Saturday, December 14, 2013

Mỹ cho phép dùng điện thoại di động trên máy bay

- Ngày 12.12, Ủy ban Truyền thông Liên bang đã thông qua luật cho phép hành khách được dùng điện thoại đi động trên máy bay với tỉ lệ phiếu ủng hộ 3-2.



Vấn đề có nên cấm hay cho phép hành khách được dùng điện thoại đi động trên máy bay từ lâu đã gây tranh cãi tại nước Mỹ bởi nhiều người cho rằng nó có thể gây gián đoạn chuyến bay và khiến nhiều người gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, với kết quả bỏ phiếu tại Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ vừa qua, chính phủ nước này đã chính thức cho phép hành khách sử dụng điện thoại di động trên các chuyến bay.

Ông Tom Wheeler, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang cho biết: "Cơ quan chức năng đã nghiên cứu và thấy rõ không có lý do gì về kỹ thuật để cấm dùng điện thoại đi động trên máy bay".

 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Luật này được thông qua là kết quả của việc khoảng 60 nghị sĩ quốc hội Mỹ đã ký tên vào một lá thư hối thúc cơ quan chức năng cho phép hành khách được phép nhắn tin và sử dụng internet, không được gọi điện thoại trên máy bay.

Tuy nhiên, ngay sau đó cũng có cơ quan chức năng và hãng hàng không yêu cầu xem xét có nên cho gọi điện thoại trên máy bay hay không.

Ngoại trưởng Mỹ thăm chiến trường xưa ở Cà Mau

(TNO) Khoảng 12 giờ 15.12, ông Kerry có mặt tại bến tàu ấp Kiến Vàng, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) và có bài phát biểu tại đây. Ông cũng đi thăm chiến trường xưa tại đồng bằng sông Cửu Long.


Hôm nay 15.12 ông Kerry sẽ thăm chính thức Cà Mau - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 1
11 giờ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đang đứng ở bến tàu đợi Ngoại trưởng
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 2
11 giờ 45 phút, ca nô cao tốc chở Ngoại trưởng Mỹ đã tới. Bục phát biểu đã được chuẩn bị dành cho ngài Ngoại trưởng
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 3
Phái đoàn đi cùng Ngoại trưởng Mỹ lên bến tàu
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 4
Ông Kerry trong bộ trang phục giản dị đang bước lên bến tàu
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 5
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 6
Thăm hỏi bà con địa phương
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm chiến trường xưa ở Cà Mau 7
Giao lưu trò chuyện cùng các sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau - Ảnh: Sơn Duân
12 giờ: Nhiều người dân, học sinh, sinh viên và lãnh đạo địa phương đã tập trung tại bến tàu ấp Kiến Vàng để lắng nghe bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.  

Khoảng gần 12 giờ, ông Kerry đã có bài phát biểu tại bến tàu ấp Kiến Vàng trước lãnh đạo địa phương và đông đảo người dân - Ảnh: Sơn Duân

Ông Kerry đang trò chuyện với sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau - Ảnh: Sơn Duân
11 giờ: Từ sáng sớm, các học sinh, sinh viên địa phương đã có mặt rất sớm trong tà áo dài trắng tinh tươm để chào đón Ngoại trưởng Mỹ.


Các học sinh, sinh viên địa phương chào đón đoàn khách do ngoại trưởng Mỹ John Kerry dẫn đầu

Các sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đang háo hức đợi gặp Ngoại trưởng Mỹ


Đông đảo người dân ấp Kiến Vàng đứng chờ ông Kerry
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có bài phát biểu tại một bến tàu ở ấp Kiến Vàng, đồng thời công bố dự án tài trợ tại miền Tây Nam bộ. Ông cũng sẽ gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau.
 
Ông Kerry sẽ đứng phát biểu ngay tại bến tàu này - Ảnh : Sơn Duân

Phóng viên Thanh Niên Online đang có mặt tại đây để tường thuật trực tuyến sự kiện này.

Được biết, ông Kerry từng là chỉ huy đội tuần tra hải quân tại đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối thập niên 1960.

Ông Kerry trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong thuộc Bộ Ngoại giao VN trên trực thăng trong chuyến thăm ĐBSCL ngày 20.11.1992
Ông Kerry trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong thuộc Bộ Ngoại giao VN trên trực thăng trong 
chuyến thăm ĐBSCL ngày 20.11.1992
 Kerry (bìa phải) cùng các thành viên đội tàu tuần tra nhanh tại VN hồi tháng 3.1969
Kerry (bìa phải) cùng các thành viên đội tàu tuần tra nhanh tại VN hồi tháng 3.1969
Với người dân Mỹ, việc Kerry bị thương 3 lần trong chiến tranh VN không gây ấn tượng mạnh bằng cuộc điều trần phản chiến mang tính lịch sử trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày 22.4.1971.
Vào thời điểm ấy, ông là cựu binh từ VN đầu tiên điều trần trước Quốc hội về kiến nghị chấm dứt cuộc chiến và bài phát biểu đã gây ấn tượng mạnh tới mức Tổng thống Richard Nixon phải thừa nhận là “cực kỳ hiệu quả”, theo tờ The Boston Globe.
Sau đó, Kerry nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của phong trào phản chiến với những cuộc biểu tình dậy sóng, hành động ném huân chương vào tòa nhà Quốc hội cùng tuyên bố nổi tiếng: “Tôi làm điều này không phải vì bạo lực mà là cho hòa bình và công lý, cũng như nỗ lực cảnh tỉnh đất nước này một lần và mãi mãi”.

Sau chuyến thăm Cà Mau, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khởi hành đi Hà Nội vào ngày 16.12 để thảo luận chi tiết các vấn đề hợp tác trọng tâm về nhiều mặt.


Trước đó, sau khi đáp chuyên cơ xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 14.12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và phái đoàn Mỹ đã đến thăm nhà thờ Đức Bà và dự thánh lễ tại đây. Ông thoải mái tản bộ và còn vẫy tay chào người đi đường trước khi chính thức bắt đầu lịch làm việc tại thành phố.

