Tuesday, November 3, 2015

'Tôi vẫn theo đến cùng vụ Đỗ Đăng Dư'

Theo BBC-8 giờ trước 

Luật sư Trần Thu Nam
Image captionLuật sư Trần Thu Nam nói ông sẽ 'theo đến cùng' vụ Đỗ Đăng Dư dù đã bị hành hung, tấn công.
Một luật sư vừa bị 'hành hung' trong khi đi làm việc về vụ vị thành niên Đỗ Đăng Dư chết trong trại tạm giam ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói ông sẽ vẫn tiếp tục 'theo đến cùng' vụ án để bảo vệ quyền lợi cho gia đình thân chủ của mình.
Trao đổi với BBC hôm 03/11/2015, ngay sau khi trình báo với chính quyền và công an địa phương việc bản thân và một đồng nghiệp luật sư khác bị tám đối tượng đánh đập, hành hung khi rời nhà Đỗ Đăng Dư, luật sư Trần Thu Nam nói:
"Tôi nghĩ rằng một sự việc này nó sẽ không ảnh hưởng tới quá trình mà hoạt động nói chung của tôi.
"Thế còn vụ án của Đỗ Đăng Dư nó là một vụ án riêng và tôi vẫn sẽ theo đến cùng. Tôi là một nạn nhân và những người đánh tôi thì họ cũng là một nạn nhân thôi, chứ còn tôi cũng không oán trách việc đó.
"Và tôi nghĩ rằng sự việc có thể xảy ra một lần nữa và cũng có thể là tôi sẽ gặp những rủi ro nữa, nhưng tôi không ngại điều đó và tôi quyết làm đến cùng để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng."
Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam.
Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'.
Khi được hỏi những người tấn công là ai, luật sư Trần Thu Nam nói: "Luật sư Lê Văn Luân đã nhận ra... một trong tám người đó có một công an viên của xã đã tham gia đánh chúng tôi vụ đó."

Ép từ chối luật sư?

Về nguyên nhân của vụ tấn công, Luật sư Nam nêu quan điểm:
"Tôi thì không thù oán với ai cả, tôi không có vay mượn ai, đi xe ô tô thì không có va quệt với ai cả, tôi chỉ có tham dự vụ của Đỗ Đăng Dư trong thời gian vừa qua đã rất ầm ĩ, và chúng tôi tham dự đã bị cản trở rất nhiều, từ Công an Hà Nội.
"Và hôm qua bà Mai bị cản trở trong việc bị ép từ chối luật sư và chúng tôi đến làm rõ sự việc đấy thì xảy ra sự việc như thế này thì tôi nghĩ nó có một sự lô-gíc lẫn nhau,
"Chứ còn cụ thể thế nào thì vừa bước ra khỏi nhà bà Mai nó xảy ra sự việc như vậy, thì tôi nghĩ rằng nó có sự lô-gíc, chứ còn để phán đoán 100% thì tôi không thể nào nói trăm phần trăm được."
Về chi tiết vụ tấn công, Luật sư Nam tường thuật với BBC:
"Tôi và Luật sư Lê Văn Luân đến nhà mẹ của Đỗ Đăng Dư làm việc liên quan đến việc hôm qua bà Mai có làm việc với Công an Hà Nội, thì bà Mai nói rằng Công an Hà Nội đã ép bà Mai từ chối Luật sư đối với tôi.
"Tôi muốn làm rõ xem sự việc đó đúng hay sai, thế thì khi chúng tôi đang làm việc ở trong nhà bà Mai, thì có hàng xóm của bà Mai nói rằng ở đầu ngõ đang có 2 an ninh xã đang ngồi đầu ngõ nhà bà Mai, ở ngoài ngõ.
Image copyrightFB Tran Vu Hai
Image captionGiấy giới thiệu của Đoàn Luật sư TP Hà Nội cử quan chức lãnh đạo đại diện làm việc với Công an và Viện Kiểm sát Huyện Chương Mỹ về vụ tấn công.
"Thì chúng tôi cũng nghĩ là những chuyện bình thường, họ là an ninh thì họ sẽ kiểm soát an ninh ở địa phương thì không có vấn đề gì cả. Khi chúng tôi đi ra ngoài đường quốc lộ, có 8 thanh niên đeo khẩu trang xong rồi chặn xe máy ở ngang đường.
"Chúng tôi xuống xe, chúng tôi nói rằng chúng tôi là luật sư, có vấn đề gì không, thế thì họ không nói năng gì cả họ đã xông vào đánh đập chúng tôi và luật sư Lê Văn Luân còn bị rơi cả điện thoại và sau đó bị những người đó nhặt, mang đi mất."

