Monday, March 24, 2014

Treo cổ chết vì không trả nổi nửa tỉ đồng

theo Người lao động | 25/03/2014 10:17



Khi đẩy cánh cửa bước vào bên trong, người thân phát hiện ông Hữu đã treo cổ tự tử trên trần nhà.

Chiều 24-3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cần Đước, tỉnh Long An cho biết vừa phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh làm rõ vụ treo cổ tại nhà của ông Huỳnh Phi Hữu (SN 1965, ngụ ấp Tân Thanh, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước).
Theo kết luận ban đầu, nguyên nhân khiến ông Hữu tử vong là do "ngạt thở cơ học bởi sợi dây vòng qua cổ".
Theo người nhà ông Hữu, trước đó một ngày, mọi người đi làm hết, chỉ có ông Hữu ở nhà. Đến chiều, mọi người trở về kêu cửa thì không nghe ông lên tiếng. Khi đẩy cánh cửa bước vào bên trong, người thân phát hiện ông Hữu đã treo cổ tự tử trên trần nhà.
Trong quá trình buôn bán, ông Hữu vay mượn nhiều người khoảng 500 triệu đồng. Thời gian gần đây, việc kinh doanh luôn thất bại, nợ nần đến ngày trả, người cho vay gặp đòi nợ ráo riết nên ông Hữu bức bách, nghĩ quẫn tự tìm cái chết.

Nga: bị loại khỏi G8 không phải là vấn đề lớn

10:18 25/03/2014 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Obama và các lãnh đạo khác đã quyết định chấm dứt vai trò của Nga trong nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
Động thái loại bỏ tư cách thành viên của Nga ỏ G8 là phản ứng trực tiếp mới nhất từ các nước phương Tây nhằm phản đối quyết định sáp nhập Crimea của điện Kremlin.
“Luật pháp quốc tế nghiêm cấm sáp nhập một phần hay toàn bộ vùng đất của một quốc gia khác bằng vũ lực hoặc ép buộc. Hành động đó đã đi ngược lại các nguyên tắc trong hệ thống quốc tế. Chúng tôi lên án cuộc trưng cầu bất hợp pháp ở Crimea vì nó đã vi phạm Hiến pháp Ukraine. Cùng với đó, chúng tôi cũng mạnh mẽ lên án nỗ lực sáp nhập Crimea ở Nga”, trích dẫn thông báo của Nhà Trắng hôm 24/3.
Lãnh đạo nhóm G8. 
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu rằng, việc loại khỏi nhóm G8 không phải là một vấn đề lớn.
“G8 là một tổ chức phi chính thức và không phát thẻ hội viên cho mỗi quốc gia tham gia. Theo tiêu chí thành lập của nhóm, không quốc gia thành viên nào bị loại bỏ khỏi nhóm cả. Tất cả những vấn đè kinh tế và tài chính đều được quyết định trong các phiên họp của nhóm G20. Thực tế, G8 chỉ là diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia phương Tây hàng đầu và Nga mà thôi”.
Ông Lavrov nói thêm rằng, Nga “đã không còn nằm trong nhóm này. Tuy nhiên, chúng tôi không cói đó là một nỗi bất hạnh lớn”.
Hồi năm 1998, trong nỗ lực cải cách kinh tế và chính trị, lãnh đạo nhóm G7 gồm Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Nhật và Italy đã nhất trí kết nạp thêm Nga vào nhóm họ.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng khẳng định, nhóm G8 chưa có kế hoạch loại Nga ra khỏi nhóm. “Ngoại trừ quyết định này, chưa có bất cứ kế hoạch nào được đưa ra vào thời điểm này”, bà nói.
Thanh Nga (theo CNN)

Nghi án hối lộ: Sao chỉ nước ngoài phát hiện?

theo Vietnamnet | 25/03/2014 11:20

Nhìn vào những vụ tham nhũng có liên quan yếu tố nước ngoài ở ta thời gian qua, rất dễ nhận thấy là hầu hết vụ việc không phải do trong nước khui ra.

