Saturday, September 27, 2014

TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương

Chiếc thang máy (tời) dùng vận chuyển VLXD chở 6 người từ trên lầu xuống đất đã rơi tự do làm 5 cụ già phải nhập viện cấp cứu.

Đến 23h ngày 19/9, bệnh viện quận 2, TP HCM cho biết: “5 cụ già trong số 6 nạn nhân bị tai nạn rơi thang máy tự chế xảy ra tại công trình Giáo xứ đã được chuyển về BV Nhân dân Gia Định, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục chữa trị với các chấn thương cơ thể”.

TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương - Ảnh 1

Các nạn nhân đang được đưa ra xe chuyển về bệnh viện tuyến trên tiếp tục chữa trị.

TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương - Ảnh 2

Rất đông người nhà nạn nhân có mặt tại bệnh viện lo lắng cho sức khỏe các cụ.

Nạn nhân gồm các cụ: Nguyễn Văn Thắt (79 tuổi), Lê Thị Vơ (83 tuổi), Nguyễn Thị Mai (65 tuổi), Nguyễn Hữu Vinh (72 tuổi), Nguyễn Thị Dung (74 tuổi) và anh Mai Văn Hướng (38 tuổi, đang điều trị tại BV quận 2). Tất cả các nạn nhân đều ngụ phường Bình Trưng Đông, quận 2.
Thông tin từ ông Phùng Quang Thắng, thành viên Hội đồng mục vụ Giáo xứ Tân Lập (đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, quận 2) thì vụ tai nạn xảy ra vào giờ tan lễ tại Giáo xứ lúc 18h20 ngày 19/9.
TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương - Ảnh 3
 Chiếc tời dùng vận chuyển VLXD đã bị rơi làm 6 người bị thương.
“Trong lúc các cụ già nói trên và anh Hướng (người có tâm thần không ổn định) vừa đi lễ xong ở nhà thờ trên lầu 2 dùng chiếc tời đưa xuống đất và khi còn cách mặt đất hơn 3m thì bất ngờ tời rơi tự do đập mạnh khiến các cụ chấn thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu”, ông Thắng cho biết.
Dù độ cao và sự cố không nghiêm trọng nhưng vì đa số các nạn nhân đều tuổi cao, sức yếu nên người thân đã yêu cầu được chuyển các cụ về bệnh viện tuyến trên chữa trị.
TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương - Ảnh 4
Một nạn nhân đang được nhân viên y tế chăm sóc thương tích.
Ông Thắng xác định nguyên nhân xảy ra vụ việc là do anh Hướng bấm nhầm nút vận hành khiến chiếc thang máy lao mạnh xuống đất.
TP HCM: Rơi thang máy tự chế, 5 cụ già trọng thương - Ảnh 5

Giáo xứ Tân Lập, nơi xảy ra vụ tai nạn. 

Theo ông Thắng thì chiếc tời này dùng để vận chuyển vật liệu phục vụ cho việc xây dựng Giáo xứ. Buổi chiều khi Giáo xứ tổ chức lễ, một số cụ già sức khỏe yếu khó khăn khi lên xuống cầu thang nên đã sử dụng tời để đi.
“Chúng tôi sẽ lo mọi chi phí cho các nạn nhân chữa trị với điều kiện tốt nhất. Đồng thời sau sự cố này, Giáo xứ sẽ không cho ai sử dụng tời lên xuống ngoài việc dùng để vận chuyển VLXD”, ông Thắng chia sẻ.

 10:04 AM, 20-09-2014

THEO KIẾN THỨC

VIDEO & PICS: Nhật-Núi lửa bất ngờ phun trào dữ dội, 46 người bị thương



(Dân trí) - Ít nhất 30 người bị thương nặng, 16 người bất tỉnh, và hơn 40 người bị mắc kẹt khi núi lửa Ontake bất ngờ thức giấc vào ngày 27/9, phun những cột khói bụi, đất đá khổng lồ lên bầu trời. Khi đó có hàng trăm người đang leo núi.

Khi núi lửa thức giấc, hàng trăm người đang leo núi.
Khi núi lửa thức giấc, hàng trăm người đang leo núi.
Cảnh sát cho biết hơn 10 người vẫn bất tỉnh. Một số đã bị đất đá đè lên người.
Núi Ontake có đỉnh cao hơn 3000m, nằm giữa tỉnh Nagano và Gifu. Hàng trăm người leo núi đã buộc phải tìm nơi trú ẩn trong những nhà nghỉ gần đỉnh núi.
Những cột khói bụi khổng lồ phun trào, bao phủ một vùng rộng lớn.
Những cột khói bụi khổng lồ phun trào, bao phủ một vùng rộng lớn.
Khoảng 230 người đã tìm được đường xuống núi, trong khi 40 người khác vẫn chưa được cứu.
Hơn 200 người đã tìm được đường xuống núi.
46 người bị thương, trong đó có 16 người bị bất tỉnh, 30 người bị thương nặng.
Hơn 200 người đã tìm được đường xuống núi.
Hơn 200 người đã tìm được đường xuống núi.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã chỉ thị triển khai các đơn vị quân đội giúp đỡ những người bị mắc kẹt.
Giới chức trách cảnh báo dân chúng sống trong bán kính 4km có nguy cơ bị ảnh hưởng do tro bụi, đất đá phun trào.
Lần gần đây nhất núi Ontake thức giấc là vào năm 2007.
Các nhà nghỉ trên đỉnh núi bị phủ trong tro bụi dày.
Các nhà nghỉ trên đỉnh núi bị phủ trong tro bụi dày.
“Giống như sấm vậy”, một người phụ nữ quản lý một nhà nghỉ gần đỉnh núi cho biết với đài NHK của Nhật.
“Tôi nghe thấy tiếng bùm, bùm và mọi thứ tối sầm”.
“Tro bụi phủ dày 15cm”, cô cho biết.
Một người leo núi đã tìm cách thoát được xuống chân núi cho biết: “Tôi đã chạy thoát bằng chân trần. Ngay sau khi nhìn thấy núi phun trào, tôi đã bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị phủ trong tro bụi”. 
Núi Ontake thức giấc lần gần đây nhất vào năm 2007.
Núi Ontake thức giấc lần gần đây nhất vào năm 2007.

