Thursday, September 24, 2015

Việt Nam sẽ mạnh mẽ lên tiếng về biển Đông tại LHQ?

Ông Trương Tấn Sang trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 10/11/2014. Cả hai nhà lãnh đạo Việt Nam cùng tới Mỹ để dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc.
Ông Trương Tấn Sang trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 10/11/2014. Cả hai nhà lãnh đạo Việt Nam cùng tới Mỹ để dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc.
VOA Tiếng Việt
25.09.2015

NEW YORK—Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc, trong khi có các ý kiến cho rằng nguyên thủ Việt Nam nên tận dụng dịp đánh dấu 70 năm thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này để nêu lên vấn đề biển Đông cũng như vận động sự ủng hộ của các nước.

Ông Sang sẽ lưu lại ở thành phố của Mỹ từ ngày 24 tới 28/9, và sẽ tham gia cũng như phát biểu tại nhiều sự kiện cấp cao.

Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu quan chức Liên Hiệp Quốc, cho rằng kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc “là diễn đàn lớn nhất để Việt Nam lên tiếng mạnh về biển Đông”.

Tuy nhiên, ông Việt cho rằng Việt Nam cũng cần phải có sáng kiến cụ thể, nếu muốn được lắng nghe.

Chuyên gia gốc Việt này nói: "Thay vì nói rằng tôi phản đối Trung Quốc, phản đối thế này, phản đối thế kia, thì bây giờ sáng kiến là đưa ra một cái mà mọi người có thể hợp tác được. Mà như thế đã rất là khác Trung Quốc vì Bắc Kinh đòi hỏi tất cả các cái đó thuộc về mình".

Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.
Ông Việt nói thêm: "Còn mình đặt vấn đề là cái này có thể chia sẻ để cùng giải quyết, đưa đến hòa bình. Đương nhiên hai ý kiến phản nghịch nhau rồi. Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương”.

Ông Việt cho rằng chính quyền Hà Nội cũng nên thực hiện theo cách mà Liên Hiệp Quốc thường làm, đó là cùng thảo luận với một số nước để sau khi Việt Nam phát biểu thì các quốc gia ủng hộ quan điểm “sẽ lặp lại hoặc bày tỏ sự hậu thuẫn”.

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Sang hôm 24/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng đề cập tới vấn đề biển Đông.

Tránh gây đụng độ

Thông cáo phát cho báo chí dẫn lời ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp”.

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh vô ý gây ra các cuộc đụng độ”.

Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, cũng cho rằng cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 này là “một cơ hội lớn cho Việt Nam”.
"Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù.-Tiến sỹ Ngô Vĩnh Long nói.
Nhà nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á này cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải nói rõ vấn đề biển Đông “vì nó không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn toàn thế giới”.

Ông Long nói: "Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù".

Ông nói thêm: "Nếu mình nói vấn đề biển Đông là vấn đề của thế giới và Việt Nam phải đứng mũi chịu sào trong vấn đề này thì thế giới không những bênh vực Việt Nam vì Việt Nam mà còn bênh vực Việt Nam vì an ninh của toàn khu vực và toàn thế giới. Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Và Trung Quốc dù muốn, dù không cũng phải nghe thế giới nói gì. Khi Việt Nam vận động và thế giới lên tiếng thì 10, 15 hay 20 chục nước, chứ không cần cả hơn 100 trước, thì cái đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc, không thể tiếp tục bành trướng như hiện nay”.

'Không nhắm tới ai'

Tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay có hơn 150 nguyên thủ các quốc gia, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal bằng văn bản rằng, Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông
Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông "không nên bị diễn giải quá đáng”.
Ông nói rằng hoạt động mà Trung Quốc “thực hiện trên một số những hòn đảo và bãi cạn ở quần đảo Nam Sa không ảnh hưởng hoặc nhắm tới bất kỳ quốc gia nào khác”, và “việc này không nên bị diễn giải quá đáng”.

Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng trước tuyên bố mà nhiều nhà quan sát cho là “thẳng thừng” của nguyên thủ Trung Quốc.

VOA Việt Ngữ đề nghị xin phỏng vấn trưởng phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc về một số vấn đề nhưng không được hồi đáp.

Tháng Sáu năm ngoái, khi quan hệ Việt – Trung xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Bắc Kinh đã đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc, cho rằng Hà Nội “xâm phạm chủ quyền” của họ và “cản trở một cách phi pháp” hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.

