Saturday, March 18, 2017

Nghe lại một số ca khúc trước 1975 vừa bị chính quyền CSVN cấm

Cả tuần vừa rồi, báo chí trong và nước đều loan tin vụ chính quyền CSVN đột nhiên lôi 5 bài hát của Miền Nam trước 1975 ra “tạm cấm”, mặc dù trước đó đã cho phép phổ biến tại Việt Nam. Có những bài hát nổi tiếng trước 1975, và vẫn tiếp tục phổ biến mạnh mẽ trong nước sau 1975. Có bài hát của tác giả nổi tiếng vào bậc nhất của nền âm nhạc Miền Nam. Hãy cùng nghe lại một số ca khúc bị cấm này, để thử tìm hiểu nguyên nhân của việc cấm đoán.
Mọi người nhắc nhiều nhất đến ca khúc Con Đường Xưa Em Đi, của hai tác giả Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Đây là một ca khúc “nhạc mùi” thuộc loại kinh điển trước 1975, và  gắn liền với 2 danh ca Chế Linh & Thanh Tuyền. Bài hát ngắn, nhưng ghi đậm dấu ấn trong lòng người nghe. Dù là người thuộc giới trí thức, hay giới lao động đa số đều có nghe qua bài hát này. Bài hát thoạt nghe, chỉ là một câu chuyện tình lãng mạn của một cặp tình nhân:
Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi…
Tuy nhiên, những câu hát sau đó mới trở thành vấn đề đối với chính quyền CSVN:
…Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe… Hỏi còn ai cố tri…
Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình, Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi 
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 13/03/ 2017 về nội dung, tư tưởng của các ca khúc, ông Nguyễn Thu Đông, trưởng phòng quản lý băng đĩa (Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn), băn khoăn: ““Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào đây?”!

Một bài hát khác cũng nổi tiếng không kém, đó là Cánh Thiệp Đầu Xuân, của hai tác giả Lê Dinh- Minh Kỳ. Đây là một trong những ca khúc xuân nổi tiếng vào bậc nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, người Việt từ hải ngoại đến trong nước đều nghe và hát Cánh Thiệp Đầu Xuân mỗi độ xuân về:
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang.
Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm… 
Giai điệu thanh bình, lời ca thật chân tình. Vậy thì cớ gì phải cấm? Có lẽ vấn đề nằm ở các câu trong điệp khúc:
…Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm…
Có thể, một vị lãnh đạo văn hóa nào đó đã  nhận ra và đặt câu hỏi tương tự: “non nước nào vinh quang?”, “người anh nào yêu dấu quay về gia đình?”. Hình như hình ảnh một Miền Nam thanh bình, những người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn là nỗi ám ảnh của những kẻ thuộc phe thắng cuộc!
Một ca khúc ít phổ biến hơn đó là Rừng Xưa, nhưng lại là của một tác giả nổi tiếng vào bậc nhất: nhạc sĩ Lam Phương. Ca khúc Rừng Xưa của nhạc sĩ Lam phương khá phổ biến trước 1975, có giai điệu đẹp, lời hát nhẹ nhàng:
Người về đâu hỡi người về đâu?
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ?
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời:
Tình đã trao không lời .
Rồi mùa thu thương tiếc quá .
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ
Ôi thắm thoát trôi qua
mười năm quá xa mà tình mãi còn vương… 
Vậy nguyên do nào chính quyền CSVN lại phải tái cấm đoán? Vấn đề nằm ở những câu hát sau, khi bài hát được nhận ra là một lời kêu gọi chiêu hồi, đối với những chiến binh cộng sản đang phá hoại bình yên của Miền Nam Tự Do:
…Bao năm qua người ơi, mang tin yêu cho đời
Mong có ngày đoàn viên, giữa núi reo triền miên,
Về với em nghe nắng mai chan hòa,
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu .
Người về đâu hỡi người về đâu?
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
tìm hạnh phúc ngày qua…
Như vậy, câu trả lời đã khá rõ. Cho dù đã sau hơn 40 năm, chính quyền CSVN vẫn chưa thể quên đi câu chuyện của cuộc nội chiến cũ, mặc dù họ luôn luôn nói “hòa hợp hòa giải dân tộc” trên đầu môi chót lưỡi. Trong lúc vận nước nguy biến, giặc ngoại bang phương Bắc đang xâm hại đất nước từng ngày, thay vì đoàn kết dân tộc, CSVN lại “vạch lá tìm sâu” những chuyện cũ, dù là chỉ trong những bài hát! Nhưng qui luật của văn hóa là không thể dùng bạo quyền ngăn cấm mãi. Họ đã cấm đoán suốt 40 năm, nhưng những ca khúc nhân bản, có giá trị của Miền Nam cứ vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt. Năm ca khúc này đã, đang và sẽ tiếp tục vang lên tron nước Việt Nam, bất kể sự cấm đoán của nhà cầm quyền…
Cung Mi / SBTN

VIDEO & PIC: Giáo phận Vinh: Sẽ chống Formosa đến cùng để bảo vệ giống nòi và sự toàn vẹn lãnh thổ

\

CTV (Danlambao) - Sáng ngày 19.03.2017, khoảng 6000 giáo dân đã tập trung tại Giáo xứ Song Ngọc hiệp thông dâng Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, quốc thái dân an và cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Các mạng xã hội ghi lại cảnh hàng trăm người xuất phát từ các Giáo xứ khác nhau như Phú Yên, Mành Sơn, Cẩm Trường… đổ về Song Ngọc. Họ đi bằng xe gắn máy mang theo cờ Giáo hội, cờ ngũ sắc, khẩu hiệu, loa phóng thanh và hát vang những bài ca yêu nước. Các khẩu hiệu được bà con giáo dân sử dụng là “Chúng tôi cần biển sạch”, “Trả lại Biển xanh cho chúng tôi”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Ai đã rước Formosa vào giết hại dân lành?”