Trung Anh
Theo BBC

PICS:Hàng ngàn người “bao vây” trụ sở chính quyền Hồng Kông

(Dân trí) - Hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền ở trung tâm Hồng Kông vào tối 27/9 khi phong trào “Chiếm trung tâm” được phát động nhằm tìm kiếm cải cách lớn hơn của Bắc Kinh với đặc khu này.

Hàng ngàn người biểu tình ở trước trụ sở chính quyền Hồng Kông.
Hàng ngàn người biểu tình ở trước trụ sở chính quyền Hồng Kông.
Lãnh đạo của phong trào “Chiếm trung tâm” Hồng Kông Benny Tai đã thông báo phát động chiến dịch bất tuân phục lớn trước hàng ngàn người tụ tập ở bên ngoài trụ sở chính quyền Hồng Kông vào tối ngày 27/9.
Tuyên bố được thực hiện một ngày sau khi 60 người biểu tình tiến vào khu vực cấm ở chính trụ sở này bị bắt giữ.
Sinh viên và nhiều người khác tiến hành biểu tình nhằm phản đối quyết định hồi tháng 8 vừa qua của Bắc Kinh, theo đó không cho phép Hồng Kông được tiến hành một cuộc bầu cử dân chủ hoàn toàn vào năm 2017. Ứng viên tham gia tranh cử trưởng đặc khu Hồng Kông phải nhận được sự phê chuẩn của một ủy ban đề cử.
Việc ông Tai, đồng sáng lập phong trào “Chiếm trung tâm” công bố phát động chiến dịch phong tỏa trung tâm tài chính của Hồng Kông là một bất ngờ. Chiến dịch này ban đầu được dự kiến bắt đầu vào đầu tháng sau.
Người biểu tình trang bị khẩu trang, kính, áo mưa để phòng trường hợp cảnh sát xịt hơi cay.
Người biểu tình trang bị khẩu trang, kính, áo mưa để phòng trường hợp cảnh sát xịt hơi cay.
Cuộc biểu tình vào ngày thứ bảy không chỉ có sự tham gia của sinh viên mà còn có cả nhiều người khác, cả người già. Nhiều người đeo khẩu trang và kính để phòng trường hợp cảnh sát xịt hơi cay.
Số người biểu tình tăng lên nhanh chóng, từ hàng trăm lên tới hàng nghìn, buộc cảnh sát phải đóng cửa các tuyến đường xung quanh khu vực và yêu cầu người biểu tình về nhà.
Trong cuộc biểu tình vào ngày thứ sáu, gần 30 người đã bị thương khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, tiến vào sân của trụ sở chính quyền, khu vực bị cấm từ tháng 7 vừa qua.
Nhiều người già cũng tham gia biểu tình.
Nhiều người già cũng tham gia biểu tình.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt 60 người vào ngày thứ sáu, trong đó có lãnh đạo nhóm biểu tình của sinh viên, Joshua Wong.
Trong tuần nhiều sinh viên đại học và cao đẳng đã tham gia biểu tình bằng cách bỏ lớp học.
Vào tối thứ năm khoảng 2.000 sinh viên đã biểu tình trước nhà trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông CY Leung.
Trung Anh
Theo BBC, AFP


Quá đói, bé gái lớp 3 chết khi đi học về

(PL)- Sự việc đau lòng xảy ra vào sáng 25-9. Do gia đình quá nghèo khó, em Phạm Thị Nhung (10 tuổi, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhịn ăn sáng đến trường.
Đến khoảng 10 giờ, Nhung quá đói nên xin cô giáo chủ nhiệm một hộp sữa tươi để uống. Lấy sữa cho Nhung uống nhưng thấy Nhung vẫn đói và sức khỏe yếu vì em vốn có bệnh tim bẩm sinh, cô giáo gọi điện thoại nhờ hàng xóm nhắn cha mẹ Nhung đến lớp đưa con về. Anh Phạm Văn Vân, 38 tuổi, cha Nhung, lọc cọc đạp xe đến trường đón con, chở theo hai đứa em của Nhung cùng về. Nhung đạp xe đi trước, cha đạp xe chở hai em đi sau.
 Anh Vân đau buồn nhớ lại: “Khi đi được hơn 2 km đến đầu cầu Động thì con quá đói và mệt nên đạp xe lảo đảo. Chiếc xe đâm vào thành cầu, con rơi xuống sông. Tôi vội vàng vứt hai con trên đường lao xuống cứu Nhung nhưng nước chảy xiết quá, tôi gắng hết sức nhưng không tìm thấy con…”.
Di ảnh em Phạm Thị Nhung (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ảnh: QUỐC CHÂU
 Sau gần hai giờ đồng hồ chính quyền địa phương cùng người dân mới tìm vớt được thi thể Nhung. Ai cũng rơi nước mắt khi bộ quần áo ướt sũng trên người em cũ rách. Mọi người về nhà tìm quần áo thay cho Nhung mà không có bộ nào còn lành nguyên. Ba đứa em của Nhung cũng đang đói lả.
Xóm giềng đến giúp làm đám tang cho em thấy gia đình không còn gạo nấu cơm cúng, bát đũa cũng không đủ bộ sáu cái. Thầy, cô giáo và người dân đã mua bộ quần áo mới và đồ để quàn cho Nhung.
Chị Lê Thị Quý, mẹ Nhung, nói trong nước mắt: “Nhà không đủ ăn. Chúng tôi cố gắng đi làm thuê nuôi con nhưng cũng đói lắm. Nhung bị bệnh tim bẩm sinh, vừa đưa cháu đi mổ tim về nên gia đình khánh kiệt”.
Ngày 26-9, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh cùng các ban ngành huyện, xã đã đến thắp hương, động viên, trao tiền hỗ trợ cho vợ chồng anh Vân, chị Quý.
Thứ Bảy, ngày 27/9/2014 - 02:40
Đ.LAM - P.ÁNH

