Phương Thảo-08-09-2016
(VNTB) - Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với việc lựa chọn giữa không thay đổi và chuyển tiếp. Nhưng đó không chỉ đơn giản là một trận chiến giữa bên bảo thủ với phía cải cách - Sự lựa chọn này nhấn mạnh thời điểm của sự thay đổi liên tục, những mâu thuẫn và những hạn chế ở Việt Nam hiện nay.
Cuộc tranh giành quyền lực
Trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng đã có một cuộc tranh giành vị trí Tổng Bí thư - vị trí đỉnh trong kim tự tháp quyền lực ở Việt Nam.
Với truyền thông phương Tây, cuộc đọ sức giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn được xem là người bảo thủ miền Bắc thân Trung Quốc, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhà cải cách miền Nam thân phương Tây. Không chỉ ông Dũng thất bại trong nỗ lực giành vị trí Tổng Bí Thư, ông ta cũng không được bầu vào Bộ Chính trị - cơ quan cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Ông Trọng có nhiệm kỳ Tổng thư ký kéo dài thêm hai, và cũng có thể là năm năm. Tuy nhiên, xem kết quả này là một thắng lợi của phe bảo thủ thân Trung trước phe cải cách thân phương Tây thì sẽ bị nhầm lẫn.
Ông Dũng đã bị đẩy sang một bên không phải vì chương trình nghị sự cải cách, nhưng vì ông được cho là đã xây dựng mạng lưới bảo trợ trong một môi trường tư bản chủ nghĩa để thúc đẩy các lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và những người được ưu ái, đặc biệt là các thành viên trong gia đình của ông Dũng. Theo một khía cạnh nào đó, ông Dũng đã trở thành một nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng phổ biến mà ông ta cổ suý trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng. Chi tiết về một thoả thuận được đồn đại nhằm cho phép ông ta nghỉ hưu lặng lẽ mà không sợ bị truy tố vẫn chưa được biết đến.
Có phải là dấu chấm hết?
Tuy nhiên, liệu việc ông Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư có là dấu chấm hết cho sự cải cách và mở cửa nhằm đưa Việt Nam hội nhập nền kinh tế và xã hội quốc tế?
Điều này có lẽ không đúng.
Đầu tiên, tập thể lãnh đạo Trung ương Đảng và Bộ Chính trị dù bao gồm các gia tộc khác nhau và các phe phái với quan điểm đa dạng, thì họ vẫn nhất quán với những cam kết đổi mới và với một nhận thức chung rằng việc sống còn của Đảng Cộng sản phụ thuộc vào việc thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng, và trên hết môi trường trong nước và quốc tế đầy thách thức. Cả Trung ương và Bộ Chính trị mới đều có các thành viên trẻ tuổi ít có nguồn gốc cách mạng và có thâm niên công tác là các nhà quản lý kinh tế.
Các phân tích nhấn mạnh đến phe bảo thủ đấu với phe cải cách là lỗi thời. Có lẽ đáng chú ý hơn là đặt các thành viên Ủy ban Trung ương Đảng và Bộ Chính trị vào việc phân biệt giữa " nhà cai trị" (dựa vào sự thuần khiết về ý thức hệ) và "nhà kỹ trị" (những người quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất ).
Trong nhiều phương diện Đại Hội Đảng đã phản ánh các thay đổi liên tục, những mâu thuẫn và những hạn chế ở Việt Nam gần đây.
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, chiếc áo tư tưởng được khoát lên quá trình đổi mới, mỗi kỳ đại hội thành công được tổ chức mỗi năm năm đã tìm cách tạo ra một động lực mới, trong khi tại cùng một thời điểm vẫn duy trì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Việt nam. Mâu thuẫn giữa 'đổi mới' và đẩy mạnh hệ thống xã hội chủ nghĩa bảo thủ đã trở nên ngày càng khó kiểm soát đối với các nhà lãnh đạo Cộng sản khi mà Việt Nam cũng giống như Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa do chính quyền độc đảng cai trị.
