Sunday, July 27, 2014

Cuộc Cách Mạng của Sợ Hãi ở Việt Nam


Mẹ Nấm (Danlambao) - Đọc đi đọc lại nhiều lần loạt bài “Cuộc Cách Mạng của Sợ Hãi” của tác giả Vũ Đông Hà (*), tôi chợt nghĩ đến cuộc cách mạng của chính bản thân mình, và nghĩ đến cuộc cách mạng ở Việt Nam. 

Sự sợ hãi di truyền ở Việt Nam tạo nên lối sống thờ ơ, vô cảm. Người ta quên mất cách bộc lộ sự phẫn nộ của bản thân với những vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Lâu dần thành quen, sự phẫn nộ trôi qua tiếng thở dài, trôi qua những lời oán trách và than vãn.

Lâu dần thành quen, người ta quên mất cách đồng hành cùng lẽ phải để có phản ứng đúng mực với những điều sai trái.

Lâu dần thành quen, người ta tiếp nhận các khái niệm “phản động”, “thế lực thù địch”, “chống phá nhà nước”... như những định nghĩa mặc nhiên cho những con người có ý thức, có hành động bất tuân với chính quyền mà không cần suy nghĩ, không cần biết đến họ đã làm gì. 

Tôi đã từng sống như vậy. 

Đến một ngày khi chuẩn bị làm mẹ tôi tự hỏi: “Tại sao mình lại sống như vậy? Phải chịu đựng dịch vụ y tế kém chất lượng như thế này khi mình đã trả tiền cho nó nhiều năm mà không dùng đến? Và mình sẽ sống thể này đến bao giờ?” 

Những mất mát, những bất công không đợi tôi phản ứng, nó tự tìm đến với những người thân trong gia đình, và những người xung quanh. Và tôi nhận ra rằng, bấy lâu nay, tôi chạy trốn sự sợ hãi trong lòng mình bằng cách chọn sống thỏa hiệp với nó. 

Tôi đã cậy nhờ vào những mối quen biết trong quan hệ bạn bè, trong công việc để đi nhanh hơn người khác. 

Tôi đã tỏ ra mình sống tử tế bằng việc chăm chỉ kiếm tiền để đi du lịch, để khám phá thế giới xung quanh và chối bỏ việc nhìn thấy những đau khổ, bất công trước mắt mình. 

Tôi đã sống như vậy cho đến khi chứng kiến những người xung quanh mình phải đương đầu với mất mát, với bất công. 

Sau khi tham gia viết blog, in áo và tham gia sinh hoạt với những người khác, dần dần tôi học được cách chế ngự nỗi sợ hãi của mình.

Bắt đầu từ những việc bình thường nhất, nhỏ nhất mà mình nghĩ là đúng đắn, xắn tay vào làm, từ từ tôi thấy nỗi sợ hãi dần dần đã bị triệt tiêu. 

Đọc những chia sẻ của tác giả Vũ Đông Hà, về phong trào Otpor, về những trò chơi tinh nghịch, về cách lựa chọn mục tiêu và đặc biệt là về sự quy tụ đám đông... tôi thấy những gì diễn ra ở Việt Nam không khác gì ở nhiều nơi khác. 

Vấn đề chúng ta đã chọn đúng kiểu và làm đúng cách chưa? 

Từ hình ảnh chùm bóng bay mang dòng chữ “Quyền Con Người của Chúng Ta phải được tôn trọng” bị bắt giữ đến việc câu lưu, đánh đập các thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam tham gia cuộc dã ngoại nhân quyền... chúng ta có thể đã làm nhiều người thức tỉnh, nhưng chưa đủ.

Từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc khởi đầu từ năm 2007 đến nay, rất nhiều người hiểu rõ hơn vì sao người Việt Nam không được biểu tình. Số lượng người dân thay đổi nhận thức dần dần tăng thêm nhưng vẫn còn đó sự im lặng, chờ đợi người phất cờ. 

Ngày 11/05/2014, lần đầu tiên giữa Sài Gòn, các biểu ngữ đầy màu sắc với những khẩu hiệu “Vì một quốc gia cường thịnh phải thay đổi”, “Tẩy chay 16 vàng 4 tốt”, “Hãy xứng đáng là lãnh đạo quốc gia”, “Tự do cho người yêu nước”... được bung ra và giương cao đầy kiêu hãnh. Lần đầu tiên tôi thấy mình không đơn độc giữa đám đông biểu tình để thể hiện thái độ của mình mà không cần né tránh. 

Cũng lần đầu tiên, tại Sài Gòn bao vây quanh những con người thực sự yêu nước là những đoàn thanh niên mang cờ đỏ và ảnh Hồ Chí Minh. 

Có mặt ở giữa đoàn biểu tình sáng Chủ Nhật hôm đó, chứng kiến cảnh các biểu tình viên của đoàn Thanh niên HCM dẫn dắt, chia cắt đám đông hòng kiểm soát các khẩu hiệu biểu ngữ mới thấy, nếu có sự chuẩn bị, số ít người còn đứng trụ lại trước lãnh sự quán của quân xâm lược TC, chúng ta vẫn có thể làm nên một cuộc biểu tình đầy màu sắc của chính mình. Nhìn cảnh các nhân viên an ninh thường phục vội vã thu và giấu đi các biểu ngữ đầy màu sắc của người yêu nước tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết nguyên tắc “hit and run” của phong trào Otpor. 

Quan trọng là hành động, vượt qua được sự sợ hãi bằng hành động thiết thực, bạn đã thành công trong việc muốn biểu lộ thái độ của mình.

Tôi nghĩ vậy. 

Cuộc cách mạng của Sợ Hãi ở Việt Nam, sẽ cần thêm nhiều thời gian, nhiều hành động và nhiều phong trào khác nhau để có thêm số đông. 

Nếu bạn muốn nhìn thấy sự thay đổi, hãy cố gắng bước ra khỏi nỗi sợ hãi của mình bằng những hành động mà bạn nghĩ là nó phù hợp với bạn. Từ suy nghĩ đến hành động sẽ khiến nhận thức của bạn thay đổi rất nhiều. 

Tháng 5/2013, khi cầm trên tay bản Tuyên ngôn Nhân quyền và những bong bong bay màu xanh lá cây cổ vũ cho việc tôn trọng Quyền Con Người để phân phát ở quảng trường 2 tháng 4, rồi bị bắt giữ, bị câu lưu ở đồn công an, tôi không nghĩ nhiều về nỗi sợ hãi của mình nữa, tôi nghĩ đến những người bạn của tôi là anh Phạm Văn Hải (blogger Sea Free), em Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì).. Họ đã không bỏ đi khi tôi đứng giữa vòng vây của lực lượng chức năng. 

Họ đứng lại, vì chúng tôi tin rằng mình đang làm điều đúng. 

Không thể cấm người ta làm những việc đúng đắn, cũng như không thể tịch thu hết bóng bay trên tay những đứa trẻ. Khi anh công an đã cho rằng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tài liệu phản động, đám đông không còn sợ hãi. Họ đã cười vang.

Khi bạn làm điều đúng, nhất định bạn sẽ có người đồng hành. 

Tôi tin rằng, trong đám đông, ít nhất rồi sẽ có người vượt qua được sự sợ hãi của họ với những gì họ tận mắt chứng kiến. Chúng ta sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà mình có thể để mời gọi nhau hết sợ. 

Tôi đã tin và đã có thêm nhiều người đồng hành từ những lần tìm cách thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình như vậy.

Cuộc cách mạng của sự Sợ Hãi ở Việt Nam, người sẽ thêm đông, đường sẽ thêm rộng - tôi tin là như vậy. 



____________________________________

(*) Vũ Đông Hà - Cuộc cách mạng của sợ hãi:
Phần 1 

Tại sao tôi ký tên Trần Dân Tiên?


Phan Châu Thành (Danlambao) - Đọc câu hỏi trên, các bạn đừng nghĩ tôi là Hồ, là xúc phạm tôi lắm đấy! Chả là, cách đây hơn 2 năm rưỡi (ngày 16/01/2012) tôi có viết một bài đặt tên là “Sau ăn cướp: Ba giai đoạn đổi màu tài sản và con người của CSVN” rồi ký tên Trần Dân Tiên, gửi đến Dân Làm Báo và sau đó một số báo mạng khác đăng lại. Gần đây, một số báo mạng (tất nhiên vẫn là lề dân) đăng nhắc lại bài viết đó của tôi vì tình hình diễn ra hiện nay rất giống với những gì tôi đã dự báo từ hơn 2 năm trước.

