Friday, October 17, 2014

Từ tư duy cho tới hành động... ‘vũ như cẩn’

Ðã quá ngán ngẩm với những phát ngôn, với quan trí của các chính khách, lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, vậy mà lại vẫn cứ đành phải nói.

Báo VietNamNet ngày 15 tháng 10 có bài “Một bộ phận không nhỏ không biết nằm ở đâu.” Ðọc cái tít mà hoang mang không biết bài báo đang nói về cái gì, đọc tiếp hóa ra là câu nói của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi tiếp xúc với cử tri quận 4, TPHCM cùng ngày. Câu nói được trích dẫn thế này:

“Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy (chú thích: tức là có “tinh thần trách nhiệm, chết sống với công việc, với đất nước”) nhưng có một bộ phận mà Ðảng nói là không nhỏ..., bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Ðảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”- Chủ tịch nước đánh giá.

Theo ông, đi tìm “một bộ phận không nhỏ” này nhằm để sửa bản thân bộ máy công quyền và phục vụ dân tốt hơn.”


Một đại gia đình dân oan ở Hải Phòng gồm 4 đời đi khiếu kiện trong vô vọng. Nhà của họ đã bị bọn cán bộ địa phương phá hủy, không công ăn việc làm, không có chỗ ở, các trẻ nhỏ phải nghỉ học sống lang thang màn trời chiếu đất. (Hình: Dân Oan Blogspot)

Ðọc xong cả bài cũng không hiểu “một bộ phận không nhỏ” là gì. Lại còn “không biết nằm ở đâu, Dân hỏi mãi, Ðảng hỏi mãi nhưng không trả lời được.” Muốn “sửa bản thân bộ máy công quyền và phục vụ dân tốt hơn” mà không biết cái “bộ phận không nhỏ” (chú thích: tức là lớn) bị hư đó là cái gì, nằm ở đâu thì làm sao sửa?

(Thật ra người dân cũng thừa biết đó là đang nói về “một số lượng không nhỏ” cán bộ, đảng viên, quan chức...tham nhũng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...)

Nghe ông chủ tịch nước nói đầy bất lực mà cảm thán!

Nhưng hóa ra đây không phải là lần đầu tiên ông than thở như vậy. Năm ngoái, với tư cách đại biểu Quốc Hội, chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc cũng với cử tri quận 4, TP.HCM.

Bài “Chủ tịch nước: ‘Một bộ phận không nhỏ’ là câu hết sức đau đầu” trên báo Tuổi Trẻ viết:

“Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri than phiền tình trạng tham nhũng của đất nước không giảm mà còn có dấu hiệu tăng.

Chủ tịch nước đồng cảm: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá.” Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy... Phương thức phát hiện ra “bộ phận không nhỏ” này thông qua phương thức tự phê bình chỉ là một cách thức thôi chứ không phải là tất cả. Vai trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu những cơ quan này tìm không ra thì Ðảng cũng chịu thua thôi.”

Có nghĩa là sau một năm, phát ngôn của ông chủ tịch nước không có gì thay đổi. Về nội dung, vẫn là không biết làm sao để tìm ra những cán bộ, đảng viên, quan chức tham nhũng, hư hỏng, biến chất... Về tâm trạng, vẫn là sự bất lực. Về thái độ, vẫn luôn tỏ ra đau đáu với nạn tham nhũng, với những vấn đề chưa giải quyết được của đất nước và nỗi bức xúc của người dân.

Cũng có nghĩa là công cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch đảng mà đảng “ta” hô hào ít nhất cũng mười, hai mươi năm nay có vẻ như chả có chút tiến triển nào. Càng chống thì những kẻ tham nhũng, biến chất trong đảng, nhà nước càng xuất hiện nhiều như nấm độc sau mưa, thi nhau phá tàn mạt đất nước này.

Nói thật, người dân mà được quyền nói thẳng vào mặt các ông thì họ sẽ nói thế này: Không thể nào tiêu diệt được tham nhũng, dẹp sạch được những kẻ bất tài, cơ hội, ăn hại đái nát... bởi vì chính cái cơ chế này đã tạo điều kiện cho nạn tham nhũng và những kẻ như vậy tồn tại, phát triển.

Một cơ chế trong đó đảng nắm trọn quyền hành trong tay, không có sự giám sát của hệ thống tam quyền phân lập cộng với quyền lực thứ tư của một nền báo chí độc lập, và quyền tự do dân chủ của người dân, không có cả sự cạnh tranh giám sát của bất cứ đảng phái chính trị nào khác cho tới các tổ chức dân sự, phi chính phủ... Cái đảng cầm quyền ấy không trở nên tồi tệ, tham nhũng tràn lan, đảng viên quan chức thì bất tài, thiếu đức... mới là lạ.

Nhớ hồi ông Trương Tấn Sang mới nhậm chức, có những người dân cũng còn cố hy vọng vào ông, một phần vì “thành tích” tham nhũng của ông Sang không đến nỗi, một phần vì ông luôn tỏ ra chân tình, thấu hiểu, có những phát biểu đầy tâm trạng kiểu như:

“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm... Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết cái đất nước này’” (nói về tham nhũng, khi tiếp xúc cử tri Sài Gòn tháng 5, 2011).

Nhưng rồi năm tháng qua người ta thấy ông cũng chả làm được gì. Trong cuộc chiến mà dư luận đồn đoán giữa ông và ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù có sự hậu thuẫn của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ông Sang cũng không thắng được. Ông cũng chẳng có tầm của một chủ tịch nước. Cuối cùng cứ thấy ông trở về tâm sự với cử tri Sài Gòn là nơi ông đã từng giữ công tác nhiều năm, quen thuộc hơn cả.

Trước đó mấy ngày, báo chí “lề trái,” các blogger... đã bình “loạn” khá nhiều về quan điểm chống tham nhũng của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:

“Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định” (“Tổng bí thư: diệt chuột, đừng để vỡ bình,” VietNamNet).

Dư luận chỉ trích rằng câu nói chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy” (ở đây là các quan chức tham nhũng, lợi ích nhóm...), rằng mục đích chính của ông tổng vẫn là làm sao “giữ được cái ổn định” tức là giữ được chế độ, giữ được đảng, bất chấp quyền lợi của đất nước, dân tộc v.v...

Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vốn là một giáo sư, tiến sĩ chính trị học (chuyên ngành xây dựng Ðảng), Cử nhân Văn - Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội. Cả đời chuyên về lý luận Mác Lênin, chuyên về công tác tư tưởng, tuyên giáo... Một con người với vẻ ngoài hiền lành như một ông giáo già, nhưng đầu óc thì lại kinh viện, xơ cứng, giáo điều.

Con người như vậy tư duy, cái nhìn rất khó thay đổi. Còn trong hành động, mọi việc ông làm chỉ là nhằm bảo vệ đảng, chế độ bằng mọi giá. Cũng vì bảo vệ đảng, bảo vệ sự ổn định bề mặt mà công cuộc chống tham nhũng hay làm trong sạch đảng mà ông hô hào chỉ là nửa vời. Ðiển hình là vụ tập trung mũi dùi “đánh” vào ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng (khóa XI) trước kia cuối cùng cũng chỉ là kiểm điểm, phê bình, không thi hành kỷ luật.

Nạn tham nhũng đã phát triển thành căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, vậy mà ông tổng lại coi chỉ như ngứa ghẻ:

“Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chỗ nào cũng thấy phải có tiền.” (“Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Quan trọng là làm sao cho cán bộ công chức phải trong sạch,” Lao Ðộng.)

Ông còn ví von:

“Ðường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng” (“Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Ðồng tiền đã xuyên cả vào giáo dục, y tế,” Tiền Phong).

Cách ví von sai lạc này đã bị một số blogger, nhà báo... vạch ra.

Sau bao nhiêu năm quyết liệt chống tham nhũng, với những khẩu hiệu rổn rảng nào phải quyết tâm, phải có cái nhìn khoa học, biện chứng, phải có lòng tin, người đứng đầu đảng cộng sản chứng tỏ đã bất lực, cứ nhai đi nhai lại những câu nói sáo mòn cũ. Ông chủ tịch nước cũng bất lực từ lâu.

Còn ông thủ tướng do ít phát biểu nên ít để lộ sự dốt nát, bất lực như hai vị kia nhưng ai mà chả biết trùm tham nhũng, con sâu chúa lớn nhất, là ông? Ông thủ tướng cũng là thủ phạm của hàng loạt chính sách sai lầm về kinh tế đã đưa nền kinh tế nước này trở thành khủng hoảng, nợ nần tràn lan còn bản thân ông cứ phải vác mặt đi xin, đi vay chỗ này nước kia...

Thêm vào đó, qua thời gian, những phát ngôn của từng người đều không có gì mới, chứng tỏ tư duy, đầu óc cho tới chính sách, chiến lược, hành động của họ không có gì thay đổi.

Thế giới đang lao đi với vận tốc của ánh sáng, nhưng ở Việt Nam thì thời gian dường như ngưng đọng lại, tù hãm, trì trệ, quẩn quanh không lối thoát, bởi đảng Cộng Sản kiên quyết độc quyền lãnh đạo đất nước đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng chính ông tổng bí thư thì từng phải thú nhận: “Ðến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa!”

10-17- 2014 3:15:02 PM 
Song Chi/Người Việt

PICS:CƠN SỐT HONG KONG TRỞ LẠI ?

