Monday, January 7, 2019

Vừa làm ‘Tổng – Chủ’, nay lại là ‘đồng thủ tướng’

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/08/01/2019
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc phê chuẩn CPTPP.
 Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc phê chuẩn CPTPP.
Quên và nhớ
Chỉ có thể là thâm ý của Nguyễn Phú Trọng - một ‘người Bắc, có lý luận’ và không thiếu chất thâm nho. Trừ ra những phát ngôn trên trời về ‘đất nước ta có bao giờ được như thế này không’ mà hầu như chẳng đoái hoài gì đến ngày càng nhiều người dân bị bần cùng hóa như thời thực dân - một sự thật chứng minh rằng ông ta đã quên hẳn dân chúng, Trọng lại chẳng hề bỏ ngoài trí nhớ những chuyện vặt vãnh, tiểu xảo và lục đục quyền lực trong nội bộ đảng của mình.
Ngày 28 tháng 12 năm 2018, người vừa trở thành ‘tổng chủ’ đã nghiễm nhiên dự hội nghị của chính phủ với các địa phương và lãnh luôn trách nhiệm ‘phát biểu chỉ đạo’, mà không phải là vai trò của Thủ tướng Phúc được nói lời cuối cùng. Đó là cách mà Nguyễn Phú Trọng đã kỷ niệm tròn một năm kể từ lần đầu tiên ‘dự họp và chỉ đạo chính phủ’ vào cuối năm 2017.
Hình ảnh trên cũng rất giống với thế ngồi ngay chính giữa - vị trí chủ tọa - của Ủy viên thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng, trong khi bí thư cơ quan này là Bộ trưởng công an Tô Lâm thì chỉ ngồi kế bên như thể ‘chầu rìa’.
Sau khi giải pháp ‘tình huống’ liên quan đến việc Tổng bí thư Trọng ngay lập tức kế vị người vừa chết là Trần Đại Quang chính thức ập tới với một tốc độ nhanh chưa từng thấy để nghiễm nhiên nảy bật danh vọng ‘tổng - chủ’ của cơ chế ‘hai trong một’, dân gian thậm chí còn bắt đầu nghĩ đến một cách gọi khác cho thể chế ‘ba trong một’: chẳng hạn như tổng - chủ - thủ…
Còn nhớ vào tháng Mười Hai năm 2018, người đứng đầu bên đảng - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - đã làm được một việc mà các đời tổng bí thư trước đó hiếm khi làm được, còn các đời chủ tịch nước như Trương Tấn Sang khóa 11 đã không làm được và Trần Đại Quang khóa 12 cho đến khi chết cũng không thể làm được: ‘dự họp và chỉ đạo chính phủ’.
Sự kiện Tổng bí thư Trọng ‘dự và chỉ đạo họp chính phủ’ diễn ra sau Hội nghị trung ương 6 vào đầu tháng 10/2017 với một nội dung cốt tủy của hội nghị này: nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước.
Ông Trọng đã có ý muốn làm…tổng thống?
Khi đó, Hội nghị trung ương 6 đã ‘định hướng’ một số giải pháp như: phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có cùng chức năng lại với nhau. Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể sáp nhập với Thanh tra Chính phủ; Ban Tổ chức Trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính. Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng, Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian, nếu không có tổ chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển. Hoặc Bí thư giữ chức Chủ tịch một địa phương; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước…
Chủ trương nhất thể hóa trên lại được hỗ trợ đắc lực bởi một quy định về ‘luân chuyển cán bộ’ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành vào ngày 7/10/2017.
Trong khi đó, ‘đảng tràn sang chính quyền’ là một cụm từ mà dân gian ví von với chiến dịch nhất thể hóa. Theo bản phác họa này, nếu đà nhất thể hóa thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ ‘nắm’ hết. Mô hình ‘đảng quản lý’ thay cho ‘đảng lãnh đạo’ sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.
Khó mà hiểu khác hơn, logic của phương án ‘bí thư kiêm chủ tịch tỉnh’ sẽ hầu như phải dẫn đến đến kết quả vai trò của tổng bí thư được ‘nâng lên một tầm cao mới’, cao đến mức mà hiểu theo cách nào đó có thể so sánh với mô hình “cộng hòa tổng thống” của phương Tây, tức tổng thống mới là người có quyền lực thực sự và cất tiếng nói cuối cùng để giải quyết các vấn đề quốc gia, chứ không phải thủ tướng.
Khi đó và về thực chất, nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư ở Việt Nam có thể chỉ một bước là nhảy sang mô hình cộng hòa phương Tây, nghĩa là trở thành tổng thống.
Đó cũng có thể là cách để ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một ‘hành pháp Obama’ như ở Hoa Kỳ, sẽ điều hành một nước Việt hỗn loạn ở độ tuổi gần tám chục mà chẳng cần đến vai trò của bất cứ thủ tướng nào.
Dù khả năng trên có thể làm hại đến sức khỏe của một người cần đến sự an dưỡng ngủ nghê hơn là nháo nhào quần quật với cái chính trường đến phát đau dạ dày với nhiều trò đâm dao sau lưng và thanh trừng nội bộ, nhưng sau vụ ‘tổng - chủ’ vào tháng Mười năm 2018 thì không có gì là không thể.
Sẽ có hai thủ tướng ở Việt Nam?
Thể chế ‘tổng - chủ - thủ’ hay ‘đồng thủ tướng’ hoàn toàn có thể xuất phát từ lý do ông Trọng sốt ruột trước tình trạng ‘đốt lò’ bên khối chính phủ vẫn lạnh như băng, hoặc có nhúc nhích thì cũng chỉ cho có và do vậy sẽ phải khiến đảng nhúng tay vào công tác ‘làm nhân sự’ của khối chính phủ; hoặc tiến độ thu thuế của chính phủ ngày càng trì trệ và bất lực mà khiến ảnh hưởng trầm trọng đến hàng chục ngàn miệng ăn của khối đảng và văn phòng chủ tịch nước; hoặc một số vấn nạn kinh tế - xã hội khác mà thủ tướng đương nhiệm, không biết vì những nguyên do ẩn giấu hay đủ ‘nhạy cảm chính trị’ nào, đã không thể giải quyết hay xử lý một cách rốt ráo khiến vai trò ‘tổng - chủ’ trở nên mất uy tín trong mắt bàn dân thiên hạ; chưa kể đến việc chính phủ thực thi những điều ước quốc tế ra sao sẽ liên đới trực tiếp đến uy tín và trách nhiệm ký kết của ‘Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng’…
Với phương châm bám sát thực tế, triển vọng ‘đảng không làm thay mà đảng làm luôn’ là rất gần gũi và hấp dẫn. Khó mà hình dung khác hơn là từ đây đến đại hội 13 vào năm 2021, chỉ cần điều kiện sức khỏe không đến nỗi tệ, Chủ tịch Trọng sẽ tăng cường ‘dự họp và chỉ đạo chính phủ’ một cách thường xuyên và kể cả đột xuất.
Ngay trước mắt, trong tương lai hết sức ngắn hạn và hết sức tranh thủ thời gian, sẽ là những chuyến công du nước ngoài, đặc biệt là tham vọng xuất hiện ngay giữa thủ đô của quốc gia đã từng bị Việt Nam coi là ‘kẻ thù số một’, Hoa Kỳ, của ‘tân chủ tịch nước’ - người mà trước đó đã chỉ bị quốc tế nhìn như một ‘đảng trưởng’ và chẳng có nội lực đáng kể nào để có thể quyết định những chương trình, dự án lớn về kinh tế.
Nếu trong những chuyến công du quốc tế từ năm 2017 đến nay ở Trung Quốc, Pháp, Nga, Hungary, Tổng bí thư Trọng chỉ mang theo bầu đoàn chủ yếu là các quan chức khối đảng, thì gần như không thể nghi ngờ rằng ông ta sẽ tái cấu trúc lại đội hình mang theo trong những chuyến công du đối ngoại trong năm 2019, bao gồm các bộ trưởng khối kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước… Nhưng tiêu biểu hơn sẽ là hình ảnh ‘tân chủ tịch nước’ cùng với quan khách nước chủ nhà chứng kiến những buổi lễ ký kết các hợp đồng chi tiết về làm ăn kiếm tiền giữa Việt Nam và thế giới - y hệt hoạt động người thực việc thực của Nguyễn Tấn Dũng trong các chuyến đi Mỹ và châu Âu vào thời ông ta còn chưa phải ‘trở về làm người tử tế’.
Khi đó và một cách nào đó, Việt Nam sẽ tồn tại song song hai thủ tướng.
Cuối cùng khi hiện ra kịch bản ‘tổng - chủ’ sẽ ‘kiêm thủ tướng’ theo một cách nào đó trong tương lai không xa - mà cơ chế ‘dự và chỉ đạo họp chính phủ’ và hoạt động công du đối ngoại có thể là những dấu hiệu đầu tiên của ‘nhất thể hóa đảng và chính phủ’ - thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc sẽ ‘về’ đâu?

