biển quanh đó theo công pháp quốc tế không nằm trong tay một quốc gia nào cả và do đó phải được mở cửa cho mọi hình thức hải hành.

Điều đáng tiếc là Hoa kỳ đã làm lu mờ thông điệp này qua việc xác nhận là cả hai chiến dịch này được tổ chức theo điều khoản “ Innocent passage” tức là điều khoản của Luật Biển cho phép đến cả chiến hạm có thể đi qua không đe dọa qua lãnh hải của một quốc gia khác. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, Trung Cộng có vẻ đã thấy chiến dịch này đủ khiêu khích để tìm cách ngăn chặn người Mỹ đừng theo đuổi nữa.

Hành động gây hấn này đã rõ ràng vi phạm hứa hẹn của ông Tập Cận Bình là ông sẽ không quân sự hóa trong các hải lộ với hơn 5 ngàn tỷ đô la hàng hóa mỗi năm.

Hai giàn hỏa tiễn HQ-9 này được biết có khả năng tấn công cách bờ khoảng 125 km và có thể phá hủy phi cơ, hỏa tiễn tuần du, và hỏa tiễn đạn đạo. Trên lý thuyết thì hai giàn phóng hỏa tiễn có thể có một lý do chính đáng, giúp Trung Cộng có thể giúp họ bảo vệ căn cứ của họ trên Đảo Hải Nam, cách đó 273 miles. Và tuy cả Việt Nam lẫn Đài Loan đòi chủ quyền trên đảo này nhưng hòn đảo đã nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh từ bốn thập niên nay, và quân đội của họ đã có căn cứ trên đó nhiều năm nay.

Nhưng thời biểu của việc triển khai hai giàn hỏa tiễn này cũng như phương thức nó được thực hiện khiến chúng ta không thể nhắm mắt chấp nhận việc này là trong vì lý do tự vệ. Nó là một phần của một chiều hướng trong đó Trung Cộng trong mấy năm gần đây đã dành “chủ quyền không chối cãi” trên 90% của Biển Đông và khẳng định chủ quyền pháp lý không những trên quần đảo Hoàng Sa, những hòn đảo thực sự và một lô những bãi, cồn... trên quần đảo này.

Mục tiêu của Bắc Kinh là để xóa bỏ những dành chủ quyền ở nhiều quốc gia kể cả Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Và một phần trong cố gắng này của họ, họ đã biến ngay cả những bãi cạn mà bình thường không đáng kể thành những hòn đảo nhân tạo, đủ lớn để có một căn cứ quân sự trong khi dành chủ quyền trên các vùng biển quanh đó.

Trung Cộng đã thông qua hiệp ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vốn bảo đảm quyền tự do hải hành trên biển cả cho doanh nghiệp, ngư nghiệp và tìm kiếm dầu khí. Nhưng hành động của họ đối với quần đảo Hoàng Sa trên thực tế đã viết lại hiệp ước và khiến các quốc gia nhỏ trong vùng vốn tranh chấp lãnh thổ, cảm thấy bị đe dọa và tìm cách siết chặt liên hệ với Hoa Kỳ.

Đặt các giàn hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm rõ ràng là làm gia tăng quan ngại. Những căn cứ mới này đã giúp Bắc Kinh thành lập một hệ thống vùng bảo vệ phòng không Adiz trên quần đảo Hoàng Sa.

Trung Cộng sẽ tạo thêm nguy cơ bất ổn trong vùng qua việc tìm cách áp đặt ý muốn của họ thay vì là hòa giải giữa các đụng độ tranh chấp lãnh thổ. Philippines đã không chịu nổi nữa và nộp đơn kiện Bắc Kinh ở tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, với phán quyết được chờ đợi là vào tháng 5 này. Trung Cộng đã từ chối tham gia và phản ứng của họ với quyết định của tòa sẽ là một thử nghiệm nữa cho việc họ có thực sự muốn tuân thủ luật pháp quốc tế hay không.

Trong hoàn cảnh này, dầu kết quả của vụ kiện của Philippines có thế nào chăng nữa, điều tối quan trọng là Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh mới, phải bảo đảm sự giao thông trôi chảy về hải hành và phải tiếp tục gửi tàu bè và phi cơ hoạt động bình thường ở vùng biển này.

Những diễn viên vừa lên đã muốn xuống

Đại Nghĩa (Danlambao) - Sau Đại hội 12 của đảng CSVN có đổi nhiều “bình mới”, những diễn viên trẻ bắt đầu trổ tài trình diễn những trò rẻ tiền ngoạn mục mới nhưng vẫn còn hơi hướng “rượu cũ”. Vừa đầu năm thì ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn quen thói ra lệnh như khi còn làm giám đốc công an Hà Nội nên khi làm “Tân Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo, các siêu thị ‘lắc đầu”! Việc tế thế an bang đâu phải như việc của công an muốn bắt ai thì bắt, muốn giam ai thì giam, do vậy mà khi chạm trán với thực tế xã hội công dân ông Chủ tịch nhà ta bị hố nặng.