Theo Nguoivietblog -10-17-2014

Hong Kong Police Continue To Clear Protest Sites
Cảnh sát Hồng Kông tiếp tục đụng độ với người biểu tình vào sáng sớm Thứ Bảy ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu vực Mong Kok, Causeway Bay và Admiralty, theo tin của South China Morning Post.

Hong Kong Police Continue To Clear Protest Sites

Sau nửa đêm Thứ Sáu, cảnh sát rút khỏi một đoạn đường ở Mong Kok và người biểu tình lập tức kéo ùa vào.

HONG KONG-CHINA-POLITICS-DEMOCRACY

Tại Admiralty người biểu tình tràn ra đường cản trở lưu thông, cảnh sát dùng dùi cui đuổi họ trở lại lề đường và cảnh cáo sẽ bắt giữ nếu tái phạm.

Hong Kong Police Continue To Clear Protest Sites

Có nơi sinh viên ném tiền xu ra đường khi đèn xanh, rồi tiếp tục lượm lên khi đèn bắt đầu đỏ khiến xe cộ không thể di chuyển.

Hong Kong Police Continue To Clear Protest Sites

Nhiều cuộc đụng độ lập lại ở nhiều nơi. Sinh viên dùng dù che mỗi khi cảnh sát xịt hơi cay. Có nơi cảnh sát dùng đến chó để dọa không cho người biểu tình tiến đến gần.

HONG KONG-POLITICS-CHINA-DEMOCRACY

Phong trào Occupy Central đưa ra một thông cáo, tố cáo đặc khu hành chánh của ông CY Leung đã mở cuộc hành quân giải tỏa trước khi bắt đầu cuộc hội thoại với sinh viên.

HONG KONG-POLITICS-CHINA-DEMOCRACY

Thông cáo có đoạn nói: “Hành động giải tỏa làm khơi mào một đợt chiếm đóng mới, đồng thời làm tệ hại thêm dây liên lạc giữa cảnh sát và người dân.”

HONG KONG-POLITICS-CHINA-DEMOCRACY

Trong khi đó Câu Lạc Bộ Phóng Viên Quốc Tế hôm Thứ Sáu tố cáo cảnh sát bắt giữ phóng viên ảnh Paula Bronstein của hãng thông tấn Getty Images, đòi phải trả tự do cho bà ngay tức khắc

Hong Kong Police Continue To Clear Protest Sites

Cuộc cách mạng dù đã có dấu hiệu “nóng sốt” trở lại.

HONG KONG-CHINA-POLITICS-DEMOCRACY

Câu Lạc Bộ Phóng Viên Quốc Tế cáo buộc cảnh sát hăm dọa dùng vũ lực đối với nhiều nhà báo khác.

HONG KONG-CHINA-POLITICS-DEMOCRACY

Một người biểu tình bị cảnh sát xịt bột cay vào mặt.

HONG KONG-CHINA-POLITICS-DEMOCRACY

Trước đó, Alex Chow, đại diện Tổng Hội Sinh Viên xác nhận có thỏa thuận với chính quyền mở cuộc nói chuyện vào Thứ Ba tới, mỗi bên cử năm người và biến cố này sẽ được truyền hình trực tiếp.

( Hình ảnh : Getty Images )

PICS:Cảnh sát Hồng Kông bất ngờ tấn công người biểu

Tinhhoa.net-18.10.2014

Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông tiếp tục sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui lao vào đánh đập dữ dội nhiều người biểu tình vì dân chủ vào tối Thứ Sáu (17/10).

đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Cảnh sát chống bạo động lao vào đánh bắt người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Căng thẳng leo thang từ sáng sớm, khi chính quyền dọn dẹp khu vực biểu tình trọng điểm ở trung tâm tài chính do Bắc Kinh kiểm soát.
Sau giờ hành chính vào tối Thứ Sáu (17/10), đám đông người biểu tình đứng chật cứng làm tắc nghẽn quận Mong Kok, dọc bến cảng từ trung tâm của phong trào bất tuân dân sự gần trụ sở chính phủ, nhằm cố gắng lấy lại các giao lộ bị cảnh sát đột kích bất ngờ và giải tỏa vào sáng sớm cùng ngày.
Hàng trăm người biểu tình đã cố gắng vượt qua hàng rào cảnh sát, họ đã sử dụng ô để phòng vệ khỏi hơi cay. Trong cuộc cận chiến này, cảnh sát đã dùng dùi cui đánh đập dữ dội các nhà hoạt động dân chủ.
Nhiều người biểu tình bị cảnh sát lôi đi trong khi những người khác nói lớn chỉ trích và hô vang khẩu hiệu “mở đường”. Những người biểu tình, dẫn đầu bởi thế hệ sinh viên kiên cường, đã kiên trì yêu cầu chính quyền Trung Quốc thực hiện lời hứa của mình, cho phép cựu thuộc địa của Anh hưởng toàn quyền dân chủ kể từ khi hòn đảo này được trả về cho đại lục vào năm 1997.
Trước bình minh hôm Thứ Sáu (17/10), hàng trăm cảnh sát đã tổ chức cuộc tấn công quy mô lớn nhất vào khu trại của người biểu tình ủng hộ dân chủ. Cảnh sát tấn công nhóm lãnh đạo sinh viên, những người đang giữ các giao lộ ở các khu vực biểu tình chính trong hơn ba tuần qua.
Cuộc đột kích diễn ra khi nhiều người biểu tình đang say giấc ngủ trong lều hay bạt dựng tạm. Dù nhận gạch đá chỉ trích của dư luận về hành động quá mức khi giải phóng mặt bằng với bình xịt hơi cay và dùi cui, thậm chí đánh đập không thương tiếc một người biểu tình bị còng tay hôm Thứ Tư (15/10), cảnh sát vẫn tiếp tục hành vi bạo lực này vào tối 17/10.
Từ tứ phía, 800 nhân viên an ninh, với đầy đủ dụng cụ như mũ bảo hiểm, khiên chống bạo động và dùi cui, đã bất ngờ xông vào bắt bớ nhiều người biểu tình. Nhiều người đã thoái lui mà không hề kháng cự. “Để giải phóng mặt bằng ở đây, chính quyền Hồng Kông đã không từ thủ đoạn nào. Hành động đó sẽ gây thêm làn sóng phản đối đầy phẫn nộ từ công chúng”, đài phát thanh dẫn lời nhà hoạt động là Hoàng Dương Đạt cho biết trong cuộc phỏng vấn cùng ngày diễn ra vụ việc.
Nhiều người biểu tình đổ ra khu vực bị giải tỏa vào tối, trong khi nhà chức trách cho đóng cửa ga tàu điện ngầm gần đó, các phương tiện truyền thông báo cáo. Cảnh sát cho giương biểu ngữ đỏ nhằm cảnh báo người biểu tình không được lại gần.
Dưới đây là các hình ảnh xảy ra vụ xung đột giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông:
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay vào mặt người biểu tình trong vụ đụng độ ở quận mua sắm Mongkok ở Hồng Kông vào ngày 17/10/2014. (Ảnh: Reuters/Carlos Barria)
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Cảnh sát chống bạo động tấn công những người biểu tình đang trấn giữ các rào chắn ở quận mua sắm Mongkok ở Hồng Kông vào ngày 17/10/2014.
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Một người biểu tình tự trang bị túi bóng che mặt để phòng chống hơi cay tấn công từ cảnh sát bạo động.
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Người biểu tình dùng tay không chống lại cuộc tấn công bằng khiêng và dùi cui của cảnh sát
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Cảnh sát đưa ra những biểu ngữ đỏ nhằm cảnh báo những người biểu tình không được dùng bạo lực.
đàn áp, Hồng Kông, cảnh sát, biểu tình,
Người biểu tình cùng các kiểu mặt nạ phòng chống hơi cay và hơi ga từ cảnh sát.
Thiên Hà, Công Lý – Theo Reuters