Và như thế có nghĩa rất có thể dự đoán của tôi sẽ đúng tiếp cho vài năm tới về sự đổi màu tài sản ăn cướp được và con người kẻ cướp là CSVN, từ tư bản “đỏ” sang tư bản “vàng-đen” (mà chúng sẽ tự gọi là tư bản “dân tộc”), thậm chí chúng biến thành “tư bản dân chủ mới” của CSVN, từ tài sản quốc gia thành “vốn tự có” của chúng, sau khi chúng ăn cắp và ăn cướp gần hết tài sản của dân nước Việt nghèo khó, sau khi chúng đẩy hơn 80 triệu dân Việt vào họa Bắc thuộc mới… Và điều đó đã và đang xảy ra hiện nay cho đến khoảng sau 2020 hay 2030 nữa…

Có bạn đọc thắc mắc, tại sao tác giả bài viết đó lại lấy tên Trần Dân Tiên, một cái tên theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì đều rất ổn – người công dân đầu tiên (!), nhưng lai lịch của nó thì lại rất hắc ám, vì nó là cái tên Hồ đã dùng để viết sách tự “thổi”, tự “nâng bi” chính mình – cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. Có người đã thay tôi trả lời những thắc mắc đó của bạn đọc, và trả lời rất đúng, như ông Châu Xuân Nguyễn trên blog CXN, rằng đó là tôi đã chửi khóe Hồ, cũng là chửi cả cái đảng CSVN đang dùng cái xác Hồ trong đá đen thui ở HN để tiếp tục lừa dân nắm quyền. Đúng là tôi đã muốn thế, và đã cảm giác mình làm được như thế khi ký cái tên đó dưới bài viết đó và gửi đi, dù nội dung bài viết đó mới là thông điệp quan trọng tôi muốn cảnh báo và tố cáo với mọi người dân Việt Nam hôm nay: 

Hãy cảnh giác, đừng mắc lừa cộng sản lần nữa- chúng đang vừa ăn cắp/ăn cướp vừa đổi màu (giống như từ 1945 đến 1949/1951 chúng đã đổi màu từ đảng cộng sản thành lực lượng dân tộc dân chủ để cướp chính quyền của dân và hãm hại hết các lực lượng dân chủ đích thực rồi mới lại lộ nguyên hình là cộng sản sắc máu)! Bởi nếu không, đất nước và dân tộc Việt này sẽ lại mắc lừa và lầm than tiếp dưới gót giầy lớp lớp con cháu cộng sản đã đổi màu không biết đến bao giờ nữa! Cả trăm cả vài trăm năm sau?! Không! Bẩy chục năm qua đã là quá đủ! Đã quá sức chịu đựng của dân tộc ta rồi!

Nhưng đó chưa phải là tất cả - một thông điệp cảnh báo cho mọi người Việt và một tiếng chửi cả cái đảng CSVN hơn ba triệu kẻ tư bản đỏ lớn bé, mà còn một vài điều nữa tôi đã muốn gửi gắm. Còn một vài điều nữa tôi muốn chia sẻ, và tôi xin nói rõ hơn ở đây, bài viết này, về và xung quanh cái tên Trần Dân Tiên đã trở thành xấu xa dơ bẩn chỉ vì Hồ đã một lần dùng nó cho việc hèn hạ mà lịch sử thế giới chưa có kẻ tầm lãnh tụ hèn hạ nào từng làm, vì nó quá hèn kém xấu xa với bất cứ ai có lòng tự trọng, nói chi đến những ai có chí làm lãnh tụ.

Thứ nhất, khi lấy tên Trần Dân Tiên cho bài viết của mình (bất kể nội dung gì) tôi đã chửi được đảng CSVN mà vẫn thách họ làm gì được tôi (một cách minh bạch theo luật của chính họ) vì việc đó?! Họ đâu có sở hữu cái tên đó, và ngay cả xác Hồ đang nằm trong đá cũng vậy.

Thứ hai, nếu họ bất chấp luật pháp của họ - như họ vẫn luôn luôn làm, cứ đưa tôi ra tòa vì tội “xúc phạm” lãnh tụ Hồ của họ, thì họ phải chứng minh công khai cho thiên hạ biết Hồ đã lấy tên Trần Dân Tiên để tự sướng như thế nào! Khi đó, họ sẽ chỉ tự biến đảng của mình thành trò cười khinh them cho dân Việt và cả thế giới.

Thứ ba, khi họ muốn hại tôi vì thế, trả thù tôi vì đã ký tên Trần Dân Tiên dưới bài viết của mình – điều chưa ai dám làm xưa nay, từ khi cái tên Trần Dân Tiên đó xuất hiện với cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Hồ tự “thổi” mình từ khoảng năm 1948 tại Trung Hoa và 1949 tại Pháp đến nay, vì sợ Hồ/sợ đảng, tôi muốn khuyến khích mọi người khi viết những bài phê phán tố cáo cộng sản hãy lấy chính những tên của Hồ mà ký. Ví dụ, có thể dùng các tên Hồ Chí Minh hay Hồ Chí Min (bỏ “h” đi), Chiến sĩ hay Chiếm sĩ, T.Lan, Lin hay Thầu Chín, Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Oái Quốc (thêm ‘O”)… cho dzui hơn? Cho dzui hơn tức là cho lời tố cáo của chúng ta mạnh hơn nữa đó. Nhưng tôi thấy có người lấy nick là Hồ Chó Minh thì cũng không nên, vì như thế là oan và xúc phạm loài chó quá – chúng có xấu xa và đáng ghét, đáng khinh bỉ thế đâu!

Thứ tư, khi ký tên nào đó “của Hồ” như trên dưới những bài viết có nội dung tố cáo hay/và vạch trần tội ác của cộng sản VN như bài “Sau ăn cướp: ba giai đoạn đổi màu tài sản và con người của CSVN” của Trần Dân Tiên, nếu cộng sản muốn hại tác giả Trần Dân Tiên thì phải đưa nội dung bài viết ra công bố trước tòa luôn, điều đó càng giúp nội dung bài viết đó đến với đông đảo người Việt hơn, có thể đến cả thế giới nếu báo chí quốc tế quan tâm vụ án. Và nếu nội dung đó có lý, có cơ sở, nó sẽ thuyết phục được người dân, giúp người dân nhận rõ thêm chân tướng những gì CSVN đang làm hiện nay… Và đó chính là mục tiêu mong muốn của tác giả “Trần Dân Tiên”!

Và thứ năm, cuối cùng, để kết bài này, tôi rất muốn các bạn thắc mắc, nhỡ tôi – Phan Châu Thành -nhận vơ mình là tác giả Trần Dân Tiên của bài viết mấy năm trước đó thì sao? Điều đó rất có thể, vì nó ở trên mạng làm sao tôi chứng minh Phan Châu Thành là “Trần Dân Tiên” đây? Các bạn càng nghi ngờ tôi – Phan Châu Thành, thì xác suất các bạn sẽ tìm lại và đọc bài đó của Trần Dân Tiên càng cao. Và đó lại là điều “Trần Dân Tiên” và Phan Châu Thành tôi muốn. 

Đúng là tôi không thể chứng minh điều đó (Phân Châu Thành là “Trần Dân Tiên”) cho các bạn ngay được. Bởi vì nếu cố gắng làm thế, tôi chắc chắn sẽ biến thành Trần Dân Tiêu mất (tiêu dưới tay an ninh cộng sản)! Mà tôi thì không muốn thế và các bạn, tôi hy vọng, cũng vậy – trừ khi các bạn là đảng viên trung kiên của đảng CSVN hay những kẻ ăn lương đảng để hãm hại những người đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam như tôi, thì không tính? 

Tôi xin nợ các bạn điều đó, đến ngày Dân chủ Tự do đến với mọi người Việt Nam chúng ta, cũng không lâu nữa. Nhưng có ít nhất một người biết tôi Phan Châu Thành là “Trần Dân Tiên” đó, đó là admin tờ báo của dân mà tôi đã tin tưởng gửi cả hai bài viết đến – bài này của Phan Châu Thành và bài trước của aka Trần Dân Tiên (và tất nhiên – cùng rất nhiều bài viết khác). 

Đó chính là bác Vũ Đông Hà - admin của Dân Làm Báo yêu quí của chúng ta! 

Cảm ơn Dân Làm Báo, người bạn tâm giao rất yêu quí và rất tin cậy của tôi! 

Tôi yêu Dân Làm Báo vì tôi là một dân làm báo!


Phan Châu Thành aka Trần Dân Tiên.

Thí cô hồn


Đỗ Tùng (Danlambao) - Giả thử trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN có 2 loại người:

Loại 1: Chấp nhận Việt Nam (VN) là một thành viên trong khối Cộng sản (CS), và Trung cộng (TC) là thủ lãnh của CS quốc tế. Loại này dễ dàng chấp nhận việc biến VN trở thành một tỉnh của TC, hân hạnh được làm "thái thú" đại diện đàn anh TC cai trị VN. Lý do có thể là họ vẫn mơ màng với "lý tưởng CS hóa toàn thế giới". Cũng có thể họ đã "thu hoạch" quá nhiều và quá dễ trong mấy chục năm vừa qua nên bây giờ họ sợ sẽ mất hết nếu chế độ CS tiêu tùng.

