Saturday, January 4, 2014

Súng cướp cò khi cảnh sát phá sòng bạc, 1 người chết

(Kienthuc.net.vn) -Cảnh sát trong lúc vây bắt sòng bạc đã xảy ra xô xát với các đối tượng, làm súng cướp cò, khiến một người tử vong.
Sáng nay, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đông Nai vẫn khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Lầu Nguyên Sầu (39 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa, xã Bảo Bình) vì trúng đạn của cảnh sát.
Lực lượng Công an vây bắt những đối tượng đánh bạc trái phép 
Một lãnh đạo văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Chiều 4/1, Công an huyện Cẩm Mỹ phát hiện tại nhà đối tượng Sú A Mùi (tự Phì Lẩu) ở ấp Tân Hòa, xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ tổ chức đánh bạc trái phép có khoảng 20 người tham dự nên phối hợp cùng công an xã đột kích, truy bắt. 
Khi Công an ập vào thì các đối tượng bỏ chạy tán loạn. Trong lúc vây bắt đã xảy ra xô xát giữa Công an và người đánh bạc làm súng cướp cò khiến đạn trúng anh Lầu Nguyên Sầu”.
Dù lực lượng Công an nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng anh Sầu tử vong trên đường.
Vũ Sơn

EVN lại đề nghị tăng giá điện

(VTC News) - Mặc dù năm 2013, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lãi đậm, nhưng vẫn kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho điều chỉnh giá bán điện trong năm 2014.
Thông tin được nêu ra tại cuộc họp họp tổng kết tình hình kinh doanh 2013 của EVN. Theo báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 2013 của EVN, bán điện bình quân toàn EVN năm 2013 ước đạt 1.498,8 đồng/kWh, tăng 134,5 đồng/kWh so với năm 2012. Trong đó, giá bán bình quân của 5 tổng công ty điện lực là 1.497,32 đồng/kWh, tăng 6,22 đồng/kWh so với kế hoạch điều chỉnh của năm 2013 (1.491 đồng/kWh).

Theo EVN, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở 179 xã, bán điện trực tiếp đến hơn 200.000 hộ, giá bán điện bình quân tăng từng khu vực từ 200 - 300 đồng/kWh đã đóng góp nâng giá bán điện bình quân của toàn tập đoàn này. Kết quả là doanh thu bán điện EVN năm 2013 ước đạt 172.000 tỉ đồng, tăng 19,85% so với năm 2012.

EVN lại xin tăng giá điện
EVN lại đòi tăng giá 
Đáng chú ý, EVN đặt mục tiêu toàn tập đoàn sản xuất kinh doanh điện có lãi và giá bán điện bình quân năm 2014 sẽ tăng lên 1.533,09 đồng/kWh. Như vậy, giá điện năm 2014 sẽ tăng thêm ít nhất 34 đồng/kWh để đảm bảo các mục tiêu trên. 

Nếu tính trên tổng sản lượng điện thương phẩm trong năm 2014 dự kiến đạt 126,5 tỉ kWh, EVN sẽ có thêm hơn 4.300 tỉ đồng doanh thu nhờ việc tăng giá điện này. Mặt khác, EVN cũng đặt mục tiêu trả nợ gốc và lãi vay gần 33.000 tỉ đồng trong năm 2014.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thì cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 69 cho phép điều chỉnh giá điện theo thị trường. Nhưng ông cũng nhắc EVN phải công khai, minh bạch toàn bộ số liệu đến với người tiêu dùng.

Liên quan đến thu nhập của EVN, ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng giám đốc EVN cũng chia sẻ, trong năm 2013, do sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn còn nhiều khó khăn để lại từ các năm trước, nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng tại các đơn vị rất hạn chế. Việc làm, thu nhập trong khối sản xuất kinh doanh và đầu tư điện ổn định. Riêng khối các công ty cổ phần cơ khí, sửa chữa nhiệt điện, tư vấn điện đã cố gắng đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

“Tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong năm 2013 tăng hơn năm trước, phù hợp với mức tăng năng suất lao động và chế độ tiền lương mới của Nhà nước", ông An chia sẻ.

Về mục tiêu 2014, EVN nêu sẽ đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Dự kiến, EVN nêu sẽ cung cấp cho xã hội khoảng 126,5 tỷ kWh, tăng 10% so với năm 2013, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống 8,45%. Đặc biệt, dù tài chính khó khăn nhưng EVN đặt mục tiêu năm 2014 sẽ huy động và đầu tư tới 123.654 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD), tăng 17,3% so với 2013, trong đó EVN dự tính sẽ phải dành ra trả nợ gốc và lãi vay khoảng 32.915 tỷ đồng.

Trung Quốc thèm muốn tàu thải loại của Mỹ?

(Hình ảnh)-Năm 2014 Mỹ sẽ tiếp nhận 3 tàu chiến mới và loại biên 12 tàu chiến khác. Với truyền thống sao chép vũ khí,TQ có nên tận dụng cơ hội này?