Hơn nữa, trong một xã hội mà phần lớn dân chúng được sinh ra sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, những mỹ từ về cách mạng Việt Nam đã không còn có nhiều sự lôi kéo. Việc kêu gọi tinh thần dân tộc có thể phản tác dụng, chẳng hạn như khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2014, khi Trung Quốc đưa các giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã biến thành những việc chỉ trích chính chế độ Cộng sản.
Việc tranh luận về các vấn đề môi trường cũng đã trở thành một không gian cho các quyền tự do chính trị khi phản ứng của nhà cầm quyền đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, không giống như năm 2008, khi thảm họa tương tự xảy ra ở miền nam Việt Nam, tháng 5 năm 2016 thảm hoạ cá chết do chất thải bừa bãi và bất hợp pháp do một nhà máy thuộc sở hữu của Đài Loan xả ra đã dẫn tới các cuộc biểu tình trên khắp đất nước. Năm 2008 họ làm ngơ với thảm hoạ, nhưng lần này, chính phủ nhanh chóng đòi công ty có liên quan này 500 triệu đô la mỹ bồi thường thiệt hại.
Cuối cùng tự Quốc hội không còn có thể được xem là một tổ chức bù nhìn giống như ở Trung Quốc, mà là chính phủ được yêu cầu giải thích cho những hoạt động của họ - dẫu theo cách không đe dọa lật đổ họ.
Cú hích của thay đổi về địa- chính trị
Những phát triển bên trong này đang được khuếch đại bằng cách thay đổi môi trường địa -chính trị và "địa kinh tế" của Việt Nam.
Một mặt, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã không chỉ đánh thức Chủ nghĩa bài Trung tiềm ẩn ở Việt Nam, mà còn cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã chuyển sang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Hà Nội tháng 5 năm 2016, khi Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, diễn ra sau chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt nam tới Nhà Trắng trước đó vài tháng, khi đó ông Trọng chủ yếu thông qua việc quay sang phía Mỹ của chính phủ Việt Nam. Nhật Bản đã đưa một số tàu chiến đến Việt để tuần tra khu kinh tế biển, và tuyên bố sẽ bán máy bay săn ngầm P-3 Orion đã qua sử dụng cho Việt nam.
Mặt khác, tương lai kinh tế của Việt Nam ngày càng gắn với việc mở cửa cho nền kinh tế quốc tế.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tìm cách tham gia TPP và đã ký Hiệp định khung về Đối tác và hợp tác toàn diện cũng như thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rằng Việt Nam, quốc gia kém phát triển nhất trong 12 thành viên TPP, sẽ thu lợi nhiều nhất về kinh tế từ các thành viên khác và trái với mong đợi Việt nam đã sẵn sàng có những nhượng bộ cần thiết.
Cùng với việc chấp nhận tạo ra khu vực thương mại tự do, Việt Nam đã đồng ý chấm dứt ưu đãi của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đối với cựu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, TPP đã luôn được coi là một đòn bẩy để đạt được các cải cách cho các doanh nghiệp nhà nước đã bị sa lầy - đặc biệt là kể từ sau Đại Hội Đảng, các doanh nghiệp nhà nước đã tăng cường tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài để đáp ứng những thách thức của TPP. Trong môi trường các công ty đa quốc gia của Nhật Bản và phương Tây đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, họ cũng được đặt vào đúng nơi để gặt hái thành công.
Các chủ đề trung tâm của Đại hội Đảng có thể được tóm gọn trong cụm tự dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Tuy nhiên, bản chất của "bất biến" là gì? Có phải là vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản hay vai trò của chế độ chính trị? Hay là việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong một môi trường quốc tế đầy thách thức? Và là sự chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có phải chỉ là một giai đoạn tạm thời trong con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội? Hoặc liệu đây là điểm đến cuối cùng ( chưa được công bố) như những phát triển trong 30 năm qua đã ám chỉ?