Friday, November 2, 2018

Đảng cướp!

Ng. Dân (Danlambao) - Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Và cướp bằng chính sách là đảng.

Đảng CSVN, bao giờ cũng tự hô hào là yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì ấm no hạnh phúc toàn dân. Qua thời gian, trên 6-7 mươi năm (cho đến ngày nay) mọi người đều thấy: cộng sản VN không phải là yêu nước, mà là bán nước - một đảng cướp đã lộ rõ.

Bài viết, xin được dẫn chứng, trình bày:

Cướp chính quyền: Đầu tiên là cướp chính quyền để giành quyền lãnh đạo công cuộc kháng chiến. Đất nước Việt Nam, ngày 11/3/1945 được Nhật trao trả độc lập, và hoàng đế Bảo Đại cũng đã tuyên bố độc lập từ ngày ấy. Và rồi một chính phủ được thành lập do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, qui tụ một số trí thức, khoa bảng, nhân sĩ yêu nước cùng hưởng ứng tham gia nội các - một nội các chính phủ còn phôi thai chưa đầy đủ, nhưng mà là chính phủ của toàn dân – thành lập ngày 17/4/1945.

Ngày 19/8/1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Tình thế đang thời bất ổn, thì Việt Minh (VM) - một phong trào của đảng CS Đông Dương – khá là xa lạ, từ rừng núi, hang động, qui tụ những thành phần “thảo khấu lục lâm” ồ ạt tiến về với gậy gộc, giáo mác, mã tấu… cướp chính quyền, để rồi giành quyền tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 (tại quảng trường Ba Đình) do một lãnh tụ Tàu cộng giả danh là Hồ Chí Minh, hô hào đấu tranh cho dân tộc. Từ đó, một đảng (tiếm quyền) - đảng CSVN – lãnh đạo cuộc chiến sau này (đánh Pháp và chống Mỹ) đưa đất nước dân tộc qua bao thảm cảnh điêu linh tang tóc.

Cướp ruộng đất (lần 1): Công cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) (1953-1956) là một công cuộc cướp đoạt và tàn sát kinh hoàng. Bao ruộng đất gọi là của địa chủ đều bị tịch thu và giết hại (con số người bị giết khoảng 172.000) qua hình thức “đấu tố” dã man, mà hầu hết là nỗi oan tình (vì được lệnh và làm theo CS Tàu, phải nâng cấp địa chủ (từ phú nông) lên để mà giết cho đủ số) Một lỗi lầm ác độc kinh hoàng, sau nầy thấy sai, chính HCM phải đóng trò lau dụi nước mắt khóc thương và cho người (Võ Nguyên Giáp) đứng ra xin lỗi chiếu lệ.

Cướp vàng và tiền (1945): Phát động “tuần lễ vàng” kêu gọi toàn dân đóng góp (370 ký vàng và 20 triệu tiền Đông Dương) giúp CSVM chống thực dân, vì trong hoàn cảnh phôi thai thiếu thốn. Thực chất là dùng tiền để đúc lót mua chuộc Tàu (Tưởng Giới Thạch) giúp phương tiện và hỗ trợ trong việc thanh trừng phe nhóm, đảng phái không đồng quan điểm (làm tay sai cộng sản quốc tê (CSQT) của HCM) – tiêu diệt VNQDĐ, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo v.v… để cho CSVM trở nên độc tôn, độc quyền lãnh đạo dân tộc.

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm: Một hình thức trà trộn vào dân, lấy lòng dân, sống nhờ dân để nắm bắt tình hình, dần dà chờ cơ hội để cướp. Giả dạng đóng trò với những bộ mặt đáng thương đáng mến, các “bộ đội cụ hồ” thời kỳ đói khổ sống trong dân để nhờ dân nuôi nấng, chở che đùm bọc. Người dân chất phát thật thà có biết đâu, những lần (bộ đội) rời khỏi nhà dân (những khi giặc Tây ruồng bố) thì cố tình bỏ lại một vài khí cụ (quận sự) để giặc Pháp vào thấy đó cho là nuôi dưỡng ủng hộ VM, Pháp cho đốt nhà, phá tan mọi thứ. Một cái cớ để khích động người dân thêm căm thù (giặc Pháp cũng như quốc gia) để hết lòng theo đảng (CSVM). Trà trộn trong dân cũng để nắm rõ tình hình mọi sự (đối với các gia đình giàu có) để chờ cơ hội giả dạng quay về cướp của giết người, và đổ tội cho phía quốc gia (quốc gia VN và VNCH sau này). Đủ đầy với bao thứ mưu toan thâm độc?

Hũ gạo kháng chiến: Một hình thức cướp nhỏ lẻ, trường kỳ. Người dân được vận động mỗi lần nấu cơm, xúc gạo vào nồi thì phải nhớ xúc một ít gạo đổ vào hũ (kháng chiến). Số gạo này được thu góp hàng tuần, hàng tháng để mang cho ủng hộ VM (nuôi quân diệt giặc). Người dân, bất cứ ai cũng phải “thắt lưng buộc bụng”, ăn chẳng cần no để mà chia sẻ, giúp bộ đội cụ hồ đi kháng chiến. Ai không theo? Không làm? Rồi sẽ biết?

Phạm vi bài viết, không thể kể hết vô vàn bao thứ “cướp” khác. Toàn là độc chiêu, độc đáo? Mà đảng CS đã thực hiện suốt chặng đường dài (mấy mươi năm) gọi là đấu tranh cho độc lập tự do?

Và rồi, kháng chiến thành công với cái gọi là “thắng lợi hoàn toàn”, đất nước được thống nhất, sau 30/4/1975, một đảng độc quyền lãnh đạo. Từ đấy, bắt đầu cho những công cuộc “cướp” khác và mới mẻ hơn. Xin tiếp tục:

Đánh tư sản qua bao lần: Một hình thức qui mô sâu rộng, cướp chẳng nương tay, không thương xót. Một trận cướp “long trời lỡ đất” - cướp sạch sành sanh: Từng đoàn xe tải ngày đêm theo hướng Nam-Bắc với vô số của tiền để cho ai? Đảng toàn quyền sử dụng…

Cướp bằng chính sách:

Cướp ruộng đất (lần 2): Sau những lần đánh tư sản (miền Nam), cướp tận cùng vì là của cải của “Ngụy” và bóc lột. Đảng đề ra chính sách: cướp ruộng đất từ dân cày (vì đây là dân ngụy). Công lao khai khẩn tạo dựng? không cần biết. Tất cả đi vào “tập đoàn” và “hợp tác xã”. Chia theo “định xuất” (mỗi nhân khẩu: vài ba sào), còn lại bao nhiêu xung công vào “nhà nước”, để đảng toàn quyền… sử dụng - Những cánh đồng mênh mông bát ngát, thẳng cánh cò bay là những “lợi phẩm” giàu có vinh sang cho đảng.

Chen vào “chính sách” làm ăn theo tập thể, những “tư liệu sản xuất”, như xe tàu, máy móc cũng phải được “xung công” đưa vào hợp tác xã. Cha chung không ai khóc, của chung không ai lo, sau một thời gian, toàn bộ máy móc trở thành “phế thải”. Và từ đó, Chính sách nữa được đề ra: đại đa số (dân ngụy) dắt dìu đi “kinh tế mới” để xây dựng và phát triển với cuộc đổi đời: khoai sắn trộn bo bo. Bao đời sống đói nghèo, và “đảng ta” vinh sang thụ hưởng.

Đất đai là sở hữu toàn dân, dân làm chủ, nhà nước quản lý, và đảng sử dụng: một chính sách “công bằng và đúng đắn?”, đảng mặc sức mà thắng lợi, mà quang vinh. Từ đó, sản sinh ra hằng vạn, hằng triệu “dân oan” trên khắp cùng đất nước. Từng đoàn lang bạt, lê la khắp mọi nẻo, mọi nơi, mọi chốn cửa quyền đề đòi công bằng, công lý. Những đoàn ‘lữ hành” dưới thời XHCNVN đi cùng trời cuối đất… đi cả cuộc đời?

“Cướp, cướp nữa, bàn tay không lúc nghỉ - cho mạnh giàu lãnh đạo, đảng quang vinh”. Phương châm của “đảng ta” để muôn đời trường trị:

Cướp tài nguyên quặng mỏ, cướp rừng vàng biển bạc. Và cướp cả công sức đem con dân đi lao động, làm thuê, ở mướn nước ngoài để có tiền nuôi đảng.

