Thursday, February 18, 2016

Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ, đó là lời khẳng định

Nguyên Thạch (Danlambao) - Những nhà đấu tranh nên thu thập và cung cấp nhiều hơn nữa về những vụ việc như: Tham nhũng, hố sâu cách biệt trong cuộc sống giữa sự giàu có của các quan chức nắm quyền do với dân nghèo khốn khó, những hình ảnh đàn áp, đánh đập, giết hại... đưa lên hệ thống thông tin công chúng để những người nắm chính quyền của các nước sở tại hiểu được, thấy được bằng những hình ảnh cụ thể hơn và từ đó có những suy nghĩ cũng như những tầm nhìn chính xác hơn mà mỗi người dân Việt Nam là một chiến sĩ thông tin góp phần sức của mình một cách thiết thực.

*

Theo dòng thời gian Sau những tháng năm suy nghĩ, tôi cũng như rất nhiều người đã nghiệm ra rằng: Tình hình Việt Nam sẽ thay đổi, sự thay đổi vô cùng to tát, mát lòng dân, thuận ý Trời đó là sự sụp đổ của cộng sản Việt Nam. Suy nghĩ này không đơn thuần chỉ là niềm hy vọng thông thường, lại càng không phải là những điều tiên đoán của một kẻ mù sò voi hay của một chiêm tinh gia mà là của một người được tạo hóa ban cho thứ cảm nhận cao cho những gì sắp xảy ra chung quanh cuộc sống. Với tâm nguyện luôn ước mong cho một Quê Hương sớm thoát khỏi ách tròng cộng sản đầy mụ mị trong nghèo đói, với một tâm hồn luôn đau đáu cho một đất nước đã chìm ngập trong mịt mù không tương lai đến các thế hệ kế tiếp của dân tộc thì sự trăn trở luôn thôi thúc bản thân suy nghĩ về vận mạng của đất nước cùng con đường giải cứu đồng bào ruột thịt sớm thoát khỏi ách nạn cộng sản này.

Ngoài nguyên lý bất di bất dịch là trên hành tinh này vạn vật sẽ thay đổi không ngừng. Sự hiện hữu, biến dạng và hủy diệt, đó là nguyên tắc sinh thải. Con người cũng vậy, có sinh phải có tử, triều đại, thể chế cũng không ngoại lệ, có hợp có tan, có trụ có biến.

Người cộng sản với não trạng vô cùng chủ quan và cường điệu cho rằng "CHXHCNVN muôn năm" hoặc "Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"... là sai hẳn về phương diện khoa học lẫn các triết dẫn của tôn giáo. Khi những nguyên tắc rường cột cơ bản đã sai ắt mọi ngọn ngành chi nhánh theo đó sẽ sai theo một cách lô-gic. Ví như quỹ đạo bay của phi thuyền bị tính trật thì con tàu sẽ không đến điểm định, một chủ nghĩa sai lầm sẽ đưa xã hội xa mục đích là lẽ đương nhiên mà theo Duy Vật biện chứng thì những chuỗi kết quả sai lệch trong xã hội ấy không thuộc sự "can thiệp" của bất cứ đấng nhiệm mầu nào, hay còn gọi là đấng Tạo hóa mà chỉ đơn thuần theo tính toán của con người dựa trên các cơ sở khoa học.

Hãy đơn cử vài thí dụ để chứng minh cho sự sai lệch đã nêu ra, hỏi có ai ngờ được rằng cái nôi, đồng thời cũng được xem là cái thành trì vững chắc của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Bang Xô Viết sụp đổ khi trước đó nó đã phát triển rất nhanh, rất vững mạnh khiến 5 nước ở Đông Âu phải hướng theo. Cho đến khi khối cộng sản Đông Âu được mở đầu bởi Ba Lan vào năm 1989 và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Romania sau đó.

Sau khi các nước này lần lượt tan rã thì người ta mới dám nảy lên mầm suy nghĩ là rồi Liên Xô cũng sẽ sụp theo. Và cuối cùng đúng như người ta du đoán, cái nôi của chủ nghĩa, thành trì của chủ nghĩa đã sụp đổ vào cuối năm 1991 kèm theo một chuỗi các nước dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khối Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan. Cộng sản đã bị bỏ rơi tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Cộng sản đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen. Sự sụp đổ của các nước cộng sản đã dẫn đến tuyên bố kết thúc của Chiến tranh Lạnh. (1)

Ý nghĩa của những sự sụp đổ này nó lớn lao và quan trọng đến độ nhiều nhà nhận định thời cuộc của thế giới đã có cùng một nhận định: "Nhân loại đã đánh dấu sự kiện quan trọng nhất của Thế kỷ 20 là sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản ở đầu thế kỷ và sự chết của nó ở cuối thế kỷ".

Giờ đây, thế giới chính thức còn lại vỏ vẹn 5 nước: Trung cộng, Việt Nam, Bắc Hàn (Triều Tiên) và Lào và Cu Ba, trong đó 2 nước Lào và Cu Ba đang chuyển hướng dần theo khuynh hướng Dân Chủ. Riêng Việt Nam, nếu căn cứ trên thực tế xã hội thì không hẳn còn là một quốc gia theo cộng sản nguyên thủy vì trong kinh tế XHCN không hề có "Kinh tế thị trường". Nghĩa là Kinh tế tập trung (quốc doanh) thì không có Kinh tế tư nhân. Hai thứ kinh tế này về mặt nguyên tắc thì kinh tế tư bản là đối nghịch toàn bộ với Kinh tế tập trung là Kinh tế CNXH. Các người chịu trách nhiệm về kinh tế nhà nước đã vì sự thua lỗ, mất mát của nền kinh tế này mà nhập nhằng đánh lận triết thuyết căn bản một cách khập khiểng và hy vọng rằng họ sẽ thành công, sẽ qua mắt được các con mắt của các chuyên gia kinh tế có tầm phân tích quán triệt. Người cộng sản đã cố tình lấp liếm một cách gượng ép: "Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" mà chúng ta thường nghe, thường thấy cũng như thường đặt dấu hỏi.

Tuy nhiên, cho dẫu họ có cố gắng bao biện như thế nào thì nhà nước vẫn cố giữ và có chế độ đặc biệt ưu đãi cho các thành phần kinh tế quốc doanh mà cơ bản của nó đã được cung cấp lượng vốn cực kỳ lớn nếu so với các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân. Các thành phần kinh tế quốc doanh này phải lệ thuộc sự chỉ đạo của đảng và do cán bộ của guồng máy quản lý, trong khi ai cũng biết là đảng CSVN đã quá tùy thuộc vào những lãnh đạo đảng bị giới hạn về kiến thức và trình độ kinh tế nên thực tế đã gây ra quá nhiều lỗi lầm trầm trọng bởi sự thiếu kém kiến thức ấy. Bên cạnh sự ưu đãi và từ sự thông đồng cùng nhau chia lợi cho nên nền kinh tế tập trung này luôn bị thua lỗ, thất thoát và lãng phí ghê gớm, đưa đến nợ âm lớn và dần dà sẽ được hợp thức hóa sự mất mát cực kỳ to lớn đó. Ai sẽ chịu trách nhiệm trong những nợ âm cùng những chuỗi mất mát to lớn này?. Khỏi phải cần câu trả lời thì ai cũng biết là người dân qua các khâu nộp thuế.