Loại 2: Đôi lúc có nghĩ đến quốc gia dân tộc. Đôi lúc cảm thấy có gì không ổn nếu VN trở thành một tỉnh của TC. Loại này có lẽ thấy được chủ nghĩa Mác Lê là rác rưởi của nhân loại, nhưng vẫn trung thành với chế độ vì đã lỡ ngồi lưng cọp, rớt xuống chỉ sợ mất xác!

Hai loại này có một số điểm chung:

- Họ đã hưởng quá nhiều lợi lộc, ân sủng từ đảng. Quá nhiều so với khả năng tài cán của họ. Nghĩa là họ biết những gì họ đang thụ hưởng là những thứ họ đã ăn cướp, ăn cắp từ người dân, từ đất nước.

- Vì vậy tất cả bọn họ đều sợ. Một nỗi sợ triền miên dai dẵng. Sợ mất những gì đã chiếm được. Sợ chết vì những tội ác họ đã gây ra.

- Họ không đến nỗi ngu để hoang tưởng là chế độ của họ sẽ tồn tại lâu dài. Mỗi ngày lòng dân càng chán ghét, căm hận chế độ thì nỗi sợ hãi của họ càng lớn. Và họ càng bám chặc cái phao đang mục rã, nhưng là cái phao duy nhất.

Tuy nhiên họ phải tìm một lối thoát, khả dĩ an toàn cho bản thân và gia đình họ. Họ biết rằng đến khi người dân vùng lên lật đổ "ngai vàng" của họ thì họ sẽ mất hết. Họ sẽ bị lịch sử nguyền rủa, con cháu họ sẽ khó ngóc đầu lên.

Họ biết rằng trước khi "cơn bão lòng dân" nổi lên thì họ vẫn còn một cơ hội. Họ chẳng cần thông minh cũng hiểu được người dân đang muốn gì. Họ có thể "đi tắt đón đầu" bằng cách giao cho người dân cái người ta đang muốn, đang cần. Biết đâu họ sẽ được xem là anh hùng, là cứu tinh của đất nước?

Tuy nhiên họ có những khó khăn riêng:

- Tổ chức của họ tuy đông và chặt chẽ nhưng có rất nhiều phe cánh, bè đảng. Không ai tin ai nên mỗi người đều thủ sẵn hai ba cái mặt nạ khác nhau, tùy lúc mà mang lên. Dối trá và ngụy trang đã trở thành bản chất phải có để tồn tại. Rất khó để tìm một "đồng chí" thật sự trong đám đông "đồng chí" đó!

- Tình báo TC và thủ hạ ở khắp nơi. Họ chỉ sợ nếu có ý tưởng "phản Trung" hay "thoát Hán" thì tánh mạng sẽ khó an toàn. Không ít trong bọn họ đã có thành tích cho người khác "mò tôm" nên cũng dễ hiểu là họ không muốn chính họ phải đi "mò tôm".

- Họ vẫn còn nghi ngại. Nếu họ tự dẹp đảng CS, tự dẹp chế độ độc đảng toàn trị thì họ sẽ như thế nào trong một chế độ dân chủ đa nguyên? Họ và gia đình có được an toàn không? Tài sản hàng triệu đô-la của họ có bị tịch thu hay không?

Cái khó khăn cuối cùng là cái nhức nhối nhất vì họ không thể xác định được viễn ảnh tương lai. Họ đã quen với bạo lực và hận thù nên họ không tin người Việt sẽ bao dung. Họ không tin "buông dao đồ tể sẽ thành Phật". Mỗi cá nhân bọn họ chỉ muốn "hạ cánh an toàn" và làm một người dân thường ở Bắc Mỹ hay châu Âu với vài chục triệu đô-la yên ổn trong các ngân hàng ngoại quốc.

Phải chi họ có được sự bảo đảm đó thì họ sẽ tìm cách vượt qua những khó khăn khác để tìm một lối thoát cho chính họ và gia đình quyến thuộc. Mỗi đêm nằm vắt tay lên trán họ vẫn thường đặt câu hỏi là người dân VN có chịu "thí cô hồn" vài chục tỷ đô-la cho bọn họ để có được dân chủ tự do sớm hơn vài năm và tránh một cuộc cách mạng đổ máu???

26/7/2014


Sự thật hãi hùng về trà đào ngon, rẻ nhất Hà Nội

(Kiến Thức) - Bán hơn nghìn cốc trà với công thức pha chế từ nước máy, các quán nước thu bạc triệu mỗi ngày.

Trên đoạn đường Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chỉ với 50 mét nhưng đã có hơn chục quán nước mọc ra. Thực khách tới đây phần đông là học sinh của trường THPT Việt Đức, một trường học nằm trên cùng con đường này. Trong thực đơn của các quán, thức uống bán chạy nhất và rẻ nhất là trà đào, chỉ với 6 nghìn đồng đã có ngay một cốc trà đào mát lạnh.

Không những rẻ, thức uống này còn hút khách bởi hương vị rất thơm mát vừa miệng. Thậm chí, giới trẻ Hà Nội còn "cuồng" thức uống này đến nỗi có cả những hội cuồng trà đào Lý Thường Kiệt trên trang mạng xã hội Facebook.


 Trà đào đóng hộp sẵn bán với giá 6 nghìn đồng/hộp.

Qua tìm hiểu tại các địa điểm bán trà đào trên các phố Đào Duy Từ, Nhà Thờ, Ngã Tư Sở... giá thường dao động từ 8 đến 15 nghìn đồng/cốc và không ngừng tăng lên theo mỗi năm. Trong khi đó, trà đào Lý Thường Kiệt vẫn giữ nguyên mức giá 6 nghìn đồng/cốc từ rất nhiều năm nay. Không những thế, cốc trà đào ở đây luôn đầy và to hơn những nơi khác, xứng đáng là trà đào rẻ nhất Hà Nội. Mặc dù thời điểm này là kỳ nghỉ hè của học sinh nhưng từ chiều tối quán đã đông nghịt khách ngồi từ trong nhà ra đến dọc vỉa hè, trong đó phần lớn là các bạn trẻ. Bạn Thu Hằng, hiện là sinh viên một trường đại học cho biết: Trà đào quán này không chỉ ngon mà rẻ phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên nên rất đông khách. Không chỉ uống tại quán, rất nhiều người còn đến mua mang về.

Không chỉ có trà đào, thực đơn của quán còn nhiều thức uống được yêu thích  khác như trà xanh thái, sữa dừa, ca cao, cà phê... với giá bán từ 10 đến 15 nghìn đồng/cốc.  Khi được hỏi, một nữ nhân viên trẻ làm công việc bưng bê cho biết: "Ngày nào quán cũng đông khách, nhất là vào buổi tối. Mùa hè quán mở cửa bán suốt từ 6 giờ sáng cho đến hết 24 giờ đêm, mỗi ngày quán bán được hàng nghìn cốc nước...”. Không quán nào tiết lộ mỗi ngày họ lãi được bao nhiêu nhưng với doanh số hơn nghìn cốc nước mỗi ngày thì việc quán có thể thu được bạc triệu là còn khiêm tốn.

Công nghệ pha chế trà đào từ... nước máy

Tận mục một quán nước trên đường Lý Thường Kiệt, chúng tôi thực sự ngạc nhiên vì quán rất chật hẹp, mặt tiền chỉ rộng hơn 2 mét, phía ngoài cửa để rất nhiều bao tải dừa tươi và ghế nhựa để tiếp khách ngồi vỉa hè, đi vào trong có một chiếc tủ bảo ôn để chứa các loại nước uống đóng hộp sẵn. Tiếp đến là một khoảng trống xếp la liệt các thùng nước ngọt đóng chai, bên cạnh đó đặt một cái bếp lò, trên bếp lò lúc nào cũng âm ỉ một nồi nước, được cho là nước đường. Khi đi sâu vào trong thì có một mùi chua nồng bốc ra từ những tải rác được chất ngay cạnh lối đi. Đáng sợ hơn là khu vực pha chế có rất nhiều ruồi vây quanh được đặt ngay cạnh nhà vệ sinh xập xệ, bẩn thỉu. Đi qua khu vực này là phòng dành cho khách ngồi, chỉ rộng vỏn vẹn khoảng 10m2 có 3 cái bàn và vài cái ghế xung quanh... Quán nhỏ như vậy nhưng có đến 4 nhân viên phục vụ, còn ông bà chủ thay nhau giám sát và thu tiền.

 Nhân viên phải pha chế đồ uống liên tục để kịp phục vụ khách.