“Thành phố yêu cầu các cây xăng phục vụ đến tận đêm 30 và mở cửa trở lại ngay trong mùng 1. Các trung tâm thương mại, siêu thị cũng sẽ bán hàng muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1”… 

“Mặc dù có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các siêu thị phải bán hàng qua Giao thừa và mở cửa vào sáng mùng 1 tết. Tuy nhiên, nhiều siêu thị trong sáng mùng 1 Tết vẫn đóng cửa then cài”. (LaoDong online ngày 8-2-2016)

Phát lệnh đầu tiên trong chức vụ ở tại TP. Hà Nội không có ai tuân theo, tự thấy mình “quê” nên ra sau Tết rủ thêm Bí thư Hoàng Trung Hải tự động xuống ruộng cấy lúa tạo một phim trường cho bà con và trẻ nhỏ trong làng ra xem trình diễn. Phải chi mà hai ông diễn cảnh cày ruộng bằng người thay trâu thì chắc hấp dẫn biết mấy. Vì họ là hai diễn viên “gạo cội” nên có phóng viên báo chí đi theo quay phim, tường thuật một cách tỉ mỉ rồi đưa lên Tivi chiếu cho cả nước cùng xem khác hơn những nông dân chuyên nghiệp khi ra đồng. Nông dân đứng xem mà thầm tiếc phải chi mấy ngày này hai ông ở tại Hà Nội lo những việc lớn hơn, như lo tổ chức Lễ tưởng niệm những liệt sĩ bảo vệ tổ quốc ngày 17 tháng 2 nói lên tinh thần yêu nước thì hay biết mấy! Còn đàng này vì là “thợ cấy” không chuyên nghiệp nên hai ông chỉ làm trò cười cho đám trẻ con trong làng và cũng là điều đáng cho người dân Hà Nội suy gẫm cảnh:

“Sáng 14-2, tại Lễ xuống đồng đầu năm và phát động Tết trồng cây 2016 do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phú Xuyên tổ chức, Bí thư Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã xuống đồng đi cấy cùng nông dân”. (VNExpress online ngày 14-2-2016)

Hà Nội có hai diễn viên “tồi” thì ngược lại ở Sài Gòn có một diễn viên khá hơn, những kinh nghiệm hồi làm Bộ giao thông vận tải có vẻ ăn khách, sự năng nổ lại đem ra áp dụng ngay. Tuy nhiên, những đầu óc ma mị, xảo trá thì chỉ biết làm những việc tiểu xảo mà thôi. Việc thử lửa quan trọng đầu tiên với Bí thư Đinh La Thăng là chuyện việc đền ơn đáp nghĩa quan trọng, cấp thiết hơn, đó là việc làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hiến thân bảo vệ tổ quốc ngày 17 tháng 2 rồi sau hãy “làm đường, sửa nhà ngay để mẹ nghỉ ngơi”. Nếu không có sự hy sinh của họ ngã xuống để bảo vệ biên cương thì liệu ông Thăng có mặt ngày nay ở Sài Gòn không? Những năm trước đây và năm nay cả Sài Gòn-Hà Nội đều vong ân bạc nghĩa với các tử sĩ bảo vệ tổ quốc. Chẳng những ông Thăng đã không làm lễ tưởng niệm mà còn vô tâm đã ra lệnh hay đã làm lơ cho bọn công an ngăn cản những người đi tham dự lễ tri ân những anh hùng vị quốc vong than? Ông Thăng chưa vượt qua nỗi sợ làm phiền lòng “đồng chí 16 chữ vàng ở Chợ Lớn”, ở đây mà “ăn hổn” là không có đường về đấy nhé. Nhân dân đã phẫn nộ, 58 nhà trí thức trong đó có một số đảng viên cộng sản lên tiếng qua “Thư ngỏ gửi ông Đinh La Thăng-Bí thư Thành ủy TP. HCM” để:

“Phản đối mạnh mẽ việc công an TP. HCM xúc phạm nghiêm trọng quyền dân ngày tưởng niệm vệ quốc 17-2.

17-2-2016- ngày tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược-cuộc dâng hoa thắp nhang thắm đượm lòng yêu nước của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố này áp chế và ngăn chận thô bạo…

“Không cho đi vì là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung”- công an tuyên bố không giấu diếm. Những nhân viên an ninh còn huỵch toẹt: ‘Đây là lệnh của chính quyền TP. HCM”. (Boxitvn online ngày 19-2-2016)

Nhà cầm quyền Sài Gòn chẳng những tìm cách ngăn cản người đến dự lễ, ngoài ra còn cho bọn công an đến nơi hành lễ “Giật vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến 17-2”và dùng những cây dù lớn để che chắn những biểu ngữ..