Tại sao lại là... nước ngoài khui ra?
Thông tin Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản hối lộ cho quan chức ngành đường sắt VN hơn 80 triệu Yen để trúng gói thầu tư vấn dự án đường sắt đô thị số 1 tại Hà Nội đang gây chấn động dư luận.
Báo Yomiuri Shimbun hôm 21-3 đưa tin ông Tamio Kakinuma - chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) - thừa nhận tập đoàn này đưa hối lộ khoảng 100 triệu yen (978.300 USD) cho lãnh đạo ngành đường sắt các nước VN, Uzbekistan và Indonesia, nhằm giành được các hợp đồng tư vấn thiết kế cho những dự án đường sắt sử dụng vốn ODA của Nhật Bản ở các nước này.
Ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tổ chức cuộc họp với các đơn vị có liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 để làm rõ thông tin báo chí Nhật Bản đã phản ánh. Tại cuộc họp, ông Đinh La Thăng cho biết sẽ kiên quyết, khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, "bất kể người đó là ai".
Đây có lẽ là vụ việc mà những người có trách nhiệm ở Việt Nam vào cuộc nhanh và quyết liệt nhất.
Nhưng, nó cũng khiến ta không khỏi liên tưởng tới các vụ việc ồn ào khác thời gian qua, là câu chuyện đưa hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ của công ty PCI (Pacific Consultants International), câu chuyện in tiền Polyme. Cả hai vụ án này cũng đều do nước bạn phát hiện ra, điều tra và xử lý. Thậm chí là ngay cả khi trong nước vẫn đang tiếp tục tranh luận…
Nhìn vào những vụ tham nhũng có liên quan yếu tố nước ngoài ở ta thời gian qua, rất dễ nhận thấy là hầu hết vụ việc không phải do trong nước khui ra. Có vụ việc báo chí nước ngoài viết, báo ta viết nhưng khi hỏi đến các cơ quan chức năng thì đều có câu trả lời rất giống nhau: Chưa nhận được thông tin.
Và khi ở nước ngoài đã đưa ra xét xử thì ngay trong nước, cơ quan chức năng vẫn trả lời kiểu úp mở. Thậm chí còn nói, phải mất cả năm để dịch tài liệu.
Sự thận trọng trong những vụ việc có liên quan đến đối tác nước ngoài là điều nên làm, nhưng khi mà người khác đã công khai và vào cuộc xử lý thì sự thận trọng có còn cần thiết?
Dư luận đặt câu hỏi vì sao ở Việt Nam cả hệ thống chính trị vào cuộc, đã thông qua luật và một hệ thống chuyên làm nhiệm vụ này, thế mà lại không phát hiện ra nhiều vụ việc lớn trong nước, nhất là những vụ có yếu tố nước ngoài? Phải chăng trong địa hạt phòng chống tham nhũng vẫn còn thiếu “cái gì đó”?
Kiểm soát thay cho… làm phong trào
Thật ra chính quản lý tiền tệ là khâu yếu nhất, chưa phục vụ cho việc minh bạch công khai, chưa phục vụ cho chống tham nhũng.
Ở nước ngoài dòng tiền ở đâu đến, chi cho ai, cái gì… ngân hàng đều nắm chứ không có chuyện “chui” bí mật vào ví. Những chuyện như “cô em nuôi” cho tiền quan chức làm nhà; con của bí thư có tiền mua đất xây biệt thự hoành tráng, xây khu sinh thái; những vụ đưa hàng vali Đôla cho quan chức để nhận thầu như một lời khai… đều ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và cơ quan chức năng, vì vậy cứ thả sức cho nhận “ngoài luồng”.
Những đồng tiền “bẩn” của ta không ai biết và cũng không ai quản lý được. “Lại quả” “hoa hồng” đã trở thành dịch, phá hỏng cả các mối quan hệ tốt đẹp. Càng “lại quả” cao càng được nhận dự án chứ không phải chỉ dựa mỗi trên năng lực thực tế.
Cho nên kê khai tài sản hay công khai thu nhập cũng chỉ là hình thức. Nếu tính thu nhập bằng lương thì ở ta ăn chưa đủ chứ nói gì đến chuyện xây dựng, làm nhà. Chuyện cho con đi du học của các quan chức cũng vậy, chỉ làm một phép cộng trừ thông thường thì chả có ai kể cả những người cao lương nhất của ta (không kể các doanh nghiệp) thì đều chỉ đủ ăn là may chứ không có khả năng cho con đi du học. Vậy số tiền đó ở đâu ra? Quản lý chặt chẽ thông qua ngân hàng là biết ngay.
Đây chính là một trong những lổ hổng để công tác phòng chống tham nhũng hiện nay chưa đạt yêu cầu. Chừng nào chúng ta chưa quản lý được dòng tiền thì câu chuyện kiểm soát, chống tham nhũng vẫn chỉ là câu hỏi chưa có câu trả lời.
Quay trở lại vụ việc đang gây chấn động dư luận mấy ngày vừa qua. Phải nói sự nhanh nhạy kịp thời khi nhận và xử lý thông tin của Bộ GTVT là dấu ấn và là niềm tin ban đầu. Chưa tìm ra, chưa phát hiện nhưng kịp thời xử lý cũng là một bước tiến.
Được biết tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc - Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng công ty đường sắt VN.
Những vụ việc bị khui ra khi làm ăn với nước ngoài đã cho ta những kinh nghiệm quý báu để phòng chống tham nhũng hiệu quả. Đó chính là cơ chế kiểm soát thay cho “cơ chế phong trào”. Cơ chế để: Không dám tham nhũng; không thể tham nhũng; không cần tham nhũng; không được tham nhũng, đó mới là chìa khóa cho cuộc chiến này hiệu quả.

Người lái xe “đại náo” trên phố là cán bộ Sở Giáo dục

Thứ Hai, 24/03/2014 - 13:33
(Dân trí) - Sáng 24/3, Công an TP Pleiku, Gia Lai cho biết, người lái chiếc xe “điên” mang BKS 81A-05074 gây tai nạn, “đại náo” đường phố Pleiku là một cán bộ đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai.

Người lái chiếc xe gây tai nạn là ông Nguyễn V.Đ., Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai. Sau khi xảy ra tai nạn, ông Đ. đã bỏ mặc nạn nhân, chạy đi kiếm băng dính để bịt biển số xe. Việc làm của ông Đ. khiến những người chứng kiến vô cùng bức xúc.

Sau khi làm người khác bị thương, ông Đ. đã bỏ mặc người bị nạn để đi kiếm băng keo dính biển số xe
Sau khi làm người khác bị thương, ông Đ. đã bỏ mặc người bị nạn để đi kiếm băng keo dính biển số xe
Công an TP Pleiku cho biết thêm, vụ tai nạn đã khiến 3 người bị thương phải nhập viện, trong đó có một người bị thương nặng phải phẫu thuật, một số người bị xây xát nhẹ; 4 chiếc xe máy và một số tài sản như bàn ghế, ô dù… của quán cà phê bị hư hại. Về phần dân sự, cơ quan công an để các bên tự giải quyết với nhau theo quy định của luật pháp.
Theo lời khai của ông Đ., do trong lúc lái xe, ông cúi người với tay lấy đồ nên đã bị mất lái. Đến sáng nay 24/3, ông Đ. vẫn chưa nộp bản tường trình vụ việc cho cơ quan công an. Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ phần thiệt hại của người bị nạn để xử lý theo quy định của luật pháp.
Tuệ Mẫn

Quảng Nam: Ba mẹ con giáo viên bị trói vào nhau chết dưới lòng hồ

25/03/2014 07:37
Dân Việt - Tối 24.3, thi thể 3 mẹ con cô giáo Diệu đã được phát hiện ở lòng hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) trong tư thế bị trói chặt.
Hồ Phú Ninh, nơi tìm thấy thi thể ba mẹ con cô giáo Diệu.
                                                                 Hồ Phú Ninh, nơi tìm thấy thi thể ba mẹ con cô giáo Diệu.

