Thursday, December 29, 2016

Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Chủ nghĩa CS kêu gọi đấu tranh giai cấp. Lúc đầu là đấu tranh giữa giai cấp công nhân, nông dân nghèo và chủ nhân. Sau khi giới chủ nhân bị đảng CS cướp hết tài sản, đấu tố, giết hoặc đày đi lao động khổ sai và chết trong rừng. Kế đến là CS đấu tranh, giết hại người trí thức. Một đất nước mà nhóm cầm quyền không biết tôn trọng nhân tài, người biết phát triển kinh tế và trí thức bị đào tận gốc, tróc tận rễ thì đất nước đó phải hoang tàn.

Sau khi đảng CS nắm được toàn quyền sinh sát thì bước kế tiếp người CS đấu tranh giai cấp với ai? Cách thức đảng CS chọn lựa lãnh tụ như Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước là do một thiểu số nhỏ đảng viên bầu chọn chứ không do dân bầu. Như thế thì đấu tranh giai cấp phải xảy ra trong thành phần đảng viên để leo lên các chức vụ quyền lực. Chúng ta đã thấy đấu tranh giai cấp giữa Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây là đấu tranh giai cấp giữa TBT Trọng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Sàigòn Đinh La Thăng. Các chức vụ chóp bu do một nhóm nhỏ đảng viên bầu chọn vì thế chuyện kết bè, kết đảng, hối lộ, mua chuộc lá phiếu là chuyện đương nhiên. Sau khi các lãnh tụ ngồi vào ghế quyền lực thì họ tiếp tục bảo vệ cái ghế bằng cách đưa thân tộc vào các chức vụ dưới quyền của họ, chia quyền lợi cho bè đảng đã bầu họ lên. Các lãnh tụ lấy tiền từ đâu để cung phụng cho đàn em? Họ lấy từ tiền thuế xăng, tăng giá điện, cướp nhà, cướp đất của dân, bán tài nguyên, bóc lột công nhân, xuất khẩu lao động, bán nước cho Tàu Cộng. Dưới trướng của vài trăm đảng viên cao cấp là vài triệu đàn em ăn theo. Dân có chết đói, chết bệnh, chết vì cá nhiễm độc Formosa, chết lạnh, chết vì xả lũ đều mặc kệ bọn dân đen. Đảng CSVN cũng chẳng cần bảo vệ tổ quốc vì họ đâu cần dân bầu họ vào ghế quyền lực.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống hoặc Thủ tướng do dân bầu ra. Nếu muốn còn tại chức thì họ phải biết lo cho dân, cho tổ quốc. Dân thì quá đông nên Tổng thống không thể dùng tiền mua chuộc lá phiếu mà phải tạo công ăn việc làm, giúp kinh tế phát triển và lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Tổng thống phải lo bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an toàn cho người dân. Ở cái thiên đường XHCNVN thì đảng CSVN câm họng nhìn Tàu cộng húc chìm tàu đánh cá của ngư dân và sau đó là đảng tìm cách bịt miệng ngư dân đã bị TC húc chìm tàu nhưng chưa chết.

Đảng CSVN cứ bóc lột, róc dân cho cho đến xương, giờ đây đảng CS lại chặt cả xương mà hầm nước lèo thì dân đói ắt hẳn phải nổi lên. Lịch sử lại tái diễn cái vòng lẩn quẩn đấu tranh giai cấp giữa giới bần cùng và giới cộng sản đại gia đang cầm quyền như đã xảy ra ở những nước cộng sản ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nga. Để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của nhóm lợi ích chóp bu thì đảng CSVN chi một số tiền khổng lồ để nuôi công an. Các nguồn tiền để nuôi công an, quân đội đang cạn kiệt. Hải sản nhiễm độc không ai mua, ngư dân không ra khơi đánh cá khiến công nhân chế biến hải sản thất nghiệp, nhà nước xả lũ làm hư hại mùa màng, sụp đổ nhà cửa, cuốn trôi tài sản của dân miền Trung, ruộng nhiễm mặn ở miền Nam thì dân lấy gì xuất khẩu và đóng thuế. Đảng và nhà nước CSVN đang tìm cách ăn cướp sạch số vàng và đô la của dân, trông chờ vào nguồn tiền từ thiện từ ngoại quốc và tiền đi ăn mày từ các nước tư bản. Nguồn tiền từ thiện cũng chẳng nuôi nỗi vài chục triệu dân. CSVN đi ăn mày còn láo cá vặt và vi phạm nhân quyền khiến thế giới khinh ghét. Nhà cầm quyền CSVN cứ vi phạm nhân quyền, đánh đập những nhà đấu tranh dân chủ sẽ khiến người Việt hải ngoại cắt luôn nguồn tiền từ thiện cho dân nghèo mà chỉ giúp những nhà đấu tranh dân chủ để đất nước sớm thoát khỏi ách CS. Dân đói sẽ vào nhà cán bộ giàu có mà lấy lại những gì họ đã bị cán bộ trấn lột mấy chục năm qua. Dân đói thì công an hạng tép riêu cũng đói. Khi công an đói thì họ cướp giật của dân càng khiến xã hội loạn lạc, cướp giật nổi lên như rươi. Những địa phương người dân biết đoàn kết bảo vệ cho nhau chống cướp thì còn tồn tại sau thời loạn lạc.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống, Dân biểu Quốc hội đều cần lá phiếu của người dân nên họ giốc hết tâm sức làm việc phụng sự người dân. Ở các nước cộng sản thì các lãnh tụ chóp bu không cần lá phiếu của dân để trở thành Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước vì thế họ coi dân như rơm rác, như nô lệ làm ra vật chất để họ nuôi công an bảo vệ họ. Những đảng viên cộng sản giốc toàn lực và trí tuệ vào đấu tranh giai cấp trong nội bộ đảng, kết bè đảng dành ghế quyền lực khiến họ không còn tâm trí để chăm lo cho dân tộc và đất nước mà chỉ lo cho nhóm lợi ích và ngoại bang đã bầu họ vào ghế quyền lực. Sau khi được chức quyền thì họ phải lại quả cho Tàu cộng bao gồm tài nguyên, đất đai, biển đảo. TBT Nguyễn Văn linh đã từng tuyên bố "thà mất nước còn hơn mất đảng." Nhìn hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng bảo vệ Formosa, dâng đất, triều cống biển đảo, rước Tàu cộng vào VN thì đã rõ ông đang phục vụ cho Tàu cộng và sẳn sàng giết dân Việt để bảo vệ Tàu cộng. Hồ Chí Minh là tên Việt gian bán nước và các đàn em của Hồ tiếp tục sự nghiệp Việt gian cho dến hôm nay.

Tập đoàn Việt gian CSVN đã và đang phá hoại, xâu xé một đất nước VN tươi đẹp, giàu tài nguyên thiên nhiên để biến tổ quốc VN thành một bãi rác chứa chất độc kỷ nghệ do Tàu cộng mang vào. Tên đồ tể diệt chủng Pol Pot đã nhận lệnh TC giết dân Campuchia bằng súng đạn, dao búa. Những tên đồ tể từ thời HCM nhận súng đạn giết dân đến Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh của TC đang diệt chủng dân Việt bằng thuốc độc của Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc bao che TC đầu độc sông, hồ, biển, đất (bauxite). Dân Campuchia bị giết chết ngay lập tức khiến thế giới lên án Pol Pot. Dân VN sẽ chết từ từ trong âm thầm vì nhiễm độc, vì ung thư, vì đói rét và thế giới sẽ không thấy mà lên án bọn diệt chủng CSVN. 