Thông tin trên được tờ Navy Times ngày 2/1/2014 cho biết, theo đó 3 tàu chiến nằm trong danh sách trang bị trong năm 2014 gồm: Tàu vận tải đổ bộ USS Somerset (tháng 3), America (tháng 9), tàu tác chiến cận bờ (LCS) Coronado (tháng 4). (Trong ảnh: Tàu USS Somerset)
Trong ba tàu chiến mới gia nhập năm 2014, thì tàu vận tải đổ bộ America thuộc loại đầu tiên của lớp tàu đổ bộ có sân bay dành cho trực thăng, trực thăng vận tải V-22 Osprey và cả tiêm kích thế hệ mới F-35 Lightning II. Tàu lớp America có chiều dài 257m, rộng 32m, lượng giãn nước 4,5 vạn tấn, vận tốc tối đa 25 hải lý/h, với động cơ Diezen - tuốc bin khí. Nó có thể mang theo 1.687 lính hải quân đánh bộ và 1.060 thủy thủ (65 sĩ quan), khi biên chế đầy đủ phi công và nhóm bảo đảm không quân hạm, con số này có thể lên đến 3.000 người.
Mặc dù là tàu đổ bộ nhưng America được trang bị hỏa lực khá mạnh, chú trọng vào hệ thống phòng không. Tàu lớp America được trang bị 2 hệ thống pháo phòng không 6 nòng, tầm gần loại 20mm MK-15 Block 1B “Phalanx”; 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không tầm gần RIM-116 “RAM”, mỗi hệ thống gồm 21 ống phóng; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 “Sea Sparrow” cải tiến (ESSM) và 7 khẩu súng máy phòng không MZ.
Tàu đổ bộ tấn công lớp America có một điểm vượt trội các biên đội tàu sân bay là lực lượng tàu tác chiến đi kèm của nó có uy lực rất mạnh nhưng gọn nhẹ, bao gồm 1 tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 1 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke (2 loại này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis); 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công tên lửa hạt nhân. Tuy chỉ có 4 tàu nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ ngang với 1 biên đội tàu sân bay.
Ngoài tàu lớp America, chiếc tiếp theo được trang bị mới tàu Coronado, đây là loại tàu tấn công cận bờ (LCS) có hình dáng kỳ quái, thuộc lớp Independence, của hãng General Dynamics. Tàu loại này có khả năng triển khai linh hoạt và sức tác chiến cao, tốc độ đến 44 hải lý/h và tầm hoạt động trên 3.500 hải lý (6.400 km).
Tàu được trang bị pháo 57 mm, tên lửa đối không, chở theo 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm MH-60 Seahawk, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Chiếc tàu chiến có kích thước khổng lồ tiếp theo được trang bị mới là tàu lớp San Antonio - USS Somerset.
Tàu vận tải đổ bộ USS Somerset có chiều dài 208,5m, tốc độ di chuyển 22 hải lý/h. Tàu có thể chở được tới 800 thủy thủ và lính đổ bộ và có thể chở được các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) hoặc xuồng đổ bộ thông thường, cùng với máy bay trực thăng và máy bay nghiêng cánh quạt Osprey.
Ngoài ba chiếc tàu siêu lớn được trang bị mới trong năm 2014, đội ngũ tàu chiến được cho về hưu cũng rất hùng hậu, gồm 7 hộ tống hạm, một tàu ngầm hạt nhân tấn công, một tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu quét mìn, 1 tàu theo dõi tên lửa tầm xa, và 1 tàu tiếp tế. Với các tàu hộ tống bị thải loại, Hải quân Mỹ dự trù bán lại tàu hộ tống Oliver Hazard Perry cho hải quân các nước khác. Theo kế hoạch trong giai đoạn 2013-2015, Mỹ dự kiến sẽ loại khỏi biên chế 10 tàu hộ tống loại này. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Dallas)
Theo kế hoạch của Mỹ, nhiều khả năng Mỹ sẽ cho không một số nước đồng minh thân cận loại tàu hộ tống này, và Thái Lan có thể nằm trong danh sách được tặng tàu chiến của Mỹ. Nếu kế hoạch “cho không” được Quốc hội Mỹ thông qua thì Hải quân Thái Lan có cơ hội sở hữu 2 chiếc. Tuy nhiên, Thái Lan có thể sẽ phải trả chi phí để sửa chữa và tân trang 2 tàu do các nhà thầu Mỹ thực hiện. Ngoài Thái Lan, Hải quân Mỹ cũng sẽ “tặng” 2 tàu Oliver Hazard Perry cho Hải quân Mexico và 4 tàu cho Đài Loan với cùng điều khoản trên.
Ngoài ra chiếc tàu ngầm hạt nhân USS Dallas cũng đã quay về bến vào tháng 11/2013 sau khi kết thúc cuộc tuần tiễu cuối cùng dài 6 tháng, vượt qua hơn 54.700 km. Các kỹ sư sẽ tháo gỡ các thanh nhiên liệu khỏi lò phản ứng của tàu rồi chôn cất lò này trước khi tháo dỡ con tàu làm sắt vụn. Tàu này là một trong 61 tàu ngầm lớp Los Angeles, phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1981.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, với kế hoạch loại biên rầm rộ này của Hải quân Mỹ có thể khiến cho TQ thèm muốn. Bởi theo truyền thống ngành công nghiệp quốc phòng của mình, TQ chủ yếu dựa trên sao chép công nghệ của nước ngoài và biến nước này thành công xưởng sao chép vũ khí lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dù thèm muốn số vũ khí trên nhưng việc tiếp cận chúng đối với TQ gần như không thể bởi nước này không nằm trong số những nước được bán và “tặng” của Mỹ. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Dallas. (Tổng hợp SH, ĐVO)

Mang lư hương lên huyện đòi làm rõ cái chết của vợ

Đám đông và gia đình chị Nơi mang lư hương, di ảnh đến UBND huyện Phú Tân làm ách tắc đường 2 giờ liền

Khoảng 8g sáng cùng ngày, người thân chị Ngô Thị Nơi (28 tuổi, ngụ khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Cà Mau) mang lư hương, di ảnh chị Nơi nhờ chính quyền địa phương can thiệp làm rõ cái chết của bất ngờ của chị. 

Hàng trăm người kéo theo gia đình gây ách tắc giao thông khoảng 2km gần trung tâm hành chính huyện Phú Tân. 

Sau khi được thuyết phục, gia đình chị Nơi đồng ý mang di ảnh về nhà và chôn cất chị. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Trường Giang - phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân - cho biết đến khoảng 10g cùng ngày, đám đông và ách tắc giao thông được giải tán. 

UBND huyện đã cử đoàn thăm hỏi, động viên và hỗ trợ bước đầu cho gia đình chị Nơi mua quan tài và mua đất chôn cất chị Nơi. 

“Huyện cũng chỉ đạo phía công an cùng cấp khẩn trương xác định rõ trách nhiệm thuộc về đơn vị nào (Viễn thông -bưu điện hay điện lực) để có câu trả lời và bồi thường cho gia đình nạn nhân” - ông Giang nói. 

Trước đó, đêm 1-1, chị Nơi đi tìm người thân, ngang qua cầu Kinh Năm (khóm 4) vịn phải dây điện bị đứt cạnh cột đèn chiếu sáng dưới mống cầu và bị điện giật chết. Giám định pháp y khẳng định chị Nơi chết vì bị điện giật nhưng chưa rõ trách nhiệm của đơn vị nào. 