“Quang cảnh buổi tưởng niệm được nhiều người quay phim lại, với cảnh được mô tả là người đến tưởng niệm bị ‘giật phá vòng hoa’ và nhiều ô dù xuất hiện che đi biểu ngữ. Những người tham gia nhặt lại hoa bị giật và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc”. (BBC online ngày 17-2-2016)

Hết diễn viên trẻ, đến diễn viên sồn sồn, cộm cán đó là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, ông này đang là Chuẩn Chủ tịch nước, mới vừa được đảng cử còn nhân dân và quốc hội có bầu không chưa biết, nhưng ông ta đã ra chiêu chào mừng chức vụ mới bằng một món ăn chơi mà người dân khó nuốt đó là:

“Thông tư 01 của Bộ công an chính thức có hiệu lực từ ngày 15-2…

Một trong những nội dung quan trọng tại khoản 6 điều 5 quy định: ‘CSGT được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”. (AnNinhThuĐo online ngày 15-2-2016)

Sau khi ông Chuẩn Chủ tịch nước ra cái thông tư mắc dịch này nhiều người dân đã tỏ ra bất bình và báo chí lề Dân làm rùm ben khiến ông Chuẩn chủ tịch cho người giải thích một cách lấp liếm khó nghe và nó bị các luật sư quy là “vi hiến”.

“- Ls Hằng Nga (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, đây là chế định xung đột và trái với hàng loạt hệ thống văn bản pháp lý hiện hành. Trước hết đo là hành vi có nguy cơ xâm hại quyền sở hữu tài sản của công dân được Bộ luật Dân sự bảo vệ…

-Ls Lê Thiệp (Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư Hà Nội) Khẳng định nội dung trong Thông tư 01 là trái luật…

- Ông Đồng Ngọc Ba- Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy định pháp luật, Bộ Tư pháp cho hay, các bộ phận chuyên môn đã nắm bắt được nội dung Thông tư 01, đã lắng nghe dư luận khi có ý kiến cho rằng đó là văn bản trái luật”. (TienPhong online ngày 2-2-2016)

Qua ý kiến của hai vi luật sư và vị Cục trưởng Kiểm tra cho thấy rằng Thông tư của ông Chuẩn Chủ tịch nước đã vi hiến và sặc mùi công an trị.

Xét sơ qua bốn vị “tài năng trẻ” nói trên mới nhậm chức người dân Việt Nam thấy không có hy vọng gì mới trong tương lai, vẫn bổn cũ soạn lại, họ vẫn đi trên lối mòn “lạc hậu” cũ mèm như những vị tiền nhiệm đàn anh, đàn cha của họ đã đi có khi còn tệ hơn là đàng khác.

