Friday, June 23, 2017

Đây là lúc đảng quang vinh tột đỉnh!

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Đảng CSVN ngoài đường hay trong các văn phòng thường treo khẩu hiệu: "Đảng Cộng Sản VN Quang Vinh muôn năm". Dưới đó là lá cờ máu. Dưới lá cờ máu là hình hay tượng bán thân của Hồ Chí Minh là người đã nhập khẩu cái chủ nghĩa của 2 ông râu xồm là Mác và Stalin vào VN.

Từ lúc TBT Lê Duẫn động viên quân và dân miền Bắc câu: "Ta đánh đây là đánh cho Liên Sô và đánh cho Trung Quốc" thì mọi chuyện đã hé lộ chút ít cái quang vinh của đảng ta rồi.

Sau khi cái công hàm của Phạm Văn Đồng được biết đến thì cái quang vinh muôn năm của đảng đã dần dần được hé lộ thêm.

Vâng, chính đảng cộng sản đã dẫn dắt dân tộc VN đi từ thắng lợi này đến những thắng lợi khác mà thế giới văn minh loài người chưa từng có ai hoặc lãnh tụ nào làm được. Từ một nền kinh tế cởi mở tự do trước năm 1975 đảng đã đem xiềng xích trói buộc nền kinh tế trong nước bằng cách quốc hữu hóa các công xưởng, nhà máy, đưa tất cả vào quốc doanh hay hợp tác xã, đẩy nhiều người dân trước kia đủ ăn đủ dùng thành những kẻ ăn mày, ngày ngày xếp hàng trước chính những ngôi nhà của mình đã bị cướp và trở thành các HTX mua bán để chờ chực mua được 1 cây kim, sợi chỉ, và các nhu yếu phẩm khác với cái sổ hộ khẩu mà thế giới chưa bao giờ được chiêm ngưỡng loại sổ này, chỉ duy nhất có đảng quang vinh chúng ta mới có. Cho tới thời kỳ TBT Nguyễn Văn Linh đảng mới cởi trói, để bước vào nền kinh tế thị trường.

Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh thấy tình hình khối Liên Sô sụp đổ không còn bám bíu vào đâu được ngoài Tàu cộng nên xin qua thăm Tàu cộng và ký kết mật ước Thành Đô mà mọi người đều có thể suy đoán và nhận ra ký kết những gì.

Tới thời Lê Khả Phiêu làm TBT thì mọi chuyện cắt đất biên giới đã thấy rõ rệt hơn, núi Lão Sơn đã mất hẳn, thác Bản Giốc chỉ còn một nửa, Ải Nam Quan lui vào đất Tàu khá sâu. Khi Tàu cộng vời Lê Khả Phiêu qua bắt ký nhượng thêm đất liền biên giới phía Bắc, vì bị phía Tàu cộng nắm thóp nên Lê Khả Phiêu miễn cưởng chấp nhận.

Lúc Nông Đức Mạnh, người mà mọi người nghi ngờ là con của HCM, lên làm TBT thì bắt đầu cây kim trong bọc từ từ lú đầu ra chút nữa, vì Nông Đức Mạnh qua thăm Tàu cộng đã tự nhận mình cũng là người Choang, một dân tộc của Tàu cộng. Sau đó họ Nông cũng đã hợp thức hóa những gì Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu đã ký kết với phía Tàu cộng.

Qua tới thời Nguyễn Phú Trọng lên làm TBT thì càng ngày cây kim càng lòi ra khỏi cái bọc. Tất cả mọi cái nhất nhất đều ưu tiên số 1 cho Tàu cộng, nào là mở cửa cho hàng hóa tràn vào VN, nào là để các công trình cho Tàu cộng trúng thầu với giá rẻ mạt, cho thuê dài hạn những khu yếu điểm như Formosa Hà Tĩnh, bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, Lee & Man miền Tây Nam bộ, nào là bịt mồm bịp miệng những tiếng nói phản đối Tàu cộng xâm chiếm biển đảo, mở cửa khẩu cho dân Tàu cộng kéo nhau qua VN ùn ùn với vỏ bọc là du lịch. Ngư dân đánh cá trong hải phận VN thường xuyên bị phía Tàu cộng bắn giết nhưng đảng quang vinh vẫn cứ im lặng chịu trận, Hải Quân anh hùng CSVN vẫn cương quyết bám bờ không dám ló mặt ra biển Đông.

Mới đây khi tướng Phạm Trường Long của Tàu cộng qua VN đã ép tứ trụ CSVN là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch phải công nhận Hoàng Trường Sa là của Tàu cộng thời xa xưa nhưng tứ trụ sợ nếu làm vậy người dân trong nước sẽ nổi loạn nên đành xuống nước năn nỉ phía Tàu cộng để từ từ cho tình hình lắng dịu sẽ công bố sau. Phạm Trường Long tức giận bỏ ra về, mấy ngày sau Tàu cộng đưa giàn khoan HD 981 trở lại biển Đông và ra lệnh cho tàu Hải Giám, Hải Cảnh của Tàu cộng tràn vào biển Đông bao vây các đảo nhỏ như Tư Chính, Quế Đường, Ba Kè, Phúc Nguyên, Phúc Từ, và Huyền Trân, nói chung là tất cả đường 9 đoạn mà phía Tàu cộng có đường lưỡi bò.


Giờ đây cây kim sắp lòi hẳn ra khỏi vỏ bọc. Bộ mặt bán nước của đảng CSVN sắp quang vinh tới nơi như vẫn thường rêu rao khắp nơi trong nước. Sự hèn hạ đã lên tới đỉnh điểm khi tất cả được phơi bày ra ánh sáng.