Bức xúc vì không ai chịu trách nhiệm cái chết của vợ mình, anh Thạch Hoài Vũ (32 tuổi, chồng chị Nơi) cùng người thân mang di ảnh, lư hương gây sức ép nhờ chính quyền can thiệp. 

Thông tin với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Hiếu - giám đốc Điện lực Phú Tân - cho biết bộ phận kỹ thuật báo cái chết của chị Nơi không phải lỗi ngành điện vì cáp viễn thông quấn ngang nhánh đèn chiếu sáng (đèn chiếu sáng do Phòng hạ tầng kinh tế huyện quản lý) bị đứt, đoạn còn lại bị thòng xuống đất làm rò rỉ điện. Chị Nơi tới mống cầu, bất cẩn nắm phải và bị điện giật. 

Trong khi đó, phía Bưu điện Cà Mau cho rằng vụ việc cũng không liên can đến ngành mình. Lãnh đạo Viễn thông Cà Mau cho rằng vụ việc đang nhờ cơ quan chức năng điều tra, nếu lỗi thuộc về ngành của mình thì sẽ chịu trách nhiệm. 

Chính quyền địa phương cho hay gia đình chị Nơi thuộc diện khó khăn, có hai con trai (7 tuổi và 9 tuổi), chồng làm ngư phủ nhưng bị bệnh tim, gần đây nhập viện điều trị, mọi sinh hoạt trông cậy việc làm thuê của chị.

ĐÔNG TRIỀU

Tour tết ế ẩm !



Chủ nhật, 2014-01-05 02:56:01 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Nhiều công ty du lịch cho biết dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài tới 9 ngày nhưng sức mua tour tết hiện rất yếu.
Tour Thái ế vì biểu tình
Các tour đi Thái Lan hiện ế ẩm, khác với tình hình các năm trước  - Ảnh: D.Đ.M 
Tour Thái nhiều năm qua luôn là tour chủ lực của các công ty du lịch, nhưng dịp Tết dương lịch năm nay cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Giám đốc một công ty du lịch lớn ở TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của biểu tình nên hiện tour Thái Lan của công ty chỉ mới bán được 30% so dự kiến. Du khách dù đã giữ chỗ, đặt tour nhưng vẫn không quyết định chuyển tiền. Để khuyến khích mua tour, nhiều công ty du lịch công bố giá tour giảm cộng với khuyến mãi như tặng vé massage cổ truyền Thái, tặng tiệc buffet, tặng vé vào cổng tham quan… nhưng tình hình cũng không mấy khả quan.
Bà Trần Bảo Thu, đại diện Công ty du lịch Fiditour cho hay một số khách hàng đã đặt mua tour Thái yêu cầu được chuyển sang các nước khác. Lượng khách đi tour Thái của Fiditour trong tháng 12 vừa qua giảm khoảng 32% so với tháng 11. Tổng cục Du lịch Thái Lan - Văn phòng tại TP.HCM khẳng định: “Du khách không phải là đối tượng được nhắm đến của cuộc biểu tình hiện đang diễn ra. Các hoạt động tham quan và các điểm tham quan vẫn hoạt động bình thường tại Bangkok và trên toàn Thái Lan”. Tuy nhiên, nhiều công ty chuyên đưa du khách đi Thái thừa nhận “thượng đế” của họ tham quan Bangkok vẫn bị ảnh hưởng nhiều vì xáo trộn lịch trình, gây phiền phức. Chẳng hạn, các điểm đến như hoàng cung, chùa Phật Ngọc có lúc đóng cửa; việc di chuyển cũng bị xáo trộn. Đó là lý do tour Thái được dự báo cũng tiếp tục ế ẩm vào dịp Tết Nguyên đán.
Kỳ vọng tour nội
Bà Đặng Trần Minh Uyên, Giám đốc Công ty du lịch Win Way, cho biết các tour đi nước ngoài mà khách phải xin thị thực nhập cảnh hiện đã đóng. Tuy nhiên, theo bà Uyên, lượng khách mua tour nước ngoài có thị thực không nhiều. “Thị trường đang xảy ra tình trạng nhả phòng, nhả vé máy bay do các công ty du lịch giữ chỗ trước, đến ngày phải điền tên khách để lấy vé nhưng không có nên phải nhả ra nhằm lấy lại cọc. Nói chung, sức mua tour quá kém, vé tết còn nhiều, cả tour nước ngoài và nội địa”, bà Uyên nói. Đối với tour nội địa, bà Uyên cho rằng khách đăng ký trễ nhưng khả năng cũng không mấy sôi động vì kinh tế khó khăn, thưởng tết èo uột.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, đại diện Bến Thành Tourist cho biết tour Tết Nguyên đán hiện công ty đã bán khoảng 60% kế hoạch và “tour đi nước ngoài bán tốt hơn tour nội địa”. “Du lịch trong nước tới thời điểm này khách đăng ký chậm, do tâm lý chờ đến giờ cuối mới quyết định”, bà Mai nhận định. Trong khi đó, ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty du lịch Việt kỳ vọng do tết năm nay nghỉ tới 9 ngày nên có thể du khách không đi tour nhiều vào dịp Tết dương lịch mà chuyển qua tour Tết Nguyên đán. “Riêng tour nội địa năm nay có giá tốt, hợp lý hơn mọi năm nên số lượng du khách đăng ký tour cũng khá nhiều, nhưng cũng mới đạt hơn 60%”, ông Long nói.
Giảm giá tour
Thay vì tăng giá tour những ngày cao điểm, Tết Nguyên đán năm nay nhiều công ty áp dụng chính sách giảm giá. Chẳng hạn, các tour trong nước dịp tết của Fiditour, Du lịch Việt... bình quân giảm khoảng 5 - 10%. Trong đó, một số tuyến như tour đi miền Bắc tại Fiditour có mức giảm khoảng 10%.
N.Trần Tâm

