Saturday, July 12, 2014

Phú Yên: Xe khách Mai Linh đổ đèo tông xe tải, 9 người thương vong

(PLO)- Khi đang đổ đèo, chiếc xe khách đâm vào một chiếc xe tải đang lên đèo, làm chín người thương vong.
Vụ tai nạn xảy ra lúc 2g sáng nay (13-7) tại đèo Tam Giang trên quốc lộ 1 đoạn qua xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên). Khi đang đổ đèo, xe khách 30X- 8554 do tài xế Đinh Hữu Chỉnh (31 tuổi, ngụ huyện Ea Ka, Đắk Lắk) điểu khiển theo hướng bắc- nam, đã tông vào xe tải 79C- 02341 do tài xế Trần Thanh Toàn (28 tuổi, ngụ thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) điều khiển, đang lên đèo theo chiều ngược lại.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Tấn Lộc 
Vụ tai nạn làm một phụ nữ khoảng 40 tuổi đi trên xe khách tử vong khi đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Hiện chưa xác định danh tính nạn nhân này do không mang theo giấy tờ tùy thân. 

 Chiếc xe tải bị biến dạng. Ảnh: PN
Ngoài ra, tám người đi trên hai chiếc xe bị thương, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tuy An. 
Tại hiện trường, chiếc xe khách lao vào đống đất ven đường đèo, phần đầu bị hư hỏng nặng. Đến hơn 7g sáng cùng ngày, đoạn đường qua khu vực này mới được giải phóng. 

 Đầu chiếc xe khách bị vỡ nát sau khi tông vào xe tải. Ảnh: PN
Theo một số tài xế, đoạn quốc lộ 1 qua đèo Tam Giang vừa hẹp lại quanh co, có tầm nhìn rất hạn chế nên nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Chỉ trong gần hai tháng qua, tại đoạn đường này liên tiếp xảy ra bốn vụ tai nạn giao thông, làm nhiều người thương vong.
Chủ Nhật, ngày 13/7/2014 - 09:15
TẤN LỘC

Máy bay suýt chạm nhau vì điều hành không lưu... lầm!

SÀI GÒN (NV) - Cuối tháng 6 vừa qua, tai nạn suýt xảy ra giữa hai chiếc phi cơ tại phi trường Ðà Nẵng, vì lỗi của nhân viên điều hành đài không lưu.

Theo báo Người Lao Ðộng, khoảng 8 giờ 45 phút đêm 27 tháng 6, 2014, chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines từ Sài Gòn, chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Ðà Nẵng. Trong khi đó, chiếc máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific chuẩn bị cất cánh tại phi trường này để bay trở vào Sài Gòn. Cả hai chiếc máy bay được lệnh của nhân viên đài không lưu, một bên sắp cất cánh và một bên đã hạ cánh suýt nữa tông vào nhau.


Chiếc máy bay Vietnam Airlines trượt trên đường bằng lôi theo chiếc xe thang dưới gầm. (Hình: VNExpress)

Rất may là nhân viên không lưu này đã kịp thời nhận ra sự lầm lẫn, lập tức đình chỉ lệnh cất cánh chiếc Jetstar Pacific. Các nhân chứng cho hay, phải đợi một phút đồng hồ sau, khi chiếc máy bay Vietnam Airlines đã đậu hẳn vào bãi thì Jetstar Pacific mới cất cánh an toàn. Như vậy là Jetstar Pacific chỉ cần cất cánh sớm một phút đồng hồ, tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Báo Người Lao Ðộng cho rằng, suýt nữa thì chiếc Jetstar Pacific đã cất cánh từ đường băng, trong khi chiếc máy bay Vietnam Airlines chưa ra khỏi đường băng này. Theo cuộc điều tra ban đầu, đây là lỗi thiếu quan sát của nhân viên đài không lưu phi trường Ðà Nẵng.

Vẫn theo báo Người Lao Ðộng, sáng ngày 11 tháng 7, 2014, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải Ðinh La Thăng đã ra lệnh điều tra nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan về vụ trên. Cục Hàng Không Việt Nam cho hay, đã lập đoàn điều tra để đưa ra kết luận trong vòng từ một đến hai ngày tới.

Ðây không phải là lần đầu tiên có sự nhầm lẫn suýt gây tai nạn thảm khốc trong ngành hàng không Việt Nam. Ðầu tháng 10, năm 2012, một chiếc máy bay của hãng hàng không China Airlines được lệnh của nhân viên đài không lưu suýt đáp trên đầu một chiếc xe vận tải đang đậu trên đường băng Tân Sơn Nhất. Tai nạn suýt xảy ra chỉ vì nhân viên đài không lưu đưa lệnh hạ cánh “bên trái” thay vì “bên phải.”

