Friday, June 27, 2014

Đồng ruộng bốc lửa



Tình hình nông thôn Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng. Nông dân đang kêu cứu. Người dân mất đất ngày càng nhiều. Dân oan ở nông thôn tăng lên nhanh chóng. Hiệp hội dân oan đã được thành lập, lan rộng ra các tỉnh thành, quận huyện.
 
Tất cả tai họa của nông dân Việt Nam mấy chục năm nay là cái sáng tạo kỳ quái, chưa từng có bao giờ, của đảng CS, đó là “quyền sở hữu toàn dân về đất đai’’.
Từ ngàn xưa, nông dân các thời đại đã chinh phục thiên nhiên, khai phá rừng hoang  thành đồng ruộng phì nhiêu. Các chế độ cai trị đều công nhận quyền sở hữu tư nhân của những nông dân tiên phong ấy, kể cả quyền chuyển giao lại cho con cháu họ mãi mãi về sau.
 
Đảng CS đã ngang nhiên thủ tiêu quyền tư hữu về ruộng đất vốn được công nhận là thiêng liêng bất khả xâm phạm trên toàn thế giới từ thời cổ đại đến nay. Năm 2013, nhân bàn về bản Hiến pháp mới, đã có nhiều nhân sỹ, trí thức, giáo sư, nhà chính trị góp ý nên trả lại cho xã hội quyền sở hữu đa hình thức: nhà nuớc, tập thể, tư nhân, trong đó hình thức sở hữu tư nhân là căn bản nhất.
 
Với “sở hữu toàn dân” đảng CS đã giáng một đòn chí tử vào giai cấp nông dân mà đảng từng coi là giai cấp thân thiết nhất trong liên minh công - nông. Thật ra đây là sự phản bội thâm độc nhất, là hành vi tội ác tệ hại nhất, tàn phá nông thôn, triệt phá nông nghiệp, bần cùng hóa triệt để nông dân.
 
Không phải ngẫu nhiên mà nhà toán học hàng đầu Hoàng Xuân Phú ở trong nước đã cảnh báo rằng “Điều 4 Hiến pháp và sở hữu toàn dân về đất đai là hai tử huyệt của đảng CS”.
 
Sinh viên ngành Luật Đỗ Thúy Hằng từng nhận xét: “Mệnh đề bịp: đất đai thuộc sở hữu toàn dân có mục đích dẫn đến tim đen - mệnh đề 2 của đảng CS là: do Nhà nước của đảng CS thống nhất quản lý”. Và Đỗ Thúy Hằng kết luận: “Thế là đảng CS không hề bỏ ra một giọt mồ hôi nào bỗng có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào họ muốn, ngon ơ, coi như hợp pháp. Tai họa cho nông dân ta là từ đó”.
 
Thế là đồng ruộng ta đang bốc cháy. Bị dồn vào bước đường cùng, hàng triệu nông dân ở khắp nơi - ở Tiên Lãng, Kiến An,Thái Bình; ở Dương Nội, Hà Đông; ở Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh; ở Bắc Sơn, Hà Tinh; ở Sơn Hải, Ninh Thuận; ở Quảng Ngãi và Bình Định; ở Bình Dương và Long An… - đã thề sẽ sống chết với đất đai ruộng đồng mồ mả của tổ tiên, cha ông để lại, quyết không cho ai xâm phạm. Có nơi dân oan đã kéo lên thủ đô đấu tranh quyết liệt.
 
Chính quyền địa phương đã huy động công an cùng bọn côn đồ xã hội đen hành hung tàn bạo nông dân, trong khi chính quyền trung ương làm ngơ, Bộ Công an đồng lõa làm cho tình hình cực kỳ căng thẳng.
 
Mặt trận Tổ quốc trong đó có Hội Nông dân VN hoàn toàn bất động khi nông dân đứng dậy đòi quyền sống, tự vạch trần bộ mặt làm tay chân cho đảng CS, không có mảy may liên hệ gì với bà con nông dân trong cơn đại nạn kéo dài này.
 
Theo hai trong số các chuyên gia am hiểu nông dân và nông thôn nhất, giáo sư Võ Tòng Xuân và giáo sư Đặng Hùng Võ, đảng CS phải trả lại cho nông dân quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vì không có một con đuờng nào khác để đưa nông thôn ra khỏi bế tắc nguy hiểm hiện nay. Và đó cũng là vấn đề ưu tiên cần được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Quốc hội vào giữa tháng 5 này.
 
Nông dân hiện vẫn còn chiếm 70% dân số nước ta. Điều gì sẽ xảy ra khi phong trào nông dân đòi quyền sống lan ra rộng khắp, được điều hành bởi Hiệp hội dân oan mất đất, được phong trào Dân chủ, Nhân quyền tận lực hỗ trợ, được mạng lưới các blogger tiếp sức, được thế giới và Liên Hiệp Quốc ủng hộ? Sẽ không có một thế lực nào đàn áp nổi.
 
Tình hình Tiên Lãng, Dương Nội, Bắc Sơn, Sơn Hải, Trịnh Nguyễn cho thấy rõ bọn quan chức CS địa phương đã câu kết chặt với các nhà đầu tư nước ngoài cướp đất của dân với giá rẻ mạt để xây dựng nhà nghỉ cao cấp, khách sạn 4 sao, trung tâm thương mại, tổ hợp chung cư lớn, văn phòng các loại, sân golf, sòng bạc casino… nhằm thu lợi lớn, trong khi đông đảo nông dân bị phá sản, mất mồ mả cha ông, mất phương tiện sản xuất, mất nguồn sống cố hữu của mình.
 
Không dứt khoát từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân quái ác, như chiếc gông kẹp cổ nông dân gần nửa thế kỷ qua, mọi nghị quyết của đảng CS về chính sách tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn - về xây dựng nông thôn mới, về bổ sung sửa Luật đất đai đều là hời hợt, giả dối trên quá trình phản bội nông dân và tàn phá nông thôn.
 
Tất cả những trò lừa dối ấy chỉ như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm giận đang bùng cháy trên đồng ruộng, làm cho lan rộng ra cả nước, khi nông dân cả nước biết kết đoàn, biểu thị ý chí bất khuất trước cường quyền tham nhũng, quyết giành lại bằng được quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thiêng liêng vốn có tự ngàn xưa.
 
 * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống

Tỷ lệ 99% học sinh tốt nghiệp tú tài mấy hôm nay đã ám ảnh tôi. Một con số đẹp như mơ. Nhưng có nhiều bài báo cứ đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của 99% học sinh tốt nghiệp đó. Chẳng lẽ dư luận lại mất lòng tin vào giáo dục đến vậy sao? Sở dĩ tỷ lệ tốt nghiệp cao như vậy là do năm nay kì thi tốt nghiệp đã được rút gọn còn lại 4 môn thay vì 6 môn như thời của tôi. Điều dễ dàng hơn nữa là các bạn học sinh có quyền chọn 2 môn ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Văn.
Dĩ nhiên, đa số các bạn chọn các môn khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội. Cán cân nhanh chóng nghiêng về phía các môn tự nhiên. Cá biệt, ở một hội đồng thi chỉ có một thí sinh chọn môn lịch sử. Thật là một hoàn cảnh cười ra nước mắt. Có một ý kiến cho rằng cần đưa môn lịch sử vào làm môn bắt buộc và mọi học sinh đều phải trải qua kì thi tốt nghiệp với môn đó. Bởi vì mỗi người cần phải biết rõ lịch sử của dân tộc, đất nước của mình. Tôi thấy điều đó là đúng, nhưng chắc ai cũng biết, lịch sử chưa bao giờ phản ánh đúng sự thật 100%, có những sự thật được che giấu hoặc thậm chí bị bóp méo. Một nửa quả cam là quả cam, nhưng một nửa sự thật thì vô nghĩa. Vậy việc đưa môn lịch sử vào làm môn bắt buộc thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đừng để đào tạo ra một thế hệ với hệ lịch sử vô nghĩa tồn tại trong khối óc của họ.
Trở lại với tỷ lệ 99%, rõ ràng con số này không phản ảnh đúng chất lượng mà chỉ là số lượng. Một thế hệ học trò chỉ giỏi các môn tự nhiên (hay ảo tưởng rằng mình giỏi các  môn tự nhiên) là do thiếu định hướng trong cách dạy và học. Chạy theo các chỉ tiêu ảo đó để làm gì khi mà rất nhiều bạn bè của tôi nói rằng họ đã mất định hướng sau khi tốt nghiệp phổ thông và sau đó lại lảo đảo bước ra đời trong khi trên tay tấm bằng đại học còn thơm mùi mực. Ở trường hợp này, các bậc quản lý giáo dục đang đeo một lớp mặt nạ mang tên thành tích. Chỉ cần đưa tay gỡ ra, cả một sự thật nhảm nhí được phơi bày.
Hôm trước tôi có nghe cô bạn tôi kể chuyện cô ấy đã bị phân biệt đối xử ngay trên đất nước của mình như thế nào. Chả là cô ấy vào ăn tại một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn, đến trước cô ấy là một nhóm khoảng 4-5 người khách du lịch da trắng. Họ được người phục vụ đối đãi ân cần và lịch sự, trong khi chỉ ít phút sau đó, cô ấy và hai người bạn Việt Nam lại bị đối xử với thái độ hờ hững. Và theo như cô ấy kể thì dường như họ chỉ muốn được tiếp khách ngoại quốc hơn là người Việt.
Lại kể, lần trước tôi có đọc một bài blog nói về tư tưởng sính ngoại của người Việt. Tác giả là một người Việt làm việc cho một công ty phân phối văn phòng phẩm. Sếp của cô ấy là một người Mỹ. Công việc của cô hằng ngày là gọi điện thoại đến các công ty để chào hàng. Nhưng hàng ngày cô vẫn bị từ chối nối máy, có khi còn bị mắng té tát. Thế nhưng nếu cuộc gọi chào hàng được thực hiện bởi sếp cô, thì dường như luôn được nối máy. Cô cho là dân Việt coi trọng người nước ngoài hơn là chính dân mình, nhưng lại coi trọng theo kiểu quán tính, mù quáng không có ý thức. Chỉ cần là người nước ngoài đang nói về một vấn đề nào đó thì lập tức vấn đề đó sẽ được dán nhãn nghiêm trọng. Hoặc có khi những người Việt kia không nghe rõ tiếng nước ngoài nên đành đánh đồng rằng sự việc đó rất cần sự quan tâm. Rõ ràng, một bộ phận không nhỏ người Việt đang vô tình đeo một lớp mặt nạ sính ngoại vô ý thức.
Cách đây vài hôm tôi có đọc một bài cảm nghĩ của cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên facebook. Cô trích dẫn một câu nói của người bạn nghề là nhà văn kiêm MC Nguyễn Ngọc Ngạn rằng văn hóa Việt thiên về chỉ trích, trong khi văn hóa Tây phương lại thiên về khuyến khích. Nữ MC tự nhận mình tuy mang dòng máu Việt nhưng do sinh sống ở nước ngoài từ nhỏ nên tư duy bị ảnh hưởng của phương Tây. Cô dẫn chứng mình bị những người Việt thường hay chỉ trích cô ăn vận sang trọng, đi du lịch xa hoa… thay vì đóng góp từ thiện, mặc dù những người ấy chẳng biết là cô có làm từ thiện hay không. Chắc cô Kỳ Duyên không biết là dân Việt Nam rất thích múa bàn phím trên mạng ảo. Họ rất thích ẩn minh sau màn hình vi tính và chỉ trích thế giới xung quanh. Họ thích thể hiện nhưng ít khi đóng góp.
Bản thân tôi cũng đồng tình với câu nói trên của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Hiện tôi đang làm việc tại một bệnh viện ở Việt Nam. Mỗi lần tham gia các cuộc họp thì y như rằng sẽ có nhiều ý kiến tranh cãi. Có lần tôi chứng kiến đồng nghiệp của tôi phải phụ trách về giao diện website cho bệnh viện, và phải đưa thiết kế giao diện lên trình chiếu trong một cuộc họp của lãnh đạo và các trưởng khoa phòng. Xin nói thêm, những gì thuộc về hình ảnh thì không có một phạm trù tuyệt đối để đánh giá, tức là đẹp hay không sẽ còn phụ thuộc vào thẩm mỹ của từng người. Khi giao diện mẫu được trưng lên, người này không thích, người kia chê, người nọ lắc đầu, và có những phát biểu đại loại như “tôi cảm thấy giao diện này chưa ổn” hay “tôi thấy cần phải chỉnh sửa lại”. Những phát biểu rất chung chung và vô trách nhiệm. Khi được hỏi thêm là cần thay đổi, cần chỉnh thế nào thì chính những người vô trách nhiệm và thích thể hiện ấy lại lắc đầu không biết, hoặc trả lời rất thiếu ý thức, “không phải chuyên môn của tôi.” Rõ ràng họ là những người thích phát biểu và chỉ trích trong các cuộc họp, chỉ để thể hiện rằng ta đây cũng muốn có tiếng nói. Thế nhưng buồn cười là những phát biểu của họ chả có chút giá trị gì mang tính xây dựng. Lại một bộ phận người Việt thích mang mặt nạ thể hiện.
Mặt nạ thành tích, mặt nạ sính ngoại, mặt nạ thể hiện hay còn nhiều nhiều mặt nạ khác cũng chỉ là một cách để tôi gọi những tính cách có thể thay đổi được của chúng ta. Đã là mặt nạ thì chỉ cần gỡ bỏ, dễ dàng vứt đi được. Chỉ có điều chúng ta có dám và có sẵn sàng gỡ bỏ đi không. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Tôi hy vọng những lời đắng nghét của tôi trong bài viết này sẽ không làm mất lòng một ai, chỉ hy vọng chúng trở thành những liều thuốc đắng giúp chữa trị căn bệnh thành tích, sính ngoại và thích thể hiện một cách thiếu trách nhiệm của phần nhiều người Việt chúng ta.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam ‘cân nhắc kỹ lưỡng’ thời điểm kiện Trung Quốc

HÀ NỘI (NV) - Ðó là tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN liên quan đến thắc mắc về việc sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông.

Trong một cuộc họp báo quốc tế, ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, cho biết, Việt Nam xem việc sử dụng biện pháp pháp lý là phương thức bảo vệ chủ quyền “văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ.” Tuy nhiên Việt Nam đang “cân nhắc kỹ lưỡng” về việc sử dụng biện pháp này.