Chọn vị trí đối diện bàn pha chế, chúng tôi quan sát thấy một nhân viên nữ làm công việc pha chế đang làm việc liên tục. Trên bàn có một chiếc máy xay sinh tố và hàng chồng những chiếc cốc nhựa dùng 1 lần. Bên phải đặt một thùng nhựa chứa đầy đá xay, bên trái là máy dập nắp hộp cạnh một cái sọt đựng thành phẩm. Dưới chân nhân viên này có hai thùng nước đựng trong thùng sơn màu trắng cạnh vòi nước thông với nhà vệ sinh. Theo quan sát, công thức để có được một cốc trà đào mát lạnh đó là nhân viên sử dụng khoảng 3 – 4 gói trà đào hòa tan cho mỗi lần, thêm khoảng 1 bát nước đường sau đó đổ đầy đá xay rồi cho thêm nước, xay khoảng 3 phút cho các thứ trộn đều rồi đổ ra cốc nhựa. Mỗi lần xay nhân viên này đổ ra được 4 cốc đầy rồi cho vào máy dập nắp, xếp vào sọt nhựa màu đỏ. Thay bằng trà đào, nhân viên dùng trà chanh, ca cao hay cà phê... và xay theo công thức trên sẽ có những vị trà khác nhau.

 Những xô nước máy được nhân viên pha chế dùng để xay đồ uống.

Nguyên liệu để pha chế được bày công khai trên một chiếc bàn vuông đặt ngay giữa hành lang thông từ bàn pha chế ra chỗ khách ngồi uống nước. Chúng tôi không thắc mắc với những nguyên liệu này bởi khi xem chúng đều là những loại đồ uống của thương hiệu trà Cozy với nhãn mác và hạn sử dụng đầy đủ. Tuy nhiên, việc nhân viên này dùng nước trong hai chiếc xô nhựa trắng để pha chế thì rất khó hiểu bởi nguồn nước này là nước máy trực tiếp xả ra từ chiếc vòi ngay bên cạnh.

Hầu như khách hàng của quán không để ý đến việc mình đang uống loại nước được pha chế như thế nào. Bạn Nguyễn Thị Thu, nhân viên một văn phòng trên phố này kể: “Mình và các bạn thường xuyên uống nước ở quán này, cũng để ý thấy người ta lấy nước trong xô để làm nhưng mình nghĩ đó là nước sạch. Nhưng mình cũng chưa từng thấy họ đun nước sôi bao giờ...”.

 06:30 28/07/2014 
Nguyễn Nguyên

VỤ “VAY TÍN DỤNG ĐEN NỘP TIỀN NÔNG THÔN MỚI” Ở QUẢNG BÌNH

Dân “tố” tiếp nhiều trường hợp đau lòng

Có trưởng thôn đã xuống nhà dân “đe nẹt” đủ kiểu và cấm cản không được nói bất cứ điều gì cho báo chí.
Khi bài viết “Vay tín dụng đen nộp tiền nông thôn mới” (Pháp Luật TP.HCM ngày 25-7) đến tay bạn đọc, nhiều bà con ở xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) tiếp tục thông tin ở xã này còn có những trường hợp bị thu tiền làm đường bê tông hết sức kỳ quặc.
Không nộp là bị réo lên loa
Trước những thông tin đó, chúng tôi tức tốc về lại Tân Thủy. Những chuyện đau lòng cứ thế được người dân gạt nước mắt kể.
Như trường hợp của ông Trần Quang Toán ở làng Tân Bằng, điều trị tâm thần từ 30 năm nay (có sổ điều trị bệnh tâm thần) nhưng vì ông đứng tên là chủ hộ có năm nhân khẩu nên vẫn bị đưa vào danh sách phải đóng. Bà Ngô Thị Phách - vợ ông cho biết: “Thôn xóm cứ thế áp tới nộp. Tui xin giảm hoặc miễn cho ông Toán vì tâm thần nhưng trên xã nói không được, còn sống là lo nộp”. Bà Phách tiếp: “Tui đang đi vay tiền thì loa thôn oang oang ngày ba lần, réo tên nhà tui miết. Cứ nghe tiếng loa là ớn lạnh tóc gáy, chú ơi!”.
Tương tự, nhà ông Trần Kim Thịnh (ở làng Tân Thịnh) có bảy nhân khẩu, gia cảnh khó khăn. Ông là cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam. Đứa con thứ Trần Kim Tâm, 33 tuổi bị thần kinh bẩm sinh, cứ đi lang thang đầu đường cuối xóm, ai cho gì ăn nấy, không cho thì về nhà lục lọi nồi niêu để ăn. Bà Đinh Thị Lan - vợ ông Thịnh  nói: “Tui nói con tui chả biết chi mà mần, chả biết chi mà lao động, phải hưởng trợ cấp của Nhà nước về nạn nhân chất độc da cam nên các anh thương tình miễn cho cháu. Trưởng thôn, cán bộ xã về xác minh xong chẳng đồng ý. Cứ rứa mà nộp 1,7 triệu đồng”. Bà Lan cũng cho hay gia đình bà chưa có tiền nên nộp chậm thì cũng bị thôn bắc loa gọi tên tới lui. “Tủi quá, tui phải chạy vạy khắp xóm làng vay tiền mà nộp để khỏi bị réo lên loa” - bà Lan nỗi niềm.

Ông Trần Quang Toán bị tâm thần 30 năm vẫn bị thôn liệt vào danh sách nộp tiền làm đường như người thường, xin giảm cũng không cho... (Ảnh dưới: Sổ điều trị tâm thần ngoại trú của ông Toán). Ảnh trong bài: MINH QUÊ
Hay như ở làng Tân Hòa, vợ chồng ông Phan Quốc Trị - bà Lê Thị Hậu tàn tật, cả hai vợ chồng phải di chuyển bằng xe lăn. Là con của liệt sĩ thời chống Pháp nhưng khi làm đường, thôn thông báo hai vợ chồng ông còn nợ hai suất tiền với 340.000 đồng. “Tui vay trả được một nửa, còn một nửa tui nói cho tui mần mướn xong có là trả. Thế mà trong năm 2013, vợ chồng tui được hỗ trợ 100.000 đồng vì bị ảnh hưởng bởi bão từ một chương trình từ thiện lại bị cấn trừ nợ tiền đường. Buồn lắm, chú ạ!” - ông Trị cho biết.
Đe nẹt dân vì dám “tố” với báo chí?
Thông tin từ một số người dân cho hay họ đã bị “đe nẹt” vì cung cấp thông tin cho báo chí. Như trường hợp của anh Dương Văn Điệp ở thôn Tân Lỵ (kể về hoàn cảnh vợ mất, một mình nuôi con trong túp nhà cuối xóm với cảnh nghèo vô cùng, một đoàn từ thiện tặng hai cha con anh 280.000 đồng ăn tết năm 2013 liền bị trưởng thôn giữ hết) bị trưởng thôn Dương Đăng Ái hạch sách vì sao lại kể những chuyện đó cho báo chí biết. Anh Điệp kể: “Ông Ái nói: “Mi được hộ nghèo là do tau, mi đừng to mỏ!”. Tui nói lại phận tui nghèo là do số phận, răng (sao) do anh được. Nghèo được Nhà nước trợ cấp là vì Nhà nước nhân văn, thương dân chứ mớ chi của anh”. Anh Điệp cũng cho biết thêm, lãnh đạo thôn cấm anh không được nói hoàn cảnh gia đình cho bất cứ ai về tìm hiểu. “Tui không chấp nhận như rứa (thế) được, trưởng thôn mà cấm dân nói là răng?” - anh Điệp bức xúc.