Sáng sớm nay (25.3), nguồn tin của Dân Việt từ UBND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cho biết hiện gia đình và lực lượng chức năng xã Tam Lãnh đã vớt được 3 mẹ con tử vẫn trên lòng hồ Phú Ninh với tư thế buộc chặt trong dây thừng, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ sự việc.

Cũng theo nguồn tin ban đầu này, trước đó, vào khoảng 20 giờ 30 phút tối qua 24.3, chị Giang Thị Mỹ Diệu (SN 1987, trú thôn Phước Bắc, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) là giáo viên Mẫu giáo tại địa phương ôm hai đứa con tên là Mai Thị Thảo My và Mai Gia Huy (SN 2012), đến lòng hồ Phú Ninh thuộc khu vực giáp ranh giữa xã Tam Lãnh và xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.

Nguồn tin này cho rằng, Diệu đã dùng dây thừng trói cả ba mẹ con vào sau đó lội xuống lòng hồ tự vẫn.

Họ hàng, làng xóm xung quanh đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân.

                                      Họ hàng, làng xóm xung quanh đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân.

Sau khi nhận thông tin lực lượng chức năng cùng người nhà tổ chức tìm kiếm và phát hiện cả 3 thi thể mẹ con chị Diệu vào lúc 21 giờ 30 phút, khi phát hiện ba thi thể nạn nhân được trói chặt trong dây.

Hiện cơ quan chức năng Quảng Nam đang làm rõ sự việc.

Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013

Năm 2010, Hùng hói nhà mình tuyên bố nghe hùng hồn lắm. 
Nay 2014, lời nói của Hùng hói nhà mình..hiệu nghiệm như thế nào.
Bởi vậy, ông Thiệu nói có sai bao giờ đâu:
"Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy thấy những gì cộng sản làm"
---------------------------------------------------------------------------------------------

Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013

Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói về quá trình tái cơ cấu Vinashin.
In

Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trước Quốc hội chiều 23/11.

Với nhiều cung bậc của trách nhiệm và của cả cảm xúc, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, cũng là vị bộ trưởng đăng đàn sau cùng, có thể nói là khá ấn tượng. 

Không chỉ bởi những vấn đề khá “gai góc” như khai thác bauxite hay đầu tư đường sắt cao tốc, rồi trách nhiệm về Vinashin… được tranh luận thẳng thắn. Cũng không hẳn do sự “từng trải” và kỹ năng chất vấn đã được nâng lên. Mà có lẽ còn do sự dồn nén của thông tin và của cả cảm xúc của hơn một tháng sôi động nghị trường…

Ba bộ trưởng cùng nói về Vinashin

Vẫn là thái độ điềm tĩnh, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết dẫn trả lời của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng bằng văn bản, có nêu con số Vinashin làm ăn thua lỗ trên dưới 100 nghìn tỷ đồng tại chất vấn (cũng bằng văn bản - PV) của ông Thuyết là không chính xác.

Đại biểu Thuyết cho biết, con số lỗ này được ông lấy ở chính báo cáo của Chính phủ. “Báo cáo của Chính phủ nói Vinashin nợ 86.565 tỷ đồng. Nếu vay lãi 16%/năm thì nợ gốc cộng với lãi là 100.415 tỷ đồng, nếu vay lãi 19%/năm thì nợ gốc cộng lãi là 103.012 tỷ đồng. Như thế mỗi một ngày chúng ta mở mắt ra thì phải trả 30 tỷ tiền lãi cho số nợ của Vinashin”, ông Thuyết tính toán.

Sau khi dẫn nhiều chi tiết về sự không thống nhất về nhiều số liệu của Vinashin, đại biểu Thuyết lo ngại, báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội có nói một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng của Vinashin hiện nay là Vinashin luôn luôn báo cáo không trung thực với Chính phủ. "Bây giờ, Chính phủ lại dựa chính vào báo cáo của Vinashin nói rằng tài sản vốn còn 104.000 tỷ đồng, thì tôi không biết có thể tin được hay không?".

“Việc lỗ bao nhiêu các cơ quan đang tiếp tục làm, nhưng tôi muốn khẳng định không có câu chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Dũng đáp.

Theo Bộ trưởng Dũng, đã là doanh nghiệp thì phải có vay, có nợ. “Nhưng điều bất thường của Vinashin tức là nợ này đã vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép. Tức là nợ trên vốn chủ sở hữu đã quá cao, lên tới 11 lần, thông thường khoảng 3 lần, 4 lần thì có thể trong giới hạn an toàn. Như vậy nợ này trên vốn chủ sở hữu là quá cao, là mất an toàn và có khả năng sẽ bị phá sản”, ông Dũng nói.

Nhưng không có nghĩa rằng số nợ này là số lỗ, số nợ này và số tài sản này đang nằm trên tài sản hiện hữu của Vinashin, ông Dũng tái khẳng định.