Ngoài khối dân chúng quốc nội làm việc, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng hàng hóa...phải đóng thuế, nguồn thu này còn có được từ bán rẻ tài nguyên quốc gia và từ những người Việt đi làm công hoặc định cư ở nước ngoài (còn gọi là Việt kiều) gởi về cho chế độ mỗi năm trung bình 10 đến 16 tỉ USD (10.000.000.000 - 16.000.000.000 USD). (2) Xin thưa rằng với số ngoại tệ cho không, không hoàn vốn, không lãi suất, nó tương đương xấp xỉ 1/10 tổng sản lượng quốc gia (GNP), tức tổng sản lượng thu nhập của VN. Số tiền này có thể gần đủ để chi trả cho toàn bộ cán bộ, đảng viên của đảng phái chính trị và guồng máy cầm quyền như Quân đội, Côn an, công nhân viên, quan chức nhà nước hàng năm.

Không có nguồn thu nhập ngoại tệ cực kỳ quan trọng trên thì chế độ hiện hành sẽ không thể đứng vững, nếu không muốn nói là sẽ khánh tận (bankrupcy) hoặc sẽ sụp đổ. Người Việt ở nước ngoài chỉ cần không cung cấp số ngoại tệ 10 đến 16 tỉ USD như nói trong 3 năm thì chế độ sẽ gặp phải khốn đốn, đưa đến nguy cơ bất ổn về mặt chi trả và sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn chính quyền cũng như xã hội. Nguồn huyết mạch trên, nó chiếm vị thế vô cùng quan trọng trong dòng lưu xã hội. Người Việt ở nước ngoài không gởi lượng kiều hối ấy thì chế độ sẽ chết, gia đình sẽ vô cùng khó khăn...Đây là một nan đề mà mãi cho đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có bài toán giải quyết như thế nào cho ổn thỏa!. Tuy nhiên, đó không phải là con đường bế tắc cho người Việt ở hải ngoại. Những nhà đấu tranh, những nhân sĩ vận động cho chính trị, chính sách có thể tăng cường phương pháp làm việc của mình bằng cách vận động và lên tiếng cho chính quyền sở tại, nơi quốc gia mình đang cư ngụ để có yêu cầu (hay yêu sách) ĐỀ NGHỊ QUỐC GIA SỞ TẠI GIỚI HẠN hoặc CẤM CHUYỂN GỞI NGOẠI TỆ ĐẾN VN, hay KIỂM SOÁT THẬT GẮT GAO VIỆC GỞI NGOẠI TỆ ra những nước "đặc biệt cần quan tâm" như tham nhũng, độc tài và khủng bố.. Cộng đồng người Việt nên ủng hộ việc làm này của các nhà đấu tranh như các Luật sư, Nghị sĩ, Dân biểu, Nghị viên, Thị trưởng Thành phố v.v...

Những nhà đấu tranh nên thu thập và cung cấp nhiều hơn nữa về những vụ việc như: Tham nhũng, hố sâu cách biệt trong cuộc sống giữa sự giàu có của các quan chức nắm quyền do với dân nghèo khốn khó, những hình ảnh đàn áp, đánh đập, giết hại...đưa lên hệ thống thông tin công chúng để những người nắm chính quyền của các nước sở tại hiểu được, thấy được bằng những hình ảnh cụ thể hơn và từ đó có những suy nghĩ cũng như những tầm nhìn chính xác hơn mà mỗi người dân Việt Nam là một chiến sĩ thông tin góp phần sức của mình một cách thiết thực.

Trở lại vấn đề sụp đổ của cộng sản, kẻo không chữ nghĩa, lý luận kinh tế và con số sẽ làm quí vị nhức đầu đi mất. Với nhận thức của người Việt hôm nay, nói chung sự hiểu biết về cộng sản là khá phổ quát. Tuy nhiên, thông tin vẫn còn rất giới hạn cho số dân châm lấm tay bùn, thấp cổ bé họng hoặc cư trú vùng sâu vùng xa. Cho nên người Việt ở quốc nội nên thông truyền cho nhau rộng khắp hơn, cụ thể hơn về đảng CSVN cùng những tiêu cực mà đảng đã làm, cũng như đánh động sự lo sợ về hiểm họa nô lệ Tàu cộng, về việc mất nước. Được như vậy thì vấn đề nội công, ngoại kích mới được kết hợp một cách nhuần nhuyễn.

Với con số hơn 4 triệu rưỡi người Việt ở khắp các quốc gia trên thế giới cùng tài năng về tinh thần lẫn của cải của họ sẽ là những LỰC đáng kể. Ngày nào số lượng người đông đảo này còn thì đảng CSVN vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và bất lợi. Ngày nào đảng cộng sản và guồng máy còn đàn áp với dân chúng trong nước thì đảng cũng sẽ còn gặp phải nhiều phản ứng quyết liệt của người Việt ở nước ngoài.

Dòng thời gian 40 năm, thiết nghĩ đã quá đủ cho một thể chế mụ mị và hung bạo đã tàn phá con người và đất nước một cách khủng khiếp. Để tránh được những tai họa hủy diệt đó cũng như nhằm tránh được hiểm họa nô lệ Tàu cộng, giờ đây người Việt yêu Quê Hương, yêu Tổ Quốc nên thức tỉnh ngay nếu chúng ta không góp phần trách nhiệm của mình cho sự thay đổi của đất nước là chúng ta mang trọng tội với tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước, với lớp con cháu của các thế hệ nối tiếp. Chúng ta phải thể hiện thái độ dứt khoát không thể để đảng CSVN muốn làm gì thì làm.

Sự chuyển mình của thế giới qua nhận thức Tàu cộng cùng sự nguy hiểm của nó về nhân phẩm nhân sinh, chất độc hại tung ra thế giới, mổ cướp nội tạng dã man, ngang ngược lấn chiếm biển đảo không thuộc chủ quyền của họ, đe dọa an ninh của các quốc gia lân bang. Trật tự cho một Thế giới mới sẽ dấy nên trào lưu BÀI TÀU CỘNG - BOYCOTT CHINA nhằm bảo tồn hành tinh này, đó là quan điểm và hành động của nhân loại văn minh.

Cộng sản Việt Nam rồi cũng sẽ chẳng khá gì hơn khi đảng đã hiện nguyên hình lòi mặt chuột đục phá đất nước chứ chẳng giúp được gì nhiều cho tiến trình phát triển quốc gia mà thế giới đã chửi xéo "Việt Nam là một quốc gia không muốn phát triển!". Giờ đây, đảng bị xem là kẻ thù của cả dân tộc quốc nội lẫn hải ngoại. Không bạn bè, không đồng minh, không thân hữu ngoài đàn anh Trung cộng nhưng oái ăm thay, người đồng chí duy nhất cũng luôn rình mò, mưu mẹo, toan tính trở mặt và luôn chực hờ cướp giựt và thôn tính. Cộng sản VN cô đơn và thất thế hơn bao giờ hết, số phận của nó cũng chẳng may mắn gì hơn thằng đàn anh, thằng ông nội Tàu cộng đang bị bao vây, tứ bề thọ địch. Chủ không vững thì tôi tớ cũng lung lay. Người Việt hãy giữ vững chính nghĩa, giữ vững niềm tin xây dựng lại đất nước trong một ngày không xa.



_____________________________________


Chú thích


Biểu tình và độc chiêu của đảng CSVN

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Trong một chế độ độc tài, khi quyền ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo quốc gia của người dân bị tước đoạt, quyền tự do tư tưởng bị đóng khung, các hình thức đóng góp sửa sai của người dân điều bị quy là "phản động", quyền tự do ngôn luận bị triệt tiêu, các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình điều nằm trong tay nhà nước, sinh hoạt xã hội bị chi phối kềm kẹp bởi công an, côn đồ, còng số tám, nhà tù thì biểu tình là con đường, phương thức ngắn nhất, ôn hòa nhất, tiết kiệm nhiều hy sinh nhất để người dân bày tỏ chính kiến, đòi quyền sống, quyền làm người, quyền làm chủ đất nước của mình.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc, đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 định vị ở vị trí cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông để thăm dò dầu khí.