Vợ chồng ông Trị đi xe lăn cũng bị thu và cấn trừ tiền từ thiện. 
Bà Nguyễn Thị Thoái (cùng thôn, người phát hiện việc gian dối làm đường từ 590 m thành 1.000 m) cũng bức xúc nói: “Trưởng thôn, bí thư chi bộ cấm không được nói khó khăn, cấm không được nói nộp tiền bạc làm đường nặng nề. Nói rứa răng được? Thôn mần răng dân biết hết, ai ép dân như thế nào thôn biết hết. Cấm là cấm răng được?”. Bà Thoái cũng cho biết thêm: “Với trường hợp hộ bà Phạm Thị Lướt phải vay mượn tín dụng đen để nộp cả suất mẹ già bị bệnh thập tử nhất sinh, nộp xong mẹ bà Lướt mất. Trước khi nộp, có xin thôn giảm cho bà mà không cho. Bà Lướt kể với nhà báo xong thì chừ thôn không cho gặp bất cứ ai vì sợ bà Lướt nói về hoàn cảnh của mình”.
Trường hợp cháu Dương Văn Thiện (bị lơ ngơ và quậy phá vô thức, thôn bắt nộp như người bình thường), thôn cũng cấm người nhà không để cho ai chụp ảnh. “Mẹ cháu chết, chừ ở với cha, khi thì về nhà ngoại, nhà cô, nhà dì. Gia đình có lên xin thôn miễn cho cháu nhưng trưởng thôn nói “Hắn có trợ cấp nhà nước thì lo mà nộp”. Thử hỏi mỗi tháng cháu chỉ có mấy trăm ngàn, cũng chỉ đủ cho cháu ăn chứ cháu làm được tiền thì nộp rồi” - một người thân của cháu Thiện nói.
Trong quá trình trở lại Tân Thủy, tìm hiểu ở 12 thôn tại đây, thực ra không phải trưởng thôn nào cũng ép dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi diễn ra cuộc vận động dân góp tiền làm đường, đã có trưởng thôn góp ý nên miễn hoặc giảm cho các đối tượng khó khăn, chất độc da cam, tâm thần, già cả neo đơn... thì bị xã đe nẹt ngay nên không dám “hó hé”.
Khi trao đổi vấn đề dọa dân, ông Nguyễn Văn Hiệu, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy, cho biết sẽ chỉ đạo chấm dứt ngay chuyện này. Ông Trần Văn Lương, Phó Chủ tịch xã Tân Thủy, cũng hứa chỉ đạo rốt ráo sự việc này để bà con nhân dân yên tâm sinh hoạt bình thường.
Thứ Hai, ngày 28/7/2014 - 02:45
MINH QUÊ

Mong thôn, xã làm đúng chỉ đạo của chủ tịch huyện
Chúng tôi cảm ơn báo Pháp Luật TP.HCM đã nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân quê nghèo. Với xây dựng nông thôn mới, chúng tôi cũng mong muốn góp công, góp sức, góp của nhưng cách làm của một số lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn làm sức dân kiệt đi thì người dân phải đấu tranh. Chủ tịch huyện Nguyễn Quang Năm đã có chỉ đạo rất sát là giảm, miễn với người khó khăn, đối tượng chính sách, rứa mà xã, thôn vẫn bắt người tâm thần ra nộp, bắt người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam ra nộp thì không nhân văn chút nào cả.
Bà NGUYỄN THỊ THOÁI (thôn Tân Lỵ, xã Tân Thủy)
Cách làm cá nhân, duy ý chí gây tổn thương
Phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã nhà Tân Thủy bị mất hình ảnh không phải do người dân chậm nộp, cũng không phải do người dân kể với báo chí về cách thức nộp cào bằng, mà do cách làm mang tính cá nhân chủ nghĩa của một số cán bộ cơ sở. Điều này đã làm cho phong trào vốn do dân làm chủ thể trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình. Thế thì phải xem xét lại tư cách một số cán bộ cốt cán của xã.
Ông LÊ GIA HẠNH, một cán bộ hưu trí ở thôn Tân Bằng

Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH

(Nhân Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 8 sắp tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove, Nam California).

Ở đây chúng tôi không hề muốn nhắc lại những điều ân nghĩa mà ai cũng ý thức được, có thể làm phiền lòng một đôi người, trong khi với lòng hảo tâm, từ bi hoặc bác ái, hầu hết đồng bào hải ngoại đã làm rất nhiều việc giúp đỡ thiện nguyện cho những người kém may mắn hơn mình hiện đang sống ở quê nhà. Hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều tổ chức thường trực quyên góp tiền để đem về giúp Việt Nam.

Từ chuyện nhỏ như mổ mắt vá môi, chuyện người cùi, bệnh tật hay già yếu, chuyện chén cơm cho người già, bát cháo giúp người đau ốm, cho đến những chuyện khá quy mô “đỡ tay” cho nhà nước cộng sản như xây trường, làm đường, phát học bổng... Không làm thì không ngồi yên trước thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật của bà con ruột thịt, mà làm cũng thấy nhiều điều phi lý. Trong khi ngoài nước, chúng ta gom góp từng chục bạc, thì ở trong nước hàng triệu đô la chui vào túi tham nhũng, đục khoét, với những trò cá độ, tẩu tán tài sản hay với lối ăn chơi huy hoắc từ các thành phố lớn cho đến cả nông thôn của các cán bộ, đảng viên cộng sản.

Một phụ nữ an ủi một thương binh VNCH tại phi trường Phú Bài, trong lúc chờ máy bay đưa về bệnh viện Ðà Nẵng hồi Tháng Tư, 1972. (Hình minh họa: Ennio Iacobucci/AFP/Getty Images)


Ở trong địa hạt nào, đường lối của cộng sản cũng tán thưởng và giúp đỡ những tổ chức này, vì chúng ta đã làm những việc “đỡ tay đỡ chân” cho chính quyền để họ còn rảnh tay lo nhiều việc, trong đó còn lo việc đàn áp quần chúng đòi hỏi tự do, công lý. Cũng có những đoàn cứu trợ phải qua chính quyền, nhưng cũng có những đoàn cứu trợ được thong thả đi sâu vào các nơi hẻo lánh xa xôi, xoa dịu được nỗi đói nghèo thì quần chúng càng ngày càng bớt bất mãn. Duy chỉ có một vùng cấm địa mà cộng sản vẫn canh chừng là địa hạt các thương phế binh VNCH của chúng ta. Mỗi khi có một tổ chức đứng ra tụ tập anh em thương binh để phát quà, khi vui thì công an lơ là cho gặp gỡ, khi nghi ngờ, cảnh giác thì “ngăn đường cấm chợ.”

Chúng ta không thể nào đem tiền về tập họp các thương binh VNCH lại và công khai phát tiền cho họ, ngoại trừ dưới danh nghĩa cứu trợ chung chung, trong đó có những người thương tật của cả hai bên như chúng ta vẫn thường thấy trên màn ảnh truyền hình.

Bây giờ đã gần 40 năm qua, chúng ta cũng không oán ghét gì những thương binh cụt què của hàng ngũ cộng sản trước kia, vì họ cũng là nạn nhân của sự lừa bịp chính trị, hy sinh cho kết quả của lầm than dân tộc và chỉ xây dựng cơ đồ cho một nhóm thiểu số cầm quyền. Nếu chúng ta có khả năng giúp đỡ được cho họ thì chính nghĩa của người quốc gia còn tỏ sáng, rạng ngời, tuy vậy “lực bất tòng tâm,” hải ngoại không thể giúp hết cho cả nước Việt Nam, và cũng còn một chỗ, để cho, chính những người đã hy sinh cho chế độ ấy thấy rõ bộ mặt thật của chế độ cộng sản độc ác và bất nhân.

Trong cuộc chiến giữ miền Nam Việt Nam, chúng ta ước tính có đến 350,000 chiến sĩ hy sinh, số thương binh phải gấp con số tử vong sáu lần. Qua thời gian, kẻ còn người mất, có người trở lại đời sống bình thường, người lành lặn trở lại, người đã qua đời hay ly tán, tha hương, số thương binh không có khả năng làm việc mưu sinh tại quê nhà, ít nhất phải là con số trên trăm nghìn. Chúng ta lại có 3 triệu người Việt ở hải ngoại hay gần một triệu đơn vị gia đình, ước tính có 500,000 gia đình đi ra từ miền Nam, chúng ta thừa sức bảo trợ cho một trăm nghìn thương binh VNCH ở Việt Nam.

Mỗi năm chúng ta đi du lịch, tiêu pha vào các dịp lễ Tết, quà cáp cho bạn bè, con cháu, làm việc phước thiện, mỗi gia đình tiêu pha, con số ít khiêm nhường phải lên đến con số nghìn (đô la). Xin quý vị rủ lòng thương mỗi gia đình “bảo trợ” cho một thương binh, như anh em bà con, nhà thờ, nhà chùa, cơ quan thiện nguyện đã từng bảo trợ cho chúng ta đến đây và sinh tồn trên mảnh đất này, con cái chúng ta được học hành, sống no ấm, hạnh phúc.
Mỗi năm chúng ta chỉ cần giúp từ $100 đến $200 với khả năng của người bảo trợ và tùy những khó khăn của người thương binh. Các gia đình bảo trợ sẽ có một gia đình để thăm viếng, thăm hỏi và giúp đỡ và thương binh sẽ có một nơi nương tựa, đặt niềm tin vào cuối cuộc đời của họ. Việc bảo trợ này không bị ràng buộc với bất cứ một sự cam kết nào, mà chỉ do tấm lòng thương yêu tự nguyện của chúng ta.

Chúng ta có thể chọn một thương binh ở gần địa phương có bà con, gia đình của chúng ta trú ngụ để có thể xác tín về sự nghèo đói, sinh hoạt hay hoàn cảnh của người thương binh này, cũng như theo những thương tật đặc biệt mà chúng ta muốn lưu tâm giúp đỡ. Nếu có dịp đi Việt Nam, chúng ta có thể thăm viếng, quan sát đời sống của gia đình thương binh này để tạo thêm tình thương và tin cậy, như vậy việc giúp đỡ của chúng ta trở nên có nhiều ý nghĩa hơn.

Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH tại Nam California hiện nay đang giữ hàng chục nghìn hồ sơ có hình ảnh thương tật và giấy tờ chứng minh để trao cho gia đình quý vị. Trong hoàn cảnh hiện nay, thương binh chỉ được nhận một gia đình bảo trợ, nhưng một gia đình có thể bảo trợ cho hai hay ba hồ sơ thương binh tùy theo khả năng và tấm lòng của mình. Ngoài ra các anh chị em làm việc chung trong mỗi “đơn vị” như xưởng may, tiệm nail hay hãng xưởng cũng có thể chung nhau mỗi năm, một người $5, $10... một cách dễ dàng để bảo trợ cho một thương binh, chúng ta chia sẻ với nhau niềm vui bác ái ấy, đó hạnh phúc khi ban một ân huệ, hay một niềm vui cho người khốn khó, khổ đau hơn mình.

Hiện nay, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH cho biết rất ít hồ sơ thương binh được nhận bảo trợ, vì nhận bảo trợ có trách nhiệm và khó khăn, mất thời giờ hơn là gửi đến các cơ quan giúp thương binh một hay hai trăm đồng bạc. Trước hết chúng tôi mạn phép kêu gọi mỗi thành viên thiện nguyện đang làm việc giúp cho hội, chúng ta mỗi người bảo trợ cho một hồ sơ thương binh, cho đến lúc họ qua đời, nếu chúng ta qua đời, hy vọng con cái chúng ta sẽ tiếp tục công việc ấy. Bằng một tấm lòng nghĩ về người lính năm xưa, những gia đình của chúng ta, lớn hay nhỏ, sẽ bắt đầu bảo trợ cho một vài hồ sơ thương binh, dù chỉ là một hạt muối bỏ biển, trong một đại dương nghèo đói, khổ đau của Việt Nam và nhất là các thương binh VNCH bất hạnh của chúng ta.

Ðừng đánh giá sai thiện chí của tuổi trẻ mà chúng ta không dám vận động lớp tuổi này. Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, người đã tích cực đem lại thành quả của 7 lần tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” với số thu gần $4 triệu chỉ vì muốn làm “một viên thuốc giảm đau cho nỗi thống khổ của thương binh VNCH.” Cũng như anh Lý Vĩnh Phong, từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, cho rằng, “Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ quên cái gì của các thương phế binh VNCH 'đã mất' để cho người Việt hải ngoại chúng ta có những 'cái được' hôm nay.”

Có những việc làm minh bạch công khai và cần thiết như những lần đài SBTN, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH, các hội đoàn cựu quân nhân Nam và Bắc California đứng ra tổ chức các buổi đại nhạc hội ngoài trời để gây quỹ giúp thương binh, vẫn bị đánh phá, xuyên tạc. Xin những người có tấm lòng vững tin vì hiện nay có bao nhiêu thương binh VNCH đang còn hướng về quý vị, ý nghĩa hơn những đồng đô la nhân ái, chính là chúng ta đã gửi cho anh em thương binh những niềm tin.

Dù trong hoàn cảnh thất trận, “tan đàn xẻ nghé,” nhiệm vụ không hoàn thành, người lính VNCH vẫn hãnh diện là người lính chiến đấu cho tổ quốc, mà mỗi người dân miền Nam phải ghi nhớ, trong khi cả nước bắt đầu nhận ra chân dung đích thực của những anh hùng.

07-27- 2014 2:50:01 PM 
Tạp ghi Huy Phương
Theo Người Việt

Xây ga tàu điện ngầm, phá xóa trung tâm Sài Gòn

SÀI GÒN - Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng. 


Tan tành đài phun nước, trái tin khu trung tâm Sài Gòn ở giao lộ Nguyễn Huệ- Lê Lợi.(Hình: Phan Chánh/Người Việt)

Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.

Các công trình như Công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố, cây xanh hai bên công viên, đài phun nước ở giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ, vòng xoay Quách Thị Trang, tượng đài Trần Nguyên Hãn... sẽ lần lượt được di dời giải tỏa.

Chúng tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ hai của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm sáu chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi, xúc động nói. "Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn nước này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình... Hồi đó đã có mấy cây dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu chết tươi là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào."

Trước và sau chúng tôi, những người đi đường dừng xe lấy điện thoại ghi lại những hình ảnh cuối cùng của đài phun nước, của hàng cây dầu cổ thụ. Điện thoại trong túi tôi cũng rung, tôi mở ra đọc được tin nhắn của một người bạn thân có nội dung: Sài Gòn đang bị xóa đó anh! Tôi hiểu người bạn này muốn nói gì.

Sau biến cố 1975, ai cũng biết Sài Gòn đã mất vị thế lịch sử thủ đô của một chính thể dân chủ - tự do VNCH, giá trị văn hóa-văn minh của một đô thị kế thừa và thượng tôn ý thức dân tộc. Từ đó đến nay, Sài Gòn mất tên, đường phố thay danh... Sài Gòn bị chế độ cộng sản hành hạ bằng những thay đổi cực đoan và ấu trĩ, nhưng dù khu trung tâm Sài Gòn bị khoác hình thức và nội dung tuyên truyền nào, thì ít ra tinh anh Sài Gòn vẫn may mắn không bị xóa trắng như lần này.

Một bà vừa đi mua sắm ở chợ Sài Gòn ra, nói. "Tại sao họ không xây ga điện ngầm ở khu công viên 23/9 cho dễ coi. Tui nghe nói họ dẹp luôn tượng Trần Nguyên Hãn, rồi tới đây phá luôn chợ Sài Gòn để làm siêu thị cao cấp. Vậy là kể như Sài Gòn chết hết rồi."

Cảnh bứng cây trước khách sạn Rex. (Hình: Phan Chánh/Người Việt)

Dưới chính thể VNCH, để tôn vinh những anh hùng dân tộc, Sài Gòn đã có những tượng đài đạt tầm nghệ thuật rất cao như những tượng đài An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ... Tượng Phan Đình Phùng ở bồn binh Cây Gõ đã bị lấy chỗ xây cầu vượt, và tới đây sẽ tiếp tục biến mất tượng Trần Nguyên Hãn.

Hẳn nhiên việc di dời hay xóa bỏ một tượng đài nào đó vì tuổi thọ công trình hay vì nhu cầu phát triển giao thông là điều không thể tránh khỏi, nhưng người Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm tình yêu nước và lòng kính trọng lịch sử dân tộc khi mà toàn bộ các công trình tượng đài mới được chế độ này xây chỉ để tôn vinh lãnh tụ và những anh hùng của chế độ Cộng Sản.

Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với những người chứng kiến cảnh đốn hạ cây xanh khu trung tâm Sài Gòn. Họ đều buồn đến ngơ ngác! Với người Sài Gòn, cả cố cựu và người nhập cư đều cho là xâm phạm khu trung tâm trước nhà hát lớn để đào xới  làm ga tàu điện ngầm là xâm phạm trái tim Sài Gòn và trái tim họ.

Ngay cả những người trẻ sinh sau năm 1975, vốn không mường tượng được thế nào là một Sài Gòn hòn ngọc viễn đông và không  có xu hướng tưởng vọng về chính thể VNCH, một chính thể đã tạo ra một "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!"  cũng không dấu thất vọng trước việc phá nát cảnh quan khu trung tâm.

Một bạn trẻ đang làm trưởng phòng Marketing của một công ty Nhật, hỏi tôi. "Hồi chế độ trước, có ông Tổng Thống hay Thủ Tướng nào xây cho mình tượng đài không chú?" Tôi trả lời anh là không có. Anh cười gật gù. "Cháu chẳng hiểu chế độ đó nhiều, nhưng nếu họ không xây tượng đài cho mình là tự trọng."

Không lâu nữa, một bức tượng ông Hồ Chí Minh sẽ được đặt trên nền của cái đài phun nước đã tan hoang hôm nay. Và không cần ai gợi ý mà cũng không cần nói ra, người Sài Gòn đều biết số phận của các tượng đài lãnh tụ xứ cộng sản, lãnh tụ ở các nước độc tài sẽ ra sao. (PC)

Phan Chánh/Người Việt

Trình độ tiếng Anh thầy cô giáo đồng bằng Cửu Long quá kém

VIỆT NAM (NV) - Một đợt kiểm soát trình độ tiếng Anh của các thầy cô giáo dạy môn này tại các tỉnh miền Tây của Việt Nam gần đây nhất cho thấy, chỉ vài phần trăm được gọi là đạt tiêu chuẩn theo qui định của ngành giáo dục Việt Nam. 