Đại biểu Thuyết tiếp tục nhấn nút phát biểu: “Tôi xin nói thành thật là chúng tôi nói những điều này rất đau lòng, chúng tôi cũng không muốn làm gì mất lòng các đồng chí, nhưng trách nhiệm phải nói, bởi vì nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội? Tôi xin nói một cách chân thật là Bộ trưởng có thể trả lời hay không trả lời cũng được, nhưng trong thâm tâm các đồng chí nên suy nghĩ thật nghiêm túc về trách nhiệm của mình, rút kinh nghiệm không để xảy ra những sự việc như thế nữa”.

Cũng liên quan đến Vinashin, được mời phát biểu sau giờ giải lao, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhắc lại: “Sáng nay đại biểu Đồng Hữu Mạo có nói trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đến đâu phải báo cáo Quốc hội”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, “Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm như đồng chí Đồng Hữu Mạo nêu.Ở đây là chúng tôi chấp hành luật, mà luật thì do Quốc hội quy định".

Tiếp đó, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời tiếp câu hỏi của đại biểu Ngô Minh Hồng từ buổi sáng và bày tỏ, “bản thân tôi cũng rất lo lắng về việc làm ăn của Vinashin”.

Sẽ công khai kết luận kiểm điểm về trách nhiệm

Sau một ngày với nhiều bộ trưởng cùng nói về trách nhiệm liên quan đến Vinashin và chưa nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được mời làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.

Theo Phó thủ tướng, khi Vinashin lâm vào tình trạng phá sản thì toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này. Và Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ Đô la, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ Đô la. Bây giờ công nghiệp tàu thủy của Hàn Quốc và của Trung Quốc, nhất là Trung Quốc đã lên đầu.

Phó thủ tướng cũng cho biết, việc tái cơ cấu Vinashin bắt đầu từ năm 2008, sang đầu năm 2010 lại tiếp tục bước hai của tái cơ cấu, bây giờ là tái cơ cấu bước ba, theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị. Kết quả là qua gần 6 tháng thì thu nhập ổn định, tinh thần phấn khởi, quyết tâm để củng cố lại, làm ăn để phát triển. 

“Thứ hai, sản xuất kinh doanh bắt đầu phục hồi, rất may”, Phó thủ tướng nói. Theo đó, thì quan trọng nhất là 130 con tàu vẫn giữ được hợp đồng, 28 nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại. Cộng với doanh thu của hoạt động công nghiệp phụ trợ nữa, năm nay Vinashin sẽ có doanh thu 14.000 tỷ đồng.

Về khả năng trả nợ - cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm - Phó thủ tướng lạc quan, trước mắt năm nay, Vinashin vẫn tiếp tục lỗ, nhưng nếu thị trường tốt, quản trị tốt, quản lý tốt thì sang năm có thể tiếp tục lỗ ít, và năm 2012 có thể sẽ đứng vững được và giảm lỗ. Từ năm 2013-2014 sẽ trở lại lãi. 

“Chúng tôi tính cả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn cộng với tiền lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Một vấn đề nữa cũng được Phó thủ tướng đề cập là kiểm điểm trách nhiệm. Theo Phó thủ tướng, Bộ Chính trị đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc, từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng liên quan và tập đoàn tổng công ty.

“Hiện nay cũng đang tiến hành kiểm điểm, và Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì việc này, giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm công tác kiểm điểm một cách nghiêm túc, tất nhiên kết quả kiểm điểm sẽ công khai trước công luận”, Phó thủ tướng nói. 

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét, với trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nếu được làm như vậy thì rất tốt, đương nhiên đây vẫn còn có chữ "nếu", chúng ta tiếp tục hy vọng.

Chống trưng thu ruộng đất , một nông dân Trung Quốc bị đốt chết

Thứ hai 24 Tháng Ba 2014

Một nông trang viên nhìn lại mảnh đất của ông bị trưng thu để xây nhà ở, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh chụp ngày 19/10/2013) REUTERS
RFI-Tú Anh
Tại Trung Quốc, một nông dân bị đốt chết cùng hai người khác bị phỏng nặng vì phản đối chính quyền địa phương tịch thu đất canh tác, đã được báo chí chính thức loan tải. Một công ty nhà nước và chính quyền địa phương bị nghi ngờ lừa gạt nông dân.Vụ án mới này giúp cho dư luận thấy rõ thêm cuộc đấu tranh của nông dân trước lòng tham của quan chức Trung Quốc.