30.12.2016


Lên đồng tập thể

Trần Thảo (Danlambao) - Anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, người đã cùng những thân hữu trong xã hội dân sự với thiện chí "khơi nguồn ý thức", vào ngày 26 tháng 12 năm 2016 bị côn an khủng bố với tội danh "đào tạo lực lượng nhằm lật đổ chế độ". Côn an không làm gì được anh khi mọi lý luận của họ chỉ là thứ áp đặt một chiều, đểu cáng, không nói lên được những ước mơ chính đáng của người dân trong gọng kìm của chế độ bạo tàn. Họ thả anh Thành về, nhưng lại cho tay chân đón đường đánh hội đồng, kiểu hành xử của những kẻ côn đồ, bất lương, cực kỳ hèn mạt.

Đây không phải lần đầu, đàn em của Trần Đại Quang trước đây và Tô Lâm hiện nay phóng tay dùng bạo lực để đàn áp, mong khóa miệng những con người thiết tha với tương lai của dân tộc và đất nước, cố gióng lên tiếng nói, khai mở trí thức cho người dân trong bao nhiêu năm dài bị bịt kín thông tin, mịt mờ về nhân quyền, tự do dân chủ. Chúng cũng đã hành xử thô bạo như thế với Linh mục Đặng Hữu Nam, với Trần Bang, với Nguyễn Văn Đài, với Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm v.v...

Chế độ CSVN rêu rao tổ chức này phản động, tổ chức kia khủng bố, nhưng chính chúng và lũ tay sai côn an mới thực sự là những kẻ khủng bố. Nhưng lại là thứ khủng bố mạt hạng.Từ những vụ nhân dân xuống đường vì Formosa, Hà Tĩnh, đến nay, những đòn thù kinh khiếp đã giáng xuống thân thể người dân, không một tấc sắt trong tay, khơi cho giòng máu của người dân lương thiện đổ ra từ Bắc chí Nam.

Quan sát từ những vụ đánh nhau giữa các em nam nữ học sinh ở trường học, cho tới những vụ đánh ghen đây đó, và bỉ ổi nhất là lũ côn an trên địa bàn cả nước nhào vô đánh một người dân cô thế, tôi có cảm giác tất cả đều có một tâm thức cực kỳ bệnh hoạn. Họ đánh phủ đầu kẻ yếu thế không phải chỉ vì thù hận, mà trong đó còn biểu hiện một khoái cảm khi có cơ hội hành hạ dã man một người khác. Trong những cuộc xuống đường vào giữa năm 2016 ở Sài Gòn và Hà Nội, lũ côn an, dân phòng phang dùi cui, roi điện tới tấp vào người dân tay không. Những côn an từng luyện tập võ thuật, dùng những thế hiểm hóc để gây ra những hậu quả nguy hại lâu dài về sức khỏe cho nạn nhân. Trên nét mặt, trong ánh mắt của côn an, hiện lên dáng vẻ điên dại và khoái cảm.

Nơi trường học cũng thế, nhiều học sinh nam / nữ nhào vào làm thịt một học sinh khác, đá vào mặt, vào hông, xé quần, xé áo v.v... còn ngoài đường, ba bốn phụ nữ to con cùng nhau vật một phụ nữ nhỏ bé xuống đất rồi thì nhau đạp vô đầu, vô bụng, cắt tóc, rồi hai người ghìm người phụ nữ cho người thứ ba đạp liên tục vào chỗ kín của nạn nhân. Rồi cẩu tặc bị đánh chết không một chút nương tay bởi dân làng. Tất cả những hoạt cảnh đó, dù là trên đường phố, trong sân trường... đều được dự khán một cách thích thú bởi những ánh mắt, những nụ cười vô cảm.

Con người Việt Nam bây giờ thay đổi tới mức đáng sợ như thế sao? Không thể nào nêu lý do đời sống vật chất càng ngày càng phong phú về mọi mặt khiến xã hội băng hoại như vậy. Những nước khác cũng có đời sống vật chất còn phong phú hơn, nhưng trật tự xã hội không có xuống cấp, mà còn tốt đẹp hơn, con người không điên dại và máu lạnh như thế. Chính cái cơ chế khốn nạn của chế độ CSVN với văn hóa học mót của Tàu cộng: Đấu tố trong cải cách ruộng đất đâu khác gì những màn hành hạ nạn nhân trong cái gọi là "Cách mạng văn hóa" của Mao Trạch Đông? Dùng cách kiểm tra hộ khẩu để kiểm soát và rình rập những hành động của người dân. Trong mọi cơ chế xã hội, dùng cách gọi là "phê và tự phê", nghe thì tốt lắm, thực chất chính là xúi con người cáo tố nhau, có thể vì muốn an thân, cũng có thể vì muốn tâng công với cấp trên để thăng tiến. Tình cảm thân gần của con người từ từ giạt qua một bên, và thay thế vào là cách sống theo chủ nghĩa thực dụng, miễn ta thăng tiến, có lợi là điều gì cũng có thể làm, thiên hạ chết sống không cần biết. Mọi giá trị, kỷ cương của xã hội bị đảo lộn tận gốc rễ. Con người trở nên vô cảm với những gì xảy ra chung quanh, không ai tin ai, không động lòng vì bất cứ thứ gì, nhiều phần còn tỏ ra khoái cảm khi nhìn người khác đau khổ, dằn vặt.

Chế độ CSVN bây giờ muốn bắt ai, cứ trùm vào đầu họ cái tội "lợi dụng tự do dân chủ..." nhưng bao năm qua, người dân VN có thấy mặt mũi của tự do dân chủ là cái gì. Nếu có nghe, thì cũng là từ trên những tờ đơn. Bất cứ đơn từ gì, phải viếtCộng Hòa XHCN Việt Nam, dưới đó là Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc. Một em học sinh lớp ba, nhà nghèo quá không thể đi học nữa, viết đơn xin thôi học. Một người có người thân qua đời trong bịnh viện, không có xe để đưa xác về nhà, đành mướn xe hai bánh chở về như chở một con vật. Một người muốn cơi nới cái chuồng gà cho rộng thêm một chút. Tất cả đều phải viết đơn xin, và trên đầu lá đơn lúc nào cũng chễm chệ mấy chữ Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Thật là cay đắng và mỉa mai! 

Anh Nguyễn Hồ Nhật Thành và thân hữu bị lũ côn an khủng bố, xem ra là điều cực kỳ khó hiểu đối với những người sống trong thế giới văn minh, xem trọng nhân phẩm con người. Nhưng đối với người từng lăn lộn trong chế độ CSVN, thì cũng chả có gì lạ lùng, ầm ỷ. Bởi vì anh NHNT và bạn bè của anh với lý tưởng khơi nguồn ý thức cho giới trẻ Việt Nam chính là nguồn sáng, tuy chưa đều khắp, nhưng là biểu hiện của niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp của đất nước. Ngược lại chế độ CSVN, với tay chân là bè lũ côn an gian ác, chính là lũ dơi sống trong bóng đêm, chúng dĩ nhiên không thích ánh sáng, và phải tìm mọi cách, dù là cực kỳ hèn mọn, để dập tắt nguồn sáng, bóp chết niềm hy vọng của dân tộc. Chỉ đơn giản như thế! Chúng như những con thú điên loạn trong cơn lên đồng tập thể.

30.12.2016

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh có chiếm đoạt tiền bồi thường của ngư dân không?

PTLĐV - Thảm hoạ môi trường biển do Formosa gây ra đến nay đã 8 tháng trôi qua nhưng khi người dân đến xã chỉ lên huyện... huyện đổ cho tỉnh, tỉnh bảo quyết định 1080 của chính phủ không đúng! Người dân tại thôn Bắc Hà, Kỳ Hà, Hà Tỉnh rất phẫn nộ với tình trạng này.