Cái “bình yên“ chúng ta đang có là thế đấy

Việt Nam, dân chơi ma tuý chỉ sợ thiếu tiền chứ không sợ thiếu thuốc. Chỉ cần có tiền là có. Nguyên nhân do đâu?
Công an hải quan thì vòi vĩnh doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công an quản lý thị trường thì vòi vĩnh doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công an giao thông thì làm luật chủ phương tiện giao thông để kiếm tiền vvv…,vậy thì tất nhiên, công an phòng chống ma tuý cũng không ngoại lệ. Công an phòng chống ma tuý làm bảo kê cho bọn buôn ma tuý hay trực tiếp buôn ma tuý cũng là chuyện bình thường trong cái đất nước này. Hãy đặt câu hỏi “lương của công an co đủ sống không?” thì sẽ rõ câu trả lời. Với lương không đủ sống thì công an nào cũng phải làm ăn, đó là phép suy luận loại trừ đơn giản.
Biết là mại dâm không thể cấm, nhưng chính quyền cấm để làm gì? Để công an làm ăn. Biết cờ bạc là không thể cấm, vậy chính quyền này cấm để làm gì? Là để công an làm ăn. Ma tuý thì tất nhiên buộc phải cấm, nhưng nhằm nhò gì? Thằng chống mại dâm kiếm ăn nhờ mại dâm, thằng chống cờ bạc kiếm ăn nhờ cờ bạc, vậy thì tại sao thằng chống ma tuý lại sống bằng lương? Nó đâu có dại? Với đồng lương của chính quyền CS thì chỉ có bốc shit mà ăn. Cho nên công an phải kiếm ăn bằng lĩnh vực nó quản lí, đó là cách tồn tại và thậm chí là cách phát tài của họ.
Vì bản chất của ngành công an như vậy nên ma tuý ở Việt Nam nhan nhản. Nguồn cung ma túy dồi dào, đạo đức xã hôi suy đồi nên dân nghiện ngập ngày một tăng. Con người khi ngáo đá sẽ như thế nào? Sẽ mất hết tính người, họ có thể giết người như giết gà mà không ghê tay. Còn nhớ cách đây mấy tháng, ở Vinh, một thanh niên ngáo đá đã xách chân cho mình nhảy nóc nhà và kề kéo lên cổ đứa bé doạ giết. Con người khi ngáo đá thế đấy, vậy nếu một tài xế container bị ngáo đá thì sao? Thì chẳng có lý do gì mà nó không ủi hàng loạt người. Xã hội Việt Nam ngày nay là thế đấy, tài xế mua ma túy dễ như mua kẹo. Và đặc biệt giới tài xế container xài ma tuý rất phổ biến, một sự nguy hiểm cho xã hội.
Cái gọi là bình yên ở Việt Nam nó vậy đó. Cái “bình yên” này vô cùng đắt đỏ, giá của nó chẳng thua gì chiến tranh nhỉ?

Hãy dẹp mấy trò cấm đoán tào lao



Ngô Trường An|
Thay vì giáo dục con người phải biết tự trọng, thì đảng lại đưa ra đề án cấm nịnh bợ? Thế nào là nịnh bợ? Hành vị nịnh bợ có cân, đo, đong, đếm được không? Vậy căn cứ vào cấp độ nào để kết luận đó là hành vi nịnh bợ mà ra luật cấm?
Quan hệ giữa con người với con người, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa công dân với lãnh đạo…ngoài công việc, trách nhiệm còn có tình cảm mật thiết, quan hệ giao tiếp và sự tôn trọng lẫn nhau… Hành vi nịnh bợ ta chỉ cảm nhận bằng giác quan, thì làm sao ghép người đó vào tội nịnh bợ?
Thời VNCH nhà trường dạy cho chúng tôi về lòng tự trọng. Đến bây giờ tôi còn nhớ định nghĩa về lòng tự trọng của thầy giảng: «Người có lòng tự trọng là người có ý chí hơn người, không nương tựa ai, không luồn lụy ai, tự mình mình đi, tự mình mình lại, tự mình quý mình, ai yêu cũng mừng, ai ghét không giận gọi là người tự trọng»
Chỉ tóm gọn trong định nghĩa ngắn ngủi đó thôi, đủ thấy những người có lòng tự trọng trong guồng máy lãnh đạo này quá hiếm hoi. Ngược lại, thói tự cao, tự đại, tự phụ, tự mãn…thì quá nhiều! Lãnh đạo cấm cấp dưới nịnh cấp trên, thế nhưng, cấp trên lại thích cấp dưới nịnh mình hơn là nói thẳng. Mà nói thẳng có khi phạm tội nói xấu lãnh đạo, cũng chết! Đảng thích nhân dân nịnh bợ mình hơn là chỉ trích, phê phán. Đảng ăn cắp như rươi, nhưng cứ muốn nhân dân gọi mình trong sạch. Đảng điều hành đất nước bằng những chính sách mơ hồ, dẫn kinh tế quốc dân đến chỗ kiệt quệ, nhưng đảng lại muốn dân tôn sùng mình là sáng suốt, là tài tình…. Nếu nhân dân chỉ trích, thì đảng ghép tội bôi nhọ, nói xấu chế độ….
Bởi vậy, những người lãnh đạo đất nước còn không biết đến lòng tự trọng, tính liêm sỉ là gì thì trách sao được cấp dưới? Bản thân đảng từ lúc hình thành đến nay, lúc thì dựa vào Nga, lúc dựa vào Tàu chớ có khi mô tự mình đứng vững được đâu mà bắt cấp dưới không dựa vào cấp trên để tồn tại? Rồi, bản thân các lãnh đạo mồm thì chửi tư bản, chửi phương Tây xoen xoét, nhưng lại muốn đất nước mình chỗ này giống Paris, chỗ kia được như Kyoto, chỗ nọ giống singapore… Ngay cả ước mơ, lãnh đạo cũng dựa giẫm vào kẻ khác, thì cấm sao được, cấp dưới dựa vào cấp trên?
Trà Trung quốc ngon hơn trà Việt Nam
Hãy dẹp mấy trò cấm đoán tào lao đó đi. Khi nào các ngài không còn nịnh ngoại bang như: trà trung quốc ngon hơn trà Việt Nam. Thì, lúc đó hãy cấm!