Xã sơ suất khi đưa anh Vân thoát khỏi hộ nghèo
 Gia đình anh chị có sáu sào ruộng, chị Quý không biết chữ. Ở xã không ai thiếu gạo đâu. Trong chuyện này có những thông tin bị đưa quá bi đát như chuyện bát cơm, cái trứng gia đình cũng không có để cúng. Thật ra thì lúc đau buồn như vậy ai có thì mang đến giúp thôi. Tuy nhiên, gia đình anh Vân cũng rất khó khăn, thời điểm này cả bốn con đều bước vào đầu năm học lại càng thêm khó khăn. Chính quyền xã cũng có sơ suất là đã đưa gia đình anh thoát khỏi hộ nghèo lên hộ cận nghèo. UBND xã đã trích 1 triệu đồng hỗ trợ.
Ông NGUYỄN QUỐC HÙNG, Chủ tịch UBND xã Đức Bồng

VIDEO &PICS: Sư thầy và Iphone 6

su-1
Tuần rồi cộng đồng mạng xôn xao về đoạn video clip sư thầy ở Hải Dương mở hàng 1 Iphone 6 vào đúng ngày mùng 1. Kèm theo video clip là nhiều hình ảnh khác liên quan tới sư thầy này.
Những thông tin trên mạng cho hay, đây là đại đức Thích Thanh Cường, Ủy viên nghi lễ Trung ương Giáo hội, chánh văn phòng Phật giáo tỉnh Hải Dương, trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ.
Sư Thích Thanh Cường bên chiếc hòm quyên góp
Sư Thích Thanh Cường bên chiếc hòm quyên góp
Đại Đức Thích Thanh Cường tên thật là Phạm Ngọc Cường sinh ngày 14/2/1973, nguyên quán, thôn Vũ Xá, Quang Khải, Tứ Kỳ, Hải Dương.
su-4
Sư thầy Thích Thanh Cường
Sư thầy Thích Thanh Cường
Thích Thanh Cường mà nhiều người đặt cho cái tên là “Thích Iphone” hay “Thích Ipad” là người sử dụng facebook. Bản thân ông cũng post những hình ảnh mua Iphone hay ăn chơi đàng điếm của mình lên mạng. Sau khi những hình ảnh liên quan tới việc mở hàng Iphone 6 được công luận biết đến, ông thầy chùa này đã nhận được nhiều lời xỉ vả, nhưng trái với thái độ ăn năn hay hối tiếc, ông đã tiếp tục đưa tiếp những hình ảnh khác liên quan tới việc nhận quà tặng của phật tử. Theo ông, đó là chiếc phone Vertu trị giá 600 triệu đồng.
Vị tu hành này, trong các status của mình trên Facebook thường viết sai lỗi chính tả.
Xem video sư thầy Thích Thanh Cường đập hộp Iphone 

Đàn Chim Việt tổng hợp

Quả bom tấn

Chán thay phim tướng võ nguyên
Giáp ta cóc có thằng điên nào... còi 
(Thơ Bút Tre)

Sống Cùng Lịch Sử là một quả bom cỡ nặng. Cuốn phim được thực hiện với chi phí không nhỏ ở Việt Nam: 1 triệu đô la Mỹ. 

Với chi phí như thế, với một đạo diễn có tên tuổi và một dàn diễn viên khá, cuốn phim lại có nội dung liên quan đến một người vừa mới qua đời, người từng một thời đã được tôn sùng hết mực tại Việt Nam, thì với bằng ấy yếu tố, đáng lẽ ra, cuốn phim phải được đón nhận xứng đáng. Phim Sống Cùng Lịch Sử được thực hiện và tung ra nhân kỷ niệm 60 năm “chiến thắng Ðiện Biên” và đồng thời cũng nhân dịp giỗ đầu của Tướng Võ Nguyên Giáp.

Lý ra, người ta phải kéo nhau đi xem chật rạp, vé bán ra hết ngay lập tức, số buổi trình chiếu phải tăng thêm mới đủ tiếp những người mến mộ “người hùng Ðiện Biên,” khán giả nhiều người sẽ phải mua vé xem lại hai ba lần mới mãn nhãn, ra về không có một đôi mắt nào không đẫm lệ. Nhưng thực sự thì lại không thế.

Cuốn phim được đem chiếu ở rạp Kim Ðồng có 1 buổi (?) thì phải đem cất đi không chiếu nữa. Rạp Kim Ðồng ở Hà Nội tự dưng biến thành chùa Bà Ðanh vắng tanh vắng ngắt. Theo mấy tờ báo trong nước thì buổi trình chiếu đầu tiên bán được đúng 2 vé. Ðó là tin của báo trong nước chứ chẳng phải là do cách tường thuật xỏ xiên phản động của bọn xấu. Thảm thật. Nếu bán được 1/2 rạp hay 1/3 rạp cũng đã là mất mặt bầu cua lắm rồi chứ sao lại được có vỏn vẹn 2 vé?

Người ta đổ cho việc không quảng cáo nhiều nên không ai biết mà đi xem. Ô hay, một cuốn phim về Võ Nguyên Giáp chứ bộ phim về ...cứt đâu mà không quảng cáo nên không có người xem? Tưởng là một cuốn phim với nội dung “hot” như thế thì ít ra cũng phải cả thành phố Hà Nội dẹp mọi chuyện đang làm qua một bên mà rủ nhau đi coi chứ. Sao lại chỉ có 2 khán giả?

Bảo rằng phim lịch sử nên không ai thèm xem như môn sử đang bị các học sinh ở Việt Nam tẩy chay không thèm học nữa là không đúng. Kìa như phim Gandhi chiếm tất cả giải Oscar năm 1982 đến nay vẫn còn bao nhiêu người trên khắp thế giới mua video về coi. Mà đó là về một người Ấn chứ nào phải là anh hùng của các quốc gia không phải là Ấn Ðộ đâu. Ðiều đó cũng đúng với Lawrence of Arabia, hay Patton, hay The King's Speech, hay Schindler's List...

Nói đó là phim chiến tranh mà người xem đã quá chán chiến tranh rồi nên không thèm xem cũng không đúng. Kìa là All Quiet On The Western Front, hay The Bridge On The River Kwai... tất cả đều thu hút khán giả kỷ lục suốt mấy chục năm nay.

Không một cuốn phim nào chỉ có được vỏn vẹn 2 khán giả ngồi xem. Tại sao lại có chuyện đó?