'Xử lý nghiêm minh'

Được biết, cùng ngày 03/11, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đã cử một đại diện là Phó Chủ nhiệm tới huyện Chương Mỹ để làm việc với chính quyền về vụ các luật sư bị hành hung.
Trao đổi với BBC trên đường tới huyện Chương Mỹ, luật sư Trần Đình Triển, người được cử đi, nói:
"Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nhận được thông tin là hai luật sư đang đi làm việc theo yêu cầu của thân chủ và công việc đang được triển khai thì bị 8 đối tượng hành hung.
"Vì vậy với vai trò của Ban Chủ nhiệm và tôi là Phó Chủ nhiệm, kiêm Trưởng ban bảo vệ quyền lợi luật sư, thì nhận được thông tin này, mặc dầu hôm nay đang bận một cuộc họp nhưng cũng phải lên ngay để làm việc với Cơ quan công an và Viện Kiểm sát của Huyện Chương Mỹ.
"Để xem thực hư sự việc như thế nào và để có một biện pháp giải quyết đúng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư khi hành nghề.
"Không những thông tin này được Đoàn Luật sư Hà Nội quan tâm và tôi được phân công với trách nhiệm của mình là dù cả đêm, bây giờ vẫn đang trên đường để làm việc với Cơ quan Công an của (huyện) Chương Mỹ.
"Và sự việc này thì Ban Thường vụ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã biết và chắc chắn cũng sẽ có ý kiến để làm rõ mọi sự việc để xử lý nghiêm minh đối với những kẻ mà cản trở quyền hành nghề của Luật sư và tùy theo tính chất, mức độ để mà xử lý theo quy định của pháp luật," Luật sư Trần Đình Triển nói.
Cũng hôm thứ Ba, một luật sư khác là thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội cũng đưa ra bình luận về trách nhiệm nói chung của chính quyền trong việc bảo vệ môi trường hành nghề của các luật sư, nhất là trước những vụ việc các luật sư bị tấn công, xách nhiễu.
"Tình trạng mà có những việc 'đàn áp' luật sư, tôi tin chắc rằng chính quyền phải nhận thức vấn đề đó và họ phải tìm mọi cách xóa bỏ cái tiếng đó," Luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC.
"Và chúng tôi cho rằng vụ việc này phải được giải quyết một cách minh bạch và chúng tôi tin rằng không chỉ chủ tịch Thành phố Hà Nội giải quyết, mà phải cấp cao hơn của chính quyền Hà Nội phải giải quyết, phải lên tiếng."

'Nên cho khởi tố'

Một ý kiến khác, hôm 03/11, trên trang Facebook cá nhân của mình, nhà báo, blogger Huy Đức, bình luận:
"Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm.
Hai luật sư bị tấn côngImage copyrightFB Tran Vu Hai
Image captionHai luật sư Trần Thu Nam (phải) và Lê Văn Luân trong vụ án Đỗ Đăng Dư sau vụ bị tấn công, hành hung ở Huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Truyền thông trong nước hôm thứ Ba cũng đã đưa tin về vụ việc, tờ Thanh Niên Online, trong bài viết có tựa đề "Hai luật sư bào chữa vụ Đỗ Đăng Dư bị côn đồ hành hung giữa đường" cho hay:
"Trong chiều nay, Bộ Công an và Công an TP Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các bộ phận điều tra làm rõ”, luật sư Phan Trung Hoài nói và cho biết đang yêu cầu Đoàn luật sư Hà Nội có các biện pháp can thiệp để bảo vệ quyền hành nghề cho các luật sư".
Tờ báo cũng dẫn lời Luật sư Lê Văn Luân thuật lại vụ hành hung và cho hay: "Theo luật sư Luân, vào đầu giờ chiều nay 3.11, ông và luật sư Trần Thu Nam đã đến nhà bà Đỗ Thị Mai, là mẹ của nạn nhân Đỗ Đăng Dư, (nạn nhân bị đánh chết trong trại tạm giữ công an, vụ án đang được công an Hà Nội điều tra) tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để làm việc liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho gia đình bà Mai thì xảy ra sự việc.
“Khoảng hơn 2 giờ chiều nay, sau khi làm việc xong, rời khỏi nhà bà Mai khoảng 100 mét thì chúng tôi bị một số thanh niên đi xe máy chặn đầu ô tô, rồi mở cửa xe đánh chúng tôi. Họ có khoảng 8 người, 5 người tập trung đánh tôi, 3 người đánh anh Nam”, luật sư Luân kể.
"Theo luật sư Luân, trong quá trình bị hành hung, ông và luật sư Nam đã bỏ chạy xuống ruộng nhưng vẫn bị truy đuổi. Hậu quả, luật sư Luân bị sứt mí mắt chảy máu, còn luật sư Nam bị nặng hơn khi bị chảy máu mồm, vùng mắt mũi bị sưng, phù nề," tờ Thanh Niên trích lời luật sư Lê Văn Luân cho biết.
Còn trên FB của mình, Luật sư Trần Thu Nam cập nhật về thương tích của ông: "Tôi vừa chụp X-quang và kết quả bị gãy sống mũi, tổn thương xoang, tổn thương mắt và phải nhập viện để theo theo dõi chấn động não. Mọi người hãy chứng kiến họ đối xử với Luật sư và chính người dân của họ thế nào. Tôi sẽ trở lại sau một thời ngắn và sẽ mạnh mẽ hơn."

