Thursday, March 12, 2015

Mỹ đào tạo sĩ quan lãnh đạo hàng không đầu tiên cho Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Một thượng úy phi công của quân đội CSVN vừa được Hoa Kỳ chọn tham dự khóa huấn luyện Lãnh đạo Hàng không (Aviation Leadership Program) trong vòng một năm.


 Phi công Trịnh Công Huy nhận thư chúc mừng của Tướng Lori Robinson, tư lệnh Không Quân Mỹ - khu vực Thái Bình Dương, từ Ðại Tá Ray Powell. (Hình: Facebook U.S. Embassy in Hanoi)

Trang Facebook chính thức của Ðại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam hôm 13 tháng 3, 2015 loan tin này, đồng thời cho hay “phi công Trịnh Công Huy là sĩ quan Việt Nam đầu tiên nhận học bổng và được tham dự khóa đào tạo này.”

Vẫn theo bản tin trên Facebook của Ðại Sứ Quán Mỹ, “vào tuần trước tại Ðại Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội, Ðại Tá Không Quân Mỹ Ray Powell đã trao cho Thượng Úy Huy thư chúc mừng từ Tướng Lori Robinson, tư lệnh Không Quân Mỹ - khu vực Thái Bình Dương.”

Tin cho hay, phi công Trịnh Công Huy, sẽ đến Mỹ và bắt đầu chương trình huấn luyện bằng khóa học tiếng Anh tại Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Phòng ở San Antonio, tiểu bang Texas. Tiếp sau đó là một năm đào tạo phi công tại căn cứ Air Force Base Columbus, tiểu bang Mississippi.

Bản tin không cho biết, Thượng Úy Trịnh Công Huy thuộc đơn vị nào của không quân quân đội CSVN.

Việc Hoa Kỳ đào tạo sĩ quan lãnh đạo hàng không đầu tiên cho quân đội CSVN nằm trong các hoạt động đánh dấu sự kiện 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ.

Từ năm 2012 trở lại đây, cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều đã có các hoạt động nhằm gia tăng sự hợp tác về quốc phòng mà theo phía Việt Nam là “các học viện, nhà trường thuộc quân đội hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu trên các lĩnh vực mà quân đội hai nước cùng quan tâm.”

Gần đây nhất, trong buổi trò chuyện với sinh viên Ðại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 5 tháng 3, ông Ted Osius, Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ “sẵn sàng giúp Việt Nam bay cao và bay xa” đồng thời khẳng định, “không có điều gì là không thể!” (KN)
03-12- 2015 6:06:53 PM

Khối EU tăng cường an ninh biên giới, chống di dân lậu

 BRUSSELS, Bỉ (AP) - Khối Liên Âu hôm Thứ Năm họp để tìm cách tăng cường các cuộc tuần tiễu biên giới, trên bộ cũng như dưới biển, trước tình trạng có các làn sóng di dân bất hợp pháp qua biển Ðịa Trung Hải cũng như qua khu vực Balkans.



Di dân lậu leo rào vào Tây Ban Nha, 28 Tháng Năm, 2014. (Hình: AP Photo/Santi Palacios)

Latvia, quốc gia hiện giữ ghế chủ tịch EU, hiện đang cố gắng thuyết phục 28 thành viên tổ chức này cung cấp thêm ngân khoản và phương tiện cho cơ quan bảo vệ biên giới Frontex, và không đồng ý việc thành lập một cơ chế biên phòng mới cho EU.

“Tình trạng di dân bất hợp pháp này sẽ không giảm sút, mà còn tăng cao hơn nữa,” theo lời cảnh báo của bộ trưởng Nội Vụ Latvia, ông Rihards Kozlovskis, tại Brussels.

Các bộ trưởng sẽ thảo luận việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm trong vùng Balkans, nơi số người nghèo khổ tìm cách rời bỏ Kosovo để sang Hungary ngày càng đông.

Cơ quan Frontex có trách nhiệm điều hành việc kiểm soát biên giới EU đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên với tình trạng hàng ngàn người liên tục tìm cách vượt biển Ðịa Trung Hải để có được đời sống tốt đẹp hơn tại Âu Châu, Frontex không có nhiệm vụ cứu nạn ngoài khơi và cũng không có tàu bè hay phi cơ để làm nhiệm vụ này hữu hiệu.

Hơn 276,000 người di dân vào EU bất hợp pháp hồi năm ngoái và Libya, nơi đang có nhiều cuộc giao tranh giữa các nhóm võ trang giành quyền kiểm soát lãnh thổ, cũng là nơi xuất phát của người di dân muốn tới được vùng Nam Âu Châu.

Ý, hiện là quốc gia tuyến đầu đối phó với làn sóng di dân bất hợp pháp, cũng lo ngại là thành phần khủng bố cũng nhân cơ hội trà trộn vào theo.

“Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề Libya, sẽ rất khó khăn để giải quyết vấn đề di dân,” theo bộ trưởng Nội Vụ Ý, Angelino Alfano.

Rome muốn các quốc gia EU giúp thành lập các khu an toàn bên trong lãnh thổ Libya để thanh lọc trước khi người di dân lên thuyền vượt biển. (V.Giang)
03-12- 2015 2:19:30 PM

Một cái tát vào nền giáo dục

Đăng Bởi  - 

Một đoạn video clip đang lan đi như bão trên mạng, nội dung là một nhóm nữ sinh lớp 7 của một trường trung học cơ sở tinh Trà Vinh đánh bạn. Trong không gian chừng như là tại một lớp học, một nhóm con gái xông tới ngang ngược vung nắm đấm vào mặt, vào đầu bạn, túm tóc bạn đánh đập dã man....

... Những đứa trẻ khác trong lớp, trong đó có cả con trai, liệng cả chồng ghế nhựa vào đầu bạn. Cô bé bị đánh chúi nhủi trong một kẹt bàn góc phòng, đưa hai tay lên ôm lấy đầu, che mặt, khóc lóc thảm thiết mà không ngăn được cả đám học sinh đang xúm vào đánh hội đồng. 
Tiếng khóc xé lòng của đứa trẻ bị đánh khiến bất kỳ người phụ nữ nào đang có con đi học đều thắt ruột đau đớn: Nếu đó là con mình thì sao?
Lần trong tiếng khóc khiếp đảm, bất lực của nạn nhân là những lời bình luận, chắc là của đám học sinh cùng lớp đang đứng quanh đâu đó xem trận đánh nhau: ''Ai đánh mẻ mà mẻ khóc kia".
 "Trời ơi máu me tùm lum tà la hết trơn..."
Ôi những đứa trẻ con lớp 7! Còn nhỏ dại trẻ nít nên không biết như vậy là không nên, là du côn du đãng; hay đã lớn đến mức đủ chai sạn để không thấy đau khi nhìn cảnh bạn mình bị đánh hội đồng, cảnh bạn mình bất lực vì bị bát nạt một cách tàn bạo? 
Lại còn đoạn video, chắc là quay từ điện thoại. Bình tĩnh đứng quay được sao khi bạn mình đổ máu, gào khóc van vỉ trong trận đòn hội đồng ?
Người ta vẫn nói đến bạo lực học đường như một trong những hình thức bạo lực sơ khai nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng đã có lân trải qua, trong vai trò thử nghiệm hay bị làm vật thử nghiệm. Vậy nên người lớn cũng dễ dàng chấp nhận chuyện trẻ con bắt nạt nhau. Nhưng những hình ảnh trong video kia hoàn toàn không phải vậy. Đó không phải là chuyện trẻ con bát nạt nhau mà là một cuộc thị uy, một hình thức bạo lực phi nhân tính. 
Nguyên nhân ban đầu được cho là do em đã không chịu vâng lời bạn lớp trưởng, nên lớp trường ra lệnh "xử'. Có vẻ đây là một trận đòn "dằn mặt”, không khác gì cách giang hồ "răn dạy" lân nhau.
Điều đau lòng, đứa bé gái bị đánh ấy là con nhà nghèo. Cha mẹ em không có nhà, không có nghề nghiệp ổn định, hằng ngày đẩy xe đi bán dạo quanh các ngõ hẻm, bám vào phố xá để mưu sinh. 
Thân thế ấy phải chăng là một phần trong việc em bị đẩy vào thế ai muốn "xử' là "xử" không một bạn nào trong lớp dám bênh vực? 
Trong những trường hợp đó, người ta nghĩ ngay đến thầy cô - những người sẽ lập lại sự công bằng tương đối trong lớp học. 
Nhưng bóng dáng thầy cô vắng hẳn trong clip này. Người cha của cô bé nói từ cả tháng nay con gái mình đã mang những vết trầy xước, bầm tím về nhà, đã khiếp hãi bỏ học giữa buổi mà không dám nói với cha mẹ, chỉ nói là té ngã cầu thang. 
Ngôi trường không rộng lớn gì, chẳng lẽ chuyện xảy ra trong lớp đến vậy mà thầy cô hoàn toàn không hay biết?
Những người cha, người mẹ nghèo khó kia hẳn mong con mình đến trường để học những điều hay lẽ phải, hẳn yên lòng khi biết con mình đang ở trong môi trường an toàn giữa những con người được giáo dục, 
Nhưng khi đoạn video dip này bị tung lên mạng, họ đã bị một cú sốc lớn. Một phụ huynh khi nghe tiếng khóc củà đứa bé gái chói lên từ dip đau đớn kia, đã bịt tai lại mà gọi thất thân: "Con ơi!".
Hẳn chị đang nghĩ đến con mình, những đứa trẻ bé bỏng và đầy sợ hãi, khiếp nhược trong trận đòn hội đồng dã man giữa thanh thiên bạch nhật, ngay trong trường trong lớp. 
Có thể nói video dip này, cách hành xử của học sinh như thế này, hình ảnh trường lớp này, đã giáng một cái tát vào chính bộ mặt của nền giáo dục. 
Một cô giáo đã nói với tôi như vậy, rằng cô thấy lòng tự trọng nghề nghiệp của mình bị tổn thương, bởi vì đã không biết, không thấu cảnh một đứa trẻ học trò lớp 7 bị bạn đánh như thế trong lớp; và rộng hơn, đã không bảo vệ được một con người bé nhỏ có thể đã nuôi khát vọng tìm đến sách vở trường lớp như một giấc mơ, một điểm tựa, để vươn lên thoát khỏi cuộc sống khó nghèo.
Thử gõ từ khóa “nữ sinh đánh nhau" sẽ thấy những đoạn video dip nội dung này nhan nhản trên mạng. 
Nhưng câu chuyện ở Trà Vinh có nỗi đau lòng riêng. Đây không phải là chuyện những cô cậu mới lớn, choai choai lời qua tiếng lại rồi xông vào nhau hung hãn giật tóc, xé áo, lên gối. 
Đây là chuyện hiếp đáp, đánh hội đồng ngay giữa phòng học, thương tâm nhất là hình ảnh đứa bé nạn nhân ngôi trong góc kẹt, khóc thất thanh, xót xa.
Cả nạn nhân đáng thương, cả những đứa đã phang ghế lên đầu cô bé, đấm vào đâu tát vào mặt cô bé - tất  cả những đứa trẻ ây rồi sẽ lớn lên, ngày mai ngày kia vài năm nữa thôi sẽ trở thành những người làm vợ làm mẹ. Có ai nghĩ tới hình ảnh những người vợ, người mẹ hung hãn từ đây? 
Hay đáng sợ hơn, những người mẹ người vợ đã mất niềm tin vào trường lớp, cũng từ đây?
Hoàng Mai (Phụ nữ TP.HCM)

