Thursday, December 26, 2013

Khoe thân giữa đường: Nhức mắt mà phạt không được!

25/12/2013 18:36 (GMT + 7)
TTO -  Nghị định 167/2013 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 28-12-2013), không phạt việc không mặc gì hoặc chỉ mặc quần áo lót ở nơi đông người.
Hàng loạt “phiên bản cởi đồ” đã xuất hiện ở Nam Định, Nha Trang, Cần Thơ... - Ảnh: cắt từ clip
Chỉ hai tuần sau khi video clip “Anh không đòi quà” của rapper Karik, nhạc sĩ Only C và Amanda Baby được phát hành trên Youtube, nhiều bạn trẻ các vùng miền đua nhau chế lại video clip này để tung lên mạng. Trong các video clip đều có cảnh nữ nhân vật chính đi giữa đường phố lần lượt cởi bỏ đồ đạc, quần áo, chỉ còn lại… áo ngực và quần lót.
Khó chấp nhận
Đây là lý do mà UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo Sở VH-TT&DL tỉnh này làm rõ nội dung của hai video clip tương tự xuất xứ từ Phan Thiết có vi phạm các quy định hiện hành không. Nếu có thì sở phải phối hợp với một số cơ quan xác minh thông tin và có biện pháp xử lý.
Trước đó (trưa 13-12), không như nhiều nơi chỉ phát hiện vụ việc từ clip trên mạng, Công an phường Hưng Phú (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã đến hiện trường ghi nhận một nhóm thanh thiếu niên đang quay video clip trên ở một con đường thuộc Khu dân cư Hưng Phú 1. Trên đường đến trụ sở công an phường, nhóm này đã lấy thẻ nhớ khỏi máy và sau đó tung video clip lên mạng. Công an phường đã lập biên bản vi phạm, đồng thời chuyển hồ sơ cho công an quận xem xét, xử lý nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.
Phạt sao là đúng?
Hình ảnh cô gái mặc đồ lót “lượn lờ” trên phố làm nhiều người nghĩ ngay đến hành vi vi phạm quy định nếp sống văn minh theo khoản 1 điều 10 nghị định 73/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội) có mức phạt tiền từ  60.000 đồng đến 100.000 đồng. Thế nhưng, điều khoản này lại nêu hết sức cụ thể về địa điểm vi phạm, đó là “không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.
Các video clip trên đều được quay ở các con đường vắng. Thế nhưng, ngay cả khi có nhiều người qua lại thì cũng không thể xác định đường phố là nơi có nhiều người tập hợp để cùng làm việc gì đó theo đúng nghĩa của từ “hội họp” nêu ở quy định. Vậy, nếu phạt các cô gái trong video clip theo nghị định 73 thì liệu có thuyết phục?
Có góc nhìn khác, khi trả lời báo Thanh Niên ngày 18-12, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho rằng: “Trường hợp này là ăn mặc phản cảm không đúng thuần phong mỹ tục và có thể xử lý theo nghị định 75/2010 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa)”.
Vì theo ông, đã diễn để quay phim thì phải tính là biểu diễn, không phân biệt chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Nếu thế thì có thể xử phạt các cô gái theo khoản 1c điều 16 nghị định 75/2010 về việc vi phạm các quy định về biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, mà cụ thể là “mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam”.
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (cao gấp mấy chục lần so với mức phạt đã nêu của nghị định 73) và như đã phân tích thì phù hợp hơn.
Vi phạm nếp sống văn minh: Sau ngày 28-12 tính sao?
Từ các phiên bản của video clip “Anh không đòi quà” đang lan truyền rầm rộ trên mạng mới giật mình: Nếu hở hang ở bất cứ nơi nào để biểu diễn thì có thể bị phạt “theo nghị định về văn hóa” nhưng nếu khoe thân trên đường mà không vì lý do biểu diễn, trình diễn gì cả thì ai nhức mắt cứ nhức chứ chính quyền không thể phạt!
Chưa kể, ngày 28-12 tới đây, nghị định 73/2010 hết hiệu lực. Việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội… được thực hiện theo nghị định 167/2013. Điều đáng nói là nghị định này không còn giữ lại điều 10 nghị định 73 về “hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh” và như vậy việc không mặc gì hay chỉ mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người… chưa có quy định nào điều chỉnh và nếu vậy thì không thể phạt.
Mới đây, cảnh sát ở San Francisco - Mỹ đã bắt một cặp đôi khỏa thân trong lễ cưới ngay trên đường phố. Họ xử lý được do Ủy ban giám sát bang này đã thông qua lệnh cấm khỏa thân trên đường phố, vỉa hè, hệ thống giao thông công cộng… Còn ở ta, nếu có ai đó cắc cớ bắt chước thì chắc chính quyền chỉ biết “túm lại” rồi vận động, thuyết phục “mặc ngay quần áo vào” để tránh… kẹt xe!
TRẦN THỊ MIỀN

Hàng chục người bảo vệ hiện trường xe chở sữa bị lật

Sau cú va chạm với container chạy ngược chiều, ôtô tải bị lật ngang khiến hàng trăm thùng sữa trút xuống đường. CSGT và bảo vệ khu phố được huy động đến bảo vệ hiện trường.

111-2358-1388110922.jpg
0h30 ngày 27/12, xe tải loại 3,5 tấn do lái xe Nguyễn Văn Được (28 tuổi, quê Cà Mau) điều khiển, chở hàng trăm thùng sữa hộp trên đường ĐT 743, hướng từ ngã tư 550 - giao lộ An Phú, thị xã Thuận An (Bình Dương).
lat-xe-3-4028-1388110922.jpg
Khi đến khu vực khu phố 2, phường An Phú, ôtô của anh Được va chạm với xe container loại 40 feet do tài xế Nguyễn Minh Đạo (44 tuổi,quê Quảng Ngãi) điều khiển chạy hướng ngược lại.
lat-xe-2-7343-1388110922.jpg
Cú va chạm mạnh làm chiếc xe tải bị lật ngang, hàng trăm thùng sữa trên xe đổ tràn xuống mặt đường. Rất nhiều người dân, công nhân lao động kéo đến xem rất đông. Hàng chục bảo vệ khu phố và CSGT được huy động đến bảo vệ hiện trường.
lat-xe-6-3935-1388110922.jpg
Cả hai tài xế đều không bị thương. "Mọi người đều đứng cách xa hiện trường nên chúng tôi không lo bị lấy mất sữa như vụ xe chở bia bị lật ở Đồng Nai", một trong hơn 20 người thuộc lực lượng bảo vệ hiện trường, cho biết.
lat-xe-1-6394-1388110922.jpg
Phải mất gần một giờ lực lượng cứu hộ mới giải phóng được hiện trường. Số sữa chưa bị ảnh hưởng được chủ hàng chuyển sang xe tải khác.
lat-xe-4-2936-1388110923.jpg
Cứu nạn xe tải bị lật. Do có dấu hiệu uống bia rượu nên lái xe tải đã được lực lượng Cảnh sát giao thông đưa đi kiểm tra nồng độ cồn.
Nguyệt Triều - Tuệ Mẫn

Phó giám đốc Sở Văn hóa bị kết luận khai gian 3 bằng cấp

Không có bằng tốt nghiệp phổ thông, đại học và cao cấp chính trị nhưng ông Nguyễn Văn Thanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Bạc Liêu cho rằng có trình độ tương ứng.

Chiều 26/12, kết luận kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đối với ông Nguyễn Văn Thanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho rằng ông này đã không trung thực khi kê khai các văn bằng trong hồ sơ cán bộ, công chức và lý lịch đảng viên.
Cụ thể, ông Thanh không có 3 bằng tốt nghiệp THPT, Cao cấp lý luận chính trị và Đại học văn hóa. Tuy nhiên, trong các hồ sơ liên quan ông này khai trình độ văn hóa 12/12, chuyên môn Đại học văn hóa và trình độ chính trị Cao cấp lý luận. Từ đó, đoàn kiểm tra cho rằng Phó giám đốc Sở này khai không trung thực và đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu có hình thức kỷ luật ông Thanh.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, chi bộ nơi ông Thanh sinh hoạt đã họp kiểm điểm, đề nghị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Sở và cách chức Phó giám đốc Sở đối với ông Thanh.
Trao đổi với VnExpress, ông Thanh cho biết đã học hết lớp 12 và hoàn thành chương trình Đại học văn hóa nhưng không thi tốt nghiệp do hoàn cảnh khó khăn, hồ sơ trục trặc và kỳ thi rơi vào lúc gia đình có người thân mất. Đối với trình độ chính trị, ông có bằng tốt nghiệp Trung - Cao cấp quản lý nhà nước nhưng "hiểu nhầm" nên ghi là Cao cấp lý luận chính trị.
"Tôi khai trình độ cấp 3 và đại học chứ không khai có bằng cấp vì mình đã học nhưng chưa thi tốt nghiệp. Như vậy không thể gọi là khai thiếu trung thực. Theo quy định 181 về vệc xử lý kỷ luật đảng viên thì sai phạm của tôi chỉ tương xứng với hình thức kỷ luật khiển trách, cách chức là không phù hợp", ông Thanh nêu quan điểm.
Phong Khê

Ngổn ngang con đường “đắt nhất hành tinh”

Theo kế hoạch của Sở GTVT Hà Nội, khoảng 1 tháng nữa tuyến đường “đắt nhất hành tinh” (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) sẽ thông xe. Tuy nhiên đến nay phần lớn các hạng mục công trình vẫn còn rất ngổn ngang.
 >>  Hà Nội: Thông xe đoạn đường “đắt nhất hành tinh” trước Tết

Dự án xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) được phê duyệt năm 2008
Dự án xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) được phê duyệt năm 2008

Dự án xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) được phê duyệt năm 2008
Dự án có từ 5 năm trước, nhưng quá trình thi công liên tục ngắt quãng vì những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng

Tuyến đường có chiều dài hơn 500m, rộng 50m, với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng
Tuyến đường có chiều dài hơn 500m, rộng 50m, với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng
Làn đường đã được thảm nhựa
Làn đường đã được thảm nhựa

Làn đường đã được thảm nhựa
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng dự kiến sẽ thông xe tuyến đường dài hơn 500m này trước Tết Âm lịch...