Ảnh chụp mũi tàu KN 951 sau khi bị các tàu của Trung Quốc vây và đâm vào hai bên hông. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc bảo rằng, “trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Khác với trước, gần đây, Việt Nam liên tục lên tiếng tố cáo Trung Quốc “ngang ngược” trước cộng đồng quốc tế. Ðối với việc Trung Quốc mới đưa giàn khoan Nam Hải 09 đến cửa vịnh Bắc bộ, Phát ngôn viên Việt Nam, cho rằng, đó cũng là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế vì giàn khoan Nam Hải 09 hoạt động ở “vùng chồng lấn,” chưa được phân định và về nguyên tắc, các bên không được có hành động đơn phương như thăm dò khai thác dầu khí ở đó.

Cùng với Philippines, Việt Nam cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc phát hành bản đồ mới vì đó là hành vi vi phạm vi phạm luật pháp quốc tế, khiến tình hình khu vực thêm bất ổn.

Trước kia, các bản đồ giới thiệu về chủ quyền của Trung Quốc được in ngang, trong đó, vùng biển và các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền được thu nhỏ, đặt trong một ô riêng ở góc dưới bản đồ. Yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Ðông được xác định bằng một đường với chín đoạn, bị mỉa mai là “đường lưỡi bò.”

Gần đây, nhà xuất bản Hồ Nam ở Trung Quốc phát hành một bản đồ mới, không còn in ngang mà in dọc. Yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc không những được phóng lớn mà còn được xác định bằng một đường với mười đoạn, bao phủ toàn bộ biển Ðông. Việt Nam còn lên án Trung Quốc gia tăng khiêu khích, khiến tình hình tại khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa “căng thẳng và phức tạp hơn.”

Trong vài ngày gần đây, các tàu của Trung Quốc tiếp tục vây, ép, đâm vào các tàu của Việt Nam ở khu vực tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trong các tàu của Việt Nam bị vây, ép, đâm ngang hông, có cả tàu mang số hiệu CSB 8003 - tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang hiện diện tại khu vực tranh chấp chủ quyền.

Theo tường thuật của báo giới Việt Nam, các tàu của Việt Nam phải liên tục di chuyển, tránh bị vây, bị đâm hư tàu. Ngoài ra, việc vây, ép, đâm vào các tàu của Việt Nam ở khu vực tranh chấp nay được các tàu của Trung Quốc thực hiện vào cả ban đêm. Chưa kể các tàu của Việt Nam còn bị tấn công bằng vòi rồng, bị quấy nhiễu bằng loa phát âm thanh cao tần, đèn pha loại cực mạnh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động cản trở tàu công vụ của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường cho việc làm hư hại các tàu của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.

Ðáp lại, ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cảnh cáo rằng “Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế. Nếu quốc gia nào đó một mực làm liều, tiếp tục đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do việc này gây nên.”

Ông này phủ nhận các hành động đơn phương của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực và cho rằng, “trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc” mà do một số quốc gia cá biệt tạo ra. (G.Ð)
06-27-2014 3:09:44 PM 

Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam

TP - “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng một thời gian để họ chấn chỉnh các quy định”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, chiều 27/6.
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Việt Nam. Ảnh: Ngọc Châu Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Việt Nam. Ảnh: Ngọc Châu
Xuất nhập khẩu với Trung Quốc đang chậm lại

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt gần 15 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, với thị trường Trung Quốc, trong tháng 5-6 đang có dấu hiệu giảm sâu.
Ông Hòa cho hay, hiện nhiều nông sản Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80-90%.
Có sự kiện trên biển Đông hay không, chắc chắn Việt Nam cũng phải tái cơ cấu thị trường, không thể phụ thuộc một thị trường được. Cùng với tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chắc chắn phải tăng thị trường trong nước, nhất là hệ thống thương mại bán lẻ. Như quả vải, ngoài xuất sang Trung Quốc, chúng ta đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, nhất là phía Nam. TPHCM chấp nhận tiêu thụ vải rất tốt với hệ thống 70 chợ lẻ, 7 chợ đầu mối… mỗi ngày bình thường, gần nghìn tấn vải”.
Ông Đoàn Xuân Hòa
Theo ông Hòa, Trung Quốc là thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng, nên “ăn hàng” khá mạnh. Với điều kiện nông sản Việt Nam chưa được chế biến sâu, hệ thống bảo quản còn kém, thì đây là thị trường thuận lợi.  Về việc Trung Quốc giảm nhập cao su (nửa đầu năm ngoái chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu, nhưng 6 tháng đầu năm nay 37%), ông Hòa cho rằng, do nhu cầu trong nước tăng lên. “Năm ngoái, nhu cầu mủ cao su khô chế biến công nghiệp 18%, nhưng nay tỷ lệ trên tăng lên, lấp phần giảm xuất sang Trung Quốc” - ông Hòa nói.
Trong khi đó, năm 2013, Trung Quốc nhập của Việt Nam khoảng 3,2 triệu tấn gạo (trong khi xuất khẩu cả nước là 7,2 triệu tấn), trong đó, nhập chính ngạch là 1,8 triệu tấn, tiểu ngạch 1,4 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập chính ngạch khoảng 1,1 triệu tấn, cao hơn so cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục Chế biến nông lâm sản và thủy sản cũng cho biết, Trung Quốc chiếm khoảng 30% thị phần với thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
“Đương nhiên, hàng xuất sang Trung Quốc giá trị sẽ không cao như các thị trường khác. Trong tháng 5-6, xuất khẩu chậm lại có thể do tâm lý một số tiểu thương Trung Quốc tạm dừng giao thương, lao động phổ thông hạn chế, việc bốc xếp cũng chậm lại” - ông Hòa nói.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, nông sản xuất qua Trung Quốc chủ yếu bằng đường tiểu ngạch, nên tiềm ẩn nguy cơ không ổn định. “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu nào đó có khả năng họ sẽ dừng một thời gian để chấn chỉnh các quy định. Việc tạm dừng phía họ, trước đây từng làm nhiều lần. Chúng tôi bàn để hạn chế rủi ro” - ông Tuấn nói.

Tích cực tìm thị trường mới
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm hôm nay, theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, với những nông sản bị ảnh hưởng thị trường với Trung Quốc, Bộ đã rà soát lại các thị trường, đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các bộ ngành, làm việc với các nước để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật, vận động các nước để mở cửa thị trường. 
Theo ông Phát, ở trong nước, Bộ đã làm việc với các hiệp hội, DN để làm rõ các khó khăn, vướng mắc của DN, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ cố gắng cao nhất hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh, xuất khẩu. “Chúng tôi cũng rà soát và thông tin cho các địa phương, người về tình hình thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất”- ông Phát nói.
Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, nếu thị trường Trung Quốc “kẹt”, một số mặt hàng sẽ tiếp tục khó khăn là cao su, thanh long, một số loại rau quả và những mặt hàng tươi sống. Tuy nhiên, thời gian tới, xuất khẩu nông sản sẽ khả quan do tìm kiếm thêm thị trường mới, trong đó có những nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, lâm sản.
Bà Trần Thị Bích Nga, Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản cho biết, hiện Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận để xuất hàng nông sản sang thị trường Argentina. Bộ cũng đang cử các đoàn công tác sang Mỹ để tháo gỡ khó khăn với cá tra do Luật Nông trại của Mỹ, đang cử đoàn sang Nga để đàm phán mở cửa lại thị trường thủy sản.
Trao đổi với Tiền Phong, một chuyên gia nông nghiệp, tới đây, một số thị trường như Philippines, Indonesia... có thể mua thêm gạo cho Việt Nam; Mỹ cũng ủng hộ Việt Nam tiêu thụ thủy sản; Nhật Bản, Hàn Quốc có thể tăng mua thêm dăm gỗ cho Việt Nam.