23.06.2017

Quân đội không kinh doanh, bộ đội không bị ảnh hưởng gì

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-06-23  
Một văn phòng giao dịch của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel tại Hà Nội.
  Một văn phòng giao dịch của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel tại Hà Nội.  AFP photo
Ngày 23 tháng sáu, 2017, tại một cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các vị lãnh đạo thành phố Sài Gòn, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ quốc phòng nói rằng đã có chủ trương của quân ủy trung ương không để quân đội làm ăn kinh doanh nữa.
Nghi ngờ
Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, hiện sống ở Sài Gòn thì vấn đề không để cho quân đội làm ăn kinh tế đã được nói đến từ lâu, từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi nghe được tin nói quân ủy trung ương quân đội Việt Nam có chủ trương rút quân đội ra khỏi các hoạt động kinh tế, ông Phạm Chí Dũng tỏ ý nghi ngờ, mặc dù cho đó là một chủ trương đúng:
Họ đã làm một điều đúng, mặc dù đã là quá muộn, cho tới giờ phút này, có làm vẫn còn hơn không. Nhưng mà tôi thì rất hồ nghi rằng đây là một thông tin xác thực. Tại vì nếu xác thực thì không có vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất nó lùm xùm như vậy. Thực ra vẫn có hàng trăm doanh nghiệp quân đội từ bắc chí nam, làm bát nháo đủ thứ chuyện cả, thành ra tôi hồ nghi chuyện này thành một chủ trương như là ông Lê Chiêm nói. Mà nếu có chủ trương thì tôi cũng hoài nghi là chủ trương đó có thực hiện được hay không.”
Họ đã làm một điều đúng, mặc dù đã là quá muộn, cho tới giờ phút này, có làm vẫn còn hơn không.
- Ông Phạm Chí Dũng
Vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất mà nhà báo Phạm Chí Dũng đề cập là việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất bị một sân golf do quân đội quản lý cản trở. Ngày 12 tháng sáu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp và có yêu cầu Bộ Giao thông- Vận tải thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu về việc xây đường băng thứ ba cho sân bay Tân Sơn Nhất để giảm tình trạng ùn tắt lâu nay.
Lúc đó cũng có những người như nhà báo Kha Lương Ngãi, từng làm việc cho báo Sài Gòn giải phóng hoài nghi quyết định của Thủ tướng không thực hiện được. Trong khi đó thì một cựu ủy viên trung ương đảng giấu tên nói rằng quyết định của Thủ tướng sẽ mở đường cho việc nghiên cứu vấn đề đưa quân đội ra khỏi những hoạt động kinh tế.
Bình luận về phát biểu của Thượng tướng Lê Chiêm ngày 23 tháng sáu, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế hiện sống ở Hà Nội hoan nghênh phát biểu đó, ông nói tiếp:
“Việc này là một quá trình, và tôi hy vọng rằng Bộ quốc phòng sẽ công bố cho mọi người biết. Nhưng đây là một tín hiệu rất đáng vui mừng. Bởi vì từ lâu rồi, người dân đã lấy làm lo ngại về việc có một lực lượng trong quân đội lại đi kinh doanh, theo thị trường thu lợi nhuận, kể cả khách sạn nhà hàng, đất đai. Tất cả những cái đó gây ra phản cảm, đặc biệt là chuyện sân golf Tân Sơn Nhất. Tôi nghĩ rằng bên quốc phòng sẽ có các bước đi thích hợp và sẽ tính toán để biện pháp đó là khả thi.”
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, cách thức báo chí Việt Nam loan tải nội dung phát biểu của Thượng tướng Lê Chiêm không giống nhau, có báo thì nói việc không để quân đội kinh doanh là chủ trương của Bộ quốc phòng, có báo thì lại nói đó là chủ trương của quân ủy trung ương.
Theo ông Dũng hai cơ quan này không hoàn toàn giống nhau, và người đứng đầu quân ủy trung ương hiện nay là Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông Phạm Chí Dũng nói nếu quả thực đây là chủ trương của quân ủy trung ương thì đó chính là quyết định của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng đề ra chủ trương đó, vẫn theo lời ông Phạm Chí Dũng, vì thấy rằng bên Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thực hiện được điều này.
Ai sẽ bị ảnh hưởng?
Trong phát biểu ngày 23 tháng sáu, Thượng tướng Lê Chiêm có nói rằng các công ty do quân đội quản lý sẽ được cổ phần hóa, quân đội sẽ thoái vốn của mình ra khỏi các công ty đó. Trả lời câu hỏi liệu việc cổ phần hóa này có làm cho tài sản nhà nước mà quân đội làm đại diện bị thất thoát hay không, nhà báo Phạm Chí Dũng so sánh việc đó với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói chung:
“Câu trả lời đơn giản nhất là nếu cổ phần hóa các doanh nghiệp quân đội thì nó cũng sẽ diễn ra y chang như vậy thôi, tức là mặc dù danh nghĩa không còn là quân đội nữa, nhưng phía sau vẫn là những nhóm lợi ích, quan chức quân đội, chứ làm sao họ để cho cổ phần hóa một cách công bằng, để cho những người khác chiếm cổ phần chi phối được.”
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến sân golf Tân Sơn Nhất, hiện nay sân golf này đang được một công ty là công ty Him Lam, do một cựu sĩ quan quân đội làm chủ, và về mặt chính thức thì không có liên quan gì đến quân đội cả, dù khởi đầu, nhiều cổ phần của sân golf này do một công ty quân đội quản lý.
Theo một số nhà quan sát thì sở dĩ quân đội được quyền nắm nhiều hoạt động kinh doanh trong một thời gian dài cho đến ngày nay là vì những lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của họ góp phần nuôi sống các quân nhân gia đình của họ.
Ngoài ra trong thời gian gần đây Việt Nam đã chi một số tiền rất lớn trị giá hàng tỉ đô la Mỹ để mua sắm các loại vũ khí hiện đại, ví dụ như 6 tàu ngầm hiệu kilo mua của Nga, trị giá đến 3 tỉ đô la.
Tôi nghĩ rằng bên quốc phòng sẽ có các bước đi thích hợp và sẽ tính toán để biện pháp đó là khả thi.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Như vậy câu hỏi đặt ra là nếu quân đội không còn kinh doanh nữa thì những chi tiêu này có bị suy giảm hay không? Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:
“Việc đó tôi không có bình luận gì, mà tôi chỉ nghĩ rằng là quân đội có thể mang lại một số thu nhập nhất định, nhưng số thu nhập đó đóng góp vào ngân sách quốc phòng bao nhiêu, và việc đó có thể làm giàu cho một số người nào đấy bao nhiêu, các nhóm lợi ích bao nhiêu, thì hiện chưa có báo cáo nên tôi xin là không dám bình luận gì, nhưng tôi nghĩ rằng ngân sách quốc phòng hiện nay chủ yếu bảo đảm các nhu cầu của quân đội, còn ngoài ra việc mua sắm các khí tài quân sự hiện đại, thì sẽ xin quốc hội và chính phủ chấp thuận.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đồng ý với quan điểm này, ông cho rằng đời sống của người lính và gia đình họ vẫn không thay đổi:
Tôi cho là chủ yếu ảnh hưởng tới những người trực tiếp nắm các doanh nghiệp đó, họ sẽ bị giảm thu nhập. Tại đây cũng cần phân biệt rạch ròi, vì theo dư luận thì bây giờ cái phạm trù khu vực cá nhân và tập thể nó khác nhau một trời một vực. Những người thiệt thòi nhiều nhất là những người thường xuyên quản lý các doanh nghiệp quốc phòng, hoặc tham gia điều hành trực tiếp các doanh nghiệp quốc phòng.”
Ngoài chuyện sân golf Tân Sơn Nhất, một vụ việc gần đây cũng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của quân đội là vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, nơi nông dân nói rằng đất canh tác của họ bị giao cho một công ty của quân đội là Tập đoàn Viễn thông Viettel để kinh doanh.
Nông dân ở Đồng Tâm đã bắt giữ 38 người là nhân viên công an, cảnh sát cơ động, cán bộ chính quyền, làm con tin để làm áp lực. Các con tin được thả ra sau khi Chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung ký giấy cam kết không truy tố nông dân Đồng Tâm. Nhưng sau đó cơ quan chức năng lại tuyên bố truy tố vụ bắt giữ con tin này.
Chúng tôi đã liên lạc được với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Viettel, để tìm hiểu vụ việc nhưng không được trả lời.

