Tuesday, November 25, 2014

Xe biển xanh gây tai nạn như phim 'hành động' trên cầu Chương Dương

Một vụ tai nạn như phim 'hành động'  xảy ra trên cầu Chương Dương khiến người dân chứng kiến bị một phen hoảng hốt.

Qua hệ thống camera của VOV Giao thông Quốc gia ghi lại được, vào khoảng 21h39’ ngày 23/11/2014 (tức Chủ Nhật vừa qua), một vụ tai nạn đã xảy ra làm náo loạn cả điểm nút giao thông theo hướng Hà Nội về Long Biên, rất may không có thiệt hại về người.

Theo một số nhân chứng kể và nhật ký sổ nhật trình của cán bộ bảo vệ cầu Chương Dương ghi chép lại: Xe ô tô màu trắng mang biển kiểm soát 31B – 2728, đi với tốc độ cao, không làm chủ tốc độ, dùng còi ủ, đèn quay không chỉ “vô tư” vượt trái quy định trên cầu Chương Dương mà còn lao đến như một “mãnh thú” với vận tốc kinh hoàng và đâm vào biển báo ngược chiều… "chồm" trên dải phân cách gây nổ lốp, làm hư hỏng phần đầu…và kịp dừng lại trước khi lao vào xe khác với vết phanh dài “cháy” đường.

Xe biển xanh gây tai nạn như phim 'hành động' trên cầu Chương Dương
Vết tích còn lại sau vụ tai nạn. 

Theo luật giao thông đường bộ: Hành vi dùng còi, đèn  để vượt xe trên cầu là hành vi không được phép.

Phóng viên sẽ thông tin tới độc giả về chiếc xe này do đơn vị nào quản lý và ai là người điều khiển gây tai nạn trong thời gian sớm nhất.
26/11/2014 07:30
Theo VOVGT

"Sân bay phi pháp ở Chữ Thập sẽ đe dọa trực tiếp vịnh Cam Ranh"

HỒNG THỦY 25/11/14 07:02
(GDVN) - Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở "tâm chấn Trường Sa" và vị trí của nó rất chiến lược.


Ít nhất 200 lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên đá Chữ Thập.

Xung quanh việc Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép, biến một số bãi đá thành đảo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và manh nha hình thành sân bay trên đá Chữ Thập, đài VOA ngày 25/11 dẫn lời học giả Rommel Banlaoi từ Viện Hòa bình Philippines cho rằng, nếu sân bay này được sử dụng với mục đích quân sự, nó có thể đe dọa trực tiếp các hoạt động của Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở "tâm chấn Trường Sa" và vị trí của nó rất chiến lược. Thậm chí nếu sân bay quân sự trái phép được Trung Quốc xây dựng ở đây hoàn thành nó có thể uy hiếp tất cả hoạt động của các bên tranh chấp trong khu vực.

Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông hôm 24/11 bình luận, mối quan ngại đặc biệt của các nước láng giềng Trung Quốc là một đường băng mới được xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đã bị các vệ tinh của Anh phát hiện. Đường băng dài khoảng 3 km, rộng 200 đến 300 mét sẽ đủ lớn cho máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 cất hạ cánh.

Đồng thời Bắc Kinh cũng đang xây dựng một bến cảng đủ lớn cho các tàu quân sự. Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh đang hướng tới một căn cứ chiến lược ở đá Chữ Thập và nó có thể phá vỡ cán cân quyền lực ở Biển Đông, đặc biệt là khi Chữ Thập chỉ cách vịnh Cam Ranh khoảng 460 km.

Nghê Lạc Hùng, một học giả từ đại học Thượng Hải nói rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm phá vỡ cân bằng ở Trường Sa và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh xuống Biển Đông lâu dài hơn.

Một khi Trung Quốc thiết lập được căn cứ vững chắc trong khu vực chiến lược này, họ sẽ ngay lập tức trở nên linh hoạt hơn, thậm chí Bắc Kinh có thể đoạt quyền kiểm soát các rặng san hô và đảo nhỏ đang nằm dưới sự kiểm soát của các bên khác ở Trường Sa.

Ông Hùng tin rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa có thể tạo cho Bắc Kinh một đối trọng mạnh mẽ chống lại chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Căng thẳng sẽ leo thang và mức độ nguy cơ xung đột ở khu vực ngày càng hiện hữu.

Trong một động thái khác có liên quan, ngày 24/11 đài Press TV của Iran dẫn lời Barry Grossman bình luận về phát biểu của La Viện cho rằng Mỹ "thiên vị Việt Nam, Philippines" khi kêu gọi Trung Quốc ngừng sây sân bay trái phép ở đá Chữ Thập, Trường Sa. Theo Grossman, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề gai góc và nó đang một lần nữa "bị bóp méo bởi sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc."

"Trung Quốc là một siêu cường thống trị khu vực và đang tìm cách khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của mình, Bắc Kinh thường xuất hiện như một kẻ bắt nạt trong vấn đề này", Grossman lưu ý.

Cảnh sát Hồng Kông giải tỏa tụ điểm biểu tình, bắt giữ 80 người

NGUYỄN HƯỜNG 26/11/14 07:08  
(GDVN) - Cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng bình xịt hơi cay và bắt giữ 80 người hôm 25/11 trong hoạt động giải phóng các con phố bị người biểu tình chiếm giữ gần 2 tháng.

Cảnh sát Hồng Kông được trang bị mũ bảo hiểm, dùi cui đã đối mặt với hàng chục người biểu tình tại quận Mongkok, nơi đã diễn ra một số cuộc đụng độ bạo lực nhất giữa những người biểu tình ủng hộ tự chủ với chính quyền.


Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ những người biểu tình chống đối.

Cảnh sát Hồng Kông đã kêu gọi những người biểu tình ngay lập tức giải tán trước khi phun hơi cay vào những người biểu tình đang phản đối chính sách của Bắc Kinh trong việc chọn lọc các ứng cử viên tranh cử lãnh đạo thành phố năm 2017.

Tờ Channel News Asia dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát Hồng Kông cho biết, 80 người đã bị bắt giữ trong tối 25/11. Họ sẽ bị giam giữ với tội danh chống lệnh của tòa án, tấn công cảnh sát, vi phạm luật pháp.

Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi một số người biểu tình từ chối rời đi khi rào chắn đã được gỡ bỏ trên đường Argyle tại Mongkok.

Trong số những người bị bắt được xác nhận có nghị sĩ kỳ cựu Leung Kwok-hung với cáo buộc khinh miệt tòa án, tấn công cảnh sát. Người trẻ nhất là một cậu bé 14 tuổi. Nhiều người biểu tình khác cho biết họ sẽ không rời đi dù bị cảnh sát bắt.


Người biểu tình ôm mặt sau khi bị trúng hơi cay.

Đây là đợt giải tỏa Mongkok thứ hai của cảnh sát Hồng Kông theo phán quyết của Tòa án tối cao thành phố. Tại quận này có 3 khu tập trung lượng lớn người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Hôm 25/11, cảnh sát Hồng Kông chỉ giải tỏa đường Argyle. Cảnh sát đang dự kiến ​​sẽ bắt đầu giải tỏa đường Nathan Road ở Mongkok vào sáng ngày 26/11, báo cáo cho biết.

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của sinh viên Hồng Kông đã thu hút hàng chục ngàn người tham dự ở thời kỳ đầu. Nhưng đám đông đã bị thu hẹp khi phong trào phải vật lộn duy trì động lực và nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì sự gián đoạn giao thông. Phong trào đang đứng trước nguy cơ bị dập tắt.

Một cuộc thăm dò của Đại học Hồng Kông trên 513 người hồi tuần qua cho biết, 83% số người được hỏi đã mong muốn phong trào phong tỏa đường phố kết thúc.

Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh vẫn tỏ ra không hề lung lay với quyết định của mình. Các cuộc đàm phán giữ đại diện phong trào với các quan chức cấp cao Hồng Kông cũng không đem lại kết quả khả quan nào.

Hôm thứ ba tuần trước, cảnh sát bắt đầu dỡ bỏ rào chắn kim loại và các khu tập trung người biểu tình trong thành phố./.

Ngân sách Nhà nước VN: Xài cho kỳ hết?

BBC-4 giờ trước

Nếu phá vỡ thói quen “xài cho kỳ hết” ngân sách nhà nước, Việt Nam có thể tiết kiệm được rất nhiều, theo ý kiến của một đại biểu quốc hội trong phiên họp hôm 25/11.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa được VNExpress dẫn lời nói, tâm lý xin ngân sách năm sau cao hơn năm trước có ở hầu hết các ngành, địa phương.
“Sự thật có nơi năm nay chỉ cần chi 80 đồng là đủ, nhưng đã xin được 100 đồng rồi nên phải cố tiêu hết. Vì lo rằng tiêu không hết thì năm sau sẽ bị cắt,” luật sư Trương Trọng Nghĩa nói.
Ông cũng đề nghị đưa ra quy định nếu địa phương có nhu cầu cấp thiết thì dù không tiêu hết ngân sách năm nay năm sau vẫn có thể được cấp nhiều hơn.
Một số đại biểu khác cũng nêu ra các vấn đề về kỷ luật chi tiêu ngân sách nhà nước, nợ công và các khoản vay của nhà nước.