...Tuy nhiên, phần lớn hạng mục dự án này còn ngổn ngang

...Tuy nhiên, phần lớn hạng mục dự án này còn ngổn ngang
...Tuy nhiên, phần lớn hạng mục dự án này còn ngổn ngang

...Tuy nhiên, phần lớn hạng mục dự án này còn ngổn ngang
Để đoạn đường được thông xe trước Tết Âm lịch, Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng xin UBND thành phố Hà Nội cơ chế đặc thù bổ sung hạng mục tổ chức giao thông tại điểm giao cắt giữa đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu...
Để hoàn thành trước Tết, nhiều hạng mục của dự án này đang chạy đua với thời gian
Để hoàn thành trước Tết, nhiều hạng mục của dự án này đang chạy đua với thời gian

Nút giao thông Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Khâm Thiên thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm
Nút giao thông Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Khâm Thiên thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm

Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông
Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông

Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông
Dự kiến khoảng 1 tháng nữa hàng rào này được phá bỏ, người dân có thể đi lại trên trên tuyến đường "đắt nhất hành tinh"

Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông
Khi tuyến đường được thông xe, nhiều người hi vọng ùn tắc nghiêm trọng ở nút giao này vào giờ cao điểm sẽ được giải quyết

Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông
Thời điểm hiện tại, bất cứ vào giờ nào, nút giao Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Khâm Thiên đều có thể ùn tắc kéo dài

Đây là ngã 7 và được đánh giá là nút giao phức tạp nhất Hà Nội trong việc tổ chức giao thông
Tuyến đường hoàn thành, nhiều ngôi nhà có hai mặt tiền mở ra cơ hội kinh doanh và giá đất cũng sẽ tăng gấp nhiều lần trước đây

Đường chưa thông nhưng những ngôi nhà có hình thù kì dị đã mọc lên.
Đường chưa thông nhưng những ngôi nhà có hình thù kì dị đã mọc lên.
Quang Phong

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?









(ĐSPL) – “Ngày xưa, tôi cũng có cỡ 3 tỷ, nhưng sau đó bán hết ruộng đất đi cho con, rồi ra đây sống, bây giờ lại thành người trắng tay không có gì” – người đàn ông sống như “thời nguyên thủy” giữa thủ đô cho biết.

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về những “người rừng” sống như “thời nguyên thủy” trong những ngôi nhà trên cây giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Phóng viên báo Đời sống & Pháp luật cũng đã tới tận nơi để tìm hiểu về cuộc sống của những con người kỳ lạ này.
“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?
Những túp lều lụp xụp dùng dây thừng níu vào thân cây cho chắc chắn.

Nằm trên đoạn đầu đường Bưởi hướng đi từ Lạc Long Quân - Cầu Giấy, cạnh bờ sông Tô Lịch 3 năm nay xuất hiện 3 túp lều. Tất cả các túp lều này đều sử dụng bạt rách, chiếu rách, những tấm gỗ bỏ đi hoặc bất cứ thứ gì có thể che chắn. Để những túp lều đó đứng vững, họ đều dùng dây thừng, dây chun néo vào những thân cây.

Vì nằm cheo leo trên vách đê Bưởi nên mỗi lần lên xuống, họ phải đi lại rất khó khăn.

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?
Chăn, màn, quần áo rách rưới đều được thu gom hết về nơi ở của người rừng.

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?-1
Bếp dã chiến của "người rừng".

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?-2
Căn lều của một người đàn ông góa vợ có lẽ sung túc nhất vì có cả màn.

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?
Những đồ ăn người khác vứt đi có thể trở thành bữa ăn sang trọng của "người rừng".

Theo quan sát của phóng viên, dọc đoạn đê này có 3 túp lều lụp xụp, xiêu vẹo, trống hơ trống hoác, không có đồ đạc gì đáng giá. Tất cả chỉ là những bộ ghế cũ rách người ta bỏ đi, những mảnh chăn, đệm cũ người khác không dùng, những bộ quần áo rách rưới, cũ kĩ và bạc màu, hay những cái xoong, nồi đã hỏng dùng để đựng những thức ăn tạm bợ… Trước đó, ít người để ý và biết có người sống ở đây cũng vì nếu chỉ nhìn thoáng qua, những túp lều này không khác gì một… đống rác thải.

Những người sống tại đây thường lang thang đi nhặt phế liệu sống qua ngày. Sau khi báo chí đăng tải thông tin, họ cũng tỏ ra e ngại và tránh mặt, không trở về nhà, bởi vậy nên chờ cả buổi chiều, cho đến tối, chúng tôi mới có thể gặp được người duy nhất sống tại đây là ông Trương Ngọc Tuấn (67 tuổi). Theo những người dân sống tại khu vực này, ông Tuấn hiện nay cũng không được minh mẫn lắm, lúc nhớ lúc quên, nhưng lúc nào nhớ thì ông kể chuyện rất rành mạch và rất hay.

“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?
"Người rừng" Trương Ngọc Tuấn kể về cuộc đời mình.
Trong câu chuyện ngắt quãng với chúng tôi, ông Tuấn kể: “Trước kia tôi cũng là lính Trường Sơn, thuộc Tiểu đoàn 2, Đại đội 4, Bộ tư lệnh Thủ đô. Hồi ấy trong chiến trường vất vả, gian nan lắm, nên cuộc sống khó khăn lắm, như hiện giờ cũng không thấm vào đâu cả”.
Khi được hỏi về gia đình, ông cho biết có hai con, một trai, một gái, tất cả đều đã xây dựng gia đình. Ông cũng đã có cháu nội, cháu ngoại, thế nhưng rất ít khi con cháu đến thăm ông. Theo lời kể của ông thì: “Cậu con trai đã dăm bảy tháng nay không đến đây thăm tôi rồi, còn con gái và con rể thỉnh thoảng cũng qua mang cho bố ít đồ. Các con cũng có bảo tôi về ở cùng nhưng tôi không về, tôi sống ở đây quen rồi, thi thoảng còn có các đồng đội cũ qua đây thăm hỏi tôi nữa chứ”.
“Người rừng” giữa thủ đô từng là một đại gia?
Những chiếc ghế sô pha và đệm hỏng cũng không đủ ấm cho "người rừng" trong những ngày đông giá lạnh.

Trong lời kể ngắt quãng của câu chuyện, ông Tuấn cho biết: “Ngày xưa tôi cũng thuộc hàng khá giả, cũng có cỡ tiền tỷ đấy chứ. Tài sản khi ấy cũng tầm khoảng 3 tỷ, thời đó, 3 tỷ là to lắm. Sau đó tôi bán hết nhà, hết đất rồi chia cho hai con, hai con bảo đón về ở cùng tôi không thích nên ra đây sống được mấy năm rồi”.

“Cuộc sống ở đây còn khó khăn nhưng dù sao tôi vẫn vui hơn vì có bạn bè, đồng đội, có cả những người tốt thi thoảng qua lại đây vẫn ghé vào nói chuyện, hỏi thăm và mua chút đồ ăn cho tôi. Hàng ngày, tôi đi nhặt phế liệu để bán, có ngày được vài nghìn lẻ, có ngày chẳng được đồng nào thì tôi xin những đồ thức ăn thừa của người khác” – ông Tuấn cho biết thêm.

Dường như đã không còn nhớ chính xác về nơi ở của hai người con nên khi chúng tôi ngỏ ý muốn chở ông đi tìm thăm 2 con thì ông vẫn một mực bảo rằng: “Bây giờ biết chúng nó ở đâu mà tìm. Cuộc sống này, buồn lắm…”.