21-02.2016


Trung Quốc chiếm vĩnh viễn biển Đông và lựa chọn của Việt Nam

Bùi Quang Vơm
21-2-2016
– Quyết tâm chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc đã được khẳng định là âm mưu chiến lược có từ rất lâu, các hoạt động theo từng bước nằm trong kế hoạch được tính toán rất kỹ, được thực hiện vừa bằng một quyết tâm không thể lay chuyển vừa bằng mọi thủ đọan.
– Những đầu tư vũ trang, xây dựng các căn cứ, cơ sở hạ tầng quân sự không chỉ để phòng vệ, các đầu tư cơ sở hạ tầng trên các đảo chiếm đoạt trên thực địa, nhằm khẳng định và tăng cường khả năng khẳng định chủ quyền đã trở nên một thực tế không ai có thể đảo ngược bằng các biện pháp thông thường.
–  Chỉ chiến tranh mới giải quyết được tận gốc. Có nghĩa rằng trật tự có trước khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1958 chỉ có thể thiết lập lại bằng chiến thắng của mộc cuộc chiến tranh. Việt Nam không có khả năng đó. Người có khả năng thắng cuộc chiến này là Mỹ và liên minh của Mỹ với các quốc gia khác như Nhật, Australie, Ấn độ. Nhưng nước Mỹ sẽ không làm cuộc chiến tranh này, vì Mỹ sẽ chỉ chịu tiến hành chiến tranh khi chắc chắn đạt được các quyền lợi quốc gia, trong khi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ tất yếu lôi cuốn toàn thế giới vào một cuộc chiến toàn cầu, điều mà Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều không muốn và không thể muốn.
Trung Quốc biết rõ điều đó, và cùng lúc với các thủ đoạn có tính chiến lược, việc tạo dựng một khả năng nhằm thoả mãn các quyền lợi của Mỹ tại thời điểm gay cấn nhất cũng được các nhà hoạch định chiến lược TQ đưa vào kế hoạch chuẩn bị, theo một lôgíc rất Trung Quốc là “những gì không đổi được bằng lợi ích, có thể đổi được bằng rất nhiều lợi ích”. Mỹ chỉ có quyền lợi duy nhất và cũng là tính chính danh duy nhất cho các hành vi can dự của Mỹ là tự do hàng hải. Sau khi chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông, sau khi chủ quyền toàn bộ biển Đông được ngay cả Mỹ thừa nhận, thì tự do hàng hải trong khu vực biển đông sẽ được chính Trung Quốc bảo lãnh, thậm chí khuyến khích Mỹ và ưu tiên cao nhất cho Mỹ đi lại hoà bình trên khu vực này. Như vậy chiến tranh sẽ không có khả năng xảy ra. Nhất là một cuộc chiến chỉ nhằm giúp Việt Nam giành lại chủ quyền, là chuyện không tưởng.
– Mỹ không có khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc. Một thực tế từ hơn mười năm nay cho thấy tiến trình tiến tới xác lập hoàn toàn chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ biển Đông, bất chấp những hành vi gây khó khăn của Mỹ và áp lực thế giới, vẫn tiến đều từng bước là tiến trình không thể đảo ngược. Mỹ sẽ phải chấp nhận một thực tế TQ là một siêu cường với tư cách chia sẻ với Mỹ việc sắp đặt trật tự thế giới, ít nhất cũng tại khu vực biển Đông.
– Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như toàn bộ biển đông bên ngoài giới hạn cho phép theo luật biển quốc tế.
Lựa chọn cho Việt Nam
– Việt Nam không thể giữ được chủ quyền đối với các đảo Hoàng Sa va Trường Sa. Hoàng Sa đã mất hẳn vĩnh viễn. Trường Sa đang và cũng sẽ mất vĩnh viễn không gì cản được. Đó là một thực tế mà bất cứ ai cũng buộc phải thừa nhận, nếu không tự lừa dối.
– Chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa như các bằng chứng lịch sử và theo luật pháp quốc tế, chỉ có thể đoạt lại bằng chiến thắng của một cuộc chiến tranh. Điều này hiển nhiên là không tưởng.
– Việt Nam không thể chạy đua vũ trang dù chỉ để phòng thủ, vì trong khi Trung Quốc chạy đua với Mỹ và tìm mọi cách vượt Nga, phát triển quốc phòng của Trung Quốc sẽ biến cố gắng của bất cứ quốc gia nào khác ngoài Mỹ trở thành vô nghĩa, và bất cứ một ý định giành ưu thế, dù chỉ trên phương diện nào đó đối với Trung Quốc sẽ chỉ là ý định tự sát, vì kiệt sức. Việt Nam dù tăng cường trang bị đến đâu cũng chỉ để phòng thủ, nhưng phòng thủ trước một Trung Quốc luôn hung hãn lấn tới, chỉ là sự thụt lùi từng bước cho đến hết.
– Không thể lợi dụng Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào nhằm phục vụ ý nguyện bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả chấp nhận liên minh. Liên minh dù với bất cứ sức mạnh nào củng chỉ đủ để ngăn cản, làm chậm sự bành trướng của đe dọa, và khả năng cao nhất cũng chỉ là để giữ nguyên trạng các mối đe dọa. Liên minh không giúp đoạt lại những gì đã mất. Liên minh là một tập hợp trong đó chỉ có sự giao thoa quyền lợi. Các quốc gia liên minh thường chỉ có một phần lợi ích chung được chia sẻ, trong khi sự ràng buộc và nghĩa vụ đối với lợi ích tổng thể nhiều khi lại đòi hỏi những hy sinh rất lớn.
– Chấp nhận và tiến tới  thừa nhận quyền của Trung Quốc trên toàn bộ biển Đông là việc không thể đảo ngược, ít nhất cũng là một thực tế nằm ngoài mọi ý chí của Việt Nam.
– Có hai lựa chọn chấp nhận. Một là chấp nhận nhưng   không thừa nhận. Không thừa nhận chứa đựng yếu tố không tưởng, nhưng tác động tới sự bất khả hoàn hảo các lợi ích quốc gia. Điều này có nghĩa là những gì đã mất, dẫu không thừa nhận nhưng không thể đòi lại, trong khi, do còn có đối kháng, các ưu tiên trong các chính sách phục vụ các lợi ích khác không có được sự hoàn hảo. Nghĩa là cả hai đều không được. Gọi là mất cả chì lẫn chài.