Ðáng lý ra, để khỏi mất mặt Võ Nguyên Giáp, nhà cầm quyền có thể ra lệnh đóng cửa trường học, cho các học sinh nghỉ học đi xem miễn phí cho đầy rạp. Tổ chức đưa người từ các nơi đến chen nhau vào xem phim về đại tướng chứ. Nhưng đã không hề có chuyện đó.

Ðại tướng bị một phen mất mặt thê thảm.

Ngay từ trước khi tướng Giáp chết, ông ta đã bị hạ bệ một cách tàn tệ. Ðang là tướng công đồn, ông bị đẩy cho việc canh ... của chị em tức là lo về kế hoạch hóa sinh đẻ. Ông bị tố là tướng sát quân, không hề được đào tạo, huấn luyện trong một trường quân sự nào, nổi tiếng là nhát gan, không bao giờ dám đi hàng đầu ngoài mặt trận, Ðiện Biên Phủ là công của mấy anh Tầu Vi Quốc Thanh, La Quí Ba, Trần Canh... Ðó là những chi tiết rất nhiều người đã biết nhưng mới đây, khoảng trước ngày 2 tháng 9 năm 2014, vợ thứ 2 của Lê Duẩn đã viết một lá thư dài 16 trang gửi cho 16 ủy viên Bộ Chính Trị đảng đòi phải làm rõ những điều tồi tệ về Võ Nguyên Giáp, nếu không, bà ta sẽ vận động toàn quốc tố cáo những chuyện xấu xa về ông ta.

Lá thư còn đòi dẹp chuyện đặt tên đường, xây tượng đài, đưa tên Võ Nguyên Giáp vào sách giáo khoa... Bức thư làm người ta nhớ đến bản cáo trạng của Khrushchev đọc tại đại hội đảng lần thứ 20 ngày 25 tháng 2 năm 1956 để hạ bệ Stalin.

Nhưng sự thật là người dân đã biết được nhiều điều về Võ Nguyên Giáp nên mới đối xử với cuốn phim về ông ta như thế.

Và nhà cầm quyền cũng để mặc cho xuất chiếu cuốn phim chỉ có 2 khán giả ngồi coi. Hai người ấy có thể là thà vào rạp đóng phim (?) với nhau có máy lạnh, lại kín đáo còn hơn là đóng ở ngoài công viên nhiều.

Thuật ngữ của giới phê bình và điểm phim ở Mỹ sẽ gọi đó là một quả bom tấn: a huge bomb, nghĩa là dở và thất bại một cách thê thảm.

09-27- 2014 2:26:56 PM
Bùi Bảo Trúc
Theo Người Việt

Trở lại Trung Ðông


Trong thời hiện đại của thế giới, có lẽ không có một tổng thống nào của Hoa Kỳ ngần ngại như Tổng Thống Barack Obama trong việc can thiệp vào vùng Trung Ðông. 

Suốt hơn ba năm nay, ông đã tìm đủ mọi cách để khỏi tham dự vào chiến sự ở Syria. Ngay cả khi Iraq lâm nguy, ông cũng vẫn ngần ngại không muốn can thiệp. Thành ra khi ông quyết định không kích ở Syria thì đó không phải là phản xạ của một vị tư lệnh thích tham chiến mà là dấu hiệu đáng ngại về những đe dọa mà những lực lượng jihads ở Syria và Iraq đang mang lại cho vùng Trung Ðông. Phải nói là ông Obama không có mấy lựa chọn nào khác ngoài việc phải gia tăng chiến dịch để “làm suy giảm và cuối cùng phá hủy” các lực lượng tự gọi mình là Islamic State hay còn được gọi là ISIS hay ISIL.

Không phải là tổng thống ngần ngại tham chiến vì bản chất ông là con người chủ hòa. Sở dĩ ông không muốn đâm đầu vào Trung Ðông vì ông thấy rõ là Trung Ðông, tuy nguy hiểm, nhất là cho Âu Châu, nhưng không thực sự là mối lo chính cho ổn định của thế giới. Ông hiểu rõ là trên địa cầu này hiện nay chỉ có một cường quốc có thể thách thức Hoa Kỳ, đó là Trung Quốc. Khi chính phủ của ông nói đến “chuyển hướng” sang Á Châu, quả thật đó là điều mà ông muốn làm vì Á Châu mới thực sự là nơi mà tương lai của Hoa Kỳ và của thế giới được quyết định. Nếu Hoa Kỳ duy trì được sức mạnh ở Á Châu, thế giới như chúng ta biết hiện nay sẽ tiếp tục. Nếu Hoa Kỳ thất bại trong việc duy trì thế cường quốc ở Á Châu, thế giới sẽ khác hẳn. Bởi nó sẽ là thế giới trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng.

Nhưng hiện nay, với một giải rộng lớn của vùng Trung Ðông đã rơi vào tay các đám jihad, sau cùng ông đã lại phải quay trở lại với vùng này.

Hôm 23 tháng 9 vừa qua, Hoa Kỳ đã lãnh đạo một loạt các cuộc không kích vào Syria chống lại những chiến binh của Islamic State và một nhóm al-Qaeda ít được biết đến có cái tên là nhóm Khorasan. Hoa Kỳ nói là Khorasan đang âm mưu tấn công Tây phương.

Không ai nghi ngờ là việc nới rộng cuộc không kích sang Syria là không biện minh được trên phương diện quốc phòng. ISIS đã chiếm một giải rộng lớn lãnh thổ băng qua biên giới Iraq và Syria và đã hứa phá hủy biên giới với Jordan và Lebanon. ISIS còn có đến 30,000 chiến binh, theo dự đoán của cơ quan CIA, và kiếm nhiều triệu đô la từ 13 giếng dầu và mỏ khí đốt mà họ kiểm soát. ISIS đã chứng tỏ sự tàn bạo của mình đối với tất cả mọi người từ những nhóm thiểu số trong vùng như người Yazidis hay người Ki-tô giáo, cũng như với tất cả những con tin mà họ đã bắt. Với sự đe dọa rõ ràng mà ISIS đang đặt ra cho Âu Châu và vùng Ðịa Trung Hải, Hoa Kỳ đã có trách nhiệm phải ngăn chặn chiều hướng đang lên của nhóm quá khích này khi mà còn có thể làm được.