Trong chuyến thăm chính thức VN, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ ý định của Mỹ tăng cường quan hệ về kinh tế và an ninh với VN, với điểm nhấn chính là Hiệp định TPP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định VN là đối tác kinh tế mũi nhọn tiềm năng của Mỹ trong khu vực.
Ông nhấn mạnh VN và Mỹ đã nỗ lực không ngừng để xích gần đến nhau, “thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”. Từ tình trạng “đóng băng”, trong vòng 20 năm ít ỏi, có thể nói VN đã đạt được thành tựu hết sức phi thường, và “đến nay quan hệ Việt - Mỹ đã bước sang kỷ nguyên mới của sự hợp tác”, theo Ngoại trưởng Mỹ. “Từ Hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, đến sự kiện VN gia nhập WTO vào năm 2007, và đến nay là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, ông Kerry nói...
Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại lời Tổng thống Barack Obama trước đây từng dự đoán rằng VN hoàn toàn có tiềm năng trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.
Ông cho hay khuôn khổ quan hệ đối tác như TPP sẽ giúp duy trì sức đẩy đến từ quá trình đổi mới, hiện đại hóa, hội nhập khu vực mà Chính phủ VN đặt ưu tiên lâu nay cho phát triển kinh tế. Theo Ngoại trưởng Kerry, TPP cũng được xem như một trong những thành quả trực tiếp từ nỗ lực VN đang tái cơ cấu các tập đoàn, công ty nhà nước và những lĩnh vực quan trọng như năng lượng.
Nhân dịp này, ông Kerry cũng công bố khoản đầu tư ban đầu ở mức 4,2 triệu USD theo chương trình USAID cho các ý tưởng giúp triển khai TPP tại VN. Đồng thời, ông cho biết đã sẵn sàng bàn thảo dự án thành lập Trường đại học Fullbright với Chính phủ VN trong tương lai gần, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Cùng ngày 14.12, Ngoại trưởng Mỹ đã chứng kiến lễ ký kết triển khai giai đoạn 2 của dự án điện gió Bạc Liêu, theo đó GE Power&Water thuộc Tập đoàn GE của Mỹ cung cấp 52 tua bin quạt gió trị giá 92 triệu USD cho chủ đầu tư là Công ty Công Lý. Vào ngày 15.12, ông Kerry thăm chiến trường xưa ở đồng bằng sông Cửu Long với điểm dừng chính thức tại Cà Mau, trước khi khởi hành đi Hà Nội vào ngày 16.12 để thảo luận chi tiết các vấn đề hợp tác trọng tâm về nhiều mặt.
Thụy Miên

Ngoại trưởng Mỹ: "Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn hình dung được đất nước này thời chiến tranh"
Theo AP, Reuters, từ 1968 - 1969, ông Kerry phục vụ trong đơn vị tuần tra sông ngòi thuộc Hải quân Mỹ, ở vùng ĐBSCL.
Hôm nay (15.12) Kerry quay lại Cà Mau với bộ trang phục lịch lãm màu ô liu với sơ mi xanh trắng, kính mát…
"Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn hình dung được đất nước này thời chiến tranh: những con trâu, dòng sông ngoằn ngoèo, khu rừng ngập mặn, ngư dân cùng những chiếc xuồng của họ… Đồng bằng sông Cửu Long nay đang đối mặt với những thách thức lớn lao, chúng ta phải bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái dễ vỡ này”, ông Kerry phát biểu trên một video clip do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát nhân chuyến thăm Việt Nam.
“Tôi từng đi lại trên con sông này nhiều lần”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói khi đi ca nô trên sông Cái Nước ở Cà Mau sáng 15.12.2013, nơi ông từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam.
Dự kiến ông Kerry có chuyến dạo trên sông nước Cà Mau bằng ca nô, thăm các dự án nông nghiệp, tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoại trưởng Kerry, người vừa kỷ niệm sinh nhật lần 70 vào ngày 11.12 vừa qua, đang có chuyến công du dài 4 ngày đầu tiên tại Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng Mỹ.
Ông đã từng đến Việt Nam 13 lần từ 1991 - 2000, và cùng Thượng nghị sĩ John Mc Cain (cũng là một cựu binh, phi công, từng bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội và bị giam tại đây nhiều năm) đã tác động đến chính quyền Mỹ trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Kết quả là năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, dọn đường cho tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước năm 1995. 

Anh Sơn
Sơn Duân
Ảnh: CNN, Boston Globe, AFP 

Tiêm kích của không quân Nga bị rơi


- Ngày 14.12, chính quyền địa phương vùng Viễn Đông Primorye thuộc Nga cho biết, chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga đã bị rơi, 2 người trong phi hành đoàn đã thoát nạn.



Chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga đã bị rơi sau khi cất cánh vào lúc 5h07 sáng ngày 14.12 (theo giờ Moscow), khi đang bay cách căn cứ không quân Tsentralnaya Uglovaya gần Vladivostok 26km. May mắn là không ai bị thương. 2 người trong phi hành đoàn đã nhảy ra khỏi máy bay an toàn.
Loại máy bay MiG-31
Loại máy bay MiG-31

Sau tai nạn, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Trước khi bị rơi, máy bay bị hỏng 1 trong 2 động cơ". Theo một nguồn tin thì máy bay mới được đại tu trước đó.
MiG-31 là loại máy bay đánh chặn nhanh nhất thế giới. Phi đội MiG-31 của Không quân Nga đang được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM.

Lào Cai: Xuất hiện lũ dị thường trong mùa đông

- Mặc dù đang trong thời kỳ chính đông, nhưng trên sông Hồng đoạn chảy qua TP. Lào Cai (Lào Cai) xảy ra một đợt lũ bất thường chưa từng có trong lịch sử. Một sự quá đỗi dị thường của thời tiết mùa đông năm 2013 tại Lào Cai.