Trước đó một năm, chiếc phi cơ vận tải của hãng Fedex cũng suýt đáp trên đầu chiếc xe vận tải đang rửa đường băng tại phi trường Nội Bài. Phi công trưởng trông thấy đã vội vàng cất cánh trở lại, tránh khỏi chiếc ô tô. Báo mạng VNExpress gọi sự kiện trên là hi hữu, không đáng để xảy ra từ 3 năm trước. Tuy nhiên, quá nhiều vụ sơ suất của nhân viên đài không lưu khiến những sự kiện được cho là hi hữu, nay không còn là chuyện hiếm nữa rồi.

Cũng mới đây, hôm 17 tháng 1, 2014, hai nhân viên đài không lưu phi trường Tân Sơn Nhất đánh nhau tại nơi làm việc, đã làm gián đoạn việc điều hành các chuyến bay trong vài phút đồng hồ.

VNExpress dẫn lời ông Ðỗ Hoàng Ðiệp, giám đốc công ty Quản Lý Bay Miền Nam xác nhận tin này, và nói rằng “vụ xô xát không gây nguy hiểm cho việc điều hành bay, mà chỉ làm một vài thiết bị bị hỏng.” Ông này còn khẳng định rằng “mâu thuẫn cá nhân ở đâu cũng có, và dẫn đến xô xát thì cũng là chuyện bình thường.”

Còn theo dư luận, có lẽ mọi việc chỉ được ngành hàng không Việt Nam coi là “nghiêm trọng” và “không bình thường” khi tai nạn xảy ra gây chết người hàng loạt. (PL)
07-11- 2014 2:38:41 PM

Phá ‘ổ’ coi mắt vợ của người Trung Quốc tại Rạch Giá

KIÊN GIANG (NV) - Hôm 11 tháng 7, công an thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho hay, phạt vạ một người đàn ông Trung Quốc đến địa phương này tổ chức lễ... coi mắt cô dâu. 


Các cô gái Việt để chồng ngoại coi mắt. (Hình: báo Dân Trí)

Theo báo Tuổi Trẻ, ông này tên Cai Yong Peng, 33 tuổi, quốc tịch Trung Quốc bị lập biên bản vì nhập cảnh Việt Nam “sai mục đích.” Ông Peng bị phạt hành chánh 20 triệu đồng, tương đương 1,000 đô la.

Trước đó ba ngày, công an thành phố Rạch Giá bắt quả tang 8 người đàn ông Trung Quốc đang cùng coi mắt để chọn vợ Việt Nam. Tám người này tụ tập tại khách sạn Hồng Yến, tọa lạc tại phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá “diễn tuồng chồng Trung Quốc chọn vợ Việt Nam” tại một căn phòng.

Theo lời khai của tám người đàn ông Trung Quốc nói trên, công an bắt ông Cai Yong Peng về tội tổ chức môi giới, đưa họ sang Việt Nam để tuyển vợ. Trong vụ này, có một phụ nữ Việt Nam, cư dân thành phố Rạch Giá, tên Nguyễn Thị Nhãn, 31 tuổi, cũng bị bắt về tội môi giới kết hôn trái phép.

Sự kiện trên khiến dư luận kinh ngạc vì sau khoảng 3 năm lắng đọng, đàn ông Trung Quốc mới “léng phéng” đến các tỉnh miền Tây “coi mắt vợ” trở lại. Trước đó, giữa năm 2011, công an Sài Gòn bắt quả tang một người đàn ông Trung Quốc, ngụ tại tỉnh Phúc Kiến coi mắt hai phụ nữ Việt Nam tại một quán cà phê ở quận 6, Sài Gòn.

Người phụ nữ môi giới cho biết, đã tổ chức nhiều cuộc họp mặt để đàn ông Trung Quốc coi mắt phụ nữ Việt Nam trong năm 2011. Bà này tên Hà Mỹ Nga, 44 tuổi thú nhận đã tổ chức nhiều cuộc coi mắt, tại nhiều địa điểm khác nhau để tránh bị phát giác.