Tiêu xài 'tùy tiện'


Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều nếu có kỷ luật và chính sách chi tiêu hợp lý?
Trong phiên họp hôm 29/10, đại biểu Trần Du Lịch gọi cách sử dụng ngân sách ở Việt Nam là "tùy tiện" và “ăn nhậu vô tội vạ rồi vẫn quyết toán được”, trang VTCtrích lời.
Một chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, World Bank, gần đây viết cho Vietnamnetvề năm khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam kiểm soát chi tiêu và vay nợ quốc gia được tốt hơn.
Trong đó, khuyến nghị đầu tiên mà ông Habib Rab đưa ra là nâng cao minh bạch ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm giải trình để người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến.
Khuyến nghị thứ hai của ông Rab liên quan tới vấn đề kỷ luật trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu; thứ ba là lập ngân sách trung hạn, được cập nhật hàng năm, "phù hợp với các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và gắn kết với Kế hoạch đầu tư trung hạn", do hiện nay các kế hoạch chi tiêu ngân sách nhà nước được đặt ra cho 5 năm.
Ông Rab cho rằng toàn bộ báo cáo các hoạt động của khu vực công cần được tổng hợp để cả chính phủ và người dân có được cái nhìn toàn cảnh về chính sách tài khóa.
Ngoài ra, khuyến nghị thứ năm là hình thành cơ chế tổng thể về vay nợ của chính quyền đại phương do theo chính sách hiện nay, “ngân sách địa phương không được phép bội chi, và “toàn bộ nợ của địa phương được xử lý ngoài ngân sách nhà nước”, chuyên gia của World Bank viết.
Báo Thanh Niên hôm 25/11 đưa tin về một khảo sát gần đây của Oxfam và một số cơ quan của Quốc hội về kỳ sửa đổi luật ngân sách nhà nước cho thấy không có nhiều người dân biết và hiểu về vấn đề này.
Cuộc khảo sát kết luận rằng, đa phần người dân, dù ở nông thôn hay thành thị đều muốn biết ngân sách nhà nước được chi, thu như thế nào, và việc công khai ngân sách nhà nước cần được thực hiện sao cho dễ hiểu nhất, dễ tiếp cận được nhất.
Các vấn đề về ngân sách nhà nước đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận trong tuần từ 24/11/2014.

“Làm công bộc của dân lấy đâu tiền làm biệt thự to như vậy!”

(Dân trí) - Ông Trần Đông Phong, Nguyên Uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ Bến Tre, Nguyên Phó ban Dân vận Trung ương cho rằng, phải xử lý rốt ráo vụ ông Trần Văn Truyền, không thể khiển trách, cảnh cáo về mặt Đảng rồi thu hồi đất đã cấp sai là xong

Ông Phong cho biết, trước đây ông Trần Văn Truyền là thuộc cấp của ông trong thời gian dài ở tỉnh Bến Tre với năng lực rất cao. Sau thời gian phấn đấu ông Truyền được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở tỉnh Bến Tre và sau này là Tổng Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, khi ông Truyên về hưu lại xảy ra nhiều chuyện lùm xùm trong việc xây dựng ngôi biệt thự hoành tráng và nhiều nhà, đất. 

“Lần đầu tiên tôi được mời vào ngôi biệt thự này thì đã nói với ông Truyền một câu rất thật lòng: “Sau lại xây biệt thự to đùng như vậy?”. Thật ra, lúc đó tôi nghĩ, làm công bộc của dân kiếm đâu ra tiền làm biệt thự to, toàn gỗ quý như vậy”, ông Phong chia sẻ. 
Theo ông Phong, sự việc thuộc cấp của mình trước đây giờ dính vào những sự việc như vừa rồi bản thân ông cũng cảm thấy rất đau lòng và buồn. Ông Phong tâm sự: “Tỉnh Bến Tre nổi tiếng là quê hương Đồng Khởi làm chấn động cả thế giới vậy mà giờ lại bị vết đen như vậy. Người ta nói “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” nên sự việc như vậy là người con của quê hương Đồng Khởi thì sao không buồn được”.
Căn biệt thự siêu khủng làm dư luận xôn xao trong thời gian qua
Căn biệt thự "siêu khủng" làm dư luận xôn xao trong thời gian qua
Xung quanh ngôi biệt thự siêu khủng là những căn nhà rách nát 
Xung quanh ngôi biệt thự "siêu khủng" là những căn nhà rách nát 
Ông Trần Đông Phong: Phải xử lý rốt ráo vụ việc 
Ông Trần Đông Phong: Phải xử lý rốt ráo vụ việc 
Tuy nhiên, dù có đau lòng như thế nào theo ông Phong cũng phải xử lý đến nơi đến chốn để lấy lại niềm tin của nhân dân. Uỷ ban  Kiểm tra Trung ương đã đưa ra kết luận kịp thời nhưng giờ người dân trông chờ vào việc xử lý các bước tiếp theo về thu hồi đất đã cấp sai, xử lý về mặt Đảng... 
“Dư luận cho rằng nếu không xử lý nghiêm minh thì dân sẽ mất lòng tin. Mà đã xử lý phải rốt ráo thậm chí cả khai trừ Đảng và xử lý hình sự chứ không thể khiển trách, cảnh cáo về mặt Đảng rồi thu hồi đất đã cấp sai là xong. Sau khi xử lý ông Truyền thì phải điều tra, xử lý nhiều cán bộ cao cấp khác trên cả nước để làm gương, tạo sự nghiêm minh của pháp luật, bởi vì trong thời gian gần đây dư luận báo chí, nhân dân đặt câu hỏi là còn bao nhiêu ông Truyền như vậy nữa chưa bị phát hiện” – ông Phong khẳng định.
Thứ Tư, 26/11/2014 - 00:19 
Minh Giang

Di dân, nhu cầu và thách đố

Tổng Thống Barack Obama đang hoàn tất việc ‘cải tạo’ nước Mỹ

Cùng lúc với quả bom pháp lý và chính trị của tổng thống Hoa Kỳ, khi ông Obama đòi đơn phương giải quyết vấn đề di dân nhập lậu bằng sắc lệnh Hành pháp, nhiều nước Âu Châu cũng nhức đầu với chuyện di dân. Xin hãy tìm hiểu về vấn đề chung này, trước khi trở về Hoa Kỳ, nhìn từ bên ngoài...

Hôm 23 tháng 11, tổng trưởng nội vụ vương quốc Anh là Theresa May cho biết chính quyền của Thủ Tướng David Cameron sẽ phải điều chỉnh lại chỉ tiêu hạn chế di dân như đã trù tính trong dự luật về an ninh và chống khủng bố sẽ đệ nạp Quốc Hội. Số là trước sức ép của đảng Ðộc Lập Anh (United Kingdom Independence Party - UKIP) thuộc xu hướng cực hữu, chống Âu Châu và đề cao tinh thần dân tộc lẫn chủ trương tự do tuyệt đối, Chính phủ liên minh giữa đảng Bảo Thủ của ông Cameron với đảng Tự Do Dân Chủ đề nghị thu hẹp số di dân được nhập cư mỗi năm vào khoảng vài chục ngàn thay vì 10 vạn. Sau cùng họ đành phải bỏ dự tính này vì khó thành.

Nhưng đồng thời, bà May cho biết là chính phủ đã và sẽ có thêm biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa nạn khủng bố Hồi Giáo đang xâm nhập cộng đồng người Anh gốc di dân từ Nam Á và Phi Châu. Dĩ nhiên là đảng Lao Ðộng thuộc khuynh hướng thiên tả thì đả kích quyết định có vẻ bất nhất đó của chính quyền đương nhiệm, từ bốn năm nay đã phải giải quyết hồ sơ nhức đầu này.

Ðồng thời, một vương quốc hiền hòa tại Bắc Âu là xứ Thụy Ðiển đang phải xử lý hồ sơ di dân trước đòi hỏi của đảng Dân Chủ Thụy Ðiển, một chính đảng tương tự với UKIP của Anh, và phần nào giống phong trào Tea Party có tinh thần tự do tuyệt đối Libertarian của Mỹ. Tính theo dân số, năm 2013, Thụy Ðiển là quốc gia tiếp nhận nhiều dân tỵ nạn nhất thế giới và xưa nay vẫn có chánh sách trợ cấp hào phóng nhất. Nhưng, mối nguy khủng bố Hồi Giáo cùng khó khăn kinh tế khiến đảng cầm quyền có thể mất đa số vì sức mạnh của đảng Dân Chủ - và dân Thụy Ðiển nay đang xét lại tinh thần rộng lượng của họ, như nhiều quốc gia khác tại Âu Châu.

Nói chung, trong ba bốn thế kỷ liền, nhiều đế quốc Âu Châu theo nhau khai thác thuộc địa. Ðến giữa thế kỷ 20, khi Âu Châu lụn bại dần thì các quốc gia này nhận vào rất nhiều di dân từ các thuộc địa Á, Phi hay vùng quần đảo của biển Caribbe tại Trung Mỹ. Hiện tượng dân số co cụm và nạn lão hóa dân số khiến các nước Âu Châu cần đón nhận di dân, thành phần nghèo đói hơn và có sinh suất cao hơn, để giải quyết nhu cầu lao động của họ. Nhưng ngày nay khi kinh tế khó khăn và khủng bố Hồi Giáo tung hoành trong gan ruột của nhiều nước, việc hạn chế di dân được đặt ra. Trong lâu dài, cùng bài toán di dân còn có nhu cầu bảo tồn bản sắc văn hóa của từng nước Âu Châu khi nhiều thành phần di dân Á Phi chối từ hội nhập. Hoặc thậm chí đòi hưởng trợ cấp trong tinh thần “ăn của địch để đánh địch” - cho bõ ghét.

Riêng khu vực Bắc Âu lại có đặc tính khác. Chủ trương kinh tế bao cấp và tinh thần đề cao nhân quyền khiến khu vực này là nơi thu hút di dân tứ xứ, nhất là từ các nước bị chiến tranh tàn phá. Cho đến khi tỷ trọng “di dân và bản xứ” cùng nạn khủng bố và phong trào Hồi Giáo cuồng tín đã khiến các quốc gia nhân hậu này phải xét lại hồ sơ di dân.

Trường hợp Hoa Kỳ lại khác hẳn.