Hoàn cảnh ngư dân và những lao động liên quan đến biển đến nay gặp nhiều khốn đốn. Xuân về tết đến cuộc sống người dân ra sao khi người dân chưa được nhận tiền bồi thường.

Xin mời các bạn theo dõi phóng sự sau đây được thực hiện bởi Phong trào Lao Động Việt:

Hơn 50kg sừng tê giác bị bắt giữ tại phi trường Nội Bài

Hơn 50kg sừng tê giác bị bắt giữ tại phi trường Nội Bài
Số lượng sừng tê giác phát hiện tại phi trường Nội Bài. Ảnh: Zing News
Tối 29/12, lực lượng thuế quan phi trường Nội Bài (Hà Nội) phối hợp với công an chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển sừng tê giác qua đường hàng không.
Giới chức thuế quan cho biết một kiện hành lý có trọng lượng hơn 61kg, nhưng không có địa chỉ người nhận từ Nairobi (Kenya) đến Hà Nội vào 14h chiều  ngày 29/12. Khi cho mở hành lý, lực lượng có trách nhiệm đã phát hiện rất nhiều chiếc sừng được cho là sừng tê giác. Trong số này có chiếc nặng tới hơn 7kg. Tổng trọng lượng của những chiếc sừng nói trên phải hơn 50kg.
Nếu như số sừng tê giác nói trên được bán ra thị trường có giá ít nhất phải hơn 20 tỷ đồng (1 triệu Mỹ kim).
Theo như một lãnh đạo thuế quan phi trường Nội Bài cho biết, đa phần số sừng bị phát hiện còn tươi, chủng loại ở Châu Phi. Trước đây, phi trường Nội Bài cũng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu sừng tê giác qua phi cảng, nhưng được cắt lát thành những miếng nhỏ. Đây là vụ vận chuyển sừng tê giác lớn nhất từ trước đến nay.
Hiện nay toàn bộ số sừng tê giác này đã được lực lượng có trách nhiệm niêm phong để điều tra thêm. Xưa nay, rất hiếm khi có chuyện những lô hàng ngà voi, sừng tê giác sau khi bị phát hiện buôn lậu được chính quyền CSVN đem đi tiêu hủy. Vào tháng 11/2016, nhân dịp Công tôn William (Anh quốc) sang Việt Nam kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã, chính quyền CSVN đã cho diễn màn tiêu hủy ngà voi.
Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ và là nơi trung chuyển cho bọn săn bắn động vật hoang dã ở Châu Phi. Cách đây không lâu, tại cảng Cát Lái (Sài Gòn) lực lượng thuế quan cũng đã phát hiện hơn 2 tấn ngà voi được nhập lậu vào Việt Nam. Cũng như số lượng sừng tê giác lần này, phía giới chức cho biết đều không có địa chỉ người nhận. Tuy nhiên, trong một lần, địa chỉ được người nhận là một công ty đóng trên địa bàn quận 11.
Ngọc Quân/SBTN

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong 4 năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong 4 năm
Ảnh: Tuối Trẻ
Theo báo Tuổi Trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay ước lượng khoảng 6.21%, thấp hơn năm ngoái, và thấp nhất  trong 4 năm.
Người đứng đầu cục Thống kê nhà nước Cộng sản Việt Nam cho rằng tổng sản lượng quốc gia năm nay không đạt được tỉ lệ mong muốn, vì sự sụt giảm trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam năm nay chậm lại kể từ năm 2012, xếp sau Ấn Độ, Hoa Lục, và Philippines.
Giải thích tình trạng này, giới chức thẩm quyền CSVN cho rằng nạn hạn hán trầm trọng ở các vùng trồng cà phê tại cao nguyên Trung phần, tình trạng mặn hoá vựa lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, bão lụt miền Trung và không khí lạnh ở miền Bắc đã làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê đứng hàng thứ hai thế giới sau Brazil và đứng hàng thứ ba sau Ấn Độ. Về gạo, Việt Nam đứng thứ hai, sau Thái Lan về sản lượng lúa xuất cảng.
Kim ngạch xuất cảng của ngành khai thác mỏ sụt 4% trong năm nay vì giá than đá và dầu thô tuột thấp.
Vẫn theo người đứng đầu Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang có nguy cơ mất thị trường Hoa Kỳ vì chính sách bảo hộ sản xuất của tổng thống tân cử Donald Trump.
Song Châu / SBTN

Giải ngân ODA: Mỡ treo miệng mèo!

Giải ngân ODA: Mỡ treo miệng mèo!
Ảnh: CafeF
Năm 2016 kết thúc không chỉ bằng tình trạng khốn quẫn về nợ công, nợ xấu và cạn kiệt ngân sách, mà ngay cả nguồn vốn ODA cho Việt Nam cũng bị các tổ chức tài chính quốc tế siết lại.
Trong năm 2016, một hiện tượng đặc biệt đã xảy ra: dù được xem là “chỉ đạo quyết liệt và mạnh mẽ”, nhưng tỷ lệ giải ngân các dự án ODA đã ký trong 11 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt ở con số 72.2% kế hoạch. Có tới 12 bộ, ngành và một số địa phương giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch.
Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu tình hình giải ngân không được cải thiện, hàng năm Việt Nam sẽ mất khoảng 100 triệu USD chi phí cơ hội.
Một trong những nguyên nhân chính về giải ngân ODA chậm là ngân sách Việt Nam không đủ để cung ứng vốn đối ứng – thường chiếm khoảng 15-20% tổng vốn vay – theo điều kiện của hợp đồng vay vốn ODA.
Vào những năm trước khi tiền ngân sách còn tương đối dồi dào, nhiều bộ ngành và tỉnh thành còn được quyền tự phân bổ ngân sách trong dó có vốn đối ứng cho các dự án ODA. Tuy nhiên từ cuối năm 2015 khi bắt đầu xảy ra triệu chứng các cơ quan đảng ở Cà Mau và Bạc Liêu hết sạch tiền, căn bệnh sạch túi đã lan nhanh sang các bộ ngành và địa phương khác.
TP.HCM dù được coi là “bò sữa” của trung ương, nhưng năm 2016 cũng bị trung ương cắt giảm nguồn thu ngân sách đến 5%, tức tỷ lệ thu ngân sách mà thành phố này còn được giữ lại chỉ còn 18%, tất nhiên không đủ để chống ngập và thậm chí để trả lương, chưa nói đến việc cung cấp vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Trong khi đó, rất nhiều địa phương như Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… đã quá bê bối với loại dự án chi xài vô tội vạ xây dựng trụ sở hành chính và tượng đài từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Do đó dễ hiểu là khi dự án ODA cần đến vốn đối ứng, nhiều địa phương đã không còn bất kỳ khoản tiền nào để đắp vào.
Từ tháng 7/2017 trở đi, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất không còn ưu đãi những vài chục năm trước, mà ngang giá với thị trường quốc tế, cùng thời gian vay không còn ân hạn như trước đây. Nguồn vốn ODA đã vay sẽ phải chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi, hoặc tăng lãi suất lên 2-3.5%/năm. Đối với các cơ quan nhà nước, điều này dấy lên lo ngại nếu không đẩy nhanh việc giải ngân 22 tỷ USD vốn vay ODA, áp lực gia tăng nợ công sẽ rất lớn, cả về thời gian và lãi suất.