Vài tháng sau nữa, công an thành phố Cần Thơ lại bắt quả tang một vụ “chồng Trung Quốc coi mắt cô dâu Việt.” Trong vụ này, người môi giới kết hôn là một ông Trung Quốc tên Liu Bin, 43 tuổi. Ông này thú nhận đã đưa 4 người đàn ông Trung Quốc, trong độ tuổi từ 24 đến 42 tuổi đến thành phố Cần Thơ coi mắt hai cô gái Việt Nam.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Liu Bin từng môi giới để một người đàn ông Trung Quốc tên Chen Jing Rong, 24 tuổi cưới một cô gái ở Cần Thơ. Tuy nhiên, cô gái đã nhanh chân bỏ trốn khi được đưa về Sài Gòn làm thủ tục theo chồng về Trung Quốc. (P.L.)

07-12-,2014 3:32:12 PM

Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 3)



Huỳnh Tâm (Danlambao) - “Bác” được chọn vào cơ mật tình báo chính trị Hoa Nam với chỉ số đạt dưới âm, tuy nhiên vẫn được khảo thí vô cảm, huấn luyện những chuyên môn đặc biệt sắt máu, và phân nghiệm tâm lý “vô tổ quốc”. Hoa Nam đào tạo “Bác” từ con người ra cục đất vô sản, duy nhất trung thành với CPC Trung Quốc.


Đảng cộng sản Trung Quốc đại hội thường niên 1939 tại Diên An (延安). Bộ chính trị đảng và Quân ủy Trung ương (CPC), có Hồ Chí Minh (1) và Thiếu tướng Nguyễn Sơn (2) đồng tham dự. Nguồn: Hoa Nam. [1]

“Bác” hoạt động theo qui luật đã qui định của CPC Trung Quốc. Thuở ấy người Việt Nam sinh cư tại Trung Quốc, thấy “Bác” có một vị trí đặc biệt được gọi là cõi trời vỏ ốc bí mật của Diên An (延安). “Bác” ung dung, rộng tầm tay đưa ra thủ đoạn khai trừ tất cả những thành phần khác không cùng cánh, chỉ vì chiếm lấy vị trí đảng trưởng một địa phương, sau này cộng sản Việt Nam và thủ lĩnh cộng sản Đông Dương, bất cứ ai không đồng chí hay không đồng cánh đều bị thanh trừng, người ta tặng “Bác” mệnh danh “con thú rừng đáng sợ hãi”, chưa nói đến những người hoạt động chính trị yêu nước khác. Qui luật hành động của đảng “Bác” đều có tính toán, việc lợi thì đảng “Bác” thực hiện, bất lợi đảng “Bác” nhờ người khác hy sinh cho mình, vốn dĩ qui luật của đảng “Bác” không thành văn, trước sau lấy việc khủng bố làm phương tiện cứu cánh để cướp công thiên hạ mà tiến thân.


Nhân dịp tháng 5 năm 1965. Hội thơ tại thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (中国安徽省黄山市). Hôm ấy Đổng Tất Vũ (董必武) bí danh “Chương”, bình thơ khen Minh: “đồng chí thơ hay chữ tốt”. Nguồn: Hoa Nam. [2]

Theo hồ sơ của Hoa Nam, mật mã (雄花5478): “bản thân đồng chí Hồ Chí Minh, nhờ viết “thư pháp Hán” làm nên sự nghiệp, được Mao và Chu chiếu cố, cuối năm 1939 CPC Trung Quốc tín nhiệm, bổ nhiệm “Bác” đến khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Lãnh đạo chi bộ đảng người Choong tại biên giới Thượng Dương (上杨), Bả Mễ (把米), Bằng Tường (凭祥) Quảng Tây (广西), giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn Việt Nam. Đến năm 1940 Hồ Chí Minh được lệnh xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam xây dựng cơ sở, những hoạt động nổi đình đám nhất là tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập (越南独立) gọi tắt “Việt lập”, lưu hành ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Từ số đầu tiên phát hành ngày 01/08/1941 đến số cuối cùng 126 đình bản vào ngày 20/8/1945. Hầu hết “Bác” nằm dài trong tờ rơi, những bài viết không phản ảnh được nguyện vọng của nhân dân Việt Nam lúc bầy giờ.