Photo: Bạn đọc Danlambao
Vào đầu Thánh lễ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói: "... chúng ta cầu nguyện xin cho công lý được hiển trị và chế độ cộng sản sớm suy tàn....".

Tại buổi Thánh lễ, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã khẳng định “việc chính quyền có các hành vi ngăn cản quyền hiến định của người dân là một việc làm vi hiến và vi luật.” Ông cũng nói việc nhà cầm quyền đàn áp người dân trong việc thực thi công lý, thực thi quyền công dân là “phi pháp, bất công, vô nhân đạo, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc”. Và rằng việc đàn áp đẫm máu người dân đi khiếu kiện là một “kịch bản” được nhà cầm quyền dàn dựng từ trước.

Đặc biệt, Linh mục Đặng Hữu Nam khẳng định sẽ tiếp tục chống Formosa, kiện Formosa vì đó là việc làm được hiến pháp hiện hành bảo trợ và là việc phải làm để bảo vệ giống nòi, bảo vệ sự sống còn và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 

Vị Linh mục này tuyên bố: “Nếu chính quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi di chuyển trên các phương tiện, chúng tôi sẽ đi bộ. Để tránh sự đàn áp và còn bị vu khống như ngày 14/2/2017, chúng tôi sẽ tự trói tay mình đi bộ đến Tòa án. Nếu chính quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi cách vi hiến và phi pháp, chúng tôi sẽ dành cho mình quyền khởi kiện, tố cáo chính quyền ra trước Tòa án Quốc tế”.

Anh Nguyễn Nhật Minh, một giáo dân tham dự Thánh lễ cầu nguyện và tham gia cuộc hành trình khiếu kiện cho chúng tôi biết: “Thánh lễ bắt đầu lúc 8 giờ. Có khoảng hơn 6 ngàn người từ nhiều Giáo xứ khác nhau đến tham dự. Đến khoảng 9 giờ thì kết thúc Thánh Lễ. Hiện tại (khoảng 9 giờ 30 phút), chúng tôi bắt đầu lên đường tới Tòa án thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Chúng tôi đi bằng xe gắn máy. Hiện con số đã lên tới hơn 7 ngàn người rồi.”


Khi được hỏi về động thái của nhà cầm quyền, anh Minh cho biết thêm: “Ngày hôm qua thì nhiều công an, mật vụ đã xâm nhập vào các Giáo xứ. Tuy nhiên, hiện tại chưa có hành động đàn áp nào”.

Theo Facebooker Bạch Hồng Quyền thì Công ty Formosa đã rào kín cổng, không cho công nhân vào làm việc. Công nhân chất vấn thì được trả lời "sợ dân Đông Yên lên biểu tình".

Trong một diễn biến khác tại Sài Gòn, theo cô Võ Hồng Ly thì ngay từ sáng, Nhà Thờ Đức Bà, chợ Bến Thành và hồ Con Rùa dày đặc an ninh sẵn sàng tác chiến. Có ít nhất 3 xe bus và nhiều xe đặc chủng được bố trí gần nhà thờ và đặc biệt là Hồ Con Rùa. Nhiều bạn trẻ có mặt nhưng bị xua đuổi và không thể tụ tập.

Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến và tiếp tục cập nhật thông tin hành trình đến Tòa án của giáo dân, ngư dân miền Trung đến quý độc giả.

Video: Bạch Hồng Quyền, Người Phú Yên, Tin mừng cho người nghèo

19/3/2017


Những câu hát bị cầm tù


(Nhân việc Cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch buộc dừng, cấm lưu hành 5 ca khúc: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương), thuộc dòng nhạc Việt Nam Cộng hoà trước 1975).
Tôi không phản đối cách phản đối của Nguyễn Lưu. Mỗi người một quan điểm, cách nhìn. Hướng đến một xã hội dân chủ, phải trên tinh thần đấy. Ý thức chính trị, hay gu âm nhạc cũng vậy. 
Nhưng tôi không thể không lên tiếng khi chính quyền, bằng một quyết định hành chính cấm cản tôi hát những ca khúc mình yêu thích. Cầm tù cả những câu hát là lối hành xử của một xã hội mu muội. 
Âm nhạc, tự thân, ai thích thì cứ hát lên, ngêu ngao vậy. Anh thích "đường vinh quang xây xác quân thù", nhưng tôi lại khoái "con đường xưa em đi/ vàng lên mái tóc thề". Anh ưa "đảng đã cho ta một mùa xuân", nhưng tôi nuốt không trôi cái "mùa xuân đảng", tôi dị ứng đảng, tôi khoái "chuyện buồn ngày xuân" hơn...
Xã hội văn minh, không phải dàn đồng ca để "bắt nhịp kết đoàn". Cấm phổ biến, cấm hát là lối hành xử phản âm nhạc, phi văn hoá.
Cộng hoà, Cộng sản, hay thể chế nào cũng đều có những ca khúc "nhiệm vụ chính trị" của riêng họ, cho riêng họ. Nhưng đó là thứ âm nhạc tuyên truyền, cổ động, xong nhiệm vụ tự nó chết. 
Âm nhạc, hay là vượt qua mọi ranh giới. Những tình khúc Cộng hoà, sống đến được thời nay, tức tự nó đã vượt qua khái niệm Cộng hoà - Cộng sản. Gần nửa thế kỷ sau cuộc chiến, vẫn chặn một đường biên phân rạch nhạc bên này bên kia, vẫn bỏ tù cả những câu hát.
Đất nước tôi, sao mê muội đến vầy? Đến những bản tình ca cũng không thoát vòng tù tội.