Điểm mặt 4 ngân hàng Việt đã bị “khai tử“



Chủ nhật, 2014-01-05 06:05:01 - Nguồn: KienThuc.net.vn
Tính đến thời điểm này, hệ thống tín dụng đã giảm 6 tổ chức so với trước khi tiến hành tái cơ cấu, trong đó giảm 4 ngân hàng và 2 tổ chức tín dụng.
Bước chuyển về nhận thức
Năm 2012, việc cơ cấu chủ yếu tập trung vào một số ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, thì sang năm 2013, việc tái cơ cấu đã mang tính chủ động và tự nguyện hơn từ phía các tổ chức tín dụng (TCTD). Xu hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại không chỉ diễn ra với các TCTD yếu kém, mà với cả các ngân hàng đang hoạt động lành mạnh.
Điều này cho thấy, nhận thức về tái cơ cấu, tư duy quản trị của các TCTD đã có có sự chuyển biến theo hướng thừa nhận sự tất yếu khách quan phải tái cơ cấu để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, tính đến thời điểm này, hệ thống tín dụng đã giảm 6 tổ chức so với trước khi tiến hành tái cơ cấu (giảm 4 ngân hàng TMCP và 2 TCTD phi ngân hàng) thông qua hợp nhất, sáp nhập, giải thể.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiến hành hợp nhất với Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất từ ngày 1/1/2012. Ngày 28/8/2012, thương hiệu Habubank chính thức biến mất khỏi thị trường thông qua sáp nhập với SHB.
Ngày 8/9/2013, Westernbank sáp nhập với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) thành PVcombank. Ngày 18/11/2013, NHNN có quyết định chấp thuận việc sáp nhập DaiABank vào HDBank. Ngoài ra, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tự tái cơ cấu như Navibank, Trustbank, TPBank và GPBank.

Cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của VAMC trong việc xử lý nợ xấu.
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đã hoạt động tương đối ổn định, rủi ro về thanh khoản được loại trừ, niềm tin của NĐT và khách hàng được hồi phục… Nhưng quan trọng hơn, qua quá trình tái cơ cấu, bản thân các NĐT, cổ đông lớn của các ngân hàng đã có cơ hội hiểu rõ hơn về tình hình “sức khỏe” của tổ chức mình, từ đó, tự nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi về mọi mặt hoạt động…”, ông Võ Tấn Hoàng Văn, quyền Tổng giám đốc SCB nói.
“Sau những thành công bước đầu kể trên, vấn đề đặt ra là quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ diễn ra như thế nào, với những lộ trình và công việc cụ thể ra sao trong năm 2014”, Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP nhận định.
Xử lý nợ xấu của hệ thống thông qua VAMC bước đầu đã có những thành công. Báo cáo của các TCTD cho biết, đến cuối tháng 11/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống vào khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 4% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với mức gần 4,8% của tháng 10/2013. VAMC chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 26/7/2013 và nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, tiến hành mua nợ xấu. Đến cuối năm 2013, VAMC đã mua được gần 35.000 tỷ đồng nợ xấu từ 30 TCTD.
Năm 2014: tái cấu trúc toàn diện hệ thống
Nhiệm vụ trọng tâm NHNN đặt ra trong năm 2014 là tiến hành tái cơ cấu toàn diện (trên tất cả các mặt về tài chính, quản trị, hoạt động) ở tất cả các nhóm TCTD; trong đó, tập trung vào các TCTD yếu kém, NHTM nhà nước và TCTD phi ngân hàng.
Theo đó, NHNN sẽ tăng cường chủ động can thiệp sớm, nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu trên cơ sở yêu cầu các TCTD phải chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn tại Luật Các TCTD, các quy định an toàn đã được ban hành tại Thông tư 02/2013 và các yêu cầu về tái cơ cấu đã được nêu trong các phương án tái cơ cấu được NHNN phê duyệt.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, sự tham gia của NĐT nước ngoài, nếu có, chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng.
Nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài sẽ có vai trò như một cú hích, giúp làm sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng được tái cơ cấu, giải quyết một phần vấn đề thanh khoản. Quan trọng hơn, sự tham gia của NĐT nước ngoài sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu các giao dịch với các bên liên quan trong hoạt động của các ngân hàng.
“Cần tính tới khả năng cho phép NĐT nước ngoài tham gia tái cơ cấu trong giai đoạn sớm hơn, với quy mô sâu rộng hơn, chứ không chỉ thu hẹp ở những ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu.
Điều này có thể kỳ vọng một động lực cho hệ thống tài chính, đồng thời, tạo ra một cơ chế để tự sàng lọc các TCTD, mà không cần có sự can thiệp của NHNN, rất có lợi cho toàn hệ thống”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định, cần đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng, từng bước triển khai xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu, phòng ngừa và hạn chế sự lạm dụng, chi phối của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn và người có liên quan tại các TCTD; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai lộ trình thoái vốn của DN nhà nước tại các TCTD…
“Hiện nay, với những biện pháp kiểm tra từ xa, giám sát tại chỗ, NHNN hoàn toàn có khả năng kiểm soát các luồng tiền khi NHTM tăng vốn.
Do vậy, không nên quá lo ngại trước những rủi ro về tình trạng sở hữu chéo, mà bỏ qua tăng vốn như là một giải pháp rất hữu hiệu trong quá trình tái cơ cấu”, Chủ tịch HĐQT một ngân hàng TMCP nhận định.
Quá trình tái cơ cấu ngân hàng trong năm qua có điểm sáng lớn, đó là việc VAMC ra đời và bước đầu mua bán nợ xấu với một số NHTM. Về cơ bản, việc mua bán nợ xấu của VAMC giúp các ngân hàng giảm nhanh nợ xấu, làm sạch bảng cân đối kế toán.
Hơn nữa, thông qua việc tái cấp vốn các trái phiếu đặc biệt của VAMC, khi cần thiết, NHNN vẫn có thể bơm thanh khoản cho các NHTM. Do vậy, theo các chuyên gia, cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của VAMC trong việc xử lý nợ xấu. VAMC thực hiện việc rà soát, phân loại các khoản nợ và phối hợp với các cơ quan chức năng, TCTD bán nợ, khách hàng vay hoàn thiện hồ sơ pháp lý, cơ cấu lại nợ, xử lý các khoản nợ xấu, bán tài sản bảo đảm, bán nợ…
Theo Đầu Tư Chứng Khoán