Cháy lớn ở cơ sở mộc

(TNO) Rạng sáng nay 13.3 trên địa bàn TP.Đà Nẵng xảy ra vụ cháy lớn ở cơ sở đóng, gia công đồ gỗ.

Cháy lớn ở cơ sở mộc - ảnh 1
Cảnh sát PCCC Đà Nẵng khống chế đám cháy

Khoảng 1 giờ sáng cùng ngày, người dân khu vực đường Phạm Văn Đồng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng phát hiện cơ sở đồ gỗ Ngân Hà, lô 15 Phạm Văn Đồng bốc cháy dữ dội.

Người dân địa phương phải cắt điện, phá khoá cứu tài sản, xe gắn máy, khóa bình gas chuyển ra ngoài để phòng cháy nổ dây chuyền vì trong khu vực rất đông dân cư và nhiều nhà sát nhau.

Cháy lớn ở cơ sở mộc - ảnh 2
Điều tra nguyên nhân vụ cháy

Nhận tin báo, Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng huy động lực lượng Phòng Cảnh sát PCCC số 3 và số 1 đưa cán bộ chiến sĩ cùng phương tiện đến hiện trường, sau một giờ đồng hồ thì khống chế được ngọn lửa.

Sau đó, lực lượng PCCC tiếp tục phun mát, nhằm ngăn ngọn lửa bùng phát trở lại, ngoài gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm sản phẩm gia công, thì một số tài sản của sơ sở cũng bị thiệt hại.

Nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ.
13/03/2015 08:01
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Đánh vỡ đầu trưởng thôn, 2 trộm chó bị "tẩn" nhập viện

Hoài Thu (Dân Việt) 08:15 - 13 tháng 3, 2015
Sau khi bắt chó bằng súng tự chế bị người dân phát hiện, 2 kẻ trộm chó đã dùng chai thủy tinh đánh vỡ đầu ông Nguyễn Đình Đông (Trưởng thôn Hợp Lực, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) nhằm tẩu thoát...

Chiều 12.3, ông Đỗ Ngọc Toàn - Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp - xác nhận: Khoảng 13h15 ngày 11.3, trên địa bàn thôn Hợp Lực xảy ra vụ việc 2 đối tượng trộm chó bị đánh trọng thương. Hai đối tượng trộm chó được xác định là Hoàng Trọng Mạnh (SN 1992) và Lương Sỹ Cường (SN 1989), cùng trú tại thôn 8, xã Quảng Hùng (Quảng Xương).

Theo ông Toàn: Vào thời gian trên, 2 đối tượng này đã dùng súng phóng điện tự chế bắn và bắt 1 con chó của gia đình ông Nguyễn Duy Vân ở thôn Hợp Lực. Sau khi nghe một số người dân trong thôn phát hiện, tri hô, ông Nguyễn Đình Đông đã lao ra nắm được xe máy của Mạnh và Cường thì bị một trong hai đối tượng dùng chai thủy tinh đánh vỡ đầu, gây trọng thương.

Quá bức xúc trước hành vi của các đối tượng, nhiều người dân đã vây bắt rồi đánh Mạnh và Cường trọng thương, đến mức bất tỉnh. Đồng thời, chiếc xe máy Sirius mang BKS 36-M8.7993 của 2 đối tượng trên cũng đã bị người dân đốt cháy trơ khung.


Sau khi chính quyền xã và Công an huyện Quảng Xương có mặt tại hiện trường, Mạnh và Cường đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương cấp cứu.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng cũng thu giữ tang vật gồm 1 súng phóng điện tự chế, 1 bình xịt hơi cay, 1 vỏ chai thủy tinh, 1 xe máy đã bị đốt trơ khung.

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, nạn trộm chó liên tục xảy ra và diễn biến khá phức tạp trên địa bàn xã Quảng Hợp, gây bức xúc cho người dân địa phương.

Xô xát trong doanh trại, một trung úy quân đội qua đời

Tuổi Trẻ - 12/03/2015 14:56 2
TTO - Ngày 12-3, thiếu tướng Phạm Hoàng Sâm - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau - xác nhận trung úy Nguyễn Hữu Phước qua đời trong vụ xô xát với đồng đội vào chiều ngày 11-3.


Người dân hiếu kỳ tụ tập tại Bệnh xá quân dân y Cà Mau vào tối 11-3.

Hiện cơ quan điều tra của Quân khu 9 đã tạm giữ người gây nên cái chết nêu trên để điều tra, làm rõ.

Tuy nhiên, thiếu tướng Sâm cho hay đây là chuyện nội bộ, sẽ cung cấp thông tin chính thống sau khi đã điều tra rõ vụ việc.

Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết vào khoảng 17 giờ ngày 11-3, tại doanh trại quân đội cầu số 4 (còn gọi là Kho đạn, kho vũ khí nằm tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) xảy ra vụ xô xát khiến trung úy Nguyễn Hữu Phước (35 tuổi, công tác tại Phòng kỹ thuật Kho vũ khí cầu số 4, thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau) qua đời với nhiều vết đâm trên người.

Thiếu úy Ngô Tấn Được được cho là người can ngăn vụ xô xát cũng bị thương ở tay và được điều trị tại Bệnh viện quân y 121 (Cần Thơ).

Sáng 12-3, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau đã đến chia buồn và cùng gia đình lo hậu sự cho trung úy Phước.

Đ. TRIỀU - T. THÁI

Không thể ngăn Nhật hỗ trợ cho Việt Nam và Philippines

Theo NgườiViệt-03-12- 2015 4:12:28 PM
VIỆT NAM - Ðó là nhận định của ông Ian Storey, chuyên gia về an ninh khu vực Ðông Nam Á, làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore.

Theo ông Story, Nhật sẽ tiếp tục củng cố quan hệ với Việt Nam và Philippines và xem đó như một phương thức nhằm ngăn chặn nỗ lực bành trướng của Trung Quốc.


Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Vùng 2 chụp ảnh với thủy thủ đoàn tàu CSB 6001 - một trong sáu tàu tuần duyên mà Nhật hứa hỗ trợ và đã bàn giao hồi tháng 2 vừa qua. (Hình: Cảnh Sát Biển Việt Nam)

Tuy chỉ có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Hoa Ðông song Nhật không thể không quan tâm tới biển Ðông bởi nếu Trung Quốc làm chủ biển Ðông, kiểm soát các thủy lộ mà tàu bè của Nhật thường qua lại, Nhật có thể bị cô lập.

Ðến nay, Nhật đang thực hiện kế hoạch cung cấp các tàu tuần duyên cho cả Philippines lẫn Việt Nam.

Ngoài việc sắp phối hợp với Hải Quân Philippines để thực hiện một cuộc tập trận trên biển, Quân Y Nhật đang giúp đào tạo quân y cho các thủy thủ đoàn hoạt động trên tàu ngầm của Hải Quân Việt Nam.