Ðấy là vùng đất hứa của di dân Âu Châu bị bách hại về tôn giáo và khát khao tự do. Bốn thế kỷ sau, Hoa Kỳ là quê hương của mọi loại di dân. Họ đến xứ này để theo đuổi giấc mơ tự do thịnh vượng - hai khái niệm ấy bổ túc cho nhau - rồi là công dân của một quốc gia hình thành từ một quy ước thay vì là một nhóm sắc tộc chính. Quy ước đó là sự trung thành với khái niệm “Hiệp Chủng” - United States - và lời nguyện hy sinh để bảo vệ Hiến Pháp. Người ta gọi dân Anh là English của xứ England, dân Pháp là Francais của xứ France chứ khó gọi dân Mỹ là “United Statiens” hay “United Statish.” Ngay chữ “America” từ nguyên thủy cũng không là định đề Mỹ, hay Bắc Mỹ, nếu ta nhớ tới South America...

Yêu nước Mỹ là bảo vệ các giá trị tinh thần đã làm nên sức mạnh của Hoa Kỳ ngày nay và sau này, chứ không vì nghĩa vụ với các bậc quốc phụ thời lập quốc hay vì niềm kiêu hãnh với các sắc tộc đã xây dựng ra nước Mỹ từ nhiều thế kỷ trước.

Một điểm khác nữa là dân số Hoa Kỳ ngày nay tương đối còn trẻ nếu so với Âu Châu nên không phải cấp bách tiếp nhận di dân để bù vào sự thiếu hụt của lực lượng lao động đến độ gặp bài toán văn hóa chính trị đang dội ngược vào tinh thần hội nhập của Liên Hiệp Âu Châu và có sự nghi ngờ hay kỳ thị di dân đến từ miền Nam hay các xứ lạ. Ung nhọt của Hoa Kỳ là từng đón nhận và kỳ thị di dân bị cưỡng bách từ Phi Châu vào, người Mỹ da đen. Ngày nay, nước Mỹ vẫn chưa hết trả giá cho chuyện đáng tiếc ấy.

Chúng ta trở lại với một tổng thống lai da đen, mà không là con cháu của người Mỹ da đen.

Obama chủ trương cải tạo xã hội Mỹ theo tư tưởng nhuốm mùi cực tả từ thành phần trí thức thân Cộng ông tiếp nhận khi còn trẻ - thậm chí thuộc Ðệ tam Thế giới Á Phi là thù ghét các nước Âu Mỹ - như ta có thể đọc thấy trong cuốn hồi ký viết để chuẩn bị tranh cử về “Những giấc mơ từ thân phụ.”

Ngay sau khi đắc cử, ông có hai năm 2009 và 2010 với đa số Dân Chủ tại cả lưỡng viện để giải quyết vấn đề di dân và cứu giúp gần 12 triệu người nhập lậu. Ðấy là việc chính đáng về đạo lý, tương tự số phận của 30 triệu người không có bảo hiểm y tế. Về chuyện y tế, Obama giải quyết với sự gian trá của đạo luật ObamaCare - một sự gian trá đang bị phanh phui và sẽ còn gây khủng hoảng trong nhiều năm tới.

Trong bốn năm sau đó, Obama đưa ra mọi lý do thoái thác hồ sơ di dân, như không có thẩm quyền pháp lý. Lần cuối là hôm 16 vừa rồi trong một cuộc họp báo bên lề Thượng đỉnh G-20 tại Brisbane của Úc. Sau đó, ngày 20 thì tổng thống Mỹ đảo ngược mọi lý luận, kể cả viện dẫn các tiền lệ Cộng Hòa thời Ronald Reagan và George W. Bush để đơn phương giải quyết hồ sơ này bằng sắc lệnh của Hành pháp, bất chấp quan điểm và quyền hạn của Lập pháp sắp vào tay đối lập Cộng Hòa.

Mâu thuẫn đó, nhiều người nói tới, viết ra, kể cả tổ chức kiểm chứng sự trung thực chính trị (FactCheck.org) của trung tâm Annenberg thuộc Ðại Học Pennsylvania. Quý độc giả có thể vào đó tham khảo để phần nào biết ra sự thật.

Ðiều đáng tiếc - và đáng ngại - là nhiều lãnh tụ Dân Chủ lại ủng hộ thái độ nhập nhằng ấy của Obama, có khi nhằm giăng bẫy đảng Cộng Hòa cho kỳ bầu cử 2016. Người ta đã vì lý do chính trị ngắn hạn lấy những quyết định có hậu quả lâu dài và bất ngờ cho nước Mỹ, như Âu Châu tàn tạ đang gặp ngày nay...

Chuyện chỉ xảy ra tại nước Mỹ

Hôm Thứ Năm 20, một tòa kháng án liên bang của Michigan đã truất quyền dùng nệm hơi của một tù nhân. Richard Boone II bị vào tù Pugsley của thị trấn Traverse City về tội ăn cướp nhưng đòi nệm ngủ bằng hơi cho mềm vì có thương tật ở đùi và chân. Nhà trừng giới địa phương từ chối đòi hỏi vì 1) tù nhân nên tập thể dục để bớt đau và vì 2) tiền lệ ấy khiến họ phải trang bị 40 ngàn tấm nệm cho các tù nhân khác. Một tòa dưới đã ra phán quyết ủng hộ quan điểm của tù nhân, cho tới khi bị ba thẩm phán tòa phá án phủ nhận với đa số tuyệt đối. Chi tiết rất Mỹ là chàng Boone viện lý do: “Không có nệm bơm hơi, tớ sẽ ghiền ma túy vì phải dùng thuốc giảm đau.” Tuyệt vời thay, giấc mơ Hoa Kỳ!
11-24- 2014 1:06:42 PM
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Sau scandal mới đề nghị đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ

QUẢNG NINH 24-11 (NV) - Cả Bí thư Tỉnh ủy lẫn Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cùng đề nghị đình chỉ công tác lãnh đạo Đồn Biên phòng Hải Hòa và lãnh đạo phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái.


Hải quan Quảng Ninh kiểm kê hàng lậu bị tịch thu. (Hình: Tiền Phong)

Đề nghị vừa kể được đưa ra sau khi Bộ Công an CSVN tổ chức một đợt bố ráp lớn ở thị xã Móng Cái, Quảng Ninh vào thượng tuần tháng này và khám phá nhiều kho chứa hàng của hai nhân vật được cho là trùm buôn lậu hàng Trung Quốc.

Theo báo chí Việt Nam thì ông Lưu Văn Thắng, người được cho là nhân vật điều hành một tổ chức chuyên buôn lậu hàng Trung Quốc, với số lượng lên tới hàng ngàn tấn/năm đã ra đầu thú.

Công an CSVN đã tịch thu hơn 100 tấn hàng lậu bao gồm: đồ điện tử, đồ gia dụng, vải, sữa cho trẻ em nhái nhãn hiệu của nhiều hàng sữa nổi tiếng,…từ những kho chứa hàng nằm dọc biên giới Việt – Trung và một số nhà kho của Công ty Thương mại Móng Cái, chợ Cây Dừa, chợ ASEAN mà ông Thắng thuê để chứa hàng. Tổng giá trị toàn bộ số hàng lậu bị tịch thu được ước đoán phải tới vài chục tỉ đồng.

Công an còn thu giữ 12 chiếc đò mà ông Thắng sử dụng để đưa hàng lậu băng qua sông Ka Long vào Việt Nam. Vào thời điểm Công an thực hiện đợt bố ráp, hàng chục người là nhân viên của ông Thắng đã bị bắt giữ nhưng không hiểu vì sao ông Thắng lại có thể đào thoát.

Công an CSVN cũng đã khám xét tư gia của ông Trần Văn Lai, 52 tuổi, thu giữ lô hàng lậu gồm 3,000 bộ quần áo, 1,000 vỉ đồ chơi trẻ em, khoảng 3,000 món phụ tùng xe hai bánh gắn máy, cùng với gạch men và một số loại hàng hóa khác...

Trong khi các viên chức phụ trách hải quan, công an, quản lý thị trường ở Móng Cái và Quảng Ninh mô tả hoạt động của các tổ chức buôn lậu hàng Trung Quốc rất “tinh vi” nên hết sức khó khăn trong việc phát giác, bắt giữ thì báo chí Việt Nam mô tả, trước nay, hoạt động buôn lậu ở Móng Cái nói riêng và Quảng Ninh nói chung vẫn diễn ra công khai.

Mỗi khi xe hoặc sà lan chở hàng lậu từ Trung Quốc đến điểm tập kết hay cập bờ phía Việt Nam là phu khuân vác đổ đến bốc dỡ, xếp lên những phương tiện vận chuyển khác mang về kho cất giữ, trước khi các xe vận tải tới tiếp nhận, phân phối khắp Việt Nam.

Ai cũng biết nhờ mua bán hàng Trung Quốc nhập lậu và nhận vận chuyển hàng lậu cho nhiều nhóm buôn lậu khác, ông Lưu Văn Thắng, 36 tuổi, trở thành chủ một biệt thự trị giá hàng chục tỉ ở thành phố Móng Cái. Bây giờ, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh mới làm ra vẻ “cương quyết”.

Trong hai thập niên vừa qua, hàng hóa Trung Quốc vẫn ồ ạt chảy vào Việt Nam. Lúc đầu là buôn lậu, kế đó là đường tiểu ngạch và sau này là nhập cảng chính ngạch.

Hàng hóa Trung Quốc đã bóp chết nhiều doanh nghiệp Việt Nam và gần đây, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu Trung Quốc đã cột chặt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp hấp hối vì không kịp ứng phó.

Một chuyên gia tên là Võ Trí Thành từng than rằng, do khả năng cạnh tranh và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu nên Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.