Hoàn Cầu Thời Báo thời báo trong bản tin hôm nay cho biết vào đêm thứ sáu tuần trước ở huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông xảy ra một vụ giết người ghê rợn. Nạn nhân là một nông dân tên Cảnh Phúc Lâm, 62 tuổi, thiệt mạng khi căn lều của ông và hai người nông dân khác bị đốt cháy.
Nhiều nguời dân cho biết chính quyền địa phương đã âm thầm lấy đất của nông dân bán cho một công ty địa ốc trong khi nông dân, với quyền sử dụng đất, không được thông báo và không được đền bù xứng đáng .
Uất ức vì bị tịch thu đất canh tác, phương tiện duy nhất để nuôi sống gia đình, ông Cảnh Phúc Lâm và các nông dân chia nhau cấm lều ngủ giửa ruộng để giữ đất. Đêm thứ sáu vừa qua , căn lều bị cháy rụi mà ngay nhật báo ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phải lên án và quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương cùng công ty đầu tư nhà nước.
Mạng thông tin điện tử Tài Tân (Caixin) cho biết thêm chính quyền địa phương đã huy động một lực lượng công an đông đảo, đến lấy thi thể ông Cảnh Phúc Lâm ngay trong đêm, đem đi hỏa táng.
Theo một nhân chứng, gia đình nạn nhân không thể từ chối trước một lực lượng công an « 200 người, từ mọi hướng kéo đến ».
Tuy nhiên, phó chính ủy lực lượng công an Bình Độ khẳng định là các thông tin trên mạng là sai sự thật. Theo viên chức này (She De Xin) thì gia đình nạn nhân đồng ý cho chính quyền lấy xác và trong cuộc giảo nghiệm tử thi cũng có sự chứng kiến của thân nhân.
Hoàn Cầu Thời Báo cho đây là một vụ tấn công mà tính chất tội ác không giới hạn ở hành vi giết người. Cuối cùng cảnh sát địa phương đã phải nhìn nhận là căn lều bị đốt và đã mở điều tra truy tìm thủ phạm.
Vụ việc này đã gây bất bình trong cộng đồng mạng mà theo AFP làm nổi bật oan khiên của nông dân Trung Quốc bị mất đất và chỉ được bồi thường không xứng đáng.
Ban kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải nhập cuộc, cho biết đã nhận được báo cáo vụ án mạng ở Sơn Đông.
Một công dân Trung Quốc lãnh 18 tháng tù vì xin tưởng niệm Thiên An Môn
Tòa án tỉnh Giang Tô, trong phiên xử hôm nay 24/03/2014 đã phạt ông Cố Nghĩa Dân 18 tháng tù giam. Tội của công dân Trung Quốc này là « xin phép nhà nước » cho ông biểu tình tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989.
Theo AFP, ông Cố Nghĩa Dân bị tòa qui tội « kích động khuynh đảo nhà nước », một tội danh thường được chế độ Trung Quốc sử dụng gán ép cho các nhà ly khai để đàn áp những tiếng nói khác biệt, và trừng phạt ông 18 tháng tù giam.
Thẩm định bản án này « vi phạm Hiến pháp » Trung Quốc , luật sư Lưu Vị Quốc cho biết sẽ chống án vì Cố Nghĩa Dân chỉ « hành sử quyền tự do phát biểu của một công dân được Hiến pháp quy định và bảo vệ ».
Theo AFP, thì hồi năm ngoái, trước ngày 04/06/2013, ông Cố Nghĩa Dân đã làm đơn xin phép được tổ chức một cuộc biểu tình đơn sơ tại quãng trường Thiên An Môn. Ông cũng phổ biến trên mạng internet một số hình ảnh ghi dấu phong trào sinh viên và công nhân Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 và bị đàn áp trong biển máu đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 6, làm ít nhất 2000 người chết theo nguồn tin của bệnh viện và giới ly khai.
Chính quyền Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã huy động quân đội với xe tăng tấn công thẳng vào lều trại của sinh viên và công nhân cấm tại quãng trường Thiên An Môn, sau khi cách chức và quản thúc tổng bị thư Triệu Tử Dương.

Nhờ ơn bác & đảng, dân Việt đi đến đâu mang nổi nhục đến đó.

Nhục, nhục & nhục, bây giờ dân Việt Nam đi ra nước ngoài chẳng lẽ bịt mặt giống dân hồi giáo sao! 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

- Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.  
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng. 
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.
Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển "nhắc nhở", cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Khánh Chi(tổng hợp)

VIDEO:Trốn trong gầm xe tải để sang Anh

Cập nhật: 18:09 GMT - thứ hai, 24 tháng 3, 2014


Nhiều người nhập cư dùng đến những cách nguy hiểm tới tính mạng để vào được Anh Quốc.
BBC gắn máy quay trên các xe tải đi từ cảng Calais, Pháp sang Anh và ghi được hình ảnh người nhập cư treo mình trên trục bánh xe.
Những người này chọn lúc xe tải của Anh đi chậm lại ở cửa vào cảng Calais để trèo vào gầm xe.
Video không có thuyết minh.

Tổng thống Obama: Nga sẽ trả giá vì hành động ở Ukraine

VOA-24.03.2014
Tổng thống Obama họp với các nhà lãnh đạo nhóm G-7, 24/3/14
ổng thống Obama họp với các nhà lãnh đạo nhóm G-7, 24/3/14
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Mỹ và châu Âu đồng lòng trong việc tìm cách áp đặt trừng phạt lên Nga vì hành động của nước này ở Ukraine.

Ông Obama phát biểu trước báo giới ở Hà Lan trong một cuộc họp khẩn của nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản, tập trung vào việc Nga sáp nhập Crimea.

Các nhà phân tích nói phiên họp này nhằm mục đích phối hợp những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow kể từ khi quân đội Nga tràn vào Crimea hồi đầu tháng này.

Nhóm các cường quốc công nghiệp thế giới dự kiến cũng sẽ đánh giá thiệt hại của bất kỳ biện pháp trả đũa nào của Moscow.

Tổng thống Obama hôm thứ Hai cho biết châu Âu và Mỹ đoàn kết ủng hộ chính phủ Ukraine và người dân Ukraine. Ông đưa ra phát biểu này sau khi ông gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở Amsterdam.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, Ben Rhodes, nói với phóng viên rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo G-7 khác sẽ sử dụng cuộc họp để báo hiệu trước những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Nga sẽ phải đối mặt "nếu Nga tiếp tục đường lối này."
Các nước cũng sẽ thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine và làm thế nào để giao tiếp với Nga trong những tháng và năm tới. Ông Rhodes cho biết việc giao tiếp có thể xảy ra nếu Nga có những bước nhằm hạ giảm tình trạng căng thẳng.
Một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày tại The Hague, bắt đầu hôm thứ Hai, theo lịch trình là điểm nhấn trong chuyến đi kéo dài một tuần của Tổng thống Mỹ đến châu Âu và Ả-rập Saudi, trước khi bị lu mờ bởi những diễn biến ở Ukraine.
Vào thứ Ba, ông Obama sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun- Hye.

'Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng'

Cập nhật: 12:03 GMT - chủ nhật, 23 tháng 3, 2014
Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói báo chí Việt Nam không làm được việc chống tham nhũng mà chỉ là công cụ bị lợi dụng.


Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
“Báo chí chịu sự chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng,” ông Chênh nói, “ Đảng ra lệnh làm việc gì thì người ta làm việc đó. Vụ (tham nhũng) này cần đánh thì sẽ đánh. Vụ kia cần để đó thì người ta không đánh.”
Ông nói những vụ việc về tham nhũng mà báo chí Việt Nam đã đưa tin ‘đều là có chỉ đạo’.
“Họ đưa thông tin ra nhằm mục đích gì đó, được chỉ đạo từ đâu đó,” ông nói thêm.
“Đâu đó từ trên cao nói vụ này cần phải đánh thì cơ quan điều tra mới dám đưa ra tài liệu và phóng viên mới có tài liệu để viết,” ông nói và khẳng định rằng báo chí ‘chắc chắn là công cụ’ bị các phe phái trong Đảng ‘lợi dụng để đánh nhau’.
Ông Chênh dẫn chứng vụ việc về Ban quản lý dự án PMU18 liên quan đến Bùi Tiến Dũng được khui ra là vì ‘thông tin từ một nhóm người nào đó thấy rằng có lợi cho họ thì họ tung ra’.
“Nhưng khi phe bên kia bắt đầu phản công lại được thì họ ém lại và trừng trị những người đã đưa thông tin lẫn những người viết bài,” ông giải thích.
Ông nói báo chí Việt Nam không thể đánh được tham nhũng do ‘không được quyền hỏi tài liệu hồ sơ ở bất cứ cơ quan nào hết’ trừ khi các cơ quan điều tra đưa thông tin ra.
“Quyền công bố thông tin cho công chúng là không có,” ông nói thêm, “Nhà báo không có quyền tới phường gặp công an yêu cầu người ta cung cấp tài liệu – bất cứ vấn đề gì từ lớn đến nhỏ.”

Ukraina : Tổng thống Mỹ lên tuyến đầu

RFI-Trọng Thành-Thứ hai 24 Tháng Ba 2014
Tham dự Hội nghi thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại La Haye, nhưng hồ sơ quan trọng thảo luận bên lề của ông Obama là Ukraina. Ảnh chụp tại La Haye ngày 24/03/2014-Reuters
Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục là tâm điểm chú ý của nhiều báo Pháp. Les Echos có bài « Phương Tây báo động trước các động thái quân sự Nga », nhấn mạnh đến nỗi lo ngại của Kiev rằng Matxcơva có thể tấn công Ukraina. Theo Les Echos, sau việc sát nhập Crimée – trong khi trước đó vẫn liên tục phủ nhận - thì khả năng Nga có tấn công Ukrain hay không trong thời gian tới chỉ có ông Vladimir Putin và ba hay bốn cộng sự thân cận biết rõ. Báo Les Echos với bài « Ukraina : Barack Obama lên tuyến đầu », đặc biệt chú ý đến cuộc họp bất thường của nhóm G7 tối nay tại La Haye.