Những chuyện kinh dị ở trường Nguyễn Hữu Tiến

 HÀ LINH 17/10/14 06:44
(GDVN) -Hiệu trưởng chuyên quyền, thiếu minh bạch thu chi, có nhiều khoản thu lạ đời, khó hiểu…đến mức thu cả tiền "ủng hộ nhân dân đảo Gạc Ma" thì giáo viên cũng chịu!
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của tập thể giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Tiến – huyện Hóc Môn, TP.HCM về những việc lùm xùm, bê bối trong cách điều hành của Hiệu trưởng Đào Thị Kim Nhi, xảy ra tại ngôi trường này đã lâu nhưng vẫn chưa được cơ quan nào giải quyết dứt điểm.
Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn, TP.HCM (ảnh: website trường)
Cụ thể, theo phản ánh của cô Bạch Thị Thanh Duyên và rất nhiều giáo viên khác đang giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, theo quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2013 – 2014 và những năm học trước tại trường, số tiền học phí buổi thứ 2 thu được của các học sinh sẽ được chi cho: 65% dành cho giáo viên trực tiếp đứng lớp, 15% chi cho các bộ phận phục vụ gián tiếp, 20% chi cho các hoạt động khác.
Thế nhưng, thông tin với phóng viên, cô Duyên khẳng định, nhà trường đã không làm đúng quy định này khi kế toán của trường trích 40% của số tiền này để lập quỹ riêng không rõ ràng, không có chứng từ, chỉ chi 65% của 60% còn lại (mỗi tiết chỉ trả 65.000 đồng cho GV dạy khối 10, 11, 75.000 đồng cho GV dạy khối 12), chi cho bộ phận gián tiếp là 40% (của phần 60%) dùng để cho thi lại, khen thưởng học sinh đậu ĐH, bồi dưỡng học sinh giỏi, tiền trả dư giờ dạy…
Những thông tin phản ánh với PV từ phía các giáo viên trường Nguyễn Hữu Tiến (ảnh: H.L)
Qua 4 lần tổ chức những cuộc họp với các giáo viên của trường, hiệu trưởng Đào Thị Kim Nhi mới đồng ý trả thêm cho mỗi giáo viên tham gia giảng dạy 51.000 đồng/tiết học. Khi các giáo viên đòi truy thu số tiền cho những năm học trước, thầy hiệu phó Dương Năm trả lời rằng: Số tiền đã qua thì cho qua luôn, không thể truy thu lại được, mong các thầy cô thông cảm.
Những khoản thu lạ đời, khó hiểu
Ngoài khoản thu tiền học phí hai buổi, mỗi tháng, cô Hiệu trưởng Kim Nhi còn cho thu thêm của học sinh khối lớp 10, 11 là 50.000 đồng/HS/tháng, khối lớp 12 là 70.000 đồng/HS/tháng. Nghiêm trọng hơn, năm ngoái, cô Nhi bắt mỗi HS khối lớp 12 cuối năm phải đóng thêm 200.000 đồng/HS thì mới được lấy phiếu báo danh để dự thi tốt nghiệp THPT.
Việc thu thêm tiền này đã vô tình đưa phụ huynh học sinh vào thế là nếu không có tiền đóng cho con thì không có phiếu báo danh để đi thi, HS thì bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý trước ngày thi, Hiệu trưởng nói với các phụ huynh là thu thêm tiền để bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 12, nhưng trên thực tế hoàn toàn không có chuyện này xảy ra.
Mỗi học sinh của trường phải đóng tiền quỹ hội phụ huynh học sinh là 170.000 đồng/HS/năm học. Hiện trường có tới 1.300 học sinh, tức tiền quỹ hội này lên đến 221 triệu đồng, nhưng khi một số lớp học xảy ra tình trạng quá nóng bức, nhất là thời tiết vào những ngày hè, thì cô Hiệu trưởng kiên quyết không cho lắp quạt máy.
Bảng công khai thu chi tài chính tiền thu học phí 2 buổi của học sinh khối lớp 12 (ảnh: H.L)
Chỉ đến khi giáo viên và phụ huynh lên tiếng quá gay gắt, thì cô Đào Thị Kim Nhi mới tuyên bố: Lớp nào nếu muốn hết nóng thì phải tự đi mua, tự thuê thợ về để gắn quạt. Do vậy, các lớp học phải tự trang bị quạt, mỗi lớp một kiểu, trông rất nhếch nhác, mà trường chỉ mới thành lập được 10 năm.
Quạt cho HS không có, quạt cho giáo viên hư cũng không sửa hay thay mới, hoặc nếu có sửa thì cũng phải sau vài tháng. Quạt trần của lớp học thì cũ kỹ, rung lắc liên tục nhìn cũng thấy rất nguy hiểm cho học sinh.
Năm ngoái, cô Nhi thu tiền của mỗi lớp học 200.000 đồng tiền mua xích đu, được 10 lớp đóng, có 2.000.000 đồng để mua. Nhưng đã 1 năm nay thì cũng chẳng ai nhìn thấy chiếc xích đu này ‘đi về đâu’. Năm nay, cô Hiệu trưởng lại tiếp tục vận động phụ huynh đóng tiền mua máy chiếu với: lớp 10 đóng 400.000 đồng/HS, lớp 11 đóng 300.000 đồng/HS và lớp 12 đóng 200.000 đồng/HS.
Nói đóng khoản thu này là tự nguyện, nên chỉ có 3/32 lớp của trường đồng ý đóng, chỉ đạt được 50% kinh phí dự trù để mua, nên cho tới nay vẫn chưa thể mua máy chiếu. Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Tiến đã thông báo sẽ tiếp tục vận động khoản thu này, để cho tiến hành lắp đặt máy chiếu ở lớp học.
Tại báo cáo tài chính 2014 của trường có thông báo mua 20 máy vi tính với tổng số tiền là 190 triệu đồng, nhưng chờ mãi không thấy máy, giáo viên đem thắc mắc này hỏi thầy Hiệu phó Dương Năm thì được trả lời là chưa đem về vì không có chỗ để. Thấy các giáo viên truy vấn đề này nhiều quá, một thời gian sau, thầy Hiệu phó mới đem số máy vi tính này về trường, nhưng lạ thay lại để ở phòng Hiệu phó, vì thầy trả lời “Do không có phòng máy vi tính”. Các giáo viên thắc mắc: “Nếu không có phòng máy vi tính thì mua máy làm gì cho tốn tiền?”
Phiếu lương tháng 5/2014 có ghi rõ: Đóng góp 100.000 đồng ủng hộ nhân dân đảo Gạc Ma
Một vấn đề nữa, theo phản ánh của các học sinh khối lớp 12 (đã tốt nghiệp) với giáo viên, các em muốn lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (3 bản), để đi thi ĐH đã phải đóng 50.000 đồng, rút sổ sinh hoạt Đoàn tại trường phải đóng 44.000 đồng/HS.
Ngoài ra, trong phiếu chi lương tháng 5/2014 cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên của trường có ghi rõ “ủng hộ nhân dân đảo Gạc ma (quần đảo Trường Sơn) 100.000 đồng”. Các giáo viên của trường THPT Nguyễn Hữu Tiến đây rõ ràng là một điều quá vụng về (không rõ vô tình hay cố ý) khi nhà trường ghi đáng lý ra phải là Trường Sa thì lại ghi là Trường Sơn.
“Cho tới nay, không ai biết số tiền đóng góp này đi về đâu, sử dụng vào mục đích gì, vì không thấy ai thông báo cho giáo viên rõ ràng cả” – cô Duyên nhấn mạnh.
Với mong muốn được nghe tiếng nói khách quan, đa chiều, trong cả buổi chiều ngày 16/10, PV đã liên tục liên hệ với cô Đào Thị Kim Nhi – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Tiến qua điện thoại, đề nghị có một buổi làm việc cụ thể xung quanh các phản ánh của giáo viên.
Tuy nhiên, cô Nhi đã nhắn tin lại cho PV từ chối lời đề nghị này, và hẹn gặp PV sau khi có kết quả thanh tra của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc các diến biến tiếp theo của vụ việc này.