Đứng trước sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang ngược xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào ngày 7 tháng 5 năm 2014, 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước đã phát lời kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. 

Lời kêu gọi này đã đặt đảng cộng sản Việt Nam vào thế vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan, bởi những lý do sau đây:

1- Sự kiện xâm phạm lãnh thổ, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh là có thật và rõ ràng không thể ngang ngược chối cãi hay ngụy biện bao che được (như đảng cộng sản đã từng làm trong 70 năm nay, qua các trường hợp Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, đồi Lão Sơn, tàu lạ...)

2- Người dân đứng lên biểu tình bày tỏ lòng yêu nước chống sự xâm lăng của Bắc Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động yêu nước, chính nghĩa. Đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước này không khác chi đảng CSVN tự xác nhận đã bán nước cầu vinh, tay sai của Tàu (mặc dù đó là sự thật).

3- BCT/TƯ đảng CSVN hiểu rằng một khi bản chất tay sai cho Tàu bị bộc lộ rõ ràng, chế độ sẽ sụp đổ vì mất đi sự ủng hộ của một thành phần quần chúng, quân đội, công an từ vẫn còn tin tưởng vào sự tuyên truyền về đường lối chính sách chống ngoại xâm của đảng.

4- Không có một tôi tớ nào muốn làm mất lòng chủ, nhất là ông chủ đó đang nắm vận mạng của mình. Làm cho Bắc Kinh phẫn nộ, tai họa sẽ đến với đảng CSVN nói chung và tập đoàn lãnh đạo đảng hôm nay nói riêng. Chưa nói đến sự trả đũa của Bắc Kinh bằng cách công bố những mật hàm, mật ước, thỏa thuận phản quốc ngầm mà đảng CSVN đã đã ký kết với Bắc Kinh trong 70 năm qua, chỉ nội việc Bắc Kinh cắt đứt quan hệ trên hai lạnh vực kinh tế và chính trị cũng đủ làm cho 16 ủy viên BCT và 175 UVTƯĐ chui ống cống hoặc nhẹ hơn họ ra lệnh cho đàn em ở Hà Nội mở chiến dịch thanh toán bầy đàn thì cũng có khối thành viên trong Bắc Bộ Phủ chết non chết yểu, hoặc bị loại ra khỏi vòng quyền lực.

Bị kẹt giữa hai thế lực có thể làm sụp đổ chế độ, đảng CSVN phải tính toán, hành động như thế nào để:

1- Dập tắt được biểu tình mà không bị mang tiếng là đàn áp tinh thần yêu nước, người yêu nước.

2- Không làm cho tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh lâm vào tình trạng khó xử phải lựa chọn một trong hai trường hợp: hoặc phải rút giàn khoan dầu HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoặc phải đối diện với sự tan vỡ tình hữu nghị hay xấu hơn nữa là chiến tranh giữa hai nước Việt Tàu.

Như chúng ta đã chứng kiến, để đáp ứng lời kêu gọi ngày 7 tháng 5 năm 2014 của 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước, tại 22 tỉnh thành của Việt Nam trong đó có: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã có hàng ngàn người yêu nước xuống đường biểu tình ôn hòa với mục đích phản đối và lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Việt Nam.

Bên cạnh đó thay vì tung lực lượng tay sai ra đàn áp biểu tình như những lần trước thì đảng cộng sản lần này làm ngược lại, họ cũng huy động các đoàn thể, tổ chức tay chân nối dài của mình, cụ thể như đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... đồng xuống đường biểu tình, và cho các loa đài, báo chí của đảng ra sức tuyên truyền cho nhân dân trong nước, ngoài nước và thế giới biết.

Như vậy vào những ngày trong tháng 5 năm 2014, trước sự kiện giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 của Trung cọng xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong nước có 2 lực lượng biểu tình.

Lực lượng thứ nhất là của người Việt Nam yêu nước theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự xuống đường biểu tình ôn hòa để phản đối Trung cộng xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lực lượng thứ hai là của đảng cộng sản, họ cũng xuống đường biểu tình nhưng không phải để phản đối Trung cộng xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà để trà trộn vào các cuộc biểu tình yêu nước, tổ chức những cuộc bạo loạn, đập phá các cơ sở kinh doanh nước ngoài, cướp của, giết người, kích động, mua chuộc công nhân và các thành phần bất hảo trong xã hội gây rối, đốt phá hãng xưởng, hôi của... như chúng ta đã thấy tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thần 1 ở Bình Dương và công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Mục đích chính của họ là "gắp lửa bỏ tay người", "thọc gậy bánh xe" làm cho cuộc biểu tình của người Việt Nam yêu nước mất chính nghĩa và trở nên xấu đi trước công luận của nhân dân Việt Nam và quốc tế. 

Với độc chiêu này đảng cộng sản thu được những mối lợi sau:

1- Dập tắt được đợt biểu tình chống Tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta trong những ngày đầu tháng 5 năm 2014 mà không bị người dân trong nước và thế giới quy tội là theo Tàu đàn áp người yêu nước, hơn nữa còn được mang tiếng là yêu nước.

2- Hóa giải được các cuộc biểu tình chống Trung cộng tiếp theo sau đó, cụ thể như các cuộc biểu tình: Ngày 18 tháng 5 tại Sài Gòn, Hà Nội, ngày 19 tháng 5 tại Vinh / Nghệ An, ngày 04 tháng 6 tại Sài Gòn, ngày 19 tháng 6 tại Hà Nội, tất cả đều bị công cụ của đảng ngăn cấm, trấn áp không nương tay mà không tạo ra được phản ứng tích cực nào trong quần chúng nhân dân trong và ngoài nước cũng sự như phê phán của dư luận quốc tế. Và từ đó (05/2014) cho đến nay chưa có một cuộc xuống đường biểu tình nào được tổ chức mặc dù tình trạng xâm lấn của Trung cộng càng ngày càng ngang ngược trắng trợn và thái độ của đảng CSVN càng ngày càng phục tùng qụy lụy.

3- Có lý do để đàn áp những cuộc biểu tình xảy ra trong tương lai với cái cớ là phá hoại kinh tế và an toàn xã hội.

4- Làm xấu đi hình ảnh biểu tình của nhân dân Việt Nam phản đối sự xâm lấn của Tàu và gieo ảnh hưởng không tốt đến những cuộc xuống đường biểu tình với các mục tiêu chính đáng khác của nhân dân Việt Nam dưới chế độ độc tài như xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ, quyền con người, công bằng xã hội trong tương lai.

5- Gây ra tâm lý hoang mang, hụt hẩng đối với những người tham gia biểu tình, tác động tiêu cực vào lòng tin của nhân dân đối với những tổ chức biểu tình, gây khó khăn cho sự vận động dân chúng tham gia biểu tình vào những lần kế tiếp...

Để bảo đảm cho quyền cai trị độc tôn và vĩnh viễn, đảng cộng sản không thiếu và cũng không ngại dùng mọi thủ đoạn dồn phong trào đấu tranh vào thế bí để giành phần thắng về mình, cụ thể như hành động "gắp lữa bỏ tay người" như đã nêu trên. Chúng ta không thể ngăn họ được và ngược lại chúng ta cũng không thể không đấu tranh, điều chúng ta có thể làm trong những tình huống như vậy là bình tâm, sáng suốt phân biệt trắng, đen, chính, tà, nhanh chóng vạch trần những âm mưu đen tối của họ trước nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế để đem lại hậu thuẫn cho mình và sau đó thì "chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi".