Chuyện thi cử và bảo vệ chất xám

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia khép lại, mở ra “cuộc đua chứng khoán” điểm số vào các trường đại học, cao đẳng đầy tranh cãi, thậm chí có chút bức xúc trên toàn quốc. Người người, nhà nhà, ai đậu đại học cũng méo mặt vì mệt, ai rớt đại học cũng rã rời vì cố gắng cả một thời gian vẫn về tay trắng. Không khí thi cử, điểm số bao trùm các trường đại học, khiến thí sinh, phụ huynh, lẫn các trường đại học, cao đẳng cũng vất vả theo.
30 chưa phải Tết
Gian nan và khổ sở là vậy, ấy thế nhưng đến khi có kết quả đậu, thì nước mắt vẫn lăn dài trên má của không ít thí sinh. Bởi lẽ vô số rủi ro khác vẫn rình rập phía sau kỳ thi được gọi là “cải cách” của Bộ Giáo dục. Điển hình là các trường hợp từ “đậu” thành “rớt” vì tính toán sai điểm khu vực ưu tiên. Điều này không mấy ngạc nhiên khi năm nay thời gian nộp hồ sơ, nhập hồ sơ và xét hồ sơ diễn ra chớp nhoáng, với việc nộp vào và rút ra với mật độ dày đến chóng mặt, nên khâu xét vấp phải những sai sót khiến thí sinh điêu đứng là chuyện không khó hình dung.
Nhiều trường hợp khác cũng liên quan đến xác minh hồ sơ, khiến báo chí tốn không ít giấy mực trong cuộc tranh cãi đến thừa thải. Điển hình nhất là các trường hợp thí sinh thi vào trường an ninh hay cảnh sát nhân dân bị phát hiện “sai hồ sơ” nên “xém” bị cấm học trong thời gian qua. Mấy năm trước, kỳ thi đại học bắt đầu sau khi thí sinh nộp hồ sơ ít nhất 2-3 tháng - một khoảng thời gian đủ để các trường, trong đó có các trường cảnh sát, an ninh xem xét hồ sơ một cách cẩn trọng nhất. Trong khi năm nay, việc “chụp giật” trong nộp hồ sơ đã gây ra những sai sót đáng tiếc.
Quan trọng hơn cả là cách ứng xử “thiếu chuyên nghiệp” và có phần máy móc, lại “có vấn đề” về luật của các trường. Ví dụ, có trường hợp hồ sơ thí sinh sai vì “khách quan”, cha bị tù treo khi chưa có gia đình, không ai trong nhà biết chuyện này, thì trường không cẩn thận suy xét tạo điều kiện cho thí sinh trước khi để truyền thông vào cuộc, rồi phải “đặc cách”. Trong khi có trường hợp thí sinh cố tình khai sai sự thật, thì lại cũng “đặc cách” cho đậu. Xét đại học mà chịu áp lực của dư luận như thế, thì việc thi cử hay học hành có còn ý nghĩa nữa hay không?
Thi cử khó khăn có giữ được nhân tài?
Việc áp dụng một kỳ thi “quái đản” mang tên “2 trong 1” về lâu dài dẫn đến không ít các hệ lụy không mong muốn, mà một trong những điểm nổi bật chính là việc chảy máu chất xám. Thứ nhất, quá trình hội nhập đã đa dạng hóa cách thức và phương pháp giáo dục tại Việt Nam, trong đó cách học nhồi sọ, nặng lý thuyết đối với trẻ con; hay việc dạy học theo phương pháp “thầy đọc trò chép” một chiều đã bắt đầu bị thay thế bởi phương pháp dạy học từ Mỹ, châu Âu ở các trường phổ thông tư thục, trường nước ngoài hay trường liên kết quốc tế.
Thời chúng tôi, thế hệ 8X, còn trẻ con, “nhân tài” được xem như là người có khả năng tính nhẩm nhanh, làm toán nhanh, nhớ tốt, trả bài tốt, hay phải là những người làm được nhiều bài tập khó ở các môn toán, lý, hóa hay các môn khoa học tự nhiên nói chung. Nhưng hiện nay, một đứa trẻ có tiềm năng là đứa trẻ được phát triển một cách bình thường, không bị ép hay bẻ theo một hướng cố hữu do người lớn tạo ra. Có những đứa trẻ có điểm số rất bình thường khi học ở Việt Nam, nhưng khi ra nước ngoài, chúng bắt nhịp rất tốt và đạt được những trình độ mà “trẻ con học giỏi” theo kiểu Việt Nam vẫn khó có thể theo kịp. Như vậy, với các cách học mới du nhập, việc tạo ra điều kiện học đại học một cách đa dạng (chứ không phải qua một kỳ thi “bình mới rượu cũ” khiến ai cũng ngán ngẩm) sẽ là cách giữ chân các em học sinh “giỏi thật” chứ không phải chỉ “giỏi điểm số”. Nếu vẫn duy trì kiểu thi nhiều tranh cãi này, ngay từ khi còn phổ thông, các em sẽ phải tìm cách ra nước ngoài học đại học thay vì chật vật thi đầu vào như “chơi canh bạc” ở Việt Nam.
Bản thân tôi đã chứng kiến không ít em học sinh Việt Nam học tại các trường tư thục và quốc tế, có kỹ năng, tư duy, tố chất và nổi bật về khoa học, nhưng vẫn âm thầm học một cách không đua thành tích, để rồi khi hoàn thành phổ thông, các em đủ điều kiện để bay sang các nước lớn để học tập. Có vị phụ huynh nói nửa đùa nửa thật với tôi “Em nó thi đại học ở châu Âu hay Mỹ thì dễ, vì nó có ngoại ngữ và kỹ năng, cũng như đam mê khoa học. Trong khi thi ở Việt Nam chưa chắc đã đậu, có khi phải thi cả đời cũng chưa được vào các trường lớn của Việt Nam. Mà vào được rồi không khéo lại đâm dở, vì học ra thất nghiệp nhiều quá, phần vì đào tạo chưa tốt, phần vì môi trường đào tạo không mang đến động lực tìm tòi và phát triển tố chất, nỗ lực của các em. Học hoài, ì hoài, rồi cũng hư người”.
Giữ nhân tài không phải bằng tiền
Việc giữ nhân tài bằng cách tạo ra môi trường thi cử đại học lành mạnh và thoải mái vốn đã được nói đến nhiều, nhưng vẫn cứ “làm hoài không tới”. Việc nhân tài ra nước ngoài học, lại là một bài toán nan giải hơn rất nhiều. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc du học sinh ra nước ngoài học rồi trở về sinh sống không còn nhiều ý nghĩa bằng việc đóng góp cho quốc gia thông qua việc làm ăn hay kinh doanh. Người ta gọi đó là “tuần hoàn chất xám”. Thử nghĩ xem, nếu ra nước ngoài học và tìm cách móc nối việc kinh doanh, việc làm ăn, hay cả các công việc mang tính xã hội (các dự án phát triển giáo dục, môi trường, bà mẹ và trẻ em,…) về cho đất nước mình, thì đó không phải tốt cho đất nước hay sao?
Hiện nay không ít các doanh nghiệp nước ngoài do chính người Việt đi học và làm việc ở nước ngoài “dẫn mối” về. Hay các dự án phát triển được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các quỹ quốc tế,… cũng hiện diện ngày càng nhiều nhờ bàn tay của du học sinh Việt Nam tại khắp các quốc gia. Đó là một dấu hiệu đáng mừng, vì ít nhất các nước khác đang “nuôi quân” giúp Việt Nam khi nước nhà chưa có điều kiện trả lương cao như các nước bạn.
Nhưng muốn vậy, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho du học sinh quay về làm việc hay kết nối làm việc tại Việt Nam phải thật sự hội nhập. Không ít bạn trẻ về Việt Nam tìm cách làm ăn rồi lắc đầu trước nạn cửa quyền, thấy Việt kiều là mọi chuyện đâm ra nhạy cảm một cách khó giải thích. Người Việt chúng ta tỏ thái độ quan liêu với chính dân chúng ta, huống chi là người từ nước khác đến. Có trường hợp, các dự án phát triển cho dân được kéo về Việt Nam, nhưng những khúc mắt về nạn bôi trơn, lại quả,… khiến không ít bạn trẻ Việt ngao ngán rồi quay hẳn về phía khác.
Ở Mỹ, một đứa trẻ tiểu học có tiềm năng, nổi bật sẽ  không khó được nhận thư khen động viên từ quan chức, thậm chí là Tổng thống. Đó không phải là những điều xa xỉ, mà là động lực cho trẻ con phấn đấu vì lý tưởng. Có lẽ vì thế mà lịch sử chưa đầy 200 năm đã chứng kiến một cường quốc hiện đại, thu hút mạnh nhân tài từ khắp thế giới. Ở Nhật Bản, người giỏi được trân trọng và đặt lên trên hết. Hay Singapore, một đảo quốc nghèo nàn 50 năm trước, cũng động viên bao lớp người ra đi về bên kia đại dương học tập rồi tự nguyện tìm về xây dựng quốc gia phồn thịnh. Các nước khác ban đầu cũng không cần đến quá nhiều tiền để giữ “chất xám”, mà cái chính là chính sách về tinh thần dân tộc, và ít nhất họ không bao giờ tạo ra một cơ chế thi đại học siết đầu vào và thả đầu ra như cách mà chúng ta đang làm.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Virus ‘lạ’ ăn thủng mặt một người Việt