Công an TP. Vinh triệu tập vợ chồng em trai TNCG Nguyễn Đình Cương


 

VRNs (04.01.2014) – Hôm qua, ngày 3/1/2014 Cơ quan cảnh sát điều tra công an Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An đã gửi hai giấy triệu tập cho Nguyễn Cao Cường là em trai tù nhân lương tâm Thanh niên Công giáo Nguyễn Đình Cương và vợ của Cường là Phạm Thị Kim Chi. Cả hai vợ chồng trẻ này đang sống tại xóm 4, xã Nghi Phú, tp. Vinh, thuộc giáo xứ Yên Đại, giáo phận Vinh.
Hai Giấy triệu tập đều đề ngày 04/01/2014? Nguyễn Cao Cường và Phạm Thị Kim Chi bị triệu tập lúc 8g00 ngày 06/01/2014 đến trụ sở công an tp. Vinh với lý do “để làm rõ hoạt động tán phát tài liệu vào đêm 21/12/2013 tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại”.
Mặt sau giấy triệu tập đề cập đến 5 đối tượng là: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Có 3 vấn đề liên quan đến nội dung giấy triệu tập:
1. Cho đến nay hai vợ chồng Cường và Chi chưa hề nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can nào, mà bỗng dưng nhận được giấy triệu tập! Họ bị triệu tập với vai trò gì?
2. “tán phát tài liệu….tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại” nếu có là hành vi diễn ra trong khuôn viên nhà thờ, không phải ở công viên hay nơi công cộng thì làm sao công an có quyền can thiệp vào nội bộ nhà thờ? 
3. “tài liệu” mà cơ quan CSĐT công an Tp. Vinh là tài liệu gì? Có vi phạm pháp luật không? Theo chúng tôi biết thì tài liệu đó là tập sách “Quyền con người”. Không lẽ tán phát tài liệu về Quyền con người là vi phạm pháp luật?
Vợ chồng Cao Cường và Kim Chi ngồi hai bên Bà Dương Thị Tân tại gia đình ở Tp. Vinh
Cũng xin nói thêm là hiện nay Kim Chi đang mang thai và sắp sinh con.

Tổ chức Nhân quyền Âu châu tường trình việc bắt tù các tín hữu tại 24 quốc gia



VRNs (04.01.2014) - CWN – Theo CWN ngày 3/1/2014, Tổ chức Nhân quyền Âu châu đã có bản tường trình về việc bắt tù các tín hữu tại 24 quốc gia .
Tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế Không Biên Giới (Human Rights Without Frontiers International) cho biết: “Danh sách hiện nay gồm hằng trăm tù nhân năm 2013 vì luật cấm hoặc hạn chế quyền cơ bản là tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Các quốc gia đó là Armenia, Azerbaijan, China, Eritrea, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Libya, Morocco, Nagorno-Karabakh (thuộc Azerbaijan), Pakistan, Nga, Ả-rập Saudi, Singapore, Bắc Hàn, Nam Hàn (bắt tù một số người thuộc giáo phái Nhân chứng Gia-vê – Jehovah’s Witnesses), Sudan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, và Việt Nam.
Theo bản tường trình, có 8 quốc gia bắt giữ người về “luật cấm phỉ báng, nói xấu tôn giáo hoặc các vấn đề tương tự”. 8 quốc gia này là Ai-cập, Indonesia, Iran, Pakistan, Ả-rập Saudi, Syria, Tanzania, Tunisia, và Thổ Nhĩ Kỳ.

TRẦM THIÊN THU

4 ĐIỂM NÓNG CHÂU Á -TBD 2014: CHỔ NÀO CŨNG THẤY MẶT TRUNG QUỐC







SOHA- 04/1/2014 -Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục là 2 trong số 4 điểm nóng nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2014, theo The Diplomat.
Theo bài viết của tác giả Harry Kazianis trên tờ The Diplomat, năm 2013, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nhà quan sát chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, quốc phòng. Bài báo nhận định, sẽ có 4 điểm nóng lớn tại khu vực này trong năm 2014 - vốn không phải là vấn đề xa lạ - và gần như tất cả đều có liên quan tới Trung Quốc theo cách này hay cách khác.

Tác giả Kazianis đã xếp 4 điểm nóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo thứ tự tăng dần.

4. Triều Tiên lại gây căng thẳng

Trong năm 2014, Triều Tiên - đồng minh thân cận của Trung Quốc - nhiều khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á và tất cả đều đáng lo ngại. Từ khả năng xảy ra một vụ thử hạt nhân hay tên lửa khác, một số hành động khiêu khích châm ngòi cuộc khủng hoảng trong khu vực (giống như vụ tàu chiến Cheonan hoặc tồi tệ hơn) hay một sự sụp đổ hoàn toàn, Bình Nhưỡng luôn có khả năng nhấn chìm khu vực Đông Bắc Á và cả một khu vực rộng lớn hơn vào tình trạng bất ổn.
Ông Kazianis chia sẻ thêm rằng, năm ngoái, những động thái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã khiến ông nhiều đêm mất ngủ.

3. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng

Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn là một câu chuyện toàn cầu, bao gồm nhiểu vấn đề trên toàn thế giới. Năm 2014, sự trỗi dậy của Bắc Kinh sẽ đạt tới một bước ngoặt mới, gây ra những căng thẳng mang tính cạnh tranh lớn hơn với Mỹ. Với nhiều mâu thuẫn hơn trên biển giống như vụ gần va chạm với tàu USS Cowpens của Mỹ, tranh chấp thương mại, khối thương mại mới (TTP), các cáo buộc do thám từ hai phía, không khó để dự đoán được rằng năm 2014 sẽ không phải là một năm dễ dàng đối với các mỗi quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc nói về việc tạo ra các mối quan hệ cường quốc kiểu mới và tìm kiếm các quan hệ hai bên cùng có lợi, còn Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ hòa bình, thì những căng thẳng giữa hai nước dường như quá lớn để có thể hy vọng về những điều tốt đẹp.

Harry Kazianis dự đoán rằng, mối quan hệ này giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới này sẽ cạnh tranh hơn, căng thẳng hơn, và sẽ có nhiều tuyên bố thẳng thắng về ùng với những tuyên bố thẳng thắn, hàm chứa mục đích, đến từ hai phía. Cả 2 sẽ ít làm hài lòng nhau hơn mà sẽ thêm đối đầu.