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh của người Việt Nam

 Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-03-18  
Nông dân Việt Nam ở vùng ngoại ô Hà Nội vào ngày 9 tháng 6 năm 2016.
Nông dân Việt Nam ở vùng ngoại ô Hà Nội vào ngày 9 tháng 6 năm 2016.  AFP photo
Thương lái Trung Quốc
“Thời Việt Nam Cộng Hoà, cù lao Cái Bè là trung tâm xuất cảng trái cây sang các nước Nhựt Bổn, Đài Loan, Hương Cảng v.v...Nhất là chuối không bao giờ bị ế hàng. Anh Chệt không có cửa mà mua. Còn bây giờ chuối chỉ xuất khẩu qua Trung cộng. Nếu anh hàng xóm ‘4 tốt-16 chữ vàng’ bẻ chĩa  không mua thì mình đem về ép mỏng phơi khô để dành ăn trừ cơm, cũng đâu có mất mát gì đâu phải không, thưa quý bà con nông dân quốc nội?”
Đây là chia sẻ của một vị thính giả ở hải ngoại gửi đến những nông dân trồng chuối tại Việt Nam, sau khi nghe thông tin thương lái Trung Quốc ngưng mua mặt hàng này khiến cho họ bị rơi vào tình cảnh điêu đứng, cũng như nhiều nông dân khác phá sản vì trồng chanh dây lấy giống từ Trung Quốc.
Một vài thính giả nhắn tin cho Hòa Ái rằng dòng chia sẻ vừa rồi nghe có vẻ thật là chua chát cho số phận của nông dân Việt Nam, luôn bị cuốn vào vòng xoáy thương trường do thương lái từ Trung Quốc bày vẽ ra mà chính những nông dân siêng năng, cần cù này lại không bao giờ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, Hòa Ái cũng ghi nhận có không ít thính giả lên tiếng “Tại sao nông dân Việt Nam cứ hết lần này rồi đến lần khác để thương lái Trung Quốc lừa?” Họ liệt kê nào là dưa hấu, là bắp cải là đĩa...đã bao lần khiến cho nhà nông Việt Nam tay trắng. Nhưng người nông dân vẫn không học được bài học kinh nghiệm nào, lại cứ chui cổ vào tròng. Và những vị thính giả này đặt câu hỏi “Phải chăng là lỗi của họ?”
Tuy vậy, rất nhiều thính giả RFA khẳng định lỗi thuộc về Chính phủ Việt Nam. Thính giả Minh Quy nói rằng:
Điều này lập lại rất nhiều lần và không một người nào của chính phủ chịu trách nhiệm.
- Thính giả Minh Quy
Nguyên do là xây dựng nền tảng kinh tế yếu kém và thiếu kế hoạch trong dự báo thị trường cùng với chính sách của chính phủ... Điều này lập lại rất nhiều lần và không một người nào của chính phủ chịu trách nhiệm”.
Song song với thông tin nông dân quốc nội đối mặt khó khăn vì trồng chuối và trồng chanh dây Trung Quốc thì Việt Nam nhập khẩu rau quả, trị giá đến 2 triệu Mỹ kim mỗi ngày. Và nguồn hàng này nhập từ Trung Quốc được tiên liệu sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa, do mức thuế suất là 0%. Thính giả Nguyễn Thanh Long bày tỏ:
“Với cách thức làm ăn ‘sống chết mặc bây, tiền ông bỏ túi’ ở Việt Nam thì người dân không thể sống nổi. Môi trường thì tan hoang và nhiễm độc. Đại đa số dân chúng vẫn chủ yếu bán sức lao động để lấy cái ăn, cái mặc. Tình trạng mua đất, xây cất trái phép, lập phố người Trung Quốc. Đất đai, lãnh thổ đang mất dần theo phương thức loang da báo đang xảy ra khắp ba miền Bắc-Trung-Nam...Ôi, không hiểu Dân tộc và Tổ quốc Việt nam liệu còn tồn tại được bao lâu nữa đây?”
“Phố Tàu” xây tại Đà Nẵng?
da94574a-917c-4927-a524-8cf2586977d5-400.jpg
Bên trong công trình đang xây dựng này còn có đường xá, đèn điện, quảng trường thu nhỏ. Courtesy of baogiaothong.vn
Trong tuần qua, thông tin một công trình đang xây dựng bí mật tại Đà Nẵng vừa bị phát hiện khiến dư luận hoài nghi rằng khu “Phố Tàu” sắp mọc lên ở thành phố trọng điểm miền Trung hay không? Những du khách Trung Quốc đã được một hướng dẫn viên du lịch, thuộc Công ty Overseas Travel Đà Nẵng, hướng dẫn tham quan một “khu phố” xây dựng trái phép trong nhà kho của Công ty VietMay Home, ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Người hướng dẫn viên đó đã bị xử phạt hành chính vì là hướng dẫn viên du lịch “chui”.
Còn công trình xây dựng không có giấy phép này được giới chức địa phương cho biết là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Liên hợp Thế Duy thuê đất để xây Trung tâm giới thiệu trà và đặc sản Việt Nam. Hiện, công trình đã bị đình chỉ xây dựng. Thính giả Ha Tran đề nghị cơ quan chức năng Đà Nẵng nên cưỡng chế, đập bỏ để làm gương vì doanh nghiệp xây dựng trái phép như thế là quá xem thường pháp luật. Trong khi đó, một số thính giả nhận xét “Đây là công trình được xây đúng quy trình của lãnh đạo tham nhũng tại Việt Nam. Và cứ chờ mà xem!”
Tượng đài tử sĩ Gạc Ma
Nhiều người dân Việt Nam, trong tuần qua, hồi hộp rồi có phải công trình xây dựng bí mật ở Đà Nẵng sẽ là một khu phố của người Trung Quốc hợp pháp trong tương lai, trong khi rất nhiều khán thính giả và độc giả Đài Á Châu Tự Do tỏ ra hài lòng trước thông tin Khu tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma với biểu tượng “Vòng tròn bất tử”, được xây ở Khánh Hòa, sắp hoàn thành.
“Hoan nghênh và ủng hộ. Việc này nên làm và đáng làm. Chỉ mong có một điều đừng mượn công trình này để thò bàn tay lông lá của tham nhũng vào ăn chia. Hãy trong sáng trong việc làm để hương hồn các Liệt sĩ Gạc Ma mỉm cười nơi chín suối.”
“Dù muộn còn hơn không, có nơi để đồng bào ta thắp nhang tưởng nhớ 64 chiến sĩ Việt Nam ôm cờ chịu trận để cho quân lính của Trung Quốc ung dung tha hồ diễn tập.”
“Cũng trông làm cho mau hoàn thành để người Việt có nơi mà tưởng niệm những tử sĩ đã ngã xuống trước họng súng xâm lược của kẻ thù phương Bắc, chứ không riêng gì sự kiện Gạc Ma.”
Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái chiều như các ý kiến sau đây:
“Dân chúng tưởng niệm và biểu đạt thì không cho. Xây lên làm gì cho tốn kém?”
“Xây xong rồi có cho bà con đến thắp nhang tưởng niệm họ không? Hay lại cấm như ở Tượng đài Lý Thái Tổ?”
“Xây lên cốt để mị dân thôi, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mà có tâm tưởng nhớ thì đã không ngăn cấm, đàn áp, bắt bớ và đánh đập người dân đi thắp hương tưởng niệm các vong linh liệt sĩ ngã xuống ở biên giới, hải đảo bị Trung cộng giết hại.”
474a2ed6-7b47-47d2-b0bf-5011077770aa-400.jpg
Người dân đặt hoa và thắp hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ tưởng nhớ những chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma. Ảnh chụp hôm 14 tháng 3 năm 2016 ở Hà Nội. AFP photo