'Công lý què quặt'

Bình luận về sự việc, hôm thứ Ba, trên Facebook cá nhân của mình, Luật sư Lê Công Định, từ Sài Gòn viết:
"Công tố và luật sư là hai trụ cột của nền công lý, bên này buộc tội và bên kia gỡ tội.
Luật sư Trần Thu NamImage copyrightFB
Image captionLuật sư Trần Thu Nam nói đã chụp X-quang và kết quả là ông đã 'bị gãy sống mũi, tổn thương xoang, mắt' và phải nhập viện.
"Toà án phân xử dựa trên chứng cứ và luận cứ phản bác nhau của hai trụ cột này.
"Nói cách khác, công lý chỉ đạt được từ sự hài hoà giữa hai yếu tố đối lập nhau như vậy.
"Trong hai trụ cột đó, nếu công tố mang sẵn sức mạnh của chính quyền mà nó nhân danh để buộc tội ai đi ngược lại trật tự công được thiết định bằng luật pháp, thì luật sư đóng vai trò bênh vực người yếu thế hơn tìm kiếm và giành lại lẽ công bằng mong manh trước bộ máy chính quyền khổng lồ kia.
"Luật sư do vậy là định chế thiết yếu bảo vệ quyền con người của kẻ thấp cổ bé họng.
"Chừng nào luật sư còn được tôn trọng thì may thay xã hội đó còn có ánh sáng công lý soi rọi.
Tấn công luật sư là đốn đổ một trụ cột quan trọng của nền công lý, khiến nó trở nên què quặt.
"Nhìn gương mặt bị đánh đầy máu của hai vị luật sư đáng kính Trần Thu Nam và Lê Luân hôm nay, những người quan tâm đến tiền đồ đất nước không khỏi phẫn nộ và đau lòng, tự hỏi rằng phương thuốc nào chữa khỏi tình trạng què quặt ngày càng nghiêm trọng của công lý ở Việt Nam bấy lâu?", Luật sư Lê Công Định viết.
Hôm 03/11, một tờ báo khác của Việt Nam, tờ Tuổi trẻ Online, cho hay 'lãnh đạo' Công an Thành phố Hà Nội đã quyết định điều tra vụ hành hung hai luật sư.
Trong bài viết với tựa đề "Công an điều tra vụ hai luật sư bị đánh giữa đường, tờ báo cho hay:
"Lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết đã chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung tại địa bàn xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội...
"Công an huyện Chương Mỹ, Công an xã Đông Phương Yên đã đến hiện trường, lập biên bản.
"Đoàn luật sư Hà Nội đã cử ông Trần Đình Triển, phó Chủ nhiệm đoàn, đến Công an huyện Chương Mỹ để tìm hiểu sự việc, đồng thời có các đề xuất để bảo vệ luật sư và kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý vụ việc này," tờ Tiền Phong cho biết thêm.

Trung Quốc đang thụt lùi hay giẫm chân tại chỗ ?

Thụy My - Ngày 02-11-2015 20:47
media

Các nhà đấu tranh nhân quyền "chào đón" Tập Cận Bình tại Luân Đôn,20/10/2015. REUTERS/Peter Nicholls