Năm 2018: Tù nhân lương tâm gấp 3,5 lần năm 2017


Nguyễn Tường Thụy|

Năm 2018 đi qua với con số kỷ lục về tù nhân lương tâm bị bắt. Điều này nói lên bức tranh nhân quyền ở Việt nam chưa bao giờ ảm đạm đến thế.
Mở đầu năm 2018 là Vũ Hùng. Anh bị bắt ngày 4/1 sau khi vừa rời buổi kỷ niệm sinh nhật Hội giáo chức Chu Văn An về. Buổi họp mặt bị an ninh theo dõi chặt chẽ. Khi ra về, anh bị hai tên côn đồ gây sự rồi đánh. Anh phản ứng thì bị bắt và sau đó bị qui chụp tội danh cố ý gây thương tích.
Tiếp theo là Đỗ Công Đương. Anh bị bắt ngày 24/1 khi đang quay cảnh cưỡng chế đất ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Anh bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng và tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, tổng hai mức án là 9 năm.
Ngày 9/2, Nguyễn Văn Trường (Thái Nguyên) bị bắt với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ (đăng bài lên mạng)
Ngày 8/5 là Nguyễn Duy Sơn (Thanh Hóa) nguyên cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường Dự bị Đại học Sầm Sơn. Anh bị cáo buộc nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước trên mạng xã hội.
Ngày 27/5, Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt sau khi ra lời kêu gọi biểu tình và đăng trên trang facebook cá nhân. Nếu tính cả một lần bị bắt không thành án và 1 lần bị đưa vào trại tâm thần thì đây là lần thứ 3 anh bị bắt.
Ngày 6/6, Nguyễn Hồng Nguyên (Cần Thơ) bị bắt do viết bài “nói xấu lãnh đạo”. Trương Đình Khang cũng ở Cần Thơ bị bắt vào ngày 13/6, khi viết bài “nói xấu lãnh đạo” mới được 1 tuần.
Ngày 12/6 là Nguyễn Văn Quang (Thanh Hóa) do đăng thông tin được coi là chống phá nhà nước và 14/6 là Trương Hữu Lộc (Tp HCM) do “livestream” kêu gọi biểu tình.
Ngày 5/7, Lê Anh Hùng (Hà Nội) bị bắt sau những nỗ lực tố cáo một số lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và giăng biểu ngữ đòi bắt tổng bí thư đảng CSVN, bí thư thành ủy Hà Nội tại những nơi công cộng.
Ngày 7/7, Tp HCM bắt một lúc 5 người: Trần Long Phi, Thomas Quốc Bảo, hai cha con ông Huỳnh Đức Thịnh (cha), Huỳnh Đức Thanh Bình (con) và ông Michael Nguyễn Phương Minh, công dân Mỹ trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn. 5 người này bị qui kết hoạt động lật đổ chính quyền.
Ngày 29/8, Bình Định bắt Lê Quốc Bình. Anh bị cáo buộc là thành viên đảng Việt Tân mang vũ khí về VN để… khủng bố. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ vì hình ảnh trên báo chí chỉ là bức ảnh những bộ phận súng hơi và ghép thêm hình anh vào. Không hiểu tại sao công an không có hình ảnh nào khả dĩ hơn để cung cấp cho báo chí.
Ngày 31/8 Bến Tre bắt Nguyễn Ngọc Ánh (quê ở Hà Nội) với cáo buộc làm, tàng trữ tuyên truyền thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước.
Ngày 1/9, Cần Thơ bắt Đoàn Khánh Vinh Quang và Bùi Mạnh Đồng vì đăng thông tin lên mạng.
Trong mấy ngày đầu tháng 9, Tp HCM bắt 9 người thuộc nhóm Hiến pháp gồm Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng, Đỗ Thế Hoá, Trần Hoàng Lan, Hùng Hưng, Hồ Văn Cương, Trần Phương, Huỳnh Trương Ca và Phạm Thảo với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sau Phạm Thảo được thả nên còn lại 8 người.
Lê Minh Thế (Cẩn Thơ) bị bắt ngày 10/10 với cáo buộc Lợi dụng quyền tự do dân chủ. Phương Lê (Kon Tum) và Đặng Thanh (Trà Vinh) chưa rõ bị bắt vào ngày tháng nào.
Đó là những cá nhân hay nhóm lẻ, bị bắt vì những hoạt động trái ý nhà cầm quyền. Con số này của năm 2018 là 30 và có thể bị bỏ sót.
Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018
Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018 Courtesy Nguyễn Peng
Nhưng con số làm cho số TNLT tăng đột biến trong năm 2018 là những người bị bắt về hoạt động biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng trong những ngày 10 và 11/6.
*Tại Bình Thuận:
Ngày 12/7, Thành phố Phan Thiết kết án 7 người biểu tình đêm 11/6.
Ngày 23/7, Huyện Tuy Phong kết án 10 người biểu tình ngày 10/6 ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.
Ngày 26/9, Huyện Bắc Bình kết án 15 người biểu tình ở xã Phan Rí Thành ngày 11/6.
Ngày 31/10, Tp Phan Thiết kết án 30 người biểu tình chiều tối 10/6.
Ngày 29/11, Huyện Bắc Bình kết án 9 người biểu tình ngày 11/6 ở xã Phan Rí Thành.
Như vậy, chỉ riêng tỉnh Bình Thuận, trong 5 phiên tòa đã kết án 71 người tham gia biểu tình trong 2 ngày 10 và 11/6.
*Tại Đồng Nai: Ngày 30/7, Tp Biên Hòa kết án 20 người biểu tình ngày 10/6.
*Tại Tp HCM: Ngày 8/10/2018, quận 3 kết án bốn thanh niên biểu tình ngày 10/6.
Ngày 17/10, quận Bình Tân kết án 3 công nhân Công ty Pouyuen biểu tình ngày 11/6
*Tại Ninh Thuận: Ngày 22/8, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm kết án 6 người biểu tình vào tối 10/6, rạng sáng 11/6.
*Tại Khánh Hòa: Ngày 18/9, Tp. Nha Trang kết án 2 người tham gia biểu tình ngày 10/6.
Con số tham gia các cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng ước tính có thể lên tới con số trăm nghìn người tuy không có tổ chức nào đứng ra kêu gọi mà chỉ là những lời kêu gọi lẻ tẻ của một vài nickname nào đó không có danh tính rõ ràng như thường thấy. Điều này làm cho nhà cầm quyền hoàn toàn bất ngờ. Chính vì vậy, chủ nhật tiếp theo, 17/6, họ đã chủ động dập tắt ngay từ đầu, nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man đã xảy ra. Có nhiều người chỉ vì đứng ngoài phố cũng bị bắt mà không hiểu tại sao. Riêng TP HCM, nếu ngày 10/6 có 310 bị bắt thì ngày 17/6 biểu tình không nổ ra được nhưng công an cũng bắt tới 179 người.
Sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân vào các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu nói lên thái độ của người dân với chủ quyền của đất nước. Đó là tinh thần “không Trung Quốc” một cách dứt khoát của người Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho nhà cầm quyền trong việc lựa chọn bạn và đối tác chiến lược toàn diện. Ý đảng, lòng dân khác có một khoảng cách vô cùng lớn trong vấn đề này.
Như vậy, trong đợt biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, đã có 106 người ở các tình thành: Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. HCM bị kết án. Trong đó, riêng tỉnh Bình Thuận, con số này đã là 71. Tất cả đều bị quy kết tội danh gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý là trong số tù nhân biểu tình, đa số là thanh niên, có nhiều em còn ở tuổi vị thành niên.
106 án tù (trong đó có 10 án tù treo) không phải là vô ích mà những năm tháng tù đày của họ đã đổi lấy việc nhà cầm quyền hoãn không thời hạn việc thông qua Dự Luật Đặc khu.
Cộng với 30 người bị bắt ngoài nguyên nhân biểu tình, nâng tổng số tù nhân lương tâm trong năm 2018 lên tới con số 136 người. Đây chưa phải là con số đã chính xác do có thể trường hợp không có thông tin tới cộng đồng, có thể có người bị bắt chưa kết án hoặc gia đình không biết thông tin. Chẳng hạn anh Trần Thanh Phương, thợ may ở Tp HCM đi biểu tình bị công an bắt ngày 1/9, hơn ba tháng sau gia đình vẫn không biết tin tức gì về anh.
So với 38 người bị bắt năm 2017 thì năm 2018, con số này gấp 3,5 lần.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên có và có rất nhiều người bị bắt vì biểu tình. Điều này nói lên nhà cầm quyền rất sợ tiếng nói đông đảo, đồng lòng của người dân và giải thích tại sao, đảng CSVN hoãn đi hoãn lại việc cho phép Quốc hội ra luật biểu tình./.