Nguyên nhân, từ ngày 14.12 trở đi, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao. Lào Cai có mưa, mưa rào trên diện rộng và có nơi có giông, nhiều nơi có mưa vừa. Ngoài ra, phía thượng nguồn sông Hồng (Trung Quốc) cũng có mưa đều khắp, khiến nước từ thượng lưu đổ về gây lũ khá cao trên sông Hồng.
Lúc 9 giờ ngày 15.12, trạm thủy văn Lào Cai quan trắc được mực nước lên tới 77m55. Biên độ lũ đạt mức 1m57, tương đương với một trận lũ vừa trong mùa mưa. Một sự quá đỗi dị thường của thời tiết mùa đông năm 2013 tại Lào Cai.
Dự báo ngày và đêm 15.12, Lào Cai vẫn còn mưa, rải rác mưa vừa. Đẩy lũ trên sông Hồng tiếp tục lên cao.

Ông Nguyễn Bá Thanh đến dự phiên tòa xử Dương Chí Dũng

Ông Nguyễn Bá Thanh đến dự phiên tòa xử Dương Chí Dũng

Ông Nguyễn Bá Thanh lặng lẽ rời tòa sau khi nghe qua phần một số luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án tham nhũng tại Vinalines.

Sáng 14.12, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Nguyễn Bá Thanh đã xuất hiện tại TAND TP Hà Nội để theo dõi phiên xét xử bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Theo quan sát của phóng viên, ông Nguyễn Bá Thanh có mặt tại tòa án và theo dõi phiên xử qua tivi trong một căn phòng nhỏ ở tầng trệt. Đến khoảng 10h sáng, ông Thanh lặng lẽ rời khỏi tòa.
Trong thời gian ông Thanh có mặt, luật sư của các bị cáo vẫn đang trình bày phần bào chữa của mình.
Vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm đã được Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đưa vào danh sách theo dõi giám sát. Trước đó, ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát về các vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ ở Vinalines.
Chiều 13.12, đại diện VKS đã đề nghị mức án tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc về tội tham ô tài sản. Dự kiến trong ngày hôm nay, tòa sẽ tuyên án.

Theo Thanh Lưu
Một Thế Giớ

Siêu hạm Type 052D Trung Quốc thua xa chiến hạm Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tàu khu trục tối tân nhất Trung Quốc Type 052D chỉ có sức mạnh tương đương với thế hệ đầu của khu trục lớp Arleigh Burke (Mỹ) cách đây 20 năm trước.
Gần đây, phương tiện truyền Trung Quốc đăng tải một số hình ảnh hoạt động thử nghiệm tàu khu trục mới nhất Trung Quốc Type 052D tại vùng biển Hoa Đông. Bình luận về tính năng kỹ chiến thuật của Type 052D, trang tin Strategypage cho rằng, lớp tàu này tuy đã có những nâng cấp lớn nhưng chỉ có thể tương đương lớp tàu khu trục Arleigh Burke thế hệ đầu cách đây 20 năm trước của Hải quân Mỹ.
Lớp Arleigh Burke là tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay, trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Bản thân tàu khu trục Arleigh Burke cũng không ngừng được cải tiến.
 Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke.
Thế hệ đầu của lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước 8.300 tấn, nhưng sau nhiều lần nâng cấp thì lượng giãn nước của tàu chiến mới nhất kiểu này đạt tới 10.000 tấn, vượt qua tàu tuần dương có lượng giãn nước lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tốc độ cao nhất của tàu có thể đạt 50 km/h, hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm 90-96 quả tên lửa (phòng không, đối đất, chống ngầm) được chứa trong ống phóng thẳng đứng, pháo hải quân 127mm, pháo cao tốc 30mm, ngư lôi, tên lửa chống tàu và trực thăng.
 
Trong khi đó, Type 052D chỉ có lượng giãn nước 7.500 tấn, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng gồm 64 ống, pháo hạm 130mm, pháo phòng không cao tốc 30mm và ngư lôi, trực thăng. Điểm hơn ở Type 052D so với tàu chiến Mỹ là trang bị tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 mạnh hơn rất nhiều so với mẫu RGM-84 Harpoon có tầm bắn ngắn trên tàu Mỹ. Nhưng trong tương lai không xa, Mỹ sẽ thay thế RGM-84 bằng LRASM mạnh mẽ hơn rất nhiều, và khi đó Type 052D khó mà đối chọi nổi với Arleigh Burke.
 
Thực tế, trong 10 năm qua, trình độ thiết kế tàu khu trục của Trung Quốc đã được cải thiện, 2 tàu khu trục Type 052B và 2 tàu khu trục Type 052C đã lần lượt đi vào hoạt động. Không ít người coi 4 tàu chiến này là những nỗ lực theo đuổi tàu chiến lớp Arleigh Burke của Trung Quốc. 
 
 Tàu khu trục tên lửa tối tân nhất Trung Quốc, Type 052D.
Trong đó, khu trục Type 052B có lượng giãn nước là 5.900 tấn, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại cho phép chống tàu mặt nước, săn tàu ngầm và phòng không gồm: 48 tên lửa đối không tầm trung Shtil, 16 tên lửa chống tàu mặt nước C-802 (tầm phóng 120km), hệ thống pháo và ngư lôi cùng trực thăng chống ngầm.
 
Còn Type 052C từng được xem là khu trục hạm tối tân nhất Trung Quốc trước khi có sự xuất hiện của Type 052D. Con tàu trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng gồm 48 ống chứa tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tầm xa C-602 và hệ thống pháo, ngư lôi.
 
Đặc biệt, trong thiết kế tàu khu trục Type 052C, Type 052D Trung Quốc bắt chước cách bố trí hệ thống anten radar mạng pha chủ động đặt quanh mặt tháp chỉ huy trên tàu giống như lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tuy giống về kiểu dáng nhưng tàu Trung Quốc khó có thể đạt tới mức hoàn hảo về mặt hệ thống điện tử, radar như tàu chiến Mỹ với hệ thống Aeigs tối tân. Nói cách khác, người Trung Quốc chỉ có thể “nhái” hình dáng còn “ruột” bên trong thì không nhể.
 