Và “đảng ta” cũng không ngần ngại “cướp chim” của từng đứa cháu ngoan bác hồ, đem “băng trinh” mà gả bán hoặc phục vụ tình dục người nước ngoài để chắt mót từng đồng đô la ngoại tệ gởi về “giúp đảng”.

Chưa hết! Một nền kinh tế đến hồi suy kiệt. Một khối nợ (nợ công) chồng chất càng lúc càng nhiều, mà xét thấy không còn có thể vay mượn, thì một hình thức “cướp” (do đỉnh cao trí tuệ nghĩ ra): huy động vàng và những đồng đô la dành dụm trong dân. Ai lại không bảo rằng đây là “tài tình” và “khôn khéo”?

Trong những ngày qua, cả nước chấn động như một cơn địa chấn: anh Nguyễn Cà Rê (phường Cái Khế, quân Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nghèo khó, cha đau nặng cần tiền điều trị. Anh được người giúp cho 100 đô. Anh mang đi đổi, vì không rõ luật pháp, đã bị đảng tịch thu và phạt 90 triệu đồng. Phạt luôn cả tiệm vàng đổi đô la sai qui định, tịch thu toàn bộ vàng bạc, kim cương thuộc gia đình. Do tại người dân không biết luật? Và những tên “luật sư” (trí thức bưng bô) cũng đã bảo rằng: phạt như vậy là đúng luật - luật đảng đề ra!

Nhìn vào bộ mặt thật của đảng ngày hôm nay:

Người ta thấy: béo to và phì nộn. Không giống như những năm “hô hào kháng chiến, lặn lội núi rừng” héo hon và khắc khổ. Đánh xong giặc Mỹ, “đảng ta” to đẹp, mạnh giàu gấp vạn lần hơn.

Cướp xác thân đồng bào và máu xương đồng đội. Trên 3 triệu mạng người ngã xuống, vun hoén, tô bồi cho “quang vinh” của đảng ngày hôm nay! Nhà cao cửa rộng, phú quí vinh hoa, và lợi quyền vô tận… trên một đất nước tang thương - người Tàu lấn chiếm, xâm lăng ngập tràn mọi nẻo - một dân tộc nghèo nàn, đói khổ tận cùng…

Và hôm nay, một đảng lãnh đạo suốt quá trình là “cướp” đang manh nha, vì lợi quyền, sẵn sàng dâng nạp núi sông, lệ thuộc Tàu cộng?

Một dân tộc với truyền thống bất khuất kiên cường – dân tộc Việt Nam - từ mấy mươi năm đã phải lầm tin theo đảng: đấu tranh gian khổ, tuông đổ máu xương, và hy sinh vô hạn, để mưu cầu độc lập tự do, ấm no hạnh phúc… Hoàn toàn không có, mà nguy cơ một kiếp đời nô lê… Dân tộc này sẽ phải làm gì?

2/11/2018

Trí thức đứng lên!!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Với trình độ của một “giáo làng”, tư chất của một “tiểu nông”, với đầu óc của một kẻ mù quáng tin vào thứ chủ nghĩa xã hội đã bị lịch sử đào thải và thế giới phỉ nhổ, tâm thế của một lãnh đạo chỉ biết tùng phục Đại Hán, kẻ thù luôn nuôi mộng thôn tính Việt quốc và Việt tộc, Nguyễn Phú Trọng đã lên tột đỉnh quyền lực hôm 23-10-2018, nhờ vừa làm Tổng bí thư đảng vừa làm Chủ tịch nước. Từ trước tới nay, chỉ HCM mới được như vậy. Giờ đây, một tay “Đảng cương”, một tay “Quốc pháp” như lời bưng bô của đám “trí thức tầm gởi”, tân “hoàng đế đỏ” sẽ phục thù cái hỗn danh “Trọng lú” mà giới chữ nghĩa Hà Nội đã đặt cho ông (nhân dân cũng đồng tình) và đã hành hạ ông mấy chục năm trời, một hỗn danh rất đúng xét theo cương vị của kẻ điều khiển đảng viên kiểu dung túng, cai trị đất nước cách hỗn loạn và quản lý xã hội cách tồi tệ như ta đang thấy hiện giờ.

1- Đánh vào đầu chứ không phải chỉ bịt miệng.

Nhớ lại lời mình đã phát biểu dịp tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 17-06-2018, 5 ngày sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội bù nhìn thông qua và bị công luận trong lẫn ngoài nước phản đối: “Thời kỳ 4.0, công nghệ phát triển có nhiều lợi ích nhưng mặt khác quản lý rất khó. Có những thành phần sử dụng Internet kích động biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi”, Nguyễn Phú Trọng nay với quyền lực khôn lường, đang đốc thúc Bộ Công an xây dựng Dự thảo hướng dẫn thi hành luật đó. Những nội dung chi tiết trong hơn 40 trang giấy Dự thảo này thể hiện một quan điểm hết sức độc tài. Trước hết, nó lấn sân rất nhiều đối với các cơ quan thi hành luật. Gần như mọi hành vi của công an và an ninh sẽ vượt mặt viện kiểm sát và tòa án. Thứ đến, tất cả những gì mà mọi công dân mạng nói, viết, cảm nghĩ, tất cả những thông tin cá nhân, thuộc quyền riêng tư đều sẽ bị xâm phạm cách nghiêm trọng. Ai nói những lời lẽ xây dựng nhưng không hợp ý đảng, ai tung những câu chửi đúng đắn nhưng làm xấu đảng, thì sẽ phải im lặng vĩnh viễn vì những gì mình phát biểu trên internet sẽ đưa mình vào nhà tù. Nhiều trường hợp mới xảy ra đã dự báo cách thê thảm điều ấy. Như vào sáng 12-10, tòa án tỉnh Bắc Ninh đã tuyên 5 năm tù giam với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo điều 331 Bộ luật HS đối với nhà báo độc lập Đỗ Công Đương là người từng dùng Facebook để tố cáo những sai phạm đất đai ở quê nhà mình. Vào tháng 9 vừa qua, tại thành phố Cần Thơ, đã có 4 facebooker bị tuyên án từ 2 năm 6 tháng đến 1 năm tù là Bùi Mạnh Đồng, Đoàn Khánh Vinh Quang, Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang, cũng vì tội như Đỗ Công Dương. Đó là chưa kể trong thời gian gần đây, rất nhiều blogger và facebooker tranh đấu đã thấy trang nhà của mình bị chiếm đoạt hay xóa bỏ. Khi Luật An ninh mạng cùng những Nghị định tăng cường sức mạnh cho nó có hiệu lực đầu năm tới, quần chúng sẽ hoàn toàn bị bịt miệng.

Bên cạnh đó, với Dự luật Bảo vệ Bí mật nhà nước đang được Quốc hội gia nô thảo luận, người dân sẽ phải bị che giấu nhiều việc liên quan đến lãnh đạo chính trị. Chẳng hạn Chương II: “Phạm vi, phân loại, danh mục bí mật nhà nước”, Điều 10 quy định “Phạm vi bí mật nhà nước” chính là: “a) Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng Đảng; công tác dân tộc, tôn giáo; b) Thông tin về hoạt động của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; c) Thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; d) Thông tin về tình hình tư tưởng, đời sống các tầng lớp nhân dân có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội”. Rõ ràng Nguyễn Phú Trọng muốn thanh toán một lần thay cho tất cả cái nguyên tắc ra rả lâu nay: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”!

Không dừng lại ở đó, Trọng còn quyết đánh vào đầu của Dân tộc, nghĩa là giới trí thức. Hôm 25-10-2018, chỉ hai ngày sau khi tuyên thệ kiêm chức Chủ tịch nước, ông ta đã ra lệnh cho Ban kiểm tra Trung ương Đảng thông báo kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường, đồng thời là Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, vì “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, do chỗ vị giáo sư này đã phát hành những cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Thật ra còn nhiều lý cớ sâu xa hơn, sản sinh từ tâm địa ưa trả thù của một kẻ độc tài mới leo lên tột đỉnh quyền lực. Người ta còn nhớ vào tháng 8-2016, Giáo sư Chu Hảo có lên tiếng “Đã đến lúc cần phải đối thoại” sau vụ Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái và Trưởng ban tổ chức cán bộ tỉnh này cùng bị bắn chết một ngày bởi Chi cục trưởng Cục Kiểm lâm tỉnh. Lúc ấy ông viết: "Tiếng súng ở Yên Bái không phải chỉ phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn chứng tỏ mức độ bất ổn chính trị–xã hội ở nước ta đã đến hồi nguy hiểm… Nguyên nhân gốc rễ của mọi ý kiến bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những điều bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh đảng CSVN và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam". Ngoài ra, GS Chu Hảo hiện là chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp, Trong cương vị này, rất có thể ông sẽ được gặp và hội kiến trực tiếp Thủ tướng Pháp, Édouard Philippe, sắp viếng thăm VN từ 02-04/11. Trọng lo sợ hình ảnh độc đảng chuyên chế của mình mà vừa được tô đậm sẽ bị chủ tịch Chu Hảo vẽ ra chi tiết trước mắt một trong những quốc gia khai sáng nền dân chủ đa đảng cho toàn thế giới.

