Friday, April 27, 2018

Dịp 30/4: Xuất hiện lời kêu gọi chính quyền Việt Nam thay đổi thể chế .

VOA Tiếng Việt/28/04/2018
Sinh viên tạo hình quốc kỳ của Việt Nam.
 Sinh viên tạo hình quốc kỳ của Việt Nam
Các hội đoàn trong và ngoài nước vừa đưa ra lời kêu gọi Việt Nam loại bỏ chế độ cộng sản độc tài, đồng thời lên tiếng cổ xúy cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền, nhân dịp đánh dấu 43 năm ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, 30/4/1975.
Từ thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ, ông Đoàn Hữu Định, cựu Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn, một trong những người ký tên vào thư kêu gọi, cho VOA biết:
Lực lượng Bắc Việt tiến vào Sài gòn ngày 30/4/1975, nay là thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng Bắc Việt tiến vào Sài gòn ngày 30/4/1975, nay là thành phố Hồ Chí Minh.
“43 năm qua mà chưa có gì thay đổi thì tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả.”
Tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả.Ông Đoàn Hữu Định
Bức thư được hơn 18 hội đoàn đồng ký tên có đoạn viết: “Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hãy ý thức quyền lợi và tương lai của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của dân tộc, từ bỏ tư tưởng giáo điều độc tôn, chấp nhận một thể chế dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do bầu cử…”
 Đường dẫn trực tiếp 
Mục sư Nguyễn Công Chính, hiện đang sống lưu vong cùng gia đình ở tiểu bang California, người từng bị chính quyền Việt Nam giam cầm nhiều năm tù, nói với VOA rằng Ủy Ban Chống Văn hóa Tôn giáo Vận Cộng sản Việt Nam do ông làm chủ tịch muốn nhân dịp này lên tiếng để Hà Nội loại bỏ chế độ độc tài Đảng trị:
“Chúng ta nhớ đến ngày 30/4 là ngày đau buồn nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta xin cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam trước cảnh đau thương bị đàn áp, môi trường bị đầu độc, nền văn hóa bị mất đi, tôn giáo bị đàn áp, nhân quyền bị chà đạp, người dân sống trong cảnh khổ mà sự đàn áp của cộng sản thì một ngày gia tăng.”
Dân tộc Việt Nam trước cảnh đau thương bị đàn áp, môi trường bị đầu độc, nền văn hóa bị mất đi, tôn giáo bị đàn áp, nhân quyền bị chà đạp, người dân sống trong cảnh khổ mà sự đàn áp của cộng sản thì một ngày gia tăng.Mục sư Nguyễn Công Chính
“Sau 43 năm kể từ ngày 30/4/1975, Việt Nam vẫn là một trong vài quốc gia còn theo chế độ cộng sản lỗi thời, độc tài toàn trị, tước bỏ các quyền tự do căn bản của người dân,” bức thư nhấn mạnh.
Từ Huế, linh mục Phan Văn Lợi, chia sẻ cảm nhận của ông về tình hình đất nước sau 43 năm:
“Sau 43 năm chế độ cộng sản này hoàn toàn thất bại về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, giáo dục…Họ chỉ biết đánh chiếm, còn việc xây dựng và phát triển đất nước thì qua 43 năm thì đất nước lụn bại. Chính quyền độc đảng trấn áp mọi tiếng nói, kể cả những người có thiện chí xây dựng đất nước. Sau 1975 và cho đến nay họ tiếp tục giam những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ. Giới trẻ đã bị nền giáo dục đầu độc, họ không còn những lý tưởng tốt đẹp để lĩnh hội kiến thức của nhân loại.”
Đan viện Thiên An bị tấn công, dọa 'giết chết' đan sĩ
Đan viện Thiên An bị tấn công, dọa 'giết chết' đan sĩ
Ngoài lời kêu gọi ngưng đàn áp và tôn trọng nhân quyền, bức thư còn đưa ra lời thỉnh nguyện toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau liên kết tạo dựng nội lực dân tộc.
Sau 1975 va cho đến nay họ tiếp tục giam những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ.Linh mục Phan Văn Lợi.
Hôm 27/4, đài Tiếng nói Việt Nam VOV đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp “kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” trong đó nhấn mạnh: “chúng ta vô cùng tự hào nhìn lại bước đường đấu tranh cách mạng lâu dài và oanh liệt mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
Người đứng đầu nhà nước Việt Nam nói thêm rằng thắng lợi ngày 30/4 mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc và vẫn luôn là “tài sản vô giá.”
Thắng lợi ngày 30/4 mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc... và vẫn luôn là tài sản vô giá.Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Nhân dịp này, ông Trần Đại Quang kêu gọi toàn dân củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để vững bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

Hận… đầy tớ!

Theo VOA/27/04/2018 
Thiên Hạ Luận
Dư luận nói rằng căn biệt thự của đại tá Lê Văn Tam là do Phan Văn Anh Vũ tặng.
 Dư luận nói rằng căn biệt thự của đại tá Lê Văn Tam là do Phan Văn Anh Vũ tặng.
Trân Văn