Cuối tháng trước, khi Quốc hội CSVN thảo luận về tình hình hình kinh tế - xã hội, ông Trương Trọng Nghĩa, một luật sư và là thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội của thành phố Sài Gòn đã nêu ra hàng loạt thắc mắc về quản trị quốc gia trong tương quan Việt – Trung.

Chẳng hạn, tại sao trong vòng mười năm qua, kinh tế Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và sự lệ thuộc đó diễn ra gần như trong tất cả các lĩnh vực? Tại sao một quốc gia có tiềm năng nông nghiệp lớn như Việt Nam mà lại phải nhập cảng nông sản và đủ loại nguyên liệu làm thực phẩm lớn, kể cả rau, trái, trứng gà từ Trung Quốc? Tại sao buôn lậu và thực phẩm chất lượng kém vẫn ồ ạt tràn qua biên giới theo đường tiểu ngạch?..

Ông Nghĩa nhấn mạnh, đừng xem sự lệ thuộc Trung Quốc là vì “âm mưu, thủ đoạn”.  Theo ông Nghĩa, sự lệ thuộc Trung Quốc là vì “đầu óc cũ kỹ”, kém và tham. Nếu quyền lực được giao cho những kẻ kém cỏi cả về năng lực lẫn đạo đức, người ta chưa mua thì đã chủ động chào bán, thậm chí dùng hối lộ như một điều kiện để làm ăn với mình thì không chỉ lệ thuộc mà sẽ mất nước. (G.Đ)
11-24- 2014 2:25:50 PM 

Chuyện tát nước sông

Dư luận xã hội đang xôn xao trước việc Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) công bố công khai kết luận sai phạm của ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ và quyết định thu hồi một trong 6 căn nhà của ông.

Dư luận chỉ xôn xao, bàn tán thôi, chứ báo chí trong nước cho rằng “dư luận hoan nghênh” là không hoàn toàn chinh xác.

Thực ra, một ông quan lớn, đứng đầu một cơ quan chống tham nhũng, bị kiểm tra và bị xử lý thì trong phút chốc có thể làm lòng dân hể hả, nhưng ai cũng biết rằng đây là việc đặng chẳng đừng, chứ chẳng phải trong lĩnh vực chống tham nhũng “không có vùng cấm nào cho bất cứ ai” như ông Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên thường trực Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội nói.

Ông Trần Văn Truyền chỉ chịu nhả ra khi thấy không thể “ôm” nổi vì áp lực của dư luận xã hội, chứ chẳng phải ông ta tử tế gì. Hơn nữa nếu có thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, thì cũng chỉ là tát nước sông bằng gàu, chẳng làm sự giàu có của ông ngót đi chút nào.

Công bố mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về chỉ số tham nhũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 116/177 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có nhưng mức độ rất khác nhau. Ở Việt Nam tham nhũng là quốc nạn, là đại dịch chẳng thể nào chữa nổi trong cái hệ thống chính trị mà mọi phương tiện phòng ngừa và chống nó đều bị ÐCSVN vô hiệu hóa. Ðó là sự theo dõi, kiểm soát các hoạt động lẫn nhau trong một Quốc Hội có lực lượng đối lập; là sự kiểm soát của cộng đồng xã hội thông qua báo chí tự do; là sự xử lý vi phạm nghiêm minh thông qua ngành tư pháp (cảnh sát, công tố viện, tòa án) độc lập, không phải là công cụ của đảng cầm quyền.

Chính vì một mình một chiếu, vừa đá bóng vừa thổi còi mà cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam được xem như một trò hề, hoàn toàn giả tạo, mị dân. Người ta lập ra ban này, cơ quan nọ để chống tham nhũng, nhưng chính chúng lại là hang ổ của tham nhũng. Càng chức vụ cao càng ăn to nói lớn, càng nhiều hứa hẹn. Ông Nguyễn Tấn Dũng vào lúc nhậm chức thủ tướng năm 2006 đã chẳng tuyên bố hùng hồn rằng, sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng, đó sao! Tám năm qua dưới quyền ông, không những không thể chống mà thậm chí tham nhũng phát triển nhiều hơn, nghiêm trọng hơn và tinh xảo hơn. Không có gì đúng hơn câu tục ngữ “vừa ăn cướp, vừa la làng”!

Năm 2005, khi còn là phó Ban Kiểm Tra Trung Ương ông Trần Văn Truyền từng khẳng định rằng:

“Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn.”

“Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi”- (Tuổi Trẻ Online, 30 tháng 3, 2007)

Và vì là người của Ủy Ban Thanh Tra nên ông nắm bắt sự việc hơn ai hết:

“Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy.” Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc” - (TTO 30 tháng 3, 2007)

Và ông cũng biết rất rõ:

“Ðấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong” - (Tuổi Trẻ Online ngày 28 tháng 5, 2010).

Cái “khó khăn, gian nan” mà ông đề cập trên đây chẳng phải là công việc tay cày vai bừa nặng nhọc, trèo đèo lội suối, hoặc phải vắt óc suy nghĩ mà chính là “phẩm chất đạo đức,” có “tự giữ mình” được hay không.

Ðồng tiền tham nhũng biến hóa khôn lường, ít khi bắt được quả tang, vì nó được thực hiện lòng vòng, trong bóng tối, tại nhà riêng, nơi cổng sau hay thông qua vợ, con, anh, em ruột, thậm chí... “em nuôi,” “mẹ nuôi”...

Giờ này khi bị sờ đến ông Trần Văn Truyền bao biện chuyện ông chiếm hữu một đống nhà cửa, đất đai, tiền bạc ngược lại hoàn toàn với những gì chính ông đã nói:

“Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó” - (Pháp Luật TP. HCM, ngày 5 tháng 7, 2005).

Vào cái thời buổi mà cái gì cũng có thể chạy bằng tiền, đặc biệt chức vụ, thứ đầu tư nhanh lấy lại vốn nhất, phổ biến trong bộ máy công quyền, ông Trần Văn Truyền đã kịp bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương trước khi nghỉ hưu, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011.

Mặc dù kết luận cho thấy rằng sai phạm của ông Truyền “gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng,” Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng cũng chỉ đề nghị Tỉnh Ủy Bến Tre “thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.”

Mà quy trình của đảng thì “biết rồi khổ lắm nói mãi”! “Quy trình” này cũng sẽ giống như “quy trình” xả nước đập thủy điện làm dân chết trôi, “quy trình” xây dựng đường cao tốc bị nứt nẻ ngay sau khi khánh thành, “quy trình” hải quan xuất khẩu để lọt 600 bánh heroin, hay “quy trình” tiêm vaccin làm hàng loạt trẻ em bị chết oan, nhưng không một ai bị sứt mẻ gì cả!

Bởi vì làm khác sao được nếu như xử lý tất cả các quan chức? Thử hỏi có quan chức nào trong chế độ hiện nay nghèo khó? Tiền bạc từ đâu ra mà có nhà cao cửa rộng, ăn xài hoang phí, gửi con cái đi học nước ngoài?

Ở Hà Giang một tỉnh với hơn 50% hộ nghèo, nhưng đối nghịch lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng,” phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” như nhà của chủ tịch tỉnh Ðàm Văn Bông, của phó bí thư thường trực, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. Còn cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô sở hữu một trang trại ngút ngàn, nhà cũng được làm bằng gỗ quý, chạm trổ công phu...

Ở Hải Dương, dân chúng bất bình chứng kiến khu đất đẹp nhất đối diện dự án quy hoạch “trụ sở ngàn tỷ” rơi vào tay một số quan chức trong tỉnh. Ðặc biệt là ngôi biệt thự tráng lệ, bề thế của Giám Ðốc Sở Tài Chính Nguyễn Trọng Hưng trong khu đất vàng.

Dinh thự nguy nga và vườn cao su “khủng” của chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung cũng nên đưa vào danh mục. Dư luận đang thắc mắc, không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông chủ tịch tỉnh Bình Dương vẫn chưa thấy sáng tỏ?

Không thể nào kể hết sự giàu có của giới quan chức Việt Nam hiện nay. Nhà và đất chỉ là những thứ có thể nhìn được, sờ được, còn đôla và vàng cất giấu hay để ở ngân hàng nước ngoài mới là khủng khiếp.

Thế nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó. Ðồng tiền không mua được mọi thứ. Nhà văn Nguyễn Ðình Bổn viết (trên Facebook):

“Tại đất nước hỗn mang này người giàu chân chính rất ít và tất cả cán bộ đều giàu hơn người dân trung bình. Ðiều này chỉ cần quan sát là thấy, không có gì bàn cãi. Nhưng giàu có theo kiểu ăn cắp tiền quốc gia thì có hạnh phúc không?

“Tôi cho rằng họ có sung sướng ở góc độ hưởng lạc bản thân. Như kẻ thích chơi gái thì có siêu gái, thích xe hơi có siêu xe, thích nhà có siêu nhà... nhưng những lạc thú trần gian này không diễn ra liên tục, bền bỉ. Bất hạnh nằm trong tâm. Và tâm của cán bộ giàu có Việt Nam là tâm lo sợ. Trần Văn Truyền là một ví dụ. Ông ta siêu giàu nhưng chắc chắn ở giờ phút hiện tại, vì vẫn là con người, ông ta đang đối diện với một cái tâm nhục nhã, sợ hãi, tức giận. Không hy vọng gì ông này có tâm hối hận, phục thiện, nhưng chỉ chừng ấy thì đã đau khổ rồi. Con cái ông ta cũng vậy, không thể nói họ hạnh phúc dù họ ở siêu nhà, đi siêu xe, nhưng hằng ngày vẫn phải đối diện với cái nhìn khinh bỉ hả hê của đồng nghiệp, đối diện với sự chỉ trích trên phương tiện truyền thông.