Liên quan đến thông tin những người đi thắp hương tưởng niệm những người lính Việt Nam đã bất khuất hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 và trận Gạc Ma năm 1988 với Trung Quốc bị ngăn cản, đánh đập và bắt bớ, thính giả lấy tên Vô Danh đặt câu hỏi rằng:
Tôi không biết mấy năm về trước có nhiều người Việt quan tâm đến việc tưởng niệm như bây giờ không?”
Theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, Hòa Ái xin được thưa những gì thuộc về lịch sử dù không được nhắc đến hay thậm chí bị cấm đoán với mục đích nào đó, chẳng hạn người dân Việt Nam thường được nghe lời giải thích từ chính quyền rằng “không có lợi cho quốc gia”, thì luôn không đồng nghĩa tất cả dân chúng lãng quên lịch sử của dân tộc. Hòa Ái được dịp trao đổi với những nhân viên, cán bộ làm việc trong ngành truyền thông chính thống của Việt Nam và được cho biết họ luôn luôn nhận chỉ thị không được đưa tin tức “nhạy cảm”, trong đó có những thông tin liên quan đến các cuộc chiến với Trung Quốc và chỉ được đưa tin trong phạm vi cho phép.
Người dân trong nước luôn tưởng nhớ và bày tỏ lòng tri ân tất cả những anh hùng vị quốc vong thân trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 ngàn năm văn hiến của Việt Nam.
Xây lên cốt để mị dân thôi, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mà có tâm tưởng nhớ thì đã không ngăn cấm, đàn áp, bắt bớ và đánh đập người dân đi thắp hương tưởng niệm các vong linh liệt sĩ ...
- Thính giả 
Và một điều không thể chối cãi, những hình ảnh người dân đi thắp hương tưởng niệm bị gặp trở ngại, bị ngăn cản, bị quấy rối, hay thậm chí bị đánh đập, bắt bớ ngày càng được truyền tải rộng rãi qua các trang mạng xã hội khiến dư luận thắc mắc liệu rằng nếu không có internet thì những tin tức như thế sẽ bị bưng bít đến bao giờ?
Kính mong quý thính giả RFA gửi về những chia sẻ liên quan đến câu hỏi của thính giả Vô Danh để Hòa Ái đăng tải hầu giải đáp thắc mắc này được tường tận hơn.
Mục “trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời Hòa Ái xin được nhắn tin đến một quý thính giả không nêu tên, góp ý với Hòa Ái nhờ điều chỉnh lại âm thanh vì đôi lúc nghe không rõ. Quý thính giả vui lòng liên lạc với đài cho biết rõ hơn âm thanh trong các chương trình phát thanh hay trong các tin, bài phóng sự, tạp chí truyền thanh cụ thể nào để chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp. Quý vị có thể nhắn tin trong Mục “Liên lạc” trên trang web của Ban Việt ngữ, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775, hoặc qua địa chỉ email vietweb@rfa.org và hoaai@rfa.org.
Hòa Ái cũng đặc biệt lưu ý đối với quý thính giả tại Hoa Kỳ nghe chương trình phát thanh của đài qua điện thoại. Hiện Đài RFA có 2 số điện thoại để nghe các chương trình Việt ngữ của đài. Số điện thoại mới nhất là số 641-552-5011. Riêng, quý vị nào sử dụng dịch vụ viễn liên của công ty T-Mobile, quý vị goị vào số 360-398-4204.
Quý thính giả Đài Á Châu Tự Do trên toàn thế giới có thể nghe các chương trình phát thanh bằng điện thoại di động một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào qua RFA Mobile Streamer App. Quý vị có thể sử dụng RFA Mobile Streamer App, miễn phí cho cả IOS và Android. Quý thính giả cũng có thể chia sẻ các chương trình phát thanh ưa thích qua email, twitter, facebook, Google + và các công cụ mạng xã hội khác.
Cùng với chương trình phát thanh một giờ đồng hồ mỗi ngày từ lúc 9 giờ tối giờ Việt Nam, Ban Việt Ngữ còn có chương trình truyền hình trực tiếp 30 phút mỗi tối thứ tư và thứ sáu hằng tuần vào lúc 10 giờ tối giờ Việt Nam truyền qua các công cụ mạng xã hội Facebook, Twitter và trang chủ của RFA.
Mọi bài vở, video đều được lưu trên trang chủ của Ban Việt Ngữ ở địa chỉ www.RFA.org/vietnamese, mời quí vị truy cập vào để nghe và xem lại.