– Hai là chấp nhận theo phương thức hoà nhập. Hoà nhập có hai hình thức khác biệt. Hoà nhập hoàn toàn, là hoà nhập tan biến. Nó trở thành một bộ phận hữu cơ của cộng đồng Trung Việt. Đây là loại hòa nhập theo nguyên lý sáp nhập của một quốc gia nhỏ vào một quốc gia lớn, và là bành trướng lãnh thổ của quốc gia lớn đối với quốc gia nhỏ.Việt Nam sẽ là một tỉnh hay một khu tự trị của Trung Quốc, có cùng một Hiến pháp. Khi đó Việt Nam sẽ không còn tên trên bản đồ thế giới. Biên giới nước Cộng hoà Trung Hoa sẽ kéo xuống tận Cà Mau. Người Việt Nam sẽ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Quan thoại. Vấn đề chủ quyền biển đảo sẽ lập tức biến mất. Ngư dân Việt sẽ vĩnh viễn không bị tàu lạ đâm chìm trên khắp mọi nơi trên biển Đông mênh mông. Người Việt sẻ tự do đi Bắc kinh không cần visa. Loại hoà nhập này nằm trong âm mưu của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc từ nhiều thế hệ. Các loại sức ép hiện tại cũng hàm ý “sáp nhập hay là chết”.
– Khác với hoà nhập hoàn toàn là hoà nhập lợi  ích. Hoà nhập lợi ích  là hoà nhập chỉ trên các vấn đề liên quan tới các loại lợi ích, nhưng không hoà nhập chủ quyền. Loại hoà nhập này cho phép đồng nhất hoá mọi lợi ích  kinh tế, nghĩa là trong lĩnh vực kinh tế sẽ không tồn tại ranh giới quốc gia. Loại hoà nhập này cũng đòi hỏi hợp nhất hoá an ninh quốc phòng. Sẽ không có chính sách quốc phòng riêng. Điều này có nghĩa là trên thực tế biên giới quốc phòng kéo tới tận Cà Mau của Việt Nam. Chính sách quốc phòng chung có trung ương tại Bắc kinh. Tuy vậy, Việt Nam trên trường quốc tế vẫn là quốc gia độc lập. Người Việt vẫn nói tiếng Việt và sử dụng tiền Đồng, có Hiến pháp riêng, nhà nước riêng. Loại hoà nhập này có mô hình thực tế là Cộng đồng chung châu Âu. Tiêu cùng một đồng tiền. Không có thuế giữa các biên giới, người dân trong khối có quyền sống và tìm việc làm mọi nơi trong cộng đồng. Không có chiến tranh bên trong biên giới chung của cộng đồng. Nguyên tắc của Cộng đồng là Đồng thuận. Điều kiện tồn tại của Cộng đồng là Dân chủ. Đồng thuận có thể có, nhưng Dân chủ thì cả Trung quốc lẫn Việt Nam đều không có. Loại hoà nhập này chưa có điều kiện khả thi.
– Lựa chọn duy nhất cho Việt Nam là tự dân chủ hóa. Kinh nghiệm đang diễn ra trên thế giới khẳng định quyền tối cao là ý nguyện của dân chúng. Trưng cầu dân ý có khả năng vô địch chống lại mọi thủ đoạn, mọi thế lực. Chỉ có ý chí của toàn bộ 94 triệu người Việt Nam mới dập tắt được tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Không thể chiếm đất mà không thể cai trị. Không thể bành trướng lãnh thổ và tiêu diệt toàn bộ những con người sinh sống trên lãnh thổ đó. Đảng cộng sản Việt Nam hiện chỉ đại diện cho 4,5 triệu đảng viên, có lợi ích không hoàn toàn đồng nhất với toàn bộ phần còn lại của dân tộc, vì mục đích bảo đảm sự tồn tại của chế độ, đang từng bước nhường lợi thế cho kẻ thù dân tộc.
– Cùng với lựa chọn tự dân chủ hoá, Việt Nam có vai trò rất lớn giúp dân chủ hoá xã hội Trung Quốc. Chỉ có một Trung Quốc dân chủ thực sự, tức là khi quyền lực thực sự nằm trong tay nhân dân Trung Quốc, khi mà quy trình ra quyết định không nằm trong tay một nhóm người, thì chắc chắn tham vọng bành trướng, tham vọng chiếm đất của các quốc gia xung quanh sẽ bị tiêu tan. Không một dân tộc nào tôn thờ bất công. Xâm lược và nô dịch các dân tộc khác không phải là bản tính, là máu của người dân Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có một nền dân chủ như Pháp, Mỹ, như các nước phát tiển hiện đại, thì nguy cơ đe doạ chủ quyền của Việt Nam đã được hoá giải. Việt Nam đang là nước duy nhất trên trái đất có mối ràng buộc về sự tương đồng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc. Đó là một ưu thế chỉ Việt Nam có. Một Việt Nam dân chủ sẽ có tác động quan trọng, nếu không nói là quyết định đối với tiến trình dân chủ hóa của Trung Quốc. 
– Dân chủ hoá Việt Nam sẽ đồng thời có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá thực chất trong cộng đồng chung ASEAN. Một ASEAN dân chủ sẽ giúp cơ chế consensus (đồng thuận) của cộng đồng trở thành nguyên tắc để tạo sức mạnh chứ không phải là để Trung Quốc lợi dụng gây chia rẽ như hiện tại. ASEAN dân chủ sẽ là một thế giới vừa tạo thế bao vây vừa có tác động tích cực tới chuyển hóa xã hội ở Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải cùng Hồng Kông, Đài Loan, Macao, Tân cương, Tây tạng, cùng trận tuyến với các nước dân chủ ASEAN, cùng với Nhật bản, Nam Hàn, Ấn độ, và cùng tất cả các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới vận động, hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hoá Trung Quốc. Đó là con đường đúng cho Việt Nam.
Tóm lại, Trung Quốc Dân chủ là lối thoát duy nhất cho Việt Nam. Một Trung Quốc dân chủ sẽ giúp Việt Nam giải lời nguyền láng giềng lân bang, một nghiệp chướng án ngữ khát vọng tự do suốt bốn ngàn năm của người dân Việt Nam. Nhưng trước khi giúp Trung Quốc dân chủ thì Việt Nam phải tự Dân chủ.