Anh Thư – Mạnh Nguyễn/Báo Đời sống & Pháp luật

Con gái xúi người tình giết mẹ rồi quăng xác xuống sông

Dù đã có chồng con nhưng người đàn bà vẫn lao vào mối tình với "phi công trẻ". Thấy con mù quáng, người mẹ cấm cản, không ngờ bị chính đứa con bất hiếu xúi ngươi tình ra tay sát hại.
Ngày 25/12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "giết người", "cướp tài sản" do Nguyễn Văn Phong (27 tuổi, Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Thắm (32 tuổi, người tình của Phong) thực hiện.
Thắm sau phiên tòa
Thắm sau phiên tòa
Vụ án xác chết trên sông
Sáng 8/2/2013, người dân ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phát hiện một xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng sông Cái Nhỏ. Cơ quan nhanh chóng vào cuộc, danh tính nạn nhân xấu số được xác định là bà Võ Thị Đang (SN 1958, ngụ tại địa phương). Qua điều tra, truy xét, công an ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Phong để xác minh làm rõ.
Vụ án nhanh chóng được vén màn. Sự thật khiến những người dân nơi đây không khỏi bàng hoàng bởi thủ phạm giết bà Đang chính là Phong và đứa con gái của bà tên Nguyễn Thị Thắm (32 tuổi, đã ly hôn chồng).
Theo đó, đầu tháng 8/2012, sau khi ly hôn chồng, Nguyễn Thị Thắm cùng 3 đứa con (đứa lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi) bồng chống nhau về sống tại nhà mẹ ruột là bà Đang. Trong thời gian ở tại đây, Thắm thường xuyên qua lại, có tình cảm với gã thanh niên kém mình 5 tuổi là Nguyễn Văn Phong. Nghĩ rằng mối quan hệ trên chính là nguyên nhân khiến gia đình con gái bà tan vỡ, bà Đang nhất quyết phản đối. Bà thường xua đuổi, la mắng Thắm mỗi khi Phong xuất hiện tại nhà.
Chiều ngày 5/2/2013, Phong đến nhà Thắm chơi khi bà Đang đi vắng. Về tới nhà, nhìn thấy Phong, bà liền xua đuổi. Phong hết năn nỉ lại tỏ ra lì lợm. Tức giận, bà đuổi luôn con gái ra khỏi nhà. Bị mẹ đuổi, Thắm sang nhà dì ruột xin ngủ nhờ, nhưng bị từ chối; còn Phong cũng lặng lẽ ra đứng ở vườn sau nhà.
Khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày, Thắm quay về thấy mẹ đang thắp hương tại nhà trước nên bảo con gái mở cửa sau cho vào nhà. Lúc này, Thắm điện thoại cho Phong hỏi đang ở đâu thì được Phong cho biết đang ở ngoài vườn. Không mảy may do dự, đứa con gái nảy sinh ý đồ tội lỗi.
Qua điện thoại, Thắm nói với người tình ít tuổi: "Bả ấy (bà Đang) đang tắm, anh vô bóp cổ bả đi".
"Thôi đi", Phong trả lời. Thế nhưng đứa con tội lỗi vẫn không thôi ý định. Nghe Thắm năn nỉ "giúp em lần này đi", Phong lầm lũi vào nhà.
Thấy Thắm quay về, bà Đang tiếp tục chửi, đuổi chạy ra nhà trước. Từ hông tủ thờ, Phong lao ra dùng tay bóp cổ bà Đang. Thắm chạy đến giật chiếc búa trên tay mẹ đồng thời giữ tay chân mẹ cho người tình gây án. Nghe tiếng động, cháu nội bà Đang và các con của Thắm thức dậy phát hiện sự việc. Do Thắm năn nỉ nên những đứa trẻ im lặng bỏ vào nhà.
Đứa con bất hiếu
Gây án xong, Phong không khỏi hoang mang, nhưng Thắm vẫn tỏ ra bình tĩnh trước cái chết của mẹ. Khi nghe Phong nói sẽ đi tự thú, Thắm ngăn cản người tình, bình thản bảo Phong tháo hết vàng của mẹ rồi ngồi nghĩ cách mà phi tang xác.
Phong tỏ ra thành khẩn, ăn năn hối cải; nhưng còn Thắm, đứa con bất hiếu lại bình thản
Phong tỏ ra thành khẩn, ăn năn hối cải; nhưng còn Thắm, đứa con bất hiếu lại bình thản
Được người tình trấn an, Phong về nhà chuẩn bị dây xích, cục đá và tìm xuồng để chở xác nạn nhân. Thắm cũng chuẩn bị mền, hai đoạn dây dù, băng thun giúp người tình dìm xác mẹ.
Khoảng 24 giờ cùng ngày, xác bà Đang được đưa lên xuồng chở tới sông Cái Nho, đoạn thuộc xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh. Tại đây, Phong bó xác nạn nhân, cột đá rồi thả xuống sông. Khi Phong quay lại, Thắm đưa cho người tình một triệu đồng, một chiếc điện thoại và một chiếc xe gắn máy để chuẩn bị cho những ngày trốn chạy sắp tới.
Quá trình điều tra cũng như tại tòa, Phong tỏ ra thành khẩn, ăn năn hối cải; nhưng còn Thắm, đứa con bất hiếu lại quanh co chối tội. Đối diện với sự trừng phạt của pháp luật, đứa con gái xúi người tình giết mẹ chẳng mảy may cảm xúc. Gương mặt ráo hoảnh nhưng trước những chứng cứ rõ ràng, cuối cùng Thắm phải cúi đầu nhận tội.
Với hành vi trên, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Phong mức án tử hình, Thắm mức án tù chung thân cùng về tội "giết người". Tại phiên phúc thẩm, trình bày lý do kháng cáo, Thắm cho rằng do quẫn trí mới hành động nông nổi, bị cáo xin tòa giảm nhẹ hình phạt để sớm được về chăm sóc 3 con nhỏ.
Nghe lời thỉnh cầu ấy, vị chủ tọa không khỏi bức xúc: "Bị cáo xin sớm được về để nuôi con, vậy mẹ bị cáo cũng từng nuôi bị cáo, lo cho bị cáo như vậy, sao bị cáo có thể giết mẹ mình? Bị cáo nghĩ sao? Bị cáo sao có thể nuôi, có thể làm gương một người mẹ để giáo dục con được? Hành vi của bị cáo là vô nhân đạo, vô lương tâm, đại bất hiếu, bị cáo biết không?...", Thắm cúi đầu im lặng.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên bác toàn bộ kháng cáo, giữ nguyên hình phạt với cả Thắm và người tình. Lững thững theo chân các đồng chí công an về trại, gương mặt Thắm vẫn lạnh nhưng băng. Không biết trong sâu thẳm đứa con tội lỗi ấy nghĩ gì mỗi khi nhớ lại phút quằn quại của người mẹ già tội nghiệp?
Theo báo Đất Việt

LUẬT LỆ & QUI ĐỊNH quái gở !!!