Nhật báo kinh tế Les Echos trong bài viết mang tựa đề « Khi Trung Quốc nghi ngại chính mình » đã nhận xét, càng thiếu tự tin, Bắc Kinh càng lớn tiếng với bên ngoài. Tác giả bài viểt, giáo sư Dominique Moïsi, cố vấn đặc biệt Viện Quan hệ Quốc tế Pháp nhận định, đối mặt với các thử thách mênh mông trong nước và những nghịch lý, chế độ đôi khi cho người ta cảm giác đang giậm chân tại chỗ.
Tổng thống Pháp François Hollande đến Bắc Kinh hôm nay, theo chân Thủ tướng Đức Angela Merkel có mặt cách đây hai ngày. Những tuần lễ trước đó, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hoa Kỳ và được tiếp đón trọng thể tại Anh quốc. Những chuyến viếng thăm này đã mang lại thêm tính chính đáng cần thiết cho một Trung Quốc đang đối mặt với tăng trưởng giảm sút, đúng ra là những ngờ vực.
Chính quyền Trung Quốc có thể kiểm soát được vấn đề môi trường bằng cách buộc nhiều nhà máy xung quanh Bắc Kinh phải đóng cửa : thời tiết rất đẹp trong dịp Hội nghị Trung ương Đảng tuần rồi. Họ kiểm soát được vấn đề dân số, khi cho phép các cặp vợ chồng có hai con. Chính sách một con « là món quà của Trung Quốc dành cho nhân loại » - một lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh tuần rồi đã nói trong vòng thân mật - vì nếu không, dân số nước này đã có thể lên đến 2 tỉ người !
Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không tìm ra lời giải đáp cho một thách thức khác trầm trọng hơn nhiều. Đó là làm thế nào duy trì quyền lực không suy suyển trong khi tất cả đều thay đổi, từ bên trong cũng như bên ngoài đất nước ?
Tác giả vốn có mặt ở Bắc Kinh tuần rồi nhận xét, có vẻ như thế giới tin tưởng vào Trung Quốc hơn là Trung Quốc tin vào chính mình. Thế vận hội năm 2008 có thể đã tạo nên đỉnh cao cho sự tự tin. Nhưng từ đó đến nay, một mặt, khủng hoảng kinh tế cùng với tăng trưởng chậm lại, mặt khác việc cá nhân hóa quyền lực xung quanh Tập Cận Bình đã tạo nên một không khí khác hẳn. Các diễn từ của quan chức Bắc Kinh tỏ ra ở thế thủ nhiều hơn, càng làm rõ thêm nghịch lý này.
Tác giả đặt câu hỏi, trên trường quốc tế, làm thế nào Trung Quốc có thể rao giảng về dân chủ hóa, khi từ chối thô bạo tiến trình này ngay trong đất nước mình ? Làm thế nào nêu ra việc tôn trọng luật quốc tế như một mô hình đạo đức, trong khi tỏ ra vô cùng thông cảm với Nga trong « việc đã rồi » Crimée ? Người ta không thể xây dựng nên lòng tin trên một sự tương phản quá lớn giữa lời nói và hành động.
Và cuối cùng, làm thế nào hòa hợp được giữa một vai trò quá khiêm tốn trên thế giới - đặc biệt tại Trung Đông - với sự hiện diện đầy đe dọa và những hành động quá hung hăng tại Biển Đông ? Tuy Trung Quốc không loại trừ việc can thiệp vào Syria với các điều kiện hết sức đặc biệt : nếu chính quyền Damas yêu cầu và nếu được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm.
Tại sao Trung Quốc tiếp tục núp sau những nguyên tắc đạo đức chung, trong khi lại hành xử nghiệt ngã với người khác ? Tại Bắc Kinh thứ Năm tuần trước, khi tham gia một cuộc tranh luận về trật tự thế giới, bà Angela Merkel đã ngạc nhiên khi thấy phía Trung Quốc tập trung các câu hỏi không phải về vấn đề nhập cư, mà về an ninh mạng. Sau khi chơi ván bài thương mại và tài chính cho Anh, Bắc Kinh lại chìa ra lá bài hận thù với Đức. Bà Angela Merkel nói chuyện với họ về ông Putin, họ lại trả lời bằng cách nêu ra việc nước Mỹ đã nghe lén điện thoại của bà.
Nội bộ càng bế tắc, Bắc Kinh càng cứng rắn trong đối ngoại
Giáo sư Moïsi nhận định, tất cả cho thấy dường như bên trong càng thiếu tự tin, thì Trung Quốc lại càng lớn giọng đối với bên ngoài.
Những thử thách nội bộ đúng là hết sức to lớn. Làm thế nào quản lý được một đất nước nay đã có nhiều tỉ phú hơn cả Hoa Kỳ, nhưng số người nghèo khổ lại đông đảo ngang bằng Ấn Độ ? Làm thế nào hòa hợp được giữa việc cổ vũ mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân trên lãnh vực kinh tế, nhưng lại bác bỏ toàn bộ về mặt chính trị ? Trong lúc khu trung tâm Bắc Kinh chuyển đổi thành một trung tâm thương mại sang trọng khổng lồ, trái tim quyền lực ở Đại sảnh đường Nhân dân dường như ngưng đọng lại trong khung cảnh xưa cũ.
Tác giả quan sát thấy trên các đường phố Bắc Kinh, cảnh sát trong bộ cảnh phục xanh lá và găng tay trắng hiện diện khắp nơi, nhưng cả người đi bộ lẫn người lái xe đều không tuân thủ luật lệ giao thông. Có vẻ như Nhà nước Trung Quốc không quan tâm đến việc giáo dục công dân, về sự tôn trọng lẫn nhau trong xã hội.
Một bầu không khí kỳ lạ ngự trị tại thủ đô. Những tuyên bố ủng hộ chế độ càng thêm cứng rắn, nhưng trong nội bộ hệ thống người ta cởi mở hơn, thận trọng bày tỏ những ngờ vực.
Chưa ai có thể dự đoán về tương lai Trung Quốc, nhưng đất nước này không còn tạo cho người ta cảm giác đang dần bước về một hướng tốt đẹp như vài năm trước đây. Vấn đề là làm sao biết được Trung Quốc đang thụt lùi ít hay nhiều, hay đơn giản chỉ là giậm chân tại chỗ ?