2. Vấn đề ở biển Đông

Dường như căng thẳng ở biển Đông không bao giờ kết thúc. Tình hình năm tới cũng sẽ tiếp diễn như vậy. Trong tình hình có nhiều nước khẳng định chủ quyền tại các quần đảo, rạn san hô, vịnh và bãi đá khác nhau, cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên được cho là nằm bên dưới chúng, năm 2014 sẽ chứng kiến nhiều động thái gây căng thẳng.

Trung Quốc sẽ tiếp khẳng định những yêu sách của họ thông qua chiến lược “ngoại giao cây gậy nhỏ" - nhưng cây gậy đó dường như đang to dần.Với việc triển khai tàu sân bay mới tới biển Đông để diễn tập sau khi đơn phương tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép tại các khu vực, trong đó có cả Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.

1. Căng thẳng tại biển Hoa Đông

Không phải nội chiến ở Syria, chương trình hạt nhân của Iran hay kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan, điểm nóng quốc tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay chính là vấn đề ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại khu vực này. Xét tới việc nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới bị cuốn vào một vòng căng thẳng ngày càng gia tăng và có thể lôi kéo cả Mỹ nhập cuộc, thì không còn vấn đề nào có thể lớn hơn.

Theo ông Kazianis, trong khi Trung Quốc tiếp tục tuần tra khu vực này bằng các phương tiện hải quân và không quân, đồng thời tuyên bố thiết lập vùng phòng không, thì Nhật Bản nỗ lực tăng cường lực lượng vũ trang, tập trung bảo vệ khu vực tranh chấp, "thứ thuốc chế người" dường như đang hình thành. Các phương tiện hải quân và không quân liệu có tiến tới đủ gần để dẫn tới xung đột? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Hãy chờ xem vào năm 2014.

Cúm H7N9 tiến sát biên giới Việt Nam



Tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sát biên giới Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc cúm H7N9 trong bối cảnh đã có 47 người ở quốc gia đông dân nhất thế giới tử vong vì dịch cúm này.


Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ tháng 3/2012 đến cuối năm 2013, trên thế giới ghi nhận 147 trường hợp mắc, 47 người tử vong vì cúm H7N9. Trong đó, số ca mắc ở Trung Quốc là 144 (3 ca còn lại ở Đài Loan và Hồng Kông) và số ca tử vong là 47.
Dịch cúm nguy hiểm này đang tiếp tục lan rộng xuống phía nam Trung Quốc và trường hợp mắc gần đây nhất ghi nhận được là ở Quảng Đông, đưa tổng số ca mắc ở địa phương sát biên giới Việt Nam lên con số 5. Nguy cơ bệnh dịch cúm H7N9 xâm nhập và gây dịch bệnh ở Việt Nam là rất lớn do đã ghi nhận các trường hợp mắc tại các tỉnh gần đường biên giới. Người Việt Nam giao lưu đi lại với các tỉnh phía nam Trung Quốc nhiều và buôn bán, vận chuyển gia cầm chưa kiểm soát tốt.
gty-bird-flu-nt-130408-wblog-8585-138874
Nguy cơ dịch cúm H7N9 xâm nhập Việt Nam là rất lớn. Ảnh Abcnews.
Theo Bộ Y tế, vi rút cúm A (H7N9) lưu hành trên các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên khó khăn trong phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát trên gia cầm. Trong khi đó, đã có bằng chứng rõ ràng về việc giảm số ca mắc ở người khi đóng cửa các chợ bán gia cầm sống tại Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy 69% bệnh nhận có phơi nhiễm với gia cầm; xét nghiêm hơn 600.000 mẫu bệnh phẩm trên gia cầm tại Trung Quốc phát hiện 53 mẫu dương tính với H7N9. Chính phủ Trung Quốc ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ USD do tác động của dịch bệnh này với nền kinh tế.
Cũng liên quan tới tình hình dịch bệnh, năm 2013 cả nước ghi nhận 99 trường hợp tử vong do bệnh dại (năm 2012 là 98 người) trong khoảng 300.000 người bị chó cắn. Phần lớn ca tử vong là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 99% ca tử vong không tiêm văc xin sau khi bị chó cắn.
Tuấn Tú

Cưỡi tàu cá “đi săn” tàu ngầm ? !



Mọi mệt nhọc, đói khát như tan biến, chúng tôi hào hứng, mê mải chụp ảnh tàu ngầm Hà Nội - HQ182, với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc, tiến vào Quân cảng Cam Ranh lúc 14 giờ ngày 3/1. 

Tàu ngầm Hà Nội - HQ182 được đưa ra khỏi tàu Rolldock Sea.
Tàu ngầm Hà Nội - HQ182 được đưa ra khỏi tàu Rolldock Sea.
 
Tàu ngầm Hà Nội, số hiệu HQ-182, là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc tàu ngầm diesel - điện lớp 636 Varshavyanka (Kilo), do Nga sản xuất cho Việt Nam theo hợp đồng được ký kết trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 12/2009.

Việc Việt Nam sở hữu loại tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại là niềm vui, niềm tự hào của người dân Việt Nam. Việc tàu ngầm Hà Nội - HQ182 được đưa lên tàu Rolldock Sea, chuyển từ Nga về Việt Nam thu hút được nhiều sự chú ý, ngay từ cuối tháng 11/2013.

Từ cuối tháng 12/2013, khi tàu Rolldock Sea đưa tàu Hà Nội - HQ182 về gần vùng biển Việt Nam, tôi liên tục nhận các cuộc gọi. Có người xin ảnh, có người dặn “nhớ quay clip vài phút lễ bàn giao, tiếp nhận tàu nhé”.

Trong khi đó, lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng 4 nói rằng, thẩm quyền cho phóng viên tác nghiệp tại sự kiện đón tàu Hà Nội là của Bộ Tư lệnh Hải quân, không thuộc Bộ tư lệnh Vùng 4. Gọi cho lãnh đạo Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân, được trả lời, chưa có chủ trương mời nhà báo đón tàu.