images (1)
Chỉ có ở Việt Nam!
Đây là những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được phổ biến trong nhân dân, hướng dẫn mọi người đi theo nếp sống gọi là mới, lành mạnh. Người viết có phần nằm trong dấu ngoặc để lạm bàn về những điều rất là khôi hài, nay trở thành chính sách, nằm trong đạo đức cách mạng, được hồ chí minh và đảng CSVN phát động, lái con người sinh sống tại Việt Nam đi theo.
2012 (đây là những qui định từ năm 2012)
1. Đóng thuế đẻ. ( tức là ai vào” xưởng đẻ” phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam là có sắc thuế đẻ. Nhớ thời thực dân, người Pháp chỉ có thuế thân, dành cho người dân thuộc địa, nhưng chưa có thuế đẻ. Trái lại tại một số nước Tây Phương, đẻ con được chính phủ hoan hỷ, như ở nước Úc, trước đây, đẻ một đứa con được chính phủ biếu cho 5 nghìn Úc Kim, là phần thưởng cho những bà mẹ đẻ con. Hình như kinh tế suy trầm, nên chính phủ giảm còn 3 nghìn khi đẻ con, chứ không bao giờ đánh thuế đẻ)
2. Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. (đây là cách “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu)
3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX). (Đài Loan được Trung cộng xem là tỉnh nổi loạn, thế là hệ thống thái thú Việt Công phải tuân thủ theo thiên triều với” 16 chữ vàng, 4 tốt”, trái lại cờ Trung Cộng được treo, báo nguy là Việt Nam đã mất vào tay Tàu, qua một nhóm người bán nước là đảng cộng sản VN).
4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó. ( Chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ, cũng là hình thức suy tra lý lịch, để đảng và nhà nước dể nhìn ra, chỉ qua thẻ chứng minh nhân dân)
5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng. ( thịt làm do tư nhân là không bảo đảm kiểm dịch như các nước Tây phương, có ai bảo đảm là bán hết trong 8 tiếng đồng hồ? Đây là luật dỏm, làm ra vẻ Việt Nam có qui chế vệ sinh cao. Tại các nước Tây Phương, thịt đông lạnh để nhiều tháng, cũng bảo đảm vệ sinh, sau khi được kiểm dịch kỷ lưỡng từ các lò sát sinh)
6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức. ( buôn bán vàng miếng mà cấm được, cũng là phép lạ, vì tại Việt Nam, sau 3 đợt đổi tiền, dân chúng và cán bộ thi nhau mua vàng lá để dự trữ làm của, đơn vị cây vàng trở thành phổ biến trong buôn bán, hối lộ quan chức nhà nước. Nhưng cấm vàng làm trang sức cũng là luật ruồi bu, dân chúng chuộng sắm nữ trang, nếu cấm như thế là thợ kim hoàn thất nghiệp)
7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. ( chết là phải chôn trong vòng 48 giờ, là luật rừng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; “đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm.” Chết mà chôn quá sớm, giới thấy cúng, thầy tụng mất lợi nhuận, nhưng ngày nay nhiều người hỏa táng, nên chôn cất không quan trọng)
8. Làm đập thủy điện tại Nam Cát Tiên. (Đập thủy điện mà thời trang, đập xây bừa bãi, thiếu phẩm chất, bảo đảm, là tai họa cho dân)
9. Xe phải “chính chủ”. ( xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè là bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề)
10. Chó mèo phải “chính chủ”.( đây là lần đầu tiên có luật chó mèo, chó mèo phải do chủ quản lý, nhưng người ăn cắp mèo chó thì sao?. Không thấy qui định về đóng tiền chó mèo tại các ủy ban nhân dân như các nước Tây Phương, chỉ đăng ký chó tại các hội đồng thành phố, còn mèo thì nằm ngoài sổ quản lý. Nhưng tại Việt Nam, chó mèo trở thành thức ăn thay thế gà, vịt, khi tình trạng cúm gia cầm đe dọa)
11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản. (đảng và nhà nước cấm chủ nhân tự 1y chia đất, dự án cất nhà, luật nhà đất mơ hồ, chỉ tác động vào dân chúng, còn cán bộ là miễn trừ)
12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.( ở các nước Tây Phương, chó chết thì khỏi khai tử, chỉ không đóng tiền cho hội đồng thành phố khi đáo hạn, là chính quyền địa phương biết chó đã chết. Nhưng mèo thì lọt số, không đăng bạ nên cũng không cần biết chết sống ra sao. Tại Việt Nam, chó mèo là thức ăn, có ai đến báo với chính quyền khi chó mèo chết? Ngay cả còn sống mà người ta còn giết chó mèo để ăn thịt..)
13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet. (ở Việt Nam, thành phần dùng internet không nhiều, đăng ký tên là do các công ty phục vụ như Google, Yahoo…chứ đảng và nhà nước lấy quyền gì để buộc người dân đăng ký tên thật?)
14. Thu phí nhạc số. ( thu phí nhạc số, nghe qua mơ hồ, không rõ đây là qui định gì, chỉ có những nhà làm luật cộng sản mới hiểu nổi. Nhưng hiểu theo câu nầy, thì tiền thu số lần bản nhạc được hát?. Trong nước hiện nay, lối dùng chữ rất tối nghĩa, là văn hóa mới của chế độ cộng sản)
2013
1. Cấm uống rượu trong quán Karaoke (không cấm bia). (Đây là qui luật mới, cấm uống rượu trong các quán Karaoke, nhưng bia thì không. Đây là luật giúp cho công an kiếm chác, khi các quán ăn chơi có bán rượu cả bia)
2. Đám cưới không quá 300 người. (ở các nước, có ao qui định số người tham dự đám cưới bao giờ? Ai có tiền là mời bao nhiêu người cũng được. Nếu vậy, các đám cưới của cán bộ, con ông cháu cha, số người có khi lên đến hàng nghìn, có ai dám đến để phạt?. Mới đây, bà chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa là Lê Thị Nương, vừa làm đám cưới rất là” giản tiện” vào từ ngày 31-7 đến 1-8-2013, sơ sơ cũng phải có đến 130 mâm lễ vật, khách mời thì khoang vài nghìn, toàn là khách có của, quan chức, tặng quà phải đáng giá)
3. Đám ma không quá 7 vòng hoa. (Đám ma thì thân nhân, bạn bè muốn phúng điếu bao nhiêu vòng hoa cũng được, nhưng luật mới qui định giới hạn là 7 vòng hoa, chưa có nước nào có thứ luật ky quặc như thế)
4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….) ( tức là xác chết phải dùng nắp quan tài bằng gỗ, có nước nào cấm đám ma như thế?)
5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ. (Đây là sắc thuế đập vào các chủ nhân xe, hình thức trấn lột khác)
6. Niêm phong lồng gà chính chủ.( các chuồng gà của chủ nhân phải” niêm phong”, thật là vô lý, chuồng gà phải bảo đảm gà không bay ra ngoài.)
7. Dán tem rau, thịt, cá.( qui luật dám tem vào rau thịt cá, rất khó khi hành…luật nầy kỳ quặc, và khôi hài)
8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt. ( chắc lá đảng nhà nước muốn kiểm soát những người dân trong nước trong việc sử dụng facebook, ngay cả thích cũng không được, sẽ bị phạt)
9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 tr. ( tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?)
10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100 tr. ( luật nầy đụng đến nhiều người, trong đó có quan thầy Trung Cộng, hàng giả tràn cả thị trường, ngay cả phân cũng có người làm giả ở chợ phân làng Cổ Nhuế… phạt làm hàng giả cũng thu nhiều lợi nhuận cho công an, cán bộ)
11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm. ( cấm kiểu nầy là dân nghèo không có cái gì để sống, bán hàng rong mà phải có giấy chứng nhận sức khỏe, chắc là bác sĩ muốn kiếm thêm tiền. Người bán hàng phải học tập, điều nầy làm cho tình trạng buôn bán ngoài đường khó khăn, người nghèo phải đi tập huấn trước khi bán, Việt Cộng bắt chước các nước tây phương, trưởng giả học làm sang)
12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.( mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn. Thế là luật nầy chỉ dành cho dân, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến)
13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú. ( tức là chủ xe phải có nhà, nhưng ai không có hộ khẩu là không được đăng bạ xe…đây là cái cớ để công an, đảng ủy địa phương ăn thêm tiền với những người mua xe mà không có thường trú, rốt cục, luật nầy làm giàu thêm cho đảng viên)
14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại. ( nhạc Asia chỉ cấm nhạc lính, nhạc chính huấn… chứ nhạc khác thì hát thoải mái)
15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài). ( cấm kiểu nầy là các trường do nước ngoài đầu tư phải dẹp luôn, vì đa số học trò có điều kiện học những loại trường nầy, phải là con cháu cán bộ, đại gia. Đây cũng là lối làm tiền mới, nếu các trường ngoại quốc muốn có học trò, phải biết đi cửa sau, cái gì cũng thông qua, miễn đút lót đủ tiền theo yêu cầu)
16. Có quota mới được nhập xe hơi. (điều nầy không cần thiết, vì hầu hết các công ty làm ăn lớn đều do đảng, nhà nước hay quan hệ điều hành)
17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi.( điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?)
18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.( Việt nam cúp điện thường xuyên, những nơi xài điện nhiều là nhà cán bộ, đại gia, cài nhiều không bị phạt, nhưng nhà nghèo, xài ít bị phạt, thì chỉ có luật rừng Việt Cộng mới có. Trong khi các nước Tây Phương, khuyến khích dân chúng xài ít điện, càng ít càng tốt để bảo vệ môi sinh. )
19. Thu phí đọc thơ online. (đọc thư trên online cũng đóng tiền, thật là kỳ dị)
20. VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) ra ban tư vấn đạo đức. (Vì các đội bóng đá đã quá nhiều lần bán độ, gian lận, nên mới thành lập ban tư vấn đạo đức)
21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định. ( khó hiểu)
22. Không mua vàng dưới 1 lượng. ( nếu lỡ mua vàng, thì mua nhiều, chứ mua ít hơn la phạm luật, điệu nầy cán bộ, đảng viên, khó ai phạm luật cả)
23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. (đi lính trước, học sau…)
24. Đánh thuế vàng.
25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà. (đảng vét hết tiền, thương binh và con nít dưới 10 tuổi phải mua vé qua phà)
26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu.( biện pháp nầy nhằm khuyến khích du học, đi làm, kiếm cớ ở luôn thì bị xóa tên hộ khẩu ở quê nhà)
27. Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực.
28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng. ( xe phải có gắn sao, sao vàng hay sao đỏ?)
29. Đánh thuế tiền tiết kiệm. ( tiền để dành cũng bị đánh thuế, vơ vét rất kỷ)
30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu. ( cảnh sát là quan quyền, ai dám chửi mất 5 triệu, oan mạng, nhiều khi không dám chửi mà cảnh sát bảo là chửi, cũng mất tiền)
31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua). ( như vậy hãng làm mũ và giới đi chơi bời được miễn trừ, luật rừng đấy).
32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá.
33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!) ( như vậy ký bằng mực đỏ, vàng hay mực tím?)
34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ. ( luật nầy dành cho công an có quyền bắn người, tức là có license to kill)
35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
36. Xe máy 2 bánh phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn. ( giáo viên dạy dỡ là bị phạt, như vậy trong nước, thầy cô giáo toàn là ưu tú, đỉnh cao trí tuệ?)
38. “Quyền công dân có thể bị giới hạn.” (dự thảo Hiến pháp 2013). ( dự thảo hiến pháp đã góp ý xong, đây là thành quả bịp bợm, có sụ góp tay của đảng Việt Tân ở nước ngoài, họ vận động dân tị nạn góp ý theo đảng đề nghị, nay đã có kết quả là đảng dùng văn bản nầy để đàn áp dân chúng trong nước)
39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc” ( dân nghèo khiếu kiện, lấy tiền đâu để đặt cọc?”
40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”. (đây là danh hiệu mới, như vậy những tiến sĩ, bác sĩ, bằng giả, bằng dỏm…cũng đều là danh nhân, thì nước Việt Nam là nơi sản xuất danh nhân thế giới. Trong kho ở nước ngoài, ai được gọi là danh nhân cũng phải xuất sắc lắm..)
41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh. ( con nít quên giấy khai sinh là bị phạt?)
42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông. ( iPad hơi khó dùng, mà cảnh sát giao thông thì có nhiều người mù mờ, như vậy, trang bị máy tốt, đòi hỏi phải có trình độ tối thiểu…đây cũng là lối trưởng giả học làm sang, như trước đây, có chỉ tiêu là mỗi đại biểu quốc hội được trang bị một máy Laptop)
43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng. ( khó hiểu)
44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2.
45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú.
46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giới. ( tối nghĩa)
48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook.
49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri).( đây là luật công nhận mua quan bán chức, chỉ thấy ở Việt Nam)
50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”. (ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bờ được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?)
51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22g.
52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn. ( ai hiếu học cũng phải làm đơn, vì ở trong nước, học hành ít hơn chơi, ai học nhiều là bị nhà nước làm khó dễ)
53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế. ( mới sinh ra là phải có số thuế, lớn lên chạy không thoát, trong khi các nước Tây Phương chỉ cấp số thuế khi đến tuổi đi làm mà thôi)
54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?) ( pháo tết mà không nổ, thì tốt nhất là đừng mua pháo, tốn tiền vô ích)
55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước. ( tức là ai chống nạn tham ô, cửa quyền là phải đăng ký, để nhà nước tìm đến bắt, hù dọa trước khi chống kẻ xấu)
56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người. ( luật nầy rất phi lý, người ta không lõa lồ, nhưng mặc quần áo lót ở bên trong, ai thấy?)
57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp. ( cất nhà lá, nhà sàng là chắc ăn..không sợ bị phạt)
59. Thay đổi lời quốc ca. (đảng sợ dân thay thế lời quốc ca, là cách chống cộng rất tinh vi, nhưng càng cấm, dân càng sáng tác ra nhiều lời ca độc đáo chống đảng)
60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
61. Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phóng viên khám phụ khoa miễn phí.
62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013) ( nhiều bà mẹ, bà cố nội chiến sĩ, gần chết mà được trúng tuyển vào đại học, nếu đậu bằng tiến sĩ, được gọi la DANH NHÂN)
64. Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai. (điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi)
65. Chống chì chiết vợ bị phạt.
66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh) ( chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác..phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp).
Đó là những luật lệ mới, trong xã hội chủ nghĩa, chắc là được quốc hội biểu quyết để thành luật. Những người nào chủ trương: ứng cử vào quốc hội bù nhìn, không thể làm gì khác hơn là làm những thứ luật nêu trên./.
BÙI LÝ HỒNG/THEO SAO HÔM SAO MAI