Tờ rơi, truyền đơn có những mục lục chính, gồm Tiểu luận, Vườn văn, Vần thơ lẻ và Nhắn tin (gửi tin về Diên An). Khổ A5, giấy đôi của tập vở học trò A4, viết hai mặt trên 3.000 từ, khổ giấy quá nhỏ, với hạn chế không thể nào chen vào những bài viết chính trị, quân sự, văn hóa, văn nghệ, lịch sử v.v... Tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập, do “Bác” chỉnh sửa, “Bác” vừa làm chủ nhiệm, vừa viết bài, vừa trình bày, khoác lên người với cái tên thật to “tổng biên tập”, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng là những tay chân ấn loát, vào thời đó (1941), người dân gọi đơn giản là “tờ truyền đơn”.


Cuối năm 1941, những cố vấn tờ rơi của Hồ Chí Minh bí mật đến Thượng Dương (上杨), ngày 12/06/1941. Từ Trái: Đặng Tiểu Bình (邓小平), Từ Hải Đông (徐海东), Trần Quang (陈光), Niếp Vinh Trăn (聂荣臻), Trình Tử Hoa (程子华), Dương Thượng Côn (杨尚昆), La Chí Tường罗瑞卿, được mệnh danh những vị vua đầu tiên của Việt Nam王首道越南. Nguồn: Hoa Nam.

Cho thấy tờ rơi là một trong những bước khởi hành của Trung Cộng xây dựng sự nghiệp cho Hồ Chí Minh tại Việt Nam. Đến ngày 5 tháng 4 năm 1942, Hồ Chí Minh gửi cho nhóm cố vấn một báo cáo số 417: “Đề nghị cung cấp giấy mực và nhân sự ấn loát, hiện nay tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập đã phát hành được 3 số, mỗi số 100 bản”. [3]

Diên An yểm trợ cho Hồ tối đa mọi phương tiện ấn loát, tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập số 4 tăng bản in, đặt tại làng Ngằn Tẩy (địa danh này trước đây của Việt Nam), nay thuộc Tĩnh Tây (靖西) Trung Quốc. Mỗi tháng 3 kỳ, vào các ngày 1, 11, 21 mỗi kỳ 2 trang A5, 300 bản in /1 số. Lúc này “Bác” thường xuyên liên lạc với những địa chỉ Hoa Nam tại Long Bang Trấn (龙邦镇), Nhâm Trang Hương (壬庄乡), An Trữ Hương (安宁乡), Nhạc Vu Trấn (岳圩镇 ). Những Hoa Nam gốc Việt bốc thơm người chủ trương tờ báo Việt Nam Độc Lập, (thay vì tờ rơi). Cũng lúc này, Hoa Nam thừa dịp tâng bốc Hồ trở thành bậc “thánh hiền” Việt Nam đang xuất hiện tại biên giới, nhưng Hoa Nam không cho “đôn”. Nghĩa đen của người Hán “Ai đưa lên ngôi, người đó có quyền truất phế” đó là chuyện trò chơi “ngàn lẻ một đêm” của Trung Cộng Quốc. [4]

Tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập, do “Bác” viết tay nhiều hơn đánh máy, nét chữ vẫn con giun “đỏ” đang bò vào Việt Nam, quá ư thô kệch không khác tờ báo Thanh Niên mà Hồ đã phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc, vào ngày 28/11/1926 đến 5/12/1926. “Bác” đang hạnh thông trên đường bí mật xâm nhập vào Việt Nam để thực hiện một người “giả chi-chi cũng giả”, tuy nhiên từng nét chữ là sự thực hiển nhiên không thể đồng hành với người giả như Hồ.

Tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập, lưu hành tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Từ số đầu tiên phát hành ngày 01/08/1941 đến số cuối 126, đình bản vào ngày 20/8/1945. Nguồn: Cục báo chí Hoa Nam.

Lần đấu tiên Việt Minh công bố thành lập Lữ đoàn Tuyên truyền Giải phóng quân, trên tờ rơi, tuyên truyền Việt Nam Độc Lập, số 126. Nguồn: Cục báo chí Hoa Nam.

“Bác” nhận lệnh của Mao thành lập phong trào “Gươm đao” tại Việt Nam. Tờ rơi, tuyên truyền Việt Nam Độc Lập, số 117, ra ngày 1/2/1942, loan tải nội dung bài thơ kêu gọi, vận động nhân dân, đập nát vật dụng sản xuất, và gia dụng đồng, sắt, thép đúc thành vũ khí gươm, đao, mã tấu v.v...

“Gươm dao ta 
Đem mài đi! 
Mài cho bén, 
Mài cho sắc...” [5] 

Ngoài ra tờ rơi, truyền đơn Việt Nam Độc Lập, ra ngày 11-10-1943, kêu gọi đồng bào biên giới đóng hụi chết. “Bác” viết ba câu thơ dị hợm có tính khẩn cấp:

“Ký ninh! Ký ninh! Ký ninh!
Ký ninh gì cũng được, vàng, trắng, bột đều quý.
Nhiều, ít đều quý”.