Chủ tịch Trung Quốc thăm Hà Nội, xã hội dân sự Việt Nam lên tiếng

Theo RFI - ngày 03-11-2015 12:19
media
Biểu tình tại Hà Nội ngày 03/11/2015 phản đối lãnh đạo TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam.Reuter.
Từ ngày 05 đến 06/11/2015, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du cấp Nhà nước.
Trong những ngày qua, trên internet và mạng xã hội, nhiều tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng kêu gọi biểu tình phản đối chuyến công du của ông Tập Cận Bình, ra tuyên bố về sự kiện này.
Lời kêu gọi biểu tình của 19 tổ chức xã hội dân sự, như Câu lạc bộ Nhà báo tự do, Con đường Việt Nam, Dân luận… đã tố cáo mạnh mẽ Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông, bắt giữ, đập phá tàu bè của ngư dân Việt Nam, nhưng lại « rao giảng về tình hữu nghị Việt-Trung bằng những ngôn từ hoa mỹ, sáo rỗng. Để thể hiện quyết tâm « không nhân nhượng trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền » của Trung Quốc, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào lúc 9h sáng ngày 05/11, trước sứ quán Trung Quốc, ở Hà Nội và trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn.
Trong khi đó, 8 tổ chức khác như Diễn đàn xã hội dân sự, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, … cũng ra tuyên bố về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình. Sau khi khẳng định sự coi trọng tình hữu nghị, láng giềng giữa nhân dân hai nước, bản tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động đe dọa tính mạng, quyền tự do đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, phản đối Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp các đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa, lên án những kẻ « can tâm làm tay sai cho bọn bành trướng bá quyền ».
Tính đến ngày 03/11/2015, bản tuyên bố này đã có hơn 130 người ký tên.
Liên quan đến hoạt động của nguyên thủ Trung Quốc tại Việt Nam, ngày 06/11/2015, ông Tập Cận Bình sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội Việt Nam.
Đáng chú ý là trong những ngày qua, một số tờ báo chính thức của Việt Nam đã có những bình luận về những phát biểu thâm hiểm của phía Trung Quốc liên quan đến chuyến công du Việt Nam của ông Tập Cận Bình.
Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 31/10/2015, tố cáo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân khi đề cập đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước, lại « cố tình chơi chữ, gài chữ 'song phương' để tuyên truyền với dư luận rằng Việt Nam đồng ý đàm phán 'tay đôi' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông », trong khi đó, Trung Quốc « né tránh đàm phán về Hoàng Sa, không thừa nhận tranh chấp ».
Vẫn tờ báo này, trong số ra ngày 03/11/2015, có bài phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nêu ra câu hỏi « Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào khi thăm Việt Nam? ».

Nhật giúp Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra Biển Đông

Tàu tuần của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Tàu tuần của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Nhật Bản tặng Việt Nam 2 tàu để phục vụ công tác tuần tra giữa các hành động phô diễn sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thông tấn xã Kyodo của Nhật ngày 3/11 đưa tin chính phủ Tokyo cung cấp cho lực lượng tuần duyên Việt Nam 2 chiếc tàu đã qua sử dụng giúp Hà Nội tăng cường khả năng thực thi luật trên biển.

Tin này được phổ biến 1 ngày sau thông tin về việc Trung Quốc cho phản lực cơ chiến đấu có trang bị phi đạn thao dượt trên đảo Phú Lâm, khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, trong nỗ lực đáp trả các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa.

“Tin Nhật Bản tặng tàu tôi có nghe đài. Nếu các nước tiên tiến tặng tàu tuần tra cho Việt Nam, bà con ngư dân cũng yên tâm hơn, đi đánh bắt đỡ lo sợ hơn.”-Thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở Lý Sơn nói.

Các tàu Nhật bàn giao cho Việt Nam thuộc khuôn khổ thỏa thuận viện trợ không hoàn lại đôi bên ký kết hồi tháng 8 năm ngoái.

Qua đó, Nhật cam kết tặng Việt Nam 6 tàu cũ gồm 2 chiếc tàu kiểm ngư thuộc Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu cá thương mại với trọng tải từ 600 đến 800 tấn đã qua sử dụng.

Hai tàu đã chuyển giao trước đây, hai tàu vừa cấp được đưa tới Đà Nẵng hôm nay (3/11) để tân trang lại thành tàu tuần tra, còn hai chiếc nữa sẽ cập cảng Việt Nam trước cuối năm nay.