Theo Reuters, Nhật còn có thể hỗ trợ Philippines cải tạo hạ tầng quanh một căn cứ quân sự của Philippines ở đảo Palawan - điểm gần quần đảo Trường Sa nhất.

Dẫu Trung Quốc công khai bày tỏ sự bất bình với Nhật vì muốn giúp các quốc gia ASEAN duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ðông Nam Á, thậm chí Trung Quốc còn cảnh cáo rằng Nhật không phải là một bên trong số các bên có trtanh chấp chủ quyền ở biển Ðông, thành ra cần cẩn trọng cả trong phát biểu lẫn hành động nhưng dường như Nhật không bận tâm.

Riêng với Việt Nam, ngoài việc cung cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần duyên trị giá khoảng 500 triệu Yen, Nhật còn viện trợ một số thiết bị như radar, nhận đào tạo cảnh sát biển và nhân viên kiểm ngư.

Tháng 8 năm ngoái, tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Hà Nội, ông Fumio Kishida, ngoại trưởng Nhật, cho biết, ông hy vọng những hỗ trợ của Nhật sẽ giúp Việt Nam “gia tăng khả năng bảo vệ luật pháp trên biển.”

Lúc đó, ngoại trưởng Nhật giải thích thêm rằng, việc hợp tác là không thể thiếu nếu muốn bảo đảm hòa bình và ổn định trên các tuyến đường hàng hải, trong đó có biển Ðông và biển Hoa Ðông, đặc biệt là khi “môi trường an ninh quốc tế càng ngày càng khắc nghiệt.”

Còn ông Phạm Bình Minh, ngoại trưởng Việt Nam thì nói rằng, Việt Nam và Nhật “nhất trí duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải tại biển Ðông bởi đó là trách nhiệm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.”

Tại cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Nhật, ngoại trưởng Việt Nam lập lại điều mà ông ta từng phát biểu nhiều lần. Ðó là các bên có liên quan cần đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và tuân thủ nghiêm túc tinh thần “Tuyên bố Ứng xử của Các Bên về biển Ðông” (DOC), đồng thời cùng xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại biển Ðông (COC), không có những hành động làm tình hình thêm phức tạp.

Cũng vào thời điểm vừa kể, ông Kishida khẳng định ở một cuộc họp báo khác rằng, Nhật sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế để chống lại mọi ý đồ thay đổi nguyên trạng trên biển bằng vũ lực. (G.Ð)

Trung Quốc muốn đặt radar ở Biển Đông

Theo RFI-Trọng Nghĩa
 Ngày 12-03-2015 13:24

Tàu ngầm Trung Quốc có trang bị tên lửa hạt nhân tại một căn cứ hải quân trên Biển Đông - DR / Washington Free Beacon

Phát biểu với hãng tin Trung Quốc Tân Văn Xã ngày 09/03/2015, một lãnh đạo Hải quân Trung Quốc cho rằng cần phải đặt trạm radar và cơ sở do thám trên các hòn đảo dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy nhiên, nhân vật này chỉ nêu bật ích lợi dân sự mà không nói gì về mục tiêu quân sự của các cơ sở đó.

Trong dịp tưởng niệm một năm ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Doãn Trác (Yin Zhuo), đồng thời là Ủy viên Toàn quốc của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, đã cho rằng, công việc tìm kiếm và cứu hộ trên Biển Đông sẽ được hỗ trợ đáng kể nếu có các cơ sở đó của Trung Quốc.

Chuẩn Đô đốc Doãn Trác nhắc lại rằng vào năm 1985, Trung Quốc và Hồng Kông đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế giao nhiệm vụ phụ trách công việc cứu hộ trong vùng biển nằm ở phía bắc Bắc vĩ tuyến số 10 và phía tây của đông kinh tuyến 124, bao trùm toàn bộ Biển Đông. Trong bối cảnh đó, các cơ sở trên Biển Đông sẽ cho phép theo dõi liên lạc giữa đài kiểm soát không lưu trên đất liền với phi công trên các phi cơ bay qua Biển Đông.

Đối với ông Doãn Trác, Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, được khoảng 40% các chuyến bay chở khách và tàu buôn sử dụng.

Ngoài ra, sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ rất có lợi cho các nước láng giềng trong việc đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, từ cướp biển cho đến các tệ nạn buôn lậu khác. Hải quân Trung Quốc và các cơ quan an ninh hàng hải của Trung Quốc và Hồng Kông có thể góp phần đáng kể vào việc duy trì hòa bình và thịnh vượng trong vùng.

Theo nhận xét của báo mạng Đài Loan Want China Times khi đưa lại tin trên, nhận xét của Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc là một cố gằng nhằm khoác một cái vỏ tích cực lên trên các hành vi quyết đoán hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, đang gây lo ngại cho các láng giềng và cộng đồng quốc tế.

Những tiết lộ liên tiếp về việc Trung Quốc rốt ráo xây dựng cơ sở trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp tại Biển Đông đã làm dấy lên quan ngại là những nơi đó sẽ là tiền đồn giúp Bắc Kinh khống chế khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Đài radar và các trung tâm do thám trên các đảo này hoàn toàn có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.

RSF giúp truy cập nhiều website bị chặn, kể cả ở Việt Nam

Theo RFI-Ngày 12-03-2015 18:14
media
Bản đồ 11 nước có website được hỗ trợ tiếp cận (RSF)

Tổ chức Phóng viên Không biên giới – (Reporters Sans Frontières – RSF), trụ sở tại Pháp, hôm nay, 12/03/2015, cho biết đã phá được kiểm duyệt đối với 9 websites thông tin thuộc 11 quốc gia bị coi là « kẻ thù của internet », trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Nhờ vậy, người sử dụng internet, ngay từ các nước bị kiểm duyệt, vẫn có thể truy cập được vào những website này.

Nhân dịp « Ngày quốc tế chống kiểm duyệt internet », 12/03, tổ chức Phóng viên Không biên giới tiến hành chiến dịch mang tên « Collateral Freedoom », cụ thể là nhân bản các website bị kiểm duyệt và đặt những phiên bản tương đồng nội dung này (site miroir) tại dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) của các tập đoàn tin học lớn như Amazon, Microsoft hay Google.

Cách duy nhất để tiếp tục phong tỏa các website nói trên là phải ngăn chặn các dịch vụ điện toán đám mây của những tập đoàn tin học này. Hậu quả là hàng nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin của những nước này, vốn vẫn sử dụng hàng ngày các dịch vụ điện toán đám mây, giờ đây không thể truy cập được nữa.

Theo Phóng viên Không biên giới, « chi phí để ngăn chặn các website tương đồng nội dung (site miroir) sẽ rất lớn về kinh tế và chính trị đối với những nước bị coi là kẻ thù của internet ».

RSF phối hợp với tổ chức phi chính phủ Trung Quốc GretFire để thực hiện chiến dịch « Collateral Freedom » và các website tương đồng nội dung được thuê đặt tại các dịch vụ điện toán trong nhiều tháng.

Trong số 9 website được hỗ trợ tiếp cận có webiste « Dân Làm Báo », tại Việt Nam.

Các địa chỉ an toàn để tiếp cận các website tương đồng nội dung có trên trang web của RSF ở địa chỉ http://12mars.rsf.org/2015-fr/

Cảnh báo đại dịch cúm gà tại Trung Quốc

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 12-03-2015 13:24


Một cảnh vận chuyển gia cầm sống tại Trung Quốc. (DR)

Hôm qua 11/03/2015, một tạp chí khoa học Anh thông báo nguy cơ cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc có thể bùng phát thành đại dịch tại châu lục thậm chí toàn cầu, do buôn bán gia cầm sống phát triển mạnh.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Anh Nature, nếu chính quyền Trung Quốc không kiểm soát được việc buôn bán gia cầm sống, dịch cúm H7N9 có thể biến thành một đại dịch của châu lục, thậm chí một đại dịch toàn cầu. Trong nghiên cứu nói trên, các nhà dịch tễ học, do nhà khoa học Yi Guan – đại học Hồng Kông – đứng đầu, đã tìm cách lý giải vì sao virus H7N9, mới xuất hiện tại Trung Quốc năm 2013, lại tái xuất hiện năm 2014, trước khi biến mất.

Dò lại quá trình tán phát virus, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng bệnh dịch phát triển ở những nơi buôn bán gia cầm sống phát triển mạnh, như miền đông và nam Trung Quốc. Xuất hiện trước hết tại các trại nuôi gia cầm ở Triết Giang, virus đã lan tới các chợ bán gia cầm sống ở các tỉnh láng giềng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014, như các phân tích trên nhiều bệnh nhân được điều trị tại thành phố Thẩm Quyến (Shenzhen) cho thấy.

Để tránh virus lây lan theo con đường này, các nhà khoa học khuyến cáo đóng cửa các chợ buôn gia cầm sống và tổ chức các trung tâm giết mổ tập trung.

Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 23/02, WHO đã thống kê được 571 trường hợp bệnh nhân nhiễm H7N9, trong đó có 212 người chết. Các nhà khoa học lo ngại, với việc lây lan qua gia cầm nuôi trong các môi trường kín, virus H7N9 có thể biến đổi và chuyển thành một chủng mới có khả năng sát thương cao gấp bội.

Việc chuyển hóa này hiện chưa xảy ra và một vắc xin có thể cho phép ngừa được chủng H7N9 hiện tại.