Tuần này, người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam thi nhau bày tỏ sự oán giận giới mà về lý thuyết là đầy tớ của họ.
Xét về logic, oán giận kẻ… dưới là một nghịch lý. Thế nhưng bên cạnh nghịch lý này còn thêm một nghịch lý nữa: Dù oán giận dâng cao nhưng giới mà về lý thuyết được xem là chủ hoàn toàn… bất lực!
***
Đầu tuần này, Đại tá Lê Văn Tam “vời” báo giới đến nói chuyện. Có thể là ông Đại tá Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng tin rằng, hệ thống truyền thông chính thức sẽ giúp ông “giải độc dư luận”. Trong bối cảnh xã hội như hiện nay, cáo buộc ông nhận từ Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm”) một biệt thự trị giá hàng trăm tỉ đồng, dẫu chỉ lan truyền trên mạng xã hội cũng hết sức tai hại cho cả “sự nghiệp chính trị” lẫn “sinh mạng chính trị” của ông.
Tuy “lưỡi không xương” – đã phủ nhận biệt thự có diện tích tới 1.000 mét vuông, tọa lạc trong Europe Village mà gia đình ông sở hữu có dính dáng tới Vũ “Nhôm”, thậm chí đã khẳng định, đang suy nghĩ xem có nên đề nghị hệ thống công quyền điều tra, xử lý “thông tin có tính bịa đặt” này hay không – song Đại tá Tam không thể giải thích tại sao ông chỉ là sĩ quan công an, vợ chỉ là giáo viên mà có thể tạo lập một biệt thự song lập trong khu dân cư được xem là sang trọng nhất Đà Nẵng.
Nỗ lực “giải độc dư luận” của Đại tá Tam không chỉ bất thành mà còn phản tác dụng.
Qua tờ Tuổi Trẻ, một tiến sĩ tên là Nguyễn Hoàng Chương trình bày tính toán của ông, theo đó, thu nhập tối đa của một viên chức trong hệ thống công quyền ở Việt Nam khoảng 30 triệu đồng/tháng, muốn tạo lập bất động sản có giá trị 100 tỉ đồng thì phải mất… 277 năm, vậy mà không ít viên chức đang là chủ khối tài sản khổng lồ cỡ như vậy. Ông Chương kể rằng, ông đã thử vào goole, lấy “biệt phủ” (danh từ mà công chúng, báo giới ở Việt Nam thường dùng để mô tả các tư gia nguy nga, lộng lẫy của giới đầy tớ ở Việt Nam) làm “keyword” để tra thông tin thì chỉ cần 0,49 giây đã tìm thấy 4,92 triệu đề mục! Ông Chương gọi thực tế vừa kể là nghịch lý, là nguyên nhân dấy lên những bất bình, mỉa mai của dân chúng.
Tuy xác định những viên chức thủ đắc, sở hữu các khối tài sản khổng lồ là bất chính, là bán mình cho quỷ, đề cập đến lòng tự trọng, sự liêm chính nhưng nhìn chung ông Chương bày tỏ suy nghĩ của ông hết sức chừng mực. Báo chí chính thức luôn luôn như thế, thậm chí không muốn cũng phải giữ cho được sự chừng mực như thế giống như “giữ con ngươi trong mắt mình”.
Mạng xã hội thì khác…
Từ đề nghị của Lợi Mai Phan - dùng năm từ để diễn đạt theo hướng hài hóa lý do các viên chức có trăm tỉ, tạo lập “biệt phủ” - Văn Song Nguyễn khái quát: Tiền của dân cả đấy! Nguyễn Tiến góp vào, đó là: Không từ một thứ gì! Xuan Hoang thì bảo đó là: Thế thì chỉ có cướp! Vinh Tran nhận định đó là: Cướp không có đối lập! Đơn Thương Độc Mã thì bỡn cợt: Hồng phúc của nhân dân. Đặt mình vào vị trí viên chức, Peter PeterTran Tran đề nghị: Ơn cái ổ tò vò. Tương tự, Trần Văn Thắng cho rằng, đó là: Ơn Đảng, ơn Chính phủ!...
Cũng đã có những facebooker như Thương Nguyễn Thị kêu gọi Đại tá Tam công khai hóa nguồn gốc số tiền ông kiếm được để tạo lập biệt thự song lập trong Europe Village. Theo hướng một số viên chức đã bị lộ từng chọn để biện bạch về nguồn gốc tài sản (làm vườn, nuôi heo, bện chổi, chạy xe ôm, nhận thừa kế…), Tuan Anh Vu đề nghị Đại tá Tam nên giải thích là “trúng số”. Minh Tran thì khuyên chỉ nên giải thích chung chung rằng “nhờ các… biện pháp nghiệp vụ”. Sông Chu hiến kế, Đại tá Tam nên chọn lý do đó là thu nhập từ “nhặt rác ngoài giờ”. Bởi Đại tá Tam là dân Quảng Nam, thành đạt ở Đà Nẵng và có lẽ là đồng hương của ông Tam, Phong Nguyễn phỏng đoán, có thể Đại tá Tam sẽ chọn lý do “vác đá mướn ở Ngũ Hành Sơn” để giải thích tại sao ông giàu… Dường như chẳng còn lòng dạ nào để đùa, Lại Thành Long than, rừng vàng, biển bạc cần bảo tồn thì không giữ được, lũ súc sinh này không cần bảo tồn mà sao lắm vậy?
Giữa lúc mũi dùi của dư luận và công luận đang chĩa vào Đại tá Tam, Trần Hồng Tiệm khuyến cáo, có một câu hỏi khác đúng hơn, cần nêu ra là Ủy viên nào của Bộ chính trị, Ủy viên nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN không có “biệt phủ”? Tại sao tất cả họ đều giàu và nguồn gốc những khối tài sản khổng lồ ấy từ đâu mà có? Không nêu câu hỏi ấy thì chuyện trở thành vô nghĩa.
Chưa biết lúc nào thì dân chúng nhập cuộc, điều tra – trưng bày thông tin, hình ảnh về tài sản là “bề nổi” của các Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN như gợi ý của Trần Hồng Tiệm nhưng ít nhất trong tuần này, ngoài Đại tá Tam được dư luận bày lên… đĩa, còn có ít nhất một viên chức khác, dẫu chức vụ không cao nhưng tài sản đủ làm thiên hạ choáng váng đã được chọn – giới thiệu trên facebook…
Chỉ qua ba tấm ảnh, Trương Châu Hữu Danh làm nhiều người sững sờ về tư gia của ông Trần Ngọc Quang – cựu Chủ tịch huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Hồi còn tại nhiệm, ông Quang là người thúc giục kiểm lâm, công an săn lùng lâm tặc. Trước lúc nghỉ hưu, ông bắt đầu xây tư dinh toàn bằng danh mộc (căm xe, cà chít) ngay bên cạnh Hạt Kiểm lâm Ea Súp. Ông Quang khoe, ông phải thuê thợ mộc từ miền Trung lên để dựng tư dinh, tạo tác vật dụng trong nhà từ danh mộc gỗ (hương, cẩm lai), công việc kéo dài suốt ba năm. Tư dinh của ông Quang không chỉ lớn nhất huyện Ea Súp mà còn là dinh thự thuần túy bằng gỗ lớn nhất Tây Nguyên. Danh than, anh ở Long An, mỗi khi có khách, Danh thường dẫn họ đi thăm “Nhà Trăm cột” – một di tích văn hóa cấp quốc gia và cũng là một trong những niềm tự hào của dân Long An. “Nhà Trăm cột” vốn là tư gia của một đại điền chủ - siêu giàu, được dựng khi rừng còn bạt ngàn nhưng sau khi tham quan dinh thự bằng gỗ của ông Quang, Danh thấy “Nhà Trăm cột” xứ mình chỉ là… “muỗi”!
Danh nói thêm, tháng vừa qua, anh đã đi khắp Tây Nguyên, từ Đắk Nông sang Đắk Lắk, tới Gia Lai, Kon Tum rồi qua Lâm Đồng, dù đã có lệnh đóng cửa rừng, chỗ nào cũng thấy rừng bị triệt phá, gỗ từ rừng vẫn ào ạt chảy đi các nơi… Có vào rừng mới thấy, lâm tặc là thành phần dưới đáy xã hội. Lệnh đóng cửa rừng chỉ làm “chi phí bôi trơn” tăng lên, thu nhập của lâm tặc giảm xuống. Ở thành phố Buôn Ma Thuật hiện không thiếu những ngôi nhà gỗ trị giá hàng triệu Mỹ kim. Chủ nhân những ngôi nhà ấy không phải là những doanh nhân siêu giàu mà là các viên chức.
Dư luận về dinh thự bằng gỗ của ông Quang từng buộc Tỉnh ủy Đắk Lắk phải kiểm tra. Vì ông Quang sử dụng đến 153 mét khối gỗ bất hợp pháp nên Tỉnh ủy Đắk Lắk nhìn nhận “không thể xử phạt hành chính mà phải xử lý hình sự”. Tuy nhiên Tỉnh ủy Đắk Lắk không chuyển hồ sơ cho công an. Công an không có căn cứ để khởi tố thành ra… huề ! Danh cho rằng, trước giờ, hàng lậu thường được xử lý bằng cách đốt, có lẽ ông Quang nên đốt dinh thư bằng gỗ của mình rồi giơ tay chịu trói để làm gương.
Đọc xong status của Danh, Johny Duong chửi thề vì “nhà cán bộ kiểu này thì rừng trọc hết là phải”. DL Ngọc Hiền thắc mắc: Chắc mấy thằng này coi chánh phủ như bù nhìn! Và tự trả lời luôn: Ờ mà cũng giống bù nhìn thiệt! Đêm Trường Trung Cổ ủng hộ chuyện nên đốt dinh thự bằng gỗ của ông Quang vì thứ đó không phải đầy tớ. Đó là ông cố nội của dân. Minh Hang kết luận, đó chính là lý do tại sao dân ghét quan chức. Cứ nhắc tới là thấy căm phẫn.
***
Trong bài viết gửi cho tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Chương cảnh báo, dân chúng đang gánh chịu hậu quả nặng nề của chạy chức - tham nhũng – bòn rút – phung phá tài nguyên, những người yếu thế vẫn lầm lũi đi dưới bóng nợ nần, thiếu hụt và khi họ ngước mặt lên để lau vội mồ hôi, nước mắt, những biệt phủ nguy nga đập vào mắt họ! Vô hình trung, họ bị ức chế trong suy nghĩ, rách nát trong trái tim, nông nổi trong hành vi...
Dường như ông Chương chưa tuyệt vọng, vẫn còn hy vọng vào khả năng “làm rõ trắng đen”. Làm sao có thể “làm rõ trắng đen” khi chính ông cũng thấy, kê khai tài sản - thu nhập chỉ là thủ tục và “chính sự vô cảm ấy, dung túng ấy, thỏa hiệp ấy đã làm mọc lên thêm những biệt phủ”.