Ngư dân Việt Nam đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa hoan nghênh gói viện trợ an ninh của Nhật và gọi đây là ‘hành động hào hiệp rất thực tế’ giúp Việt Nam phần nào chống chọi trước sự hung hãn leo thang của tàu bè Trung Quốc.

Thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở huyện đảo Lý Sơn nói với VOA Việt ngữ:

“Tin Nhật Bản tặng tàu tôi có nghe đài. Nếu các nước tiên tiến tặng tàu tuần tra cho Việt Nam, bà con ngư dân cũng yên tâm hơn, đi đánh bắt đỡ lo sợ hơn.”

Thuyền trưởng Nguyễn Đông ở Đà Nẵng cho biết ngư dân Việt hoạt động ở Hoàng Sa trong nỗi phập phồng lo sợ vì trong nhiều năm nay họ phải đối mặt với các vụ cướp bóc, uy hiếp, sách nhiễu của tàu bè Trung Quốc mỗi khi ra khơi.

“Ra quần đảo Hoàng Sa, hễ nó gặp mình là nó đánh phá, phá phách, đuổi mình, thường xuyên lắm.”

"Giờ nếu nhà nước có chế độ giúp đỡ bà con ngư dân hữu hiệu hơn thì bà con ngư dân cảm ơn, đỡ lo lắng hơn khi ra biển làm ăn. Ví dụ khi mình ra biển có tàu kiểm ngư của mình hoạt động trong vùng gần gần đó thì mình cũng đỡ lo. Khi tàu nước ngoài quấy rối, mình có lực lượng thực thi pháp luật ở gần thì mình yên tâm hơn"-Ngư dân Nguyễn Đó, ngư dân từng bị tàu Trung Quốc tấn công, nói.

Ngư dân Nguyễn Đó, một chủ tàu từng vài lần bị tàu Trung Quốc tấn công trong quần đảo Hoàng Sa, cho biết thêm rằng các tàu Trung Quốc có trang bị võ trang truy đuổi, đe dọa tàu Việt Nam là chuyện xảy ra hằng ngày trong khi giới hữu trách Việt Nam chưa có khả năng đối phó bảo vệ ngư dân:

“Nó tấn công thì tấn công, mình vẫn cứ đi miết. Nó đuổi thì đuổi, tàu mình làm thì làm chứ sao giờ. Nó lấy đồ của mình, phá đồ của mình, đuổi mình. Tàu nó là tàu chiến không, tàu của kiểm ngư và cảnh sát biển không, có trang bị súng ống đầy đủ hết.”

Các ngư dân ở Hoàng Sa nói phương tiện và tàu bè nước ngoài hỗ trợ để tăng cường năng lực hàng hải Việt Nam là điều đáng mừng nhưng chưa phải là liều thuốc trấn an cho ngư dân Việt trừ phi nhà nước tăng cường sự hiện diện của lực lượng chấp pháp tại các vùng lãnh hải quốc gia để bảo vệ ngư dân và gìn giữ chủ quyền biển đảo của đất nước.

“Giờ nếu nhà nước có chế độ giúp đỡ bà con ngư dân hữu hiệu hơn thì bà con ngư dân cảm ơn, đỡ lo lắng hơn khi ra biển làm ăn. Ví dụ khi mình ra biển có tàu kiểm ngư của mình hoạt động trong vùng gần gần đó thì mình cũng đỡ lo. Khi tàu nước ngoài quấy rối, mình có lực lượng thực thi pháp luật ở gần thì mình yên tâm hơn chứ bây giờ tình hình Trung Quốc uy hiếp mình như rứa.”

Trong nỗ lực tăng cường bảo vệ ngư dân, Việt Nam gần đây thành lập Cục Kiểm ngư, nhưng các hoạt động trên thực tế còn rất giới hạn về cả số lượng lẫn chất lượng.

Không như các tàu Trung Quốc, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam không đi gần bảo vệ tàu cá mà chủ yếu thực hiện công tác hỗ trợ từ xa.

Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước đang cung cấp phương tiện tuần tra biển cho Việt Nam, đang báo động về các hoạt động bành trướng hàng hải của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp mà họ nghi là nhằm mở rộng tầm hoạt động quân sự.

Theo một thỏa thuận hồi tháng 9 giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, Tokyo dự định sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Việt Nam các tàu đã qua sử dụng ngoài gói viện trợ 6 tàu vừa kể.