Bằng Hữu

10 khu trục hạm bự nhất thế giới (1): Mỹ là số 1

(Kienthuc.net.vn) - Không phải Nga, mà Mỹ mới là quốc gia nắm vị trí số 1 trong top 10 tàu khu trục lớn nhất thế giới hiện nay.
1. Khu trục hạm DDG 1000 lớp Zumwalt (Mỹ)
Khu trục hạm đa năng DDG 1000 lớp Zumwalt mới nhất của Hải quân Mỹ là tàu khu trục lớn nhất thế giới từng được đóng với lượng choán nước đầy tải lên tới 15.646 tấn. Nó đã bắt đầu được đóng từ năm 2009, hạ thủy tháng 10/2013 và chiếc đầu tiên sẽ gia nhập Hải quân Mỹ vào năm sau.
Mỗi tàu khu trục lớp Zumwalt có chiều dài 186m và rộng 24,5m với thủy thủ đoàn 158 người. Thiết kế đột phá giúp tăng tính năng “tàng hình” và giúp cho chiếc tàu có thể đảm đương nhiều chức năng phòng không, chống ngầm, tiêu diệt tàu mặt nước khi di chuyển với tốc độ 30 hải lý/giờ.
DDG-1000 với thiết kế cực "dị" nhưng cũng cực kì lợi hại.
Về vũ khí, mỗi con tàu lớp Zumwalt có 80 ống phóng thẳng đứng (VLS) bắn các tên lửa chống ngầm, chống hạm hay tên lửa hành trình, phòng không. Ngoài ra, trên tàu còn có 2 hải pháo 155mm và hai pháo phòng không tầm cực gần 30mm. Tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đều được sử dụng trên Zumwalt, kể cả hệ thống kiểm soát thiệt hại cũng được tích hợp. Ngoài ra trên tàu còn có sân đáp trực thăng lớn và nhà chứa máy bay.
2. Khu trục hạm lớp Atago (Nhật)
Với tổng choán nước đầy tải là 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người khiến chiếc tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành một trong những khu trục hạm lớn nhất thế giới. Tàu lớp Atago là sự nâng cấp của lớp tàu Kongo và có chiều dài 165m.
Tàu khu trục Aegis DDG-177 lớp Atago.
Chiếc đầu tiên của lớp tàu này, khu trục hạm Atago (DDG-177) được bàn giao năm 2007 còn chiếc thứ hai mang tên Ashigara (DDG-178) gia nhập biên chế Nhật năm 2008.
Hệ thống vũ khí trên tàu lớp Atago tạo thành hệ thống tác chiến Aegis, ống phóng thẳng đứng Mk 41, hai pháo 20mm, hải pháo Mark 45 Mod 4 cỡ nòng 127mm, tên lửa đối hạm và bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ Type 68. Tàu lớp Atago còn có bãi đáp trực thăng và nhà chứa 1 máy bay mang theo, tốc độ tối đa của khu trục hạm Atago là 30 hải lý/giờ.
3. Khu trục hạm lớp Hoàng đế Sejong (Hàn Quốc)
Tàu lớp Hoàng đế Sejong, còn được biết đến với tên DDH-III là khu trục hiện đại và lớn nhất của hải quân Hàn Quốc, được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, mỗi chiếc có tổng choán nước 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.
Khu trục hạm lớp DDH-III nằm trong chiến lược biển xanh của Hàn Quốc khi phát triển một thế hệ tàu tân tiến mới. Ba tàu khu trục lớp DDH-III đã được đóng bởi tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai và Daewoo để bàn giao cho Quân đội Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2012.
DDH-III Hoàng đế Sejong của Hàn Quốc.
Vũ khí của niềm tự hào Hải quân Hàn Quốc là hải pháo Mk 45 Mod 4 127mm, pháo phòng không tầm cực gần (CIWS) Goalkeeper, tên lửa phòng không/chống tàu, rocket chống ngầm và ngư lôi. Khu trục hạm này còn mang theo 2 máy bay trực thăng để trong nhà chứa và hệ thống động lực kết hợp khí và tuốc-bin khí giúp đạt tốc độ 30 hải lý/giờ.
4/ Khu trục hạm lớp Kee-Lung (Đài Loan)
Lớp Kee-Lung (lúc đầu gọi là lớp Kidd), gồm 4 chiếc tàu trong biên chế Hải quân Đài Loan là loại khu trục hạm lớn thứ 4 trên thế giới, đồng thời cũng là tàu chiến lớn nhất nước này. Những chiếc tàu này được chuyển giao cho Quân đội Đài Loan từ năm 2005 đến 2006.
Tàu lớp Kee-lung có lượng choán nước tiêu chuẩn 6.950 tấn và khi đầy tải là 9.574 tấn. Mỗi tàu có đội thủy thủ đoàn lên đến 363 ngườii, trang bị các hệ thống thông tin và tác chiến rất hiện đại để đảm nhiệm chức năng kì hạm chỉ huy hạm đội.
"Nắm đấm" trên biển Kee-lung của Hải quân Đài Loan.
Vũ khí của khu trục lớp Kee-lung gồm: 2 hải pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh Phalanx, 2 bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa Harpoon và tên lửa phòng không tầm xa SM-2. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk và tốc độ tối đa của khu trục hạm loại này lên tới 33 hải lý/giờ.
5/ Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke (Mỹ)
Arleigh-Bruke là loại tàu khu trục chủ lực của Hải quân Mỹ, là loại tàu khu trục lớn thứ 5 thế giới và nó cũng là loại tàu đầu tiên sử dụng hệ thống tác chiến Aegis. Các tàu lớp này bắt đầu gia nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1991.
Hiện nay, Hải quân Mỹ có trong biên chế 62 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke với 3 phiên bản là Flight I (DDG 51-71), Flight II (DDG 72-78) và Flight IIA (DDG 79 về sau). Thiết kế của Flight III đã được lên kế hoạch cho năm 2016. Ở phiên bản Flight IIA có tổng choán nước là 9.648 tấn.
Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke.
Hiện các tàu Arleight-Bruke mới nhất trang bị tên lửa phòng không tầm xa loại SM-2/3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, tên lửa phòng không tầm trung-gần Sea Sparrow, ngư lôi Mk 46 và pháo hạm Mk 45 127mm. Bốn động cơ tuốc-bin khí LM2500-30 giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Quang Minh

Sự bình thản khó tin của Dương Chí Dũng

Bị đề nghị mức án tử hình nhưng Dương Chí Dũng luôn tỏ ra bình thản, thư thái, nhỏ nhẹ trả lời thẩm vấn tại tòa. Trái với thái độ của sếp, thuộc cấp của ông ta đã rơi nước mắt.