Vụ AVG: Son và Tuấn sắp vào ‘lò’ theo cách nào?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/27/04/2018 
Khởi tố vụ Mobifone mua cổ phần AVG
Khởi tố vụ Mobifone mua cổ phần AVG
Phải mất đến gần 20 ngày kể từ thời điểm ‘Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ án từ Thanh tra Chính phủ’, cũng cơ quan này mới ‘tiếp nhận lần hai’, hoặc được xem là chính thức tiếp nhận hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ vào ngày 23/4/2018.
‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 - 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.
Chạy án?
Lần ‘tiếp nhận’ đầu tiên của Bộ Công an đối với vụ ‘Mobifone mua AVG’ được thông tin là ngày 5/4/2018, tức khoảng hai tuần sau khi có kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về vụ này. Khi đó, một số tờ báo nhà nước đã bắn ý trước là theo quy định pháp luật thì tối đa 20 ngày sau thời điểm tiếp nhận hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ Công an sẽ phải ra quyết định có khởi tố hoặc không khởi tố hình sự, hoặc sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Nhưng dường như đã có một ‘trục trặc’ nào đó trong quá trình chuyển giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa cơ quan Thanh tra chính phủ và Bộ Công an, để mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an) - được xem là mũi tập kích chủ công của Tổng bí thư Trọng trong những chiến dịch bắt cựu Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và Trung tướng tình báo công an Phan Hữu Tuấn.
Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.
Nhưng bàn giao là một chuyện, còn khi nào khởi tố lại là một chuyện khác. Một số tờ báo nhà nước có vẻ thất vọng khi dẫn nguồn tin từ Bộ Công an là ‘do hồ sơ quá nhiều nên chưa biết khi nào mới bàn giao xong’. Trong khi lẽ ra, vụ ‘Mobifone mua AVG’ đã phải được khởi tố trong tháng Tư năm 2018. Còn đến lúc này, chẳng biết là ‘20 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ’ sẽ là ngày nào…
Vào thời gian khoảng vài tuần trước ngày 23/4 là thời điểm bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa Thanh tra chính phủ và C46, đã xuất hiện dấu hiệu trở lại chính trường của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn: sau khi đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng, ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.
Rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã tận dụng khoảng thời gian vài tuần lễ quý giá trên để ‘chạy án’.
Nghi ngờ trên là phần nào có cơ sở, bởi Trương Minh Tuấn từ lâu đã được xem là ‘bài’ của Nguyễn Phú Trọng.
Vào tháng Tám năm 2016, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã được Tổng bí thư Trọng chỉ định kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương - được hiểu như một cách để thay mặt bên đảng nắm hoạt động chính quyền.
Khi đó, Trương Minh Tuấn bất ngờ ngoi lên khỏi mặt bằng giới ủy viên trung ương với quan điểm sắt son đến lạ lùng về ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và chống tham nhũng trong báo chí - lặp đi lặp lại phương châm cùng chủ đề của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 4 vào tháng Mười năm 2016.
Vì thế hiểu theo một cách nào đó, ông Trương Minh Tuấn được xem là ‘phe ta’, tức người của phe Tổng bí thư Trọng, trái ngược với ‘phe củi Nguyễn Tấn Dũng’
Có lặp lại ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’?
Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.
Vào buổi chiều 23/4/2018 và trùng với thời điểm Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin-Truyền thông, và ủy ban này cũng đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng TT-TT, và bộ trưởng hiện thời là Trương Minh Tuấn.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.
Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.
Cho tới nay, vẫn chưa biết số phận của hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ được ‘trên’ chung quyết ra sao. Tuy nhiên, hiện tượng Ủy ban Kiểm tra trung ương làm việc với Ban cán sự đảng Bộ TT-TT đồng thời với động tác bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ sang Bộ Công an đã cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.
Hy vọng để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘thoát’ vẫn còn đó, với minh họa rất hiển thị là Nguyễn Văn Bình - cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Vào thời phụ trách Ngân hàng nhà nước, Nguyễn Văn Bình được xem là ‘cánh tay mặt’ của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng. Ông Bình cũng bị rất nhiều dư luận cho là đã ‘dính sâu’ và ‘ăn đậm’ trong nhiều vụ dung túng cho nhóm lợi ích vàng lũng đoạn thị trường, chiến dịch thâu tóm ngân hàng thương mại cổ phần, vụ mua ba ngân hàng Đại Dương, Xây Dựng, Dầu Khí Toàn Cầu với giá 0 đồng, phải chịu trách nhiệm đối với núi nợ xấu lên tới hàng triệu tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng… Tuy nhiên hiện tượng lạ lùng là trong lúc những người được xem là thủ hạ đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng là Trầm Bê và Đinh La Thăng lần lượt tra tay vào còng vào năm 2017, Nguyễn Văn Bình vẫn bình yên vô sự. Thậm chí vào tháng Tư năm 2018, ông Bình còn được Tổng bí thư Trọng phân công ‘dẫn đoàn đại biểu đảng cộng sản Việt Nam đi thăm Trung Quốc’ và đã được chính Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn tiếp đón.
Một luồng dư luận suy luận rằng Nguyễn Văn Bình đã ‘quy hàng’ Nguyễn Phú Trọng vào thời gian gần đại hội 12 và cũng đã ‘khắc phục hậu quả’ với một mức độ kim tài đủ lớn để thoát thân.
Nhưng ở một chiều kích khác và ứng với ý chí ‘đi vào sử xanh’ của Tổng bí thư Trọng, cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn - cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an.
Có thể dự đoán rằng trước và trong Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, Nguyễn Bắc Son sẽ phải chịu kỷ luật đảng và bị ‘cách tất cả các chức vụ trong quá khứ’, còn Trương Minh Tuấn bị kỷ luật đảng, mất ghế ‘trung ủy’ và phải chịu ‘luân chuyển cán bộ’ đến một vị trí ‘ngồi chơi xơi nước’. Đây là mức độ kỷ luật nhẹ nhàng nhất đối với hai nhân vật này.
Nhưng nếu áp lực dư luận đối với Nguyễn Phú Trọng gia tăng trong vụ ‘Mobifone mua AVG’, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vẫn có thể ‘theo chân’ Đinh La Thăng, để khi đó sẽ phải thốt lên tại tòa: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.

“Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”

“…Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp không có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng khi xây dựng một khuôn mặt mới cho Biển Đông…”
biendong9
johnson_reef
Như hầu hết các báo và hãng tin lớn trên thế giới loan, theo nội dung bản tường trình lên Quốc Hội Mỹ, Đô Đốc Philip S Davidson, Tư lịnh các lực lượng hạm đội Hoa Kỳ (US Fleet Forces Command), thừa nhận “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”.
Các công trình quân sự gồm căn cứ, cảng, phi trường do Trung Cộng xây dựng đã hoàn tất và họ chỉ cần đưa phi cơ, tàu chiến vào vùng xung đột.
johnson_reef02
panganiban_reef
Theo Đô Đốc Philip S Davidson “Một khi chiếm đóng, Trung Cộng có khả năng mở rộng ảnh hưởng thêm nhiều ngàn dặm về phía nam”, “quân đội Trung Cộng có khả năng sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và đánh bại dễ dàng lực lượng quân sự của các phe tranh chấp Biển Đông”, “Nói tóm lại, Trung Cộng kiểm soát mọi tình huống ngoại trừ chiến tranh với Mỹ”.
Nhiều lý do dẫn tới tình trạng ngày nay và phát xuất từ nhiều bên (1) Trung Cộng lợi dụng chính sách tập trung chiến tranh chống khủng bố của TT G.W. Bush, (2) chính sách ngoại giao mềm của TT Barack Obama, (3) thiếu đoàn kết giữa các nước tranh chấp về chủ quyền với Trung Cộng, (4) CSVN, nước có vị trí chiến lược mạnh nhất để tạo sức cản lại theo đuổi chính sách “đu dây” thay vì cứng rắn đối đầu.
Lợi dụng thời gian, chính sách của Mỹ và thiếu đoàn kết của các nước tranh chấp, Tập Cận Bình đưa ra chủ trương gồm hai mặt: (1) Mặt đối ngoại, Tập Cận Bình kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện hòa bình. (2) Mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đã chiếm được.
Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận song phương hòa bình mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn.
Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hỗ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp không có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng khi xây dựng một khuôn mặt mới cho Biển Đông (status quo).
biendong10
Mời đọc các bài 5, 40 và 96 trong loạt 100 bài có phân tích rộng hơn các điểm nêu trên.
Trần Trung Đạo

Cứu dân không lo chỉ viết thương vay khoác mướn

“…Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?”…
ngudan_vietnam03
Thời sự Việt Nam vào thời điểm kỷ niệm 43 năm Cộng sản cai trị cả nước (30/04/1975-30/04/2018) cho thấy Hà Nội đã phải trả giá quá đắt để được an phận nước nhỏ với Trung Hoa. Chén thuốc đắng này còn được lính Tàu tiếp sức bằng các vụ tấn công và cướp của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông trong hai tháng 3 và 4 năm nay (2018).
Nhưng đảng và nhà nước CSVN lại chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với dân.
Trước hết hãy theo chân các tin từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xảy ra cho ngư dân:
- Vụ thứ nhất xảy ra ngày 18.3 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.”
- Vụ thứ hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22.3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng

- Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tàu QNg 90332  của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4-2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20-4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tàu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".
-Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu nước ngoài cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20.4.

Tin từ Việt Nam cũng cho biết:”Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.”
ngudan_vietnam04
Phản ứng

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông “mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.”
ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nghề cá VN cũng chi biết nói: ”Trung ương Hội Nghề cá VN phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân”. (Theo báo Thanh Niên, ngày 22/04/2018)

Ông cũng cho biết Hội Nghề cá VN đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.