Xét tuyển môn văn vào trường Y

Sinh viên Y thực tập ( ảnh minh họa)
Sinh viên Y thực tập ( ảnh minh họa)Vietnamplus
Hoài Vũ, phóng viên RFA 2014-10-16
Một số lãnh đạo trường y mới đây đưa ra đề nghị bổ sung môn văn trong việc xét tuyển vào các trường đại học trong khối y dược. Họ giải thích rằng các bác sĩ giỏi môn văn sẽ biết cách ứng xử với người bệnh và nhất là sẽ có y đức hơn. Tuy nhiên, đề nghị này gặp nhiều phản đối từ chính giới bác sĩ. Hoài Vũ có bài trình bài.
Một số lãnh đạo trường y dược đưa ra đề nghị bổ sung môn văn trong xét tuyển vào trường tại hội nghị hồi đầu tháng này. Theo đó, các trường sẽ tuyển chọn sinh viên với bốn môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và Sinh học.
Khoa học mới là sự sống còn của ngành Y?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đồng ý với đề xuất này và nên áp dụng ngay trong năm 2015. Theo bà môn văn sẽ giúp các cán bộ ngành y nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp. Bà cũng cho biết việc nói sai cũng dẫn đến tư duy sai và rằng sinh viên nếu giỏi cả ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thì học ở đâu cũng giỏi, dù là trường Bách Khoa hay trường y, dược.
Những người đưa ra đề xuất thì cho rằng môn văn dạy người ta tính nhân văn. Vì thế, các em học sinh khi đã giỏi văn thì cũng dễ dàng biết rung cảm với những cuộc đời khốn khó, và vì thế sẽ thông cảm với người bệnh hơn. Đề xuất này bị chính các đại diện trong hội nghị phản đối vì không khả thi. Trên báo chí Việt Nam thì có hàng loạt các bài viết cho rằng xét tuyển môn văn là không hợp lý.
Bác sĩ Hùng, phải trải qua chín năm học trong các trường đại học y từ Hà Nội và TP HCM, nhận định rằng để theo học được ở các trường y tế, các em học sinh phải hiểu biết về khoa học, về các vấn đề liên quan tới y tế, chứ không phải là giỏi văn. Bác sĩ nói:
Giả sử, có y có đức nhưng mà dốt, không biết cái gì thì cũng chỉ là người phá hoại chứ làm gì? Giống như là có lòng nhân ái nhưng dốt thì cũng bằng con số 0
Bác sĩ Hùng
Bác sĩ Hùng: Vấn đề trước mắt khi thi vào đâu phải là thi đạo đức đâu. Thi là để đánh giá về khoa học trước. Dĩ nhiên ngành y phải đi đôi với cả đạo đức thì mới làm được. Nhưng trước khi làm được như vậy thì phải đánh giá về khoa học trước. Giả sử, có y có đức nhưng mà dốt, không biết cái gì thì cũng chỉ là người phá hoại chứ làm gì? Giống như là có lòng nhân ái nhưng dốt thì cũng bằng con số 0 thôi.
Theo một khảo sát của báo Tuổi trẻ, trong số hơn 2.000 số phiếu bình chọn, có tới 65% trong số này phản đối việc xét tuyển môn văn vào các trường đại học y dược. Hiện tại, để vào trường y, các em phải thi các môn Toán, Sinh học và Hoá học. Các trường dược thì thi ba môn Toán, Vật lý và Hoá học.
Tiến sĩ Lê Chí Dũng, trưởng khoa Bệnh học tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, cũng cho rằng hiểu biết về khoa học là quan trọng. Các môn Toán, Hoá học và Sinh học sẽ giúp các em có căn bản, dẫn tới có tư duy về khoa học tốt hơn. Ông nói:
Tiến sĩ Lê Chí Dũng: Sinh ngữ là cần thiết nhất bởi vì bác sĩ  thì bắt buộc phải giỏi về ngoại ngữ, vì tiếng Anh là cần nhất. Văn thì nó cần chung cho tất cả mọi người, tất cả mọi người đặc biệt là làm sao nâng cao cái kiến thức chung của mọi người dân kể cả sinh viên.
Bản chất con người khó mà thay đổi được
Bác sĩ Hùng cũng tranh luận rằng, không phải cứ ai giỏi văn là người đầy lòng nhân ái, trắc ẩn. Trong trường y, sinh viên nào cũng phải học môn y đức và môn tâm lý. Tuy nhiên, việc dạy học các môn này cũng không hiệu quả. Trong bài thi giữa và cuối kỳ, sinh viên thường phải trả lời các tình huống giả định về việc hành xử với bệnh nhân. Các sinh viên cũng thường dựa vào logic bình thường để trả lời cho những tình huống này. Bác sĩ nói:
Vấn đề dạy thì dạy, nhưng tất cả là do suy nghĩ của mỗi con người. Người độc ác thì vẫn độc ác. Bản chất con người cũng khó thay đổi được, giáo dục chỉ là một phần thôi.
Bác sĩ Hùng
Bác sĩ Hùng: Vấn đề dạy thì dạy, nhưng tất cả là do suy nghĩ của mỗi con người. Người độc ác thì vẫn độc ác. Bản chất con người cũng khó thay đổi được, giáo dục chỉ là một phần thôi.
Bộ Y tế Việt Nam có hẳn văn bản về 12 nguyên tắc y đức. Vấn đề y đức từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam hiện nay. Nạn bác sĩ ăn tiền của bệnh nhân cũng như việc người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ vì cho rằng không có y đức ngày càng tăng cao. Giới bác sĩ thì giải thích rằng họ gặp nhiều khó khăn trong công việc như áp lực cao, quả tải vì bệnh nhân quá nhiều trong khi lương quá thấp so với công sức bỏ ra.
Bác sĩ Hoàng tại bệnh viện Nhiệt đới Hà Nội cho hay ông vẫn đảm bảo y đức và rằng việc ông nhận tiền của bệnh nhân không phải là trái với đạo đức nghề nghiệp.
Bác sĩ Hoàng: Y đức nghĩa là khi bệnh nhân vào với mình họ không bị khổ hơn, đấy là y đức. Tức là mình làm được cái bệnh nhân muốn đấy là y đức. Chứ còn tôi chẳng hiểu theo 12 điều y đức, tôi thực hiện được bao nhiêu điều trong ấy. Tóm lại, bệnh nhân vào viện với mục đích chữa bệnh nhanh khỏi và chi phí ít nhất có thể. Nếu mình làm được 2 phần ấy là mình có y đức. Sống trong môi trường thị trường nên là người bác sĩ giữ được y đức ngày càng khó nữa. Nhưng mà tôi chẳng dám nói là tôi có y đức, nhưng tôi khẳng định là tôi chẳng phải là thất đức.
Dù vậy, các em học sinh muốn vào trường y cũng có thể tạm gác lo lắng về việc học giỏi môn văn. Hội nghị các đại diện trường y đã không thống nhất về việc đưa môn văn để xét tuyển đại học y. Để vào trường y, hiện giờ các em học sinh vẫn chỉ phải học tốt các môn Toán, Hoá học và Sinh học.

Bài học nào cho phong trào Dân chủ VN từ biểu tình ở Hong Kong?