Giàn khoan Trung Quốc lại vào Biển Đông

RFA- 2017-06-23  
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam năm 2014.
 Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam năm 2014.
Trung Quốc lại điều dàn khoan Hải Dương HD-981 từ huyện Lăng Thuỷ, tỉnh Hải Nam đi xuống phía nam 76 hải lý, thuộc vùng biển ngoài khơi cửa vịnh Bắc Bộ, nơi chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng - Viện phó Viện nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) đặt động thái điều dàn khoan HD-981 xuống biển Đông lần này trong tổng thể mối quan hệ Việt - Trung - Mỹ, cùng với các diễn biến quốc tế mới trong khu vực, nhất là sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington DC và Tokyo. Động thái này của Trung Quốc có mục đích “cảnh báo” Việt Nam:
“Cảnh báo ở đây tức là không bao giờ Trung Quốc muốn Việt Nam có những đối tác mạnh, có những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng với Nhật. Tất cả những điều này chắc chắn Trung Quốc không hài lòng. Thực ra Trung Quốc cũng biết Việt Nam bao giờ cũng theo đuổi đường lối độc lập, Việt Nam không bao giờ đi nước này trông nước kia như Việt Nam nhiều lần tuyên bố. Thế nhưng Trung Quốc muốn có những cản trở nào đó trong việc triển khai định hướng hội nhập toàn diện của Việt Nam.”
Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - người nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng, đây là một thủ đoạn quen thuộc của nước này và đã diễn ra nhiều lần.
Một mặt thì khi họ đến thăm bao giờ họ cũng dỗ dành, nói hữu nghị, bên cạnh đó bao giờ cũng có hành động nói khiêu khích.
- Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình 
“Một mặt thì khi họ đến thăm bao giờ họ cũng dỗ dành, nói hữu nghị, bên cạnh đó bao giờ cũng có hành động nói khiêu khích. Nhưng họ biết dù họ khiêu khích thì phía đối tác của họ cũng không dám làm gì mạnh quá.”
Việc Trung Quốc điều dàn khoan HD-981 xuống biển Đông chỉ được báo Thanh Niên đưa tin, nhưng sau khi đăng lên được 1 tiếng đồng hồ thì đã bị hạ bài. Còn các báo, đài khác đều không được nhắc tới chuyện này.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nhận định, việc này cho thấy Việt Nam không muốn khiêu khích Trung Quốc, gây ra xáo trộn và đang quan sát thêm động tĩnh của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ thuốc súng cần phải giữ khô, Việt Nam còn phải xem tình hình thế nào. Đứng về mặt quốc tế, ngay cả vùng đang tranh chấp mà có những hành động như vậy cũng là sai.”
Tân Hoa Xã cho biết, Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch quân uỷ trung ương Trung Quốc, người vừa có chuyến thăm Hà Nội, nói với các lãnh đạo Việt Nam là “Các đảo ở “Nam Hải” thuộc về Trung Quốc từ thời Thượng Cổ”. Sau đó, viên tướng này rút ngắn chuyến thăm và huỷ chương trình giao lưu quốc phòng Việt - Trung theo kế hoạch diễn ra tại Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20-22/6.
Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, đây không phải lần đầu một quan chức Trung Quốc nói như vậy, mà chính ông Tập Cận Bình đã phát biểu tương tự tại Singapore, ngay sau chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 11/2015.
Về chuyến thăm bị rút ngắn của ông Phạm Trường Long, nhà ngoại giao kỳ cựu cho rằng, đây là chỉ dấu cho sự “trục trặc” có thể xuất phát từ lời phát biểu mà Tân Hoa Xã dẫn lại.
“Tôi nghĩ cái gì mình cũng phải nhìn nhiều mặt. Lúc nào chúng ta cũng nhìn đại cục theo kiểu Trung Quốc thì chúng ta không biết chi tiết thế nào. Chi tiết ở đây là ông ấy đã nói với lãnh đạo như thế rồi và ông sẵn sàng cắt ngắn chuyến đi, không tiếp tục giao lưu. Như thế chúng ta hiểu thêm bản chất của Trung Quốc đối với chính sách Việt Nam.”
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình cho rằng, thông tin trên Tân Hoa xã là một bước “dấn lên” của chính quyền Trung Quốc đối với các tuyên bố yêu sách chủ quyền.
“Bây giờ dấn lên một cái thì nó nói không phải tôi nói sau lưng anh mà tôi nói trước mặt anh mà Việt Nam cũng không phản ứng gì, ví dụ là thế. Rất nhiều chuyện “hư hư thực thực” mà Trung Quốc rất tài trong chuyện này.”
Sách lược của Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành”. Tôi nghĩ  Việt Nam phải tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề này.
- Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, Dàn khoan HD-981 sẽ làm nhiệm vụ trên Biển Đông trong 2-3 tháng. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, vấn đề này sẽ còn nổi cộm trong mối quan hệ Việt - Trung.
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Trung Quốc khó có thể đẩy vấn đề này thành xung đột.
“Sách lược của Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành”. Tôi nghĩ  Việt Nam phải tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề này. Về mặt Trung Quốc thì Trung Quốc cũng khó có thể đẩy lên.”
Còn nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nhận định, việc triển khai dàn khoan HD-981 là sự “diễu võ dương oai” của Trung Quốc, nhằm xem phản ứng của Việt Nam.
“Tôi rất đáng tiếc, lần đầu tiên nó (Trung Quốc) đưa dàn khoan vào thì có những cuộc biểu tình rất mạnh mẽ. Thế nhưng bây giờ không có những cuộc biểu tình và nhà cầm quyền Việt Nam cũng không có phản ứng gì. Có thể Trung Quốc nghe ngóng tình hình thế giới nên làm xong động tác ấy rồi thôi. Vì Trung Quốc có nhiều mục đích không rõ ràng mà Trung Quốc vẫn gọi là “bất khả cáo nhân” cho nên việc dự đoán là rất khó.”
Trong bối cảnh Trung Quốc muốn gây dựng lòng tin với các nước láng giềng về “sự trỗi dậy hoà bình” của mình và mở rộng quan hệ thương mại thông qua hàng loạt hiệp định đa phương, trong đó có RCEP và “một vành đai một con đường”.
“Chính Trung Quốc hông nên có những động thái thể hiện bắt nạt. Như vậy mới tạo môi trường, tạo quan hệ thuận lợi để Trung Quốc triển khai nhất quán nhất lộ.”
Nhận xét về những diễn biến mới trong quan hệ Việt- Trung gần nhất như vừa nêu, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc  cho rằng đây là một bước thụt lùi quan trọng trong quan hệ hai nước kể từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014. Theo giáo sư Carl Thayer đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm gần đây của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước, và nếu đúng đó là phản ứng của Trung Quốc thì là một phản ứng vụng về và phản tác dụng.

Vì sao người dân tin mạng xã hội hơn báo chí nhà nước?