Ông nói:“Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”.
Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí: “Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay.”
Bài báo viết tiếp:”Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói: Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô, rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi biết làm gì ăn đây? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ.”
Nhà nước ở đâu?
Tất cả những vụ tàu  cá Việt Nam bị lính Tàu đàn áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung Hoa hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.
Nếu phải kể thêm những phản ứng vô vọng của các Hội nghề cá địa phương, Trung ương và của các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Đáng quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với lính Tàu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết qủa nào.
Vì vậy, sau các vụ ngư dân bị tấn công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau:
Người ký tên Hoa Thủy (TP Hồ Chí Minh) viết: ”Hỡi hồn thiêng dân tộc! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình.”
Thông Trần (Bình Thuận) hỏi: ”Bộ ngoại giao sao không lên tiếng?”. Một người tên Thuận (Tp Hồ Chí Minh) hỏi:” Cảnh sát biển đâu?
Cũng có người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu?? mua sắm trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vây, nghe tức chết và thương cho dân mình quá.”
Người ký tên Dân Bình (Hà Nội)  cũng thắc mắc:”Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó?”
Đến phiên Trần Thu hỏi từ Tp Hồ Chí Minh: ”Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị trung quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật.”
Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội:”Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được.”
Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước CSVN trả lời ra sao?
Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Chừng nào hai cơ quan “đấu sỏ” này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã “im lặng là vàng” trong nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tàu tấn công, cướp của ở Biển Đông.
Như thế thì hỏi làm gì cho phí lời?
Ngay cả việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018) trong thời hạn “từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”  cũng không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.
Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ: ”Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị".
Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018: ”Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như: tàu “You Lian Tuo 9” tiến hành thi công dưới nước; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”.
Đáng chú ý là  lời  tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng bình luận về vụ tàu cá QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.

Thương vay khóc mướn
Cũng “rởm tặc” không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg 90332 được tàu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương vay khóc mướnkỷ niệm 148 năm ngày sinh  Lãnh tụ Cộng sản Vladimir Lenin(22/4/1870 - 22/4/2018).

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đàng CSVN viết:”Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.” 
(báo Nhân Dân, ngày 23/04/2018)
Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu Cộng sản 70 năm ở nước này.
Thế mà ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bời những đảng viên Cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.
Đối với lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ và tuân hành. Nhưng, cũng rất ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắt nguồn  từ tư tưởng Lenin không?
Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ  cho cách phải chống ra sao không?
Một bài  viết  trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo:”Những chỉ dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng ta nhận thức rõ: chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nhất là, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ.” (Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên giáo, 22/04/2018)
Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam?
Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.
Ông nói: ”Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?” (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)

Câu nói rất thật này của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm?
Phạm Trần
(04/018)

Chết khi còn đang sống

“…Làm báo hiện nay, tôi biết các bạn cũng vô cùng khó khăn, nhưng các bạn không thể trở thành loài động vật ăn tạp, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người như vậy được!...”
nannhan_onhiem
Xin chia buồn và tiễn biệt chị
Tôi xin lỗi vì dù lần đầu nỗ lực làm phim, nhưng do máy đểu, cấu hình yếu, lỗi lên lỗi xuống, xuất hai lần, 8 tiếng mới ra được 2/3 video, tôi xin phép gửi cho bà con.
Tôi xin lỗi vì đã để bà con Hải Dương, và cả Đà Lạt, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội… chờ lâu, thúc giục, dù bà con thừa biết tôi nguy kịch nào có kém.
Tôi xin lỗi, vì phần lớn các phóng viên điều tra khác đều mua được nhà, được xe, còn tôi mang tiếng làm toàn vụ lớn, nhưng lại không biết tống tiền quan chức, doanh nghiệp, lâu lâu mới có người cho vài đồng đổ xăng nên còn không có tiền mua nổi máy cấu hình “khủng” để dựng phim.
Tôi xin lỗi vì phó chủ tịch huyện Kinh Môn, cho tới người đứng đầu báo Pháp luật có gọi điện khuyên tôi rất chân thành, là nên dừng lại mà tôi không chịu dừng.
Tôi xin lỗi vì đã để một số tổng biên tập, đồng nghiệp, đặc biệt là một số lãnh đạo tờ báo mà tôi tố giác nhìn mình với ánh mắt thù hằn. Một số để tôi làm toàn việc lớn, mạo hiểm nhưng lại rất khó cho tôi một thân phận.
Tôi xin lỗi vì nhiều khi một mình chống lại tất cả. Về khía cạnh nào đó, bản thân đã mất đi tất cả.
Tôi xin lỗi vì tôi đã không còn niềm tin vào các đồng nghiệp của mình.
Các đồng nghiệp có biết không? Làm báo hiện nay, tôi biết các bạn cũng vô cùng khó khăn, nhưng các bạn không thể trở thành loài động vật ăn tạp, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người như vậy được!
Sự đểu cáng trong ngành này để lại hậu quả khủng khiếp hơn các ngành khác, lớn gấp nhiều lần.
Các bạn có nghĩ tới hàng triệu đứa trẻ khi sinh ra bị dị dạng, ung thư, chết sớm, một phần do các bạn hay không?
Cả xã Hiệp Sơn, theo số liệu tôi nhận được vốn đứng đầu về ung thư trong nhiều năm liền, vậy mà một số bạn chỉ đến, lướt qua, rồi sẵn sàng phủ nhận, đổi trắng thay đen được.

Cho dù các bạn có để vợ con mình sống sung túc nhiều đời, nhưng sự sung túc ấy phải đánh đổi bằng sự thật, và sự thật là các bạn đang làm giàu trên những xác người.
Trên thực tế, liệu có khác gì những sát nhân?
Xin mời xem clip:
*****
Đỗ Cao Cường ở Ga Phú Thái.
16 giờ · Huyen Tung, Việt Nam · 
Trên đường về nhà

Dù đã đi qua đất Kinh Môn, tới đất Kim Thành rồi, nhưng tôi vẫn phải chứng kiến cảnh tàn phá môi trường, để bà con uống nguồn nước uống độc hại này. Tôi còn biết một số nhà máy thải ngầm (sẽ cung cấp sau)

Dù sao đi nữa, môi trường sống ở huyện Kim Thành vẫn còn "dễ thở" hơn rất nhiều KM. Một đại ca, hiện đang làm chủ tịch ở đây nói với tôi rằng, một số quan chức ở KM không ở được, phải sang tận đây mua đất, tậu nhà (tôi chưa kiểm chứng)

Trong khi đó, Văn Nghiệp tiền bối (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Thành) rồi cả Văn Mậu tiên sinh (chủ tịch xã Cổ Dũng) cũng phải thừa nhận với tôi rằng số tiền phạt vài chục triệu chẳng “nhằm nhò” gì so với việc môi trường sống bị đe dọa, thiệt hại về lâu về dài, ảnh hưởng tới nhiều người, nhiều thế hệ.

Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, không có triều đại nào tồn tại mãi trong lịch sử dân tộc, nhưng một khi môi trường sống bị đe dọa, nhiều thế hệ, nhiều triều đại sẽ phải trả giá, một cái giá quá đắt.

Nhân ngày giỗ tổ, xin phép lãnh đạo Vtc cho tôi đăng video này lên trước (dù đang ở chế độ chờ biên tập) như một món quà dâng lên các vua Hùng (mà cũng không biết vua Hùng có thật hay không).