RFA- Kami 2014-10-16
000_TS-Par8003807.jpg
Một người biểu tình giơ cao poster với hình ảnh của nhân viên cảnh sát bị nghi là đã tham gia vào việc đánh đập người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông vào ngày 15 tháng 10 năm 2014- AFP photo
Cuộc biểu tình đòi tự do bầu cử của Sinh viên Hong Kong được một số đông người ở Việt nam chăm chú theo dõi và cổ vũ. Mọi người yêu mến và cổ vũ Dân chủ ở Việt Nam đều hướng về Hong kong, với khẩu hiệu "Today's Hong Kong, Tomorrow's Vietnam" - "Hôm nay của Hồng Kông, ngày mai của Việt Nam". Phải thừa nhận, đây cũng chính là ước vọng của không ít người.
Không chỉ truyền thông (kể cả truyền thông nhà nước), mà trên các mạng xã hội cũng ngập tràn các tin tức, hình ảnh diễn biến biểu tình ở Hong kong được người ta chia sẻ, cập nhật. Có lẽ cũng bởi nguyên nhân và cũng là động lực của cuộc xuống đường ở Hong kong rất giống như ở Việt Nam trong hàng chục năm nay. Đó là một thứ bầu cử dân chủ giả hiệu, theo công thức "Đảng cử, Dân bầu" mà thực chất là một sự cưỡng đoạt quyền tự do bầu cử, ứng cử của người dân đã được Hiến pháp bảo hộ. Vì đối với một bộ phận người Việt Nam, một cuộc xuống đường để phản kháng chính trị nhằm tạo áp lực cần thiết buộc chính quyền hiện tại ở Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị độc đảng toàn trị như hiện nay là một điều cấp bách và cần thiết.
Vài nét về cuộc biểu tình ở Hong kong
Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn chủ trương ngăn chặn phổ thông đầu phiếu trong bầu cử, đồng thời muốn duy trì tính chất các cuộc bầu cử trên lãnh thổ Trung Quốc ở tình trạng "Chúng tôi chọn, các anh bầu" như họ đã từng làm trong suốt mấy chục năm cầm quyền ở Trung quốc. Ban lãnh đạo Trung Quốc biết rằng việc bầu cử tự do dân chủ kiểu phương Tây nếu tiếp tục để diễn ra tại Hong Kong là điều hết sức nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng được loại bỏ thì nó sẽ trở thành tấm gương cho những người ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc sẽ noi theo.
Cho dù, tại thời điểm trước khi tiếp nhận Hong Kong, chính quyền Trung Quốc đã từng hứa hẹn sẽ từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Điều đó đã được lãnh đạo Trung quốc khẳng định vào năm 1993, nghĩa là trước thời điểm Trung Quốc tiếp nhận chủ quyền Hong Kong bốn năm, theo đó Đảng CS Trung Quốc đã khẳng định rằng “Việc Hong Kong xây dựng nền dân chủ thế nào trong tương lai hoàn toàn nằm trong quyền tự quyết của Hong Kong. Chính quyền trung ương sẽ không can thiệp.” Không chỉ thế, phía Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017, bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người Hong Kong có thể tự lựa chọn nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Tuy vậy Trung Quốc cũng đã nuốt lời, đến ngày 24.3.2013 ông Kiều Hiểu Dương, Chủ tịch Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung quốc tuyên bố rằng các ứng cử viên Trưởng Đặc khu Hành chính phải có lòng yêu nước đối với cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, không đối đầu với chính quyền trung ương và không chấp nhận các ứng cử viên theo trường phái ủng hộ dân chủ đối lập. Và đến cuối tháng 8.2014 vừa qua, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết đưa ra những quy định để áp dụng cho cuộc bầu cử chức vụ Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong sẽ được tổ chức vào năm 2017. Theo đó chính quyền Trung Quốc sẽ tiến hành sàng lọc ứng cử viên cho vị trí Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong và sẽ ấn định danh sách cuối cùng từ hai đến ba ứng cử viên để cho cử tri lựa chọn. Nghĩa là cử tri vẫn có quyền bỏ phiếu để lựa chọn người đảm nhiệm chức vụ Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong, nhưng họ chỉ có thể bỏ phiếu cho một trong vài chọn lựa đã đưọc sàng lọc sẵn bởi chính quyền Trung Quốc. Mà thực chất là bầu cử theo lối bầu cử giả hiệu mà dân chúng Hồng Kong gọi một cách mỉa mai là "Chúng tôi cử, các anh bầu".
Đây là sự thách thức của chính quyền Bắc kinh và tầng lớp sinh viên học sinh ở Hong Kong, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình của Sinh viên Hong Kong với mục đích đòi chính quyền Bắc kinh phải tôn trọng quyền bầu cử tự do của dân chúng.
Câu chuyện ở Đoàn Luật sư TP. HCM
Việc Đại hội Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh diễn ra chậm trễ hạn theo dự kiến hơn nửa năm trời và là Đoàn luật sư cuối cùng trên cả nước tiến hành đại hội là một vấn đề bất thường khiến cho chính quyền phải đau đầu. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam chưa thể tiến hành đại hội lần thứ II, vì phải chờ kết quả đại hội Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh.
Tất cả xuất phát từ lý do mà theo Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Công văn số 74/LĐLSVN ngày 10.4.2014 do ông Lê Thúc Anh - Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam ký, về việc bổ xung tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh đã không bảo vệ được một nguyên tắc cao nhất của Đoàn Luật sư. Đó là sự kết hợp giữa quản lý Nhà nước với chế độ tự quản của Đoàn Luật sư. Điều đã được quy định trong Luật Luật sư, đồng thời đã vi phạm nguyên tắc thượng tôn Pháp luật (Rule of Law) đó là sự độc lập của Đoàn Luật sư.
Trong thông báo 135E/ĐLS về việc “Làm rõ thêm về sự áp đặt không dân chủ, can thiệp trái pháp luật đối với Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ VI (2013-2018)”, ký ngày 01.8.2014, ông Nguyễn Đăng Trừng - Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM đã khẳng định: “Đội ngũ luật sư trên cả nước, trong đó có luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đều hiểu rất rõ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội” (Điều 4, khoản 1, Hiến pháp). Nhưng lãnh đạo không phải là đứng ra làm thay công việc của một tổ chức xã hội nghề nghiệp như của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, không phải áp đặt không dân chủ, can thiệp trái pháp luật đối với Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các luật sư trên cả nước cũng hiểu rất rõ rằng: “các tổ chức Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật” (Điều 4, khoản 3, Hiến pháp)”.
Và kết quả mang lại là, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã kết luận ông Nguyễn Đăng Trừng đã vi phạm qui chế làm việc của Đảng đoàn Đoàn Luật sư TP, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của tổ chức Đảng do điều lệ Đảng qui định, vi phạm điều lệ Đoàn Luật sư TP và qui chế làm việc của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng đoàn. Và đã thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng đối với ông Nguyễn Đăng Trừng. Nên nhớ LS Nguyễn Đăng Trừng là đại biểu Quốc hội khóa XII.
Dù rằng toàn bộ kế họach thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam thuộc khuôn khổ dự án “Hỗ trợ cải cách tư pháp và pháp luật tại Việt Nam” do Đan Mạch và Thụy Điển hỗ trợ cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Nhưng cũng không thể cứu vãn dược tình thế.
Và sau cùng, ngày 12.10.2014 thì Đại hội đoàn luật sư TP.HCM cũng vẫn "thành công tốt đẹp" sau một ngày làm việc vội vã tại Hội trường Thành ủy TP. HCM. Điều đáng nói là đại hội được tiến hành chỉ có 547/799 luật sư tham dự đại hội đại diện cho hơn 4.000 luật sư ở TP. HCM, đạt tỷ lệ 68,45% và không có sự tham dự của đương kim Chủ nhiệm LS. Nguyễn Đăng Trừng.
Được biết, trước khi khai mạc và ngay trong ngày đại hội, LS. Nguyễn Đăng Trừng đã bị công an mời làm việc  để làm rõ một số vấn đề liên quan đến cá nhân ông. Sự vắng mặt của luật sư Nguyễn Đăng Trừng làm cho đại hội diễn ra khá căng thẳng, ngột ngạt…
Những bài học nào?
Nếu so sánh cuộc cách mạng Dù ở Hong kong với câu chuyện vừa xảy ra ở Đòan Luật sư TP. HCM về quy mô thì người ta sẽ cho rằng là sự khập khiễng, nhưng nếu hiểu Đòan Luật sư TP. HCM - một xã hội Việt nam thu nhỏ sẽ thấy phần nào sự tương đồng. Đó là sự can thiệp của nhà nước đối với quyền tự do bầu cử của người dân trong xã hội cộng sản, ở đó tất cả mọi sinh hoạt liên quan đến chính trị của người dân đều phải có sự sắp đặt sẵn, trên quan điểm có lợi cho chính quyền hơn là vì quyền lợi của người dân.
Đã có nhiều bài viết và nhiều ý kiến phân tích các nguyên nhân vì sao Việt nam chưa thể có một cuộc cách mạng Dù như ở Hong Kong. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng ý thức chính trị của người dân nói riêng và giới Sinh viên học sinh Hong kong cao hơn hẳn khi so với Việt Nam. Với lý do giải thích cho rằng họ được tiếp xúc với một nền Dân chủ thực sự khi Hong Kong còn là thuộc địa của Anh quốc. Và họ cho rằng, ở Việt nam cần có một thời gian dài nữa để phát triển nhận thức chính trị cho người dân, và chỉ khi nào "dân trí" của người Việt nam đạt đến mức như dân Hong Kong hiện nay thì mới có thể hy vọng có một cuộc xuống đường đông người.
Vậy sự bất lực của Đoàn Luật sư TP. HCM trước việc chính quyền can thiệp thô bạo vào tính độc lập của Đoàn Luật sư TP. HCM cũng do "dân trí" của hơn 4.000 luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM thấp hay sao? Và nguyên nhân do đâu? Điều đó cho thấy lập luận đổ lỗi cho vấn đề dân trí ở Việt Nam thấp dẫn đến không có các cuộc xuống đường như Hong Kong là một sự biện hộ thiếu thuyết phục.
Một trong những ấn tượng mà cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh Hồng Kông là hình ảnh của nhân vật lãnh đạo sinh viên Hồng Kông Joshua Wong chỉ mới 17 tuổi. Cũng như vai trò đấu tranh rất quyết liệt, triệt để đến cùng của LS. Nguyễn Đăng Trừng, khi còn ở cương vị Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM để đòi quyền độc lập của Đoàn Luật sư và không cho phép nhà nước can thiệp để thao túng một hội nghề nghiệp của mình. Tuy vậy hành động phản kháng của LS. Nguyễn Đăng Trừng cũng đã bị quyền lực nhà nước dập tắt. Trong khi ấy, cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bước sang tuần thứ 4 và đến lúc này vẫn có dấu hiệu vẫn đứng vững. Điều đó cho thấy vai trò của một lãnh tụ nếu thiếu tính tổ chức, sự liên kết giữa các tổ chức và thành viên thì cũng sẽ thất bại.
Một câu hỏi được đặt ra là: Các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã đứng ở đâu trong lúc xảy ra câu chuyện ở Đoàn Luật sư TP. HCM và tại sao họ không có bất cứ hành động gì để bày tỏ sự ủng hộ trong cuộc đấu tranh đơn độc của LS. Nguyễn Đăng Trừng?
Cuộc biểu tình ở Hong Kong được tổ chức dưới sự lãnh đạo của 3 tổ chức XHDS: Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central), Học dân tư triều (Scholarism) và Liên đoàn sinh viên Hồng Kông (Hong Kong Federation of Students, HKFS). Với các lãnh tụ như Linh Mục Châu Diệu Minh, nhà hoạt động nhân quyền, Đới Diệu Đình, phó Giáo sư luật, Trần Kiện Dân, cựu Giáo sư Xã hội học. Và nổi bật bằng hai lãnh đạo của sinh viên và học sinh: Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), lãnh đạo nhóm Học dân tư triều (Scholarism) và Chu Vĩnh Khang (Alex Chow), sinh viên Xã hội học, Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông. Điều đáng nói cuộc biểu tình này đã được chuẩn bị một cách kỹ càng, có bài bản trước đây khá lâu, cho dù chưa thật sự hoàn hảo như người ta muốn. Đó là chưa kể họ còn được sự ủng hộ về tài chính của giới tài phiệt ủng hộ cho Dân chủ ở Hong Kong.
Còn nhìn lại Việt Nam thì trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của 22 tổ chức XHDS ở Việt Nam cũng đã được đánh giá là sự phát triển của công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam. Tuy vậy đó chỉ được coi là thành công vè mặt bề nổi, nhưng còn thiếu chiều sâu, việc một cá nhân có mặt trong hầu hết các tổ chức XHDS còn là phổ biến cho thấy điều đó. Trên thực tế, đến lúc này ở Việt nam còn quá ít các tổ chức XHDS độc lập hoạt động có hiệu quả và đặc biệt là thiếu sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều tổ chức và cá nhân trong các tổ chức XHDS chưa hiểu rằng các tổ chức XHDS phải giữ vai trò kết nối các cá nhân trong xã hội lại với nhau, thông qua các tổ chức XHDS sẽ tạo ra sự kết nối toàn xã hội để có thể hành động theo một mục tiêu chung đã được thống nhất. Chỉ khi nào tạo ra sự lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức XHDS, thì mới có thể có được một cuộc cách mạng đường phố.
Tuy nhiên cần thấy rằng, với đặc thù của phong trào đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam là trong điều kiện phong trào hoạt động của các tổ chức XHDS còn yếu và mỏng như hiện nay thì sự đàn áp, vô hiệu hóa thậm chí là triệt tiêu các nhân tố thủ lĩnh của chính quyền là điều không thể tránh khỏi. Do vậy sự liên kết và tương tác giữa các tổ chức XHDS để gây dựng một thủ lĩnh Dân chủ là điều hết sức quan trọng và các tổ chức XHDS sẽ đóng vai trò là bệ đỡ cho sự xuất hiện một thủ lĩnh của phong trào Dân chủ. Song quan trọng hơn cả, bên cạnh việc thiếu một thủ lĩnh thực thụ có đầy đủ bản lĩnh và uy tín để đảm nhận trọng trách như hiện nay, thì việc phải làm gì và bắt đầu từ đâu để thống nhất hành động vẫn là một câu hỏi còn bị bỏ ngỏ. Và có lẽ đây là lời giải thích về lý do vì sao truyền thông của nhà nước Việt Nam vẫn khá "cởi mở" với những tin tức về biểu tình ở Hong Kong, hầu như chính quyền không mảy may ngần ngại về nguy cơ này xảy ra ở Việt Nam?
Kết
Không chỉ đối với giới trẻ, mà đa số những người ủng hộ cho công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam đều có một ý kiến thống nhất và cho rằng nguyên nhân chính là do phong trào Dân chủ không thu hút được sự ủng hộ của quần chúng vì chưa nó đủ tầm, và thiếu một cương lĩnh cụ thể. Vấn đề thủ lĩnh cũng là vấn đề quan trọng không thể bỏ qua, mà cho đến lúc này hoàn toàn chưa xuất hiện. Sự thất bại của các hoạt động chính trị đông người của các tổ chức XHDS ở Việt nam trong những ngày gần đây nhất, như: Biểu tình phản đối bắn pháp hoa hay Trao Kiến nghị Yêu cầu Quốc hội Bạch hóa vấn đề Hội nghị Thành Đô, đã cho thấy các hoạt động này chủ yếu mang tính hình thức, a dua nhằm gây tiếng vang và thiếu sáng tạo. Đặc biệt là vấn đề nắm bắt các sự kiện để liên kết hỗ trợ và thúc đẩy, như bài học ở Đoàn Luật sư TP. HCM nêu trên là một ví dụ điển hình.
Tất cả những cái đó cho thấy, công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam hiện nay còn thiếu qua nhiều yếu tố cần thiết. Đây chính là một thách thức, đồng thời là một câu hỏi đòi hỏi những người tranh đấu ở Việt Nam phải tìm câu trả lời.
Ngày 16 tháng 10 năm 2014
© Kami
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Sân bay Long Thành: Những sự bịp bợm của 3X/CSVN


Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành - “thằng em kế” của Đường sắt Cao tốc?

Thế là dự án Sân Bay Long Thành (SBLT) đã qua hai vòng phê duyệt “cấp quốc gia”: Chính phủ và Bộ Chính trị. Tất nhiên, cả hai nơi kết quả đều mỹ mãn - nhất trí 100%, chưa kể đến 99,9% “người dân bị ảnh hưởng” và vô số các “chuyên gia, cố vấn độc lập” đều hết lời cổ vũ dự án “phải làm ngay không thì trả giá” này… Chỉ còn một “cửa ải” cuối cùng: trình Quốc hội XIII phê duyệt chính thức vào phiên họp tháng 12/2014 tới. Và dường như không có gì cản trở điều đó nữa cả, chỉ là thêm một vở phải diễn với 500 tên hề gật QH-XIII…?

Điều đó làm chúng ta nhớ đến dự án Đường sắt Cao tốc (ĐSCT) để “cho trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ” mà CP của 3X muốn làm vài năm trước, nhưng đã bị Quốc hội XII (của Trọng lú) gật theo chiều ngược lại... Có vẻ như lần này Bộ GTVT và Chính phủ của 3X đã học được bài học “cao tốc” nên họ đã chuẩn bị dự án “thằng em kế” là Sân bay Long Thành “bài bản” hơn? Và có vẻ thế và lực của 3X hiện nay mạnh hơn trước nhiều, còn Lú thì đang xin: “đừng đập chết ‘bình’ tôi!”? 

Nhưng còn các “lý do lý chấu” chính thức – tại sao VN cần làm SBLT bây giờ: vì “chỉ số IQ của VN đã cao và SBLT cần cho trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ”… thì dường như vẫn thế! Lần này, chỉ thay vì “IQ cao, bà mẹ đi chợ, trẻ em đi học…” của “thằng anh” ĐSCT, CSVN có những lý do khác “thuyết phục hơn” (TSN quá tải, ô nhiễm môi trường, an toàn hàng không…), nhưng vẫn chỉ để che đậy các lý do thực của “thằng em” SBLT - cũng y như của “thằng anh” ĐSCT đã chết yểu, đó là…

Những lý do thực sự - hay những sự bịp bợm của bè lũ 3X trong dự án SBLT

Đó là Tiền. Rất rất nhiều tiền của Dân của Nước, để chúng có thể xâu xé chia nhau, cú chót. Lần này “thằng em” sẽ còn cho chúng nhiều tiền và ngon ăn hơn “thằng anh”, mặc dù con số của “thằng em” được đưa ra chỉ là 8 tỷ đôla trong khi hồi đó “thằng anh” hét đòi những trên 50 tỷ đôla.

Số tiền “khiêm tốn”, đó chính là sự lừa bịp thứ nhất của 3X với vụ SBLT, để dễ dàng qua các cửa dư luận và ngân sách. Đưa ra mục tiêu 100 triệu hành khách mỗi năm cho dự án SBLT nhưng đó là đích của Giai đoạn III, không có thời điểm khi nào cho nó cả (2040 hay 2050?), nhưng bên cạnh nó luôn là con số tổng dự toán là 7,873 tỷ đô (hay 165 ngàn tỷ vnđ) – chỉ cho Giai đoạn I, đến 2025 (lúc đó mục tiêu chỉ là 25 triệu hành khách năm). Điều này làm đa số người nhầm lẫn là gần 8 tỷ đô là tổng đầu tư cho SBLT có lưu lượng khách đến 100 triệu người/năm! Thậm chí, Giai đoạn II (2030) với mục tiêu 50 triệu khách/năm, bè lũ 3X cũng không thèm tính ra xem mức đầu tư sẽ lên đến bao nhiêu – 20 hay 30 tỷ đôla? Và Giai đoạn III chắc chắn sẽ là trên “thằng anh” ĐSCT rồi, trên 50 tỷ, có thể là 100 tỷ đô, tính làm gì?! Đừng làm dân đen nó lo, nó sốc…

Sự lừa bịp thứ hai của 3X trong dự án “thằng em”- SBLT là cách huy động vốn cho dự án. 3X và đàn em nói rằng sẽ đi vay ODA cho 50% dự án và huy động các nhà đầu tư ngoại 50%. Trong khí đó, “Thằng em” SBLT khác “thằng anh” ĐSCT một điều cơ bản là nó đẻ ra đất và đẻ ra tiền cùng lúc và ngồn ngộn, rất nhiều - trong khi “thằng anh” chỉ ngốn tiền, ngốn đất…

Dự án SBLT đẻ ra 1,170ha đất nội thành của thành phố đông đảo hơn 10 triệu cư dân- vốn là diện tích mà sân bay Tân Sơn Nhất đang sử dụng, biến nó thành đất dân cư và thương mại. Giá đất dân cư thương mại khu vực sau sân bay TSN (tính từ trung tâm Tp) là từ 20-30 triệu vnđ/m2 trong hẻm nhỏ đến 50-70 tr.vnđ/m2 mặt đường, trước sb TSN là 40-60 tr.vnđ trong hẻm và 100-150 tr.vnđ/m2 mặt phố. Vậy, giá đất trung bình của sân bay TSN khi nó được đưa ra thị trường (chuyển chủ mới và mục đích sử dụng) sẽ là khoảng 30-50 tr.vnđ/m2 là rất khiêm tốn, không tính giá trị các công trình xây dựng có thể khai thác cho mục đích mới. Như thế, “thằng em”SBLT sẽ đẻ ra: 

Phương án Minimum: 1,170ha*10,000m2/ha*30tr.vnđ= 351,000 tỷ vnđ (Ba trăm năm mốt ngàn tỷ vnđ) = 16.7 tỷ đôla Mỹ.

Phương án Maximum: 1,170ha*10,000m2/ha*50tr.vnđ= 585,000 tỷ vnđ (Năm trăm tám lăm ngàn tỷ vnđ) = 27.8 tỷ đôla Mỹ. 

So với dự toán 165,000 tỷ vnđ cần cho Giai đoạn I đến 2025, Phương án Min dùng tiền bán đất (đấu thầu công khai chả hạn) cũng dư hơn một nửa: 351,000-165,000 = 186,000 tỷ vnđ (8,9 tỷ đôla Mỹ), có thể đủ cho cả Giai đoạn II. Còn Phương án Max dùng tiền bán đất (đấu thầu công khai) càng dư hơn hai phần ba: 585,000-165,000 = 420,000 tỷ vnđ (20 tỷ đôla Mỹ), có thể đủ cho cả Giai đoạn III?

Đó là con bài bịp quan trọng nhất mà 3X và bè lũ CSVN đang giấu nhẹm đi, giả vờ là vẫn sẽ dùng sân bay TSN cho bay nội địa, để chúng cắt xẻo đất bán dần chia nhau, còn SBLT thì phải đi vay ODA và mời các “nhà đầu tư ngoại”. Tôi phải cho các “nhà đầu tư ngoại” vào ngoặc kép ở đây, vì phần lớn chúng sẽ chính là bọn tư bản đỏ đang đổi màu mà thôi…

Lẽ ra, với đặc thù của “thằng em” là đẻ ra đất vàng tức đẻ ra hàng chục tỷ đôla từ đất sân bay TSN trong thành phố, dự án SBLT phải được làm theo cách bán đất sb TSN để lấy tiền xây sb Long Thành thì dân nước còn dư ra hàng chục tỷ đôla nữa… Nhưng đất sb TSN (dù máy bay vẫn đang bay) đã được chia xong, có chủ hết rồi (đã dán sổ đỏ cho chủ đỏ hết kín). Chủ của nó là đầy tớ nhân dân…

Sự lừa bịp thứ ba của 3X trong dự án “thằng em”- SBLT là về con số tiền 20,000 tỷ vnđ (một tỷ đôla) và cách giải phóng mặt bằng 5,000ha cho sân bay LT mới. Con số này từ đâu ra? Và chúng sẽ giải tỏa thế nào?