Nhưng qua GS Chu Hảo, Nguyễn Phú Trọng muốn tuyên chiến với toàn thể giới trí thức VN, như lời nhận định của Tiến sĩ Hoàng Dũng ngỏ với RFA trong cùng ngày. Với quyết định kỷ luật khai trừ khỏi đảng và cách mọi chức vụ từng có và đang có của vị Giáo sư ấy, tay Tổng bí kiêm Chủ tịch một lần nữa muốn thực hiện di huấn của Lê-nin trong câu nói năm 1919 về trí thức rằng: “Những kẻ ấy tưởng mình là bộ não của quốc gia nhưng trên thực tế, chúng chỉ là chất thải từ ruột”, muốn lặp lại quan niệm của Mao Trạch Đông về tinh hoa của đất nước: "Trí thức là cục phân", muốn bắt chước thái độ tàn độc mà HCM từng tỏ ra đối với Ls Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, văn nghệ sĩ vụ Nhân văn Giai phẩm năm nào.

2- Lộ nguyên hình chứ không phải đổi bản chất.

Dĩ nhiên giới trí thức đã phản ứng. Nhà giáo Phạm Toàn, một người rất có tâm huyết với nền giáo dục, nói với VOA hôm 25-10 rằng: “NXB Trí Thức định mang cho mọi người một chút ánh sáng nhưng bây giờ cũng không làm được. Cuộc đời rồi sẽ được những cơn bão táp của sự thật vả vào mặt thì đó sẽ là bài học ghê gớm. Lúc bấy giờ mới ngồi đọc sách thì đã muộn… Sách hay bao giờ cũng đụng chạm đến sự lạc hậu. Sách hay bao giờ cũng mở mang đầu óc con người, và sự lạc hậu thì khó chịu. Sách hay bao giờ cũng làm cho bọn phát xít sợ”. Những tác phẩm bị xem như “trái quan điểm” của Đảng là những sách về triết học, chính trị-kinh tế học như “Bàn về tự do” của John Stuart Mill, “Khảo luận Thứ hai về Chính quyền” của John Locke, “Nền Dân trị Mỹ” của Alexis De Tocqueville… Toàn những thứ mà Trọng lú và Bộ Chính trị không thể ngửi được.

Đặc biệt hơn, phản ứng ấy đã bày tỏ qua việc nhiều đảng viên trí thức công khai tuyên bố từ bỏ đảng. Tính đến ngày 29-10-2018, đã có ít nhất 11 người lên tiếng rời khỏi tổ chức cầm quyền tệ hại này: Tiến sĩ Chu Hảo, Nhà giáo Mạc Văn Trang, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, Trung Tá Trần Nam, Kỹ sư Hoàng Tiến Cường, Trung úy quân đội Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyên phó chủ tịch quận Hà Quang Vinh, Nữ giáo sư Dương Bích Hà, Luật sư Lê Văn Hòa, Bạn trẻ Nguyễn Việt Anh… Họ tiếp nối truyền thống của những đảng viên phản tỉnh, đã một lần dứt khoát đoạn tuyệt với Cờ đỏ búa liềm vàng: Trung tướng Trần Độ, Viện trưởng Hoàng Minh Chính, Đại tá Bùi Tín, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Nhạc sĩ Tô Hải, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Nhà văn Phạm Đình Trọng, Nhà báo Phạm Chí Dũng… Ông Nguyên Ngọc còn tuyên bố: “Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”.

Thái độ rời bỏ đảng ấy được sự đồng tình của công luận. Nhóm Lão Mà Chưa An, trong Tuyên bố ngày 26-10, đã viết: “Bày tỏ sự đoàn kết, trân trọng những hoạt động của ông Chu Hảo; chúc mừng ông được đảng CSVN “vinh danh” như trên vì nó chỉ chứng tỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của chính những kẻ cầm quyền; những kết luận về ông Chu Hảo như trên chỉ chứng tỏ họ đã đi con đường ngược với dân tộc và với bản thân học thuyết của chính họ. Kêu gọi các trí thức khác hãy bày tỏ tình đoàn kết với Phó GSTS Chu Hảo bằng cách lên tiếng và/hoặc rời bỏ đội ngũ suy thoái đó và đứng hẳn về phía nhân dân và dân tộc”. Một số nhà trí thức khác cũng viết Thư Ngỏ gởi đảng CS: “Chúng tôi kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như NXB Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ”.

Tuy nhiên, tuyên bố trên kia của ông Nguyên Ngọc và Thư Ngỏ vừa trích bị cho là mang tính cải lương. Bởi lẽ những người này nghĩ rằng đảng CS đã thay đổi lý tưởng tốt đẹp của mình. Thật ra, ngay từ bản chất và tự ban đầu, đảng CS luôn luôn là một chế độ độc tài toàn trị, quyết tâm nắm trọn quyền lực chính trị, tài nguyên quốc gia và tâm não dân chúng. Việc tiêu diệt các đảng phái quốc gia, chính sách Cải cách Ruộng đất, vụ án Nhân văn Giai phẩm, cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa… đâu phải mới xảy ra. Đảng CS chưa bao giờ vì dân vì nước, có ý thức quốc gia và tình tự dân tộc cả! Và nay thì tệ hại hơn: sẵn sàng bán đứng Tổ quốc cho Tàu cộng!

3- Trí thức dân sự và trí thức tôn giáo hãy đứng lên!

Là bộ óc của quần chúng, tinh hoa của xã hội, niềm hy vọng của toàn dân, giới trí thức dân sự (giáo sư học giả, văn nhân nghệ sĩ) và giới trí thức tôn giáo (lãnh đạo tinh thần, chức sắc giáo hội) nay đã đến lúc phải đồng loạt đứng lên, làm trọn thiên chức sĩ phu cao quý của mình. Không thể chấp nhận cho một chủ nghĩa sai lạc, một chế độ bạo tàn, một chính đảng bất lực, những lãnh đạo chính trị thù ghét kiến thức, văn minh, tiến bộ tiếp tục tung hoành. Bằng không, quý vị sẽ xứng đáng với lời lẽ khinh miệt từng được thốt ra từ cửa miệng Lê-nin và Mao Trạch Đông đấy!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 302 (01-11-2018)

Ban biên tập

Thế giới lừa đảo

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Sáng qua, một cửa hàng smatphone gần nhà khai trương. Bảng hiệu viết: "cửa hàng THẾ GIỚI DI ĐỘNG" cách xa nửa cây số vẫn nhìn thấy. Hai chiếc loa thùng cỡ to như hai chiếc tủ con đặt hai bên cửa suốt cả ngày ra rả: "Cửa hàng THẾ GIỚI DI ĐỘNG kính chào quý khách". Khách bước vào trở ra lắc đầu: "Thế giới lừa đảo! Chỉ bán Xiami, Unisex, Huawei (nghĩa là sản phẩm của mấy hãng Trung Quốc) mà cũng quảng cáo như là "Cả một Thế giới di động".

Ông bạn cố tri đến. Hai người đi thăm một bạn chung bị ốm nằm bệnh viện. Nhìn thấy phía trước có chiếc xe bán tải đang chạy với tốc độ khoảng 25 Km/h. Nhìn bảng bên đường thấy cho phép tối đa 60Km/h. Chửi thầm cái thằng lái xe bán tải trong bụng. Định nhấn chút ga vượt qua. Ông bạn thúc cùi chỏ vào sườn. "Đừng vượt! Cái bẫy! Quả nhiên khi xe bán tải rẽ vào đường nhánh thấy thấp thoáng nửa ẩn nửa hiện mấy anh CSGT đang nhăm nhe gậy trên tay. Lẩm nhẩm: Mẹ kiếp! Thế giới lừa đảo!