Trước thềm hội nghị TƯ 5, các "đồng chí" bắt đầu lên đạn bắn nhau: tố Nguyễn Xuân Phúc

Danlambao - Hội nghị các chóp bu đảng cộng sản lần 5 xảy ra lúc nào tùy thuộc vào những dàn xếp, thương lượng lẫn đấu đá giữa các phe nhóm trong đảng. Vị trí và ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng cũng tùy vào kết quả của chiến dịch đả muỗi đập ruồi và có "chốt" được con tốt Trịnh Xuân Thanh hay không.

Về phía chính phủ - phía làm ra tiền - thì Nguyễn Xuân Phúc sẽ là đối tượng để "thế lực thù địch" trong đảng tấn công.

Có 2 phát đạn vừa mới được bắn ra để tố cáo Nguyễn Xuân Phúc mà DLB nhận được:

- Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đập bỏ toàn bộ nhà làm việc cũ do Pháp xây dựng và nhà làm việc mới xây dựng gần đây của Văn phòng Chính phủ chỉ vì tâm linh;

- Sai phạm của Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các ban ngành và UBND tỉnh Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất đến 70 năm sai pháp luật, sai thẩm quyền, gây nguy hại lớn cho đất nước và đang tìm cách thao túng, đưa “đệ tử” vào vị trí quan trọng đối với nền kinh tế.

Danlambao gửi đến các bạn trong thôn để lượng định:



*


Dưới đây là bản scan văn bản gốc trong đó Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo cho Formosa thuê đất đến 70 năm sai pháp luật:



"Bọn xấu" là bọn nào?

Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Thư ngỏ gửi ông Trương Giang Long...

Tuần trước video clip ghi bài nói chuyện của ông với cán bộ của học viện chính trị công an được cộng đồng mạng quan tâm khá nhiều. Cũng dễ hiểu vì ông là GS-TS, thiếu tướng phó chủ nhiệm tổng cục chính trị công an nhân dân, giám đốc học viện chính trị công an nhân dân và quan trọng hơn là ông đã can đảm khẳng định cái dã tâm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc. Không đủ kiên nhẫn để nghe vài chục phút kiểu giọng vốn dĩ không thích nên tôi buộc phải bỏ dở và tìm đọc bản ghi cuộc nói chuyện này. Bài nói chuyện đề cập tới khá nhiều nội dung như chê Trung Quốc, Campuchia, chửi Mỹ, khen ta, ước ao có vũ khí hạt nhân, quan điểm ngoại giao với Mỹ, Trung của đảng và nhà nước hiện nay. Đã có một số bài viết bình luận về các nội dung trên. Tôi không bình luận gì chỉ có một số thắc mắc mong ông giải đáp.

Mở đầu bài nói chuyện ông ngay lập tức khẳng định: 

"Trung Quốc, tôi xin thưa các đồng chí là, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển đông, không bao giờ từ bỏ dã tâm này. Mà cái này không phải chỉ thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào... Thưa các đồng chí, chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ cái việc mà họ tìm mọi cách làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta không loại trừ, chúng ta phải nói rõ với nhau như thế"

Tôi hiểu đây là nghệ thuật gây ấn tượng cho người nghe mà một diễn giả chuyên nghiệp, lão luyện như ông không thể không thuần thục, không thể không tận dụng. Giá sau khẳng định này, ông nêu ra một loạt các hành động như cưỡng chiếm Hoàng, Trường Sa, bắt bớ ngư dân, cấm đánh bắt cá ở Biển Đông,... của Trung Quốc làm bằng chứng thì khẳng định trên sẽ còn có ấn tượng hơn nữa, nhưng ông đã cố tình lờ đi. Tôi thông cảm việc nhắc lại các hành động nhạy cảm trên là điều cấm kỵ ở cương vị của ông. 

Tới thông báo: "bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo đó. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí là, nó đã có con số đến hàng trăm, mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa chứ không phải trăm" thì hiểu đấy là các bằng chứng cho khẳng định đó. Nhưng bỗng nảy sinh thắc mắc "bọn xấu" mà ông nhắc tới ở trên là bọn nào? Căn cứ vào trình tự logic và các thông tin của bài nói chuyện "bọn xấu" mà ông nói chỉ có thể là: 

- Bọn gián điệp của Trung Quốc được cài cắm vào Việt Nam để thực hiện các hành vi phá hoại. Giả thiết này phù hợp với vai trò làm bằng chứng cho khẳng định ở mở đầu. Nhưng quái lạ chúng đông tới mức "trăm này cộng với trăm kia" lại bị công an "theo dõi, nắm rất chắc, rất chặt" mà sao hầu như bao nhiêu năm qua chưa có một vụ xét xử nào để răn đe. Thêm nữa "chống phá, lật đổ chế độ " đâu phải tội của chúng vì chế độ hiện hành phụ thuộc, rất được lòng và hiện được Trung Quốc bảo kê. 

- Bọn đang đòi dân chủ tự do, đòi môi trường trong sạch, chống Trung Quốc xâm lược, chống bất công tham nhũng... Rõ ràng là bọn này thường xuyên bị công an "theo dõi, nắm rất chắc, rất chặt", bị bắt bỏ tù lên tới con số hàng trăm vì các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá nhà nước, chế độ... Nhưng kết tội chúng phục vụ cho dã tâm thôn tính, Việt Nam, Biển Đông của Trung Quốc e là không đúng vì chúng chính là những kẻ lên tiếng tích cực nhất trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. 

Cả hai giả thiết đặt ra đều có điểm không ổn. Vậy thì "bọn xấu" mà ông nói trong bài là bọn nào? Liệu chúng có phải là do ngành công an nghĩ ra để lừa bịp và hù dọa nhân dân? Mong ông giải thích.