Hình ảnh hiện thời không khác mấy mỡ treo miệng mèo. Tuy được quảng cáo vẫn còn đến 22 tỷ USD nguồn ODA, nhưng Việt Nam không những phải trả lãi suất cao từ năm 2017, mà còn phải móc tiền ngân sách để trả một phần lãi do chậm giải ngân dự án ODA.
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA còn vọt đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 – 2010.
Lê Dung / SBTN 

Tương lai của Vietsovpetro là một dấu hỏi

Một mỏ dầu tại thềm lục địa Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
VIỆT NAM – Liên doanh khai thác, thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và Nga, thường gọi tắt là Vietsovpetro được thành lập cách nay 35 năm (1981). Dẫu chỉ khi thác tài nguyên để bán nhưng Vietsovpetro đang lụn bại.
Vietsovpetro vừa chính thức công bố, năm nay, liên doanh này chỉ thu về được $1.7 tỷ và chỉ có thể nộp cho ngân sách của Việt Nam $683 triệu. Đây là con số thấp chưa từng thấy.
Năm ngoái, doanh thu bán dầu của Vietsovpetro là $2.19 tỷ, khoản tiền mà liên doanh này nộp cho ngân sách của Việt Nam là $998.4 triệu. Tính ra, so với năm ngoái, doanh thu bán dầu của Vietsovpetro giảm $490 triệu. Khoản mà Vietsovpetro nộp cho ngân sách Việt Nam giảm $315.4 triệu.
Giống như Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Vietsovpetro bảo rằng, cả doanh thu, lợi nhuận, lẫn khả năng đóng góp cho ngân sách Việt Nam sụt giảm vì giá dầu trên thế giới giảm sâu, giá bán trung bình cho cả năm chỉ khoảng $45/thùng, thấp hơn $9/thùng so với giá bán trung bình của năm ngoái ($54/thùng). Đó là chưa kể sản lượng tự nhiên của các mỏ đang suy giảm, hệ thống khai thác xuống cấp nhanh vì đã sử dụng nhiều năm.
Cũng theo Vietsovpetro thì do kinh doanh khó khăn, năm nay, liên doanh này đã sa thải 500 người, thu nhập trung bình của những người còn lại tiếp tục giảm thêm 20% so với năm ngoái.
Đầu năm nay, Vietsovpetro từng loan báo rằng, kết thúc năm ngoái, liên doanh lâu đời này mất cân đối tài chính $200 triệu.
Có lẽ cần nhắc lại rằng, xuất cảng dầu thô là một trong những nguồn thu chính của Việt Nam nhưng trong vài năm gần đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm. Cũng vì vậy, cả PVN lẫn Vietsovpetro cùng lao đao.
Cuối tháng trước, Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam từng loan báo, nguồn thu từ xuất cảng dầu thô có thể sẽ chỉ đạt khoảng 60% mức dự trù sẽ thu được từ nguồn này.
Hồi đầu tuần này, khi tổng kết về tình hình Việt Nam trong năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam, cho rằng, năm nay có chín nan đề. Đứng đầu nhóm nan đề đó là nguồn thu cho ngân sách từ lĩnh vực khai khoáng sụt giảm mạnh.
Chưa có số liệu cuối cùng nhưng năm nay, chắc chắn Việt Nam lại bội chi vài trăm ngàn tỷ đồng (số liệu thống kê của mười tháng đầu năm cho thấy, Việt Nam chỉ mới thu được 72% mức ngân sách dự trù phải thu cho cả năm, trong khi bội chi của mười tháng đầu năm là 188,000 tỷ).
Để bù đắp sự thiếu hụt do nguồn thu sụt giảm trầm trọng, chính quyền Việt Nam đẩy mạnh việc vay nợ. Năm nay, chính quyền Việt Nam đã vay thêm ít nhất 281,000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu, tăng 53% so lượng trái phiếu đã phát hành năm ngoái. Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam cố gắng tăng thêm nguồn thu bằng cách gia tăng thu tiền sử dụng đất và bán các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên theo một số chuyên gia kinh tế, những giải pháp đó chỉ có thể giúp bù đắp thiếu hụt trong khoảng hai năm là… hết! (G.Đ)

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo

Võ Thanh Hà (phải) cánh tay phải của Vũ Huy Hoàng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco và Vũ Quang Hải (giữa), con trai Vũ Huy Hoàng, phó tổng giám đốc Sabeco. (Hình: Tuổi Trẻ)
VIỆT NAM – Bộ Công Thương Việt Nam vừa chính thức công bố quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định và loại bỏ hàng loạt lãnh đạo của bộ này trong tương lai.
“Quy hoạch” là cách chính quyền Việt Nam gọi việc sắp đặt những cá nhân được lựa chọn từ trước, đưa những cá nhân này đi theo lộ trình nhất định để tích lũy uy tín, kinh nghiệm, sau đó bổ nhiệm làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương.
Trước nay, “quy hoạch” vẫn được xem là phương thức hợp pháp hóa việc mua quan, bán chức, xây dựng, phát triển bè cánh. “Quy hoạch” nhân sự lãnh đạo tại Việt Nam không có chỗ cho hiền tài.
Quyết định vừa kể của Bộ Công Thương Việt Nam là lần đầu tiên xóa bỏ “quy hoạch” sắp đặt nhân sự chủ chốt của một bộ trong tương lai. Lần đầu tiên yếu tố không đúng qui định được nêu ra khi bản chất lưu manh của những cá nhân được “quy hoạch” làm lãnh đạo không thể giấu ai được nữa.
Theo quyết định thì các nhân vật như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn và Võ Xuân Hà đều đã được “quy hoạch” làm thứ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn từ 2016 đến 2021. Cả ba đều liên quan đến hàng loạt scandal.
Chẳng hạn Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Sau khi gây ra những thua lỗ đáng ngờ khiến PVC mất 3,200 tỷ đồng, ông Thanh được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Rồi từ miền Trung quay về Hà Nội làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Sau đó được luân chuyển về Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh này và trở thành đại biểu Quốc Hội. Chuyện vỡ lở, ông Thanh biến mất trước khi dư luận đẩy công an Việt Nam đến chỗ phải khởi tố nhân vật này vì có dấu hiệu tham nhũng.
Nhân vật thứ hai bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Nguyễn Xuân Sơn, chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Ông Sơn đang bị giam vì gây thiệt hại cho Ocean Bank 770 tỷ đồng khi làm tổng giám đốc Ocean Bank. Nếu không bị khởi tố vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, có thể giờ này ông Sơn đang chỉ đạo hai ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam.
Nhân vật thứ ba bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Võ Thanh Hà. Ông Hà được xem là “cánh tay phải” của ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Dũng làm thủ tướng Việt Nam. Ông Hoàng vừa bị cảnh cáo trước toàn đảng, toàn dân vì hàng loạt sai phạm liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự bất xứng, với những dấu hiệu rất rõ ràng về việc cố tình phát triển bè cánh. Từ vị trí thư ký của ông Hoàng, ông Hà trở thành phó văn phòng rồi chánh văn phòng Bộ Công Thương, sau đó được điều động về làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco (Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn), nơi mà lương hợp pháp lên tới cả tỷ đồng/năm.
Quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định của Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã hủy bỏ việc bổ nhiệm hàng loạt cá nhân như Vũ Đình Duy làm cục phó Cục Kỹ Thuật An Toàn và Môi Trường Công Nghiệp. Ông Duy từng là tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hóa Dầu Và Xơ Sợi Dầu Khí (PvTex). Sau khi PvTex ngốn hết 7,000 tỷ đồng nhưng không thể hoạt động. Giống như ông Thanh, ông Duy đột nhiên biến mất trước khi bị điều tra.
Rút lại việc trao cho ông Vũ Quang Hải, con ông Vũ Huy Hoàng hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động ông Hải làm phó tổng giám đốc Sabeco kiêm kiểm soát viên Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam.
Rút lại việc trao cho bà Vũ Thúy Huệ hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động bà Huệ làm đại diện Bộ Công Thương ở văn phòng Tổng Cục Năng Lượng tại Sài Gòn. Bà Huệ được xem là người gài một doanh nhân toan tố cáo tham nhũng ở tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi chồng bà làm phó tổng giám đốc vào tù vì “tống tiền.”
Cần lưu ý “quy hoạch” nhân sự của Bộ Công Thương sẽ không có giá trị nếu không có sự phê duyệt của các viên chức lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo đảng CSVN. Dẫu “quy hoạch” bị hủy bỏ vì những lý do vừa kể nhưng không có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm vì phê duyệt quy hoạch này. (G.Đ)