Vì tương lai của đất nước, vì tương lai của dân tộc, vì tương lai của con cháu sau này, chúng ta không để những mưu ma chước quỷ của đảng cộng sản làm chùn bước trên con đường đấu tranh giành lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân và bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ lãnh thổ cho tổ quốc. Đồng bào ơi, hãy đạp lên vũng lầy tội ác do đảng cộng sản tạo ra mà đi.

Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. 
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. 
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên, 
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. 
Dù cho thây phơi trên gươm giáo. 
Thù nước lấy máu đào đem báo. 
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, 
Người công dân luôn vững bền tâm trí, 
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi, 
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời. 
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ, 
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ, 
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống, 
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng!


Việt Nam, phải dân chủ là điều tất yếu

Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-02-18 
000_Hkg10250097-620
Các đại biểu giơ thẻ hội viên tại lễ bế mạc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 hôm 28 tháng 1 năm 2016. AFP photo
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương của đảng cộng sản Việt Nam khóa 11, là người có nhiều phát biểu trước và sau đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua về những cải cách và kiểm soát tham nhũng ở Việt nam. Qua Email, ông trả lời Kính Hòa của đài Á châu tự do về một số vấn đề liên quan đến kiểm soát quyền lực và bầu của Quốc hội tới đây.
Kính Hòa: Vấn đề nhân sự vừa rồi được tuyên bố hoặc là đề cập một cách chính thức sớm hơn nhiều so với những lần trước. Liệu sắp tới đây đảng cũng có thể công khai chuyện nhân sự từ những hội nghị Trung ương trước Đại hội Đảng?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi cho rằng, tới đây, đảng hoàn toàn có thể và nên công khai chuyện nhân sự từ những hội nghị Trung ương trước đại hội, giống như đã làm trong dịp đại hội lần thứ 12 vừa rồi.
Kính Hòa: Sắp tới đây có tăng cường sự tham gia của người dân vào lĩnh vực truyền thông hay không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ chắc chắn có tăng cường. Rất cần thiết như vậy.
Kính Hòa: Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền lực, một Bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền lực sắp tới?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Kiểm soát quyền lực là việc nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó, theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm xử dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không lộng quyền, không để tha hóa quyền lực. Ngoài ra, sẽ còn những quy định khác nữa – Tôi nghĩ vậy.
Kính Hòa: Một nhân sĩ thường phản biện các chính sách ở Hà Nội là Tiến sĩ Quang A ra ứng cử làm đại biểu Quốc hội cho khóa tới. Liệu những người như ông A sẽ có may mắn hơn trong kỳ bầu cử khóa tới so với những người ra ứng của tự do các khóa trước không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi chưa biết sẽ có những ai. Nhưng tôi nghĩ, nếu có những người ứng cử tự do là đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tới đây thì đó là việc rất bình thường, xét theo nghĩa nào đó là tốt. Việt Nam đã có những tiến bộ về dân chủ, và sẽ ngày càng tiến bộ hơn nữa, cần phải vậy, tất yếu phải vậy! Còn đối với các ứng cử viên, dù tự ứng cử hay có một tổ chức giới thiệu, thì về cơ hội tôi nghĩ là như nhau.

Quyền lực Tổng thống Hoa Kỳ

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-02-17  
000_7Z90J-622.jpg
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN ở California hôm 16-2-2016, ảnh minh họa. AFP
Cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ năm nay đang đi vào hồi ráo riết với các ứng cử viên của hai đảng chính là Cộng Hòa và Dân Chủ gay gắt trao đổi quan điểm về những gì họ sẽ thi hành nếu đắc cử. Đấy là một sinh hoạt cần thiết cho cử tri chọn người sẽ lên lãnh đạo cường quốc kinh tế số một của thế giới, nhưng thật ra, nhân vật này không có nhiều thực quyền như dư luận bên ngoài có thể nghĩ.