Đúng một tháng “Bác” vét hết “Ký ninh” tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, gửi đến Diên An cung cấp cho đảng Mao, đang bị sốt rét rừng, thiếu thuốc điều trị.

Tờ rơi, tuyên truyền Việt Nam Độc Lập, ra ngày 1-11-1943, có bài thơ:

“Việt-Nam Độc - Lập” thổi kèn loa.

Hoa Nam đem ra phê bình bởi “thổi kèn loa” (吹着音箱) đồng nghĩa dâm đảng theo văn hóa Trung Quốc. Mao sợ Hồ Chí Minh biến tờ rơi Việt Nam Độc Lập thành tờ khiêu dâm trong đảng, bởi bản thân của Hồ là một đề tài bén nhạy, bởi Mao phát hiện Hồ có ít nhiều liên hệ đồng tính luyến ái, Mao đang đau đầu.

Tiếp theo, ngày 18-2-1944, tờ rơi, tuyên truyền Việt Nam Độc Lập, loan tải ở cột nhất ba câu thơ:

“Chanh! Chanh! Chanh!
Nhà báo cần chanh
Anh em ủng hộ cho nhanh.”

Một lần nữa “Bác” thực hiện hoàn thành sứ mạng, vét hết “Chanh! Chanh!” trong ba tỉnh của Việt Nam, gửi gấp về mật khu Diên An, cung cấp cho đầu đảng Mao, dự trữ làm bánh kẹo mứt cho mùa Trung Thu năm sau. Mao chuẩn bị đẩy mạnh chương trình tuyên truyền khăn quàng đỏ Trung Cộng.

Tờ rơi Việt Nam Độc Lập, cũng làm nhiệm vụ áp phích, ở thời điểm khủng hoảng chính trị, tờ thông tin rơi đóng một vai trò quan trọng mà Hoa Nam đang vận dụng khai thác, phổ biến tối đa, đưa vào Việt Nam càng sớm càng tốt chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng là thời cơ tốt để Hồ Chí Minh bôn ba làm những chuyện dối trá trước thiên hạ chưa hay biết, sự xuất hiện của Hồ tạo ra sân khấu cộng sản Việt Nam, sau này quá điêu linh, mà đảng “Bác” rêu rao rằng đổi mới!

Vào thời điểm 5 năm (1941-1945), “Bác” sống tại tỉnh Cao Bằng, ôm tờ rơi trừu tượng “Việt Lập”, phát hành số đầu tiên vào ngày 01/08/1941, đến số cuối cùng 126 đình bản vào ngày 20/8/1945, hầu hết ở thời gian này, “Bác” được Hoa Nam bố trí bảo vệ an ninh cẩn mật, ăn ngủ yên làm việc.

Lúc này có một diễn biến, tái sinh “Nhật ký trong tù”. “Bác” không chịu ở yên, một lần nữa để lòng gian trá, tự thay đổi đời thường bằng một ít huyền thoại cho tương lai tươi sáng hơn, từ vụn vặt đó “Bác” muốn tái tạo phiên bản mới “Nhật ký trong tù”.

Tuy nhiên hoàn toàn không hợp vời thời gian tư liệu của nhà tù Hương Cảng (29/8/1932 - 10/8/1933) đang lưu trữ. Và bản tái sinh “Nhật ký trong tù” (29/8/1942 - 10/9/1943) thêu diệt quá ấu trĩ, thứ nữa về mặc thời sự không kết nối với thời gian chủ nhiệm tờ rơi Việt Nam Độc Lập, bởi “Bác” đang ở tại làng Ngằn Tẩy ôm tờ rơi “Việt Lập”, cho đến ngày 20/8/1945 “Bác” mới chuyển đi nơi khác để chuẩn bị về Hà Nội.

Hầu như một khi “Bác” đã dấn thân vào lừa đảo quyết làm bất chấp, miễn sao thu hoạch, thế mới là “Bác” tạo ra một loạt những nhà tù trong trí não quá ư trừu tượng, “Bác” tài tình thật vừa phụ trách tờ rơi vừa ở tù cùng một địa danh, tại làng Ngằn Tẩy. Ngày nay không có những chứng minh nào logic hơn để biện hộ “Bác” bị hàm oan trong sự kiện quái dị “Nhật ký trong tù”.