Cưỡi tàu cá đi săn ảnh tàu ngầm

Tôi và đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, TTXVN và VTV bàn nhau, sẽ thuê tàu đi săn ảnh tàu Rolldock và tàu ngầm Hà Nội trên vịnh Cam Ranh. Dù một nguồn tin rất đáng tin cậy cho biết, tàu Rolldock Sea không thể về đến vịnh Cam Ranh trước đêm 31/12/2013, nhưng các ngày 30/12/2013 và 31/12/2013, lúc nào chúng tôi cũng trong trạng thái sẵn sàng lên đường.

Tàu ngầm tiếp xúc nước vịnh Cam Ranh.
Tàu ngầm tiếp xúc nước vịnh Cam Ranh.

Sáng sớm 1/1, chúng tôi vào phường Cam Phúc Nam (thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa), thuê tàu cá ra vịnh Cam Ranh tìm tàu Rolldock Sea. Hơn 8 giờ sáng, chúng tôi chụp những bức ảnh, quay những đoạn phim đầu tiên về tàu Rolldock Sea, chở theo tàu ngầm Hà Nội – HQ182 đang neo đậu tại khu vực mũi Sộp (Mũi Hời), thôn Tàu Bể (xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh). Mỗi khi tàu chở chúng tôi tiến lại gần tàu Rolldock, liền có những hồi còi cảnh báo vang lên. Dẫu sao, tôi cũng đã có bức ảnh cho thấy rõ một phần tàu ngầm Hà Nội – HQ182 đang nằm trong lòng tàu Rolldock Sea.
  
Theo kế hoạch, tàu ngầm Hà Nội sẽ được đưa ra khỏi tàu Rolldock Sea và vào Quân cảng Cam Ranh ngày 3/1. Nhưng chiều 2/1, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm tới Mũi Hời, xã Cam Lập. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Nguyên và anh Trai, hai người dân xóm Tàu Bể, sau gần một giờ mệt bở hơi tai leo dốc đá, chui qua những bụi cây gai rậm rạp, chúng tôi tới được một mỏm đá cao gần Mũi Hời. Từ đây, có thể thấy rõ tàu Rolldock Sea, nhưng để có ảnh đẹp, lại phải cần đến ống kính siêu zoom. Chiều tối, chúng tôi quyết định nghỉ lại thôn Bình Lập, tìm thuê tàu để mai đi biển.

Tại một khu nghỉ mát bình dân, đám phóng viên tròn mắt khi nghe báo, giá một phòng ở đây là 800.000 đồng/đêm. Đang phân vân thì anh Nguyên gọi báo, có anh Nguyễn Văn Dô ở thôn Bình Lập cho nghỉ lại nhà, lại có tàu chở chúng tôi… Sau một bữa tối vui vẻ, thân tình với gia chủ và một giấc ngủ say, 5 giờ sáng 3/1, chúng tôi theo tàu của anh Dô ra nơi tàu Rolldock neo đậu. Trời còn chưa sáng, nhưng nhờ ánh đèn của Rolldock Sea, chúng tôi nhận thấy dòng chữ Rolldock Sea ở mạn tàu bắt đầu tiếp giáp mặt nước, biết rằng nó đang được làm chìm xuống.

Khoảnh khắc tuyệt vời

Từ Mũi Hời, quan sát và chụp ảnh quá trình Rolldock Sea được làm chìm khá thuận lợi, nhưng nghiệt nỗi, không như hôm 2/1, đuôi tàu quay vào Mũi Hời, ngày 3/1, đuôi tàu lại quay về phía Quân cảng. Muốn quan sát phần đuôi Rolldock Sea để biết thời điểm đưa tàu Hà Nội ra, chúng tôi phải vào gần Quân cảng, và chắc chắn sẽ bị đuổi ra. Do vậy, lúc gần 10 giờ, khi nhận thấy Rolldock Sea đã được làm chìm gần đến mức tối đa, chúng tôi mới lên tàu, tiến lại phía đuôi tàu…

Tàu ngầm tiếp xúc nước vịnh Cam Ranh.
Nhóm phóng viên và anh Nguyễn Văn Dô (thứ ba từ trái sang) sau chuyến săn ảnh tàu ngầm Hà Nội chiều 3/1

Chỉ vài chục phút sau đó, tất cả dường như cùng ồ lên, khi nhìn thấy phần đuôi tàu ngầm Hà Nội đã chạm vào nước vịnh Cam Ranh. Máy ảnh bấm tanh tách, liên hồi. Chỉ được vài phút, có chiếc xuồng CQ của Vùng 4 hú còi, lao tới yêu cầu tàu chúng tôi ra xa khu vực tàu Rolldock Sea.

Gần 12 giờ, tàu chúng tôi thả trôi ở khoảng giữa tàu Rolldock Sea và Cty Công nghiệp tàu biển Cam Ranh. Mọi người đều đói, nhất là khát. Lúc sáng vội đi sớm, chả ai kịp mang theo đồ ăn và nước uống. Bây giờ, dù đói khát, không dám rời xa “trận địa”, vì không biết tàu Hà Nội sẽ được đưa ra khỏi tàu Rolldock Sea vào lúc nào. Gần 1 giờ chiều, bác tài cũng không chịu nổi cơn khát, bàn cách đến các bè nuôi tôm cá xin nước, mua mì tôm. Tìm mãi mới gặp một bè có người canh, nhưng không còn mì tôm, chỉ còn chưa đầy hai bát cơm nguội, và nước lã. Tám người chia nhau hai bát cơm nguội, chưa bao giờ thấy cơm nguội ngon như thế.

Tàu ngầm được lai dắt vào Quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Đình Quân.
Tàu ngầm được lai dắt vào Quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Đình Quân.