Còn bài RRXD xin đừng lại, dù có thêm nhiều bằng chứng sống động, mất gần 3 tuần ăn ngủ ở đây, sẽ gây chấn động dư luận, nhưng một số đã bị đuổi việc, một số biết nhà tôi rồi.

Tôi muốn tập trung vào những việc lớn lao hơn, quan tâm tới nhiều làng ung thư hơn, không muốn gây thù chuốc oán với vài ba kẻ cắp vặt, yếu thế, đường cùng.
*****
Đỗ Cao Cường đã phát trực tiếp.
22 giờ
Tôi làm video này từ mấy hôm trước nhưng do cấu hình máy quá yếu, mãi mới xuất được. Đến khi xuất xong thì mất 1/3, nhưng nhìn chung cốt truyện không có gì thay đổi.

Có thể, tôi sẽ gửi video này tới văn phòng chính phủ với tư cách người làm báo. Cũng là trách nhiệm của một con người đối với hàng ngàn người đã chết, hàng triệu đứa trẻ đang và sắp chào đời. Dù tôi biết nhiều nạn nhân ở đây còn thờ ơ, vô cảm, họ đã chết khi còn đang sống.

Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thế hệ dân làng bị ô nhiễm với niềm xót thương vô hạn.
Đạo diễn, quay phim, dựng phim, tổng biên tập: Đỗ Cao Cường

Xin chân thành cảm ơn
*
Đỗ Cao Cường đã cập nhật ảnh đại diện của anh ấy.
18 Tháng 4 lúc 21:47 · 
Mong chị ra đi thanh thản

Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn - được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.

Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động vô cùng bí mật, khó có thể tiếp cận được.

Chọn chỗ an toàn, trèo lên cao nhòm vào, tôi phát hiện một số thùng phi nghi đựng hóa chất, với thứ nước màu xanh lè, mùi tanh tưởi, đen ngòm từ ống khói. (trở về, tự nhiên tôi nằm mê man mất cả ngày hôm nay.)

Tiếp đó, tôi có đến thăm một số nhà dân ngay cạnh, phát hiện ra một số người phụ nữ trung niên mấy năm trước còn khỏe mạnh, thì giờ đây phải thở bằng bình ô xy.

Có một cô ngoài 50 tuổi, chồng cũng mới chết do ung thư, đứa cháu 3 tuổi xinh đẹp đi không vững, họ còn cho biết những đứa trẻ khác trong làng đều còi cọc, thường xuyên khó thở, thường xuyên phải đưa đi cấp cứu.

Sau đó, tôi có tới hai trạm y tế xã xung quanh để hỏi về số lượng người chết trong những năm vừa qua thì thật ngạc nhiên bởi số lượng tăng đột biến (chủ yếu là ung thư phổi) chỉ trong năm qua thôi cũng đã lên tới vài chục người, chưa kể những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp (sẽ cung cấp chi tiết bằng phóng sự truyền hình)

Ngày 16/01/2018, Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt Công ty XNK Đà Nẵng 766.300.000 đồng về một loạt các sai phạm gây ô nhiễm.

Nhưng điều đáng nói, trước thời điểm Công ty XNK Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp khác hoạt động, vùng quê này vốn dĩ rất trong lành, hầu như không có ai bị sao cả.

Liệu số tiền phạt gần một tỷ đồng kia có đánh đổi được tính mạng của hàng nghìn người chết trẻ trong những năm vừa qua hay không? liệu có đánh đổi được hàng vạn đứa trẻ dị tật, nòi giống dị dạng sau này hay không? Liệu có lấy lại được con sông Kinh Thầy, bầu không khí trong lành như xưa hay không?
Và liệu Tổng cục Môi trường có biết người phụ nữ xinh đẹp trong bức ảnh là ai hay không?

Chiều hôm qua, tôi còn hỏi chuyện chị, chồng chị còn tiễn tôi ra cổng, chiều nay, tôi nghe tin chị mất.

Chị thuộc thế hệ 7x, chỉ sống quanh quẩn, lao động gần mấy nhà máy này, vậy mà giờ đây phải chết, mà lại chết do ung thư phổi. Xin chia buồn và tiễn biệt chị.

Một lãnh đạo VTC mới gọi tôi lên Hà Nội để giao cho một số đề tài tác nghiệp. Nhưng có thể, tôi chỉ xin làm cộng tác, bởi tôi không có duyên, và cũng chả còn tâm trạng gì để làm những bản tin về tai nạn, cháy nổ, khi mà hàng ngày, tôi phải chứng kiến rất nhiều người chết trước mặt mình.