Nới rộng chiến dịch sang Syria có thể đặt vấn đề pháp lý cho Hoa Kỳ. Hành động của Hoa Kỳ đối với ISIS ở Iraq thì rõ ràng là hợp pháp vì chính phủ Iraq ở Baghdad đã yêu cầu can thiệp. Ở Syria, chế độ của ông Bashar al-Assa chưa bao giờ yêu cầu, mặc dù cho đến bây giờ hẳn là Damascus sẽ để yên cho Hoa Kỳ can thiệp vì việc làm của Hoa Kỳ có lợi cho họ. Ðiều quan trọng hơn là Hoa Kỳ đã thuyết phục được sự ủng hộ của năm quốc gia Ả Rập Sunni. Sự tham chiến của Saudi Arabia, Jordan, Qatar, Bahrain và các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đã là những biện minh hùng hồn nhất cho chính nghĩa của cuộc can thiệp này.

Ngay đến Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã có một liên hệ với ISIS trong quá khứ, nay cũng đã đề nghị ủng hộ chính trị. Nó khác xa sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Iraq hồi năm 2003.

Hơn thế, sự can thiệp của Hoa Kỳ để tìm một cách đối phó với nhóm jihads tàn bạo này nay đã được thế giới coi đó là thử thách cho quyết tâm của Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ an ninh thế giới.

Trong những năm gần đây, cảm tưởng của thế giới và ở một khía cạnh nào đó ngay cả ở Hoa Kỳ, là cường quốc duy nhất của nhân loại đang suy thoái dần, trong khi Hoa Kỳ mệt mỏi tìm cách ra khỏi ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng tài chánh và hai cuộc chiến khó khăn và tốn kém. Trung Quốc có thể tự hỏi tại sao một quốc gia mới giàu và đang lên như họ lại phải nghe những bài giảng về cách điều hành chính quyền của mình từ một tổng thống vốn gặp khó khăn thông qua ngân sách của chính mình. Những quốc gia Ðông Á, nằm dưới bóng của tên khổng lồ, lo ngại là liệu có tin nổi vào những cam kết chiến lược của Hoa Kỳ hay không.

Hoa Kỳ trong khi đó có vẻ như đã bị đè bẹp bởi các thế lực của náo loạn, hoặc là không muốn hay không có khả năng để ổn định một thế giới đang vượt tầm kiểm soát. ISIS tiêu biểu cho chiều hướng đáng sợ đó.

ISIS, nói theo kiểu của các nhà phân tích hiện nay, là một nhân tố không phải là một quốc gia, và chính vì thế, càng xáo trộn thì lại càng lớn mạnh.

Ở một khía cạnh nào đó sự lớn mạnh của ISIS cũng phản ảnh chính sách của Hoa Kỳ. Trước hết là cuộc can thiệp không được suy nghĩ chín chắn của Tổng Thống George W. Bush vào Iraq. Rồi sau đó sự thiếu can thiệp của ông Obama. Khi người dân Syria vùng lên chống lại chế độ của ông Bashar al-Assad, tổng thống đã từ chối hành động, hy vọng là mọi sự rồi sẽ tự giải quyết, để mặc cho ông Assad tha hồ tàn nhẫn đối với dân mình. Ngay cả khi ông Assad vượt lằn đỏ, sử dụng vũ khí hóa học, cường quốc duy nhất vẫn không trừng phạt ông ta.

Không can thiệp ở những nơi này cũng không giải quyết vấn đề ở những nơi khác trên thế giới. Tổng thống thường nói đến sự giới hạn của quyền lực Hoa Kỳ, khuyến cáo các quốc gia khác, nhất là các quốc gia Âu Châu, hãy đóng góp phần của mình cho sự an toàn của thế giới. Ông không muốn Hoa Kỳ là sen đầm quốc tế mà chỉ là lãnh đạo của dư luận thế giới. Nhưng khi Hoa Kỳ rút lại, các đồng minh của Hoa Kỳ cũng rụt rè. Và những quốc gia sẵn sàng xông ra lại chinh là những đối thủ của họ, như Trung Quốc và Nga.

ISIS đã giúp tạo được một thay đổi trong thái độ của người Mỹ. Trước khi ISIS chứng tỏ sự tàn nhẫn đối với những vùng đất họ chiếm đóng, chặt đầu hai người Mỹ rồi phổ biến lên Internet, người Mỹ đã nghi ngờ không muốn can thiệp vào Trung Ðông một lần nữa. Nhưng khi họ thấy là ISIS đang đe dọa chính họ, họ đòi bảo vệ. Tổng thống nay có cơ hội để mang lại một trật tự nào đó ở Trung Ðông. Ðồng thời ông cũng có cơ hội để chứng minh là Hoa Kỳ vẫn là số một.

Bởi sự thất bại của tình trạng hậu can thiệp ở Iraq làm chúng ta quên mất sức mạnh quân sự kinh hồn của Hoa kỳ. Nếu cần ông Obama có thể chứng minh cho thấy sức mạnh đó. Ðừng quên là trong sáu tuần lễ ngắn ngủi của mùa Xuân năm 2003, Hoa Kỳ và các đồng minh đã đánh bại một quân đội 375,000 binh sĩ của nhà độc tài Saddam Hussein mà chỉ mất có 138 người Mỹ. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại có một quốc gia với một khả năng quân sự chế ngự đến như vậy. Các nhà ngoại giao ở Á Châu vẫn chỉ ra là chính khả năng vũ bão của Hoa Kỳ ở Chiến tranh vùng Vịnh đã làm cho Trung Quốc bắt đầu con đường canh tân quân đội. Và khả năng đó không phải đột nhiên biến mất.

Người Mỹ sẽ cằn nhằn về gánh nặng của việc phải lo cho thế giới. Dĩ nhiên là các đồng minh Âu Châu phải đóng góp hơn. Các đồng minh ở Á Châu cũng phải đóng góp thêm. Nhưng cũng rõ ràng là trong quyền lợi Hoa Kỳ để phải can thiệp, và nếu cần phải sử dụng sức mạnh của mình để ủng hộ chính nghĩa, ít nhất cũng để cho những nhà độc tài và những tay khủng bố đừng quá lộng hành.