“Tất nhiên, có thể nói tất cả cán bộ là Trần Văn Truyền. Ai nhìn thấy một cán bộ nghèo khó xin chứng minh. Và vì vậy tại Việt Nam, người dân có quyền khinh bỉ người giàu khi họ đương chức, và cả khi đã về hưu, và không phải tất cả mọi người đều muốn giàu như kiểu đó!”
11-24-2014 12:55:44 PM
Lê Diễn Ðức

Báo GDVN bị phạt vì chê chủ tịch tỉnh 'văn hóa lùn'

HÀ NỘI 24-11 (NV) - Chỉ trích ông chủ tịch tỉnh Bình Dương kém văn hóa, báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN) bị Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN phạt hành chánh và phải đăng lời cải chính, gỡ bản tin.


Trang báo điện tử GDVN đưa tin mình bị phạt. (Hình: Người Việt)

Ngày 21/11/2014, Thanh tra của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN đã tống đạt quyết định phạt báo nói trên số tiền 50 triệu đồng, đăng lời cải chính “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng” khi đăng tải bài viết bình luận ngày 17/10/2014 với tựa đề “Ghế cao + Văn hóa lùn =?” Đồng thời cái lệnh xử phạt buộc báo GDVN phải gỡ bỏ bài này trên báo điện tử.

Tuy tờ báo có tên là “Giáo Dục Việt Nam,” “Cơ quan chủ quản” lại là “Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam” chứ không phải là Bộ Giáo Dục như tên tờ báo có thể gây ngộ nhận.

Khi loan tin mình bị phạt và đăng lời đính chính hôm Thứ Hai 24/11/2014, tờ GDVN nói mình “nghiêm túc thực hiện quyết định” của Bộ Thông Tin Truyền Thông và “thực hiện gỡ bỏ bài viết và tiến hành nộp phạt.”

Hành vi “xác định là thông tin sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng” được tờ báo nêu ra nhìn nhận là “nội dung áp đặt, suy diễn” như: "Chuyện ông Lê Thanh Cung, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Bí thư Ban cán sự Đảng trả lời phóng vấn mà VTC News đăng tải ngày 29/10/2013 thì mới thực sự khiến dư luận phải đặt câu hỏi về trình độ cấp Chủ tịch tỉnh nước nhà... một đất nước với những "thợ giày Chủ tịch tỉnh" như vậy người dân không khổ, không oan mới là chuyện lạ" gây hoài nghi trong xã hội."

Bài viết tuy bị báo GDVN gỡ xuống nhưng nó đã được rất nhiều trang mạng “lề trái,” blogs, Facebook đưa đi cùng khắp trên mạng và ai cũng có thể tìm thấy dễ dàng.

Nếu đọc cả bài viết, người ta thấy không phải tác giả bài viết đã dựng đứng ra những chuyện không có rồi kết luận kiểu phỉ báng cá nhân ông chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung. Tác giả bài viết thuật lại câu trả lời phỏng vấn báo mạng VTC ngày 29/10/2014 về các chuyện lình xình giữa ông và ông “Dũng Lò Vôi” hay Huỳnh Uy Dũng mà ông Lê Thanh Cung “ngang nhiên khẳng định với báo chí rằng “Tôi là người điều hành nhà nước.”

Tác giả bắt bẻ ông Lê Thanh Cung rằng ông chỉ là người điều hành chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam mà lại tuyên bố tự cho mình quyền “điều hành nhà nước” tức là “ông nắm tất cả lập pháp, hành pháp và tư pháp không phải chỉ ở tỉnh Bình Dương mà toàn bộ nước...” Như vậy thì “chắc ông phải là “con giời” chứ không phải con người.”

Tờ GDVN còn chỉ trích ông Lê Thanh Cung là “Vậy khi ông Cung tuyên bố ông “là người điều hành Nhà nước” thì có nghĩa là ông điều hành cả nhân dân, lãnh thổ, chủ quyền và Chính phủ, vậy chắc ông phải cao hơn cả Quốc hội lẫn Thủ tướng, vậy thì nhân dân phải gọi ông là “Bệ hạ” mới phải phép?”

Bắt bẻ một ông quan đầu tỉnh (một người công bộc của dân) ăn nói không đúng hay làm gì sai trái như ở nước Mỹ thì người bị chỉ trích có quyền lên tiếng phản bác ngay trên cơ quan ngôn luận nói về mình. Thậm chí, nếu bị bôi nhọ, vu khống thì kiện ra tòa đòi bồi thường.

Tại Việt Nam, ông Lê Thanh Cung cũng có quyền như thế nhưng nhà cầm quyền Hà Nội lại dùng các luật lệ chống lại quyền tự do thông tin, báo chí để trừng phạt nhà báo. Đây là cách răn đe, trừng phạt báo chí trong nước mỗi khi gồng mình đụng chạm tới những kẻ đương quyền.
11-24- 2014 5:21:26 PM

Tàu hải cảnh Trung Quốc tái thử sức Nhật Bản

(Baodatviet) - Ba tàu hải cảnh Trung Quốc sáng 25/11 đã đi vào lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước.

Theo Kyodo News, một tàu tuần tra của JCG đã phát tín hiệu cảnh báo hối thúc 3 tàu Trung Quốc, được xác định là Haijing 2012, 2151, 2337, rời khỏi khu vực này.
Theo Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, đây là ngày thứ 28 tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực lãnh hải nước này trong năm nay.
Hồi đầu tháng 11, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, hai tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản.
Tàu hải cảnh Trung Quốc
Tàu hải cảnh Trung Quốc
JCG đã phát đi tín hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc, được xác định là Hải cảnh 2305 và 2401, rời khỏi khu vực trên. Tuy nhiên, một tàu đã phát tín hiệu radio đáp rằng quần đảo này thuộc Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên cử tàu hay máy bay đến vùng biển này.
Tranh chấp về chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư đã gây căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật suốt thời gian qua, đặc biệt sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo tại đây hồi tháng 9/2012.
Nhật Bản mạnh tay xử lý tàu cá Trung Quốc
Liên quan đến việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, trước đó báo Channel News Asia (CNA), hôm 27/10 đưa tin, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đã bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì tình nghi tàu này đang khai thác trộm san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Tokyo
CNA dẫn tuyên bố của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay, tàu Zheling Yuyun 622 của Trung Quốc đã bỏ chạy sau khi phớt lờ mệnh lệnh của tàu tuần tra Nhật Bản để tiến tới một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Ogasawara, nằm cách phía nam Tokyo khoảng 1.000 km.
Tàu tuần tra thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Sau cuộc truy đuổi kéo dài khoảng 12 km và trong 85 phút, phía Nhật Bản đã chặn được tàu cá Trung Quốc và bắt giữ thuyền trưởng Zeng Yong, 31 tuổi.
Ông Zeng bị bắt vì đã cố ngăn chặn lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật kiểm tra. Nếu bị buộc tội, ông này có thể bị kết án tù tới 6 tháng  hoặc bị phạt tiền lên tới 300.000 yen (tương đương 2.770 USD) theo luật đánh cá của Nhật.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đã nhiều lần đưa tin rằng số lượng tàu đánh cá Trung Quốc bị nghi đang săn lùng san hô đỏ, một loại rất có giá tại Trung Quốc vì được dùng làm đồ trang sức, đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng biển ngoài khơi quần đảo Ogasawara.

Thùy Dung (Tổng hợp)

Tòa Hà Nội ra án tù 4 nông dân Dương Nội 8 giờ trước

BBC-8 giờ trước


Nhiều người dân từ Dương Nội đã biểu tình trước tòa
Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội vừa kết thúc phiên xử phúc thẩm bốn nông dân Dương Nội về các tội 'Gây rối trật tự công cộng' và 'Chống người thi hành công vụ'.
Theo thông tin được gia đình những người này cung cấp, hai trong số bốn trường hợp bị y án sơ thẩm là bà Cấn Thị Thêu (15 tháng tù) và ông Trần Văn Sang (20 tháng tù).
Hai trường hợp được giảm án là ông Trịnh Bá Khiêm, giảm 3 tháng còn 15 tháng tù, và ông Lê Văn Thanh, giảm 2 tháng còn 10 tháng tù.
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm hồi tháng Chín đã kết án tù ông Trần Văn Sang vì tội 'Chống người thi hành công vụ', Điều 257 Bộ Luật Hình sự và ba người còn lại lãnh án tù vì tội 'Gây rối trật tự công cộng', theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
Bốn người trên nằm trong tổng số bảy người bị bắt giữ trong thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư năm nay do bị cáo buộc đã xô xát với lực lượng cưỡng chế đất cho một dự án đô thị trên địa bàn xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội của Tập đoàn Nam Cường.
Trả lời BBC ngày 25/11, ông Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu và ông Khiêm, nói đây là một "bản án bất công".
"Tòa án Hà Nội đã lạm dụng quyền lực, lạm dụng nhà tù để kết án oan sai cho thân nhân của chúng tôi," ông nói.
Khoảng hơn 100 người dân từ Dương Nội đã đến dự phiên tòa sáng 25/11, nhân chứng có mặt tại đây cho biết.
"Dù là phiên tòa công khai, nhưng công an và dân phòng dày đặc. Họ ngăn cản tất cả mọi lối vào.Chúng tôi không có bất cứ lối nào để vào tòa", bà Nguyễn Thị Tâm, một người trong đoàn nông dân Dương Nội, nói.
Ông Phương nói đoàn người đã biểu tình ngay bên ngoài tòa án.
"Chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như 'Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác' và 'Quyền con người cho dân oan Dương Nội', 'phản đối phiên tòa lén lút'."
Ông cũng nói sẽ cùng người dân phường Dương Nội "tiếp tục đấu tranh tới cùng" đến khi nào đòi lại được phương tiện sản xuất.
Các nhân chứng có mặt trước tòa nói lực lượng an ninh có mặt đông đảo