Bình thản
Đã dự nhiều phiên tòa xét xử các quan tham, nhưng người viết bài này chưa từng thấy “ông trùm” nào giữ được phong thái bình thản như Dương Chí Dũng khi phải đối mặt với tội lỗi đã gây ra.
dương chí dũng, vinalines
Dương Chí Dũng luôn giữ được vẻ bình thản

Trong suốt 3 ngày xét xử, bị truy tố vì tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, bị VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng từ đầu chí cuối chưa lúc nào người ta thấy Dương Chí Dũng xuống tinh thần.

Mỗi lần trả lời thẩm vấn, bị cáo này chậm rãi cất lời. Từng lời của bị cáo thốt ra đều nhẹ nhàng, như thể ông ta đang trò chuyện, thủ thỉ với… HĐXX.

Phiên xét xử đã có lúc căng thẳng tới độ có một nữ luật sư suýt khóc, còn một nữ luật sư khác đã bật khóc tại tòa khi bị vị thẩm phán ngắt lời.

Các bị cáo khác nếu không rơi nước mắt thì cũng thể hiện tinh thần xuống dốc với nét mặt mệt mỏi, ủ dột.
Chỉ riêng có Dương Chí Dũng từ đầu chí cuối luôn giữ được phong thái điềm đạm, bình thản đến khó tin.
Thậm chí, người ta còn thấy ông Dương Chí Dũng tươi cười với cảnh sát bảo vệ tư pháp và không ngại ngần khai nhận về sự phản bội vợ con của mình.
Sau 3 ngày xét xử, khi được nói lời sau cùng, phớt lờ vị thẩm phán liên tục ngắt lời: “Thôi thôi, bị cáo dừng lại”, cựu cục trưởng vẫn bình tâm đọc diễn cảm mấy câu thơ về ngành hàng hải Việt Nam:

28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải lại nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.

Thơ ông Dương Chí Dũng đọc là vậy, nhưng trên thực tế thì thương vụ mua ụ nổi 83.M mà ông ta chỉ đạo cấp dưới  thực hiện đã làm tiêu tốn của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Cáo trạng của VKSND TC cho rằng Dương Chí Dũng đã cố ý làm trái gây hậu quả thất thoát hơn 300 tỷ đồng.

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, sau 5 năm được đưa về Việt Nam, chiếc ụ nổi cũ, hỏng đó đã không sinh lợi được gì.

Theo đại diện VKS, thậm chí mỗi năm Nhà nước đang phải tiêu tốn 12 tỷ đồng cho việc thuê điểm neo đậu chiếc ụ nổi kia.

Và Nhà nước đang phải làm thủ tục bán thanh lý ụ nổi để cắt lỗ.

Giữ quyền công tố tại tòa, đã có lúc đại diện VKS phải thốt nên rằng: “Cứ như thế thì nền kinh tế đất nước này đi đến đâu?”.

Những giọt nước mắt muộn mằn
Không giống như Dương Chí Dũng, qua quan sát, có thể nhận thấy các thuộc cấp của “ông trùm” bị xuống tinh thần theo từng ngày xét xử.

Và cho đến ngày xét xử thứ ba, nhiều người đã không kiềm chế được những giọt nước mắt.
Họ òa khóc ngay tại tòa khi được phép trình bày trước vành móng ngựa.

dương chí dũng, vinalines
 
Từng đứng trên đỉnh vinh quang khi giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines trong nhiều năm, khi được nói lời sau cùng, sau một hồi dùng đủ các lý lẽ để chứng minh mình không phạm tội “Tham ô tài sản”, bỗng bị cáo Phúc bật khóc.

Những giọt nước mắt muộn mằn, những lời nói nghẹn ngào khác hẳn với phong thái của mình khi ông ta từng là một sếp bự.
dương chí dũng, vinalines
 
Bị cáo Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), kẻ bị cáo buộc đã mang những chiếc valy chứa cả chục tỷ đồng đến chia cho các sếp cũng đã không cầm được nước mắt.
Trong lúc không kiềm chế được cảm xúc của mình, bị cáo Sơn vừa khóc vừa nói rằng, cũng vì Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mà ông ta lâm cảnh tù tội, khiến vợ con phải khổ sở.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á

Singapore là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và có ngân sách quốc phòng cao nhất khu vực. Do đó, không ngạc nhiên khi không quân đảo quốc sư tử được đánh giá là mạnh nhất khu vực.



Không quân mạnh nhất Đông Nam Á
Tiêm kích F-15SG của RSAF tại căn cứ không quân Mountain Home, Mỹ
Trong khu vực, Không quân Cộng hòa Singapore RSAF là lực lượng được thành lập muộn nhất. RSAF chính thức được thành lập vào ngày 1/4/1975. Tuy thành lập khá muộn nhưng với tiềm lực kinh tế hùng mạnh cùng sự hậu thuẫn của Mỹ RSAF nhanh chóng được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại. Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như F-5E, A-4 Skyhawk nhanh chóng được chuyển giao cho RSAF.

RSAF là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS, 4 “mắt thần” E-2C Hawkeye đã được chuyển giao cho RSAF vào năm 1987.