Đến bệnh viện, ông bạn ốm đưa toa thuốc nhờ ra ngoài mua giúp với một lưu ý cực kỳ quan trọng: tham khảo giá hai ba cửa hàng hẵng mua. Đừng để bị lừa đảo giá!

Buổi chiều, mang sổ hộ khẩu ra phường công chứng cho thằng cháu làm thủ tục du học Đức. Không biết cái công ty môi giới này có nằm trong THẾ GIỚI LỪA ĐẢO hay không? Cứ làm thủ tục đã, tính sau! Cửa UBND phường đóng im ỉm. Tờ giấy khổ A 4 dán xẹo xọ: NGHỈ! HỌP.! Quái lạ! Thứ 5, họp cái gì?. Một bác công dân đứng sau lưng thốt lên: Họp gì đâu! Họ đi du lịch Trung Quốc thứ 2 tới mời về!

Buổi tối, mở TV nghe ông Phúc "nghẹo" nói: Đến năm 2025 thu nhập bình quân người dân là 25.000 đô/năm. Rồi đến ông Trọng "một đít hai ghế" nói: Đảng ta không có quyền lợi nào ngoài quyền lợi của nhân dân". Chưa kịp bình câu nào điện đã bị cắt.

Sáng nay, 6h lại nghe: "CỬA HÀNG THẾ GIỚI DI ĐỘNG KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH" như hôm qua.

Một ngày sống trong THẾ GIỚI LỪA ĐẢO LẠI BẮT ĐẦU!


Tâm sự cùng anh Phúc về năm 2045


Fb. Nguyễn Việt Nam |

am tôi đang ngồi nhâm nhi ấm trà với cái bánh vẽ 2045 của anh đây anh Phúc à. 18.000 USD ư ? Gần 30 năm nữa ư ? Lúc ấy đã đến XHCN chưa anh nhỉ ? Chắc chưa đâu, anh Trọng bảo khả năng hết thế kỷ này còn chưa đến cơ mà.
Anh dại lắm anh Phúc à. Muốn vẽ cái bánh để mị dân nhưng vô tình lại tự vạch áo cho người xem lưng. Anh có biết hiện tại thu nhập bình quân đầu người thế giới đã vào khoảng 12.000-15.000 USD không. Đa số các nước đã có thu nhập từ 20.000- 30.000 USD. Các nước cao hơn thì cả trên dưới 100.000 USD rồi đó anh à. Đó là hiện tại nhé. Vậy thì gần 30 năm nữa, tôi cứ cho là các anh thành công đi thì cũng chỉ hơn thu nhập trung bình của thế giới ngày hôm nay một chút. Và 30 năm nữa thì thu nhập trung bình thế giới sẽ là bao nhiêu? Các anh vẫn cứ tụt hậu, không bao giờ đuổi được. Vẫn cứ sống ở mức nghèo khổ so với trung bình của thế giới. Và tôi cũng chẳng biết anh làm cách gì để đạt được mục đích đó. Tôi nghĩ không thành công .
Thành công sao được khi cách điều hành kinh tế của các anh đụng đâu lỗ đó? Thành công kiểu gì khi GDP ảo lòi ra như thế? Thành công kiểu gì, bán đất, bán tài nguyên thô, buôn dân làm đĩ, làm culi hay một nước nông nghiệp mà quanh năm giải cứu? Bản chất của các anh không bao giờ có thể dẫn tới thành công. Các anh chỉ tô vẽ cái vỏ để đánh bóng bộ mặt mà thôi. Ngày trước đồng chí anh như anh Duẩn, anh Đam và đầy anh khác cũng hay chém gió rằng vượt Nhật, bỏ qua Singapore hay mỗi nhà đều có bác sỹ riêng… Chưa có mục tiêu nào mà các anh thành công cả. Sửa sai, rút kinh nghiệm miết rồi vẫn cứ lụi bại. Nhưng có một điều các anh thành công là: Thu nhập của quan chức lãnh đạo tăng rõ rệt, con số hàng triệu USD chứ không phải 2.500 USD hiện tại hay 18.000 USD của 30 năm sau nữa.
Anh có biết để có được mức thu nhập như vậy thì ở đâu mới có không? Đó là ở các nước có chế độ đa nguyên đa đảng. Trên thế giới chưa có nước XHCN nào đạt được kể cả Tàu. Vậy nên để đạt được mức thu nhập như vậy thì chỉ có thay đổi chế độ, cởi trói tất cả. Và tôi nghĩ rằng nếu thay đổi chế độ thì không đến 30 năm nữa đâu, con số có thể vượt qua cả 18.000 usd mà anh vẽ vời. Còn các anh thì tôi sợ chẳng tồn tại được vài năm nữa đâu mà vẽ vời làm gì. Dân khôn hết cả rồi. Mà anh cũng bớt chơi chữ, múa mồm đi. Nhìn cái kiểu đứng nghiêng nghiêng xong văn thơ nó đau đầu lắm./.

Vinh quang thuộc về người công chính


Tác giả Paulus Lê Sơn bên mộ cụ Ngô Đình Diệm.
Paulus Lê Sơn – Web Việt Tân

Nói về tổng thống Ngô Đình Diệm, thế hệ chúng tôi chỉ biết rất ít, sự ít ỏi đó thường là những thông tin, tuyên truyền dối trá, bịa đặt mang tính ác ý của chế độ cầm quyền cộng sản hiện thời. Có một định lý hết sức bi hài ở Việt Nam bất cứ ai mà bị cộng sản tìm mọi thủ đoạn bôi đen thì họ là người công minh, chính trực. Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nạn nhân của lịch sử dối trá mà Hà Nội đã tuyên truyền như vậy.
Cách đây 7 năm, khi tôi đối diện với các quan chức cộng sản bên ngành công an, viện kiểm sát và tòa án. Họ nói với tôi về cụ Diệm với một thái độ rất đồi bại, hỗn láo. Họ nói: “Mày có biết thằng Diệm nó lê máy chém đi khắp miền Nam giết người không, mày có biết Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ. mày đi theo bọn phản động, bọn lưu vong chống lại đảng, nhà nước thì mày sẽ bị ngồi tù thôi”. Đó là lời nói của một người khoảng chưa tới 40 tuổi tự xưng là kiểm sát viên thuộc quận Hoàn kiếm, Hà Nội.

Thật sự lúc đó tôi chưa biết nhiều về cụ Diệm, nhưng nghe một kẻ tuổi đời khá trẻ mà ăn nói hỗn láo như vậy cảm thấy rất ghê tởm. Tôi nói: “Anh nói là một cán bộ, được ăn học mà ăn nói hàm hồ, hỗn láo với một người đã khuất như vậy thì anh có xứng đáng làm lãnh đạo, làm cán bộ không, tôi không có việc gì phải làm việc với anh, mời anh đi cho”.
Ra tù tháng Tám năm 2015, tôi quyết định vào Sài Gòn để sinh sống, đầu tháng 11, tôi cùng hàng trăm người dân khắp nơi đến Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi viếng mộ cụ Diệm. Một ngôi mộ đơn sơ, nhỏ bé, thậm chí không bia, không tên, không tuổi. Nếu không ai giới thiệu đó là mộ cụ Diệm thì tôi không thể biết đó là mộ của một người từng là Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn ngôi mộ, đôi mắt tôi rưng rưng lệ nhòa.
Tôi bắt đầu tìm hiểu về cụ Diệm nhiều hơn, và càng tìm tòi thì càng biết, càng hiểu rằng chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều là sai sự thật.
Thật may mắn là tôi cùng thế hệ giới trẻ Việt Nam đã ngộ ra được sự dối trá của cộng sản và hiểu về cụ Diệm nhiều hơn nhờ thông tin trên Internet. Coi như công phu tuyên truyền của cộng sản đã bị phá sản hoàn toàn.
Trong hai lần tôi tham dự lễ giỗ cụ Diệm đều chứng kiến những trò bỉ ổi phá hoại lễ giỗ đối với người đã chết của chế độ cộng sản. Năm 2015, một đám đông người có mặt sẵn ở đó và họ đều đeo khẩu trang y tế màu xanh là những tay an ninh, theo dõi từng động tác cử chỉ của người tham dự thánh lễ. Đang khi thánh lễ diễn ra thì một đám cháy được phát cháy từ đám an ninh, chúng đã vơ đống cỏ và phế phẩm gần đó, chất thành đống và đốt cháy.
Năm 2016, năm thứ hai tôi tham dự Thánh lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mắt tôi đã thấy an ninh cộng sản phủ dày đặc nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, tai tôi đã nghe những lời lẽ không tốt từ phía họ, thậm chí có lúc họ gây hấn để quấy phá Thánh lễ.
Những ánh mắt đảo điên và manh động như muốn ăn tươi nuốt sống người khác, những chiếc máy quay từ mọi góc độ có khi xa có khi gần, có khi lấp ló nơi các phần mộ khác chĩa về phía chúng tôi.
Thế mới thấy hết được sự đớn hèn của chế độ cộng sản. Nhưng chế độ này càng làm trò bỉ ổi bao nhiêu thì lại càng suy tôn cụ Diệm lên bấy nhiêu. Và qua từng sự kiện, người dân Việt Nam sẽ càng tìm hiểu nhiều hơn về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của cụ Diệm. Có tìm kiếm thì sẽ thấu hiểu cụ Diệm là bậc chí nhân công chính.
Quả thật, người đi trước, người cùng thời trong nước hay quốc tế, hay người đi sau có cái nhìn về cụ Diệm khá sâu sắc. Trong cuốn sách “Đời một tổng thống” có ghi lại lời phát biểu của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu về việc cụ Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau: “Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sĩ. Đó mới là bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc phục hưng chỉ có hạng người như ông Diệm mới làm nổi… Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết… Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn* thật sự.”
Để kết thúc bài viết về cụ tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi xin trích lại lời tiên tri của Trung úy không quân Đỗ Thọ, người kề cận bên cạnh cụ Diệm, “Mai hậu công lao của Tổng thống Diệm to tát được người đời ca tụng như Tổng thống Lincoln của người Hoa Kỳ”.
Portland. OR 11/1/2018
Paulus Lê Sơn
(*) Ông Lớn là từ mà người thời đó dùng để gọi các quan.