Ngân sách phải trả giá vì lợi ích nhóm trong quy hoạch đô thị

Bản đồ thủ đô Hà Nội
Bản đồ thủ đô Hà Nội
 VOA-29.12.2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 29/12 nói công tác quản lý đô thị là “vấn đề đang rất bức xúc trong dư luận”. Báo chí Việt Nam dẫn lời ông Phúc tại một hội nghị giữa chính phủ với các địa phương, yêu cầu các địa phương, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội “cần nghiêm túc rà soát lại nhằm chấn chỉnh kịp thời trước khi quá muộn.”
Thủ tướng Phúc dẫn ra thực tế là ùn tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội ngày càng trầm trọng và ông chỉ ra nguyên nhân là chính quyền cho phép xây dày đặc các chung cư cao tầng. Ông Phúc gọi đó là “bài học kinh nghiệm trong quản lý quy hoạch mà tới đây Hà Nội phải xử lý”.
Cựu Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ phân tích với VOA về nguyên nhân quy hoạch Hà Nội bị xáo trộn:
“Những người nắm giữ quản lý về quy hoạch thường xuyên cho điều chỉnh về quy hoạch, mà điều chỉnh đó thì dựa vào đề xuất của chủ đầu tư, là bởi vì ở Hà Nội thì kinh doanh nhà ở bao giờ cũng sinh lợi nhiều nhất. Nếu kinh doanh nhà ở không kết hợp vào câu chuyện đảm bảo sức chịu tải của không gian thì chắc chắn nó sẽ phá vỡ nhiều thứ và đấy là tình trạng tắc đường quá mức ở Hà Nội hiện nay. Cái nguyên nhân chủ yếu chính là điều chỉnh quy hoạch theo lợi ích tư nhân. Nó có biểu hiện của lợi ích nhóm”.
Tại hội nghị hôm 29/12, Thủ tướng Phúc cảnh báo về cái giá phải trả trong tương lai để khắc phục tình trạng xây nhà cao tầng dày đặc trong nội đô các thành phố lớn. Báo chí dẫn lại lời ông nói rằng “sau này ngân sách nhà nước đổ vào không thể đủ để giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng để chống ùn tắc giao thông”.
Nêu ra một ví dụ, người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói một cách gay gắt: "Không lý thuyết quy hoạch nào cho phép xây chung cư 50 tầng ở ngay Giảng Võ, với mấy ngàn căn hộ, làm sao chịu được, ai cho phép, quy hoạch nào cho phép?"
Ông nói thêm: “Mảnh đất nào trống chúng ta cấp cao tầng hết thì Hà Nội sẽ ra sao, nguy cơ này là do chúng ta gây ra".
Sửa chữa những lỗi quy hoạch của Hà Nội sẽ rất khó khăn, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ:
“Những cái đã dựng lên làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc ở phần trung tâm Hà Nội thì tôi nghĩ bây giờ sửa thì chắc là cũng khó. Nhưng trong quá trình tiếp tục phát triển Hà Nội thì tôi cho là vẫn sửa được. Cũng chưa đến mức là không thể sửa, nhưng chúng ta cũng không thể sửa được một cách hoàn toàn nếu mà chúng ta mong muốn một Hà Nội phát triển có cảnh quan kiến trúc và sức chịu tải không gian hợp lý”.
Trên mạng xã hội, một số người cho rằng việc phát triển nhà cao tầng để giải quyết nhu cầu nhà ở đô thị là điều cần thiết. Họ nêu Singapore như một dẫn chứng.
Tuy nhiên, giáo sư Võ chỉ ra rằng thủ đô của Việt Nam có lịch sử hơn 1000 năm và có “cái hồn của Hà Nội, cái phần văn hóa của Hà Nội”. Ông cho rằng vì sự khác biệt đó Hà Nội và Singapore có đường lối và triết lý phát triển khác nhau, và vì thế không nên so sánh thuần túy trên góc độ quy hoạch.