Cát Linh, phóng viên RFA 2017-06-22  
Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.
Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.  AFP photo
Đến tham dự hội nghị Giao ban báo chí vào ngày 20 tháng 6 vừa qua tại Hà Nội, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu rằng “báo chí trong nước đang bị mạng xã hội dẫn dắt”.
Lý do khách quan
Năm 2011 trong bài phát biểu đọc tại tại Hội nghị “Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí” tổ chức tại Brussells, Bỉ, nhà báo nổi tiếng người Pháp Jean Quatremer cho biết ông đã sử dụng các kênh truyền thông mạng như blog, Facebook, Twitter để đăng tải những nội dung bị tránh né, từ chối bởi các cơ quan truyền thông khác. Ông bảo thêm phải làm việc này vì rất nhiều độc giả cần những tin tức “bị chối bỏ”.
Do đó, nhận định của ông Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng có lẽ không phải là mới lạ trong thời đại có thể được xem là đỉnh cao của truyền thông mạng xã hội. Thế nhưng, thời gian không phải là vấn đề được mang ra tranh cãi trong phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, thay vào đó, là những ý kiến về nguyên nhân vì sao có tình trạng như thế.
Nhà báo tự do Vũ Bình, người bất đồng chính kiến từng bị nhà nước Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam vì cáo buộc tội gián điệp cho biết ông đồng ý với nhận định của ông Võ Văn Thưởng.
“Nhìn nhận khách quan điều đó là đúng. Lý do là những thông tin trên mạng xã hội thứ nhất là nó nóng hổi vì mỗi người có tin là người ta đăng lên ngay, họ không qua kiểm duyệt không mất thời gian.
Và thứ hai, phần lớn những người đăng tin có uy tín, có nhiều người theo dõi, nhiều bạn bè, thì thông tin tương đối là khách quan, trung thực.”
Theo nhà báo tự do Vũ Bình, khi có nhiều đối tượng đăng tin như thế thì việc dẫn dắt độc giả nghiêng về các trang mạng xã hội là điều tất yếu.
Giới hạn của tính khách quan
Một khía cạnh khác về từ “dẫn dắt” được hiểu theo phân tích của nhà báo tự do Vũ Bình, đó là nội dung thông tin trong bài viết của báo chí hiện tại không được xuất phát chính xác từ bản chất của thời sự.
Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội ... để viết theo, rồi bắt chước.
- Nhà báo Vũ Bình
“Tôi nghĩ từ dẫn dắt nó có cả khía cạnh khác, ví dụ như sự phân tích khách quan và trung thực (của mạng xã hội) chứ không bị định hướng chỉ bảo bởi Ban Tuyên giáo. Cho nên nói ‘dẫn dắt’ theo nghĩa đó tôi nghĩ rất là khả dĩ, rất là hợp.”
Ông cho rằng những cây bút tự do, trong đó có cả bloggers thường có những phân tích khách quan, trung thực và công bằng. Điều này đã thu hút độc giả và cả báo chí quốc doanh.
“Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội rồi tìm những lập luận, những đánh giá khách quan trên mạng xã hội để viết theo, rồi bắt chước.”
Cũng tại hội nghị Giao ban báo chí, ông Võ Văn Thưởng có nêu lên tình trạng đưa tin, đăng bài rồi rút xuống ngay sau đó. Những động thái này càng làm cho độc giả đặt câu hỏi về tính khách quan của báo chí nhà nước. Liệu thông tin đã đăng có chính xác hay không? Hay vì không chính xác nên phải rút xuống?
Đây chính là điểm được nhà báo tự do Vũ Bình cho là giới hạn của tính khách quan mà người đọc được quyền đòi hỏi ở các hệ thống truyền thông, kể cả báo chí do nhà nước quản lý.
“Sự khách quan dừng lại ở định hướng của Ban Tuyên giáo, nói một cách chung hơn là của đảng cộng sản. Nó làm lợi cho nhà cầm quyền hiện nay.”
Nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác chia sẻ ý kiến của ông về định hướng của báo chí quốc doanh xưa nay.
“Báo chí Việt Nam lâu nay bị nhốt trong một cái lồng rồi. Hãy thả báo chí ra. Tôi nghĩ trong tình thế này báo chí cũng là một kênh bị tiết chế bởi chính truyền thông.”
Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức An
Gần đây nhất, những ai theo dõi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều biết đến câu chuyện Cây đèn Hoa Kỳ, quốc phẩm được đề xuất thực hiện để mang tặng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống.
Một trong những suy đoán đó là của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông cho rằng thiết kế của cây đèn Hoa Kỳ có một chi tiết sai, chính là quốc kỳ của nước Mỹ trên thân đèn.
“Một chi tiết nữa theo tôi phải dỡ bỏ và có thể không tặng quà đó là lá cờ Mỹ trên cái đèn bị sai. Lá cờ Mỹ có 7 vạch màu đỏ, trong đó 4 vạch đầu tiên là bằng với khung xanh của các ngôi sao, trong khi lá cờ Mỹ trên cái đèn chỉ thấy 3 vạch màu đỏ bằng với khung xanh.”
Lý giải nguyên nhân của những tình trạng rút bài sau thời gian đăng tải không bao lâu, nhà báo tự do Vũ Bình cho rằng do ban Tuyên giáo chưa kịp định hướng.
“Ví dụ như giàn khoan HD981 vừa vào Biển Đông, chưa kịp định hướng thì cứ nghĩ là được đăng bình thường thì các báo đăng lên. Nhưng ở trên lúc ấy mới cập nhật tin tức, họp hành, biết là chuyện này không nên đưa, không có lợi cho nhà cầm quyền, thế là mới đưa ra những cấm đoán, thông báo sau.”
Trong tình huống đó, chính mạng xã hội lại là công cụ truyền thông đưa người dân đến với thông tin đó. Cư dân mạng chụp lại, hoặc sao chép lại nội dung của bài báo trước khi bị tháo khỏi mặt trận thông tin chính thống của Ban Tuyên giáo.
Và sau đó, họ truyền nhau bằng các công cụ mạng xã hội.
Phản biện
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức An, Giảng viên cao cấp ngành báo chí tại Đại học Bournemouth, Anh, có đăng tải một bài viết trên báo Tuổi trẻ trong nước chia sẻ quan điểm của ông về mạng xã hội. Ông đưa ra một cách nhìn khác từ cái bất lợi của những nguồn tin chưa được kiểm chứng do cộng đồng mạng truyền nhau.
Ông cho rằng vai trò của báo chí chính thống vẫn đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số.
“Thế giới mạng đang đi ngược lại truyền thống. Thường thì báo chí truyền thống lọc thông tin trước khi xuất bản, còn Facebook lại là nơi người ta có quyền xuất bản trước, rồi mới lọc ngược lại người đọc.
Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn. Cứ thế, độc giả có xu hướng cuốn theo sự đồng ý hơn là bất đồng. Họ không thể, và có khi không muốn nghe ý kiến trái chiều”.
Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Đức An được đưa ra dưới góc nhìn chuyên môn của một ký giả trong một xã hội tự do báo chí. Bởi vì, theo nhà báo tự do Vũ Bình, ở Việt Nam hiện tại, như một lẽ tự nhiên, người dân không muốn xem và đọc thông tin trên báo chí truyền thống nữa, tạo cơ hội cho các mạng xã hội làm nhiệm vụ thay thế.