Vợ ông Đạt cho biết cho biết mặc dù gia đình đã bán của cải, đi vay mượn để tìm cách chữa trị cho ông Đạt ở các bệnh viện ở Sài Gòn, nhưng lỗ thủng trên mặt ông vẫn không dừng lại mà tiếp tục lan rộng.
Vợ ông Đạt cho biết cho biết mặc dù gia đình đã bán của cải, đi vay mượn để tìm cách chữa trị cho ông Đạt ở các bệnh viện ở Sài Gòn, nhưng lỗ thủng trên mặt ông vẫn không dừng lại mà tiếp tục lan rộng.
VOA-25.09.2015
Ông Huỳnh Văn Đạt, 51 tuổi, sống ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đã bị một loại virus lạ ăn thịt toàn bộ khuôn mặt, bắt đầu từ một lỗ thủng nhỏ trên mũi 11 năm trước.
Theo lời kể của bà Huỳnh Thị Triều, vợ ông Đạt, ông Đạt bắt đầu bị chảy máu cam 3 – 4 lần/ngày vào năm 2004. Sau đó, trên mũi xuất hiện một lỗ nhỏ và lỗ thủng cứ thế lan rộng ra khiến cho mũi của ông Đạt bị lở loét và mất dần thịt, làm biến dạng mũi.
Lúc đầu gia đình bốc thuốc Nam để chữa trị cho ông Đạt nhưng không đem lại tác dụng gì. Mắt của ông Đạt bắt đầu chảy nước mắt. Gia đình đưa ông lên bệnh viện ở Sài Gòn để khám, bác sĩ chẩn đoán ông bị ngẹt vách ngăn mũi và phẫu thuật cho ông.
Một năm sau, ông phát hiện mỗi lần ông uống nước, nước chảy vào mũi của ông thông qua một lỗ trên vòm miệng.
Vài tháng sau, lỗ này ngày càng lớn và lan đến vách ngăn mũi. Quá lo sợ, gia đình đưa ông Đạt trở lại bệnh viện và các bác sĩ chẩn đoán ông bị suy thoái sống mũi và phẫu thuật cho ông lần thứ hai. Nhưng vết thủng vẫn không dừng lại mà tiếp tục lan rộng.
Bà Triều cho biết mặc dù gia đình đã bán của cải, đi vay mượn để tìm cách chữa trị cho ông Đạt ở các bệnh viện ở Sài Gòn, nhưng lỗ thủng trên mặt ông vẫn không dừng lại mà tiếp tục lan rộng, kèm theo các biến chứng khiến cho ông rất đau đớn.
Hiện vết thủng đã ăn vào hàm trên và lên mắt của Đạt. Ông bị mất sống mũi, mất hốc mắt, phần giữa mặt bị thủng tạo thành hố sâu. Ông Đạt tuy vẫn còn nói được nhưng phát âm không rõ, ăn uống cũng rất khó khăn.
Một số bác sĩ cho rằng ông Đạt bị chứng viêm hoạt tử mạn tính, còn gọi là cam tẩu mã, rất hiếm gặp. Những virus gây ra bệnh này thường làm cho các bộ phận cơ thể của bệnh nhân bị hoại tử dần, thông thường ở vùng mặt.
Những nguyên nhân gây bệnh được cho biết là do thiếu chất dinh dưỡng, sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, kém vệ sinh…
Tuy nhiên đối với trường hợp của ông Đạt, hiện vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh của ông.
Theo Daily Mail, News.com.au