'Hoa Kỳ quan tâm'

Ông Phương cho biết trong những ngày qua, ông đã “hai lần tiếp chuyện với đại diện từ phía tòa đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.”
“Đại sứ quán rất quan tâm về tình hình tại Dương Nội,” ông nói.
“Họ ghi chép đầy đủ và rất đồng cảm với nỗi oan khuất của người Dương Nội chúng tôi”.
Hơn 300 hộ dân phường Dương Nội từ chối bàn giao đất cho phía nhà đầu tư vì cho rằng việc thu hồi đất sai quy định pháp luật và tiền bồi thường không thỏa đáng. Các vụ khiếu kiện đã kéo dài từ năm 2006.
Hồi tháng Sáu năm nay, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã ra kết luận điều tra trước một số kiến nghị của người dân tại đây, trong đó có của bà Cấn Thị Thêu.
Kết luận của phía thanh tra cho biết "UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện đầy đủ về trình tự thu hồi đất ... cho người dân tham gia ý kiến khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đã đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho một số người dân."
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi 26/4, ông Nguyễn Đức Quang, một nhân chứng và dân oan tại Dương Nội, nói đã chứng kiến "1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại" được điều động để "đuổi dân".
Bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh đã bị bắt giữ trong đợt trấn áp này.
Bốn người khác là ông Trần Văn Sang và Trần Văn Miên bị bắt vào ngày 2/3. Hai bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn bị bắt vào ngày 22/4.
"Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người", ông Quang nói.
"Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi."

RSF lên án vụ hành hung nhà báo Trương Minh Đức

Thanh Phương
RFI-Ngày 25-11-2014 15:25
media
Nhà báo Trương Minh Đức - DR

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới - RSF trụ sở tại Paris, lên án vụ hành hung nhà báo độc lập Trương Minh Đức vào đầu tháng 11 tại Thủ Dầu Một. Nhà báo này hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 25/11/2014, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết đã bị « chấn động » bởi vụ hành hung dã man nhà báo Trương Minh Đức vào sáng ngày 02/11/2014.

Bản thông cáo cho biết, « bị tám công an phục kích, nhà báo này đã định chạy vào một quán cà phê để lánh nạn, nhưng không thoát được. Theo lời các nhân chứng, công an đã tiếp tục dùng mũ bảo hộ để đánh ông Trương Minh Đức, cho dù ông đã bất tỉnh ».

Theo một người thân của nhà báo Trương Minh Đức, ông đã suýt bỏ mạng trước khi được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nơi mà ông đang tiếp tục được chăm sóc đặc biệt. Vợ của nhà báo Trương Minh Đức cho biết chồng bà đã nhận diện trong nhóm hành hung có những công an tỉnh Bình Dương. Nguyên nhân của vụ tấn công này vẫn chưa được rõ.

Trong bản thông cáo, ông Benjamin Ismail, đặc trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không Biên giới, tuyên bố : « Các vụ bạo hành của công an nhắm vào các blogger và các nhà báo công dân đang trở nên phổ biến và tiếp tục gia tăng trong mọi vùng của Việt Nam. Gần như chắc chắn đây không phải là hành động riêng lẻ, mà là một chính sách khủng bố được thực hiện theo lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. »

RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng có những biện pháp gây áp lực lên chính quyền Việt Nam để họ chắm dứt đàn áp một cách có hệ thống các nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do thông tin ».

Tổ chức này cũng nhắc lại rằng ngày 05/11/2014, ngay cả tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn cũng đã bị công an Việt Nam hành hung khi ông đến trợ giúp blogger Pham Minh Hoàng, đang bị công an mặc thường phục và côn đồ sách nhiễu.

Nhà cựu ngoại giao Trung Quốc ủng hộ “Cửu Bình”

 Luo Ya, Epoch Times 25 Tháng Mười Một , 2014
Ông Trần Dụng Lâm phát biểu tại buổi mít tinh ngày 26/7/2005 tại Sydney, Australia. Cuộc mít tinh được tổ chức bởi ông Trần Dụng Lâm và ông Hắc Phượng Quân, những người được chính phủ Australia cấp quyền tị nạn. (Ảnh: Mark Kolbe/Epochtimes)
Sau khi phát biểu khai mạc cuộc mít tinh ở Sydney, Australia nhân dịp kỷ niệm 10 năm xuất bản (19/11/2004-19/11/2014) cuốn “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản” (Cửu Bình)nhà cựu ngoại giao Trung Quốc – ông Trần Dụng Lâm đã có cuộc chia sẻ với thời báo Epoch Times.
“Nhiều trí thức, trong đó có tôi, từng nghĩ rằng Đảng có mặt tốt, mặc dù có mặt xấu. Nhưng chúng tôi đã nhầm khi tin là nó đã làm được một số điều tốt đẹp, chẳng hạn như cải cách và mở cửa”, ông Trần chia sẻ.
“Cải cách và mở cửa” đề cập đến chính sách được ông Đặng Tiểu Bình đưa ra và bắt đầu từ năm 1978, giới thiệu về một số nguyên tắc thị trường tư nhân vào nền kinh tế của Trung Quốc.
Cuốn sách này có thể giúp mọi người hiểu thấu về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Trần Dụng Lâm chia sẻ.
“Mặc dù, sự tàn bạo của Đảng là không thể tha thứ, nhưng tôi không biết nhiều tội ác chống lại loài người đã bị nó che đậy. Những điều ấy đã được tiết lộ trong cuốn Cửu Bình.
Nếu không đọc Cửu Bình, rất khó có thể nhìn ra được bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
“Cửu Bình là một tài liệu nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử. Nó không chỉ khai mở ký ức của người dân mà còn của cả những nhà trí thức”, ông Trần nhận định.
Thoái Đảng
Một làn sóng thoái Đảng đã được tạo nên ngay sau khi “Cửu Bình” được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 19/11/2004.
Ngày 26/5/2005, ông Trần Dụng Lâm rời Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Sydney, nơi ông đảm nhận vai trò Bí thư và lãnh sự thứ nhất về các vấn đề chính trị.
Chỉ hơn một tuần sau, trong ngày kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn 4/6 , ông Trần lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng để phát biểu trong buổi mít tinh cho Phong trào Thoái Đảng – một phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan của nó như Đoàn Thanh Niên và Đội Thiếu Niên. Sự việc đã được đăng lên trang nhất các báo của Australia.
“Sau khi rời lãnh sự quán, tôi đã thoái Đảng trên trang web của Epoch Times bằng cách sử dụng tên thật của mình để rút khỏi Đảng và các tổ chức liên đới”, ông Trần chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn với giới truyền thông Australia.
“Tôi nghĩ rằng, phong trào này sẽ giúp nhân dân Trung Quốc phá vỡ xiềng xích về tinh thần do bị áp đặt chiến dịch tẩy não và đe dọa của Đảng, từ đó, khuyến khích người dân biết cách suy nghĩ và hành động một cách độc lập. Khi tất cả người Trung Quốc nhìn thấu âm mưu của Đảng, Đảng sẽ không thể lừa được ai nữa và tự nó sẽ sụp đổ”.

Tồi tệ hơn

Đảng đã trở nên tồi tệ hơn trong 10 năm qua kể từ khi “Cửu Bình” được xuất bản, ông Trần Dụng Lâm cho biết.
Trong nỗ lực mới nhất để thắt chặt và kiểm duyệt internet, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu 29 công ty Internet lớn ở Trung Quốc phải ký cam kết tuân theo chính sách của Đảng, bằng cách dập tắt mọi bất đồng chính kiến trên mạng.
Ông Trần cho rằng, động thái này phản ánh sự hoang mang và sợ hãi của Đảng khi cố gắng dập tắt các ý kiến bất đồng từ trong trứng nước.
Khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Trung Quốc đã thỉnh cầu sự giúp đỡ từ Mỹ, Canada và Australia trong cuộc săn lùng toàn cầu các quan chức Trung Quốc tham nhũng đã bỏ trốn để thu hồi tài sản bất chính. Ông Trần nhận định, việc này hầu như không có tác dụng thay đổi gì cả.
“Nó không có tác dụng đối với một chế độ tham nhũng. Một khi tiền quay trở lại Trung Quốc, nó sẽ lại được tái phân phối giữa các quan chức khác. Hệ thống ấy sẽ không thay đổi, và Đảng đang trở nên tham nhũng hơn kể từ sau cuộc biểu tình kêu gọi cải cách của sinh viên năm 1989. Chưa hết, nhiều chiến dịch chống tham nhũng chỉ là bình phong che đậy cho cuộc đấu đá và tranh giành vì quyền lực . Những động thái này không làm thay đổi bản chất và cách thức hoạt động của Đảng”.
Ông cho rằng, ĐCSTQ giống như một thảm họa tự nhiên và luôn tự tô vẽ cho mình như “vị cứu tinh của nhân dân”. Lấy ví dụ, ông Trần chỉ ra cách chế độ trì hoãn nỗ lực cứu hộ trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008. Cho tới nay, số người được Đảng cứu sống vẫn chưa được công bố.