Duy nhất “quái dị”: Chỉ có ở CSVN


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lừa đảo, ăn cắp, bỏ nhiệm sở vượt biên trốn chạy, trong nước truy tầm, Interpol truy nã nhưng vẫn được “nhà nước” trả lương khiếm diện (vắng mặt) hàng tháng đầy đủ, thậm chí còn lên lương và sau khi bị bắt ra toà nhận án tử hình, cơ quan nhà nước vẫn không dám công bố cho nghỉ việc”!?.

Thật là “quái dị” (Lạ lùng , chưa từng thấy – Tự Điển.com)

Duy nhất trên thế giới, phải khẳng định là như vậy, rất đáng được đưa vào sách kỷ lục Guinness quốc tế về một kiểu “trả lương” hoang dã kỳ quặc vô lý không thể nào có ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh này, trừ chế độ độc tài lạc hậu CSVN.

Nguyên tắc phổ quát trong chi trả tiền lương: Tiền lương là mọi khoản thù lao mà một người làm công ăn lương nhận được, nó phải cụ thể tương ứng với giá trị có được từ việc làm của chính người đó chứng minh.

Thì trong sự việc này nhà nước đảng CSVN lại dùng trực tiếp một phần khoản tiền chắt chiu của người dân đóng thuế để trả lương cho một kẻ tội phạm (đảng viên CS) đã không hoàn thành trách nhiệm, từ chối công việc lại “ăn cắp” tước đoạt mồ hôi nước mắt của những người đóng thuế, qua sự kiện mới đây phơi bày:
Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Hàng hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines bị án tử hình về tội tham ô) vẫn được nhận lương trong lúc vượt biên trốn chạy và suốt cả thời gian 2 năm bị bắt câu lưu ngồi trong tù, nhưng khôi hài nhất là Bộ Giao thông Vận tải cách đây ít ngày mới có quyết định buộc thôi việc, hai năm sau ngày Dương chí Dũng bị khởi tố nhận án tử .”(*)
Nó nghịch thường tới độ dù là lãnh đạo đơn vị chủ quản cấp trên của Dương chí Dũng nhưng ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng phải thốt lên với báo chí rằng:"Thật là “vô duyên” khi buộc thôi việc một tội phạm đã bị tuyên án tử hình?”, vì như thế là hình thức rất méo mó. Bởi vậy ông không thể giấu thái độ bất bình khi cách đây mấy ngày cấp dưới trình cho ông ký văn bản quyết định buộc thôi việc Dương Chí Dũng. Thật “vô lý” - Đó là lời kết luận của ông Đinh La Thăng khi phải ký cái văn bản “kỳ cục” này. (**)

Trước sự kiện “không giống ai” ấy, Đại biểu QH Nguyễn Sỹ Cương, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ nhà nước CS/XHCN/VN Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, xác nhận với báo chí: Pháp luật hiện hành không có quy định về thời điểm xử lý kỷ luật, buộc thôi việc đối với cán bộ khi vi phạm pháp luật.!? (cán bộ đề cập ở đây là các viên chức đảng CSVN )

Từ nội dung xác nhận điển hình ấy nói lên đây là một trong vô vàn hành vi (có nên gọi là “mọi rợ”?) của “nhà nước đảng CSVN” công khai ngồi trên Hiến Pháp vi phạm Pháp Luật khi dùng mồ hôi nước mắt nhân dân và quyền lực độc tôn “Ta là Pháp Luật” để làm đòn bẩy bảo vệ, nuôi dưỡng, đánh đổi lòng trung thành của các đảng viên thuộc cấp với cái đảng CS chết tiệt này!
Bởi vì bất cứ ai ngoài xã hội cũng hiểu được, khi mà trong hàng trăm ngàn nhà máy công ty xí nghiệp lớn nhỏ, nước ngoài, hay quốc doanh trên cả nước, một công nhân chỉ vắng mặt không lý do, không báo trước, vài ba ngày là có thể bị trừ lương buộc thôi việc ngay lập tức, nhưng với Dương chí Dũng thì khác. Sau khi cùng đồng bọn dưới quyền “ăn cắp” và gây thất thoát thiệt hại rất lớn tài sản của nhân dân tại Vinalines rồi tự động bỏ nhiệm sở vượt biên giới “đào tẩu”, Dương chí Dũng vẫn được Cục Hàng Hải VN - kế toán tài chính lên lịch chi trả lương định kỳ hàng tháng như đặt tiền vào cái ghế trống không người của Dương chí Dũng tại văn phòng Cục Hàng Hải mà không đoái hoài đến quyết định của chính Bộ Giao thông vận tải ngày 18/5/2012 tạm đình chỉ công tác với ông Dương Chí Dũng để phục vụ công tác điều tra và lệnh truy nã trong nước và nước ngoài với Dương Chí Dũng từ ngày 19/5/2012 của Cơ quan điều tra Bộ Công an.

Thật là nực cười, sau khi “ăn cắp” trên đường trốn chạy mỗi bước chân của Dương chí Dũng nó vẫn “đẻ” ra tiền và cả khi bị bắt dẫn độ về nước khoác áo tù nằm trong phòng giam “tử tội” nhưng như trong giấc mơ, Dương chí Dũng hàng ngày vẫn được “nhà nước đảng ta” chi trả lương bằng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân!? Thậm chí, theo quy định, mức chi đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức tại Cục Hàng hải Việt Nam từ tháng 9/2013, cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng có thể cũng được tăng lương theo mức chung tại cơ quan này đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc và các loại phụ cấp). Từ đây, như nói trên, chúng ta thấy chỉ có tuyệt đối bộ phận người dân mới phải trả giá tức thời khi vướng vào vòng pháp lý, chứ : “Pháp luật hiện hành không có quy định về thời điểm xử lý kỷ luật, buộc thôi việc đối với cán bộ CSVN khi vi phạm pháp luật” !?. – Thật là một trò hề của cái chiêu bài mà CSVN luôn đánh bóng rêu rao: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”!?

Mâu thuẫn và vô lý không thể nào biện minh được khi theo nhận định của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an "đây là vụ án gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, có tính chất phức tạp, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ Việt Nam".

Và Theo báo Công an nhân dân, ngày 21 tháng 6 năm 2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã đề nghị truy nã quốc tế ông Dũng và được Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đồng ý. Bộ Công an đề nghị nơi nào bắt được ông Dũng, thông báo ngay cho Interpol Hà Nội và Ban Tổng thư ký của tổ chức Interpol.

Một tội phạm tưởng chừng “treo cổ” vẫn chưa hết tội là thế nhưng “vẫn được trả lương đầy đủ trong lúc vượt biên trốn chạy và suốt cả thời gian 2 năm bị bắt câu lưu ngồi trong tù”. Thế gian không ai, không nhà nước, không chính quyền nào có can đảm làm được việc này – Trừ chế độ CSVN.