Trong một lớp học tiếng Anh bậc tiểu học ở Sài Gòn. (Hình: giaoducthoidai.vn)

Báo Tuổi Trẻ cho biết, kết quả của đợt khảo sát trình độ khoảng 1,200 giáo viên dạy tiếng Anh ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long cách nay hai năm cho thấy, trình độ tiếng Anh của họ thấp kém đến thảm hại. Riêng tại tỉnh Ðồng Tháp, không có người nào trong số 400 thầy cô giáo dạy tiếng Anh bậc tiểu học, đạt tiêu chuẩn theo qui định của ngành giáo dục Việt Nam. Còn trong số gần 900 giáo viên dạy tiếng Anh bậc trung học của tỉnh này, chỉ có 16 người đạt tiêu chuẩn theo qui định, chiếm tỉ lệ 1.8%.

Phúc trình trước đó của Sở Giáo dục tỉnh Ðồng Tháp nói rằng, họ đã dự liệu trước tình hình trên. Vì vậy, từ hai năm trước, Sở Giáo dục Ðồng Tháp đã tốn hàng tỉ đồng để mở nhiều lớp học gọi là “bồi dưỡng để nâng cao trình độ tiếng Anh” của giáo viên các cấp. Người của các trường Ðại Học Ðồng Tháp, Cần Thơ, và ba trung tâm ngoại ngữ có tiếng tại Sài Gòn, trong đó có một trung tâm ngoại ngữ của Malaysia... được cử đến giúp gần 1,000 giáo viên dạy tiếng Anh cải thiện trình độ. Thế nhưng, trong kỳ thi cuối của chương trình “bồi dưỡng,” số giáo viên đạt yêu cầu cũng chỉ đếm được “trên đầu ngón tay.”

Trong khi đó tại tỉnh Vĩnh Long, số lượng giáo viên dạy tiếng Anh tại các trường của tỉnh này có vẻ khá hơn. Tuy nhiên, số thầy cô giáo có trình độ đạt tiêu chuẩn qui định cũng chỉ chiếm từ 10% đến 27% là tối đa. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường trung học huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp than thở rằng, họ thi rớt các lớp “bồi dưỡng tiếng Anh” là vì đã quen với cách “học gì thi nấy.”

Vị này còn nói, tại các lớp “bồi dưỡng tiếng Anh,” giảng viên ngoại quốc đặt “câu hỏi bất ngờ” khiến các thầy cô giáo lúng túng, không trả lời được, vì vậy mà thi rớt, bị coi như không đạt trình độ theo yêu cầu.

Còn theo dư luận, lâu nay học sinh - sinh viên ở Việt Nam học tiếng Anh theo kiểu từ chương. Ông Phạm Văn S. - giáo sư dạy tiếng Anh tại một trung tâm ở Sài Gòn, từng chỉ trích kiểu học ngoại ngữ “như vẹt” của người Việt Nam. Theo ông, đa số người Việt Nam học ngoại ngữ theo kiểu thuộc lòng, cho nên có thể đọc được, thậm chí là viết được, nhưng lại không nghe được, và vì thế không nói được. (PL)

07-26-2014 11:58:30 AM
Theo NgườiViệt



Xăng thế giới giảm sâu, giá xăng Việt chót vót

(Baodatviet) - Giá cơ sở mặt hàng xăng dầu thế giới một tuần qua liên tục đi xuống, song ở Việt Nam hiện đang ở mức kỷ lục - 25.640 đồng một lít.
Nếu tính từ đầu tháng 7 đến nay, giá xăng RON A92 trên thị trường Singapore đã liên tục giảm và mức giảm sâu nhất là 117,02 USD/thùng.
Với mặt hàng dầu DO, không cần sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG), ngày 23/7, trung bình mỗi lít dầu DO DN đã có lãi 192 đồng.
Trao đổi trên tờ Thanh niên, phó giám đốc một công ty kinh doanh xăng dầu tại phía nam cho biết: “Trách nhiệm điều chỉnh giá xăng dầu thuộc về liên bộ Tài chính và Công thương, DN sẵn sàng làm theo sự điều chỉnh của liên bộ”.
Theo ông Trịnh Quang Khanh, đại diện một doanh nghiệp xăng dầu: trung bình mỗi ngày thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 38 triệu lít xăng dầu các loại. Như vậy với diễn biến giá thế giới giảm mạnh khiến suốt mấy ngày qua doanh nghiệp xăng dầu lãi vài chục tỉ đồng. Chẳng hạn, riêng ngày 25/7 doanh nghiệp ngành xăng dầu bỏ túi khoảng 18 tỉ đồng.
Cho rằng việc điều hành giá xăng dầu hiện nay đang nằm trong tay Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), doanh nghiệp không được quyền quyết nên mặc cho giá xăng thế giới giảm, doanh nghiệp trong nước vẫn ung dung bán giá cao. Động thái này khác hẳn với những khi điều chỉnh tăng lại vô cùng nhanh chóng.
Tình trạng tăng giá nhanh, chần chừ giảm là việc dễ thấy trong việc điều hành giá xăng dầu tại Việt Nam
Tình trạng tăng giá nhanh, chần chừ giảm là việc dễ thấy trong việc điều hành giá xăng dầu tại Việt Nam

Thực tế giá tăng nhanh, giảm chậm lặp đi lặp lại suốt những năm qua khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải bỏ vị thế độc quyền của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đồng thời kiểm soát liên minh tăng giá.
Hiện có 21 doanh nghiệp đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu, trong đó, Petrolimex chiếm trên 50% thị phần. Để kinh doanh xăng dầu theo hướng thị trường và giảm vị thế độc quyền, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu cho phép thêm nhiều DN tham gia kinh doanh xăng dầu.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa có động thái gì.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiểm soát được hành vi các DN xăng dầu “bắt tay” tăng giá.
Qua theo dõi, mỗi lần tăng giá, các DN đều tăng cùng một lúc và cùng một mức giá. Ở đây, rõ ràng có hiện tượng liên minh.
Cũng theo ông Doanh, lâu nay can thiệp của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) chưa rõ ràng. Với việc Bộ Công Thương thêm quyền điều hành giá xăng dầu, dư luận càng lo tới đây Bộ này “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Phương Nguyên

Thảm họa và tập trận: Trò lố của Trung Quốc với ADIZ

(Baodatviet) - Hàng trăm chuyến bay dân sự đã phải hoãn lại để nhường trời cho quân đội Trung Quốc tập trận trong vùng nhận dạng phòng không tự bịa trên biển Hoa Đông
Thời điểm tập trận nhạy cảm

Theo tờ Minh Báo (Hong Kong) và Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết quân đội Trung Quốc đã bắt đầu hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở toàn bộ 7 quân khu bao gồm cả quân khu Nam Kinh - nằm ở bờ biển phía đông nước này và đối diện với Nhật Bản.

Từ ngày 19/7, nhiều hãng hàng không đã thông báo sự gián đoạn lớn trên các lộ trình trong và xung quanh khu vực quân khu Nam Kinh - gồm Thượng Hải và những tỉnh duyên hải phía đông như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Giang Tây.

Các chuyến bay giữa Hong Kong và Thượng Hải bị ảnh hưởng nhiều nhất, với ít nhất 65 máy bay bị hoãn hoặc hủy chuyến vào hôm thứ bảy. Hơn 10.000 hành khách đã chịu ảnh hưởng trong ít ngày qua, thậm chí một số người đã phải chờ hơn 20h ở sân bay.
Cục hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo trên đài phát thanh rằng, các chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng tới tận ngày 15/8 vì "những cuộc tập trận tần suất cao".

Hàng trăm chuyến bay dân sự bị ảnh hưởng vì những cuộc tập trận của Trung Quốc
Hàng trăm chuyến bay dân sự bị ảnh hưởng vì những cuộc tập trận của Trung Quốc
Theo Ni Lexiong, một nhà bình luận quân sự ở Thượng Hải, hoạt động này là cần thiết vì khu vực phía đông có thể là mục tiêu đầu tiên cho bất kỳ cuộc tấn công nước ngoài nào nhằm vào TQ.
Ngừng trệ hoạt động của 12 sân bay dân sự có nghĩa là quy mô diễn tập rất lớn, ông Ni nhấn mạnh. Ngoài Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán, các sân bay khác bị ảnh hưởng ở Hàng Châu, Hợp Phì, Tế Nam, Ninh Ba, Thanh Đảo, Trịnh Châu...

Chỉ tính từ sáng thứ hai đến 6h chiều hôm qua, hơn 290 chuyến bay ở 2 sân bay Thượng Hải đã bị hoãn hoặc hủy bỏ. Các hãng hàng không dự kiến cắt giảm 25% chuyến bay tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Theo Minh Báo, các cuộc tập trận do quân khu Nam Kinh thực hiện gồm 5 cuộc diễn tập bắn đạn thật với xe tăng trong điều kiện ban đêm và thiết kế địa hình nước ngoài nhằm nâng cao khả năng chiến đấu ở môi trường phức tạp. Không quân PLA cũng được cho là tiến hành diễn tập cất/hạ cánh cũng như các khả năng cứu sinh trong các môi trường biển phức tạp.