09-27-2014 2:18:02 PM
Lê Phan
Theo Người Việt

Trung Quốc xây hàng loạt đảo nhân tạo ở Trường Sa

LONDON (NV) .- Những hình ảnh mới nhất mà tổ chức thông tin an ninh quốc phòng quốc tế IHS Jane's Defense có được xác nhận Trung Quốc đang xây dựng một loạt nhiều đảo nhân tạo ở Trường Sa.

 
Các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa được Trung Quốc đưa tàu nạo hút cát đá dưới lòng biển bồi đằp thành đảo nhân tạo. (Hình: IHS)

Theo một bản tin của IHS Jane's Defense hôm Thứ Năm 25/9/2014, các không ảnh do tổ chức Airbus Defense and Space chụp được vào các dịp khác nhau từ Tháng Ba đến Tháng Tám 2014 xác nhận, ngoài Gạc Ma, những bãi đá ngầm khác, trong đó có Đá Ga Ven, Đá Lạc cũng đã biến từ bãi đá ngầm thành các đảo nhân tạo.

Việt Nam gọi là Đá Ga Ven, gần nó là Đá Lạc, có tên quốc tế là Gaven Reef, còn Trung Quốc gọi là Nanxun Jiao và Xinan Jiao (Nam Huân Tiêu và Tây Nam Tiêu).

Theo IHS Jane's mấy năm trước, Trung Quốc chỉ mới xây dựng một pháo đài nhỏ trấn giữ ở phía tây của bãi này, trên bố trí súng phòng không, đại bác, hệ thống truyền tin. Nhưng bây giờ, người ta thấy những đống cát, đá chất đống nổi trên mặt biển hình thành một cái đảo hình chữ nhật một chiều khoảng 300 mét, một chiều khoảng 250 mét.

* Gấp rút xây dựng

Ngày 22/9/2014 vừa qua, IHS Jane's Defense cũng đã đưa ra bản tin kèm theo các không ảnh về các hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc tại bãi đá ngầm nay trở thành đảo nhân tạo Gạc Ma mà Trung Quốc gọi là Chigua Jiao (Xích Qua Tiêu), tên quốc tế là Johnson South Reef.

So với tầm vóc diện tích và những gì diễn ra ra tại Gạc Ma, đảo nhân tạo Nanxun Jiao và Xinan Jiao có tầm vóc nhỏ hơn, bằng khoảng ba phần tư của Gạc Ma.

Hồi Tháng Bảy và Tháng sáu 2014, nguồn tin trên cũng đã đưa các không ảnh đối chiếu các thời điểm khác nhau để chứng minh các hoạt động làm đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) mà Trung Quốc gọi là Yongshu Jiao (Vĩnh Thử Tiêu) và Huayang Jiao (Hoa Dương Tiêu).

Các mẫu doanh trại, cơ sở dự trù được Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa. (Hình: IHS)

Ngày 24/9/2014 lên tiếng bên lề các cuộc họp Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thống Philippines Aquino III đã đưa ra nhiều hình ảnh tố cáo các hành động biến các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

Dịp này ông Aquino còn tố cáo Trung Quốc đã đưa 2 tàu khảo sát đến bãi Cỏ Rong hồi tháng 6. Ông nói Phi Luật Tân không biết rõ mục đích của 2 tàu này nhưng nghi ngờ chúng đã tiến hành đo đạc, khảo sát để Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan dầu ra khu vực nói trên, tương tự hành động cắm giàn khoan HD981 trong vùng biển Việt Nam hồi Tháng 5 vừa qua.

Hãng thông tấn AP thuật lời lời ông Aquino III kêu gọi các nước trong khu vực cần hợp sức phản ứng các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

Các không ảnh được tổ chức IHS Jane's Defense cũng như chính phủ Philippines công bố cho thấy Bắc Kinh hút cát đá dưới lòng biển, biến 6 bãi đá ngầm thành 6 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Các bãi đá ngầm này Bắc Kinh cướp của Việt Nam hồi năm 1988.

Một số nhà phân tích lo ngại khi đã có những đảo nổi và các cơ sở quân sự to lớn gồm cả phi trường ở Trường Sa, Bắc Kinh có thể tiến đến việc tuyên bố vùng cấm bay trên Biển Đông nếu tình hình tranh chấp biển đảo trở nên căng thẳng hơn.


Mô hình đảo nhân tạo Gạc Ma với phi trường, cảng biển. (Hình: IHS)

Trong cuộc họp báo ngày 25/9/2014 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Geng Yansheng (Cảnh Nhạn Sinh) trả lời một câu hỏi cò mồi của báo chí nói rằng “Trung Quốc có chủ quyền tại quần đảo Nam sa (tức Trường Sa) và vùng biển chung quanh. Xây dựng và bảo trì các cơ sở trên các đảo làm doanh trại là nhằm bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ...”

Ông này còn nói thêm rằng “Có lập vùng nhận diện phòng không (cấm bay) hay không (ở Trường Sa) và khi nào là quyền hợp pháp của Trung Quốc.”

Tại Hà Nội, khi được báo chí hỏi về phản ứng về các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN  hôm Thứ Năm 25/9/2014 chỉ nói bâng quơ trong cuộc họp báo rằng “Chúng tôi cho rằng trong tình hình hiện nay tất cả các bên đều phải có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông." (TN)
09-26- 2014 6:28:48 PM
Theo Người Việt 

Ông Lê Đức Hoàn: "Mắc mớ gì đình chỉ tôi"(!)

(NLĐO) - Ông Lê Đức Hoàn - Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa - cho rằng mình chưa nhận được quyết định khởi tố bị can và cũng chưa bị đình chỉ về đảng, chức vụ.

Ông Lê Đức Hoàn: "Mắc mớ gì đình chỉ tôi"(!)
Ông Lê Đức Hoàn: "Mắc mớ gì đình chỉ tôi"(!)

Lúc 10 giờ 45 phút hôm nay (27-9), trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Lê Đức Hoàn - Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, trưởng ban chuyên án điều tra vụ trộm cắp mà nghi can Ngô Thanh Kiều (bị công an đánh chết trong vụ 5 công an dùng nhục hình), khẳng định chưa nhận quyết định khởi tố bị can tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do Cơ quan điều tra VKSND Tối cao ra quyết định.