Một thắc mắc nữa cũng là cuối cùng: ông nói "cố phấn đấu sao để Trung Quốc đừng xấu hơn" thì phấn đấu bằng cách nào vậy? Nếu có sao ông không chỉ ra để cho nhà nước và nhân dân cùng thực hiện?

18.03.2017

Đấu tranh dân chủ vác theo "Bác" đảng không đi tới đâu cả

Le Nguyen (Danlambao) - Thời đại tin học, công nghệ thông tin phát triển vượt bực, với các phát minh thần kỳ của kỹ thuật điện toán, kỹ thuật số, kỹ thuật truyền thông... đã giúp thay đổi diện mạo thế giới tưởng chừng như không tưởng, hoang đường nhưng nó đã thật sự hiện hữu và đã biến những giấc mơ thành hiện thực cho xã hội loài người thời đương đại.

Với công cụ Google được thành lập năm 1998, là trang web có chức năng tìm kiếm thông tin, có tính ứng dụng cao. Trang google chứa số lượng thông tin khổng lồ trên mạng internet giúp cho cư dân mạng truy cập thông tin, tài liệu, giải đáp thắc mắc mọi chuyện “trên trời dưới biển” từ kiến thức phổ biến, thông thường đến chuyên ngành mang tính học thuật, hàn lâm. 

Với trang mạng xã hội Facebook ra đời năm 2004 và trở thành phổ biến năm 2005 giúp người thân, bạn bè giao tiếp, giúp mọi thành phần xã hội kết nối chia sẻ thông tin, trao đổi chính kiến, bày tỏ hoài niệm, thể hiện cảm nghĩ, biểu lộ ước mơ về tình yêu, cuộc sống của quá khứ, hiện tại và tương lai... Dù con người có cách xa nhau một con sông, một cánh đồng, một bức tường câm hay một đỉnh núi cao chót vót hoặc một sa mạc mênh mông, một đại dương bao la của nửa vòng trái đất vẫn không ngăn được những con người có trái tim cùng nhịp đập tìm đến với nhau.

Với dịch vụ Skype ra đời năm 2003, là phương tiện thông tin liên lạc có âm thanh, hình ảnh cho mọi người có công cụ Skype ở khắp nơi trên hành tinh xanh này trò chuyện với nhau. Đặc biệt người sử dụng dịch vụ Skype có thể trả lời phỏng vấn cho các cơ quan truyền thông ở bất cứ đâu trên thế giới và những ai sử dụng skype cũng có thể tổ chức hội thảo có ghi âm, ghi hình nhiều thành viên tham gia hội nghị mà không cần phải hiện diện ở địa điểm tổ chức hội thảo. 

Điểm qua vài ba phát minh mới, đa dụng trong thời đại tin học làm thành cơ sở cho chúng ta thấy, việc bưng bít thông tin, định hướng thông tin, phục vụ mục đích tuyên truyền bịp bợm của các loại chế độ độc tài quân chủ chuyên chế, quân phiệt độc trị và cộng sản toàn trị đã không còn đất diễn, nó đã bị lột ra từng mảng nhỏ và dối trá của csVN cũng đã không còn đất sống trong thời đại tin học này. 

Nội dung bài viết sẽ không bàn đến sự thành tựu của các phát minh đa dạng trong thời đại tin học và những phát minh mang tính đột phá đầy trí tuệ đã giúp cho việc quản trị quốc gia, điều hành sản xuất... điện tử hóa làm cho bộ phận hành chính công lẫn tư và các ngành kinh tế chiến lược trở nên nhanh nhạy, dễ dàng, hiệu quả hơn. Phát minh mới của thời đại tin học rất đa dạng nên một bài viết ngắn, cô đọng không thể nói hết được. Do đó bài viết sẽ chỉ bàn đến mảng thành tựu công nghệ thông tin đã tác động, ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của đại bộ phận cán bô, đảng viên và người dân trong nước ngoài nước đối với đảng, nhà nước độc tài toàn trị csVN.

Trong thời đại tin học, tính từ lúc phương tiện truyền thông tiên tiến “thiên niên kỷ” ra đời đến nay đã giúp cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, quan chức đảng viên, các gia đình có công với cách mạng, có truyền thống cách mạng hiểu nhiều hơn về sự thật bác đảng, về lý tưởng cộng sản, về xã hội chủ nghĩa, về chế độ độc tài toàn trị phản động chống lại nhân dân của đảng, nhà nước csVN. Chính nhờ vào kỹ thuật truyền thông hiện đại phá vỡ bức tường bưng bít dối trá, che giấu sự thật nên đã có một bộ phận không nhỏ “lão thành cách mạng” công khai bày tỏ thái độ với đảng, thách thức chế độ mà suốt cả đời họ cống hiến, hy sinh, phục vụ.

Sự can đảm, đánh đổi sự nghiệp bản thân và tương lai con cháu của những công thần có công với đảng, góp phần dựng nên chế độ cộng sản không hề nhỏ, đáng ghi nhận. Tuy nhiên tiếng nói phản kháng, phản biện của họ, vướng mắc vào một số giới hạn nhất định. Lão thành cách mạng, trí thức xã nghĩa, phần đông vẫn bị đám mây mù lý luận của tuyên giáo che phủ dẫn dắt nên họ vẫn đinh ninh là “đảng quang vinh, Hồ Chí Minh vĩ đại!” 

Sự thối nát của chế độ, sự hèn nhược cam tâm làm tay sai, thậm chí là bán nước của lãnh đạo đảng cộng sản đời nay cho cộng đảng tàu... Theo họ tất cả không liên quan gì đến bác đảng và vẫn tin rằng lãnh đạo đời nay từng bước chuẩn bị, tạo điều kiện cho Việt Nam sáp nhập Tàu chẳng liên quan gì đến Hồ Chí Minh, đến các tên lãnh đạo cộng sản đời đầu, đời giữa mà đều do các tên lãnh đạo thoái hóa, biến chất đương quyền đời nay, ăn không chừa thứ gì của dân gây ra.