Sự tuyệt vời của nền dân chủ

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đang vào hồi náo nhiệt với viễn ảnh là hai tuần tới có Ngày Thứ Ba Đặc Biệt, là mùng một Tháng Ba này, khi 13 tiểu bang bỏ phiếu vòng sơ bộ để chọn các đại biểu sẽ đề cử ứng viên của hai đảng chính là Dân Chủ và Cộng Hòa. Khi theo dõi cuộc tranh luận của chuyện bầu cử, ông nghĩ sao về hồ sơ kinh tế của nước Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi này thú vị vì cho thấy vài sự thật đáng chú ý về nền dân chủ Hoa Kỳ. Nói về hồ sơ kinh tế của nước Mỹ, chúng ta được biết tình trạng bất trắc chung là khi các thị trường cổ phiếu tăng và sụt giá đột ngột căn cứ trên giá dầu thô hay lãi suất quá thấp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khung cảnh bất trắc ấy, người ta tự hỏi là kinh tế có lại bị suy trầm nữa chăng, liệu ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng hay hạ lãi suất, hoặc Hoa Kỳ xử trí ra sao với gánh nợ mấp mé 19 ngàn tỷ đô la, trong khi lợi tức của giới trung lưu vẫn chưa đạt được mức cũ? Khi nhìn lại thì người ta thấy các ứng cử viên của hai đảng chính chẳng đề cập gì tới chuyện quốc kế dân sinh mà ráo riết mạt sát nhau trước sự bất mãn và giận dữ của dư luận và cử tri. Tôi nghĩ rằng đây là sự tuyệt vời của nền dân chủ!
Khi nhìn lại thì người ta thấy các ứng cử viên của hai đảng chính chẳng đề cập gì tới chuyện quốc kế dân sinh mà ráo riết mạt sát nhau trước sự bất mãn và giận dữ của dư luận và cử tri. Tôi nghĩ rằng đây là sự tuyệt vời của nền dân chủ!
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Ông vừa nêu ra một nghịch lý là khi thị trường có vẻ hoang mang về tình hình kinh tế thì các ứng cử viên lại tranh luận về chuyện khác trên chính trường và ông gọi đó là sự tuyệt vời của nền dân chủ Hoa Kỳ! Ông giải thích thế nào về mâu thuẫn này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Không riêng gì Hoa Kỳ, lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới, từ Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tới Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga, Thủ tướng Angela Merkel của Đức, Tổng thống François Hollande của Pháp, Tổng thống Dilma Roussef của Brazil, v.v…. đều đang gặp khủng hoảng. Tình trạng ấy thật ra khởi đầu từ năm 2008 mà nay vẫn chưa dứt và thế giới còn rất ít lãnh tụ mà uy tín không bị sứt mẻ vì những bất cập của chính sách kinh tế. Cách đây bốn năm, chương trình của chúng ta đã đề cập tới cái mà tôi gọi là “cuộc khủng hoảng niềm tin” của nhiều quốc gia trên thế giới.
Bây giờ, nhờ cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ, chúng ta đang thấy dân Mỹ công khai diễn tả sự bất mãn của họ về các chính khách chuyên nghiệp và còn tỏ vẻ ủng hộ một nhân vật cực tả bên đảng Dân Chủ là Nghị sĩ Bernie Sanders hoặc một nhân vật vừa tả vừa hữu mà chẳng giống ai là tỷ phú Donald Trump bên đảng Cộng Hòa. Ông Trump còn có lối phát biểu sống sượng về mọi đối thủ chính trị mà vẫn được nhiều người biểu đồng tình.
Thế giới có thể nghĩ là nước Mỹ đang phát rồ vì phơi bày các khía cạnh bất cập của tầng lớp chính trị đang có tham vọng lãnh đạo quốc gia, nhưng đấy mới là ưu điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ vì mặc nhiên lật đổ mọi thần tượng và ồn ào tìm người lên thay. Hãy tưởng tượng xem, chuyện như vậy khó xảy ra trong các nước dân chủ Âu Châu hay độc tài bên Nga, bên Tầu!
Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta đã quen với lối phát biểu đầy nghịch lý của ông mà nghĩ lại thì cũng có gì đó hợp lý! Nhưng, thưa ông, như ông vừa nêu ra về khoảng cách giữa thực tế kinh tế với chủ trương của các ứng viên, nếu họ không nêu ra chương trình hành động thì làm sao người dân có cơ sở chọn người đại biểu lên cầm đầu Hành pháp trong bốn năm tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đấy lại là một nghịch lý tuyệt vời khác về nền dân chủ Hoa Kỳ!
Chúng ta vừa thấy ra vài ba chuyện then chốt về kinh tế, như giá dầu hay lãi suất đang làm các thị trường thương phẩm hay tài chính của thế giới biến động mạnh. Nhưng các yếu tố ấy lại không thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng thống Mỹ. Giá dầu là do thị trường, hay do các nước sản xuất và xuất khẩu như Saudi Arabia, Liên bang Nga hay Iran quyết định như ta đang thấy tuần này. Lãi suất ngân hàng tại Hoa Kỳ là do một định chế độc lập chi phối, là hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, hay phân lời của trái phiếu có lên hay xuống thì cũng do thị trường có cả triệu người quyết định. Khoản công trái hay nợ công của nước Mỹ có tăng hay giảm thì lại chủ yếu là phần vụ của Hạ viện trong Quốc hội Mỹ. Nghịch lý ở đây là ngay từ thời lập quốc, Hiến pháp Hoa Kỳ đã cho Tổng thống Mỹ rất ít quyền hạn.
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin ông giải thích nghịch lý này cho quý thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau khi giành lại độc lập từ năm 1776, bậc tổ phụ của Hoa Kỳ đã soạn ra một bản Hiến pháp ban hành năm 1789 với chủ đích giới hạn quyền lực của Nhà nước.
Thứ nhất là theo nguyên tắc “Tam quyền Phân lập”, lãnh đạo Hành pháp là Tổng thống Mỹ phải dung hòa quan điểm với Lập pháp là Lưỡng viện Quốc hội. Được bầu lại hai năm một lần, Hạ viện có thẩm quyền rất lớn về ngân sách quốc gia. Được bầu lại một phần ba sau nhiệm kỳ sáu năm, Thượng viện có thẩm quyền về cả luật pháp lẫn nhân sự do Tổng thống bổ nhiệm. Hai viện này có thế lực rất mạnh qua thủ tục nhiêu khê rắc rối mà Tổng thống chỉ vượt nổi - mà không dễ - bằng quyền phủ quyết. Nhiều khi, Tổng thống thuộc về một đảng lại phải sống chung với Quốc hội nằm trong tay một đảng đối lập, như hiện nay. Một thí dụ là Tổng thống Obama có hai chủ đích lớn là kế hoạch cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế và chương trình phát huy năng lượng sạch, nhưng luật lệ ban hành lại có nhiều thay đổi vì sức ép của Quốc hội.
quoc-hoi-my
Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, ảnh minh họa chụp trước đây.
Thứ hai, Tổng thống còn gặp sức cản của quyền thứ ba là Tư pháp, với biểu hiện nổi bật và cao nhất là Tối cao Pháp viện gồm chín Thẩm phán. Việc Thẩm phán Antonin Scalia vừa tạ thế cho thấy vai trò quan trọng của Tối cao Pháp viện, với Thẩm phán do Tổng thống đề cử, nhưng không có giới hạn nhiệm kỳ và phải được Thượng viện phê chuẩn. Tuần qua, Tối cao Pháp viện bác bỏ việc áp dụng kế hoạch hạn chế khí thải do Tổng thống Obama ban hành, tức là gạt qua một bên một chủ điểm của chính sách cải tạo mà ông theo đuổi từ lâu!
Đã vậy về kinh tế, chính sách của Tổng thống chỉ có tác dụng sau khi được Quốc hội đồng ý mà chẳng thể chi phối thẩm quyền về tiền tệ và tín dụng của hệ thống Ngân hàng Trung ương. Đấy là định chế độc lập, với giới chức lãnh đạo nằm ngoài ảnh hưởng của Hành pháp và chỉ có nhiệm vụ tường trình cho Lập pháp chứ cũng không phải xin phép ai khi tăng hay hạ lãi suất.
Sau cùng, Tổng thống còn phải chú ý đến quan điểm và hành động của Thống đốc Tiểu bang chứ không phải muốn làm gì cũng được, thí dụ là việc mấy chục tiểu bang đã phản đối đạo luật ObamaCare về chế độ bảo dưỡng y tế. Những chi tiết rắc rối ấy cho thấy đặc tính của nền dân chủ Hoa Kỳ, là giàng bộ máy công quyền vào những mâu thuẫn chằng chịt khiến Nhà nước không thể thu hẹp không gian tự do của người dân và của các tiểu bang. Tôi ngờ rằng các nhà lập quốc của Mỹ muốn Chính quyền bị tê liệt để khỏi chi phối người dân và các doanh nghiệp!