Đó là con số (1 tỷ đôla) chúng muốn đút túi ngay khi QH XIII duyệt dự án trong tháng 12/2014 này (để ăn Tết?), vì 4 tỷ vnđ/ha không phải cái giá chúng sẽ trả cho chủ đất, vì ba lý do sau: Thứ nhất, đa số (có lẽ trên 4,500ha) trong số 5,000ha đất kia chúng đã cướp không/mua rẻ (khoảng vài chục triệu vnđ/ha) của dân từ và trong suốt hơn 10 năm “chuẩn bị dự án” vừa qua rồi, và đang bỏ hoang chờ dự án; Thứ hai, chúng sẽ cho thiết kế “thằng em”- SBLT hoàn toàn trên đất chúng đã chiếm được, đâu cần phải giải tỏa gì thêm, vì làm gì có sân bay nào cần 5,000ha – không có sân bay nào trên thế giới xài hết 4,000 ha cả; và Thứ ba, chúng sẽ dựng nên “các chủ đất bị thiệt hại” là người của chúng đi “đấu tranh” đòi quyền lợi khi chúng giải tỏa đất (của chúng), để chúng có lý do trả đền bù “cho dân” thật cao, vào túi chúng. Vì ba lý do trên, tôi nghĩ chúng sẽ xài hết vèo 20,000 tỷ vnđ và còn đòi đi vay thêm “để giải tỏa đất cho dân” cho “công trình trọng điểm quốc gia”, đút túi ngon ơ trên 1 tỷ đôla của dân ngu ngay trong 2015 khi… chưa phải làm bất cứ việc gì cả!

Với sự lừa bịp thứ tư, chúng ta quay lại các lý do “sân bay TSN quá tải”, “ô nhiễm” và “an toàn bay”… của bè lũ 3X. 

Với lý do “ô nhiễm”, chỉ cần xem ví dụ sân bay Narita của Nhật ngay trong thành phố Tokyo để thấy người Nhật tại sao vẫn dung sân bay Narita lớn nhất của họ, và lý do tránh ô nhiễm của dự án SBLT là giả dối.

Với lý do “an toàn bay”, quân 3X đưa Trung tướng Võ Văn Tuấn Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND VN ra để nói sân bay TSN cách sân bay quân sự Biên Hòa 30 kms và có thể “sau này sẽ xung đột giao thông trên không”? Thật nực cười khi 3X phải cử cả tướng vào cãi cho SBLT, mà quên ở Hà Nội sân bay quân sự Gia Lâm chỉ cách sân bay Nội Bài có vẻn vẹn 20 kms, thì sao? Sao không thấy dự án chuyển sân bay Nội Bài đi để an toàn cho máy bay quân sự Thủ đô? Đấy là chưa kể, SBLT mới cũng sẽ cách sân bay quân sự Biên Hòa đúng 30 kms?!

Bọn chúng so sánh TSN với các sân bay chính của các nước trong khu vực như Malaysia, Thái land, Philipines… bằng các con số: dân số, số sân bay… để chứng minh TSN sẽ quá tải (hiện mới đạt 50% công suất)– và đó là sự bịp bợm rất thô thiển.

Thực chất, lượng khách quốc tế đến một nước không tỷ lệ thuận với dân số nước đó (ví dụ như Singapore, Hong Kông…), mà tỷ lệ thuận với GDP/PPP và giá trị/uy tín du lịch của các nước. Thay vì dân số, nếu so sánh theo GDP/PPP và dịch vụ du lịch thì VN đến “cuối thế kỷ này… chưa chắc”… cần thêm sân bay quốc tế nữa ở bất kỳ đâu- tỉnh thành nào, kể cả Long Thành. 

Mặt khác, các nước như Thailand, Malaysia… có chính sách đặc biệt là họ chỉ có một sân bay duy nhất được làm cảng- cửa khẩu hàng không quốc tế thôi. Ví dụ, khách đến Thái lan đều bắt buộc phải bay đến Bangkok, rồi tứ đó mới bay đi các nơi khác được như Phukhet, Chieng Mai… Vì thế, sân bay ở Bangkok (và cả Kuala Lumpur) phải là siêu sân bay, nhưng họ cũng chưa đạt 40 triệu khách/năm. Thế mà 3X vẽ ra cái bánh Long Thành 100 triệu khách/năm (trên thế giới chưa có sân bay nào đạt lưu lượng đó – maiximum là 93 triệu khách/năm, ở Mỹ), thì chắc chắn 100 năm nữa cũng chưa có (đơn giản vì CSVN đã kéo nước Việt ta giật lùi với Thế giới khoảng 150-200 năm về kinh tế và văn hóa rồi…)! Có lẽ vì biết thế, mắc dù vè ra 100 triệu khách cho Giai đoạn III, đám lính tráng của 3X cúng không dám nói đó là khi náo – chả lẽ nói dự kiến đến 2099 hay 2115, hay sau 2200?! Đấy là chưa kể CSVN có “phong trào” chia nhỏ các tỉnh thành đến con số 64 để có nhiều “ghế” cho quan chức (Pháp xưa chỉ chia VN thành trên 30 tỉnh thành, nước Balan có diện tích bằng VN cũng chỉ có 32 tỉnh thành…), và ở VNCS tỉnh thành nào cũng muốn có sân bay quốc tế cả…

Sự lừa bịp tiếp theo, tạm là cuối cùng, thứ năm, là cái bánh vẽ Cảng Hàng không Trung chuyển Quốc tế Long Thành vào năm 2015 với 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng trung chuyển hàng năm. Đây là một cuộc “đếm vịt giời - trung chuyển quốc tế” tầm cỡ quốc gia của 3X. Tất nhiên, 3X là vua nổ suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng rồi, nổ thêm một cuộc nữa (do đàn em bộ GTVT đốt pháo cho) cũng chả sao, vấn đề là bắt đầu dự án SBLT mà “nổ to thế” thì dẫn đến điều gì…?

Theo kinh nghiệm bản thân - 3X chắc chưa quên, đầu tiên cũng là chính bộ GTVT, Vinalines với Dương Chí Dũng “đếm vịt giời” cho Cảng hàng hải trung chuyển Quốc tế Vân Phong trị giá 30 tỷ đôla và trung chuyển 100-120 triệu tấn hàng hóa của các nước qua Vân Phong, Dũng 3X và đệ tử Dũng “chàm” sẽ chỉ ngồi đếm tiền “bọn quốc tế ngu” đem đến nộp… Thế mà sau khi đốt mấy chục ngàn tỷ đồng (chừng 2 tỷ đô), Dũng “chàm” ngồi đếm… lịch, chờ dựa cột.

Tiếp theo là vụ “đếm vịt giời” của Bộ Công thương của 3X, với dự án xây Kho xăng dầu Trung chuyển Quốc tế của Petrolimex cũng ở Vân Phong (trên đảo Mỹ Giang), dự kiến đến 6 triệu tấn dầu lưu kho và hàng trăm triệu tấn dầu trung chuyển hàng năm cho “quốc tế”. Nhưng mới vay mấy trăm triệu đôla và xây mãi (5 năm) mới được Kho xăng dâu Trung chuyển Vân Phong hơn nửa triệu tấn dung tích mà chưa kịp “trung chuyển” được tấn xăng dầu nào cho “quốc tế’ thì Petrolimex đã lỗ chỏng gọng, phải vội cho thuê kho giá rẻ cho quốc tế họ xài không mất công đầu tư… Về vụ “trung chuyển xăng dầu quốc tế” này của Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) sắp tới có khả năng có kẻ sẽ theo gót Dũng “chàm” Vinalines vì ham “trung chuyển quốc tế”…

Vì thế, tôi có linh cảm xấu khi thấy 3X và bè lũ vẽ Cảng hàng không Trung chuyển quốc tế Long Thành… Chả lẽ chúng không biết tại sao sân bay Bangkok và KL phải là sân bay trung chuyển (nội bộ) lớn? Còn đòi chia phần “trung chuyển 25 triệu khách năm 2025” với Hong Kong và Singapore ư? Có mà Long… “Thành” rắn, thành run, chứ trung chuyển khách sao được? 25 triệu khách ở lại Long Thành mỗi năm để ngửi… sầu riêng Long Thành?!.