Hôm qua, tại quảng trường Maidan, địa điểm biểu tượng của phong trào dân chủ Ukraina, trước 5.000 người, Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Andrei Paroubyi khẳng định các đơn vị Nga bố trí tại vùng biên giới có thể tấn công « bất cứ lúc nào ». Cũng hôm qua, lần đầu tiên các lãnh đạo Phương Tây, như Thủ tướng Anh và Tư lệnh Nato, viên tướng Mỹ Philip Breedlove, cũng cùng chung lo ngại này. Theo Tư lệnh Nato, sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng biên giới là « rất rất quan trọng » (chữ « rất » được nhấn mạnh hai lần).
Nga tấn công Ukraina ? Chỉ ông Putin có câu trả lời
Một số chuyên gia quân sự đã hình dung kịch bản của cuộc tấn công từ Nga. Theo think tank IHS, mục tiêu của Nga là kiểm soát trong vài ngày các thành phố được coi là thân Nga, như Donest, Kharkov, Kherson… Cảng Odessa cũng có thể là mục tiêu chiếm đóng của Matxcơva. Về mặt lý thuyết, Nga có thể huy động quân số gấp 6 lần Ukraina và nhanh chóng chiếm được một phần ba lãnh thổ của nước này, nhưng theo các chuyên gia, đánh chiếm thì dễ, nhưng để giữ được thì khó. Kịch bản Afghanistan trước đây, dẫn đến sự thất bại của Hồng quân, và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó, rất có thể sẽ tái diễn. Việc Nga xâm lược Ukraina làm lo ngại khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ ba, tuy nhiên khả năng đụng độ quân sự trực tiếp Nga – Nato là không thể, với quy ước ngầm được tuân thủ tuyệt đối từ 42 năm nay, là « không bao giờ một quân nhân Nato bắn vào một quân nhân Nga và ngược lại ». Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Hoa Kỳ cung cấp tin tức tình báo và cố vấn cho Ukraina, nếu điều tồi tệ nhất xẩy ra.
Theo ước tính của Kiev, lực lượng này bao gồm 80.000 binh sĩ (20.000 theo Nato), với 170 máy bay và 400 xe bọc thép. Về phía Nga, nhiều lần Matxcơva bác bỏ khả năng Nga tấn công.
Tuy nhiên, theo Les Echos, sau việc Nga sát nhập Crimée – trong khi trước đó vẫn liên tục phủ nhận - thì khả năng Nga có tấn công Ukrain hay không trong thời gian tới chỉ có ông Vladimir Putin và ba hay bốn cộng sự thân cận nhất là biết rõ.
Bên cạnh nguy cơ bị xâm lược, Ukraina cũng đứng trước một đe dọa lớn khác từ phía Nga. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Thể chế Liên bang, con ngựa thành Troia của chiến lược Nga tại Ukraina ».
Họp G7 : Obama và Châu Âu muốn gây áp lực lên Nga
Về tình hình tại chỗ ở Ukraina, Le Figaro có bài « Crimée : Hạm đội Ukraina đầu hàng ». Tuy nhiên, tâm điểm chú ý trong cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn là chuyến công du sáu ngày của Tổng thống Barack Obama đến Châu Âu, về chủ đề này, đặc phái viên Le Figaro từ Washington gửi về bài « Barack Obama buộc phải ‘‘xoay trục’' một lần nữa về Châu Âu », với nhận định : Barack Obama mơ về Châu Á. Nhưng chính tại Châu Âu, ông đối đầu với thách thức mang tính chiến lược nhất trong nhiệm kỳ tổng thống. Vẫn theo Le Figaro, khó khăn nhất đối với Obama là thuyết phục Châu Âu có lập trường cứng rắn hơn, nếu Nga tiếp tục lấn tới.
Cũng về vấn đề này, Le Monde có hồ sơ mang tựa đề « Barack Obama đến trấn an các nước Châu Âu », cho thấy khủng hoảng Ukrain đã thay đổi hoàn toàn lịch trình của Tổng thống Mỹ. Trước Châu Âu đang bất an, Tổng thống Mỹ phải « tái khẳng định sự gắn bó của Hoa Kỳ với điều 5 của Hiến chương Nato, theo đó, việc một thành viên bị tấn công cũng có nghĩa là toàn khối bị tấn công ». Le Monde cho biết thêm, khi Hiến chương Nato được thông qua, tinh thần của điều 5 - cam kết thiêng liêng nhất của Hiến chương Nato – chưa được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Báo Les Echos có bài đáng chú ý « Ukraina : Barack Obama lên tuyến đầu », đặc biệt chú ý đến cuộc họp bất thường của nhóm G7 tối nay tại La Haye, bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, nhằm chốt lại phản ứng của Phương Tây sau khi Nga thôn tính Crimée. Hội nghị G7 là giai đoạn đầu tiên trong chuyến công du của Obama tại Châu Âu, được coi như là một tín hiệu cảnh báo cho thấy sự cô lập của Nga. Cũng trong chuyến công du này, Hoa Kỳ sẽ tới Ả Rập Xê Út, số hai thế giới về dầu lửa, sau Nga.
Một "Ukraina mới" sẽ giúp cho sự ra đời "một Châu Âu thứ Ba"
Về cuộc khủng hoảng Ukrain với những căng thẳng leo thang, dường như không có triển vọng cho một giải pháp hòa bình, Le Monde đưa ra một góc nhìn quan trọng khác qua bài viết mang tựa đề « Hướng đến một Châu Âu thứ ba ? » của Georges Nivat, một chuyên gia Pháp về thế giới Slave. Ông Georges Nivat là một trong những người dịch Alexandra Soljenitsyne, và quảng bá văn học Nga. Trong số các tác phẩm của ông có « Nga-Châu Âu. Sự chấm dứt của cuộc phân liệt » (1993).
Chuyên gia về Nga và thế giới Slave đặt câu hỏi tình thế rất đáng quan ngại tại Ukraina và Crimée liệu có thể dẫn đến một cái nhìn mới về chính Châu Âu ?
Ghi nhận Ukraina bản thân là một quốc gia, sống giữa hai đế chế, hai thế giới, sở dĩ thống nhất được là nhờ văn hóa. Ukraina có một nền văn hóa kép, hai ngôn ngữ song hành (tiếng Nga và Ukraina), đây chính là điều khiến Ukraina thực sự là quốc gia « Châu Âu ». « Một nước Ukraina mới sẽ giúp cho chính chúng ta xây dựng được một Châu Âu mới ». Sau Châu Âu đầu tiên được khởi sự sau Thế chiến 2 (1945) và Châu Âu thứ hai, sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989). Một Châu Âu thứ ba – là sự mở rộng của hai Châu Âu trước -, nếu ra đời, sẽ bao gồm cả nước Nga.
Chính trong quá trình này mà Ukraina « sẽ có thể tìm thấy được sự thống nhất tinh thần/tâm linh, và tái hòa giải với Nga, vốn luôn gắn bó qua hàng triệu mối dây liên hệ giữa các gia đình, trong hai triệu người Ukraina làm việc tại Nga, trong tất cả các di sản chung».