Tập + Trọng khôn lỏi hóa ngu


Fb. Tran Hung|

Khát vọng thôn tính Việt Nam là khát vọng cháy bỏng không bao giờ tắt trong huyết quản của Hán tộc. Khát vọng ấy lại được nhen nhóm khi Mao Trạch Đông khởi loạn thành công và được thổi bùng khi Tập Cận Bình lên ngai Hoàng đế. Vì vậy không bất ngờ khi mọi quyết sách của cộng sản Việt Nam đều hướng đến lệ thuộc, sáp nhập Việt Nam vào Trung cộng. Điều này càng bộc phát mạnh mẽ khi Hán nô Nguyễn Phú Trọng được thượng ngôi chúa đảng, lấn át mọi đối thủ chính trị còn lại.
Trở lại chủ đề đặc khu kinh tế, thực ra đề án hình thành 03 đặc khu kinh tế Vân Đồn – Vân Phong – Phú Quốc đã có từ nhiều năm trước, tuy nhiên như chúng ta đã thấy nó lại được tung ra ngay trong lúc này, ngay khi Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung cộng và sẽ phát động cuộc chạy đua vũ trang mà nơi khởi phát sẽ là eo biển Đài Loan và Biển Đông. Do diễn biến này buộc cộng sản Việt Nam phải thể hiện lòng trung thành với Trung cộng theo di chỉ của Hán tặc hồ chí minh là “cứu Trung Hoa là cứu mình”.
Việc hình thành 03 đặc khu sẽ có hai mục đích, thứ nhứt về kinh tế thì khi toàn bộ hàng hóa của Trung cộng bị Mỹ áp thuế, 03 đặc khu sẽ là nơi sản xuất hàng hóa của Trung cộng gắn mác Việt để giúp Trung cộng “trường kỳ kháng chiến chống Mỹ”. Tuy nhiên kế “ve sầu thoát xác” này không lọt qua mắt đại bàng Mỹ, vì vậy nó bị tạm hoãn.
Dù đã “tạm hoãn” để làm mát lòng Trump, tránh việc Việt Nam bị Trump gọi tên trong bảng danh sách các nước buộc phải san bằng thâm hụt thương mại nhưng 03 đặc khu và dầu mỏ ở Biển Đông hiện nay là thuốc hồi dương cho Trung cộng, vì vậy không dễ gì cộng sản Việt Nam chịu bỏ qua. Đó là lý do tại sao khi Vương Nghị sang gặp Phạm Bình Minh yêu cầu hợp tác khai thác chung Biển Đông thì Trần Đại Quang phải chết, Nguyễn Phú Trọng lên ngôi và cái gọi là “phát triển kinh tế biển” được đưa vào nghị quyết trung ương.
Bởi để giúp cho Trung cộng hút dầu ở Biển Đông thì phải chuyển hướng sang cái gọi là “phát triển kinh tế biển”, để phát triển kinh tế biển thì phải “hợp tác”, để phát triển kinh tế biển buộc phải xây dựng cơ sở hạ tầng ở trong bờ mà 03 đặc khu là 03 địa điềm lý tưởng nhứt phải được ưu tiên. Tuy nhiên, một lần nữa quyết tâm giúp Trung cộng vượt khó bằng cách dâng hiến Biển Đông cho Trung công của cộng sản Việt Nam lại bị Trump “bắt bài”. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ là James Mattis tức tốc sang Việt Nam khẳng định lập trường của Mỹ ở Biển Đông, các tướng lĩnh Mỹ tuyên bố cứng rắn về Biển Đông đã làm cho cộng sản Việt Nam lúng túng bởi Biển Đông vẫn đang tranh chấp, đang nóng bỏng về phương diện chính trị – quân sự thì phát triển kinh tế biển cái nỗi gì ?
Nghiệt ngã hơn cho cộng sản Việt Nam đó là trước việc Mỹ cứng rắn ở Biển Đông buộc Trung cộng phải triệu hồi tàu chiến Trần Hưng Đạo sang tập trận, sau đó bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phải đọc to, rõ giữa hội nghị quốc phòng Hương Sơn rằng “quân đội Việt Nam và Trung cộng có quan hệ máu thịt từ thời hồ chí minh, quân đội Việt Nam sẽ thắt chặt hơn với quân đội Trung cộng, là đối tác chiến lược,…”. Điều này muốn chứng minh cho Mỹ thấy cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Trung cộng trong bất kỳ tình huống nào.
Tuyên bố của Ngô Xuân Lịch tại Hương Sơn vừa rồi là một điểm son thể hiện sự trung thành, tận tụy với mẫu quốc Trung cộng của Hán nô Nguyễn Phú Trọng, làm mát lòng Tập Cận Bình nhưng nó cũng lại làm khó cho Tập và Trọng. Bởi vì khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF đã ký với Liên Sô năm 1987 thì chắc chắn Mỹ sẽ phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung là THADD và tầm xa là Aegis BMD để khóa chặt Trung cộng. THAAD và Aegis BMD là khắc tinh của Trung cộng nhưng lại là sở trường của Mỹ vì Aegis BMD được đặt trên tàu khu trục nên rất cơ động. Ngược lại hệ thống Một khi Mỹ rải đầy Aegis BMD trên chuỗi ngọc trai từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương ôm luôn Biển Đông và Biển Đài Loan thì nó như vòng sắt hủy diệt toàn bộ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung cộng khi mới kịp rời khỏi bệ phóng. Để đối trọng lại hệ thống Aegis BMD của Mỹ, đặc biệt hệ thống này đang đặt trên các tàu khu trục ở ngoài khơi của Biển Đông thì cách tốt nhứt là Trung cộng phải chọn vị trí có cự ly gần với những tàu khu trục Mỹ đang đồn trú ở Biển Đông để tấn công phá hủy hệ thống radar của Aegis và sau đó phóng đi các phi đạn tầm xa ICBM mang đầu đạn hạt nhân hủy diệt các mục tiêu trên đất Mỹ. Nếu lỡ các phi đạn này bị xé toạc khi vừa rời bệ phóng thì tầm sát thương cũng không ảnh hưởng đến Trung cộng vì nó nằm ngoài lãnh thổ của Trung cộng.
Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Aegis BMD được đặt trên tàu khu trục
Từ đó, địa điểm lý tưởng nhứt để Trung cộng lựa chọn đó là 03 đặc khu Vân Đồn – Vân Phong – Phú Quốc. Nhưng ngặt nỗi lần này cộng sản Việt Nam cũng không giúp được điều này cho Trung cộng bởi vấp phải sự cản trở của Mỹ và Đồng minh mà nguyên do lại xuất phát từ cái mục tiêu “phát triển kinh tế biển” của Hán nô Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì từ trước đến nay cộng sản Việt Nam luôn khẳng định sẽ không liên kết quân sự với nước khác để chống nước thứ ba mà quân cảng Cam Ranh là một bằng chứng vậy thì nay sao lại nhường 03 đặc khu cho Trung cộng lắp dựng hệ thống radar, tên lửa các loại, rõ ràng tuyên bố của Ngô Xuân Lịch tại Hương Sơn có giá trị thế nào chăng nữa cũng không qua nghị quyết trung ương đảng – nghị quyết của quốc hội về chiến lược phát triển kinh tế biển. Căn cứ vào điều này Mỹ và Đồng minh sẽ ra tay ngăn chặn Trung cộng như chính Trung cộng đã phản đối Nam Hàn khi Nam Hàn cho Mỹ đặt THAAD trên đất nước của họ.
Tóm lại, dù Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng có khôn lỏi, lươn lận tới đâu nhưng tất cả đều “hóa ngu” dưới góc nhìn và cách ứng xử của Mỹ./.phóng tên lửa của Trung cộng hiện nay đa phần được đặt trên đất liền.