Kiến ba khoang tấn công dân chung cư ở Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Nhiều cư dân sống tại khu chung cư Era Town, với 3026 căn hộ ở quận 7, phải tìm đến bác sĩ da liễu để điều trị vết thương do kiến ba khoang cắn. Sự việc khiến cư dân nơi này hoang mang.

Theo Thanh Niên ngày 24 tháng 9, 2015, những ngày qua, các hộ dân sống tại khu dân cư Era Town, quận 7, luôn trong tình trạng thấp thỏm vì kiến ba khoang xuất hiện nhiều bất thường và càng lo sợ hơn vì nọc độc kiến ba khoang rất mạnh.


Vết thương do kiến ba khoang cắn thường mưng mủ và để lại sẹo. (Hình: Thanh Niên)

Là nạn nhân của kiến ba khoang, bà Phạm Phương Diệu (36 tuổi), ở căn hộ A4 cho biết: “Khi vừa bị kiến ba khoang cắn thì ngay lập tức vùng da chân tôi phồng rộp rất khó chịu. Qua ngày hôm sau bắt đầu mưng mủ tôi sợ bị nhiễm trùng nên phải đến ngay bệnh viện da liễu để khám và điều trị.”

Bà Diệu cũng cho biết, trước đó chồng bà cũng bị kiến ba khoang cắn nhưng chủ quan tự mua thuốc về nhà điều trị. Vì vậy, vết thương lâu lành và sau đó phải tiểu phẫu cắt bỏ phần thịt đã bị áp xe.

Chưa hết bàng hoàng vì cứ tới mùa mưa loại kiến đáng sợ này lại xuất hiện, bà Nguyễn Thị Yến (34 tuổi), cư dân nhà A5 kể: “Cứ khoảng 18-19 giờ là gia đình tôi lại phải đóng kín cửa nhưng không hiểu sao kiến ba khoang vẫn chui được vào trong nhà, thậm chí chúng lẫn cả vào nệm, chúng tấn công bất kể người lớn hay trẻ em. Vì vậy, cả nhà phải kiểm tra kỹ lưỡng mọi nơi trước khi đi ngủ.”

Bà Yến cũng cho biết những người dân sống tại khu chung cư này không xa lạ gì với kiến ba khoang, nhưng năm nay đây là lần đầu tiên loài này xuất hiện “nhiều kinh khủng.”

Theo phóng viên Thanh Niên, tại chung cư Era Town rất nhiều hộ gia đình phải vất vả đối mặt với hiểm họa kiến ba khoang bành trướng. Họ hốt hoảng lo sợ vì tình trạng kiến ba khoang xuất hiện nhiều bất thường và cùng nhau chia sẻ cách trị những vết thương do loại kiến này gây ra.

Thế nhưng, ngày 24 tháng 9, ông Lê Hồng Thanh, giám đốc công ty The Era Town, trả lời báo chí cho biết: “Công ty chúng tôi có ký hợp đồng phun thuốc diệt côn trùng đều đặn 2 lần/tháng với công ty Phương Nam. Tôi bảo đảm kiến ba khoang này là từ nơi khác đến chứ không phải xuất phát từ chung cư nên chúng tôi không thể kiểm soát hết được.” (Tr.N)
09-24-2015 3:42:49 PM

Việt Nam không thể rạch ròi như Philippines?