Gián điệp

Trong khi làm việc tại lãnh sự quán, ông Trần chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của “5 nhóm độc hại” bất đồng chính kiến trong suốt 4 năm, gồm Pháp Luân Công, những nhà ủng hộ dân chủ, người ly khai Tây Tạng, Đài Loan và Đông Turkestan.
Sau đó, ông Trần đã được cấp tị nạn tại Australia. Theo báo cáo của nhà cựu ngoại giao, có 1.000 gián điệp Trung Quốc đang làm việc tại Australia. Ông cũng tiết lộ, lãnh sự quán Trung Quốc dành gần 60% tiền bạc và nguồn lực cho các chiến lược khác nhau nhằm vào Pháp Luân Công.
Kể từ khi trốn thoát, ông Trần đã phơi bày chiến lược xâm nhập vào hệ thống thế giới tự do của Trung Quốc trước Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Bỉ và Nghị viện Anh. Đáng sợ hơn, ông còn chỉ ra cách thức chính quyền Bắc Kinh đưa các luận điệu chống đối nền tự do và dân chủ vào các quốc gia này.
Vào tháng 6/2007, ông Trần Dụng Lâm đã có một chuyến đi 9 ngày xuyên Canada. Trong suốt chuyến đi, ông đã tiết lộ các tài liệu cho thấy sự xâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở hải ngoại cũng như mạng lưới đặc vụ của ĐCSTQ.

Các cuộc biểu tình

Ông Trần thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình và các diễn đàn để hỗ trợ cho phong trào thoái Đảng.
Ngoài ra, ông còn yêu cầu các đảng viên ngừng giúp đỡ và ngừng làm tay sai cho chế độ Đảng Cộng Sản Trung Quốc tàn bạo. Ông kêu gọi mọi người: “Hãy để miệng được nói, hãy để não suy nghĩ và hãy để cho tay chân được tự do hoạt động”.
Thoái Đảng là phong trào “thức tỉnh tinh thần lớn chưa từng có trong cộng đồng người Hoa và sẽ phục hưng nền văn minh Trung Hoa. Chúng ta không nên chờ đợi tới khi Đảng cúi đầu rút ra, mà nên tích cực làm việc để loại bỏ nó khỏi vũ đài quốc tế” – ông Trần cho hay.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Biên Tập Đại Kỷ Nguyên.

Tại sao các nhà đầu tư Mỹ đổ vỡ vì cổ phiếu Trung Quốc

 Paul Wiseman và Marcy Gordon, Epoch Times 26 Tháng Mười Một , 2014
102094910-new-york-stock-exchange-rebound.1910x1000
WASHINGTON-Một thỏa thuận có mùi tanh.
Tập đoàn Marine Food là một công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE). Họ đã chi 27 triệu USD trong tháng 1/2010 để mua lại một công ty có “bí quyết sản xuất đồ uống rong biển”. Điều kỳ lạ là ba tháng trước đó, công thức đồ uống này chỉ được định giá không tới 8.800 USD.
Nhưng khi Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) xem xét lại thỏa thuận này thì họ không thể tìm thấy các thông tin liên quan đến giao dịch. Công ty kế toán đại diện cho công ty Trung Quốc này đã từ chối cung cấp thông tin. Sau đó công việc điều tra của SEC bị gián đoạn.
Điều gì xảy ra với China Marine? Giá cổ phiếu của công ty này đạt mức cao nhất là 8 USD vào năm 2010, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 12 cent.
Trường hợp này là một cảnh báo cho các nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ. Các công ty Trung Quốc như Alibaba đã lập kỷ lục cao trong năm nay khi bắt đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng, nhưng thực tế hoạt động của họ lại rất lỏng lẻo so với các công ty cổ phần khác trên sàn giao dịch Mỹ. Điều này có nghĩa là đem lại mức rủi ro cao hơn cho các nhà đầu tư.
Những lo ngại về rủi ro của cổ phiếu Trung Quốc cũng nổi lên sau một cuộc điều tra gần đây của hãng tin AP đối với công ty Hóa chất Thiên Hà. Tại thời điểm công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn giao dịch vào tháng 6 năm nay, Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley đã giúp họ thu hút tới 654 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cổ phiếu của Thiên Hà đã mất giá tới 39% kể từ khi xuất hiện những cáo buộc rằng họ đã phóng đại giá trị kinh doanh của mình.
Joseph Carcello, một Giáo sư chuyên ngành kế toán của Đại học Tennessee cho biết “Không hề có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư”.
Hơn 100 công ty Trung Quốc đã bị đình chỉ hoặc bị “đá” ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ trong năm 2011 và 2012, hầu hết trong số đó là do không nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn. Các công ty này, bao gồm cả China Marine đã khai thác lỗ hổng pháp lý để cấu kết với các công ty hình thức ở Mỹ. Bằng cách đó, họ trốn tránh việc thanh tra kiểm sát của SEC trong lần đầu tiên bán cổ phiếu trên thị trường Mỹ.
Khoảng hai chục công ty trong số này cũng bị SEC xử lý do lỗi kế toán hoặc gian lận. Tuy nhiên, những cuộc điều tra bị đình trệ vì giấy tờ kiểm toán của các công ty là ở Trung Quốc – điều này ngoài tầm kiểm soát của SEC.
Hiện tại có khoảng 100 công ty Trung Quốc giao dịch trên NYSE và thị trường chứng khoán Nasdaq.
Trung Quốc hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực kinh doanh. Để vượt qua trở ngại đó, Alibaba và nhiều công ty khác của Trung Quốc đã thực hiện theo một mô hình sở hữu đặc biệt (variable interest entity hoặc VIE).
Mô hình này hoạt động như sau: Các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ không phải là công ty thực ở Trung Quốc. Thay vào đó, các công ty này thuộc loại hình công ty cổ phần, thường được thành lập với mục đích miễn trừ thuế tại những nơi được gọi là Thiên đường về thuế (Tax haven) như quần đảo Cayman. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền điều hành quản lý công ty.
Kết quả là, những người quản lý công ty Trung Quốc có thể tái cấu trúc công ty mà theo đó gây rủi ro cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn như Giám đốc điều hành Alibaba, Jack Ma đã tách dịch vụ thanh toán của Alibaba sang một công ty khác thuộc quyền kiểm soát của ông ta mà không nói với Yahoo, một nhà đầu tư lớn của Alibaba.
Các VIEs cũng không rõ ràng về mặt pháp lý ở Trung Quốc. Trong năm 2011, một phiên tòa ở Trung Quốc đã từ chối một hợp đồng giao dịch giữa công ty GigaMedia tại Đài Loan với một công ty kinh doanh cờ bạc của Trung Quốc vì GigaMedia cho rằng công ty này được kiểm soát thông qua hình thức VIE. Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh cờ bạc này nắm giữ các tài liệu cần thiết về hoạt động ở Trung Quốc. Do vậy, GigaMedia không thể làm được gì.
Trong năm 2012, Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc đã bác bỏ hợp đồng của một nữ doanh nhân Hồng Kông vì các điều khoản trong hợp đồng này né tránh các quy định của Trung Quốc trong việc đầu tư vào một ngân hàng Trung Quốc. Tòa án đưa ra quyết định này với lý do “có ý định che giấu bất hợp pháp”.
Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh có thể dựa vào lý luận tương tự để ra lệnh cấm đối với tất cả các VIEs trong thời gian tới, điều này có khả năng gây ra tổn thất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài của Mỹ cũng như các nước khác.
Trung Quốc cấm các thanh tra viên của Hoa Kỳ thực hiện kiểm toán tại các công ty kế toán Trung Quốc là để bảo vệ bí mật quốc gia. Điều này có nghĩa là hầu hết những cổ phiếu Trung Quốc đang được niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ là không phù hợp với luật pháp Mỹ.
“Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng”, James Doty, Chủ tịch Ban Thanh tra Giám sát Kế toán các công ty đại chúng (Public Company Oversight Accounting Board ) cho biết.
Các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh dường như lo sợ các tài liệu này sẽ xác nhận những nghi ngờ về việc các công ty Trung Quốc đang bị nợ quá hạn tại các ngân hàng nhà nước hoặc có liên quan đến tham nhũng.
Xem xét trường hợp China Marine cho thấy cổ phiếu của công ty kinh doanh thức ăn nhanh và đồ uống này bắt đầu giao dịch trên thị trường Mỹ trong năm 2007. Các nhà điều tra Mỹ đã gia tăng sự nghi ngờ khi China Marine mua bí quyết sản xuất đồ uống trị giá tới 27 triệu USD một năm trước đó mà trên thực tế chỉ đáng giá 8.776 USD.
Liệu công ty kế toán của China Marine có xem xét thỏa thuận này? Nếu có, liệu họ có quyết định giá trị của giao dịch?
Vấn đề là các công ty kế toán sẽ không chuyển giao giấy tờ mua bán. Và giá cổ phiếu của China Marine đã giảm mạnh.
Hai năm trước, SEC đã kiện các chi nhánh của các công ty kiểm toán thuộc Big Five ở Trung Quốc với lý do luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu họ phải cung cấp các tài liệu. Vào tháng 1, một thẩm phán hành chính của SEC đã đồng ý và cấm không cho các công ty này kiểm toán các công ty kinh doanh của Mỹ.
Ban giám sát kế toán đang theo đuổi một thỏa thuận với Trung Quốc để có thể tiếp cận với các công ty kiểm toán này. Đây là một nỗ lực mà Doty đang ưu tiên thực hiện. Nếu không đạt được thỏa thuận đó, các công ty Trung Quốc có thể bị buộc ra khỏi thị trường Mỹ. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư bị phá sản.
Nhiều nhà phân tích nghi rằng điều đó rất có thể xảy ra. Các công ty Trung Quốc muốn tiếp cận thị trường vốn của Mỹ. Và các công ty đầu tư của Mỹ và thị trường chứng khoán muốn kiếm lời khi cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ.
Trong khi đó, các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường Mỹ không cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho các nhà đầu tư mà đáng ra họ được hưởng.
Hiện tại, giáo sư tài chính trường Đại học Dartmouth Anant Sundaram cảnh báo cổ phiếu Trung Quốc không an toàn: “Tôi sẽ không đầu tư vào những cổ phiếu này”.
Theo hãng tin AP

Canada: Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi chấm dứt mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc

 Matthew Little, Epoch Times 25 Tháng Mười Một , 2014
Học viên Pháp Luân Công ngồi thiền tại cuộc mít tinh ở Tòa nhà Quốc Hội vào ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công ngồi thiền tại cuộc mít tinh ở Tòa nhà Quốc Hội vào ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Judy Sgro, Nghị sĩ Đảng Tự do, kêu gọi hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công vào ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công giăng biểu ngữ tại cuộc mít tinh ở Tòa nhà Quốc Hội vào ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Bà Trương Thiên Hiểu cầm một biểu ngữ kêu gọi chấm dứt nạn mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Judy Sgro, Nghị sĩ Đảng Tự do, kêu gọi hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công vào ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times) Bruce Hyer, Phó Lãnh đạo Đảng Xanh, kêu gọi Thủ tướng Stephen Harper gây sức ép đối với chính quyền Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc của ông. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
Paul Li kể về người cha của anh bị tống giam ở Trung Quốc. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
(Từ trái qua phải - Hàng sau) Phó lãnh đạo Đảng Xanh Bruce Hyer, Chủ tịch hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Canada Xun Li, các học viên Pháp Luân Công là ông Lizhi và Paul Li.
(Hàng trước) Ông David Kilgour, điều tra viên mổ cắp nội tạng, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, tại một cuộc họp báo ở Tòa nhà Trung tâm Quốc hội, ngày 04/11/2014. (Ảnh: Matthew Little/Epoch Times)
OTTAWA – Anh Paul Li lo sợ cho tính mạng của cha anh – người có thể là một trong hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã biến mất khỏi nhà tù Trung Quốc và bị mổ cắp nội tạng đem bán. Điều này đã gây chấn động cho các quan chức Canada.
Đây là tội ác vượt quá sức tưởng tượng. Sau 8 năm kể từ khi sự việc này được báo cáo vào năm 2006, đã có vô số bằng chứng được thu thập, các thành viên Quốc hội Canada – những người nghiên cứu vấn đề này – cho biết.
“Không cần hỏi về điều gì đang xảy ra, nạn mổ cắp nội tạng đã được xác minh rất nhiều lần rồi”, Nghị sĩ Đảng Tự do là bà Judy Sgro phát biểu trước hàng trăm học viên Pháp Luân Công tại buổi mít tinh ở Tòa nhà Quốc Hội hôm thứ Ba (4/11).
Bà Sgro đã tán thành một dự luật được người đồng sự là ông Irwin Cotler đưa ra. Theo dự luật, người dân Canada bị cấm du lịch ghép tạng đến Trung Quốc – một thực trạng khá phổ biến trong cộng đồng người Trung Quốc ở Canada, theo các bác sỹ ghép tạng ở Toronto.
Sau bài phát biểu của mình tại cuộc mít tinh, bà Sgro đã trở lại Hạ viện để thực hiện một tuyên bố tương tự, và truyền đạt lời kêu gọi của các học viên Pháp Luân Công đến Thủ tướng Stephen Harper nên có hành động cụ thể trong chuyến công du sắp tới sang Trung Quốc.
“Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở trước Tòa nhà Quốc hội đang yêu cầu ông hãy đưa ra vấn đề mổ cắp nội tạng, đặc biệt hiện đang là mối đe dọa đối với 10 người thân của các công dân Canada bị giam giữ ở đó”, bà Sgro nói trước Quốc hội.
Một trong số họ là cha anh Lý, người đã bị bắt giam lần thứ ba cách đây 7 tháng. Tội của ông vẫn như mọi lần, đó là nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và các giá trị đạo đức cao thượng “Chân, Thiện, Nhẫn” là tốt. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tra tấn và giết hại những người theo tập môn này. 
Ông Lý Hiểu Ba bị bỏ tù lần đầu tiên vào năm 2004 mà không qua xét xử. Lần thứ hai, ông bị  kết án 8 năm tù giam, từ năm 2005 đến năm 2012. Anh Lý rất lo lắng cho người cha đã ở tuổi 60 của mình, rằng ông có thể sẽ không trở về nhà nữa sau lần giam giữ thứ ba này, bởi vì có khả năng ông đã bị giết hại để lấy nội tạng.
“Ông đang ở nơi mà tôi vô cùng lo lắng. Tôi không được phép liên lạc với ông. Tôi đã không thể tiếp xúc trực tiếp với cha tôi kể từ khi ông bị bắt giam.”
Ông Lý Hiểu Ba đã từng là Thị trưởng ở một thành phố của Trung Quốc. Nạn tham nhũng tràn lan đã khiến ông thất vọng và chuyển sang kinh doanh bất động sản, rồi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996.
“Bằng cách tuân theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, cha tôi đã trở nên điềm tĩnh và sức khỏe của ông cũng nhanh chóng được cải thiện. Ông bỏ thuốc và các thói quen xấu khác … Có một lần, các đồng nghiệp của ông nói với tôi ‘cha anh là người có đạo đức nhất mà chúng tôi từng gặp’”, anh Lý viết trong bài báo cáo mà anh đọc trước báo giới.
Chính quyền gieo rắc nỗi sợ hãi
Bên ngoài trời mưa ảm đạm, bà Trương Thiên Hiểu đã giương tấm biểu ngữ lên án nạn mổ cắp nội tạng trong khi các học viên Pháp Luân Công khác đang tập các bài công pháp nhẹ nhàng có nét giống như thái cực quyền. Trong cuộc họp báo trước đó, bà Trương đã kể câu chuyện về chị gái của mình, người cũng biến mất trong trại tù giam ở Trung Quốc. Cho tới nay, chị gái bà vẫn bặt vô âm tín.
Bà Trương, hiện đang sống ở Toronto, tin rằng chị gái bà là Trương Hoa Vân đã chết trong tù vì đức tin đối với Pháp Luân Công. Theo một số nguồn tin nói với cha bà Trương (đang sống ở Trung Quốc), chị của bà bị bắt vào năm 2002. Một số học viên Pháp Luân Công khác từng bị giam cũng nói như vậy.
Một vài ngày trước, bà Trương nghe nói chị bà có thể đang phải sống lang thang để trốn tránh cảnh sát.
“Thực ra, tôi không tin. Tôi nói với các học viên, những người kể chuyện này rằng tôi không tin điều đó. Bởi vì trong những năm qua, chúng tôi vẫn tin rằng chị tôi đã bị giam giữ bí mật”.
Nếu đúng như vậy thì quả là phép lạ, nhưng bà Trương thấy khó có thể lạc quan.
Anh rể bà là Đào Tùng Trâu đã chết trong tù chỉ vì tập Pháp Luân Công, và thi thể của ông bị hỏa táng mà không được sự chấp thuận từ phía gia đình.
Một nghị sỹ Quốc hội đã đi bên ngoài suốt mấy tiếng để nói chuyện với các học viên, đồng thời cam kết và ủng hộ họ.
“Tôi nghĩ việc này là thảm họa đối với xã hội chúng ta, và nó vẫn đang xảy ra. Tôi đánh giá cao nỗ lực của các bạn khi bước ra và tiếp tục nhắc nhở chúng tôi về thảm kịch khủng khiếp đang diễn ra này”, theo lời chia sẻ và khích lệ của ông Garry Breitkreuz, một Nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Canada.
Nghị sĩ Đảng Xanh là ông Bruce Hyer cho biết, Đảng của ông đã “bị chấn động và kinh hoàng trước việc làm này của chính quyền Bắc Kinh”.
“Đó là một chính phủ reo rắc nỗi sợ hãi. Họ muốn bạn phải sợ họ, nhưng họ mới chính là người phải sợ hãi – họ sợ thông điệp Chân, Thiện, Nhẫn của các bạn”, ông Bruce nhận định.
Ông David Kilgour, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Á – Thái Bình Dương của Canada, là một trong những người điều tra hàng đầu về nạn mổ cắp nội tạng. Ngoài ra còn có luật sư nhân quyền David Matas cũng là đồng tác giả của một báo cáo về nạn mổ cắp nội tạng. Báo cáo ấy như mồi lửa châm ngòi cho các cuộc điều tra và nghiên cứu tiếp theo.
Hai ông là những người bảo hộ nhân quyền đáng tin cậy cho nhiều nhóm khác. Ông David đã đi vòng quanh thế giới để nâng cao nhận thức về mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc. Ông cho biết, các tù nhân lương tâm đã bị giết để phục vụ cho những nhu cầu cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc hiện nay. Họ không phạm tội nhưng lại bị kết án chỉ vì đức tin của mình.
“Sự thật đáng buồn là các bác sĩ ở Trung Quốc đã biến ngành y khoa cấy ghép nội tạng thành một tội ác diệt chủng chống lại loài người vì đã giết chết con người để lấy nội tạng”, ông nói trước đám đông.
Lãnh đạo Đảng Xanh là bà Elizabeth May cũng xuất hiện bên ngoài để góp thêm tiếng nói. Trước đó, Phó Lãnh đạo Đảng này là ông Hyer cũng bình luận về trường hợp của anh Lý.
Ông Hyer yêu cầu Thủ tướng Harper công du đến Trung Quốc lần này với “một sức mạnh, một trái tim và một cam kết thực sự để bảo vệ cuộc sống không chỉ của các học viên Pháp Luân Công mà còn của tất cả người dân Trung Quốc”.
“Ở Trung Quốc hiện nay, không chỉ có một chính phủ kết hợp bởi chế độ cộng sản độc tài và mất kiểm soát, mà còn là chủ nghĩa tư bản tham lam truy cầu tiền bạc và quyền lực tuyệt đối”, ông nhận xét.

“Chúng tôi kêu gọi Thủ tướng Stephen Harper đứng lên không chỉ vì những người này, mà còn vì Chân, Thiện, Nhẫn”.