Đến năm 1991, RSAF lại được bổ sung thêm 5 chiếc Fokker-50 những chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, mìn và ngư lôi. RSAF nghiễm nhiên trở thành lực lượng đầu tiên có khả  năng tuần tra chống ngầm đường không.

Năm 1994, RSAF bắt đầu quá trình hiện đại hóa phi đội chiến đấu của mình, mở đầu là việc nâng cấp 49 chiếc F-5E/F. Những chiếc tiêm kích này được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử, sau khi nâng cấp F-5E/F có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120AMRAAM.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á
RSAF có đến 74 chiếc tiêm kích F-16C/D block 52/52 plus đây đều là những biến thể "xịn" nhất của gia đình F-16.
Nòng cốt của RSAF là 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52 những chiếc F-16 này được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bổ sung hệ thống dẫn hướng quán tính mới. Mở rộng tính năng sử dụng vũ khí để trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JSOW.
Đặc biệt RSAF có 20 chiếc F-16D block 52 plus, máy bay được bổ sung thêm thùng chứa nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên cánh, trang bị radar AN/APG-68, radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu đường không ở khoách cách 296km, radar này còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.
Hệ thống điều áp mới cùng hệ thống mũ bay tích hợp, hệ thống ngụy trang kéo theo. Những chiếc F-16D này của RSAF rất giống với những chiếc F-16I của Israel và đây là những chiếc mạnh nhất trong gia đình F-16.
RSAF bắt đầu lên kế hoạch thay thế phi đội F-5E/F vào những năm 2000, có 2 ứng viên tham gia vào chương trình là Rafale của Pháp và F-15E của Mỹ. Đầu năm 2005, Singapore thông báo F-15E đã thắng thầu, biến thể xuất khẩu cho RSAF được chỉ định là F-15SG.
F-15SG có cấu hình tương tự F-15K của Hàn Quốc nhưng được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA AN/APG-63 V3 đưa RSAF trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích trang bị radar AESA.
Không quân mạnh nhất Đông Nam Á
Máy bay AEW&C Gulfstream G550 CAEW. Đây là máy bay AEW&C đầu tiên của châu Á được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.
Ngoài ra, F-15SG còn được trang bị 2 động cơ F110-GE-129 cung cấp lực đẩy có đốt sau 131kN cùng với hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại. Những chiếc F-15SG của RSAF được đánh giá là những chiếc F-15 hiện đại nhất khu vực châu Á.
Đặc biệt hơn cả, hợp đồng mua F-15SG còn đi kèm theo rất nhiều vũ khí khủng như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C AMRAAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X, bom thông minh GBU-38 JDAM, đặc biệt RSAF là quốc gia châu Á đầu tiên được Mỹ cho phép xuất khẩu đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn vượt quá 130km.
Ngoài phi đội tiêm kích hùng mạnh, RSAF còn có phi đội hỗ trợ và chiến tranh điện tử hùng mạnh, mặc dù đã có trong biên chế 4 chiếc E-2C Hawkeye nhưng vào năm 2007 RSAF đã lên kế hoạch thay thế bằng 4 chiếc Gulfstream G550 CAEW.
Đây là những chiếc máy bay hoạt động với vai trò chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWE&C, nó được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA EL/W-2085, RSAF tiếp tục soán ngôi đầu trong năng lực chỉ huy cảnh báo sớm trên không.
Không quân mạnh nhất Đông Nam Á
RSAF là quốc gia duy nhất ở ĐNA đang hoạt động phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache
Ngoài ra, còn có 4 chiếc KC-135 hoạt động với vai trò tiếp nhiên liệu trên không, 10 chiếc máy bay vận tải C-130B/H, 4 chiếc Fokker 50UTL dùng cho nhiệm vụ vận chuyển khách VIP.
RSAF là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng được phi đội trực thăng tấn công đúng nghĩa với 20 chiếc AH-64D Apache Longbow.
18 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 bao gồm các biến thể CH-47D và CH-47SD, 22 chiếc trực thăng vận tải đa năng và tìm kiếm cứu nạn AS-332 Super Puma, 8 chiếc trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.
RSAF cũng là quốc gia duy nhất ở ĐNA hiện nay có phi đội UAV hùng mạnh bao gồm: 5 chiếc UAV trinh sát tầm trung Hermes-450, 2 chiếc UAV trinh sát tầm xa IAI Heron, 40 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Searcher cùng 60 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Scout đang trong dự trữ.
Không quân mạnh nhất Đông Nam Á
UAV trinh sát tầm xa IAI Heron của RSAF, họ là lực lượng không quân duy nhất ở ĐNA có phi đội UAV hùng hậu nhất.
Tuy RSAF có lực lượng không quân mạnh nhất khu vực nhưng do sự hạn chế về không phận nên có đến 1/3 các máy bay trong biên chế của họ phải đưa ra các cơ sở ở nước ngoài để huấn luyện. Hiện tại, RSAF có 2 căn cứ chính ở Mỹ bao gồm: Căn cứ không quân  Luke, bang Arizona, ở đây có tổng cộng 14 chiếc F-16C/D .
Căn cứ không quân Mountain Home, ở đây có 10 chiếc F-15SG đang hoạt động. Căn cứ BA 120 Cazaux ở đây đang hoạt động 18 chiếc A-4SU. Ở Australia có 2 căn cứ chủ yếu để duy trì hoạt động của các trực thăng.
Tổng số máy bay trong biên chế của RSAF khoảng 442 máy bay, ngoài việc sở hữu lực lượng không quân hùng hậu, RSAF còn là lực lượng có tiêu chuẩn an toàn bay thuộc hàng cao nhất thế giới. Tương lai RSAF tiếp tục sẽ là lực lượng không quân số 1 ĐNA khi họ là một đối tác trong chương trình tiêm kích thế hệ 5 JSF F-35 với Mỹ.
Xem thêm:
Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (I)
Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (II)
Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (III)

Mỹ: Sức mạnh quân đội Nhật Bản số 1 châu Á

Mặc dù Trung Quốc luôn nhận sức mạnh quân đội nước này đứng số 1 chấu Á, tuy nhiên Mỹ khẳng định, vị trí này thuộc về Nhật Bản.