Xóa lịch sử chiến tranh biên giới 1979: Sự mang ơn ngu muội

 Đào Đức Thông-22.2.16
Chiến tranh biên giới 1979: Những hình ảnh còn mãi với thời gian

(VNTB) - Chúng ta được  sống hưởng hạnh phúc, bình yên trên sự sinh hy lớn lao của những người đã khuất. Đảng & Chính quyền Việt Nam đừng làm kẻ vô ơn, bạc nghĩa và bất nhân, dẫu là trong một thời khắc nhỏ nhất.

TỔNG QUAN

Chiến tranh biên giới Việt Nam năm 1979, thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn (trong 1 tháng) nhưng khốc liệt giữa Cộng sản Trung Quốc  và Cộng sản Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Cộng đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ mối quan hệ căng thẳng từ lâu giữa hai Đảng CS, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Cộng tuyên bố hoàn thành và rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.

NGUYÊN NHÂN

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn – TBT Đảng CS Việt Nam thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống CS Liên Xô của Trung Cộng, phủ nhận quan niệm của Trung Cộng rằng chủ nghĩa bành trướng của CS Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với CS Liên Xô, Trung Cộng thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Cộng. Những điều này làm cho Trung Cộng lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị CS Liên Xô bao vây từ phía bắc. Trong tình hình đó thì một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Cộng sau chuyến thăm Bắc Kinh tháng  9 đến tháng 10 năm 1977 của Polpot nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới 1979, do Trùm CS Trung Quốc- Đặng Tiểu Bình ra lệnh "dạy cho Việt Nam một bài học", để trả đũa việc Việt Nam đưa quân tình nguyện qua Campuchia ngăn chặn những hành vi diệt chủng của đồng minh Khơme Đỏ của Trung Cộng.
Để rồi sau đó 5 năm, cuối tháng 4-1984, Trung Quốc một lần nữa dùng sức mạnh quân sự đánh vào biên giới tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang bây giờ) kéo dài hơn 100km, từ huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc mà huyện Vị Xuyên là chiến trường khốc liệt nhất.

HẬU QUẢ

Chiến tranh biên giới 1979 bùng nổ, Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Mục tiêu của Trung Cộng là buộc Việt Nam rút quân đội ra khỏi Campuchia nhưng đã không thành, tuy nhiên cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tuy CS Việt Nam và CS Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà CS Trung Quốc và đồng minh của Trung Cộng gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...

Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Tướng Ngũ Tu Quyền, phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, tuyên bố rằng số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.  Một nguồn khác của Trung Quốc thống kê tổn thất của quân Trung Quốc là 8.531 chết và khoảng 21.000 bị thương.

Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.

Trong chiến tranh biên giới 1984 (mặt trận Vị Xuyên) khoảng 600 người là cán bộ chiến sĩ sư đoàn 356 hi sinh, 400 cán bộ chiến sĩ sư đoàn 316 và 312 của quân đội Việt Nam ngã xuống. Phần lớn hài cốt các liệt sĩ hi sinh trong trận đánh này đến nay vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ.

ĐÁNH GIÁ

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và 1984 là hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.

Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét trong lịch sử, được nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến biên giới 1979 và  Mặt trận Vị Xuyên biên giới tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang bây giờ) cuối tháng 4-1984 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN. Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên nơi an táng hài cốt của một số ít các liệt sĩ trong hơn 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn đã ngã xuống để giành lại các cao điểm 772, 685... trước quân xâm lược Trung Quốc sau hòa bình bị chính quyền nơi đây bỏ hoang vắng, quạnh quẽ.

Từ khi bình thường hóa quan hệ Việt -Trung năm 1991, ĐCS Việt Nam rất ít tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông ít đưa tin sự kiện chiến tranh biên giới tháng 2/1979 và tháng 4/1984. Trong hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa 2 cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về 2 cuộc chiến này.

Cho đến 37 năm sau, vài tờ báo Việt Nam mới có những dòng chữ tiếc thương và nhắc đến máu xương của những chiến sĩ, anh hùng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Cộng xâm lược đầy đau thương và mất mát vào tháng 2 năm 1979 và tháng 4 năm 1984.
Vậy suốt 37 năm qua, hỏi rằng có ai đã khóc cho những nấm mồ lạnh lẽo bơ vơ của những người đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979? Hay chỉ là những tiếng khóc thầm lặng lẽ của những đứa trẻ mất cha, mất mẹ, những người già mất con?