CSVN bất lực với nạn phụ nữ bị bán sang Trung Quốc

HÀ NỘI 27-6 (NV) - Tệ trạng phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc không hề giảm bớt mà nhà cầm quyền CSVN gần như bất lực trong việc giải quyết thực trạng nhức nhối này.


Một thiếu nữ sắc tộc H'Mong, tại phòng tạm trú của những người bị bán sang Trung quốc, ở tỉnh Lào Cai sau khi được giải thoát. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Một bản ký sự điều tra mới đây của hãng thông tấn AFP cho biết, chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, trong thập niên vừa qua, có đến 22,000 phụ nữ và trẻ em bị bán sang Trung Quốc, bị ép làm vợ đàn ông Trung Quốc, bị ép hành nghề mại dâm. Trong số 22,000 nạn nhân này, phần lớn là phụ nữ và trẻ em thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam.

Đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó xác định chính xác con số nạn nhân bị các tổ chức buôn người lừa gạt, cưỡng ép đưa sang Trung Quốc bởi họ sống tại các vùng hẻo lánh, nên không được ghi nhận đầy đủ.

Năm 2011, tổ chức Child Exploitation and Online Protection Center, phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, thực hiện một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy, trong bốn năm, từ 2005 đến 2009, số nạn nhân Việt Nam bị bán sang Trung Quốc chiếm 60% tổng số nạn nhân bị bán ra nước ngoài.

Kết qủa điều tra về thực trạng buôn người năm 2014 do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện và công bố, ghi nhận Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể nhưng hiện tượng phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á để cưỡng ép tình dục vẫn rất đáng ngại. Nơi các nạn nhân này thường bị đưa đến là Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Nga.

Chính sách một con của chính quyền Trung Quốc, kèm tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” chi phối nhận thức của dân chúng Trung Quốc đã khiến Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng về dân số. Hệ quả, hàng triệu đàn ông Trung Quốc không tìm được vợ và biến quốc gia này thành nơi chuyên mua phụ nữ ngoại quốc. Ngoài nạn nhân là các phụ nữ Việt Nam, còn nhiều nạn nhân là phụ nữ Bắc Hàn, Miến Điện, Lào và Campuchia.

Ông Michael Brosowki, sáng lập viên và Chủ tịch Quỹ trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Fondation), một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, cho biết, giá bán các phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để ép làm vợ hay để ép làm việc trong các nhà chứa là khoảng 5,000 Euro/người.

Ông Phil Robertson, Giám đốc Khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, nhận định, một nguyên nhân khác khiến thực trạng vừa kể trở thành nghiêm trọng là chính quyền Trung Quốc làm ngơ.

Một vài người hoạt động trong lĩnh vực giải cứu các nạn nhân của tình trạng buôn người tiết lộ, chính quyền Trung Quốc gần như không hợp tác để tìm kiếm những nạn nhân bị bán sang Trung Quốc.

Tuy thực trạng vừa kể đã kéo dài hàng thập niên nhưng mãi đến gần đây, sau khi bị chính phủ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, nhà cầm quyền CSVN mới bắt đầu hành động.

Do sống ở các vùng hẻo lánh, thiếu thông tin và bởi nghèo đói, rất nhiều phụ nữ, trẻ em và thân nhân của họ bị lừa bởi những kẻ hứa hẹn “giúp tìm việc làm”. Ông Nguyễn Tường Long, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của tỉnh Lào Cai, xác nhận với AFP, mười bé gái vừa được giải cứu, đem từ Trung Quốc về Việt Nam đều bị gạt bởi thiếu thông tin và nghèo đói.

Đến nay, chế độ Hà Nội mới bắt đầu thực hiện các kế hoạch cung cấp thông tin để hỗ trợ dân chúng không bị dối gạt vào những kẻ hứa hẹn giúp tìm việc làm có thu nhập cao. Tuy nhiên nỗ lực ngăn chặn thực trạng buôn người lại phát sinh một vấn nạn khác, đó là cũng vì nghèo đói, một số người đã dụ dỗ và bán chính thân nhân của mình. (G.Đ)

06-27-2014 4:31:06 PM

HỒ CHÍ MINH BỊ NHỔ RÂU TẠI ẤN ĐỘ NĂM 1958!



Những bức ảnh CSVN không muốn chúng ta nhìn thấy. Các bạn còn nhớ sự tuyên truyền dối trá khi cho rằng Hồ Chí Minh lúc sang Ấn Độ đã được tiếp đón trọng thể, nồng hậu, được thêu dệt bằng một câu chuyện phịa "ĐÔI DÉP BÁC HỒ":

"Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ 'đôi hài thần kỳ' ấy."

Sự thật không phải như vậy, ẤN ĐỘ rất xem thường Hồ Chí Minh, lúc Hồ Chí Minh vừa đáp xuống phi trường thăm Ấn Độ vào năm 1958 thì bị ngay ông thủ tướng Ấn Độ là Pandit Nehru xem thường NHỔ RÂU chơi.

Lúc bị nhổ râu bất tử, Hồ Chí Minh lộ ngay khuôn mặt GIAN ÁC, GIẬN DỮ trước máy ảnh của các phóng viên.

Tấm hình HỒ CHÍ MINH BỊ NHỔ RÂU nầy được lưu tại Rubin Museum of Art, New York.

Nguyễn Thùy Trang

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?

(VTC News) - Chỉ khi nhóm người Trung Quốc rút đi, dân làng mới tá hỏa rằng họ đã lấy đi sạch sẽ báu vật. 
Loạt bài chiếc hộp vàng hé lộ những kho báu:

Kỳ 4: Đánh cắp kho báu trong lăng mộ

Trại Lốc là địa danh cổ thuộc vùng Yên Sinh xưa, nay thuộc xã An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh). Nơi đây có nhiều công trình hoành tráng, nguy nga thời Trần. Trại Lốc chính là cửa ngõ từ đồng bằng vào rừng và cũng là điểm đầu tiên của hành trình cuốc bộ lên Tây Yên Tử, nơi vua Trần Thái Tông lập am, xây chùa, tu thiền cho đến khi hóa.

Ngay từ đầu thôn Trại Lốc, có tấm bia chỉ đường vào đền Thái, một công trình kiến trúc kỳ vĩ thời Trần, được nhắc đến rất nhiều trong sử sách. Thế nhưng, Đền Thái bây giờ chỉ còn là một gian nhà cấp bốn nhỏ xíu, xây hình chữ Đinh nằm giữa quả đồi, lẩn khuất sau những tán vải um tùm. 

Ông Trần Minh Tòng, người trông nom, hương khói đền và ông Nguyễn Hữu Tâm đang ngồi uống nước trước sân đền. Theo ông Tòng, đền Thái hiện tại do nhân dân dựng lại cách nay hơn chục năm để thờ 3 vị vua là Trần Hiến Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Chiếc hộp vàng ròng tìm thấy ở Trại Lốc, nơi có quần thể lăng mộ vua Trần 

Lăng mộ 3 vị vua Trần nằm ngay sau đền Thái. Ông Nguyễn Hữu Tâm dẫn tôi đi tìm lăng mộ của vua Trần Minh Tông. Đứng trên con đập hùng vĩ, ông Tâm chỉ tay xuống phía chân đập và bảo: “Ngay dưới chân đập, chỗ bãi bằng kia là lăng mộ vua Trần Minh Tông đấy! Chỉ vài người lớn tuổi chúng tôi còn biết đến lăng mộ của ông Minh Tông thôi. Giờ lăng mộ biến mất rồi, không có sự chỉ dẫn của chúng tôi, các nhà khảo cổ cũng khó mà xác định được vị trí”. 