Tôi cũng từng tin tưởng nhà nước, y như các bạn…


Pham Doan Trang

ừ lúc vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng diễn ra đến giờ, tôi nhận được khá nhiều phản hồi theo kiểu “ai bảo xây nhà trái phép, bị đập bỏ là đúng rồi”, “cứ chấp hành đúng pháp luật thì ai làm gì đâu”, “cứ thấy chính quyền cưỡng chế là chửi chính quyền cướp đất”, “nghe cái lũ phản động xuyên tạc thì chết có ngày”…
Để giải thích về vấn đề đất đai cho những bạn có suy nghĩ như vậy thì sẽ mất khá nhiều câu chữ và thời gian, nên ở đây tôi chỉ xin kể cho các bạn nghe vài mẩu chuyện, và xin khẳng định với các bạn: Tôi cũng từng tin tưởng nhà nước, y như các bạn.
Là những người dân bình thường, chúng ta đều ngầm hiểu với nhau rằng nhà nước là thực thể đáng tin cậy nhất trong mọi nền kinh tế, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể lừa nhau chứ làm sao có chuyện nhà nước lừa dân. Nhưng khi một băng đảng mafia cướp được chính quyền và sau đó, giữ nguyên não trạng, tư duy mafia để thoả thuê phè phỡn trong quyền lực mà nó cướp được, thì tình hình khác hẳn đấy.