Nợ đang bủa vây !!!



index
Do bối cảnh kinh tế khó khăn, việc các doanh nghiệp vay mượn vốn lẫn nhau diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, có nhiều tranh chấp mà một bên lợi dụng tiền vốn của bên kia để kinh doanh. Do thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, nên một khi vướng vào tranh chấp, bên bị chiếm dụng vốn rất khó để nhanh chóng lấy lại tài sản. Ở các doanh nghiệp niêm yết, tình trạng vay nợ lẫn nhau tuy chưa dẫn đến những hệ lụy pháp lý nhưng cũng đáng chú ý, đặc biệt là ở những công ty đang ở trong tình trạng thua lỗ.
Lĩnh vực bất động sản: nợ lớn nhất
Nói tới chiếm dụng vốn người ta nghĩ ngay tới trường hợp điển hình là việc các công ty xây dựng, bất động sản huy động vốn của nhà đầu tư hoặc tiền trả trước của người mua nhà cho các công trình. Đối với lĩnh vực nhà đất, đây là một kênh huy động vốn phổ biến giúp chủ dự án sớm có tiền giải ngân cho các công trình. Tuy nhiên, khi sức khỏe của thị trường bất động sản không tốt thì tiến độ các dự án bị chậm hoặc thậm chí bị đình chỉ vô thời hạn. Trong trường hợp này, người bị thiệt thòi luôn là nhà đầu tư khi tiền đầu tư của mình không được hiện thực hóa hoặc bị đầu tư sai mục đích.
Tính đến hết quí 3-2013, nợ người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ của một số công ty trong lĩnh vực bất động sản như Công ty cổ phần (CTCP) Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL), tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC), CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (HOSE: CCL). Nợ người mua trả tiền trước của NTL là gần 320 tỉ đồng, chiếm gần 50% tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Con số này ở Vingroup là trên 13.185 tỉ đồng, chiếm gần 30% tổng nợ phải trả của tập đoàn. Bất động sản Nam Long (HOSE: NLG), Địa ốc Sài Gòn – Thương Tín (HNX: SCR), Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) cũng đều có tỷ trọng nợ do người mua trả tiền trước chiếm tới một phần tư tổng nợ phải trả. Điều này cho thấy các doanh nghiệp bất động sản đang dựa quá sâu vào nguồn tạm ứng của người mua nhà. Theo thực tế dư thừa nguồn cung bất động sản hiện nay, cùng với việc người mua nhà ngày càng thận trọng hơn trong các giao dịch bất động sản, kênh vốn này đang ngày càng trở nên không an toàn với các doanh nghiệp bất động sản.
Ngoài khoản nợ người mua đã trả tiền trước, tại nhóm ngành bất động sản, khoản mục nợ nhà cung cấp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ ở nhiều doanh nghiệp. Tồn kho bất động sản cao, hoạt động thu hồi nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp lúng túng trong khả năng trang trải nợ nần với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Tại Công ty Bất động sản Hoàng Huy (HOSE: HHS), khoản nợ nhà cung cấp tăng 65% từ đầu năm 2013. Hết quí 3, công ty đang nợ nhà cung cấp 128 tỉ đồng, tương đương 50% tổng nợ phải trả của công ty. Ở các công ty xây dựng như CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương (HOSE: BCE), CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon (HOSE: FCN), CTCP Hồng Hà dầu khí (HNX: PHH), CTCP Xây dựng Cotec (HSX: CTD), tỷ trọng nợ nhà cung cấp chiếm từ 40-45% tổng nợ phải trả của các công ty này.
Tại các công ty xây dựng, ngoài vấn đề vay nợ, khả năng thu hồi nợ cũng rất đáng bàn. Tổng công ty Vinaconex (HNX: VCG) có tới gần 5.000 tỉ đồng phải thu khách hàng tính đến hết quí 3. CTCP Xây dựng Cotec cũng còn gần 2.000 tỉ đồng chưa thu hồi được từ phía khách hàng. Điều này tạo ra một cái vòng luẩn quẩn giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng của mình.
Các lĩnh vực khác cũng đau đầu vì nợ
Ngoài nhóm ngành bất động sản và xây dựng, tình trạng nợ nần lẫn nhau cũng diễn ra tại cả các ngành công nghiệp như khoáng sản, than đá. Từ đầu năm đến nay, khoản nợ nhà cung cấp của các công ty khoáng sản, than đá tăng từ 10% tới 25%. Một số trường hợp cá biệt như Than Vàng Danh (HNX: TVD) khoản nợ nhà cung cấp tăng 150% lên đến gần 160 tỉ đồng; Than Cao Sơn (HNX:TCS) nợ nhà cung cấp trên 510 tỉ đồng, tăng 82% so với đầu năm; Khoáng sản Bắc Giang (HOSE: BGM) nợ nhà cung cấp gần 8 tỉ đồng chiếm trên 50% tổng nợ phải trả, tăng hơn 70% so với đầu năm.
Một số công ty trong số này còn vướng thêm cả khó khăn trong thu hồi nợ như Than Hà Lầm (HNX: HLC) với khoản phải thu khách hàng tăng từ 15 tỉ đồng đầu năm 2013 lên tới trên 100 tỉ đồng sau chín tháng đầu năm (tăng gần 600%). Khoản phải thu khách hàng của Than Mông Dương (HNX: MDC) cũng tăng 220% lên tới gần 160 tỉ đồng. Điều này có thể được lý giải phần nào qua bối cảnh khó khăn các công ty than, khoáng sản đang phải đối mặt trong năm nay. Lượng than tiêu thụ không được như kỳ vọng, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thanh toán nợ với nhà cung cấp.
Nhiều doanh nghiệp ngành y, dược cũng có tỷ trọng nợ nhà cung cấp tương đối cao, lên tới 75% tổng nợ phải trả. Đáng chú có CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (HOSE: VMD) với khoản nợ nhà cung cấp lên tới trên 3.600 tỉ đồng, chiếm 75% tổng nợ phải trả của công ty. Khoản nợ nhà cung cấp của Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) tăng đột biến 250% từ đầu năm lên mức 258 tỉ đồng, chiếm 28% tổng nợ phải trả. Khoản phải trả người bán cũng chiếm trên 75% tổng nợ phải trả của Dược Lâm Đồng (HNX: LDP). Tỷ lệ này ở Dược Bến Tre (HNX: DBT) và Traphaco (HOSE: TRA) lần lượt là trên 30%.
Trong số các nhóm ngành được nghiên cứu, tỷ trọng nợ nhà cung cấp trên tổng nợ phải trả tại những công ty niêm yết ngành vận tải chiếm 10-30%. Nhóm có tỷ trọng nợ nhà cung cấp thấp nhất là các công ty cao su, chiếm chưa tới 10%.
Trong quan hệ làm ăn giữa các đối tác kinh doanh, việc tạm ứng trước, chậm thanh toán là lẽ thường tình giúp việc lưu chuyển hàng hóa và dòng tiền của các doanh nghiệp thuận tiện, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bị hạn chế, quan hệ nợ nần phức tạp sẽ tạo ra một hiệu ứng đô mi nô tiêu cực mà không biết đâu là điểm bắt đầu, đâu là điểm kết thúc.
Ở thời điểm này, doanh nghiệp cần kịp thời nhận biết được tình hình để từ đó có chiến lược cơ cấu các khoản nợ một cách hợp lý. Hơn nữa, mối quan hệ tín dụng là mối quan hệ dựa trên yếu tố cơ bản là niềm tin. Việc doanh nghiệp chủ động thương lượng với nhà cung cấp hoặc chủ nợ để cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn sẽ giữ được niềm tin nơi nhà đầu tư hoặc nhà cung cấp về khả năng thanh toán của mình, giúp tránh được nguy cơ mất thanh khoản hoặc tệ hơn là những rủi ro pháp lý không đáng có.
THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Đừng để khổ nhục chồng lên khổ nhục!