Liên quan đến virus H1N1 ở Ấn Độ, khiến 1.482 người chết, theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hoa Kỳ Cell Host and Microbe, các nhà khoa học đã xác định được virus hiện nay đã biến đổi gen, khác hẳn với virus đã gây ra đại dịch cúm A H1N1 năm 2009-2010. Các nhà nghiên cứu viện MIT (Massachusetts Institute of Technology) khuyến cáo cần xem xét việc chế lại vắc xin để đối phó với virus đã biến đổi.

Vượt biên sang Anh bị mất thận hay tim gan

Theo RFI-Lê Hải
12-03-2015 17:36
media
Nơi tạm trú gần Sangatte (miền Bắc Pháp của nhiều người nước ngoài tìm đường vượt biên qua Anh Quốc. Ảnh tư liệu 01/2007.Getty Images/Bloomberg/Antoine Antoniol

Chính phủ Anh chính thức công nhận là có hiện tượng người nước ngoài bị đưa vào Anh để lấy bộ phận cơ thể đem sang lắp cho người bệnh. Bài phóng sự đặc biệt trên tờ Daily Mail trích nguồn tin từ cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia cho biết hiện tượng này mặc dù chưa nhiều nhưng đã bắt đầu được ghi nhận từ năm 2011 và nạn nhân có thể được chọn và đưa từ châu Á hay châu Phi sang. Thận là thị trường phổ biến nhất nhưng gan và tim cũng đang có nhu cầu cao.

Thông tín viên Lê Hải từ Luân Đôn tường thuật chi tiết :

Lê Hải : Theo các mô tả trên báo chí thì nạn nhân nam ở trong độ tuổi từ 12 đến 15, và chi tiết đó khiến một phần người Việt ở Anh quan tâm. Nếu trước đây nhiều người Việt vượt biên vào Anh khai mình là trẻ em để được hưởng các chế độ đãi ngộ rất hào phóng của xã hội, thì nay bắt đầu có nhiều trẻ em Việt Nam đúng thực sự là nhỏ tuổi được đưa sang đây để đi học không mất tiền và hi vọng có giấy tờ thường trú để sau này đón bố mẹ sang. Thế nhưng các tuyến đường vượt biên sang bên này hầu hết đều phải qua cửa khẩu Dover, từ các cảng Calais hay Dunkirk bên Pháp, và khu vực bến bãi để trốn vào trong xe tải do các băng đảng từ Trung Á sang phụ trách.

Theo các phóng sự trên truyền hình Anh thì giá cho một lần chui vào xe tải để vượt biên qua cảng vào Anh tùy thuộc vào vị trí giấu người và hàng hóa trên chiếc xe đó, và có thể dao động từ vài trăm cho đến vài ngàn euro cho một chuyến đi. Trong trường hợp người vượt biên không có tiền để trả thì sự trao đổi có thể là tình dục, hay có thể như trong vụ việc này là bán bộ phận cơ thể để lấy tiền.

Người ta ước tính giá cho một quả thận là vào khoảng 15.000 euro, và giá trên thị trường chợ đen mà bệnh nhân phải trả sẽ vào khoảng 100.000 euro. Bán thận là dịch vụ phổ biến nhất vì người ta có thể cắt bỏ một quả thận mà cơ thể không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Giá một lá gan có thể lên đến nửa triệu và tim là một triệu trên thị trường chợ đen, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO.

RFI :  Chuyện bị cướp hay bán bộ phận cơ thể thường nghe nói ở các nước luật lệ lỏng lẻo như Trung Quốc, có khi nào đây chỉ là lý do mà những người di dân lậu khai để được cấp thẻ tị nạn ?

Lê Hẩi : Vụ việc này chính thức được cơ quan chuyên trách về các bộ phận cơ thể ở nước Anh là Human Tissue Authority ghi nhận, và cho biết các lực lượng chức năng đã kịp thời can thiệp ngay trước khi nhóm tội phạm thực hiện ca giải phẫu. Tổ chức thiện nguyện Salvation Army là cơ quan được chính phủ Anh chính thức cấp ngân sách để giúp đỡ nạn nhân buôn người đã nhận nuôi một phụ nữ từ châu Phi và cho biết đến bây giờ cô ta vẫn trong cơn hoảng loạn vì bị chọn để lấy bộ phận cơ thể.

Theo ghi nhận của WHO thì 10% trong số khoảng 63.000 vụ giải phẫu thay thận hàng năm trên thế giới lấy nguồn không phải từ người hiến tặng ở cùng quốc gia đó. Khi số bệnh nhân chờ thận để thay hàng năm là vào khoảng 200.000 người thì nhu cầu là rất cao tạo cơ hội cho thị trường chợ đen hoạt động và các cơ chế tội phạm ăn theo đó. Hiện nay các cuộc giải phẫu thay bộ phận cơ thể được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống đăng ký, ví dụ như là từ người chết vì tai nạn giao thông hay bệnh tật gì khác, mà trước đó từ rất lâu đã đăng ký vào danh sách hiến bộ phận cơ thể. Người được nhận cũng biết rõ về quốc tịch hay tình trạng sống của người hiến bộ phận cơ thể.

Tuy nhiên ở một số nước người ta có xu hướng mua bộ phận cơ thể từ nước ngoài như Israel, Canada, Đức và Ba Lan. Ở châu Âu Kosovo là nơi nổi tiếng có các trung tâm giải phẫu lậu chuyên thực hiện các ca thay bộ phận cơ thể không theo hệ thống đăng ký. Vào năm 2013 tòa án Pristina từng kết tội một tổ chức bao gồm 5 người đã thực hiện ít nhất là 24 vụ thay thận trái phép. Có sẵn chuyên gia từ các nước xung quanh, nhìn vào khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường này, thì không có gì khó hiểu tại sao các băng nhóm sẵn sàng chuyển cả bác sĩ lẫn nạn nhân vào Anh để thực hiện những vụ mua bán bộ phận cơ thể như vậy. Nếu nạn nhân là người rơm, tức là người nhập cư bất hợp pháp, thì một xác chết ở đâu đó sẽ không để lại bất kỳ manh mối gì. Và nguy cơ đối với người Việt đang trên đường vượt biên thì không chỉ là ở Anh, mà còn ở bất kỳ nước nào trên đường đi, đặc biệt là các tuyến đường băng ngang qua Địa Trung Hải ở khu vực các nước thuộc Nam Tư cũ.

RFI : Có những vụ người Việt mất tích, hay có cả vụ xác chết của người Việt bị bỏ rơi bên lề đường ở Anh, vậy có liên quan gì không ?

Lê Hải : Quay trở lại câu chuyện của những người Việt vượt biên trái phép sang Anh, thì con đường đi của không ít người rất nguy hiểm. Không chỉ là chuyện cướp bóc, hay hãm hiếp, hay cảnh sống lều trại tạm bợ trong những khu rừng nhỏ ở Pháp chờ ngày vượt biên. Thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp người Việt bám vào gầm xe tải và trượt tay rơi xuống đường bị cán chết, hay đã sang đến Anh rồi khi chui ra nhảy xuống đường bị tai nạn hay xe sau cán chết, hoặc chui vào trong xe lạnh bị ngạt hơi chết. Khi đi làm trong những vườn cần sa nếu đau ốm gì thì cũng có nguy cơ mất mạng, chưa kể đến những vụ thanh toán băng đảng.

Trong bối cảnh như vậy, thì cuộc sống sinh tồn của những người Việt bất hợp pháp ở Anh trở thành cuộc chiến bản năng, và thường thì những ai không còn gì để mất sẽ phải cố gắng làm giàu và tự khẳng định vị trí. Dư luận trong cộng đồng thường nhắc đến các nhóm dân Nghệ Tĩnh đang ngày càng đông ở nước Anh này, mà những lời truyền miệng kể rằng có những làng mà cả trăm người đều sang bên này cả. Riêng bản thân tôi có biết các nhóm di dân đến từ Thiên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh, tập trung ở Leeds, hay Yên Thành – Diễn Châu – Nghệ An, tập trung ở Manchester, và Thượng Lộc – Nghi Vạn – Nghệ An, tập trung ở Glasgow.

Mối liên kết làng xã giúp những người di dân bất hợp pháp tự bảo vệ và tương trợ cho nhau, nhưng như ở Berlin trước đây, sẽ dễ biến thành một tổ chức tội phạm, và hình thức xử phạt bằng thủ tiêu có thể bị biến thái thành việc cắt bỏ một bộ phận trên cơ thể để đem bán. Đây chính là nguy cơ mà các cơ quan phòng chống tội phạm có tổ chức ở Anh lo ngại, nhưng hiện tại chưa có thông tin gì về một giải pháp cụ thể nào cả.