Khách quan mà nói, tuy tiếp nhận được nhiều nguồn thông tin, được cơ hội tiếp cận với thế giới dân chủ, văn minh thời tin học nhưng trong thâm tâm của các tướng tá quân đội, công an, các quan chức, trí thức xã hội chủ nghĩa lãnh đạo đảng, nhà nước đã về hưu lẫn sắp về hưu. Dù biết đảng sai, nhà nước thối nát, mục ruỗng như hai năm rõ mười nhưng họ vẫn mù quáng, ngây thơ tin là bác đảng “văn minh, trí tuệ” và quan chức lãnh đạo các cấp xa rời chủ trương, đường lối, chính sách làm sai, chứ con đường bác đảng chọn là không sai!

Thế cho nên trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ, các ông bà lão thành cách mạng luôn tin tưởng là họ có thể thuyết phục được đảng bằng những tầm nhìn chiến lược và tấm lòng trung kiên với đảng để đảng thoát Trung từ bỏ độc tài, thực hiện dân chủ như lời mộc mạc của Hồ “dân chủ là cho dân mở miệng...” Thực tế là khi các ông bà “nguyên là lãnh đạo” ngây thơ mở mồm ra nói thì bị đảng giương cao “chủ trương lớn” tọng vào mồm làm cho tắt tiếng.

Nguyên nhân sâu xa có lẽ là do các ông bà “lão thành cách mạng” hiểu không đúng bản chất bác đảng? Họ hiểu lệch lạc có thể do tư duy hạn chế, do thiếu thông tin và bị tuyên giáo tuyên truyền định hướng làm cho họ hiểu sai lệch vấn đề. Chính vì lẽ đó nên trong tâm tưởng của các ông bà lão thành nguyên là... cứ nghĩ, cứ đinh ninh là bản chất của đảng, chế độ tốt chỉ có cán bộ đảng viên làm sai, không thực hiện, không học tập làm theo “lời” bác dạy và chính sách, đường lối của bác đảng nói chung là đúng!

Thực chất sự thật lịch sử đã chỉ ra “cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thay thế” và Hồ chẳng có tư tưởng gì để dạy các ông bà “lão thành cách mạng” ngoài những chiêu trò bịp bợm dối trá, gian manh, vong ân, bội nghĩa, bạc tình... của tên máu lạnh không còn tính người trong tư duy, nhận thức của một con người “nhân chi sơ tính bổn thiện” vốn có! Xa hơn nữa Hồ là tên cộng sản đệ tam, là tên tình báo Hoa Nam nhập Việt “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” nhằm nhuộm đỏ Việt Nam cho tham vọng xích hóa toàn cầu của đế quốc Nga – Tàu.

Trong những năm đầu bùng nổ thông tin, các ông bà lão thành cách mạng tiếp cận số lượng thông tin đồ sộ đến choáng ngợp nên đã thấu hiểu phần nào sự thật của bác đảng. Từ biết ra sự thật về bác đảng, về thế giới chung quanh thời đương đại khiến cho họ lo sợ chế độ sụp đổ, đảng tiêu vong. Thế cho nên đã có một bộ phận không nhỏ lão thành cách mạng hăng hái tham gia viết thư ngỏ, thảo kiến nghị, ký tên tập thể gởi lên đảng, nhà nước, quốc hội và các cơ quan hữu trách thỉnh cầu xem xét, điều chỉnh chính sách, đưa vào thực hiện để cứu nguy, để giúp cho đảng, chế độ tốt hơn.

Thế nhưng các ý kiến tâm huyết mang nặng tính “trung thành” của “lão thành cách mạng” đều không nhận được phản hồi tích cực. Rất có khả năng thư ngỏ, kiến nghị “xin cho” rõ ràng mạch lạc, bị vất vào thùng rác không thương tiếc và các ông bà cựu tướng tá huân huy chương đỏ ngực, các cựu quan chức lãnh đạo học hàm, học vị cao ngất ngưởng vẫn không nản chí . Họ vẫn kiên nhẫn viết thư ngỏ, kiến nghị đệ trình lên trên “xin” lãnh đạo đảng, nhà nước xem xét “cho” tấm lòng trong sáng, một lòng trung thành với đảng, với chế độ.

Sau gần chục năm thực viết kiến nghị, thư ngỏ gởi lên bộ chính tri, trung ương đảng và đến cơ quan quyền lực cao nhất nước: “Xin” đảng “cho” dừng dự án Bauxite tây nguyên; “Xin” chính phủ “cho” nộp đơn kiện Tàu ra tòa án trọng tài quốc tế; “Xin” quốc hội “cho” ra nghị quyết Biển Đông. “Xin” đảng “cho” công bố nội dung hội nghị Thành Đô. “Xin” đảng “cho” hủy bỏ điều 4 hiến pháp; “Xin” nhà nước “cho” dừng dự án tượng dài nghìn tỷ; “Xin” nhà nước “cho” đóng cửa nhà máy thép Formosa, “Xin” quốc hội “cho” ra luật biểu tình... và một lô, một lốc xin cho của các công thần chế độ đều rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ?...

Không chỉ có sự im lặng đáng sợ cho các kiến nghị, thư ngỏ gởi đi mà những người chấp bút, những ai có tên trong thư ngỏ, kiến nghị còn bị mời lên đồn côn an “làm việc”, bị xếp vào thành phần xấu. Có một số người trong danh sách ký tên trong thư ngỏ, kiến nghị bị côn an, côn đồ đánh giá là thành phần chủ chốt, canh cửa 24/24 không cho rời nơi cư trú, ngang nhiên chà đạp luật pháp, xâm phạm “quyền, lợi ích hợp pháp” của công dân nước cộng hòa XHCNVN. 