Đã 37 mùa lãng quên. Cũng ngần ấy thời gian CS Việt Nam né tránh lịch sử và những số phận mà đáng ra phải được lưu danh sử sách.

Đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay, cũng là nhờ máu xương và lòng dũng cảm của những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979. Lãnh đạo đảng và  chính quyền Việt Nam đang sống hưởng hạnh phúc, tự do trên sự hy sinh của họ, trên sự mất mát của những người thân anh hùng, liệt sĩ trong 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Cộng.

Vậy mà, lịch sử kháng chiến biên giới chống Trung Cộng bi hùng ấy của dân tộc lại bị phớt lờ hay đảng CS Việt Nam cố tình xóa bỏ đi? Nếu vì giữ hòa khí cho một mối quan hệ dựa vào khoảng cách địa lý gần gũi thì đó là điều không thể chấp nhận được đối với  chế độ này.

Người Việt chúng ta không thể lại tiếp tục giao du một cách thâm tình với kẻ đã tàn sát dã man dân tộc mình, đã bất chấp tất cả đạo lý, pháp luật Quốc tế để làm nhục những người công dân Việt Nam trong thời điểm giai đoạn lịch sử ấy, để cướp bóc, để lấn chiếm lãnh thổ, để "dạy một bài học" cho Việt Nam. Và đến giờ bọn ấy còn chiếm biển đảo một cách ngang nhiên, tẩm hóa chất độc hại vào thực phẩm để giết nhiều thế hệ người Việt, tiêm nhiễm những văn hóa hủ bại để làm thanh niên dân Việt yếu hèn, nhu nhược...

Người Trung Quốc luôn đề cao phương châm “nước mạnh ắt bá quyền”. Vậy thì làm sao Việt Nam có thể làm anh em, đồng chí với một kẻ đầy tham vọng bành trướng, bất nhân, luôn sẵn dã tâm và luôn muốn triệt hại chúng ta mọi lúc, mọi thời, và bằng mọi cách thâm độc nhất có thể?

Phương châm 16 chữ vàng hay 4 tốt mà 2 nhà nước ký kết với nhau cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam. Đảng CS Việt Nam không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.

Những người lính Việt Nam chiến đấu trong 2 cuộc chiến biên giới đã đi mãi không về, những người phụ nữ thường dân Việt bị Trung Cộng bắt làm tù binh rồi bị hãm hiếp, bị moi gan,v.v.., bị giết chết một cách dã man, những đứa trẻ ngây thơ cũng chịu chung số phận bi thảm bởi những tên lính man rợ và tàn bạo đến kinh hoàng.CS Việt Nam và CS Trung Cộng không thể và không bao giờ có thể lấy 16 chữ” “sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh” để lòe dân Việt, để xóa hết tội ác lịch sử của Trung Cộng trong chiến tranh biên giới Việt Nam. Cần đặt các quan hệ này trên một nền tảng minh bạch, không ngộ nhận, không mơ hồ.

Đành rằng những kẻ hèn mạt, kẻ bán nước, bất nhân, ngu muội thời nào cũng có. Hậu thế chúng ta phải có trách nhiệm của lương tri, của một con người đối với tiền nhân và sự thật của quá khứ.

KHÔNG THỂ MANG ƠN MÃI MỘT CÁCH NGU MUỘI

Đúng là trong cuộc 2 cuộc chiến tranh với 2 nước Pháp và Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì CS Trung Quốc và CS Liên Xô là hai nước trong khối đồng minh xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa rất nhiều trong cuộc chiến tranh này.

Vấn đề có mang ơn hay không? Khi phân tích trong toàn diện cuộc chiến tranh chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã viện trợ sức người, sức của cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Cộng  tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông.

Nhìn lại 2 cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Cộng tháng 2/1979 và tháng 4/1984, chúng ta thấy rõ có nên mang ơn hay không. Việc ơn nghĩa giúp đỡ, Việt Nam rất sòng phẳng, nhưng đối với tập đoàn xâm lược Bắc Kinh, với cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía bắc ( tháng 2 năm 1979), và dùng bọn phản động Pon pot- Ieng Sary tạo ra một gọng kềm ở biên giới phía Tây- Nam tiến hành cuộc chiến tranh diệt chủng không những đối với nhân dân Kampuchia và còn đối với nhân dân Việt Nam, thì thử hỏi Việt Nam có cần phải mang ơn Bắc Kinh mãi như thế hay không?!

Tại sao đảng và nhà cầm quyền Việt Nam cứ mãi chịu ơn Trung Cộng một cách mê muội đến mức hèn nhát?