Thẩm phán bị phát hiện ở chung phòng nghỉ với đương sự nữ

Ngày 12.3, ông Nguyễn Thành Lập, Chánh án TAND H.Đầm Dơi (Cà Mau), xác nhận có vụ một thẩm phán của cơ quan bị bắt quả tang đang ở cùng phòng trọ với một nữ đương sự.
Theo thông tin từ Công an thị trấn Đầm Dơi, sáng 26.2, cơ quan này nhận được tin báo có vụ việc thẩm phán Dương Thanh Tuấn (52 tuổi, ngụ H.Trần Văn Thời, Cà Mau) đang ở trong phòng với bà Trần Mỹ Lê, đương sự trong vụ án ly hôn do ông Lập đang thụ lý giải quyết tại nhà nghỉ Hùng Thúy (thị trấn Đầm Dơi), nên đến lập biên bản sự vụ.
Theo ông Lập, tuần tới cơ quan sẽ họp kiểm điểm xử lý thẩm phán Tuấn.
Gia Bách

Người dân Trà Vinh phẫn nộ đòi "xử đẹp" nữ lớp trưởng

Theo kenh13.info-12/03/2015 16:19
Trong những ngaỳ qua clip một nhóm học sinh ném, phang ghế và đánh hội đồng không thương tiếc một nữ sinh trong lớp tại Trà Vinh lan truyền nhanh chóng khiến cộng đồng mạng ghê sợ, phẫn nộ. Người dân Trà Vinh nhiều người bức xúc cho em nữ sinh, đã đến trường đòi “xử đẹp” nữ lớp trưởng, may là đã có sự can thiệp kịp thời của công an


medium_1426150686_thumb
---

Hải quân Mỹ tập trung cho "chính sách xoay trục" sang châu Á

Dân trí Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus ngày 11/3 cho biết nước này sẽ triển khai hơn 300 tàu chiến các loại cho các hạm đội hải quân vào năm 2020, bất chấp những khó khăn hiện nay.

Bộ trưởng Mabus thăm Hải quân Trung Quốc (Ảnh:
Bộ trưởng Mabus thăm Hải quân Trung Quốc (Ảnh: US Navy)
Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Mabus khẳng định hải quân nước này đang ngày càng phát triển và sẽ có hơn 304 tàu chiến các loại vào năm 2020.
Để đáp ứng mục tiêu trên, hải quân Mỹ đã đề nghị một khoản ngân sách lên tới 161 tỷ USD cho năm tài khóa 2016.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Mabus đã thông báo chi tiết kế hoạch: "Chúng tôi có kế hoạch mua các tàu ngầm tấn công lớp Virginia với tiến độ 2 năm 1 chiếc trong vòng 10 năm tới. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng sẽ bổ sung những tàu khu trục lớp Arlegigh Burke với tiến độ tương tự".
"Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các kế hoạch xây dựng những loại tàu chiến thế hệ mới, có nhiều khả năng với tốc độ cao", Bộ trưởng Mabus khẳng định.  
Bộ trưởng Mabus cũng nhấn mạnh rằng hải quân nước này đã mua tổng cộng 70 tàu chiến và 1.300 máy bay chiến đấu các loại trong năm năm đầu tiên ông giữ cương vị lãnh đạo.
Về chính sách "xoay trục sang châu Á" của hải quân Mỹ, Bộ trưởng Mabus khẳng định 60% lực lượng của các hạm đội Mỹ sẽ đóng tại Thái Bình Dương vào năm 2020.
"Chúng tôi đang dịch chuyển nhiều loại tàu tới phía Đông và Trung của Thái Bình Dương, bao gồm cả kế hoạch triển khai tàu ngầm tấn công ở Guam và bốn tàu tác chiến ven biển Littoral ở Singapore".
"Chúng tôi muốn bảo đảm rằng các hệ thống của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương hoạt động trơn tru. Do đó, chúng tôi quyết định tăng số lượng hệ thống lá chắn tên lửa ở Nhật Bản và tàu tuần tra P-8A đang có đợt làm nhiệm vụ đầu tiên tại khu vực. Về dài hạn, chúng tôi sẽ triển khai thêm 30 loại tàu chiến kiểu này ở vùng biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vào năm 2018", Bộ trưởng Mabus thông báo. 
Thứ Năm, 12/03/2015 - 21:58
Ngọc Anh
Theo Diplomat

Nhật hỗ trợ hàng hải cho VN, Philippines giữa tranh chấp Biển Đông

Nhật Bản tuyên bố sẽ giúp Đông Nam Á duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Nhật Bản tuyên bố sẽ giúp Đông Nam Á duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Theo VOA-12.03.2015
Nhật Bản đang âm thầm quay trở lại Biển Đông, củng cố quan hệ với Việt Nam và Philippines trong nỗ lực ngăn chặn các hành động của Trung Quốc giữa lúc Hà Nội và Manila đang tìm cách đương đầu với các tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh.

Hợp tác an ninh giữa Tokyo với Việt Nam và Philippines được mở ra trên diện rộng. Ngoài việc cung cấp tàu tuần tra cho hai nước Đông Nam Á này, trong vài tháng tới , Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc diễn tập hải quân đầu tiên với Philippines. Các bác sĩ quân y của Nhật cũng tập huấn cho lực lượng thủy thủ vận hành tàu ngầm của Việt Nam.

Nhật Bản đang dính vào vụ tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông.

Dù không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản lo ngại bị cô lập nếu Trung Quốc thống lĩnh đường thủy lộ mà nhiều tàu bè của Nhật thường qua lại.  

Hỗ trợ của Nhật Bản dành cho hai nước Việt Nam và Philippines theo sau bài diễn văn hồi tháng 5 năm ngoái của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ giúp Đông Nam Á duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Reuters ngày 12/3 dẫn lời chuyên gia về an ninh khu vực Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói xu hướng này ngày càng trở nên rõ ràng và ông không cho là Tokyo sẽ lùi bước, bất chấp những quan ngại của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng rằng Bắc Kinh hy vọng Nhật Bản sẽ hành động và phát biểu cẩn trọng về vấn đề Biển Đông và lưu ý rằng Nhật không phải là một bên có tranh chấp trong vấn đề này.

Chiếc tàu đầu tiên trong số 10 tàu tuần duyên Nhật Bản đang đóng cho Philippines sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.

Một giới chức Nhật Bản không nêu tên nói với Reuters rằng Nhật Bản có thể cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng xung quanh một căn cứ quân sự của Philippines ở đảo Palawan, một trong những khu đất gần với Trường Sa nhất.

Phát ngôn nhân lực lượng vũ trang Philippines, Restituto Padilla, hoan nghênh các động thái của Nhật và nói thêm rằng ‘Philippines và Nhật cùng giúp nhau bảo đảm các thủy lộ này là một điều tự nhiên.’

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về sự hỗ trợ nhận từ Nhật, trong đó có 6 tàu tuần tra hải quân đã qua sử dụng cùng với sự tập huấn y tế cho thủy thủ Việt Nam giữa lúc Hà Nội tiếp tục nhận thêm các tàu ngầm mua từ Nga.

Truyền thông nhà nước hôm nay loan tin Hà Nội và Tokyo hôm 11/3 vừa ký thỏa thuận về chương trình đào tạo giảng viên hàng hải của Việt Nam.

Trang web Cục Hàng Hải Việt Nam dẫn lời Cục trưởng Nguyễn Nhật cho hay từ năm 1994 đến nay, có nhiều thuyền viên Việt Nam tham dự khóa đào tạo của Trung tâm Tuyển dụng thuyền viên Nhật Bản (SECOJ).

Ông Nhật thừa nhận chất lượng thuyền viên của Việt Nam hiện tại còn thấp và bày tỏ hy vọng Tokyo sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong công tác đào tạo thuyền viên và giảng viên hàng hải trong tương lai.

Nguồn: IBBTimes, Reuters

Thảm họa từ sân sau cửa hậu


Bùi Tín
Theo VOA-13.03.2015
Gần đây, nhiều bài viết và phỏng vấn từ trong nước làm rùm beng về một định nghĩa mới của khái niệm “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, cho rằng đây là một định nghĩa mới mẻ, sáng tạo, rất nên thảo luận rộng rãi để áp dụng vào cuộc sống.

Cái định nghĩa mới ấy là gì? Là: “Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và hội nhập quốc tế”, lấy ra từ dự thảo văn kiện Đại hội XII, chưa được công bố chính thức cho toàn đảng và toàn dân tham gia góp ý.

Đó là một định nghĩa dài dòng, lòng thòng hơn trước, có thêm 2 chữ ”Việt Nam”, thêm các chữ “vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật của kinh tế thị trường” và thêm: “phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước trong thời hiện đại và hội nhập quốc tế”.

Cái định nghĩa này kéo dài ra như để có vẻ làm dáng, cao xa, thông thái hơn, nhưng thật ra vẫn còn hoàn toàn tù mù, mơ hồ như cũ, vì nó không hề cho biết nội hàm của khái niệm “xã hội chủ nghĩa” là gì, nó là cái chi chi? Xin nhắc lại nhận định của ông Bộ trưỏng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: “Cái định hướng XHCN làm gì có thật trong thực tế mà cứ mất công đi tìm?”. Ý kiến xác đáng này vẫn không hề được giải tỏa trong cái định nghĩa lòng thòng mới, có vẻ kinh điển và sáng tạo.

Còn có nhiều vấn đề không kém phần hệ trọng. Khi còn sống, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra một trong những điều nguy hiểm tệ hại nhất. Đó là những cán bộ của đảng CS vừa đưọc phân công nắm chính sách, lại chính những người đó lại được giao cho trách nhiệm điều hành việc kinh doanh các tổng công ty và công ty kinh doanh của Nhà nước. Đó là cái nguy cơ “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lý do chính làm cho cả nền kinh tế và nền tài chính hỗn loạn. Ông Kiệt nói rõ dây là kinh nghiệm sinh động do ông Lý Quang Diệu trình bày kỹ càng qua kinh nghiệm sống của Singapore.