Quyền hạn Tổng thống

Nguyên Lam: Quả thật là nhiều khi ta thắc mắc về tình trạng tê liệt của bộ máy chính quyền nhưng trong khi ấy, hoàn cảnh tự do của xã hội vẫn giúp dân Mỹ tìm ra các giải pháp kinh tế và khoa học kỹ thuật chứ không làm Hoa Kỳ bị tê liệt hay lụn bại như nhiều người vẫn dự báo. Tuy nhiên, thưa ông Nghĩa, còn về đối sách ngoại giao hay an ninh thì sao? Hình như Tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn nhiều quyền hạn trong lĩnh vực này, có phải không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: So sánh với nội chính thì Tổng thống Mỹ quả là có nhiều quyền hạn hơn về ngoại giao, nhưng vẫn phải vượt qua rào cản ngân sách của Hạ viện. Quan trọng nhất, Tổng thống được Hiến pháp trao cho cái quyền làm Tổng tư lệnh Quân đội và trong phạm vi ấy thì có quyền tham chiến sau khi được Quốc hội đồng ý. Về thực tế thì sự thể lại khác. Thứ nhất, Tổng thống Mỹ phải đối phó với các cường quốc khác chứ không thể một mình lãnh đạo thế giới như người ta vẫn lầm tưởng, kể cả cách chính trị gia khi họ đi tranh cử. Thứ hai, nếu đắc cử, Tổng thống còn gặp nhiều vấn đề bất ngờ do các vị tiềm nhiệm để lại mà nhiều khi họ không hề biết khi đi tranh cử. Thí dụ nóng hổi là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Chính quyền Obama đã mất bảy năm thương thuyết và sau khi hoàn tất vào ngày năm Tháng 10 năm ngoái thì vẫn chưa có hy vọng phê chuẩn trong năm nay. Người lên kế nhiệm có thể sẽ phải cân nhắc và xin Quốc hội điều chỉnh lại thì mới hy vọng áp dụng.
Từ vài chục năm nay, Hoa Kỳ tham chiến ở nhiều nơi mà không có đạo luật cho phép của Quốc hội. Đấy là khía cạnh nổi bật của Hiến pháp, là cho Tổng thống nhiều quyền hạn về đối ngoại, nhưng nguy cơ hủy diệt vì chiến tranh hạch tâm cũng chi phối chính sách ngoại giao của Tổng thống Hoa Kỳ.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ ba, từ hậu bán thế kỷ 20, thế giới còn có loại võ khí hủy diệt tuyệt đối là hạch tâm, hay nuclear nên Tổng tư lệnh Quân đội phải vô cùng thận trọng khi nhậm thức và tiếp nhận hệ thống mật mã sử dụng loại võ khí ghê rợn này. Không thể nào có chuyện Tổng thống khơi khơi đòi xóa bỏ một quốc gia nào đó trên mặt địa cầu như ta thường nghe thấy từ nhiều lãnh tụ của xứ khác! Cũng chính vì vậy mà từ vài chục năm nay, Hoa Kỳ tham chiến ở nhiều nơi mà không có đạo luật cho phép của Quốc hội. Đấy là khía cạnh nổi bật của Hiến pháp, là cho Tổng thống nhiều quyền hạn về đối ngoại, nhưng nguy cơ hủy diệt vì chiến tranh hạch tâm cũng chi phối chính sách ngoại giao của Tổng thống Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Trở lại cuộc tranh cử Tổng thống khá ồn ào huyên náo hiện nay tại Hoa Kỳ, người ta thấy các ứng cử viên tranh luận về mọi đề tài nhưng dường như là chưa nêu ra một chương trình hành động cụ thể nào. Thí dụ như có người đòi thực hiện mọi kế hoạch hấp dẫn về kinh tế hay xã hội mà không cho biết là lấy tiền ở đâu ra, trừ nguyên tắc chung chung là sẽ đánh thuế người giàu. Thuần về kinh tế thì ông nghĩ sao về những luận cứ ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh tế thì người giàu là người có tài sản đầu tư và sẽ tạo ra việc làm cho người khác. Thành phần này có biệt tài là biết về biệt tài của các chính khách là ưa hứa cuội nên họ không sợ, có khi còn phát biểu theo tinh thần tiến bộ là thương dân nghèo!
Thực tế thì theo định nghĩa, các chương trình hành động đều chỉ là nội dung lý thuyết nhằm đắc cử chứ rất khó áp dụng khi nhậm chức. Lý do là thực tế lại khác hẳn nhận thức bên lề của người đi tranh cử. Khi tranh cử năm 2000, Thống đốc George W. Bush chống việc can thiệp vào xứ khác như Chính quyền Bill Clinton đã làm và ông chuẩn bị chương trình cải cách xã hội và kinh tế nhưng sau khi nhậm chức thì vụ khủng bố 9-11 khiến ông đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến lâu dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Khi tranh cử năm 2008, Nghị sĩ Obama đòi rút quân khỏi hai chiến trường Iraq và Afghanistan và tiến hành cải tạo xã hội. Kết cuộc thì chiến sự chưa dứt, còn lan rộng trong khi nhiều kế hoạch cải tạo của ông lại bị chặn và không thành.
Nói chung thì ai cũng có thể hứa nhưng biết chắc là sẽ khó thực hiện và mong cử tri bỏ phiếu cho mình vì tiêu chuẩn khác, như cá tánh, nhân cách hay kinh nghiệm và sự quả cảm nếu cần lấy loại quyết định bất ngờ mà cần thiết. Trong khi ấy, cử tri được tự do vặn hỏi và phơi bày sự thật khác về từng ứng cử viên, và họ cũng ý thức được rằng Tổng thống không có nhiều quyền hành và khả năng áp dụng điều hứa hẹn. Nền dân chủ Hoa Kỳ lý thú ở chỗ đó!
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích ly kỳ này.

Mỹ tiếp tục tuần tra bất chấp TQ bố trí phi đạn ở Biển Đông

Ngày 30/1/2016, Mỹ đã cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 30/1/2016, Mỹ đã cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
VOA-18-02-2016
Việc Trung Quốc bố trí các phi đạn địa đối không ở Biển Đông có thể gây phức tạp cho vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng, nhưng các giới chức nói nó không đưa đến sự kết thúc các cuộc tuần tra và bay trên không của Hoa Kỳ.
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng, “Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này.”
Một giới chức khác nói với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề: “Chúng ta đang tăng cường trật tự chính ở Biển Đông và tôn trọng luật quốc tế.”
Hình ảnh do công ty ImageSat International công bố tuần này cho thấy các phi đạn địa đối không tối tân trên đảo Phú Lâm đang có tranh chấp ở vùng Biển Đông đã “gây quan ngại” cho Ngũ Giác Đài, theo lời ông Bill Urban, giới chức phụ trách giao tế của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc – hệ thống mà các giới chức nói với đài VOA đã được chụp hình ở đảo Phú Lâm – có tầm xa khoảng 200 kilomet.
Các chuyên gia phân tích nói đó sẽ là hệ thống phòng thủ phi đạn tầm xa tối tân nhất bố trí ở một hòn đảo trong Biển Đông. Một hệ thống như thế tiêu biểu cho một mối đe dọa lớn đối với các máy bay bay gần đó.
'Quân sự hóa'
Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm.
Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm.
Hình ảnh các phi đạn Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước ông sẽ không tham gia vào việc “quân sự hóa” ở vùng Biển Đông. Tuy nhiên, ông Nghị nói thêm rằng có thể cần đến “sự tự vệ.”
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ khái niệm một quốc gia sẽ tìm cách phân loại các phi đạn địa đối không vào hạng mục nào khác hơn là quân sự hóa.
Giới chức này nói với Đài VOA, cũng với điều kiện không nêu danh tính, và cũng vì tính cách nhạy cảm của vấn đề: “Đây có phải là một hệ thống chào mừng? Một cách để bảo đảm an toàn hàng hải?... Rõ ràng là không phải thế.”
Các giới chức Hoa Kỳ đã bày tỏ sự chống đối việc Bắc Kinh ồ ạt xây dựng các hòn đảo ở Biển Đông, biến những bãi đá bị chìm một phần dưới nước và những bãi cạn thành những sân bay khổng lồ có khả năng cung cấp tiện nghi cho máy bay quân sự. Nhưng việc bố trí các phi đạn tối tân đánh dấu một sự lấn lướt khác mà một giới chức quốc phòng cấp cao nói là chứng tỏ “ý đồ” của Trung Quốc.
Hệ thống phản công 'Chaff and Flares'
Phi đạn Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry. (Ảnh tư liệu). Một trong những công cụ quân đội Mỹ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Phi đạn Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry. (Ảnh tư liệu). Một trong những công cụ quân đội Mỹ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Bởi lẽ các phi đạn đe dọa đến máy bay hoạt động trong khu vực, các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ đã sử dụng các hệ thống phản công gọi là “chaff and flares” để chống lại mối đe dọa.
Các phi đạn địa đối không đi tìm hơi nóng phát ra từ một máy bay phản lực, vì thế hệ thống phản công có tác dụng đánh lạc hướng định vị nhiệt của các phi đạn.
Một giới chức Hoa Kỳ mô tả chất liệu sử dụng trong hệ thống phản công này gọi là “chaff” như “một trái bom hoa giấy làm bằng vụn nhôm.” Đám mây kim khí phản chiếu được phát ra có thể đánh lạc hướng sự chú ý của phi đạn ra khỏi máy bay phản lực.
“Flares” là những chất kim khí nóng cháy ở các nhiệt độ thường là cao hơn hơi thoát ra từ động cơ phản lực. Điều này cũng gây khó khăn cho phi đạn nhắm trúng vào nhiệt của phản lực cơ, giúp cho phi cơ có đủ thời giờ bay ra khỏi tầm ngắm.
Một công cụ khác mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Các phi đạn này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ngoài tầm của hệ thống HQ-9.
Một giới chức Hoa Kỳ giải thích “Phản công tốt nhất là một cách tự vệ tốt.”
Tuy nhiên, một giới chức khác cảnh báo rằng một hệ thống phi đạn địa đối không như HQ-9 có thể đi kèm với các loại vũ khí khác, vì thế bảo vệ một máy bay phản lực sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng có một công cụ.
Ngoại giao trước hết
Bất kể việc củng cố quân sự đang diễn tiến, các giới chức Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tất cả các bên trong vùng giải quyết các tranh chấp lãnh hải qua đường lối ngoại giao.
Sĩ quan phụ trách giao tế của Ngũ Giác Đài Bill Urban nói, “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích tất cả các nước đòi chủ quyền xác minh những khẳng định lãnh địa và lãnh hải theo đúng luật pháp quốc tế và cam kết xử lý hay giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.