290413_thoi-su_cuoi-chong-han01_dan-viet
“Giá cả” một thôn nữ Việt 10-12 triệu đồng, rồi chuyện cô dâu Việt bị lừa đảo, đánh đập thậm tệ, kể cả bị bức ép phải làm vợ chung hay bán thân đến chết nơi xứ người… không hề mới. Nhưng chính vì không mới nên nỗi đau càng nặng nề. Nỗi đau như một vết thương không được chữa trị hiệu quả, ngày càng khoét sâu vào cơ thể!
Nhiều lần người viết đã tận mắt chứng kiến hoàn cảnh thực tế của các cô dâu Việt nơi xứ người. Thiên đường ảo mộng của các cô lại là địa ngục mà nếu người ta không nhìn tận mắt sẽ khó tin được thân phận các cô bị đọa đày đến mức như thế. Ở các đô thị biên mậu với Việt Nam như Hà Khẩu, Đông Hưng, Bằng Tường… là hàng ngàn ổ kinh doanh thân xác các cô gái Việt. Điều tra cặn kẽ con đường đau khổ của các cô đều đồng cảnh từ những cuộc lừa đảo, mua bán phụ nữ, từ những “đám cưới” với ước vọng đổi đời. Vào sâu trong Trung Quốc, ở các thành phố thương mại như Quảng Châu hay những vùng du lịch duyên hải, tình trạng này còn tồi tệ hơn. Những câu chuyện đau đớn, kinh hoàng mà người viết không thể kể hết và cũng không ai có thể hình dung nổi nếu không tận mắt thấy, tận tai nghe!
Tất nhiên không phải hàng trăm ngàn cuộc hôn nhân cô dâu Việt với chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… đều bất hạnh. Nhưng bên cạnh những cặp đôi hạnh phúc, những gia đình êm ấm, thực tế chúng tôi chứng kiến lại có quá nhiều cảnh đời như địa ngục trần gian. Bước đường khốn cùng nhất của các cô là bị kinh doanh trên chính thân xác của mình, thậm chí có thể rơi vào những đường dây mua bán nội tạng sau những cuộc mất tích khó hiểu ở Trung Quốc. Còn không thì nhiều cô cũng đang phải chịu đựng thảm họa cuộc sống gia đình. Họ trở thành ôsin của cả “nhà chồng”, bị vắt kiệt cùng sức lao động, bị bạo hành thể xác lẫn tinh thần, thiếu thốn cả miếng cơm manh áo…
Những cô may mắn trở về được quê hương đã khóc mừng như sống lại được cuộc đời thứ hai. Họ tâm sự rằng sau tháng ngày khổ nhục, mới thấu hiểu thật không dễ tìm được hạnh phúc sau những cuộc hôn nhân mua bán này. Từ mua bán được hiểu theo đúng nghĩa đen khi bị “nhà chồng” chì chiết để đưa được họ qua Trung Quốc, đã tốn kém gần 200 triệu đồng tiền Việt. Nhưng sự thật là phần lớn số tiền này vào tay nhiều cò mối sang tay nhau từ Trung Quốc đến Việt Nam. Thực tế gia đình cô dâu Việt được nhận chỉ 10-12 triệu đồng, số rất hiếm được 15-20 triệu đồng. Trừ chi phí đám cưới vài bàn, họ chẳng còn gì, thậm chí phải nợ nần sau cuộc gả như bán con!
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như hiện trạng nghèo khó, thất nghiệp ở nông thôn, hệ quả thiếu kiến thức, thiếu thông tin tuyên truyền sự thật, ham muốn đổi đời… Mặc dù đã có nhiều dự án, hội nghị tốn kém này nọ phòng chống lừa đảo, buôn bán phụ nữ Việt, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn nghiêm trọng.
Đây là lúc không chỉ đặt câu hỏi tại sao đối với từng mảnh đời lỡ bước nữa, mà là câu hỏi trách nhiệm của xã hội trong hàng loạt nguyên nhân đưa đẩy họ sa vào con đường này. Đó cũng chính là trách nhiệm cho sự khổ đau hay hạnh phúc của đồng bào mình. Đừng để khổ nhục cứ chồng lên khổ nhục!
QUỐC VIỆT/THEO TUỔI TRẺ

Nỗi buồn góa phụ Ngụy Văn Thà



NguyVanTha
Chồng bà ngã xuống trong một cuộc chiến chống ngoại xâm. Nhưng số phận nghiệt ngã của đất nước, cũng là của chính gia đình bà, đã khiến bà suốt gần 40 năm qua luôn sống trong lặng lẽ, với nỗi đắng cay và lo âu thường trực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giải phóng vô. Đất nước thống nhất. Sài Gòn, cũng như trên toàn miền Nam, “có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”.
Với góa phụ trẻ Huỳnh Thị Sinh, bà không còn tâm trí để mà buồn. Bao trùm bà lúc này là một nỗi lo sợ. Chồng bà tử trận cách đấy hơn một năm. Mất xác. Từng được vinh danh.
Nhưng giờ đây, cuộc hân hoan ngoài kia không có phần cho bà, dù chồng bà đã ngã xuống trong một trận chiến bảo vệ mảnh đất Việt Nam trước sự xâm lấn của ngoại bang.
Từ căn hộ trên lầu 2 chung cư Nguyễn Kim, bà lặng lẽ nhìn những đoàn người chiến thắng đang vui mừng, và những con người thua cuộc đang nhớn nhác. Rồi bà lôi những tấm hình của chồng ra đốt hết, vì sợ chúng sẽ làm liên lụy tới cuộc sống của bà, lúc này đang còn phải nuôi ba con gái, đứa lớn nhất lên 10, đứa bé nhất mới 4 tuổi.
Bà phải sống vì ba đứa con.
207206_10152790326015612_1723563296_a
“Hình ông xã cô nhiều lắm, nhưng hồi đó đốt hết rồi, vì sợ rắc rối”, 38 năm sau ngày chiến tranh kết thúc, bà Sinh nói với tôi trong căn nhà tạm cư ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, khi tôi ngỏ ý muốn sao chụp một số tấm hình để làm tư liệu.
“Bây giờ, mong muốn lớn nhất của cô là có căn nhà nhỏ, để nhang khói cho ông xã. Chứ ở nhờ trong căn tạm cư này, bạn bè ổng tới thăm, muốn thắp nhang cho ổng cũng không biết thắp vào đâu. Thân xác ổng thì nằm lại ngoài biển rồi ”, giọng bà trầm xuống.
“Đến ngày giỗ ông xã, ngày 19 tháng 1 hằng năm, cô lại bày tạm bàn thờ ra để cúng. Xong xuôi lại cất đi”.
Bỏ mình vì nước
“Hồi đó, dân Bạc Liêu tỉnh lẻ mà lọt vào tầm ngắm của sĩ quan hải quân đẹp trai thì cũng là kỳ tích đấy chứ!”, tôi đùa, chủ yếu làm cho không khí bớt nặng nề.
Bà kể, bà sinh ra ở Bạc Liêu, lúc 11 tuổi thì gia đình chuyển lên Sài Gòn. Hồi ấy bà là nữ sinh trường Nguyễn Bá Tòng. “Ổng gốc Trảng Bàng, là dân học luật, tướng đẹp lắm. Hai người gặp nhau khi học chung tại Hội Việt – Mỹ”.
“Tụi cô yêu nhau, rồi cưới. Hồi đó ổng là thiếu ủy hải quân thuộc Giang đoàn 23 Xung phong. Đi miết. Thường thì mỗi tháng về thăm một lần”.
Trong căn hộ chung cư ấy, hai ông bà có với nhau ba người con gái: Ngụy Thị Thu Trang, Ngụy Thị Thu Thủy và Ngụy Thị Thu Tuyết.
Đầu năm 1974, khi cô út Thu Tuyết mới lên 3 thì Trung Quốc lăm le xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
“Trước đó, ổng về ở nhà suốt 10 ngày, lúc tàu đậu tại quân cảng để vô dầu, sửa chữa”, bà kể.
Một buổi sáng,Thiếu tá Ngụy Văn Thà xách va li từ biệt vợ con. “Đến chiều ổng lại trở về, nói tàu sửa chưa xong. Nhiều lần như thế, sau rốt mới đi”. Cuộc khởi hành đầy trúc trắc, như điềm báo sẽ có chuyện chẳng lành.
Lần cuối cùng ra đi, người cha trẻ Ngụy Văn Thà không kịp hôn cô út Thu Tuyết mới lên 3.
Rồi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra. Hoàng Sa rơi vào tay giặc Trung Quốc; tàu HQ-10 Nhựt Tảo bị đánh chìm; Thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà bỏ mình vì nước.
“Ngày 18 tháng 1 năm 1974, nhiều người nghe tin đánh nhau ở ngoải nên kéo ra cầu tàu quân cảng chờ. Cô không ra được. Nghe người ta bảo chưa biết tàu mình ra làm sao”, bà Sinh kể. Đến ngày 19 tháng 1, hung tin báo về, chồng bà, Thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà, tử trận ở tuổi 30, mất xác cùng con tàu HQ-10 Nhựt Tảo mà ông chỉ huy.
“Người ta làm lễ truy điệu long trọng cho ông xã cô. Có cả tư lệnh Hải quân tới viếng”. Người chồng quá cố của bà được vinh danh, được truy phong trung tá hải quân dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.
Lùa nước mắt vào tim, góa phụ 26 tuổi Huỳnh Thị Sinh gượng dậy tiếp tục đi làm ở nhà băng Việt Nam Thương Tín để nuôi ba cô con gái bé bỏng.
“Nhiều người biết đến ông xã cô”
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, góa phụ Huỳnh Thị Sinh đối diện với một hoàn cảnh mới. Từ chỗ sống với nỗi đau mất chồng, nhưng cũng cảm thấy được an ủi phần nào và đôi khi âm thầm tự hào khi chồng mình đã xả thân trong một trận chiến bảo vệ bờ cõi, giờ đây trong bà là nỗi bất an thường trực.
Không việc làm, ba đứa con thơ, và quá khứ gia đình gắn liền với chế độ cũ, bà không biết tương lai sẽ đưa mình đến đâu. Bà sống trong câm lặng, tủi hờn, xót xa, nhưng không hề oán giận. Bà cam chịu trước sự xoay vần của số phận, một phẩm chất dễ gặp của phụ nữ Việt Nam.
“Năm 1979, cô vô làm hợp tác xã. Khó khăn lắm con ơi. Hồi đó bán đủ thứ, rau, cá, xà bông. Thu nhập không đủ sống, thế mà vẫn sống tới bây giờ”.
Theo thời gian, ba cô con gái họ Ngụy cũng lớn, lấy chồng. “Ba đứa có chồng cả rồi. Buôn bán lặt vặt, chồng làm công nhân, cũng chỉ đủ sống thôi”.
Vậy là bà Sinh đã làm trọn bổn phận của bậc sinh thành, khi con cái lớn khôn, tự lập cuộc sống. Ấy vậy mà khốn khó chưa buông tha.
“Mấy năm trước, chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa. Cô phải ra ở bên ngoài, chờ ngày tái định cư”. Rời căn hộ nơi bà từng sống với người chồng quân nhân mấy chục năm về trước, bà ra ở ké trong một căn nhà tạm cư. Chỗ ở của bà chỉ đơn giản là một căn phòng để ngủ.
“Mỗi tháng người ta hỗ trợ 2,8 triệu đồng, coi như tiền thuê nhà. Bạn bè ổng ngày xưa lâu lâu vận động nhau giúp đỡ. Anh em khóa 12 Hải quân Song ngư, những người còn, nghe hoàn cảnh khó khăn, có giúp chút ít. Lúc cô mổ mắt thì một số người cho được năm trăm ngàn”.
Đã hơn bốn năm kể từ khi chung cư bị giải tỏa, bà góa phụ sống cảnh tạm cư, bất định, mòn mỏi chờ ngày nhận nhà, nhưng không biết bao giờ cái ngày ấy mới đến.
“Người ta không nói ngày nào sẽ giao căn hộ mới. Mà khi có căn hộ mới, mình phải đóng tiền trước người ta mới giao chìa khóa. Cũng không biết có tiền mà đóng hay không nữa”.
“Cô chỉ mong có chỗ ở ổn định, có bàn thờ thắp nhang cho ông xã”.
Bà bảo, mấy năm gần đây, có thêm nhiều người biết đến Hải chiến Hoàng Sa, biết về sự kiện mà chồng bà tử trận, nên cũng có nhiều người hỏi thăm. “Hôm rồi có anh chuyển cho cái thơ, nghe nói ở đâu trên mạng. Cô thì không có biết lên mạng. Đọc thơ, xúc động lắm. Bây giờ nhiều người trên thế giới đã biết chuyện ổng chết trong hoàn cảnh nào, chết vì cái gì”.
Rồi bà bảo: “Ông xã cô chết vì cái đất nước Việt Nam mình. Ổng là người Việt Nam, khi đất nước cần thì ổng chết cho đất nước. Cô chỉ nghĩ đơn giản vậy”.
Bà nói thật giản đơn, nhưng nỗi đau, những éo le nghiệt ngã của số phận bà thì không hề đơn giản, khi mà định kiến vẫn còn, những ngăn trở của một quá khứ ngăn cách bên này – bên kia vẫn còn, 38 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt.
Và có lẽ vì thế, mà sau chừng ấy năm đã trôi qua, bà vẫn mang trong người nỗi bất an. “Con có viết gì đó thì cũng khéo một chút, đừng làm người ta giận. Cô ngại lắm”.
Tôi gật đầu, rồi nói với bà: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Khi Trung Quốc xâm lược, người Việt Nam mình phải chiến đấu chống lại. Chồng cô đã ngã xuống trong một cuộc chiến chống ngoại xâm như thế. Đó là sự thật. Và điều đó sẽ không bao giờ bị lãng quên”.
Tôi muốn nói nhiều nữa, để trấn an bà, để bà có được một chút gì đó gọi là an ủi sau vô vàn những cay đắng. Nhưng làm sao tôi, một kẻ hậu sinh và ngoài cuộc, chỉ trong khoảnh khắc có thể trấn an được góa phụ đã gần 40 năm sống trong âu lo, tủi hờn?
Người góa phụ trước mặt tôi lúc này đây là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đã trôi vào quá khứ xa lắc, nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngõ ngách, trên từng phận người. Một vết chém xẻ ngang mình đất nước, cắt chia những con người Việt Nam, đẩy họ đứng về những chiến tuyến khác nhau, để rồi, nhiều năm sau khi tiếng súng ngưng bặt, người ta vẫn còn ngại nhau, e dè nhau, nghi kị nhau. Và làm đau nhau.
Đất nước đã thống nhất, nhưng lòng người vẫn cách chia.
Nghe câu chuyện của bà, không hiểu sao tôi lại liên tưởng tới lời Tổng thống Abraham Lincoln trong diễn văn nhậm chức năm 1865, thời điểm nước Mỹ kết thúc nội chiến: “Không ác tâm với ai; luôn nhân ái với mọi người; và kiên định trong lẽ phải, khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tận hiến sức mình để hoàn thành sứ mạng được giao; băng bó vết thương của đất nước, chăm sóc các binh sĩ đã dấn thân vào cuộc chiến, và những người vợ góa, những trẻ mồ côi – hết sức mình tạo lập và gìn giữ một sự nghiệp công chính, và một nền hòa bình vững bền, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc.”
Ông Lincoln nói về hàn gắn, thế nên, “các chiến sĩ đã dấn thân vào cuộc chiến”, hay “những người vợ góa”, “những trẻ mồ côi” được hiểu là thuộc cả hai phe miền Bắc và miền Nam, bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc.
Chia tay bà góa phụ, tôi bước qua con hẽm nhỏ sâu hút để ra đường Nguyễn Kim. Nắng chói chang. Đường phố náo nhiệt người xe. Những lá cờ phấp phới; những băng rôn rực rỡ; và những dòng khẩu hiệu hừng hực.
THEO BLOG MÍT TỜ ĐỖ