Chuyện trên chốn nghị trường



Các bạn có thể tin không, ba đại biểu quốc hội phát biểu làm tôi hoảng hốt và cả sợ hãi.
Một nhà sư nói ngọng, đọc giấy, cốt yếu có hai việc: đó là đảm bảo tiền công đức không bị chính quyền địa phương quản lý; và hai là ca ngợi ông Tổng bí thư vừa nhậm chức Chủ tịch nước và vì “trời đã lựa, dân đã chọn, nên hy vọng Ông có thể trở thành một vị như Bác Hồ để tiêu diệt hết bè lũ tham nhũng”. Tôi thấy sự nịnh bợ và tâm tưởng phụ thuộc vào minh quân, trong khi chính ông ta đang là đại biểu quốc hội, đại diện cho nhân dân ở cơ quan lập pháp nhưng phát biểu không có một chút trách nhiệm hay hiểu biết nào. Tôi nghe mà thấy cám cảnh cho nước nhà.
Tiếp theo là một đại biểu nữ là Phó giám đốc Sở giáo dục tỉnh Đăk Lăk, lên tiếng bênh vực ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo một cách thô thiển và kệch cỡm. Giáo dục nước nhà rơi vào những thảm trạng mà đến nay người ta không còn ngôn từ nào để mô tả về nó nữa: bạo lực học đường; chạy chọt biên chế; đổi tình lấy điểm hay đổi tình lấy công việc giảng dạy; giáo viên đi tiếp khách làm nhiệm vụ chính trị; giáo viên bạo hành trẻ em hay học sinh; gian lận thi cử ở nhiều tỉnh, thành và giáo dục đại học ngày càng suy thoái; bằng cấp giả từ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ; tình trạng học thêm và lạm thu diễn ra ở khắp nơi; chương trình học quá nặng lại thay đổi liên tục nhưng vẫn tụt hậu so với thế giới cả hơn nửa thế kỷ; bệnh thành tích và dối trá trong học đường… tôi không thể nào liệt kê ra thêm nữa.
Vậy mà vị đại biểu này dám mở miệng ra để bênh vực và không ngớt lời khen nền giáo dục này và còn cho rằng toàn dân đều từ nền giáo dục này mà ra. Nhưng chúng ta đã thấy đấy, người ta bất lực đến mức: “đạo đức xuống cấp là vì không có kinh phí”. Vậy mà bà ta dám lên tiếng để phản bác lại một đại biểu nữ khác khi chất vấn ông Bộ trưởng đầy tai tiếng khi trước đó dính vào việc bị tố cáo về việc nguỵ khoa học đối với vấn đề phong hàm giáo sư cũng như đưa ra dự thảo sinh viên bán dâm lần 4 thì bị đuổi học. Bà ta không còn biết liêm sỷ và sự nhục nhã là gì nữa. Vậy bà ta đại diện cái gì cho dân khi nói năng lấp liếm và thản nhiên như thế?
Cái đáng buồn hơn nữa là, một vị đại biểu lại lo cho việc bảo vệ Bộ trưởng bằng cách có xử lý được người dân khi họ xúc phạm người đó trên mạng xã hội hay không. Tôi tự hỏi ông đang đại diện cho ai ở nghị trường? Bộ trưởng ăn lương của dân, phải chịu sự giám sát và trách nhiệm trước nhân dân, nên khi không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ năng lực hoặc trở nên tồi tệ thì mỗi người dân đều có quyền lên tiếng chỉ trích, phê phán và bằng cả sự giận dữ như một người chủ thực sự của quyền lực nữa.
Hơn thế là nếu quan chức chính phủ mà để xảy ra nhiều sai sót hoặc thiếu trách nhiệm thì phải tự biết tủi hổ mà từ chức chứ đừng để người dân lên tiếng mới là một con người có phẩm cách và cũng là đúng đắn với sự vận hành của một thể chế chính trị khoa học, văn minh. Đằng này đại biểu quốc hội, về mặt danh nghĩa là đại diện cho dân, lại đi tìm cách để xử lý dân và đe doạ dân. Quả thực là chua xót cho thân phận người dân khi đổ mồ hôi sôi nước mắt đóng thuế nuôi kẻ đã quay lại phụ bạc mình.
Tôi không còn lời nào để tả xiết cho sự cám cảnh và đau đớn này của mình khi chứng kiến cảnh hội họp và phát biểu trên nghị trường.
LS Lê Luân