Tôi và ông Tâm tụt xuống chân đập và định vị lăng mộ khổng lồ của một vị vua Trần nổi tiếng thế kỷ 14. Tôi loanh quanh trên khoảng đất rộng mênh mông lọt giữa khe đồi, song tuyệt nhiên không tìm thấy dấu tích gì, dù là một mẩu gạch, một viên đá. 

Đang lang thang ở trên khu vực vốn là lăng mộ vua Minh Tông, ông Tâm chợt dừng lại bên một hố đất vừa bị múc lên một cách bí ẩn. Ông Tâm bảo, không ai được phép đào bới ở chân đập, nên những vết đào bới này rất khả nghi. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Vết tích đào bới ở lăng mộ vua Trần Minh Tông 

Theo lời ông, thi thoảng vẫn có người lạ mặt tìm đến khu vực đo đạc, tìm kiếm, đào bới. Có thể, những người này đang săn tìm thứ gì đó ở khu vực từng có lăng mộ vua. Nhiều khả năng họ vẫn tiếp tục đi tìm kho báu.

Theo lời ông Tâm, khu vực này từng có tên là Khe Gạch. Địa danh Khe Gạch vốn là một khu dân cư thuộc thôn Trại Lốc. Năm 1970, gia đình ông Tâm đến định cư ở ngay chân đồi Khe Gạch, cách lăng mộ vua Trần Minh Tông khoảng 150m. Lăng mộ khi đó nằm dựa vào chân đồi, ngay cạnh con suối. Địa thế nơi đặt lăng mộ rất đẹp. Phía trong hồ Trại Lốc bây giờ, cách lăng mộ chỉ vài trăm mét, là xóm của người Hoa bí ẩn.

Ngày đó, ông Tâm là chi hội trưởng người cao tuổi của thôn, được nhân dân giao trông nom, hương khói khu lăng mộ này. Khi đó, lăng mộ đã đổ nát, nhưng di vật vẫn còn rất nhiều, nằm la liệt trên mặt đất. Cả một khu vực rộng mênh mông có vô vàn bia đá, tượng, bụt, gạch ngói, bệ đá. 

Đặc biệt, lăng mộ vẫn còn nguyên 8 cửa lên xuống, với mỗi cửa là 2 con “sấu đá” (cách gọi của địa phương, gần giống như rồng đá), tổng cộng là 18 con. Theo ông Tâm, lăng mộ vua Trần Minh Tông ở chân đồi Khe Gạch là lăng mộ lớn nhất, đẹp nhất và còn nguyên vẹn nhất khi đó. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Cổ vật ở lăng mộ vua Trần Anh Tông bị đập phá để tìm kho báu 

Lời các cụ kể lại rằng, xưa kia, chẳng ai biết đó là lăng mộ, nhưng mưa nắng mài mòn mấy trăm năm, rồi các cuộc đào bới ăn cắp kho báu của những kẻ bí ẩn đã khiến những phiến đá lớn lộ ra. Cả những súc gỗ lớn, là cũi của mộ cũng bị những kẻ săn lùng cổ vật, truy tìm kho báu bới lộ ra ngoài, hất tung lên mặt đất và mục nát hết cả. 

Ông Tâm cũng như những người lớn tuổi ở thôn Trại Lốc kể rằng, mặc dù các cụ kể lại nhiều cuộc đột nhập lăng mộ, đào bới hầm hào vào lăng mộ ăn cắp kho báu, nhưng có lẽ, kho báu, cổ vật cất giữ trong lăng mộ vua Trần Minh Tông vẫn chưa bị lấy hết. Cuộc phá mộ lấy đất đá đắp đập cũng chưa làm phát lộ những báu vật cất giấu dưới mộ vua. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Lăng vua Trần Nghệ Tông đã bị bọn trộm cổ vật phá hủy hoàn toàn. Đây là một phần lăng mộ mới được xây dựng lại 

Ông Tâm khẳng định điều đó là bởi khi con đập còn đang xây dựng dang dở, thì vào đúng đêm 29, 30 và mùng 1 Tết năm 1979, khi dân làng còn đang bận mải với việc đón Tết, thì tại Trại Lốc xuất hiện một nhóm người Trung Quốc lạ mặt. 

Nhóm người này không nói được tiếng Việt, ăn mặc rất lạ lùng, có một người trông giống thầy pháp. Họ mang theo bản đồ, gia phả, với cả la bàn. Có mấy người còn vác cả dao kiếm, thuổng, súng kíp, dắt theo mấy con chó rất hung dữ. 

Khi đó, chính quyền thôn, xã, gồm cả dân quân đã gặp nhóm người này, nhưng họ bảo đi tìm lại một số di vật thất lạc ở Trại Lốc, nơi mà ông bà, cha mẹ họ mới rời đi. 

Trại Lốc vốn là địa danh người Hoa sinh sống, mọi người nghĩ họ tìm lại đồ vật của mình nên đã không để tâm đến nhóm người này. Hồi đó, ông Tâm ở ngay Khe Gạch, nên thi thoảng vẫn để ý nhóm người này lần mò, đào bới. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Rùa đã tại lăng Trần Nghệ Tông bị đập vỡ tìm của 

Sau mấy ngày Tết dò la, vạ vật ở khu vực quanh lăng mộ vua Trần Minh Tông, Trần Anh Tông, Trần Hiến Tông, thì đột nhiên nhóm người lạ mặt này… biết mất. Người dân trong vùng đi kiểm tra khu vực, thì phát hiện rất nhiều điểm bị đào bới quanh lăng mộ vua Minh Tông, Anh Tông và Hiến Tông. Ở mỗi lăng mộ, đều phát hiện hố đào sâu vào lòng đất với dấu tích đáy chum rõ rệt. Ông Tâm khẳng định rằng, nhóm người này đã lấy đi rất nhiều kho báu!

Theo ông Tâm, khu vực Khe Gạch là nơi có rất nhiều cổ vật. Ngay cả bây giờ, chỉ cần bới lớp đất lên, sẽ thấy gạch ngói, cổ vật bằng đá rất nhiều dưới lòng đất. Sở dĩ khu vực này gọi là Khe Gạch, vì dưới lòng đất toàn là gạch ngói, đồ gốm. 

Theo đó, ngoài lăng mộ vua Trần Minh Tông, Thái Miếu, khả năng khu vực này còn có một công trình rất lớn mà chưa được biết đến. Lẫn trong những công trình bí ẩn trong lòng đất, ai biết được có những kho báu mà chỉ những người Trung Quốc bí ẩn kia mới biết biết được.