Chúa chổm lại vơ vét để trả nợ

“…Cách chuyển đổi từ tiền Việt sang tiền đô là dùng nó để thu mua ngoại tệ trong dân và đem trả nợ nước ngoài. Khoản nợ trái phiếu sau khi đến kì hạn nó sẽ giảm giá trị do lạm phát cao hơn lãi suất trái phiếu thế là dân mất tài sản…”
vo_quy_xahoi
Theo báo Vietnamfinance.vn phát hành ngày 02/06/2017, xác định nợ công của Việt Nam là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP. Trong đó khoản nợ của chính phủ là 131 tỷ USD tương đương 63,9%GDP, còn lại số tiền khoảng 300 tỷ USD chiếm khoảng 146,1%GDP là khoản nợ của 3.200 DNNN.
Nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh nghiệp nào có lợi? Trừ một số rất rất ít doanh nghiệp có cổ phần nhà nước làm ăn có lợi như Vinamilk và Sabeco thì còn lại những doanh nghiệp kia thì toàn là thua lỗ. Nhưng cuối cùng 2 doanh nghiệp cổ phần làm ăn hiệu quả kia cũng đem bán đi để lấy tiền trả nợ, thì còn lại đến hàng ngàn DNNN đang là hang ổ gặm nhấm ngân sách. Nó là những đứa con của chính phủ, khi tiêu pha hết tiền thì khóc lên đòi chính phủ đi vay về cho nó xài.
Theo thông tin trên rất nhiều tờ báo, ngày 18/12/2017 chính phủ đã bán 53,6% cổ phần của mình tại Sabeco cho ThaiBev-Thái Lan để trả nợ, nhưng sau đó chính phủ lại cho các báo thông tin đính chính là họ "bán Sabeco không phải để trả nợ", thực hư không biết thế nào. Hành động bán đứa con đang làm ăn có lời thì điều đó có nghĩa là tình hình chính phủ này đang bí đường.
Theo báo danviet.vn ngày 05/03/2018 có đăng bài "Giải cứu 13 đại dự án thua lỗ: "Cơ chế đặc biệt" không phải chỉ có tiền", trong đó ông Hoàng Văn Cường đang là Uỷ viên Uỷ Bạn Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã trả lời rằng "việc thoái vốn của Sabeco, Vinamilk rất hiệu quả và dùng chính đồng vốn đó cho vay trở lại các dự án đang thiêú vốn". Thế thì đã rõ, bán thằng có lời cứu thằng thua lỗ, một việc làm đốt sạch những đồng ngoại tệ ít ỏi trong ngân sách. Vì ai cũng biết, những thằng thua lỗ là những thằng sẽ nuốt sạch vốn vay. Nhưng tại sao chính phủ cứu nó? Vì đó là chỗ rót tiền cho quan chức làm giàu nên phải rót vốn vào để cứu. Đơn giản thế thôi.
Đấy là cách giải quyết của chính phủ cho những DNNN đang thua lỗ. Cả nước có 3.200 doanh nghiệp loại này và chúng nó đang như những con bạc khát nước. Chúng đông như quân Nguyên và chỉ chuyên phá hoại thì đất nước nào chịu nổi? Thế nhưng chính phủ cứ bảo lãnh cho nó vay thì điều đó có nghĩa là chính quyền CS cố tình phá hoại nền kinh tế đất nước. Số nợ 300 tỷ USD của bọn nó là gánh nặng mà chính phủ bắt dân phải trả.
Bên trong thì có đến 3.200 con bạc đang khát nước đòi bố mẹ nó tiếp sữa, bên ngoài thì chủ nợ đang réo, chính phủ Chúa Chổm CS đang bí đường nên nhắm vào dân để gỡ. Như mọi khi họ bắt dân phải chịu những mất mát của đất nước do 3.200 con bạc gây ra. Mới đây, chính phủ đang đang lên kế hoạch vay để trả nợ. Vay dân chúng số tiền Việt tương đương 11 tỷ USD dưới dạng trái phiếu. Số tiền này là tiền Việt làm sao trả nợ nước ngoài? Cách chuyển đổi từ tiền Việt sang tiền đô là dùng nó để thu mua ngoại tệ trong dân và đem trả nợ nước ngoài. Khoản nợ trái phiếu sau khi đến kì hạn nó sẽ giảm giá trị do lạm phát cao hơn lãi suất trái phiếu thế là dân mất tài sản. Đó là cách mà chính phủ đổ hết số nợ nước ngoài lên đầu dân. Mỗi năm hơn 10 tỷ kiều hối rót về, đó là bầu sữa vô tận cứu CS. Nếu không có khoản này CS đã bế tắc.
Còn vấn đề vay nước ngoài 6 tỷ USD trong 17 tỷ USD mà chính phủ dự trù vay có được không? Khó lắm! Đã là thằng chúa chổm chuyên vay ODA mà đi vay thương mại thì rất khó. Hạng mức tín nhiệm của Việt Nam được Standard & Poor's xếp chỉ là hạng BB. Từ mức cao nhất là AAA của Mỹ đến mức BB của Việt Nam là cách nhau đến 8 bậc, xa vời vợi. Nếu hạng AAA là hạng mà nhiều nhà cho vay phải xếp hàng để nhận được cái gật đầu của con nợ, thì hạng BB là hạng mà con nợ phải đi khắp nơi năn nỉ các nhà cho vay mà chưa chắc người ta đồng ý. Như vậy, 6 tỷ USD dự tính vay nước ngoài là rất khó vay, chủ yếu vẫn là lấy tiền dân hốt đô la kiều hối trong dân mà thôi.
Chúa chổm túng đường quay qua đè cổ 95 triệu nô lệ của nó vét sạch để trả nợ. Chỉ có 17 tỷ đô còn tính đủ thứ chiêu trò để vét, vậy mà CS nó nói trong két của nó có dự trữ 53 tỷ đô. Đúng là CS, điếm xạo hết chỗ nói!
Đỗ Ngà

Formosa không bị thanh tra về môi trường

RFA-2018-04-27   
Cuộc biểu tình lớn chống Formosa diễn ra tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.
Cuộc biểu tình lớn chống Formosa diễn ra tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.AFP
Công ty gang thép Formosa không nằm trong danh sách các doanh nghiệp sẽ bị thanh tra về môi trường trong năm nay.
Thông tin này được báo mạng Dân Trí loan tải vào hôm 27/4 dựa trên một danh sách hơn 200 doanh nghiệp sẽ bị Bộ Tài nguyên & Môi trường thanh tra trong năm nay.
Công ty Formosa đóng trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu công nghiệp Vũng Áng. Vào tháng tư năm 2016 nhà máy của công ty này đã xả chất thải độc hại ra biển làm cá chết hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng chục ngàn ngư dân cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa còn gây ra hàng chục cuộc biểu tình, có khi lên đến 10 ngàn người tại khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Công ty Formosa, do người Đài Loan làm chủ, đã nhận trách nhiệm và bồi thường cho Chính phủ Việt Nam một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên việc đền bù cho những người bị thiệt hại cũng chưa làm chấm dứt được những vụ đi khiếu kiện cũng như nhiều người than phiền là không được đền bù thỏa đáng.
Gần đây, tháng tư 2018 lại có tin nói rằng nuôi tại khu vực Hà Tĩnh bị chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.
Trong danh sách các doanh nghiệp bị thanh tra có một số những cái tên gây chú ý vì là những doanh nghiệp lớn hoặc đã có những vấn đề về môi trường tại đia phương trước kia như công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội, công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội, công ty Cổ phần Him Lam, công ty Cổ phần thép Dana Úc.
Theo báo Dân Trí, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng sẽ làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân một số tỉnh và thành phố, đó là Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Bộ Tài Nguyên Môi trường cho biết bộ này cũng sẽ thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại và tranh chấp, tố cáo của người dân, doanh nghiệp tại các địa phương.
Bên cạnh đó các đoàn thanh ta sẽ xem xét đến những vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và các doanh nghiệp, việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp.

Vị trí địa lý cũng phải thua…

 Theo RFA-Phi Cảnh-2018-04-27  
Đường Rue Catina ở trung tâm Sài Gòn. Hình chụp ngày 26/7/1960
 Đường Rue Catina ở trung tâm Sài Gòn. Hình chụp ngày 26/7/1960- AP
Vị trí địa lý có quan trọng không? Chắc chắn ai cũng trả lời là có, nhưng nó quan trọng đến mức nào thì không phải ai cũng rõ.