Tuy nhiên chuyên gia quân sự nổi tiếng của châu Á Wortzel gần đây đã chỉ ra, "không nên để những điều này đánh lừa”, đừng đánh giá thấp thực lực quân sự Nhật Bản.
Theo nội dung bài báo trên, nói về quân số, Nhật Bản thực sự kém rất nhiều. Số lượng quân nhân của Nhật Bản chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc, số lượng máy bay chiến đấu bằng 1/5 của Trung Quốc, trọng tải hạm đội bằng một nửa của Trung Quốc.
Tuy nhiên về các nhân tố then chốt trong chiến tranh hiện đại như huấn luyện và khoa học công nghệ, Nhật Bản đã vượt xa Trung Quốc. Nếu xảy ra xung đột trên biển do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, các hành động/chiến dịch của Nhật Bản sẽ chiếm thế thượng phong.
Ngoài ra, một yếu tố khiến Nhật Bản có lợi thế hơn Trung Quốc rất nhiều là nếu xảy ra bất cứ cuộc xung đột quân sự nào, Mỹ hầu như nhất định sẽ đứng về phía Nhật Bản. Dù những năm gần đây Trung Quốc ra sức đẩy nhanh xây dựng vũ trang, nhưng Mỹ khẳng định "Trung Quốc ít nhất lạc hậu so với Mỹ 20 năm về khoa học công nghệ và thực lực quân sự".
Chất lượng địch số lượng
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên báo chí Mỹ lên tiếng khẳng định sức mạnh quân sự số 1 châu Á của Nhật Bản.
Cuối tháng 9/2013 vừa qua, tờ Breaking Defense dẫn lời nhà phân tích Larry M.Wortzel cho rằng, Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản hiện đang sở hữu lực lượng Không quân và Hải quân chất lượng số 1 châu Á, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ hai.
chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc
Nhà phân tích quốc phòng Larry M.Wortzel nhấn mạnh: "Nhật Bản sở hữu lực lượng Không quân và Hải quân mạnh nhất Châu Á, ngoại trừ đối với Mỹ". Theo bài báo thì Wortzel đã cảnh báo rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là nguy hiểm nhất trong khu vực, do lịch sử ưu tiên phát động các cuộc tấn công của họ dưới vỏ bọc là phòng vệ, cùng với học thuyết "chủ động phòng thủ" hiện tại.
Những nhận định về sức mạnh quân sự của Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở khi khi Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF) có trong biên chế 94 tiêm kích Mitsubishi F-2.
Đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) và Lockheed Martin (Mỹ). F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt máy bay được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA J/APG-1, biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.
Hiện có khoảng 213 chiếc F-15J trong biên chế của JASDF. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J của Nhật Bản được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới.
Ngoài ra Nhật bản còn sở hữu hàng loat chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm hiện đại bậc nhất thế giới. Về sức mạnh Hải quân, Lục quân nhật Bản cũng đang sở hữu những phương tiện và vũ khí tiên tiến nhất hiện nay.
Trong khi đó chiếm ưu thế về số lượng, tuy nhiên phần lớn những vú khí của Trung Quốc do nước này là sao chép từ công nghệ của nước ngoài, vì vậy chúng không được đánh giá cao về chất lượng.
Do đó, theo nhận định, Nhật Bản sẽ có lợi thế hơn rất nhiều trước Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc xung đột thật sự.

Tàu sân bay Mỹ “khó sống” trước DF-21D Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Đội tàu chiến Mỹ với hệ thống Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 khó có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.
Theo Trung tâm Phân tích Quân sự có trụ sở tại Moscow, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Hải quân Trung Quốc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ nếu xung đột giữa 2 nước xảy ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
 DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
Báo cáo của trung tâm này cho biết, DF-21D là tên lửa siêu âm có khả năng đạt tốc độ Mach 10 và tầm bắn 1.450km. Và sẽ rất khó để đánh chặn DF-21D bằng tên lửa SM-3 được triển khai trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Kể cả khi các dấu hiệu hồng ngoại của DF-21D có thể bị các hệ thống radar của F-35 Lightning II phát hiện thì nhóm tàu sân bay chiến đấu cũng chỉ có thêm 8 phút để đối phó.
Hệ thống phòng không có thể được dùng để đánh chặn các vật thể bay tốc độ cao của Mỹ được dùng trên USS Lake Erie – một tàu lớp Ticonderoga có thể đánh chặn thành công vệ tinh do thám USA-193 với tên lửa SM-3 ở khoảng cách 247km vào năm 2008. Tuy nhiên, trước đó Lake Erie đã có rất nhiều thông tin về loại vệ tinh kể trên.
 Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.
Thiếu những thông tin về điểm phóng của tên lửa, cách duy nhất để đánh chặn DF-21D là thông qua các phương thức điện tử cho phép Hải quân Mỹ đánh chặn bằng cách thay đổi quỹ đạo của tên lửa. Ngoài ra sẽ không còn cách nào khác để tàu sân bay Mỹ phòng chống lại cuộc tấn công từ DF-21D.
DF-21D định vị mục tiêu qua hệ thống định vị bằng vệ tinh như GPS hoặc Bắc Đẩu. Vì lý do này, sự chính xác của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã được cải tiến dần dần. Một tên lửa DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu chiến hiện đại.
Một điểm yếu của DF-21D là khả năng bắn hạ các mục tiêu chỉ cách 50-100km của loại tên lửa này vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, các nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ có thể bị bắn trúng nếu bị phát hiện ở khoảng cách 1.000km hoặc 1.500km.
Nguyễn Hoàng

Rừng bị bán mà Giám đốc Sở Nông nghiệp không biết!