Dân chủ và sự lương thiện

“…Thể chế dân chủ không phải là phép màu, nó là kết quả của sự đấu tranh, vươn lên hoàn thiện không ngừng của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết cần tinh thần lương thiện…”
loap_danchu
Tôi đã từng trải qua cuộc sống với nhiều thử thách, nhiều vị trí công việc. Tôi đã từng làm giảng viên đại học, được chứng kiến đời sống giảng viên, sinh viên và những ước mơ lãng mạn của tuổi trẻ, từng làm nhân viên cho các công ty bất động sản đủ để hiểu họ hoạt động thế nào. Tôi đã từng làm phó giám đốc, trưởng phòng các công ty thiết kế và hiểu được các công ty ở Việt Nam vận hành thế nào.
Từ những trải nghiệm đó tôi hiểu thấu khái niệm: DÂN CHỦ
Thật đáng tiếc là tất cả môi trường tôi đã trải qua, đâu đâu tôi cũng thấy một đặc tính của người Việt là tính đố kỵ, ganh ghét với người khác. Trong các môi trường trí tuệ như giảng đường đại học tính đố kỵ, ghen ăn tức ở, khống chế, hãm hại người tài lại diễn ra như ở những nơi tối tăm của cuộc đời. Tính ghen ăn tức ở khiến con người ta biến tất cả những giao tiếp, đối xử với nhau trỏ thành giả dối, biến cuộc sống xã hội trở nên tù túng, kìm hãm mọi sáng tạo và phá hủy mọi ước mơ được cống hiến và xây dựng một xã hội đáng sống hơn.
Đi theo đó là tính độc tài khiến con người ta tàn ác, sẵn sàng làm những việc phi nhân, vô đạo đức. Một ông giảng viên được bố trí làm trưởng bộ môn (một chức rất nhỏ trong cấu trúc trường đại học ) là lãnh đạo của tôi có một tham vọng là biến cả bộ môn, với các giảng viên trẻ từ 25 đến 40 tuổi của mình thành những tay vẽ thuê không công, để ông lợi dụng kiếm tiền, coi như là một trách nhiệm với trưởng bộ môn. Ở trường vẫn gọi ông ta là Đỉnh Ru (đi Rumani về).
Ông ta đã đặt ra những việc tủn mủn vô lý như đi scan các cuốn sách để chuyển thành văn bản Word để tiện cho giảng dạy, trích dẫn sau này. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức làm ngày làm đêm ở nhà mới kịp trong khi lương giảng viên mới vào trường chỉ đủ tiền ăn sáng và họ còn phải làm thêm để kiếm sống. Về sau tôi biết đó là một cách để kiểm tra độ chịu đựng của những người dưới quyền. Nếu anh chấp nhận thì sẽ có vô số việc không công tới tấp gửi đến, nếu anh chống lại thì sẽ liên tục có những cuộc tra tấn tinh thần như kiểm điểm, phê bình nhằm loại anh ra khỏi cơ quan... Bi kịch thay trong các cơ quan nhà nước ở chúng ta lai có kiểu đánh giá đạo đức của người lớn kiểu bình bầu, đánh giá như thế, đó là môi trường cho tính độc tài phát huy. Xin không kể thêm những bi kịch cho tôi và cho đồng nghiệp trong môi trường như thế. Có cậu đồng nghiệp với tôi khi cả bộ môn đi nghỉ mát ở Sầm Sơn lăn ra cảm sốt trong khi đi nghỉ, sốt kinh khủng lên đến 41 độ và tôi phải chạy giúp cậu cấp cứu cả đêm, chỉ vì mấy đêm trước khi đi cậu đã làm giúp một công việc cho Đỉnh Ru.
Ở môi trường trí thức đại học, tôi thấy những khuôn mặt u sầu, bất lực của các lớp giảng viên lớn tuổi. Như các bạn biết, đó chắc chắn là những tài năng ở lứa tuổi của họ. Song họ đã bị khóa chặt mọi tự do và ước mơ với mức lương giảng viên 3 cọc 3 đồng và cả một môi trường tù túng không thể cống hiến và sáng tạo. Không chỉ kinh tế hành hạ người ta mà môi trường tinh thần hủy hoại niềm tin và nhân cách họ không kém. Xin thưa, đó là môi trường độc tài, phủ nhận ý kiến và tài năng, môi trường của vô cảm và cam chịu. Một số đông giảng viên đã chọn cách ăn tiền sinh viên, bán điểm và thậm chí quấy rối tình dục.
Tôi đã bỏ trường đại học và đi ra thế giới bên ngoài, làm một kiến trúc sư và tham gia nhiều loại công ty. Ở đâu tôi cũng gặp loại người bóc lột, cướp ý tưởng của người khác. Mẫu người đố kỵ, xoi mói, đòi lê đòi mách và vu khống sau lưng người khác. Nhiều mẫu người trâng tráo đến kinh tởm mà người ta thường goi là Kỳ đà cản mũi.
Một môi trường quan trọng của con người là gia đình. Và rồi tôi cũng hiểu để có một gia đình yêu thương trân trọng nhau rất khó. Nhiều gia đình chỉ tồn tại dựa trên bộ khung đầy đủ thành viên và trách nhiệm nạp tiền hàng tháng. Lẽ thường thấy ở nước ta những mâu thuẫn như vợ khinh chồng không làm ra tiền, hoặc khi chồng hoặc vợ làm ra tiền hơn người thì tự cho mình một tự do tình cảm ngoài gia đình thái quá. Vậy hóa ra để con người tìm được hạnh phúc về tinh thần thật khó khăn. Chọn một người bạn đời để tạo ra một môi trường gia đình đáng sống cũng là một thử thách lớn biết bao.
Dần dần tôi nhận ra có một quy luật sâu sắc giữa Cấu trúc, chất lượng xã hội với cấu trúc của các công ty, các gia đình trong xã hội đó.
Một quốc gia dân chủ thì các công ty của nó cũng dân chủ. Trong môi trường công ty dân chủ người lao đông được tôn trọng và được bảo đảm về thu nhập và tương lai. Mô hình công ty cổ phần đã phát triển sâu sắc ở các nước tiến bộ.
Một quốc gia độc tài thì các công ty của nó cũng độc tài, bảo hộ, phủ nhận sáng kiến và đời sống người lao động phụ thuộc và yếu kém. Chúng ta cũng có công ty cổ phần song mấy công ty trong đó thực sự hoạt động một cách cổ phần đúng nghĩa. Thông thường trong các công ty cổ phần ở nước ta thường cổ phần chính và quyền lực chính chỉ tập trung vào 1 người và một gia đình. Những người khác có cổ phần tượng trưng và sẽ bị ra đi bất kỳ lúc nào. Có thể nói mô hình công ty cổ phần là một mô hình kinh tế dân chủ, song về VN đã bị biến thái và vẫn mang hình thức công ty 1 sở hữu hoặc gia đình trị. Như vậy chúng ta có thể hiểu, có sự liên hệ chặt chẽ giữa mô hình xã hội và văn hóa sống.
Đối lập với xã hội Dân chủ, nơi tinh thần, ý thức dân chủ được tôn trọng, khuyến khích là xã hội Độc tài, nơi tình thần và ý thức độc tài được tôn trọng, khuyến khích. Tinh thần độc tài ủng hộ kẻ mạnh hà hiếp những người dưới quyền, nó được tạo thành từ sự khiếp sợ quyền lực, sợ chết đói, từ tính dĩ hòa vi quý, tính đố kỵ ghen ghét.
Vây điều gì sinh ra một xã hội dân chủ

1. Chính khát vọng tự do, khát vọng được sống tự tôn, kiêu hãnh của con người. Khát vọng này khiến cho các cá nhân dám lên tiếng, dám chống lại cái kìm hãm mình và dần dần tìm ra cộng đồng của mình để kiến tạo nên những hội nhóm, công ty, cấu trúc mới xa dần mô hình xã hội trì trệ.
2. Chính sự yêu thương con người. Tình yêu thương con người đến đầu tiên từ sự xót thương chính mình, con người dần dần muốn góp sức mình để tạo ra những cấu trúc nhỏ, trước hết là những người đồng điệu cùng quan điểm với mình. Tình yêu thương đó khiến họ gặp nhau và lắng nghe nhau, cùng làm với nhau những điều nhỏ nhặt. Tình yêu thương đó xây dựng nên những gia đình nhỏ bé hạnh phú nơi tinh thần yêu thương, tinh thần dân chủ trong gia đình được nuôi dưỡng. Tình yêu thương cũng làm người ta nhận ra điều quý giá nhất trong đời sống là tự do, tự do làm tinh thần và năng lực con người được giải phóng, được sung mãn. Đối lập với tự do là cam chịu, là thỏa hiệp và đạo đức giả.
3. Tinh thần trí thức và ý thức quyền con người.
Tất nhiên sử dụng tình thương để cải biến các môi trường giáo dục, công ty như tôi đã kể trên là không thể. Ở các môi trường này, để cải tạo nó cần những con người mạnh mẽ về tư duy, khẳng khái dám chống lại những kẻ áp chế độc tài, và những sai trái. Chừng nào những người trí thức còn chưa dám lên tiếng, còn chưa dám đấu tranh dựa trên một tinh thần khoa học và đối đầu, chấp nhận thiệt thòi để thay đổi cái thói quen đó thì chứng đó môi trường làm việc của chúng ta vẫn còn u tối, độc hại.
Sự đấu tranh này hoàn toàn không mâu thuẫn với tình thương, tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ không thể là sự đồng lõa, dĩ hòa vi quý về những sai trái của người khác để yên thân. Tinh thần dân chủ cần sự minh bạch, sự khoa học và trí tuệ, tức là làm theo cái đúng những người trí thức và sự hưởng ứng, ủng hộ từ những người xung quanh một cách kiên trì, khéo léo. Từ đó mà môi trường làm việc, các cơ sở sản xuất được hoạt động đúng đắn và tốt đẹp. Như vậy đấu tranh cho dân chủ cần trí thức dẫn đường và sự nâng cao hiểu biết cũng như ý thức đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình của đám đông.
Quãng đường tiến tới dân chủ còn xa
Nhìn vào xã hội từ tế bào của nó là gia đình, từ các cấu trúc to hơn như công ty, trường học, bệnh viện... đâu đâu chúng ta cũng thấy hỗn loạn, độc tài, lệ thuộc, thiếu sáng tạo... Và con người chỉ có thể thay đổi điều đó khi họ được ánh sáng trí tuệ, tình yêu thương soi sáng và thúc đẩy trong mọi hành động.
Vì tình yêu thương con người mà người ta trân trọng mình.
Vì tình yêu thương con người mà người ta biết lắng nghe, biết trao đổi và biết tôn trọng người khác. Từ đó quyền con người được tôn trọng, người mà người ta biết sống tuân thủ luật pháp, biết xây dựng xã hộ pháp quyền.
Vì tình yêu thương mà người ta biết đấu tranh, biết quan tâm đến từng số phận lẫn những mâu thuẫn trong các cơ quan, đoàn thể. Để người tài được trọng dụng, kẻ ác phải dừng lại...
Một quốc gia lương thiện mới hy vọng có thể có dân chủ.
Dân chủ không chỉ là một thiết chế áp đặt, nó là một cấu trúc xã hội do những cá nhân nhỏ sáng tạo ra từ trong mọi suy nghĩ của mình. Khi tinh thần yêu thương - dân chủ trong môi con người lớn mạnh, xã hội dân chủ sẽ ra đời.
Mỗi người bằng yêu thương trí tuệ , trách nhiệm sống của mình.
Hãy biến mình trở thành một con người có tinh thần dân chủ
Hãy biến gia đình mình trở thành một gia đình dân chủ.
Hãy lan tỏa tinh thần dân chủ đến bạn bè mình.
Và rồi chúng ta sẽ xây dựng được một quốc gia dân chủ.
Thể chế dân chủ không phải là phép màu, nó là kết quả của sự đấu tranh, vươn lên hoàn thiện không ngừng của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết cần tinh thần lương thiện. Để sống lương thiện cũng không phải đơn giản, nó là thành quả của một quá trình vượt lên lòng tham, sự ngu dốt và tàn ác trong mỗi người.
Trung Quang