MANILA (NV) - Philippines thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về việc tổ chức hội đàm song phương, nhằm giải quyết những bất đồng giữa Philippines và Trung Quốc về chủ quyền tại biển Ðông. Ông Benigno Aquino, tổng thống Philippines, cho biết, Philippines đã khẳng định với Trung Quốc rằng, bất kỳ cuộc hội đàm nào nhằm giải quyết những tranh chấp về chủ quyền tại biển Ðông cũng phải có đủ đại diện của những quốc gia có liên quan là: Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Ðài Loan. 
Một phó thủ tướng CSVN (trái) và thủ tướng Trung Quốc (phải) lại vừa “cam kết” với nhau về việc “gia tăng hợp tác giữa hai bên” dù Trung Quốc liên tục khẳng định “Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”! (Hình: chinhphu.vn) Ông Aquino nói thêm là mong muốn cùng Philippines hợp tác khai thác tài nguyên tại biển Ðông của Trung Quốc là hết sức buồn cười, bởi một mặt, Trung Quốc xác lập chủ quyền gần như trên toàn bộ biển Ðông, mặt khác đề nghị các quốc gia có chủ quyền tại biển Ðông hợp tác khai thác tài nguyên ở phần còn lại. Ðiều đó chẳng khác gì Trung Quốc muốn khẳng định, phần nào chúng tôi đã đòi thì là của chúng tôi, còn những phần thuộc về các ông thì chúng ta nên hợp tác để cùng... khai thác. Ý tưởng... hợp tác để cùng khai thác biển Ðông của Trung Quốc không mới. Hồi tháng 10 năm 2013, Trung Quốc từng giới thiệu ba “sáng kiến” nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông. Ðó là: Kiểm soát bất đồng, tìm kiếm cơ hội cùng phát triển và gia tăng hợp tác hàng hải. Lúc đó, Trung Quốc nhấn mạnh, chỉ khi nào các quốc gia trong khu vực cùng Trung Quốc áp dụng ba “sáng kiến” này thì mới có thể có một biển Ðông “hòa bình, hữu nghị, hợp tác.” Tuy nhiên đến nay, trong khu vực chỉ có Việt Nam hưởng ứng. Thậm chí hưởng ứng ngay lập tức. Hồi giữa tháng 10 năm 2013, sau khi kết thúc cuộc hồi đàm với ông Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng Việt Nam, ông Lý Khắc Cường - thủ tướng Trung Quốc, loan báo, hai bên đã đạt được một sự “đột phá” trong việc tăng cường “quan hệ đối tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau” bằng cách thiết lập ba “Nhóm công tác liên hợp trên biển, trên bộ và tài chính” ngay trong năm 2013. Tuy các chuyên gia cảnh báo, “cùng khai thác biển Ðông” theo kiểu Trung Quốc hoàn toàn không phải là “cùng khai thác” ở những khu vực có sự chồng lấn về chủ quyền theo luật pháp quốc tế mà là “cùng khai thác” trong vùng đặc quyền kinh tế của các lân bang. Nhưng đến giữa tháng 11 năm 2013, tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới của Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn tiếp ông Dịch Tiên Lương - Vụ phó Vụ Biên Giới trên biển của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, để bàn bạc về việc thành lập “Nhóm công tác để thương lượng cùng khai thác trên biển,” theo cam kết của ông Dũng lúc tiếp ông Cường tại Hà Nội hồi giữa tháng 10 năm 2013! Mới đây, khi đến thăm Trung Quốc trong ba ngày từ 15 đến 17 tháng 9, trong cuộc hội đàm với thủ tướng Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Phúc - một phó thủ tướng CSVN, tiếp tục nhấn mạnh, mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cũng vào thời điểm đó, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, tái khẳng định với các viên chức ngoại giao của nhiều quốc gia đang thường trú tại Bắc Kinh rằng, quần đảo Trường Sa là “lãnh thổ của Trung Quốc.” Còn Tân Hoa Xã thì cáo buộc, sở dĩ tình hình biển Ðông trở thành căng thẳng là vì, vào thập niên 1970, Philippines và Việt Nam đã xâm lấn, chiếm đóng nhiều đảo, bãi đá ngầm tại biển Ðông. Trong vấn đề biển Ðông, Trung Quốc chỉ là... nạn nhân. Có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy, Việt Nam hiểu một cách tường tận cả về tham vọng của Trung Quốc lẫn những hiểm họa tiềm ẩn từ tham vọng đó. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam tìm mọi cách để xây dựng và thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật, Ấn, Úc, Philippines,... Tuy nhiên trong quan hệ với Trung Quốc, “dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Ðảng CSVN,” Việt Nam chọn lối ứng xử theo kiểu “đi nhẹ, nói khẽ” và luôn làm như “không nghe, không thấy, không biết”! Cũng có tranh chấp về chủ quyền tại biển Ðông với Trung Quốc như Việt Nam nhưng Philipipines hành xử khác. Ít nhất là cho đến lúc này, Việt Nam không thể rạch ròi với Trung Quốc như Philippines! (G.Ð)
09-24-2015 3:37:25 PM

Hải Phòng: Học sinh lớp 9 bị điện giật chết ngay trước cửa lớp

Dân trí Nhà trường đã biến sân chơi ngay cửa lớp học của học sinh để làm sân chơi cầu lông cho người lớn. Có thể nguồn điện đấu ra sân cầu lông bị rò rỉ, khiến 1 học sinh lớp 9 bị giật chết.

Cái chết thương tâm của học sinh Phạm Tiến Dũng, 15 tuổi, học lớp 9A trường THCS An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã khiến gia đình vô cùng đau xót, bức xúc; các bậc phụ huynh khác cũng rất hoang mang lo lắng.