Họ vẫn “đối thoại” đấy chứ.


Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày 18-5, ông Võ Văn Thưởng Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”
Bình thường ra thì đây là một tin rất đáng mừng, đáng khích lệ. Tuy nhiên, nói Đảng CSVN “không sợ đối thoại” thì giới đấu tranh không chỉ hoài nghi mà là không tin.
Quả thật, đối thoại đối với đảng CSVN là chuyện xa xỉ. Nhà báo Bùi Tín viết trên VOA: “Tôi phải bấm mạnh vào đùi để xem mình đang tỉnh hay mê sau khi đọc tin này”. 
Trên thực tế thì chưa bao giờ có chuyện nhà cầm quyền cộng sản ngồi đối thoại với những người bất đồng chính kiến về những vấn đề hệ trọng của đất nước như đường lối chung, đường lối đối ngoại, đường lối kinh tế, chính sách đất đai… Đã có rất nhiều kiến nghị của nhân sĩ trí thức, kể cả đại công thần của chế độ như ông Võ Nguyễn Giáp đều bị xếp vào một xó và không bao giờ được trả lời. Kiến nghị thì có thể đáp ứng, tiếp thu nhiều hoặc ít hoặc không tiếp thu, nhưng trả lời cũng còn không có, thế thì nói gì đến đối thoại. 
Thôi thì chẳng đối thoại, chẳng tiếp thu kiến nghị nhưng giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của dân họ cũng ì ra. Vì vậy, có những dân oan đi kiện vài chục năm nhưng đơn bị đùn đẩy, chuyển vòng vo, oan khất vẫn oan khuất, chờ chực vẫn chờ chực. Luật qui định lãnh đạo mỗi tháng tiếp dân 1 hoặc hai lần nhưng thử hỏi có ông nào đến kỳ ra phòng tiếp dân ngồi để đối thoại? Dân chất vấn thì lờ đi, coi như không biết, dân bức xúc biểu tình phản đối thì bỏ vào tù cho khỏi biểu tình nữa.
Ông Võ Văn Thưởng có vẻ rất liều khi nói “không sợ đối thoại”. Đối thoại gần nghĩa với bút chiến. Còn nhớ hồi đầu năm 2013, ông Hồ Quang Lợi Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khi ấy (sau làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam) khoe có 900 dư luận viên sẵn sàng bút chiến (bây giờ thì đông hơn nhiều). “Đáng sợ” hơn cả là là lực lượng “phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh”, nhóm “chuyên gia” tham gia “bút chiến” trên mạng Internet. Nghe mà rùng mình. Ông Lợi cho biết “Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng”.
Bút chiến cũng là một hình thức đối thoại, chỉ khác nhau là không trực diện tranh luận tay đôi. Bút chiến là một bên nêu ra quan điểm của mình về một sự việc, một vấn đề, một bên phản biện bằng lý lẽ. Thoạt đầu, khi ông Hồ Quang Lợi thông báo tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên internet, cánh blogger và giới còm sĩ hồ hởi lắm, cứ tưởng là sẽ được tranh luận sòng phẳng, thẳng thắn. Thế nhưng qua gần 5 năm, hãy xem dư luận viên của ông Lợi bút chiến như thế nào. Những ai tham gia mạng xã hội đều thấy lực lượng DLV đông như giặc. Điều dễ nhận ra là nick của đám này thường là không có bài viết, chỉ có mấy bức hình để đấy và không có thông tin về mình. Mỗi DLV lại có rất nhiều nick, chặn nick này lại mọc ra nick khác như Phạm Nhan. Còn nội dung bút chiến của họ là gì hãy vào các trang fb hay blog của những người đấu tranh thì thấy nhan nhản những câu chửi bới tục tĩu kiểu như “đm mày” “thằng phản động”, "muốn vào tù hả" v. vv. Trời ơi, thế mà gọi là bút chiến sao? Không thấy có comment nào phân tích, bạn nói thế không đúng ở chỗ nào. Còn các blog, các website của DLV thì sao? Lướt qua thấy đầy rẫy những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện, cắt ghép, photoshop hình ảnh để bôi nhọ những người hoạt động dân chủ, nhân quyền. Đi đầu các blog, website kiểu này là trang Việt Nam Thời báo - vntb.org.
Quả là bút chiến, đối thoại như thế thì cũng hãi thật.
Ngoài ra, nhà cầm quyền còn các kiểu “đối thoại” khác. Đó là kiểu “đối thoại” rất nhanh và kịp thời. Ai chưa tin thì cứ xuống đường mà xem, sẽ được "đối thoại" liền. Công an, trật tự đô thị, thanh niên xung phong đập cho vài người máu me be bét rồi mời về đồn “đối thoại”. Nhiều khi công an còn xông vào tận nhà người đấu tranh, cưỡng bức thậm chí khiêng vứt lên ô tô mang về đồn để “đối thoại”. Tôi cũng đã mười mấy lần được mời “đối thoại” kiểu như thế. Gần đây nhất, ngày 17/6, Phạm Văn Trội cũng được công an đến nhà bắt đi “đối thoại”. 
“Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”
Lời ông Võ Văn Thưởng rất hay. Nhưng cách “tranh luận” chụp mũ, chửi bới, cách nhà cầm quyền "đối thoại", “cọ xát” xưa nay làm ai cũng hãi. Còn “hình thành chân lý” là chân lý gì? Đó là chân lý chỉ có đảng CSVN mới đủ khả năng lãnh đạo đất nước, tất cả đã "có đảng và nhà nước lo". Lập ra một đảng để đối thoại ắt vào tù.
Ông Thưởng cho biết, Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Có thể sẽ có các cuộc đối thoại theo kiểu các ông bà cứ nói và tôi ghi nhận, nhưng tiếp thu hay không là quyền của tôi. Cũng có thể đối thoại theo kiểu ở tòa án. Luât sư tranh tụng thì cứ tranh tụng. Luật sư đưa ra các lý lẽ bảo vệ thân chủ mà Hội đồng xét xử không bác bỏ nổi nhưng vẫn tuyên theo án bỏ túi. 
Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi không ai tin nhà cầm quyền sẵn sàng đối thoại trên tinh thần lắng nghe và tranh luận đến cùng.
Vài hình ảnh nhà cầm quyền “đối thoại”, “cọ xát” với người bất đồng chính kiến...
... và kết quả “đối thoại”:

21/6/2017

Báo Mỹ chỉ trích chính quyền Trump không nêu vấn đề nhân quyền Việt Nam

Báo Mỹ chỉ trích chính quyền Trump không nêu vấn đề nhân quyền Việt Nam
Trong một bài xã luận đăng trên trang mạng vào chiều Thứ Năm 22/06, nhật báo Washington Post chỉ trích Tổng thống Donald Trump đã bỏ qua vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ mới đây với thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.
Gọi đây là thiếu sót đáng chú ý, tờ báo nhắc lại CSVN có một lịch sử dài về bóp nghẹt bất đồng và đàn áp giới hoạt động chính trị. Theo tổ chức Human Rights Watch, cuộc đàn áp đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm qua. Việt Nam truy tố và kết án ngày càng nhiều người vì lý do chính trị. Đồng thời số vụ tấn công bạo lực nhắm vào những người hoạt động và blogger cũng gia tăng.
Nhưng bất kể các báo cáo về nhân quyền, tuyên bố chung được Tòa Bạch Ốc đưa ra sau chuyến thăm vẫn ca ngợi Việt Nam về “những nỗ lực tiếp diễn nhằm kiện toàn hệ thống pháp luật”. Theo các chủ biên của tờ Washington Post, điều này là nực cười, bởi vì Việt Nam đã thực hành theo chiều ngược lại. Bài xã luận nêu ví dụ các phiên bản của bộ luật hình sự mà Việt Nam ban hành. Phiên bản được thông qua năm 2015 siết chặt tự do biểu đạt. Mới trong tuần này, phiên bản sửa đổi của bộ luật năm 2015 còn khắc nghiệt hơn nữa.
Tờ Washington Post cho biết các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ từ cả hai đảng đều đã nêu lên những mối lo ngại về những vi phạm nhân quyền của CSVN. Tờ báo kêu gọi Bộ Ngoại Giao ghi nhận và lên tiếng hỗ trợ những người hoạt động đề cao dân chủ đang gặp nguy hiểm.
Trong một diễn biến ngược lại, mới đây tổng thống Trump đã gặp gỡ cộng đồng người Cuba tại tiểu bang Florida, cam kết sẽ hạn chế việc mở rộng quan hệ với Cuba, vì lý do chính quyền cộng sản Cuba vi phạm nhân quyền. Hành động này được cho là để lấy lòng cộng đồng gốc Cuba, đã giúp cho ông Trump thắng sát sao tại tiểu bang quan trọng này, trong kỳ bầu cử tổng thống 2016.
Huy Lam / SBTN

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị bắt cóc và có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày mai

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị bắt cóc và có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày mai
Vào khoảng 18 giờ chiều ngày 23 tháng 6 năm 2017, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đến trấn áp, bắt cóc khi đang ở nhà riêng ở Sài Gòn. Ông có thể sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam trong ngày mai.
Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giáo sư Hoàng cho biết: “khoảng 18 giờ chiều thì nhà cầm quyền TPHCM đã huy động lực lượng công an, xe phá sóng đến bắt giữ anh Hoàng khi đang ở riêng. Hiện giờ, họ đưa anh Hoàng đi đâu cũng không rõ. Vì họ đưa xe phá sóng đến nên chúng tôi không kịp gọi cho người khác đến tương trợ. Sau khi họ đưa anh Hoàng ra xe thì công an còn khoá trái cổng nhà nên không ai đi ra ngoài được.”
Cô Oanh còn cho biết thêm: “tôi nghe được thông tin là họ sẽ đưa anh Hoàng về trụ sở công an nhưng không biết rõ ở chỗ nào. Và ngày mai, họ sẽ làm thủ tục đẩy chồng tôi ra khỏi đất nước Việt Nam”.
Được biết công an đã đọc lệnh trục xuất giáo sư Hoàng khi đến bắt ông tại gia.
Xin được nhắc lại, vào ngày 17/5/2017, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với giáo sư Phạm Minh Hoàng. Ngay sau đó, giáo sư Hoàng cũng đã làm đơn gửi tới Toà đại sứ Pháp ở Hà Nội với nội dung từ bỏ quốc tịch Pháp để được sống và chết trên chính quê hương Việt Nam.
Vào tháng 8/2010, Giáo sư Phạm Minh Hoàng từng bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, bộ luật hình sự.
Nguyên Nguyễn/SBTN

Hà Nội kết thúc thanh tra khu đất tranh chấp ở Đồng Tâm

Hà Nội kết thúc thanh tra khu đất tranh chấp ở Đồng Tâm
Ảnh: REUTERS/Kham
Thanh tra thành phố Hà Nội thông báo kết thúc thanh tra mọi vấn đề liên quan đến khu đất tranh chấp ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức dẫn đến cuộc đối đầu lịch sử giữa người dân xã này với nhà cầm quyền cộng sản.
Tin cho hay đoàn thanh tra đã thông báo kết thúc công việc vào trưa ngày 21 tháng 6, tại khu đất được cho là dùng để xây phi trường Miếu Môn. Nói chuyện với báo chí hôm Thứ Sáu 23/06, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau cuộc thanh tra kéo dài 45 ngày, thành phố sẽ hoàn tất kết luận vào đầu tháng 7. Cuộc thanh tra được tiến hành theo lời hứa của ông Chung trước toàn thể người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để chấm dứt cuộc đối đầu căng thẳng trong suốt một tuần hồi giữa tháng 4 vừa qua.
Sự việc xuất phát từ việc ông Lê Đình Kình và các gia đình ở thôn Hoành tố cáo các sai trái của chính quyền địa phương trong việc quản trị đất. Trong khi khiếu kiện của người dân chưa được giải quyết thì vào ngày 15 tháng 4, công an thành phố Hà Nội tổ chức gài bẫy bắt ông Kình và nhiều người khác. Người dân xã Đồng Tâm phản ứng bằng cách bắt giữ 38 người gồm cảnh sát cơ động và viên chức huyện Mỹ Đức. Sự việc chỉ chấm dứt khi chủ tịch thành phố Hà Nội chịu thân hành đến xã Đồng Tâm để nói chuyện với người dân và ký giấy cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự vụ bắt giữ người của chính quyền. Nhưng mới đây, công an Hà Nội chính thức khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sự việc ở Đồng Tâm.
Huy Lam / SBTN