Ông Kiệt cho rằng các bộ trưởng, thứ trưởng, viện trưởng, vụ trưởng vv…là những người chuyên nắm chính sách, quản lý việc thi hành chính sách không được kiêm nhiệm làm kinh doanh trong các tổng công ty hay các ngân hàng của Nhà nước. Nếu làm ẩu, lẫn lộn chức năng như thế sẽ làm chính sách không nghiêm, bị méo mó, kinh doanh bị hỗn lọan, nhà nước, công quỹ, ngân sách, nghĩa là tiền của nhân dân sẽ bị tổn thất, mất mát quy mô lớn vào túi các quan tham.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay Đỗ Mười làm thủ tướng từ năm 1991 đến năm 1997, sau đó là Phan Văn Khải, người miền Nam được đào tạo từ Liên Xô cũ. Từ năm 1989 đã có Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư của chính phủ để chỉ đạo công tác hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Tháng 6 năm 2005, ông Khải ký Quyết định 151, thành lập Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC - State Capital Investment Corporation. Thảm họa kinh tế tài chính ngày càng lớn của đất nước ta bắt đầu từ đây, theo đúng dự báo của ông “thầy” Lý Quang Diệu, trúng theo mối lo lớn của ông Kiệt, đúng lúc khi nguồn FDI và ODA bắt đầu chảy vào dồi dào.

Trong ban chỉ đạo, điều hành SCIC do thủ tướng chỉ định đều là các chức sắc của chính phủ và các bộ, gồm các phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng các ngành kinh tế tài chính. Từ đó, các vị này vừa làm chức vụ quản lý chính sách ở cổng trước, ở “công đưòng”, ăn lương to của nhà nước do “tay cầm chính sách, tay cầm chủ trương”, còn ở cổng sau, cổng hậu, còn gọi là sân sau, là tham gia cái gọi là “điều hành kinh doanh” bằng vốn ê hề của nhà nước, tức là của nhân dân, để được ăn chia lăi lớn, lãi nhỏ, ăn chia “hoa hồng”, tiền thưởng khi mỗi dự án được thông qua và thực hiện, trong khi đất nước có dăm bảy ngàn dự án lớn nhỏ có giá trị vài chục tỷ đôla mỗi năm. Hàng trăm phong bì nặng nhận từ cổng hậu, sân sau mỗi tháng cho mỗi vị có thể dự đoán là gấp trăm lần lương chính. Nó được chia cho những ai? Cho các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Tổng Thanh tra chính phủ, Trưởng ban Kiểm toán của nhà nước… do bộ tứ cao nhất của quyền lực đồng thuận điều phối phân chia. Chả thế mà có vị ở trong cuộc lớn tiếng cho rằng “đầu tư 10 tỷ mà thất thoát 1 tỷ là chuyện bình thường”! Do đó mà rất nhiều công ty quốc doanh lãi thật nhưng lỗ giả, luôn thực hiện 2, 3 bản báo cáo, kế toán, thống kê khác nhau, 1 cho bản thân lưu giữ (tuyệt mật), 1 cho cấp trên (mật), 1 nữa cho hồ sơ công khai đưọc cấp trên duyệt.

Đây là cuộc tham nhũng công khai, “hợp pháp”, cuộc ăn cắp khổng lồ của “nhà nước nhân dân”, của “đảng CS của dân, do dân, vì dân”, được che đậy kín đáo, không lộ liễu như những cuộc cướp đất của các cường hào cộng sản ở khắp nơi, tệ hại không kém.

Chính đây là lý do tại sao tài sản của các quan chức CS tham nhũng lại kinh khủng đến vậy, như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Trần Văn Truyền, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Trường Tô, Trần Đại Quang, Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ…đều lớn gấp bội các nhà điền chủ Nam bộ xưa, các đại địa chủ và tư bản thời Pháp.

Ở một nước Nhà nước pháp quyền như ở Pháp, các chức vụ quản lý nhà nước về hành chính không đưọc lẫn lộn, trà trộn với chức vụ kinh doanh của các công ty nhà nước. Các tổng giám đốc các công ty quốc doanh điện lực, hơi đốt, đưòng sắt, xây dựng nhà cửa, công trình giao thông…đều được các bộ giám sát, thanh tra, kiểm tra kỹ theo luật và luật pháp rất nghiêm mật, người đá bóng không được cầm còi, kẻ cầm còi không được đụng vào bóng. Khi xảy ra trường hợp lẫn lộn như thế, pháp luật sẽ can thiệp ngay, họ gọi đó là trường hợp “xung đột lợi ích”(conflit d’intérêt) – nghĩa là theo lợi ích chung thì cá nhân bị thiệt, nhưng theo lợi ích riêng thì nhà nước bị thiệt. Do đó anh muốn là nhà kinh doanh thì không được tham gia nắm chính sách nhà nước, nếu muốn nắm chính sách thì không được tham gia kinh doanh vốn của nhà nước, sẽ làm rối loạn xã hội, thiệt hại cho đất nước, bất công lan tràn, xã hội không thể yên ổn, thanh bình.

Thật là nẫu cả ruột khi thấy trên sân khấu chính trị nước nhà, đảng CS vẫn cứ vừa đá bóng vừa thổi còi, không giống ai. Đảng nắm tuốt, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngôn luận, kinh doanh, thanh tra, kiểm tra. Thảm họa của dân tộc chính là ở đây.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Xã hội dân sự và dân chủ

Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).
Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-13.03.2015
Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền: Từ khi hình thức sinh hoạt xã hội dân sự được cổ vũ, những người tích cực nhất trong phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam chỉ thích tiếp xúc và chụp ảnh với các tổ chức quốc tế nhưng lại lơ là với việc xuống đường biểu tình đòi tự do cũng như phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhìn ở biểu hiện bên ngoài, lời than phiền ấy có vẻ như không sai. Quả thực từ hơn một năm nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, trong cả nước, từ Sài Gòn đến Hà Nội, không có một cuộc biểu tình nào đáng kể cả. Ngược lại, các hoạt động thiên về xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển qua các tổ chức giúp đỡ những người dân bị oan ức hoặc xây dựng những căn nhà tình nghĩa cho thân nhân những người bị hy sinh trong hai trận chiến tại Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988).

Tôi không phủ nhận hai sự kiện trên, nhưng tôi không nghĩ hai sự kiện ấy có quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là, nói cách khác, tôi không tin sự lắng dịu của các cuộc xuống đường biểu tình là hậu quả của việc phát triển của các hoạt động xã hội dân sự. Nó có thể có những lý do khác, chẳng hạn, không có sự kiện nào gây khích động quần chúng như vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoặc, sau các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn tại Bình Dương và một số nơi khác, chính quyền có cớ để đàn áp mạnh tay hơn và điều đó khiến cho nhiều người ngần ngại. Cũng có thể, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, ví dụ, cô lập những người có khả năng lãnh đạo để ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc xuống đường. Vân vân. Còn có thể có những lý do khác nữa.

Nhưng ngay cả khi lý do giảm nhiệt của các cuộc tranh đấu là vì những người có thiện chí nhất chuyển hướng sang những hình thức liên quan đến xã hội dân sự nhẹ nhàng và ít thử thách hơn thì tôi nghĩ, nó cũng không phải là lý do để chúng ta chấm dứt hoặc giảm thiểu sự cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Lý do chính là, về lâu dài, theo tôi, các hoạt động xã hội dân sự bao giờ cũng có ích, cực kỳ có ích, cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hoá. Việc khẳng định ấy không phải chỉ có tính thuần tuý lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Trước, khi phân tích nền dân chủ tại Mỹ, Alexis de Tocqueville, đã nhận ra nền tảng của chế độ dân chủ tại nước này chính là các sinh hoạt xã hội dân sự phổ biến ở khắp nơi. Sau, hầu hết các học giả đều cho những nơi có sinh hoạt xã hội dân sự đa dạng và phong phú, ở đó, dân chủ được bén rễ sâu và vững mạnh, không thể đảo ngược được. Nhiều người cho rằng một trong những lý do chính khiến chế độ cộng sản tại châu Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 chính là nhờ các sinh hoạt xã hội dân sự: ở đâu xã hội dân sự phát triển sâu rộng, ở đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trước (như Ba Lan và Hungary); và ở đâu có truyền thống xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ càng vững vàng. Ngược lại, ở phần lớn các quốc gia tách ra từ Liên Bang Xô Viết, vì không có truyền thống xã hội dân sự, nền dân chủ trở thành bấp bênh và có nguy cơ quay lại với độc tài.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội dân sự là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức công dân, giải trừ nạn dửng dưng và vô cảm trong xã hội, làm cho mọi người biết tôn trọng những sự khác biệt về sắc tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng và văn hoá.

Thứ hai, đó là cách tốt nhất để tập hợp những công dân khắc khoải trước thực trạng đất nước. Những người có lòng với tiền đồ dân tộc sẽ gặp gỡ nhau, trao đổi ý tưởng với nhau và cùng nhau hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để xây dựng một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.