Ông Hoàn cho biết hiện mình đang nghỉ phép. “Tôi vẫn làm việc, nghỉ phép bình thường chứ có gì đâu. Làm gì đình chỉ, mắc mớ gì đình chỉ tôi, chưa gì làm sao đình chỉ được. Quyết định ở đâu mà quyết định, người ta muốn khởi tố tôi thì người ta đưa lên báo, chứ tôi chưa nhận quyết định gì cả”- ông Hoàn nói.

Trong buổi sáng cùng ngày, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hoàn vẫn sinh hoạt như thường ngày, vẫn chạy xe máy đi thăm thú một số nơi ở TP Tuy Hòa.

Sáng cùng ngày, đại tá Nguyễn Bá Nhiên - Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - cũng khẳng định chưa nghe, chưa biết gì về việc khởi tố ông Lê Đức Hoàn. “Đình chỉ thì bên công an chứ! Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo, ban giám đốc quản mà, muốn thì chúng tôi phải biết chứ nhưng chưa nghe gì cả”- đại tá Nhiên nói.

Ông Lê Đức Hoàn tại phiên toà phúc thẩm vụ 5 công an dùng nhục hình dẫn đến chết người.
 Ông Lê Đức Hoàn tại phiên toà phúc thẩm vụ 5 công an dùng nhục hình dẫn đến chết người.

Đại tá Phạm Tấn Hạnh, Trưởng Công an TP Tuy Hoà, cho biết đang ở TP HCM và cũng chưa nghe gì về việc khởi tố ông Lê Đức Hoàn, thuộc cấp của mình.

Cùng ngày, ông Phạm Mạng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tuy Hòa, cho biết "Nếu đình chỉ sinh hoạt đảng thì Thành uỷ sẽ tiến hành đình chỉ nhưng hiện vẫn chưa nghe gì về việc đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Hoàn".

Như Báo Người Lao Động (ngày 27-9) đưa tin, ngày 26-9, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vì có liên quan trong vụ 5 công an dùng nhục hình dẫn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.
Thứ Bảy, 12:22  27/09/2014
 Hồng Ánh

Chống tham nhũng, đừng “đầu voi, đuôi chuột”

HUY THỊNH-07:43 27/09/2014
Đó là kiến nghị của nhiều cử tri quận 10 và quận 11 (TPHCM) tại buổi tiếp xúc với Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị số 4 ngày 26/9 để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.
Chống tham nhũng, đừng “đầu voi, đuôi chuột”Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (bìa phải) tiếp xúc cử tri quận 10
Cử tri Nguyễn Quốc Ái (phường 12, quận 10) nói: Nạn tham nhũng ngày càng tinh vi. Một số vụ án tham nhũng đưa ra xét xử có dấu hiệu chưa đúng người, đúng tội, dân rất bức xúc. Số tiền tham nhũng rất nhiều nhưng truy thu không được bao nhiêu.
Ông Ái dẫn chứng: Lương của lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vừa được công khai là 50-70 triệu đồng/tháng. Con số này không là gì so với lương “khủng” ở TPHCM (trên 300 triệu đồng/tháng). Đề nghị kiểm tra thực tế, chắc chắn con số sẽ còn cao hơn.
“Vì sao lãnh đạo khi còn đương chức thì không sao, nghỉ hưu lại giàu lên một cách bất thường” - ông Ái băn khoăn.
Cử tri Nguyễn Nha Tâm (phường 2, quận 10) nói thẳng: Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền giàu lên bất thường, dư luận đã đề cập khá nhiều, cơ quan kiểm tra đã vào cuộc nhưng đến nay vẫn không thấy kết luận, xử lý khiến người dân rất bức xúc.
Cử tri Nguyễn Văn Bạch (phường 12), nguyên đại biểu HĐND TPHCM băn khoăn: Lãnh đạo tỉnh lương bao nhiêu mà có cả trăm héc-ta cao su. Báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng cho rằng nạn tham nhũng hai năm qua giảm, nhưng thực tế có giảm không hay chỉ giảm trên giấy?
“Nhiều vụ án tham nhũng, trước khi đưa ra xét xử, các bị can lần lượt bị bệnh tâm thần, không xét xử được. Đây có phải là hình thức chạy tội?” - ông Bạch trăn trở.
Cử tri Trần Thị Thôi (phường 15, quận 10) cũng bức xúc: ĐBQH, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) chuyển kiến nghị của dân đến các cơ quan chức năng liên quan nhưng họ im lặng, không giải quyết. Nhiều vụ việc kéo dài 14 năm, thậm chí đến 18 năm khiến người dân sút giảm niềm tin.
“Nhiều người nói với tôi, có giải quyết được gì đâu, tiếp xúc làm gì. Cứ để họ tự xử. Nghe mà đau xót. QH, MTTQ cần có biện pháp chế tài, phá vỡ sự im lặng đáng sợ của các cơ quan công quyền” - bà Thôi đề nghị.
Nhiều cử tri bức xúc về chất lượng các công trình xây dựng, giao thông, đặc biệt là đường cao tốc. Cử tri Nguyễn Quốc Ái nói: Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới nhưng chất lượng thì ngược lại, kém nhất thế giới.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai mới thông xe ít ngày đã bị lún, nứt. Từ trước đến nay, công trình giao thông kém chất lượng phát hiện rất nhiều, nói rất nhiều nhưng xử lý cán bộ liên quan không bao nhiêu. Các biện pháp chế tài không đủ răn đe nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát.
Thay mặt Tổ ĐBQH TPHCM đơn vị 4 tiếp thu các kiến nghị, phản ánh của cử tri, ĐBQH Nguyễn Phước Lộc cho rằng những kiến nghị đầy tâm huyết, trách nhiệm nói trên thể hiện sự kỳ vọng của cử tri trước những vấn đề của đất nước, của xã hội. Các ĐBQH hứa sẽ phản ánh đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Theo Báo Tiền Phong

TQ sẽ đặt trái phép 'tàu sân bay chế biến cá' 200 ngàn tấn ở Trường Sa

14:56 | 27/09/2014

Báo điện tử Tầm nhìn - Trung Quốc sẽ triển khai 1 "hạm đội tàu sân bay chế biến cá" ở Biển Đông và Hoa Đông trong tương lai dưới sự bảo vệ của hải quân nước này.