Một nhà hoạt động VN bị hành hung sau khi Mỹ thông qua luật Magnitsky

Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành tham gia một đợt biểu tình (Hình: Facebook Nguyễn Hồ Nhật Thành).
Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành tham gia một đợt biểu tình (Hình: Facebook Nguyễn Hồ Nhật Thành).
29.12.2016 An Tôn - VOA
Ít ngày sau khi Mỹ thông qua luật trừng phạt những cá nhân vi phạm nhân quyền, một nhà hoạt động Việt Nam đã bị một nhóm người đánh đập dã man ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Hồ Nhật Thành kể lại với VOA rằng sự việc xảy ra vào chiều và tối ngày 26/12. Anh nói các nhân viên an ninh nhà nước đã tìm cách trấn áp việc anh tổ chức các lớp học với các bạn trẻ về dân quyền và hoạt động xã hội.
Vào chiều ngày 26, họ bao vây một địa điểm của các học viên. Nhận được tin nhắn cầu cứu của các bạn trẻ, anh Thành đến nơi và bị một nhóm hơn 10 người “đánh đấm liên hồi”, trong nhóm đó có một kẻ dùng súng dọa nạt anh.
Tiếp đó, nhóm người đưa anh đến đồn công an phường Tân Mỹ, quận 7. Tại đây, các nhân viên an ninh đã giữ anh trong 7 tiếng.
Họ cáo buộc nhà hoạt động này là “chống phá đất nước” và “làm tay sai bán nước”. Anh Thành phản bác và khẳng định hoạt động của anh và việc tổ chức lớp là thực hiện quyền tự do hội họp và học tập đã được quy định trong hiến pháp.
Gần nửa đêm, anh Thành được thả. Trên đường về nhà, taxi chở anh đã bị một nhóm 20 người chặn lại, anh bị lôi ra khỏi xe và bị hành hung tàn bạo. Nhà hoạt động nói thêm với VOA:
“Một cái cánh đường Nguyễn Văn Linh thì họ chặn tất cả các xe từ xa để nhằm không ai chụp hình quay phim lại. Kéo tôi ra ngoài đường họ đánh ngay giữa đường. Họ đánh tôi khoảng 5 phút, đánh hội đồng, liên hồi liên hồi. Sau đó tôi hơi bất tỉnh khoảng chừng 2, 3 phút thì tôi mới tỉnh lại. Tôi dám khẳng định chắc chắn là nhóm này có liên quan trực tiếp đến công an”.
Vụ tấn công nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành xảy ra chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, theo đó Mỹ sẽ trừng phạt tất cả những ai tham gia các hoạt động tham nhũng và vi phạm nhân quyền, kể cả các quan chức Việt Nam.
Theo luật này, những cá nhân đàn áp nhân quyền trầm trọng sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ và tài sản sẽ bị đóng băng ở Hoa Kỳ.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, anh Hoàng Dũng, một nhà hoạt động khác, nhận định với VOA về vụ anh Thành bị hành hung dù Mỹ mới thông qua luật Magnitsky:
“Tôi nghĩ rằng những thông tin này chưa được phía quan chức lãnh đạo cộng sản Việt Nam người ta cập nhật. Bởi vậy việc sử dụng bạo lực với những người hoạt động sẽ vẫn diễn ra như thông thường cho đến khi một hai người nào đó chính thức bị cấm. Lúc đấy người ta mới đặt câu hỏi liệu người ta có bị cấm như những người kia hay không. Sử dụng bạo lực với anh Thành như vậy nó rất là thông thường. Những nhân viên an ninh họ thường trả thù một cách khá là hèn hạ, tức là không dám đánh ở trong đồn. Họ để ra ngoài đường xong họ đánh để họ phủ trách nhiệm”.
Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành khẳng định sự khủng bố của giới an ninh không làm anh từ bỏ quyết tâm tìm cách thay đổi xã hội Việt Nam một cách ôn hòa:
“Không có áp đặt, không có chụp mũ tôi về mặt luật được nên họ chuyển qua cái vấn đề bạo lực để nhằm trấn áp tinh thần làm cho tôi sợ. Tôi cần phải tiếp tục công việc, tiếp tục đào tạo ra các bạn có khả năng hoạt động xã hội. Thông qua các hoạt động xã hội của họ, họ tiếp tục nâng cao dân trí cho người dân. Tôi sẽ tiếp tục làm để nhằm trong tương lai không còn những người bị đánh, bị đập chỉ vì những hoạt động đơn thuần chia sẻ kiến thức hoặc lên tiếng vì những vấn đề bất công như tôi nữa”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Hoàng Dũng lo ngại rằng cách hành xử bạo lực của giới an ninh nhà nước về lâu dài có thể dẫn đến những hậu quả rất tồi tệ:
“Khi mà những người như chúng tôi hành động rất là ôn hòa mà cứ liên tiếp bị sử dụng bạo lực như thế thì tôi e là những người họ không chịu đựng nổi thì người ta sẽ không còn tính chất ôn hòa nữa. Và như thế thì thực sự nó nguy hiểm cho những người an ninh cộng sản Việt Nam cấp thấp. Đấy là những người không chạy đi đâu được khi mà đất nước xảy ra những cái thay đổi. Những người an ninh cộng sản cấp thấp không ý thức được điều ấy thì những gì họ nhận phải hay gia đình họ nhận phải trong thời gian tương lai sắp tới tôi nghĩ là nó khá là khủng khiếp”.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam đã bị những người mặc thường phục hành hung. Các nhà hoạt động tin rằng những kẻ hành hung là nhân viên an ninh hoặc có liên quan chặt chẽ đến lực lượng an ninh nhà nước.
Trên mạng xã hội, các nhà hoạt động và một số người khác đã so sánh ảnh chụp một số kẻ hành hung với các nhân viên an ninh có tên tuổi, chức vụ cụ thể để đưa ra kết luận những người đó là một. VOA chưa thể kiểm chứng độc lập các thông tin này.

Hà Nội tìm cách chiêu dụ kiều bào Việt Nam

Lượng kiều hối năm nay về Việt Nam giảm bất ngờ, khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD.
Lượng kiều hối năm nay về Việt Nam giảm bất ngờ, khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD.
VOA Tiếng Việt-29.12.2016 
Giữa lúc lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2016 không đạt như kỳ vọng, chính quyền Hà Nội họp bàn để tìm cách chiêu dụ người Việt sinh sống ở nước ngoài.
Theo báo Đại Đoàn Kết, hôm 27/12, ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, chủ trì một hội nghị tìm cách thu hút kiều bào về đóng góp cho đất nước. Hà Nội vẫn mong thu hút kiều bào, đặc biệt là giới tri thức, nhưng với chính sách và luật lệ bất cập, số lượng Việt Kiều về đóng góp cho nền kinh tế trong nước không mấy cao.
Trong hội nghị này, hai ủy viên Bộ Chính trị duy nhất được đào tạo ở Hoa Kỳ đã cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến kiều bào và lên kế hoạch tuyên truyền nhắm vào kiều bào thuộc thế hệ trẻ. Việt Nam cho rằng trí thức trẻ “mong muốn đóng góp sức mình cho quê hương, nhưng do tiếp cận nhiều thông tin trái chiều và tiêu cực về tình hình đất nước nên từ chối trở về.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt ngữ, bác sĩ Đỗ Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Cộng đồng người Việt quốc gia Liên bang Hoa Kỳ, kiêm Trưởng ban Điều hành Hội đồng liên kết Quốc nội - Hải ngoại nói rằng nhiều kiều bào mong muốn quay về đóng góp cho dân tộc, cho đất nước, nhưng chính sách của Hà Nội trong nhiều năm qua đã thất bại do kiều bào đã mất niềm tin vào chính quyền, và theo ông, vấn đề cốt lõi là vì các chính sách của Việt Nam dựa trên một chế độ thiếu dân chủ và tự do:
“Vấn đề mà muốn giúp đất nước, thì tất cả mọi người đều mong muốn giúp, người trong nước cũng như người ở hải ngoại. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản hiện nay, không có một nền dân chủ và tự do. Người cộng sản thì luôn giữ phần cho mình, cho đảng viên của họ. Nhưng họ không tin tưởng những ai mà thật tình muốn góp. Họ không tin vào những người không phải là đảng viên. Nếu có kêu gọi đến mấy cũng không ai tin những người cộng sản để mà giúp đất nước. Trong lòng thì họ rất muốn giúp. Nhưng không phải dưới một chế độ như vậy.”
Cũng theo báo Đại Đoàn Kết, đội ngũ trí thức kiều bào trên thế giới rất đông đảo, nhất là những người trẻ nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 200 - 300 người về nước lập dự án hoặc làm việc.
Lượng kiều hối năm nay về Việt Nam giảm bất ngờ, khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD. Các năm trước đây lượng kiều hối dồn về Việt Nam vào dịp cuối năm khá cao. Tuy nhiên, báo chí trong nước trích lời lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì đến cuối tháng 11 năm nay, lượng kiều hối gửi về thành phố HCM chỉ khoảng 4,3 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 10%. Được biết mỗi năm, Sài Gòn tiếp nhận khoảng 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam.
Trả lời câu hỏi Việt Nam cần thay đổi chính sách như thế nào để thu hút kiều bào, bác sĩ Đỗ Văn Hội nói:
“Tôi nghĩ bây giờ một lời khuyên hay nhất để xây dựng đất nước thì nên thay đổi chế độ. Tức là chấp nhận một chế độ dân chủ tự do. Có như vậy người dân sẽ trở về và giúp nước, chứ không cần phải kêu gọi gì nữa.”
Ông Nguyễn Phú Bình, chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài được Báo Đại Đoàn Kết trích lời nói rằng theo ông thì các quy định luật pháp hiện nay đã tương đối đủ. Theo ông thì người Việt sinh sống ở nước ngoài khi về già, đều muốn mua một căn nhà để sống ở Việt Nam, nhưng vấn đề mua nhà đối với kiều bào rất phức tạp. Ông nói:
“Khi trở về nước làm thủ tục mua nhà thì cơ quan quản lý đưa ra hàng loạt những quy định, điều kiện, giấy tờ thành ra bà con rất e ngại. Tôi cứ băn khoăn, luật đã cho phép Việt kiều có thể mua nhà, nhưng dường như những quy định vẫn còn rất 'o ép' gây khó khăn cho người dân. Tôi mong những rào cản chính sách hiện nay cần phải được giải tỏa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bà con Việt kiều.”
Hà Nội ước tính hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài và nhìn nhận đây là nguồn lực lớn “không thể tách rời của dân tộc” để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng để tìm ra những giải pháp để thu hút kiều bào thật không dễ nếu Việt Nam không thật sự thay đổi từ hệ thống chính trị đến gầy dựng niềm tin trong lòng kiều bào.