Thứ ba, qua các hoạt động xã hội dân sự, người ta tập luyện được một số kỹ năng cần thiết cho một xã hội dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là hai khả năng đối thoại và hợp tác để giải quyết các khác biệt hoặc mâu thuẫn.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động vì những lý tưởng chung như vậy dần dần sẽ xuất hiện những người có khả năng lãnh đạo sau này sẽ đi đầu trong các cuộc tranh đấu vì dân chủ.

Một khi xã hội dân sự được hình thành và phát triển sâu rộng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình dân chủ hoá. Theo Gordon White, trong bài “Civil Society, Democratization and Development: Clearing the Analytical Ground”, in trong cuốn Civil Society in Democratization (2004), có mấy tác động chính:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của xã hội dân sự có thể làm thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà nước và xã hội với thái độ thiên vị hẳn về phía xã hội; từ đó, góp phần hình thành nên một sự đối lập cân bằng (balanced opposition) vốn được xem là điều kiện của dân chủ. Dưới những chế độ toàn trị, kỳ vọng này thấp hơn: nó dần dần nâng cao hiệu năng của các lực lượng xã hội đã được tổ chức nhằm làm suy yếu tham vọng khống chế toàn bộ đời sống xã hội của nhà nước.

Thứ hai, khi xã hội dân sự đủ mạnh, nó có thể củng cố các tiêu chuẩn đạo đức công cộng và nâng cao tính khả kiểm (accountability) của cả các chính trị gia lẫn bộ máy công quyền.

Thứ ba, xã hội dân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa xã hội và nhà nước, giữa các công dân và hệ thống chính trị. Trong trường hợp lạc quan, nó có thể chuyển tải các yêu sách của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng đến giới cầm quyền, từ đó, làm thay đổi một số chính sách của họ.

Thứ tư, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các luật lệ trong trò chơi chính trị theo định hướng dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, để tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, một trong những điều chúng ta nên làm nhất là cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Xã hội dân sự càng sâu rộng, tiến trình dân chủ hoá càng nhanh chóng và vững chắc.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VN chưa hồi đáp đề nghị của Mỹ 'ngưng cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh'

Theo VOA-12.03.2015
Máy bay chiến lược TU-95 của Nga bay ngang không phận phía tây bắc đảo Okinoshima của Nhật. Các giới chức Mỹ nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã gia tăng những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và những nước Đông Nam Á khác.
Máy bay chiến lược TU-95 của Nga bay ngang không phận phía tây bắc đảo Okinoshima của Nhật. Các giới chức Mỹ nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã gia tăng những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và những nước Đông Nam Á khác.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết chưa thấy hồi đáp từ chính phủ Việt Nam đối với đề nghị của Hoa Kỳ yêu cầu Hà Nội ngưng cho phép Nga sử dụng một căn cứ để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom đang thực hiện những chuyến bay khiêu khích vòng quanh lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Viên chức phụ trách báo chí của sứ quán, bà Lisa Wishman, hôm nay (12/3) cho VOA biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cuối tuần qua đã truyền đạt các quan ngại của mình với chính phủ Việt Nam trong vòng riêng tư.

Bà Wishman nhấn mạnh dù chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng quyền của Việt Nam bước vào các thỏa thuận với những nước khác, nhưng Washington muốn Hà Nội đảm bảo rằng Vịnh Cam Ranh không bị quân đội Nga tận dụng để ‘tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.’

Trước đó, hai đối tác quốc phòng nhiều chục năm nay là Việt Nam và Nga  đều thừa nhận rằng máy bay tiếp dầu II-78 dùng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược ‘Gấu’ Tupolev Tu-95 có tầm bay xa 15 ngàn cây số không cần tiếp liệu.

Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên.

Hôm qua, chỉ huy lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Vincent Brooks, nói với hãng thông tấn Reuters rằng các máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay ‘khiêu khích’ trong đó có các chuyến bay xung quanh Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông.

Tướng Vincent Brooks nói rằng các máy bay Nga đã thực hiện những chuyến bay ‘khiêu khích’ trong đó có các chuyến bay xung quanh Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen.
Tướng Vincent Brooks nói rằng các máy bay Nga đã thực hiện những chuyến bay ‘khiêu khích’ trong đó có các chuyến bay xung quanh Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen.

Các giới chức NATO cho hay những máy bay ném bom ‘Gấu’  gần đây cũng bị phát hiện trên khu vực English Channel trong khi quân đội Nga thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu trên biển và trên không thường xuyên hơn và táo bạo hơn gần biên giới của các nước trong khối NATO.

Tháng 11 năm ngoái, Nga loan báo kế hoạch đưa các máy bay ném bom tầm xa ra tuần tra các vùng biển ở Bắc Mỹ, theo kiểu thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Hãng thông tấn RIA hôm nay (12/3) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng ở Moscow nói rằng quân đội Nga đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước Nga; ở các khu vực tách ra khỏi Georgia gồm Nam Ossetia và Abkhazia; và tại Crimea, bán đảo Nga sáp nhập từ Ukraine hồi năm ngoái.

Hoa Kỳ đã giao chiến với lực lượng Bắc Việt từ đầu thập niên 60 cho tới khi rút lui vào năm 1973 dẫn tới sự sụp đổ cũa chính phủ miền Nam Việt Nam ở Sài gòn hai năm sau đó.

Hà Nội và Washington thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995. Bất chấp các mối quan hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với Moscow từ thời Xô Viết, hai nước Việt-Mỹ trong những năm gần đây đang xích lại gần nhau giữa lúc Hà Nội ngày càng lo ngại trước hiểm họa từ Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ông hiểu rằng Hà Nội tìm kiếm ‘các đối tác lịch sử’ về an ninh và Mỹ cũng có ‘nhiều thứ để cung cấp…nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung, và dài hạn.’
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ông hiểu rằng Hà Nội tìm kiếm ‘các đối tác lịch sử’ về an ninh và Mỹ cũng có ‘nhiều thứ để cung cấp…nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung, và dài hạn.’

Trong nhiều thế kỷ, nhiều phần của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới gần đây nhất giữa hai nước Việt-Trung nổ ra vào năm 1979. Cuộc chiến dù ngắn ngủi, nhưng ước tính đã cướp đi sinh mạng của 30.000 binh sĩ của cả hai phía. Hà Nội và Bắc Kinh cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông.

Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức các cuộc thao dượt nhân đạo chung vào cuối năm ngoái và trong tháng này sẽ có thêm các hoạt động như vậy.

Mỹ cũng đồng ý cung cấp ít nhất 5 tàu tuần tra hiện đại cho Việt Nam, dự kiến các tàu này sẽ được bàn giao vào năm sau. Đây là một phần trong gói hỗ trợ trị giá 18 triệu đô la mà Ngoại trưởng John Kerry loan báo hồi năm 2013 nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng an ninh hàng hải.

Trong bài diễn văn tại Đại học Hà Nội thứ sáu tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius nói ông hiểu rằng Hà Nội tìm kiếm ‘các đối tác lịch sử’ về an ninh và Mỹ cũng có ‘nhiều thứ để cung cấp…nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung, và dài hạn.’

Hiệu trưởng, giáo viên ở đâu khi con tôi bị đánh dã man?

Người cha của nữ sinh bị đánh bày tỏ nguyện vọng muốn chuyển con sang học ở một ngôi trường khác. Đồng thời, công an đã vào cuộc nên phải xử lý chính đáng. 
“Tôi là một người cha thất bại”
Ngày 11/3, ông Nguyễn Phước Thành đã đưa con từ Trà Vinh lên Sài Gòn khám bệnh.

Người đàn ông có dáng vẻ khắc khổ, hiền lành, đen nhẻm cùng con gái rụt rè ngồi ở quán nước ven đường.
Ông bảo, lúc đầu hai cha con tính đi xe đò, nhưng 2 vé đi đã hết hơn 300.000 đồng, chưa kể phải ăn uống dọc đường. Tính đi tính lại, ông chạy xe máy cho tiết kiệm. 
nữ sinh bị bạn đánh, Trà Vinh, THCS Lý Tự Trọng
Người cha ân hận vì đã mắng oan con. Ảnh: Lê Huyền
“Tôi không dám chạy nhanh vì sợ con chóng mặt, bị té. Để yên tâm, dọc đường, tôi lấy chiếc áo dài cột nó vào mình để chạy tiếp. Hai cha con chạy xe 6 tiếng nên đến Sài Gòn lúc 2 giờ chiều. Nhà người quen xin tá túc đi làm chưa về nên hai cha con tạm ngồi quán nước chờ” –ông Thành cho biết.
Kể lại sự việc con mình bị đánh, ông cho hay: “Hôm 9/3, tôi đi bán hàng về thì con gái đầu nói Cha ra trường đi, em P bị đánh ghê lắm, người ta quay clip đưa lên mạng rồi. Lúc đó, tôi không biết sự việc thế nào nhưng vẫn đến trường. Tới nơi, thấy các giáo viên đang bắt một nhóm học sinh khoảng 8-9 em viết bản kiểm điểm. Tôi tưởng chỉ là sự xô xát nhẹ giữa các cháu nên đi về. Nhưng hôm sau, công an đến nhà bảo gia đình bình tĩnh để họ điều tra, làm việc với nhà trường, tôi mới biết sự việc nghiêm trọng như thế nào”.
Theo ông Thành, trước đó (ngày 13/1) P. đang đi học thì điện về bảo bị khủng hoảng tinh thần, sợ quá, té cầu thang và bảo mẹ đến đón.
Khi vào bệnh viện, bác sĩ bảo cháu bị chấn thương phần mềm rồi cho thuốc mang về uống. Hôm sau, cởi áo con ra, thấy toàn bộ vai con bị bầm đen, đầu chảy máu, nóng ran, ông Thành hỏi con thì được giải thích "do chóng mặt".
Không kìm được nước mắt, ông Thành kể tiếp:

“Một thời gian dài, cháu luôn kêu đau đầu, đau bụng, xin cô chủ nhiệm nghỉ học. Tôi lại nghĩ con làm biếng nên bảo “chuyến này vào xin cô chủ nhiệm cho nghỉ học luôn".
Ngay mấy bữa trước, khi tôi kêu nhiều tiếng nhưng thấy con không nghe, tưởng cháu giả vờ làm lảng, tôi mắng cháu mấy câu. Chỉ đến ngày  9/3 sự việc vỡ lẽ, tôi mới biết mình mắng oan con".
"Tôi là người làm cha nhưng thất bại, con bị đánh đau yếu từ đấy đến nay nhưng không biết” - ông Thành ứa nước mắt.
Người cha đau khổ cho hay: “Vợ tôi xem rồi khóc ngất. Bà ấy bảo tôi đừng xem. Bởi nếu xem tôi dễ nổi nóng, sẽ giết người ta mất. Tính tôi trực, nên không xem nhưng nghe mọi người nói qua, nói lại thì không thể kìm lòng".
Theo ông Thành, trước đây, P. là một người nhanh nhẹn, vui vẻ, từng tham gia học Aerobic, nằm trong đội tuyển năng khiếu của tỉnh và đạt giải. Nhưng hai tháng nay cháu ít nói, trầm tính hơn hẳn, hay kêu đau đầu, đau bụng, gọi thì lúc nghe, lúc không. 
Bị đánh vì không đi mua đồ và đánh bạn
Trải qua 6 tiếng đồng hồ ngồi xe máy từ Trà Vinh lên Sài Gòn, P hơi mệt mỏi. Nhìn em hiền lành, rụt rè, ít nói, ánh mắt buồn bã.
P. cho biết em bị đánh vào đầu giờ buổi học chiều ngày 13/1.
“Lúc vào lớp, bạn V (lớp trưởng) sai em đi mua đồ cho bạn nhưng em không đi. Sau đó, V lại bảo em đánh một bạn khác trong lớp nhưng em không chịu. Một lúc sau, khi em đang ngồi thì cả nhóm vây lại. Các bạn thay nhau tát, giật tóc, đấm, đá, đập ghế vào đầu và khiến em chảy máu cằm. Lúc đó, em cố gắng van xin các bạn đừng đánh và cứu em nhưng không ai giúp mà đứng hò hét và cổ vũ. Chỉ đến khi một số bạn hét lên Nó bị chảy máu be bét rồi kìa  thì các bạn mới dừng lại”.
nữ sinh bị bạn đánh, Trà Vinh, THCS Lý Tự Trọng
Em Hạnh P. mong được chuyển sang chỗ học mới. Ảnh: Lê Huyền
Nói về lý do không thông báo cho gia đình biết mình bị đánh, P cho biết. “Em sợ bị đánh tiếp. Bạn V nói nếu để thầy cô và bố mẹ biết thì em còn bị đánh dài dài. Dù đau, nhưng em bảo với bố mẹ bị té cầu thang cho qua chuyện”
P cũng cho biết, sau sự việc xảy ra một số bạn trong nhóm hành hung tỏ ra hối hận và xin lỗi,  chỉ có bạn V- người đứng đầu nhóm đánh em là không nói gì. 
“Nhiều đêm em nhớ lại lúc bị đánh nên không ngủ được. Em sợ lắm. Giờ em chỉ mong muốn được chuyển sang một ngôi trường khác để học bình yên” – P nói. 
Nhà trường ở đâu?

Trước sự việc con mình bị đánh dã man, ông Thành bức xúc “tôi không hiểu sao con tôi bị đánh dã man lúc chuẩn bị vào tiết một ngày 13/1, nguyên cả học sinh khối 7 xúm lại xem, cổ vũ nhưng không có thầy cô nào có mặt. Tại sao đến ngày 9/3 mới phát hiện được sự việc? Nếu lúc đó con tôi bị đánh dẫn tới hậu quả xấu hơn ai sẽ chịu trách nhiệm? – ông Thành đặt câu hỏi và băn khoăn "liệu nhà trường có đang cố tình ém thông tin này?"
Người cha của nữ sinh bị đánh bày tỏ nguyện vọng muốn chuyển con sang học ở một ngôi trường khác. Đồng thời, công an đã vào cuộc nên phải xử lý thích đáng. 
“Con tôi chịu đau đớn về thể xác và tinh thần như vậy, làm bố mẹ thật quá xót xa, đau lòng”

Thứ Năm, ngày 12/3/2015 - 15:15
Theo Lê Huyền/vietnamnet

Lửa cháy ngùn ngụt trong đêm tại khu chế xuất - 11:16

Linh Trung  PHƯỚC TĨNH-LA HIẾU - Thứ Năm, ngày 12/3/2015
(PLO)- Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại khu chế xuất gỗ của Công ty VINAWOOD, nằm trong Khu chế  xuất Linh Trung 2, quận Thủ Đức, TP.HCM. Lửa bốc cháy vào khoảng 22 giờ, ngày 11-3.


Khi đám cháy bốc lửa, vẫn còn nhiều công nhân đang làm việc. Làn khói đen phát ra từ đám cháy đen ngòm. Người dân sống xung quanh khu chế xuất Linh Trung 2 hoảng hốt.

Năm xe cứu hỏa đội PCCC quận 9, xe lực lượng công an quận 9 cũng được điều động đến hiện trường. Những vòi nước cao hơn 10m phun thẳng vào đám cháy. Tại hiện trường có rất nhiều vụn gỗ, mùn cưa.
Công nhân Đặng Quang Hiếu, làm việc trong khu chế xuất Linh Trung 2  cho biết: “Vụ cháy xảy ra khoảng 21 giờ 30, nhưng tới 22 giờ mới được phát hiện. Khi nhiều công nhân hô hoán thì đám cháy đã cháy đã bốc cao. Khu vực cháy đã được cúp điện và cách ly khỏi những khu khác”.

Nhiều công nhân đã kịp chạy ra ngoài. Người thân của công nhân lo lắng, thấp thỏm chạy đến cổng 2 của Khu chế xuất Linh Trung chờ mong tin.

Vụ cháy không thiệt hại về người. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra. Nhiều công nhân cho biết có thể nguyên nhân ban đầu là do chập điện.

PHƯỚC TĨNH-LA HIẾU

'Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ'

Theo BBC-5 giờ trước
Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị của Hoa Kỳ muốn Hà Nội ngưng dùng Cam Ranh là nơi hỗ trợ cho chiến đấu cơ của Nga, theo một chuyên gia Nga.
Bình luận được ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí, một viện nghiên cứu phi chính phủ nằm tại Moscow, đưa ra vào hôm 12/03 trongbài của hãng thông tấn Sputnik.
Sputnik là cơ quan truyền thông quốc tế do chính phủ Nga sở hữu và quản lý theo một nghị định từ năm 2013 của Tổng thống Putin.
Cơ quan truyền thông này khai trương hồi tháng 11/2014 và thay thế hãng thông tấn RIA Novosti và Đài phát thanh Quốc tế Nga.
Vào hôm 11/03 hãng tin Reuters có bài đặc biệt mô tả Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga.
Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ nói máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga đã có các chuyến bay nhằm biểu thị sức mạnh trước Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương.
Ông Igor Korotchenko nói: “Đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ là sự thô lỗ quá rõ.
"Việc ám chỉ phi cơ Nga có thể được tiếp nhiên liệu từ căn cứ ở Vịnh Cam Ranh và rằng các phi cơ này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là tuyên bố khiêu khích và vô căn cứ.
"Sứ mệnh của các máy bay ném bom của Nga tại vùng châu Á- Thái Bình Dương không gây ra sự đe dọa nào,” ông Korotchenko nói vào hôm thứ 11/03.
Ông cũng nói thêm rằng nhà chức trách Việt Nam sẽ không đép ứng yêu cầu của Washington vì hợp tác quân sự Nga Việt và hợp tác kỹ thuật quân sự vẫn là ưu tiên của Hà Nội.
Ông Korotchenko cũng nói rằng việc Hoa Kỳ đang triển khai các hệ thống phòng vệ chống hỏa tiễn tại châu Á- Thái Bình Dương có thể tạo mối đe dọa thực sự cho an ninh khu vực này.
“Hoa Kỳ và đồng minh của họ có thể khiêu khích tạo bất ổn trong vùng với hoạt động của hệ thống chống hỏa tiễn và động thái này chỉ khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang,” ông Igor Korotchenko nói.
Trong bài viết ‘Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"’ gửi BBC tiếng Việt hồi năm 2013, GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia viết:“Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.
“Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.”