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Người dân Trại Lốc đồn rằng, dưới lăng mộ Trần Nghệ Tông có đường hầm dẫn đến chỗ rùa đá khổng lồ 

Để khẳng định việc người Trung Quốc sang tìm kho báu ở lăng mộ vua Trần là sự thật, ông Tâm đã dẫn tôi vòng về lăng mộ vua Trần Hiến Tông. Lăng mộ xưa kia vốn rộng mênh mông, phải tính bằng héc-ta. Tuy nhiên, toàn bộ lăng mộ cũng đã bị mộ tặc săn tìm kho báu đào bới tan tành, phá nát hết cả. 

Lăng mộ vua Hiến Tông được một doanh nghiệp ở Quảng Ninh dựng lại ở khu trung tâm, nhưng không thể sánh với nguyên trạng thời Trần. Giờ đây, khu lăng mộ đã bị chia năm xẻ bảy, mỗi gia đình một mảnh để xây nhà, làm vườn. 

Ở khu vườn của một hộ dân, cách trung tâm lăng mộ khoảng 100 mét là một con rùa đá khổng lồ. Rùa đá cõng bia này vốn nằm trong quần thể lăng mộ, nhưng vì lăng mộ bị dân lấn chiếm, chia năm xẻ bảy, nên giờ rùa đá nằm ở vườn nhà dân. Con rùa đá vẫn nằm chềnh ềnh trên mặt đất. 

Ông Tâm chỉ tay vào rùa đá khổng lồ, nặng vài tấn và nhớ lại: “Sau khi nhóm người Trung Quốc rút đi, dân làng chúng tôi đã phát hiện một đường hầm do họ đào xuyên xuống bụng con rùa đá này. Các cụ kể rằng, dưới hầm mộ vua Hiến Tông có nhiều đường hầm, trong đó có một hầm nối từ lăng mộ ra tận chỗ con rùa này, nhưng không ai đào bới nên không biết. Chỉ khi nhóm người Trung Quốc rút đi, chúng tôi mới tá hỏa rằng họ đã lấy đi sạch sẽ báu vật. 

Không biết họ lấy được gì, nhưng hố đào dẫn xuống bụng con rùa này có nguyên vết đáy chum. Điều đó có nghĩa, họ đã đào được một cái chum, còn cái chum đó chứa vàng bạc, cổ vật, hay thứ gì thì chúng tôi không rõ. 

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
Theo ông Tâm, nhóm người bí ẩn đã lấy kho báu dưới bụng rùa đá khổng lồ 

Có lẽ, người xưa chôn của quý dưới bụng con rùa này, bởi vì không ai có thể nhấc được con rùa này lên để lấy cắp. Ở khắp núi Tây Yên Tử này, công trình tháp đá, chân tảng, rùa đá đều có vết hang đào xuống đáy. Có lẽ, chỉ người Trung Quốc, hoặc đám mộ tặc chuyên nghiệp mới biết chỗ cất giấu của quý của người xưa”. 

Kể chuyện về con rùa đá khổng lồ xong, ông Tâm dẫn tôi vào góc vườn trước lăng mộ vua Hiến Tông. Hàng chục cổ vật rùa đá, tượng đá, sấu đá bị đập vỡ tan tành, vứt chỏng chơ một góc. Ông Tâm bảo, bọn mộ tặc đập vỡ những di vật đá để… tìm kho báu bên trong. 

Còn tiếp…

Cả làng tranh cướp kho báu trong lăng mộ vua Trần

Người gánh gồng, người vác vai, đội đầu, thậm chí đánh cả xe bò lên chở vật quý về.
Loạt bài chiếc hộp vàng hé lộ kho báu:
» Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?
» ‘Làng người Tàu’ săn lùng báu vật trong mộ các vua Trần
» Giấc mơ lạ chỉ dẫn vị sư tìm chiếc hộp vàng ròng ở Quảng Ninh
» Chiếc hộp vàng ròng và cuộc truy tìm kho báu ở Quảng Ninh

Kỳ 5 (kỳ cuối): Phá lăng mộ, tranh cướp kho báu

Ông Hứa Văn Phán, nguyên thủ từ đền Sinh (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh), kể nhiều chuyện về các lăng mộ vua Trần bị giới săn tìm kho báu phá nát bao nhiêu năm nay mà đau lòng. Ông Nguyễn Văn Yên, người trông nom đền Thái, rồi ông Nguyễn Hữu Tâm, người dẫn tôi đến các lăng mộ đổ nát rất nhiệt tình, nhưng khi tôi đề xuất được đến di tích đổ nát lăng mộ vua Trần Nghệ Tông, ở khe núi có tên khe Nghệ, thì cả ông Phán, ông Yên, ông Tâm đều từ chối.
Tôi nhờ một số người dân trong vùng, song tuyệt nhiên không ai dám dẫn tôi vào cái khe núi có vô số lời đồn khủng khiếp đó. Lý do họ đưa ra thật khó tin: Khu mộ đã bị người Tàu yểm bùa (?!).
Theo người dân nơi đây, từ nhiều năm nay, ít người ở xã An Sinh dám đặt chân đến khe Nghệ ngoài các nhà khoa học, khảo cổ.
Khe Nghệ nằm ở xóm Bãi Đá, thuộc thôn Bãi Dài. Cả khe núi hoang vắng chỉ có gia đình anh Nguyễn Văn Chạm sinh sống.
Ca lang tranh cuop kho bau trong lang mo vua Tran
Khe Nghệ, nơi có mộ vua Trần Nghệ Tông

Trước khi vào khe Nghệ, anh Chạm đốt nhang thắp trên bàn thờ, khấn vái thần linh, thổ địa, khấn vái cả vua Trần Nghệ Tông. Nỗi sợ hãi thế giới vô hình của người đàn ông này khiến bước chân tôi lên khe Nghệ có cảm giác chờn chợn.

Mộ vua Trần Nghệ Tông vốn nằm trên diện tích vài héc ta, nhưng giờ chỉ còn mấy cục đá vỡ nát chẳng khác gì đá nung vôi và một mảnh chân bia hiện làm nơi đặt bát hương trong “miếu thờ”. Nói là miếu thờ, chứ thực chất chỉ có mấy cành cây cắm lên, lợp tấm phibro-ximăng cùng một bát hương lạnh lẽo.
Anh Chạm dẫn tôi ra phía sau miếu, rồi vạch bụi cỏ lác cao quá đầu và chỉ tay giải thích rằng, đó chính là nơi diễn ra cuộc đào phá, tranh cướp “kho báu” trong lăng mộ vua Trần từ 25 năm trước.
Theo anh Chạm, trước đây, Khe Nghệ là nơi người Tàu sinh sống. Các cụ kể vô số chuyện huyền hoặc về họ, rằng họ cắm chốt ở đây để săn lùng kho báu trong mộ vua, rồi thì họ cất giấu của và yểm bùa… Chuyện ấy hư thực thế nào không ai chứng minh được, nhưng có một điều rõ ràng, đó là lăng mộ vua Trần Nghệ Tông ở Khe Nghệ cùng các lăng mộ trong vùng đều đã bị đào bới tan nát.
Ca lang tranh cuop kho bau trong lang mo vua Tran
Người dân dựng tạm chiếc lán đặt bát hương trên khu đất từng có mộ vua Trần Nghệ Tông

Vào khoảng đầu những năm 80 thế kỷ trước, những người Tàu đột nhiên bỏ đi đâu không rõ. Toàn bộ thung lũng khe Nghệ rộng mênh mông không có người ở, cỏ cây rậm rạp.