Tốn 55 triệu Mỹ kim, xe buýt tốc hành Hà Nội nhanh hơn xe buýt thường 10 phút

Tốn 55 triệu Mỹ kim, xe buýt tốc hành Hà Nội nhanh hơn xe buýt thường 10 phút
Truyền thông ở Việt Nam cho biết, Sở Giao thông Hà Nội hôm 29/12 cho chạy thử 20 chiếc xe buýt tốc hành theo lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa đến bến xe Kim Mã dài khoảng 14 cây số.
Dự án xây dựng tuyến đường này được khởi công cách nay 3 năm, với tổng kinh phí khoảng 55 triệu Mỹ kim từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, bao gồm 23 trạm chờ và đầy đủ các bảng hiệu phân luồng giao thông. Theo dự tính, cứ khoảng từ 7 đến 10 phút thì có một chuyến xe buýt tốc hành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy kế hoạch đầy tốn kém nói trên hoàn toàn không hữu hiệu, vì các loại xe cộ khác chạy chen vào con đường dành riêng, khiến xe buýt không thể nào chạy nhanh hơn. Người ta ước tính vận tốc trung bình của loại xe buýt tốc hành chỉ nhanh hơn xe buýt thường tối đa 10 phút đồng hồ.
VNExpress dẫn lời ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản Lý Dự Án Phát Triển Giao Thông Đô Thị, đại diện chủ đầu tư cho biết, tốc độ xe buýt tốc hành đã làm mọi người thất vọng vì không nhanh như ý muốn.
Tình trạng xe cộ đông đúc, đặc biệt là sự kém ý thức của người dân trong việc chấp hành luật lệ giao thông từ lâu đã trở thành vấn nạn xã hội tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội.
Song Châu / SBTN

Đảng sẽ ‘đối thoại và đấu tranh’ như thế nào?

Đảng sẽ ‘đối thoại và đấu tranh’ như thế nào?
Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Ảnh Báo Tuổi Trẻ
Như thường lệ, cứ cuối năm ngành tuyên giáo lại tổ chức một hội nghị để tổng kết công tác tuyên giáo trong năm. 2016 không phải ngoại lệ.
Sau một thời gian dài vắng bóng trên mặt công luận đến mức có dư luận vẫn cho là “tân trưởng ban tuyên giáo trung ương”, ông Võ Văn thưởng – ủy viên bộ chính trị trẻ nhất – đã xuất hiện trong hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo trên.
Trong phần phát biểu của mình, ông Thưởng đã nêu ra một yêu cầu có vẻ đáng chú ý: Phải nghiên cứu đẩy mạnh đối thoại, đấu tranh với các cán bộ còn ý kiến, nhận thức khác nhau về những vấn đề của Đảng, đất nước. Theo ông Thưởng, “Gần đây chúng ta ít tranh luận, đấu tranh với những người có ý kiến khác. Đôi khi cũng sợ đụng chạm, nể nang, né tránh. Khi chúng ta mạnh dạn đấu tranh là cũng góp phần củng cố, mài giũa các quan điểm của chúng ta sắc bén và thuyết phục hơn”.
Vậy trong thực tế, công tác ‘đối thoại và đấu tranh’ của đảng với giới bất đồng chính kiến có mang tính thực chất hay không?
Cho tới nay, hầu hết bằng chứng đều cho thấy đảng cùng lực lượng công an trị của mình chỉ chăm bẳm “đấu tranh”, trong đó dùng nhiều biện pháp và thủ đoạn tệ hại đối với những người bất đồng chính kiến, nhưng lại không hề tổ chức đối thoại dù chỉ một lần.
Năm 2014, khi nổ ra vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông, giới trí thức trong nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm trí thức khác lại yêu cầu Bộ Chính Trị phải đối thoại để giải quyết dứt khoát vấn đề đối sách với Bắc Kinh. Bộ Chính Trị vẫn im bặt.
Từ năm 2015 đến nay, “Nhóm 61” – một tập hợp mới của một số trí thức đảng viên và những người thuộc phong trào học sinh và sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975 – đã vài lần gửi thư yêu cầu cho Bộ Chính Trị, vẫn về nhu cầu đối thoại và ít nhất “một cuộc gặp.” Nhưng từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống, không một quan chức nào hồi âm.
Trong hai năm 2014 và 2015, có diễn ra vài lần lãnh đạo cơ quan tuyên giáo và Hội Đồng Nhân Dân TPHCM “mời cà phê” với một số trí thức bất đồng. Cứ tưởng những lãnh đạo này sẽ bắt đầu lắng nghe ý kiến phản biện, và sau đó còn có cơ chế đối thoại thường kỳ, nhưng té ra chỉ là buổi khuyên can “các chú/các anh thôi đừng đi biểu tình làm gì,” hay “không nên gửi thư kiến nghị cho trung ương nhiều quá,” để cuối cùng lại “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo.”
Trường hợp hiếm hoi trong những năm qua là ông Trương Tấn Sang, một nhân vật lãnh đạo có đôi chút tiếp cận với giới trí thức đa chiều và kể cả trái chiều quan điểm. Thời còn là chủ tịch nước, ông thỉnh thoảng chủ động tổ chức một cuộc gặp “anh em trí thức” tại nhà ông, trong đó có những gương mặt có hơi hướng bất đồng. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó, gặp gỡ có vẻ thân tình nhưng phát biểu chung chung, ăn uống với nhau một lát rồi ai về nhà nấy.
Tình hình trên trên đã khiến phát sinh một luồng ý kiến khác, cho rằng đừng hy vọng gì về “bản lĩnh đối thoại” của giới lãnh đạo ngày nay. Họ còn đang phải dành đến 99% thời gian và tâm trí để lo đối phó triệt hạ nhau trong nội bộ, lấy đâu ra hơi sức để ngồi nói chuyện với mấy ông trí thức. Mà cứ nghe đến trí thức là họ lại lắc đầu quầy quậy…
Lê Dung / SBTN

Bộ Công Thương thu hồi quyết định bổ nhiệm những lãnh đạo không còn chức

Bộ Công Thương thu hồi quyết định bổ nhiệm những lãnh đạo không còn chức
Vũ Quang Hải & Vũ Huy Hoàng
Noi gương chính phủ Hà Nội làm công việc chỉ mang tính hình thức là cách chức những người không còn đương nhiệm, Bộ Công Thương Cộng Sản Việt Nam vừa thông báo thu hồi một loạt quyết định bổ nhiệm sai trái của chính bộ này, trong đó có những trường hợp người có liên quan không còn giữ chức vụ bị thu hồi.
Trong số những vụ bổ nhiệm bị thu hồi, có một số vụ bổ nhiệm dành cho ông Vũ Quang Hải, con trai cựu bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Truyền thông Việt Nam hôm nay cho biết Bộ Công Thương có hành động này tiếp theo sau một cuộc điều tra của ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua. Theo đó, ông Vũ Huy Hoàng bị tìm thấy có nhiều vi phạm trong việc bổ nhiệm nhiều quan chức của Bộ Công Thương.
Con trai của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Quang Hải bị thu hồi hàng loạt chức vụ trong quá khứ, gồm kiểm soát viên kiệm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, phó vụ trưởng, và thành viên hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn, tức SABECO.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu SABECO miễn nhiệm chức danh phó tổng giám đốc của ông Vũ Quang Hải. Đây là chức vụ duy nhất mà ông Vũ Quang Hải, 31 tuổi, còn nắm giữ.
Ngoài trường hợp ông Vũ Quang Hải, Bộ Công Thương còn thu hồi những vụ bổ nhiệm liên quan đến một số quan chức khác, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đình Duy, hai người được cho là đang trốn ở nước ngoài.
Huy Lam / SBTN