Tôi cũng từng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, cho đến khi tôi biết những câu chuyện này.
HIẾN NHÀ VÀ CHO MƯỢN NHÀ
Năm 1954, bộ đội về thủ đô. Chính quyền ở Bắc Việt về tay những người cộng sản.
Họ không cướp nhà cướp đất của ai cả. Họ chỉ có những chỉ thị (văn bản và miệng), khuyến khích, đề nghị các hộ gia đình được coi là “tư sản”, “tiểu tư sản thành thị”, “công chức”… HIẾN NHÀ, hoặc cho Chính phủ mượn nhà, nếu có nhiều hơn một căn.
Gia đình ông Trịnh Văn Bô chẳng hạn, đã phải ký giấy cho Chính phủ mượn ngôi biệt thự rộng lớn mặt đường Hoàng Diệu (Hà Nội) trong hai năm, từ 1954 đến 1956. Thời hạn hai năm trôi qua, tình hình ra sao thì có lẽ nhiều người đã biết. Gần nửa thế kỷ sau, năm 2003, các con của bà Hoàng Thị Minh Hồ (quả phụ của ông Bô) phải “nhảy dù” vào nhà trong đêm, mới giành lại được căn biệt thự của cha mẹ họ để lại.
Nhiều hộ tư sản, tiểu tư sản thành thị, công chức khác cũng phải ký giấy tự nguyện hiến nhà cho Chính phủ. Tất nhiên, có những chủ hộ không muốn ký giấy; các trường hợp này được rỉ tai cho biết là con cái của họ sẽ không thể thi đại học, không thể vào Đảng, không thể vào biên chế Nhà nước… Vậy là họ tự hiểu. Nhà của họ nhanh chóng trở thành cơ quan, công sở, hoặc nhà của cán bộ: Chính quyền mới cho các gia đình công an, quân đội vào ở cùng họ, ngôi nhà của họ bị chia năm xẻ bảy thành nhiều căn.
Hàng chục năm trôi qua và nhiều thế hệ chen chúc trong những ngôi nhà bị chia năm xẻ bảy cũng đã quen với cuộc sống chịu đựng, đã toả đi nhiều nơi khác sinh sống. Niềm hy vọng đòi lại nhà của ông bà, cha mẹ đã tắt hẳn, vì vật đổi sao dời, giấy tờ thất lạc, lại trải qua nhiều đời quan chức. Thậm chí, bây giờ nếu có ai nhắc đến chuyện đòi nhà, đa số mọi người xung quanh sẽ thở dài mà gạt đi: “Thôi, phức tạp lắm. Chuyện qua rồi”.
TỰ HẠ LƯƠNG
Cũng những công chức Hà Nội, trước năm 1954, làm việc trong chính quyền Pháp thuộc. Họ chỉ là người làm hành chính, ăn lương nhà nước, tuy thế, cũng giống như miền Nam “phồn vinh giả tạo dưới thời Mỹ-nguỵ”, lương của họ trong chế độ tạm chiếm khá cao, đủ cho họ và gia đình sống dư dả.
Cách mạng vào. Một đợt vận động vừa công khai, vừa ngấm ngầm diễn ra. Hàng loạt công chức “biết điều”, gửi đơn lên cụ Chủ tịch nước, thưa rằng (đại ý): “Lương tôi đang là 350 đồng. Nay thấy cụ làm việc đêm ngày, tận tuỵ vì dân vì nước mà lương chỉ 50 đồng, chúng tôi xin được tự nguyện hạ mức lương xuống 40-45-50 để được góp một phần công sức vào sự nghiệp chung…”.
Và cũng từ dạo ấy, câu cửa miệng của mỗi người Hà Nội phải là “ơn Đảng, Chính phủ”.
– Ơn Đảng, Chính phủ, lọ nước mắm này bao nhiêu?
– Ơn Đảng, Chính phủ, 5 hào ạ.
Cái mẫu câu ấy phải mấy năm sau mới hết được dùng.
CHỈ LÀ “MỜI LÀM VIỆC” THÔI
Long Xuyên, năm 1978. Cũng là một mảnh đất vàng mà chính quyền địa phương để mắt đã lâu. Giải pháp thật đơn giản: Mời từng chủ đất lên làm việc. Chỉ là làm việc thôi, tuyệt đối không phải là bắt bớ giam cầm gì.
Các chủ đất sẽ phải “làm việc” cả ngày, ăn ngủ tại đồn, đêm ngủ lại. Vợ con mang mền, chiếu đến cho. Sáng hôm sau lại “làm việc” tiếp. Cứ suốt hai tuần như thế. Trong hai tuần ấy, chính quyền địa phương cho triển khai trồng lúa trên mảnh đất vàng nọ. Lúa nhú lên thì họ thả các chủ đất về, khi ấy mảnh đồng kia đã không còn là của dân nữa mà trở thành ruộng lúa của nhà nước rồi.
* * *
Đó, nhà nước của dân, do dân, vì dân là thế. Đâu có cướp nhà của dân đâu mà là dân tự hiến. Đâu có hạ lương công chức nào đâu mà là họ tự xin hạ. Đâu có bắt bớ ai đâu mà là mời làm việc.
Trở lại khu vườn rau Lộc Hưng, nơi hàng chục hộ xây nhà trái phép và cho thuê trọ trái phép, không đăng ký tạm trú tạm vắng cho khách. Vấn đề là suốt thời gian trước đó, các chủ hộ xin giấy phép, xin làm thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng cho khách trọ cũng đâu được. Chính quyền địa phương kiên quyết không cấp cho họ một mảnh giấy nào có thể khiến họ hợp thức hoá miếng đất hay căn nhà của mình. Giấy phép là do nhà nước cấp, nhà nước không cấp thì đương nhiên là dân trở thành kẻ phạm pháp thôi mà, có gì đâu. Quy trình quá đơn giản.
Và ngay cả với người viết bài này cũng vậy: An ninh TP.HCM và Bộ Công an bắt tôi về đồn, móc ví lấy kỳ hết giấy tờ (cả chứng minh thư), tiền mặt. Từ đây, bất kỳ lúc nào “người nhà nước” cũng có thể đè tôi ra phạt tiền vì tội không mang giấy tờ tuỳ thân. Nếu không có ai bảo lãnh, thậm chí họ có thể “gửi” tôi vào trung tâm bảo trợ xã hội hoặc… trại phục hồi nhân phẩm cũng nên.
Bạn hỏi “bằng chứng đâu”, tôi sẽ buộc phải nói rằng tôi chẳng có bằng chứng gì cả, và kể cả có bằng chứng thì cũng không có ý nghĩa gì, khi luật pháp nằm trong tay một băng đảng cầm quyền táng tận lương tâm, sẵn sàng làm mọi thứ để được lợi cho mình. Việc ra luật, diễn giải luật, thi hành luật, đều do băng đảng ấy và tay chân của chúng thực hiện cả.
Vậy nên tin hay không, tuỳ bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, khi có điều bất công xảy ra mà bạn im lặng, tức là bạn đã đứng về phía kẻ áp bức./.

Hằng mồm bò: đừng có xảo ngôn


Nguyễn Việt Nam|

Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước trước thông tin 17 nghị sĩ Mỹ kêu gọi các giám đốc điều hành của Facebook và Google chống lại luật An ninh mạng ở Việt Nam.
Ả nói rằng: Luật An ninh mạng đã được thông qua với số phiếu cao, sau nhiều vòng thảo luận, tiếp thu ý kiến rộng rãi, minh bạch của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp và người dân. Việc thông qua luật An ninh mạng là nhằm tạo dựng môi trường không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, bảo đảm an ninh quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội. Đồng thời Ả nhấn mạnh thêm: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân nhưng cũng kiên quyết đấu tranh với việc lợi dụng các quyền đó để có các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ nhất: Ả nói rằng luật này được thông qua là đã lấy ý kiến của nhân dân. Tôi hỏi rằng lấy ý kiến của nhân dân bao giờ, lấy bằng cách nào, có bao nhiêu % nhân dân đồng ý mà đã thông qua. Có lấy ý kiến thì cũng chỉ toàn bọn “nhân dân của đảng cộng sản” mà thôi . Bọn đó gọi là “cử tri đỏ” .Đã có 86,86% ĐBQH đồng ý thông qua luật này nhưng chúng ta đều biết rằng ĐBQH ở Việt Nam là quân của đảng cộng sản và chịu sự kiểm duyệt của đảng cộng sản. Bọn họ không còn giá trị đại diện cho nhân dân nữa. Đó là còn chưa nói đến việc mua bán chức vụ ĐBQH nữa.
Thứ hai: Ngoài các điều luật bảo vệ tài khoản của cá nhân, tổ chức ra thì các điều : 8,16,17,26 trong luật này là vi phạm nghiêm trọng đến tự do ngôn luận, nhân quyền. Đây là các điều luật độc tài, chống lại bất đồng chính kiến của đảng cộng sản. Nội dung luật này tôi để dưới phần bình luận.
Thứ ba: Ả Hằng nói rằng các điều 8,16,17,26 là phù hợp với pháp luật Việt Nam. Nhưng chúng ta đều biết pháp luật Việt Nam có nhiều điều luật vi phạm tự do, nhân quyền một cách nghiêm trọng như : Điều 4 Hiến pháp, điều 258 bộ luật hình sự, điều 88 bộ luật hình sự, điều 79 bộ luật hình sự, điều 117 bộ luật hình sự… Nội dung những điều luật này rất độc tài và vi phạm nghiêm trọng tự do, nhân quyền chung. Vậy nên luật an ninh mạng chiểu theo những điều luật trên cũng là vi phạm tư do, nhân quyền. Nội dung các luật này mọi người tự tìm hiểu trên internet.
Chúng tôi, những người dân yêu tự do, nhân quyền tuyên bố những điều khoản 8,16,17,26 trong luật an ninh mạng là không có hiệu lực với chúng tôi cũng như toàn thể những người dân yêu tự do ở Việt Nam. Và trên tất cả, chúng tôi không sợ, không chấp hành những điều luật trên. Chúng tôi coi như không có và tiếp tục sử dụng quyền tự do ngôn luận chính đáng của mình và tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền./.