Gia đình tổ chức tang lễ cho em Phạm Tiến Dũng.
Gia đình tổ chức tang lễ cho em Phạm Tiến Dũng.
 Trao đổi với PV Dân trí, người thân của nạn nhân cho biết, 13h ngày 22/9, Dũng đến trường đi học như mọi ngày. Đến 13h20 thì mẹ Dũng là chị Phạm Thị Hà nhận được điện thoại của cô giáo báo con mình bị điện giật.
Qua lời kể của bạn bè Dũng và những người chứng kiến vụ việc thì Dũng sau khi gửi xe đạp tại nhà xe của trường đã đi men theo sân để vào lớp. Tuy nhiên do mưa lụt, mực nước ở sân trường ngập hơn 10 cm nên tất cả các học sinh phải lội nước vào lớp. Đến lượt Dũng, do lớp em nằm ngay trước khu vực được dựng khung sắt để đánh cầu lông nên em phải đi qua đây mới vào được lớp học.
Tại đây Dũng đã bị điện giật ngã ra sân, mặt úp xuống nước. Các bạn học trong lớp thấy vậy liền chạy ra định đỡ Dũng dậy nhưng khi vừa chạy đến gần vị trí bạn bị nạn thì bị điện giật văng ra. Nhận định đang có nguồn điện rò rỉ, các bạn của Dũng đã chạy đi gọi bảo vệ để cắt nguồn điện.
 
Bạn bè đau xót trước cái chết thương tâm của Dũng ngay trước cửa lớp học.
Bạn bè đau xót trước cái chết thương tâm của Dũng ngay trước cửa lớp học.

Trao đổi về vụ tai nạn này, thầy Đặng Kiều Thúy, Phó hiệu trưởng trường THCS An Hưng cho biết: "Khi tôi nhận được thông tin chạy ra thì cháu Dũng đã được bác bảo vệ và các bạn đưa lên thềm trước cửa phòng số 12 (lớp học của Dũng). Chúng tôi tiến hành sơ cứu tại chỗ nhưng không có hiệu quả. Sau đó nhà trường đã chuyển cháu sang trạm y tế xã và gọi cho trung tâm cấp cứu 115. Khi cháu Dũng được chuyển xuống bệnh viện Việt Tiệp thì các bác sỹ đã trả cháu về với lý do cháu đã tử vong".

Một sân chơi cầu lông dành cho người lớn có khung sắt được dựng ngay trước cửa lớp học. Nhận định ban đầu, có thể chính sân cầu lông này là nơi rò rỉ nguồn điện.
Một sân chơi cầu lông dành cho người lớn có khung sắt được dựng ngay trước cửa lớp học. Nhận định ban đầu, có thể chính sân cầu lông này là nơi rò rỉ nguồn điện.
 Phía nhà trường cho biết đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên cái chết của học sinh. Tuy nhiên, bức xúc trước cái chết của con trai mình, gia đình em Dũng đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc. Kết quả giám định pháp y cho thấy Dũng tử vong do bị điện giật.
Cơ quan công an đang vào cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân cũng như các trách nhiệm liên quan trong vụ việc.
Thứ Năm, 24/09/2015 - 10:07
Thu Hằng

Nghệ An: Trạm trưởng y tế dùng dao chém hai nữ nhân viên

Dân trí Do có mâu thuẫn trong công việc, Trạm tưởng trạm y tế xã đã dùng dao chém hai đồng nghiệp bị thương.


Trạm y tế xã Nghĩa Sơn - nơi xảy ra vụ việc.

Trạm y tế xã Nghĩa Sơn - nơi xảy ra vụ việc.

Chiều 24/9, ông Nguyễn Hữu Quý - Chủ tịch xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc Trạm trưởng Trạm y tế xã dùng dao chém hai nhân viên rồi tự vẫn.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng (24/9), trong khuôn viên Trạm Y tế xã Nghĩa Sơn. Theo thông tin ban đầu, do có mâu thuẫn trong công việc, ông Lê Hữu Đoài - Trạm trưởng Trạm y tế xã Nghĩa Sơn đã dùng dao chém hai nhân viên cùng cơ quan.
Trụ cột nơi ông Đoài đập đầu vào tường và cắn lưỡi để tự tử nhưng được mọi người phát hiện can ngăn.
Trụ cột nơi ông Đoài đập đầu vào tường và cắn lưỡi để tự tử nhưng được mọi người phát hiện can ngăn.

Nạn nhân được xác định là chị Nguyễn Thị Quỳnh N. và Lê Thị Đ. Gây án xong, ông Đoài đập đầu vào tường và cắn lưỡi để tự tử nhưng được mọi người phát hiện can ngăn.
Hiện cả 3 người đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An (thị xã Thái Hòa, Nghệ An).
Nhận tin báo, Công an huyện Nghĩa Đàn đã có mặt tại hiện trường để tiếp tục điều tra nguyên nhân sự việc.
Chiều 24/9, trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ CA huyện Nghĩa Đàn cho biết, hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Nguyễn Duy

Vũng Tàu: Bắt cán bộ phường bảo kê cho xây nhà trái phép

(NLĐO) - Mặc dù không thể lo lót nhưng cán bộ trật tự đô thị phường vẫn nhận tiền để “bảo kê” xây dựng nhà trái phép.
Ngày 24-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an TP Vũng Tàu cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố  bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Đức Thọ (36 tuổi, cán bộ trật tự đô thị phường 12, TP Vũng Tàu) và Lê Văn Hiệu (34 tuổi, ngụ phường 11, TP Vũng Tàu) về tội “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ”.