Mất mùa, thiếu đói thì… đã, còn trách nhiệm về giống Trung Quốc thì chưa

Lúa vụ Xuân ở Hà Tĩnh chỉ toàn bông lép. (Hình: Lao Động)
VIỆT NAM (NV) – Những thửa ruộng sử dụng giống lúa của Trung Quốc đều mất trắng. Người ta xem đó là lý do khiến Hà Tĩnh mất mùa lớn chưa từng thấy nhưng giới hữu trách chưa thừa nhận.
Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh chỉ nhìn nhận rằng, trong vụ lúa Xuân, nông dân tỉnh này mất trắng khoảng 100.000 tấn lúa, trị giá chừng 600 tỉ đồng nhưng từ chối kết luận nguyên nhân là do giống Trung Quốc và tất nhiên từ chối nhận trách nhiệm.
Theo tờ Lao Động, trong vụ Xuân năm nay, nông dân Hà Tĩnh gieo trồng 58.000 héc ta lúa. Kể từ tháng 2, khoảng 20.000 héc ta lúa có dấu hiệu bị bệnh đạo ôn. Trong số này có 18.000 héc ta dùng giống Thiên Ưu, phần còn lại dùng giống Nhị Ưu. Mới đây, khi đến kỳ thu hoạch lúa vụ Xuân, người ta xác định, gần như toàn bộ các thửa ruộng dùng giống Thiên Ưu 8 đều bị mất trắng.
Đạo ôn là một loại dịch do nấm gây ra trên lúa. Loại nấm này khiến lá mạ (lúa non) hoặc lá lúa đổi màu, biến dạng, quắt lại. Nếu đạo ôn xuất hiện ở cổ bông – nơi cây lúa phát nhánh, sinh bông thì hạt lúa sẽ bị lép. Vụ Xuân này, những thửa ruộng bị mất trắng ở Hà Tĩnh đều bị đạo ôn cổ bông. Đáng nói là đạo ôn lây lan rất nhanh và là ẩn họa cho những vụ sau.
Ông Vũ Văn Liết, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bảo với phóng viên tờ Lao Động rằng, cả Thiên Ưu lẫn Nhị Ưu đều là giống lúa lai của Trung Quốc.
Từ 2015, Thiên Ưu – giống lúa khiến các thửa ruộng tại Hà Tĩnh mất trắng – đã được Chi cục Trồng trọt Hà Tĩnh xác định là giống mới ở tỉnh này. Năm ngoái, Chi cục Trồng trọt Hà Tĩnh xác định Thiên Ưu là “giống lúa chủ lực trong vụ Xuân 2017”.
Hồi trung tuần tháng 5, sau khi kiểm tra thực địa, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh từng nêu thắc mắc, tại sao các thửa ruộng sử dụng giống Thiên Ưu đều bị đạo ôn cổ bông còn một số thửa ruộng dùng những loại giống khác thì cây lúa trĩu hạt? Thắc mắc này mới được trả lời.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định, đạo ôn là do nấm, không phải do giống. Nếu phải xem tới giống thì chỉ xét tỉ lệ nảy mầm, độ sạch, độ ẩm… và các tiêu chí đó của giống Thiên Ưu đều đạt yêu cầu.
Ông Liết không đồng tình với lối lập luận vừa kể. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa cho rằng, khi nhập cảng và phổ biến một giống mới để trồng trên diện rộng thì Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh phải ra quyết định về cơ cấu giống. Ông Liết tin rằng, giống Thiên Ưu mà nông dân dùng trong vụ Xuân 2017 này đã bị nhiễm đạo ôn. Trong trường hợp này, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm vì: (1) Đưa những giống bị nhiễm đạo ôn vào cơ cấu giống. (2) Chưa làm hết chức trách, không phát giác kịp để giúp dân phòng trừ, khiến nấm lan lên đến cổ bông. Tuy thừa nhận đạo ôn hoành hành dữ dội vì thời tiết thất thường nhưng ông Liết không tán thành kiểu lý giải “Trời phải chịu trách nhiệm”.
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, bảo với báo giới là sở này “chưa ngồi kiểm điểm trách nhiệm được vì đang lo xác định nguyên nhân, tập trung cho kịp vụ hè thu và lấy ý kiến các bộ, ngành”.
Các bộ, ngành chưa có ý kiến còn nông dân thì bảo với báo giới, năm nay, chắc chắn họ sẽ đói vì đã mất sạch mọi thứ. (G.Đ)

Quân đội CSVN ‘không làm kinh tế nữa’

Một góc sân golf Tân Sơn Nhất. Người ta tin rằng sân golf này chỉ là vỏ để bọc việc kinh doanh hàng trăm héc ta “đất quốc phòng”. (Hình: Tuổi Trẻ)
VIỆT NAM (NV) – Đó là tuyên bố của Thượng tướng Lê Chiêm, một Thứ trưởng Quốc phòng. Theo tuyên bố này thì sắp tới, Bộ Quốc phòng Việt Nam “chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ”.
Tuyên bố vừa kể được đưa ra tại buổi làm việc giữa ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam với chính quyền thành phố Sài Gòn về tình hình kinh tế – xã hội của thành phố này trong nửa đầu của năm nay.
Tường thuật về “buổi làm việc”, các tờ báo ở Việt Nam đồng loạt nhấn mạnh việc giới hữu trách có bàn đến “sân golf Tân Sơn Nhất”.
“Sân golf Tân Sơn Nhất” dường như là giọt nước cuối cùng làm tràn ly phẫn nộ của dân chúng Việt Nam đối với chuyện “quân đội làm kinh tế”.
Chủ trương “quân đội làm kinh tế” được khởi xướng từ thập niên 1980, mở đường cho sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp hoặc được đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quân đội CSVN, hoặc là liên doanh giữa quân đội CSVN với ngoại quốc, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.
“Vốn” mà quân đội CSVN “đầu tư” vào các doanh nghiệp của mình hoặc đem “góp” cho các liên doanh là phương tiện quốc phòng (ví dụ hệ thống hạ tầng về thông tin, viễn thông quốc phòng nay là “xương sống” của Viettel – hiện là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam), đất đai, thậm chí quân lực. Trên thương trường, chủ trương vừa kể tạo ra hàng loạt doanh nghiệp đương nhiên được thụ hưởng vô số đặc quyền, đặc lợi, thậm chí dù bất hợp pháp cũng bất khả xâm phạm vì hoạt động có liên quan tới… “quốc phòng”. Đó cũng là lý do quân xa thường xuyên được sử dụng để chở hàng buôn lậu, hàng cấm, các doanh trại trở thành tổng kho của loại hàng hóa này (tháng 4 năm 2015, Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, Gian lận thương mại và Hàng giả của Việt Nam chính thức loan báo, các doanh trại quanh khu vực phi trường Tân Sơn Nhất có 132 kho chứa hàng lậu, hàng gian – hàng giả các nhãn hiệu nổi tiếng) với số lượng cực lớn.
Chủ trương “quân đội làm kinh tế” cũng là chỗ dựa để quân đội CSVN mạnh tay giao cho Long Biên – công ty tư nhân của một cựu thiếu tá quân đội – 120 héc ta đất của phi trường quân sự Gia Lâm (Hà Nội), 157 héc ta “đất quốc phòng” cạnh phi trường Tân Sơn Nhất để công ty này biến thành hai sân golf. Đi kèm theo hai sân golf là các khách sạn, nhà hàng, biệt thự, apartment cao cấp cho thuê bằng Mỹ kim. Tuy giá mà quân đội CSVN cho Công ty Long Biên thuê chưa bao giờ được công bố song nhiều người tin rằng, chúng sẽ thấp đến mức gây ngỡ ngàng nếu so với giá thị trường.
Điểm đáng nói là vì phi trường Tân Sơn Nhất quá tải, nghẽn cả dưới dất lẫn trên trời nhưng vì cho quân đội CSVN quyền hưởng dụng vài trăm héc ta đất quốc phòng tại khu vực này để “làm kinh tế”, chính quyền Việt Nam đã quyết định vay 15,7 tỉ Mỹ kim để xây dựng phi trường mới ở Long Thành, Đồng Nai. Đó cũng là lý do cả chính quyền Việt Nam lẫn quân đội CSVN bị dân chúng và các chuyên gia chỉ trích kịch liệt suốt sáu năm vừa qua. Nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, đầu năm nay, quân đội CSVN quyết định giao lại cho chính quyền Việt Nam 21 héc ta đất quốc phòng để mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất song dân chúng càng thêm phẫn nộ khi quân đội CSVN xua các đơn vị phòng không – không quân trú đóng quanh phi trường Tân Sơn Nhất đi nơi khác, chứ dứt khoát không đụng tới 157 héc ta đã giao cho Công ty Long Biên…
Đến nay vẫn chưa có bất kỳ thống kê nào cho biết chủ trương quân đội CSVN “làm kinh tế” hỗ trợ cho quốc phòng ra sao, thỉnh thoảng dân chúng Việt Nam chỉ thấy trên Internet những thông tin xa, gần về khối tài sản càng ngày càng khổng lồ của các viên tướng là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, chỉ huy các Tổng cục, các Cục, các Quân khu, Quân đoàn,… song những thông tin như thế chưa bao giờ được điều tra, xác định đúng sai. Gần đây, người ta bắt đầu thắc mắc rằng, khi mà chỉ vài ông chủ của một số công ty có thể lèo lái Bộ Quốc phòng Việt Nam theo ý mình thì ai dám chắc những ông tướng đang lãnh sứ mệnh “bảo quốc, an dân” luôn luôn “kiên định” trước tác động đủ mặt của các thế lực thật sự là thù địch của Việt Nam?..
Trong bối cảnh như vừa kể, tuyên bố của tướng Lê Chiêm hôm 23 tháng 6 trở thành đặc biệt đáng chú ý. Ngoài việc loan báo rằng quân đội “không làm kinh tế nữa”, rằng tất cả các doanh nghiệp của quân đội sẽ được cổ phần hóa, quân đội cũng sẽ rút hết vốn khỏi các liên doanh, viên tướng vừa kể nói thêm, “quỹ đất quốc phòng” tại Sài Gòn rất lớn và “có nhiều vấn đề”. Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ “thanh tra toàn bộ đất quốc phòng tại Sài Gòn”, chỉ giữ lại những nơi thật sự cần cho quốc phòng còn không cần thì sẽ giao lại cho chính quyền thành phố Sài Gòn để “phát triển kinh tế”. (G.Đ)