Mãi đến năm 1990, một số người vùng ngoài mới tìm vào Khe Nghệ phát nương và tìm ra lăng mộ này. Mặc dù lăng mộ có dấu hiệu bị xâm phạm, nhưng người dân tin rằng “kho báu” trong lăng mộ chưa bị lấy đi.
Tin rằng trong lăng mộ chứa kho báu, nên người dân đã hò nhau đào tung lên. Thông tin nhóm người đào mộ trúng kho báu lộ ra, cả xóm Bãi Đá hò nhau kéo đến hôi của. Người dân với cuốc, thuổng, xà beng, đào một hố rộng đến 30 mét vuông, sâu hoắm xuống lòng đất.
Theo lời kể của những người tham gia đào bới lăng mộ, khi đào sâu xuống 5 mét, thì người dân kiếm được vô số vật báu, gồm cả vàng bạc, ngọc ngà, tiền cổ, đồ cổ quý hiếm bằng nhiều chất liệu, vũ khí bằng sắt, đồng… Tóm lại, đó là những vật dụng thời Trần dành cho vua chúa, giới thượng lưu dùng khi xưa. Khi đó, mạnh ai nấy cướp, người dân đã khuân đi vô số vật báu. Người gánh gồng, người vác vai, đội đầu, thậm chí đánh cả xe bò lên chở vật quý về.
Ca lang tranh cuop kho bau trong lang mo vua Tran
Bát nhang lạnh lẽo khói hương nơi lăng mộ vua Trần Nghệ Tông, bởi ít ai dám vào khe Nghệ

Theo lời anh Chạm, khi đào sâu xuống lòng đất, thì phát hiện “căn nhà” xếp bằng những súc gỗ lớn. “Căn nhà” gồm nhiều phòng khác nhau và phòng nào cũng chứa ăm ắp cổ vật, của quý.

Sau khi lấy hết của quý, người dân còn kéo những súc gỗ lớn từ lòng đất lên. Những người tham gia đào bới đều được chia phần, mỗi người vài súc gỗ còn nguyên vẹn. Những súc gỗ này tuy nằm dưới lòng đất nhiều trăm năm, song vẫn còn rất tốt, nên người dân xẻ làm giường, tủ, cánh cửa. Những sản phẩm làm từ gỗ lấy từ lăng mộ vua Nghệ Tông hiện người dân ở xóm Bãi Đá vẫn dùng đến ngày nay.
Theo lời kể của ông Đào Văn Hồng (xóm Bãi Đá), bên trong ngôi mộ mà ông cùng người dân đào phá có rất nhiều than gỗ, khối lượng lên đến vài tấn. Bên trong lớp than là lớp vôi bột và đặc biệt là chất màu đen bí ẩn giống như hắc ín. Những người dân xóm Bãi Đá không biết chất này là gì, nhưng màu đen, mềm, dẻo, dính như hắc ín nên gọi như vậy. Thứ chất “hắc ín” này cháy đùng đùng, bốc mùi thơm khi châm lửa. Theo mô tả của ông Hồng, khả năng chất này là thứ nhựa cây nào đó, dùng để ướp xác, có thể là nhựa thông.
Cũng theo lời ông Hồng, do hôi của chậm hơn những người khác, nên vợ chồng ông Hồng không lấy được báu vật gì. Vợ chồng ông Hồng cùng hàng chục hộ dân tranh nhau gánh than, “hắc ín”, vôi bột từ lòng mộ về bón ruộng. Mỗi người lấy cả chục gánh mà không hết.
Người dân đồn rằng, ông K. lấy được nhiều vàng bạc nhất, bán được rất nhiều tiền. Sau khi trúng quả, ông K. bỏ người vợ từng đồng cam cộng khổ ở quê nhà, vào Nam cùng bồ nhí hưởng cuộc sống giàu có. Nhưng rồi, ông K. chết bất đắc kỳ tử khi vào trong Nam được mấy tháng.
Ca lang tranh cuop kho bau trong lang mo vua Tran
Anh Chạm chỉ nơi người dân xóm Bãi Đá đào bới, tranh cướp kho báu

Theo lời ông Hồng, khi mọi người đang tranh nhau gánh than về bón ruộng, thì một người ở đâu đó tìm đến kêu lớn: “Sao mọi người lại lấy những thứ này về? Ngôi mộ có than, lại có vôi bột là chôn người hủi đấy. Ngày xưa người ta rắc vôi để tránh bệnh hủi lây nhiễm đấy”.

Khi đó, không ai biết đây là mộ vua, lại nghe người đàn ông lạ nói đây là mộ hủi, người dân bỏ chạy tán loạn. Mọi người nhảy xuống suối kỳ cọ rất sạch sẽ. Từ bấy, người dân xóm Bãi Đá ngọi ngôi mộ ở khe Nghệ là mộ hủi. Mãi sau này, khi các nhà khảo cổ về nghiên cứu, bảo đây là mộ vua Trần Nghệ Tông, thì mới biết đây là mộ vua và mới hiểu được tên khe núi là khe Nghệ.
Theo lời anh Nguyễn Văn Chạm, sau khi người dân trong xóm Bãi Đá bỏ chạy tán loạn khỏi lăng mộ vì có người nói là mộ hủi, thì một thời gian sau có một nhóm người săn đồ cổ tiếp tục tìm đến đào bới. Nhóm người này tiếp tục đào mở rộng và sâu hơn.
Ca lang tranh cuop kho bau trong lang mo vua Tran
Chiếc chén vàng sư thầy Thích Quảng Hiển nhặt được ở Trại Lốc

Khi đào qua lớp “nhà gỗ” (thực tế là mộ gỗ hình cũi, là loại mộ táng phổ biến từ thời Bắc thuộc, tồn tại đến thời Trần) khoảng 1 mét, thì gặp một phiến đá lớn, rất dày, rộng cả chục mét vuông, nặng hàng chục tấn. Nhóm người này đã đưa máy cẩu, máy tời vào quyết trục phiến đá lên.

Tuy nhiên, máy cẩu, máy tời vừa vào đến nơi thì tất thảy nhóm đào mộ, điều khiển cẩu, tời đều lăn đùng ra đất co giật, sùi bọt mép. Người dân xóm Bãi Đá phải khiêng họ đi cấp cứu. Sợ quá, nhóm phá mộ này không dám bén mảng đến khe Nghệ nữa. Từ đó, lăng mộ tang hoang bị bỏ quên trên đỉnh đồi Nghệ.
Mặc dù người dân xóm Bãi Đá tin rằng, phía dưới tấm đá khổng lồ dưới mộ vua Trần Nghệ Tông là một kho báu khổng lồ, nhưng không ai dám xâm phạm. Lại có lời đồn khác rằng, có một đường hầm dẫn xuống phía dưới tảng đá đó, nhưng người Tàu đã yểm trinh nữ, nên không thể tìm được đường xuống, thậm chí mất mạng nếu ai cố tình xâm phạm.
Câu chuyện đồn đại về kho báu ở khe Nghệ lại dấy lên kể từ thời điểm sư thầy Thích Quảng Hiển có cơ duyên nhặt được vật báu là chiếc hộp vàng ròng ở Trại Lốc, vùng đất đặt lăng mộ các vị vua Trần.