Sĩ diện, tiêu hoang đã ăn vào máu người Việt!



20131226135453-1-7-1343446015-86-an-buffet
Tranh nhau ăn buffe ở một nhà hàng
Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói “tiêu hoang, xài sang” đã ngấm vào máu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. VietNamNet xin mở diễn đàn về tiết kiệm mong đem lại cho độc giả một bức tranh toàn diện về câu chuyện này, qua đó hướng mỗi người dân đến thói quen sống tiết kiệm hơn vì một cuộc sống giàu có, bền vững; một quốc gia giàu mạnh, hùng cường.
Người Việt cứ mở mồm ra là nói tiết kiệm, khuyên người ta phải tiết kiệm nhưng thói tiêu hoang, tính sĩ diện đã ăn vào máu thì lấy đâu mà tiết kiệm!
Phải công nhận là người Việt mình quá sĩ diện. Người giàu sĩ diện, người nghèo cũng sĩ diện. Vì sĩ diện nên chi tiêu, ăn uống hoang phí, làm gì cũng lãng phí.
Thứ nhất là mua đồ đạc không đúng với nhu cầu sử dụng. Điện thoại chỉ cần để nghe gọi nhưng cứ phải mua loại cảm ứng đắt tiền. Có máy tính bàn, máy tính xách tay vẫn mua thêm máy tính bảng. Có iphone vẫn cứ sắm thêm ipad, trong khi ipad chỉ dùng để chơi game. Người giàu có tiền còn đỡ, đằng này nhiều người lương ba cọc ba đồng, thậm chí các em sinh viên chưa làm ra tiền cũng chạy đua, mục đích chỉ để khoe mẽ.
Thứ hai là ăn uống vô cùng lãng phí. Đi ăn hàng thì gọi đủ món rồi để thừa mứa, ăn không hết thì đổ đi chứ không bao giờ gói gém đem về. Trong khi các nước tư bản giàu có, họ chỉ gọi đủ ăn, ăn vét sạch đĩa, thừa gói mang về. Ngay cả chuyện chợ búa nấu nướng trong gia đình, nhiều người vẫn có thói quen cứ đi siêu thị là mua đủ thứ, về tống hết vào tủ lạnh, ăn không hết thì bỏ đi.
Thứ ba là sử dụng điện nước hoang phí. Có gia đình chỉ hai vợ chồng và đứa con nhỏ mà dùng hơn 1 triệu tiền điện mỗi tháng. Nhu cầu thiết yếu cần phải dùng không nói làm gì, đằng này đi vệ sinh xong không tắt điện, điện để sáng choang từ tầng trên xuống tầng dưới ra ban công, ti vi, máy tính bật song song, nóng cũng điều hòa, lạnh cũng điều hòa, nóng lạnh để rửa tay, rửa bát, rửa rau luôn.
Thứ tư là thích chơi hàng hiệu, đắt tiền. Mua xe máy phải xe tay ga mới đẳng cấp. Quần áo, giày dép phải thương hiệu nước ngoài, vài triệu một bộ hay thậm chí vài chục triệu, trăm triệu một bộ. Không phải giới nghệ sĩ mới chịu chi khoản này đâu nhé, dân thường cũng nhiều kẻ chịu chơi lắm, không tin các bạn cứ thử vào mấy trung tâm mua sắm hạng sang như Tràng Tiền, Parkson, The Garden, Royal City…thì biết.
Thứ năm là thích tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa. Người Việt mình nghèo nhưng rất thích tiệc, lên lương ăn tiệc, thăng chức ăn tiệc, sinh nhật cũng tiệc, thôi nôi con cũng tiệc, 8/3 tiệc, 20/10 tiệc…thậm chí chả cần lý do gì cũng tiệc vì “tụ tập cho vui”. Mỗi lần tiệc là mỗi lần tốn kém. Có những người lương tháng chỉ đủ sinh hoạt mà vẫn không chịu vắng mặt bất cứ buổi tiệc nào. Thử hỏi còn đâu ra mà tích lũy.
Vì sao dân mình nghèo? Có hàng trăm hàng ngàn lý do. Nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là không biết tiết kiệm, chi tiêu hoang phí. Tôi viết bài này chỉ muốn mọi người ý thức rõ về điều này. Nhất là khi Tết đang đến gần, dịp mà nhu cầu mua sắm của gia đình lớn nhất trong năm. Tiết kiệm có nghĩa là sử dụng đồng tiền và các nguồn tài nguyên hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và có ích. Mong mọi người đóng góp ý kiến để xây dựng ý thức tiết kiệm cho dân ta.
MINH THANH/THEO VIETNAMNET

“Nhận thức kém, vô tình” hay cố ý?