Nhật giúp Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra Biển Đông



Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông

Thủy thủ Mỹ khởi động một chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18F trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76).
Thủy thủ Mỹ khởi động một chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18F trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76).
Reuters
Hải quân Mỹ có kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra khoảng 2 lần trong 1 quý trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khác về quyền của Mỹ theo luật pháp quốc tế, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hôm thứ Hai.
“Chúng tôi sẽ đến khu vực này khoảng hai lần một quý hoặc nhiều hơn một chút”, một giới chức Hải quân Mỹ không muốn nêu danh tính cho biết.
Đó là mức độ đúng đắn để việc tuần tra trở nên bình thường nhưng không quá gai mắt. Nó đáp ứng mục đích thường xuyên thực hiện các quyền của Mỹ theo luật quốc tế và nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ”, giới chức này cho biết.
Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói hôm thứ Hai rằng, sẽ có thêm nhiều việc thực thi của quân đội Mỹ về cam kết quyền tự do hàng hải trong khu vực.
“Quyền lợi của chúng tôi ở đó. Chúng tôi sẽ thực thi để duy trì các nguyên tắc tự do hàng hải”, ông Rhodes nói trong một sự kiện được tổ chức bởi hãng truyền thông Defense One.
Những bình luận của ông Ben Rhodes được đưa ra một tuần sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tuần tra gần một trong những đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông hồi tuần trước.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc nói với người đồng nhiệm Hoa Kỳ tuần trước rằng, chỉ cần một sự cố nhỏ cũng sẽ châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông nếu Hoa Kỳ không ngừng các “hành động khiêu khích” ở khu vực lãnh hải có tranh chấp.
Tàu tuần tra USS Lassen là thách thức đang kể nhất trong khu vực 12 hải lý giới hạn lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố quanh các đảo nhân tạo được xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nơi có 5 tỉ đôla giao thương quốc tế qua lại mỗi năm. Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở khu vực này.
Ông Rhodes nói mục tiêu là có một khung sườn ngoại giao và đa phương để giải quyết vấn đề.
Phó đô đốc John Aquilino, Phó chỉ huy các hoạt động hải quân Hoa Kỳ về hoạt động, kế hoạch và chiến lược, từ chối bình luận về việc khi nào thì các cuộc tuần tra tiếp theo sẽ được tiến hành.
“Chúng tôi luôn thực hiện các hoạt động như thế này trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục”, ông Aquilino nói với Reuters sau bài phát biểu tại hội nghị mà ông Rhodes cũng tham dự.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có thể đến thăm tàu hải quân Hoa Kỳ trong chuyến thăm sắp tới đến Châu Á, nhưng dự kiến không có mặt trên tàu tuần tra để thực thi quyền tự do hàng hải.

'Mỹ sẽ hoạt động bất cứ khi nào, nơi nào luật quốc tế cho phép'

Tư lệnh bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACOM), Đô đốc Harry Harris và Thượng tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy tại Bắc Kinh, ngày 3/11/2015.
Tư lệnh bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACOM), Đô đốc Harry Harris và Thượng tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy tại Bắc Kinh, ngày 3/11/2015.
Victor Beattie
VOA-03.11.2015
WASHINGTON—Một giới chức cấp cao trong quân đội Hoa Kỳ tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi lại trên biển và hoạt động bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, kể cả Biển Đông. Các nhận định vừa kể của Tư lệnh bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACOM), Đô đốc Harry Harris được đưa ra sau khi tin tức truyền thông nói rằng Hải quân Hoa Kỳ dự định tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên gần các đảo đang có tranh chấp mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tín viên VOA Victor Beattie tại Washington ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Phát biểu tại Trung tâm Stanford của trường Đại học Bắc Kinh tại thủ đô Trung Quốc, Đô đốc Harris nói hải và không phận quốc tế thuộc về tất cả mọi người và quân đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Ông nói Biển Đông không phải là một ngoại lệ.

Các nhận định của ông được đưa ra tiếp theo hoạt động tuần trước của chiến hạm USS Lassen có phi đạn hướng dẫn đi vào phạm vi 12 hải lý cách một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Hành động này bị Trung Quốc coi là một thách thức trực tiếp, và nước này đã gửi một kháng thư cho Đại sứ Hoa Kỳ. Tuần trước, giới chức đứng đầu hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, đã chỉ trích cuộc tuần tra đó là nguy hiểm và mang tính khiêu khích và có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột.

Chiến hạm USS Larsen có phi đạn dẫn đường đã tiến vào phạm vi 12 hải lý cách một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.
Chiến hạm USS Larsen có phi đạn dẫn đường đã tiến vào phạm vi 12 hải lý cách một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.

Đến Bắc Kinh để dự các cuộc đàm phán với các đối tác phía Trung Quốc, Đô đốc Harris tuyên bố không bao giờ nên diễn dịch các hoạt động thường lệ đó như một mối đe dọa cho bất cứ quốc gia nào, mà có tác dụng bảo vệ quyền lợi, các quyền tự do và việc sử dụng một cách hợp pháp hải phận và không phận được dành cho tất cả các quốc gia. Ông khẳng định lại chính sách của Hoa Kỳ là Washington không có lập trường nào về những tuyên bố chủ quyền đối với các đảo hay các bãi đá ở Biển Đông.

Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn thủy lộ quan trọng này, một tuyên bố mà ông Harris gọi là ‘hàm hồ’.

Trong các cuộc đàm phán tại Seoul hôm qua với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Han Min-goo nói Biển Đông rất quan trọng đối với nước ông vì Nam Triều Tiên gửi 1 phần ba số hàng xuất khẩu và phần lớn hàng nhập khẩu và năng lượng qua thủy lộ này. Ông nói quyền tự do đi lại trên biển và trên không phải được bảo đảm, và ông kêu gọi một thỏa thuận sớm về một quy ước ứng xử.

Hãng tin Reuters trích lợi một giới chức Hải quân Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ dự định tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trong vùng biển có tranh chấp ‘khoảng 2 lần trong 1 quý hay thường xuyên hơn thế một chút.’ Giới chức không muốn nêu danh tính này nói đó là ‘mức độ đúng đắn mang tính thường xuyên, nhưng không phải là một cái gai liên tục trong mắt ai.’

Phát biểu tại một cuộc họp thượng đỉnh về quốc phòng ở Washington hôm qua, Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes cũng tuyên bố tương tự như thế.

“Sẽ có thêm các cuộc biểu dương sự cam kết của chúng tôi đối với quyền tự do hàng hải. Đó là quyền lợi của chúng tôi. Không thể nói rằng một nước có quyền tuyên bố chủ quyền và một nước khác thì không có, đó là để chứng tỏ chúng tôi sẽ tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải.”

Ông Rhodes nói mục tiêu là có một khung sườn ngoại giao và đa phương để giải quyết vấn đề.

“Thứ nhất, để ta có một quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN, tức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, để tránh tình trạng vô tình leo thang, để có đối thoại, và thứ hai, để ta chuyển các tranh chấp về lãnh hải này vào các diễn đàn quốc tế có thể giải quyết những tranh chấp về lãnh hải.”

Được hỏi liệu các cuộc tuần tra như thế có rủi ro gây đối đầu với Trung Quốc hay không, ông Rhodes thừa nhận đó là một hành vi tương ứng.

“Một lần nữa, chúng ta phải chứng tỏ cam kết của chúng ta đối với một số nguyên tắc quốc tế. Chúng ta phải chứng tỏ ở phần này của thế giới, ta sẽ không có tình hình một quốc gia lớn hơn có thể bắt nạt một quốc gia nhỏ hơn về một vấn đề như chủ quyền lãnh thổ. Mặt khác, ta không muốn chính mình khiêu khích một cuộc xung đột.”

Ông Rhodes mô tả đường lối của Hoa Kỳ là rất thận trọng, đắn đo và minh bạch. Cả ông và ông Harris đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với các giới chức Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích an ninh Denny Roy thuộc Viện Đông Tây ở Hawaii thừa nhận việc tìm ra một sự cân bằng đúng đắn cho các cuộc tuần tra như thế của Hoa Kỳ sẽ không phải là dễ dàng.

“Lẽ đương nhiên bất cứ phản ứng nào về phía Hoa Kỳ đều gây tức giận cho phía Trung Quốc. Bất cứ cử chỉ nào cũng có cái giá phải trả trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng đồng thới, phản ứng quá nhẹ về phần Hoa Kỳ có thể sẽ làm lung lay niềm tin của bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ, vẫn cho rằng Hoa Kỳ có cam kết đầy đủ với hậu thuẫn dành cho hệ thống quốc tế trong khu vực. Khả năng tốt nhất ở đây là cả hai bên làm quen với một sự sắp xếp liên tục. Nếu các cuộc tuần tra được thực hiện một cách gần như tương tự ở cả hai bên mỗi lần và có thể mang lại hiệu quả tạo sự ổn định tương tự những những gì đã xảy ra trong thời Chiến tranh Lạnh khi Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết chơi những trò chơi loại này.”

Ông Roy nói những sứ mạng như vậy mang theo rủi ro tính toán sai lầm và có thể gây tổn thất sinh mạng, nhưng nói thêm rằng rủi ro của việc không hành động cũng rất cao. Ông nói hy vọng là cả hai bên sẽ mưu tìm sự kiềm chế bởi vì không bên nào muốn xảy ra sự cố.

Ông Roy cũng nhìn thấy tình huống đó là một chiến thắng cho Trung Quốc trong khi họ tiếp tục gia tăng một cách khiêm tốn sự hiện diện sách lược trong khu vực. Ông nói các cuộc tuần tra của Hoa Kỳ sẽ không làm thay đổi sự kiện là có phần chắc Trung Quốc sẽ không đảo ngược các khẳng định chủ quyền.