Công trình nhà nổi quân sự kiên cố Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ngoài đá Vành Khăn, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 27/9 đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai (bất hợp pháp) một nhà máy chế biến cá di động ra đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đá Vành Khăn cùng 6 bãi đá khác đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp - PV).

Tờ nhật báo Khoa học Bắc Kinh đã công bố thông tin này chỉ hơn 1 tháng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã dẫn đến căng thẳng leo thang, quan hệ Việt - Trung suy giảm nghiêm trọng.

Bài viết nói rằng đã đến lúc Trung Quốc cần chú ý hơn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Biển Đông. Nhà máy chế biến cá di động này được báo Trung Quốc gọi là "tàu sân bay chế biến cá" là thủ đoạn giúp Bắc Kinh củng cố yêu sách (vô lý và phi pháp) của họ ở Trường Sa.

Lôi Tế Lâm, một nhà nghiên cứu thủy sản thuộc Viện Khoa học thủy sản Trung Quốc nói với tờ báo này rằng bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền quốc gia không phải là nhiệm vụ duy nhất của lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Lâm cho rằng giới chức Bắc Kinh còn phải biết làm thế nào để khai thác (vơ vét, tranh cướp) tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông "đúng cách". Viện Khoa học thủy sản Trung Quốc có kế hoạch mua tàu chở dầu 200 ngàn tấn và biến nó thành một "tàu sân bay chế biến cá".

Cái gọi là tàu sân bay chế biến cá ấy sẽ trở thành cơ sở sản xuất, chế biến hải sản di động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó sẽ trở thành căn cứu cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho ngư dân, tàu cá và kể cả tàu quân sự Trung Quốc hoạt động (bất hợp pháp) trong khu vực.

Nếu kế hoạch đặt nhà máy chế biến cá di động ở đá Vành Khăn thành công, Trung Quốc sẽ triển khai 1 "hạm đội tàu sân bay chế biến cá" ở Biển Đông và Hoa Đông trong tương lai dưới sự bảo vệ của hải quân nước này.

Theo Giáo Dục

Có một người tù như thế

Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang. Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.

Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Chi Tôn, tỉnh An Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và “Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).

Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”.

Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15 năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ, tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người.

Giang mười chín tuổi nhưng dứt khoát không phải phút ngẫu hứng nhất thời hay phút nông nổi của tuổi trẻ. Ngay từ những ngày đầu khi bước chân vào tù cho đến ngày hết án gần 15 năm sau đó, người tù ấy vẫn mang trong lồng ngực trái tim nóng hổi và khí phách ngang tàng thuở nào. Cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, một người gần gũi với Giang kể rằng: Giang đã chống đối lao động để phản đối thói hách dịch và những luật lệ vô lối do cai tù đặt ra: “Muốn cùm thì cùm, muốn giết thì giết. Tùy” là câu trả lời của Trần Hoàng Giang trước đông đảo những tên cai tù kéo đến uy hiếp tinh thần anh. Khi đó anh mới 24 tuổi và 4 năm tù.

Cũng theo lời kể của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, vào tháng 6 năm 2006, Trần Hoàng Giang đã bị đưa đi “cùm nóng” sau khi hô “Đả đảo cộng sản!” chỉ vì phản đối những chính sách hà khắc trong trại giam. Trần Hoàng Giang đã bị cùm suốt hai năm trong phòng biệt giam kỷ luật với chiếc cùm “chữ V”. Theo mô tả của những người đã từng nếm mùi cùm chữ V, thì đây là loại cùm đáng sợ nhất trong số những loại cùm trong nhà tù cộng sản. Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất nhẹ. Cai tù thường trả thù những tù nhân chính trị bằng cách cùm chân họ bằng loại cùm chữ V, nhất là sau khi đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn dính máu và thịt người. Huỳnh Anh Trí có lẽ là một trong những người bị cùm chân nhiều nhất và hậu quả là anh đã bị nhiễm HIV rồi qua đời vài tháng sau khi ra tù.

“Đả đảo cộng sản!” là khẩu hiệu người ta chỉ dám hô trên các phương tiện Internet, hay nói thầm rỉ tai nhau vào những khi phẫn uất nhất, tức đã đảm bảo được yếu tố an toàn. Năm 2007, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã hiên ngang hô bốn chữ “Đả đảo cộng sản” trong phiên tòa man rợ kết tội ông. Hành động dũng cảm hiếm có này đã khiến toàn bộ những kẻ có mặt trong khán phòng khi đó đang đại diện cho sức mạnh của tà quyền phải bối rối và run sợ. Tên công an Nguyễn Minh Tân hoảng hốt lao tới bịt miệng cha Lý. Hình ảnh này đã được ghi lại và đã trở thành “bức hình biết thét”, nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới vì lột tả được thực trạng nhân quyền ở Việt Nam mà không cần một lời bình luận.

Trần Hoàng Giang hô “đả đảo cộng sản” khi anh mới hai mươi sáu tuổi, ngay giữa ngục tù. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những hình phạt, những đòn thù nặng nề nhất từ phía trại giam. Cai tù ra giá: “Chỉ cần anh rút lại lời nói đó sẽ được tha” nhưng Giang kiên quyết từ chối.

Khi được hỏi suy nghĩ của mình về việc ra tù trước thời hạn 5 tháng, Trần Hoàng Giang nói vẻn vẹn ba chữ “đặc xá đểu” để nói về bản chất giả dối, đểu cáng và lươn lẹo của Nhà nước này.

Có một sự nhầm lẫn rất thú vị, nhưng cũng thương lắm. Khi nói chuyện điện thoại với tôi, Giang tưởng tôi là “đàn ông” nên luôn miệng gọi tôi là “anh”. Vì không muốn làm gián đoạn câu chuyện Giang kể nên tôi không đính chính. Kết thúc câu chuyện, Giang luôn miệng xin lỗi và giải thích: “Tại tôi ở tù lâu quá rồi, mười lăm năm chỉ toàn tiếp xúc với đàn ông nên giờ nghe giọng phụ nữ, tôi cũng không phát hiện được. Chị bỏ quá cho tôi nhé?”.

Tôi cúp máy, thấy cổ mình nghèn nghẹn.