Lợi dụng thảm họa để gây sức ép

Thực tế, việc Trung Quốc tập trận như vậy là hoàn toàn bất thường và không có kế hoạch từ trước đó. Vậy cuộc tập trận “quy mô rất lớn” này từ đâu mà nảy sinh? Trước hết phải nhìn nhận đến vị trí mà Trung Quốc tập trận.

Họ cho rằng đang diễn tập quân đội để chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Nhưng vị trí ấy nằm ngay trên vùng mà hồi cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ADIZ. Hành động này của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản nổi giận và các đồng minh của họ, đặc biệt là Mỹ lên án sâu sắc.

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Tuy nhiên, không có gì thay đổi trong lập trường của Bắc Kinh về vấn đề ADIZ. Hành động tập trận đột xuất lần này dù Bắc Kinh có rêu rao để sẵn sàng phòng vệ, nhưng các chuyên gia quốc tế cho rằng trên tất cả, họ đang muốn khẳng định chủ quyền với ADIZ và đe dọa những nước láng giềng có tranh chấp về sức mạnh tổng lực của mình. Không phải ngẫu nhiên quân khu phía Nam, án ngữ trước Biển Đông tham gia vào cuộc tập trận này.

Nhưng hành động lần này của Bắc Kinh có phần đã quá lố, thậm chí là vô nhân đạo. Bởi trong khu vực tập trận nghiễm nhiên được coi là khu vực đang giao tranh có thời hạn. Trong khi thế giới còn chưa hết bàng hoàng bởi thảm họa mà máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia vừa gặp phải khi đi qua khu vực chiến sự của Ukraine.

Tiền đệ MH17 đã khiến hàng loạt hãng hàng không, hàng trăm chuyến bay buộc phải hoãn lại để tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thiệt hại cho những hãng hàng không này, những hành khách này có lẽ khó mà có thể liệt kê đầy đủ và không hiểu, Bắc Kinh có hành động bồi thường nào không.
Có thể nói rằng, để khẳng định uy quyền, sức mạnh, cùng cái chủ quyền phi lý của họ, Bắc Kinh sẵn sàng lợi dụng hai chiêu bài rất hèn hạ để gây sức ép với nhân loại: tập trận và tai nạn.

Đỗ Minh Tú

Mỹ đe dọa tấn công điểm huyệt Trung Quốc

(Baodatviet) - Giới phân tích Mỹ đã chỉ ra những điểm yếu chết người của Trung Quốc mà Mỹ có thể tấn công.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong bài viết “Cách giải quyết vấn đề Trung Quốc: Hãy đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh” đăng tải hôm 21/7 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) và sau đó được một tạp chí nghiên cứu uy tín của Mỹ dẫn lại, giáo sư Robert Sutter cho rằng Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tập trung vào những ưu tiên khu vực, hứa hẹn tăng cường an ninh, kinh tế và các mối quan hệ chính trị trong khu vực.
Giáo sư Robert Sutter
Giáo sư Robert Sutter
Trong khi đó, Trung Quốc, đối thủ tiềm năng nhất của Mỹ trong khu vực, đang theo đuổi chính sách xung đột gây ra những lo ngại chính về độc lập, chủ quyền và ổn định. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc gia mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự để giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông đang tạo ra vấn đề lớn đối với nước Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã công khai những quan điểm cứng rắn hơn lên án các hành động của Trung Quốc, thắt chặt hợp tác an ninh với các đồng minh và các nước vốn bị sự khiêu khích của Trung Quốc đe dọa. Các bước đi của Mỹ đã phần nào khiến Trung Quốc phải trả giá song vẫn không thể khiến Bắc Kinh dừng lại.
Giới chức và các chuyên gia Mỹ cũng đã hối thúc chính phủ Mỹ cần thay đổi cách thức phản ứng đã quá quen thuộc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cần phải có hành động để Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nghiêm trọng cho chiến lược cắt lát salami ở Biển Đông và Hoa Đông.
Ảnh trong bài báo với chú thích đơn giản: Hải quân Mỹ
Ảnh trong bài báo với chú thích đơn giản: Hải quân Mỹ
Đáp lại, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đang tăng cường giám sát và theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, xem xét phô trương lực lượng và các tàu của Mỹ vẫn hộ tống các tàu của đồng minh trong các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Sutter, các biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt đối với Trung Quốc. Không những thế, các biện pháp này của Mỹ lại tạo ra nguy cơ đối đầu với các lực lượng của Trung Quốc.
Giáo sư Sutter cho rằng chiến lược của Trung Quốc đang đánh vào điểm yếu của Mỹ bởi Bắc Kinh không sử dụng đến sức mạnh quân sự. Để đáp trả, Mỹ cũng phải sử dụng các biện pháp tương tự để đánh vào những điểm yếu của Trung Quốc mà không gây ra sự đối đầu công khai.
Những sự lựa chọn để Mỹ đối phó với Trung Quốc gồm:
1. Tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa của Mỹ hoạt động mà không bị phát hiện do khả năng chống ngầm yếu kém của Trung Quốc, đồng thời có đủ sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt bấy kỳ lực lượng nào của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Các tàu ngầm tấn công của “nổi lên” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, có thể kết hợp cùng tàu ngầm Nhật Bản và Australia, sẽ cảnh tỉnh Trung Quốc rằng năng lực chống ngầm của nước này yếu đến mức nào.
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ
Để phản ứng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để bù đắp sự hạn chế năng lực chống ngầm thì Trung Quốc sẽ phải có chi phí lớn và dài hạn khiến nguồn lực dành cho các nhà quy hoạch quân sự của nước này bị phân tán.
Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải có những điều chỉnh các ưu tiên ngân sách trong khi Trung Quốc đang trong giai đoạn tiến hành những thay đổi rộng lớn và khó khăn. Như vậy, biện pháp của Mỹ (chỉ cần cho vài chiếc tàu ngầm nổi lên) sẽ khiến Trung Quốc phải tiêu tốn rất lớn.
2. Đài Loan là một khu vực vô cùng nhạy cảm đối với Trung Quốc mà ở đây Mỹ có không ít lựa chọn buộc Trung Quốc phải trả giá rất đắt. Trong khi tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hăm dọa các nước láng giềng thì Mỹ có thể chú trọng hơn tới Đài Loan.
Một trong những lựa chọn là Mỹ có thể bán 66 chiếc F-16 mà Đài Loan mong đợi từ lâu. Hành động này không chỉ khiến Trung Quốc phải trả giá ở những chiếc máy bay mà quan trọng hơn nó thể hiện sự ủng hộ thực tế của Mỹ đối với Đài Loan chống lại sức ép và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể ủng hộ các phong trào ở Đài Loan như phong trào của phe đối lập ở Đài Loan hiện nay. Khi phe đối lập lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2016, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá và khó có thể điều chỉnh chính sách hiện tương đối thành công với Đài Loan.
3. Những cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong, một khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Quốc, báo hiệu Trung Quốc sẽ phải có những điều chỉnh chính sách một cách thận trọng và phải trả giá. Mỹ có thể ủng hộ các cuộc biểu tình ở đây và khiến Trung Quốc chịu những tổn thất.
4. Một trong những nguyên nhân chính từ bên ngoài khiến vấn đề Bắc Triều Tiên hiện vẫn tiếp tục đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mỹ có thể chú trọng nhấn mạnh sự thật này. Điều đó có thể gia tăng áp lực với Trung Quốc, quốc gia đang bị tổn hại thanh danh do mưu đồ bành trướng đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
5. Đối phó với việc Trung Quốc bố trí tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể, ví dụ bố trí tên lửa mang nhiều đầu đạn ở ngay trên lãnh thổ Mỹ, hay bố trí nhiều tên lửa trên các tàu ngầm tấn công trong khu vực nhắm vào Trung Quốc. Do sức mạnh chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn hạn chế, nên việc đối phó với những nguy cơ mới do đầu đạn của Mỹ gây ra sẽ là thách thức to lớn đối với giới lãnh đạo cũng như những sắp xếp chiến lược của Trung Quốc.
Theo đánh giá kết luận của giáo sư Robert Sutter, sự quả quyết của Trung Quốc ở các khu vực lãnh thổ tranh chấp là vấn đề nghiêm trọng, song không phải là thách thức cơ bản đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, các biện pháp kể trên, cũng như các biện pháp tương tự, nhằm vào điểm yếu của Trung Quốc cần được sử dụng thận trọng và tương ứng với các hành động của Trung Quốc có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ.
Thứ Hai, 28/07/2014 07:03
Đông Triều