Bầu cử Pháp : Vắng mặt kỷ lục, cánh tả thất thế và sự đột phá của phe cực hữu
Kết quả vòng một cuộc bầu cử địa phương ở Pháp diễn ra hôm qua, chủ nhật 23/03, là chủ đề chính của tất cả các nhật báo Pháp hôm nay. Tỷ lệ cử tri tham gia thấp ở mức kỷ lục, cánh tả bị mất nhiều phiếu, trong khi đó, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tạo được một số đột phá là một số nét lớn được nhiều tờ báo ghi nhận.
Xã luận mang tựa đề « Một sự thất bại đối với chính phủ » của la Croix nhấn mạnh « tỷ lệ vắng mặt kỷ lục khẳng định rằng, nhân dịp các bầu cử địa phương, cử tri Pháp muốn thể hiện khoảng cách của họ với một chính sách gây thất vọng của chính phủ, in đậm dấu ấn của các tranh luận chủ yếu là về mặt pháp lý, trong thời gian gần đây ».
« Một cuộc bỏ phiếu đầy thất vọng » là hàng tựa trang nhất tờ l’Humanité với nhận định việc các ứng cử viên cánh hữu chiếm được 45% ủng hộ, cánh tả 40%, là một cảnh cáo đối với Tổng thống Hollande. L’Humanité ghi nhận cánh cực hữu Mặt trân Quốc gia chiếm được nhiều thành phố, nhưng phần lớn các thị trưởng Mặt trận cánh Tả có khả năng tái đắc cử. Nhiều ứng cử viên Mặt trận cánh Tả dẫn đầu trong các cuộc đọ sức với các ứng viên đảng Xã hội.
Còn xã luận tờ thiên hữu Le Figaro, với tựa đề : « Sự trừng phạt khốc liệt », khẳng định « sự lên án rõ ràng » của đa số cử tri đối với đảng cầm quyền. « Đối với ông François Hollande, đây là sự cụ thể hóa một thất bại cá nhân và chính trị sau hai năm đắc cử, khiến ông ta ở vào một tình thế hết sức mong manh, vào giai đoạn ‘‘tái thúc đẩy’’ trong nhiệm kỳ 5 năm ». Le Figaro cũng lưu ý việc cử tri bầu nhiều cho phe cực hữu, cùng với tỷ lệ vắng mặt cao của cử tri… là một cảnh cáo không chỉ đối với đảng cầm quyền, mà cả đối với đảng đối lập UMP.
Về kết quả bầu cử nói trên, xã luận của nhật báo thiên tả Libération – mang tựa đề « Thất vọng » giải thích « những con số (cho thấy thắng lợi) lịch sử của Mặt trận Quốc gia (cực hữu) và số lượng cử tri vắng mặt gia tăng cuối cùng chỉ là các triệu chứng của một nền dân chủ ốm yếu. Các nhà chính trị nam và nữ, bất kể đảng phái nào cũng cần hiểu được thực tại này. Cánh tả, trước một thất bại với tầm mức ngoài dự kiến, sẽ phải tự chất vấn mình vì sao lại bị cử tri bác bỏ (…). Về phần cánh hữu, sẽ là sai lầm khi tự thỏa mãn với thành tích bề ngoài. Trong thời gian giữa hai vòng bỏ phiếu, mỗi đảng phái của nền Cộng hòa sẽ phải tự đối mặt với các trách nhiệm của mình. Đối với đảng đối lập UMP cũng như đảng cầm quyền PS, giờ có thể là lúc để mang lại cho các diễn văn chính trị một độ tin cậy nhất định ».
Đài Loan : Bất đồng về Hiệp định thương mại với Bắc Kinh gây khủng hoảng trong nội bộ Quốc dân đảng
Nhìn sang Châu Á, phong trào phản đối tại Đài Loan chống một hiệp định thương mại của chính quyền với Trung Quốc là đề tài được Le Monde chú ý qua bài lược thuật mang tựa đề «Ở Đài Bắc, các sinh viên chiếm Quốc hội nhân danh nền dân chủ ». Khoảng 20.000 người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, nơi hàng trăm người trẻ tuổi đang chiếm giữ bên trong. Cho đến nay, theo một nhà nghiên cứu Đài Loan, mục đích của phong trào gần như chủ yếu do sinh viên, giới đại học và các nghệ sĩ dẫn dắt này là đòi hỏi chính quyền tôn trọng các thủ tục mang tính dân chủ của bản hiệp định thương mại đang xúc tiến với Bắc Kinh.
Theo nhà nghiên cứu Stéphane Corcuff (thuộc CEFC - Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại, có cơ sở tại Đài Bắc), thì đối lập Đài Loan tại Quốc hội đã khởi sự cuộc phản kháng này trước khi phong trào phản kháng của sinh viên bùng nổ.
Quốc dân đảng – đảng cầm quyền tại Đài Loan – muốn phê chuẩn toàn bộ hiệp định mà không đưa ra tranh luận từng điều khoản một, đây là điều mà đối lập kiên quyết phản đối. Vấn đề này gây bất đồng sâu sắc trong chính nội bộ Quốc dân đảng : Chủ tịch Quốc hội Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình) – cũng là thành viên Quốc dân đảng - từ chối gặp Tổng thống Mã Anh Cửu, vốn đang bị dư luận Đài Loan phản đối mạnh. Le Monde dự báo, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, có lập trường gần gũi với đối lập, sẽ có một vai trò chủ chốt trong cuộc xung đột hiện nay tại Đài Loan trong những ngày sắp tới.
Người mù sẽ có thể « nhìn » được bằng tai
Về y tế, bài « Những người mù có thể nhìn được bằng tai » trên Le Figaro cho hay, các nhà nghiên cứu Israel thuộc đại học Do Thái Jerusalem, đã thiết kế được một phần mềm tin học cho phép chuyển hóa được các thông tin thị giác thành âm thanh và nhạc điệu, cho phép người mù có được một ý niệm về môi trường xung quanh mình.
Về nguyên tắc, thực nghiệm này xuất phát từ khả năng của các loài cá heo hay dơi sử dụng các siêu âm để định vị thông qua tai của chúng. Hai nhà nghiên cứu Israel đã khai thác được khả năng tuyệt vời của bộ não, dùng một giác quan khác để kích hoạt các vùng vốn bình thường gắn với hệ thống thị giác.
Công nghệ mang tên « The Voice » của các nhà nghiên cứu Israel bao gồm trước hết việc chụp lại một hình ảnh bằng camera, rồi chuyển hóa thành nó thành âm nhạc nhờ các thuật toán. Sau đó người tham gia thực nghiệm được huấn luyện để chuyển các tín hiệu âm thanh thành các hình ảnh, từ đơn giản đến phức tạp. Cần phải hàng chục giờ tập luyện để có thể học được thứ ngôn ngữ cảm nhận mới này.Theo tạp chí khoa học Current Biology, nghiên cứu nói trên mở ra các viễn cảnh nhiều triển vọng cho những người khiếm thị.