Múa thay rối

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi lên thay cha mình làm Ngụy Vương. Trong triều đình lúc đó tồn tại 2 nhân vật tối cao: thứ nhất, đó là Hán Hiến Đế là vua nhà Hán, về danh chính ngôn thuận là vua chính thức, nhưng ông này không có thực quyền; thứ nhì, đó là Ngụy Vương Tào Phi, về danh chính ngôn thuận thì đó là người dưới vua, nhưng thực quyền sai khiến nhà vua.
Thông thường, để điều hành đất nước, về hình thức thì cần phải dùng ngọc tỷ đóng dấu vào công văn thì sẽ thành chiếu chỉ của nhà vua. Đó là cách điều hành bộ máy nhà nước thời phong kiến. Vì không có tính chính danh, nên Tào Phi phải chấp nhận, lệnh là của mình, nhưng chiếu chỉ thì phải dùng dấu của vua Hán. Nghĩa là kẻ ra lệnh một nơi, văn bản giấy tờ điều hành thì ở một nẻo, rất bất tiện. Thấy vướng, Tào Phi bất chấp, hất luôn ông vua bù nhìn Hán Hiến Đế tự lên ngôi hoàng đế luôn cho tiện.
Ở Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh cũng thế. Chúa Trịnh có thực quyền nhưng về danh nghĩa dưới vua. Vua Lê theo danh nghĩa là vua một nước nhưng chỉ là bù nhìn, làm theo lệnh của Chúa. Việc điều hành đất nước cũng tréo cẳng ngỗng như triều đình nhà Hán thời Tam Quốc vậy. Mệnh lệnh được phát ra từ phủ chúa, nhưng chiếu chỉ thì phải từ cung vua xuất ra. Cứ mỗi lần chúa ra lệnh thì Vua ban chiếu chỉ theo mệnh lệnh đó. Rất bất tiện nhưng kiểu điều hành đất nước như thế này vẫn duy trì cho đến ngày nhà Hậu Lê kết thúc.
Thời Tam Quốc bên Tàu, và thời Trịnh – Nguyễn phân tranh bên Việt đều là thời tao loạn, nhân dân cực khổ, lòng dân li tán. Vì sao loại hình chính trị đó lại gắn với thời kì đen tối của đất nuớc? Vì đơn giản, trong triều đình có sự tiếm quyền mới xảy ra hiện tượng như thế. Kẻ tiếm quyền muốn ẩn nấp để ra lệnh. Thực ra triều đình không hề có chức danh vương hay chúa, những chức danh này là do kẻ tiếm quyền tự đặt ra cho mình để điều khiển nhà vua mà thôi. Mà một khi nấp sau lưng kẻ khác, họ dễ dàng làm điều xấu xa, vì lúc đó mọi tai tiếng nhà vua bù nhìn sẽ gánh chịu vì công văn giấy tờ đều mang con dấu của vua.
Và hôm nay Việt Nam cũng vậy, CS họ dựng lên một đám rối được gọi là Quốc hội, rồi gán cho đám rối này cái danh là “cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Mọi quyết định vấn đề của đất nước đều phát ra từ kẻ múa rối – Bộ Chính Trị, rồi sau đó đám rối Quốc Hội múa theo để hợp thức. Điều hành đất nước kiểu nấp sau lưng rối, điều đó cho thấy, Bộ Chính Trị là một group lộng quyền. Thực chất trong luật pháp không có điều khoản nào quy định quyền và nghĩa vụ của bộ chính trị. Bộ chính trị là một group tự dựng lên để điều hành đất nứớc, nó tựa vương hay chúa thời kỳ loạn của các triều đại phong kiến. Nó tựa như một bọn cướp đột nhập vào nhà dí súng vào đầu chủ nhân và ra lệnh mà thôi. Cách điều hành đất nước bằng một nhóm có quyền lực thiếu tính chính danh là một sự quái thai trong bộ máy nhà nước. Nó mang dáng dấp của thời tao loạn, quyền lực bị tiếm một cách bừa bãi.
Đám rối Quốc hội phải mất 6 tháng mới họp hành 1 lần. Có những vấn đề cấp bách không thể đợi đến kì họp của đám rối được, nên group tiếm quyền – Bộ Chính Trị mới phá lệ, bỏ qua luôn vai trò hợp thức hoá của đám rối và quyết luôn kinh phí cho tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên. Rất hài, con rối bị vướng không thể múa được nên kẻ điều khiển ra mặt diễn thay rối. Kẻ tiếm quyền rồi cũng tới lúc ra mặt. Vậy hãy như Tào Phi dẹp bỏ luôn đám rối Quốc hội vô dụng kia và ra mặt nói thẳng “Tao, Bộ Chính Trị là kẻ cầm súng giữ đạn, là kẻ có quyền lực tối cao ở xứ này!”. Ai cũng biết cả rồi, diễn trò làm gì nữa cho vướng víu và tốn kém nhỉ?