Đối tượng Bùi Đức Thọ, cán bộ đô thị phường 12 TP Vũng Tàu bị bắt vì tội nhận hối lộ
Đối tượng Bùi Đức Thọ, cán bộ đô thị phường 12 TP Vũng Tàu bị bắt vì tội nhận hối lộ
 
Đối tượng Hiệu sẽ được nhận thầu xây dựng công trình trái phép
Đối tượng Hiệu sẽ được nhận thầu xây dựng công trình trái phép

Trước đó, ông Hoàng Văn Hóa có mảnh đất nông nghiệp không được phép xây dựng tại hẻm 165 đường Đô Lương, TP Vũng Tàu.
Tháng 8-2015, ông Hóa hẹn gặp Hiệu ra quán cà phê và hỏi về việc xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Hiệu điện cho Thọ và Thọ nói để mấy ngày nữa rồi trả lời.
Sáng ngày 21-8, dù chưa lo cho ông Hóa xây nhà nhưng với mục đích lấy tiền trước để lo lót nên Thọ điện  thoại cho Hiệu nói giải quyết được việc xây nhà với giá 30 triệu đồng.
Ít ngày sau, ông Hóa hẹn Hiệu đến quán cà phê để đưa tiền nhưng chỉ đưa trước 27 triệu, 3 triệu còn lại  khi nào làm móng thì đưa tiếp. Sau đó, Hiệu giao số tiền trên cho Thọ.
Ngày 31-8, khi ông Hóa đang tiến hành xây nhà thì cán bộ đô thị phường 12, TP Vũng Tàu đến lập biên bản  và yêu cầu tạm ngừng thi công. Hiệu điện cho Thọ thì Thọ nói không sao, làm móng xong tạm nghỉ khi nào  Thọ báo thì làm tiếp.
Sau đó, UBND phường 12 ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trên. Thấy không thể lo được cho ông Hóa nên Thọ hẹn Hiệu trả lại tiền.

căn nhà xây dựng trái phép tại hẻm 165 đường Đô Lương, TP Vũng Tàu
Căn nhà xây dựng trái phép tại hẻm 165 đường Đô Lương, TP Vũng Tàu
Hiệu mang số tiền 27 triệu đồng đến trả lại nhưng ông Hóa nói từ từ để lo việc đã. Sau đó Hiệu giữ số tiền đến ngày 22-9 thì giao nộp tại Công an TP Vũng Tàu.
Đối với Hiệu, mặc dù không được hưởng lợi từ số tiền ông Hóa đưa cho nhưng Hiệu lại được hưởng từ việc nhận thầu xây nhà cho ông Hóa nên hành vi của Hiệu đã cấu thành tội “Đưa hối lộ”.
24/09/2015 16:55
Tin, ảnh: Ngọc Giang

Cán bộ chi đoàn hiếp dâm học sinh lớp 6: Nạn nhân không dám đi học

Xấu hổ vì sợ bạn bè biết chuyện, mọi người dị nghị nên em T.-nạn nhân vụ cán bộ chi đoàn hiếp dâm học sinh lớp 6 - phải tự nghỉ học.
Cán bộ chi đoàn hiếp dâm học sinh lớp 6: Nạn nhân không dám đi học
Em V.T.T.T., (SN 2002) đã phải nghỉ học vì xấu hổ.
Những người dân ở đội 4, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vẫn đang xôn xao, bàn tán trước vụ việc cán bộ chi đoàn hiếp dâm học sinh lớp 6. Nhiều người còn không dám tin nổi sự thật rằng, Vũ Văn Hải (SN 1991) lâu nay sống hiền lành, tử tế, luôn được mọi người tôn trọng quý mến lại gây ra chuyện đáng xấu hổ như vậy để rồi chính Hải tự đánh mất đi tương lai đang rộng mở của mình. Trong khi đó, nạn nhân của Hải, em V.T.T.T., (SN 2002) do xấu hổ với bạn bè và hàng xóm đã không dám bước chân ra đường.
Theo những người thân của em T., từ hôm gia đình nạn nhân phát hiện ra vụ việc (ngày 11/9), em T., lo sợ bạn bè trêu mỗi khi gặp mặt cùng với những lời dị nghị của bà con, làng xóm nên chẳng dám đi đâu. Đặc biệt, mỗi lần muốn sang nhà bà nội (cách nhà mấy chục mét) T., đều phải trèo qua bức tường chứ không dám chạy vèo ngoài đường giống như trước kia.
Trao đổi với PV, chị V. T. H. (SN 1981, cô ruột em T.) cho biết:”Mẹ cháu bỏ đi khi cháu mới tròn 13 tháng tuổi, bố thì đi tù 8 năm vì tội buôn bán ma túy mới về. Tuy cuộc sống gia đình khó khăn nhưng tôi chẳng bao giờ chửi mắng hay để con bé thiếu thốn gì với chúng bạn cùng lứa. Tôi luôn cố gắng chăm sóc cho con bé để phần nào bù đắp lại tình cảm mà nó thiếu thốn. Thế mà, từ ngày phát hiện ra vụ việc, cháu T., phải nghỉ học vì xấu hổ với bạn bè”.
Cũng theo lời của chị H., những ngày tháng tới, nếu cháu T., vẫn không dám tới trường thì có thể gia đình buộc phải chuyển trường học cho cháu mặc dù thành tích học tập của cháu rất khá, luôn được thầy cô bạn bè quý mến.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, Vũ Văn Hải sau khi học hết cấp 3 đã đi lính nghĩa vụ 3 năm và được kết nạp vào Đảng. Đến năm 2014, Hải xuất ngũ chuyển về địa phương sinh hoạt trong chi bộ Đảng chi bộ 4. Ngoài ra, Hải còn được xã Thụy Vân cử đi học lớp sỹ quan dự bị…
Bằng sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình, Hải đang có tương lại rộng mở nhưng chưa kịp “hái quả” thì Hải đã tự bản thân mình đạp đổ đi tất cả.
“Tôi thật sự không thể tin Hải lại gây ra chuyện như vậy. Từ bé tới giờ Hải sống biết điều lắm, Hải lại là người có hiểu biết về pháp luật, trong công việc giống như một cán bộ nguồn của UBND xã Thụy Vân”, bà Nguyễn Thị D., chia sẻ.
“Trong thời gian sinh hoạt tại địa phương Hải làm trong ban chấp hành chi đoàn thôn, phụ trách hướng dẫn các cháu thiếu nhi. Hải là người sống biết điều lắm nhưng khi nghe xong tin về vụ việc xảy ra, chúng tôi ai nấy không thể hiểu nổi tại sao Hải lại làm như thế?”, bà Nguyễn Thị Thơm, Chi Hội trưởng chi hội phụ nữ đội 4 bày tỏ.
Theo Kiến thức