Ai cũng thấy những ngày đầu sáng kiến đấu tranh ôn hòa qua hình thức viết thư ngỏ, gởi kiến nghị của các ông bà “lão thành cách mạng” khởi xướng đã thu hút được một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhiều thành phần người dân trong ngoài nước tham gia, hưởng ứng ký tên ủng hộ. Có lúc phong trào viết thư ngỏ, kiến nghị thu hút cả vạn người ký tên ủng hộ nhưng về sau thư ngỏ, kiến nghị ngày càng thưa thớt dần người tham gia. 

Người dân không tham gia và nhân sự chủ chốt của phong trào thư ngỏ, kiến nghị rơi rụng dần, không phải mục tiêu, nội dung kiến nghị không chính đáng, kém thuyết phục mà do tâm huyết, trí tuệ gởi gấm trong thư ngỏ, kiến nghị của họ không được đảng, nhà nước quan tâm, xem xét lại bị cho là nhận tiền thế lực thù chống phá đảng, nhà nước giúp cho họ nhận diện rõ hơn bộ mặt thật của lãnh đạo đảng và thay đổi phương pháp đấu tranh.

Những người đã tham gia và không tiếp tục tham gia phong trào viết thư ngỏ, gởi kiến nghị lên đảng, nhà nước không phải họ từ bỏ mục tiêu chính đáng của mình mà họ đã nhận ra nội dung vì dân vì nước, có tình có lý, có trước có sau của các bức thư ngỏ, kiến nghị gởi lên đảng, nhà nước chẳng có thế lực thù địch, phản động nào nằm ở trong đó cả nhưng lòng thành của họ được đáp lại bằng thái độ thù địch, là kẻ thù tiềm năng của chế độ! 

Thật sự thì lãnh đạo đảng, nhà nước csVN cho dù có ngu dốt, mê muội cách mấy đi nữa, chỉ cần biết đọc chữ để đọc hàng trăm, hàng ngàn thư ngỏ, kiến nghị của thập niên qua là có thể hiểu được lời ngay ý gian, điều hơn lẽ thiệt, sẽ nhận ra con đường nào phải đi để dẫn dắt đất nước, dân tộc hội nhập vào giòng sống văn minh của cộng đồng nhân loại và đưa đất đi lên hùng cường thịnh vượng.

Việc phớt lờ, xem nhẹ thậm chí bỉ mặt các công thần của chế độ - những lão thành cách mạng đáng tuổi cha chú của lớp lãnh đạo cộng sản đời nay, chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, lãnh đạo đảng cộng sản đời nay có tinh thần yêu nước trong nội bộ đảng, chỉ còn là thiểu số và đã bị vô hiệu hóa. Đa phần còn lại đã bị mua chuộc, khống chế và kế hoạch trăm năm trồng người của Hồ đã đến mùa nở rộ, đủ độ chín để thu hoạch chiến lợi phẩm về cho mẫu quốc Tàu. 

Do đó những lời tâm huyết, trí tuệ ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu cô đọng trong các bức thư ngỏ, kiến nghị của các ông bà lão thành cách mạng gởi đi thỉnh cầu lãnh đạo đảng, chính phủ, quốc hội... thực hiện từng bước thay đổi các mục tiêu mang tính chiến lược nhằm phá vỡ các rào cản đưa đất nước đi lên nhưng tất cả lời thỉnh cầu “xin cho” của các bậc công thần của chế độ như nước đổ đầu vịt, như đàn khải tai trâu. Để tạo áp lực làm cuộc thay đổi lịch sử là phải thay đổi phương cách đấu tranh, là tấn công vào thành trì cơ chế, vào hệ thống tổ chức đảng, chế độ độc tài toàn trị chứ không phải là những bức thư ngỏ hay kiến nghị như đã làm trong những thập niên qua.

18/3/2017

Google đã đem Bả Chó đi đổ xuống hầm cầu

Phóng viên vỉa hè DLB - Sau một thời gian dài cẩu thả để Bả Chó vung vãi khắp vỉa hè, làm nguy hiểm đến tính mạng của nhiều thành phần không phải là cẩu nhưng thấy Bả Chó là muốn đớp, Google đã âm thầm đem Bả Chó đi thủ tiêu.

Vụ việc này một phần cũng do đám thôn dân Danlambao đã nhảy tưng tưng làm um sùm chuyện uncle Ho là đồ giết chó. Vì thế đảng và nhà nước CHXHCNVN phải khẩn cấp vào cuộc với Google để xin đem hết Bả Chó về chất đống trong lăng.


Về phía các công ty sản xuất Bả Chó tại Việt Nam thì đã nhanh chóng gửi thư cám ơn Google vì đã trả lại "chính danh" cho sản phẩm của họ:

Theo thông tin từ các công ty này thì từ khi Google Translate dịch Bả Chó sang thành Uncle Ho thì mức bán Bả Chó đã bị đụng đáy. Phản ảnh từ khách hàng cho biết là chó đực, chó cái, chó một hệ, chó đa hệ, chó lai, chó lộn giống... con nào nhìn thấy mặt hàng Bả Chó này cũng giơ một cẳng lên làm một vũng rồi khinh bỉ bỏ đi. Các công ty còn sống được, chưa vỡ nợ như tập đoàn khoáng sản, là nhờ một số khách hàng ngu lâu dốt bền vẫn còn đi mua Bả Chó. Không phải để nhữ chó dại ăn mà chỉ để ngửi và để thờ.

Riêng các công ty làm băng rôn, khẩu hiệu tại Việt Nam thì đã báo cáo trước cho Bộ Tài chính là năm 2017 sẽ là năm lỗ lã nặng nề. Những khẩu hiệu chuẩn bị cho nguyên năm như "Bả Chó sống mãi trong quần chúng", "Đời đời nhớ cám ơn Bả Chó vĩ đại!", "Sống chiến đấu và học tập theo gương Bả Chó vĩ đại", "Chào mừng kỷ niệm 105 năm ngày Bả Chó ra đi tìm đường cứu nước"... đã phải đem đi hủy.

18.03.2017