Kẻ giả nhân đòi dạy đời


Nguyễn Việt Nam |

Anh Phúc trả lời chất vấn ĐBQH về phát triển con người Việt Nam. Trong đó, cần chấn chỉnh đạo đức xã hội, củng cố niềm tin vào chế độ. Cụ thể, khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm. Từ các cấp lãnh đạo, quan chức phải làm gương về đạo đức, tư cách, phẩm chất đến các tầng lớp xã hội phải khắc phục bệnh thành tích, giả dối, sống hai mặt, củng cố niềm tin vào những mặt tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; mọi người đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm.
Chúng ta thấy anh Phúc phát biểu vậy nó có ngáo ngơ không, lòi cái đuôi mị dân ra không?
Chúng ta phải công nhận một điều là dân tộc ta trước giờ không phải là dân tộc “mất dạy”, “láo loét” đúng không ? Nam còn nhớ cách đây vài chục năm, người ta nói chuyện, giao tiếp, đối đãi với nhau trong cuộc sống nó hay lắm, đẹp lắm. Nam cũng đã viết một bài về con người Hà Nội và cũng gặp nhiều cụ cao tuổi trong Sài Gòn rồi. Họ hay lắm, tốt lắm.nhưng chẳng hiểu sao từ mấy chục năm trở lại đây là hầu như những điều tốt đẹp đó biến mất. Nam nghĩ là do giáo dục, sự ảnh hưởng chung của xã hội đến mỗi cá nhân, sự tiêu cực của guồng máy xã hội khiến con người ta thành ra lưu manh, giả dối, tàn ác, vô cảm, mất nhân tính.
Giáo dục con người không phải là bắt họ tin vào chế độ XHCN. XHCN bản chất nó là mồi nhử, là bánh vẽ, là dối trá, ảo mộng để mị dân, lừa dân đi theo mà bóc lột chứ có đâu mà tìm. Vậy tại sao giáo dục con người để tốt lên mà lại bắt dân tin vào thứ dối trá ấy thì quá mâu thuẫn còn gì? Nó đâu có gì tốt đẹp đâu mà bắt dân tin để trở thành người tốt được? Vì chính nó mấy chục năm nay đã tạo ra một xã hội, một guồng vận hành thối nát như bây giờ .
Làm gương: Nêu gương là chủ trương lớn của đảng cộng sản để mị dân. Chúng ta không ai lạ gì sự mất dạy của cán bộ, quan chức cộng sản cả. Từ lớn đến bé đều đạo đức giả, lật lọng, hai mặt, bệnh thành tích. Tôi cứ nói đơn cử như anh Trọng là rất đạo đức giả và hai mặt. Anh ấy nói chống tham nhũng nhưng thực ra anh ấy mới là thằng tham nhũng nhất. Tham nhũng cả quyền lực lẫn tiền bạc. Anh ấy chính là kẻ đã sắp đặt cái chết của Quang hói cố Chủ tịch nước cùng với Trung Quốc xong giở trò mèo khóc chuột. Không hai mặt thì là gì? Trước mặt đồng chí, ngược phe trái ý là giết luôn. Hoặc lật lọng như anh Nguyễn Đức Chung chủ tịch Hà Nội. Lật lọng cả ở vụ Đồng Tâm và vụ Phá rừng Sóc Sơn. Mồm hô to không truy tố vụ Đồng Tâm nhưng vẫn làm, sẽ kiên quyết xử lý vụ Sóc sơn nhưng lại bao biện đủ kiểu. Và ngay cả ban tuyên giáo cùng hệ thống truyền thông, báo chí nhà nước cũng toàn bọn gian dối, lừa lọc, xảo ngôn. Tất cả đều vậy chứ không riêng gì những trường hợp cá biệt trên.
Chính đảng cộng sản bao năm nay cũng đều dối trá, lừa đảo. Họ xuyên tạc, bóp méo, quy chụp lịch sử. Họ thần thánh hóa lãnh tụ. Họ giấu đi những điều xấu xa bỉ ổi. Họ vẽ vời, nói phét về mình. Họ ngu dân để trị bao năm nay….
Bệnh thành tích: Nguồn cơn của căn bệnh này chính là đảng cộng sản. Đặc trưng của họ là làm thì láo, báo cáo thì hay. Điều này chúng ta không phải giải thích nhiều vì nó đã quá rõ rồi.
Vậy thì họ lấy tư cách gì để mà giáo dục dân tộc ta? Chính họ là kẻ đánh mất những cái hay, cái đẹp của dân tộc, của những gì gọi là truyền thống, cốt cách. Vậy mà dám đòi dạy chúng ta sao? Dạy theo định hướng XHCN, ngu toàn dân tộc luôn ư? Khốn nạn, vô liêm sỉ. Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước tư bản họ giáo dục nhân dân rất hay, họ đâu có bắt dân tin vào chế độ, vào đảng nào, cá nhân nào đâu mà sao dân họ tốt thế? Mọi người sang nước ngoài rồi thì rõ cả đó. Văn minh, nhân ái, thân thiện, nhiệt tình lắm./.

Ông Nguyễn Thiện Nhân phải chịu trách nhiệm về cuộc cưỡng chế này!



Sương Quỳnh (VNTB) iệc cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, phường 6 quận Tân Bình không có quyết định cưỡng chế mà vẫn đổ một lực lượng hùng hổ, thiết bị, xe ủi đến đập phá nhà dân.
Vì vụ cưỡng chế này mà những người hoạt động tranh đấu bị canh từ tối hôm trước. Khi cưỡng chế thì cúp điện, cắt internet, bắt những người quay phim chụp hình tại hiện trường, các chủ nhà và đất, bắt cả người đang ở nhà chưa đến hiện trường thì cho thấy đây không phải quyết định của quận Tân Bình mà cuộc cướp phá này phải lệnh từ cấp thành phố.

Chính ông Nguyễn Thiện Nhân hứa hẹn với bà con Thủ Thiêm sẽ đền bù và giải quyết khiếu nại thoả đáng cho bà con Thủ Thiêm. Ông còn hứa không lừa bà con. Nhưng Thủ Thiêm chưa giải quyết thì lệnh cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng không một tờ giấy đúng pháp luật là lệnh cưỡng chế cho thấy ông chỉ là người mị dân và dối trá, ngồi xổm lên pháp luật.

Một người lãnh đạo như vậy liệu có xứng đáng không?

Thế mà một thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo cơ đấy.

Tàn ác nhất là đập phá nhà dân trước tết âm lịch, đó là ngày thiêng liêng truyền thống của người Việt cúng giỗ tổ tiên, chỉ trong 1 ngày 10 căn nhà, bàn thờ, thành đống gạch vụn… họ vẫn còn tiếp tục trong những ngày tới.

‘3 trong 1’: Bộ Chính trị đảng ôm sạch lập pháp – hành pháp, tư pháp?

Có thật Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất?

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, điều 17.1 cho biết “Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị”. Điều 17.2 ghi “Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương”.

Nếu thực sự Hiến pháp là văn bản pháp quy cao nhất được ghi tại điều 119.1 “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”, thì với Hiến định ở điều 4.3 “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, cho thấy Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam không thể có các quyền pháp lý được trao cao hơn cả Hiến pháp.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sự vi hiến công khai dường như đến từ Bộ Chính trị, khi cơ quan này tự cho mình cái quyền đứng trên toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành.

Giữa trưa ngày 4-1-2019, các tòa soạn báo chí đồng loạt nhận được thông tin từ cơ quan Thành ủy TP.HCM, với nội dung tóm lược như sau: Tại phiên họp ngày 20-12-2018, sau khi nghe Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đọc Tờ trình số 481 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 dự án metro tại TP.HCM và ý kiến các bên liên quan, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án xây dựng tuyến metro số 1 từ 17.388 tỉ đồng, được phê duyệt năm 2009 lên 47.325 tỉ đồng, và tuyến số 2 từ 26.116 tỉ đồng phê duyệt năm 2010, lên 47.891 tỉ đồng.