Đem tên lửa vào Phú Lâm: Trung Quốc muốn gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-18 
000_APH2000120130539-622.jpg
Hệ thống tên lửa của Trung Quốc, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Ngày 17 tháng Hai vừa qua nguồn tin từ các hãng truyền thông quốc tế cho biết Trung Quốc đã đem tám bệ phóng tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc làm này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây căng thằng thêm cho vấn đề Biển Đông. Mặc Lâm phỏng vấn GS Johnathan London, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam để biết quan điểm của ông về việc này. GS Johnathan từng làm việc tại Việt Nam nhiều năm và hiện đang giảng dạy tại Đại Học Đô thị Hongkong.

Thông điệp gì cho Mỹ?

Mặc Lâm: Thưa GS việc Trung Quốc mang hai bệ phóng tên lửa vào đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam đã gửi một thông điệp gì tới cho Mỹ và các nước trong khu vực?
GS Johnathan London: Chắc chắn là Trung Quốc đang tiếp tục làm những gì mà họ muốn, Tôi nghĩ rằng họ đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm thì chẳng có gì là bất ngờ lắm, có thể Việt Nam và cộng đồng quốc tế bị shock một chút nhưng Mỹ cũng như Việt Nam và các nước khác đã chờ đợi sự kiện tương tự như thế từ lâu rồi. Đây là một thông điệp có khả năng chủ yếu cho chính dân chúng của Trung Quốc vì mục đích chính trị hơn là đối với bên ngoài bởi vì sự kiện này không hay cho lắm. Đây là hành động tiếp nối của Trung Quốc vì tuần trước nó đã tuyên truyền hình ảnh tàu sân bay với những tên lửa tầm xa cho quốc tế lẫn dân chúng trong nước thấy sức mạnh của họ. Tôi nghĩ đây là cách đánh lạc hướng nền kinh tế đang gặp khủng hoảng của Trung Quốc.
Đây là một thông điệp có khả năng chủ yếu cho chính dân chúng của Trung Quốc vì mục đích chính trị hơn là đối với bên ngoài bởi vì sự kiện này không hay cho lắm.
-GS Johnathan London
Mặc Lâm: Thượng đỉnh Sunnylands vừa mới ra thông cáo chung trong đó nhiều đề mục nhằm giải quyết tình trạng tranh chấp một cách ôn hòa, nhưng trước thái độ quá khích của Trung Quốc liệu các nước sẽ có những hội ý khác nhằm giải quyết căng thẳng do Trung Quốc gây ra hay không?
GS Johnathan London: Tôi nghĩ kết quả tuyên bố chung của hội nghị Sunnylands là một thành công khá lớn. Không chỉ Mỹ mà Việt Nam và những nước khác có quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Dù tác động của nó chưa chắc đủ mạnh nhưng ít nhất những nước đã tham gia, đã cùng nhau có chung một tuyên bố với 17 điểm mà khi đọc nội dung của tuyên bố đó thì thấy quá hợp lý và có thể gọi là hấp dẫn nữa! Nhất là việc họ đã thống nhất về các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng nguyên tắc luật pháp quốc tế. Đây là một tiến triển rất quan trọng không chỉ tiêu biểu mà nó sẽ có một số tác động cụ thể để việc đối phó với Trung Quốc trong những ngày tới. Vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp tuyên bố chung này và xem nó như những văn bản có tính cách trình diễn mà không thể thực thi. Thông điệp từ bản tuyên bố chung Sunnylands rất rõ ràng nó tạo lối đi chung cho các nước trong khu vực trong thời gian tới.
Mặc Lâm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai yêu cầu Mỹ phải mạnh mẽ hơn và hành động thực tế hơn, hiệu quả hơn… theo GS đây có phải là thông điệp chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam được Thủ tướng chuyển lại hay chỉ là ý riêng của ông Dũng muốn lấy lòng người dân trước khi về hưu?
GS Johnathan London: Thông điệp của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Sunnylands là của cá nhân ông ấy hay của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ không quan trọng vì ông đã nói trước thế giới điều này cho nên nó xứng đáng. Nó là ý muốn của dân chúng Việt Nam nên chúng ta không nên suy đoán nó là của ai. Tôi nghĩ thông điệp này về mặt nội dung nó đảm bảo cho quyền lợi của đất nước Việt Nam.
Tôi quan sát và thấy sự tham gia của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands là một quyết định rất tốt. Tôi không rõ là quyết định của ai, nên hay không nên tin vào nguồn tin cho rằng ông Dũng quyết định đi vào phút chót, nhưng dù sao việc ông có mặt cũng là điều tốt cho Việt Nam nói chung cho quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nói riêng. Tôi biết tình cảm người Việt Nam trong nước cũng như trên thế giới đặt vào chuyến đi này rất nhiều cho nên dù có tin hay không việc ông bị cản trở mà ông vẫn xuất hiện thì đó là dấu hiệu tốt cho bang giao hai nước.

Không thay đổi hành vi của Mỹ?

Còn quá sớm để đánh giá tác động của nó cụ thể sẽ như thế nào. Tóm lại tôi tin là việc đặt tên lửa của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm sẽ không thay đổi hành vi của Mỹ.
-GS Johnathan London
Mặc Lâm: Thưa GS, quay trở lại vấn đề Trung Quốc đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm, tại Sunnylands vừa rồi Tổng thống Hoa Kỳ xác định là vẫn tiếp tục bay và đi lại trên các khu vực mà quốc tế cho phép kể cả các nơi mà Trung Quốc bồi lấn trái phép… sau khi Trung Quốc đem tên lửa trang bị trên đảo Phú Lâm, liệu Hoa Kỳ sẽ giữ lời hứa với các nước ASEAN không?
GS Johnathan London: Tôi tin chắc rằng Mỹ sẽ tiếp tục bay và có những hoạt động trên khu vực Biển Đông phù hợp với luật lệ quốc tế như họ đã làm trước đây, nếu không thì mọi nỗ lực xoay trục về Châu Á Thái bình dương xem như thất bại và vì vậy câu trả lời của tôi là Hoa Kỳ không thể ngưng các hoạt động này được. Trung Quốc đặt tên lửa trên đảo Phú Lâm trái với tinh thần luật pháp quốc tế vì vậy có khả năng không chỉ một mình Mỹ mà các nước khác trong khu vực sẽ có hành động mạnh. Tuy nhiên còn quá sớm để đánh giá tác động của nó cụ thể sẽ như thế nào. Tóm lại tôi tin là việc đặt tên lửa của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm sẽ không thay đổi hành vi của Mỹ.
Mặc Lâm: Nếu Mỹ tiếp tục bay và cho hải quân tiếp tục tới các khu vực mà Trung Quốc cho là của họ một cách trái phép, thử nêu ra một kịch bản tương đối có thể xảy ra: Nếu Trung Quốc chỉ bắn dọa thôi thì theo ông Mỹ sẽ xử lý ra sao?
GS Johnathan London: Chúng ta không nên phỏng đoán nhiều quá, nhưng hy vọng rằng diều này sẽ không xảy ra. Ta đã thấy là Trung Quốc đã có một động thái lộ rõ ý muốn xâm lược và đây là hành vi hết sức ngu xuẩn vì tự cô lập mình. Nó giúp cho các nước đang có tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ có cớ kết hợp với nhau tạo ra một liên minh nào đó, không hẳn là một liên minh chính thức mà có thể là một nhóm công tác để có những giải pháp cụ thể để trả lời những hành vi của Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn GS.