Theo đảng cộng sản miêu tả, “Bác” ở tù tại tỉnh Quảng Tây (广西), và tỉnh Trùng Khánh (重庆) từ (29/8/1942-10/9/1943). Có phải Hồ Chí Minh muốn tự đào huyệt chôn xác cũ “Nhật ký trong tù” và đáng bóng lại xác mới của Hồ Chí Minh thế là quá lộ liễu ở giữa ban ngày.

Phiên bản, sao lục tập thơ “Nhật ký trong tù” vô chủ, viết từ ngày 29/8/1932 đến ngày 10/8/1933, hiện nay còn lưu trong tủ sách nghiên cứu của Hoa Nam. Khi sang đến tay “Bác” tập thơ khai man trẻ hơn 10 tuổi (29-8-1942 đến 10-9-1943). Ban dịch thuật và sao lục ngụy tạo những năm không tương xứng với ngày Nguyễn Tất Thành lao lý trong nhà giam Hương Cảng. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.

Chưa chi đã thấy đồng đảng “Bác” cháu, cùng nhau xạo miệng làm phiền dân tộc Việt Nam, lộ rõ thân xác “Bác” điêu ngoa “chi-chi cũng giả”, cho thấy nội bộ đảng bất minh không kết nối được dòng sử đảng theo thời gian hoạt động của “Bác”, bởi đảng dối trá quá thành hư cấu cả lịch sử Việt Nam:

“Vào tháng 8 năm 1942, “Bác” gặp khổ nạn, quá bi thương, bị cảnh sát huyện Quế Hệ Hương (桂系乡), bắt tại biên giới Trung-Việt, giam trong những nhà tù của Tưởng Giới Thạch, sau đó di chuyển đến nhà tù huyện Tĩnh Tây (靖西), Thiên Bảo (天保), Đức Bảo (德保), Điền Đông (田东), Bình Qùa (平果县), Phù Tuy (扶绥县), Vũ Ninh (武鸣), Tân Dương (宾阳), huyện Vĩnh (荣), Nam Ninh (南宁), Long Tuyền (龙泉), Điền Đông (东填), Quả Đức (绩德), Long An (龙安), Đồng Chính (龙安), Bào Hương, 在主, Lai Tân (谭丽), Liễu Châu (柳州), Quế Lâm ( 桂林) thuộc tỉnh Quảng Tây广西. Và Túc Vinh Vu (足荣圩) tỉnh Trùng Khánh (重庆), di chuyển đi, di chuyển lại trên 30 nhà tù của 13 huyện, và 2 tỉnh Quảng Tây, Trùng Khánh. Ra tù ngày 10 tháng 9 năm 1943. Bọn Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch ác thực, đày ải “Bác” trải qua 1 năm “Bác” trong tù, khi ra tù “Bác” công bố “Nhật ký trong tù” vừa sáng tác hoàn thành...”

Như thế “Nhật ký trong tù” ở Hương Cảng năm 29-8-1932 đến 10-9-1933, khác ngày sinh với “Nhật ký trong tù năm “29-8-1942 đến 10-9-1943 ở làng Ngằn Tẩy, cho thấy trí tuệ Hồ Chí Minh tưởng tượng phong phú vượt cả loài vượn. Trong khi ấy vào thời điểm trên “Bác” vẫn sống nhởn nhơ tại tỉnh Cao Bằng. Mỗi ngày, sáng, trưa, chiều, tối, sau lưng trước mặt đều có cần vụ đứng chầu chực, cơm lên ruợu rót, thịt kho, cá chiên, trà, bánh, thuốc lá và café liên tục đầy khay, ăn uống mứa thừa đến độ nhờ chim, thú rừng phi tang, gái gú đầy ra đó trong rừng Việt Bắc, đến đỗi trong dân gian có câu vè diễu “Bác” hạnh phúc quá độ. Cho thấy “Bác” và sử đảng không khớp sự kiện, trắng trợn lừa dối nhân dân Việt Nam, sự sai quấy này “Bác” đã vượt chỉ tiêu hơn 100% không phải một lần. [6]

Từ khi “Bác” xuất hiện tại Việt Nam cho đến ngày qua đời, “Bác” đúng là một vĩ nhân của thế giới tội ác chiến tranh, đã giết chết 1,7 triệu nhân Việt Nam, mà vẫn được sùng bái “Cha già dân tộc” có thế mới phiền cho nhân loại!