Cố gắng kết có hậu

Dù chỉ ra tạm năm sự lừa bịp thô thiển của 3X và đồng bọn trong dự án SBLT như trên, tôi vẫn biết chúng sẽ cùng nhau nhất trí quyết liệt thông qua “thằng em” của ĐSCT đó trong tháng 12/2014 tới. Bởi vì, “thằng em” mang lại quá nhiều tiền, quá dễ dàng, nhanh gọn và “sạch sẽ”. Bởi vì, đây là cú chót lớn của cả đảng CSVN và bè lũ 3X rồi nên chúng không thể chịu thua “ai” như với “thằng anh” ĐSCT. Và bởi vì, tình hình kinh tế VN cuối 2014 này đang rất rất nguy cấp với nợ xấu, nợ quốc gia, phá sản ngân hàng… rồi, nên 3X phải đi vay quốc tế gấp – vay cho thằng con “sẽ sinh ra”– SBLT, nhưng tiền vay về sẽ là để nuôi bố mẹ nó đang khốn đốn là đảng CSVN và chính phủ VN này (SBLT chỉ là cái cớ để đi vay và chúng đi vay để choàng thêm nợ vào cỏ dân Việt/các thế hệ tương lai…). Nhất là bởi vì, năm tới, 2015, chúng sẽ chỉ tập trung lo đấu đã nội bộ quyết liệt trước ĐH 12, cần rất nhiều tiền mà không làm ra tiền được vì “chỉ lo kình nhau chiếm ghế”…

Vì thế, chúng đã, đang và sẽ làm tất cả để dự án SBLT được QH XIII thông qua, không gì có thể ngăn cản được. Rồi sau đó là sự đã rồi. Mọi lừa bịp sẽ được ngang nhiên công khai ra (qua hành động bất nhất). Mọi con số, bức tranh, kế hoạch, tiến độ, mục tiêu… của SBLT đều sẽ bị thay đổi hết, vì phần thực thi đâu phải đóng kịch hề nữa – chỉ cần nhà tù và họng súng trong tay đảng CSVN vốn là những thứ duy nhất thừa thãi trên đất nước này từ 69 năm nay…

Chỉ có dân Việt ta là cứ phải và chịu ăn hết trái đắng này đến trái đấm khác mang gen CSVN mãi vậy sao? Tôi không tin điều đó kéo dài lâu nữa. Chắc chắn CSVN không bao giờ kịp khánh thành SBLT, đã ngỏm.

Về dự án sân bay Long Thành, tôi tin là nước Việt sẽ cần, nhưng có lẽ sau năm 2050. Điều kiện tiên quyết của nó (để nó hữu ích cho đất nước) là một việc còn cần hơn nhiều: Chế độ Dân chủ thay thế CS trên đất nước Việt Nam.


Lấy tiền thuế của dân để cứu ngân hàng

Công nhân trồng hoa tại một khu đô thị cao cấp ở ngoại thành Hà Nội hôm 26/4/2013.AFP
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-10-17
Sau nhiều lần khẳng định không lấy tiền thuế của dân đi cứu ngân hàng, Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo bất ngờ kiến nghị Quốc hội về việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
Báo điện tử VnEconomy ngày 6/10/2014 đưa tin kiến nghị này được Chính phủ đề cập tại bản báo cáo dài 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm. Bản báo cáo này hiện đang nằm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Giới chuyên gia phản đối

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, hiện sống và làm việc ở Hà Nội phản ứng khá mạnh mẽ đối với thông tin vừa nêu. Ông nói:
“Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam ham vấn đề lợi nhuận lãi suất cao đã cho vay  không đúng tiêu chuẩn đầy rủi ro. Ngân hàng cứ cho nhau vay thay vì cho người khác vay. Tất cả những bất cập của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì không thể nào bắt dân chúng phải gánh chịu được.”
Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng.
-Bùi Kiến Thành
Theo sự ghi nhận chung nợ xấu ở Việt Nam là một con số mù mờ, được che dấu ngụy trang và ngay giới lãnh đạo nhà nước từ Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cho tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những con số không khớp với nhau ở trong những thời điểm không cách xa nhau là mấy. Số liệu mới nhất được Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiết lộ với Quốc hội vào cuối tháng 9 vừa qua thì tổng nợ xấu đã có lúc lên tới 500.000 tỷ đồng. Theo SaigonTimes Online, ông Thống đốc không đề cập đến thời điểm của số nợ này, tuy vậy theo lời ông đã có 240.000 tỷ đồng đã được xử lý cho đến nay. Được biết khoảng 70% nợ xấu thuộc về các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước với chủ nợ chính các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từng nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có hướng cụ thể….”
Thời báo Kinh tế Viet Nam đưa tin, trong buổi chất vấn chiều 29/9/2014 các Đại biểu Quốc hội đã xoay quanh các câu hỏi về vấn đề VAMC và hậu xử lý nợ, sau khi cơ chế này đã hoạt động một thời gian theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước. Theo tờ báo, sau khi chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện  nay còn xấu hơn cả nợ xấu.”
Trả lời chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định về sự hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt  Nam VAMC. Ông nói:
no-cong-400.jpg
Ảnh minh họa. AFP PHOTO.
“VAMC chỉ là phương tiện để “quét nhà” thôi nghĩa là quét nhà giùm cho ngân hàng thương mại, quét nợ xấu của ngân hàng thương mại qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi. Đồng thời VAMC trả cho ngân hàng thương mại đó bằng trái phiếu đặc biệt; với trái phiếu này ngân hàng thương mại đang bí thế không có tiền không thanh khoản vì nợ xấu nhiều, ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt tới Ngân hàng Nhà nước để vay với tỷ lệ 70% vay tiền mới về để tiếp tục hoạt động. Đó không phải là giải pháp để giải quyết nợ xấu. VAMC gọi là mua nhưng không mua không trả tiền chỉ là trả trái phiếu ấy tạm thời thế thôi. Hơn nữa các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu gọi là đã bán cho VAMC và trong 5 năm ngân hàng thương mại đã bán phải có đủ tiền tự giải quyết nợ xấu ấy. Đây cũng không là phương pháp để giải quyết nợ xấu, cho nên giải pháp của VAMC không có gì khác hơn là tạm thời làm sạch các báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại dính vào trong nợ xấu, tạo điều kiện cho những ngân hàng thương mại yếu kém có thể tiếp tục làm việc.”
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Nhà nước không muốn ngân hàng nào bị phá sản bị đổ vỡ hay bị xử lý, đấy là một chính sách mà đối với tôi hoàn toàn không hợp lý. Tại sao lại tạo điều kiện cho những ngân hàng yếu kém tiếp tục hoạt động để làm gì, trong khi đấy không giải quyết được vấn đề nợ xấu. Cho nên việc này nhà nước cần phải suy nghĩ cho kỹ để có giải pháp thật sự khả thi, giải pháp của VAMC chỉ là quét nhà dọn nợ xấu qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi chứ không giải quyết vấn đề gì cả.”

VAMC không hiệu quả

Cách xử lý nợ xấu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bằng giải pháp VAMC cho thấy không hiệu quả và  một cách làm chưa có nơi nào áp dụng. Để giải quyết cục máu đông của nền kinh tế, cũng có những ý kiến táo bạo và mới mẻ đối với Việt Nam. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời ông Phạm Hải Âu, Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt nói xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng của các ngân hàng chẳng khác gì hình thức ngân hàng xé chỗ này đắp sang chỗ khác, việc này không giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu. Ông Phạm Hải Âu nhấn mạnh, xử lý nợ xấu dựa vào tư nhân và hãy đánh thức họ. Theo lời ông, Việt Nam có một lực lượng tư nhân lớn, có nguồn tiền mạnh và sạch. Khu vực tư cũng muốn tham gia mua bán nợ xấu trước hết vì lợi ích kinh doanh. Tuy vậy theo lời ông Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt, Việt Nam vướng mắc môi trường pháp lý liên quan cộng thêm vấn đề thủ tục hành chính.
Không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ.
-Bùi Kiến Thành
Theo Vn Economy, ông Phạm Hải Âu đưa ra ví dụ rất đặc biệt cho trường hợp của Việt Nam, nôm na là phải tạo ra cái chợ. Người nào muốn vào thì phải biết cái chợ đó là bình đẳng, nhanh nhạy để mua bán tốt, được bảo vệ và hỗ trợ, chứ không phải vào rồi kiểu gì anh cũng chết. Ý kiến của ông Phạm Hải Âu trên VnEconomy cho thấy, khó thay đổi cả một hệ thống để đáp ứng việc xử lý nợ xấu trong một sớm  một chiều. Tuy nhiên Chính phủ có thể khoanh vùng từng lãnh vực để có thể chọn lọc những khoản nợ xấu bán ra thị trường. Theo lời ông Âu, cơ sở pháp lý của Việt Nam hiện nay có thể đảm bảo áp dụng cho những phạm vi nhỏ rồi mở rộng ra.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, chuyên gia Bùi Kiến Thành có nhìn nhận khác về cách giải quyết nợ xấu và những ưu tiên cần làm. Ông nói:
“Cái ưu tiên không phải nợ xấu mà là làm sao cho doanh nghiệp phục hồi phát triển. Nếu doanh nghiệp phục hồi phát triển thì mới có tiền trả nợ, nợ bây giờ và nợ trước kia nợ xấu. Còn doanh nghiệp không phục hồi và phat triển được thì nợ trước cũng không trả được mà nợ nay và nợ sau này cũng không trả được. Các doanh nghiệp không phát triển thì ai trả nợ. Cho nên vấn đề đấy phải hiểu ai là người trả nợ, doanh nghiệp phải sống thì mới trả nợ được. Những nợ xấu cũ rồi tạm thời gác qua một bên, nhưng phải làm sao cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế mà mỗi năm hàng chục ngàn doanh nghiệp chết, mấy năm qua hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết thì làm sao mà không có nợ xấu. Nếu nợ xấu đó mà còn do ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất gọi là lãi suất chết, không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ… cái đó rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Trở lại câu chuyện Chính phủ bất ngờ đề nghị dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trước đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được cho là cha đẻ của giải pháp VAMC xử lý nợ xấu không dùng tiền ngân sách, cũng không có tiền tươi thóc thật và cũng bị dư luận “ném đá” rất nhiều về tính bất khả thi. Hiện nay Ông Bình lại biện minh cho yêu cầu “tiền tươi thóc thật” và dẫn chứng là đa số các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu.
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng: “Nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.