Cán bộ phường phục kích đánh dân gãy xương

Ông Mẫn bị cán bộ phường đánh gãy ngón chân, xương sườn. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
QUẢNG NAM (NV) – Thông tin trên được Ủy Ban thành phố Hội An, cho biết chiều 22 Tháng Sáu, tại buổi tiếp xúc với báo chí xoay quanh vụ các cán bộ của đội trật tự đô thị phường Minh An đánh người dân gãy xương.
Như Báo Tuổi Trẻ đã loan tin, khoảng 20 giờ ngày 10 Tháng Sáu, khi vợ chồng ông Nguyễn Đình Mẫn đang bán chè trên vỉa hè đường Lê Lợi, thì hai ông Nguyễn Xuân Phước và Mai Phúc Thọ, cán bộ đội trật tự đô thị (ĐTTĐT) phường Minh An, đến bắt dẹp vì cho rằng lấn chiếm vỉa hè. Lúc này giữa hai bên lời qua tiếng lại, dẫn đến xô xát.
Tưởng mọi việc đã qua, nhưng khoảng 9 giờ tối cùng ngày, khi ông Mẫn chạy xe máy đi mua nước đá cho vợ trên đường Phan Châu Trinh, đến địa điểm cách trụ sở công an phường Minh An 50mét, thì bị ông Phước, ông Thọ và ông Bùi Công Định, cũng là cán bộ ĐTTĐT phục đánh. Hậu quả, ông Mẫn bất tỉnh và được người dân đưa đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương, các bác sĩ điều trị kết luận ông Mẫn bị gãy cung sau xương sườn số 10, dập môi hàm và gãy ngón chân cái của bàn chân trái. Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, ông Mẫn được bệnh viện cho về nhà dưỡng thương để đỡ tốn kém.
Bất bình trước hành vi bạo lực và đe hèn này, ông Mẫn đã làm đơn tố cáo sự việc gửi đến chính quyền thành phố Hội An, buộc cơ quan trách nhiệm điều tra.
Tại buổi tiếp xúc với báo chí, ông Nguyễn Văn Sơn, phó chủ tịch Hội An, cho biết, đến thời điểm hiện tại, 3 đơn vị thụ lý vụ này đã có đánh giá ban đầu và đang chờ kết quả giám định thương tật của ông Mẫn mới đưa ra hình thức xử phạt.
“Trước mắt, chính quyền thành phố đã quyết định tạm đình chỉ công tác ông Phước và ông Thọ. Chờ kết quả cuối cùng từ cơ quan điều tra thì mới chính thức kết luận”, ông Sơn nói. (Tr.N)

Thanh tra giao thông Cần Thơ tham nhũng để mua chức

Các thanh tra giao thông Cần Thơ tại phiên tòa. (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM)
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Cựu phó chánh thanh tra giao thông Cần Thơ Dương Minh Tâm khai chi 370 triệu đồng để chạy chức này. Đội trưởng thanh tra giao thông quận Ninh Kiều cũng khai chi 350 triệu đồng để được bổ nhiệm.
Chiều 22 Tháng Sáu, Viện Kiểm Sát giữ quyền công tố đề nghị hoãn phiên xử, rút cáo trạng “để làm rõ một số chi tiết mới phát sinh” tại phiên xét xử nhóm thanh tra giao thông Cần Thơ mãi lộ tiền tỉ.
Sáng cùng ngày, trong phiên tòa xét xử nhóm bảy bị cáo nguyên là các thanh tra giao thông Cần Thơ về tội nhận hối lộ, khi tòa án hỏi các bị cáo dùng tiền nhận hối lộ như thế nào, thì ông Dương Minh Tâm, cựu phó chánh thanh tra giao thông Cần Thơ, khai đã đưa 370 triệu đồng để nhờ ông Trương Văn Phúc, cựu chánh thanh tra Sở Giao Thông Vận Tải Cần Thơ, “chạy” lên chức phó chánh thanh tra. Đồng thời “đã chi tiền cho một số lãnh đạo khác nhưng không vì mục đích hối lộ.”
Tương tự, cũng trong trong phiên xử này, ông Võ Hoàng Anh, cựu đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông quận Ninh Kiều, cũng khai đã đưa 350 triệu đồng cho ông Phúc trong thời điểm ông Phúc còn đảm nhận chức vụ phó chánh thanh tra rồi chánh thanh tra giao thông Sở Giao Thông Vận Tải Cần Thơ.
Cùng lúc, nói với báo Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Trương Văn Phúc, cựu chánh thanh tra, phủ nhận việc nhận 370 triệu đồng của ông Tâm để bổ nhiệm ông này làm phó chánh thanh tra và cũng không nhận tiền của ông Anh để nâng đỡ ở vị trí tốt hơn.
“Trong kết luận cơ quan điều tra đã nói vậy nhưng tôi không có, không biết. Cơ quan điều tra công an Cần Thơ có hỏi tôi, tôi cũng đã nói tôi không biết,” ông Phúc nói.
Theo kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra, ông Tâm khai nhận, đã đưa cho ông Phúc số tiền trên, song việc chi tiền này hoàn toàn không có biên nhận, không ai chứng kiến và kết quả đối chất thì ông Phúc không thừa nhận. (Tr.N)