Nhìn vị trí địa lý có thể đoán được nhiều điều

Người Việt Nam hay thấy trên báo chí nhà nước rằng chúng ta đang “đẩy mạnh hợp tác Nam - Nam”, nghe oách lắm, nhưng không biết là gì. Sau này tìm hiểu hóa ra là hợp tác giữa các nước nghèo với nhau, hay có những cách gọi khác là “nước đang phát triển”, “nước chậm phát triển”, “nước kém phát triển”, các nước thuộc “thế giới thứ ba”…
Đấy, vị trí phía Nam Bán cầu được mặc định là nước nghèo, thì vị trí địa lý chả quan trọng là gì.

Tại sao phía Nam lại nghèo?

Có nhiều lý giải được đưa ra, hợp lý nhất là phía Nam ấm áp hơn, nắng ấm thì người ta thích chơi; vì thế làm việc ít hơn. Các nước phía Bắc thì ngược lại, lạnh hơn, khắc nghiệt hơn nên luôn phải suy nghĩ làm sao để chống đỡ qua mùa đông dài giá rét; vì thế đương nhiên họ chăm chỉ hơn.
Phía Nam nóng ẩm làm cây cối dễ sinh trưởng, phù hợp phát triển Nông nghiệp. Phía Bắc điều kiện tự nhiên ít ưu đãi hơn, bắt buộc phải phát triển Công nghiệp để bù lại.
Không chỉ Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu có sự khác biệt, tình trạng này còn diễn ra ở cùng một khu vực.
Ví dụ ở Tây Âu – một khu vực giàu có: Những nước nằm ở phía Bắc lạnh lẽo như Nauy, Thụy Điển, Phần Lan đều rất ổn định. Anh và Pháp chỉ cách nhau qua eo biển Manche, nhưng Anh nằm chếch về phía Bắc hơn, lạnh, nhiều sương mù hơn, thời tiết u ám hơn, và kinh tế cũng tốt hơn.
Các nước chếch xuống phía Nam như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp nghèo hơn; có lẽ họ tiếc cảnh đẹp của Địa Trung Hải, họ mất thời gian chăm chút cho nấu nướng hơn, món ăn của họ rất ngon, chắc chắn phải ngon hơn món ăn của Anh rồi.
Chưa hết. Không chỉ khác biệt trong một khu vực, trong cùng một quốc gia thôi cũng có sự khác nhau đáng kể.
Miền Bắc nước Pháp có kinh tế trù phú còn miền Nam kém hơn hẳn, có người giải thích rằng miền Nam nước Pháp trì trệ do có thêm thói quen ngủ trưa.
Miền Bắc Tây Ban Nha có xứ Catalan với thành phố Barcelona là một khu vực giàu có. Chỉ với dân số 7,5 triệu người, Catalan có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 300 tỷ USD. Nếu đứng riêng một mình, kinh tế Catalan xếp hạng 34 thế giới, cao hơn cả Hong Kong hay nước Bồ Đào Nha.
Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 35.000 USD/năm, thu nhập của người Catalan cao hơn cả thu nhập của người dân Ý hay Hàn Quốc. Người Catalan muốn tách ra khỏi Tây Ban Nha cũng là vì đang phải đóng góp quá nhiều để nuôi các khu vực khác.
Ngay tại Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới, cũng không phải là ngoại lệ. Nguyên nhân của cuộc chiến Nam - Bắc trước đây là do miền Nam với kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp cần nhiều lao động da màu nên cố gắng duy trì chế độ nô lệ, tất nhiên họ đã thua miền Bắc với công nghiệp phát triển. Ai xem phim “Cuốn theo chiều gió” chắc còn nhớ miền Nam Hoa Kỳ ngày đó cũng ngủ trưa, các quý cô “có đạo đức” đều phải ngủ trưa!

Nhưng trên thế giới vẫn còn ngoại lệ

Ở bán đảo Triều Tiên, mọi thứ đi ngược lại 180 độ. Nam Triều Tiên là một trong những nước giàu có nhất thế giới với GDP đứng thứ 11 toàn cầu. Trong khi đó Bắc Triều Tiên lại gần như vô địch về khoản nghèo đói. Có giai đoạn mà người dân nước này còn phải ăn cả vỏ cây, rễ cỏ để sống sót.
Món bánh rẻ tiền Choco Pie của Nam Triều Tiên khi sang phía bên kia lại là thứ xa xỉ phẩm mà không phải người dân miền Bắc nào cũng được ăn. Ở đất nước này không có ai béo cả, đơn giản vì tất cả đều gầy (có lẽ trừ lãnh tụ Kim Jong Un).
Cũng còn một ngoại lệ nữa, đấy chính là Việt Nam. Trước năm 1975, Bắc Việt Nam rất nghèo, còn Nam Việt Nam giàu có. Sau khi miền Bắc chiếm được miền Nam, hay nói cho dễ nghe hơn là bắt miền Nam phải hòa cùng với mình làm một, bắt miền Nam phải đi theo con đường của mình, thì cả 2 miền đều nghèo, hay nói cách khác là miền Nam cũng nghèo theo miền Bắc.
Ấy thế mà sau bao nhiêu năm, ảnh hưởng của “đế quốc Mỹ” vẫn còn sót lại ở miền Nam. Sài Gòn (nay gọi là thành phố Hồ Chí Minh) đóng góp gần 1 phần 3 tổng thu ngân sách cả nước, số đóng góp của 1 thành phố này cao hơn nhiều so với 46 tỉnh thành cộng lại (cả nước có 63 tỉnh). Cả nước có 1 triệu doanh nghiệp, thì thành phố Hồ Chí Minh góp tới 500 ngàn.
Ngoài ra, ở phương Bắc cũng còn một số trường hợp đặc biệt, đó là nước Nga, và kể cả Trung Quốc.
Đất nước có thủ đô Bắc Kinh tuy có tổng GDP lớn (do đông dân) nhưng hoàn toàn không phải là vùng đất giàu có, văn minh và đáng sống như phần lãnh thổ của họ ở phía Nam như Hồng Kông hay Đài Loan.
Còn về nước Nga, Cựu Tổng thống Israel Shimon Peres trong cuộc gặp cuối cùng với Vladimir Putin đã nói thẳng rằngnước Nga chẳng có gì cả, ngoài St. Petersburg và Moscow chỉ như một cái tủ kính trưng bày, những phần còn lại của Nga chẳng khác nào đất nước Nigeria, nhưng phủ đầy tuyết.
Những ngoại lệ kể trên đều là những nước Cộng sản hoặc cựu Cộng sản nhưng vẫn độc tài. Vì sao Cộng sản kéo tụt người ta lại, xin để vào một bài khác. Còn bây giờ tóm lại: vị trí địa lý quan trọng thật, nhưng hóa ra vẫn thua thể chế chính trị!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do