Hy vọng nhân dân Việt Nam suy tư một ít về bản thân của Hồ Chí Minh để biết rõ hơn, cho nên cần xét lại và bước vào một báo cáo bí mật, mã số 16, bí danh La Liêu (拉寮), chính là tên của Hồ Chí Minh, tay sai của Trung Cộng, báo cáo mã số 16 gửi về Bắc Kinh, trong nội dung có ghi chú một đoạn mật ngữ: “... 执行党的某些规范, 越南人民默默死去命令, 任何疾病的机制越南人民, 佩服党的量...” (chấp hành đảng đích mỗ ta quy phạm, Việt Nam nhân dân mặc mặc tử khứ mệnh lệnh, nhậm hà tật bệnh đích ki chế Việt Nam nhân dân, bội phục đảng đích lực lượng). Diễn nghĩa: (Nhất định thực hiện chỉ tiêu của đảng, lệnh của Trung Cộng Quốc muốn nhân dân Việt Nam chết từ từ âm thầm, chế tài nhân dân Việt không cho nổi loạn, hướng dẫn nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ sức mạnh của Trung Cộng Quốc).

Cánh cửa bí mật đời “Bác” đã mở rộng trong nội dung báo cáo mật mã số 16, La Liêu (拉寮) được Trung Quốc hậu thuẫn, chỉ đạo từ xa đến gần, tất nhiên một người cộng sản hoạt động bí mật đã thấu nhuần qui luật cộng sản, nhất là bí danh La Liêu (拉寮) mã số 16.

Nguyên văn bản công văn mã số 16, và phân tích giải mã.


Lược dịch nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 16. 

Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC)
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Công văn mã số 16. Tổng hợp thời sự từ Hà Nội.

Ngày 7 tháng 1 năm 1948.

Tổng kết kháng chiến 1 năm qua.

Kính gửi: Mao Chủ tịch, quý yếu nhân trong Bộ Chính Trị Trung Cộng Quốc và Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Tôi, La Liêu (拉寮-Hồ Chí Minh), Nhất định thực hiện chỉ tiêu của đảng, lệnh của Trung Cộng Quốc muốn nhân dân Việt Nam chết từ từ âm thầm, chế tài nhân dân Việt không cho nổi loạn, hướng dẫn nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ sức mạnh của Trung Cộng Quốc.

Và hiện bây giờ, chúng ta tiếp tục kháng chiến đã một năm qua với địch quân Pháp, về tổng kết đối với bộ hạ (Giáp). Địch quân đang thế thủ, chống lại với quân ta, số người tổn thất theo lý thuyết, địch quân chết 30.600 người, bị thương 30.000 người; phía bên ta (Việt Cộng) chết 10.000 người, bị thương 5.600 người.

− Vũ khí của địch quân bị quân ta phá hoại 7 đại pháo 14 ly, 74 đại pháo bị phá hoại, 170 xe chiến đấu bị tiêu hủy, 120 khẩu đại liên nặng nhẹ, 3.400 súng trường, súng ngắn và 8.600 cây súng; Tiêu hủy 61 chiếc máy bay; Tổng cộng tất cá 1029 lần đã xảy ra chiến đấu, tàu chiến lớn nhỏ 110 chiếc của địch bị chúng ta phá hoại, 7 đại pháo đem đi chổ khác, bị tiêu hủy 4 cái đại pháo của mình, 200 cái đại liên, dài ngắn 1396 cái, súng trường và súng ngắn, Chúng ta gặt hái 9 cái đại pháo, bích kích pháo 57 cái bị hư hạo. Xe pháo 61 cái, đại liên 1.134 cái, súng trường ngắn 4.427 cái. Ngoài ra quân ta tịch thâu chiến lợi phẩm đạn dược, quân lương vô số.

Tổng kết kháng chiến 2 năm trước, trong chiến tranh ở Viêt Bắc vào năm (Ất Dậu) từ năm 1945 đến năm 1946 (Tuất).

Địch quân Pháp cố thủ và quân ta tấn công, tổn thất của địch quân 2.100 người chết, 138 người bị thương, vũ khí của địch bị quân ta phá hoại, các loại đại pháo 34 khẩu, bích kích pháo 60 khẩu bị phá hủy, 80 chiến xa pháo bị phá hủy, đại liên 180 khẩu, tiểu liên 1300 khẩu, súng trường và súng ngắn 3.200 khẩu, bắn rơi 11 chiếc máy bay, đụng núi 13 chiếc máy bay, tịch thâu 81 khẩu đại liên, tiêu hao 96 khẩu súng, 21 chiếc tàu chiến bị bắn trung, tiêu hủy 15 chiếc tàu, 15 chiếc tàu chiến bị bắn chìm, phá hoại 5 chiếc tàu chiến.