Việt Nam đối diện nguy cơ khủng hoảng kinh tế

Một phụ nữ bán trai cây ngồi chờ khách trên hè phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam dối diện với nguy cơ khủng hoảng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Có nhiều dấu hiệu xấu cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và sẽ không biết ra sao.
Vào tuần này, chế độ Hà Nội sẽ đưa ra bản tường trình khoe rằng dù gặp nhiều trở ngại, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.3% trong năm nay, cao hơn dự báo của các định chế tài trợ quốc tế, chỉ có khoảng 6% hoặc thấp hơn.
Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại vì khu vực vựa lúa phía nam bị hạn hán nghiêm trọng, tình trạng hạn hán nặng nhất trong gần 100 năm qua. Đồng thời, công ty nhà máy gang thép Formosa xả thải chết cực dộc ra biển, làm chết một vùng biển động lớn kéo dầu nhiều tỉnh ổ miền Trung, ngư dân thất nghiệp, gia đình họ khốn đốn, bãi biển vắng hoe khách du lịch.
Tuy đang có những nỗ lực để thúc đẩy kinh tế tiến lên nhưng theo chuyên viên của công ty đầu tư Capital Economics, chế độ Hà Nội đang “gieo hạt giống cho một cuộc khủng hoảng” trước mặt, với chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Nhằm kích thích khu vực kinh tế tư nhân, theo các thống kê, tín dụng dành cho lãnh vực này tăng trưởng lối 20% trong năm 2016. Một kinh tế gia nhận định rằng “Sự bùng nổ tín dụng như đang diễn ra tại Việt Nam không có giúp cho tăng trưởng kinh tế bền vững về lâu về dài.” Chính vì vậy, người ta sợ rằng sẽ khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng vì nợ xấu bùng nổ trong một tương lai không xa.
Cho tới nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn hồi phục từ cuộc khủng hoảng tín dụng hồi năm 2011. Thời điểm này, có một loạt đại gia quốc doanh “chết mà không được phép chôn” như Vinashin, Vinalines. Gần đây, chế Hà Nội công bố tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chỉ còn khoảng 3% nhưng giới chuyên viên lại nói tỉ lệ này ít nhất phải hơn 10%. Chế độ Hà Nội không có thói quen nói thật.
Chuyện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải là cái dấu hiệu duy nhất của dấu hiệu khủng hoảng. Từ năm 2000 đến 2015, xuất cảng của Việt Nam đều tăng trường từ 12% đến 14%. Nhưng trong 11 tháng đầu năm 2016, xuất cảng của Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 7.5%, theo sự ghi nhận của tổ chức tài chính Credit Suisse.
Chế độ Hà Nội trông chờ rất lớn vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư nhưng tổng thống tân cử Donald Trump dọa sẽ không tham gia. Các nước, đặc biệt là Việt Nam đều chỉ mong Mỹ cho ưu đãi thuế quan để xuất cảng hàng hóa sang đây, nay như đang bị gáo nước lạnh tạt vào mặt.
Theo nhận định của Deepali Bhargava, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Suisse, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ dẫn đến 3 nguy cơ cho nền kinh tế của Việt Nam.
Trước tiên, đồng bạc của Việt Nam sẽ nhiều phần bị đánh sụt giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ Hai, tình trạng đầu tư toàn cầu sẽ sụt giảm, nhiều phần ảnh hưởng đến thương mại. Và sau cùng, những cải cách mà Hà Nội tính sẽ thực hiện nếu TPP được thông qua, sẽ không được thi hành vì hiệp định không còn nữa.
Dù sao, theo Credit Suisse, sự tiêu thụ ở khu vực tư nhân và sự phục hồi về nông nghiệp sẽ bù đắp vào lỗ hổng giảm chi của nhà cầm quyền trung ương cũng như tăng trưởng tín dụng chậm lại. (TN)

Bắt quả tang 3 xe đổ bùn thải trái phép gây ô nhiễm

Xe chở bùn thải bị bắt quả tang. (Hình: Người Lao Động)
SÀI GÒN (NV) – Cảnh sát môi trường bắt quả tang 3 xe ben chở bùn thải tanh hôi đổ trái phép tại bãi đất trống ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, bất chấp việc gây ô nhiễm cho môi trường sống của người dân.
Rạng sáng 28 Tháng Mười Hai, Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường phối hợp với công an huyên Bình Chánh bắt quả tang 3 xe ben chở bùn thải tanh hôi từ nhà máy nước Tân Phú, quận Tân Phú đổ trái phép ở bãi đất trống rộng khoảng 3,000 mét vuông của ông Lâm Văn Phú, thuộc xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.
Tại hiện trường, cơ quan công an xác định 3 xe ben, mỗi xe chở khoảng 6 khối bùn. Qua làm việc, ông Phú khai nhận, cách đây 2 tháng hợp đồng với các xe ben đến nhà máy nước Tân Phú chở bùn thải về đổ trái phép tại khu đất của mình tính đến nay khoảng vài trăm khối.
Việc làm này gây hôi thối ô nhiễm cho khu vực dân cư xung quanh và bị nhiều người phản đối. Lực lượng hữu trách đã yêu cầu chủ đất, tài xế xe ben múc hết bùn thải đã đổ, đồng thời làm việc với nhà máy nước Tân Phú nhằm làm rõ tội đổ bùn thải trái phép của ông Phú. (Tr.N)

Thêm một nghi can ‘tự tử’ ở nhà giam công an huyện

Một nghi can được cho là dùng quần dài treo cổ chết ở trại giam công an huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. (Hình: Người Đưa Tin)
ĐỒNG THÁP (NV) – Một ông bị bắt tạm giam do dùng dao đâm người tình huyện Lấp Vò vừa được công an huyện này loan tin “đã lấy quần dài làm dây treo cổ tự tử trong trại tạm giam.”
Ngày 28 Tháng Mười Hai, bà Thái Thị Mỹ Trang, trưởng phòng Tham Mưu Công An tỉnh Đồng Tháp xác nhận với báo Thanh Niên, nghi can Nguyễn Quốc Toản (36 tuổi), ngụ xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, bị tạm giữ để điều tra về tội “giết người” đã chết tại nhà tạm giữ công an huyện Lấp Vò. “Việc điều tra, tạm giữ nghi can Toản là thực hiện theo đúng quy định pháp luật,” bà Trang loan báo.
Tin cho biết, trước đó ngày 18 Tháng Mười Hai, ông Toản hẹn chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, ngụ huyện Lấp Vò, đến một quán nước tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò để giải quyết chuyện tình cảm. Tại đây, chị Oanh quyết định chấm dứt cuộc tình. Tức giận, ông Toản đã dùng dao thủ sẵn từ trước đâm vào người chị Oanh, song chỉ gây thương tích nhẹ và được mọi người đưa đến bệnh viện để điều trị.
Riêng ông Toản sau đó bị công an bắt tạm giữ tại nhà giam công an huyện Lấp Vò. Đến chiều cùng ngày, lực lượng hữu trách phát hiện ông Toản “đã sử dụng quần dài làm dây treo cổ tự sát.” Hiện sự việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ. (Tr.N)