Anh chủ bè lấy nải chuối trên bàn thờ, chưa chín hẳn, mọi người vừa lột vỏ chuối, bỗng thấy một chiếc tàu lai dắt cạnh Rolldock Sea phun khói. Tàu Hà Nội đang được kéo ra. Chiếc tàu của chúng tôi vội vã nhằm hướng tàu Rolldock Sea lao tới. Vừa kịp khoảnh khắc tàu Hà Nội được kéo ra khỏi Rolldock Sea, bơi trên vịnh Cam Ranh. Lúc đó là 13 giờ 30 phút. Một khoảnh khắc tuyệt vời. Càng vui hơn khi qua ống kính têlê, tôi nhìn thấy quốc kỳ Việt Nam đã được treo trên boong tàu Hà Nội, tàu được sơn số hiệu HQ182. Sau đó là những cú bấm máy liên tục, là đoạn clip quay trong khi tàu tròng trành, nghiêng ngả, trong tiếng xuýt xoa của các đồng nghiệp…

Theo Nguyễn Đình Quân Tiền Phong

Bất chấp “lệnh cấm”, công chức vẫn nhậu tưng bừng trong giờ làm việc



(Dân trí) - Sau buổi liên hoan tổng kết cuối năm, rất đông cán bộ công nhân viên chức thuộc Điện lực Nghĩa Đàn (Nghệ An) vẫn tiếp tục nhậu tưng bừng, say sưa ca hát dù đã đến giờ làm việc, bất chấp “lệnh cấm” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An.
 

Bất chấp “lệnh cấm”, công chức vẫn nhậu tưng bừng trong giờ làm việc
Chiếc rạp lớn dựng ngay trước cổng ra vào của Điện lực Nghĩa Đàn. Buổi tiệc bắt đầu từ 8h30 sáng đến 14h30 ngày thứ 6.

Nhận phản ánh của một số người dân về việc Công ty Điện lực Nghĩa Đàn, Nghệ An tổ chức liên hoan, uống rượu bia, mở loa đài với công suất lớn trong giờ nghỉ trưa gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân sống xung quanh, hơn 14 giờ chiều ngày 3/1/2014, phóng viên đã có mặt tại sân Công ty Điện lực Nghĩa Đàn để liên hệ làm việc.

Thời điểm đó đã hơn 14 giờ chiều, thứ 6, ngày 3/1/2014, tuy nhiên hàng chục cán bộ, công nhân viên của công ty này vẫn đang say sưa hát hò, chúc tụng rượu bia, nhảy tưng bừng trong tiếng nhạc chát chúa của những dàn loa công suất lớn ngay tại sân của công ty Điện lực Nghĩa Đàn.
 
Phóng viên liên hệ với ông Hoàng Sơn - Giám đốc Công ty Điện Nghĩa Đàn - để làm rõ sự việc. Ông Hoàng Sơn tiếp chúng tôi với gương mặt đỏ bừng, cho biết, sở dĩ có cảnh tượng như trên là vì công ty đang tổ chức liên hoan gặp mặt cán bộ công nhân viên ngày cuối năm. Đây cũng là dịp để động viên tinh thần, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kế hoạch giữa anh em cán bộ trong công ty. “Buổi tiệc” bắt đầu từ khoảng 8 giờ 30 phút sáng ngày 3/1, đến khoảng 13 giờ chiều cùng ngày thì anh em cán bộ bắt đầu mở nhạc và giao lưu âm nhạc với nhau.
 
Ông Sơn cũng khẳng định: “Tôi biết không được uống rượu bia trong giờ làm việc. Nhưng anh em mấy năm mới gặp nhau một lần nên vui quá đến giờ. Mong các anh thông cảm”.
Bất chấp “lệnh cấm”, công chức vẫn nhậu tưng bừng trong giờ làm việc
Khu vực sân của Công ty Điện lực Nghĩa Đàn, vào lúc gần 14h30' chiều thứ 6, rất nhiều cán bộ công nhân viên vẫn tưng bừng nhậu nhẹt hát hò.
Trước đó, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/8/2008 “Về việc nâng cao hiệu quả thời gian sử dụng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”, ngày 3/12/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 17-CU/TU nêu rõ:Không sử dụng thời gian hành chính làm việc riêng, không đi muộn, về sớm, không uống rượu bia trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực. Đồng thời hạn chế uống rượu bia trong ngày nghỉ...
Ông Hoàng Sơn thừa nhận việc công ty tổ chức uống rượu bia trong giờ làm việc là sai.
Ông Hoàng Sơn thừa nhận việc công ty tổ chức uống rượu bia trong giờ làm việc là sai.
Trong lúc chúng tôi đang làm việc với ông Sơn tại tầng hai thì dưới sân tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng chúc tụng vẫn tưng bừng. Sau khi vị giám đốc này xuống dùng micro yêu cầu dừng cuộc vui, các cán bộ công nhân viên mới quay về phòng làm việc.
Nguyễn Tình - Nguyễn Duy

TPHCM: Tái hiện 4 mùa bằng 500 ngàn bóng đèn ? !



(Dân trí) - 500 ngàn bóng đèn Led sẽ được thắp sáng trong suốt 1 tháng rưỡi, bắt đầu từ 18h đến 22h, từ ngày 1/1 - 14/2/2014, tại đường Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TPHCM để tái hiện 4 mùa Nhật Bản.

TPHCM: Tái hiện 4 mùa bằng 500 ngàn bóng đèn
TPHCM: Tái hiện 4 mùa bằng 500 ngàn bóng đèn
Chương trình trình diễn ánh sáng kết hợp giữa 500 ngàn bóng đèn Led với âm nhạc tạo nên cảnh sắc 4 mùa giữa Sài Gòn. Những bóng đèn Led được sắp xếp thành những thảm ánh sáng trong khu vực công viên Tân Phú
Ánh sáng trắng chủ đạo của mùa đông
Ánh sáng trắng chủ đạo của mùa đông
Khu nhà được trang trí lộng lẫy thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan chụp hình
Khu nhà được trang trí lộng lẫy thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan chụp hình
Những thảm cỏ được thắp sáng bởi nhiều màu sắc khác nhau
Những thảm cỏ được thắp sáng bởi nhiều màu sắc khác nhau
Những thảm cỏ được thắp sáng bởi nhiều màu sắc khác nhau
Chương trình thu hút hàng trăm người dân đến tham quan mỗi đêm
Chương trình thu hút hàng trăm người dân đến tham quan mỗi đêm
Một nhóm bạn trẻ thích thú khi lạc giữa thảm ánh sáng.
Một nhóm bạn trẻ thích thú khi lạc giữa thảm ánh sáng.
Đình Thảo