Khủng hoảng di dân và người tỵ nạn VN

Theo BBC-24 tháng 9 2015

Image copyrightAFP
Image captionBên cạnh các nhóm ủng hộ và giúp đỡ di dân, nhiều cuộc biểu tình phản đối cũng đã nổ ra. Trong hình là biểu tình chống người di cư ở Latvia hôm 22/09

Cách giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu đang gây chia rẽ trong khối thành viên EU, đặc biệt đối với đề xuất tái phân bổ 120.000 người di cư.
BBC Tiếng Việt mời các nhà báo, nhà quan sát và nhân chứng lịch sử từ hải ngoại tham gia Bàn tròn thứ Năm về vấn đề này, cũng như nhắc về sự kiện nhiều đợt người Việt Nam di cư trong thập niên 70, 80.
Thảo luận được phát trực tiếp lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm ngày 24/09/2015 trên YouTube: http://bit.ly/1ORJPik và Google + của BBC Tiếng Việt:http://bit.ly/1Qynxk4
Vấn đề chính trong thảo luận tuần này xoay quanh phản ứng của người dân cũng như chính trị gia châu Âu trước làn sóng di dân diễn ra bất ngờ và nhanh chóng.
Một số người Việt sống ở nước ngoài cũng liên hệ sự kiện này với làn sóng tỵ nạn của người Việt Nam từ cuối thập niên 70.

Câu chuyện lịch sử


Image captionNgười Việt ở trại tỵ nạn của UNHCR - Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn

Theo thống kê của trang mạng chuyên đưa tin về người di cư, Migrations News, có tới hơn một triệu người Việt Nam tỵ nạn tính từ năm 1975, trong đó lớn nhất ở Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Đức và Anh Quốc.
Sau giai đoạn đầu tiếp nhận, Hong Kong - một trong những điểm dừng đầu tiên phổ biến nhất của di dân Việt - bắt đầu thực hiện rà soát hồ sơ và ưu tiên những người tỵ nạn chiến tranh, tỵ nạn chính trị.
Diễn biến cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu cũng đang tới bước tương tự. Nhiều quốc gia trong khối Shenghen buộc phải đóng cửa biên giới và bắt đầu quá trình xét tình trạng, điều kiện của người di cư.
Các lãnh đạo trong khối EU đã cam kết thêm một khoản viện trợ 1,1 tỷ đôla cho các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang trợ giúp người tỵ nạn Syria ở Trung Đông.
Việc trợ giúp sẽ được mở rộng đến các nước láng giềng của Syria, nơi hàng triệu người chạy trốn kể từ khi cuộc xung đột của nước này diễn ra.
Đây được coi như là một phần của nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư sang EU.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí về việc tăng cường biên giới bên ngoài EU.

Image copyrightAFP
Image caption'Thuyền nhân' vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo ‘làn sóng lớn nhất của những người tỵ nạn và di cư vẫn còn phía trước’.
Các lãnh đạo EU đã rất chật vật trong việc tìm ra một giải pháp có phối hợp giữa các nước để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có các cuộc thảo luận vào đêm trước kỳ họp thượng đỉnh và nói việc tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Syria là điều then chốt cho việc xử lý cuộc khủng hoảng di dân hiện thời.
Hai ông cũng đồng ý rằng cần phải làm thêm nữa để trả về các di dân không đáp ứng tiêu chuẩn tỵ nạn, phát ngôn viên thủ tướng Anh nói.
Có tới gần 480.000 di dân đã tới châu Âu bằng đường biển trong năm nay, và hiện đang vào châu Âu với tốc độ gần 6.000 người một ngày.