Hải quan Mỹ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’ của hai người Việt

Tiền âm phủ được bày bán ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình trang web zing.vn).
Tiền âm phủ được bày bán ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình trang web zing.vn).
VOA-18.02.2016
Một cặp vợ chồng người Việt đã bị các cán bộ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’ tại sân bay Detroit Metro hôm thứ Sáu tuần trước.
Thông cáo của cơ quan này hôm nay cho biết: "Cặp này đã tìm cách mang các tờ 100 đôla Mỹ giả và tiền đồng Việt Nam vào Mỹ để đốt cho người quá cố, thường được tiến hành trong một số nền văn hóa châu Á”.
Hải quan đã bắt quả tang hai người này khi họ đến sân bay Detroit Metro từ Hàn Quốc. Hành lý của cặp này đã bị kiểm tra vì có mâu thuẫn trong lời khai về số tiền mang theo vượt quá 10.000 đôla.
Thông cáo viết: “Cuộc kiểm tra hành lý của họ lần thứ hai đã phát hiện ra 93 tập tiền 100 đôla Mỹ giả và 32 tập tiền đồng Việt Nam giả”.
Người phát ngôn Cục Hải quan Ken Hammond cho biết, không thể xác định được ngay số lượng tiền đồng Việt Nam.
Mật vụ Hoa Kỳ, quyết chống lại việc làm giả đồng đôla Mỹ, ngoài công việc được biết đến nhiều nhất là bảo vệ Tổng thống - đã tạm giữ số tiền giả này.
Ông Hammond cho biết, ‘tiền âm phủ’ là loại được làm giống như tiền thật và phổ biến trong văn hóa Việt Nam.
Ông Hammond cho biết cặp vợ chồng người Việt này chưa có ý định tiêu số tiền này và đã được phép tiếp tục chuyến đi của họ.
Tuy nhiên, cơ quan hải quan Mỹ lưu ý rằng “sản xuất và /hoặc nhập khẩu tiền giả có thể dẫn đến việc bị truy tố".
Theo CBS, Detroit News

Chủ tịch Quốc hội: “Mở mồm” là quyền của dân

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định quyền tự do ngôn luận đã được hiến định và “mở mồm” là quyền của mỗi người dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Mở mồm ra là quyền của mỗi người dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân
Sáng nay, 18-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến dự án Luật báo chí (sửa đổi). Đáng chú ý, theo dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) đã không có quy định điều chỉnh đối với mạng xã hội, trang tin tổng hợp mà chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng thông tin trên mạng ngày càng nhiều, nhu cầu tra cứu thông tin của người dân cũng rất lớn, song dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) lại vắng bóng việc quản lý mạng xã hội, blog cá nhân… Ông Phước phân tích thông tin trên mạng có 3 loại, 1 loại là các cơ quan, loại thứ 2 là tư nhân; đặc biệt loại thứ 3 là ngoài phạm vi quốc gia. "Ít nhất phải kiểm soát cái bên trong, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nội địa loại cơ quan báo chí, loại tư nhân, tổ chức đặt máy chủ. Không ra được luật chỉ đạt được 40%, còn 60% để trống trận địa này”- ông Phước nhìn nhận.
Đồng tình, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn việc trang tin điện tử đưa ra ngoài nội dung trong luật vậy trang tin điện tử có phải là một ấn phẩm thông tin báo chí không? “Trang này lấy thông tin từ báo phát hành trên mạng, nhà nước có cấp phép, người dân truy cập vào trang này rất nhiều, hàng vài triệu lượt người xem. Muốn quản lý tốt được phải đưa vào luật” - ông Phúc kiến nghị.
Giải đáp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết Luật Báo chí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước chứ không điều chỉnh truyền thông xã hội. Còn về truyền thông xã hội đã có Nghị định 72 điều chỉnh và quy định rất chặt chẽ. “Nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì vô hình trung chúng ta thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí. Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân” - ông Son nêu rõ.
Tham dự phiên họp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết các sở TT-TT Hà Nội, TP HCM… đã cấp phép hàng ngàn trang thông tin điện tử, vì thế muốn quản cũng rất khó. “Hiện chúng ta khẳng định các trang thông tin không phải là báo chí nhưng hoạt động lại có tính chất như báo chí. Trong khi mọi thông tin trên mạng bình đẳng như nhau, nếu tích cực thì rất tích cực, nhưng xấu thì cũng rất xấu. Vì thế cũng cần nghiên cứu hình thức quản lý để quy định cụ thể” - ông Kỷ bày tỏ.
Góp ý dự luật, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị luật phải bám sát Hiến pháp nêu rõ quyền tự do báo chí, ngôn luận, quyền tự do tiếp cận thông tin… Tóm lại là quyền dân chủ như Bác Hồ định nghĩa. Chủ tịch QH dẫn lại câu chuyện Bác Hồ hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Dân chủ là gì?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời nhiều ý nhưng Bác Hồ đã tóm gọn lại rất đơn giản, sâu sắc và dễ hiểu: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm ra!”.
Khẳng định thêm, Chủ tịch QH nhấn mạnh: “Quyền tự do ngôn luận được hiến định. Vì thế, muốn cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu. Ngày nay xu hướng đọc khác xa trước đây, người dân mở điện thoại ra là có vô vàn thông tin. Nếu các đồng chí nói đó không phải báo nên không quản lý là không được. Các đồng chí phải nhớ rằng quyền "mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân” - ông Hùng nói.
Chủ tịch QH bày tỏ lo lắng tới đây là bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND mà trên mạng có đủ thứ thông tin. “Người ta còn in ra gửi cho tôi cả tập mà các đồng chí vẫn cứ khăng khăng không phải báo. Không phải báo nhưng nó vẫn xuất hiện, vẫn đi giữa ban ngày, dày cả tập thế này. Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý là để hiểu rằng siết lò xo lại không cho người ta làm cái gì là vi hiến đấy. Nếu đưa ra điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ và cấm cái gì thì phải đưa vào luật” - ông nhấn mạnh.
Làm rõ thêm, Chủ tịch QH dẫn lại việc Bác Hồ lúc ở Pháp viết báo thì là sao? Hay Đảng ta khi còn hoạt động bí mật viết báo thì sao đây, Bác Hồ hoạt động bí mật ở Quảng Châu ra báo Thanh Niên thì sao đây? “Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”- Người đứng đầu QH khẳng định.
Phải quy định bảo vệ nguồn tin
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước kiến nghị luật cần bổ sung thêm quyền công dân như bảo mật danh tính người cung cấp thông tin đấu tranh chống tội phạm, tham nhũng. Cơ quan báo chí phải có trách nhiệm nếu họ cung cấp thông tin thật, chỉ lộ danh tính với cơ quan người điều tra trực tiếp. Ví dụ kiểm lâm móc ngoặc với chủ thầu phá rừng, người dân phản ánh nhiều lần nhưng đâu vẫn hoàn đó, họ bức xúc đưa lên báo chí nhưng họ sợ bị khủng bố mà khủng bố là có thật, có khi còn bị đám lâm tặc giết.
Cùng với đó, luật cũng cần bổ sung quyền khiếu kiện lại cơ quan báo chí khi đưa tin không đúng, cắt xén. Đây cũng là quyền tự do báo chí của công dân, phải công bằng với nhau.

Thế Dũng