Luật pháp VN ngày nay có luật bất thành văn nhưng ngày càng được nghiêm túc áp dụng tại các địa phương trong nước. Đó là bất cứ người Việt nào mở miệng phản đối TQ xâm lược hoặc lên tiếng đòi bảo vệ chủ quyền VN đều là những kẻ đang “phạm tội” chính trị, phản động, chống lại chế độ,v.v…và  bị công an, nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp, trừng phạt.

Sau cuộc chiến biên giới 1979, hiến pháp năm 1980 của VN có thêm điều khẳng định “Trung Quốc là kẻ thù”. Nhưng chỉ 8 năm sau, khi TQ trở thành cái phao mà CSVN mong được bám vào trong lúc gần chết đuối, thì Hà Nội bắt đầu tìm cách tẩy xoá điều này trong hiến pháp và hầu hết các chứng tích dữ kiện lịch sử. Cũng năm đó, các chiến sĩ trong trận Trường Sa đã bị Bộ Chính Trị CSVN để mặc nhiên trở thành những “bia tập bắn” cho lính TQ thẳng tay tàn sát.

Kể từ đầu thập niên 1990, đặc biệt sau hội nghị Thành Đô mà lãnh đạo CSVN xin thần phục Bắc Kinh trở lại, 2 cuộc chiến biên giới năm 1979 và 1984 đã trở thành một chủ đề cấm kị mà đảng và nhà nước CSVN không chỉ cấm người dân nhắc đến mà còn xóa luôn trong sách giáo khoa và quân sử. Những từ ngữ “nước lạ”, “tàu lạ”, “quân nước ngoài”,… cũng bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách “Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010) do hai tác giả Minh An và Bình An biên soạn, NXB Thanh Niên ấn hành quí 4-2010, trong phần tháng 2, 3/1979 không có có một chữ nào nhắc đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc tháng 2/1979.

Với việc giới lãnh đạo CSVN tiếp tục giấu bặt các tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới Việt Trung suốt từ năm 1999 đến nay, phần lớn công luận tin rằng họ đã chính thức nhượng hẳn các vùng bị lấn chiếm suốt thập niên 1979-1989 cho Bắc Kinh.

Sang thế kỷ 21, với 4 tốt, 16 chữ vàng được TQ ban cho, thì ngành ngoại giao CSVN bỗng nhiên có nhiều quan chức không mệt mỏi bênh vực cho quan điểm bành trướng và xâm lăng của TQ. Nhiều vùng đất, vùng biển của VN đã hàng ngàn năm bỗng dưng trở thành “vùng tranh chấp” với TQ để được thương thảo phân chia lại. Phần nào thuộc TQ thì TQ giữ, phần nào của VN thì cả 2 nước “khai thác chung”. Thứ trưởng ngoại giao CSVN khẳng định Ải Nam Quan chưa bao giờ là đất Việt Nam.

Nhưng nhẫn tâm hơn cả, tại các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, các nghĩa trang tử sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc đều đìu hiu hoang vắng. Những nấm mồ tử sĩ đều hương tàn khói lạnh, không ai chăm sóc. Những tấm bia ghi lại lý do của sự hy sinh cao cả của họ đều bị đập phá, đặc biệt những tấm có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Trong khi đó, các quan chức Việt dọc biên giới được lệnh kéo từng đoàn sang bên kia biên giới hàng năm với các vòng hoa mang băng chữ “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ TQ”. Và đến tận hôm nay, các khẩu hiệu phải nhớ ơn TQ tương tự cũng được các cán bộ tuyên giáo nhắc nhở trong những buổi giảng dạy cho đảng viên các cấp.

Và không chỉ cuộc chiến 1979 biến mất trong sử sách, dưới sự chỉ đạo của đảng CS Việt Nam, Bộ Giáo Dục Đào Tạo còn cải tổ các sách giáo khoa để học sinh không còn biết tổ tiên Việt Nam đã chống lại quân xâm lược nào suốt 5000 năm trước.

Nhà cầm quyền Việt Nam có ý định xóa sạch lịch sử khỏi hệ thống giáo dục, mà vốn đã không hề có mặt pháp luật trong đó, thì có nghĩa thực đã đến thời mạt vong của dân tộc, của quốc gia Việt Nam.
KẾT
Trước tình hình hiện nay, những ai là người có lương tri phải có trách nhiệm giữ gìn quê hương, Tổ quốc Việt Nam và khơi dậy cả sử sách Việt.

Kiến nghị Bộ Giáo Dục Đào Tạo đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979 & 1984, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).

Đảng & nhà cầm quyền Việt Nam phải có trách nhiệm tổ chức kỷ niệm trang trọng 2 chiến thắng oanh liệt này hàng năm. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến chống Trung Cộng xâm lược tháng 2/1979 & tháng 4/1984.

Chúng ta được  sống hưởng hạnh phúc, bình yên trên sự sinh hy lớn lao của những người đã khuất.

Đảng & Chính quyền Việt Nam đừng làm kẻ vô ơn, bạc nghĩa và bất nhân, dẫu là trong một thời khắc nhỏ nhất.