Về phía quân ta (Việt Minh), 1 đại pháo bị phá hủy, 3 khẩu đại liên hư, 25 khẩu súng trường và ngắn. Quân mình (Trung Cộng) tổn thất tiêu hao ít lắm, đại bộ phận phục kích địa lôi chiến.

Chúng ta được rất nhiều chiến lợi phẩm vũ khí, 3 khẩu đại pháo, 32 khẩu bích kích pháo, 31 khẩu chiến pháo xa, 57 đại liên nặng, 632 khẩu tiểu liên, 1533 khẩu súng trường và ngắn, 50.000 quả lựu đạn, tịch thu 4 đại kho lương thực và quân dụng.

Ký tên

La Liêu 拉寮 thành viên CPC Trung Quốc

(bí danh thứ 222 của Hồ Chí Minh)

Nơi lưu trữ:

− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu “Bác” là một người Việt Nam chân thực không thể nào tự tay viết báo cáo mã số 16, quá tường tận mọi chi tiết không khác nào để lộ bí mật quốc gia, trừ phi “Bác” làm gián điệp cho Trung Cộng, tư liệu này đã cho thấy nguyên xác nô tài nhà Hán, nó sẽ là trái bom “đỏ” công phá đất nước Việt Nam.

Chúng tôi còn nhớ, vào đầu mùa hạ của năm 1941, có một cuộc triển lãm hình ảnh chủ đề “Con đường hằng sống” tại rừng thiên nhiên tòa thánh Tây Ninh, Đức Phạm Hộ Pháp tuyên báo động rằng:

“− Ngày nay có một Hồ đỏ, nhân dân Việt Nam không trừ khử, ngày mai nó sẽ nhuộm đỏ đất nước mình”.

Chúng tôi đã từng có mặt tại biên giới Việt Bắc vào năm 1987, được nghe người dân tâm tình:

“− Lúc bấy giờ vào năm 1941, người dân ở miền Việt Bắc, ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, nghe tên “Hồ” là quá sợ hãi, bởi có quá nhiều tiếng ra vào, xì xào qua dân gian truyền khẩu. “Gái tơ miền núi “Bác” rờ sớm sao”. Thế là người của đảng “Bác” lớn nhỏ, một hai to miệng tuyên truyền “Bác” còn trong vắt.

Tội nghiệp cho nhân dân mình, ôi thương quá, thiếu vắng tin tức, và thiếu suy tư về con người của “Bác”, cho đến thời đại ngày nay (2014) đa số nhân dân vẫn còn mù tịt về “Bác”, không nói chi xa chính những nhà trí thức cũng mịt mù về đảng “Bác”, đất nước của ta đang tơi bời, thế hệ mai sau sẽ khổ đời đời, bởi đảng “Bác” mà ra thế sự này!

(Còn tiếp kỳ 4)


____________________________________

Tham khảo: 


Bình chọn công bố đại hội đầu tiên của báo cáo chính trị của đảng Dân chủ.

Quy định thông qua cơ cấu tổ chức và tên nước ngoài. 

Mời của Ủy ban Quốc gia về các quy định của chương trình

Ý kiến đề nghị, đảng viên hoạt động ở những phiên ban.

[5] 毛泽东荒淫糜乱的私生活:


_________________

Ghi chú:

[1] Nguyên văn: 全国党的第五次会议和民主革命程序 (延安). 党的政治局和中央军事委员会(CPC), 胡志明(1)少将阮子(2)共同参加了会议, 来源: 南方各州.

[2] Nguyên văn: 今天的节目赞扬诗人平均明: “同志诗词或书法”. 1965 年5 月胡志明主席欣赏董必武同志的诗.中国安徽省黄山市.

[3] Nguyên văn: (请提供油墨和印刷,单张今越南独立发布了三个数字,每个100份)

[4] Nguyên văn: 后来南越后裔芳香性挥发 “大叔” 的倡导者本报特派越南, 而不是(传单). 也是在这个时候, 南湖过度奉承之际成为等级 “圣人” 是出现在与越南边境, 但南方没有 “冲动”. 汉族人的字面意思 “是谁带来的宝座, 他废黜的权利 “的游戏, “一千零一夜” 共产主义的中国).