(Dân trí) - Một trong những vấn đề nóng trong phiên chất vấn ngày 13/12 của kỳ họp thứ 8 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII là việc đại biểu chất vấn rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà bị bán cho doanh nghiệp.

Tại phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ nêu câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn: Bà con cử tri thành phố được biết rừng phòng hộ quốc gia tại bán đảo Sơn Trà bị chặt phá và đốt cháy gần 5 ha, vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng của nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng. Cử tri thành phố yêu cầu UBND thành phố trả lời cho bà con biết, việc cắt 5ha rừng phòng hộ quốc gia để lập dự án là chủ trương của ai và đơn vị nào đã chặt phá, đốt rừng ở bán đảo Sơn Trà. Việc làm trên vi phạm quy định của pháp luật, đã được xử lý chưa và đến bao giờ thì xử lý dứt điểm?
Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng – ông Trần Đình Quỳnh trả lời về việc bán rừng Sơn Trà
Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng – ông Trần Đình Quỳnh trả lời về việc bán rừng Sơn Trà

Ông Trần Đình Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho giải trình: Trên cơ sở đề nghị của Công ty Bamboo, Văn phòng UBND TP đã chuyển cho Sở Xây dựng kiểm tra. Sau khi kiểm tra Sở Xây dựng Đà Nẵng báo cáo và đề nghị UBND TP cho phép Công ty Bamboo thuê 5ha trên đường lên bán đảo Sơn Trà.
 
Sau khi nhận được đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP đã có công văn 2980 đồng ý đề xuất của Sở Xây dựng và đồng ý giao cho Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp với Công ty Bamboo lập dự án trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt và triển khai. Công văn này, UBND TP cũng lưu ý Công ty Bamboo không được chặt phá cây rừng.
 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án chưa hoàn thành, Công ty Bamboo đã vào rừng chặt, đốt ở phạm vi 0,46 ha; ngoài ra ở một số diện tích còn lại, công ty này còn chặt phát một số dây leo dưới tán rừng.
 
Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn chất vấn Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng về việc bán rừng phòng hộ Sơn Trà
Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn chất vấn Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng về việc bán rừng phòng hộ Sơn Trà
Do vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm đình chỉ và báo cáo UBND TP. Sau đó UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Bamboo ở mức tối đa theo Nghị định là 50 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu công ty này phải có biện pháp bổ sung là tiến hành thu dọn và có giải pháp trồng lại cây bản địa trên phạm vi đã chặt phá.
Ngày 28/11/2013, Công ty đã tiến hành nộp phạt, tiến hành thu dọn và tiến hành các biện pháp trồng rừng.
Chưa thỏa mãn với cách trả lời này, đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn đặt tiếp câu hỏi: “Trước tình hình biến đổi khí hậu và gió bão ngày càng khốc liệt, tại sao rừng phòng hộ của Đà Nẵng lại đem cắt đi bán? Ai cho bán cái này? Thứ nữa là kiểm lâm ở đâu mà để người ta chặt phá rừng đặc dụng như thế ? Và trồng thì khi nào trồng lại? Đề nghị các đồng chí làm rõ vấn đề này, vì đây là rừng phòng hộ, chúng ta xem rừng trên bán đảo Sơn Trà là lá phổi xanh của Đà Nẵng mà để như thế thì không được”.
Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho rằng diện tích 0,46ha bị Công ty Bamboo chặt phá nằm ngoài phạm vi rừng đặc dụng của bán đảo Sơn Trà nhưng do việc vi phạm và quản lý chưa chặt chẽ, tiến hành đình chỉ chậm nên Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức kiểm điểm các cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Sơn Trà.

Về việc này, ông Trần Đình Quỳnh cho biết, đã có 4 cán bộ bị cắt toàn bộ thi đua, khen thưởng năm 2013; đồng thời ngày 25/11 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Xây dựng tìm vị trí khác để Công ty Bamboo triển khai dự án.

Sau khi nghe Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng trả lời, đại biểu Lê Văn Quang đặt tiếp câu hỏi: “Qua trình bày của ông cho thấy trong việc quản lý quy hoạch thì thuộc Sở Xây dựng nhưng với vai trò là người chủ quản lý rừng, ông Giám đốc Sở NN-PTNT có biết về việc cấp phép cho Công ty Bamboo không?”.

Ông Trần Đình Quỳnh trả lời: “Khi nhận được văn bản của Công ty Bamboo thì Văn phòng UBND TP Đà Nẵng chuyển trực tiếp cho Sở Xây dựng. Rất lấy làm tiếc là khi Sở Xây dựng đi kiểm tra thì Sở NN-PTNT không tham gia”.

Sau khi nghe cây trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT, ông Trần Thọ lên tiếng: “Đấy, Sở NN-PTNT được nhà nước giao quản lý và bảo vệ rừng nhưng cho thuê rừng thì ông Giám đốc không biết, chỉ có ông Giám đốc Sở Xây dựng biết. Như thế nó mới chứng tỏ cái điều rất là kỳ quặc. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nhưng cấp phép lại không biết. Ông Sở Xây dựng lại đi tham mưu cái việc này. Bây giờ cấp cho người ta thuê làm Trung tâm ứng dụng sinh học, trong văn bản cấp có cấm không được đốt phá rừng nhưng ổng vẫn tự tiện đốt. Tôi đề nghị phải chấn chỉnh lại chuyện này”.

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ cũng yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng phải phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp theo dõi công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ông nói: “Mình phải được biết chứ không thể là mình không biết rồi đứng đó ngó. Quyền của tôi, nhiệm vụ của tôi, tôi phải được biết, được tham mưu chứ không thể tôi đứng ngoài nhìn ông Sở Xây dựng làm. Phải hết sức lưu ý cái đó, đừng để xảy ra nữa. Rừng của Đà Nẵng ít, rừng Sơn Trà là rừng đặc dụng mà để bị đốt phá, may mà phát hiện chứ không ổng đốt 5, 10ha thì sao? Phải xử lý nghiêm khắc việc đó!”.

Công Bính