1a.
Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng thiếu tôn trọng chủ quyền dân tộc, thậm chí làm nhục quốc thể không thể đơn thuần coi là “nhận thức kém”. Liệu rằng có thực trạng ăn tiền nước ngoài, của ‘thé lực thù địch”, làm tay sai để Tuyên truyền ‘đường Lưỡi Bò’, coi thường chủ quyền dân tộc, cả việc treo cờ Trung Quốc dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Có đơn thuần là nhận thức kém hay vô tình không? Chẳng lẽ đảng, chính quyền và cả pháp luật làm ngơ trong những hành động nêu trên?
Phần mềm dạy học cài hình lưỡi bò phi pháp
Khi “đường lưỡi bò” phi pháp bị tố cáo đã xâm lấn cả vào sách của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam thì như thường lệ, các bộ ngành tiếp tục đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi chưa có một lời giải thích chính đáng vì sao thông tin sai trái về chủ quyền lại ngang nhiên xuất hiện trong học đường từ 5 năm trước.
Sau khi “đường lưỡi bò” trong phần mềm tin học lớp 7 bị phanh phui, thì ngày sau đó dư luận tiếp tục bức xúc khi thấy chúng còn có tại cuốn “Bài tập tin học dành cho trung học cơ sở” quyển 2. Cuốn sách này được nộp lưu chiểu vào tháng 6/2013, chịu trách nhiệm xuất bản là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và Tổng biên tập kiêm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quý Thao, Chủ biên là Phạm Thế Long.
Điều đáng chú ý là danh sách thành viên biên soạn 2 cuốn sách đều có tên ông Bùi Việt Hà – Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ tin học nhà trường School@net. Ông Hà là người đã từng chỉ trích báo giới đã “làm quá” và cho rằng việc “đường lưỡi bò” xuất hiện trong phần mềm tin học là “không quá nghiêm trọng”!
Tuy các cơ quan có trách nhiệm trong ngành giáo dục đã vào cuộc và có cả công văn chỉ đạo nhưng cho tới nay, câu hỏi “Vì sao học sinh phải học đường lưỡi bò trong 5 năm?” vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn thì tỏ vẻ ngỡ ngàng và chuyển ngay trách nhiệm cho Cục Công nghệ thông tin quản lý. Ngay sau đó, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Quách Tuấn Ngọc nói trên Đất Việt là Vụ Giáo dục Trung học mới là đơn vị chịu trách nhiệm, còn Cục Công nghệ thông tin quản lý “không hề liên quan”.
Sở GD&ĐT TP. HCM khi được hỏi về vấn đề này, một mặt cho biết đã có công văn đề nghị các phòng giáo dục loại bỏ phần mềm “lưỡi bò”, mặt khác phủ nhận việc mua phần mềm nói trên từ Trung Quốc và khẳng định tài liệu là của Bộ GD&ĐT. Nhắc tới trách nhiệm, Chánh văn phòng Sở GT&ĐT TP.HCM Đỗ Minh Hoàng nói: “Nhà xuất bản Giáo dục phải có trách nhiệm hoàn toàn”! Quan điểm này đúng với tinh thần công văn của Bộ GD&ĐT gửi đi ngày 24/12 khi khẳng định sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở” quyển 2 không còn bài “học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer”. Và không hiểu vì lý do gì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các tác giả lại cho xuất bản cuốn sách bài tập vào tháng 6/2013 liên quan đến phần mềm này?!
Trách nhiệm về sự việc “không quá nghiêm trọng”này vẫn chưa có ai đứng ra nhận. Nếu chính các nhà biên soạn giáo trình cho con em nước Việt còn mơ hồ về chủ quyền quốc gia, cơ quan chức năng không làm tròn trách nhiệm kiểm soát sự vô tâm vô cảm đó thì một loạt hiện tượng sách giáo khoa, sách tham khảo cắm cờ Trung Quốc chính là sản phẩm nằm trong dây chuyền “lỗi hệ thống”,… Cái lỗi này đã mở đường cho những sản phẩm phản động, bôi nhọ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc len lỏi vào tận học đường. Nếu như vậy, dù có tổ chức bao nhiêu triển lãm, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cũng sẽ không bao giờ gánh được hết cái lỗi từ căn bệnh vô trách nhiệm đến đáng sợ của quan chức, cán bộ trong ngành giáo dục.
Trưởng ấp treo cờ Trung Quốc
TRUNGQUOC-LONGAN
Theo báo Người Lao Động, tại xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An người dân đã phát hiện có hai lá cờ Trung Quốc được treo lên trước cửa nhà một trưởng ấp trong hai ngày 22 và 23/12 vừa qua. Nguồn gốc lá cờ là của ông Trương Minh Trí, Bí thư huyện Đoàn Tân Trụ, trước đây là chủ tịch UBND xã Đức Tân. Ông Trí có được cờ Trung Quốc sau lần tham dự hoạt động giao lưu Đoàn với nước bạn. Người treo lá cờ được xác định là… cháu Bùi Đức Thái (11 tuổi) là con cháu trong nhà trưởng ấp và bị thiểu năng từ bé.
THEO BLOG BÙI VĂN BỒNG


Trở về sau 20 năm bị chồng bán sang Trung Quốc

Sau gần 20 năm mất tích, chị Trần Thị Hoa (39 tuổi) vừa trở về nhà ở P.Đông Hiếu, TX.Thái Hòa, Nghệ An.
 Trở về sau 20 năm bị chồng bán sang Trung Quốc
Chị Hoa (phải) xúc động khi trở về sau gần 20 năm bị bán sang Trung Quốc - Ảnh: Hòa Hải
Đầu năm 1994, chị Hoa bị mất tích sau khi vào tỉnh Bình Thuận để thăm chồng. Từ đó, gia đình bố mẹ đẻ của chị không còn biết tin tức gì về con gái mình và cứ ngỡ chị đã chết. Chiều 22.12 vừa qua, chị bất ngờ trở về. Bà Nguyễn Thị Hạnh, mẹ ruột của chị Hoa, kể: Năm 1993, chị Hoa theo 2 anh trai vào Bình Thuận làm thuê kiếm sống. Tại đây, Hoa quen người tên Bình (quê ở H.Diễn Châu, Nghệ An) rồi hai người cưới nhau. Hai tháng sau, vợ chồng chị Hoa về quê ăn tết và chị Hoa ở lại quê, còn chồng tiếp tục vào nam làm thuê. Sau nhiều tháng không thấy chồng liên lạc về nhà, chị Hoa lo lắng nên đã vào lại Bình Thuận để tìm chồng và bị “mất tích” từ đó.
Chị Hoa kể sau khi tìm được chồng đang ở Bình Thuận, chị đã quyết định ở lại đây để cùng làm thuê. Nhưng chồng chị đã thay lòng đổi dạ, liên tiếp hành hạ, đánh đập chị vô cớ. Một buổi tối cuối tháng 4.1994, chị Hoa cùng chồng ăn cơm ở nhà một người quen. “Sau khi ăn được vài bát cơm thì tôi thấy đầu óc lơ mơ, một lúc sau có người dìu tay lên xe ô tô và khi tỉnh dậy thì thấy đã ở một vùng đất lạ. Cùng chuyến xe với tôi còn có 4 cô gái khác cùng là nạn nhân. Sau khi đưa chúng tôi sang Trung Quốc, họ tách mỗi người một nơi. Tôi bị họ bán cho một người đàn ông gần 60 tuổi, lưng đã còng ở vùng núi tỉnh Quảng Tây. Tôi van xin nhưng họ không cho và còn đánh đập tôi”, chị Hoa nhớ lại.
Sau hơn 2 tháng bị bán và bị đối xử như một nô lệ, chị Hoa đã tìm cách bỏ trốn. “Tôi chạy trốn vào rừng và sau gần một ngày thì gặp được một người phụ nữ. Bà đưa tôi về nhà bà cho ăn uống rồi xin cho công việc trong một tiệm uốn tóc”, chị Hoa nói. Tại đây, chị lấy một người đàn ông làm chồng và có với nhau 3 đứa con. Sau nhiều năm khao khát được trở về quê, cách đây ít tháng, chị Hoa gặp được một phụ nữ tên Điệp, quê Hải Dương cũng đang lấy chồng sinh sống bên Trung Quốc. Bà Điệp đã gọi điện cho em trai đang ở quê nhà nhờ người này vào Nghệ An tìm nhà bố mẹ chị Hoa. Khi thấy có người đến thông báo con mình đang sống, người nhà chị Hoa rất mừng.
Chị Hoa cho biết người đã bán chị sang Trung Quốc chính là người chồng cũ tên Bình. Chiều 26.12, ông Cao Văn Hướng, Trưởng công an xã Đông Hiếu (TX.Thái Hòa) cho hay công an xã đã biết tin chị Hoa trở về sau gần 20 năm mất tích và đang chờ gia đình làm đơn tố cáo thủ phạm đã bán chị Hoa sang Trung Quốc để chuyển công an thị xã điều tra.
K.Hoan - Hòa Hải