Hàng trăm người công khai làm lễ giỗ TT Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu

Nhật Bình/Người Việt
Giám Mục Hoàng Đức Oanh làm chủ tế, cùng các linh mục ở Sài Gòn đồng tế.
Giám Mục Hoàng Đức Oanh làm chủ tế, cùng các linh mục ở Sài Gòn đồng tế. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
BÌNH DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Hàng trăm người dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã công khai đến nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương, vào chiều Thứ Sáu, 2 Tháng Mười Một, 2018, để viếng mộ và tham dự thánh lễ giỗ lần thứ 55 cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.
Mặc dù đến 2 giờ chiều lễ tưởng niệm mới chính thức diễn ra, nhưng từ 1 giờ, rất đông người dân đã đến sớm để tham dự, dù tiết trời rất oi bức.
An ninh, camera dày đặc 
Cùng với sự tham dự của người dân là rất nhiều công an, anh ninh, cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài con đường DT743 dẫn vào nghĩa trang. Tuy nhiên họ không can thiệp thô bạo vào thánh lễ. Chỉ có một vài nhân viên an ninh thường phục, đội nón, bịt mặt, chen lấn vào để quay phim, chụp hình những người tham dự.
Phía bên ngoài, quanh mộ phần cố tổng thống, chính quyền đã cho lắp camera chỉa thẳng vào để quan sát các hoạt động tưởng nhớ ông. Mọi người dân đến tham dự buổi lễ đều bị nhân viên quản trang bắt trình “chứng minh nhân dân,” ghi tên tuổi lại. Tuy nhiên việc này cũng không khiến người ái mộ tổng thống e ngại đến viếng.
Bàn thờ được đặt trên mộ phần cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Đến 2 giờ, buổi lễ do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khởi xướng bắt đầu. Buổi lễ có sự hiện diện của Giám Mục Hoàng Đức Oanh làm chủ tế, cùng các linh mục ở Sài Gòn đồng tế. Nhiều thương phế binh VNCH, rất nhiều người dân ái mộ vị cố tổng thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa, và cả các em nhỏ cũng được cha mẹ dẫn theo, đến tham dự.
Bàn lễ được đặt trên mộ phần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bên cạnh là mộ của Bà Cố Luxia – thân mẫu hai cụ, và ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Trước giờ lễ, Linh Mục Lê Ngọc Thanh giới thiệu khái quát về nội dung cũng như ý nghĩa của buổi cầu nguyện: “Chúng ta sẽ cầu nguyện cho tất cả những người lính đã chết trong cuộc chiến ở Việt Nam, cho dù họ ở miền Bắc hay ở miền Nam. Đặc biệt ngay trên vùng mộ của cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, chúng ta cầu nguyện cho cố tổng thống và các bào đệ của cụ, cùng các tử sĩ đã vị nước vong thân.”
Anh Lê Công Thành, từ Sài Gòn xuống tham dự, cho biết: “Hôm nay là lễ cầu cho các đẳng linh hồn, nên tôi đến thánh lễ này vừa được tham dự lễ trọng của người Công Giáo và kết hợp viếng mộ cố tổng thống luôn.”
Nhiều thương phế binh VNCH trong thân thể không lành lặn quây quần bên mộ cố tổng thống. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
“Các cụ đã về ở với Chúa trong thời gian rất lâu mà chúng ta là con cái không có nhiều cơ hội để cầu nguyện cho cụ. Do đó, hôm nay tôi có mặt để cầu nguyện và biểu tỏ nghĩa cử của những người con yêu mến quê hương đất nước, yêu mến và giữ lẽ thảo hiếu truyền thống của người Việt,” anh nói thêm.
Mong sớm có một nơi xứng đáng tôn vinh cố tổng thống 
Trong bài giảng giữa lễ, Linh Mục Nguyễn Thanh Bích – cố vấn giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam – chia sẻ: “Chân dung của một người chúng ta cầu nguyện hôm nay là người sống xả thân vì đất nước và không bao giờ hành động vì mình, kể cả lúc gần kề cái chết. Điều đó làm cho người Công Giáo nói riêng và người miền Nam nói chung rất hãnh diện.”
Cuối thánh lễ, Giám Mục Hoàng Đức Oanh tâm sự: “Ngô Đình Diệm là một tổng thống yêu nước, dấn thân phục vụ đất nước, đáng là gương mẫu cho mọi người dân chúng ta bắt chước. Tôi mong rằng anh chị em có mặt hôm nay, hãy nghiên cứu sâu xa cuộc đời của cụ, và phổ biến tối đa có thể hình ảnh đời sống gương mẫu của cụ.”
Ba ngôi mộ, từ trái là mộ ông Ngô Đình Nhu (ÐỆ), thân mẫu bà Phạm Thị Thân, và ông Ngô Đình Diệm (HUYNH). (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
“Riêng tôi, tôi vẫn mong ước, sớm muộn cũng có một nơi xứng đáng hơn nơi này để tôn vinh cụ. Và tôi cầu mong có ai đó hãy nghiên cứu lập hồ sơ xin Tòa Thánh Vatican tôn phong cụ Gioan Baotixita lên mẫu gương đời sống đức tin và xây dựng đất nước cho hậu thế nói theo,” vị giám mục nói.
Ông Trần Lâm, thương phế binh VNCH, bị cụt hẳn hai chân nhưng vẫn đến tham dự thánh lễ, đau buồn nói: “Nhìn mộ phần của cụ mà xót xa. Thân là một tổng thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa, mà khi nằm xuống đến cái tên cũng không được ghi lên bia mộ cho đàng hoàng.”
“Tôi mong ước chính quyền này hãy bắt đầu việc hòa hợp hòa giải từ chính tấm bia mộ này. Chiến tranh đã qua đi hơn 43 năm rồi mà lòng hận thù với cả người đã khuất thì khó có thể nào mà nói chuyện hòa giải dân tộc được,” ông ước mong.
Nghĩa trang Lái Thiêu cách trung tâm Sài Gòn khoảng 30 km, đi theo hướng Thủ Ðức qua cầu Bình Triệu, thẳng tiến quốc lộ 13 qua ngã tư Bình Phước, khoảng 10 km là đến ngã tư cầu Ông Bố thuộc ấp Ðông Ba, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, quẹo phải vào đường DT743, đi thêm 2 km nữa là đến nghĩa trang Lái Thiêu.
Hàng trăm người dân tham dự thánh lễ. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Tại đây, phía tay phải, mặt tiền đường DT743 là nghĩa trang Lái Thiêu A. Mộ của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và thân quyến năm góc cuối nghĩa trang, dãy thứ tư (tính từ mặt tiền đường vào).
Khi di dời hài cốt từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (hiện là công viên Lê Văn Tám ở Sài Gòn) về đây lập mộ, chính quyền chỉ cho phép khắc trên hàng bia của mộ cố tổng thống – một hàng chữ dành cho người vô danh: “HUYNH,” cùng với người em cố vấn kỳ tài của mình là Ngô Đình Nhu với hàng chữ trên bia một: “ĐỆ.”
Việc viếng mộ và tập trung đông đảo người dân tề tựu để làm lễ giỗ cố tổng thống vẫn còn là việc “nhạy cảm” đối với chính quyền. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều người dân Việt Nam vẫn công khai đến viếng và tham dự buổi lễ ý nghĩa này. (Nhật Bình)