Bất ngờ khác là đến tối cùng ngày, nội dung ở trên được các báo ‘gỡ bài’ trên trang điện tử, và số báo in phát hành sáng ngày 5-1-2019, mặc dù đã lên bản in, cũng phải ‘bóc ra’. Thế nhưng nội dung các bản tin này đã kịp được cỗ máy Google chụp lưu tự động, và rất nhiều người dân đã bình phẩm sự kiện đó trên trang facebook.

Những người dân quan tâm chính trị nêu ngờ vực không biết Bộ Chính trị có phải là cơ quản quản lý cấp nhà nước, trực thuộc Chính phủ không? Bộ Chính trị có nằm dưới quyền điều hành của thủ tướng như các bộ y tế, giáo dục, ngoại giao… hay chăng? Tại sao Bộ Chính trị không có bộ trưởng; Bộ Chính trị không do Quốc hội phê duyệt lãnh đạo bộ theo đề nghị của thủ tướng như các bộ khác?.

“Tự dưng mọc ở đâu ra một cái bộ to như vậy nhỉ?. Nó có thể điều khiển được mọi quyết sách của chính phủ, quốc hội…”. Câu hỏi xem ra đầy cắc cớ vì Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, quả tình không có một dòng nào về Bộ Chính trị. Như vậy, nếu căn cứ vào khẩu hiệu treo ở nhiều cơ quan công quyền là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, thì phải chăng do Bộ Chính trị không tồn tại trong Hiến pháp, và không có sự điều chỉnh nào từ hệ thống văn bản pháp quy của quốc gia, đồng nghĩa Bộ Chính trị hoạt động ngoài vòng pháp luật?

Hàng loạt câu hỏi đặt ra xoay quanh chỉ một thắc mắc: Bộ Chính trị là ai?

“Một bộ mà không tồn tại trong Hiến pháp và pháp luật, nhưng lại nắm quyền sinh, quyền sát; nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước, điều khiển cả quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra…. Thật là kỳ lạ… Cuối cùng vẫn là một câu hỏi: Bộ Chính trị là cái bộ gì?”. Luật sư Trần Thành kể rằng ông đã phải tự trào như vậy, trước thắc mắc về quyền lực của Bộ Chính trị ở Việt Nam từ một khách hàng là doanh nghiệp đến từ Pháp, mà Văn phòng luật của ông đang nhận dịch vụ tham vấn.
Doanh nghiệp có quốc tịch Pháp này đặt câu hỏi yêu cầu luật sư Trần Thành tham vấn, với những dẫn chứng cụ thể: Ở số báo in của Thanh Niên phát hành ngày 16-1-2018, trong bài viết về vụ án liên quan nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, có tường thuật: “Bị cáo Thăng khai tại tòa rằng: “Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển PVN đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn; triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…”.

“Tại sao Bộ Chính trị không phải ra tòa vì họ là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan? Liệu chúng tôi khi làm ăn ở Việt Nam với một đối tác Việt Nam cũng nhận được chủ trương chính sách gì đó từ Bộ Chính trị, thì liệu khi xảy ra các tranh chấp thưa kiện ở tòa án hay trình tự Trọng tài, có được xem xét yếu tố ‘chủ trương chính sách’ của Bộ Chính trị?”. Doanh nghiệp đến từ Pháp đặt câu hỏi với luật sư Trần Thành.
Một câu hỏi khác cũng đến từ doanh nghiệp kể trên: “Chúng tôi đang là đối tác nơi anh Quang từng làm việc (tức ông Lê Nguyễn Minh Quang, nguyên Tổng giám đốc của công ty Bachy Soletanche chi nhánh Việt Nam; ông Quang vừa từ nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM – chú thích của người viết).

Chúng tôi thắc mắc vì sao trong Luật Đầu tư công 2014 của Việt Nam không có từ nào liên quan đến Bộ Chính trị, song báo chí lại đăng là bộ này vừa phê duyệt việc tăng vốn đầu tư cho 2 dự án Metro tại TP.HCM, nơi mà anh Quang từng là trưởng ban? Liệu sau này có gì đó sai vì không tuân thủ đúng trình tự luật định, thì những ai sẽ phải ở tù? Ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhận được các chính sách, chủ trương kiểu đó từ Bộ Chính trị không?”.

Luật sư Trần Thành lắc đầu kể với người viết rằng trong nhất thời, ông không biết phải tham vấn thế nào cho doanh nghiệp khách hàng đến từ Pháp kia. “Bộ Chính trị là cơ quan ‘3 trong 1’: lập pháp – hành pháp – tư pháp, nhưng chưa thấy họ chịu trách nhiệm về quyết sách nào do chính họ đưa ra mà khi thực thi cho thấy đó là sai lầm nghiêm trọng!”. Luật sư Trần Thành nhận xét, và điều này thì không thể nào tham vấn cho khách hàng doanh nghiệp.

Dân tộc… lưu vong

Bức ảnh được chụp vào ngày 28 Tháng Mười Hai 2018, khi các giới chức di trú Đài Loan áp giải một người phụ nữ Việt Nam (giữa) bị bắt tại thành phố Tân Bắc, trong số 152 du khách Việt Nam bỏ trốn, khi du lịch đến đảo quốc này. (Hình: AP/Photo)
Facebook Ngọc Vinh
1. Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.
Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…
Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt “vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…
2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài Gòn, với giá vài ba cây vàng/người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.
Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng… những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về. Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “bao giờ đi?” Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
3. Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.
Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Năm 1977, trong khi tôi đi bộ đội thì Hoàng vượt biên. Cậu qua Mỹ rồi tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5,000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá $800,000 và lái chiếc “Mẹc” 7 chỗ.
Mười bảy tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên cho người khác và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo,“tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này.”
Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài Gòn và những người vượt biển. Thế hệ thứ hai là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương tháng của Thủ tướng Việt Nam chưa tới 20 triệu đồng Việt Nam (khoảng $850) thì họ lấy gì để nuôi con du học?
4. Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một” ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở Việt Nam, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. Tổng biên tập phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có Tổng biên tập một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống… lưu vong.
Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp ko chọn trước cho mình một chỗ để… lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì. Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là ‘dzọt’ thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.
5. Vậy tại sao người Việt lại khát khao… lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam “đất lành chim đậu.”
Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mảnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả; những “thành phố đáng sống” thì kẹt xe và ngập nước quanh năm, sinh mạng con người không biết “đứt bóng” lúc nào bởi tai nạn giao thông; dân sinh thì khổ ải, dân chủ và dân quyền thì lắm vấn đề và người dân thì bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình…vân vân và vân vân. Đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương Bắc…
6. Chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học… tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và ko coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái.
Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?